Báo cáo Thực tập trạm thú y huyện Mộc Châu – tỉnh Sơn La

Tài liệu Báo cáo Thực tập trạm thú y huyện Mộc Châu – tỉnh Sơn La: Lời cảm ơn Sau một thời gian thực tập và nghiên cứu, bản luận văn tốt nghiệp của tôi đã hoàn thành. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi - Thú y, các thầy cô giáo Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tận tình giảng dạy và dìu dắt tôi trong suốt thời gian học tập và rèn luyện tại Trường. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo TS. Trương Hữu Dũng cùng toàn thể các thầy cô giáo trong khoa Chăn nuôi - Thú y đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn Trạm thú y huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La cùng toàn thể lãnh đạo cán bộ và nhân dân 3 xã, Thị trấn Nông trường, xã Tân Lập, Tân Hợp huyện Mộc Châu tỉnh Sơn La đã tạo điều kiện thuận lợi, quan tâm giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập tại cơ sở. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới tất cả bạn bè, gia đình và người thân đã động viên, cùng lỗ lực cố gắng của bản thân, tôi đã hoàn thành đề tài đúng thời gian quy định. Tôi xin kính chúc các th...

doc45 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 3102 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Báo cáo Thực tập trạm thú y huyện Mộc Châu – tỉnh Sơn La, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời cảm ơn Sau một thời gian thực tập và nghiên cứu, bản luận văn tốt nghiệp của tôi đã hoàn thành. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi - Thú y, các thầy cô giáo Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tận tình giảng dạy và dìu dắt tôi trong suốt thời gian học tập và rèn luyện tại Trường. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo TS. Trương Hữu Dũng cùng toàn thể các thầy cô giáo trong khoa Chăn nuôi - Thú y đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn Trạm thú y huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La cùng toàn thể lãnh đạo cán bộ và nhân dân 3 xã, Thị trấn Nông trường, xã Tân Lập, Tân Hợp huyện Mộc Châu tỉnh Sơn La đã tạo điều kiện thuận lợi, quan tâm giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập tại cơ sở. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới tất cả bạn bè, gia đình và người thân đã động viên, cùng lỗ lực cố gắng của bản thân, tôi đã hoàn thành đề tài đúng thời gian quy định. Tôi xin kính chúc các thầy cô giáo luôn mạnh khoẻ, hạnh phúc thành đạt trong công tác giảng dạy và thành công trong công tác nghiên cứu khoa học. Ngày…… tháng……. Năm 2006 Sinh viên Trần Thị Kim Huệ Lời nói đầu Sau quá trình học tập tại trường Đại học, chúng tôi đã trang bị những kiến thức khoa học kỹ thuật thuộc chuyên ngành Chăn nuôi - Thú y, với chúng tôi đây là kiến thức mới mẻ và vô cùng quan trọng để bắt đầu sự nghiệp của mình. Thực tập tốt nghiệp là một giai đoạn học tập quan trọng nhằm rèn luyện cho mỗi sinh viên khả năng tổ chức, triển khai các hoạt động ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tiến sản xuất. Kiểm định lại kiến thức đã học, tăng cường mở rộng khoa học kỹ thuật giữa nhà Trường và cơ sở sản xuất, góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp ở địa phương và tạo tiền đề ban đầu để chính thức bắt tay vào thực tiến sản xuất với cương vị là một kỹ sư chuyên ngành chăn nuôi thú y. Hàng năm, khoa Chăn nuôi - Thú y trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đều tổ chức cho học sinh cuối khoá đi thực tập tốt nghiệp tại các cơ sở sản xuất, với mục đích tại cơ sở sinh viên được học hỏi thêm về kiến thức thực tế và những kinh nghiệp nghề nghiệp, rèn luyện kỹ năng thực hành chăn nuôi - thú y, củng cố lòng yêu ngành, yêu nghề. Được sự nhất trí của Ban chủ nhiện khoa Chăn nuôi - Thú y, tôi được phân công về Trạm thú y huyện Mộc Châu – tỉnh Sơn La. Là một sinh viên tiếp cận với công tác nghiên cứu khoa học bước đầu còn hơi bỡ ngỡ nhưng được dự giúp đỡ của các thầy cô giáo trong khoa và sự nỗ lực và mạnh dạn áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất của địa phương. Trong thời gian thực tập tốt nghiệp, được sự chỉ bảo, dìu dắt của thầy giáo hướng dẫn và trạm thú y huyện Mộc Châu – tỉnh Sơn La, tôi đã vượt qua được những khó khăn ban đầu và hoàn thành tốt được đợt thực tập của mình với một số kết quả được trình bày trong bản luận văn. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình tới thầy cô và các cán bộ Trạm thú y đã giúp tôi hoàn thành tốt đợt thực tập tốt nghiệp này. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng bản luận văn tốt nghiệp không thể tránh khỏi những thiếu sót, tôi kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp. Người thực hiện Trần Thị Kim Huệ Phần một Công tác phục vụ sản xuất I. Điều tra cơ bản. 1. Điều kiện tự nhiên 1.1. Vị trí địa lý Mộc Châu là huyện miền núi nằm về hướng Đông Nam, là huyện cửa ngõ của tỉnh Sơn La, với diện tích tự nhiên của huyện là 2,625 Km2, vị trí huyện Mộc Châu nằm ở toạ độ là: Từ 20040’ - 21007’ vĩ độ bắc Từ 104026 - 1050 độ kinh đông. Phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh Hoà Bình Phía Tây – Tây bắc giáp huyện Yên Châu Phía Nam – giáp tỉnh Thanh Hoá và nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào. Phía Bắc giáp với huyện Phù Yên. Huyện Mộc Châu là cửa ngõ của tỉnh Sơn La, nằm trên trục giao thông Quốc lộ 6, huyết mạch của vùng Tây bắc là tuyến đường nối liền vùng kinh tế trọng điểm đồng bằng Bắc bộ – Hà Nội – Lai Châu. Huyện có đường biên giới với nước bạn Lào có cửa khẩu Quốc gia, là huyện mang đặc trưng của 1 huyện miền núi Tây Bắc, địa hình bị chia cắt có nhiều núi cao hiểm trở và nhiều thung lũng rộng, độ cao trung bình 950 – 1.050 mét so với mặt nước biển. Có cao nguyên rộng lớn và tương đối phẳng vì vậy mà Mộc Châu có vị trí kinh tế xã hội an ninh, quốc phòng rất quan trọng. 1.2. Điều kiện khí tượng, thuỷ văn 1.2.1. Khí tượng Mộc Châu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhưng mang đậm nét của khí hậu cao nguyên đó là: mùa Đông lạnh và khô, mùa Hè mát ẩm và mưa nhiều, nhiệt độ khí hậu trung bình/năm khoảng 18,50c. Lượng mưa trung bình /năm khoảng 1.560 mm. Độ ẩm không khí trung bình/năm 85%. Địa hình bị chia cắt sâu và mạnh nên hình thành nhiều vùng khí hậu, cho phép phát triển nền sản xuất Nông – Lâm nghiệp phong phú, khí hậu ở đây rất phù hợp để phát triển cây trồng và vật nuôi vùng ôn đới. Khí hậu ở Mộc Châu phù hợp để phát triển các loại cây trồng vật nuôi đặc biệt là cây công nghiệp ăn quả vùng ôn đới, chăn nuôi đại gia súc đặc biệt là bò sữa và phát triển du lịch, nghỉ dưỡng. Tuy nhiên khí hậu trong những năm gần đây cũng có những thay đổi, như khô hạn trong mùa Đông kéo dài, lốc và mưa đá xuất hiện nhiều lần trong năm, đã gây không ít thiệt hại và ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân. 1.2.2. Thuỷ văn Nhiệt độ trung bình : Bình quân cả năm 18,50c Nhiệt độ thấp nhất : Bình quân cả năm 15,40c Nhiệt độ cao nhất : Bình quân cả năm 23,40c Lượng mưa bình quân : 787mm Độ ẩm không khí Trung bình : Bình quân cả năm 85% Thấp nhất : Bình quân cả năm 14% Tổng giờ nắng, bình quân cả năm đạt 190,5 giờ (Nguồnt22 ài liệu?