Báo cáo Khảo sát, đánh giá thực trạng về chuyển giao công nghệ và đề xuất các giải pháp thúc đẩy trong ngành công nghiệp hóa chất và dầu khí phù hợp với điều kiện Việt Nam

Tài liệu Báo cáo Khảo sát, đánh giá thực trạng về chuyển giao công nghệ và đề xuất các giải pháp thúc đẩy trong ngành công nghiệp hóa chất và dầu khí phù hợp với điều kiện Việt Nam: Bộ công th−ơng trung tâm thông tin khkt hóa chất báo cáo tổng kết đề tài kh&cn cấp bộ khảo sát đánh giá thực trạng về chuyển giao công nghệ và đề xuất các giải pháp thúc đẩy chuyển giao công nghệ trong ngành hoá chất và dầu khí phù hợp với điều kiện việt nam chủ nhiệm đề tài: ts. trần kim tiến 7073 04/01/2009 Hà nội - 2008 Tổng công ty hóa chất việt nam Trung tâm Thông tin KHKT Hóa chất _____________________________________________________ Báo cáo đề tài cấp Bộ năm 2008 Khảo sát, đánh giá thực trạng về chuyển giao công nghệ và đề xuất các giải pháp thúc đẩy trong chuyển giao công nghệ trong ngành công nghiệp hóa chất và dầu khí phù hợp với điều kiện việt nam Cơ quan chủ quản: Bộ Công Th−ơng Cơ quan thực hiện: Trung tâm thông tin KHKT Hóa chất Chủ nhiệm Đề tài: TS. Trần Kim Tiến Hà Nội - 2008 1 Danh sách những ng−ời thực hiện chính Chủ nhiệm Đề tài: TS. Trần Kim Tiến Chức vụ: Giám đốc Trung tâm Thông tin KHKT Hóa chất Những...

pdf106 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1091 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Báo cáo Khảo sát, đánh giá thực trạng về chuyển giao công nghệ và đề xuất các giải pháp thúc đẩy trong ngành công nghiệp hóa chất và dầu khí phù hợp với điều kiện Việt Nam, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bộ công th−ơng trung tâm thông tin khkt hóa chất báo cáo tổng kết đề tài kh&cn cấp bộ khảo sát đánh giá thực trạng về chuyển giao công nghệ và đề xuất các giải pháp thúc đẩy chuyển giao công nghệ trong ngành hoá chất và dầu khí phù hợp với điều kiện việt nam chủ nhiệm đề tài: ts. trần kim tiến 7073 04/01/2009 Hà nội - 2008 Tổng công ty hóa chất việt nam Trung tâm Thông tin KHKT Hóa chất _____________________________________________________ Báo cáo đề tài cấp Bộ năm 2008 Khảo sát, đánh giá thực trạng về chuyển giao công nghệ và đề xuất các giải pháp thúc đẩy trong chuyển giao công nghệ trong ngành công nghiệp hóa chất và dầu khí phù hợp với điều kiện việt nam Cơ quan chủ quản: Bộ Công Th−ơng Cơ quan thực hiện: Trung tâm thông tin KHKT Hóa chất Chủ nhiệm Đề tài: TS. Trần Kim Tiến Hà Nội - 2008 1 Danh sách những ng−ời thực hiện chính Chủ nhiệm Đề tài: TS. Trần Kim Tiến Chức vụ: Giám đốc Trung tâm Thông tin KHKT Hóa chất Những ng−ời cùng tham gia thực hiện: STT Họ và tên Học vị Cơ quan công tác 1 Nguyễn Ngọc Sơn KS Trung tâm Thông tin KHKT HC 2 Đặng Hoàng Anh KS - nt- 3 Vũ Quang Trinh TS Công ty TPC Vina 4 Chử Văn Nguyên TS Ban Kỹ thuật, TCty Hoá chất Việt Nam 5 Hoàng Văn Thứ KS Công ty CMS Thời gian thực hiện Đề tài: 12 tháng (từ 1/2008 đến 12/2008) 2 Mục lục Trang I. Mở đầu 5 II. Tổng Quan 7 II.1. Cơ sở pháp lý và và giới hạn Đề tài 7 II.2. Các văn bản pháp quy của Việt Nam về vấn đề cGCN 7 II.3. Tình hình phát triển của CNHC và CNDK tại Việt Nam 8 II.3.1. Tình hình phát triển của CNHC tại Việt Nam 8 II.3.1.1. Vài nét về lịch sử 8 II.3.1.2. Hiện trạng phát triển CNHC 18 II.3.1.3. Định h−ớng và triển vọng phát triển CNHC 32 II.3.2. Tình hình phát triển của Công nghiệp Dầu khí tại Việt Nam 37 II.3.2.1. Vài nét về lịch sử 37 II.3.2.2. Hiện trạng và triển vọng phát triển CNDK Việt Nam 41 II.3.2.3. Định h−ớng phát triển CNDK Việt Nam 43 III. Nghiên cứu hiện trạng chuyển giao công nghệ trong cNHC và CNdK việt nam 44 III.1. Ph−ơng pháp tiếp cận các nguồn cơ sở dữ liệu 44 III.2. Quá trình phát triển công nghệ sản xuất trong cNHC việt nam 45 III.2.1. Tình hình phát triển công nghệ sản xuất trong CNHC 45 III.2.2. Đánh giá hiện trạng công nghệ một số ngành sản xuất chính trong CNHC 56 III.2.2.1. Nhóm công nghệ sản xuất phân bón 57 III.2.2.2. Nhóm công nghệ sản xuất thuốc BVTV 58 III.2.2.3. Nhóm công nghệ sản xuất các sản phẩm cao su 59 III.2.2.4. Nhóm công nghệ sản xuất hóa chất cơ bản 59 III.2.2.5. Nhóm công nghệ sản xuất các sản phẩm điện hóa 61 III.2.2.6. Nhóm công nghệ sản xuất các sản phẩm giặt rửa 62 III.2.2.7. Nhóm công nghệ sản xuất các sản phẩm hóa dầu 62 3 III.2.2.8. Nhóm công nghệ khai thác quặng nguyên liệu 62 III.2.2.9. Nhóm công nghệ sản xuất sơn, và vật liệu hàn 63 III.2.3. Yêu cầu công nghệ trong CNHC 64 III.3. Quá trình phát triển công nghệ sản xuất trong CNDK 65 III.3.1. Phát triển công nghệ thăm dò và khai thác dầu khí 65 III.3.2. Phát triển công nghệ lọc- hóa dầu 66 III.3.3. Đánh giá hiện trạng phát triển công nghệ một số ngành sản xuất chính trong CNDK 68 III.3.3.1. Công nghệ thăm dò và khai thác dầu khí 68 III.3.3.2. Công nghệ chế biến dầu khí 69 III.4. đặc điểm chuyển giao công nghệ trong cNHC và CNDK ở n−ớc ta 69 III.4.1. Trong CNHC 69 III.4.2. Trong CNDK 73 IV. vấn đề hỗ trợ và thúc đẩy công tác chuyển giao công nghệ trong cNHC và CNdK phù hợp với điều kiện việt nam 75 IV.1. Đối với CNHC 75 IV.2. Đối với CNDK 76 IV.3. Vai trò của Nhà n−ớc trong đẩy mạnh CGCN 76 V. Kết luận và kiến nghị 76 Tài liệu tham khảo 78 Phụ Lục 79 4 I. Mở đầu Là một n−ớc đang phát triển, nhất làphải trải qua một thời gian dài chiến tranh, nên trình độ công nghệ của các ngành sản xuất công nghiệp, trong đó có Công nghiệp Hóa chất (CNHC) và Công nghiệp Dầu khí (CNDK) ở n−ớc ta nhìn chung đều t−ơng đối thấp. CNHC n−ớc ta ra đời đã trên 50 năm, từ một nền công nghệ sản xuất ban đầu hết sức thô sơ, lạc hậu. Sau hòa bình lập lại, miền Bắc phát triển theo định h−ớng lối xã hội chủ nghĩa (XHCN) với sự giúp đỡ của các n−ớc XHCN anh em nên CNHC có điều kiện để phát triển cả về quy mô sản xuất và trình độ công nghệ. Tuy nhiên trong thời gian chiến tranh phá hoại của Mỹ, nhiều cơ sở công nghiệp, trong đó có các cơ sở sản xuất thuộc CNHC lại bị tàn phá nặng nề. CNDK Việt Nam là ngành đ−ợc đặt nền móng và phát triển t−ơng đối muộn hơn. từ khi Đoàn Địa chất 36 thuộc Tổng cục Địa chất đ−ợc thành lập (năm 1961) để thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, thăm dò dầu khí tại Việt Nam. Song ngành này cũng bị đình trên trong thời gian chiến tranh. Chỉ sau khi giải phóng miền Nam và thống nhất đất n−ớc, CNHC và CNDK Việt Nam mới có cơ hội phát triển mạnh. Tuy nhiên sự trì trệ trong t− duy bao cấp và trong cách thực hiện phát triển sản xuất kém hiệu quả vào những năm đầu thập kỷ 80 của Thế kỷ tr−ớc, các ngành sản xuất công nghiệp n−ớc ta, trong đó có CNHC và CNDK, đã trải qua một thời kỳ khó khăn với nhiều thách thức lớn. Chỉ từ năm 1986 trở đi, khi cả n−ớc thực hiện đ−ờng lối đổi mới và phát triển kinh tế theo cơ chế thị tr−ờng theo định h−ớng XHCN, CNHC đã có b−ớc phát triển mới về quy mô và công nghệ sản xuất, từng b−ớc đi vào hội nhập kinh tế quốc tế và đã thu đ−ợc nhiều thành tựu quan trọng. Đối với CNDK, sự thay đổi mạnh mẽ nhất là sau khi có sự đổi mới về tổ chức và quản lý, thành lập Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam) vào năm 1990. Đến nay, CNHC và CNDK n−ớc ta đã những ngành sản xuất công nghiệp lớn, chiếm vị trí quan trọng của nền kinh tế cả n−ớc. Trong đó CNHC sản xuất và cung cấp phân bón và nhiều sản phẩm khác, góp phần phục vụ sản xuất, đảm bảo an ninh l−ơng thực và phục vụ đời sống nhân dân; CNDK thăm dò, khai thác 5 các sản phẩm dầu khí, đồng thời tham gia triển khai các lĩnh vực sản xuất dịch vụ liên quan (cung ứng phân bón, sản xuất năng l−ợng) và có kim ngạnh xuất khẩu lớn nhất trong số các ngành kinh tế n−ớc ta. Tuy nhiên trừ một sốcông trình mới đã hoặc đang đ−ợc đầu t− hiện đại, thì trong nhiều lĩnh vực sản xuất của hai ngành công nghiệp kể trên, hạ tầng cơ sở về công nghệ hiện vẫn còn gặp nhiều khó khăn và vấn đề đầu t− nâng cấp đổi mới công nghệ/ thiết bị trong các ngành sản xuất này vẫn đang là vấn đề rất cấp thiết. Theo TTXVN ngày 27/5/2008, kết quả khảo sát tại 1.200 doanh nghiệp Việt Nam của Tổ chức hợp tác kỹ thuật Cộng hoà liên bang Đức (GTZ) cho thấy chỉ có khoảng 0,1% doanh thu hàng năm của doanh nghiệp đ−ợc dành cho đổi mới công nghệ, thiết bị. Việc nhập khẩu công nghệ hàng năm của các doanh nghiệp Việt Nam cũng chỉ d−ới 10% tổng kim ngạch nhập khẩu cả n−ớc và chỉ bằng 1/4 tỷ lệ nhập khẩu công nghệ của các n−ớc phát triển. Nguyên nhân là do nhận thức về hội nhập của doanh nghiệp ch−a đầy đủ, trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý và ng−ời lao động trong doanh nghiệp còn thấp, thiếu vốn cho đổi mới công nghệ và nội dung về đổi mới công nghệ còn ch−a rõ ràng. Vì hạn chế trong đổi mới công nghệ/thiết bị của doanh nghiệp đã dẫn đến tình trạng thiết bị/công nghệ lạc hậu. Hậu quả là sản phẩm kém đa dạng, tiêu tốn nguyên liệu, gây ô nhiễm môi tr−ờng và ảnh h−ởng đến sức khỏe cộng đồng. Một trong những nguyên nhân hạn chế quá trình đổi mới và phát triển công nghệ là có những bất cập về chuyển giao công nghệ ( CGCN). Để b−ớc đầu có cái nhìn tổng thể về tình hình phát triển và CGCN sản xuất của CNHC và CNDK n−ớc ta, Đề tài cấp Bộ “Khảo sát, đánh giá thực trạng về chuyển giao công nghệ và đề xuất các giải pháp thúc đẩy trong chuyển giao công nghệ trong ngành công nghiệp hóa chất và dầu khí phù hợp với điều kiện Việt Nam” đ−ợc đặt ra với mục tiêu nghiên cứu và đ−a ra một số thông tin liên quan đến vấn đề CGCN sản xuất thuộc các ngành công nghiệp đã nêu, đồng thời có các đề xuất liên quan nhằm thúc đẩy và phát triển CGCN. Đề tài đ−ợc thực hiện theo các ph−ơng pháp sau: - Thu thập cơ sở dữ liệu (CSDL) về tình hình phát triển sản xuất của các doanh nghiệp thuộc CNHC và CNDK ở n−ớc ta. - Thu thập CSDL về tình hình hình áp dụng công nghệ và CGCN trong sản xuất của các doanh nghiệp thuộc CNHC và CNDK ở n−ớc ta. - Thu thập CSDL về các văn bản pháp quy liên quan đến CGCN. - Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy công tác CGCN. 6 II. Tổng Quan II.1. Cơ sở pháp lý và và giới hạn Đề tài Đề tài “Khảo sát, đánh giá