Báo cáo Tốt nghiệp Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án vay vốn tại ngân hàng techcombank Hai Bà Trưng

Tài liệu Báo cáo Tốt nghiệp Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án vay vốn tại ngân hàng techcombank Hai Bà Trưng: Báo cáo tốt nghiệp “Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án vay vốn tại ngân hàng techcombank hai bà trưng” MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG TECHCOMBANK HAI BÀ TRƯNG ............... 6 1.1. Tổng quan hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Techcombank Hai Bà Trưng .................................................................................................................. 6 1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển chung của Ngân hàng Techcombank Hai Bà Trưng. .......................................................................... 6 1.1.2. Tổng quan về hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong những năm gần đây ............................................................................................................ 6 1.1.2.1. Hoạt động huy động vốn ...........................

pdf78 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1341 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Báo cáo Tốt nghiệp Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án vay vốn tại ngân hàng techcombank Hai Bà Trưng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Báo cáo tốt nghiệp “Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án vay vốn tại ngân hàng techcombank hai bà trưng” MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG TECHCOMBANK HAI BÀ TRƯNG ............... 6 1.1. Tổng quan hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Techcombank Hai Bà Trưng .................................................................................................................. 6 1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển chung của Ngân hàng Techcombank Hai Bà Trưng. .......................................................................... 6 1.1.2. Tổng quan về hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong những năm gần đây ............................................................................................................ 6 1.1.2.1. Hoạt động huy động vốn .................................................................. 6 1.1.2.2. Hoạt động tín dụng .......................................................................... 8 1.1.2.3. Các hoạt động khác ........................................................................ 10 1.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Techcombank Hai Bà Trưng trong những năm 2007 – 2009 ........................................................... 10 1.2. Thực trạng công tác thẩm định dự án vay vốn tại Ngân hàng Techcombank Hai Bà Trưng ........................................................................... 12 1.2.1. Vai trò của công tác thẩm định tài chính dự án vay vốn ..................... 12 1.2.2. Quy trình thẩm định tài chính dự án vay vốn ..................................... 13 1.2.3. Nội dung thẩm định tài chính dự án vay vốn ...................................... 14 1.2.3.1. Thẩm định tổng vốn đầu tư và tiến độ bỏ vốn của dự án ................. 14 1.2.3.2. Thẩm định nguồn vốn huy động cho dự án. .................................... 16 1.2.3.3. Thẩm định các yếu tố đầu vào, đầu ra của dự án............................ 17 1.2.3.4.Thẩm định các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án ....................... 19 1.2.3.5.Thẩm định khả năng trả nợ trung và dài hạn của dự án .................. 23 1.2.3.6.Tính toán độ nhạy của dự án: .......................................................... 24 1.2.4. Phương pháp thẩm định dự án vay vốn .............................................. 25 1.2.4.1. Phương pháp so sánh đối chiếu các chỉ tiêu ................................... 25 1.2.4.2. Phương pháp thẩm định theo trình tự ............................................. 26 1.2.4.3. Phương pháp phân tích độ nhạy ..................................................... 26 1.2.4.4. Phương pháp dự báo ...................................................................... 27 1.2.4.5. Phương pháp triệt tiêu rủi ro.......................................................... 28 1.3. Ví dụ minh họa về thẩm định tài chính dự án vay vốn của công ty cổ phần Mai Linh Hà Nội ..................................................................................... 28 1.3.1. Sơ bộ về Tập đoàn Mai Linh và Công ty cổ phần Mai Linh - Hà Nội: 28 1.3.2. Giới thiệu về dự án .............................................................................. 32 1.3.3. Nội dung thẩm định dự án................................................................... 32 1.3.3.1. Thẩm đinh khách hàng ................................................................... 32 1.3.3.2. Tài sản đảm bảo ............................................................................. 43 1.3.3.3 Thẩm định khía cạnh thị trường của dự án ...................................... 43 1.3.4. Thẩm định khía cạnh tài chính của dự án............................................ 44 1.3.4.1. Thẩm định tổng vốn đầu tư và cơ cấu nguồn vốn đầu tư .................. 44 1.3.4.2.Doanh thu và Chi phí của dự án ...................................................... 45 1.3.4.3.Thẩm định hiệu quả tài chính của dự án .......................................... 50 1.3.4.4. Tính toán độ nhạy của dự án .......................................................... 51 1.3.4.5.Thẩm định khả năng trả nợ của dự án: ............................................ 51 1.3.4.6.Đánh giá rủi ro của dự án:.............................................................. 56 1.3.5.Đánh giá dự án ..................................................................................... 56 1.4. Đánh giá công tác thẩm định tài chính dự án vay vốn tại Ngân hàng Techcombank Hai Bà Trưng ........................................................................... 58 1.4.1. Những kết quả đạt được ...................................................................... 58 1.4.2. Những hạn chế còn tồn tại trong công tác thẩm định tài chính dự án vay vốn tại Ngân hàng ................................................................................... 59 1.4.3. Một số nguyên nhân chính gây ra các hạn chế trong công tác thẩm định tài chính dự án vay vốn tại Ngân hàng ................................................. 62 Chương II: Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án vay vốn tại Ngân hàng Techcombank Hai Bà Trưng ...................................................... 65 2.1. Định hướng phát triển của Ngân hàng Techcombank Hai Bà Trưng .... 65 2.1.1. Định hướng phát triển chung của Ngân hàng .................................... 65 2.1.2. Định hướng phát triển trong công tác thẩm định tài chính tài Ngân hàng ............................................................................................................... 68 2.2. Một số giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án vay vốn tại Ngân hàng Techcombank Hai Bà Trưng ................................................... 69 2.2.1. Giải pháp về quy trình thẩm định ........................................................ 69 2.2.2. Giải pháp về nội dung thẩm định ........................................................ 70 2.2.3. Giải pháp về phương pháp thẩm định ................................................. 71 2.2.4. Giải pháp về cán bộ thẩm định ............................................................ 72 2.2.5. Giải pháp về nguồn thông tin, trang thiết bị, công nghệ phục vụ công tác thẩm định ................................................................................................. 74 2.3. Một số kiến nghị ........................................................................................ 74 2.3.1. Kiến nghị đối với Nhà nước................................................................. 74 2.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ............................. 75 2.3.4. Kiến nghị đối với chủ đầu tư ............................................................... 76 KẾT LUẬN .......................................................................................................... 78 LỜI MỞ ĐẦU Hiện nay, Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa, nên nhu cầu về vốn đầu tư phục vụ cho hoạt động sản xuất là rất lớn. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp, cá nhân nào cũng có thể tự đáp ứng nhu cầu vốn sản xuất của mình bằng nguồn vốn tự có mà phải huy động từ rất nhiều nguồn khác nhau trong đó ngân hàng là một kênh huy động phổ biến nhất. Với sự phát triển mạnh mẽ, hiện nay các ngân hàng đã trở thành trung tâm tài chính hết sức quan trọng trong nền kinh tế. Các ngân hàng có vai trò quan trọng trong việc điều chuyển vốn giữa các thành phần trong nền kinh tế giúp cho nguồn vốn được sử dụng có hiệu quả hơn, giúp cho nhà đầu tư có thể tự thực hiện được ý tưởng kinh doanh của mình, thực hiện được hoạt động sản xuất kinh doanh góp phần đẩy mạnh quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế đất nước. Số lượng dự án đầu tư vay vốn tìm đến ngân hàng ngày càng nhiều. Tuy nhiên, ngân hàng vẫn là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính nên mục tiêu lợi nhuận vẫn được đặt lên hàng đầu. Vì vậy việc đảm bảo an toàn cho vốn vay là một việc hết sức quan trọng đối với các ngân hàng nói chung và Ngân hàng Techcombank Hai Bà Trưng nói riêng và việc thẩm định dự án vay vốn trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Trong thẩm định dự án vay vốn, Ngân hàng cần thẩm định rất nhiều nội dung liên quan đến dự án, tuy nhiên thẩm định tài chính được chú trọng nhất. Nhận thức được tầm quan trọng của việc thẩm định tài chính dự án vay vốn nên em đã quyết định chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án vay vốn tại ngân hàng techcombank hai bà trưng”. Đề tài của em gồm có hai chương: Chương I: Thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án vay vốn tại Ngân hàng Techcombank Hai Bà Trưng. Chương II: Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án vay vốn tại Ngân hàng Techcombank Hai Bà Trưng. CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG TECHCOMBANK HAI BÀ TRƯNG 1.1. Tổng quan hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Techcombank Hai Bà Trưng 1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển chung của Ngân hàng Techcombank Hai Bà Trưng. Chi nhánh Techcombank HBT được thành lập theo quyết định số 2419/GP- UB do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội cấp ngày 23 tháng 4 năm 2006. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 405022 do Sở kế hoạch và Đầu tư cấp ngày 15 háng 5 năm 2006. Chi nhánh hiện nay được đặt tại 382,384 Trần Khát Chân, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Ban đầu Techcombank HBT chỉ là một phòng giao dịch trực thuộc Chi nhánh Hà Nội nhưng chỉ sau một năm, nhờ việc luôn hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu, hoạt động kinh doanh có lãi nên chỉ sau 1 năm tức là năm 2007 đã trở thành một chi nhánh của Techcombank tại Hà Nội. Trong suôt quá trình hoạt động, chi nhánh luôn là một trong những chi nhánh hoàn thành xuất sắc chỉ tiêu đề ra, và đạt nhiều giải thưởng của toàn hệ thống Techcombank về chi nhánh xuất sắc và cá nhân lao động điển hình. 1.1.2. Tổng quan về hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong những năm gần đây 1.1.2.1. Hoạt động huy động vốn Năm 2008 đánh dấu mốc bằng việc khủng hoảng thanh khoản của các ngân hàng. Có những lúc lãi suất huy động lên tới 18,75%. Tuy nhiên, với các hoạt động phong phú của mình, chi nhánh Techcombank HBT đã đạt được những kết quả khả quan trong hoạt động huy động vốn. Chi nhánh đã hoàn thành chỉ tiêu huy động vốn trong chương trình Phát lộc đầu xuân giải thưởng 1 tỷ đồng. Đặc biệt là khách hàng chi nhánh đã may mắn giành giải nhất, nhì và khuyến khích. Tổng vốn huy động trong năm 2008 đạt 435,658 tỷ đồng, tổng vốn lũy kế đạt 616,026 tỷ VNĐ. Bảng 1: Kết quả huy động vốn 2007- 2009 Đơn vị: VNĐ Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Tổng vốn huy động 180,366,684,648 435,658,245,187 503,129,476,024 Huy động TCKT 5,002,301,316 39,873,367,126 54,029,159,786 Huy động dân cư 175,364,383,332 395,784,878,061 449,100,316,148 Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2007 – 2009 Qua bảng trên ta thấy tổng mức vốn huy động của chi nhánh HBT không ngừng tăng lên qua các năm. Năm 2008 tổng mức huy động tăng 141,54% so với năm 2007. Năm 2009 tổng mức huy động tăng 15,48%. Có thể thấy rằng năm 2008 là một năm tăng trưởng mạnh mẽ của chi nhánh trong hoạt động huy động vốn. Năm 2007 tổng mức huy động còn chưa lớn do chi nhánh mới hoạt động chưa lâu, hầu hết khách hàng trên địa bàn đều sử dụng dịch vụ của các ngân hàng khác đã hoạt động từ trước. Nhờ có những chính sách thực sự hiệu quả trong hoạt động huy động vốn như khuyến mãi, quảng cáo, chất lượng dịch vụ tốt, hoạt động chăm sóc khách hàng tốt… mà tổng mức vốn huy động được của chi nhánh đã gia tăng đáng kể. Nhìn bảng trên ta thấy hầu hết lượng vốn huy động được là từ dân cư, vốn huy động được từ các tổ chức kinh tế chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ. Vốn huy động từ dân cư chiếm trên 80% tổng vốn huy động được Năm 2007 tổng vốn huy động được từ dân cư là 175,364 tỷ đồng, đến năm 2008 đã tăng lên là 395,784 tỷ, tăng 25,69% so với năm 2007; đến năm 2009 tổng vốn huy động được là 449,1 tỷ đồng, tăng 13,5% so với năm 2008. Công tác huy động vốn của chi nhánh luôn được quan tâm bằng các biện pháp hiệu quả như việc tuyên truyền quảng bá, chính sách chăm sóc khách hàng, lãi suất cạnh tranh, có nhiều hình thức huy động vốn hấp dẫn tiện lợi mà chi nhánh đã có sự tăng trưởng đáng kể trong mức vốn huy động. Công tác đào tạo trình độ nghiệp vụ cho các giao dịch viên được tiến hành một cách thường xuyên. Đặc biệt đã triển khai chương trình “khách hàng bí mật” để kiểm tra thái độ phục vụ, chăm sóc khách hàng của các giao dịch viên. Nhờ đó mà thái độ phục vụ khách hàng của các giao dịch viên rất tốt, làm hài lòng hầu hết khách hàng. Đó cũng là một tác động tích cực đối với hoạt động huy động vốn của chi nhánh. Do đó đến hết năm 2009 tổng vốn huy động lũy kế của ngân hàng là 616,219 tỷ đồng. Đây là một con số ấn tượng đối với các chi nhánh mới thành lập như Techcombank Hai Bà Trưng. Nguồn vốn chủ yếu là nguồn vốn ngắn hạn, chiếm tới 54,46 % là tiền gửi có thời hạn dưới 12 tháng, còn lại là tiền gửi trên 12 tháng ( chiếm 42,85%) và nguồn vốn chiếm tỷ trọng nhỏ nhất là tiền gửi không kì hạn ( 2,69%). Chi nhánh chủ yếu đáp ứng nhu cầu tín dụng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Hà Nội. 1.1.2.2. Hoạt động tín dụng Trong năm 2007 tình hình kinh tế đất nước có nhiều biến đổi, sự tăng trưởng nhanh của kinh tế kèm theo tỷ lệ lạm phát cao đã ảnh hưởng tới mọi mặt của đời sống của dân cư và ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội. Những tháng cuối năm 2007 và đầu năm 2008 các ngân hàng ồ ạt chạy đua tăng lãi suất đã làm cho thị trường tài chính của chúng ta thêm bất ổn. Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt. Mỗi ngân hàng đều đưa ra mức lãi suất hấp dẫn cùng những chương trình khuyến mại đặc biệt để thu hút khách hàng. Bám sát diễn biến của thị trường đồng thời vận dụng đúng đắn, linh hoạt các chủ trương, chính sách của nhà nước, Techcombank Hai Bà Trưng đã có những giải pháp tích cực, quan tâm và tìm hiểu kĩ mọi đối tượng khách hàng nên kết quả hoạt động tín dụng của chi nhánh vẫn đạt những kết quả tốt cả về tốc độ tăng trưởng và chất lượng các khoản đầu tư. Bảng 2: Kết quả hoạt động tín dụng trong năm 2007-2009 Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Tổng dư nợ 36,925 285,391 407,266 1. Doanh nghiệp 13,228 240,151 319,437 2. Cá nhân hộ gia đình 20,696 41,241 81,473 3. Khác 3,001 3,999 8,779 Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Qua bảng trên ta thấy hoạt động tín dụng của chi nhánh có sự tăng trưởng phát triển mạnh mẽ qua các năm. Năm 2007 dư nợ là 36, 925 tỷ đồng, đến năm 2008 đã tăng lên thành 285,391 tỷ đồng (tăng 672,89%), đây là một con số khá ấn tượng đối với một chi nhánh mới thành lập như chi nhánh Techcombank HBT. Điều đó thể hiện nỗ lực của toàn thể cán bộ nhân viên của ngân hàng cùng sự lãnh đạo sáng suốt của ban lãnh đạo ngân hàng. Năm 2007 dư nợ tín dụng chỉ đạt con số 36,925 tỷ là do chi nhánh mới thành lập nên khách hàng chưa biết đến nhiều, cần có thời gian tạo dựng mối quan hệ với khách hàng. Từ năm 2008 hoạt động của ngân hàng dần đi vào ổn định và tăng trưởng, năm 2009 tổng dư nợ tín dụng của chi nhánh là 407,266 tỷ đồng (tăng 42,71%). Cho vay đối với doanh nghiệp chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng dư nợ của Techcombank, khoảng 75% - 84%. Khách hàng là những doanh nghiệp lớn của chi nhánh không nhiều, số lượng những doanh nghiệp lớn này chỉ chiếm khoảng 10% nhưng lại chiếm tới 40% tổng dư nợ bởi những doanh nghiệp này thường vay ngân hàng với khối lượng lớn để phát triển sản xuất. Khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tới 90% về số lượng nhưng do những khoản vay của doanh nghiệp vừa và nhỏ không lớn nên chỉ chiếm 60% tổng dư nợ của ngân hàng. Đây là thực tế bởi chi nhánh Techcombank hoạt động trên địa bàn thành phố Hà Nội, một môi trường kinh tế mới và đang phát triển nên hầu hết là các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn… với quy mô vừa và nhỏ, vốn và nhân công chưa nhiều và chưa thực sự phát triển mạnh mẽ để lớn mạnh vươn ra thị trường. Đối tượng cho vay tiếp theo chiếm tỷ trọng khoảng 32% - 35% tổng dư nợ là các các nhân và hộ gia đình, còn lại là cho vay các đối tượng khác. Chi nhánh đã sử dụng khá triệt để nguồn vốn huy động để cho vay, kết quả cho thấy, tính đến cuối năm 2007 tổng dư nợ chiếm 83,100% tổng huy động, con số này tăng lên 89,86% tổng huy động đến hết 31/12/2008 và đến 31/07/2009 là 89,16% tổng vốn huy động. Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng là khá tốt và ổn định, sẽ còn được phát huy trong thời gian tới. Có thể thấy tổng dư nợ tín dụng của chi nhánh tăng lên qua các năm một cách nhanh chóng thể hiện uy tín và hiệu quả hoạt động của chi nhánh ngày càng tăng. Tuy tỉ lệ nợ loại 2,3 có tăng lên nhưng không đáng kể và các chỉ số an toàn vẫn ở mức cao do tỉ lệ cho vay/ TTS đang ở mức thấp. Năm 2007, toàn bộ các khoản vay đều là nợ loại 1. Năm 2008, không xảy ra tình trạng nợ xấu, các khoản vay đều là nợ loại 1,2. Năm 2009, các chỉ số an toàn đạt mức độ cao, tỷ lệ nợ loại 3 chiếm 1,26% trên tổng dự nợ (2,119 tỷ đồng). Cấu trúc tài sản theo kỳ hạn ở mức độ hợp lý. Tỷ lệ cho vay trung hạn chiếm tỷ trọng thấp 18% so với tổng dư nợ và 7% tổng tài sản nên phù hợp với tỷ lệ huy động vốn trung hạn, giảm thiểu được mức độ rủi ro về kỳ hạn và lãi suất. Tỷ trọng cho vay doanh nghiệp lớn chiếm 0,06%, SMEs (doanh nghiệp vừa và nhỏ) chiếm 68,25%, cho vay cá nhân chiếm 11,81% ở mức độ tương đối phù hợp đối với chi nhánh doanh nghiệp. Chi nhánh đã tiến hành kiểm tra giám sát nghiệp vụ tín dụng một cách thường xuyên và chặt chẽ ví dụ như kiểm tra thường xuyên đối với 100% hồ sơ trước khi phê duyệt, 100% được kiểm tra định kỳ sau khi giải ngân, thường xuyên cập nhật thông tin liên quan đến khách hàng….Nhờ có các công tác đó được tiến hành một cách tổng thể và thường xuyên và hoạt động tín dụng của chi nhánh tương đối hiệu quả. 1.1.2.3. Các hoạt động khác - Hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong cơ chế hoạt động. Tuy vậy với những cố gắng không ngừng trong công tác kinh doanh đối ngoại – tài trợ thương mại nên nhìn chung chi nhánh đã có những bước phát triển đáng kể. Năm 2009 thu lãi từ tiền cho vay tài trợ xuất nhập khẩu là 4,715 tỷ đồng trong đó từ doanh nghiệp lớn là 34 triệu đồng, từ doanh nghiệp vừa và nhỏ là 4,681 tỷ đồng - Trong lĩnh vực thanh toán quốc tế: 100% giao dịch được thực hiện an toàn chính xác và chấp hành nghiêm chỉnh luật quốc gia, thông lệ, luật pháp quốc tế. Doanh thu thu phí thanh toán quốc tế năm 2009 là 5,433 tỷ đồng. - Do chi nhánh mới hoạt động trong vòng 5 năm nên các hoạt động mua bán ngoại tệ, chi trả kiều hối còn chưa phát triển mạnh mẽ. - Công tác phát hành bảo lãnh cũng bước đầu phát triển, đây là một dịch vụ tiềm năng sẽ mang lại một nguồn thu phí dịch vụ lớn trong tương lai. Tổng số bảo lãnh năm 2009 tương đương với số tiền là 39,258 tỷ VNĐ 1.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Techcombank Hai Bà Trưng trong những năm 2007 – 2009 Bảng 3: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh Techcombank HBT năm 2007 - 2009 Đơn vị: Triệu đồng Khoản mục 2007 2008 2009 Tổng thu nhập hoạt động thuần 10.273 16.638 13.596 Doanh thu thu lãi 50.496 62.692 85.482 Thu lãi tiền cho vay 15.027 28.349 16.497 Thu lãi tiền cho vay tài trợ XNK 1.956 2.475 4.715 Thu lãi điều hoà vốn trong hệ thống 23.513 34.343 64.271 Chi phí trả lãi và bảo hiểm tiền gửi 38.184 48.720 78.758 Chi trả lãi tiền gửi 32.148 37.383 52.468 Chi trả lãi điều chuyển vốn nghiệp vụ cho vay 5.772 10.475 25.298 Chi trả lãi điều chuyển vốn nghiệp vụ tài trợ XNK 264 376 992 Thu nhập lãi thuần 12.312 13.972 6.725 B. Hoạt động dịch vụ - Doanh thu thu phí 2.846 3.578 7.209 Thu phí thanh toán quốc tế 1.265 1.666 5.433 Thu phí dịch vụ trong nước 1.348 1.865 1.689 Thu phí dịch vụ thẻ 32.858 45.927 87 Chi phí hoạt động dịch vụ 342.11 523.15 337 Thu nhập thuần từ hoạt động dịch vụ 4.106 3.054 6.871 Thu nhập bất thường 0,23 0,56 50 Tổng chi phí hoạt động 4.754 6.206 5.365 Chi nộp thuế, phí, lệ phí 72 74 83 Chi nhân viên 3.089 3.319 3.939 Chi về tài sản 689 746 847 Chi phí hoạt động khác 903 2067 496 Lợi nhuận trước thuế và dự phòng RRTD 8.555 11.432 9.281 Trích dự phòng rủi ro tín dụng 2.507 3.364 4.709 Lợi nhuận trước thuế 6.048 8.067 4.572 Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2007-2009 của chi nhánh Hai Bà Trưng Qua bảng báo cáo kết quả kinh doanh từ năm 2007 đến 2009 ta có thể thấy rằng năm 2008 được coi là năm mà kết quả kinh doanh của chi nhánh tốt nhất đạt 8,067 tỷ đồng. Doanh thu thu lãi năm 2008 tăng 24,15% so với năm 2007. Năm 2009 doanh thu thu lãi tăng 36,35%. Doanh thu thu phí năm 2008 tăng 25,72% so với năm 2007, năm 2009 tăng 101,48 % so với năm 2008. Đây là một kết quả khá ấn tượng trong bối cảnh nền kinh tế bị khủng hoảng. Qua đây có thể thấy, năm 2009 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới nên kết quả hoạt động có kém hơn năm 2008 nhưng so với tình hình của các ngân hàng khác ngoài hệ thống Techcombank đó là một kết quả khá tốt. 1.2. Thực trạng công tác thẩm định dự án vay vốn tại Ngân hàng Techcombank Hai Bà Trưng 1.2.1. Vai trò của công tác thẩm định tài chính dự án vay vốn Thẩm định tín dụng là sử dụng các công cụ và kỹ thuật phân tích nhằm kiểm tra, đánh giá mức độ tin cậy và rủi ro của một dự án mà khách hàng xuất trình nhằm phục vụ cho việc ra quyết định cho vay. Khác với lập dự án đầu tư, thẩm định dự án vay vốn cố gắng phân tích và hiểu được tính chất khả thi thực sự của dự án về mặt kinh tế đứng trên góc độ ngân hàng. Khi lập dự án, khách hàng do mong muốn được vay vốn có thể đã thổi phồng và dẫn đến ước lượng quá lạc quan về hiệu quả kinh tế của dự án. Do vậy thẩm định giúp ngân hàng đánh giá đúng thực chất của dự án. Mục đích của thẩm định dự án vay vốn là đánh giá một cách chính xác và trung thực khả năng trả nợ của khách hàng để làm căn cứ quyết định cho vay. Trong quy trình đó, thẩm định tài chính là một nội dung lớn và rất quan trọng trong việc ra quyết định vay vốn. Thẩm định tài chính dự án là rà soát, đánh giá một cách khoa học và toàn diện mọi khía cạnh tài chính của dự án vay vốn trên giác độ của ngân hàng. Thông qua việc thẩm định tài chính, ngân hàng có những căn cứ để quyết định xem có nên cho khách hàng vay vốn với dự án đầu tư của họ hay không. Thông qua việc thẩm định tài chính dự án vay vốn, ngân hàng có thể xác định được sự an toàn đối với vốn cho vay của mình. Thẩm định tài chính giúp ngân hàng có một cái nhìn toàn diện về tổng vốn đầu tư, cơ cầu nguồn vốn, chi phí doanh thu của dự án, từ đó tính toán được dòng tiền và các chỉ tiêu tài chính của dự án cũng như khả năng trả nợ của dự án. Do đặc trưng của hoạt động kinh doanh của ngân hàng là an toàn và sinh lời nên ngân hàng chỉ cho vay đối với những dự án hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ cao. Do đó có thể nhận thấy vai trò vô cùng quan trọng của công tác thẩm định tài chính dự án vay vốn, nó đòi hỏi một đội ngũ có trình độ cao, một quy trình thực hiện nghiêm ngặt từ đó mới đảm bảo giảm thiểu tối đa rủi ro trong quá trình cho vay của ngân hàng. 1.2.2. Quy trình thẩm định tài chính dự án vay vốn Sơ đồ thẩm định: Nhận và kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ đề suất tín dụng Kiểm tra sự phù hợp với các chính sách, quy trình tín dụng hiện hành Cho điểm tín dụng và phân loại khách hàng Thẩm định chi tiết dự án Lập báo cáo thẩm định và trình trưởng/ phó phòng thẩm định Thông báo kết quả thẩm định Khách hàng