…..) 1.3. Điều kiện đại hình đất đai Diện tích đất tự nhiên của huyện Mộc Châu là 205.530 ha, trên địa bàn Huyện, đất đai hình thành 4 nhóm đất chính với một số đất đai trong đó điển hình có các loaị đất được sử dụng trong sản xuất nông nghiệp, trên vùng đất có độ dốc <250 và tầng dày trên 50 cm với hàm lượng chất NPK tương đối lớn. Loại đất: diện tích (ha) - Đất Feralit mùn đỏ nâu trên đá vôi : 44,552,8 (ha) - Đất Feralit mùn vàng đỏ trên đá sét : 22,074,0 (ha) - Đất Feralit mùn đỏ vàng trên đá biến chất : 10,733,2 (ha) - đất Feralit mùn vàng trên đá cát : 38,882,5 (ha) - Đất Feralit mùn đỏ vàng do canh tác : 26,326,7 (ha) Diện tích các loại đất trên chiếm 70,4% diện tích đất tự nhiên của toàn Huyện. Trong đó đát có độ dốc <200 chiếm 14,6% trong tổng số các loại do đó có nhiều thuận lợi trong phát triển cây công nghiệp và cây ăn quả. Đến năm 2005 diện tích đất nông nghiệp 130,184 ha chiếm 63,3% tổng diện tích bình quân đầu người là 0,93 ha trong đó sản xuất lương thực là 0,09 ha. - Riêng nước chiếm : 3,611 ha chiém 1,76% - Đất lâm nghiệp : 89,907 ha chiếm 43,74% - Đất chưa sử dụng : 68,326 ha chiếm 33,24% 1.4. Điều kiện giao thông Mạng lưới giao thông của Mộc Châu không ngừng được phát triển trong những năm qua, đã mở được hơn 250 km đường giao thông nông thôn liên xã, liên bản. Nâng cấp và sửa chữa được 110 km đường đô thị và quốc lộ, góp phần phục vụ đắc lực cho nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của Huyện. Cho đến nay hầu hết các xã có đường ô tô đến tận trung tâm xã. Cùng với hệ thống đường bộ, những năm gần đây đã có thêm mạng đường sông, là vùng hồ Sông Đà rất thuận tiện cho việc vận tải, thuỷ đây là tuyến vận tải đường thuỷ Sông Đà phục vụ xây dựng thuỷ điện Sơn La đi qua địa phận Mộc Châu. Hiện nay khai thác vận tải thuỷ chủ yếu là các bến đò ngang và bè mảng, hiệu quả thấp có một cảng sông Vạn Yên tiếp giáp với huyện Phù Yên đã được xây dựng nhưng chưa có hệ thống thiết bị bốc xếp. 1.5. Nguồn nước Mặt nước: Huyện Mộc Châu nằm trên cao nguyên đá vôi, nguồn nước mặt rất hạn chế, trên địa bàn Huyện có một số dòng suối chính như Suối Quanh, Suối Sập. Phần lớp mặt nước thấp hơn mặt đất canh tác, vì vậy biện pháp giải quyết ở đây là phải làm hồ chứa nước, đập dâng cắt lũ mùa mưa, chứa nước mùa khô có nhiều thuận lợi phát triển thuỷ điện vừa và nhỏ Nước ngầm: Sự tích nước của hồ thuỷ điện Hoà Bình làm cho các khe nứt hệ thống hang động 115m ở vùng Mộc Châu hoạt động trở lại, các đồi thoáng khí hậu hoạt động mạnh hơn trước, do đó đã đẩy mực nước ngầm lên cao hơn. Tuy nhiên việc trữ nước ngần trên đá vôi thường kém, do đó việc trữ nước trong mùa khô và tăng độ che phủ rừng cần được quan tâm bảo đảm đủ nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất trong toàn Huyện. 2. Điều kiện kinh tế chính trị xã hội 2.1. Tình hình dân cư trong khu vực Theo số liệu thống kê của năm 2005 toàn Huyện có 32.029 hộ với số nhân khẩu là 14.4162 khẩu. Trong đó: Số người đủ độ tuổi lao động là : 71.820 người Số lao động nữ là : 36.777 người Số lao động nam là : 35.043 người Với dân số tăng tự nhiên là 1,22. Toàn Huyện có 11 dân tộc anh em cùng chung sống cụ thể như sau: - Dân tộc Kinh : 10.800 hộ với 40.520 khẩu - Dân tộc Thái : 10.577 hộ với 49.179 khẩu - Dân tộc Mường : 4.884 hộ với 22.532 khẩu - Dân tộc Mông : 3.686 hộ với 21.934 khẩu - Dân tọc Dao : 1.787 hộ với 8.723 khẩu - Dân tộc Sinh Mun : 120 hộ với 553 khẩu - Dân tộc Khơ Mú : 93 hộ với 416 khẩu - Dân tộc Nhắng : 11 hộ với 35 khẩu - Dân tộc La Ha : 40 hộ với 183 khẩu - Dân tộc Thổ : 8 hộ với 21 khẩu Các dân tộc khác : 15 hộ với 47 khẩu (Nguồn tài liệu?…..) 2.2. Cơ cấu tổ chức của Trạm Tổng số cán bộ công nhân viên của Trạm là 11 người (Đại học 3 người còn lại là Trung cấp). Số cán bộ biên chế : 8 người Số cán bộ hợp đồng : 3 người Đồng chí Trạm trưởng có trình độ đại học chịu trách nhiệm về công tác quản lý nhà nước và điều hành toàn bộ công việc của đơn vị. Trạm phó: Dưới sự điều hành quản lý và phân công của Trạm trưởng, phụ trách về các phong trào, kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ, thanh tra quản lý thuốc thú y trên đại bàn Huyện. Tổ chức hành chính kế toán: Phụ trách công tác tài vụ kế toán lao động việc làm và tiền lương của cán bộ công nhân viên. 2.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật trạm. Trạm thú y huyện Mộc Châu nằm trên trục Quốc lộ 6 giáp với ngã ba đi cửa khẩu Lóng Sập Lào. Diện tích đất của Trạm là 3.000 m2 có 2 khu nhà được xây dựng năm 1997, 1 khu là nhà hành chính, 1 khu là nhà tập thể cho cán bộ công nhân viên, khu nhà hành chính có 1 phòng hành chính, 1 phòng họp và 2 kho thuốc ngoài ra có 1 phòng thí nghiệm, vì điều kiện còn khó khăn thiếu trang thiết bị nên khi thí nghiệm bệnh lở mồm long móng, phải gửi mẫu bệnh phẩm về chi cục thú y tỉnh Sơn La để kiểm tra. 3. Tình hình phát triển của Trạm 3.1. Tình hình phát triển của ngành Trồng trọt Phần lớn các hộ gia đình sống ở vùng nông thôn, với nghề nông là chủ yếu nên người dân ở đây trồng tập chung chủ yếu là cây lúa nước, cây ngô, cây chè, cây dâu tằm trong những cây trên chủ yếu nhất vẫn là cây ngô vì cây ngô là nguồn thức ăn chính tại chỗ cho đàn gia súc, gia cầm của địa phương. Ngoài ra còn có các cây công nghiệp ngắn ngày như đậu tương, cây lã và các loại rau xanh để tạo ra vành đai thực phẩn phục vụ cho nhu cầu của chính người dân nơi đây. Về cây ăn quả: Đẩy mạnh công tác cải tạo vườn tạp và trồng mới cây ăn quả chất lượng cao, bao gồm các loại táo, hồng giòn, lê Nhật, đào Pháp, đào mè, cây có múi, cam, quýt, chanh, bưởi… 3.2. Tình hình phát triển của ngành Chăn nuôi Song song cùng các ngành khác thì ngành Chăn nuôi cũng phát triển mạnh, đặc biệt trong những năm gần đây, người dân áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi trong Huyện chủ yếu là Trâu, Bò, Dê, Gà, Vịt, Ngan đạt kết quả khả quan. Với địa hình rộng lớn điều kiện đất đai rộng lớn, Mộc Châu rất thuận lợi cho chăn nuôi đại gia súc, để phát huy thế mạnh này chúng ta cần phổ biến và nâng cao kiến thức khoa học kỹ thuật, giúp bà con nông dân ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào trong sản xuất. 3.2.1. Chăn nuôi lợn Chăn nuôi lợn chiếm vị trí rất quan trọng vì con lợn là vật nuôi không thể thiếu được của nhà nông, nó còn tận dụng các loại thức ăn dư thừa và sản phẩm phụ của nông nghiệp. Trong những năm gần đây ngành chăn nuôi lợn không còn mang tính nhỏ lẻ, người dân biết áp dụng KHKT vào chăn nuôi Nhờ những tiến bộ khoa học đã được áp dụng vào ngành chăn nuôi lợn như: Thụ tinh nhân tạo cho lợn bằng tinh dịch lợn đực ngoại, tạo ra đàn lợn lai thương phẩm có năng suất cao, công tác thú y và quản lý, chăn sóc nuôi dưỡng ngày càng được chú trọng. 