thực trạng về chuyển giao công nghệ và đề xuất các giải pháp thúc đẩy trong chuyển giao công nghệ trong ngành công nghiệp hóa chất và dầu khí phù hợp với điều kiện Việt Nam”đ−ợc triển khai thực hiện trên cơ sở: - Quyết định số 1999/QĐ-BCT, ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Bộ tr−ởng Bộ Công Th−ơng về việc giao kế hoạch khoa học và công nghệ năm 2008; - Hợp đồng Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ số 195.08- RD/HĐ-KHCN ngày 03 tháng 3 năm 2008 giữa Bộ Công Th−ơng (bên giao) và Trung tâm Thông tin KHKT Hoá chất (bên nhận). Trong khuôn khổ Đề tài này, chúng tôi chỉ giới hạn việc trình bày các vấn đề liên quan đến CGCN sản xuất một số sản phẩm chính, chủ lực thuộc ngành CNHC và CNDK mà không đề cập đến các vấn đề liên quan đến các biện pháp kinh doanh, mở rộng thị tr−ờng, mở rộng thị phần hoặc các lĩnh vực kinh tế, chính trị liên qua đến 2 ngành công nghiệp đã nêu. II.2. Các văn bản pháp quy của Việt Nam về vấn đề cGCN Từ năm 1998 trở lại đây, Nhà n−ớc và các bộ, ngành liên quan đã ban hành một số văn bản chính thức liên quan đến các vấn đề về CGCN sau đây (xem toàn văn tại phần Phụ lục): 1/ NGHị ĐịNH Của CHíNH PHủ Quy định chi tiết về chuyển giao công nghệ (Số: 45/1998/NĐ-CP) do Chính phủ ban hành ngày 01 tháng 7 năm 1998 2/ THôNG T− LiêN TịCH H−ớng dẫn chế độ thu, quản lý và sử dụng phí thẩm định, lệ phí đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ (Số: 139/1998/TTLT/BTC-BKHCN) do do Bộ Tài chính, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi tr−ờng ban hành ngày 23 tháng 10 năm 1998 3/ THôNG T− H−ớng dẫn thực hiện Nghị định số 45/1998/NĐ-CP ngày 1/7/1998 của Chính phủ quy định chi tiết về chuyển giao công nghệ (Số: 1254/1999/TT-BKHCNMT) do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi tr−ờng ban hành ngày 12 tháng 7 năm 1999 4/ QuyếT ĐịNH Của Bộ TR−ởNG Bộ KHCNMT Về việc ban hành quy chế thẩm định hợp đồng chuyển giao công nghệ (Số: 1693/1999/QĐ- 7 BKHCNMT) do Bộ Bộ Khoa học Công nghệ và Môi tr−ờng ban hành ngày 1 tháng 10 năm 1999 5/ NGHị ĐịNH Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà n−ớc về chuyển giao công nghệ (Số: 16/2000/NĐ-CP) do Chính phủ ban hành ngày 10 tháng 5 năm 2000 6/ LuậT Chuyển giao công nghệ (Số: 80/2006/QH11) do Quốc hội N−ớc Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2006 II.3. Tình hình phát triển của CNHC và CNDK tại Việt Nam II.3.1. Tình hình phát triển của CNHC tại Việt Nam II.3.1.1. Vài nét về lịch sử Sự ra đời và phát triển của CNHC tr−ớc năm 1960 CNHC n−ớc ta đã đ−ợc hình thành từ trong cuộc tr−ờng kỳ kháng chiến chống Pháp với nhiều thành tích trong sản xuất các loại hóa chất, vật liệu phục chiến đấu và sản xuất. Trong thời kỳ này, CNHC hoạt động d−ới dạng các công binh x−ởng, các xí nghiệp sản xuất nhỏ tại các địa ph−ơng hoặc tại an toàn khu (ATK) Việt Bắc và phục vụ nhu cầu kháng chiến với 3 mục tiêu quan trọng (quốc phòng, nông nghiệp và dân sinh). Sản phẩm sản xuất bao gồm thuốc nổ, ngòi nổ và các hóa chất liên quan (axit sunfuric, than cốc, phốt phát nghiền, v.v...) cùng một số mặt hàng tiêu dùng thiết yếu phục vụ bộ đội và nhân dân nh− xà phòng, diêm, thuốc đánh răng, quặng phốt phát nghiền, giấy, mực in, v.v... Ngay sau ngày hòa bình lập lại (năm 1954), CNHC chỉ bao gồm một số ít ỏi các cơ sở rất lạc hậu, trong đó có 6 xí nghiệp quốc doanh sản xuất xi măng và phốt phát nghiền quy mô nhỏ, một số cơ sở t− nhân sản xuất xà phòng, thuốc đánh răng, sơn dầu. Tr−ớc nhu cầu cấp thiết về phân bón cho nông nghiệp, Nhà n−ớc đã quyết định lấy CNHC làm động lực để khôi phục và phát triển nông nghiệp. Trong thời kỳ này, Mỏ apatit Lào Cai đã đ−ợc khôi phục sản xuất và ngay từ năm 1955. Trong giai đoạn cải tạo và phát triển công nghiệp (1958 -1960), CNHC tiếp tục đ−ợc h−ớng vào phục vụ phát triển nông nghiệp. Năm 1959, Nhà máy Supe phốt phát Lâm Thao - con chim đầu đàn của ngành hoá chất thời kỳ đó- đã đ−ợc khởi công xây dựng. Tháng 4/1962, Nhà máy này đã chính thức đi vào hoạt động và có sản phẩm supe phốt phát đơn xuất x−ởng. 8 Ph−ơng h−ớng phát triển của CNHC (bao gồm cả sản xuất vật liệu xây dựng) trong thời kỳ này là: - Sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu phục vụ nông nghiệp. - Phát triển mạnh vật liệu xây dựng đáp ứng nhu cầu xây dựng. - Đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm (ắc qui, hơi kỹ nghệ, gạch chịu lửa, v.v...) phục vụ các ngành kinh tế khác. - Sản xuất một số sản phẩm tiêu dùng đáp ứng nhu cầu dân sinh. Trong giai đoạn này, CNHC là một trong những ngành công nghiệp có tốc độ tăng tr−ởng cao nhất. Về phân bón, từ sản l−ợng 6 nghìn tấn quặng phốt phát năm 1955 thì năm 1960 đã đạt 541,4 nghìn tấn (trong đó apatit là 490 nghìn tấn và phốt phát nghiền là 49,7 nghìn tấn). Về xi măng, từ 8,4 nghìn tấn năm 1955, sản l−ợng năm 1960 đã đạt 407,9 nghìn tấn. Đặc biệt cuối thời kỳ này, CNHC đã bắt đầu đ−a ra thị tr−ờng hai mặt hàng tiêu dùng mới, đó là săm lốp xe đạp, đồ dùng bằng nhựa và thuốc