Đề tài Đánh giá hiệu quả của mô hình làng sinh thái Người Dao –Ba Vì

Tài liệu Đề tài Đánh giá hiệu quả của mô hình làng sinh thái Người Dao –Ba Vì: Đánh giá hiệu quả của mô hình làng sinh thái Người Dao –Ba Vì LỜI MỞ ĐẦU Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Quá trình phát triển đó diễn ra trên khắp các vùng lãnh thổ, các dạng tài nguyên cơ bản như đất, nước và các hệ sinh thái được sử dụng tối đa và kết quả tất yếu là bên cạnh những kết quả đạt được về mặt kinh tế chúng ta đã gặp phải những vấn đề nghiêm trọng về môi trường, nhiều nơi tài nguyên bị suy giảm cân bằng của các hệ sinh thái bị phá vỡ, gây ảnh hưởng xấu tác động ngược trở lại cuộc sống, hoạt động sản xuất và chính sự phát triển của con người. Để kết hợp hài hoà giữa phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái, con đường duy nhất phải chọn là phát triển theo nguyên tắc phát triển bền vững. Đó là chiến lược chung là xu thế của toàn cầu hiện nay và Việt Nam cũng không ngoài xu thế đó. Và muốn phát triển theo con đường phát triển bền vững chúng ta cần phải nghiên cứu mối quan hệ giữa kinh tế và môi trường sinh thái, đặc biệt...

doc70 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1091 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Đánh giá hiệu quả của mô hình làng sinh thái Người Dao –Ba Vì, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đánh giá hiệu quả của mô hình làng sinh thái Người Dao –Ba Vì LỜI MỞ ĐẦU Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Quá trình phát triển đó diễn ra trên khắp các vùng lãnh thổ, các dạng tài nguyên cơ bản như đất, nước và các hệ sinh thái được sử dụng tối đa và kết quả tất yếu là bên cạnh những kết quả đạt được về mặt kinh tế chúng ta đã gặp phải những vấn đề nghiêm trọng về môi trường, nhiều nơi tài nguyên bị suy giảm cân bằng của các hệ sinh thái bị phá vỡ, gây ảnh hưởng xấu tác động ngược trở lại cuộc sống, hoạt động sản xuất và chính sự phát triển của con người. Để kết hợp hài hoà giữa phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái, con đường duy nhất phải chọn là phát triển theo nguyên tắc phát triển bền vững. Đó là chiến lược chung là xu thế của toàn cầu hiện nay và Việt Nam cũng không ngoài xu thế đó. Và muốn phát triển theo con đường phát triển bền vững chúng ta cần phải nghiên cứu mối quan hệ giữa kinh tế và môi trường sinh thái, đặc biệt là đối với một nước nông nghiệp như chúng ta việc nghiên cứu ra một mô hình kinh tế sinh thái hợp lý để vừa tạo ra những lợi ích kinh tế vừa bảo vệ phát triển môi trường, môi sinh là vấn đề cần thiết, cấp bách. Mô hình kinh tế sinh thái tại các vùng sinh thái kém bền vững như vùng đồi trọc, vùng ngập nước, vùng cồn cát ven biển được đưa ra là các làng sinh thái, là một mô hình mang lại nhiều lợi ích to lớn. Mô hình đã góp phần giải quyết những yêu cầu của cuộc sống đặt ra, thực hiện chủ trương của Nhà nước về xoá đói, giảm nghèo, giảm bớt sự cách biệt giữa vùng nông thôn và thành thị và mô hình cần thiết phải được nghiên cứu mở rộng trong thời gian tới. Trong giới hạn của đề tài phạm vi nghiên cứu xoay quanh những khái niệm cơ bản của mô hình kinh tế sinh thái và hướng vào một mô hình kinh tế sinh thái phù hợp với đặc điểm sinh thái của vùng đồi núi trọc là Làng sinh thái người Dao –Ba Vì thuộc xã Hợp Nhất huyện Ba Vì tỉnh Hà Tây nhằm đánh giá hiệu quả của mô hình đem lại cho cộng đồng dân cư nơi đây trong việc giải quyết bài toán về phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường. Trong quá trình nghiên cứu đề tài tôi đã sử dụng một số phương pháp để phục vụ mục đích nghiên cứu, các phương pháp gồm : Phương pháp tổng quan tài liệu, Phương pháp thu thập, liệt kê, xử lý số liệu; Phương pháp toán học; Phương pháp phân tích tổng hợp và phương pháp phân tích lợi ích chi phí. Chương I : Tổng quan về kinh tế sinh thái và những vấn đề về mô hình kinh tế sinh thái . I . Mối quan hệ con người với môi trường và sự cần thiết phải hình thành mô hình Kinh tế sinh thái . Khi kinh tế ngày càng phát triển cũng là lúc con người tác động đến môi trường ngày càng nhiều hơn. Con người đã vô tình hay hữu ý tác động đến môi trường và làm biến đổi môi trường theo hướng ngày càng xấu đi bằng các hoạt động sản xuất ,sinh hoạt .. Từ đó nảy sinh nhiều vấn đề môi trường như :hiệu ứng nhà kính, sóng thần, lũ lụt ngày càng gia tăng trên thế giới và chính nó lại tác động ngược trở lại đối với các hoạt động sống của con người hiện tại và nếu còn tiếp tục trong tương lai. Những vấn đề môi trường sẽ còn nghiêm trọng hơn, nó ảnh hưởng đến chính chúng ta và đặc biệt là thế hệ tương lại. Do đó đã đến lúc con người cần phải xây dựng một mô hình sống, mô hình sản xuất thân thiện, và gắn liền với môi trường để tạo dựng một sự phát triển bền vững vì chính chúng ta và vì môi trường của các thế hệ tương lai và mô hình Kinh tế sinh thái là mô hình mà con người cần hướng tới vì những lợi ích to lớn về môi trường mà nó đem lại. Trước tiên chúng ta cần xem xét mối quan hệ giữa kinh tế và môi trường 1.Định nghĩa môi trường. Theo định nghĩa rộng nhất môi trường là tổng hợp các điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng tới một vật thể hoặc một sự kiện. Tuỳ theo mục đích và nội dung nghiên cứu, khái niệm chung về môi trường được phân thành môi trường thiên nhiên, môi trường xã hội và môi trường nhân tạo. Môi trường thiên nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên : vật lý, hoá học, sinh học tồn tại khách quan bên ngoài ý muốn của con người hoặc ít chịu sự chi phối của con người. Môi trường tự nhiên bao gồm một tổng thể các tài nguyên tái tạo và không tái tạo. Môi trường xã hội là tổng thể các mối quan hệ giữa các cá thể con người, cộng đồng họp thành xã hội từ đó tạo nên các hình thái tổ chức các thể chế kinh tế –xã hội. Môi trường nhân tạo bao gồm những nhân tố vật lý sinh học, xã hội do con người tạo nên và chịu sự chi phối của con người. Theo định nghĩa của luật bảo vệ môi trường Việt Nam “ Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên ”. 2. Khái niệm phát triển. Theo quan điểm của các nhà kinh tế trứơc kia, sự phát triển kinh tế đồng nhất với tăng trưởng kinh tế, có trình độ tiêu dùng cao nghĩa là thông qua hai chỉ tiêu: tốc độ tăng trưởng của thu nhập quốc dân và thu nhập bình quân đầu người. Phát triển kinh tế có thể hiểu là một quá trình lớn lên về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Phát triển là quá trình nâng cao điều kiện sống về vật chất, tinh thần của con người bằng mở rộng sản xuất, cải tiến quan hệ xã hội, nâng cao các hoạt động văn hoá. 3. Mối quan hệ phát triển và môi trường. Vai trò của môi trường tự nhiên :nền kinh tế được biểu diễn bởi hai khu vực hộ gia đình là nơi tiêu thụ hàng hoá và dịch vụ, các xí nghiệp là nơi sử dụng tài nguyên thiên nhiên do môi trường cung cấp và đưa vào môi trường các loại chất thải. Môi trường có vai trò : Cung cấp nguyên liệu thô. Là nơi chứa chất thải. Cung cấp ngoại ứng tích cực. Các quan điểm phát triển: Quan điểm cũ : phát triển là xu thế của mọi thời đại, mọi quốc gia song không phải mức độ phát triển của mọi quốc gia đều như nhau, có những nước đã ở vào trình độ phát triển cao song còn nhiều nước kém phát triển dẫn đến một sự chênh lệch lớn về trình độ phát triển. Chính cuộc chạy đua phát triển giữa các quốc gia, các khu vực kinh tế trên thế giới diễn ra ngày càng gay gát khốc liệt khiến quan điểm “phát triển với bất cứ giá nào” trên thực tế rất được tôn sùng đặc biệt là ở các nước đang phải đối đầu với đói nghèo, lạc hậu, kinh tế chậm phát triển. Trong bối cảnh đó người ta dễ có khuynh hướng hy sinh môi trường và các yếu tố khác cho phất triển kinh tế. Với tâm lý sốt ruột trước tình trạng lạc hậu kém phát triển nhiều người lập luận rằng cứ phát triển trước đã rồi sẽ tính sau. Do đó để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế con người không ngừng khai thác các tài nguyên thiên nhiên. Kết quả là môi trường bị suy thoái, tài nguyên môi trường bị giảm sút về số lượng và chất lượng. Ngược lại với quan điểm “phát triển với bất cứ giá nào” thì một trường phái khác lại có chủ trương bảo vệ các nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trường chủ trương không can thiệp vào các nguồn tài nguyên sinh học nhằm bảo tồn chúng thông qua “tăng trưởng bằng hoặc không bằng âm” hay “đình chỉ phát triển ”. Quan điểm phát triển mới: Phát triển và môi trường có liên quan chặt chẽ nhưng không phải là hai khái niệm mâu thuẫn và đối kháng nhau theo kiểu loại trừ có cái này không có cái kia. Do đó không thể chấp nhận cách đặt vấn đề “phát triển hay môi trường”. Ngày nay theo quan điểm phát triển mới, đó là sự kết hợp, dung hoà cả hại. Với cách tiếp cận hệ thống và tổng hợp, hai nhà môi trường học Canada là Jacobs và Sadler trình bày mối quan hệ biện chứng giữa phát triển và môi trường trong hình dưới đây: Phát triển bền vững = A Ç B Ç C Phát triển bền vững là sự kết hợp của các mục tiêu kinh tế, xã hội, môi trường đây chính là quan điểm phát triển đúng đắn, là mục tiêu mà con người đang hướng tới. II. Kinh tế sinh thái và mô hình hệ kinh tế sinh thái. 1. Kinh tế sinh thái. 1.1. Khái niệm: Kinh tế sinh thái là một khái niệm được hình thành trong những năm gần đây. Kinh tế sinh thái là sự kết hợp giữa các lĩnh vực kinh tế –xã hội và tự nhiên. Kinh tế sinh thái là một môn khoa học nghiên cứu giải quyết các khía cạnh sinh thái của các hoạt động kinh tế của con người. cũng như các khía cạnh sinh thái của các hoạt động sinh thái. 1.2. Đối tượng của kinh tế sinh thái. Đối tượng của kinh tế sinh thái là mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên. Các hoạt động kinh tế hiện nay chỉ có thể đem lại hiệu quả thiết thực khi được tiến hành trên cơ sở vận dụng phù hợp các quy luật sinh thái. Mặt khác các hoạt động sinh thái như giữ gìn, bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn tài nguyên, bảo vệ nguồn gen…chỉ có ý nghĩa khi nó góp phần thúc đẩy và nâng cao hiệu quả cảu các hoạt động kinh tế. Mọi hoạt động của con người đều hướng tới những mục đích nhất định. Cho đến nay con đường đi đến mục tiêu của chúng ta vấp phải trở lực trong đó có những trở lực là những phản ứng của thiên nhiên trong nhiều trường hợp làm cho chúng ta thất bại. Sự tác động của con người đối với tự nhiên càng mạnh thì sự phản ứng của tự nhiên càng lớn. Tuy nhiên xã hội vẫn tiến hoá, nền kinh tế phát triển, con người ngày càng đi sâu khám phá, khai thác sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách nhiều hơn thì một đòi hỏi khách quan được đặt ra là con người ngày càng phải nắm bắt được các quy luật tự nhiên. Mục đích hoạt động của con người chỉ có thể mang lại hiệu qủa khi họ không làm trái với quy luật tự nhiên. 2. Mô hình hệ kinh tế sinh thái. 2.1. Khái niệm hệ kinh tế sinh thái. Hệ kinh tế sinh thái được xem là một hệ thống chức năng nằm trong tác động tương hỗ giữa sinh vật và môi trường chịu sự điều khiển của con người để đạt mục đích phát triển lâu bền là hệ thống vừa đảm bảo chức năng cung cấp kinh tế vừa đảm bảo chức năng bảo vệ sinh thái, môi trường và bố trí hợp lý trên lãnh thổ. Hệ thống kinh tế sinh thái thực chất nằm trong hệ thống kinh tế môi trường. Tính tất yếu của hệ kinh tế sinh thái nằm trong yêu cầu giải quyết tính cân đối và hợp lý của hoạt động giữa hai hệ thành phần: hệ kinh tế xã hội và hệ môi trường. Hệ kinh tế sinh thái được đặt dưới sự điều khiển của con người theo các quy luật sinh học và kinh tế nhằm đạt hiệu quả tổng hợp: đảm bảo sự phát triển về kinh tế, xã hội, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Dưới tác động sâu sắc của con người –với tư cách là chủ thể - đã chuyển các hệ sinh thái từ dạng tự nhiên sang các hệ sinh thái cao quan hệ đến các quần cư loài người. Hoạt động tương hỗ giữa hai hệ kinh tế xã hội và hệ môi trường đã hình thành một hệ thống nhất mới đó là hệ kinh tế sinh thái. Các mối quan hệ tương tác giữa hệ kinh tế sinh thái và hệ môi trường diễn ra dưới dạng trao đổi các dòng năng lượng, vật chất và thông tin. Các dòng này sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc cà chức năng của từng hệ thống. Hệ thống kinh tế đòi hỏi có năng lượng chất đốt cho hoạt động sản xuất các cảnh quan có giá trị thư giản du lich nghỉ ngơi…Cường độ của những dòng này ảnh hưởng tới mật độ dân số và sự phân bố dân cư. Ngược lại hệ thống kinh tế cung cấp vật chất cho con người dưới dạng các sản phẩm và thải vào môi trường các chất thải và chất ô nhiễm. Các chất này làm ảnh hưởng đến nguồn năng lượng và vật chất của hệ kinh tế. Mối quan hệ giữa hệ thống kinh tế và môi trường là mối quan hệ hai chiều trong đó mỗi một thay đổi của hệ thống này liên tục ảnh hưởng đến cấu trúc và chức năng của hệ thống kia. HỆ KINH TẾ Hãng sản xuất Hộ gia đình Sản xuất Tiêu dùng Sản phẩm Nhân công và các nhân tố đầu vào khác MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN (không khí, đất, nước, nguyên liệu, nhiên liệu..) Tài nguyên Rác thải Ta có thể thấy việc cân bằng các hoạt động của hệ thống kinh tế và hệ thống môi trường là vô cùng quan trọng nếu không sẽ dẫn tới những tác động xấu đến tự nhiên và từ đó lại ảnh hưởng tới con người đòi hỏi con người phải có những điều chỉnh hợp lý để đảm bảo cả hai mục tiêu kinh tế và môi trường. 