Báo cáo Nghiên cứu sự xuất hiện và phân bố vi tảo, tảo độc hại ở đầm Lăng Cô, tỉnh Thừa Thiên Huế

Tài liệu Báo cáo Nghiên cứu sự xuất hiện và phân bố vi tảo, tảo độc hại ở đầm Lăng Cô, tỉnh Thừa Thiên Huế: Nghiên cứu sự xuất hiện và phân bố vi tảo, tảo độc hại ở đầm Lăng Cô, tỉnh Thừa Thiên Huế Trạm Nghiên cứu Quản lý Tài nguyên và Môi trường Đầm phá (SLARMES) 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC - HUẾ KHOA SINH HỌC TRẠM NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẦM PHÁ (SLARMES) ------------------ BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU SỰ XUẤT HIỆN VÀ PHÂN BỐ VI TẢO, TẢO ĐỘC HẠI Ở ĐẦM LĂNG CÔ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Thuộc đề tài KC 09-19: “Điều tra, nghiên cứu tảo độc, tảo gây hại ở một số vùng nuôi trồng thủy sản tập trung ven biển, đề xuất một số giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu những tác hại do chúng gây ra” Thực hiện: TÔN THẤT PHÁP LƯƠNG QUANG ĐỐC NGUYỄN HẢI PHONG VÕ VĂN DŨNG TRƯƠNG THỊ HIẾU THẢO PHAN THỊ THÚY HẰNG 6132-6 02/10/2006 HUẾ, 2006 Nghiên cứu sự xuất hiện và phân bố vi tảo, tảo độc hại ở đầm Lăng Cô, tỉnh Thừa Thiên Huế Trạm Nghiên cứu Quản lý Tài nguyên và Môi trường Đầm phá (SLARMES) 2 MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU .................................

pdf168 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1274 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Báo cáo Nghiên cứu sự xuất hiện và phân bố vi tảo, tảo độc hại ở đầm Lăng Cô, tỉnh Thừa Thiên Huế, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu sự xuất hiện và phân bố vi tảo, tảo độc hại ở đầm Lăng Cô, tỉnh Thừa Thiên Huế Trạm Nghiên cứu Quản lý Tài nguyên và Môi trường Đầm phá (SLARMES) 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC - HUẾ KHOA SINH HỌC TRẠM NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẦM PHÁ (SLARMES) ------------------ BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU SỰ XUẤT HIỆN VÀ PHÂN BỐ VI TẢO, TẢO ĐỘC HẠI Ở ĐẦM LĂNG CÔ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Thuộc đề tài KC 09-19: “Điều tra, nghiên cứu tảo độc, tảo gây hại ở một số vùng nuôi trồng thủy sản tập trung ven biển, đề xuất một số giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu những tác hại do chúng gây ra” Thực hiện: TÔN THẤT PHÁP LƯƠNG QUANG ĐỐC NGUYỄN HẢI PHONG VÕ VĂN DŨNG TRƯƠNG THỊ HIẾU THẢO PHAN THỊ THÚY HẰNG 6132-6 02/10/2006 HUẾ, 2006 Nghiên cứu sự xuất hiện và phân bố vi tảo, tảo độc hại ở đầm Lăng Cô, tỉnh Thừa Thiên Huế Trạm Nghiên cứu Quản lý Tài nguyên và Môi trường Đầm phá (SLARMES) 2 MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1 II. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2 2.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 2 2.2. Thời gian nghiên cứu ........................................................................................ 2 2.3. Địa điểm nghiên cứu ......................................................................................... 2 2.4. Phương pháp thu và cố định mẫu ................................................................... 3 2.5. Phương pháp phân tích mẫu ............................................................................ 3 2.5.1. Phân tích định tính ..................................................................................... 3 2.5.2. Phân tích định lượng .................................................................................. 3 2.5.3. Xử lí số liệu ................................................................................................ 4 III. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN ......................................................................................... 4 3.1. Vị trí địa lý và đặc điểm địa hình .................................................................... 4 3.2. Khí hậu ............................................................................................................... 4 3.3. Nhiệt độ .............................................................................................................. 4 3.4. Chế độ mưa ........................................................................................................ 4 3.5. Độ ẩm ................................................................................................................. 4 IV. KẾT QUẢ ................................................................................................................. 5 4.1. Thành phần loài ................................................................................................ 5 4.2. Danh lục thành phần loài vi tảo ....................................................................... 5 4.3. Phân bố ............................................................................................................ 14 4.3.1. Sự phân bố tảo phù du theo không gian .................................................. 14 4.3.2. Sự phân bố của tảo phù du theo thời gian ................................................ 15 4.4. Tảo phù du có khả năng gây hại ở đầm Lăng Cô ........................................ 16 4.4.1. Mô tả một số loài tảo độc xuất hiện ở đầm Lăng Cô................................ 17 4.4.2. Sự phân bố của các loài tảo phù du độc hại ............................................ 20 4.4.3. Mật độ tảo độc hại ................................................................................... 21 4.4.3.1. Mật độ tảo độc hại theo không gian ................................................... 21 4.4.3.2. Mật độ các vi tảo độc hại theo thời gian ........................................... 22 V. KẾT LUẬN .............................................................................................................. 25 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 26 PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 28 Nghiên cứu sự xuất hiện và phân bố vi tảo, tảo độc hại ở đầm Lăng Cô, tỉnh Thừa Thiên Huế Trạm Nghiên cứu Quản lý Tài nguyên và Môi trường Đầm phá (SLARMES) 3 I. MỞ ĐẦU Đầm Lăng Cô (còn gọi là đầm An Cư hay Lập An) ở 160012’ - 160015’ vĩ độ Bắc và 108002’ - 108005’ kinh độ Đông, thông với biển Đông qua cửa Lăng Cô, cách thành phố Huế 70km về phía Nam. Đầm có vai trò quan trọng về đa dạng sinh học, kinh tế và xã hội đối với người dân ở đây cũng như tỉnh Thừa Thiên Huế, là nơi khai thác và nuôi trồng thuỷ sản với sản lượng cao, đồng thời cũng là nơi thu hút nhiều khách tham quan du lịch. Trong vài năm trở lại đây, hải sản chiếm một vị trí quan trọng đứng vào hàng thứ ba trong các mặt hàng xuất khẩu ở Việt Nam. Các mặt hàng thuỷ sản nói chung và nhóm hai mảnh vỏ nói riêng cũng đã xuất khẩu một lượng lớn sang thị trường các nước Châu Á như Thái Lan, Nhật Bản, Singapore và cả Châu Âu. Để bảo đảm chất lượng sản phẩm và an toàn cho người tiêu dùng, hoạt động giám sát môi trường vùng nguyên liệu và nghiên cứu độc tố tích luỹ trên động vật thân mềm hai mảnh vỏ đã và đang được thực hiện [7]. Thực vật phù du từ lâu đã được biết tới là nguồn thức ăn chủ yếu của các loài ăn lọc, động vật phù du, cũng như một số các ấu trùng của tôm, cua, ghẹ....vì vậy mà chúng đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống của các sinh vật ở môi trường nước. Nghiên cứu thành phần và phân bố vi tảo ở vùng đầm phá Tỉnh Thừa Thiên Huế cũng như đầm Lăng Cô đã được tiến hành từ nhiều năm nay với nhiều công trình đã được công bố. Nghiên cứu đầu tiên của Nguyễn Thị Ngân (1982) công bố 20 taxon bậc loài và dưới loài tảo Silic, 35 taxon bậc loài và dưới loài tảo Giáp phù du. Năm 1997, Lương Quang Đốc đã đưa ra danh mục gồm 136 loài và dưới loài tảo phù du, trong đó loài tảo độc Pseudonitzschia delicatissima có mật độ 430.000 tb/l (9/1996). Tôn Thất Pháp, Lương Quang Đốc và Đường Văn Hiếu (2000) công bố chi tảo Giáp Alexandrium ở đầm phá và vùng biển ven bờ tỉnh Thừa Thiên Huế, có 3 loài có khả năng sản sinh độc tố PSP: Alexandrium affine, Alexandrium tamarense, Alexandrium tamyjavanichii. Chương trình “Nghiên cứu phát triển bền vững đầm phá Thừa Thiên Huế” (1998-2003) do vùng Nord Pas de Calais, cộng hoà Pháp tài trợ đã đưa ra kết quả về mật độ vi tảo ở Đầm Lăng Cô trong đó mật độ tảo Alexandrium thời điểm cao nhất đạt 650 tb/l (tháng 5/2003). Năm 2004, Võ Văn Dũng đã phát hiện loài độc hại Protoperidinium crassipes với mật độ 129-375tb/l, Trương Thị Hiếu Thảo phát hiện mật độ của nhóm tảo Alexandrium đạt từ 350 -1.356 tb/l [2, 3, 6, 8] Bên cạnh các mặt lợi, các vi tảo còn có khả năng gây nở hoa nước khi gặp môi trường thuận lợi, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường cũng như đời sống của các loài sinh vật khác. Một số loài tảo thuộc các chi như Alexandrium, Prorocentrum, Dinophysis, Pseudonitzschia (như Pseudo-nitzschia spp., Protoperidinium crassipes, Alexandrium tamarense, Alexandrium minutum ..) có thể sản sinh các loại độc tố thuộc các nhóm như PSP, ASP, DSP..., các loại độc tố này thường được tích luỹ trong các loại thuỷ sản đặc biệt là nhóm hai mảnh vỏ và thông qua đó có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người [21]. Do đó nghiên cứu về thành phần, phân bố cũng như biến động của các loài tảo độc, tảo gây hại sẽ mang lại ý nghĩa lớn, làm cơ sở cho sự khai thác và phát triển bền vững nguồn thuỷ sản trong vùng. Nghiên cứu sự xuất hiện và phân bố vi tảo, tảo độc hại ở đầm Lăng Cô, tỉnh Thừa Thiên Huế Trạm Nghiên cứu Quản lý Tài nguyên và Môi trường Đầm phá (SLARMES) 4 II. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Các vi tảo, đặc biệt là các loài tảo độc hại. 2.2. Thời gian nghiên cứu Năm 2004-2005, có 12 đợt thu mẫu. Năm 2004: 7 đợt - Đợt 1: (31/05) - Đợt 2: (24/06) - Đợt 3 (29/07) - Đợt 4: (01/09) - Đợt 5: (08/10) - Đợt 6: (15/11) - Đợt 7: (06/12) Năm 2005: 5 đợt - Đợt 8: (01/02) - Đợt 9: (12/03) - Đợt 10: (14/05) - Đợt 11: (29/05) - Đợt 12: (09/08) 2.3. Địa điểm nghiên cứu Đầm Lăng Cô, tỉnh Thừa Thiên Huế Tiến hành thu mẫu tại 5 trạm, được ký hiệu là HCL1, HCL2, HCL3, HCL4, HCL5. Trong đó các trạm HCL1, HCL2, HCL3 và HCL5 ở trong đầm, còn HCL4 trong ao nuôi tôm. (Bản đồ 2.1) Nghiên cứu sự xuất hiện và phân bố vi tảo, tảo độc hại ở đầm Lăng Cô, tỉnh Thừa Thiên Huế Trạm Nghiên cứu Quản lý Tài nguyên và Môi trường Đầm phá (SLARMES) 5 Bản đồ 2.1. Các trạm thu mẫu ở đầm Lăng Cô 2.4. Phương pháp thu và cố định mẫu Thu mẫu định tính bằng lưới vớt phytoplankton với mắt lưới có đường kính 20µm. Mẫu sau khi vớt được cố định bằng formol 4%. Mẫu định lượng được thu bằng ống đong 1lít tại mỗi trạm, được cố định bằng dung dịch lugol trung tính. 2.5. Phương pháp phân tích mẫu 2.5.1. Phân tích định tính Tách mẫu cần phân tích bằng pipet Pasteur. Dùng kim mũi mác để phá vỡ tế bào, sau đó nhuộm bằng lugol hay calco-flour và quan sát, chụp ảnh bằng kính hiển vi huỳnh quang. Sử dụng phương pháp so sánh hình thái, và phương pháp công thức tấm vỏ của Kofoid (1909) cho nhóm tảo Giáp. Các tài liệu chính được dùng để định loại: Lebour M. V. (1925), Abé T. H. (1927,1936,1981), Hendey N.I. (1964), Desikachary T.V. (1988), Shirota A. (1966),Trương Ngọc An (1993), Balech (1989,1995), Fukuyo (1990), Taylor (1995), Steidinger & Tangen (1997), Carmelo R. Tomas (1997) [1, 9, 10, 11, 14, 15, 16, 17, 18, 23, 25, 26, 29, 31]. 2.5.2. Phân tích định lượng Mẫu được lắng và cô đặc sau 24h. Dùng buồng đếm Sedgewick-Raffer có thể tích 1ml để đếm số lượng tế bào tảo ở độ phóng đại ×200 lần của kính hiển vi đảo ngược Olympus CK40. Nghiên cứu sự xuất hiện và phân bố vi tảo, tảo độc hại ở đầm Lăng Cô, tỉnh Thừa Thiên Huế Trạm Nghiên cứu Quản lý Tài nguyên và Môi trường Đầm phá (SLARMES) 6 2.5.3. Xử lí số liệu - Phần mềm MS Excel 2003 III. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 3.1. Vị trí địa lý và đặc điểm địa hình Đầm Lăng Cô có diện tích khoảng 1500ha, với tọa độ địa lý 16012,5'-16015' vĩ bắc, 10802'-10805' kinh đông, cách thành phố Huế 70km về phía nam và biệt lập với các đầm phá khác trong hệ đầm phá Thừa Thiên Huế [4]. Đầm có dạng như một túi nước lớn ăn sâu vào đất liền, kéo dài từ chân đèo Phú Gia ở phía Bắc đến chân đèo Hải Vân ở phía Nam và thông với biển qua cửa Lăng Cô. Phía Đông của đầm có quần cư dân sinh sống (thôn Lập An, Loan Lý, An Cư Tân, Đông Dương và An Cư Đông) và phía Tây của đầm là dãy núi Bạch Mã, Hải Vân với quần cư dân sinh sống ít hơn gồm Hói Mít, Hói Dừa [4]. Địa hình và đất đai dọc theo bờ đầm có cấu trúc khác biệt, phía đông chủ yếu là cát và cát bồi phù sa của biển với các bãi lầy do suối đổ xuống đầm đưa ra biển. Phía Tây là các núi đá với các thảm thực vật, ngoài ra còn có các bãi phù sa hẹp. Độ sâu trung bình của đầm là 1,5-2m, có chất nền đáy chủ yếu là bùn hạt mịn, một vài nơi có dạng cát bùn. Độ sâu của lạch cửa có thể đến 3,5 - 4m [5]. 