3.2.2. Chăn nuôi động vật khác Những năm gần đây ngành chăn nuôi của địa phương đã từng bước chuyển dần theo hướng đẩy mạnh chiều sâu, nâng cao chất lượng đàn gia súc, gia cầm và đa dạng hoá sản phẩm chăn nuôi, tăng quy mô hàng hoá trong cơ cấu phát triển sự chuyển biến tích cực trong chăn nuôi. Thể hiện rõ qua việc đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đặc biệt là khâu giống. Nhiều giống gia súc, gia cầm được đưa vào các vùng trong huyện bước đầu nâng cao chất lượng và số lượng và số lượng trong chăn nuôi như đàn bò Lai sind, dê Bách thảo,… các giống gia cầm như gà Tam Hoàng, vịt siêu thịt, siêu trứng, ngan Pháp….. đang được nhân rộng. 3.3. Công tác thú y Công tác thú y rất quan trọng, hàng năm Trạm thú y đã tổ chức mở các lớp tập huấn kỹ thuật cho mạng lưới thú y cơ sở, nhằm nâng cao tay nghề phục vụ tốt cho ngành chăn nuôi. Căn cứ lịch tiêm phòng gia súc, hàng năm Trạm tổ chức hai đợt tập huấn vào tháng 3 và tháng 8 cho cán bộ và mạng lưới thú y cơ sở, chuẩn bị tốt cho 2 đợt tiêm phòng trong năm. Ngoài công tác tiêm phòng gia súc, gia cầm. Trạm thú y còn chú trọng đến công tác kiểm dịch, vận chuyển gia súc, gia cầm trong địa bàn, công tác kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm, vệ sinh thú y. Những gia súc bị bệnh đem ra chợ bán đều bị xử lý, tuỳ thuộc vào mức độ vi phạm. Nhìn chung dưới sự chỉ đạo và tổ chức thực hiện tốt của Trạm, nên trong nhiều năm qua toàn Huyện không có ổ dịch lợn nào xảy ra. 4. Thuận lợi và khó khăn 4.1. Thuận lợi. Là Huyện nông nghiệp, hầu hết các hộ nông dân đều phát triển chăn nuôi. Huyện có đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn vững, nhiệt tình. Giao thông tương đối thuận lợi, cho nên việc đi lại, trao đổi hàng hoá sản phẩm thuận lợi. Huyện có Trạm khuyến nông, Trạm vật tư là điều kiện thuận lợi đảm bảo cung cấp ổn định thường xuyên các vật tư, con giống, thức ăn….. cho các xã trong Huyện. 4.2. Khó khăn Trình độ dân trí còn hạn chế, nên việc đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn gặp nhiều khó khăn. Đời sống kinh tế và dân trí của nhân dân còn thấp nên việc vận động người dân áp dụng tiến bộ kỹ thuật và công tác thú y trong chăn nuôi còn gặp rất nhiều khó khăn. Công tác vệ sinh dịch dễ chưa tốt nên các ổ dịch bệnh cưa được đạp tắt triệt để. Hiệu quả chăn nuôi còn thấp. 5. Phương pháp sản xuất Căn cứ vào cơ sở vật chất và điều kiện của địa phương, đánh giá những khó khăn và thuận lợi của địa bàn, tình hình phát triển chăn nuôi thú y trong những năm gần đây. Trạm thú y huyện Mộc Châu đã vạch ra phương hướng sản xuất trong những năm tới như sau: - Duy trì đầu lợn nái ngoại để sản xuất - Đưa lợn đực giống về để cung cấp và đáp ứng yêu cầy của địa phương. - Xây dựng và đưa mô hình trang trại kiểu mẫu cho bà con tham quan, học tập. Tăng cường công tác thú y, thực hiện các biện pháp vệ sinh phòng bệnh một cách chặt chẽ hơn. 5.1. Ngành Chăn nuôi- Thú y - Tích cực đẩy mạnh đưa các giống tốt để cho địa phương. - Tiêm phòng thường xuyên định kỳ một năm 2 kỳ cho đàn gia súc từ trung tâm đến thôn bản vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới. - Phát hiện bệnh kịp thời chữa chạy cho đàn gia súc. - Khoanh vùng những ổ dịch để tránh lây lan sang đàn gia súc khỏe mạnh. 5.2. Phương hướng của ngành Trồng trọt Đưa các loại giống cây có chất lượng cao khả năng chịu đựng được hạn hán vào sản xuất. Ngoài ra còn đưa các mô hình mới, chuyển giao khoa học kinh tế cho người dân, hướng dẫn cho bà con nông dân cách trồng và cấy ghép các loại cây trồng giống mời. II- nội dung và kết quả phục vụ sản xuất 1. Nội dung Dựa vào điều tra cơ bản và những thuận lợi, khó khăn của Huyện để làm tốt nhiệm vụ của mình trong 5 tháng thực tập tôi đã đề ra những nội dung công việc như sau: - Tham gia cùng cán bộ của trạm về các xã, thôn, bản nắm bắt tình hình chăn nuôi. - Tham gia trực tiếp vào công tác thú y đặc biệt là công tác phòng và trị bệnh. - Đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào phục vụ chăn nuôi không ngừng học hỏi và nâng cao tay nghề và kiến thức. - Tham gia vào công tác dịch vụ của ngành chăn nuối thú y kết hợp thực hiện giữa công tác phục vụ sản xuất và thực hiện chuyên đề nghiên cứu khoa học. Công tác chuyên môn. Để làm tốt công tác tuyên truyền vận động cho bà con hiểu rõ việc đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Tôi cùng cán bộ thú y cơ sở vận động bà con nông dân vệ sinh chuồng trại, phòng bệnh cho gia súc, gia cầm đúng lịch phát hiệu điều trị bệnh kịp thời cho đàn vật nuôi trên địa bàn. Tìm hiểu hiện trạng tình hình chăn nuôi ở địa phương tuyên truyền phổ biến khoa học kỹ thuật về chăn nuôi cho nhân dân, hướng dẫn cho bà con áp dụng những khoa học kxy thuật chăn nuôi tiên tiến nhằm nâng cao năng xuất và hiệu quả chăn nuôi. Vận động bà con xây dựng chuồng trại đảm bảo đúng kỹ thuật trồng và chế biến các sản phẩm nông nghiệp tạo nguồn thức ăn cho gia súc, gia cầm đặc biệt là về mùa Đông. Công tác khác Tuyên truyền kỹ thuật chăn nuôi, kỹ thuật vệ sinh phòng bệnh cho nhân dân địa phương.. Tiêm phòng vắc xin cho gia súc. Hướng dẫn bà con định kỳ tẩy uế chuồng trại, khơi thông cống rãnh. 2. Biện pháp thực hiện Để thực hiện tốt nội dung và phương pháp nghiên cứu, trong thời gian thực tập tôi đã đề ra kế hoạch cho bản thân sắp xếp thời gian biểu cho hợp lý để thu được những kết quả tốt nhất. Luôn bám sát cơ sở tìm hiểu kỹ tình hình chăn nuôi và công tác thsu y, đồng thời phổ biến, tuyên truyền những kiến thức đã học ở nhà trường, vừa học hỏi những cán bộ thú y giàu kinh nghiệm. Vận động tuyên truyên về tầm quan trọng của công tác thú y trong chăn nuôi về mức độ nguy hiểm của dịch bệnh đối với đàn gia súc gia cầm. Tìm những đàn lợn đủ điều kiện làm thí nghiệm. Về bản thân, cần cù, khiêm tốn học, sống hoà mình với quần chúng nhân dân, nhiệt tình với công việc dựng lòng tin ở nhân dân, vận dụng hết khả năng kiến thức đã học hỏi vào thực tiễn sản xuất, không ngừng nâng cao tay nghề củng cố kiến thức chuyên môn. 3. Kết quả phục vụ sản xuất 3.1. Công tác vệ sinh trong chăn nuôi Công tác vệ sinh trong chăn nuôi là một trong những khâu quan trọng, quyết định tới thành quả trong chăn nuôi. Với điều kiện cơ sử vật chất, cùng với mật độ chăn nuôi của nhân dân trong Huyện, thì công tác vệ sinh thú y gặp rất nhiều khó khăn. Trước thực trạng đó, trong suốt thời gian thực tập tôi đã cùng cán bộ thú y của trạm về cơ sở tạo ra những mô hình mẫu, từ đó tuyên truyền tốt quy trình vệ sinh trong chăn nuôi. Vệ sinh phòng bệnh bao gồm tổng hợp nhiều yếu tố, các biện pháp nhằm ngăn chặn sự xâm nhập của mầm bệnh từ ngoài vào cơ thể gia súc, gia cầm như phương pháp xây dựng chuồng trại, vệ sinh dụng cụ chăn nuôi, vệ sinh thức ăn, nước uống, ủ phân theo những phương pháp hố ủ sinh học. Từ đó góp phần làm giảm đáng kể sự xâm nhập của mầm bệnh vào cơ thể vật nuôi, làm tốt công tác thú y là nhân tố đảm bảo nâng cao năng suất chất lượng và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi cho bà con nông dân 3.2. Công tác thú y + Phòng bệnh Với phương châm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh” cho thấy việc phòng bệnh cho đàn lợn là biện pháp tích cực bắt buộc, tiêm vắc xin cho đàn gia súc tạo cho cơ thể có một sức miễm dịch chủ động chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Vì vậy việc tiêm phòng vắc xin phải đựơc thực hiện một cách nghiêm túc, theo đúng lịch, nhằm giảm thiệt hại về kinh tế và dịch bệnh xảy ra.. + Công tác chẩn đoán Để việc điều trị cho gia súc đạt hiệu qủa cao thì việc chẩn đoán phải kịp thời và chính xác. Vì vậy khi