2.2. Mô hình kinh tế - sinh thái. 2.2.1. Khái niệm. Mô hình kinh tế sinh thái là một hệ kinh tế sinh thái cụ thể được thiết kế và xây dựng trong một vùng sinh thái xác định. 2.2.2. Nguyên lý đề xuất mô hình kinh tế sinh thái. Mô hình kinh tế - sinh thái được đề xuất dựa trên những nguyên lý các tiềm năng bao gồm việc điều tra tự nhiên, điều tra kinh tế - xã hội, hạ tầng cơ sở kỹ thuật và tổ chức sản xuất - xã hội, dân số, lao động, ngành nghề, tập quán canh tác sinh hoạt, những vấn đề về môi trường. Từ chiến lược sử dụng tài nguyên - bảo vệ môi trường với các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong cơ chế kinh tế, trên cơ sở đặc điểm tài nguyên sinh thái của vùng mà xây dựng các cấu trúc mô hình kinh tế sinh thái. Điều khiển hệ kinh tế sinh thái trong mô hình là điều khiển chu trình năng lượng - sản xuất - tiêu thụ, các quy luật kinh tế, quy luật sinh học. 2.2.3. Mô hình mô phỏng hệ kinh tế - sinh thái. Hình 4 T(t), M(t), K(t) X(t) Tối ưu, bền vững Đầu vào Đầu ra Năm 1984, hai nhà toán học người Mỹ là: Cohen và Newman đã đưa ra mô hình toán học cho hệ sinh thái dưới dạng phương trình vi phân với bài toán hệ kinh tế - sinh thái. Đặc trưng cho đầu vào của mô hình hệ kinh tế - sinh thái của một vùng lãnh thổ bao gồm: X - Các yếu tố giống loài sinh vật. T - Các yếu tố về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên. M - Chất lượng môi trường. K - Các yếu tố kinh tế - xã hội. U - Vai trò điều khiển của con người. t - yếu tố thời gian. Các yếu tố này tác động tương hỗ với nhau và thay đổi theo thời gian trong đó nhu cầu xã hội ngày càng tăng lên, tài nguyên có xu hướng cạn kiệt, ô nhiễm môi trường xảy ra. Mối quan hệ phức tạp đó của hệ kinh tế sinh thái có thể xem như hệ không gian nhiều chiều và được mô hình hoá bằng một hệ phương trình vi phân phi tuyến. Để đảm bảo cân bằng tối ưu của hệ, để phát triển lâu bền một vùng lãnh thổ cần có tác động của con người sao cho: tối ưu x(t) = f (X(t), M(t),…U(t)) Để giải bài toán về hệ kinh tế - sinh thái trên trong mối quan hệ phức tạp của nhiều thông số là một việc làm không đơn giản. Vì vậy đối với từng vùng sinh thái, từng mô hình kinh tế - sinh thái cụ thể chúng ta chọn ra một số vấn đề bức xúc về môi trường xem đó là nhân tố chính để xây dựng bài toán và xác lập cơ sở lý thuyết cho các kết luận về sinh thái, môi trường. Mô hình kinh tế sinh thái thực chất là một mẫu tổ chức sản xuất tuỳ theo điều kiện cụ thể có thể chỉ gói gọn bởi quy mô nhỏ là các nông hộ gia đình cũng có khi được tổ chức cho một cộng đồng dân cư trong đó lấy nông hộ làm trung tâm trên cơ sở khai thác hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, các điều kiện sinh thái, dân cư, lao động của vùng nhằm phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường hướng tới một sự phát triển bền vững lâu dài. Đối với một cộng đồng dân cư tuỳ điều kiện hoàn cảnh cụ thể mà người ta xây dựng mô hình với các quy mô khác nhau: xã, làng, bản…Mỗi một vùng sinh thái khác nhau có một mô hình phù hợp tương ứng. Mô hình kinh tế sinh thái áp dụng cho cộng đồng dân cư tập trung với quy mô làng, xã gọi là làng sinh thái. Chúng ta đã biết dân cư bao hàm hai phần quan trọng: "dân" chỉ con người và cộng đồng con người còn phần "cư" chỉ môi trường vật chất mà con người tạo nên trên các không gian địa lý cụ thể nhằm phục vụ các nhu cầu sống của họ là ở, làm việc, đi lại, nghỉ ngơi. Con người và cộng đồng đó được sống trong môi trường nhân tạo hay thành tạo mà họ xây dựng nên trong quá trình cải tạo tự nhiên để tồn tại và phát triển. Nói đến dân cư là nói đến con người và cộng đồng người cùng môi trường vật chất nơi họ sống với các hoạt động sản xuất, ở, nghỉ ngơi của từng cá thể và cả cộng đồng, nói đến điều kiện tài nguyên (địa hình, đất đai, khí hậu, thuỷ văn, thực vật, động vật) và những không gian vật chất nơi họ xây dựng: nhà ở, trường học, bệnh viện, công xưởng, kho tàng, đường xá, điện, thông tin…Các điểm dân cư này người ta thường gọi bằng nhiều tên khác nhau tuỳ thuộc vào quy mô cũng như phong tục, tập quán và truyền thống của từng địa phương hay từng nước, ấp trại, làng, thôn, xóm, bản, đội, buôn, xã, thị xã, thị trấn, huyện, tỉnh, thành phố. III. Các nhân tố cần quan tâm, vai trò và ý nghĩa của mô hình hệ kinh tế sinh thái. 1. Các yếu tố tác động tới mô hình kinh tế sinh thái. Mô hình kinh tế sinh thái chịu tác động của các yếu tố: + Điều kiện tự nhiên + Điều kiện xã hội + Điều kiện sản xuất + Yếu tố hạ tầng 2. Nguyên tắc của tập trung cụm dân cư theo mô hình cộng đồng làng xã. Cụm dân cư là cụm có trên một điểm dân cư nằm trong một địa giới hợp lý. Dân số trong cụm có ít nhất là 200 người. Quy mô dân số này đủ để đảm bảo xây dựng và khai thác một số công trình phúc lợi thiết yếu như trường phổ thông, trạm xá, chợ, cửa hàng… Các điểm dân cư có vị trí thuận lợi cho việc xây dựng như có đủ đất đai để xây dựng nhà ở, sân vườn trước mắt và khả năng tăng dân số sau này, có nguồn nước sinh hoạt, có đất để làm nông nghiệp. Cụm có một trung tâm có vị trí tương đối trung tâm. Trung tâm này có ít nhất trường phổ thông, trạm xá, chợ nông thôn, cửa hàng. Cụm dân cư hình thành trên cơ sở tác động của sản xuất và phục vụ công cộng con người, nó tồn tại và phát triển nhờ sự hỗ trợ đa dạng của mạng lưới trung tâm với nhiều cấp bậc khác nhau: xã, huyện, tỉnh, thành phố, thị xã. 3. Điều kiện của mô hình. Mô hình luôn luôn chịu sự chi phối trực tiếp của các điều kiện tự nhiên, điều kiện sản xuất, truyền thống kinh tế - xã hội của từng vùng khác nhau. Các điều kiện đó càng đa dạng thì mô hình các điểm dân cư càng phong phú. Để tồn tại và phát triển con người và cộng đồng con người phải có nhu cầu thiết yếu. Các nhu cầu đó là: Việc làm và thu nhập: Đây là yêu cầu đầu tiên và rất quan trọng cho việc hình thành, tồn tại và phát triển của cộng đồng dân cư. Yêu cầu này đòi người lao động phải có việc làm (lâm sinh, chế biến, dịch vụ, quản lý, kỹ thuật, công nghiệp…). Việc làm phải có thu nhập đủ sông cho cá nhân và gia đình ngoài ra còn phải phù hợp với sức khoẻ con người. So với nhiều ngành khác ngành nông, lâm ngư nghiệp hiện nay lao động phải làm việc nặng nhọc trong các điều kiện tự nhiên nhiều khi không thuận lợi: nắng, nóng, mưa nhiều, đường sá khó đi đặc biệt thu nhập thường rất thấp, lao động dư thừa nhàn rỗi sau mùa vụ. Chính việc làm và thu nhập đã ảnh hưởng tới việc định cư của con người. Nhà ở và dịch vụ công cộng: Ngoài việc làm và thu nhập, nhà ở và dịch vụ công cộng cũng là nhu cầu hết sức quan trọng. Nhà ở phải đảm bảo yêu cầu về ở, sinh hoạt tối thiểu bao gồm phần để ở và các công trình phụ khác. Dịch vụ công cộng bao gồm y tế, giáo dục, thương nghiệp, văn hoá…là những dịch vụ đa dạng và thiết yếu cho các thành viên trong cộng đồng. Nhưng để đảm bảo cho các dịch vụ công cộng tồn tại thì dân cư phải sống tập trung thành một khu vực vì chi phí cho việc xây dựng là rất tốn kém nếu dân cư thưa thớt, không tập trung. Đi lại: Một nhu cầu của con người trong các hoạt động sống là đi lại. Sự đi lại diễn ra mọi nơi từ nhà ở tới các công trình phúc lợi, các vùng xa, nhu cầu thăm hỏi, trao đổi, sản xuất…Vì vậy các mô hình xây dựng cần có đường xá. Ba vấn đề trên là ba vấn đề thiết yếu. Tuỳ điều kiện cụ thể của mỗi vùng để đề ra cách giải quyết ba vấn đề trên. 4. Vai trò kinh tế nông hộ trong mô hình làng sinh thái. Kinh tế hộ được coi là một đơn vị kinh tế có qui mô nhỏ, theo qui mô hộ sở hữu và tổ chức sản xuất lao động, theo gia đình, do dân tự tạo việc làm là chủ yếu. Kinh tế hộ là hệ thống nguồn lực trong đó giữ vai trò duy trì, phát triển nguồn lao động, tài sản, vốn, tài nguyên…đảm bảo cho quá trình phát triển nguồn thu nhập của mỗi hộ và góp phần phát triển nguồn thu nhập của xã hội. Sự tồn tại của hộ là một điều kiện bảo tồn xã hội nông thôn. Trước những biến động đầy trắc ẩn của nền kinh tế thì họ là cơ sở để thích ứng trong phương thức khai thác các nguồn lực để tái sản xuất nông nghiệp đáp ứng những nhu cầu đa dạng của gia đình và xã hội. Là một đơn vị kinh tế xã hội hộ thực hiện các chức năng sản xuất kinh doanh, tái tạo sức lao động, xây dựng quĩ phúc lợi cùng xã hội đảm bảo các điều kiện sử dụng lao động. 5. Vai trò, ý nghĩa của mô hình kinh tế sinh thái. Mô hình kinh tế sinh thái có vai trò và ý nghĩa quan trọng đối với các vùng nông thôn nước ta hiện nay khi mà nền nông nghiệp vẫn còn là phổ biến ở nước ta. Quá trình phát triển phải đi từ những bậc thang thấp nhất đó là phát triển kinh tế hộ gia đình trên quy mô áp dụng cho một cộng đồng. Kinh tế hộ gia đình đóng vai trò rất lớn trong phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn. Hộ gia đình tổ chức sản xuất dưới hình thức nông - lâm - ngư nghiệp kết hợp trên cơ sở vốn lao động trong gia đình đã sử dụng nguồn đất đai sẵn có để sản xuất, trồng trột, canh tác, chăn nuôi đóng góp vào nền kinh tế dưới dạng giá trị sản lượng nông, lâm, thuỷ, hải sản từ đó tăng thu nhập của dân cư cải thiện điều kiện sống, nâng cao mức sống của một cộng đồng dân cư trên quy mô tập trung, góp phần giải quyết việc làm, sử dụng lao động một cách hiệu quả đặc biệt trong các mùa vụ nhàn rỗi. Mô hình góp phần tăng năng suất vật nuôi và cây trồng nâng cao sản lượng nông, lâm, thuỷ sản giải quyết nhu cầu lương thực, thực phẩm trong nội vùng và suất sang vùng khác, góp phần xoá đói giảm nghèo. Mô hình thể hiện vai trò chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các ngành nông, lâm, ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp…và trong nội bộ các ngành. Từ kết quả nâng cao thu nhập, giải quyết việc làm, mô hình tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu lao động, tăng tích luỹ trong dân cư, đầu tư cải tạo, nâng cấp hạ tầng cơ sở, trường học, trạm y tế, đường điện, điện, thông tin, tăng thu ngân sách, đầu tư cho giáo dục đào tạo, vui chơi, giải trí, văn hoá, thể thao…cùng nhiều hoạt động xã hộ khác góp phần nâng cao dân trí, tiếp thu kinh nghiệm, trình độ kỹ thuật áp dụng cho sản xuất của người dân nông thôn. Bên cạnh mô hình kinh tế sinh thái thể hiện vai trò trong phát triển kinh tế nông thôn nó còn đem lại nhiều lợi ích về mặt bảo vệ môi trường, sinh thái của tiểu vùng, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ hệ sinh thái. Tuy rằng kinh tế nông hộ còn mang những mặt hạn chế thể hiện tính tự cấp tự túc, trình độ quản lý thấp, quy mô nhỏ song điều kiện trình độ sản xuất quá thấp, tỷ lệ nghèo đói cao ở một số vùng thì việc phát triển kinh tế nông hộ trong mô hình làng sinh thái sẽ trở nên hiệu quả và cần thiết. Mô hình kinh tế sinh thái được hình thành sẽ đóng vai trò quan trọng và có nghĩa trong việc giải quyết những vấn đề về xoá đói giảm nghèo và suy thoái môi trường tại một số vùng nông thôn hiện nay. IV. Làng sinh thái và các lợi ích Kinh tế , Xã hội , Môi trường từ mô hình làng sinh thái. 1. Làng sinh thái . Mô hình làng sinh thái ở nước ta còn là vấn đề mới mẻ nên chưa thể để đưa ra một nội dung cụ thể, đầy đủ về mô hình làng sinh thái, vì đây mới đang ở bước thử nghiệm. Có thể đó là một dạng nông trại muốn thay thế nông nghiệp hoá học phải đầu tư nhiều bằng nông nghiệp hữu cơ. Hoặc bằng các công nghệ mới như dùng giống lai thay cho giống thuần, bón phân sinh học, quản lý sâu bệnh bằng phương pháp tổng hợp, đa dạng hoá cây trồng và vật nuôi (làng công nghệ sinh học ). Hoặc