Phòng thẩm định Phòng tín dụng Bước 1: Phòng khách hàng tiếp nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng và kiểm tra tính đầy đủ, trung thực, hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ xin vay vốn. Nếu hồ sơ vay vốn chưa đầy đủ, hợp lệ thì cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng hoàn chỉnh, bổ sung hồ sơ, nếu hồ sơ đã đầy đủ thì cán bộ tín dụng tiến hành lập đề xuất tín dụng và chuyển sang bước 2. Bước 2: Phòng thẩm định nhận đề xuất tín dụng từ phòng khách hàng. Trưởng phòng thẩm định tiến hành phân công nhiệm vụ cho cán bộ trong phòng. Cán bộ thẩm định được phân công có trách nhiệm nhận và kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ đề xuất tín dụng. Nếu hồ sơ thiếu tài liệu nào phòng thẩm định yêu cầu phòng khách hàng cung cấp thêm thông tin. Bước 3: Đối với đề xuất tín dụng đã đầy đủ thông tin, cán bộ thẩm định tiến hành kiểm tra xem các nội dung trong đề xuất tín dụng có phù hợp với các chính sách, quy trình tín dụng hiện hành hay không và tiến hành cho điểm tín dụng và phân loại khách hàng vay vốn. Bước 4: Cán bộ thẩm định tiến hành thẩm định chi tiết dự án vay vốn. Bước 5: Đối với dự án đã được thẩm định, cán bộ thẩm định lập báo cáo thẩm định và trình trưởng/ phó phòng xem xét. Bước 6: Trưởng phòng thẩm định tiến hành xem xét, nếu dự án chưa đạt sẽ yêu cầu cán bộ thẩm định thẩm định lại, nếu đã đạt yêu cầu trưởng phòng thẩm định thông qua, lưu hồ sơ, gửi trả hồ sơ kèm báo cáo thẩm định cho trưởng phòng khách hàng. 1.2.3. Nội dung thẩm định tài chính dự án vay vốn 1.2.3.1. Thẩm định tổng vốn đầu tư và tiến độ bỏ vốn của dự án Tổng vốn đầu tư là toàn bộ số tiền phải chi để tiến hành các hoạt động của dự án đầu tư. Tổng vốn đầu tư có vai trò hết sức quan trọng trong việc đảm bảo tiến độ, hiệu quả và chất lượng của dự án. Việc thẩm định vốn đầu tư là rất quan trọng đối với ngân hàng để tránh việc khi thực hiện dự án, do ảnh hưởng của một số yếu tố mà tổng vốn đầu tư thay đổi nhiều so với dự kiến bán đầu, ảnh hưởng đến hiệu quả của dự án và từ đó ảnh hưởng tới khả năng trả nợ của dự án. Vì vậy, thẩm định tổng vốn đầu tư dự án là nội dung mà Ngân hàng Techcombank HBT quan tâm đầu tiên khi tiến hành thẩm định dự án đầu tư vay vốn. Trên cơ sở tham khảo các nguồn thông tin về các dự án khác cùng ngành, sự thay đổi của thời giá tại thời điểm triển khai dự án, cán bộ thẩm định cần xác định tổng mức vốn đầu tư cho dự án đã tính đủ các hạng mục cần thiết, suất đầu tư của dự án cao hay thấp so với các dự án tương tự, khả năng tăng tổng mức đầu tư trong quá trình triển khai. Nội dung thẩm định tổng vốn đầu tư bao gồm: Vốn đầu tư xây dựng: bao gồm chi phí xây dựng các hạng mục công trình như chi phí thiết kế, khảo sát, xây lắp; chi phí san lấp mặt bằng xây dựng… Khi thẩm định, cán bộ thẩm định cần kiểm tra nhu cầu xây dựng các hạng mục công trình, mức độ hợp lý của đơn giá xây dựng (bằng kinh nghiệm từ các dự án đã triển khai tương tự). Vốn đầu tư thiết bị: bao gồm các chi phí mua sắm thiết bị, vận chuyển thiết bị từ nơi mua đến công trình, chi phí lắp đặt, chi phí bảo hành, chi phí chuyển giao (nếu có)…Khi thẩm định nội dung này cần kiểm tra giá mua và các danh mục chi phí trong đó. Chi phí quản lý và các khoản chi phí khác: Các khoản mục chi phí này chỉ chiếm một tỉ lệ nhất định nào đó trên tổng vốn đầu tư. Đối với các khoản mục chi phí này, khi thẩm định Ngân hàng chủ yếu kiểm tra tính đầy đủ và hợp lý của các khoản mục. Chi phí trả lãi vay ngân hàng trong thời gian xây dựng: chi phí trả lãi vay khi dự án được đưa vào sản xuất thường đươc tính vào chi phí thường xuyên hàng năm nhưng trong thời gian xây dựng thì nó vẫn được tính vào tổng vốn đầu tư. Vốn lưu động: Cán bộ thẩm định của Ngân hàng sẽ xem xét nhu cầu vốn lưu động ban đầu (đối với dự án xây dựng mới) hoặc nhu cầu vốn lưu động bổ sung (đối với dự án mở rộng bổ sung thiết bị) để dự án sau khi hoàn thành có thể hoạt động bình thường. Việc xác định đúng đắn vốn đầu tư của dự án là rất cần thiết, tránh hai khuynh hướng là tính quá cao hoặc quá thấp (cần so sánh suất đầu tư với các dự án tương tự) ảnh hưởng đến tiến độ và hiệu quả của dự án, khả năng trả nợ của dự án. Cán bộ thẩm định cần xem xét, đánh giá tổng vốn đầu tư của dự án đã được tính toán hợp lý hay chưa, tổng vốn đầu tư đã tính đủ các khoản cần thiết chưa, cần xem xét các yếu tố làm tăng chi phí do trượt giá, phát sinh thêm khối lượng công việc, thay đổi tỷ giá đối với các dự án có sử dụng ngoại tệ. Sau khi thẩm tra tổng mức vốn đầu tư, cần xem xét việc phân bổ vốn đầu tư theo tiến độ bỏ vốn cho dự án. Tiến độ bỏ vốn được căn cứ theo tốc độ triển khai đầu tư dự án, các điều kiện về tạm ứng vốn hoặc thanh toán khối lượng trong các hợp đồng giao nhận thầu cũng như khả năng tham gia của các nguồn vốn đầu tư vào dự án. Việc này đặc biệt quan trọng đối với các dự án có thời gian xây dựng dài. 1.2.3.2. Thẩm định nguồn vốn huy động cho dự án. Một dự án đưa ra được các kế hoạch để thực hiện nhưng nếu không đủ nguồn vốn để triển khai thực hiện thì sẽ không khả thi. Vì vậy công tác thẩm định kế hoạch huy động vốn cho dự án là rất cần thiết đối với ngân hàng. Trên cơ sở vốn đầu tư cho dự án, ngân hàng tiến hành xem xét các nguồn tài trợ cho dự án, để đảm bảo tiến độ thực hiện dự án, các nguồn tài trợ không chỉ xem xét về mặt số lượng mà còn phải xem xét thời điểm nhận tài trợ. Các nguồn vốn huy động cho dự án bao gồm: Vốn tự có: Ngân hàng sẽ thẩm định khả năng chủ đầu tư góp vốn cho dự án, phương thức góp vốn (tiền mặt, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị thương mại, góp bằng giá trị thi công xây lắp,phát hành thêm cổ phiếu ra thị trường…), tiến độ góp vốn. Vốn vay nước ngoài: Cán bộ thẩm định xem xét việc vay vốn đã được xác nhận ở mức độ nào, khả năng thực hiện và tiến độ thực hiện của vốn. Vốn vay thương mại trong nước: Ngân hàng sẽ kiểm tra xem xét xem chủ đầu tư chỉ vay vốn tại Ngân hàng Techcombank HBT hay vay vốn tại nhiều tổ chức tín dụng (có đồng tài trợ hay không), mức độ cam kết tham gia của các tổ chức tín dụng khác (nếu có). Các nguồn khác (nếu có): Khi thẩm định cũng cần xem xét khả năng và tiến độ thực hiện. Ngoài ra cần xem xét tỷ lệ của từng nguồn vốn tham gia trong từng giai đoạn thực hiện dự án có hợp lý hay không, thông thường vốn tự có phải tham gia đầu tư trước. Trên cơ sở tổng mức đầu tư được duyệt cán bộ thẩm định tiến hành rà soát lại nguồn vốn tham gia tài trợ cho dự án, đánh giá khả năng tham gia của từng loại nguồn vốn để cân đối với nhu cầu vốn đầu tư thực hiện dự án. Khi Ngân hàng cho vay vốn cần chú ý: + Cần xác định phương án sơ bộ đáp ứng nguồn vốn lưu động cho dự án ngay từ khi thẩm định cho vay vốn cố định đối với dự án. Trong trường hợp dự án có nhu cầu vay vốn lưu động cho dự án có thời gian xây lắp có thể kéo dài một số năm, việc phê duyệt cho vay vốn lưu động ngay là chưa phù hợp về mặt thời điểm. Tuy nhiên, việc xác định tương đối mức vay vốn lưu động dự kiến để có thể cân đối chung giữa mức vốn tự có của khách hàng và tổng số tiền ngân hàng cho vay là một yếu tố cần thiết trong việc xem xét tài trợ cho dự án. + Cần tính tới phương án dự phòng cho trường hợp tổng vốn đầu tư thực tế phát sinh tăng vượt tổng mức đầu tư dự kiến: Chủ đầu tư tự huy động thêm hay các tổ chức tín dụng cho vay bổ sung. 1.2.3.3. Thẩm định các yếu tố đầu vào, đầu ra của dự án.  Các yếu tố đầu vào trong việc tính hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của dự án  Xác định công suất của dự án  Công suất thiết kế của dự án là công suất mà dự án có thể thực hiện được trong điều kiện bình thường, theo thiết kế chuẩn tức là máy móc thiết bị hoạt động theo đúng qui trình công nghệ, không bị gián đoạn vì những lý do không được dự tính trước như hỏng hóc đột xuất, cúp điện...; các yếu tố đầu vào được đảm bảo đầy đủ, liên tục;…  Công suất hoạt động thực tế của dự án: là công suất hoạt động mà dự án dự kiến đạt được trong từng năm kể từ khi đi vào vận hành khai thác. Công suất thực tế của dự án thường khác nhau qua các năm. Thông thường thiết bị trong những năm đầu sản xuất thường chưa đạt ngay công suất thiết kế do năng lực điều hành, tổ chức sản xuất, sự chưa thành thục của người lao động, do nhu cầu thị trường, do khả năng gia nhập thị trường của sản phẩm mới, do nguồn cung cấp nguyên nhiên vật liệu chưa ổn định... Tuỳ theo tính chất của từng ngành nghề và đặc điểm của thị trường, tham khảo số liệu của các đơn vị cùng ngành, cán bộ thẩm định có thể giả định công suất thực hiện hàng năm một cách phù hợp để tính toán hiệu quả dự án.  Xác định giá bán và doanh thu dự kiến  Xác định giá bán: Cán bộ thẩm định sẽ xem xét: Sản phẩm sản xuất ra bán theo phương thức gì, bán buôn hay bán lẻ, giá bán hiện tại là bao nhiêu, so sánh với giá bán các sản phẩm tiêu thụ trên thị trường, xu hướng biến động giá cả trong tương lai là thuận lợi hay bất lợi. Thông thường ngân hàng thường xác định giá bán bình quân của sản phẩm dự án. Đơn giá bình quân của sản phẩm dự án được tính theo công thức: P= (  Pi x Qi)/  Qi Trong đó: P: đơn giá bình quân của sản phẩm dự án. Pi: đơn giá của sản phẩm loại i Qi: Số lượng sản phẩm loại i Để có thể đánh giá được chính xác khả năng biến động của giá cả, cán bộ thẩm định của ngân hàng đã thu thập và phân tích các số liệu thống kê về giá cả của sản phẩm trong các năm trước đó, kết hợp với việc tham khảo các số liệu về cung cầu sản phẩm trên thị trường quốc tế và trong nước, xác định qui luật biến động của giá cả để ước tính cho tương lai. Giá bán sản phẩm cao hay thấp gắn liền với chất lượng sản phẩm, uy tín, tên, nhãn, mác của sản phẩm. Kinh nghiệm cho thấy các sản phẩm đã xây dựng được thương hiệu thường có lợi thế về giá cả và khả năng tiêu thụ. Giá bán qua các năm có thể áp dụng tính trượt giá ở mức độ nhất định. Khi xác định giá bán cho sản phẩm của dự án, cần nhất quán trong tính toán, nếu tính trượt giá cho sản phẩm đầu ra thì khi giả định yếu tố đầu vào cũng cần xác định mức độ trượt giá phù hợp và ngược lại.  Xác định doanh thu dự kiến: Doanh thu dự kiến = Giá bán dự kiến x Khối lượng sản phẩm tiêu thụ dự kiến (xác định dựa vào Công suất hoạt động dự kiến có tính tới thay đổi trong thành phẩm tồn kho).  Xác định các chi phí của dự án: Chi phí của dự án thể hiện toàn bộ hao phí của dự án để tạo nên doanh thu. Chi phí của dự án bao gồm chi phí biến đổi và chi phí cố định  Chi phí biến đổi: hay còn gọi là biến phí, là loại chi phí thay đổi theo sự biến đổi của khối lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ. Thông thường các chi phí này thay đổi tỷ lệ thuận với khối lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ nghĩa là nếu khối luợng sản phẩm tăng thì biến phí tăng và ngược lại. Mặc dù vậy, các chi phí này không nhất thiết luôn tăng giảm theo cùng một tốc độ với mức tăng giảm của sản lượng sản xuất. Các chi phí biến đổi bao gồm: nguyên vật liệu chính; nguyên vật liệu phụ; nhiên liệu, điện, nước; bao bì đóng gói; tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất; phụ tùng thay thế, vật rẻ tiền mau hỏng; chi phí vận chuyển, bốc dỡ, chi phí tiếp thị, quảng cáo; chi phí quản lý…  Chi phí cố định: Là những chi phí không thay đổi theo sự biến đổi theo sự biến đổi của sản lượng sản xuất và tiêu thụ. Thuộc về chi phí cố định bao gồm những khoản mục chi phí sau: khấu hao tài sản cố định; chi phí bảo trì, sửa chữa máy móc định kỳ; chi phí thuê mướn đất đai, nhà xưởng; chi phí quản lý xí nghiệp; phí bảo hiểm tài sản cố định và kho nguyên vật liệu, thành phẩm; lương công nhân (trường hợp không sản xuất công ty vẫn phải trả lương tối thiểu); chi phí quản lý; các khoản phải trả cố định hàng năm;…  Lãi vay Ngân hàng: bao gồm lãi vay vốn lưu động và lãi vay vốn trung dài hạn.  