trừ sâu. Đặc điển của CNHC thời kỳ này là bên cạnh vai trò chủ đạo của các cơ sở quốc doanh trung −ơng đ−ợc khôi phục hoặc thành lập mới, thì CNHC tại các địa ph−ơng cũng có một vai trò rất quan trọng trong việc đáp ứng yêu cầu sản xuất các nhu yếu phẩm phục vụ nhân dân (xà phòng, thuốc đánh răng, sơn) và tham gia phục vụ nông nghiệp. Hàng chục tấn thuốc trừ sâu đầu tiên là do công nghiệp địa ph−ơng sản xuất ngay từ năm 1960. Ngoài sản xuất, khu vực nghiên cứu cũng đ−ợc hình thành. Trong ngành có một cơ quan nghiên cứu khoa học công nghệ là Viện Hoá học Công nghiệp đã đ−ợc thành lập năm 1955. Từ năm 1960, một số cơ sở nghiên cứu và sản xuất thuộc CNHC đ−ợc khôi phục hoạt động hoặc thành lập mới, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế 5 năm lần thứ nhất ở miền Bắc. Thời kỳ kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961 - 1965) Trong kỳ kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961 - 1965), CNHC đã có b−ớc phát triển mạnh. Lúc này nhiều nhà máy mới trong ngành đã bắt đầu đ−ợc xây dựng và đi vào sản xuất trên cơ sở công nghệ sản xuất luôn đi kèm với thiết bị do các n−ớc trong phe XHCN anh em viện trợ. Trong kỳ đã hình thành 3 khu CNHC tập trung ở các khu vực : Hà Nội, Phú Thọ (Việt Trì, Lâm Thao) và Hải Phòng và 9 đây chính là cơ sở để phát triển sản xuất tập trung các sản phẩm của ngành CNHC sau này. Tại các khu công nghiệp trên, hàng loạt nhà máy lớn của CNHC đã đ−ợc đầu t− xây dựng nh− : Nhà máy Hoá chất Việt Trì (Phú Thọ, năm 1961), Phân đạm Hà Bắc (Bắc Giang, năm 1960), ắc quy Tam Bạc (Hải Phòng, năm 1960 ), Pin Văn Điển ( Hà Nội, năm 1960), Phân lân nung chảy Văn Điển (Hà Nội, năm 1963), Xà phòng Hà Nội (Hà Nội, năm 1960), Cao su Sao Vàng (Hà Nội, năm 1960 ), v.v... Nhờ có các nhà máy phân bón mới xây dựng, kể từ năm 1962 lần đầu tiên n−ớc ta đã sản xuất đ−ợc phân lân chế biến và đạt sản l−ợng hàng trăm nghìn tấn vào năm 1964. Sản l−ợng apatit nguyên khai cũng tăng nhanh chóng lên đến mức cao nhất vào năm 1964 (đạt 864 nghìn tấn), trong đó có hàng nghìn tấn đ−ợc nghiền làm phân bón trực tiếp. Ngành hóa chất cơ bản cũng bắt đầu hình thành với các sản phẩm nh− axit sunfuric, xút - clo và các sản phẩm dẫn xuất liên quan. Từ đây, CNHC cũng bắt đầu sản xuất thuốc trừ sâu 666, chất dẻo PVC từ axêtylen quy mô nhỏ. Ngành sản xuất nguồn điện hóa (pin điện, ắc quy), chất giặt rửa và một số ngành hàng khác cũng bắt đầu phát triển, đáp ứng các sản phẩm cho quốc phòng, các ngành kinh tế và nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Ngành công nghiệp cao su bắt đầu sản xuất đ−ợc lốp ôtô với sản l−ợng ban đầu là 22,5 nghìn bộ (năm 1964), 29 nghìn bộ (năm 1965), ch−a kể một số l−ợng lớn lốp đắp, phục vụ kịp thời cho chiến đấu và sản xuất. Trong lĩnh vực vật liệu xây dựng, sản l−ợng xi măng cũng tăng đáng kể. Kết quả về đầu t− xây dựng của CNHC thời kỳ này đối với một đất n−ớc vừa thoát khỏi những năm dài chiến tranh là rất to lớn và CNHC đã góp phần làm cho phát triển kinh tế chung cả n−ớc đạt đ−ợc “đỉnh cao muôn tr−ợng” (thơ Tố Hữu) vào năm 1961. Nh−ng kế hoạch sản xuất 5 năm chỉ đ−ợc thực hiện không đầy 4 năm trong hoà bình. Năm 1964 miền Bắc phải đ−ơng đầu với cuộc chiến tranh phá hoại của không quân Mỹ. Mặc dù phần lớn các cơ sở CNHC ở miền Bắc n−ớc ta đều bị đánh phá và phải chuyển h−ớng cho phù hợp với hoàn cảnh chiến tranh, nh−ng các thành quả thu đ−ợc vẫn đáng kể: CNHC vẫn có tốc độ tăng tr−ởng cao hơn cả ngành Điện lực và Cơ khí. Trong thời kỳ này, CNHC chiếm 9,5% giá trị tổng sản l−ợng toàn ngành Công nghiệp. Kết thúc kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, mặc dù chịu nhiều tổn thất do chiến tranh phá hoại của Mỹ, nh−ng CNHC và vật liệu xây dựng vẫn tiếp tục phát triển với cơ cấu ngành có nhiều thay đổi. Lĩnh vực sản xuất và số ngành hàng tăng 10 nhanh. Trong kỳ, trong CNHC đã hình thành một số ngành hàng chuyên biệt nh− “hóa chất vô cơ cơ bản”, “phân bón”, và “nguồn điện hoá”, v.v... Thời kỳ 10 năm chống chiến tranh phá hoại của không quân Mỹ (1965 - 1975) Trong thời kỳ này, miền Bắc n−ớc ta phải trải qua hai lần bị bom Mỹ đánh phá nặng nề. Đây cũng là thời kỳ CNHC có một b−ớc biến chuyển mới : Ngày 19 tháng 8 năm 1969 Nhà n−ớc đã quyết định thành lập Tổng cục Hóa chất trực thuộc Hội đồng Bộ tr−ởng (nay là Chính phủ), đồng thời đây cũng là thời kỳ mà các cơ sở CNHC miền Bắc phải vừa chiến đấu vừa sản xuất. Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn do hai cuộc chiến tranh phá hoại gây ra, nh−ng nhìn chung CNHC vẫn bảo đảm có tốc độ tăng tr−ởng. Giá trị tổng sản l−ợng năm 1975 tăng gấp 1,65 lần so với năm 1965. Trong kỳ, trừ Nhà máy Que hàn điện Việt Đức tại Th−ờng Tín (Hà Tây tr−ớc đây) đ−ợc xây dựng mới vào năm 1967, Nhà máy Sơn tổng hợp Hà Nội vào năm 1971 và Nhà máy Phân đạm Hà Bắc (đạt công suất 100 nghìn tấn urê/năm) đ−ợc khôi phục hoạt động vào các năm 1973-1977, v.v..., CNHC hầu nh− không có thêm cơ sở đầu t− mới nào. Lúc này cán bộ công nhân viên (CBCNV) trong ngành chủ yếu tập trung sửa chữa, hoặc di dời (sơ tán) các cơ sở sản xuất để đảm bảo duy trì sản xuất phục vụ chiến đấu và đời sống nhân dân. Sản phẩm quan trọng nhất trong thời kỳ này là các loại phân lân chế biến. Ngoài sản xuất, khu vực nghiên cứu thiết kế phục vụ CNHC cũng đ−ợc hình thành, trong đó có Viện Thiết kế Hoá chất đ−ợc thành lập năm 1967. Đánh giá lại b−ớc phát triển của CNHC trong 20 năm xây dựng và phát triển (từ hòa bình lập lại đến năm 1975), có thể thấy CNHC đã có b−ớc phát triển rất to lớn, đã hình thành và định hình cơ cấu các ngành sản xuất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Đó là các ngành: - Công nghiệp sản xuất phân bón; - Công nghiệp sản xuất thuốc trừ dịch hại và các hoá chất phục vụ nông nghiệp; - Công nghiệp mỏ phục vụ ngành hoá chất; - Công nghiệp cao su; - Công nghiệp hoá chất cơ bản; - Công nghiệp pin - ắcquy; - Công nghiệp xà phòng và chất giặt rửa; v.v... 11 Trong kỳ, CNHC còn bao trùm cả lĩnh vực vật liệu gồm các phân ngành nh−: silicat (chủ yếu là sản xuất xi măng), vật liệu chịu lửa, các mặt hàng gốm sứ, thuỷ tinh, v.v... Đặc điểm của CNHC thời kỳ này là các cơ sở quốc doanh (thuộc sở hữu Nhà n−ớc) đóng vai trò trụ cột, bảo đảm gần 70% giá trị tổng sản l−ợng toàn ngành. Việc sản xuất phân lân chế biến, các hóa chất vô cơ cơ bản, nhất là các hoá chất và sản phẩm phục vụ quốc phòng, v.v... hoàn toàn do các cơ sở quốc doanh thuộc Tổng cục Hóa chất đảm nhiệm theo kế hoạch và đáp ứng các yêu cầu cụ thể. Thời kỳ kế hoạch 5 năm 1976 – 1980 Đất n−ớc thống nhất và giải phóng miền Nam. Trong thời kỳ này CNHC đã tiếp quản hàng loạt xí nghiệp thuộc CNHC ở miền Nam, trong đó chủ yếu là xí nghiệp nhỏ. CNHC là ngành có tỷ trọng đầu t− cao nhất trong các ngành công nghiệp miền Nam khi đó và tập trung vào các sản phẩm tiêu dùng nh−: sản xuất phân bón (phốtphorit nghiền, phân trộn), sản xuất hóa chất (axit sunfuric, phèn nhôm), sản xuất sản phẩm cao su (săm lốp xe đạp và xe máy), sản xuất nguồn điện (pin, ắc quy), sản xuất các chất giặt rửa và mỹ phẩm (thuốc đánh răng, xà phòng, bột giặt và mỹ phẩm), sản xuất vật liệu (sơn, que hàn, oxy...) và gia công hàng nhựa (chất dẻo), v.v... Trong đó, nhiều nhóm ngành hàng có mức phát triển với trình độ công nghệ khá, t−ơng đ−ơng sự phát triển cùng kỳ của khu vực (nhất là nhóm gia công hàng chất dẻo), nh−ng lĩnh vực sản xuất phân bón lại có công nghệ lạc hậu và phát triển chậm. Trong thời kỳ này trong CNHC, một mặt Nhà n−ớc ta thực hiện cải tạo công th−ơng nghiệp miền Nam, sáp nhập nhiều cơ sở sản xuất nhỏ thành các công ty sở hữu Nhà n−ớc lớn hơn, mặt khác thành lập nhiều công ty mới thuộc những phân ngành thuộc quyền quản lý của Tổng cục Hóa chất.Tại miền Bắc, nhiều nhà máy hoá chất cũng đ−ợc cải tạo, mở rộng hoặc xây dựng mới. Đặc biệt, để thực hiện mục tiêu 1,3 triệu tấn phân hóa học theo kế hoạch 5 năm, trong kỳ Tổng cục Hóa chất đã nhanh chóng xây dựng nhiều cơ sở nghiền apatit để dùng trực tiếp làm phân bón. Kết quả là từ năm 1976 đến 1980, số xí nghiệp do Tổng cục Hóa chất quản lý đã tăng từ 71 lên 111. Cuối giai đoạn này, Liên Xô cũng viện trợ xây dựng Nhà máy Tuyển quặng apatit tại Tằng Loỏng (Lào Cai) để thu hồi tinh quặng apatit từ quặng apatit loại 3. Ngoài ra, Nhà máy Phân lân Ninh Bình đ−ợc đầu t− xây dựng và đi vào sản xuất (năm 1977). Tuy nhiên, do tình hình thế giới và khu vực phức tạp, bên cạnh việc Mỹ và một số n−ớc ph−ơng Tây thi hành chính sách cấm vận đối với n−ớc ta, còn xảy ra chiến tranh biên giới phía Bắc. 12 Từ năm 1978, sản l−ợng toàn ngành CNHC giảm sút nhanh, nhiều công trình đầu t− không thực hiện đ−ợc hoặc phải dở dang, trong đó có Nhà máy Tuyển Apatit Tằng Loỏng. CNHC nằm trong bối cảnh chung của đất n−ớc, cộng thêm sự giảm sút về nguyên liệu nhập khẩu, nên chúng ta đã gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy, trong năm 1980 chỉ số phát triển của CNHC đã giảm, chỉ còn bằng 94% so với năm 1976. Thời kỳ kế hoạch 5 năm 1981 - 1985 CNHC là một trong số những ngành công nghiệp có tốc độ tăng tr−ởng t−ơng đối cao trong kỳ kế hoạch này. Giá trị tổng sản l−ợng năm 1985 gấp 1,8 lần năm 1980. CNHC cũng là một trong những ngành chiếm tỷ trọng cao nhất trong toàn ngành công nghiệp, tới 10,6% vào năm 1985. Trong kỳ kế hoạch này, Nhà máy Supe phốt phát Lâm Thao tiếp tục đ−ợc mở rộng, đ−a công suất lên 300 nghìn tấn/năm, nên sản l−ợng phân lân chế biến năm 1985 đã tăng gấp 1,5 lần so với năm 1980. Sản l−ợng và số mặt hàng của nhiều sản phẩm khác (thuốc trừ sâu, hóa chất vô cơ cơ bản, săm lốp xe đạp, pin, bột giặt, v.v...) đều tăng mạnh. Tuy nhiên, sản l−ợng các sản phẩm phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu nh− lốp ô tô, v.v...lại giảm. Thời kỳ kế hoạch 5 năm 1986 – 1990 Bắt đầu từ kỳ kế hoạch này, cả n−ớc b−ớc vào thực hiện đổi mới nền kinh tế theo Nghị Quyết BCH Trung −ơng khóa VI (năm 1986). Nhờ có những đổi mới trong chính sách và cơ chế của Nhà n−ớc và do các cơ sở hạ tầng sản xuất (phân bón, sản