cũng có thể là một làng nông nghiệp tự nhiên kiểu nông lâm kết hợp, sử dụng các tài nguyên sẵn có tại chỗ và dựa vào thiên nhiên là chính. Như vậy, hình thức tổ chức làng sinh thái có thể khác nhau tuỳ thuộc vào điều kiện thực tế ở từng nơi, từng nước, nhưng đều có chung một mục đích là cải thiện đời sống của nông dân về nhiều mặt, kết hợp với giữ gìn tài nguyên và bảo vệ môi trường. Để xây dựng làng sinh thái, cần điều tra khảo sát kỹ địa điểm, bao gồm: - Kinh tế xã hội :nguồn thu nhập chính, tập quán, tín ngưỡng, trình độ văn hoá giáo dục, dân số và tỷ lệ sinh đẻ, sức lao động … - Tài nguyên sinh học và nông nghiệp: diện tích rừng, đất nông nghiệp, đất hoang chưa khai thác, sinh vật chỉ thị có thể dùng làm thước đo sự cân bằng sinh thái (như hệ vi sinh vật đất có ích, loài đặc hữu, sâu bệnh và dịch hại phổ biến, thiên địch….). - Thổ nhưỡng và khí hậu: tính chất của đất về mặt cơ học, vật lý, hoá học và sinh học, nhiệt độ và độ ẩm theo mùa nguồn nước chính, thiên tai thường gặp. - Hệ thống canh tác: cơ cấu cây trồng và vật nuôi quen thuộc, kinh nghiệm truyền thống, tình trạng thu nhập, cách sử dụng sản phẩm làm ra, độc canh hay đa canh… 2. Mô hình làng sinh thái điển hình. 2.1. Làng sinh thái vùng cồn cát –Làng sinh thái Cảnh Dương, Quảng Trạch, Quảng Bình. Làng sinh thái vùng cồn cát là làng sinh thái được xây dựng trên vùng sinh thái cồn cát mục tiêu là thiết lập lại cân bằng sinh thái. Quy hoạch không gian sống ổn định, bền vững, phát triển kinh tế bằng cách khai thác triệt để nguồn tài nguyên đất khắc phục và hạn chế một cách tối đa những khắc nhiệt của thiên nhiên.Việc cải tạo dải cồn cát ven biển dựa trên cơ sở của quá trình biên đổi: Cát vàng, trắng, đất canh tác. Khi có tác động của con người làm tăng độ phì của cát, biến vùng cát hoang hoá trở thành vùng đất có nhựa sống, cây cối sinh trưởng phát triển xanh tốt. Làng sinh thái đặc trưng cho hệ sinh thái này là làng sinh thái xã Cảnh Dương, Quảng Trạch, Quảng Bình. Điạ hình: Dải cồn cát ven bỉên xã Cảnh Dương, huyện Quảng Trạch, Quảng Bình chạy dọc bờ bỉên phia Nam cửa sông Ròn (khoảng 17052 vĩ độ bắc , 106027 độ kinh đông ) Diện tích tự nhiên khoảng 152 ha, đây là vùng cát ven biển không có đất nông nghiệp và đất vườn; có bề mặt địa hình tương đối bằng phẳng; sườn phía Đông Bắc cao hơn và thoải dần về phía Tây Nam, nghiêng dần về phía biển; dân sống chủ yếu bằng nghề đánh cá. Những năm gần đây, bờ biển bị xói lở, ảnh hưởng lớn đén công biệc làm ăn sinh sống của nhân dân . Đất cồn cát Cảnh Dương thuộc loại cát vàng được hình thành do tác dụng tổng hợp của biển và gió. Phẫu diện đất đơn giản. Tầng A có mầu vàng nhạt thành phần là cát thô, khô và hơi chua. Tầng dưới màu vàng, ẩm ít, cát thô mịn đồng nhất. Nhìn chung đất cồn cát trắng vàng có phản ứng ít chua, pHKCl=5 - 6, nghèo mùn (0.04 -0.06%) nghèo đạm và nghèo lân tổng số ở tầng mặt. Hiện nay phần lớn đất cồn cát bỏ hoang, ở một số diện tích cũng có trồng một số loài cây nông nghiệp ngắn ngày và cây ăn quả rải rác, cần cỗi. Muốn biến vùng cất này thành đất nông nghiệp cần dầu tư nhiều phân bón hữu cơ. Như vậy, ở vùng cát ven biển này dạng tài nguyên cơ bản là đất lại có đặc điểm rất nghèo dinh dưỡng. Khí hậu thuỷ văn: vùng cát Cảnh Dương, Quảng Trạch, Quảng Bình nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa mang tính chất phức tạp và khắc nhiệt; thường xảy ra sạt lở ven bờ trong mùa mưa, bão lũ: gió Tây Nam khô nóng, hạn hán kéo dài không thuận lợi cho sản xuất và đời sống. Nhiệt độ không khí trong vùng thường xuyên lớn, nhiệt độ bình quân khoảng 24.6 -24.80C và nhiệt độ cao tuyệt đối khoảng 42.10C. Nắng hạn kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9 nên ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của cây trồng, cây phòng hộ. Đến tháng 10 và tháng 11 có mưa liên tiếp, nhiều loài cây trồng còn sống sót phục hồi và phát triển rất nhanh. Nếu được trồng bổ sung thì số cây đã chết, đồng thời trồng thêm cây mới sẽ tạo thành thảm thực vật mầu xanh phủ kín vùng cát này. Tình hình kinh tế xã hội môi trường: Cảnh Dương là một xã vùng cát phía bắc huyện Quảng Trạch, cách đèo Ngang khoảng 20 km về phía nam, dân số toàn xã có gần 8000 người với 1750 hộ. Số lao động chưa có việc làm chiếm trên 45% và tỉ lệ số hộ nghèo đói chiếm gần một nửa. Nhà ở đa phần còn tạm bợ, có một số nhà siêu vẹo, cơ sở hạ tầng vừa yếu lại vừa thiếu, trường học và tạm y tế đều xuống cấp. Với hoạt động sản xuất chủ yếu là khai thác hải sản, buôn bán nhỏ và nghề thủ công, không có sản xuất nông nghiệp, vì vậy cảnh quan sinh thái nghèo nàn, môi trường bị ô nhiễm, khí hậu thời tiết khắc nghiệt, khô hạn triền miên. Hiện trạng chung của toàn xã là hệ thống cây xanh rất ít, nên về mùa nóng thì gió Lào khô nóng đưa cát bay vào nhà đã là những thách thức của thiên nhiên đối với người dân nơi đây phải thường xuyên đối mặt. Hơn thế nữa các khu dân cư bố trí chưa hợp lý đã làm ảnh hưởng tới đời sống của người dân và phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Vì vậy cải tạo vùng cồn cát hoang hoá để dãn dân, phát triển sản xuất, nâng cao mức sống của nhân dân là việc làm cần thiết. Với các đặc trưng đó mô hình phù hợp cho người dân ở đây là xây dựng mô hình kinh tế vườn nhà: Vườn sinh thái là một dạng mô hinh kinh tế sinh thái vùng cát với quy mô nông hộ, trong đó đảm bảo các tính chất cơ bản như ổn định, năng suất, chống chịu và đa dạng. Nhà ở gắn liền với đất canh tác để thuận lợi trong việc chăm sóc, bảo vệ cây trồng, vừa cung cấp thêm chất hữu cơ để cải tạo đất. Thực tiễn cho thấy nơi nào có người ở thì ở nơi đó cây cỏ mọc lên tươi tốt. Để phát triển kinh tế hộ gia đình thì áp dụng xây dựng mô hình vườn sinh thái là thích hộp nhất. Nơi đây đất hẹp người đông nên diện tích xây dựng vườn bị hạn chế. Mỗi vườn có diện tích không lớn, khoảng 500m2đến 700m2, thậm chí nhỏ hơn, khoảng trên 400m2 với các yếu tố cấu thành giữ những chức năng nhất định; +Nhà ở. +Giếng nước để phục vụ sinh hoạt và tưới cây. +Chuồng trại để chăn nuôi và lấy phân bón. +Trồng cây quanh nhà vừa tạo bóng mát vừa tăng thêm thu nhập. +Trồng phi lao chung quanh khu đất và dọc các đường bở phân lô vừa có tác dụng phòng hộ, vừa lấy củi đun. +Các cây nông nghiệp ngắn ngày trồng theo điều kiện đầu tư sản xuất của từng hộ. Sau 3 năm xây dựng từ một bãi tha ma với cát bạc màu vàng, màu trắng đến nay đã trở thành một khu dân cư đông đúc với khuôn viên cây xanh mát về mùa nóng và ấm hơn về mùa lạnh.Tình trạng cát bay vào nhà cửa, vườn tược vào mùa gió Lào đã được hạn chế. Quy hoạch nhà cửa, vườn tược thông thoáng, đường sá được mô mở mang, nâng cấp giúp người dân đi lại thuận tiện. Nhìn chung, việc thiết kế và xây dựng mô hình rất hợp lý về không gian, ổn định và bền vững về môi trường, mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực phục vụ người dân xoá đói giảm nghèo. 2.2. Làng sinh thái vùng ngập nước - Làng sinh thái Phú Điền, Nam Sách, Hải Dương. Mục tiêu chủ yếu của việc xây dựng làng sinh thái trên vùng đất ngập nước là phục hồi thảm thực vật để tái lập sự cân bằng sinh thái cho vùng, với vùng ngập nước ngọt mô hình là độc canh cây lúa xen kẽ với đào ao nuôi cá và vườn cây, còn với vùng nước mặn thì xây dựng các rừng cây đước và xen kẽ nuôi tôm. Sau khi nghiên cứu các điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội, các chuyên gia của viện kinh tế sinh thái đã gợi ý thiết kế xây dựng mô hình sản xuất lúa cá rau qủa trên chân ruộng trũng ở xã Phú Điền - Nam Sách –Hải Dương. Nhằm sử dụng có hiệu qủa những chân ruộng trũng và vụ lúa mùa thường bấp bênh, nay chuyển sang cấy lúa xuân kết hợp nuôi cá và trên bờ đất đắp cao trồng các loại rau mầu và cây ăn quả. Vận dụng kinh nghiệm cảu một số địa phương nhất là kết quả của một số nơi thuộc ngoại thành Hà Nội, đồng thời thực nghiệm công thức liên canh kết hợp vườn cây, ao cá ruộng lúa nhằm mang lại hiệu quả kinh tế và sinh thái tốt hơn là cấy 2 vụ lúa 1 năm. Để giúp đỡ các hộ gia đình nắm vững cách làm và vận dụng cụ thể vào hoàn cảnh của mình Viện kinh tế Sinh thái gợi ý thiết kế và hướng dẫn cách làm như sau. Thiết kế đồng ruộng . Diện tích chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo mô hình này thường phải có quy mô từ 15000m2 trở lên thì mới có hiệu quả, với chiều dài 50m chiều rộng 30 m thì cách đào đắp như sau : +Đắp bờ làm vườn: chiều rộng chân bờ 3m, chiều rộng mặt bờ 2m và chiều cao bờ 1,5 m. +Đào mương lấy đất đắp bờ và tạo diện tích sâu để nuôi cá: Chiều rộng mặt mương 3m, chiều rộng đáy mương 2m, chiều sâu mương 1.5m. Trồng cây trên bờ: Thực hiện phương án lấy ngắn nuôi dài nên có thể tận dụng đất đai trồng các loại rau, đậu để có thể thu hoạch quanh năm và trồng cây ăn quả cải thiện cảnh quan và tăng thu nhập sau vài ba năm. +Tập đoàn cây trồng: các loại rau màu ngắn ngày có sẵn giống ở địa phương đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng, dễ tiêu thụ với giá có lợi. Các loại cây ăn quả như đu đủ, na dai, vải thiều, nhẵn lồng, bưởi …. VƯỜN AO CÁ RUỘNG LÚA Mô hình :vườn , ao cá ,ruộng Vườn Ao cá Ruộng lúa Ao cá Vườn Mô hình vườn và ao cá bao quanh ruộng. 2.3.Làng sinh thái vùng đồi –Làng sinh thái Ba Trại của người Mường. Nội dung xây dựng làng sinh thái Ba Trại cho đồng bào Mường nhằm cải thiện hệ sinh thái đồi chè chuyên canh trên diện rộng thành hệ sinh thái nhiều tầng cây ăn quả kết hợp với một diện tích thích hợp cho cây chè là cây chủ lực về kinh tế của cộng đồng dân cư. Độc canh chè với những cây thấp, rễ cạn có tác dụng rất hạn chế về môi trường giữ nứơc kém và nghèo chất hữu cơ không đảm bảo độ phì lâu dài cho đất, dẫn đến việc sử dụng rất nhiều phân vô cơ làm đất bị nén chặt lại, hạn chế sự phát triển của các vi sinh vật và các sinh vật khác sống trong đất. Việc chuyển đổi vườn độc canh chè thành vườn sinh thái đã mang lại kết quả tốt về mặt kinh tế và cải thiện hệ sinh thái. Dự án được bắt đầu vào tháng 11 năm 1997 và kết thúc vào tháng 2 năm 1999. Qua hội nghị tổng kết các đại biểu đến sự đều được thấy sự chuyển đổi làm gia tăng kinh tế cải thiện hệ sinh thái, và đó thực sự là phát triển kinh tế. 3. Ý nghĩa của việc xây dựng làng sinh thái. Nước ta có ba hệ sinh thái cơ bản là “Tam sơn, tứ hải nhất phân điền ”. Trên đất liền có hai hệ sinh thái chính là vùng đất cao bao gồm đối núi và cao nguyên và vùng đất thấp bao gồm dất đồng bằng và đất cát, đất ngập nước ven biển. Quan hệ sinh thái giữa đất cao và đất đồng bằng rất chặt chẽ: đất cao rộng hơn đất đồng bằng khoảng 3 lần và hứng mỗi năm khoảng 40 tỷ m3 nước mưa. Vùng đất cao nếu có rừng hoặc thảm thực vật gây trồng rậm kín theo kiểu vườn cổ truyển thì có thể giữ được nước, tạo thành nguồn nước dư thừa cung cấp cho vùng đồng bằng. Trái lại nếu vùng cao thiếu rừng và bị bỏ trơ cuốc xới thì tất yếu sẽ xảy ra lũ lụt và xói mòn bồi lắng đắp cao lòng sông, lòng hồ. Những trận lũ lớn xẩy ra liên tiếp nâng cao mức nước sông ở tất cả các miền đặc biệt là miền Nam. Nguyên nhân chính là do lòng sông, lòng hồ cạn dần, khối lượng chứa nước giảm sút và với lượng mưa không tăng, nạn lũ lụt tăng hàng năm và đắp đê để ngăn lũ là điều không thể tránh đựơc, ở vùng đồng bằn ven biển, dải đất cát bao gồm đất cát tương đối ổn định còn một diện tích rộng vài trăm ngàn ha là đồi cát di động. Gió và nước đưa cát vào vùi lấp đồng ruộng, nhà cửa, đường sá. Trên vùng đất ngập mặn, nước thuỷ triều đã có cây rừng ngập mặn cản sóng giữ đất phù sa, mở rộng đất ven bờ, chống xói lở của sóng biển. Nhưng hiện nay một phần đã bị chặt phá để nuôi tôm và hệ sinh thái mất cân bằng. Các hệ sinh thái đất cao và đất ven biển cũng có tiềm năng kinh tế to lớn nếu ta biết khơi dậy và biết hạn chế tính kém bền vững của những hệ sinh thái đó. Theo quy luật thì năm mưa nhiều vùng thấp bị lũ lùt thì vùng cao sẵn nước có thể sản xuất lương thực thực phẩm hỗ trợ cho vùng đất thấp. Đất cát là đất rất phù hợp cho nhiều loại cây có củ, vì lẽ cát không bó chặt rễ củ và đặc biệt là các loại cốc thuộc họ hoà thảo lá cứng sắc chứa nhiều chất cát. Đất cát có mạch nước ngọt ngầm rất gần mặt đất, có thể khai thác không tốn kém –có nước và có đất là có tất cả. Ngoài ra nước ngọt quý giá để dùng trong sinh hoạt tưới cây, nuôi cá và có thể cung cấp năng lượng quay các máy thuỷ địên nhỏ. Vùng biển lộng gió theo tính toán thì gió với tốc