Thuế: Thuế VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập doanh nghiệp, và các loại thuế khác (nếu có). Các định mức chi phí nên tính toán trên cơ sở các quy định hiện hành của Bộ Tài chính, các định mức mà đơn vị hoặc các đơn vị khác cùng ngành đã và đang thực hiện, đặc tính tiêu hao nguyên nhiên vật liệu và sử dụng lao động của dây chuyền công nghệ mới,… 1.2.3.4. Thẩm định các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án a. Tính toán dòng tiền: Trước tiên, cán bộ thẩm định cần xác định khoảng thời gian phù hợp để tính toán dòng tiền và hiệu quả tài chính của dự án (thông thường khoảng thời gian tính toán phải dài hơn thời gian vay vốn ngân hàng dự kiến, nếu tính cho cả đời dự án theo giấy phép đầu tư thì cần lưu ý về việc tái đầu tư lại một số tài sản cố định sau một thời gian nhất định). Căn cứ vào các yếu tố giả định về sản lượng, giá bán, chi phí, cán bộ thẩm định lập bảng tính xác định: lợi nhuận trước thuế hàng năm, thuế thu nhập hàng năm (có tính tới các chính sách ưu đãi đầu tư), lợi nhuận sau thuế hàng năm. Dòng tiền thuần năm t = Lợi nhuận sau thuế năm t + Khấu hao năm t + Lãi vay cố định năm t - giá trị đầu tư bổ sung tài sản năm t + giá trị thanh lý tài sản năm t Dòng tiền của dự án bao gồm vốn đầu tư cố định ban đầu (giá trị âm) và Dòng tiền thuần các năm trong đời dự án. Đối với các dự án có nhu cầu vốn lưu động lớn trong tổng mức đầu tư, cán bộ thẩm định cần cân nhắc việc tính toán cả vốn lưu động vào dòng tiền. Như vậy, giá trị đầu tư ban đầu cần bao gồm cả vốn lưu động và vào năm cuối của dự án hoặc năm cuối của kỳ tính toán cần tính việc hoàn vốn lưu động. Đồng thời, dòng tiền thuần hàng năm của dự án cần bao gồm cả thay đổi vốn lưu động hàng năm và lãi vay vốn lưu động hàng năm. Thông thường, việc dự tính trước nhiều năm về thay đổi vốn lưu động hàng năm của Dự án là rất khó chính xác vì vốn lưu động phụ thuộc vào rất nhiều biến số như sản lượng, mặt bằng giá cả, thay đổi kỳ phải thu, phải trả, thay đổi hàng tồn kho…Để đơn giản hoá, việc tính thay đổi vốn lưu động hàng năm có thể tính một cách tương đối theo tỷ lệ với công suất. b. Xác định lãi suất chiết khấu Xác định lãi suất chiết khấu(i): Có nhiều quan điểm khác nhau trong việc xác định lãi suất chiết khấu. Thông thường, người ta dùng Chi phí vốn bình quân (WACC - Weighted Average Cost of Capital) làm lãi suất chiết khấu để tính NPV. Có thể vận dụng công thức xác định WACC trong trường hợp đầu tư dự án như sau: i = WACC = rE E/V + rD D/V + rS S/V Trong đó: V là tổng vốn đầu tư của dự án E là vốn chủ sở hữu D là vốn vay thương mại S là các nguồn vốn khác nếu có (Vốn vay trả chậm nước ngoài, vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Phát Triển,…) rE là mức lợi tức kỳ vọng của Chủ đầu tư rD là lãi suất vay thương mại rS là lãi suất vay ưu đãi (nếu có) Về nguyên tắc, dự án càng rủi ro thì mức lợi tức kỳ vọng của chủ đầu tư càng cao, lãi suất vay ngân hàng càng cao. Thời hạn vay vốn càng dài và tỷ trọng vốn vay càng lớn thì mức lãi suất vay cũng tăng tương ứng. c. Tính toán các chỉ tiêu tài chính của Dự án Các chỉ tiêu tài chính của dự án bao gồm: NPV: giá trị hiện tại ròng của dự án IRR: hệ số hoàn vốn nội bộ T: Thời gian hoàn vốn đầu tư Điểm hòa vốn  Giá trị hiện tại ròng (NPV- Net Present Value) Giá trị hiện tại ròng là chênh lệch giữa các khoản thu và tổng các chi phí của dự án quy về thời điểm hiện tại. Xác định NPV của dự án theo quan điểm tổng đầu tư: CF1 CF2 CFt NPV = -K + ------- + ------- + ........... + ------- (1+i) (1+i)2 (1+i)t CFt là Dòng tiền thuần của dự án vào năm thứ t CFt được tính theo công thức: CFt= Bt- Ct Bt là doanh thu dự án ở năm t. Nó có thể là doanh thu thuần năm t, giá trị thanh lý lài sản cố định ở các thời điểm trung gian (khi các tài sản hết tuổi thọ theo quy định) và ở cuối đời dự án, vốn lưu động bỏ ra ban đầu và được thu về ở cuối đời dự án Ct: Khoản chi phí của dự án ở năm t. Nó có thể là chi phí vốn đầu tư ban đầu để tạo ra tài sản cố định và tài sản lưu động ở thời điểm đầu và tạo ra tài sản cố định ở các năm trung gian, chi phí vận hành hàng năm của dự án... t là số năm họat động của dự án i là lãi suất chiết khấu K là tổng vốn đầu tư quy đổi về thời điểm dự án đi vào khai thác. Trường hợp vốn đầu tư kéo dài trong nhiều tháng, hoặc nhiều năm, ta phải quy đổi giá trị đầu tư về thời điểm đưa dự án vào khai thác theo công thức sau: K = K1(1+i)n + K2(1+i)n-1 + .............. + Kn(1+i)1 K1.....n : Vốn đầu tư năm thứ nhất đến năm thứ n n : thời gian xây dựng dự án Hiện nay, việc tính NPV có thể được thực hiện tự động thông qua sử dụng chương trình phần mềm Microsoft Excel bằng hàm sau: NPV(Lãi suất chiết khấu, Giá trị 1, Giá trị 2,….Giá trị n) Trong đó: Giá trị 1,2,…n là giá trị Dòng tiên thuần các năm. Nguyên tắc đánh giá NPV: NPV giúp cho chủ đầu tư có cơ sở trong việc lựa chọn và quyết định đầu tư dự án. Chủ đầu tư chỉ đầu tư vào các dự án có NPV > 0 nghĩa là tổng các khoản thu của dự án  tổng các khoản chi phí sau khi đã đưa về mặt bằng hiện tại và luôn mong muốn tối đa hoá giá trị NPV thu được. Dự án không được chấp nhận khi NPV < 0 nghĩa là tổng thu của dự án không bù đắp được chi phí bỏ ra. Về phía Ngân hàng, khi xem xét cho vay dự án, nếu kết quả thẩm định cho thấy dự án có NPV < 0 (tức là chủ đầu tư sẽ bị thiệt từ việc đầu tư vào dự án), quyết định chấp thuận cho vay đối với dự án có thể là không hợp lý. Ưu điểm của việc sử dụng NPV là tính trên dòng tiền và xét đến thời gian của tiền, xét đến quy mô dự án và thỏa mãn yêu cầu tối đa hóa lợi nhuận, phù hợp với mục tiêu hoạt động của ngân hàng. Hạn chế trong việc sử dụng NPV để đánh giá: Chỉ tiêu này không quan tâm đến sự khác biệt về thời gian họat động của dự án, NPV dùng chung một lãi suất chiết khấu cho tất cả các năm họat động của dự án mà tỷ lệ chiết khấu thì luôn thay đổi theo sự thay đổi của các yếu tố kinh tế xã hôi. NPV chỉ cho thấy giá trị tuyệt đối của lợi nhuận nên nhiều trường hợp có thể bỏ qua những dự án có tỷ lệ sinh lời cao. Ngoài ra, một trong những khó khăn lớn nhất cho cán bộ thẩm định trong việc tính NPV chính là việc xác định lãi suất chiết khấu phù hợp. Trong nhiều trường hợp, việc xác định mức lãi suất chiết khấu khác nhau có thể làm thay đổi cơ bản kết quả tính toán NPV (thậm chí chuyển từ NPV dương sang NPV âm và ngược lại).  Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR – Internal Rate of Return): IRR là mức lãi suất chiết khấu mà tại đó NPV của dự án = 0 tức là: NPV=    n i ii CB 0 iIRR)1( )( =0 Vì vậy để xác định IRR, cho NPV= 0 và giải phương trình này để tìm giá trị r nào đó làm cho NPV bằng 0, giá trị r đó chính là nghiệm IRR. Việc giải phương trình này một cách trực tiếp rất phức tạp nên người ta dùng phương pháp nội suy để tìm IRR. Theo phương pháp này cần tìm hai tỷ suất chiết khấu r1 và r2 (r1>r2) sao cho ứng với r1 ta có NPV1>0, ứng với r2 ta có NPV2<0. IRR cần tìm (ứng với NPV=0) sẽ nằm giữa hai tỷ suất chiết khấu r1 và r2. Việc nội suy giá trị IRR giữa hai giá trị tỷ suất chiết khấu trên được thực hiện theo công thức sau: IRR= r1 + 21 1 NPVNPV NPV  ( r2- r1) Trong đó r2>r1 và r2 - r1  5% NPV1>0 gần 0, NPV2< gần 0. Tuy nhiên, việc tính toán IRR theo công thức toán học thủ công thường lâu và phức tạp. Người ta có thể tính IRR một cách tự động, rất dễ dàng, với độ chính xác cao thông qua sử dụng chương trình phần mềm Microsoft Excel bằng hàm sau: IRR(Giá trị 1, Giá trị 2,…. Giá trị n) Trong đó: Giá trị 1,2,…n là giá trị Dòng tiên thuần các năm Nguyên tắc đánh giá IRR: Thông thường, chủ đầu tư sẽ lựa chọn dự án nếu IRR lớn hơn chi phí cơ hội của việc sử dụng vốn. Ví dụ, nếu IRR của dự án thấp hơn lãi suất tiết kiệm gửi tại Ngân hàng thì chủ đầu tư sẽ lựa chọn việc gửi tiền vào Ngân hàng hơn là đầu tư vào một dự án có lợi nhuận thấp hơn và rủi ro cao hơn. Hạn chế trong việc sử dụng IRR để đánh giá: Chỉ tiêu IRR không thể hiện được quy mô của dự án do vậy sẽ khó trong việc so sánh giá trị này với các dự án khác không cùng quy mô. Hơn nữa, trong trường hợp dòng tiền của dự án thay đổi phức tạp trong vòng đời, có thể có nhiều giá trị IRR cho cùng một dự án.  Tính NPV và IRR của chủ đầu tư: Cán bộ thẩm định có thể tính thêm chỉ số này để tham khảo về mức độ lợi tức theo quan điểm của chủ đầu tư. Khi tính các chỉ tiêu này, cần loại bỏ khỏi dòng tiền các yếu tố liên quan đến việc vay vốn ngân hàng mà chỉ tính trên số tiền vốn tự có mà chủ đầu tư bỏ ra và số tiền chủ đầu tư thu về hàng năm sau khi đã thanh toán lãi vay và lịch trả nợ hàng năm. Lãi suất chiết khấu áp dụng là mức lợi tức kỳ vọng của chủ đầu tư.  Thời gian hoàn vốn đầu tư: Cán bộ thẩm định cần tính Thời gian hoàn vốn đầu tư có chiết khấu. Theo cách này, người ta sử dụng lãi suất chiết khấu để quy dòng tiền thuần hoạt động hàng năm về giá trị hiện tại. Thời gian hoàn vốn có chiết khấu là thời điểm mà tổng lũy kế các giá trị chiết khấu của dòng tiền thuần hàng năm bằng tổng mức đầu tư cố định quy đổi.  Sản lượng, doanh thu hoà vốn Sản lượng hoà vốn và doanh thu hoà vốn là mức sản lượng và doanh thu mà tại đó lợi nhuận hàng năm của dự án = 0. Việc xác định sản lượng và doanh thu hoà vốn có thể thực hiện dễ dàng bằng các bảng tính Microsoft Excel. 1.2.3.5. Thẩm định khả năng trả nợ trung và dài hạn của dự án Nếu như các chỉ tiêu NPV và IRR có ý nghĩa nhiều hơn đối với việc quyết định đầu tư dự án của chủ đầu tư thì chỉ tiêu khả năng trả nợ có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc ra quyết định cho vay của Ngân hàng. Nguồn trả nợ vay trung dài hạn ngân hàng được lấy từ dòng tiền thuần hàng năm của dự án (trong một số trường hợp, có thể không phải 100% lợi nhuận sau thuế và khấu hao được tính vào nguồn trả nợ dự kiến mà có thể dành một phần để chủ đầu tư tiếp tục tái đầu tư hoặc trích lập các quỹ và chia cổ tức. Tuy nhiên, về nguyên tắc, nguồn trên phải được ưu tiên sử dụng để trả nợ theo lịch cho Ngân hàng trước khi sử dụng vào các mục đích khác). Khoản phải trả ngân hàng bao gồm nợ gốc vay trung dài hạn và lãi vay trung dài hạn. Căn cứ vào lịch trả nợ gốc dự kiến và lãi vay trung dài hạn hàng năm, cán bộ thẩm định cần cân đối xem liệu nguồn trả nợ có bị thiếu hụt năm nào (thông thường nếu áp dụng lịch trả nợ gốc đều thì trong những năm đầu hoạt động, dự án có thể bị thiếu hụt nguồn trả nợ). Đặc biệt nếu dự án không thể trả nợ gốc và thiếu hụt cả nguồn trả lãi hàng năm thì cần phải cân nhắc về tỷ lệ cho vay vốn và tính hiệu quả của dự án. Cán bộ thẩm định cần tính xem trong trường hợp huy động toàn bộ nguồn trả nợ dự kiến thì thời gian trả nợ vay dự kiến là bao lâu. Lưu ý: Dòng tiền tính thời gian trả nợ gốc khác với dòng tiền tính NPV. Trường hợp nếu thiếu hụt nguồn trả nợ hàng năm thì cần xác định phương án bù đắp như thế nào? 1.2.3.6. Tính toán độ nhạy của dự án: Khi tính toán độ nhạy của dự án cần xây dựng các phương án khác nhau có thể xảy ra trong trường hợp thay đổi doanh thu, chi phí, tăng giảm công suất vận hành,… Trong mỗi trường hợp thay đổi, cần tính toán sự thay đổi của các chỉ tiêu NPV, IRR và khả năng trả nợ. Trên cơ sở đó đanh giá xem dự án nhạy cảm với những yếu tố nào nhất. Nên xác đinh mức thay đổi tối đa của các yếu tố đó mà tại đó NPV của dự án < 0 hoặc dự án không đủ khả năng trả nợ trong thời gian dự kiến. Nên xác định thêm cả trường hợp hai hay nhiều yếu tố cùng thay đổi cùng một lúc để xác định sức chịu đựng biến động của dự án. Lưu ý: việc tính toán độ nhạy của dư án sẽ nhanh hơn nếu khi lập Bảng tính Excel cho trường hợp cơ bản cán bộ thẩm định đã đặt những công thức tự động, khi tính độ nhạy của tham số nào chỉ cần thay đối giá trị của tham số đó trên bảng tính. 1.2.4. Phương pháp thẩm định dự án vay vốn Việc thẩm định tài chính dự án vay vốn có thể được tiến hành bằng nhiều phương pháp khác nhau tuỳ thuộc vào từng nội dung và yêu cầu cụ thể của dự án mà lựa chọn phương pháp cho phù hợp. Các phương pháp thường được sử dụng tại Ngân hang Techcombank Hai Bà Trưng là: 1.2.4.1. Phương pháp so sánh đối chiếu các chỉ tiêu Đây là một phương pháp được sử dụng phổ biến trong công tác thẩm định tài chính dự án vay vốn ở Ngân hàng Techcombank Hai Bà Trưng vì nó có ưu điểm là đơn giản. Ở phương pháp này, cán bộ thẩm định sẽ tính toán các chỉ tiêu liên quan đến dự án và so sánh, đối chiếu chúng với những quy chuẩn của từng ngành thuộc lĩnh vực của dự án đầu tư hay so sánh với các dự án đầu tư khác đã được thẩm định trước đó. Phương pháp so sánh đối chiếu được tiến hành theo một số chỉ tiêu sau: - Tiêu chuẩn thiết kế, xây dựng, điều kiện tài chính mà dự án có thể chấp nhận được. - Các chỉ tiêu tổng hợp như cơ cấu vốn đầu tư, nguồn vốn đầu tư, suất đầu tư… - Các định mức về sản xuất, chi phí quản lý, nhân công, tiêu hao năng lượng, nguyên liệu, nhiên liệu… - Các tiêu chuẩn mà thị trường đòi hỏi về sản phẩm của dự án như chất lượng, mẫu mã của sản phẩm… - Các chỉ tiêu về hiệu quả đầu tư. - Các tiêu chuẩn về công nghệ, trang thiết bị Trong quá trình áp dụng phương pháp này, cán bộ thẩm định cần thường xuyên vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm đã tích lũy được kết hợp với các số liệu thu thập được, các định mức đã được quy định để đưa ra kết luận chính xác. Tuy những kết luận đưa ra sau khi so sánh đối chiếu không phải lúc nào cũng hoàn toàn chính xác nhưng nếu biết áp dụng linh hoạt và kết hợp với các phương pháp thẩm định tài chính khác thì kết quả sẽ có độ chính xác cao. Phương pháp này tuy cũng đơn giản nhưng