3.2. Khí hậu: Thuộc khu vực nhiệt đới gió mùa, 2 mùa mưa nắng khá rõ rệt. Mùa mưa chịu ảnh hưởng gió mùa Đông Bắc mưa và lạnh, mùa khô chịu ảnh hưởng gió mùa Tây Nam khô và nóng [4]. 3.3. Nhiệt độ: Biến động lớn theo mùa, đặc biệt vào mùa đông. Nhiệt độ trung bình cao nhất vào tháng 6, 7 (29-300C), thấp nhất vào tháng 12, 1 (200C) [4]. 3.4. Chế độ mưa: Lượng mưa mùa khô chiếm từ 25 - 34%, mùa mưa chiếm 66 - 75% tổng lượng mưa của năm. Lũ lụt thường xảy ra vào tháng 9 - 10 tác động đến cấu trúc bờ và nền đáy của hệ đầm phá [4]. 3.5. Độ ẩm: Dao động trong khoảng 72-90%, trung bình cả năm là 83% [4]. Nghiên cứu sự xuất hiện và phân bố vi tảo, tảo độc hại ở đầm Lăng Cô, tỉnh Thừa Thiên Huế Trạm Nghiên cứu Quản lý Tài nguyên và Môi trường Đầm phá (SLARMES) 7 IV. KẾT QUẢ 4.1. Thành phần loài Đã xác định được 264 taxon bậc loài và dưới loài vi tảo thuộc bốn nhóm tảo: tảo Silic Bacillariophyceae (142 loài và dưới loài chiếm 53%), tảo Giáp Dinophyceae (96 loài và dưới loài chiếm 36% ), tảo Lam Cyanophyceae (13 loài và dưới loài chiếm 5%), tảo Lục Chlorophyta (7 loài và dưới loài chiếm 3%), tảo Mắt Euglenophyta (4 loài chiếm 2%), tảo Vàng Chromophyta (2 loài chiếm 1%). 5% 1% 2% 3% 36% 53% Dinophyta Bacillariophyceae Cyanophyta Chlorophyceae Chromophyta Euglenophyta Biểu đồ 5.1. Tỷ lệ % số taxon bậc loài và dưới loài thuộc các nhóm tảo Như vậy, thực vật phù du ở đầm Lăng Cô biểu hiện sự tập trung số lượng loài theo thứ tự giảm dần như sau: Ngành Heterokontophyta (lớp Bacillariophyceae) > ngành Dinophyta (lớp Dinophyceae) > ngành Cyanophyta (lớp Cyanophyceae) > ngành Chlorophyta > ngành Euglenophyta > ngành Chromophyta. Số lượng taxon bậc loài và dưới loài cao nhất ở chi Protoperidinium (25 taxon), tiếp theo là chi Chaetoceros (22 taxon), chi Ceratium (14 taxon), chi Rhizosolenia (14 taxon), các chi còn lại có số lượng taxon bậc loài và dưới loài từ 10 trở xuống. 4.2. Danh lục thành phần loài vi tảo NGÀNH CYANOPHYTA Lớp Cyanophyceae Bộ Chroococcales Wettstein Họ Chroococcaceae Chi Merismopedia 1. Merismopedia glauca 2. Merismopedia sp. Bộ Nostocales Geitler Họ Oscillatoriaceae Kirchner Chi Lyngbya Nghiên cứu sự xuất hiện và phân bố vi tảo, tảo độc hại ở đầm Lăng Cô, tỉnh Thừa Thiên Huế Trạm Nghiên cứu Quản lý Tài nguyên và Môi trường Đầm phá (SLARMES) 8 3. Lyngbya sp. Chi Trichodesmium 4. Trichodesmium erythraenum ** Chi Oscillatoria 5. Oscillatoria cf. princeps 6. Oscillatoria pseudogeminata var. unigranulata 7. Oscillatoria sp. Chi Spirulina 8. Spirulina major 9. Spirulina sp. Họ Nostocaceae Kutzing Chi Anabaenopsis 10. Anabaenopsis arnoldii Chi Anabaena 11. Anabaena circinalis * Chi Pseudanabaena 12. Pseudanabaena catenata 13. Pseudanabaena sp. NGÀNH HETEROKONTOPHYTA Lớp Bacillariophyceae Bộ Centrales Họ Thalassiosiraceae Chi Lauderia Cleve 1873 1. Lauderia anulata Cleve Chi Cyclotella 2. Cyclotella comta 3. Cyclotella sp. 4. Cyclotella striata Grunow in Cleve & Grunow Chi Skeletonema 5. Sketelenema costatum (Greville) Cleve Chi Thalassiosira 6. Thalassiosira leptopus Hasle & G. Fryxell 7. Thalassiosira sp. Chi Planktoniella Schutt 8. Planktoniella sol (Wallich) Schutt 9. Planktoniella blanda (A. Schmidt) Syvertsen & Hasle Họ Melosiraceae Kutzing 1844 Chi Melosira C.A. Agardh 10. Melosira granulata 11. Melosira nummoloides C.A. Agardh 12. Melosira sp. Chi Stephanopyxis Ehrenberg 1845 13. Stephanopyxis palmeriana (Greville) Grunow 14. Stephanopyxis turris Chi Paralia Heiberg 1863 15. Paralia sulcata (Ehrenberg) Cleve Họ Leptocylindraceae Chi Leptocylindrus Cleve 1889 16. Leptocylindrus danicus Nghiên cứu sự xuất hiện và phân bố vi tảo, tảo độc hại ở đầm Lăng Cô, tỉnh Thừa Thiên Huế Trạm Nghiên cứu Quản lý Tài nguyên và Môi trường Đầm phá (SLARMES) 9 Họ Coscinodiscaceae Kutzing 1844 Chi Coscinodiscus 17. Coscinodiscus bulliens 18. Coscinodiscus centralis Ehrenberg 19. Coscinodiscus curvatulus 20. Coscinodiscus jonescianus (Greville) Ostenfeld 21. Coscinodiscus marginatus 22. Coscinodiscus radiatus Ehrenberg 23. Coscinodiscus spp. Họ Asterolampraceae H.L. Smith 1872 emend. Gombos 1980 Chi Asteromphalus 24. Asteromphalus cleveanus 25. Asteromphalus heptactis Họ Rhizosoleniaceae Petit 1888 Chi Rhizosolenia Brightwell 1858 26. Rhizosolenia alata 27. Rhizosolenia alata f. gracillima 28. Rhizosolenia alata f. indica 29. Rhizosolenia bergonii 30. Rhizosolenia calcar-avis 31. Rhizosolenia cochlea 32. Rhizosolenia hyalina 33. Rhizosolenia imbricata 34. Rhizosolenia robusta 35. Rhizosolenia setigera Brightwell 36. Rhizosolenia spp. 37. Rhizosolenia styliformis 38. Rhizosolenia styliformis var. latissima 39. Rhizosolenia styliformis var. longispina Chi Guinardia H. Peragallo 40. Guinardia cylindrus (Cleve) Hasle 41. Guinardia flaccida ( Castracane) H. Peragallo 42. Guinardia striata (Stolterfoth) Hasle Chi Dactyliosolen Castracane 1886 43. Dactylisolen blavyanus (H.Peragallo) Hasle 44. Dactysolenia flaccida 45. Dactysolenia phuketensis (Sundstrom) Hasle 46. Dactysolenia sp. Họ Hemiaulaceae Jousé, Kisselev & Poretsky 1949 Chi Hemiaulus Heiberg 47. Hemiaulus haukii 48. Hemiaulus indicus 49. Hemiaulus membranaceus 50. Hemiaulus sinensis Chi Climacodium Grunow 51. Climacodium biconcavum Cleve 52. Climacodium frauenfeldiceum Grunow Chi Eucampia Ehrenberg 53. Eucampia cornuta (Cleve) Grunow 54. Eucampia zodiacus Ehrenberg Nghiên cứu sự xuất hiện và phân bố vi tảo, tảo độc hại ở đầm Lăng Cô, tỉnh Thừa Thiên Huế Trạm Nghiên cứu Quản lý Tài nguyên và Môi trường Đầm phá (SLARMES) 10 Họ Chaetocerotaceae Ralfs in Prichard 1861 Chi Bacteriastrum Shadbolt 55. Bacteriastrum commosum Pavillard 56. Bacteriastrum comosum var. hispida 57. Bacteriastrum delicatulum Cleve 58. Bacteriastrum elongatum Cleve 59. Bacteriastrum furcatum Shadbolt 60. Bacteriastrum hyalinum Lauder 61. Bacteriastrum varians Chi Chaetoceros Ehrenberg 62. Chaetoceros abnormis 63. Chaetoceros aequatorialis Cleve 64. Chaetoceros affinis Lauder 65. Chaetoceros affinis var. circinalis 66. Chaetoceros cf. crinitus 67. Chaetoceros cf. paradoxa 68. Chaetoceros compactus 69. Chaetoceros curvisetus 70. Chaetoceros denticulatus 71. Chaetoceros didymus Ehrenberg 72. Chaetoceros didymus var. protectus 73. Chaetoceros diversus 74. Chaetoceros filiferum 75. Chaetoceros leavis 76. Chaetoceros lorenzianus 77. Chaetoceros muelleri 78. Chaetoceros pendulus 79. Chaetoceros peruvianus Brightwell 80. Chaetoceros peruvianus f. robusta 81. Chaetoceros pseudocurvisetus 82. Chaetoceros robusta 83. Chaetoceros subtilis Cleve 84. Chaetoceros tortissimum Gran Họ Lithodesmiaceae H. & M. Peragallo Chi Ditylum 85. Ditylum brightwellii Họ Eupodiscaceae Kutzing 1849 Chi Odontella 86. Odontella aurita (Lyngbye) C. A. Agardh 87. Odontella mobiliensis (Bailey) Grunow 88. Odontella regia 89. Odontella sinensis ( Greville) Grunow Bộ Bacillariales Họ Fragilariaceae Greville Chi Tabellaria 90. Tabellaria sp. Chi Synedra 91. Synedra sp. Chi Diatoma 92. Diatoma hyalinum Nghiên cứu sự xuất hiện và phân bố vi tảo, tảo độc hại ở đầm Lăng Cô, tỉnh Thừa Thiên Huế Trạm Nghiên cứu Quản lý Tài nguyên và Môi trường Đầm phá (SLARMES) 11 Chi Asterionellopsis 93. Asteronellopsis glacialis (Castracane) Round Chi Climacosphenia 94. Climacosphenia monilifera Họ Thalassionemataceae Round 1990 Chi Thalassionema 95. Thalassionema frauenfeldii (Grunow) Hallegraeff 96. Thalassionema nitzschoides (Grunow) Mereschkowsky Họ Achnanthaceae Chi Cocconeis 97. Cocconeis scutellum Họ Naviculaceae Kutzing 1844 Chi Navicula 98. Navicula sp. 99. Navicula yarrensis Chi Diploneis 100. Diploneis bombus 101. Diploneis smithii Chi Stauroneis 102. Stauroneis anceps 103. Stauroneis sp. Chi Pleurosigma 104. Pleurosigma aestuarii 105. Pleurosigma affine 106. Pleurosigma angulatum 107. Pleurosigma lorenziana 108. Pleurosigma salinarum 109. Pleurosigma spp. Chi Gyrosigma 110. Gyrosigma balticum 111. Gyrosigma fasciola 112. Gyrosigma sp. Chi Mastogloia 113. Mastogloia affirmata 114. Mastogloia sp. Chi Lyrella 115. Lyrella lyra Chi Pinnularia 116. Pinnularia sp. Chi Trachyneis 117. Trachyneis aspera 118. Trachyneis debyi Chi Gomphonema 119. Gomphonema sp1. 120. Gomphonema sp2. Họ Bacillariaceae Ehrenberg Chi Bacillaria J.F. Gmelin 1791 121. Bacillaria paxillifera (O.F. Muller) Hendey Chi Cylindrotheca Rabenhorst 1859 122. Cylindrotheca closterium (Ehrenberg) Lewin & Reimann Nghiên cứu sự xuất hiện và phân bố vi tảo, tảo độc hại ở đầm Lăng Cô, tỉnh Thừa Thiên Huế Trạm Nghiên cứu Quản lý Tài nguyên và Môi trường Đầm phá (SLARMES) 12 Chi Pseudo-nitzschia H. Peragallo 123. Pseudo-nitzschia spp. * Chi Nitzschia 124. Nitzschia longisisma (Brébisson) Ralfs 125. Nitzschia lorenziana 126. Nitzschia retilonga 127. Nitzschia sigma 128. Nitzschia sp1. 129. Nitzschia sp2. Chi Tryblionella 130. Tryblionella spp. Họ Cymbellaceae Chi Amphora 131. Amphora robusta 132. Amphora ostrearia var. vitrea 133. Amphora proteus 134. Amphora quadrata 135. Amphora sp. Họ Surirellaceae Chi Surirella 136. Surirella sp. 137. Surirella gemma 138. Surirella ovalis 139. Surirella robusta Chi Campylodiscus 140. Campylodiscus hodgsonii 141. Campylodiscus undulatus Họ Eunotiaceae Chi Eunotia 142. Eunotia sp. NGÀNH DINOPHYTA Lớp Dinophyceae Bộ Prorocentrales Họ Prorocentraceae Stein 1883 Chi Prorocentrum Ehrenberg 1833 1. Prorocentrum sp. ** 2. Prorocentrum cf. lima * 3. Prorocentrum cordatum * 4. Prorocentrum mexicanum * 5. Prorocentrum micans ** 6. Prorocentrum minimum ** 7. Prorocentrum sigmoides ** Họ Dinophysiaceae Chi Dinophysis Ehrenberg 1883 8. Dinophysis acuta Ehrenberg 1839 * 9. Dinophysis caudata Saville-Kent 1881 * 10. Dinophysis miles 11. Dinophysis norvegica Claparède & Lachmann * 12. Dinophysis rotundata * Nghiên cứu sự xuất hiện và phân bố vi tảo, tảo độc hại ở đầm Lăng Cô, tỉnh Thừa Thiên Huế Trạm Nghiên cứu Quản lý Tài nguyên và Môi trường Đầm phá (SLARMES) 13 13. Dinophysis sp. ** Chi Ornithocercus Stein 1883 14. Ornithocercus thumii Kofoid & Skogsberg 1928 Chi Phalacroma Stein 1883 15. Phalacroma rotundata Kofoid & Michener 1911 Họ Gymnodiniaceae Lankester 1885 Chi Gymnodinium Stein 1878 16. Gymnodinium sanguineum Hirasaka 1922 17. Gymnodinium sp. Chi Gyrodinium Kofoid & Swezy 1921 18. Gyrodinium sp. 19. Gyrodinium spirale Họ Ptychodiscaceae Chi Balechina Loeblich Jr. & Loeblich III 1968 20. Balechina coerulea F. J. R. Taylor 1976 Bộ Brachydiniales Loeblich III ex Sournia 1984 Họ Brachydiniaceae Sournia 1972 Chi Brachydinium F. J. R. Taylor 1963 21. Brachydinium capitatum F. J. R. Taylor 1963 Bộ Gonyaulacales F. J. R. Taylor 1980 Họ Ceratiaceae Lindemann 1928 Chi Ceratium Schrank 1793 22. Ceratium boechmii 23. Ceratium breve 24. Ceratium furca (Ehrenberg) Claparède & Lachmann 1859 25. Ceratium furca var. eugrammum 26. Ceratium fusus var. fusus 27. Ceratium fusus var. seta 28. Ceratium horridum (Cleve) Gran 1902 29. Ceratium inflatum (Kofoid) Jorgensen 1911 30. Ceratium lineatum (Ehrenberg) Cleve 1899 31. Ceratium massiliens (Gourret) Jorgensen 1911 32. Ceratium pentagonum Gourret 1883 33. Ceratium strictum 34. Ceratium trichoceros (Ehrenberg) Kofoid 1908 35. Ceratium tripos Nitzsch 1817 Họ Ceratocoryaceae Lindemann 1928 Chi Ceratocorys Stein 1883 36. Ceratocorys gourretii 37. Ceratocorys horrida Stein 1883 Họ Goniodomataceae Lindemann 1928 Chi Alexandrium Halim 1960 38. Alexandrium affine 39. Alexandrium cf. balechii 40. Alexandrium fraterculus Balech 1985 * 41. Alexandrium minutum Halim 1960 * 42. Alexandrium pseudogonyaulax Horiguchi ex Kita & Fukuyo 1992 43. Alexandrium spp. ** Chi Goniodoma Stein 1883 44. Goniodoma polyedricum Jorgensen 1899 Nghiên cứu sự xuất hiện và phân bố vi tảo, tảo độc hại ở đầm Lăng Cô, tỉnh Thừa Thiên Huế Trạm Nghiên cứu Quản lý Tài nguyên và Môi trường Đầm phá (SLARMES) 