phẩm cao su, hóa chất, chất giặt rửa, tuyển quặng apatit, v.v…) đ−ợc đầu t− chiều sâu hoặc đầu t− mới, nên nhìn chung sản xuất của CNHC có tốc độ tăng tr−ởng cao, thực sự đã có b−ớc chuyển biến về chất. Trong 3 năm đầu, tốc độ tăng tr−ởng bình quân hàng năm đạt khoảng 6%, kể cả các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thuộc các ngành hàng nh− xà phòng, thuốc đánh răng, săm lốp xe đạp... cũng có mức phát triển khá. Song vì có nhiều ngành sản xuất phụ thuộc mạnh vào nguyên liệu nhập khẩu nên CNHC trong kỳ chịu tác động mạnh của cơ chế hai giá và các chính sách khác từ khi chuyển sang cơ chế thị tr−ờng. Sản l−ợng của một số ngành hàng trong CNHC đã bị ảnh h−ởng. Tuy nhiên khu vực quốc doanh, chủ yếu là các doanh nghiệp thuộc Tổng cục Hóa chất, đã nhanh chóng v−ợt qua nhiều thử thách và vẫn giữ đ−ợc vai trò chỉ đạo trong quá trình phát triển chung của CNHC. Thời kỳ kế hoạch 5 năm 1991 – 1995 Có thể nói kế hoạch 5 năm 1991 - 1995 là kỳ kế hoạch đầu tiên mà sản xuất của CNHC đ−ợc thực hiện theo cơ chế kế hoạch hóa có tính định h−ớng, trong 13 đó quyền tự chủ sản xuất kinh doanh (SXKD) đ−ợc giao cho các doanh nghiệp, ngoại trừ một số sản phẩm đặc biệt trong ngành sản xuất phân bón là đ−ợc giao theo chỉ tiêu pháp lệnh. B−ớc vào kỳ kế hoạch này về tổ chức cũng có một số thay đổi: Bộ Công nghiệp nặng đ−ợc thành lập lại; Tổng cục Hóa chất chấm dứt sự tồn tại và trên cơ sở cơ chế quản lý mới, Nhà n−ớc đã thành lập 2 Tổng Công ty quản lý các doanh nghiệp thuộc Tổng cục Hóa chất tr−ớc đây: 1/ Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Cơ bản; 2/ Tổng Công ty Hóa chất Công nghiệp và Hóa chất Tiêu dùng. Trong thời kỳ này, CNHC đã đạt tốc độ tăng tr−ởng rất cao, bình quân hàng năm đạt mức gần 20% (cao hơn tốc độ tăng tr−ởng bình quân toàn ngành Công nghiệp) trong suốt kỳ kế hoạch. Trong nửa đầu thập kỷ 1990, các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh thuộc lĩnh vực CNHC phát triển nhanh. Đã xuất hiện những công ty liên doanh sản xuất chất tẩy rửa nh− P&G Việt Nam, Unilever Haso, Unilever Viso, hoặc các doanh nghiệp có vốn đầu t− n−ớc ngoài hoạt động trong lĩnh vực sản xuất hóa chất, ắc quy, sơn, v.v…với các đối tác n−ớc ngoài là những tập đoàn xuyên quốc gia mạnh trên thế giới. Trong những lĩnh vực này, các xí nghiệp quốc doanh ở các địa ph−ơng và t− doanh cũng phát triển khá. Trong lĩnh vực chất dẻo, ắc quy, cao su, hóa chất cơ bản, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật (BVTV)..., đều có các hoạt động đầu t− của n−ớc ngoài. Trên thị tr−ờng của nhiều ngành hàng thuộc CNHC, ngoài các doanh nghiệp nhà n−ớc (DNNN) còn có thêm các đối tác cạnh tranh mới. Sự ra đời của Tổng Công ty Hóa chất Việt Nam Nhu cầu khách quan đã đặt ra vấn đề hình thành một tổng công ty đủ mạnh để đảm bảo sức cạnh tranh trên thị tr−ờng, đủ khả năng huy động vốn, đổi mới công nghệ và nhất là đầu t− vào những công trình trọng yếu có quy mô lớn và công nghệ hiện đại. Trên cơ sở Quyết định số 835/TTg của Thủ t−ớng Chính phủ, ngày 20 tháng 12 năm 1995, Tổng Công ty Hóa chất Việt Nam (VINACHEM) theo mô hình tổng công ty mạnh đã đ−ợc thành lập trên cơ sở sáp nhập Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất cơ bản với Tổng Công ty Hóa chất công nghiệp và Hóa chất tiêu dùng. Trong thành phần tổ chức đầu tiên khi thành lập, VINACHEM bao gổm 44 DNNN thành viên (trong đó có 2 doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc), 6 đơn vị sự nghiệp và 14 doanh nghiệp liên doanh. Sau khi VINACHEM đ−ợc thành lập, hầu hết các nhà máy lớn thuộc các ngành sản xuất quan trọng của CNHC n−ớc ta đều do VINACHEM quản lý và 14 đ−ợc sắp xếp lại. Số l−ợng các doanh nghiệp cũng đ−ợc thu gọn: Năm 1995 CNHC có 1729 xí nghiệp, sau 5 năm (năm 2000) số l−ợng xí nghiệp chỉ còn 1947. Xuất phát từ tình hình thực tế trong n−ớc và xu h−ớng hội nhập với kinh tế thế giới, trong kỳ kế hoạch 5 năm đầu tiên sau ngày thành lập (1996-2000), VINACHEM đã đề ra các mục tiêu chiến l−ợc: - Phát triển sản xuất trên cơ sở tích cực đổi mới công nghệ nhằm giảm tiêu hao nguyên vật liệu, năng l−ợng, nâng cao chất l−ợng, hạ giá thành, bảo đảm sức cạnh tranh trên thị tr−ờng trong n−ớc và đẩy mạnh xuất khẩu. - Tập trung vào những lĩnh vực có tính chất then chốt với nền kinh tế quốc dân, bảo đảm vai trò chủ đạo của kinh tế nhà n−ớc, đó là: 1/ Sản xuất các hóa chất và sản phẩm phục vụ nông nghiệp; 2/ Sản xuất sản phẩm cao su; 3/ Sản xuất các hóa chất cơ bản. - Xây dựng chiến l−ợng dài hạn đến năm 2010 có tính đến năm 2020. Liên tục trong những năm sau ngày thành lập, trừ một số năm có khó khăn đặc biệt về thời tiết hoặc khủng hoảng kinh tế của khu vực, tốc độ tăng tr−ởng hàng năm của VINACHEM đều đạt khá (11-16%), thuộc loại cao trong toàn ngành công nghiệp. Trong quá trình phát triển, Tổng Công ty đã thực hiện những giải pháp có tính chiến l−ợc quan trọng: Một là lấy thị tr−ờng trong n−ớc làm mục tiêu phục vụ chủ yếu, đồng thời chú trọng đẩy mạnh thị tr−ờng xuất