nó đòi hỏi cán bộ thẩm định cần có kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn…mới có thể đưa ra những kết luận chính xác. Phương pháp này được sử dụng trong thẩm định cơ sở pháp lý, năng lực tài chính của khách hàng, thẩm định kỹ thuật, công nghệ của dự án đầu tư… 1.2.4.2. Phương pháp thẩm định theo trình tự Đây là một phương pháp cơ bản được sử dụng trong hệ thống Ngân hàng Techcombank nói chung và Techcombank HBT nói riêng. Trong phương pháp này, cán bộ thẩm định tiến hành thẩm định dự án theo trình tự từ tổng quát đến chi tiết, lấy kết luận trước làm tiền đề cho kết luận sau để từ đó đưa ra kết luận cho dự án. - Thẩm định tổng quát: là việc xem xét một cách khái quát thể hiện tính đấy đủ, phù hợp, hợp lý của dự án. Trong quá trình thẩm định tổng quát dự án, cán bộ thẩm định sẽ xem xét các giấy tờ liên quan đến dự án như hồ sơ, các nội dung cơ bản của dự án, tư cách pháp lý của chủ đầu tư, đánh giá tính pháp lý, sự phù hợp của dự án với các quy hoạch ngành, địa phương…Từ đó có cái nhìn tổng quát về dự án, hiểu rõ quy mô, tầm quan trọng của dự án trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Dự án có thể bị bác bỏ nếu không thỏa mãn các yêu cầu về pháp lý, các thủ tục quy định cần thiết và không đóng góp được cho chiến lược phát triển kinh tế chung. - Thẩm định chi tiết: Trên cơ sở các nội dung, kết luận thu được ở bước thẩm định tổng quát, nếu dự án có tính khả thi và đáp ứng đầy đủ các quy định cần thiết thì cán bộ thẩm định tiếp tục tiến hành thẩm định chi tiết dự án. Ở giai đoạn này, cán bộ thẩm định cần xem xét một cách khách quan, khoa học, chi tiết từng nội dung cụ thể ảnh hưởng đến tính khả thi, tính hiệu quả của dự án trên các khía cạnh pháp lý, thị trường, công nghệ sử dụng, kỹ thuật, môi trường, tổ chức quản lý, hiệu quả tài chính, hiệu quả xã hội của dự án…, xem các nội dung này có phù hợp với các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đất nước hay không. Mỗi nội dung sẽ được đánh giá và nhận xét dựa theo kết quả cuả cả giai đoạn thẩm định tổng quát và thẩm định chi tiết, từ đó cán bộ thẩm định đưa ra kết luận cuối cùng về dự án. Việc phân chia quá trình thẩm định tài chính dự án thành hai giai đoạn như vậy sẽ giúp cho cán bộ thẩm định có thể rút ngắn thời gian thẩm định đối với các dự án có hồ sơ không đầy đủ hay thiếu tính hợp pháp đồng thời cũng giúp nâng cao chất lượng công tác thẩm định đối với từng nội dung cụ thể. 1.2.4.3. Phương pháp phân tích độ nhạy Mỗi một dự án chịu sự tác động của rất nhiều yếu tố khách quan. Phương pháp này được sử dụng kể kiểm tra tính vững chắc về hiệu quả tài chính của dự án.Phương pháp này đươc hệ thống các ngân hàng sử dụng nhiều nhất trong quá trình thẩm định tài chính dự án bởi khác với các phương pháp khác, nó đưa ra những kết quả mang tính chất định lượng cụ thể, do đó tránh được những yếu tố chủ quan của các phương pháp mang tính chất định tính khác.Cơ sở của phương pháp này là dự kiến một số tình huống rủi ro có thể xảy ra trong tưong lai đối với dự án rồi khảo sát tác động của những yếu tố đó đến hiệu quả đầu tư và khả năng hoàn vốn của dự án. Cán bộ thẩm định cần lựa chọn các yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến các chỉ tiêu tài chính như: NPV, IRR…sau đó dự báo một số tình huống bất trắc có thể xảy ra trong tương lai khi các yếu tố này thay đổi như chi phí đầu vào tăng, giá sản phẩm giảm…Từ đó khảo sát tác động của các yếu tố đó đến hiệu quả đầu tư, các chỉ tiêu tài chính, khả năng trả nợ của dự án… Mức độ sai lệch so với dự kiến của các bất trắc là tùy thuộc vào từng điều kiện cụ thể. Nếu dự án vẫn tỏ ra có hiệu quả kể cả trong trường hợp có nhiều bất trắc phát sinh thì đó là dự án có độ an toàn cao, nên đầu tư. Nếu ngược lại thì đó là dự án có độ rủi ro cao, cần phải có những đề xuất khắc phục hoặc thậm chí Ngân hàng không cho vay đối với những dự án này. Phương pháp phân tích độ nhạy được Ngân hàng Techcombank HBT sử dụng để quản lý rủi ro của dự án và thẩm định các chỉ tiêu tài chính của dự án. Đây là phương pháp đòi hỏi độ chính xác cao, cần có thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. Vì vậy cán bộ thẩm định cần phải có trình độ chuyên môn cao, luôn luôn học hỏi tích lũy kiến thức bằng nhiều cách, có cái nhìn tổng quát về tình hình thị trường cũng như các yếu tố liên quan đến dự án, đồng thời cũng phải cẩn trọng trong từng phép tính để đưa tra kết quả chính xác nhất. 1.2.4.4. Phương pháp dự báo Đây là phương pháp được sử dụng chủ yếu trong khâu thẩm định tài chính dự án đầu tư của Ngân hàng Techcombank HBT, thường được áp dụng trong việc thẩm định khía cạnh thị trường của dự án đầu tư vay vốn. Một đặc điểm của dự án đầu tư là thời kỳ đầu tư thường kéo dài. Do đó, các số liệu của dự án đều được xây dựng trên cơ sở các số liệu dự báo, điều tra thống kê về cung cầu sản phẩm của dự án trên thị trường, giá cả và chất lượng của công nghệ, thiết bị có ảnh hưởng đến hiệu quả và tính khả thi của dự án. Khi cung cầu của các yếu tố đầu vào, sản phẩm đầu ra… của dự án thay đổi thì sẽ làm thay đổi doanh thu và chi phí của dự án. Khi doanh thu và chi phí thay đổi thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các chỉ tiêu tài chính của dự án, vì vậy viêc thẩm định chúng là rất quan trọng. Bên cạnh việc dự báo thị trường làm căn cứ thẩm định doanh thu và chi phí của dự án, phương pháp này còn giúp cán bộ thẩm định có thể dự báo được những rủi ro có thể gặp phải trong giai đoạn thực hiện dự án, ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư và từ đó ảnh hưởng tới khả năng trả nợ của dự án, từ đó có những biện pháp phòng ngừa thích hợp. 1.2.4.5. Phương pháp triệt tiêu rủi ro Dự án đầu tư thường tồn tại trong một thời gian dài từ khi chuẩn bị đầu tư cho đến khi vận hành hết quả đầu tư, nguồn vốn cho các dự án đầu tư thường rất lớn. Do đó dự án luôn có thể gặp những rủi ro nhất định, ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến hiệu quả đầu tư, khả năng trả nợ của các dự án vay vốn. Do vậy, để đảm bảo tính an toàn cho việc cung cấp vốn cho dự án đầu tư, ngân hàng phải phân tích đánh giá rủi ro một cách kỹ lưỡng. Phương pháp triệt tiêu rủi ro là một phương pháp thực sự cần thiết trong quá trình thẩm định tài chính dự án đầu tư của các ngân hàng nói chung và Ngân hàng Techcombank Hai Bà Trưng nói riêng bởi khi lập dự án đầu tư, người lập thường nhìn nhận dự án trong điều kiện thuận lợi, các yếu tố rủi ro chưa được xem xét kỹ lưỡng, nhưng khi dự án đi vào giai đoạn thực hiện và vận hành thì có thể gặp nhiều khó khăn ảnh hưởng lớn đến hiệu quả đầu tư, các chỉ tiêu tài chính. Chính vì vậy việc Ngân hàng xem xét, dự đoán những rủi ro có thể xảy ra đối với dự án vay vốn là việc thực sự cần thiết đối với việc đảm bảo an toàn cho việc cung cấp vốn vay. Với kinh nghiệm, công nghệ, đội ngũ nhân lực chất lượng cao, Ngân hàng Techcombank đã thiết lập một hệ thống thang điểm đánh giá rủi ro để xếp tín nhiệm cho dự án và khách hàng phục vụ cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Tuy nhiên, việc sử dụng phương pháp này tại Chi nhánh hầu hết vẫn mang tính chất định tính, việc định lượng phân cấp rủi ro vẫn chưa được thực hiện tốt. Nguyên nhân là những rủi ro thường xảy ra đối với dự án đầu tư thường liên quan tới sự thay đổi chính sách của chính phủ, thị trường đầu vào đầu ra nên rất khó định lượng. 1.3. Ví dụ minh họa về thẩm định tài chính dự án vay vốn của công ty cổ phần Mai Linh Hà Nội 1.3.1. Sơ bộ về Tập đoàn Mai Linh và Công ty cổ phần Mai Linh - Hà Nội: a. Sơ bộ về Tập đoàn Mai Linh: - Trước đây “Mai Linh” chỉ là tên của một doanh nghiệp nhỏ, mới mẻ trong số hàng ngàn doanh nghiệp nói chung và lĩnh vực vận tải nói riêng tại Thành phố Hồ Chí Minh. Bắt đầu thành lập từ năm 1993 với 25 thành viên đa số là cựu quân nhân với số vốn ít ỏi khoảng 300 triệu đồng. Tuy nhiên, chỉ sau 12 năm hoạt động, nay “Mai Linh” đã trở thành Công ty cổ phần Mai Linh và trở thành một trong những doanh nghiệp cổ phần hoạt động dịch vụ vận tải taxi hàng đầu tại Việt Nam. Cho đến nay, Công ty cổ phần Mai Linh đã chứng tỏ được uy tín và được nhận nhiều giải thưởng và chứng nhận chất lượng như đạt được giải “Sao vàng đất việt” năm 2003, đạt “Cúp topten sản phẩm uy tín chất lượng năm 2004, 2005, 2006”, thương hiệu đạt “cúp vàng topten thương hiệu uy tín chất lượng năm 2005” và được bình bầu là “thương hiệu nổi tiếng nhất trong ngành hàng phương tiện dịch vụ vận tải, nhiên liệu “ năm 2006. Ngoài ra, “Mai Linh” còn được đánh giá là hãng taxi có số lượng xe nhiều nhất Việt Nam năm 2005 (trên 3.000 xe). Hơn nữa, Công ty cổ phần Mai Linh đã được BVQI cấp Chứng nhận chất lượng sản phẩm dịch vụ theo hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 từ năm 2003. - Tập đoàn Mai Linh nay đã trở thành một tập đoàn lớn, không chỉ hoạt động kinh doanh thuần tuý mà còn gây dựng thành một tổ chức với nhiều đoàn thể mạnh như: Hội cựu chiến binh Việt Nam Mai Linh (thành lập tháng 06/1996), Chi bộ Mai Linh (tháng 05/1998), Đảng uỷ Mai Linh (tháng 03/2004). Ngoài ra, Công ty luôn đi đầu trong việc “Xây dựng bản sắc văn hoá doanh nghiệp”, đặc biệt Công ty đã mở lớp Văn hoá doanh nghiệp cho cán bộ nhân viên tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Công ty cũng rất tích cực tham gia các hoạt động xã hội, các hoạt động từ thiện như: Chương trình “Tiếp lửa truyền thống Vang mãi khúc quân hành”; tặng nhà tình nghĩa cho gia đình liệt sỹ Hồ Văn Thiềng - huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh; tặng nhà tình thương cho anh Nguyễn Như Toàn; tham gia tài trợ cho chương trình “hàn gắn nỗi đau” nhằm gây quỹ chăm sóc cho nạn nhân chất độc da cam, chương trình “Thăm lại chiến trường xưa”; tặng xe ô tô cho anh Dương Mạnh Đồng - lái xe - vì đã trung thực trả cho khách hàng tài sản có giá trị lớn và nhiều các hoạt động xã hội - đoàn thể khác… với tổng chi phí lên đến hàng tỷ đồng. Mặt khác, chất lượng phục vụ cũng như thương hiệu của Công ty ngày càng được khẳng định bằng những tấm gương người tốt, việc tốt của những cán bộ nhân viên trong Công ty trong việc trả lại tài sản có giá trị lớn, tham gia bắt cướp, phòng chống tội phạm hay việc anh tài xế Nguyễn Duy Linh (Tp Hồ Chí Minh) nhặt được đứa trẻ bị bỏ trên xe của anh về nuôi nấng dạy dỗ, coi như con cái trong nhà… - Ngoài lĩnh vực kinh doanh chính là taxi, Công ty còn mở rộng quy mô hoạt động sang nhiều lĩnh vực, thêm nhiều thành viên mới trong hệ thống Gia đình Mai Linh gồm: Trung tâm Lữ hành Mai Linh (Malinhtourism), Trung tâm Dịch vụ Hàng không Mai Linh, Công ty cổ phần Sản xuất Thương mại Mai Linh ISUZU (chuyên kinh doanh vật tư, thiết bị phụ tùng ô tô các loại và dịch vụ giao nhận hàng hoá bằng đường hàng không, đường thủy, đường bộ), Công ty cổ phần Xuân Mai (chuyên bán xe KIA), 05 trung tâm dịch vụ bảo dưỡng sửa chữa ô tô Mai Linh tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, Công ty cổ phần Địa ốc Mai Linh, Trung tâm dạy nghề Mai Linh và các công ty hoạt động ở nhiều lĩnh vực khác. Tại Hà Nội hiện nay có Công ty Mai Linh Thủ đô, Công ty Mai Linh Hà Nội, Công ty Mai Linh Thăng Long và Chi nhánh Mai Linh Miền Bắc. - Trụ sở văn phòng của Công ty cổ phần Mai Linh được đặt tại cao ốc số 64 - 68 Hai Bà Trưng, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Theo ông Hồ Chương - Phụ trách Khu vực Miền Bắc - cho biết Toà nhà này Công ty cổ phần Mai Linh mua từ năm 2005 với giá 15 tỷ đồng. Hiện nay trong “Gia đình Mai Linh” gồm có 78 công ty hoạt động độc lập trên 40 tỉnh thành trong cả nước với khoảng hơn 7.000 người làm việc. - Lãnh đạo Tập đoàn Mai Linh là ông Hồ Huy - Chủ tịch Hội đồng quản trị, sinh năm 1955. Ông đã từng có hơn 20 năm kinh nghiệm trong việc điều hành và quản lý vận chuyển hành khách, cơ khí ô tô. Về quá trình công tác: ông Huy nguyên là chiến sĩ trinh sát Trung đoàn 68 - Sư đoàn 304, đã từng tham gia chiến đấu tại nhiều chiến trường, sau đó ông trở thành lưu học sinh tại Liên Xô, phiên dịch tại Tiệp Khẵc 9 năm. Trở về Việt nam ông Huy cùng đồng đội góp vốn thành lập Công ty cổ phần Mai Linh với mục đích cùng đồng đội năm xưa và những đồng đội hôm nay xây dựng một doanh nghiệp vừa đóng góp cho sự phát triển ngành giao thông vận tải vừa giúp đỡ những người lính và con cháu của họ từ các mặt trận trở về có công ăn việc làm ổn định. Hiện nay, ngoài cương vị là Chủ tịch hội đồng quản trị Công ty cổ phần Mai Linh, ông Huy còn giữ nhiều trọng trách khác nhau như: Uỷ viên Hội đồng nhân dân khoá VIII tại Quận 1 Tp. Hồ Chí Minh, Uỷ viên ban chấp hành Hội chữ thập đỏ Tp. Hồ Chí Minh, Phó Chủ tịch hiệp hội Taxi Việt Nam. - Phụ trách