14 Họ Gonyaulacaceae Lindemann 1928 Chi Gonyaulax Diesing 1866 45. Gonyaulax diegensis 46. Gonyaulax digitale 47. Gonyaulax digitaris 48. Gonyaulax polygramma Stein 1883 ** 49. Gonyaulax scrippsae Kofoid 1911 50. Gonyaulax spinifera Diesing 1866 51. Gonyaulax verior Sournia 1973 Chi Lingulodinium 52. Lingulodinium polyedrum (Stein) Dodge 1989 Họ Pyrophacaceae Lindemann 1928 Chi Fragilidium 53. Fragilidium mexicanum Balech 1988 Chi Pyrophacus Stein 1883 54. Pyrophacus horologium Stein 1883 55. Pyrophacus steinii Wall & Dale 1971 Bộ Peridiniales Heackel, 1894 Họ Calciodinellaceae F. J. R. Taylor 1987 Chi Ensiculifera Balech 1967 56. Ensiculifera mexicana Chi Scrippsiella Balech ex Loeblich III 1965 57. Scrippsiella spinifera 58. Scrippsiella trochoidea ** Họ Kolkwitziellaceae Lindemann 1928 Chi Diplopelta Stein ex Jorgensen 1912 59. Diplopelta asymmetrica 60. Diplopelta sp. Chi Diplopsalis Bergh 1881 61. Diplopsalis lenticula 62. Diplopsalis sp. Chi Diplopsalopsis Meunier 1910 63. Diplopsalopsis orbicularis Họ Peridiniaceae Lemmermann Chi Heterocapsa Stein 1883 64. Heterocapsa sp. Chi Peridinium Ehrenberg 1832 65. Peridinium inconspicuum Lemmermann 66. Peridinium quinquecorne Abé 67. Peridinium sp. Chi Kryptoperidinium Lindemann 1923 68. Kryptoperidinium sp. Họ Podolampaceae Lindemann 1928 Chi Blepharocysta Ehrenberg 1837 69. Blepharocysta okamurai Chi Podolampas Stein 1883 70. Podolampas palmipes Stein 1883 Họ Protoperidiniaceae F.J.Taylor 1987 Chi Protoperidinium Bergh 1881 71. Protoperidinium conicum (Gran) Balech Nghiên cứu sự xuất hiện và phân bố vi tảo, tảo độc hại ở đầm Lăng Cô, tỉnh Thừa Thiên Huế Trạm Nghiên cứu Quản lý Tài nguyên và Môi trường Đầm phá (SLARMES) 15 72. Protoperidinium crassipes (Kofoid) Balech * 73. Protoperidinium curvipes (Ostenfeld) Balech 74. Protoperidinium divergens (Ehrenberg) Balech 75. Protoperidinium excentricum (Paulsen) Balech 76. Protoperidinium globifera Abé, 1981 77. Protoperidinium granii 78. Protoperidinium minutum (Kofoid) Loeblich 79. Protoperidinium monovelum Abé 80. Protoperidinium multistriatum (Kofoid) 81. Protoperidinium multueis (sp) 82. Protoperidinium oblongum 83. Protoperidinium oceanicum (Van Hoffen) Balech 84. Protoperidinium ovum (Schiller) Balech 85. Protoperidinium pallidum (Ostefeld) Balech 86. Protoperidinium pellucidum Berg 87. Protoperidinium pentagonum (Gran) Balech 88. Protoperidinium quarnerense (Schroder) Balech 89. Protoperidinium roseum (Paulsen) Balech 90. Protoperidinium sp. 91. Protoperidinium sphaericum Okamura 92. Protoperidinium spinulosum Schiller 93. Protoperidinium steinii (Jorgensen) Balech 94. Protoperidinium subinerme (Paulsen) Balech 95. Protoperidinium thulensen (Balech) Balech 96. Protoperidinium yonadei Abé 1981 NGÀNH CHLOROPHYTA Lớp Protococcophyceae Bộ Chlorococcales Họ Hydrodictyaceae Chi Pediastrum 1. Pediastrum duplex Họ Dictyosphaeriaceae Chi Dimorphococcus 2. Dimorphococcus cordatus Họ Scenedesmaceae Chi Actinastrum 3. Actinastrum hantzchii Chi Scenedesmus 4. Scenedesmus acuminatus var. acuminatus 5. Scenedesmus acuminatus var. maximus 6. Scenedesmus denticulatus 7. Scenedesmus quadricauda NGÀNH EUGLENOPHYTA Lớp Euglenophyceae Bộ Euglenales Họ Euglenaceae Chi Euglena 1. Euglena sp. Nghiên cứu sự xuất hiện và phân bố vi tảo, tảo độc hại ở đầm Lăng Cô, tỉnh Thừa Thiên Huế Trạm Nghiên cứu Quản lý Tài nguyên và Môi trường Đầm phá (SLARMES) 16 Chi Trachelomonas 2. Trachelomonas sp. Chi Phacus 3. Phacus acuminatus 4. Phacus anomalus NGÀNH CHROMOPHYTA Lớp Dictyochophyceae Bộ Dictyochales Chi Dictyocha 1. Dictyocha fibula Lớp Zoomastigophorea Bộ Ebriidea Họ Ebriopsidae Deflandre Chi Hermesinum 2. Hermesinum adriaticum Ghi chú: * là loài tảo độc, có khả năng tiết độc tố ** là loài có khả năng gây hại 4.3. Phân bố 4.3.1. Sự phân bố tảo phù du theo không gian 27.9 32.6 28.9 14.6 50.3 0 10 20 30 40 50 60 70 80 HCL1 HCL2 HCL3 HCL4 HCL5 §ît 1 §ît 2 §ît 3 §ît 4 §ît 5 §ît 6 §ît 7 §ît 8 §ît 9 §ît 10 §ît 11 §ît 12 Sè loµi trung b×nh Biểu đồ 4.2. Phân bố của tảo phù du theo không gian Thành phần loài tảo phù du tập trung ở cửa Lăng Cô (HCL5) thường cao hơn so với các khu vực khác (trung bình có 50,3 loài), số loài xuất hiện trong các đợt thu mẫu tương đối đều nhau dao động từ 38- 59 loài, riêng đợt 1 số lượng loài vượt trội hơn hẳn đạt 75 loài. Tại các trạm khảo sát như phía Bắc của đầm (HCL1), phía Đông (HCL2), và phía Tây (HCL3) số loài phân bố tương đối đồng đều, dao động từ 16 - 54 loài trong Sè loµi Trạm Nghiên cứu sự xuất hiện và phân bố vi tảo, tảo độc hại ở đầm Lăng Cô, tỉnh Thừa Thiên Huế Trạm Nghiên cứu Quản lý Tài nguyên và Môi trường Đầm phá (SLARMES) 17 các đợt thu mẫu, riêng tại trạm HCL1 số loài xuất hiện thấp vào đợt 1 (9 loài) và đợt 11 (14 loài). Trong 3 đợt khảo sát 5, 6, 7 số lượng loài ở cả 3 khu vực này tăng lên nhiều dao động từ 31- 54 loài. Ở khu vực ao nuôi tôm (HCL4), số loài thấp hơn hẳn so với trong đầm, dao động từ 4 - 25 loài, riêng đợt 7 đạt 32 loài. Như vậy, số loài trung bình ở các trạm khảo sát giảm dần theo thứ tự: cửa Lăng Cô HCL5 (53,3 loài) > phía Đông đầm HCL2 (32,6 loài) > phía Tây đầm HCL3 (28,9 loài) > phía Bắc đầm HCL1 (27,9 loài) > trong ao nuôi tôm HCL4 (14,6 loài). Có thể thấy rằng tảo phù du xuất hiện ở đầm Lăng Cô chủ yếu có nguồn gốc từ biển, chúng tập trung đông tại vùng cửa biển nơi có độ mặn môi trường cao, và giảm xuống ở những nơi xa cửa biển ứng với nền độ mặn thấp hơn. 4.3.2. Sự phân bố của tảo phù du theo thời gian 109 72 75 77 87 90 77 76 95 109 102 81 0 20 40 60 80 100 120 § 1 § 2 § 3 § 4 § 5 § 6 § 7 § 8 § 9 § 10 § 11 § 12 §ît Sè lo µi HCL1 HCL2 HCL3 HCL4 HCL5 Tæng sè loµi Biểu đồ 4.3. Phân bố của tảo phù du theo thời gian Số lượng loài vi tảo xuất hiện ở đầm vào mùa khô (đợt 1-3, đợt 9-12) thường cao hơn vào mùa mưa, đỉnh cao rơi vào giữa mùa mưa ở đợt 1 (31/5/2004) và đợt 11 (29/5/2005) đạt 109 loài, đợt 12 (8/9/2005) đạt 102 loài. Số loài vi tảo giảm xuống vào đầu và cuối mùa khô với 72 -76 loài (đợt 2,3,9), ổn định vào mùa mưa với 76 - 90 loài. Số loài xuất hiện tại các trạm trong các đợt khảo sát dao động từ 4 - 75 loài. Trong đó, các đợt 5, 6, 7 có số loài tương đối đồng đều nhất, 31 - 54 loài (ngoại trừ HCL4 với 5-32 loài), đợt 1 có số loài tại các trạm dao động lớn nhất từ 22 - 75 (riêng HCL4 có 9 loài), các đợt còn lại số loài dao động từ 9 - 59 (riêng HCL4 có 4 - 25 loài). Như vậy số lượng loài vi tảo tại các trạm khảo sát tương đối đồng đều vào mùa mưa và có sự dao động lớn hơn vào mùa khô, đặc biệt là giữa các trạm trong đầm và ao nuôi tôm. Tại khu vực ao nuôi tôm, số loài cao vào các đợt 6, 7, 8, 9, 10, 12 (15 - 32 loài), cao nhất vào mùa mưa (đợt 7, 8) với trên 20 loài, các đợt còn lại có 4 - 14 loài, Nghiên cứu sự xuất hiện và phân bố vi tảo, tảo độc hại ở đầm Lăng Cô, tỉnh Thừa Thiên Huế Trạm Nghiên cứu Quản lý Tài nguyên và Môi trường Đầm phá (SLARMES) 18 vào mùa mưa thường có sự xuất hiện của các tảo có nguồn gốc nước ngọt (Lyngbya, Oscillatoria, Phormidium, Pseudanabaena ...) 4.4. Tảo phù du có khả năng gây hại ở đầm Lăng Cô 93% 4% 3% Tæng sè vi t¶o T¶o ®éc T¶o cã h¹i Biểu đồ 4.4. Tỷ lệ phần trăm các nhóm tảo độc, hại Trong số 264 taxon bậc loài và dưới loài đã xác định có 12 loài có khả năng tạo ra độc tố thuộc các nhóm ASP, DSP, PSP, CFP, AZP và CTP (bảng 4.1) chiếm 4% tổng số loài và 9 loài có khả năng gây hại chiếm 3% tổng số loài (Biểu đồ 4.4). Số loài tảo độc ở đầm Lăng Cô chủ yếu tập trung vào lớp Dinophyceae (10/12 loài chiếm 83,33%). Bảng 4.1. Danh lục các loài có khả năng tạo ra độc tố STT Tên Khoa học Nhóm độc tố Ngành Heterokontophyta Lớp Bacillariophyceae 1 Pseudonitzschia spp. ASP Ngành Dinophyta 2 Alexandrium fraterculus PSP 3 Alexandrium minutum PSP 4 Dinophysis acuta DSP 5 Dinophysis caudata DSP 6 Dinophysis norvegica DSP 7 Dinophysis rotundata DSP 8 Prorocentrum lima DSP 9 Prorocentrum mexicanum CFP 10 Prorocentrum minimum CFP 11 Protoperidinium crassipes AZP Ngành Cyanophyta 12 Anabaena circinalis CTP ASP: Amnesic shellfish poisoning PSP: Paralytic shellfish poisoning Nghiên cứu sự xuất hiện và phân bố vi tảo, tảo độc hại ở đầm Lăng Cô, tỉnh Thừa Thiên Huế Trạm Nghiên cứu Quản lý Tài nguyên và Môi trường Đầm phá (SLARMES) 19 DSP: Diarrhetic shellfish poisoning CFP: Ciguatera fish poisoning AZP: Azaspiracid poisoning CTP: Cyanobacterial toxin poisoning 4.4.1. Mô tả một số loài tảo độc xuất hiện ở đầm Lăng Cô 1. Alexandrium fraterculus (Balech) Balech 1985 (Hình 1 a-g) Tên đồng vật: Gessnerium fraterculum (Balech) Loeblich và Loeblich (1979), Protogonyaulax fratercula (Balech) Taylor (1979). Fukuyo 1990 p. 90, figs. A- F; Balech 1995 p. 52, pl. XII, figs. 10- 26; Steidinger và Tangen1997 p. 494, figs. 37, Lam Nguyen- Ngoc, p. 94- 95, pl. 5, figs. 1-5. Tảo thường sống thành tập đoàn dạng chuỗi nhiều tế bào. Loài có kích thước từ 38µm- 50µm. Nắp trên có dạng hình nón, lồi ở phần đỉnh, hoặc dạng nửa bán cầu. Nắp dưới thường tròn hơn, đôi lúc có dạng hình thang không đều, lõm sâu vào ở phần đối đỉnh. APC rất đặc trưng, thường lớn, có dạng hình thoi. Cấu trúc hình dấu phẩy rõ, chiếm 2/3 kích thước của tấm, phía trên đầu, hơi chếch về phía bên phải của tấm là một lỗ kết nối lớn. Tấm 1’ có kích thước trung bình, dạng hình thoi hoặc nối trực tiếp với APC, hoặc gián tiếp do sự kéo dài của mép trên. Lỗ nhỏ ở bên mép phải của tấm nằm vào khoảng giữa của tấm. Tấm 6” có chiều rộng và chiều cao tương đương nhau. Đai ngang có độ lệch đai khoảng bằng chiều rộng của chính nó. Đai dọc lõm vào, rộng dần về phía cuối đai. Tấm S.a có chiều dài tương đương hoặc lớn hơn chiều rộng. Tấm S.p lớn, với chiều dài và chiều rộng xấp xỉ nhau, lỗ kết nối tròn, lớn, nằm ở trung tâm của tấm và được nối với góc trên bên phải của tấm bằng một rãnh nhỏ, đôi khi nối với cả hai góc phải và trái của tấm. Gặp ở cửa đầm Lăng Cô HCL5. Hình 4.1. a- g: Alexandrium fraterculus, a: chuỗi 8 tế bào; chuổi 2 tế bào; c: cấu trúc APC; d, e: 1’, 6”, S.a; f, g: tấm S.p. Nghiên cứu sự xuất hiện và phân bố vi tảo, tảo độc hại ở đầm Lăng Cô, tỉnh Thừa Thiên Huế Trạm Nghiên cứu Quản lý Tài nguyên và Môi trường Đầm phá (SLARMES) 20 2. Alexandrium minutum Halim 1960 (Hình 2 a-d) Tên đồng vật: Alexandrium ibericum Balech (1985) Balech 1995, p. 24-25, pl. I, figs. 1- 50; Taylor 1995 p.297, figs. 15-17; Steidinger và Tangen 1997, p. 497, pl. 37; Yoshida 2000, p. 177-179, fig. I; Lam Nguyen- Ngoc, p. 103- 104, pl. 11, figs. 1- 6; Tôn Thất Pháp và cộng sự 2000, tr. 21- 22, ảnh 2a – d. Tế bào sống đơn độc, có dạng hình oval đến hình cầu. Tế bào có kích thước từ 18- 30µm. APC có cấu trúc hình dấu phẩy rõ, mép phía trên của cấu trúc này thường thẳng, xung quanh có thể có các lỗ nhỏ nằm ở gần mép bên trái. Tấm 1’ có dạng hình thoi, nối trực tiếp với APC hoặc gián tiếp thông qua một sợi mảnh, sợi này được hình thành do sự kéo dài của góc trên. Mép tiếp xúc với S.a có thể dày lên, lỗ nhỏ ở mép bên phải của tấm nằm ở vị trí khoảng 1/3 chiều dài của tấm. Tấm 6” có chiều dài lớn gần gấp đôi chiều rộng. Tấm S.a có chiều cao tương đương hoặc lớn hơn chiều rộng, mép phía trên nơi tiếp xúc với tấm 1’ thường thẳng. Tấm S.p có chiều cao nhỏ hơn so với chiều rộng của tấm, mép phía trên có thể lượn sóng, mép phía dưới thường cong. Nhìn chung tấm S.p của loài này giồng như hình chữ U rộng. Gặp ở phía Đông đầm Lăng Cô HCL2. Hình 4.2 a- d: Alexandrium minutum; a: hình thái ngoài tế bào; b: mặt bùng của tế bào; c: Cấu trúc nắp trên; d: Nắp dưới 3. Protoperidinium crassipes (Kofoid) Balech (hình 39). Tên đồng vật: Peridinium divergens Schutt, 1869; Peridinium crassipes f. typica Broch, 1910; Peridinium crassipes f. autumnalis Broch, 1910; Peridinium curtipes Jorgensen, 1953. Stiedinger A. K. & Tangen K., 1997, p. 583, pl. 53. Tế bào có dạng hình 5 cạnh, rộng 70-150µm, cao 60-120µm. Tế bào ép dẹt mạnh theo hướng trước sau, sừng đỉnh và sừng đối đỉnh ngắn, sừng phải rộng hơn sừng trái và trục đứng của tế bào không bị nghiêng so với trục thẳng đứng. Có sự lấn đai và đai lệch xuống khoảng 1-1,5 lần so với chiều rộng của đai. Công thức tấm: Po, Nghiên cứu sự xuất hiện và phân bố vi tảo, tảo độc hại ở đầm Lăng Cô, tỉnh Thừa Thiên Huế Trạm Nghiên cứu Quản lý Tài nguyên và Môi trường Đầm phá (SLARMES) 21 x, 4’, 3a, 7’’, 4c (3c+t), 6s, 5”’, 2””. Tấm 1' kiểu Meta, 2a kiểu Quadra. Bề mặt các tấm vỏ có vân dạng lưới, tại các điểm nối của mắt lưới có vân lỗ. Gặp ở hầu hết các trạm khảo sát ở đầm Lăng Cô. Hình 4.3 a-f Protoperidinium crassipes (Kofoid) Balech. Tỷ lệ (Scale) 10µm. a. Mặt bụng; c,d. Tấm 1a và 2a; b. Mặt bên ; e. Các tấm vỏ nắp trên; c. Tấm 1’; f. Các tấm vỏ nắp dưới. 4. Dinophysis caudata Saville-Kent 1881 Tên đồng vật: Dinophysis homunculus Paulsen 1908 M. V. Lebour 1925; A. Shirota 1966; F. J. R. Taylor 1976; C. R. Tomas 1997; Maria A. Faust, Jacob Larsen vµ Jvind Meostrup 1999; Y. Fukuyo, H. Takano, M. Chihara, K. Matsuoka 1990; S. Fujioka 1990; Hoµng Quèc Tr−¬ng 1963; Nguyen Ngoc Lam 1997-1999; Nguyen Ngoc Lam 2002. Loài có kích thước trung bình, có mấu sau kéo dài thành dạng ngón tay, các tế bào thường dính cặp ở mặt lưng. Đường mép lưng cong dần, trong khi đường mép bụng hầu như thẳng dọc theo chiều dài chính của tế bào. Chiều dài và hình dạng mấu sau thay đổi. Cánh dọc trái kéo dài gần bằng chiều dài chính tế bào. Bề mặt có vân lỗ. Loài xuất hiện ở hầu hết các trạm ở đầm Lăng Cô. 5. Dinophysis rotundata Paulsen, 1908 Tên đồng vật: Phalacroma rotundatum (Clap. & Lach.), 1889 M.V.Lebour 1925; C.R. Tomas 1997. Tế bào có kích thước nhỏ đến trung bình. Ở mặt bên tế bào gần như tròn với mép bụng và mép lưng lõm. Cánh đai hẹp nhưng thẳng hướng về phía trước, đôi khi toả tia mạnh. Cánh dọc trái khá hẹp, thường mở rộng hơn ở phía sau với gai lớn dễ thấy. Cánh dọc trái kéo dài từ hơn 1/2 -3/4 chiều dài vỏ dưới. Hình 4.4. Dinophysis caudata Hình 4.5. Dinophysis rotundata Nghiên cứu sự xuất hiện và phân bố vi tảo, tảo độc hại ở đầm Lăng Cô, tỉnh Thừa Thiên Huế Trạm Nghiên cứu Quản lý Tài nguyên và Môi trường Đầm phá (SLARMES) 22 Loài gặp ở phía Bắc đầm HCL1, Đông đầm HCL2 và cửa đầm HCL5. 