độ 3’”/giây có thể tăng lượng nước bốc hơi lên gấp đôi tốc độ bốc hơi bình thường, ước tính là 1’”80/giây có thể có năng lượng mưa cả năm. Nhưng nếu sử dụng năng lượng gió để quay máy điện nhỏ cho gia đình thì đó là nguồn năng lượng tái tạo được và không mất tiền mua. Đất ngập mặn có tiềm năng lớn nuôi dưỡng nhiều sinh vật khi có rừng cây tạo ra hệ sinh thái phù hợp cho chúng. Ở vùng giáp ranh nước mặn và nước ngọt là vùng nước lợ cũng có nhiều thuỷ sản quý giá. Như vậy việc xây dựng làng sinh thái có ý nghĩa to lớn trong việc tạo lập sự cân bằng sinh thái và bổ sung những thiếu sót và những hạn chế của các hệ sinh thái kém bền vững, đồng thời nó làm giảm khả năng xảy ra các thiên tai như lũ lụt … việc xây dựng làng sinh thái cũng có ý nghĩa kinh tế cao trong việc tận dụng các điều kiện sinh thái tự nhiên sẵn có tạo ra được các hướng sản xuất, các hình thức sản xuất phù hợp và đồng thời cũng tạo việc làm và tăng thu nhập, thay đổi được điều kiện sống, sinh hoạt và nâng cao văn hoá cho nhân dân. Như vậy có thể nói việc xây dựng làng sinh thái có ý nghĩa lớn về môi trường, sinh thái, kinh tế và xã hội. V.Phương pháp phân tích chi phí – lợi ích để đánh giá hiệu quả kinh tế của làng sinh thái. 1. Cơ sở cho sự lựa chon phương pháp. Một bệnh viện khác trong thành phố? Một sân bay mới hay một đường băng khác ở nơi hiện có? Một xa lộ ở vị trí X, hay Y? Tăng nguồn điện từ dầu, than đá, gió hay từ nguồn năng lượng mặt trời? Trong thực tế chúng ta thường xuyên phải đứng trước những sự lựa chọn như vậy. Điều này là không thể tránh khỏi vì xã hội không bao giờ đủ nguồn lực để thực hiện tất cả các phương án sẵn có đó. Sự lựa chọn giữa một số nguồn năng lượng để sản xuất thêm điện rõ ràng là một sự lựa chọn giữa các phương án cạnh tranh nhau. Một quyết định giữa hai vị trí thay thế nhau để xây dựng một con đường cao tốc cũng liên quan đến những yếu tố cạnh tranh, và cũng đòi hỏi một sự đánh giá về sự lựa chọn tương đối. Quyết định về việc có xây một bệnh viện ở một địa điểm cụ thể nào đó hay không cũng là một sự lựa chọn giữa các phương án mặc dù có thể lúc ban đầu không ai xem là ưu tiên số một. Sự lựa chọn là giữa tình hình hiện nay không có bệnh viện và tình hình mới là có bệnh viện. Vì vậy quyết định luôn luôn là những lựa chọn các phương án cạnh tranh nhau, thông qua phương pháp phân tích chi phí lợi ích sẽ cho chúng ta so sánh về lợi ích từ các phương án đã nêu và cũng thông qua đó cho phép chúng ta có một sự lựa chọn tối ưu nhất theo quan điểm của mối người. Các nhà phân tích lợi ích chi phí quan tâm đến sự ưa thích tương đối của các phương án trong phạm vi xã hội rộng, và họ đánh giá sự ưa thích căn cứ vào lợi ích ròng tạo ra cho toàn xã hội. Cơ sở kinh tế cho việc đánh giá này là khái niệm về trạng thái kinh tế tối ưu và nguyên tắc lựa chọn phương án để đạt được trạng thái tối ưu đó. Cả hai cơ sở này đều xuất phát từ công trình của Pareto(1960) nhà xã hội học và kinh tế học người ý. Các quy trình để áp dụng các ý tưởng cơ bản này được suy ra từ mô hình kinh tế về hành vi của cá nhân trong thị trường cạnh tranh. Những nền tảng triết lý đặc trưng và mô hình chung cho các cách phân tích đã làm cho phân tích lợi ích chi phí trở thành một phương pháp lôgic và phù hợp để đánh gía sự mong muốn kinh tế. Sự mong muốn của một phương án được thể hiện qua lợi ích vượt mức chi phí. Nhưng lợi ích và chi phí phải được nhận dạng và đánh giá về mặt xã hội như là tổng thể. Kết quả tạo ra cho xã hội từ một phương án cụ thể có thể khác với kết quả của một hãng hay một cá nhân. Hơn nữa quy mô của lợi ích ròng có thể khác nhau giữa hai quan điểm cá nhân và xã hội và quan điểm về xã hội bao giời cũng đem lại những lợi ích về lâu dài và thường khó định lượng hơn. Như vậy phân tích lợi ích chi phí luôn luôn giúp chúng ta có những quyết định, những lựa chọn tối ưu nhất. 2. Khái niệm và nội dung của phương pháp phân tích chi phí lợi ích (CBA). 2.1. Khái niệm. Phân tích lợi ích chi phí là một phương pháp đánh giá sự mong muốn tương đối giữa các phương án cạnh tranh nhau, khi sự lựa chọn được đo lường bằng giá trị kinh tế tạo ra cho toàn xã hội. Phương pháp tìm ra sự đánh đổi giữa các lợi ích thực mà xã hội có được từ một phương án cụ thể với các nguồn tài nguyên thực mà xã hội phải từ bỏ để đạt được lợi ích đó. Theo cách này đây là phương pháp ước tính sự đánh đổi thực giữa các phương án, và nhờ đó giúp cho xã hội đạt được những lựa chọn ưu tiên kinh tế của mình. CBA là một chu trình nhằm so sánh mức độ chênh lệch giữa lợi ích và chi phí của một chương trình hay dự án biểu hiện băng giá trị tiền tệ ở mức độ thực tế. Trong nền kinh tế xã hội, mọi hoạt động đầu tư đều phải được xem xét dưới hai góc độ: phía nhà đầu tư và phía xã hội.Công cụ phân tích chi phí lợi ích cho phép phân định và so sánh các chi phí và lợi ích xét trên góc độ cá nhân và xã hội đó là phân tích tài chính và phân tích kinh tế. 2.2. Nội dung cơ bản của phương pháp CBA. 2.2.1. Các bước tiến hành. Để tiến hành phương pháp phân tích chi phí lợi ích chúng ta phải qua các bước Bước 1: Quyết định lợi ích và chi phí thuộc ai: trong phân tích CBA phải xác định đối tượng bỏ ra chi phí và đối tượng được lợi ích Bước 2: lựa chọn các khả năng thay thế của dự án; tuỳ dự án mà có bước này hay không. Bước 3: liệt kê các ảnh hưởng và các chỉ số đo lường. Bước 4: Dự đoán về những khả năng biến đổi về lượng và ảnh hưởng của chúng suốt quá trình tồn tại của dự án. Bước 5: lượng hoá băng tiền. Lượng hoá các ảnh hưởng do dự án đưa lại và chuyển hoá tất cả ra một mặt bằng giá trị là tiền. Đây là bước quan trọng và khó khăn của phương pháp CBA bởi việc chuyển hoá các tác động ra mặt bằng giá trị tiền tệ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan và chủ quan của người đánh giá. Nếu gọi lợi ích mà dự án đưa lại cho kinh tế –xã hội và tài nguyên môi trường tại khu vực dự án năm đầu tiên là B0, năm thứ nhất là B1, Năm thứ hai là B 2..và năm thứ n là B n .Tổng lợi ích dự án đưa lại là: B0 + B1 + B 2 +…..+ B n Hay tổng quát ta có Trong đó : Bt là lợi ích tình bằng tiền ở năm thứ t t là thời gian hoạt động của dự án . Nếu ta gọi chi phí hay thiệt hại mà dự án đưa lại năm đầu tiên là C0 ,năm thứ nhất là C1 , năm thứ hai là C 2 .. ở năm thứ n là Cn thì tổng chi phí dự án thu lại là: C0 + C1 + C2 + …+ Cn Tổng quát ta có : Trong đó : Ct là chi phí cho dự án hoạt động ở năm thứ t t : thời gian hoạt động của dự án . Bước 6: Xác định tỷ lệ chiết khấu và hệ số chiết khấu . Khi tiến hành so sánh lợi ích và chi phí của dự án để phản ánh đúng bản chất của nó người ta đưa tất cả các giá trị lợi ích và chi phí về một thời điểm để so sánh .Thời điểm đó so sánh thường tính là năm dự án bắt đầu hoạt động Các giá trị lợi ích và chi phí đưa về thời điểm so sánh đó được gọi là giá trị hiện tại thực của lợi ích và chi phí dự án .Thông thường đối với một khoản tiền nếu không đem đầu tư thì người ta đem gửi vào ngân hàng để thu được một khoản lãi. Đồng tiền lúc thu lại phải bị chiết khấu một tỉ lệ nhất định.Tỉ lệ chiết khấu này thường được tính dựa vào lãi suất của ngân hàng ký hiệu là r tính bằng % . Để biểu thị giá trị của chi phí và lợi ích qua thời gian khi qui về giá trị tại thời điểm hiện tại các lợi ích và chi phí phải nhân với hệ số chiết khấu Bước 7 :Tính tổng lợi ích và chi phí. Tổng chi phí mà dự án đem lại qui về hiện tại là: Tổng lợi ích của dự án qui về hiện tại là: 2.2.2. Các chỉ tiêu sử dụng trong phân tích chi phí - lợi ích. Trong CBA các chỉ tiêu thường sử dụng để phân tích là: Chỉ tiêu giá trị hiện tại ròng: NPV Chỉ tiêu suất thu lợi nội tại: IRR Chỉ tiêu tỉ lệ lợi ích chi phí: BCR Chỉ tiêu tỉ lệ chi phí lợi ích: CBR Trong giới hạn của đề tài tôi sử dụng chỉ tiêu NPV để phân tích. Công thức hay sử dụng nhất trong phân tích kinh tế là giá trị hiện tại ròng của một dự án. Đại lượng này xác định giá trị lợi nhuận ròng hiện thời khi chiết khấu dòng lợi ích và chi phí trở về với năm bắt đầu thực hiện dự án. Hai công thức được sử dụng NPV= NPV = - NPV=0 dự án có hiệu quả NPV<0 dự án không hiệu quả . Trong quá trình phân tích chi phí lợi ích đối với các nhân tố đề tài sử dụng phương pháp chi phí thay thế hay phương pháp sử dụng các vật thay thế và phương pháp tìm chi phí khôi phục với môi trường tới mức gần giống với nguyên trạng ban đầu đây là hai phương pháp nằm trong phương pháp không sử dụng đường cầu của hệ thống phương pháp định giá bằng tiền . Chương II : Hiện trạng Làng sinh thái Người Dao- Ba Vì - Hà tây . I.Giới thiệu chung. Làng sinh thái người Dao –Ba Vì thuộc xã Hợp Nhất huyện Ba Vì tỉnh Hà Tây là một khu đặc trưng cho hệ sinh thái đồi núi dốc trước khi thực hiện mô hình làng sinh thái đây là khu vực đồi núi trọc, đất cằn do bà con dân tộc đốt nương làm rẫy. Để thực hiện và áp dụng mô hình hợp lý cần thiết phải nghiên cứu đặc điểm địa lý của khu vực. 1. Vị trí địa lý làng sinh thái Người Dao –Ba Vì. Làng sinh thái Người Dao thuộc xã Hợp Nhất thuộc phân khu phục hồi sinh thái Vườn quốc gia Ba Vì, Hà Tây nằm ở phía Tây thủ đô Hà Nội cách trung tâm thành phố 50 km có toạ độ địa lý 210 01’ đến 21007’ vĩ độ Bắc, 1050 18’ đến 105 025’ kinh đông. Ba Vì là một huyện vùng núi trung bình, nổi lên giữa vùng đồng bằng, có 3 đỉnh cao nhất là đỉnh Vua (1270m ), đỉnh Tản Viên (1227m) và đỉnh Ngọc Hoa (1311m). Ngoài ra còn có các đỉnh núi thấp hơn như là Hang Hùm ( 776m), Gia Dễ (714m): là nơi nổi tiếng về cảnh đẹp, cũng là nơi lưu truyền huyền thoại Sơn Tinh, Thuỷ Tinh của dân tộc ta. Từ thời xa xưa đã nổi tiếng trong cả nước vẻ đẹp hung vĩ của phong cảnh tự nhiên. Cũng như sự phong phú đa dạng và độc đáo của hệ thống sinh vật. Theo tài liệu “Thực vật chí Đông Dương ” nhà thực vật Balansa người Pháp (1886-1891) đã thu thập ở núi Ba Vì và vùng phụ cận tới 5.056 tiêu bản các loài thực vật.Sau hoà bình lập lại nhiều nhà thực vật trong nước và ngoài nước cũng đã đến thu thập mẫu và nghiên cứu hệ thực vật Ba Vì, cho đến năm 1981 và năm 1987 các nhà thực vật của Viện điều tra qui hoạch rừng đã tổ chức hai đợt thu thập tiêu bản , nghiên cứu hệ thực vật ở đây và đã xây dựng một danh mục thực vật cho Ba Vì , gồm 812 loài thực vật bậc cao , thuộc 427 chi , 98 họ .Trong 2 năm 1991 và 1993 các nhà thực vật trường Đại học Lâm Nghiệp đã điều tra thu thập tiêu bản được 715 loài thực vật ( chưa kể 67 loài chưa đủ tài liệu giám định ). Học viện quân y điều tra được 200 loài cây thuốc và 33 loài phong lan làm cảnh, trong số các loài thực vật này, có nhiều loài quý hiếm được nhà nước quy định bảo vệ. Vì vậy, nhiều nhà thực vật Việt Nam cho rằng Ba Vì là một phòng tiêu bản sống với nhiều mẫu chuẩn của Việt Nam. Theo tài liệu điều tra động vật hoang dã năm 1993 của Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật khu vực Xã Hợp Nhất thuộc Ba Vì hiện nay động vật có vú hiện còn 43 loài, thuộc 8 bộ, 22 họ, 113 loài chim thuộc 17 bộ, 40 họ, 86 loài côn trùng trong 17 họ và 9 bộ, bò sát 61 loài thuộc 12 họ 3 bộ, động vật lưỡng cư 27 loài thuộc 6 họ, 1 bộ. Trong số những loài chim, thú này có một số được đưa vào Sách đỏ Việt Nam cần được bảo vệ để nhân giống phát triển. Ngoài ra, dưới con mắt của các nhà du lịch, Ba Vì cũng đựơc xem là vườn sau của ngôi nhà lớn là lá phổi xanh sinh quyển của thủ đô Hà Nội. 2. Điều kiện tự nhiên. 