Khu vực phía Bắc của Tập đoàn Mai Linh là ông Hồ Chương - em trai ruột của ông Huy - sinh năm 1956. Ông Chương trước đây học Đại học Luật Hà Nội, sau đó có học thêm về quản lý Kinh tế tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân và du học tại Tiệp Khắc 6 năm. Về nước ông Chương đã công tác tại nhiều công ty lớn như: Công ty Thủy sản Sầm Sơn - Thanh Hóa, Công ty Vật liệu xây dựng và lâm sản, Công ty Thái Sơn - Bộ Quốc Phòng. - Ngoài ra, Công ty cổ phần Mai Linh còn có một bộ phận lớn các cán bộ có trình độ, tốt nghiệp thạc sỹ, tiến sỹ trong và ngoài nước, hoặc tốt nghiệp các chương trình đào tạo quốc tế như Fullbright… b. Tình hình hoạt động của Công ty cổ phần Mai Linh Hà Nội: - Công ty cổ phần Mai Linh Hà Nội được thành lập từ giữa năm 2001, trụ sở hiện nay được đặt tại số 370 phố Trần Khát Chân, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Công ty đã ký hợp đồng thuê nhà với chủ nhà thời hạn là 10 năm kể từ ngày 15/04/2004 với giá thuê là 1.000 USD/tháng. Kể từ khi thành lập đến nay (khoảng 9 năm), Công ty cổ phần Mai Linh Hà Nội chỉ kinh doanh duy nhất dịch vụ vận chuyển hành khách bằng taxi. Công ty cổ phần Mai Linh Hà Nội đã chứng tỏ là một trong những đơn vị xuất sắc của tập đoàn Mai Linh và đã được BVQI cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn ISO 9001 :2000 trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ vận chuyển bằng taxi từ 28/09/2006. - Cơ cấu của Công ty tương đối chặt chẽ, đứng đầu là Hội đồng Quản trị, 01 Giám đốc điều hành quản lý trực tiếp các Phòng Tài chính - Kế toán, Phòng Kinh doanh và Nghiên cứu đầu tư phát triển, Phòng Quản lý Nguồn nhân lực, Phòng Kỹ thuật và 01 Phó Giám đốc hỗ trợ quản lý mảng điều hành hoạt động taxi. Tổng số nhân viên của Công ty hiện nay có khoảng 720 người, trong đó có 70 nhân viên văn phòng, 27 nhân viên tổng đài và 623 lái xe. - Văn phòng điều hành xe của Công ty được đặt tại tầng 6 trụ sở Công ty, có 4 điểm đỗ xe ô tô tại các phố Trần Nhật Duật, Nguyễn Văn Huyên, Cổ Tân, Trần Khánh Dư. Ngoài ra, Công ty có văn phòng tại số 2 Lê Phụng Hiểu và trên đường Nguyễn Văn Huyên để làm nơi mà lái xe giao ca và có thể nộp tiền hoặc giao dịch với bên điều hành. Hiện nay Công ty có 3 tổng đài điều hành, trong đó đối với xe Toyota là tổng đài: 8 222 666 và 8 222 555, còn đối với xe Matiz là 8 61 61 61. Việc bảo dưỡng xe định kỳ được thực hiện tại xưởng chung của Công ty cổ phần Mai Linh Thăng Long tại Trung Kính, Hà Nội. - Theo bảng kê về phương tiện vận tải của Công ty tại thời điểm đầu tháng 08/2009 thì Công ty có 271 xe bao gồm: 2 xe KIA, 05 xe Toyota Corolla, 05 xe Toyota Zace, 28 xe Mitsubishi Jolie, 61 xe Toyota Vios, 170 xe Daewoo Matiz. Các xe này đều mang logo của Mai Linh với nhãn hiệu: M - taxi, Deluxe, và VN taxi. Đến hết tháng 12/2009, Công ty đã đầu tư thêm 50 xe ô tô Toyota Vios (vay vốn tại VPBank Hà Nội) đưa tổng số xe của Công ty đến nay lên thành 321 xe. - Thị trường hoạt động chính của Công ty là tại địa bàn Hà Nội, với các quận chính là quận Thanh Xuân, quận Hai Bà Trưng và quận Hoàn kiếm. Công suất khai thác xe của Công ty là tương đối lớn, theo Giám đốc và kế toán trưởng Công ty cho biết: mỗi ngày các xe Công ty thường hoạt động liên tục 2 ca, có nhiều xe gồm 2 lái xe lái thay phiên, ngoài ra còn có một số lái xe dự phòng. Mức lương khoán cho các lái xe trung bình khoảng 3 triệu đồng, chiếm khoảng 42 - 48%doanh thu, trong đó đã bao gồm tiền xăng dầu. Các lái xe của Công ty đều phải ký quỹ để đảm bảo trách nhiệm khi nhận vào làm tại Công ty, thông thường mức ký quỹ là 5 triệu đối với xe Matiz và 8 triệu đối với xe Toyota. Tuy nhiên, các lái xe của Công ty đều bị phạt bồi thường trường hợp nếu gây ra tai nạn ảnh hưởng đến phương tiện kinh doanh. Điều này cho thấy công tác quản lý, điều hành đội xe của Công ty tương đối chặt chẽ và có hiệu quả cao. Nhìn chung, tình hình hoạt động của Công ty trong giai đoạn hiện nay tương đối ổn định và có nhiều tiềm năng phát triển trong thời gian tới. 1.3.2. Giới thiệu về dự án  Tên dự án: ĐẦU TƯ PHƯƠNG TIỆN KINH DOANH TAXI  Chủ đầu tư: CÔNG TY CỔ PHẦN MAI LINH HÀ NỘI  Hình thức đầu tư: Đầu tư mới xe ô tô để nâng cao chất lượng kinh doanh Taxi trên địa bàn thành phố Hà Nội.  Hạng mục đầu tư : - 80 xe ô tô Vios Limo (5 chỗ) - Máy bộ đàm, máy tính tiền  Tổng mức đầu tư : 28,088 tỷ đồng Trong đó : - Vốn tự có :7,022 tỷ đồng - Vốn vay Techcombank HBT : 21,066 tỷ đồng  Thời gian vay vốn : 05 năm  Tài sản đảm bảo : Toàn bộ 80 xe ô tô Vios hình thành từ vốn vay Techcombank HBT và quyền thụ hưởng toàn bộ bảo hiểm vật chất của các xe trên trong suốt thời hạn vay vốn. 1.3.3. Nội dung thẩm định dự án 1.3.3.1. Thẩm đinh khách hàng a. Thẩm định tư cách pháp lý của chủ đầu tư : Công ty cổ phần Mai Linh Hà Nội Công ty cổ phần Mai Linh Hà Nội là một trong những doanh nghiệp hạch toán độc lập thuộc Tập đoàn Mai Linh. Công ty hoạt động kinh doanh theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103000336 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp ngày 14/05/2001, thay đổi lần thứ 3 vào ngày 06/10/2004. Trước đây, khi bắt đầu thành lập Công ty, Công ty có tên là Công ty TNHH Mai Linh Hà Nội, giấy chứng nhận số 0102001845 do Phòng Đăng ký kinh doanh Hà Nội cấp ngày 21/02/2001, sau đó đến ngày 14/05/2001 mới chuyển thành Công ty cổ phần Mai Linh - Hà Nội. Hiện nay trụ sở chính đồng thời cũng là văn phòng làm việc của Công ty cổ phần Mai Linh - Hà Nội đặt tại số 370, phố Trần Khát Chân, Phường Thanh Nhàn, Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội. Hoạt động chính của Công ty hiện nay là: kinh doanh vận chuyển hành khách bằng xe Taxi và vận chuyển hành khách đường dài… Theo Đăng ký kinh doanh của Công ty thì Công ty được thành lập bởi 05 cổ đông sáng lập, gồm: 1. Công ty cổ phần Mai Linh (Đại diện: bà Hồ Thị Phượng) - Địa chỉ: 64-68 Hai Bà Trưng, Phường Bến Nghé, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh: giữ 648.395 cổ phần (chiếm 61% tổng số cổ phần); 2. Ông Phạm Bình Minh - Địa chỉ: 10/56 ngõ Giáp Bát, phường Giáp Bát, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội: đã rút; 3. Ông Hồ Huy - Địa chỉ: số 270/35 Hồ Văn Huê, Phường 9, Quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh: giữ 235.780 cổ phần (chiếm 22% vốn điều lệ); 4. Ông Hoàng Thanh Tùng - Địa chỉ: 310 Bến Vân Đồn, phường 2, Quận 4, Tp. Hồ Chí Minh: đã rút; 5. Các cổ đông khác: giữ 176.835 cổ phần (chiếm 17% tổng số cổ phần). Hội đồng quản trị của Công ty cổ phần Mai Linh - Hà Nội đã nhất trí vay vốn tại Techcombank HBT; đồng thời nhất trí uỷ quyền toàn bộ cho ông Nguyễn Huy Vinh - Giám đốc điều hành Công ty ký kết các hợp đồng và giấy tờ liên quan đến vấn đề vay vốn tại Techcombank HBT Giám đốc điều hành: Ông Nguyễn Huy Vinh sinh năm 1953 tại Quảng Châu, Quảng Xương, Thanh Hoá. Ông Vinh đã từng tham gia “Chương trình đào tạo giám đốc doanh nghiệp” tại Trường Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh”. Về quá trình công tác, ông Vinh đã từng làm Sỹ quan chỉ huy trong Quân đội 12 năm kể từ năm 1972; sau đó từ năm 1984 đến năm 1996, ông Vinh làm Đội trưởng đội xe thuộc Nhà nghỉ Sầm Sơn - Tổng Công đoàn Việt Nam. Trong giai đoạn 1996 - 2004, ông Vinh tham gia vào Công ty cổ phần Mai Linh - Tp Hồ Chí Minh và giữ chức vụ Giám đốc tại Bình Dương và Huế. Đến tháng 9/2004, ông được bổ nhiệm làm Giám đốc Công ty cổ phần Mai Linh Hà Nội theo Quyết định số 0037/QĐBN-MLHR ngày 10/08/2004 do Chủ tịch Hội đồng Quản trị - ông Hồ Huy ký. Ông Vinh có vợ là bà Nguyễn Thị Danh, hiện bà Danh cũng đang làm việc tại Công ty cổ phần Mai Linh - Thành phố Hồ Chí Minh thuộc Tập đoàn Mai Linh. Hiện nay ông Vinh đang thuê nhà ở tại số 4, ngách 15, ngõ 85, phố 8-3, Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội. Kế toán trưởng: Kế toán trưởng của Công ty cổ phần Mai Linh Hà Nội là ông Trần Đức Cường. Ông Cường sinh năm 1978, đã từng tốt nghiệp Đại học Tài chính. Ông Cường đã từng tham gia lớp đào tạo kế toán trưởng, lớp nâng cao nghiệp vụ quản lý, lớp đào tạo cơ bản về thị trường chứng khoán và lớp đào tạo hệ thống quản lý chất lượng BVQI. Năm 2003, ông Cường làm kế toán cho Công ty cổ phần Mai Linh Hà Nội và chính thức giữ chức kế toán trưởng của Công ty từ tháng 10/2006. Như vậy: Công ty cổ phần Mai Linh Hà Nội có đầy đủ tư cách pháp lý để quan hệ vay vốn tại Techcombank và ông Nguyễn Huy Vinh là người đại diện hợp pháp của Công ty. b. Tình hình tài chính của Công ty: Các báo cáo tài chính năm 2008 và 2009 dưới đây của Công ty đã được Công ty cổ phần Kiểm toán và tư vấn tài chính kế toán (AFC) – chi nhánh Hà Nội (đơn vị này được chuyển đổi từ đơn vị kinh tế trực thuộc DNNN : Chi nhánh Công ty kiểm toán và tư vấn tài chính kế toán Sài Gòn, ĐKKD số 0116000098 cấp ngày 17/05/1997 tại Hà Nội ; đại diện trước pháp luật là bà Đỗ Thị ánh Tuyết) thực hiện kiểm toán : Bảng 4 : BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Đơn vị: VND CHỈ TIÊU 31/12/2007 31/12/2008 30/11/2009 A TÀI SẢN NGẮN HẠN 11,928,539,440 22,622,489,074 24,950,143,958 I Tiền 726,895,329 1,488,966,044 541,872,510 1 Tiền mặt tại quỹ và tiền gửi ngân hàng 726,895,329 1,488,966,044 541,872,510 II Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 205,000,000 200,000,000 200,000,000 1 Đầu tư chứng khoán ngắn hạn 205,000,000 200,000,000 200,000,000 III Các khoản phải thu 10,355,779,688 18,697,571,429 23,862,104,965 1 Phải thu của khách hàng 1,891,827,062 4,308,165,093 3,268,209,497 5 Các khoản phải thu khác 8,474,821,267 14,400,274,977 20,604,764,109 6 Dự phòng khoản thu khó đòi -10,868,641 -10,868,641 -10,868,641 IV Hàng tồn kho 23,019,492 V Tài sản ngắn hạn khác 640,864,423 2,235,951,601 323,146,991 1 Chi phí trả trước ngắn hạn 346,279,096 529,367,495 323,146,991 2 Các khoản thuế phải thu 294,585,327 1,706,584,106 B TÀI SẢN DÀI HẠN 21,789,860,855 57,135,551,921 49,547,099,065 I Các khoản phải thu dài hạn 30,000,000 280,000,000 280,000,000 1 Phải thu dài hạn khác 30,000,000 280,000,000 280,000,000 II Tài sản cố định 21,560,452,505 56,407,797,789 48,819,344,933 1 Tài sản cố định hữu hình 12,454,914,433 28,948,875,348 25,422,942,999 - Nguyên giá 14,988,443,539 33,433,937,612 33,526,655,692 - Giá trị hao mòn luỹ kế -2,533,529,106 -4,485,062,264 -8,103,712,693 2 TSCĐ thuê tài chính 6,807,126,120 25,160,510,489 21,038,601,934 - Nguyên giá 14,494,722,380 32,161,843,299 27,563,973,339 - Giá trị hao mòn luỹ kế -7,687,596,260 -7,001,332,810 -6,525,371,405 3 Tài sản cố định vô hình 2,298,411,952 2,298,411,952 2,357,800,000 IV Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 1,000,000 1,000,000 1,000,000 3 Đầu tư dài hạn khác 1,000,000 1,000,000 1,000,000 V Tài sản dài hạn khác 198,408,350 446,754,132 446,754,132 3 Chi phí trả trước dài hạn 198,408,350 446,754,132 446,754,132 TỔNG TÀI SẢN 33,718,400,295 79,758,040,995 74,497,243,023 A NỢ PHẢI TRẢ 25,333,532,904 66,733,139,845 59,276,873,243 I Nợ ngắn hạn 9,861,357,400 39,413,603,616 38,655,753,424 1 Vay và nợ ngắn hạn 3,639,350,000 29,340,189,114 29,352,878,114 2 Phải trả cho người bán 1,048,733,126 4,489,156,498 1,002,832,385 4 Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 292,616,792 208,656,411 72,260,356 5 Phải trả công nhân viên 666,375,797 909,389,710 118,951,987 6 Chi phí phải trả 252,098,538 576,806,407 1,340,237,779 7 Các khoản phải trả, phải nộp khác 3,962,183,147 3,889,405,476 6,768,592,803 II Nợ dài hạn 15,472,175,504 27,319,536,229 20,620,119,819 4 Vay và nợ dài hạn 15,472,175,504 27,319,536,229 20,620,119,819 B NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 8,384,867,391 13,024,901,150 15,221,369,780 I Vốn chủ sở hữu 8,384,867,391 13,024,901,150 15,221,369,780 1 Vốn đầu tư của chủ sở hữu 6,800,839,083 11,020,839,083 11,789,000,000 9 Lợi nhuận chưa phân phối 1,584,028,308 2,004,062,067 3,432,369,780 TỔNG NGUỒN VỐN 33,718,400,295 79,758,040,995 74,497,243,023 Bảng 5: BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH Đơn vị : VND TT Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 11 tháng đầu năm 2009 1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dv 27,557,219,482 40,096,299,031 46,603,641,611 2 Các khoản giảm trừ 160,000 + Giảm giá 160,000 3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 27,557,059,482 40,096,299,031 46,603,641,611 4 Giá vốn hàng bán 20,857,200,393 30,187,161,636 38,912,960,196 5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 6,699,859,089 9,909,137,395 7,690,681,415 6 Doanh thu hoạt động tài chính 14,499,147 42,899,156 405,216,346 7 Chi phí hoạt động tài chính 2,560,983,821 5,009,291,171 4,390,297,481 8 Chi phí bán