6. Prorocentrum minimum (Pavillard) Schiller 1933 Tên đồng vật: Exuviaella minima Pavillard 1916; Prorocentrum cordatum; P. triangulatum Martin 1929. F. J. R. Taylor 1976; Yasuwo Fukuyo, Hideaki Takano, Mitsuo Chihara, Kazumi Matsuoka 1990; Carmelo R. Tomas 1997; Maria A. Faust, Jacob Larsen & Jvind Meostrup 1999 Mặt vỏ tế bào có hình oval nhỏ đến hình tam giác, phẳng ở mặt bên. Gai đỉnh ngắn đôi khi dễ nhìn thấy. Bề mặt vỏ tế bào có các gai ngắn có góc rộng, tuỳ theo góc nhìn có thể thấy như các nốt nhú tròn. Các lỗ nhỏ nằm rãi rác trên bề mặt vỏ, các lỗ có kích thước lớn hơn nằm ở gốc của một số gai ngoại biên. Loài gặp ở phía Bắc đầm HCL1, giữa đầm HCL3, và khu vực ao nuôi tôm HCL4. 7. Prorocentrum mexicanum Tafall. Tên đồng vật: P. maximum Schiller 1937, P. rhathymum Loeblich, Sherley & Schmidt 1979 Carmelo R. Tomas 1997. Tế bào hình oval với bề ngoài mỏng mảnh chứa tế bào chất vón lại và có màu sáng. Lỗ roi phát triển mạnh thành gai dạng cánh. Lỗ túi lông tròn đến oval lõm sâu được sắp xếp phóng xạ tạo thành các đường lỗ chéo. Những hàng lỗ toả tia này có thể xuất hiện như các gai dưới kính hiển vi quang học. Loài gặp ở phía Bắc đầm HCL1. 8. Prorocentrum lima (Ehrenberg) Dodge 1975 Tên đồng vật: Exuviaella marina var. lima (Ehrenberg) Schiller, Exuviaella lima (Ehrenberg) Butschli, Dinopyxis laevis Stein, Cryptomonas lima Ehrenberg M. V. Lebour1925; F. J. R. Taylor 1976; Carmelo R. Tomas 1997; Maria A. Faust, Jacob Larsen vµ Jvind Meostrup 1999; Nguyen Ngoc Lam 1997- 1999; Nguyen Ngoc Lam 2002. Nhìn từ mặt vỏ tế bào có dạng trứng ngược, phần dưới mở rộng, kích thước nhỏ đến trung bình. Hạt tạo bột nhận ở trung tâm tế bào và nhân ở phần dưới của tế bào. Vỏ mịn với ít lỗ lông rải rác ở phần ngoại biên. Loài thường gặp ở trong ao nuôi tôm HCL4. 4.4.2 Sự phân bố của các loài tảo phù du độc hại Hình 4.6. Prorocentrum minimum Hình 4.7. Prorocentrum mexicanum Hình 4.8. Prorocentrum lima Nghiên cứu sự xuất hiện và phân bố vi tảo, tảo độc hại ở đầm Lăng Cô, tỉnh Thừa Thiên Huế Trạm Nghiên cứu Quản lý Tài nguyên và Môi trường Đầm phá (SLARMES) 23 Qua 12 đợt khảo sát, phân bố của các loài tảo độc hại theo không gian khá rải rác, có 5-6 loài tảo độc phân bố tại mỗi trạm thu mẫu. Trong đó, 2 loài tảo giáp Dinophysis caudata, Protoperidinium crassipes và nhóm tảo silic Pseudonitzschia spp. xuất hiện hầu hết ở các địa điểm nghiên cứu. Các loài khác phân bố hẹp hơn như Dinophysis rotundata, Dinophysis acuta, Prorocentrum cordatum, Prorocentrum mexicanum, Alexandrium minutum xuất hiện rãi rác ở các địa điểm nghiên cứu, Anabaena circinalis chỉ hiện diện ở phía Đông đầm Lăng Cô (HCL2), Prorocentrum lima chỉ xuất hiện trong ao nuôi tôm (HCL4), hay Dinophysis norvegica xuất hiện tại cửa Lăng Cô (HCL5). Tại khu vực ao nuôi tôm, các loài thuộc chi Prorocentrum hiện diện nhiều nhất gồm 4 loài (P. mexicanum, Prorocentrum lima, P. micans, P. cordatuum). 4.4.3. Mật độ tảo độc hại 4.4.3.1. Mật độ tảo độc hại theo không gian Mật độ trung bình các nhóm tảo độc hại tại 4 trạm HCL1, HCL2, HCL3, HCL4 đạt trên 103 tb/l, cao nhất ở khu vực trong ao nuôi tôm (9.357,54 tb/l), 3 trạm phía Đông, phía Bắc và giữa đầm đều có mật độ trên 103 tb/l, riêng trạm HCL5 có mật độ rất thấp chỉ xấp xỉ 50tb/l. Nhóm Pseudo-nitzschia spp. quyết định mật độ vi tảo độc hại tại các điểm HCL1, HCL2, HCL3, tại điểm HCL4 quyết định bởi nhóm Prorocentrum spp., tại điểm HCL5 mật độ các nhóm tảo độc hại đều thấp dưới 100tb/l riêng nhóm Pseudonitzschia spp. đạt 169,58 tb/l (Hình 4.1). Như vậy mật độ tảo độc hại chiếm ưu thế ở đầm Lăng Cô chủ yếu do 2 nhóm Pseudo-nitzschia spp. và Prorocentrum spp., đặc biệt là nhóm Prorocentrum spp. thường xuyên gây mật độ rất cao tại khu vực ao nuôi tôm (55.147,85 tb/l). Tại khu vực phía Đông đầm HCL2 có sự hiện diện của cả 6 nhóm tảo độc hại, 2 trạm phía Bắc đầm HCL1 và giữa đầm HCL3 có 5/6 nhóm tảo độc hại, cửa Lăng Cô HCL5 có 4/6 nhóm tảo độc hại, trong khi khu vực ao nuôi tôm HCL4 tuy đạt mật độ trung bình cao nhất nhưng chỉ có sự hiện diện của 3/6 nhóm tảo độc hại. Trạm HCL4 là khu vực có môi trường ít biến động và cô lập nhất, ít chịu tác động của các yếu tố môi trường trong đầm nhưng lại chịu tác động của việc nuôi trồng thuỷ sản, chỉ 3 nhóm tảo độc hiện diện ở đây (gồm Alexandrium spp., Dinophysis spp., Prorocentrum spp.) nhưng lại gây mật độ cao. Hình 4.9. Nhóm tảo độc hại chiếm ưu thế về mật độ ở các trạm khảo sát Nghiên cứu sự xuất hiện và phân bố vi tảo, tảo độc hại ở đầm Lăng Cô, tỉnh Thừa Thiên Huế Trạm Nghiên cứu Quản lý Tài nguyên và Môi trường Đầm phá (SLARMES) 24 6807.3 55147.85 9357.54 622.38 683.42 375 281.25 0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 HCL1 HCL2 HCL3 HCL4 HCL5 0 100 200 300 400 500 600 700 800 Nhóm Pseudo-nitzschia spp. Nhóm Prorocentrum spp. TB các nhóm Nhóm Alexandrium spp. Protoperidinium crassipes Nhóm Dinophysis spp. Nhóm Anabaena spp. Biểu đồ 4.4. Mật độ trung bình các nhóm tảo độc hại (tb/l) tại các trạm khảo sát Trong 6 nhóm tảo độc xuất hiện ở đầm Lăng Cô nhóm Anabaena spp. chỉ duy nhất xuất hiện tại điểm HCL2 vào đợt 3 (29/7/2004) với mật độ 3.375tb/l, các nhóm Alexandrium spp. và Prorocentrum spp. đều hiện diện ở cả 5 trạm khảo sát. Tảo Alexandrium xuất hiện tại các trạm với mật độ thấp, trung bình dưới 1000tb/l riêng tại điểm HCL4 vào đợt 7 (6/12/2004) mật độ đạt cao nhất là 7.200tb/l. Tảo Prorocentrum thường gây mật độ cao tại các trạm ngoài trừ ở HCL5. 3 nhóm còn lại Pseudo-nitzschia spp., Dinophysis spp., Protoperidinium crassipes xuất hiện rải rác ở 5 trạm khảo sát. Mật độ trung bình của các nhóm tảo độc tại các điểm khảo sát giảm theo thứ tự sau: Nhóm Prorocentrum spp. đạt 55.147,85tb/l tại HCL4 > nhóm Pseudo- nitzschia spp. đạt 6.807,3tb/l tại điểm HCL2 > Protoperidinium crasipes đạt 683,4tb/l tại HCL1 > nhóm Alexandrium spp. đạt 622,3tb/l tại HCL4 > nhóm Anabaena spp. đạt 281,2tb/l tại HCL2 > nhóm Dinophysis spp. đạt 375tb/l tại HCL4. 4.4.3.2. Mật độ các vi tảo độc hại theo thời gian Mật độ các loài vi tảo độc hại ở đầm Lăng Cô qua 12 đợt khảo sát không cao, có 6/12 đợt khảo sát có mật độ thấp hơn 103 tb/l và 6/12 đợt có mật độ trên 103tb/l, đặc biệt vào đợt 7 (06/12/2004) tổng mật độ tảo độc hại ở các trạm khảo sát lên tới trên 105tb/l do các nhóm Pseudonitzschia spp., Alexandrium spp., Dinophysis spp. và đặc biệt là nhóm Prorocentrum spp. tăng đột biến với sự phát triển mạnh trên diện rộng của loài Prorocentrum minimum đạt 128.156,66tb/l. Mật độ tảo độc biến động mạnh vào mùa mưa từ 357,4tb/l (đợt 4) - 170.114,9tb/l (đợt 7) và ít biến động hơn vào mùa khô, đạt từ 228tb/l (đợt 10) - 9.540 tb/l (đợt 1). Mật độ cao vào giữa mùa khô (đợt 1) và mùa mưa (đợt 7), thấp nhất vào đầu mùa khô và mùa mưa. (Biểu đồ 4.5). Tb./lÝt Trạm Nghiên cứu sự xuất hiện và phân bố vi tảo, tảo độc hại ở đầm Lăng Cô, tỉnh Thừa Thiên Huế Trạm Nghiên cứu Quản lý Tài nguyên và Môi trường Đầm phá (SLARMES) 25 9540 170114.93 0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 140000 160000 180000 § 1 § 2 § 3 § 4 § 5 § 6 § 7 § 8 § 9 § 10 § 11 § 12 Nhãm Pseudo-nitzschia spp.(tb/l) Nhãm Alexandrium spp.(tb/l) Nhãm Prorocentrum spp.(tb/l) Protoperidinium crassipes Nhãm Dinophysis spp.(tb/l) Nhãm Anabaena spp.(tb/l) Tæng M§ (tb/l) Biểu đồ 4.5. Mật độ các nhóm tảo độc hại trong các đợt khảo sát Xét về thời gian thì trong 12 đợt khảo sát nhóm Prorocentrum spp. có mật độ thường xuyên cao, chiếm phần lớn tổng mật độ vi tảo độc hại tại các đợt. Ở đợt 1, 2, 3, 7, 8, 9 và 11 nhóm quyết định mật độ là Prorocentrum spp.. (380 - 128.156,66 tb/l), các đợt 4, 6 và 10 nhóm quyết định mật độ là Pseudo-nitzschia spp. (108 - 1.270 tb/l), đợt 5 nhóm Protoperidinum crassipes chiếm ưu thế (157tb/l), riêng đợt 12 mật độ các nhóm không chênh lệch lớn, chiếm ưu thế hơn là Alexandrium spp. (355tb/l). Tảo Alexandrium xuất hiện trong phần lớn các đợt khảo sát nhưng mật độ không cao (30- 1.666,67tb/l) (Biểu đồ 4.6). Độc tố của tảo Alexandrium là một trong những độc tố được quan tâm hàng đầu trên thế giới, ở một số quốc gia đã sử dụng biện pháp như đóng cửa ngư trường hoặc khuyến cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng khi có sự nở hoa của tảo Alexandrium hoặc phát hiện ra mức độ độc tố tích luỹ trong thực phẩm hải sản vượt quá mức cho phép có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người, như ở Úc đã ra chỉ thị, nếu mật độ tế bào tảo Alexandrium catanella lớn hơn 4x104 tb/l sẽ đóng cửa ngư trường. Hay ở đảo Balearic- Tây Ban Nha chính phủ đã ra lệnh đóng cửa ngư trường khi mật độ tế bào tảo Alexandrium chỉ đạt 103 tb/l [19,21]. Tuy nhiên mật độ tảo Alexandrium ở đầm Lăng Cô cũng như đầm phá Thừa Thiên Huế không cao, so với nghiên cứu của Trương Thị Hiếu Thảo vào năm 2004 ( đạt 350 -1.356 tb/l) thì mật độ tảo Alexandrium tăng không đáng kể và cho đến nay vẫn chưa có dấu hiệu gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. Tb/lÝt Nghiên cứu sự xuất hiện và phân bố vi tảo, tảo độc hại ở đầm Lăng Cô, tỉnh Thừa Thiên Huế Trạm Nghiên cứu Quản lý Tài nguyên và Môi trường Đầm phá (SLARMES) 26 9471 1080 4260 197.4 570 1270 1666.6666 128156.66 0 465.85 0 380 108 1332 355 0% 20% 40% 60% 80% 100% § 1 § 2 § 3 § 4 § 5 § 6 § 7 § 8 § 9 § 10 § 11 § 12 Nhóm Pseudo-nitzschia spp.(tb/l) Nhóm Alexandrium spp.(tb/l) Nhóm Prorocentrum spp.(tb/l) Protoperidinium crassipes Nhóm Dinophysis spp.(tb/l) Nhóm Anabaena spp.(tb/l) Biểu đồ 4.6. Phần trăm mật độ của các nhóm tảo độc hại % mËt ®é Nghiên cứu sự xuất hiện và phân bố vi tảo, tảo độc hại ở đầm Lăng Cô, tỉnh Thừa Thiên Huế Trạm Nghiên cứu Quản lý Tài nguyên và Môi trường Đầm phá (SLARMES) 27 4.4.3.3. Biến động mật độ tảo độc hại So sánh với kết quả của nhóm nghiên cứu Đa dạng Sinh học (ĐDSH) ĐHKH Huế (năm 1998-2003), nhận thấy tảo phù du gây hại ở đầm Lăng Cô những năm gần đây có chiều hướng gia tăng cùng với sự thay đổi của môi trường đầm phá. Năm 2000 tảo gây hại xuất hiện nhiều nhất với 22 loài, năm 2004-2005 số loài gây hại tuy có giảm nhẹ (21 loài) nhưng tảo có độc tố lại tăng lên 2 loài so với năm 2003 (10 loài). Tuy nhiên theo nghiên cứu của Đoàn Như Hải và cộng sự (2003) ở đầm Lăng Cô có 17 loài có khả năng độc hại thuộc các chi Alexandrium (8 loài), Dinophysis (5 loài), Prorocentrum (3 loài) và tảo Pseudonitzschia spp., trong đó chỉ có tảo Pseudonitzschia gây mật độ cao ở khu vực phía Tây-Nam đầm đạt 8.160tb/l, 3 nhóm còn lại xuất hiện với mật độ thấp hoặc không bắt gặp trong mẫu định lượng. Qua các đợt khảo sát của đề tài từ tháng 5/2004 - tháng 8/2005 cho thấy, thành phần tảo độc hại ở đầm có biến đổi so với trước, ngoài 4 nhóm tảo xuất hiện vào năm 2003 bắt gặp thêm 2 nhóm khác là Anabaena circinalis và Protoperidinium crassipes, mật độ tảo độc hại cũng có sự biến động lớn, nhóm chiếm ưu thế là Prorocentrum (380 - 128.156,66 tb/l) tiếp đến mới là Pseudonitzschia (108 - 1.270 tb/l). Bên cạnh đó nhóm Alexandrium cũng xuất hiện với mật độ tương đối chỉ sau 2 nhóm trên với 30- 1.666,67tb/l. Biến động mật độ 3 nhóm chính Prorocentrum, Pseudonitzschia và Alexandrium: Mật độ tảo Pseudonitzschia tập trung cao ở phía Bắc và Tây-Nam đầm đạt trên 4.103tb/l, trong khi vùng cửa đầm rất thấp và ao nuôi tôm thì không gặp trong mẫu định lượng. Tảo Pseudonitzschia có biến động mật độ lớn giữa các đợt khảo sát, mật độ đỉnh cao rơi vào tháng 12/2004 (đợt 7) đạt 39.296 tb/l, các tháng mùa khô có 52.3714 3 8202.39 2 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000 9000 MK MM tb /l Pseudo-nitzschia spp.