2.1. Địa hình, địa thế. Xã Hợp Nhất thuộc khu cần phục hồi sinh thái của Vườn quốc gia Ba Vì nằm trong vành đai độ cao từ 100m đến 400 m, trong vùng rừng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới núi thấp, tiếp giáp địa phận 7 xã miền núi Yên Bái, Vân Hoà, Tản lĩnh, Ba Trại, Ba Vì, Minh Quang và Khánh Thượng, thuộc Ba Vì, phía tây bắc tỉnh Hà Tây. Đây là phần tiếp nối của những dông núi bắt nguồn từ các đỉnh núi Tản Viên với sông Đà ở phía Bắc và phía Tây, với đồng bằng bắc bộ ở phía phía đông. Theo đường chim bay, chiều từ đỉnh cao này tới đường bình độ 100m khoảng 4-5 km, và từ cốt 400m đến cốt 100m chỉ hơn 1km. Với hơn 20 giông núi, toả về 4 phía, xuất phát từ các đỉnh cao đã tạo cho Ba Vì thêm vẻ đẹp hùng vĩ và hiểm trở. Hợp Nhất xã Ba Vì là khu vực có địa hình bị chia cắt mạnh, sườn núi dốc, độ dốc trung bình 25 0, có nơi tới 350-400 và có một số bãi bằng hẹp với hình thù đa dạng, có thể là nơi tạo lập nên các vườn cây ăn quả, cây cảnh, vườn sưu tập thực vật hoặc hồ nhân tạo. Đây là những đặc điểm cần được chú ý, khai thác sử dụng triệt để nhằm đáp ứng cho các hoạt động , khai thác tiềm năng nhiều mặt của một làng sinh thái. 2.2. Địa chất thổ nhưỡng . Theo báo cáo kết quả điều tra lập địa cấp I và những nhận định về lịch sử phát triển địa hình kiến tạo địa chất cho thấy: Hợp Nhất thuộc núi Ba Vì được hình thành do vận động tạo sơn Indoxini của vỏ trái đất cách đây khoảng 250 vạn đến 60 vạn năm. Nó được cấu tạo theo kiểu thềm hỗn hợp ( phần dưới là đá gốc, phần trên là phù sa ) Đá gồm hai nhóm chính là : Đá Mác-ma như : Spilit, phoocpelit, octopia. Đá biến chất như : phiến thạch sét, phấn sa . Những loại đá này thường ở độ cao từ 200 m trở lên. Đá Spilit là một loại đá badan cố định tạo ra do phun trào dưới nước biển, nó được đưa lên tới độ cao phổ biến trên 400 km và không có lớp alvuvi trên bề mặt. Quá trình Feralit là quá trình phổ biến và bao trùm lên toàn vùng thể hiện rõ rệt là mầu sắc của đất, ở những nơi xói mòn mạnh. Mực nước gầm thấp, có kết vón dạng màu xẫm. 2.3.Khí hậu, thuỷ văn. Khu vực làng sinh thái thuộc xã Hợp Nhất- Ba Vì nằm trong vùng khí hậu nóng ẩm, nhiệt độ trung bình năm biến thiên trong khoảng 230 đến 2005C, giảm dần theo độ cao điạ hình. Cứ lên cao 100m nhiệt độ giảm trung bình 0.550C như vậy nhiệt độ ở độ cao 400m so với nhiệt độ bên dưới giảm 20C. Ở sườn núi và chân núi phía đông, mưa nhiều, lượng mưa trung bình năm đạt 2000 đến 2400mm. Mùa khô biểu hiện rõ rệt, chỉ số ẩm mùa khô nhỏ hơn 0,5. Chỉ số ẩm cả năm biến thiên từ 1.4 đến 2.0. Thời kỳ nóng ẩm, nhưng có một mùa đông khô lạnh nên khí hậu vùng này không phải là khí hậu nhiệt đới điển hình, mà mang tính chất pha tạp, do đó một mặt tạo điều kiện cho sự phát triển phong phú, đa dạng của tập đoàn cây trồng, mặt khác cũng gây nhiều phiền phức cho việc xác định cơ cấu cây trồng để tạo ra hệ sinh thái bền vững. Sông Đà, khu vực Ba Vì, mực nước sông năm cao nhất là 20 m, năm thấp nhất là 7.7 m so với mực nước biển. Ngoài sông Đà, khu vực Ba Vì không có sông suối lớn. Hầu hết các suối nhỏ, dốc. Mùa mưa lượng nước lớn chảy xiết làm xô đất, đá lấp nhiều thửa ruộng ven chân núi, phá vỡ nhiều phai, đập và các trạm thuỷ điện nhỏ. Ngược lại, vào tháng mùa khô, nước rất ít, lòng suối khô cạn. Trong vùng có 7 hồ nhân tạo : Đồng Mô - Ngải sơn, Suối Hai, Xuân Khanh, Hoóc Cua, Đá Chông, Minh Quang, Chẹ. Một số suối có lượng nước lớn chảy quanh năm, đã tạo nên những thác nước rất đẹp như thác Ao Vua, thác Hương, thác Koong Xeng, đây là điểm hấp dẫn cho khách du lịch. 2.4. Hiện trạng đất đai và các kiểu thảm thực vật rừng. Tổng diện tích tự nhiên khu vục cần phục hồi sinh thái ở Ba Vì là 4131.8 ha trong đó đất có rừng là 1378.4 ha chiếm 33% diện tích. Rừng tự nhiên 173.7 ha chiếm 13% diện tích, rừng trồng 1204.7 ha chiếm 87% diện tích. Trong tự nhiên có các loại rừng : Rừng thưa nhiệt đới. Rừng tre nứa, chủ yếu là giang. Rừng phục hồi sau nương rẫy. Rừng phục hồi sau nương rẫy chiếm diện tích nhỏ bằng 10 % diện tích, chủ yếu là rừng tre nứa giang chiếm hơn 60% diện tích rừng tự nhiên. Tre, nứa, giang phát triển là một trở ngại cho quá trình tái sinh và diễn thế đi lên của rừng. Đất chưa có rừng 2711.5 ha trong đó trảng có 2.022 ha, trảng cây bụi 417,9 ha, đất trồng có cây gỗ rải rác 79,5 ha, nương không cố định 191,9 ha, còn lại là đất nông nghiệp, đất trồng cây công nghiệp và các loại đất khác. Qua những dẫn liệu trên cho thấy, Làng sinh thái người Dao thuộc xã Hợp Nhất nằm trong khu vực vùng đệm vườn quốc gia Ba Vì có độ che phủ thấp rừng tự nhiên kém giá trị kinh tế, diện tích đồi núi trọc nhiều, nhiều nhất là đất có trảng cỏ, cỏ tranh, lau chit, chè vè và nguy hại nhất là đất nương rẫy không cố định đã gây nên nạn cháy rừng xảy ra hàng năm. Vấn đề phục hồi các hệ sinh thái rừng hướng tới trạng thái rừng bền vững, ổn định lâu dài là một việc làm khó khăn, gian khổ, lâu dài và phức tạp, là nhiệm vụ trọng tâm trong việc xây dựng và quản lý vườn quốc gia Ba Vì. 3. Đặc điểm kinh tế xã hội. Trước đây người Dao sống theo từng chòm núi, mỗi chòm vài hộ từ độ cao 400 m đến 800 m sống du canh du cư, cứ vào mùa khô người Dao chặt cây, đốt rừng làm đất trồng lúa, trồng bắp…tỷ lệ đói, bệnh tật cao, người Dao không được học hành, tỷ lệ đói nghèo ở làng là 68%, tỷ lệ sinh đẻ cao trên 3%. Năm 1968, Đảng và chính quyền vận động người Dao xuống núi, từ đó người Dao sông tập trung ở hai ấp chính là Hợp Nhất và Yến Sơn. Tuy nhiên do không có kiến thức và chưa được hướng dẫn cụ thể về kiến thức và kỹ thuật nên năng suất lúa thấp, với nhu cầu cuộc sống ngày cang tăng do không đủ đáp ứng yêu cầu người Dao lại lên rừng săn bắn, chặt cây ….do độ dốc cao đất bị rửa trôi nhiều, do vậy người Dao phải học cách làm ăn mới. Năm 1991 chính phủ có quyết định thành lập Vườn quốc gia Ba Vì từ cốt 100 trở lên, người Dao lại phải chuyển xuống làng mơi là 90 hộ với 465 nhân khẩu. Vùng tiếp giáp với 7 xã miền núi của huyện Ba Vì, có số dân là 42.200 người với 7.020 hộ gia đình, gồm 3 dân tộc Kinh, Mường, Dao. Dân tộc Mường 15.900 người, 2.620 hộ. Dân tộc Dao là 1.250 người 240 hộ. Nhìn chung kinh tế trong vùng chưa phát triển, đời sống còn nhiều khó khăn, nghề nông là chính, năng suất lúa thấp: 1.5-2tấn /ha, lương thực bình quân 130kg thóc /năm/người. Trong điều kiện không có nghề phụ, lao động dư thừa, những tháng thiếu ăn họ phải dựa vào rừng, khai thác lâm sản để sống, nhất là các hộ gia đinh nghèo. Có tới 30% hộ nghèo đói, trình độ dân trí thấp, dân số tăng nhanh 2.4% năm, chăn nuôi đại gia súc phát triển chậm. Nhìn chung vùng cần phục hồi sinh thái và cần thay đổi cách thức làm ăn, sinh sống, làm kinh tế văn hoá giáo dục. II.Quá trình quy hoạch, xây dựng làng sinh thái. 1. Dự án xây dựng làng sinh thái người Dao. 1.1. Giới thiệu về dự án xây dựng làng sinh thái người Dao. Từ năm 1993, sau khi đã nghiên cứu và gửi đề xuất xin kinh phí tổ chức xây dựng các làng sinh thái trên 3 hệ sinh thái kém bền vững và một số khu vực bảo tồn viện Kinh tế sinh thái đã được Tổ chức công giáo chống nghèo đói cho sự phát triển cấp kinh phí để thực hiện việc xây dựng các làng sinh thái và một số khu bảo tồn. Dự án xâydựng làng sinh thái người Dao –Ba Vì cũng thuộc chương trình xây dựng các làng sinh thái trên ba hệ sinh thái kém bền vững. Thực chất công việc chuẩn bị về tìm hiểu về các điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của xã Hợp Nhất để thực hiện mô hình được bắt đầu từ tháng 11 năm 1992 cùng với đề tài KN 03.06 xây dựng làng lâm nghiệp xã hội tại các tỉnh ven biển miền Trung tại xã Triệu Vân, Triệu Phong, Quảng Trị. Nhưng đến tháng 10 năm 1993 viện Kinh tế sinh thái kết hợp với UBND xã Hợp Nhất và sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn mới bắt đầu thực hiện dự án. Quá trình xây dựng làng sinh thái kéo dài đến tháng 5 năm 1998 mới hoàn thành với việc xây dựng được làng cho 90 hộ người Dao trong đó đầy đủ vườn, ruộng lúa, ao cá, nhiều cây ăn quả được xây dựng theo mô hình vườn sinh thái dạng bậc thang. Cùng với khoảng hơn 30 làng sinh thái đã được hoàn thành cho đến thời điểm này làng sinh thái người Dao – Ba Vì đã mang lại nhiều những lợi ích hêt sức to lớn về kinh tế, xã hội, môi trường, mang lại một bộ mặt hoàn toàn mới cho người Dao tại xã Hợp Nhất huyện Ba Vì tỉnh Hà Tây và dự án tiếp tục được mở rộng với các khu vực sinh thái khó khăn khác. 1.2. Các giai đoạn thực hiện của dự án. Viện kinh tế sinh thái tiến hành xây dựng làng sinh thái người Dao Ba Vì từ tháng 10-1993 và hoàn thành việc xây dựng vào tháng 5-1998.Tổ chức công giáo chống nghèo đói cho sự phát triển của Pháp(CCFD) đã tài trợ cho viện Kinh tế sinh thái thực hiện dự án này. Làng sinh thái xây dựng ở thôn Sổ, là một trong 3 thôn của xã Hợp Nhất huyện Ba Vì tỉnh Hà Tây, hiện có 90 hộ gia đình người Dao cư trú với số nhân khẩu 465 người. Để bảo vệ rừng của vườn quốc gia Ba Vì, Bộ Lâm nghiệp (trước đây) nay là bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn đã vận động và đưa người Dao đang sinh sống ở vùng cao 500 m trở lên trên các đỉnh dông của núi Ba Vì, nơi có diện tích rừng nguyên sinh cần được bảo vệ nghiêm ngặt, xuống vùng đồi thấp đã bị mất hầu hết thảm thực vật che phủ, đất đai vị xói mòn nghiêm trọng. Người Dao xuống núi lập làng theo chủ trương của nhà nước và được nhà nước giúp đỡ gạo, tiền trong thời gian đầu, và cơ sở vật chất cũng được xây dựng mới như trường học, trạm xá phục vụ đời sống người dân. Xuống núi định canh , người Dao chưa biết chăn nuôi, chưa biết làm vườn, chưa biết thả cá, không biết trồng rau và cây ăn quả. Ruộng lúa nước bình quân cho mỗi nhân khẩu chỉ có 4 m2 / một người, còn lại là đồi trọc, lẫn nhiều đá lộ thiên, khá dốc, chỉ có thể đưa vào trồng sắn, đất chóng bị xói mòn bạc màu... Cuộc vận động định canh định cư đồng bào Dao trước năm 1993 đạt được kết quả bước đầu. Nhưng, do đời sống ở nơi định cư mới quá khó khăn nên người Dao lại tiếp tục nên rừng săn bắt, hái lượm, chặt gỗ rừng đem bán, đốt rừng làm nương rẫy, trong khi vườn nhà bỏ hoang, chăn nuôi không phát triển, trẻ em lại không đựơc học hành. Thấy được thực trạng đó, Viện kinh tế sinh thái đã cử các chuyên gia giỏi về đây mở các lớp tập huấn cho bà con cách sử dụng đất đồi núi để sản xuất nông lâm nghiệp, trồng cây lương thực, thực phẩm lấy thức ăn cho người và gia súc, gia cầm. Sau các lớp tập huấn, viện đã cử một kỹ sư giàu kinh nghiệm trực tiếp ở lại làng sinh thái với bà con để chỉ đạo thực hiện trên từng khoảnh đất người dân được giao. Các lớp tập huấn chủ yếu truyền cho bà con các kiến thức cơ bản về kỹ thuật xây dựng các bờ đá, các biện pháp chống xói đất, các kiến thức về gieo trồng chăm sóc các giống cây sẽ được sử dụng trong mô hình vuờn sinh thái của từng hộ gia đình. Có thể tóm lại các công việc mà dự án đã thực hiện trong 3 năm như sau: - Thông qua qui hoạch thiết kế làng sinh thái và cho từng vườn sinh thái hộ gia đình. - Hỗ trợ kinh phí và chỉ đạo san lấp làm bậc thang theo mô hình đã thiết kế, phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện giao các khu đồi cho bà con mới xuống định cư. - Xây dựng các tram y tế xã, trường học xã nâng cao văn hoá cải thiện sức khoẻ cho người dân. - Khảo sát địa hình hướng dẫn người dân kè đá, đà ao và trồng cây. - Cung cấp và hướng dẫn cho người dân giống cây và cách trồng các loài cây như: na, dứa, keo, hồng, quế…. -Cung cấp các giống vật nuôi như gà, lợn, cá…và hướng dẫn về kỹ thuật đào ao, thả cá, làm truồng trại … -Mở các lớp huấn luyện cho cán bộ và người dân địa phương nhằm nâng cao hiểu biết và những kỹ năng cần thiết cho việc xây dựng vườn sinh thái vùng đồi đồng thời cũng tổ chức cho người dân tham quan các mô hình làng sinh thái khác… Quá trình xây dựng được chia làm 3 đợt: - đợt 1 thực hiện cho 25 hộ từ tháng 10-1993 đến tháng 2-1996, và để hiệu quả cho việc thực hiện chia làm 5 nhóm mỗi nhóm 5 gia đình, mỗi nhóm có một nhóm trưởng giúp đỡ nhau sửa sang vườn tược, tạo mặt bằng bậc thang, trồng bờ cây phòng hộ. - đợt 2 thực hiện cho 40 hộ tiếp theo với cách thức tương tự với các hộ gia đình đợt 1 tuy nhiên do có kinh nghiệm thực hiện từ đợt 1 nên đợt 2 thực hiện nhanh chóng và thuận lợi hơn, giai đoạn 2 của dự án thực hiện từ tháng 4-1996 đến tháng 4-1997. - đợt 3 của dự án thực hiện với các hộ gia đình còn lại và những gia đình xuống làng muộn hơn với cách thức tương tự với hai gai đoạn trước và thời gian thực hiện của giai đoạn 3 này từ tháng 5-1997 đến tháng 5-1998 với kết quả rất tốt. Toàn bộ dự án thực hiện cho 90 hộ gia đình, nhà nào cũng có vườn sinh thái với những bậc thang và bờ cây phòng hộ, tổng diện tích được xây dựng trên 325000 m2. Viện đã hổ trợ trả tiền công xá cho việc cải tạo vườn cấp cho bà con một số giống cây ăn quả ( Hồng, Mơ, Vải, Nhãn ...)giống một số loài cây ngắn ngày (đỗ lạc đậu ngô ...), và rau xanh các loại giúp mỗi hộ gia đình tiền xây một giếng nước, hỗ trợ bà con đào ao thả cá, làm chuồng chăn nuôi gia súc, gia cầm, hỗ trợ phân bón và hướng dẫn sử dụng các loại phân vô cơ, hữu cơ bón cho ruộng, cho vườn chia đều cho 3 giai đoạn thực hiện của dự án. 2. Mô hình xây dựng vườn sinh thái vùng đồi với các hộ gia đình. Sau quá trình tiến hành nghiên cứu về đặc điểm địa hình, đặc điểm về thời tiết, địa chất của vùng các cán bộ viện Kinh tế sinh thái đã quyết định áp dụng mô