hàng 422,986,005 55,127,068 64,235,447 9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 2,580,223,056 2,747,145,155 2,678,471,426 10 Lợi nhuận thuần từ HĐKD 1,150,165,354 2,140,473,157 962,893,407 11 Thu nhập khác 2,981,464,253 9,990,380,352 4,238,493,189 12 Chi phí khác 3,203,839,686 10,755,572,258 2,867,877,203 13 Lợi nhuận khác -222,375,433 -765,191,906 1,370,615,986 14 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 927,789,921 1,375,281,251 2,333,509,393 15 Thuế TNDN 259,781,178 385,078,750 653,382,630 16 Lợi nhuận sau thuế TNDN 668,008,743 990,202,501 1,680,126,763 Bảng 6: CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH CHỈ TIÊU 31/12/2007 31/12/2008 30/11/2009 Các chỉ số khả năng thanh toán Tỷ suất thanh toán hiện hành 1.21 0.57 0.65 Tỷ suất thanh toán nhanh 0.09 0.04 0.02 Tỷ lệ các khoản p.thu so với phải trả 0.41 0.28 0.41 Chỉ tiêu đòn cân nợ Hệ số nợ 75.13% 83.67% 79.57% Khả năng sinh lời ROE 8.0% 7.6% 11.0% DT thuần / Vốn CSH 329% 308% 306% LN trước thuế / DT thuần 3.4% 3.4% 5.0% ROA 2.0% 1.2% 2.3% Hiệu quả sử dụng tài sản Hiệu suất sử dụng tài sản 0.82 0.50 0.63 Sức sản xuất của TSCĐ 86.7% 59.1% 73.5% Cơ cấu vốn Tỷ suất tự tài trợ 0.25 0.16 0.20 Tổng vốn dài hạn / Tổng tài sản dài hạn 1.11 0.72 0.73 Nhận xét: Về kết quả kinh doanh: - Theo báo cáo kết quả kinh doanh do Công ty cung cấp thì tình hình kinh doanh của Công ty đang ngày càng phát triển. Doanh thu thuần của Công ty năm 2009 tăng 45,5% so với năm 2008 và lợi nhuận trước thuế tăng hơn 48% năm 2008. Tổng doanh thu của Công ty bao gồm doanh thu từ dịch vụ taxi (thường chiếm từ 92 – 96% tổng doanh thu), doanh thu từ dịch vụ cho thuê tài sản (chiếm khoảng 3- 7%), và doanh thu từ các dịch vụ khác như sửa chữa, quảng cáo… (chiếm khoảng 1 – 2%). - Về các khoản thu nhập bất thường và chi phí bất thường, theo ông Vinh và ông Cường cho biết: đây là các khoản tiền do thanh lý các xe ô tô cũ. Qua các thuyết minh báo cáo tài chính có thể thấy lượng tài sản cố định hữu hình của Công ty trong năm 2009 được đầu tư và thanh lý đáng kể, phát sinh có trong kỳ phản ánh số lượng xe thanh lý vào khoảng 11,4 tỷ đồng, đồng thời tái đầu tư là 27,3 tỷ đồng. Ngoài ra các khoản chi phí bất thường còn là khoản chi bồi thường bảo hiểm tại nạn và chi phí từ việc thanh lý TSCĐ. Về nguồn vốn: - Theo báo cáo tài chính tại thời điểm 30/11/2009 do Công ty cung cấp thì : Hệ số nợ = Nợ phải trả / Tổng nguồn vốn = 79,5% - Nợ phải trả của Công ty chủ yếu được hình thành từ các khoản vay nợ ngắn hạn và dài hạn, trong đó vay nợ ngắn hạn năm 2009 chiếm hơn 49% và vay nợ dài hạn chiếm gần 35% tổng nợ phải trả; còn lại là các khoản phải trả người bán và phải trả phải nộp khác chiếm gần 16% tổng nợ phải trả. - Vay ngắn hạn kinh doanh của Công ty hơn 18 tỷ đồng. Theo bảng kê chi tiết do Công ty cung cấp thì đây chủ yếu là các khoản Công ty huy động của gần 90 các cán bộ nhân viên của Công ty và các cá nhân quen biết ngoài Công ty, các khoản vay này thường là từ một vài chục triệu đến 1,2 tỷ đồng (có danh sách theo dõi kèm theo hồ sơ). Theo ông Vinh, giám đốc Công ty, và ông Cường, kế toán trưởng của Công ty cho biết thì đây thực chất là những khoản vốn mà các cá nhân trên góp vào kinh doanh, song do Công ty hiện chưa có chính sách phát hành cổ phiếu ra ngoài để huy động vốn nên hạch toán những khoản này vào vay ngắn hạn. Qua trao đổi với lãnh đạo Công ty được biết trong thời gian tới Công ty sẽ chính thức phát hành cổ phiếu để huy động vốn góp kinh doanh. - Theo báo cáo tài chính của Công ty thì vay và nợ dài hạn đến thời điểm cuối tháng 11/2009 là khoảng 20,62 tỷ đồng và vay nợ ngắn hạn là hơn 29 tỷ đồng. Tuy nhiên, thực tế theo báo cáo chi tiết về vay nợ của Công ty thì khoản vay của Công ty đến cuối tháng 11/2009 thì tổng các khoản vay nợ của Công ty là 47,9 tỷ đồng, trong đó vay dài hạn là 14,9 tỷ đồng và nợ thuê tài chính dài hạn là hơn 13 tỷ đồng, cụ thể: + Dư nợ tại VPBank Hà Nội là: 3,628 tỷ đồng + Dư nợ tại Techcombank HBT là: 11,308 tỷ đồng; + Thuê mua tài chính tại Cty cho thuê tài chính NH Ngoại thương VN là: 6,809 tỷ đồng; + Thuê mua tài chính tại Cty cho thuê tài chính NH ĐT&PT VN là: 6,223 tỷ đồng Các khoản vay và thuê mua tài chính trên đều có tài sản bảo đảm là xe ô tô. Theo các hợp đồng tín dụng của Công ty tại các tổ chức tín dụng nói trên thì hàng tháng Công ty phải trả nợ dưới hình thức trả góp và thuê mua tài chính đối với các tổ chức tín dụng nói trên số tiền bình quân khoảng 1.100 triệu cả tiền gốc và lãi (chưa kể gốc và lãi tại Techcombank). Theo thông tin tìm hiểu được thì tình hình trả nợ của Công ty là bình thường, hiện không có phát sinh nợ quá hạn tại các tổ chức tín dụng nào - Theo báo cáo chi tiết phải trả của Công ty đến tháng 11/2009 thì chiếm chủ yếu trong khoản mục này là phải trả các đơn vị thành viên trong cùng hệ thống 4,155 tỷ đồng (bao gồm Cty CP Mai Linh TPHCM: 1,343 tỷ đồng; Cty CP dịch vụ Thăng Long: 731 triệu đồng; Cty Mai Linh Đà Nẵng: 707 triệu đồng…và các đơn vị khác thuộc hệ thống Mai Linh trên cả nước, bình quân phải trả cho mỗi đơn vị cùng hệ thống này 129,8 triệu đồng). Theo lãnh đạo Công ty cho biết phải trả trong nội bộ hệ thống của Công ty Mai Linh Hà Nội thường là trong trường hợp khách hàng mua thẻ đi xe tại Hà Nội nhưng lại đi xe Mai Linh tại các tỉnh khác, như vậy Công ty Mai Linh - Hà Nội sẽ phải trả lại tiền cho công ty Mai Linh tại các tỉnh có khách sử dụng thẻ. Ngoài ra, khoản mục này cũng bao gồm các khoản trả trước của khách hàng 730 triệu đồng, theo Công ty cho biết thì đây là khoản thanh lý xe ô tô mà khách hàng chưa lấy hoá đơn. Một phần lớn là các khoản phải trả cho người bán PTVT, thiết bị vật tư: 5,474 triệu đồng (trong đó có đến 4,97 tỷ đồng là phải trả cho Công ty liên doanh Toyota Thăng Long cho lô 50 xe ô tô đầu tư tháng 11/2009 và tháng 12/2009 vừa qua); phải trả xăng dầu: 495 triệu đồng; phải trả các dịch vụ khác 222 triệu đồng (dịch vụ kiểm toán, sở hữu trí tuệ, phát sóng tần số…); và 385 triệu đồng tiền các cá nhân gửi tiết kiệm tại Công ty. Về tài sản: - Do đặc thù hoạt động kinh doanh của Công ty nên TSCĐ luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tài sản của Công ty (bình quân khoảng 70% tổng tài sản), chủ yếu là giá trị của 321 xe taxi hiện có mà Công ty đang kinh doanh (trong đó, tỷ lệ TSCĐ hữu hình của Công ty và TS thuê tài chính của Công ty xấp xỉ ngang nhau, khoảng 21 – 26 tỷ đồng). Trong tổng số 321 xe của Công ty thì có 133 xe thuê mua tài chính, 153 xe vay ô tô mua bằng vốn vay, và 35 xe mua bằng vốn tự có. Ngoài ra, Công ty còn có khoản TSCĐ vô hình khoảng 2,3 tỷ đồng, theo thuyết minh báo cáo tài chính của Công ty thì đây chính là khoản chi phí thành lập doanh nghiệp; song không có hóa đơn chứng từ nên Công ty hạch toán vào giá trị thương hiệu “MAILINH” theo Biên bản bàn giao ngày 31/07/2001 giữa Công ty TNHH Du lịch Thương mại và Vận tải hành khách Mai Linh - Chi nhánh Hà Nội và Công ty cổ phần Mai Linh - Hà Nội. - Khoản phải thu khách hàng của Công ty theo Kế toán trưởng Công ty cho biết chính là các khoản phải thu từ những khách hàng đi xe taxi bằng các loại thẻ của Công ty Mai Linh và các thẻ do Mai Linh liên kết với các ngân hàng khác. Theo bảng kê của Công ty thì lượng khách hàng đi xe thường xuyên bằng thẻ của Mai Linh có 679 khách hàng, trong đó chủ yếu là các tổ chức. Ngoài ra, theo bảng kê chi tiết phải thu của Công ty thì phải thu chủ yếu là từ 21 Công ty thành viên trong tập đoàn Mai Linh (hơn 15 tỷ đồng), bao gồm: Cty Mai Linh HCM: 7,68 tỷ đồng; Cty Mai Linh Thăng Long: 2,6 tỷ đồng; Chi nhánh Cty Mai Linh Miền Bắc: 1,4 tỷ đồng…, khoản phải thu bình quân từ mỗi đơn vị thành viên này là khoảng 714 triệu đồng. Theo Kế toán trưởng Công ty cho biết do việc thuê xe lẫn nhau giữa các chi nhánh trong hệ thống nên đã phát sinh các khoản phải thu này, ví dụ đối với xe Matiz bình quân khoảng 5,5 triệu/tháng, xe Vios là 7 triệu/tháng, xe Zace là 8 triệu/tháng. Việc điều chuyển xe từ Mai Linh Hà Nội thường cho các đơn vị Mai Linh mới thành lập tại tỉnh ngoài hoặc trong các dịp vào mùa du lịch, lượng khách hàng tại các tỉnh khác tăng đột biến. Qua trao đổi với lãnh đạo Công ty được biết tình hình chuyển vốn nội bộ trong hệ thống qua các khoản phải thu phải trả của các đơn vị thành viên của tập đoàn Mai Linh là thường xuyên, và theo báo cáo của Công ty thì (phải thu nội bộ – phải trả nội bộ) = 11 tỷ đồng, điều này cho thấy Công ty đang bị các đơn vị thành viên khác chiếm dụng vốn. Các khoản phải thu còn lại phần lớn là các khoản cho cán bộ Công ty vay, phải thu của lái xe và tạm tứng. - Ngoài ra, Công ty còn có các khoản chi phí trả trước và chi phí chờ kết chuyển (gồm chi phí mua bảo hiểm, phí và lệ phí, các khoản hao hụt và khấu hao, chi phí xăng dầu trả trước và tiền đặt cọc mua xe…). Kết luận: Tình hình tài chính nói chung là bình thường, các chỉ số tài chính phản ánh khá gần với hoạt động thực tế của Công ty. c. Thẩm định quan hệ của chủ đầu tư với các tổ chức tín dụng  Quan hệ với Techcombank: - Đây là lần thứ ba Công ty cổ phần Mai Linh Hà Nội đặt quan hệ tín dụng với Techcombank. Hai khoản vay hiện tại của Công ty tại Techcombank HBT hiện nay đều là các khoản vay trung hạn để đầu tư dự án kinh doanh taxi, cụ thể: Bảng 7: Quan hệ tín dụng với Techcombank: HĐTD Ngày vay Thời hạn (tháng) ST vay (VND) Dư nợ (VND) TSBĐ G00516706 27/09/2008 36 11.661.000.000 6.962.975.666 - 68 xe ô tô Matiz hình thành từ vốn vay - Nhà đất tại 370 Trần Khát Chân, Hà Nội G0630216.01-11/06 13/11/2009 60 15.000.000.000 14.745.000.000 - 50 xe ô tô Vios hình thành từ vốn vay. - Nhà đất tại 370 Trần Khát Chân, Hà Nội Tổng cộng 26.661.000.000 21.707.975.666 Trong quá trình quan hệ tín dụng với Techcombank, Công ty đều trả gốc và lãi đầy đủ, luôn tỏ ra là khách hàng nghiêm túc và có uy tín của Techcombank.  Quan hệ với các tổ chức tín dụng khác: - Theo thông tin tra cứu từ CIC ngày 19/01/2009 thì ngoài Techcombank HBT, Công ty cổ phần Mai Linh Hà Nội hiện còn có quan hệ tín dụng tại 3 TCTD khác với tổng dư nợ là 15,866 tỷ đồng, trong đó dư nợ vay vốn trung hạn là 3,386 tỷ đồng tại NH VPBank chi nhánh Hà Nội, và dư nợ thuê tài chính là 12,48 tỷ đồng tại Cty cho thuê TC NH ĐT&PT Việt Nam và Cty cho thuê TC NH Ngoại thương. Như vậy, tình hình quan hệ tín dụng của Công ty cụ thể như sau: Bảng 8: Tình hình quan hệ tín dụng của công ty STT Ngân hàng ST vay Ngày vay Thời hạn ST gốc phải trả (VND/tháng) 1 Cty cho thuê TC NH ĐT&PT VN 5,974,381,000 28/02/2008 48 352,000,000 2 Cty cho thuê TC NHNT VN 6,657,561,352 23/06/2008 60 152,269,600 3 VPBank Hà Nội 8.270.000.000 VND 22/02/2005 36 242,918,000 4 Techcombank HBT 11,661,000,000 VND 27/09/2005 36 290,000,000 15,000,000,000 VND 13/11/2006 60 251,000,000 Tổng cộng 34,931,000,000 VND 1,288,187,600 Qua tìm hiểu thì tình hình trả nợ cho các TCTD này của Công ty cổ phần Mai Linh Hà Nội vẫn bình thường và Công ty chưa phát sinh nợ quá hạn tại bất cứ tổ chức nào. 1.3.3.2. Tài sản đảm bảo Công ty cổ phần Mai Linh Hà Nội dự định dùng tài sản bảo đảm cho khoản vay này là toàn bộ 80 xe ô tô Vios Limo hình thành từ vốn vay cùng toàn bộ quyền thụ hưởng BHVC xe trong thời gian vay. Theo Hợp đồng mua bán xe ô tô số 1246/2008/HĐMB ngày 03/01/2008 với Công ty CP Toyota Thăng Long thì trị giá của 80 chiếc xe trên là 26.049.792.000 VNĐ. Theo Quyết định của TGĐ Techcombank ngày 14/06/2009 thì tài sản trên có thể đảm bảo cho khoản vay tối đa là 18.234.854.400 VND, tương đương 70% giá trị xe, và 66% tổng vốn đầu tư dự án. Như vậy, tài sản là 80 xe trên có thể đảm bảo cho khoản vay tối đa là 18.235 triệu đồng.. 1.3.3.3 Thẩm định khía cạnh thị trường của dự án Dự án đầu tư phương tiện kinh doanh dịch vụ taxi với dòng xe chất lượng cao trên thị trường Hà Nội vào thời điểm hiện nay có tính thực tiễn cao do: - Thứ nhất, mức sống của dân cư thủ đô đang ngày càng được nâng cao, nhu cầu đi lại của người dân Hà Nội đang tăng, song hệ thống giao thông và cơ sở hạ tầng trong thủ đô vẫn còn là vấn đề bức xúc. Vì vậy, việc phát triển phương tiện giao thông cá nhân là xe ô tô vẫn còn nhiều hạn chế. Hơn nữa, giá xe ô tô “trên trời” như hiện nay càng khiến nhu cầu sở hữu riêng một chiếc xe ô tô của người dân Hà Nội vẫn còn chưa phát triển. Trong khi đó, nhu cầu đi lại bằng taxi đang là xu hướng thịnh hành và ngày càng tăng. Theo thống kê, mỗi năm, xe taxi phục vụ bình quân hơn 30 triệu lượt khách, điều này cho thấy phương tiện này đã dần khẳng định được vai trò của mình. Theo số liệu thống kê của Sở Giao thông công chính Hà Nội thì số lượng taxi đang hoạt động chính thức và không chính thức trên