(tb/l) 0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 35000 40000 45000 Đ 1 Đ 2 Đ 3 Đ 4 Đ 5 Đ 6 Đ 7 Đ 8 Đ 9 Đ 10 Đ 11 Đ 12 tb /l Pseudo-nitzschia spp.(tb/l) 0 5615 6807 4904 169 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000 HCL1 HCL2 HCL3 HCL4 HCL5 tb /l Nhóm Pseudo-nitzschia spp. a b c Biểu đồ 1(a,b,c): Biến động mật độ tảo Pseudonitzschia Nghiên cứu sự xuất hiện và phân bố vi tảo, tảo độc hại ở đầm Lăng Cô, tỉnh Thừa Thiên Huế Trạm Nghiên cứu Quản lý Tài nguyên và Môi trường Đầm phá (SLARMES) 28 mật độ rất thấp. Trung bình mùa khô mật độ Pseudonitzschia chỉ đạt 52,37tb/l trong khi vào mùa mưa mật độ trung bình lên tới 8.202,39tb/l. Sự chênh lệch mật độ của tảo Pseudonitzschia vào 2 mùa mưa và khô cũng đã được rút ra ở nghiên cứu của Lương Quang Đốc (2000): tháng 7/1998 (mùa khô) cao nhất ở Tây Bắc đầm với 4.300 tb/l, tháng 9/1998 (đầu mùa mưa) cũng ở khu vực này mật độ đạt tới 7.000 tb/L. Trong nghiên cứu mới đây của Đoàn Như Hải và cộng sự (2003), mật độ tảo Pseudonitzschia vào mùa mưa đạt trên 8.103tb/l ở khu vực phía Tây-Nam đầm, trong khi mùa khô lại có mật độ không đáng kể. Như vậy phân bố mật độ tảo Pseudonitzschia cao vào mùa mưa và tập trung ở khu vực phía Bắc, Tây-Nam đầm, phân bố này có chiều hướng ổn định trong các năm gần đây. Mật độ tảo Alexandrium ở đầm Lăng Cô qua 12 đợt khảo sát không cao, thường thấp hơn 103tb/l, riêng vào tháng 12/2004 (đợt 7) có mật độ đạt trên 1.600tb/l, các đợt còn lại có mật độ tương đối thấp. Mật độ Alexandrium không cao vào mùa khô nhưng xuất hiện đều, mật độ cao vào các tháng 5/2005(đợt 11), tháng 8/2005 (đợt 12) và tháng 7/2004 (đợt 3), mật độ trung bình đạt 240tb/l. Vào mùa mưa mật độ tảo có sự chênh lệch lớn giữa các tháng, đỉnh cao rơi vào tháng 12/2004 (đợt 7), mật độ trung bình đạt 365tb/l. Theo nghiên cứu của nhóm ĐDSH Huế (1998-2003) thì mật độ tảo Alexandrium thời điểm cao nhất đạt 650 tb/l (tháng 5/2003). Kết quả của Đoàn Như Hải và cộng sự (2003) thì nhóm Alexandrium xuất hiện tại đầm tới 8 loài nhưng không phát hiện trong mẫu định lượng. Đồng thời theo nghiên cứu của Trương Thị Hiếu Thảo (2004) thì mật độ của tảo Alexandrium cao vào mùa khô (tháng 6), thường tập trung ở vùng giữa tới Tây Bắc của đầm, tương ứng từ 350-1.356 tb/l. Như vậy, mật độ Alexandrium xuất hiện trong thời gian này có tăng hơn so với các nghiên cứu trước, mật độ trung bình mùa mưa cao hơn mùa khô nhưng không chênh lệch lớn, đỉnh cao rơi vào giữa mùa mưa tháng 12/2004 khác với nghiên cứu của Trương Thị Hiếu Thảo (2004) là rơi vào tháng 6 mùa khô, mật độ tập trung cao ở phía Bắc và Tây-Nam đầm và thấp ở cửa đầm. 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800 Đ 1 Đ 2 Đ 3 Đ 4 Đ 5 Đ 6 Đ 7 Đ 8 Đ 9 Đ 10 Đ 11 Đ 12 tb /l Alexandrium spp.(tb/l) 365 240 0 50 100 150 200 250 300 350 400 MK MM tb /l Alexandrium spp.(tb/l) 0 200 400 600 800 HCL1 HCL2 HCL3 HCL4 HCL5 tb /l Alexandrium spp. a b c Biểu đồ 2 (a,b,c): Biến động mật độ tảo Alexandrium Nghiên cứu sự xuất hiện và phân bố vi tảo, tảo độc hại ở đầm Lăng Cô, tỉnh Thừa Thiên Huế Trạm Nghiên cứu Quản lý Tài nguyên và Môi trường Đầm phá (SLARMES) 29 Tảo Prorocentrum thường gây mật độ cao trong đầm tuy nhiên có sự chênh lệch lớn giữa mùa khô và mùa mưa, mật độ trung bình mùa mưa đạt 25.733tb/l trong khi mùa khô mật độ trung bình 2.360tb/l. Mật độ tập trung cao ở khu vực ao nuôi tôm, đạt trên 55.103tb/l do sự phát triển mạnh trên diện rộng của loài Prorocentrum minimum đạt tới 128.156,66tb/l vào tháng 12/2004. Như vậy, mật độ 3 nhóm tảo độc chính ở đầm Lăng Cô đều cao vào mùa mưa và thấp hơn vào mùa khô, đều có mật độ cao vào tháng 12/2004 (đợt 7 khi môi trường nước có nhiệt độ và độ muối thấp nhất (22,50C và 27,4%o), hàm lượng nitrat cao 1,68mg/l, và đều tập trung cao ở phía Bắc và Tây-Nam đầm và rất thấp ở cửa đầm. Sự phát triển của các nhóm tảo độc hại đặc biệt là tảo Prorocentrum, Pseudonitzschia và Alexandrium ở các khu vực trong đầm (ngoại trừ cửa đầm có mật độ rất thấp) có khả năng sản sinh các độc tố gây ngộ độc dạng CFP, ASP và DSP rất nguy hiểm, đáng chú ý là khu vực ao nuôi tôm có mật độ tảo Prorocentrum thường xuyên cao, điều này có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con người thông qua các loài thuỷ hải sản được nuôi trồng ở đây. Các nhóm tảo độc khác tuy không gây mật độ cao nhưng cũng cần giám sát thường xuyên. Ngoài ra các tảo có khả năng gây hại do mật độ quá cao dẫn đến nghẽn mang các động vật ăn lọc và thiếu oxy cho các sinh vật khác cũng nên được chú ý, như Ceratium strictum, C. furca, Chaetoceros spp.... thường xuất hiện với mật độ cao ở đầm. Sự tương quan với các yếu tố môi trường: 0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 140000 Đ 1 Đ 2 Đ 3 Đ 4 Đ 5 Đ 6 Đ 7 Đ 8 Đ 9 Đ 10 Đ 11 Đ 12 tb /l Prorocentrum spp.(tb/l) 2360 25733 0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 MK MM tb /l Prorocentrum spp.(tb/l) 55147 0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 HCL1 HCL2 HCL3 HCL4 HCL5 tb /l Prorocentrum spp. a c b Biểu đồ 3(a,b,c): Biến động mật độ tảo Prorocentrum Nghiên cứu sự xuất hiện và phân bố vi tảo, tảo độc hại ở đầm Lăng Cô, tỉnh Thừa Thiên Huế Trạm Nghiên cứu Quản lý Tài nguyên và Môi trường Đầm phá (SLARMES) 30 Biểu đồ 4(a,b). Mật độ các nhóm tảo độc hại trong các đợt khảo sát Hầu hết các nhóm tảo độc hại đều có mật độ thấp <103tb/l, riêng 3 nhóm Prorocentrum, Pseudonitzschia và Alexandrium có mật độ đạt trên 103tb/l và đây là các nhóm tảo độc hại xuất hiện thường xuyên và chiếm phần lớn tổng mật độ tảo độc hại trong các đợt khảo sát. Xét sự tương quan giữa mật độ của 3 nhóm này với các yếu tố môi trường, nhận thấy mật độ tảo độc hại chủ yếu thể hiện sự tương quan chặt chẽ với nhiệt độ và hàm lượng nitrat vào các mùa: + Mùa mưa: * Mật độ tảo Prorocentrum có sự tương quan chặt chẽ với nhiệt độ và nitrat [mật độ tăng khi nhiệt độ giảm (r = -0,74), nitrat tăng(r = 0,77) và ngược lại] * Mật độ tảo Pseudonitzschia thể hiện sự tương quan chặt chẽ với nhiệt độ và nitrat [mật độ tăng khi nhiệt độ giảm (r = -0,73) và nitrat tăng (r = 0,76)]. * Mật độ tảo Alexandrium có sự tương quan chặt chẽ với hàm lượng nitrat (r= 0,74). + Mùa khô: * Mật độ tảo Prorocentrum có sự tương quan khá chặt chẽ với hàm lượng oxy hoà tan, nitrat, photphat và silicat [mật độ tăng khi oxy hoà tan (r = 0,62), nitrat (r = 0,41) tăng và photphat (r = -0,5), silicat (r = -0,44) giảm]. * Mật độ tảo Alexandrium có sự tương quan khá chặt chẽ với pH và muối nitrat [tăng khi pH (r = -0,75) và nitrat (r = -0,6) giảm]. 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800 tb/l Đ 1 Đ 2 Đ 3 Đ 4 Đ 5 Đ 6 Đ 7 Đ 8 Đ 9 Đ 10 Đ 11 Đ 12 Nhóm Alexandrium spp. Protoperidinium crassipes Nhóm Dinophysis spp. Anabaena circinalis 0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 140000 tb/l Đ 1 Đ 2 Đ 3 Đ 4 Đ 5 Đ 6 Đ 7 Đ 8 Đ 9 Đ 10 Đ 11 Đ 12 Nhóm Pseudo-nitzschia spp.(tb/l) Nhóm Prorocentrum spp.(tb/l) a b Nghiên cứu sự xuất hiện và phân bố vi tảo, tảo độc hại ở đầm Lăng Cô, tỉnh Thừa Thiên Huế Trạm Nghiên cứu Quản lý Tài nguyên và Môi trường Đầm phá (SLARMES) 31 V. KẾT LUẬN 1. Xác định được 264 loài và dưới loài vi tảo ở đầm Lăng Cô tỉnh Thừa Thiên Huế, tảo Silic Bacillariophyceae 142 loài và dưới loài chiếm 53%, tảo Giáp Dinophyceae 96 loài và dưới loài chiếm 36%, tảo Lam Cyanophyceae 13 loài chiếm 5%, tảo Lục Chlorophyceae 7 loài và dưới loài chiếm 3%, tảo Mắt Cyanophyceae 4 loài chiếm 2%, tảo Vàng Chromophyta 2 loài chiếm 1%. 2. Thành phần vi tảo tập trung cao nhất ở cửa Lăng Cô với số loài trung bình là 50,3 loài, và thấp hơn hẳn ở khu vực ao nuôi tôm với trung bình 14,6 loài. 3. Số loài vi tảo xuất hiện ở đầm vào mùa khô (đợt 1-3, đợt 10-12) cao hơn vào mùa mưa, đỉnh cao là vào giữa mùa khô ở đợt 1, đợt 11 và đợt 12 đạt 102 - 109 loài. Số loài vi tảo giảm xuống vào cuối và đầu mùa khô với 72 -76 loài (đợt 2, 3, 9), ổn định vào mùa mưa với 76 - 90 loài. 4. Phát hiện 12 loài có khả năng sản sinh độc tố xuất hiện trong đầm Lăng Cô: Alexandrium minutum, Alexandrium fraterculus, Prorocentrum lima, Pro. mexicanum, Pro. cordatum, Dinophysis acuta, Diniphysis caudata, D. norvegica, D. rotundata, Protoperidinium crassipes, Pseudonitzschia spp., Anabaena circinalis. 5. Mật độ trung bình các nhóm tảo độc hại tại 4 trạm HCL1, HCL2, HCL3, HCL4 đạt trên 103 tb/l, cao nhất ở khu vực trong ao nuôi tôm (9.357,54 tb/l, riêng trạm HCL5 có mật độ rất thấp xấp xỉ 50tb/l. Nhóm Pseudo-nitzschia spp. quyết định mật độ vi tảo độc hại tại các trạm HCL1, HCL2, HCL3, HCL5, tại trạm HCL4 nhóm Prorocentrum spp. thường xuyên gây mật độ cao (55.147,85 tb/l). 6. Mật độ tảo độc ở đầm Lăng Cô biến động mạnh vào mùa mưa từ 357,4tb/l - 170.114,9tb/l và ít biến động hơn vào mùa khô, từ 228tb/l - 9.540 tb/l. Đợt 7 (06/12/2004) tổng mật độ tảo độc hại ở các trạm khảo sát lên tới trên 105tb/l do các nhóm Pseudonitzschia spp., Alexandrium spp., Dinophysis spp. và đặc biệt là nhóm Prorocentrum spp. tăng đột biến với sự phát triển mạnh trên diện rộng của loài Prorocentrum minimum đạt 128.156,66tb/l. Nghiên cứu sự xuất hiện và phân bố vi tảo, tảo độc hại ở đầm Lăng Cô, tỉnh Thừa Thiên Huế Trạm Nghiên cứu Quản lý Tài nguyên và Môi trường Đầm phá (SLARMES) 32 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt 1. Trương Ngọc An (1993), Phân loại tảo Silic phù du biển Việt Nam, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 2. Võ Văn Dũng (2001), Góp phần nghiên cứu phân loại họ Peridiniaceae ở phá Tam Giang - Cầu Hai tỉnh Thừa Thiên Huế, Luận văn tốt nghiệp Đại học, Trường Đại học Khoa học Huế. 3. Lương Quang Đốc (1997), Góp phần nghiên cứu thành phần loài tảo phù du gây hại ở đầm Lăng Cô tỉnh Thừa Thiên Huế, Luận văn tốt nghiệp Đại học, Trường Đại học Khoa học Huế. 4. Đại Học Khoa Học Huế, Sở Khoa Học Công Nghệ, Sở Thuỷ sản & Đại Học Lille 1 Ceremher (2003), Atlas des Lagunes de la Province de Thua Thien Hue - Hiểu biết để phát triển bền vững. 5. Tôn Thất Pháp, Đường Văn Hiếu, Lương Quang Đốc, (2000), "Phân loại chi Alexandrium Halim ở vùng ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế", Tạp chí Sinh Học. Tập 22-số 3b. Tr. 20-25. 6. Lê Xuân Tài (2002), Đặc điểm địa hoá trầm tích và môi trường nước của hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai tỉnh Thừa Thiên Huế, Luận án Tiến sĩ Địa chất. Hà Nội. 7. Trung tâm thông tin KHKT & KTTS- Bộ Thuỷ Sản (số 1, 2001), Thông tin thương mại Thuỷ sản. 8. Trương Thị Hiếu Thảo, (2004), “Nghiên cứu đặc điểm hình thái và phân bố của chi tảo giáp Alexandrium Halim ở đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế”, Luận văn Thạc sĩ khoa học, Trường Đại học Khoa học Huế. Tài liệu tiếng nước ngoài 9. Abé T. H. (1927), Notes on the Protozoan Fauna of Mutsu Bay: Peridiniales, Science reports Tokyo Imperial University, Section A. 10. Abé T. H. (1936b), Notes on the Protozoan Fauna of Mutsu Bay, Genus Peridinium: Subgenus Archaeperidinium, Science reports Tokyo Imperial University, Section A. 11. Abé T. H. (1981), Studies on the family Peridinea an unfinished monograph of the armoured Dinoflagellates, Publications of the Seto Marine Biological Laboratory; Special publication series Volume VI. 12. Allen W. E. & E. E. Cupp, (1933), "Plankton Diatoms of the Java Sea", Ann. Jard. Bot. Buitenz. 