hình vườn sinh thái với từng hộ gia đình, và làng sinh thái là tập hợp của các vườn sinh thái. Vườn sinh thái là một dạng mô hình kinh tế – sinh thái vùng đồi với quy mô nông hộ, trong đó đảm bảo các tính chất cơ bản như ổn định , năng suất, chống chịu và đa dạng, nhà ở gắn liền với đất vừơn để thuận tiện cho việc chăm sóc bảo vệ cây trồng, vừa cung cấp thêm chất hữu cơ để cải tạo đất đồi khô cằn. Thực tiễn cho thấy tại những vùng đồi núi như vùng Ba Vì thì áp dụng mô hình vườn sinh thái là hợp lý nhất bởi nó vừa đảm bảo tăng độ che phủ, vừa cải tạo đất đồi, đồng thời cũng tạo điều kiện định canh định cư cho đồng bào dân tộc, tăng thu nhập, nâng cao đời sống cả về văn hoá, tinh thần và vật chất cho người dân. 2.1. Đặc trưng của mô hình vườn sinh thái. Mô hình vườn sinh thái được thiết kế theo dạng bậc thang để chống xói mòn và mất nước, khô hạn cho vùng đồi. Đây là mô hình thể hiện sự kết hợp kiến thức khoa học, kiến thức bản địa và đặc trưng sinh thái. keo tai tượng , lá tràm,sấu ..... Bờ đá + dứa Bờ đá + dứa Bờ đá+dứa+cốt khí quế, na , hồng, chè mơ,cam,dưa,chuối,chè Đỗ,lạc, vừng,cam ruộng lúa ao cá Bờ đá + dứa Sơ đồ mô hình vườn sinh thái hộ gia đình . Theo quyết định số 278 của Thủ tướng Chính phủ ngày 11-7-1975 đối với tiêu chuẩn sử dụng đất thì: Cấp độ dốc độ dốc % Phương pháp sử dụng đất Nhẹ < 150 Vừa 16 -250 Mạnh 26 – 35 0 Rất mạnh >350 < 27 27- 33 33 – 47 >47 Ruộng bậc thang, vườn nhà, vườn rừng, VAC -Ruộng bậc thang hẹp, vườn nhà nông lâm kết hợp, vường rừng, trang trại, nương định canh, trại rừng, bãi chăn thả, cây công nghiệp dài ngày. - Nương định canh, trại rừng, rừng rẫy luân canh, đồng cỏ, bãi chăn thả. - Khoanh nuôi bảo vệ, tái sinh phục hồi rừng . Như vậy với độ dốc trung bình 250 của khu vực xã Hợp Nhất thì việc áp dụng mô hình vườn bậc thang theo mô hình nông lâm kết hợp là hoàn toàn hợp lý. Đặc trưng của mô hình vườn bậc thang chính là mô hình nông lâm kết hợp canh tác nông nghiệp bền vững trên vùng đồi đất dốc (SALT). Nông lâm kết hợp là tên gọi của hệ thống sử dụng đất mà trong đó, việc gieo trồng và quản lý có suy nghĩ và khôn khéo những cây trồng lâu năm ( cây rừng , cây công nghiệp dài ngày , cây ăn quả ) trong sự phối hợp hài hòa hợp lý với những cây trồng nông nghiệp ngắn ngày, với gia súc, theo thời gian và không gian để tạo ra hệ thống bền vững về mặt tài nguyên – sinh thái; kinh tế – xã hội và môi trường. Đặc trưng của mô hình nông lâm kết hợp là sự kết hợp chặt chễ giữa các hoạt động làm vườn, nuôi cá và chăn nuôi gia súc, gia cầm chúng tạo thành một hệ sinh thái khép kín có khả năng quay vòng vật chất nhanh; tạo ra mối quan hệ khăng khít qua lại với nhau. Theo mô hình vườn sinh thái trên lợi ích lớn nhất là chống xói mòn cải thiện và duy trì độ phì nhiêu của đất. Sự kết hợp giữa các cây dài ngày và các cây ngắn ngày như Keo, Quế, Na, Hồng, Chè đặc biệt là các cây họ đậu với các giống cây ngắn ngày như ngô, lúa …sẽ làm tăng chất hữu cơ và đạm cho đất. Các thành phần dinh dưỡng ở tầng sâu, được các cây dài ngày hút thu và biến đổi chúng ở tầng đất mặt thông qua phần rơi rụng, cắt tỉa, tàn tích rễ, hình thành chu trình dinh dưỡng nuôi cây ngắn ngày. Hệ thống các cây keo, chè, hồng, quế na, xem kẽ với cam, đậu, lạc cũng có tác dụng đáng kể trong việc hạn chế sự phá hoại của sâu bệnh do nhiều loại cây sẽ tạo ra tính đa dạng sinh học cao vì thế các sản phẩm nông nghiệp cũng sẽ an toàn hơn. Khía cạnh khác việc sử dụng mô hình bậc thang với các cây keo la tràm ,keo tai tượng , Quế , Hồng , Na , cam …cũng đã làm giảm độ dốc của đất thông qua đó làm giảm khả năng trôi đất ,giảm dòng chảy và kéo dài thời gian đẻ cho nước và cây thấm lọc các chất dinh dưỡng, việc sử dụng các loại cây trên các băng cũng có tác dụng làm giảm lực tác động của mưa phá vỡ kết cấu đất cũng làm giảm khả năng đất bị rửa trôi . Mô hình ruộng bậc thang chỉ là một giải pháp mang tính công trình vấn đề quan trọng trong mô hình là phải lựa chọn được các loại cây hợp lý xem kẽ trên các băng tạo ra được mối liên kết liên tục làm giảm khả năng rửa trôi đất. Nếu trong mô hình không có những câu bộ đậu làm tăng chất dinh dưỡng độ phì nhiêu của đất hay không có những cây dài ngày và cây rừng như keo tại tượng, keo lá tràm và thay vào đó là những loại cây không thích hợp thì mô hình cũng không mang lại hiệu quả. 2.2.Thực hiện xây dựng mô hình. Vườn của bà con trước đây bỏ hoang hoặc trồng sắn nhưng không biết dùng phân bón nên năng suất thấp nên dự án xác định ruộng phải được san thành các bậc trồng cây để chống xói mòn, giữ độ ẩm cho đất vừa có nguồn thu từ các loại cây ăn quả, lấy ngắn nuôi dài, trong vườn dùng phân, nước thải của gia súc gia cầm chăn bón cho cây, xây dựng hệ thống chuồng trại, đào ao thả cá....Cụ thể là trên mỗi đầu băng của bậc được xếp đá, dự án lại cấp giống dứa trồng kín đầu băng để ngăn xói mòn đất. Trên các băng đã được san bằng, các gia đình được viện cấp giống đỗ lạc, có tác dụng làm cho đất tốt. Trên đỉnh các gia đình trồng keo tai tượng, sấu, trám, nhãn để giữ nước có lợi cho đất đồng thời cũng có củi đun cho sinh hoạt hàng ngày. Ở dưới sườn đồi trồng chè, quế, hồng, na. Còn các băng gần nhà trồng chuối, đu đủ, trồng chanh, cam, buởi mít, ngoài ra còn có thể trồng các cây thuốc nam quí để giữ gìn và phát triển các giống cây thuốc quí trong vùng. Ngoài ra các băng chung quanh nhà còn có thể nuôi ong để vừa kết hợp nuôi ong thụ phấn cho cây, vừa kết hợp lấy mật để bán. Đào ao thả cá dưới chân đồi để tiện nguồn nước cho gia đình tưới tiêu ruộng lúa. Khi canh tác lúa và trồng các loại cây cần phải đảm bảo đúng nguyên tắc và đặc biệt liều lượng hoá chất đối với các loại cây trồng do vùng đất là vùng đất cằn nên muốn cải tạo lại phải có liều lượng bón hợp lý với ruộng lúa và các loại cây cần phải đảm bảo được mật độ của cây cũng như việc xen kẽ hợp lý giữa các loại cây trên cùng một bậc. Ruộng bậc thang. III.Những kết quả đạt được . Sau khi thực hiện xây dựng làng sinh thái, đã có những chuyển biến rõ rệt trong xã và thu được những kết quả hết sức khả quan như sau : 1. Tăng sản lượng nông nghiệp –lâm nghiệp . Với mô hình ruộng bậc thang, cơ cấu cây trồng đã thay đổi rõ rệt. Việc đan xen các cây trồng trên một thửa ruộng đã có kết quả tốt. Hiện nay các gia đình tham gia dự án đã có thu nhập từ cây chè đan xem với các cây khác đã cho thu nhập bình quân 30.000 đ/hộ /tháng, cây nhãn đã trồng được 8.500 cây đã được gần 4 tuổi, vải thiều 900 cây trong đó 30% số cây ở độ tuổi 4 và bắt đầu cho thu hoạch quả. Na toàn làng trồng được khoảng 3000 cây đã cho quả… Về chăn nuôi, với mô hình chuồng trại khép kín, theo thống kê mỗi năm mỗi gia đình cho xuất khoảng 100 kg lợn. 2. Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất. Khi làng sinh thái Hợp Nhất xã Ba Vì được xây dựng đã thay đổi hoàn toàn cơ cấu sử dụng đất, từ đất dốc trở thành ruộng bậc thang, với tổng diện tích nương vườn bậc thang là 325000 m2. Loại đất Trước mô hình Sau mô hình Đất trồng lúa (ha) 6 6 Đất đồi (ha) 300 300 Đất thổ cư (ha) 110 77.5 Vườn bậc thang (ha) 0 32.5 Tổng số (ha) 416 416 Nguồn :UBND xã Hợp Nhất Cơ cấu sử dụng đất của làng Hợp Nhất chủ yếu là chuyển đổi đất thổ cư thành bậc thang để trồng cây và một ít đất đồi chuyển sang. Khi chưa có mô hình, đất đồi và đất thổ cư chủ yếu là trồng sắn, ngô và lúa nương cho năng suất thấp độ phì nhiêu của đất kém, thường bị rửa trôi…Khi có mô hình, cơ cấu cây trồng cũng thay đổi. Trên đỉnh các đồi được trồng cây lấy gỗ, các loài cây ăn qủa lâu năm. Các vườn sinh thái bậc thang với nhiều loại cây trồng đa dạng phong phú. 3.Tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho người dân. Khi chưa có mô hình, bình quân thu nhập đầu ngừơi của xã Hợp Nhất, huyện Ba Vì theo thống kê năm 1992 là 57000đ /tháng /ngừời và khi mô hình được xây dựng, bình quân thu nhập là 1.8triệu /người /năm. Ước tính mỗi người dân thu nhập khoảng 150000d/tháng. Đời sống của bà con được cải thiện rõ rệt. Các cây lương thực đủ cung cấp cho bà con trong cuộc sống hàng ngày cùng với cây rau xanh, cá thịt, cung cấp đầy đủ cho người dân cuộc sống được ổn định và cải thiện. Tỉ lệ hộ đói ăn giảm đáng kể .Năm 1991 tỉ lệ đói nghèo là 68% nay tỉ lệ hộ đói nghèo giảm xuống một cách nhanh chóng và hiện nay chỉ còn khoảng 6% số hộ trong xã là thuộc diện hộ đói. Nhiều nhà có thu nhập cao thu nhập bình quân của cả gia đình một năm đạt được khoảng từ 10-20 triệu đồng, bình quân đầu người đạt 2 triệu đồng /năm. Có thể nói việc áp dụng mô hình làng sinh thái đa đem lại một bộ mặt khác hoàn toàn cho làng xóm. Vườn sinh thái của người Dao 4. Cải thiện cơ sở vật chất hạ tầng nâng cao giáo dục. Dự án đã làm thay đổi toàn bộ cơ sở hạng tầng của làng, bộ mặt của làng có nhiều thay đổi theo hướng tốt đẹp hơn rất nhiều so với trước đây. Hơn 65% số hộ trong làng có nhà kiên cố, các công trình chăn nuôi khép kín, đường sá giao thông liên thôn thông suốt. Việc đi lại của người dân trong vùng được cải thiện. Buôn bán trao đổi hàng hoá được thuận tiện. Xã đã nâng cấp sửa chữa 2 trường cấp 1. Khi chưa có mô hình trình độ dân trí thấp, mới có 5 trẻ em học hết cấp II.Từ năm 1978 đến năm 1993 số lượng này vẫn không thay đổi đến năm 1999 toàn xã đã có 54 học sinh học phổ thông. Số người học trung cấp là 11 người, sơ cấp 2 người. Trạm y tế được xây dựng có 1 y sĩ phục vụ khám chữa bệnh cho người dân. Số người đi học Trước mô hình Sau mô hình Học phổ thông 5 554 Học trung cấp 0 11 Sơ cấp 0 2 Nguồn :Tổng kết của ban quản lý dự án xã Hợp Nhất . 5. Nâng cao đời sống văn hoá cho người dân. Dự án làng sinh thái đã nâng cao được đòi sống tinh thần người dân, do được trang bị hệ thống loa phát thanh phục vụ công việc chỉ đạo sản xuất. Toàn làng có 24 hộ gia đình có đài để nghe, một số gia đình có tivi. Một số hộ sử dụng nước suối để làm máy phát điện nhỏ thắp sáng, bộ mặt bản làng có sự thay đổi cơ bản. Đời sống văn hoá được nâng cao, mê tín và các hủ tục lạc hậu dần được xoá bỏ. Quan hệ gia đình được bình đẳng nhất là vai trò của người phụ nữ trong gia đình và xã hội. Hàng năm vào dịp lễ hội của làng được tổ chức vui vẻ đoàn kết giữ được nếp sống văn hoá truyền thống lành mạnh của đồng bào người Dao. Trước đây khi chưa có dự án bà con sống du canh du cư, đời sống tinh thần nghèo nàn, các hủ tục mê tín dị đoan vẫn bám đuổi theo, vai trò của người phụ nữ chỉ biết làm lụng vất vả, và sinh đẻ. Phụ nữ chỉ biết phải làm mà không có quyền được hưởng. Đời sống của dân nghèo nàn lạc hậu. Khi có dự án làng sinh thái đã làm thay đổi cơ bản đời sống vật chất, văn hoá tinh thần của người dân nơi đây. Người dân không còn phá rừng nữa mà biết cách trồng rừng tăng diện tích phủ xanh của đất, chống được nạn rửa trôi và suy thoái, bạc màu đất, áp dụng phương thức canh tác thâm canh cây trồng đã làm cho môi trường sinh thái ngày càng được cải thiện. 