về thực tập tại cơ sở trong quá trình tham gia chữa trị bệnh tôi luôn nhiệt tình theo dõi diễn biến của bệnh và có nhận xét như sau: Thông thường khi gia súc ốm thường có những biểu hiện tượng như : Sốt, ủ rũ, bỏ ăn, hoạt động kém…. để chẩn đoán đúng bệnh thì ngoài triệu chứng lâm sàng quan sát được, thì người làm công tác thú y cần phải dựa vào kinh nghiệm chữa bệnh. Ngoài ra còn mổ khám xác chết, qua đó có những kết luận chính xác về bệnh. + Công tác điều trị Với kiến thức đã học, tôi đã khám và điều trị một số trường hợp gia súc bị mắc bệnh là. * Bệnh tự huyết trùng lợn. Nguyên nhân : Là bệnh bại huyết do cầu trực khuẩn Pastenrella, suiseptica. Bệnh xảy ra tiêu lợn ở mọi lứa tuổi bệnh đưục biểu hiện ở 3 thể, quá cấp, cấp, mãn tính. Triệu chứng: Lợn sốt 400c hoặc cao hơn, bỏ ăn, khó thở nhịp thở gấp, khò khè, ho khan, từng tiếng hoặc co rút toàn thân hầu sưng thuỷ thũng, cổ cằm sưng to, lùng nhùng, xuất hiện nhiều vết tím, đỏ trên da đặc biệt là phần hều, niềm mạc tím, chảy nước mũi, đôi khi có lẫn máu có con đột ngột chết khi mỏ khám thấy bệnh tích đặc trưng là : Tích nước trong xoang ngực, xoang bao tim, tim sưng, nhão, xuất huyết lớp mỡ vành tim. ở thể cấp tính: Lợn ủ rũ, ăn ít hoặc bỏ ăn, sốt cao lợn chỉ uống nước, cổ sung phù, thở khò khè, vi trùng vào máu có thể gây chết trong vòng vài giờ hoặc 12 – 24 giờ. ở thể mãn tính : Lợn khó thở, thở nhanh khò khè ho từng hồi, khớp xương bị viêm, sưng nóng, đau (nhất là khớp gối da đỏ mọng bong vẩy, con vật yếu dần sau đó chết. Điều trị : Steptomyxin : 25mg/kg P B.comblex 2 –3 ml/10Kg P * Bệnh tiêu chảy lợn. Nguyên nhân : Do điều kiện khí hậu thay đổi, điều kiện vệ sinh kém thức ăn kém chất lượng, làm cơ thể chưa thích ứng kịp thời, hoặc các thành phần dịch dưỡng trong thức ăn thay đổi một cách đột ngột gây nên. Bệnh xảy ra chủ yếu ở lớn con cai sữa, lợn thương phẩm, lợn nái, lợn đực. Triệu chứng: Lợn chướng bụng đầy hơi tiêu chảy hàng loạt phân màu xám vàng lẫn nhớt, sau đó chuyển thành màu xanh ghi hoặc màu cà phê, lớn bỏ ăn từ từ thân nhiệt có thể tăng cao. Bệnh có tính lây lan lớn và xảy ra phòng phụ thuộc vào mùa vụ và nguồn thức ăn. Điều trị : Norphacoli 1ml/7kg khối lượng cơ thể. Kết hợp : VTMB1, C hoặc B.complex * Bệnh phân trắng ở lợn con. Nguyên nhân: Bệnh do trực khuẩn E.coli có hại thuộc vi khuẩn đường ruột Rnterobacte rriacece gây nên lợn con đang ở thời kỳ bú mẹ có thể thiếu sắt, thiếu vi ta min A… sức đề kháng kém, độc lực của mầm bệnh tăng E.coli trôi dậy gây bệnh. Đặc trưng của bệnh là E.coli gây viên dạ dày, ruột làm cho lợn con ỉa chảy và có thể chết do độc lực cao. Ngoài ra còn do thời tiết thay đổi đột ngột chuồng trại ẩm ướt, vệ sinh kém, chất lượng thức ăn không được đảm bảo. Triệu chứng : Bệnh thường gặp ở lợn con theo mẹ từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi. + Lợn con xù lông, phân lỏng có màu trắng sữa hoặc màu vàng, mùi tanh khẳm, phân dính bết xung quang hậu môn. + Lợn ăn kém gầy nhanh, ít đi lại, nếu can thiệp kịp thời con vật chết rất nhanh, tỷ lệ chết từ 80 – 90%. - Bệnh tích: Viên ruột là chủ yếu, màng treo ruột có hiện tượng xung huyết, đường tiêu hoá chứa nhiều chất lỏng màu trắng hoặc vàng nhạt và còn cả sữa chưa tiêu tồn tại ở dạng kết vón lỏn nhổn. Điều trị : Dùng thuốc Norcoli : Liều lượng : 2ml/10kgP/lần Liệu trình : Tiêm bắp : 3-5 ngày Genta–tylo : Liều lượng : 2ml/10kgP/lần Liệu trình : Tiem bắp : 3-5 ngày Kết hợp tiêm vitamin B1 hoặc B complex * Bệnh suyễn lợn. Nguyên nhân: Tác nhân gây bệnh chính là Mycoplasma Hyopneumoniac nhiễm khuẩn thứ phát cũng thường thấy ở lợn bị bệnh suyễn mà các vị khuẩn thường gặp là : Pasteurslla Multocida, Staphy loccocus aureus… Triệu chứng: Ho chủ yếu về sáng và đêm, ho khan, đặc biệt lợn thở khó, thở mạnh, thở thể bệnh do viên phổi. Thân nhiệt hơi tăng, lợn bỏ ăn, ủ rũ, ít vận động nếu nặng có thể sưng phổi to, cùng với đõ là hiện tượng tích nước trong phổi. Điều trị : Điều trị lợn bệnh do Mycoplasma Dùng tylosin : 20ml/Kg thể trọng/ngày. Tiêm bắp dùng liên tục 3-5 ngày đến khi lợn hết triệu chứng lâm sàng, kết hợp dùng thuốc trợ sức. Vi ta min (B1 ; B12, C) và capein. Điều trị lợn bệnh do mycop las ma có bộ nhiễm vi khuẩn Dùng Tiamu in kết hợp với Ampixilln Tiamulin : 20mg/kgP/ngày: Tiêm bắp Am pixillin : 20ml/kgP/ngày: Tiêm bắp. Thuốc trợ sức : vitamin (B1, B12 , C) và cafein Kết quả : Điều trị 12 con khỏi bệnh 12 con, đạt tỷ lệ khỏi bệnh 100%. + Chuyển giao khoa học kỹ thuật. Tôi cùng cán bộ thú y Huyện đã xuống tận nơi cơ sở để tập huấn cho bà con nông dân về bệnh lở mồm long móng và cách phòng chống các bệnh dịch thường xảy ra. Ngoài ra còn hướng dẫn cho bà con cách tiêm phòng và vị trí tiêm các loại gia súc và gia cầm. 3.3. Công tác khác. Ngoài công việc phòng trị bệnh cho lợn và tiến hành chuyên đề nghiên cứu khoa học tôi còn tham gia một số công việc sau. Định kỳ tẩy giun sán cho lợn nái, tẩy vào sau cai sữa. Chuẩn bị chờ phối tẩy (50 con) Tiêm Dextran–Fe cho lợn con vào ngày thứ 3 và 7 ngày tuổi: 310 con. Thiến lợn đực : 27 con Thụ tinh nhân tạo : 3 con Bên cạnh công tác chuyên môn tôi còn tham gia vào một số hoạt động khác như: Văn hoá, văn nghệ, thể thao, lao động cùng với cơ sở. Kết quả công tác phục vụ sản xuất thể hiện ở bảng sau: Bảng 01: Kết quả công tác phục vụ sản xuất TT Nội dung Số lượng (con) Kết quả Số lương (con) Kết quả đạt 1 Tiêm phòng + Dịch tả lợn + Phó thương hàn + Tụ huyết trùng+đóng dấu 295 306 276 295 306 276 An toàn An toàn An toàn 2 Điều trị bệnh + Lợn con phân trắng +Tụ huyết trùng + Suyễn lợn +Bệnh tiêu chảy lợn 123 25 12 64 123 23 12 64 100 % 92 % 100 % 100 % 3 Công tác khác +Tiêm Dextran – Fe + Thiến lợn đực +Thụ tinh nhân tạo 310 27 3 310 27 3 100 % 100 % 100 % 4. Kết luận Qua 6 tháng thực tập tại địa phương, được đi sâu vào thực tiễn sản xuất được làm trực tiếp với công việc chuyên môn, đưa được lý thuyết vào thực tiễn sản xuất. Tôi thấy mình trưởng thành hơn về mọi mặt hiểu biết thêm về cuộc sống xã hội bên ngoài nhất là cuộc sống của bà con nông dân. Nhờ đó đã học hỏi và đạt 1 số kết qủa sau: - Chuyên môn được củng cố, tay nghề vững vàng hơn tự tin trong nghề nghiệp, mạnh dạn áp dụng vào thực tiễn sản xuất. - Trong quá trình thực tập tại địa phương được tiếp xúc với dân tôi học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm trong chăn nuôi. - Công tác tổ chức, tuyên truyền, trả lời thắc mắc về dịch bệnh và kỹ thuật cho nhân dân được tốt hơn. 5. Bài học kinh nghiệm Qua thời gian thực tập tại Trạm thú y huyện Mộc Châu được sự giúp đỡ tận tình của Ban lãnh đạo, cán bộ phụ trách và thầy giáo hướng dẫn, tôi đã tiếp xúc với thực tế sản xuất, củng cố và nâng cao kiến thức đã học ở Trường. Qua đó hiểu biết thêm về nghề nghiệp của mình đồng thời vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế. Qua đợt thực tập này tôi thấy trưởng thành hơn về nhiều mặt, hiểu biết thêm về cuộc sống bên ngoài. Điều quan trọng hơn nữa là rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm bổ ích về chuyên môn cho bản thân mình như: Biết cách chẩn đoán một số bệnh thường xảy ra trên đàn lợn và phương pháp phòng trị bệnh. - Biết cách dùng các loại vắc xin