khẩu, chủ động hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Hai là trên cơ sở nắm vững thông tin về thị tr−ờng, đánh giá đúng chu kỳ của sản phẩm và dự báo chính xác xu thế thị tr−ờng, tiến hành đầu t− chiều sâu, tập trung và dứt điểm cho các dự án −u tiên. Ba là lấy việc đổi mới công nghệ làm nền tảng cho sự phát triển của doanh nghiệp. Bốn là sự chỉ đạo tập trung của Tổng Công ty và sự phối hợp, giúp đỡ lẫn nhau giữa các đơn vị thành viên tạo nên sức mạnh tổng hợp để toàn Tổng Công ty đủ sức cạnh tranh trên thị tr−ờng. VINACHEM đã xác định phát triển một số ngành hàng quan trọng nhất gồm: phân bón, thuốc BVTV, sản phẩm cao su và hóa chất cơ bản. Ngoài ra, các sản phẩm nh− nguồn điện (pin, ắc quy), khai khoáng (chủ yếu là khai thác và chế biến quặng apatit phục vụ sản xuất phân bón), chất giặt rửa, vật liệu hàn, v.v... cũng đ−ợc chú ý phát triển. 15 Trong các lĩnh vực sản xuất chủ yếu tại các doanh nghiệp của Tổng Công ty, có nhiều công trình trọng điểm đ−ợc đầu t− nâng cấp hoặc đầu t− mới tại các ngành hàng trong điểm, nh−: - Trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm phục vụ nông nghiệp (phân bón, thuốc BVTV) Tổng Công ty đã: nâng cấp và mở rộng tổng năng lực sản xuất supe phốt phát tại Lâm Thao và Long Thành từ 600 nghìn tấn lên 1,2 triệu tấn/năm (sau năm 2000); liên tục cải tiến dây chuyền sản xuất phân lân nung chảy (PLNC) tại Công ty Phân lân nung chảy Văn Điển-VAFCO (năm 1988, 1996), Công ty Phân lân Ninh Bình-NIFERCO (năm 2002-2003) đạt kết quả đ−a công suất lò cao lên 100 nghìn tấn/ lò/năm, và áp dụng nhiều cải tiến kỹ thuật (sử dụng than antraxit thay than cốc nhập ngoại, tận dụng nguyên liệu vụn, d−ới cỡ), trên cơ sở đó đ−a công suất PLNC toàn Tổng Công ty lên 600 nghìn tấn/năm; cải tạo kỹ thuật nâng công suất Nhà máy phân đạm Hà Bắc lên 150 nghìn (thực tế đạt 180 nghìn) tấn urê/năm trên cơ sở nguồn vốn hỗ trợ trên 32 triệu USD của Chính phủ Trung Quốc (năm 2000-2003), v.v… Do đầu t− có trọng điểm, kết hợp vừa sản xuất vừa cải tạo và mở rộng, đồng thời nhanh chóng đ−a các công trình vào khai thác để phát huy hiệu quả đầu t−, nên trong hơn 10 năm qua sản l−ợng phân bón do VINACHEM sản xuất và tiêu thụ đã tăng mạnh, từ 1,08 triệu tấn vào năm 1995 lên trên 4,0 triệu tấn/năm (năm 2008). Đặc biệt sản l−ợng phân NPK có mức tăng tr−ởng cao và đều đặn với công suất hiện đạt 2,8 triệu tấn/năm, chất l−ợng và chủng loại đ−ợc tăng, chi phí sản xuất đ−ợc cải thiện. Đến nay, riêng về phân lân chế biến và phân NPK, VINACHEM hoàn toàn có thể cung cấp đủ cho nhu cầu trong n−ớc và một phần xuất khẩu. Dự án Nhà máy sản xuất phân phức hợp DaP đầu tiên của n−ớc ta tại Đình Vũ (Hải Phòng) do Tổng Công ty làm chủ đầu t− cũng đang trong quá trình hoàn thiện. Dự kiến đầu năm 2009 Nhà máy sẽ đi vào hoạt động. Đồng thời với việc mở rộng, nâng công suất các nhà máy phân bón, Tổng Công ty đã chỉ đạo và tổ chức mở rộng khai thác quặng apatit và hoàn thiện các nhà máy tuyển quặng apatit tại Lào Cai, đáp ứng đủ nhu cầu quặng apatit cho sản xuất phân bón. Việc đầu t− cải tạo các dây chuyền sản xuất thuốc BVTV cũng đ−ợc Tổng Công ty chú ý, chuyển từ chỗ chủ yếu sản xuất thủ công và công suất thấp sang cơ khí hóa và tự động hóa một phần với nhiều thiết bị chuyên dùng hiện đại, đồng thời đầu t− công nghệ để sản xuất một số nguyên liệu hoạt chất nh− cacbofuran, validamyxin, v.v… - Trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm cao su, các dây chuyền sản xuất săm lốp xe đạp, xe máy và lốp ô tô ở cả ba công ty cao su thành viên của Tổng 16 Công ty (gồm Công ty CP Cao su Sao Vàng- SRC tại Hà Nội, Công ty CP Cao su Đà Nẵng- DRC tại Đà Nẵng và Công ty CP Công nghiệp Cao su miền Nam – CASUMINA tại thành phố Hồ Chí Minh) đều đ−ợc đầu t− thêm thiết bị, đổi mới công nghệ, đổi mới mẫu mã và quy cách sản phẩm, nên đã sản xuất và đ−a ra thị tr−ờng nhiều loại sản phẩm mới, chất l−ợng cao nh− lốp ô tô radial bán thép và toàn thép, lốp ô tô siêu trọng, v.v… Các sản phẩm săm lốp không những đáp ứng yêu cầu trong n−ớc mà còn đ−ợc xuất khẩu. - Trong lĩnh vực sản xuất hóa chất cơ bản, Tổng Công ty đã đầu t− nâng cấp 2 cơ sở sản xuất xút-clo tại Việt Trì và Biên Hòa, đ−a công suất tổng cộng lên 30 nghìn tấn xút/năm; áp dụng công nghệ mới và mở rộng nâng công suất sản xuất lên trên 400 nghìn tấn axit sunfuric/năm tại 3 cơ sở sản xuất của Tổng Công ty. Các đơn vị thành viên sản xuất hóa chất của Tổng Công ty đã đầu t− mạnh về sản xuất axit phốtphoric (công suất 30 nghìn tấn/năm), các muối gốc phốt phát, và đặc biệt là sản xuất phốt pho vàng (8-10 nghìn tấn/năm), góp phần quan trọng vào việc giải quyết tình trạng phải nhập khẩu toàn bộ nguyên liệu phốt pho và tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên quặng apatit Lào Cai. - Lĩnh vực điện hóa cũng là lĩnh vực quan trọng đ−ợc Tổng Công ty quan tâm đầu t− công nghệ hiện đại, sản l−ợng cao. Các sản phẩm ắc quy nhãn hiệu PiNaCo, JP, Đồng Nai đã thay thế hàng nhập khẩu và có nhiều lô sản phẩm ắc