13. Anderson, (1996), Design and Implementation of some Harmful Algal Monitoring Systems, IOC, UNESCO. 14. Balech E., (1989), "Redescription of Alexandrium minutum Halim (Dinophyceae) type species of the genus Alexandrium", Phycologia, pp. 206- 211. 15. Balech E., (1995), The genus Alexandrium Halim (Dinoflagellate), Sherkin Island Marine Station, Sherkin Island, Co. Cork, Ireland, 149p. 16. Carmelo R. Tomas (1997), Identifying marine phytoplankton, Academic Press. 17. Desikachary T.V. (1988), Marine Diatoms of the Indian Ocean Region, Atlas of Diatoms, Fascicle V. First edition, Madras Science Foundation, Madras, Plates 401-621. 18. Dodge J. D. (1982), Marine Dinoflagellates of the British Isles, London: Her Majesty’s Stationery Office. Nghiên cứu sự xuất hiện và phân bố vi tảo, tảo độc hại ở đầm Lăng Cô, tỉnh Thừa Thiên Huế Trạm Nghiên cứu Quản lý Tài nguyên và Môi trường Đầm phá (SLARMES) 33 19. Fukuyo Y., (1990), Red tide Organisms in Japan- An Illustrated Taxonomic Guide, Published by Uchida, Rokakuho, Co. Ltd. Tokyo. Japan. pp. 20. Jim F., Lou C. & P. Jarvis, (1998), Practical statistics for field biology, Wiley. 21. G.M. Hallegraeff, D.M. Anderson & A.D. Cembella (2003), Manual on Harmful marine microalgae, UNESCO. 22. Hashimoto Y. (1979), Marine Toxins and Other Bioactive Marine Metabolites. Japan Scientific Societies Press, Tokyo. 23. Hendey N.I. (1964), An Introductory Account of the smaller Algae of British Coastal Waters, Fishery Investigation, Series IV, Part V: Bacillariaceae (Diatoms), London, Her Majesty’s Stationery Office. 24. Lam Nguyen-Ngoc, (2002), Biology and Taxonomy of Dinoflagellates in Vietnamese Coastal Waters, Ph. D thesis, Department of phycology, Botanical Insitute University of Copenhagen. 25. Lebour M. V. (1925), The Dinoflagellates of Northern Sea, Marine Biologycal Association of the United Kingdom. 26. Patrick R. & C. W. Reimer (1966), "The Diatoms of the United States, exclusive of Alaska and Hawaii, Vol. 1, Fragilariaceae, Eunotiaceae, Achnanthaceae, Naviculaceae", Monographic Series of Academy of Natural Sciences of Philadelphia, No. 13, Produced by the Livingston Publishing Company. 27. Patrick R. & C. W. Reimer (1975), "The Diatoms of the United States, exclusive of Alaska and Hawaii. Vol. 2. Part 1. Entomoneidaceae, Cymbellaceae, Gomphonemaceae, Epithemiaceae", Monographic Series of Academy of Natural Sciences of Philadelphia, No. 13, Produced by Sutter House Lititz, Pennsylvania. 28. Steidinger K.A. & Tangen K., (1997), "Dinoflagellates", Identifying Marine Phytoplankton, Tomas C. R (ed). Academic Press, Harcourt Brace & Company. 29. Shirota A. (1966), The plankton of South Vietnam: Fresh water and Marine Plankton, Overseas Technical Cooperation Agency, Japan. 30. Steidinger & Tangen (1997), Identifying Marine Phytoplankton, Printed in the United States of America. 31. Taylor F. .J. R. (1925), The Biology of Dinoflagellates, Blackwell scientific publications oxford London Edinburgh. Nghiên cứu sự xuất hiện và phân bố vi tảo, tảo độc hại ở đầm Lăng Cô, tỉnh Thừa Thiên Huế Trạm Nghiên cứu Quản lý Tài nguyên và Môi trường Đầm phá (SLARMES) 34 PHỤ LỤC ẢNH HIỂN VI MỐT SỐ TẢO ĐỘC - HẠI Ở ĐẦM LĂNG CÔ Hình 5: Dinophysis rotundata Hình 6: Dinophysis caudata Hình 1: Alexandrium minutum Hình 3: Alexandrium affine Hình 2: A. fraterculus Hình 4: A. pseudogonyaulax Nghiên cứu sự xuất hiện và phân bố vi tảo, tảo độc hại ở đầm Lăng Cô, tỉnh Thừa Thiên Huế Trạm Nghiên cứu Quản lý Tài nguyên và Môi trường Đầm phá (SLARMES) 35 Hình 9: Prorocentrum mexicanum Hình 8: Prorocentrum cordatum Hình 7: Prorocentrum micans Hình 10: Prorocentrum foraminosum Hình 11: Prorocentrum lima Hình 12: Protoperidinium crassipes Nghiên cứu sự xuất hiện và phân bố vi tảo, tảo độc hại ở đầm Lăng Cô, tỉnh Thừa Thiên Huế Trạm Nghiên cứu Quản lý Tài nguyên và Môi trường Đầm phá (SLARMES) 36 Hình 13: Pseudo-nitzschia sp. Hình 14: Anabaena circinalis ĐẠI HỌC HUẾ- TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC KHOA SINH HỌC TRẠM NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẦM PHÁ (SLARMES) 77 Nguyễn Huệ - Huế - ĐT: 054.821710 - Email: slarmes@dng.vnn.vn BẢNG PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH VI TẢO Ở ĐẦM LĂNG CÔ Ký hiệu mẫu: HCL1 Ngày thu: 31 tháng 5 năm 2004 (Đợt 1) STT Tên loài STT Tên loài 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Ngành Heterokontophyta Lớp Baccilariophyceae Chaetoceros affinis Chaetoceros diversus Chaetoceros sp. Chaetoceros subtilis Guinardia striata Thalassionema nitzschioides Thalassionems fraunenfeldii Ngành Chromophyta Lớp Dictyochaphyceae Dictyocha fibula Ngành Dinophyta Goniodoma polyedricum Gonyaulax scripsae Gonyaulax spinifera Gonyaulax verior Lingulodinium polyedrum Prorocentrum mexicnum Prorocentrum micans Protoperidinium crassipes Protoperidinium divergens Protoperidinium excentricum Protoperidinium sp. Protoperidinium spinulosum Huế, ngày 10 tháng 6 năm 2004 Người thẩm định Người phân tích PGS.TS. Tôn Thất Pháp Võ Văn Dũng ĐẠI HỌC HUẾ- TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC KHOA SINH HỌC TRẠM NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẦM PHÁ (SLARMES) 77 Nguyễn Huệ - Huế - ĐT: 054.821710 - Email: slarmes@dng.vnn.vn BẢNG PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH VI TẢO Ở ĐẦM LĂNG CÔ Ký hiệu mẫu: HCL2 Ngày thu: 31 tháng 5 năm 2004 (Đợt 1) STT Tên loài STT Tên loài 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 Ngành Cyanophyta Trichodesmium erythraenum Ngành Heterokontophyta Lớp Baccilariophyceae Bacteriastrum sp. Chaetoceros didymus var. protectus Chaetoceros diversus Chaetoceros lorenzianus Climacodinium frauenfeldiceum Coscinodiscus bipartitus Guinardia flaccida Guinardia striata Rhizosolenia styliformis var. longispina Thalassionema nitzschioides Thalassionems fraunfeldii Ngành Dinophyta Ceratium furca Ceratium fusus Diplopsalis lenticula Ensiculifera mexicana Gonyaulax scipsae Gonyaulax verior Prorocentrum micans Protoperidinium roseum Scrippsiella trochoidea Huế, ngày 10 tháng 6 năm 2004 Người thẩm định Người phân tích PGS.TS. Tôn Thất Pháp Trương Thị Hiếu Thảo ĐẠI HỌC HUẾ- TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC KHOA SINH HỌC TRẠM NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẦM PHÁ (SLARMES) 77 Nguyễn Huệ - Huế - ĐT: 054.821710 - Email: slarmes@dng.vnn.vn BẢNG PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH VI TẢO Ở ĐẦM LĂNG CÔ Ký hiệu mẫu: HCL3 Ngày thu: 31 tháng 5 năm 2004 (Đợt 1) STT Tên loài STT Tên loài 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 Ngành Cyanophyta Trichodesmium erythraenum Ngành Heterokontophyta Lớp Baccilariophycea Bacteriastrum varians Chaetoceros diversus Climacodinium frauenfeldiceum Guinardia striata Odontella mobiliensis Paralia sulcata Pleurosigma affine Pleurosigma sp. Proboscia alata Pseudosolenia calca-avis Thalassionema frauenfeldii Thalassionema nitzschioides Thalassiosira sp. Ngành Chromophyta Lớp Dictyochaphyceae Hemersimum adricatum Ngành Dinophyta Ceratium furca Ceratrium strictum Diplopelta asymmetrica Diplopelta sp. Diplopsalis lenticula Gonyaulax spinifera Lingulodinium polyedrum Metadinophysis sinensis Prorocentrum micans 25 26 27 28 29 Protoperidinium crassipes Protoperidinium divergens Protoperidinium ovum Protoperidinium roseum Protoperidinium sp. Huế, ngày 12 tháng 6 năm 2004 Người thẩm định Người phân tích PGS.TS. Tôn Thất Pháp Võ Văn Dũng ĐẠI HỌC HUẾ- TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC KHOA SINH HỌC TRẠM NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẦM PHÁ (SLARMES) 77 Nguyễn Huệ - Huế - ĐT: 054.821710 - Email: slarmes@dng.vnn.vn BẢNG PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH VI TẢO Ở ĐẦM LĂNG CÔ Ký hiệu mẫu: HCL4 Ngày thu: 31 tháng 5 năm 2004 (Đợt 1) STT Tên loài STT Tên loài 1 2 3 4 5 6 7 8 Ngành Cyanophyta Oscillatoria sp. Lynbya sp. Ngành Heterokontophyta Lớp Baccilariophyceae Surirella robusta Gyrosigma balticum Ngành Dinophyta Peridinium inconspicuum Prorocentrum lima Protoperidinium excentricum Ngành Euglenophyta Euglena sp. Huế, ngày 12 tháng 6 năm 2004 Người thẩm định Người phân tích PGS.TS. Tôn Thất Pháp Trương Thị Hiếu Thảo ĐẠI HỌC HUẾ- TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC KHOA SINH HỌC TRẠM NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẦM PHÁ (SLARMES) 77 Nguyễn Huệ - Huế - ĐT: 054.821710 - Email: slarmes@dng.vnn.vn BẢNG PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH VI TẢO Ở ĐẦM LĂNG CÔ Ký hiệu mẫu: HCL5 Ngày thu: 31 tháng 5 năm 2004 (Đợt 1) STT Tên loài STT Tên loài 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 Ngành Cyanophyta Trichodesmium erythraenum Ngành Heterokontophyta Lớp Baccilariophycea Asteromphalus heptactis Bacteriastrum furcatum Bacteriastrum varians Bateriastrum paxillifera Chaetoceros didymus Chaetoceros diversus Chaetoceros laevis Chaetoceros lorenzianus Chaetoceros pseudocurvisetus Chaetoceros robusta Chaetoceros tortissimum Claimacodinium biconcavum Coscinodiscus bipartitus Coscinodiscus bulliens Dactysolenia flaccida Dactysolenia phuketensis Ditylum brightwellii Eucampia cornuta Eucampia zudiacus Guinardia striata Hemiaulus haukii Hemiaulus sinensis Hemiaulus sp. Lauderia anulata Leptocylindrus danicus Odontella mobiliensis Odontella sinensis Pleurosigma affine Proboscia alata Pseudonitzschia pugens Pseudosolenia calca-avis 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 Rhizosolenia bergonii Rhizosolenis hyalina Thalassionema frauenfeldii Thalassionema nitzschioides Ngành Chromophyta Hemersimum adricatum Ngành Dinophyta Alexandrium sp. Amphisolenia bidentataBalechina coerulea Blepharocysta okamurai Brachydinium capitatum Ceratium boechmii Ceratium furca Ceratium fusus Ceratium horidum Ceratium pentagonum Dinophysis caudata Dinophysis norvegica Dinophysis rotundata Diplopelta sp. Diplopsalis lenticula Diplopsalis orbicularis Ensiculifera mexicana Gonyaulax sp. Gymnodinium sanguineum Ornithocercus thumii Podolampas palmipes Protoperidinium crassipes Protoperidinium globifera Protoperidinium ovum Protoperidinium quarnerense Protoperidinium sp. Protoperidinium thulensen Protoperidinium yonadei Protoperidnium divergens Huế, ngày 14 tháng 6 năm 2004 Người thẩm định Người phân tích PGS.TS. Tôn Thất Pháp Võ Văn Dũng ĐẠI HỌC HUẾ- TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC KHOA SINH HỌC TRẠM NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẦM PHÁ (SLARMES) 77 Nguyễn Huệ - Huế - ĐT: 054.821710 - Email: slarmes@dng.vnn.vn BẢNG PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH VI TẢO Ở ĐẦM LĂNG CÔ Ký hiệu mẫu: HCL1 Ngày thu: 24 tháng 6 năm 2004 (Đợt 2) STT Tên loài STT Tên loài 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Ngành Heterokontophyta Lớp Bacillariophyceae Chaetoceros cf. paradoxa Ngành Dinophyta Alexandrium sp. Ceratium fusus Ceratium strictum Fragilidium mexicanum Gonyaulax spinifera Lingulodinium polyedrum Prorocentrum micans Protoperidinium sp. Huế, ngày 30 tháng 6 năm 2004 Người thẩm định Người phân tích PGS.TS. Tôn Thất Pháp Trương Thị Hiếu Thảo ĐẠI HỌC HUẾ- TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC KHOA SINH HỌC TRẠM NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẦM PHÁ (SLARMES) 77 Nguyễn Huệ - Huế - ĐT: 054.821710 - Email: slarmes@dng.vnn.vn BẢNG PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH VI TẢO Ở ĐẦM LĂNG CÔ Ký hiệu mẫu: HCL2 Ngày thu: 24 tháng 6 năm 2004 (Đợt 2) STT Tên loài STT Tên loài 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 Ngành Cyanophyta Oscillatoria sp. Pseudanabaena sp. Spirulina sp. Ngành Heterokontophyta Lớp Bacillariophyceae Chaetoceros cf. paradoxa Chaetoceros diversus Nitzschia sp. Pseudonitzschia cf. pseudelitissima Thalassionema frauenfeldii Thalassionema nitzschioides Ngành Dinophyta Alexandrium minutum Ceratium strictum Goniodoma polyedricum Gonyaulax digitaris Gonyaulax polygramma Gonyaulax spinifera Gonyaulax spinifera Gymnodinium sanguineum Kryptoperidinium sp. Prorocentrum micans Protoperidinium conicum Protoperidinium crassipes Protoperidinium divergens Protoperidinium minutum Protoperidinium pallidum Protoperidinium sphaerium Protoperidinium