phòng bệnh và thuốc điều trị bệnh cũng qua đợt thực tế làm việc đã giúp tôi mạnh dạn hơn, tự tin hơn vào khả năng của mình để hoàn thành công việc được giao tốt hơn. Chính vì vậy tôi cảm thấy yêu ngành, yêu nghề hơn và tôi cũng cảm nhận thấy bản thân mình còn cần phải cố gắng nhiều hơn, chịu khó học hỏi nhiều hơn nữa. Đồng thời phải thường xuyên nghiên cứu, tham khảo những tài liệu mới để hiểu biết thêm về tiến bộ khoa học kỹ thuật. Tôi cũng thấy việc đi thực tập tại các cơ sở trước khi tốt nghiệp ra trường là việc làm cần thiết đối với bản thân. Phần thứ hai Chuyên đề nghiên cứu khoa học Tên đề tài: Điều tra tình hình cảm nhiễm bệnh phân trắng lợn con ở một số xã thuộc huyện Mộc Châu – tỉnh Sơn La và so sánh hiệu lực của 2 loại thuốc Norcoli và Gentatylo trong điều trị bệnh. I. Đặt vấn đề Hiện nay đất nước ta đang trên đường công nghiệp hoá và hiện đại hoá, cùng với sự phát triển nhiều ngành nghề trong nền kinh tế quốc dân, ngành chăn nuôi nước ta cũng từng bước được phát triển và áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đã có rất nhiều thay đổi tốt cả về số lượng và chất lượng sản phẩm chăn nuôi. Nói đến ngành chăn nuôi trước tiên phải kể đến ngành chăn nuôi lợn, bởi tầm quan trọng và ý nghĩa thiết thực của các sản phẩm đa dạng từ ngành chăn nuôi đối với đời sống nhân dân. Vì hàng năm nó cũng cấp một lượng thịt mỡ cho con người, ngoài ra ngành chăn nuôi lợn còn cung cấp một khối lượng phân bón cho ngành trồng trọt và một số sản phẩm phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến. Chính vì vậy Đảng và Nhà nước ta đang hết sức chú ý đến việc phát triển ngành chăn nuôi lợn. Một điều khẳng định trong chăn nuôi “Giống là tiền đề, thức ăn là cơ sở, chăm sóc nuôi dưỡng là yếu tố quyết định”. Bên cạnh đó phòng và trị bệnh là một yếu tố không thể thiếu được, nó có vai trò đặc biệt quan trọng góp phần quyết định đến hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi. Trong những năm gần đây ở một số xã huyện Mộc Châu – tỉnh Sơn la tình hình phát triển cả về số lượng và chất lượng đàn lợn đang được nâng cao. Bên cạnh đó một vấn đề quan tâm là các bệnh thường gặp ở đàn lợn nái sinh sản, chúng làm thiệt hại đáng kể về kinh tế. Trong đó đáng nói đến bệnh phân trắng lợn con, đây là loại bệnh hay mắc phải ở giai đoạn sơ sinh đến khi cai sữa, bệnh làm lợn con chậm lớn, tỷ lệ còi cọc tăng ảnh hưởng đến phẩm chất con giống. Theo kết quả của công trình nghiên cứu cho thấy bệnh phân trắng lợn con (Colibaccillsis), chủ yếu do một loại vi khuẩn đường ruột E.coli gây ra, ngoài ra còn có một Typc của họ Salmonella, Salmonellacholeasuis. Để điều trị bệnh này người ta thường dùng nhiều loại thuốc Ampicoli, Chloramphennicol, Norcoli….. việc điều trị này thường đạt kết quả không cao do bộ máy tiêu hoá của lợn chưa hoàn chỉnh, khi khỏi bệnh lợn con còi cọc, chậm lớn một trong nhưng nguyên nhân khác gây bệnh là do thiếu yếu tố vi lượng như sắt trong máu, khi đó lợn con không tổng hợp được Hemôglobin đày đủ làm lợn thiếu máu. Xuất phát từ những vấn đề thực tế và mục đích nghiên cứu. Được sự giúp đỡ của Ban chủ nhiệm khoa, thầy giáo hướng dẫn và sự đồng ý của chính quyền địa phương, tôi tiến hành nghiên cứu chuyên đề: Điều tra tình hình cảm nhiễm bệnh phân trắng ở một số xã huyện Mộc Châu – tỉnh Sơn La và so sánh hiệu lực của hai loại thuốc Norcoli và Gentatylo trong điều trị bệnh. Với mục đích: - Nắm được tình hình mắc bệnh lợn con ỉa phân trắng từ giai đoạn sơ sinh đến 60 ngày tuổi của 2 tổ hợp lợn lai F1(ĐB x MC) và F1(LR x MC) nuôi tại một số xã huyện Mộc Châu – tỉnh Sơn La. - So sánh hiệu lực của hai loại thuốc Norcoli và Gentatylo trong điều trị bệnh con ỉa phân trắng. II. Tổng quan tài liệu 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 2.1.1. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của lợn con theo mẹ 2.1.2. Đặc điểm của bệnh phân trắng lợn con 2.1.3. Đặc điểm cơ chế tác dụng của 2 loại thuốc thuốc Norcoli và Gentatylo (Bổ sung nội dung mục 2.1.1. ; 2.1.2 ; 2.1.3, thông tin lấy trong giáo trình CNlợn,) 2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước 2.2.1.Tình hình trong nước Được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước tới sự phát triển của ngành chăn nuôi nói chung và ngành thú y nói riêng, đã có rất nhiều khoa học xây dựng những công trình khoa học đóng góp sự phát triển của ngành chăn nuôi thú y. Trong đó bệnh lợn con phân trắng được nhiều tác giả đưa ra với nhiều các ý kiến khác nhau. Đào Trọng Đạt, (1991) [3] và cộng sự đã đưa ra một số nhận định về nguyên nhân bệnh: Bệnh lợn con phân trắng là một hội chứng khó tiêu của gia súc non. Nguyên nhân chủ yếu là do ảnh hưởng của nhiều nguyên tố bên ngoài như : Sự thay đổi đột ngột về thời tiết, chuồng trại ẩm ướt, lạnh… tác động vào cơ thể lợn con gây rối loạn thần kinh dẫn đến rối loạn tiêu hoá. Tác giả Lê Văn Phước, (1995) [] cho biết tỷ lệ nhiễm bệnh phân trắng lợn con thay đổi theo sự biến đổi theo sự biến đổi của nhiệt độ và độ ẩm, có tương quan với ẩm độ và tương quan nghịch với nhiệt độ không khí. Do đó để hạn chế tỷ lệ mắc bệnh lợn con phân trắng thì ngoài các biệc pháp về dinh dưỡng thú y cần đảm bảo bầu tiểu khí hậu chuồng trại thích hợp. Theo Cù Xuân Dần, (1996) [] cho rằng : Số lượng hồng cầu trên 1mm3 máu ở lợn khỏe bao giờ cũng thấp hơn ở lợn bệnh, còn số lượng bạch cầu ở lớn bệnn thì luôn cao hơn so với lợn khỏe. Nguyễn Khánh Quắc và cs, (1993) [5] cho biết bộ máy tiêu hoá ở lợn con phát triển nhanh song khả năng chống đỡ bệnh tật của đường ruột và dạ dày rất yếu. Do đó cần chú ý vệ sinh chuồng trại, máng ăn, máng uống và các biện pháp kỹ thuật phòng chống bệnh đường tiêu hoá cho lợn. Theo Phan Đình Thắm, (1995) [6] cho rằng: lợn con sơ sinh phải được bú sữa đầu để giúp lợn con có sức đề kháng chống bệnh tật. Vì trong sữa có Albumin và Globulin cao hơn sữa đường. Đây là chất chủ yếu giúp lợn con có sức đề kháng tốt. Do đó cần chú bý đảm bảo đưục toàn bộ só con trong ổ bú hết lượng sữa đầu của lợn mẹ. Theo tác giả Phạm Sĩ Lăng và cs, (1997) [7] cho biết: Bệnh phân trắng ở lợn con là một hội chứng hoặc một trạng thái lâm sàng đa dạng, đặc điểm là viên da, ruột, ỉa chảy và gầy sút nhanh. Tác nhân gây bệnh chru yêu là E.coli, nhiều loại Salmonella (Salcholeraesuis. Sal. Typhisuis) và đóng vai trò phụ là Proteus, Septococcus. Bệnh phát hiện vào những ngày đầu sau khi sinh và trong suốt thời kỳ bú mẹ. ở nước ta, bệnh phân trắng lợn con rất phổ biến trong các cơ sở chăn nuôi tỷ lệ lợn con mắc bệnh từ 25 – 100%, tỷ lệ tử vong đến 70%. Bệnh xảy ra quanh năm, nhiều nhất là vào cuối Đông sang Xuân, cuối Xuân sang Hè. Ngọc Anh và Phạm Khắc Hiếu, (1977) [1] cho biết thuốc Cloranphennicol, Neomycin tác dụng mạnh đối với E.coli và cho kết quả điều trị tốt. Lê Thị Tài và cs, (2000) [8] đã khuyến cáo rằng: để điều trị hội chứng tiêu chảy ở lợn con, ngoài kháng sinh đặc hiệu với vi khuẩn đường ruột (trimazon, Becbe rin) có hiệu quả điều trị 75 - 80% chúng ta nên phối hợp với các chế phẩm sinh học (Biosubtyl) chế phẩm sinh học ND) sẽ tăng thêm hiệu quả điều trị từ 95 - 98% và bổ sung chất điện giải 0zesol vừa tăng hiệu quả điều trị, vừa tăng tỷ lệ khỏi bệnh 89,5 - 90%. Con vật mau hồi phục, đảm bảo chất lượng và số lượng con giống. 