6. Cải thiện môi trường, Tăng diện tích phủ xanh giảm lượng đất bị xói mòn rửa trôi. Người dân không còn phá rừng nữa mà biết cách trồng rừng tăng diện tích phủ xanh của đất, chống được nạn rửa trôi và suy thoái, bạc màu đất, áp dụng phương thức canh tác thâm canh cây trồng đã làm cho môi trường sinh thái ngày càng được cải thiện. Nếu như trước đây trồng lúa nương thường chỉ có thể duy trì được từ 2 đến 4 năm thì nay với mô hình vườn bậc thang có thể duy trì mãi mãi. Theo tính toán trước khi thực hiện dự án mức độ mất đất do rửa trôi thường từ 40 - 50 tấn /ha thì sau khi thực hiện song dự án lượng đất bị mất rất ít chỉ khoảng dưới 1 tấn/ha. Kéo theo việc ngăn chặn rửa trôi, xói mòn đất là việc tăng mức độ phì nhiều cho đất đồng thời việc phủ xanh được những quả đồi trọc là một thành quả lớn lao về môi trường nó tăng khả năng chống chịu với các thiên tai như lũ lụt, hạn hán, đồng thời cũng làm cho không khí trong lành và tạo cho người dân được một cuộc sống ổn định đó là lợi ích to lớn mà dự án đem lại. Chương III : Đánh giá hiệu quả của mô hình làng sinh thái Người Dao –Ba Vì I. Đánh giá hiệu quả của dự án bằng phương pháp phân tích CBA. 1.Phương pháp đánh giá. Trong phần này đề tài sử dụng chỉ tiêu giá trị hiện tại ròng để phân tích chi phí lợi ích mở rộng. Các bước tiến hành như sau. Tính số vốn đầu tư, chi phí qua các năm của dự án. Xác định thu nhập, các khoản lợi ích thu được trên quan điểm cá nhân và xã hội theo thời gian. Tính giá trị hiện tại ròng theo công thức : NPV= Bt : Lợi ích, thu nhập thu được của năm t. Ct : Chi phí bỏ ra của dự án năm t. n : Số năm. r : Tỷ lệ chiết khấu . NPV = 0 dự án được chấp nhận; NPV < 0 dự án không hiệu quả. Ct = C1t + C2t + C3t = C*t + C3t Trong đó : Ct : là chi phí đầu tư hàng năm. C1t : là chi phí mua giống cây, gia súc, gia cầm. C2t : là chi phí lao động chăm sóc hàng năm. C3t : là chi phí không hạch toán được thành tiền hàng năm. ( các chi phí như là chi phí về tài nguyên đây là chi phí khó định lượng ) C*t : là chi phí hạch toán được thành tiền hàng năm. Bt = B1t + B2t + B3t + B4t = B*t + B4t Trong đó: Bt : là lợi ích thu được hàng năm. B*t : là lợi ích hạch toán được bằng tiền hàng năm. B1t : là lợi ích thu được từ cây lương thực, cây ăn quả. B2t : là lợi ích thu được từ chăn nuôi. B3t : là lợi ích thu được từ củi, gỗ. B4t : là lợi ích chưa hạch toán được bằng tiền bao gồm : Lợi ích của việc tăng thu nhập cho người dân Lợi ích từ việc chuyển đổi cơ cấu ngành . Lợi ích từ việc xây dựng cơ sở vật chất. Lợi ích từ việc thu hút lao động, tạo việc làm, giải quyết tình trạng thất nghiệp. Lợi ích mang tính giá trị khoa học cho quá trình nghiên cứu các mô hình mẫu làm cơ sở để nhân rộng ra các vùng. Lợi ích về môi trường không định lượng được như cải tạo đất, giảm được lũ lụt do việc trồng cây, trồng rừng, bảo vệ rừng trên các vùng đất dốc chưa tính được bằng tiền. Với mô hình làng sinh thái Người Dao, Ba Vì, Hà Tây được xây dựng thí điểm trên vùng sinh thái đất dốc đặc trưng do viện kinh tế sinh thái thực hiện với sự tài trợ của tổ chức chống nghèo đói cho sự phát trỉên (CCFD), khi xem xét trong khoảng thời gian dài và việc phân tích chi phí lợi ích của dự án, chúng tôi coi các khoản chi phí được sử dụng với vốn vay r=9% để tính hệ số chiết khấu .Khoảng thời gian được đánh giá là 10 năm . 2.Xác định các khoản chi phí. Chi phí đầu tư hàng năm Ct : Sau 3 năm xây dựng mô hình các khoản thu nhập chủ yếu từ cây lương thực thực phẩm ngắn ngày, chăn nuôi, đánh bắt cá, một phần từ củi thu được từ vườn cây và một phần là cây ăn quả và các cây công nghiệp trồng xen kẽ trên các bậc của vườn bặc thang. Để thực hiện mô hình trong 10 năm đòi hỏi phải có nguồn vốn đầu tư cho các hộ vay. Nguồn vốn đầu tư trong 4 năm đầu do dự án cấp sau 4 năm để duy trì mô hình người dân phải tiếp tục đầu tư về giống, phân bón, nguyên liệu do đó họ tiếp tục vay trong 7 năm tiếp theo. Chi phí mua giống cây gia súc gia cầm C1t: Đơn vị : triệu đồng Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 119,5 78 81,2 81,6 Nguồn :Viện kinh tế sinh thái . Năm đầu tiên của dự án có chi phí đầu tư lớn là do chi phí để xây dựng vườn bậc thang và chi phí mua các loại giống cây, giống con để thực hiện xây dựng mô hình những năm sau chỉ bổ sung các giống cây cần thiết và chi phí để duy trì vườn sinh thái và các chi phí để mua giống lợn, cá, phân bón nên người dân vẫn cần phải vay vốn. Vì người dân thường vay vốn theo hộ nên giả sử cứ sau 1 năm số hộ trong làng tăng lên 3 hộ vậy chi phí đầu tư năm thứ năm là 84,3 từ đó ta ước tính chi phí đầu tư bổ sung cho các năm tiếp theo với số hộ tăng thêm như sau: Bảng C1t Đơn vị :triệu đồng Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 7 Năm 8 Năm 9 Năm 10 119,5 78 81,2 81,4 84,3 87,1 90 93 96,1 99,3 Nguồn: Tác giả tính toán. Chi phí lao động C2t : Năm đầu dự án hoạt động chi phí của dự án là : 210,5 triệu đồng bao gồm trong đó tiền lương cán bộ hướng dẫn tập huấn, lương của cán bộ xã, lương của giáo viên, lương cho y sĩ …. Theo điều tra chi phí lao động chăn nuôi trồng cây lương thực 100ngày công /2 người. Chi phí lao động chăm sóc cây ăn quả 30 ngày công /2người .Với ngày công là 10000 đồng một ngày công. Số người trong độ tuổi lao động là 65 % tổng chi phí lao động là 196,4 triệu đồng 1 năm. Tính theo tỷ lệ lạm phát 8 % thì chi phí lao động các năm tiếp theo là: Bảng C2t Đơn vị : triệu đồng Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 7 Năm 8 Năm 9 Năm 10 210,5 196,4 212,1 229,1 247,4 267,2 288,6 311,7 336,6 363,6 Nguồn: Tác giả tính toán. Như vậy ta có chi phí đầu tư hàng năm là : Bảng C t Đơn vị : triệu đồng Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 7 Năm 8 Năm 9 Năm 10 C1t 119,5 78 81,2 81,4 84,3 87,1 90 93 96,1 99,3 C2t 210,5 196,4 212,1 229,1 247,4 267,2 288,6 311,7 336,6 363,6 C*t 330 274,4 293,3 310,5 331,7 354,3 378,6 404,7 432,7 462,9 Nguồn: Tác giả tính toán. 3.Lợi ích thu được hàng năm Bt: Quá trình tính toán do hạn chế về số liệu nên bỏ qua yếu tố lạm phát, biến động giá cả . Lợi ích thu được từ cây ăn quả, cây lương thực : B1t Với mức đầu tư trong 4 năm đầu giá trị cây ăn quả, lương thực thể hiện trong bảng sau: Đơn vị: triệu đồng. Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 0 113,2 124,5 128,4 Nguồn :UBND xã Hợp Nhất Trong đó năm thứ hai lợi ích thu được gồm những khoản sau: +Thu nhập từ cây chè (tính từ năm thứ hai) mỗi năm thu được 3.240.000 đồng. +Cây lương thực đảm bảo bữa ăn hàng ngày cho mỗi người dân có khả năng nuôi được 600 nhân khẩu . +Cây ăn quả Na, Bưởi, Hồng thu nhập hàng năm ( chỉ tính 20 % số cây bắt đầu cho quả 1 vụ /1 năm ) 46 triệu đồng tính từ năm thứ tư trở đi. Theo kết quả thu được từ ban quản lý dự án thu nhập các năm sau lần luợt là : 124,56 triệu đồng và năm sau là 128,4triệu đồng .Tốc độ tăng thêm lợi nhuận thu được từ cây ăn quả, cây lương thực mỗi năm tăng thêm là 5 % vậy ta có thể ước tính giá trị lợi nhuận thu được theo các năm tiếp theo như sau . Bảng B1t Đơn vị : triệu đồng Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 7 Năm 8 Năm 9 Năm 10 0 113,2 124,5 128,4 134,8 141,6 148,6 156 163,9 172 Nguồn: Tác giả tính toán. Lợi ích thu được từ chăn nuôi B2t: Năm thứ hai : Chăn nuôi lợn bình quân mỗi gia đình xuất chuồng 1 tạ hơi lợn với giá 10.000 đồng /kg , vậy ta có thu nhập từ chăn nuôi lợn là 100 kg x 10.000 đồng /kg x 90 hộ = 90 triệu đồng . Chăn nuôi gà, cá thu nhập : 200.000 x 90 = 18 triệu đồng. Năm tiếp theo tốc độ phát triển chăn nuôi hàng năm tăng thêm 1.2% .Thu nhập tăng do chăn nuôi gà, lơn, cá ở năm thứ hai là : ( 18 + 90 ) x 1.2% + ( 18 + 90 ) =109,3 triệu đồng . Tương tự các năm tiếp theo ta có bảng lợi ích thu được từ chăn nuôi là :Bảng B2t Đơn vị : triệu đồng Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 7 Năm 8 Năm 9 Năm 10 0 108 109,3 110,6 111,9 113,3 114,7 116,0 117,4 118,8 Nguồn: Tác giả tính toán. Lợi nhuận thu được từ củi , gỗ :B3t Sau 5 năm cây mới đủ khả năng cho người dân có thể tỉa thưa lấy củi theo đó mỗi tháng trung bình mỗi hộ gia đình thu được khoảng 100.000 đồng /hộ /tháng và giảm dần mỗi năm khoảng 5 % : Vậy thu nhập từ củi là:90 x 100 x 12 =10,8 triệu đồng . ước tính theo kết quả trên ta có bảng sau. Đơn vị : triệu đồng Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 7 Năm 8 Năm 9 Năm 10 0 0 0 0 0 10,8 10,3 9,8 9,3 8,8 Nguồn: Tác giả tính toán. Thu nhập từ gỗ : Sau 10 năm năng suất gỗ 30 m3/ha với diện tích khoảng 100 ha .Giá gỗ 1m3 gỗ là 50.000 đồng. Ta có giá trị gỗ rừng sau 10 năm là: 30 x100 x 50.000 = 150 triệu. Vậy ta có bảng lợi ích thu được từ củi, gỗ như sau: Bảng B3t Đơn vị: triệu đồng Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 7 Năm 8 Năm 9 Năm 10 (củi) 0 0 0 0 0 10,8 10,3 9,8 9,3 8,8 Gỗ 0 0 0 0 0 0 0 0 0 150 B3t 0 0 0 0 0 10,8 10,3 9,8 9,3 158,8 Nguồn: Tác giả tính toán. Lợi ích thu được hàng năm ta tính được chưa kể các lợi ích chưa hạch toán được thành tiền là: Đơn vị: triệu đồng Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 7 Năm 8 Năm 9 Năm 10 B1t 0 113,2 124,5 128,4 134,8 141,6 148,6 156,0 163,9 172,0 B2t 0 108 109,3 110,6 111,9 113,3 114,7 116,0 117,4 118,8 B3t 0 0 0 0 0 10,8 10,3 9,8 9,3 158,8 B*t 0 221,2 233,8 239 246,7 265,7 273,6 281,8 290,6 449,6 Nguồn: Tác giả tính toán. \4.Phân tích chi phí lợi ích 4.1.Phân tích chi phí lợi ích trong trường hợp không tính tới chi phí lao động . Trên thực tế dự án không phải trả lương cho lao động của người dân trong thôn hàng năm, nên đề tài phân tích lợi ích chi phí trong trường hợp không tính tới chi phí lao động của người dân hàng năm và có thể coi như đó là việc lấy công làm lãi của người dân . Tổng hợp các bảng đã tính toán ta có kết quả tính toán sau : Đơn vị : triệu đồng Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 7 Năm 8 Năm 9 Năm 10 (C*t- C2t) 119,5 78 81,2 81,4 84,3 87,1 90 93 96,1 99,3 B*t 0 221,2 233,8 239 246,7 265,7 273,6 281,8 290,6 449,6 1 0,9714 0,8416 0,7721 0,7084 0,6499 0,5962 0,5470 0,5018 0,4604 B*t-(C*t-C2t) -119,5 143,2 152,6 157,6 162,4 169,6 183,6 188,8 194,5 350,3 -119,5 139,1 128,4 121,7 115 110 109,5 103,3 97,6 161,3 Nguồn: Tác giả tính toán. Từ kết quả tính toán ở bảng trên ta có : NPV không tính chi phí lao động : NPV==-119,5 + 139,1 + 128,4 + 121,7 + 115 + 110 + 109,5 + 103,3 + 97,6 + 161,3 =966,4 ( triệu đồng ) Vậy ta có NPV=996,4 > 0, xây dựng mô hình sử dụng nguồn vốn cho vay với lãi suất thấp có hiệu quả . 4.2.Phân tích lợi ích chi phí với trường hợp có xét tới chi phí lao động. Đơn vị :triệu đồng Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 7 Năm 8 Năm 9 Năm 10 C*t 330 274,4 293,3 310,5 331,7 354,3 378,6 404,7 432,7 462,9 B*t 0 221,2 233,8 239 246,7 265,7 273,6 281,8 290,6 449,6 1 0,9714 0,8416 0,7721 0,7084 0,6499 0,5962 0,5470 0,5018 0,4604 B*t – C*t -330 -26,2 -59,5 -71,5 -85 -88,6 -105 -122,9 -142,1 -13.3 -330 -25,5 -50,1 -55,2 -60,2 -57,6 -62,6 -67,2 -71,3 -6,1 Nguồn: Tác giả tính toán. Từ kết quả tính toán ở bảng trên ta có: NPV có tính tới chi phí lao động là: NPV==-330 – 25,5 – 50,1 – 55,2 – 60,2 – 57,6 – 62,6 – 67,2 – 71,3 – 6,1 = - 785,8 ( triệu đồng )<0 . Xét trên góc độ xã hội thì đầu tư nguồn vốn vào xây dựng mô hình làng sinh thái có tính chi phí lao động không hiệu quả. Qua đó cho thấy đối với việc xây dựng mô hình cần phải có sự phối hợp của cả người đầu tư và cả từ phía người dân thì việc xây dựng mô hình mới đem lại hiệu quả cao. Tuy nhiên trong kết quả tính toán trên chưa lượng hoá được thành tiền những lợi ích và chi phí có tính xã hội như các lợi ích về giải quyết tình trạng thất nghiệp, lợi ích về cải thiện sức khoẻ cho người dân và các lợi ích về môi trường như chống sói mòn, điều hoà không khí từ việc trồng rừng,….Những lợi ích này mang tính chất lâu dài khó định lượng tuy nhiên nếu tính cả những lợi ích và chi phí chưa hạch toán được bằng tiền thì ta thu lại được lợi ích lớn hơn chi phí phải bỏ ra. Bên cạnh những hiệu quả về môi trường dự án còn mang lại nhiều lợi ích lớn về xã hội mà lợi ích lớn nhất ở dự án này là việc người dân tộc Dao đã thoát khỏi cảnh phát nương làm rẫy, sống du canh du cư và đồng thời cũng như những phần trên ta đã nêu việc định canh định cư sẽ mang lại những lợi ích lớn đó là chống phá rừng, chống xói mòn .Ngoài ra khi dự án được thực hiện việc thực hiện nếp sống vệ sinh, đồng thời thực hiện khám chữa bệnh và cung cấp các loại thuốc làm giảm tỷ lệ mắc bệnh, giảm tỷ lệ tử vong và tăng cường sức khoẻ. Những lợi ích về mặt xã hội của dự án còn có thể kể đến việc tăng việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp của người dân, tăng mức thu nhập đồng thời tác động đến việc thay đổi theo chiều hướng tích cực hơn rất nhiều về cải thiện mức sống, cải thiện dinh dưỡng cho người dân tại khu vực. Với thành công từ mô hình đem lại có thể mở ra một hướng đi mới cho các địa phương khác có điều kiện sinh thái khó khăn và do đó việc nghiên cứu để nhân rộng mô hình là điều cần làm để thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo tại các vùng nông thôn. Có thể nói bên cạnh những lợi ích về kinh tế những lợi ích về xã hội mô hình đem lại rất lớn . II.Hiệu quả môi trường của mô hình đem lại. Mô hình làng sinh thái đem nhiều lợi ích đăc biệt là những tác động tích cực tới môi trường, như chống rửa trôi đất, chống sói mòn, tăng độ che phủ, cải thiện bầu không khí, cải thiện môi trường đất…Để nhận thức rõ hơn những tác động tới môi trường của việc xây dựng làng sinh thái ta sử dụng phương pháp Đánh giá hiệu quả môi trường theo phương pháp Ma trận giản đơn. Các hoạt động của dự án và nhân tố môi trường chịu sự tác động của các hoạt động gây nên là: *Các hoạt động của dự án +San lấp đất làm vườn bậc thang. +Đào ao thả cá. +Trồng cây ăn quả. +Xây dựng chuồng trại, chăn nuôi, trạm xá. +Trồng rừng. +Đào