sp. Huế, ngày 30 tháng 6 năm 2004 Người thẩm định Người phân tích PGS.TS. Tôn Thất Pháp Võ Văn Dũng ĐẠI HỌC HUẾ- TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC KHOA SINH HỌC TRẠM NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẦM PHÁ (SLARMES) 77 Nguyễn Huệ - Huế - ĐT: 054.821710 - Email: slarmes@dng.vnn.vn BẢNG PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH VI TẢO Ở ĐẦM LĂNG CÔ Ký hiệu mẫu: HCL3 Ngày thu: 24 tháng 6 năm 2004 (Đợt 2) STT Tên loài STT Tên loài 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Ngành Heterokontophyta Lớp Bacillariophyceae Chaetoceros cf. paradoxa Bacteriastrum varians Ngành Dinophyta Alexandrium minutum Ceratium fusus Ceratium strictum Fragillidium mexicanum Gonyaulax spinifera Gymnodinium sanguineum Kryptoperidinium sp. Prorocentrum micans Protoperidinium conicum Protoperidinium divergens Protoperidinium spinulosum Protoperidinium subinerme Scripsiella trochoidea Huế, ngày 2 tháng 7 năm 2004 Người thẩm định Người phân tích PGS.TS. Tôn Thất Pháp Trương Thị Hiếu Thảo ĐẠI HỌC HUẾ- TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC KHOA SINH HỌC TRẠM NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẦM PHÁ (SLARMES) 77 Nguyễn Huệ - Huế - ĐT: 054.821710 - Email: slarmes@dng.vnn.vn BẢNG PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH VI TẢO Ở ĐẦM LĂNG CÔ Ký hiệu mẫu: HCL4 Ngày thu: 24 tháng 6 năm 2004 (Đợt 2) STT Tên loài STT Tên loài 1 2 3 4 5 Ngành Cyanophyta Lynbya cf. majuscula Ngành Heterokontophyta Lớp Bacillariophyceae Gyrosigma balticum Pleurosigma sp. Ngành Dinophyta Ceratium strictum Prorocentrum sp. Huế, ngày 2 tháng 7 năm 2004 Người thẩm định Người phân tích PGS.TS. Tôn Thất Pháp Võ Văn Dũng ĐẠI HỌC HUẾ- TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC KHOA SINH HỌC TRẠM NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẦM PHÁ (SLARMES) 77 Nguyễn Huệ - Huế - ĐT: 054.821710 - Email: slarmes@dng.vnn.vn BẢNG PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH VI TẢO Ở ĐẦM LĂNG CÔ Ký hiệu mẫu: HCL5 Ngày thu: 24 tháng 6 năm 2004 (Đợt 2) STT Tên loài STT Tên loài 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 Ngành Cyanophyta Trichodesmium erythraenum Ngành Heterokontophyta Lớp Bacillariophyceae Asteromphalus cleveanus Bacillaria paxillifera Bacteriastrum varians Chaetoceros cleavis Chaetoceros diversus Chaetoceros lorenzianus Claimocodinium biconcavum Ditylum brightwellii Guinardia striata Hemiaulus indicus Hemiaulus membranaceus Lauderia anulata Nitzschia lorenziana Pleurosigma affine Proboscia alata Pseudonitzschia pseudelitissima Pseudonitzschia pugens Pseudosolenia calca-avis Rhizoslenia bergonii Rhizosolenia hyalina Rhizosolenia imbricata Rhizosolenia robusta Thalassionema frauenfeldii Thalassionema nitzschioides Coscinodiscus sp. Ngành Dinophyta Ceratium furca Ceratium fusus 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 Ceratium strictum Ceratium trichoceros Ceratium tripos Diplopelta asymmetrica Diplopsalis lenticula Diplopsalis sp. Fragillidinium mexicanum Gonyaulax spinifera Prorocentrum micans Protoperidinium divergens Protoperidinium multistriatum Protoperidinium ovum Protoperidinium pallidum Protoperidinium yonedai Pyrophacus horologium Scrippsiella trochoidea Huế, ngày 4 tháng 7 năm 2004 Người thẩm định Người phân tích PGS.TS. Tôn Thất Pháp Võ Văn Dũng ĐẠI HỌC HUẾ- TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC KHOA SINH HỌC TRẠM NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẦM PHÁ (SLARMES) 77 Nguyễn Huệ - Huế - ĐT: 054.821710 - Email: slarmes@dng.vnn.vn BẢNG PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH VI TẢO Ở ĐẦM LĂNG CÔ Ký hiệu mẫu: HCL1 Ngày thu: 29 tháng 7 năm 2004 (Đợt 3) STT Tên loài STT Tên loài 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 Ngành Cyanophyta Trichodesmium erythraenum Ngành Heterokontophyta Lớp Bacillariophyceae Cyclotella striata Melosira granulata Melosira sp. Ngành Dinophyta Protoperidinium crassipes Alexandrium sp. Ceratium furca Ceratium fusus Dinophysis caudata Diplopsalis lenticula Fragillidium mexicanum Gonyaulax spinifera Gonyaulax verior Gonyodoma polyedricum Lingulodinium polyedrum Metadinophysis sinensis Peridinium quinquecorne Prorocentrum micans Protoperidinium divergens Protoperidinium roseum Protoperidinium sp. Pyraphacus steinii Pyrophacus horologium Scrippsiella trochoidea Huế, ngày 6 tháng 8 năm 2004 Người thẩm định Người phân tích PGS.TS. Tôn Thất Pháp Võ Văn Dũng ĐẠI HỌC HUẾ- TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC KHOA SINH HỌC TRẠM NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẦM PHÁ (SLARMES) 77 Nguyễn Huệ - Huế - ĐT: 054.821710 - Email: slarmes@dng.vnn.vn BẢNG PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH VI TẢO Ở ĐẦM LĂNG CÔ Ký hiệu mẫu: HCL2 Ngày thu: 29 tháng 7 năm 2004 (Đợt 3) STT Tên loài STT Tên loài 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 Ngành Cyanophyta Anabaena circinalis Oscillatoria sp. Ngành Dinophyta Alexandrium minutum Ceratium boechmii Ceratium furca Fragilidium mexicanum Gonyaulax scripsae Gonyaulax sp. Gonyaulax spinifera Gymnodinium sanguineum Kryptoperidinium sp. Lingulodinium polyedrum Prorocentrum micans Protoperidinium pallidum Protoperidinium pentagonum Protoperidinium sp. Protoperidinium steinii Scrippsiella trochoidea Huế, ngày 6 tháng 8 năm 2004 Người thẩm định Người phân tích PGS.TS. Tôn Thất Pháp Trương Thị Hiếu Thảo ĐẠI HỌC HUẾ- TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC KHOA SINH HỌC TRẠM NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẦM PHÁ (SLARMES) 77 Nguyễn Huệ - Huế - ĐT: 054.821710 - Email: slarmes@dng.vnn.vn BẢNG PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH VI TẢO Ở ĐẦM LĂNG CÔ Ký hiệu mẫu: HCL3 Ngày thu: 29 tháng 7 năm 2004 (Đợt 3) STT Tên loài STT Tên loài 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 Ngành Cyanophyta Oscillatoria sp. Ngành Heterokontophyta Lớp Bacillariophyceae Chaetoceros lorenzianus Cyclotella striata Melosira granulata Ngành Dinophyta Balechine coerulea Ceratium furca Ceratium fusus Dinophysis caudata Diplopsalis lenticula Fragilidium mexicanum Goniodoma polyedricum Gonyaulax polygramma Gonyaulax scripsae Gonyaulax spinifera Gonyaulax verior Lingulodinium polyedrum Metadinophysis sinensis Peridinium quinquecorne Prorocentrum micans Protoperidinium crassipes Protoperidinium divergens Protoperidinium oblongum Protoperidinium roseum Protoperidinium steinii Pyrophacus horologium Pyrophacus steinii Scrippsiella trochoidea Huế, ngày 8 tháng 8 năm 2004 Người thẩm định Người phân tích PGS.TS. Tôn Thất Pháp Võ Văn Dũng ĐẠI HỌC HUẾ- TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC KHOA SINH HỌC TRẠM NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẦM PHÁ (SLARMES) 77 Nguyễn Huệ - Huế - ĐT: 054.821710 - Email: slarmes@dng.vnn.vn BẢNG PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH VI TẢO Ở ĐẦM LĂNG CÔ Ký hiệu mẫu: HCL4 Ngày thu: 29 tháng 7 năm 2004 (Đợt 3) STT Tên loài STT Tên loài 1 2 3 Ngành Cyanophyta Lynbya cf. majuscula Ngành Heterokontophyta Lớp Baccilariophycea Navicula sp. Ngành Dinophyta Prorocentrum sp. Huế, ngày 8 tháng 8 năm 2004 Người thẩm định Người phân tích PGS.TS. Tôn Thất Pháp Trương Thị Hiếu Thảo ĐẠI HỌC HUẾ- TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC KHOA SINH HỌC TRẠM NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẦM PHÁ (SLARMES) 77 Nguyễn Huệ - Huế - ĐT: 054.821710 - Email: slarmes@dng.vnn.vn BẢNG PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH VI TẢO Ở ĐẦM LĂNG CÔ Ký hiệu mẫu: HCL5 Ngày thu: 29 tháng 7 năm 2004 (Đợt 3) STT Tên loài STT Tên loài 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 Ngành Cyanophyta Trichodesmium erythraenum Merismopedia glauca Ngành Heterokontophyta Lớp Baccilariophycea Asteromphalus heptactis Bacillaria paxillifera Bacteriastrum comosum Bnitzschia longisigma Chaetoceros affinis var. circinalis Chaetoceros denticulatus Chaetoceros diversus Coscinodiscus bipartitus Coscinodiscus bulliens Coscinodiscus sp. Diploneis bombus Hemiaulus membrance Nitzschia lorenziana Odontella mobiliensis Odontella sinensis Pleurosigma affine Pleurosigma angulatum Pleurosigma lorenziana Proboscia alata Pseudonitzschia pugens Pseudosolenia calca-avis Thalassionema frauenfeldii Thalassionema nitzschioides 26 27 28 29 30 31 32 33 34 Ngành Dinophyta Alexandrium sp. Ceratium furca Ceratium fusus Ceratium strictum Diplopsalis sp. Goniodoma polyedricum Protoperidinium divergens Protoperidinium oblongum Protoperidinium sp. Huế, ngày 9 tháng 8 năm 2004 Người thẩm định Người phân tích PGS.TS. Tôn Thất Pháp Võ Văn Dũng ĐẠI HỌC HUẾ- TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC KHOA SINH HỌC TRẠM NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẦM PHÁ (SLARMES) 77 Nguyễn Huệ - Huế - ĐT: 054.821710 - Email: slarmes@dng.vnn.vn BẢNG PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH VI TẢO Ở ĐẦM LĂNG CÔ Ký hiệu mẫu: HCL1 Ngày thu: 01 tháng 09 năm 2004 (Đợt 4) STT Tên loài STT Tên loài 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 Ngành Heterokontophyta Lớp Bacillariophyceae Pseudonitzschia sp. Ngành Dinophyta Alexandrium sp. Ceratium furca Ceratium fusus Ceratium strictum Diplopsalis lenticula Ensiculifera mexicana Fragilidium mexicanum Goniodoma polyedricum Gonyaulax spinifera Gonyaulax verior Gymnodinium sanguineum Gymnodinium sp. Gyrodinium spirale Lingulodinium polyedrum Prorocentrum micans Protoperidinium conicum Protoperidinium crassipes Protoperidinium pallidum Protoperidinium sp. Protoperidinium steinii Pyrophacus steinii Scrippsiella trochoidea Huế, ngày 20 tháng 9 năm 2004 Người thẩm định Người phân tích PGS.TS. Tôn Thất Pháp Võ Văn Dũng ĐẠI HỌC HUẾ- TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC KHOA SINH HỌC TRẠM NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẦM PHÁ (SLARMES) 77 Nguyễn Huệ - Huế - ĐT: 054.821710 - Email: slarmes@dng.vnn.vn BẢNG PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH VI TẢO Ở ĐẦM LĂNG CÔ Ký hiệu mẫu: HCL2 Ngày thu: 01 tháng 09 năm 2004 (Đợt 4) STT Tên loài STT Tên loài 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 Ngành Heterokontophyta Lớp Bacillariophyceae Asteromphalus cleveanus Bacteriastrum elongatum Chaetoceros affinis var. circinalis Chaetoceros lorenzianus Navicula sp. Nitzschia longissima Nitzschia sp. Pleurosigma sp. Pleurosigma sp. Pseudonitzschia pseudelitissima Thalassionema nitzschioides Ngành Dinophyta Ceratium furca Ceratium strictum Goniodoma polyedricum Gonyaulax spinifera Gyrosigma spirale Peridinium inconspicuum Protoperidinium oblongum Scrippsiella trochoidea Huế, ngày 20 tháng 9 năm 2004 Người thẩm định Người phân tích PGS.TS. Tôn Thất Pháp Trương Thị Hiếu Thảo ĐẠI HỌC HUẾ- TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC KHOA SINH HỌC TRẠM NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẦM PHÁ (SLARMES) 77 Nguyễn Huệ - Huế - ĐT: 054.821710 - Email: slarmes@dng.vnn.vn BẢNG PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH VI TẢO Ở ĐẦM LĂNG CÔ Ký hiệu mẫu: HCL3 Ngày thu: 01 tháng 09 năm 2004 (Đợt 4) STT Tên loài STT Tên loài 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 Ngành Heterokontophyta Lớp Bacillariophyceae Pseudonitzschia pseudodeelitissima Chaetoceros sp. Nitzschia longissima Diatoms khac Ngành Dinophyta Alexandrium minutum Alexandrium pseudogonyaulax Boreadinium sp. Ceratium furca Ceratium fusus Ceratium strictum Diplopsalis sp. Fragilidium mexicanum Goniodoma polyedricum Gonyaulax verior Gymnodinium sanguineum Gymnodinium sp. Lingulodinium polyedum Prorocentrum micans Protoperidinium roseum Protoperidinium sp. Scrippsiella trochoidea Huế, ngày 21 tháng 9 năm 2004 Người thẩm định Người phân tích PGS.TS. Tôn Thất Pháp Võ Văn Dũng ĐẠI HỌC HUẾ- TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC KHOA SINH HỌC TRẠM NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẦM PHÁ (SLARMES) 77 Nguyễn Huệ - Huế - ĐT: 054.821710 - Email: slarmes@dng.vnn.vn BẢNG PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH VI TẢO Ở ĐẦM LĂNG CÔ Ký hiệu mẫu: HCL4 Ngày thu: 01 tháng 09 năm 2004 (Đợt 4) STT Tên loài STT Tên loài 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 