2.2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước Phòng và trị bệnh đường ruột nói chung và bệnh phân trắng nói riêng, đã có rất nhiều tác giả ở nhiều nước trên thế giới quan tâm. Theo nghiên cứu của nhiều tác giả thì kháng sinh có tác dụng mạnh với E.coli là nhóm kháng sinh Neo mycin. Cho uống với liều 10- 20 Ui/kg khối lượng trong 3 ngày. Ngoài ra có thể dùng Polymy xinm, Polymxin M, oxytetracylin, Dibiomyxin liều5000 – 10.000 UI/kg P, phối hợp với Sulpamid cho hiệu quả điều trị tốt. Năm 1976, theo tác giả Luten [] thông báo: 0gramin liều 5mg/con cho uống có tác dụng tốt, đạt 95,61% trong hiệu quả điều trị bệnh. Đồng thời cần phải làm kháng sinh đồ vi khuẩn ở cơ sở của mình. Theo B.B02kovxka- Opachka và Trushinxki, (1986) [] cho rằng: trong các thuốc ngăn cản sự phát triển của E.coli có hiệu quả nhất là Furazolidon, tuy đã cấm dùng Furazolidon. Tác giả A.Kovch và T.Biro, (1984) [] và các nhà nghiên cứu khác đã chữa Colibacteria ở lợn có hiệu quả bằng cách cho uống Histamin 3 lần với liều 5mh/con trong 3 ngày liên tục. Để phòng bệnh do trực khuẩn Coli người ta dùng EnFruman và EnFrumalcomposition với liều 220g/100kg thức ăn. Theo Px.Matsi, (1976) [] dùng Colibacteria tức E.coli sống, chủng M.17 có tính đối kháng với nhiều loại vi khuẩn cho lợn ăn 2 lần/ngày, liều 250ml, sau 14 ngày có hiệu quả đặc biệt đối với lợn con. III. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu 1. Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu Đối tượng: Lợn con giống F1(ĐB x MC) và F1(LR x MC) từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi. Thời gian nghiên cứu: 10/06/2006 đến 10/11/2006. Địa điểm nghiên cứu: Trạm thú y huyện Mộc Châu – Sơn La. 2. Nội dung nghiên cứu - Xác định cơ cấu đàn lợn ở huyện Mộc Châu qua 3 năm 2004 – 2006. - Khảo sát tình hình lợn con từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi nhiễm bệnh phân trắng theo đàn, tuổi và theo giống. - So sánh hiệu lực của hai loại thuộc Norcol và GENTA-TYLO trong điều trị bệnh. 3. Phương pháp nghiên cứu và biện pháp theo dõi 3.1. Biện pháp theo dõi Phương pháp gián tiếp: Sử dụng số liệu sẵn có của Trạm thú y huyện Mộc Châu trong 3 năm 2004 – 2006 để phân tích. Phương pháp trực tiếp: - Trực tiếp quan sát, theo dõi đàn lợn và ghi chép số liệu. - Phát phiếu điều tra cho mỗi hộ gia đình để theo dõi tình trạng bệnh, hướng dẫn các hộ biết cách ghi chép. - Xác định số lợn con mắc bệnh ỉa phân trắng, hướng dẫn cho các hộ theo dõi đàn lợn để phát hiện ra những con mắc bệnh. Buổi sáng sớm quan sát đàn lợn, nếu thấy lợn con ỉa phân mầu đục, lỏng, hậu môn dính phân, lông dựng là bị mắc bệnh. Khi mới mắc bệnh lợn con thường có những biểu hiện như bụng hơi căng, lợn con tỏ ra khó chịu, đi lại luôn, thỉnh thoảng có con oẹ ra sữa, sữa chưa tiêu hoá hết trông như bã đậu, có mùi chua khó chịu. Khi bệnh nặng lợn con thường ít đi lại, chui rúc vào ổ lót, có biểu hiện là bụng tóp lại, cứng, lông sù, đuôi rủ xuống, da thô và xám xịt. 3.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm. Thí nghiệm được tiến hành theo phương pháp chia lô so sánh, mỗi ô chia làm 2 lô giữa các lô đảm bảo đồng đều về giống, tuổi, khối lượng và chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng. Sơ đồ bố trí thí nghiệm TT Diễn giải Thí nghiệm 1 Thí nghiệm 2 1 Lợn mẹ Số lượng (con) 4 4 Giống Móng Cái Móng Cái Khối lựơng (kg) 80 – 100 80 – 100 2 Lợn con Số lượng (con) 31 31 Tổ hợp lai F1 (ĐB x MC) (ĐB x MC) Tỷ lệ cái/đực 14/17 16/14 Khối lượng sơ sinh (kg/con) 1,27 ± 0,03 1,29 ± 0,03 3 Thuốc điều trị NorColi Genta – Tylo Liều sử dụng 2ml/10kgP/ngày 2ml/10kgP/ngày Đảm bảo lợn con ở hai lô thí nghiệm đồng đều nhau về giống, tuổi, điều kiện vệ sinh môi trường, thời gian, loại thức ăn. Theo dõi lợn hằng ngày và ghi các diễn biến của lợn ở 2 lô thí nghiệm vào sổ theo dõi. Đánh giá ảnh hưởng của thuốc đến sự sinh trưởng của lợn con qua các chỉ tiêu. Cân lợn con của các kỳ để theo dõi khả năng tăng khối lượng (cân vào buổi sáng sớm trước khi cho ăn cùng một người cân và cùng một loại cân). 3.3. Các chỉ tiêu theo dõi và biện pháp theo dõi thí nghiệm. * Với các chỉ tiêu sau: -Khối lượng qua các kỳ cân 15, 30, 45 và 60 ngày tuổi - Tỷ lệ mắc bệnh (%) = số con mắc bệnh x 100 số con điều tra - Tỷ lệ chết (%) = số con chết x 100 số con mắc bệnh - Tỷ lệ mắc bệnh (%) = số con mắc bệnh lần 2 x 100 số con mắc bệnh - Tỷ lệ khỏi lần 1 (%) = số con khỏi x 100 số con điều trị - Tỷ lệ tái phát (%) = Số con tái phát x 100 Số con điều trị khỏi - Tỷ lệ khỏi lần 2 (%) = số con điều trị khỏi x 100 số con tái phát bệnh * Biện pháp theo dõi. Xác định khối lượng để tính lượng thuốc cho từng cá thể, xác định khối lượng bằng cách cân trực tiếp. - Liều lượng sử dụng thuốc Chia làm 2 lô, mỗi lô sử dụng một loại thuốc để điều tra, sau đó theo dõi hiệu lực của từng loại thuốc Hiệu lực của loại thuốc = lợn khỏi x 100 lợn điều trị - Theo dõi đọ an toàn của - Tỷ lệ nhiễm = Số lợn nhiễm x 100 Số lợn theo dõi * Sử lý số liệu bằng phương pháp thống kê sinh vật học với các tham số sau: - Số trung bình mẫu X = - Độ lệch tiêu chuẩn S = n-1 (n<30) - Sai số của số trung bình mX = - Hệ số biến dị Cv (%) = IV. kết quả và phân tích kết quả Trong thời gian thực tập tại huyện Mộc Châu, qua quá trình điều tra, nghiên cứu và phân tích số liệu, chúng tôi đã thu được kết quả như sau: 4.1. Cơ cấu đàn lợn tại huyện Mộc Châu qua 3 năm 2004 đến 2006. Bảng 1 : Cơ cấu đàn lợn ở huyện Mộc Châu trong 3 năm TT Năm Loại lợn 2004 2005 2006 S.lượng (con) Tỷ lệ (%) S.lượng (con) Tỷ lệ (%) S.lượng (con) Tỷ lệ (%) 1 Lợn nái hậu bị 3.250 15,24 3.265 15,41 3.310 15,62 2 Lợn nái cơ bản 1.170 5,49 1.206 5,69 1.512 7,13 3 Lợn đực giống 2.865 13,43 2.853 13,47 2.764 13,06 4 Lợn thương phẩm 14.040 65,84 13.860 65,43 13.608 64,21 5 Tổng sổ 21.325 100 21.184 100 21.194 100 Qua bảng1 cho thấy: Cơ cấu đàn lợn của huyện Mộc Châu trong 3 năm từ năm 2004 đến 2006 có sự thay đổi, đàn lợn nái cơ bản chiếm tỷ lệ thấp nhất trong tổng đàn lợn của toàn huyện. Năm 2004 đàn lợn nái cơ bản chỉ chiếm 5,49%, năm 2005 có 5,69%, nhưng đến năm 2006 đã nhích lên được 7,13%. Điều đó cho thấy người dân ở đây đang quan tâm đầu tư vào phát triển chăn nuôi lợn nái. Trong tổng đàn lợn của huyện thì đàn lợn thương phẩm chiếm tỷ lệ cao nhất và có tỉ lệ khá ổn định, điều đó được thể hiện: năm 2004 đã có 14.040 con đạt được tỷ lệ 65,84%, năm 2005 có 13.860 đạt 65,4% đến năm 2006 chỉ đạt được 64,21%. Từ số liệu cho thấy người dân ở đây tập chung chủ yếu đến đàn lợn thương phẩm, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế. Sau đàn lợn thương phẩm thì đàn lợn nái hậu bị đứng vị trí thứ 2, năm 2004 có 3.250 con chiếm 15,24%, năm 2005 có 3.263 còn chiếm 15,41%. Năm 2006 có 3.310 con đạt 15,62%, như vậy năm 2006 đàn lợn nái hậu bị đạt được tỷ lệ cao nhất trong 3 năm. Điều đó cho thấy người chăn nuôi đã quan tâm, đầu tư sản xuất con giống tại chỗ, nhằm nâng cao qui mô chăn nuôi và hạ giá thành sản phẩm và cung cấp nguồn thực phẩm, giống nuôi tại chỗ ở địa phương. 