giếng. +Bờ phòng hộ. *Các nhân tố môi trường: +Đất. +Chất lượng không khí. +Sử dụng đất lân cận. +Giữ nước mưa. +Cây xanh. + Động vật. + Chống xói mòn. +Tăng diện tích rừng. +Cư trú của người dân. +Cảnh quan môi trường. Căn cứ vào các hoạt động của làng sinh thái bằng việc tác động đến các nhân tố môi trường gồm có hoạt động như san lấp làm vườn bậc thang, đào giếng, đào ao, chăn nuôi, trồng cây. Nó ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến các thành phần môi trường như môi trường đất, môi trường không khí…để đánh giá hoạt động có liên quan đến môi trường ta có ma trận định lượng sau: San lấp đất Đào ao thả cá Trồng cây Đào giếng Xây dựng chuồng trại , trạm xá Môi trường đất ++ Ks + Ks - Chất lượng không khí 0 0 + 0 0 Sử dụng đất lân cận + + + 0 + Giữ nước mưa ++ + + 0 0 Cây xanh + 0 ++ 0 0 động vật + + + Ks + Chống xói mòn ++ 0 + 0 0 Tăng diện tích rừng Ks Ks + 0 0 Nước mặt 0 + + 0 0 Nước ngầm 0 Ks + + 0 Cư trú ổn định + + + + + Cảnh quan + + ++ 0 - Chú thích : Ks : không dễ tác động. + : Tác động tích cực. ++ : Tác động rất tích cực. 0 : không tác động. - : Tác động tiêu cực. Mô hình làng sinh thái trên vùng đất dộc đồi núi với đặc trưng vườn bậc thang rất thích hợp cho việc phát triển cây xanh nhằm mục tiêu phủ xanh đất trống đồi núi trọc của đảng và nhà nước và nó có tác động tích cực tới môi trường. Người dân không còn phá rừng nữa mà biết cách trồng rừng tăng diện tích phủ xanh của đất chống được nạn rửa trôi và suy thoái, bạc màu đất, áp dụng phương thức canh tác thâm canh cây trồng đã làm cho môi trường sinh thái ngày càng được cải thiện. III.Bài học kinh nghiệm và những kiến nghị. 1.Bài học kinh nghiệm. Qua vịêc xây dựng làng sinh thái Người Dao cho ta thấy được những khó khăn tồn tại chung của làng sinh thái Người Dao Ba Vì nói riêng và các xã thuộc vùng nông thôn nói chung vấn đề tồn tại là cơ sở hạ tầng còn yếu kém vì thế muốn phát triển mô hình một cách toàn diện cần phải có sự đầu tư với cơ sở hạ tầng, và đối với viêc xây dựng làng kinh tế sinh thái hiện nay vấn đề lớn nhất vẫn là kinh phí để tổ chức và xây dựng làng cần phải tìm được nguồn vốn để giúp người dân xây dựng và phát triển mô hình. Mô hình làng sinh thái Người Dao, Ba Vì được thực hiện trong vòng 5 năm nhưng đa cho thấy được ý nghĩa hết sức to lớn về kinh tế cũng như môi trường tại vùng đồi này. Những gì đa làm được với mô hình cho chúng ta thấy nếu con người biết khai thác một cách hợp lý, có kế hoạch thì những vùng đồi trơ, những vùng đất cát, những vùng ngập nước đều có thể biến thành những vùng xanh tươi. Những kết quả từ mô hình cho chúng ta thấy với những sự đầu tư không cần thiết phải là lớn nhưng nếu chúng ta biết tác động vào nhân tố con người biết khơi dậy những cố gắng của con người, và những tiềm năng sẵn có của tự nhiên giúp người dân hiểu được những kiến thức về môi trường, lao động, sinh thái và những phương pháp lao động đúng sẽ góp phần đưa tới thành công cho việc xây dựng mô hình tại các làng sinh thái khác nhau. Việc xây dựng thành công mô hình đã góp phần mở ra một hướng mới trong việc vận động bà con người dân tộc định canh định cư, xoá bỏ những quan điểm những hủ tục lạc hậu hướng họ vào điều kiện sản xuất ổn định vấn đề này mang lại nhiều lợi ích về xã hội cũng như về môi trường. Đối với những dự án xây dựng các làng sinh thái do điều kiện về vốn không lớn nên chúng cấn phải có sự hỗ trợ từ phía chính quyền địa phương. Vấn đề quan trọng với sự thành công của mô hình làng sinh thái là cần phải có sự hợp tác chặt chễ giữa người dân và những nhà khoa học thì mới có thể thực hiện mô hình một cách thành công. 2. Những kiến nghị. Đối với vùng đất nghèo và điều kiện thiều thốn như tại vùng đất đồi của người Dao cần phải gắn chặt mục tiêu cải thiện môi trường và phát triển kinh tế, cần phải gắn chặt việc cải thiện đời sống với việc nâng cao chất lượng môi trường và việc vận dụng mô hình làng sinh thái tại vùng này là một đáp án chính xác. Là một mô hình được xây dựng với sự tài trợ về vốn nhưng những kết quả đạt được của mô hình là rất lớn và không thể phủ nhận vì vậy tôi xin đưa ra một số kiến nghị như sau: Thứ nhất: Mô hình làng sinh thái cần được nghiên cứu một cách nghiêm túc cần có các chương trình hội thảo nghiên cứu có tính chất khoa học cao, có tính cơ sở lý luận nhằm có cái nhìn thật chính xác về vài trò và hiệu quả của mô hình các làng kinh tế sinh thái. Từ đó nghiên cứu việc áp dụng hàng loạt tại các vùng có điều kiện tự nhiên, điều kiện môi trường khó khăn như vùng cồn cát ven biển, vùng đất ngập nước ngọt, nước mặn, vùng đồi núi trọc …. Thứ hai: Nhà nước cần có chính sách khuyến khích mở rộng xây dựng mô hình làng sinh thái ra các vùng đồi núi trọc và các vùng sinh thái khó khăn khác như vùng cát ven biển, vùng ngập nước theo một số mô hình các làng sinh thái đã được xây dựng. Cần khuyến khích các dự án các chương trình đầu tư tài trợ xây dựng các làng sinh thái, lồng ghép các chương trình, dự án đầu tư trong một tỉnh, huyện, xã như vậy sẽ đạt được hiệu quả cao hơn bởi sự tập trung nguồn vốn và nhân lực. Tăng chi ngân sách cho việc phát triển các vùng đồi núi của bà con người dân tộc và có sự hỗ trợ từ chính sách về phía nhà nước. Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng cho các vùng nông thôn để tạo điều kiện, tạo động lực ban đầu cho việc phát triển nông thôn tại các vùng đồi miền núi nói chung và các vùng nông thôn khác nói riêng. Nhà nước có chính sách vay vốn ưu đãi về lãi suất và thời gian hoàn trả vốn với các vùng đồi, vùng người dân tộc để tạo điều kiện cho họ có một số vốn để phát triển. Thứ ba: Với việc xây dựng mô hình làng kinh tế sinh thái vấn đề quan trọng là nguồn vốn. Chúng ta cần phải huy động được nguồn vốn từ tất cả các thành phần có thể liên quan đến việc xây dựng mô hình, đồng thời kêu gọi nguồn vốn từ chính phủ, các nguồn vốn cho vay dài hạn hay khoản viện trợ không hoàn lại từ các tổ chức quốc tế như :ADB, FDI, WB, FAO, SIDA, CCFD….đặc biệt nếu có thể nên huy động nguồn vốn trong dân. Thứ tư : Về tổ chức quản lý hoạt động cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên có tham gia vào việc xây dựng các mô hình làng sinh thái . Từ các cấp trung ương đến địa phương, từ cấp tỉnh huyện đến cấp xã đặc biệt cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa người dân với các cán bộ hướng dẫn thực hiện mô hình. Thứ năm : Về khoa học kỹ thuật, công nghệ. Thực hiện lựa chọn giống cây trồng vật nuôi, lựa chọn mô hình xây dựng làng sinh thái thích hợp với điều kiện riêng, đặc điểm riêng của từng vùng. Tăng cường mối liên kết giữa các cơ sở nghiên cứu khoa học với địa phương trong việc đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật áp dụng vào trồng trọt, chăn nuôi, chuyển giao các công nghệ chế biến, giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao, ổn định. Mở các lớp tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật cho người nông dân, nâng cao nhận thức, kiến thức trong sản xuất, tăng cường các hoạt động khuyến khích người đân tăng gia sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp …Đặc biệt với các vùng dân tộc ít người cần phải có các lớp học nâng cao khả năng, trình độ quản lý cho cán bộ chính quyền cấp cơ sở. Thứ sáu: công tác thị trường, thông tin, dịch vụ, các cơ sở để chế biến nông lâm thuỷ sản và hàng hoá cần được củng cố và mở rộng phục vụ cho việc xuất khẩu các sản phẩm trong vùng ra các vùng bên ngoài nhằm nâng cao thu nhập cho người dân và đồng thời cũng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tại địa phương. Cuối cùng để phát triển sâu rộng hơn nữa mô hình làng sinh thái tại các vùng khác chúng ta cần thiết phải ngày càng hoàn thiện hơn nữa về thiết kế mô hình bằng các kinh nghiệm trong thực tiễn, bằng cách tham khảo, hợp tác chặt chẽ với các bên có liên quan trong nước và ngoài nước để học hỏi thêm nhiều vấn đề nhằm làm cho mô hình làng sinh thái ngày càng hoàn thiện và phát triển, ngày càng thu lại được nhiều những kết quả về kinh tế, xã hội, môi trường từ làng sinh thái. KẾT LUẬN Mô hình kinh tế sinh thái hay mô hình làng sinh thái phục vụ phát triển nông thôn một cách bền vững là đối tượng nghiên cứu còn mới mẻ và chưa được chú ý và nghiên cứu nhiều tại nước ta. Qua thực tế mô hình kinh tế sinh thái đã mang lại những lợi ích to lớn đối với mục tiêu phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. Đặc biệt là tại các nước đang phát triển và kinh tế nông nghiệp như nước ta thì mô hình kinh tế sinh thái là mô hình cần được nghiên cứu áp dụng. Với mỗi cộng đồng dân cư trên những vùng sinh thái nhất định muốn đạt được mục tiêu phát triển bền vững yêu cầu đặt ra là phải thiết lập một mô hình phát triển sử dụng tối ưu các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của vùng nhưng cũng đồng thời đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường tự nhiên đặt ra cho vùng. Trong khuôn khổ pham vi, đề tài đã bước đầu giới thiệu được những cơ sở lý luận chung cho mô hình kinh tế sinh thái, những khái niệm nguyên lý chung và vai trò, ý nghĩa của làng sinh thái với cộng đồng dân cư về kinh tế và môi trường. Trên cơ sở phân tích hiện trạng của vùng đồi núi trọc xã Hợp Nhất – Ba vì - Hà Tây đề tài đã rút ra được những lợi ích, những vấn đề cần giải quyết của mô hình và đánh giá được hiệu quả của mô hình đối với cộng đồng và đối với môi trường. Quá trình đánh giá có sử dụng phương pháp phân tích chi phí lợi ích để so sánh lợi ích và chi phí xâydựng mô hình làng sinh thái trên quan điểm tổng hợp. Tuy nhiên trong qua trình thực hiện đề tài còn có một số hạn chế. Quá trình đánh giá chưa nêu rõ được những lợi ích và chi phí đối với từng hộ gia đình, một số chỉ tiêu về chi phí và lợi ích còn chưa lượng hoá được thành tiền nên kết quả còn nhiều hạn chế. Mô hình làng sinh thái Người Dao –Ba Vì được xây dựng cho thấy mô hình kinh tế sinh thái áp dụng trong điều kiện nước ta hiện nay mang lại nhiều lợi ích, hiệu quả đối với cộng đồng dân cư còn nghèo đói, điều kiện tự nhiên có nhiều khắc nghiệt và mô hình có thể nhân rộng áp dụng tại các vùng có điều kiện tự nhiên tương tự và cần được nghiên cứu áp dụng tại các vùng có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt khác. Trong hoàn cảnh dân số nước ta, nông dân vẫn còn chiến tỷ lệ lớn nông nghiệp vẫn đóng vai trò chủ yếu thì mô hình kinh tế sinh thái thực sự góp phần thúc đẩy các vùng nông thôn phát triển theo hướng bền vững đảm bảo hai mục tiêu là phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. Tài liệu tham khảo 1.Bài giảng Kinh tế môi trường – TS.Nguyễn Thế Chinh và GVC Lê Trọng Hoa. 2.Bài giảng Phân tích Chi phí – Lợi ích – TS.Nguyến Thế Chinh. 3.Bài giảng Quản lý môi trường – TS.Nguyến Thế Chinh , GVC Lê Trọng Hoa và GVC Nguyễn Duy Hồng . 4.Bài Giảng Đánh giá tác động môi trường – GVC Nguyễn Duy Hồng . 5.Nguyễn Ngọc Bình .Một số mô hình nông lâm kết hợp ở Việt Nam .NXB Nông Nghiệp ,Hà Nội 1986 6.Nguyễn Ngọc Bình .Các hệ nông lâm kết hợp ở Việt Nam .NXB Nông nghiệp , Hà Nội 1996. 7.GS.PTS Cao Liêm – Trần Đức Viên .Sinh thái học nông nghiệp và bảo vệ môi trường .NXB Đại học và trung học chuyên nghiệp ,Hà Nội 1990. 8.Nông nghiệp sinh thái .Viện kinh tế sinh thái .NXB Nông nghiệp , Hà Nội 1998. 9.Tài liệu tập huấn phương pháp quy hoạch phát triển vùng đồi .Chương trình hợp tác Việt Nam – Thụy Điển. 10.Đặng Trung Thuận .Nghiên cứu xây dựng mô hình kinh tế – sinh thái tại một số vùng sinh thái điển hình .Tuyển tập báo cáo tại hội thảo quốc gia về bảo vệ môi trường và phát trỉên bền vững , Hà Nội 1993. 11.Đào Thế Tuấn .Hệ sinh thái nông nghiệp .NXB Khoa học kỹ thuật , Hà Nội 1984. 12.Nguyễn Văn Trương .Tiếp cận vấn đề sinh thái ở Việt Nam .NXB Nông nghiệp , Hà Nội 1985. 13.Nguyễn Văn Trương .Kiến tạo mô hình nông lâm kết hợp , NXB Nông nghiệp , Hà Nội 1985. 14.Hoàng Tụy.Phân tích hệ thống và ứng dụng .NXB Khoa học kỹ thuật ,Hà Nội 1987 . 15.Vấn đề kinh tế sinh thái ở Việt Nam .NXB Nông nghiệp , Hà Nội 1993. 16 .Anderson Jock R.Rick analysis in đrylan farming systems .Rome.FAO ,1992. 17.Chapman – Hall. Mathematical analysis of decision problems in ecology,Turkey 1973 . 18.Pearce . W .David .Economic of natural resource and environment,Baltimore, 1990. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMt51.doc
Tài liệu liên quan