Ngành Cyanophyta Lynbya cf. majuscula Oscillatoria cf. princeps Oscillatoria sp. Ngành Heterokontophyta Lớp Baccilariophycea Amphiprora alata Eunotia sp. Ngành Dinophyta Ceratium furca Ceratium fusus Ceratium srtictum Fragilidium mexicanum Gonyaulax spinifera Gonyaulax verior Protoperidinium crassipes Protoperidinium sp. Pyrophacus steinii Huế, ngày 21 tháng 9 năm 2004 Người thẩm định Người phân tích PGS.TS. Tôn Thất Pháp Trương Thị Hiếu Thảo ĐẠI HỌC HUẾ- TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC KHOA SINH HỌC TRẠM NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẦM PHÁ (SLARMES) 77 Nguyễn Huệ - Huế - ĐT: 054.821710 - Email: slarmes@dng.vnn.vn BẢNG PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH VI TẢO Ở ĐẦM LĂNG CÔ Ký hiệu mẫu: HCL5 Ngày thu: 01 tháng 09 năm 2004 (Đợt 4) STT Tên loài STT Tên loài 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 Ngành Heterokontophyta Lớp Baccilariophycea Amphiprora alata Amphora laevis Asteromphalus cleveanus Asteronellopsis glacialis Bacteriastrum commosum Chaetoceros aequatorialis Chaetoceros diversus Chaetoceros dydimus Chaetoceros lorenzianus Chaetoceros peruvianus Chaetoceros sp. Coscinodiscus bulliens Cycltella striata Cylindrotheca closterium Dactylisolen blanyanus Guinardia striata Nitzschia longissima Odontella mobiliensis Paralia sulcata Pleurosigma aestuarii Pleurosigma angulatum Pseudonitzschia sp. Pseudosolenia calca-avis Rhizosolenis hyalina Surirella sp. Thalassionema fruaenfeldii Thalassionema nitzschioides Ngành Dinophyta Alexandrium sp. Ceratium furca 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 Ceratium fusus Ceratium massiliens Ceratium strictum Ceratium trichoceros Ceratocorys horrida Diplopelta asymmetrica Ensiculifera mexicana Fragilidium mexicanum Goniodoma polyedricum Gonyaulax spinifera Gonyaulax verior Peridinium quinquecorne Prorocentrum micans Prorocentrum sigmoides Protoperidinium crassipes Protoperidinium granii Protoperidinium sp. Protoperidinium subinerme Scrippsiella trochoidea Huế, ngày 22 tháng 9 năm 2004 Người thẩm định Người phân tích PGS.TS. Tôn Thất Pháp Võ Văn Dũng ĐẠI HỌC HUẾ- TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC KHOA SINH HỌC TRẠM NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẦM PHÁ (SLARMES) 77 Nguyễn Huệ - Huế - ĐT: 054.821710 - Email: slarmes@dng.vnn.vn BẢNG PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH VI TẢO Ở ĐẦM LĂNG CÔ Ký hiệu mẫu: HCL1 Ngày thu: 08 tháng 10 năm 2004 (Đợt 5) STT Tên loài STT Tên loài 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 Ngành Cyanophyta Lynbya sp. Ngành Heterokontophyta Lớp Bacillariophyceae Asteromphalus cleveanus Chaetoceros diversus Chaetoceros lorenzianus Chaetoceros peruvianus Coscinodiscus centralis Cyclotella comta Guinardia striata Leptocylindrus danicus Proboscia alata Pseudonitzschia pseudodelitissima Thalassionema nitzschioides Ngành Dinophyta Balechina coerulea Ceratium furca Ceratium fusus Dinophysis caudata Dinophysis rotundata Diplopelta assymmetrica Diplopelta sp. Gonyaulax spinifera Gonyaulax verior Gymnodidnium sanguineum Lingulodinium polyedra Prorocentrum micans Prorocentrum sigmoides Protoperidinium crassipes 27 28 29 30 31 32 33 34 35 Protoperidinium curvipes Protoperidinium oblongum Protoperidinium oceanicum Protoperidinium pallidum Protoperidinium spinulosum Protoperidinium yonedai Scripsiella trochoidea Ngành Euglenophyta Euglena sp. Ngành Chromophyta Hermersimum adriaticum Huế, ngày 25 tháng 10 năm 2004 Người thẩm định Người phân tích PGS.TS. Tôn Thất Pháp Võ Văn Dũng ĐẠI HỌC HUẾ- TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC KHOA SINH HỌC TRẠM NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẦM PHÁ (SLARMES) 77 Nguyễn Huệ - Huế - ĐT: 054.821710 - Email: slarmes@dng.vnn.vn BẢNG PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH VI TẢO Ở ĐẦM LĂNG CÔ Ký hiệu mẫu: HCL2 Ngày thu: 08 tháng 10 năm 2004 (Đợt 5) STT Tên loài STT Tên loài 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 Ngành Heterokontophyta Lớp Bacillariophyceae Asterophalus cleveanus Chaetoceros abnormis Chaetoceros curvisetus Chaetoceros didymus Chaetoceros diversus Chaetoceros mulleri Chaetoceros peruvianus Chaetoceros sp. Coscinodiscus centralis Coscinodiscus jonescianus Coscinodiscus sp. Cyclotella striata Guinardia striata Leptocylindrus danicus Melosira nummoloides Navicula sp. Nitzschia longissima Nitzschia lorenziana Pseudonitzschia delitissima Pseudonitzschia pseudodelitissima Skeletonema costatum Ngành Dinophyta Lớp Dinophyceae Balechina coerulea Ceratium furca Ceratium fusus Dinophysis caudata Dinophysis rotundata Diplopelta sp. Gonyaulax polyedrum 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 Gonyaulax spinifera Lingulodinium polyedrum Peridinium quinquecorne Prorocentrum micans Prorocentrum sigmoides Protoperidinium crassipes Protoperidinium roseum Protoperidinium sp. Protoperidinium spinulosum Pyrophacus steinii Scrippsiella spinifera Scrippsiella trochoidea Ngành Chromophyta Hermersimum adriaticum Huế, ngày 25 tháng 10 năm 2004 Người thẩm định Người phân tích PGS.TS. Tôn Thất Pháp Trương Thị Hiếu Thảo ĐẠI HỌC HUẾ- TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC KHOA SINH HỌC TRẠM NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẦM PHÁ (SLARMES) 77 Nguyễn Huệ - Huế - ĐT: 054.821710 - Email: slarmes@dng.vnn.vn BẢNG PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH VI TẢO Ở ĐẦM LĂNG CÔ Ký hiệu mẫu: HCL3 Ngày thu: 08 tháng 10 năm 2004 (Đợt 5) STT Tên loài STT Tên loài Ngành Heterokontophyta Lớp Bacillariophyceae Asteromphalus cleveanus Chaetoceros diversus Chaetoceros lorenzianus Chaetoceros muelleri Chaetoceros sp. Guinardia striata Leptocylindrus danicus Nitzschia longissima Pseudonitzschia pseudodelitissima Pseudonitzschia pugens Skeletonema costatum Thalassionema fraunfeldii Thalassionema nitzschioides Ngành Dinophyta Lớp Dinophyceae Ceratium furca Ceratium fusus Lingulodinium polyedrum Prorocentrum micans Protoperidinium crassipes Protoperidinium oblongum Protoperidinium pallidum Protoperidinium spinulosum Pyrophacus steinii Scrippsiella spinifera Scrippsiella trochoidea Ngành Chromophyta Hermersimum adriaticum Huế, ngày 28 tháng 10 năm 2004 Người thẩm định Người phân tích PGS.TS. Tôn Thất Pháp Võ Văn Dũng ĐẠI HỌC HUẾ- TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC KHOA SINH HỌC TRẠM NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẦM PHÁ (SLARMES) 77 Nguyễn Huệ - Huế - ĐT: 054.821710 - Email: slarmes@dng.vnn.vn BẢNG PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH VI TẢO Ở ĐẦM LĂNG CÔ Ký hiệu mẫu: HCL4 Ngày thu: 08 tháng 10 năm 2004 (Đợt 5) STT Tên loài STT Tên loài 1 2 3 Ngành Cyanophyta Lynbya sp. Ngành Heterokontophyta Lớp Baccillariophyceae Gyrosigma balticum Amphiprora alata Huế, ngày 28 tháng 10 năm 2004 Người thẩm định Người phân tích PGS.TS. Tôn Thất Pháp Trương Thị Hiếu Thảo ĐẠI HỌC HUẾ- TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC KHOA SINH HỌC TRẠM NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẦM PHÁ (SLARMES) 77 Nguyễn Huệ - Huế - ĐT: 054.821710 - Email: slarmes@dng.vnn.vn BẢNG PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH VI TẢO Ở ĐẦM LĂNG CÔ Ký hiệu mẫu: HCL5 Ngày thu: 08 tháng 10 năm 2004 (Đợt 5) STT Tên loài STT Tên loài Ngành Heterokontophyta Lớp Bacillariophyceae Amphiprora alata Asteropmphalus cleveanus Bacillaria paxilifera Bacteriastrum hyalinum Chaetoceros abnormis Chaetoceros curvisetus Chaetoceros diversus Chaetoceros lorenzianus Chaetoceros muelleri Chaetoceros peruvianus Chaetoceros sp. Chaetoceros subtilis Cocconeis scuttelum Coscinodiscus radiatus Cyclotella comta Diploneis bombus Eucampia cornuta Nitzschia lorenziana Nitzschia sp. Odontella aurita Probosia alata Pseudonitzschia pseudodelitissima Pseudonitzschia pugens Pseudonitzschia sp. Rhizosolenia styliformis Skeletonema costatum Thalassionema fraunfeldii Thalassionema nitzschioides Thalassiosira sp. Ngành Dinophyta Ceratium furca Ceratium fusus Diplopelta sp. Gonyaulax spinifera Lingulodinium polyedrium Metadinophysis sinensis Prorocentrum micans Protoperidinium crassipes Protoperidinium divergens Protoperidinium roseum Protoperidinum oblongum Protoperidinum sp. Scrippsiella spinifera Scrippsiella trocoidea Ngành Chromophyta Hermersimum adriaticum Huế, ngày 29 tháng 10 năm 2004 Người thẩm định Người phân tích ĐẠI HỌC HUẾ- TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC KHOA SINH HỌC TRẠM NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẦM PHÁ (SLARMES) 77 Nguyễn Huệ - Huế - ĐT: 054.821710 - Email: slarmes@dng.vnn.vn PGS.TS. Tôn Thất Pháp Trương Thị Hiếu Thảo BẢNG PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH VI TẢO Ở ĐẦM LĂNG CÔ Ký hiệu mẫu: HCL1 Ngày thu: 15 tháng 11 năm 2004 (Đợt 6) STT Tên loài STT Tên loài 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 Ngành Cyanophyta Pseudanabeana sp. Ngành Heterokontophyta Lớp Bacillariophyceae Amphiprora alata Bacteriastrum sp. Chaetoceros abnormis Chaetoceros compactus Chaetoceros curvisetus Chaetoocros sp. Cocconeis scutellum Nitzschia sp. Proboscia alata Pseudonitzschia delitissima Pseudonitzschia pugens Rhizosolenia styliformis Thalassionema nitzschioides Ngành Dinophyta Lớp Dinophyceae Balechia coerulea Ceratium fusus Ceratium strictum Dinophysis caudata Diplopsalis lenticula Goniodoma polyedra Gonyaulax verior Lingulodinium polyedrum Prorocentrum micans Prorocentrum sigmoides Protoperidinium crassipes 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 Protoperidinium curvipes Protoperidinium divergens Protoperidinium excentricum Protoperidinium monovelum Protoperidinium oblongum Protoperidinium pallidum Protoperidinium roseum Protoperidinium sp. Protoperidinium spinulosum Protoperidinium subinerme Pyrophacus steinii Scripsiella spinifera Ngành Chromophyta Lớp Dictyophyceae Dictyocha fibula Hemersimum adricatum Huế, ngày 2 tháng 12 năm 2004 Người thẩm định Người phân tích PGS.TS. Tôn Thất Pháp Võ Văn Dũng ĐẠI HỌC HUẾ- TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC KHOA SINH HỌC TRẠM NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẦM PHÁ (SLARMES) 77 Nguyễn Huệ - Huế - ĐT: 054.821710 - Email: slarmes@dng.vnn.vn BẢNG PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH VI TẢO Ở ĐẦM LĂNG CÔ Ký hiệu mẫu: HCL2 Ngày thu: 15 tháng 11 năm 2004 (Đợt 6) STT Tên loài STT Tên loài 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 Ngành Heterokontophyta Lớp Bacillariophyceae Chaetoceros abnormis Pseudonitzschia sp. Bacteriastrum hyalinum Leptocylindrus danicus Rhizosolenia styliformis Chaetoceros pendulus Chaetoceros sp. Nitzschia longissima Pseudonitzschia delitissima Thalassionema nitzschioides Pseudonitzschia pugens Chaetoceros lorenzianus Asteromphalus cleveanus Coconeis scutellum Hemiaulus haukii Bacillaria paxilifera Ngành Dinophyta Protoperidinium roseum Scrippsiella trochoidea Ceratium fusus Ceratium furca Prorocentrum micans Ceratium strictum Prorocentrum sigmoides Protoperidinium excentricum Protoperidinium multueis (sp) Protoperidinium conicum Protoperidinium spinulosum Diplopelta asymmetrica Ngành Chromophyta Hemersimum adricatum Huế, ngày 2 tháng 12 năm 2004 Người thẩm định Người phân tích PGS.TS. Tôn Thất Pháp Trương Thị Hiếu Thảo ĐẠI HỌC HUẾ- TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC KHOA SINH HỌC TRẠM NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẦM PHÁ (SLARMES) 77 Nguyễn Huệ - Huế - ĐT: 054.821710 - Email: slarmes@dng.vnn.vn BẢNG PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH VI TẢO Ở ĐẦM LĂNG CÔ Ký hiệu mẫu: HCL3 Ngày thu: 15 tháng 11 năm 2004 (Đợt 6) STT Tên loài STT Tên loài 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 Ngành Heterokontophyta Lớp Bacillariophyceae Chaetoceros abnormis Chaetoceros lorenzianus Chaetoceros pendulus Pseudonitzschia pungens Rhizosolenia styliformis Guinardia striata Ngành Dinophyta Lớp Dinophyceae Ceratium strictum Prorocentrum sigmoides Lingulodinium polyedrum Pyrophacus steinii Ceratium fusus Protoperidinium crassipes Protoperidinium excentricum Protoperidinium oce

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf61326.pdf
Tài liệu liên quan