4.2. Tình hình cảm nhiễm bệnh phân trắng lợn con ở một số khu vực tại thị trấn nông trường Mộc Châu- Sơn La Bảng 2 : Tình hình cảm nhiễm bệnh phân trắng ở lợn con Diễn giải Đơn vị tính Kết quả khảo sát Tiểu khu A Tiểu khu B Tiểu khu C Số đàn khảo sát Đàn 10 10 10 Số đàn lợn nhiễm bệnh Đàn 8 7 8 Tỷ lệ nhiễm bệnh % 80,0 70,0 80,0 Số lợn con khảo sát Con 120 128 115 Số lợn con nhiễm bệnh Con 72 60 68 Tỷ lệ lợn con nhiễm bệnh Con 60,0 46,9 59,1 Từ kết quả điều tra ở bảng 2 cho thấy: Khi điều tra ở 3 tiểu khu khác nhau thì tỷ lệ nhiễm bệnh là khác nhau, trong đó tiểu khu B có tỉ lệ nhiễm bệnh là thấp nhất, đạt 46,9% so với 2 tiểu khu A, C là 60,0 và 59,1%. Nguyên nhân là tiểu khu B là khu trung tâm của thị trấn nông trường Mộc Châu, trình độ văn hoá của người dân tương đối cao, đội ngũ cán bộ thú y tập chung nhiều nên bà con cũng được phổ biến về kỹ thuật chăn nuôi thường xuyên nên công tác vệ sinh thú y tốt. Người dân ở tiểu khu B đã biết sử dụng một số chế phẩm kháng sinh phòng bệnh cho nái mẹ trước khi sinh và tiêm Dextran-Fe cho lợn con, tuy nhiên do điều kiện thời tiết khí hậu thay đổi thất thường nên làm cho lợn con dễ cảm nhiễm với bệnh nên tỉ lệ nhiễm bệnh còn cao. ở hai tiểu khu A và C do mật độ dân cư phân bố rộng rãi người dân chủ yếu làm nông nghiệp, trình độ hiểu biết về khoa học kỹ thuật chưa cao, đội ngũ thú y cơ sở còn thiếu, việc tuyên truyền giúp bà con hiểu biết về kiến thức khoa học còn hạn chế nên tỷ lệ cảm nhiễm bệnh ở đây còn khá cao. ở tiểu khu A theo dõi 120 con thì có 72 con bị nhiễm bệnh chiếm 60%. Tiểu khu C theo dõi 115 con thì có 68 con nhiễm bệnh chiếm tỷ lệ 59,1%. Qua đây cho thấy: Sự khác nhau về phong tục tập quán chăn nuôi, trình độ dân trí, nhận thức về khoa học kỹ thuật và điều kiện tự nhiên cũng ảnh hưởng đến một phần tới tỷ lệ mắc bệnh lợn con phân trắng. 4.3. Tình hình cảm nhiễm bệnh phân trắng ở lợn con theo loại lợn Bảng 3: Tình hình nhiễm bệnh phân trắng ở lợn con theo loại lợn Loại lợn Diễn giải ĐVT Loại lợn F1 (ĐB x MC) F1 (LR x MC) Số đàn điều tra Đàn 16 14 Số con điều tra Con 193 170 Số đàn mắc bệnh Đàn 11 12 Tỷ lệ mắc bệnh % 68,8 85,1 Số con mắc bệnh/số đàn điều tra 96/16 104/14 Tỷ lệ 49,7 61,2 Số con chết Tỷ lệ Qua bảng 3 cho thấy: Khi điều tra về tỷ lệ cảm nhiễm bệnh phân trắng ở lợn con theo loại lợn thì ở loại lợn F1(LR x MC) có tỷ lệ cảm nhiễm bệnh cao hơn chiếm 61,20% trong 170 con được theo dõi. Trong đó lợn lai F1(ĐB x MC) khi điều tra 193 con thì có 96 con mắc bệnh chiếm 49,07%. Như vậy lợn lai F1(ĐB x MC) tỷ lệ cảm nhiễm bệnh thấp hơn nhiều so với F1(LR x MC). Điều này cho thấy, lợn lai F1(ĐB x MC) con bố là Đại Bạch, giống lợn có sức đề kháng cao, chịu đựng được kham khổ tốt, phù hợp với điều kiện ngoại cảnh ở nước ta nói chung và địa phương nói riêng. Lợn lai F1(LR x MC) con bố là lợn Landrace, có sức đề kháng kém hơn so với lợn Đại Bạch nên tỷ lệ nhiễm bệnh cao hơn. Vì vậy ngoài khâu chăm sóc, nuôi dưỡng chúng ta cần chú ý đến chuồng trại sao cho ấm áp về mùa hè, ấm áp về mùa đông. 4.4. Tình hình cảm nhiễm bệnh phân trắng ở lợn con theo lứa đẻ Bảng 4: Tỷ lệ bệnh phân trắng theo lứa đẻ TT Lứa đẻ Điều tra theo đàn Điều tra theo cá thể Số đàn điều tra (đàn) Số đàn bị bệnh (đàn) Tỷ lệ mắc bệnh (%) Số con điều tra (con) Số con bị bệnh (đàn) Tỷ lệ mắc bệnh(%) 1 2 7 7 100,0 86 59 68,6 2 3 9 8 83,9 107 69 64,5 3 4 8 5 62,5 97 19 50,5 4 5 6 3 50,0 73 23 31,5 Qua bảng 4 kết quả cho thấy: Tỷ lệ lợn con mắc bệnh phân trắng ở giảm dần theo lứa đẻ của lợn mẹ, cụ thể là, ở lứa 2 tỷ lệ mắc theo đàn là 100%, theo cá thể là 68,6%. ở lứa 3 tỉ lệ mắc theo đàn giảm xuống còn 83,9% và theo cá thể 64,5%. Tương tự ở lứa 4 tỉ lệ mắc theo đàn giảm xuống 62,5% và theo cá thể 50,5%. Và ở lứa thứ 5, tỷ lệ mắc theo đàn giảm xuống còn 50,0% và theo cá thể chỉ còn 31,5% Như vậy cả 2 chỉ tiêu điều tra theo đàn và theo cá thể về tỷ lệ mắc bệnh phân trắng ở lợn con giảm dần theo lứa đẻ của lợn mẹ. Điều đó có thể giải thích rằng, lợn mẹ trưởng thành đầy đủ, khả năng tiết sữa nhiều hơn, nuôi con lứa sau tốt hơn. Nhưng một yếu tố quan trọng là các chủ hộ chăn nuôi (phần lớn là nuôi lợn nái lần đầu), đã có kinh nghiệm và kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng, chuồng trại nên đã có biện pháp phòng và điều trị bệnh kịp thời, hiệu quả do vậy tỉ lệ nhiễm bệnh lứa sau thấp hơn những lứa trước. Mặc dù vậy, đã có kết luận của nhiều tác giả nghiên cứu về ảnh hưởng lứa đẻ của lợn mẹ đến bệnh phân trắng ở lợn con. Tuy nhiên ở ở kết quả điều tra của tôi với số lượng mẫu còn ít, nên chúng tôi chỉ sơ bộ kết luận, cần điều tra theo dõi số lượng mẫu lớn hơn để có kết luận chính xác. 4.5. Tình hình cảm nhiễm bệnh phân trắng ở lợn con qua các tuần tuổi Bảng 5: Tỉ lệ nhiễm bệnh phân trắng ở lợn con qua các tuần tuổi Tuần tuổi Số đàn lợn khảo sát (đàn) Số lợn khảo sát (con) F1(ĐB x MC) F1(LR x MC) Số đàn mắc bệnh Số con mắc bệnh Số lợn con chết Số đàn mắc bệnh Số con mắc bệnh Số lợn con chết SL (đàn) Tỷ lệ (%) SL (con) Tỷ lệ (%) SL (con) Tỷ lệ (%) SL (đàn) Tỷ lệ (%) SL (con) Tỷ lệ (%) SL (con) Tỷ lệ (%) 1 8 82 2 28% 15 18,29 4 26,66 3 37,5 12 14,63 3 25 2 7 75 1 14,28% 6 8 0 0 2 28,57 7 9,33 1 14,28 3 8 85 3 37,5 12 14,12 2 16,66 2 25 6 7,06 1 16,66 4 7 72 2 28,57 9 12,5 1 11,11 3 42,86 10 13,89 1 10 5 7 74 3 42,85 8 10,81 0 0 2 28,57 5 6,76 0 0 6 8 81 2 25 12 14,81 1 8,33 2 25 8 9,88 1 12,5 7 7 73 1 14,28 4 5,48 0 0 1 14,28 6 8,22 1 16,66 8 6 60 1 16,66 4 6,66 0 0 1 16,66 6 10 0 0 Kết quả theo dõi từ tuần tuổi thứ nhất đến tuần thứ 8 ở cả 2 loại lợn lai, cho thấy: Số đàn mắc bệnh và tỉ lệ mắc bệnh của 2 loại lợn có xu hướng tăng dần từ tuần thứ nhất đến tuần thứ 5, sau đó giảm dần. Cụ thể ở tuần thứ nhất lợn lai F1(ĐB x MC) và F1(LR x MC) có tỉ lệ mắc là 28,00 đến 37,50 % và cao nhất là tuần thứ tư , năm với tỉ lệ mắc chiếm 42,85 đến 42,86 %. Nguyên nhân là trong thời gian này lợn con đã biết ăn, sự thay đổi về thức ăn và nền chuồng không được vệ sinh sạch sẽ nên tỉ lệ nhiễn bệnh cao. Từ tuần thứ năm trở đi thì tỉ lệ nhiễm bệnh của 2 loại lợn này giảm dần, tương ứng là 16,66 %. Điều này có thể giải thích là do cơ thể lợn con hoàn thiện dần, hàm lượng HCL và men pepsin trong dịch vị tăng lên. 4.6. Hiệu lực của 2 loại thuốc Norcoli và Genta-tylo trong công tác điều trị bệnh Bảng 5 : Kết quả điều trị của 2 loại thuốc Norcoli và Genta-tylo TT Diễn giải ĐVT Kết quả điều trị Lô thí nghiệm 1 (Norcoli) Lô thí nghiệm 2 (Genta-tylo) 1 Số con mắc lần 1 Con 31 30 2 Số con được điều trị lần 1 Con 31 30 3 Số ngày điều trị lần 1 Ngày 3,13 ± 0,12 3,20 ± 0,29 4 Số con tái phát Con 9 8 5 Tỷ lệ tái phát % 37,50 26,67 6 Số con được điều trị lần 2 Con 9 8 7 Số ngày điều trị lần 2 Ngày 2,25 ± 0,17 2,23 ± 0,17 8 Tỷ lệ khỏi lần 2 % 100 96,67 Kết quả cho thấy: ở lô thí nghiệm 1 có 31 con mắc bệnh, ở thí nghiệm 2 là 30 con trong tổng số 61 con theo dõi ở cả hai lô, số ngày điều trị trung bình lần 1 của 2 lô thí nghiệm khá đồng đều nhau, tương ứng là 3,13 ngày ở lô 1 và 3,20 ngày ở lô 2. Kết quả điều trị lần 1 cả hai loại thuốc đều cho kết qủa tốt, đạt 100% khỏi bệnh. Tuy nhiên số con tái phát ở lô thí nghiệm 1 là 9 con nhiều hơn lô thí nghiệm 2 là 8 con. Tỷ lệ khỏi