địa bàn Hà Nội đến thời điểm tháng 11/2009 có khoảng 6.000 xe trên tổng số khoảng 45 đơn vị hoạt động taxi (theo – trang báo Giao thông vận tải ngày 01/11/2009). Tuy nhiên, theo thống kê của Hiệp hội taxi Hà Nội thì đến nay trên địa bàn Hà Nội chính thức có 38 đơn vị hoạt động kinh doanh dịch vụ taxi với 2.692 xe (2.356 xe 4 chỗ và 336 xe 7 chỗ, ngoài ra còn có hàng nghìn “taxi dù” (theo www.vnexpress.net ngày 04/01/2010). Ngoài ra, nhu cầu thuê xe để chuyên chở cán bộ của các đơn vị, tổ chức trong địa bàn Hà Nội và các khu công nghiệp xung quanh Hà Nội có xu hướng tăng do tính tiện lợi của nó: đó là giảm chi phí lương lái xe, giảm chi phí điểm đỗ xe, chi phí trong việc không sử dụng hết công suất xe… - Thứ hai, với việc gia nhập WTO và thực hiện các cam kết trong các đợt đàm phán song phương, đa phương cũng như cam kết mở cửa AFTA, Việt Nam đang được đánh giá là địa điểm đầu tư hấp dẫn mới của các tổ chức và cá nhân nước ngoài. Việc này đem đến cho thị trường kinh doanh vận chuyển bằng taxi một lượng khách hàng là người nước ngoài có nhu cầu về chất lượng dịch vụ và chất lượng phục vụ cao. Ngoài lượng khách nước ngoài đến du lịch, Hà Nội sẽ còn đón tiếp nhiều khách nước ngoài đến công tác và lưu trú dài ngày. Vì vậy, việc đi lại bằng các phương tiện taxi đặc biệt là của các hãng taxi danh tiếng, chất lượng phục vụ tốt sẽ là sự lựa chọn hàng đầu của đối tượng này. Do đó, có thể nói thị trường khách hàng là người nước ngoài sẽ có nhiều tiềm năng phát triển trong thời gian rất gần. - Thứ ba, với chính sách thiết chặt việc sử dụng công sản, Chính phủ qui định rõ chỉ một số các quan chức cấp cao được sử dụng xe công, còn lại đều phải sử dụng dịch vụ. Nhà nước không thành lập các Công ty quản lý xe mà yêu cầu các quan chức đi lại sử dụng dịch vụ theo cơ chế thị trường. Chính sách này đã được xem xét và nằm trong qui định tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng phương tiện đi lại trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, Công ty nhà nước đã được Bộ tài chính hoàn tất trình Chính phủ ban hành để áp dụng từ đầu năm 2007 (theo Thời báo kinh tế Việt Nam – ngày 12/10/2006). Như vậy, dịch vụ taxi chất lượng cao có thể khai thác thị trường khách hàng là các quan chức, lãnh đạo, quản lý của các cơ quan này và đây có nhiều tiềm năng sẽ trở thành khách hàng quen thuộc và thường xuyên. Như vậy, có thể thấy đối tượng khách hàng có nhu cầu sử dụng phương tiện taxi chất lượng cao đang ngày càng đa dạng và đang có xu hướng tăng cao trong địa bàn thủ đô Hà Nội, và thị trường taxi chất lượng cao vẫn để ngỏ cho các hãng có thể cạnh tranh hiệu quả. 1.3.4. Thẩm định khía cạnh tài chính của dự án 1.3.4.1. Thẩm định tổng vốn đầu tư và cơ cấu nguồn vốn đầu tư Trên cơ sở Dự án đầu tư của khách hàng và qua làm việc với lãnh đạo Công ty, có thể xác định cơ cấu đầu tư của dự án như sau : Bảng 9 – Hạng mục đầu tư và tổng chi phí STT Hạng mục đầu tư Đơn vị Số lượng Thành tiền 1 Xe ô tô Vios xe 80 26,049,792,000 2 Đồng hồ tính tiền bộ 80 359,520,000 3 Máy bộ đàm bộ 80 353,100,000 4 Thuế trước bạ (2% giá xe) 80 520,995,840 5 Phí bảo hiểm năm đầu (1,5% giá xe) 80 390,746,880 Tổng cộng 27,674,154,720 Bảng 10 – Cơ cấu nguồn vốn đầu tư STT Thời gian Lượng xe Số tiền đầu tư (VND) Vốn tự có (30%) Vốn vay Techcombank (70%) Tổng cộng 1 Tháng 01/2010 40 4,087,077,360 9,750,000,000 13,837,077,360 2 Tháng 02/2010 40 4,087,077,360 9,750,000,000 13,837,077,360 Tổng cộng 80 8,174,154,720 19,500,000,000 27,674,154,720 1.3.4.2.Doanh thu và Chi phí của dự án Theo tính toán của Công ty thì khi dự án hoạt động thì Công ty sẽ có các khoản chi phí và doanh thu như sau:  Về chi phí của dự án được chi ra làm hai mảng, cụ thể như sau: Chi phí hoạt động kinh doanh bao gồm các chi phí cố định và các chi phí biến đổi. Trong đó: các chi phí cố định gồm các chi phí khấu hao, chi phí bảo hiểm, chi phí sửa chữa bảo dưỡng tài sản, điểm đỗ, bến bãi và chi phí tần số và các chi phí biến đổi gồm các khoản thanh toán lương khoán cho lái xe và lãi vay ngân hàng. Chi phí quản lý Công ty: chi phí về tiền lương, thuê văn phòng, chi phí văn phòng, chi phí giao dịch đối ngoại và các chi phí khác. Bảng 11– Chi phí dự án khi đi vào hoạt động Đơn vị : VNĐ STT CHI TIẾT CHI PHÍ NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 A Chi phí hoạt động kinh doanh 17,845,551,594 17,998,442,368 16,435,201,142 16,096,954,689 15,719,880,189 15,996,621,736 I Chi phí cố định 5,643,389,094 5,781,759,868 5,920,130,642 6,196,872,189 6,196,872,189 6,473,613,736 1 Chi phí mua bảo hiểm 390,746,880 390,746,880 390,746,880 390,746,880 390,746,880 390,746,880 2 Khấu hao thiết bị (6 năm) 4,612,359,120 4,612,359,120 4,612,359,120 4,612,359,120 4,612,359,120 4,612,359,120 3 Sửa chữa, bảo dưỡng 553,483,094 691,853,868 830,224,642 1,106,966,189 1,106,966,189 1,383,707,736 4 Trang phục lái xe 34,000,000 34,000,000 34,000,000 34,000,000 34,000,000 34,000,000 5 Điểm đỗ, bến bãi 24,000,000 24,000,000 24,000,000 24,000,000 24,000,000 24,000,000 6 Phí tần số 28,800,000 28,800,000 28,800,000 28,800,000 28,800,000 28,800,000 II Chi phí biến đổi 12,202,162,500 12,216,682,500 10,515,070,500 9,900,082,500 9,523,008,000 9,523,008,000 1 Trả lương khoán lái xe 10,137,600,000 10,581,120,000 9,523,008,000 9,551,520,000 9,523,008,000 9,523,008,000 2 Lãi vay VPBank 2,064,562,500 1,635,562,500 992,062,500 348,562,500 0 0 B Chi phí quản lý 683,540,654 683,540,654 683,540,654 683,540,654 683,540,654 683,540,654 Tổng chi phí 18,529,092,248 18,681,983,022 17,118,741,795 16,780,495,343 16,403,420,843 16,680,162,390 -Phí bảo hiểm vật chất: 1.5% nguyên giá xe -Nguyên giá 80 xe là :26,049,792,000 VNĐ -Chi phí sửa chữa bảo dưỡng : Năm 1 : 2% tổng giá trị xe Năm 2 : 2.5% tổng giá trị xe Năm 3 : 3% tổng giá trị xe Năm 4, năm 5 : 4% tổng giá trị xe Năm 6 : 5% tổng giá trị xe -Trang phục lái xe :200,000/người/năm (mỗi xe 2 lái, ngoài ra có 10 lái xe dự phòng) -Phí tần số : dựa trên thông báo của Cục Tần số (tham khảo qua các hãng taxi khác) -Lương lái xe : 45% doanh thu -Chi phí quản lý tính trên cơ sở : Chi phí quản lý và bán hàng 11 tháng năm 2009 cho 321 xe là: 2,742,706,873 VNĐ Đầu tư 80 xe mới. Vậy chi phí quản lý sẽ là 683,540,654 VND -Tỷ lệ khấu hao áp dụng : 6 năm theo tiêu chuẩn của nhà nước  Về doanh thu của dự án được xác định dựa trên 5 yếu tố chính, đó là: số xe đưa vào hoạt động, khoảng cách chạy xe mỗi ngày, khoảng cách xe có chở khách, đơn giá bình quân và số ngày hoạt động trong năm. Bảng 12 – Doanh thu của dự án Đơn vị: VND Tháng Số xe hoạt động Số km chạy BQ/ngày Tỷ lệ có khách Đơn giá BQ (đ/ km) Số ngày hoạt động/năm Doanh Thu Năm 1 334 22,528,000,000 1 02/2010 40 220 50% 8,000 28 985,600,000 2 03/2010 80 220 50% 8,000 31 2,182,400,000 3 04/2010 80 220 50% 8,000 30 2,112,000,000 4 05/2010 80 220 50% 8,000 31 2,182,400,000 5 06/2010 80 220 50% 8,000 30 2,112,000,000 6 07/2010 80 220 50% 8,000 31 2,182,400,000 7 08/2010 80 220 50% 8,000 31 2,182,400,000 8 09/2010 80 220 50% 8,000 30 2,112,000,000 9 10/2010 80 220 50% 8,000 31 2,182,400,000 10 11/2010 80 220 50% 8,000 30 2,112,000,000 11 12/2010 80 220 50% 8,000 31 2,182,400,000 12 01/2011 80 220 50% 8,000 0 0 Năm 2 334 23,513,600,000 1 02/2011 80 220 50% 8,000 28 1,971,200,000 2 03/2011 80 220 50% 8,000 31 2,182,400,000 3 04/2011 80 220 50% 8,000 30 2,112,000,000 4 05/2011 80 220 50% 8,000 31 2,182,400,000 5 06/2011 80 220 50% 8,000 30 2,112,000,000 6 07/2011 80 220 50% 8,000 31 2,182,400,000 7 08/2011 80 220 50% 8,000 31 2,182,400,000 8 09/2011 80 220 50% 8,000 30 2,112,000,000 9 10/2011 80 220 50% 8,000 31 2,182,400,000 10 11/2011 80 220 50% 8,000 30 2,112,000,000 11 12/2011 80 220 50% 8,000 31 2,182,400,000 12 01/2012 80 220 50% 8,000 0 0 Năm 3 334 21,162,240,000 1 02/2012 80 220 45% 8,000 28 1,774,080,000 2 03/2012 80 220 45% 8,000 31 1,964,160,000 3 04/2012 80 220 45% 8,000 30 1,900,800,000 4 05/2012 80 220 45% 8,000 31 1,964,160,000 5 06/2012 80 220 45% 8,000 30 1,900,800,000 6 07/2012 80 220 45% 8,000 31 1,964,160,000 7 08/2012 80 220 45% 8,000 31 1,964,160,000 8 09/2012 80 220 45% 8,000 30 1,900,800,000 9 10/2012 80 220 45% 8,000 31 1,964,160,000 10 11/2012 80 220 45% 8,000 30 1,900,800,000 11 12/2012 80 220 45% 8,000 31 1,964,160,000 12 01/2013 80 220 45% 8,000 0 0 Năm 4 335 21,225,600,000 1 02/2013 80 220 45% 8,000 29 1,837,440,000 2 03/2013 80 220 45% 8,000 31 1,964,160,000 3 04/2013 80 220 45% 8,000 30 1,900,800,000 4 05/2013 80 220 45% 8,000 31 1,964,160,000 5 06/2013 80 220 45% 8,000 30 1,900,800,000 6 07/2013 80 220 45% 8,000 31 1,964,160,000 7 08/2013 80 220 45% 8,000 31 1,964,160,000 8 09/2013 80 220 45% 8,000 30 1,900,800,000 9 10/2013 80 220 45% 8,000 31 1,964,160,000 10 11/2013 80 220 45% 8,000 30 1,900,800,000 11 12/2013 80 220 45% 8,000 31 1,964,160,000 12 01/2014 80 220 45% 8,000 0 0 Năm 21,162,240,000 5 1 02/2014 80 220 45% 8,000 28 1,774,080,000 2 03/2014 80 220 45% 8,000 31 1,964,160,000 3 04/2014 80 220 45% 8,000 30 1,900,800,000 4 05/2014 80 220 45% 8,000 31 1,964,160,000 5 06/2014 80 220 45% 8,000 30 1,900,800,000 6 07/2014 80 220 45% 8,000 31 1,964,160,000 7 08/2014 80 220 45% 8,000 31 1,964,160,000 8 09/2014 80 220 45% 8,000 30 1,900,800,000 9 10/2014 80 220 45% 8,000 31 1,964,160,000 10 11/2014 80 220 45% 8,000 30 1,900,800,000 11 12/2014 80 220 45% 8,000 31 1,964,160,000 12 01/2015 80 220 45% 8,000 0 0 Năm 6 334 21,162,240,000 1 02/2015 80 220 45% 8,000 28 1,774,080,000 2 03/2015 80 220 45% 8,000 31 1,964,160,000 3 04/2015 80 220 45% 8,000 30 1,900,800,000 4 05/2015 80 220 45% 8,000 31 1,964,160,000 5 06/2015 80 220 45% 8,000 30 1,900,800,000 6 07/2015 80 220 45% 8,000 31 1,964,160,000 7 08/2015 80 220 45% 8,000 31 1,964,160,000 8 09/2015 80 220 45% 8,000 30 1,900,800,000 9 10/2015 80 220 45% 8,000 31 1,964,160,000 10 11/2015 80 220 45% 8,000 30 1,900,800,000 11 12/2015 80 220 45% 8,000 31 1,964,160,000 12 01/13 80 220 45% 8,000 0 0 Tổng cộng 130,753,920,000 Chú thích: - Công ty dự kiến số ngày xe nghỉ chạy để bảo dưỡng bình quân hàng năm là 30 ngày/năm nên trong một năm có 01 tháng không tính doanh thu. - Hai năm đầu tỷ lệ có khách là 50%, các năm tiếp theo giảm xuống còn 45% - Thời gian khai thác dự án là 6 năm. 1.3.4.3.Thẩm định hiệu quả tài chính của dự án Qua xem xét các yếu tố tác động đến dự án có thể thấy: tỷ lệ có khách, lãi suất vay ngân hàng là những yếu tố có khả năng tác động khách quan, khó dự đoán nhưng ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh tế của dự án. Còn các yếu tố khác có thể thay đổi tuy nhiên là do chủ quan từ phía Công ty như: số lượng xe đem vào khai thác, khoảng cách chạy xe … hoặc các yếu tố thay đổi do thị trường tác động nhưng Công ty hoàn toàn có thể chủ động điều chỉnh cho phù hợp với thị trường (ví dụ: điều chỉnh tăng đơn giá/km) như: giá xăng dầu tăng, trả lương lái xe và chi phí quản lý. Chính vì lý do trên, qua xem xét và tính toán dự án của Công ty đối với việc triển khai dự án dự kiến trong 6 năm, đồng thời điều chỉnh lại một số chỉ tiêu tác động chính đến doanh thu và chi phí của dự án phù hợp với điều kiện thị trường tại thời điểm hiện tại, có thể xác định hiệu quả tài chính của dự án cụ thể như sau: (tỷ lệ chiết khấu là 13,2%/năm, tương ứng với lãi suất cho vay là 1,1%/tháng). NPV = 2,779 triệu đồng IRR = 17,19% Thời gian thu hồi vốn = khoảng 4 năm 5 tháng BẢNG 13 - HIỆU QUẢ DỰ ÁN Đơn vị: VNĐ STT Chỉ tiêu Số năm vận hành Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 1 Vốn đầu tư 2 Nguồn trả nợ 7,491,572,701.36 8,091,123,344.37 7,523,677,827.38 7,812,834,473.39 7,839,454,999.41 7,839,454,999.41 3 Giá trị thanh lý 4 Dòng tiền 7,491,572,701.36 8,091,123,344.37 7,523,677,827.38 7,812,834,473.39 7,839,454,999.41 7,839,454,999.41 Tỷ lệ chiết khấu r 13.20% NPV 2,779,037,655 IRR 17.19% PP 4.37 1.3.4.4. Tính toán độ nhạy của dự án Đánh giá về độ nhạy của dự án căn cứ trên 2 yếu tố tác động chính như đã phân tích ở trên là: tỷ lệ có khách và hệ số chiết khấu. Kết quả như sau: Trường hợp tỷ lệ có khách là 50%, các năm tiếp theo là 45%: Nhân tố ảnh hưởng chính NPV IRR Thời gian hoàn vốn r = 12,96%/năm (lãi suất ngân hàng = 1,08%/tháng) 3.015 trđ 17,26% Khoảng 4 năm 5 tháng r = 13,2%/năm (lãi suất cho vay i = 1,1%/tháng) 2.779 trđ 17,19% r = 13,8%/năm (lãi suất cho vay i = 1,15%/tháng) 2.203 trđ 17,02% Trường hợp tỷ lệ có khách là 45%: Nhân tố ảnh hưởng chính NPV IRR Thời gian hoàn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfBáo cáo tốt nghiệp- Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án vay vốn tại ngân hàng techcombank hai bà trưng.pdf
Tài liệu liên quan