bệnh, kết quả cho thấy thuốc Norcoli cho hiệu qủa điều trị tốt hơn, đạt tỉ lệ100% số lợn mắc bệnh điều trị khỏi. Còn ở lô thí nghiệm 2 điều trị bằng thuốc Genta-tylo điều trị tỷ lệ khỏi chỉ đạt 96,67%. Qua kết quả trên cho thấy, việc sử dụng 2 loại thuốc Norcoli và Genta-tylo để điều trị bệnh lợn con phân trắng đều cho hiệu quả tốt. Tuy nhiên trong thực tế thì hiệu quả điều trị của Norcoli tốt hơn so với Genta-tylo. Vì thời gian điều trị ngắn hơn, tỷ lệ khỏi bệnh sau 2 lần điều trị đạt 100% so với 96,67% ở lô 2 nên đã rút ngắn được thời gian điều trị, nâng cao tỷ lệ nuôi sống cho lợn. 4.7. ảnh hưởng của 2 loại thuốc Norcoli và Genta-tylo đến khả năng sinh trưởng của 2 đàn lợn sau khi điều trị bệnh Bảng 6 : Khối lượng bình quân của lợn thí nghiệm qua các kỳ cân Giai đoạn khảo sát (ngày tuổi) Kết quả (kg/con) Lô thí nghiệm 1 Lô thí nghiệm 2 n X ± mX Cv (%) n X ± mX Cv (%) Sơ sinh 31 1,27 ± 0,03 12,59 30 1,29 ± 0,03 14,72 15 31 4,17 ± 0,09 12,23 29 4,14 ± 0,09 11,59 30 31 7,45 ± 0,09 7,25 29 7,29 ± 0,08 6,03 45 31 12,30 ± 0,16 7,23 29 12,21 ± 0,13 5,89 60 31 17,31 ± 0,22 7,10 29 16,86 ± 0,17 5,57 Qua bảng 6 cho thấy, về khối lượng sơ sinh trung bình ở lô 1 và lô 2 là tương đương nhau, tương ứng là l,27 ; 1,29 kg/con . Đến giai đoạn 15 ngày tuổi, khối lượng trung bình ở lô 1 là 4,17 ± 0,09 kg/con cao hơn 0,03 kg/con so với lô 2 là 4,14 kg/con ( P> 0,05). Từ giai đoạn 30 đến 45 ngày tuổi, khối lượng trung bình ở lô 1 luôn cao hơn so với lô 2, tương ứng là 7,45 kg/con so với 7,29 kg/con và 12,30 kg/con so với 12,21 kg/con) với (P > 0,05). ở giai đoạn 60 ngày tuổi, khối lượng trung bình ở lô 1 là 17,21 kg/con cao hơn 0,45 kg/con so với lô 2 là 16,86 kg/con, tuy nhiên sự sai khác này không có ý nghĩa về mặt thống kê. Như vậy, khối lượng trung bình của đàn lợn ở lô 1 và lô 2 có sự chênh lệch nhau không đáng kể. Do vậy việc sử dụng Norcoli và Genta-tylo để điều trị bệnh lợn con phân trắng không có tác dụng khác nhau đến khả năng sinh trưởng của lợn con. 4.8. Sơ bộ hạch toán chi phí thuốc thú y Bảng 7 : Sơ bộ hạch toán chi phí thuốc thú y Diễn giải ĐVT Thí nghiệm 1 Thí nghiệm 2 Norcoli Lọ 20 x 3.500đ = 70.000 đ Genta-tylo Lọ 21 x3.500đ = 73.500 đ Vita min B1 ống 30 x 200đ = 6.000đ 32 x 200đ = 6.400 đ Tổng chi phí Đồng 76.000 79.900 Tổng khối lượng Kg 536,60 489,00 Chi phí/kg P Đồng 141.63 163.39 Qua bảng 7 cho thấy: Tổng số chi phí ở lô thí nghiệm 1 là 76.000 đồng thấp hơn 3.900 đồng so với lô 2 là 79.900 đồng. Hơn nữa chi phí thuốc thú y/kg khối lượng của thuốc Norcoli là 141.63 đồng/kg khối lượng thấp hơn 21.76 đồng/kg khối lượng so với Genta-tylo là 163.36 đồng/kg khối lượng. Điều đó cho thấy, thuốc Norcoli có tác dụng thích hợp hơn, hiệu quả kinh tế cao hơn trong việc điều trị bệnh lợn con phân trắng. Qua những nhận xét trên cho thấy, để điều trị bệnh lợn con phân trắng có hiệu qủa cao, ít ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của lợn con thì cần phải tiêm thêm các thuốc trợ sức, trợ lực như Vita min B1 , B.Complex để tăng cường sức đề kháng giúp lợn con mau khỏi bệnh. Đồng thời cần tăng thêm khẩu phần ăn của lợn mẹ và nhất thiết phải cho lợn uống nước sạch. Bên cạnh đó, cần quan tâm đến vấn đề tiểu khí hậu chuồng trại cũng góp phần hạn chế bệnh. V. kết luận, tồn tại và đề nghị 5.1. Kết luận Qua thời gian thực tập tại trạm thú y huyện Mộc Châu với đề tài “Điều tra tình hình nhiễm bệnh phân trắng lợn con ở một số xã huyện Mộc Châu – tỉnh Sơn La và so sánh hiệu lực của 2 loại thuốc Norcoli và Gen ta-tylo trong điều trị bệnh” chúng tôi có một số kết luận như sau: 1. Cơ cấu đàn lợn của huyện Mộc Châu trong 3 năm 2004 đến 2006 ổn định theo năm, cụ thể: năm 2004 toàn huyện có 21.325 con, đến năm 2005 có 21.184, đến năm 2006 đạt 21.194 con tăng, 100 con so với năm 2005. 2. Tỷ lệ lợn con mắc bệnh phân trắng, ở tiểu khu B lợn con nhiễm bệnh thấp nhất trong 3 tiểu khu đạt 46,90%. Tiểu khu A có tỷ lệ lợn con bị nhiễm bệnh phân trắng là 60%, tăng hơn so với tiểu khu B là 14,10%. Tiểu khu C có tỉ lệ nhiễm bệnh phân trắng là 59,1% giảm so với tiểu khu A là 0,90%. 3. Lợn lai F1(LR x MC ) có tỷ lệ cảm nhiễm bệnh phân trắng là 61,20% cao hơn 11,50% so với lợn lai F1(ĐB x MC) là 49,07% . 4. Sử dụng thuốc Norcoli và Genta-tylo trong điều trị bệnh lợn con phân trắng đều có tác dụng tác tốt. Tuy nhiên trên thực tế thì hiệu quả điều trị của Norcoli tốt hơn so với Genta-tylo, vì thời gian điều trị ngắn hơn, tỷ lệ khỏi bệnh sau 2 lần điều trị đạt 100% so với 96,67%. Dùng Norcoli chi phí là 141.63 đồng/kg khối lượng, rẻ hơn 21.76 đồng/kg khối lượng so với 163.39 đồng/kg khối lương khi dùng Genta-tylo. 5.2. Tồn tại. Do điều kiện thời gian thực tập còn ngắn và kinh phí còn hạn chế, phạm vi thí nghiệm chưa rộng nên kết quả thu được chưa được khách quan. Về bản thân do mới lần đầu làm công tác nghiên cứu khoa học còn rất nhiều hạn chế do vậy chưa khác phục được hết các yếu tố ảnh hưởng đến kết qủa thí nghiệm. 5.3. Đề nghị Để hạn chế mức thấp nhất tỷ lệ lợn con phân trắng, thì cần phải thực hiện phòng bệnh bằng vaccin cho lợn mẹ từ 2 – 6 tuần tuổi trước khi sinh, cũng như tiêm vaccin phòng các bệnh truyền nhiễm khác. Thường xuyên mở các lớp tập huấn cho bà con nông dân, để nâng cao trình độ hiểu biết về chăn nuôi và phòng chữa bệnh cho đàn gia súc. Ngoài ra cần khuyến khích mở rộng nhiều các mô hình kinh tế như VAC… Khuyến cáo bà con nông dân sử dụng 2 loại thuốc trên trong việc diều trị bệnh lợn con phân trắng tại huyện Mộc Châu – tỉnh Sơn La. Tài liệu tham khảo 1. Phạm Ngọc Anh, Phạm Khắc Hiếu (1997), Hiệu quả sử dụng một số loại kháng sinh đối với E.coli. Kết quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật thú y (1979 – 1985). 2. Cù Xuân Dần (1996), Một số đặc điểm sinh lý của lợn con và lợn con phân trắng, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp, 1996. 3. Đào Trọng Đạt (1991), Một số bệnh đường tiêu hoá do vi khuẩn ở lơn” bệnh đường tiêu hoá ở lợn , NXB Nông nghiệp, 1991. 4. Lê Văn Phước (1995), ảnh hưởng của nhiệt độ và ẩm độ của phòng khí đến tỷ lệ lợn con mắc bệnh phân trắng. Kết quả nghiên cứu khoa học, khoa Chăn nuôi Thú y. Trường Đại học Nông Nghiệp I , NXB nông nghiệp, năm 1995. 5. Nguyễn Khánh Quắc, Nguyễn Quang Tuyên (1993), Giáo trình chăn nuôi lợn. Trường Đại học Nông Lâm, Thái Nguyên. 6. Phan Đình Thắm, Từ Quang Hiển (1995), Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc, gia cầm. Trường Đại học Nông Lâm, Thái Nguyên. 7. Phạm Sỹ Băng, Phan Đình Lân, Trương Văn Dung (1997), Bệnh phổ biến về lợn và biện pháp phòng trị . NXB Nông Nghiệp. 8. Lê Thị Tài, Đoàn Kim Dung, Nguyễn Lê Hoa (2000), Chế phẩm sinh học để điều trị hội chứng tiêu chảy lợn ở một số tỉnh miền núi Phía Bắc. NXB Nông Nghiệp năm 2000. 9. Đặng Minh Nhật, Nguyễn Minh Hoà, Nguyễn Hữu Bách (1997), Những bệnh thường gặp ở gia súc gia cầm . NXB Nông Nghiệp, năm 1997 10. AkoVach và Libiro (1993), “Tlistamin với Coli bacteri a”, 1984 11. B.Borkovxka, 0pachka và Trushinxki (1986), “Chứng ỉa chảy của lợn con theo mẹ” . NXB Hà Nội, 1986.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc272i7873u tra tnh hnh c7843m nhi7877m b7879nh phn tr7855ng l.doc