quy đã đ−ợc xuất khẩu sang các n−ớc trong khu vực. Trong công tác th−ơng hiệu, trong 10 năm qua bên cạnh việc đầu t− có trọng điểm h−ớng tới các ngành sản xuất công nghiệp chủ chốt, việc khẳng định và phát triển th−ơng hiệu cũng đã đ−ợc VINACHEM và các doanh nghiệp thành viên rất chú trọng. Đến nay các doanh nghiệp của Tổng Công ty đều đã đăng ký th−ơng hiệu và nhãn hiệu sản phẩm. Nhiều th−ơng hiệu và nhãn hiệu sản phẩm của Tổng Công ty đã trở nên quen thuộc với khách hàng trong và ngoài n−ớc. Có những sản phẩm nhiều năm liền đạt danh hiệu Hàng Việt Nam chất l−ợng cao nh−: Phân bón “Ba lá cọ Xanh” của Công ty Supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao (LAFCHEMCO), “Đầu Trâu” của Phân bón Bình Điền (BFC), “Con ó” của Phân bón miền Nam (SFC), “ Con Cò Bay” của Phân bón và Hóa chất Cần Thơ (CFC); Săm lốp “SRC” của Cao su Sao Vàng, “DRC” của Cao su Đà Nẵng, “CaSuMiNa” của Công nghiệp Cao su miền Nam; ắc quy “JP”, “PiNaCo”, “Đồng Nai”, Pin “Con ó” của Pin – ắc quy miền Nam; Pin “ Con Thỏ” của Pin Hà Nội; Xà phòng, bột giặt nhãn hiệu “LiX”, “NeT” của LiXCo và NeTCo, v.v... Việc quảng bá th−ơng hiệu đ−ợc thực hiên trên nền tảng chất l−ợng sản phẩm của các doanh nghiệp thuộc Tổng Công ty ngày càng cao và ổn định, kết 17 hợp với các biện pháp phát triển thị phần và thị tr−ờng. Các doanh nghiệp trong Tổng Công ty, nhất là các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm thuộc các ngành hàng chủ lực, đã góp phần rất lớn để giá trị sản xuất công nghiệp và doanh thu của Tổng Công ty đạt mức tăng tr−ởng cao. Trong những năm gần đây, tỷ trọng các ngành hàng trọng điểm luôn chiếm trên 70 % tổng giá trị sản xuất công nghiệp của Tổng Công ty, trong đó phân bón và các loại thuốc BVTV chiếm 40- 42%; sản phẩm cao su 20-22 % và sản phẩm hóa chất cơ bản trên 10 %. Từ năm 2007, theo quyết định của Chính phủ, VINACHEM đã hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con. Đây là điều kiện tốt để Tổng Công ty tự tin b−ớc vào hội nhập kinh tế và góp phần quan trọng đ−a CNHC Việt Nam tham gia tiến trình Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa đất n−ớc. II.3.1.2. Hiện trạng phát triển CNHC 1. Quy mô và năng lực sản xuất Trong nhiều năm qua, tỷ trọng của CNHC n−ớc ta luôn chiếm khoảng trên 10% giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành Công nghiệp với các ngành sản xuất đã đ−ợc định hình là: - Nhóm sản phẩm phân bón + Phân lân chế biến với tổng năng lực sản xuất hiện tại (năm 2008) là trên 1,4 triệu tấn/năm gồm: * Supe phốt phát đơn: Hiện đ−ợc sản xuất tại 2 cơ sở thuộc VINACHEM với năng lực sản xuất tổng cộng khoảng 1 triệu tấn/năm: LAFCHEMCO có năng lực sản xuất trên 750 nghìn tấn/năm và Nhà máy Supe phốt phát Long Thành thuộc SFC có năng lực sản xuất trên 200 nghìn tấn/năm. Khi có nhu cầu tiêu thụ có thể tăng thêm công suất. * Phân lân nung chảy (PLNC): Hiện chủ yếu đ−ợc sản xuất tại 2 cơ sở thuộc VINACHEM, năng lực sản xuất có thể đến 600 nghìn tấn/năm. Song hiện tại công suất thực hiện tổng cộng chỉ cỡ 400 nghìn tấn/năm. VAFCO có năng lực sản xuất lớn nhất, đến 400 nghìn tấn/ năm. NIFERCO có năng lực sản xuất khoảng 300 nghìn tấn/năm. Ngoài ra một số xí nghiệp địa ph−ơng cũng sản xuất PLNC (Nhà máy Phân lân Hàm Rồng - Thanh Hóa sản xuất 20 nghìn tấn PLNC/năm). Hiện LAFCHEMCO cũng đang có kế hoạch đầu t− xây dựng một dây chuyển sản xuất PLNC và dự kiến dây chuyền này sẽ đi vào hoạt động vào năm 2009-2010. + Phân đạm: Hiện tổng năng lực sản xuất cả n−ớc đạt 900 nghìn tấn urê/năm. Trong đó Công ty Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc-HANICHEMCO 18 (thuộc VINACHEM) với năng lực sản xuất 180 nghìn tấn urê/năm đi từ nguyên liệu than cám. Nhà máy Phân đạm từ than Ninh Bình công suất 560 nghìn tấn urê/năm (do VINACHEM đầu t−) sẽ đi vào hoạt động năm 2011. + Phân hỗn hợp: Hiện cả n−ớc có hàng trăm cơ sở sản xuất phân hỗn hợp NPK, trong đó 55% năng lực sản xuất thuộc về trên 20 doanh nghiệp lớn thuộc các hình thức sở hữu khác nhau (DNNN, cổ phần và có vốn đầu t− n−ớc ngoài) với năng lực sản xuất tổng cộng đến 4,0 triệu tấn NPK/năm, trong đó riêng VINACHEM có thể sản xuất trên 2,8-3,0 triệu tấn/năm. Ngoài ra còn có những khối l−ợng lớn phân vi sinh (1,2 triệu tấn/năm), phân bón lá, phân khoáng trộn, v.v... đ−ợc sản xuất và cung cấp ra thị tr−ờng. Đến nay trên thị tr−ờng Việt Nam có trên 600 loại phân bón đ−ợc đăng ký SXKD. QĐ số 40/2004/QĐ-BNN, ngày 19/8/2004, Bộ NN và PTNT đã đ−a ra Bản danh mục bao gồm 21 loại phân bón khoáng đơn, 577 loại phân đa yếu tố (gồm 9 loại phân phức hợp và 568 loại phân khoáng trộn), 8 loại phân vi sinh, 4 loại phân hữu cơ vi sinh, 50 loại phân hữu cơ sinh học, 61 loại phân hữu cơ khoáng, 387 loại phân bón lá và phân dạng lỏng, 44 loại phân có bổ sung chất điều hoà sinh tr−ởng và 7 loại chất hỗ trợ cải tạo đất đ−ợc đăng ký sản xuất kinh doanh. Hàng năm danh mục các loại phân NPK, hữu cơ vi sinh, phân bón lá và phân dạng lỏng, v.v... đ−ợc xem xét và bổ sung. - Nhóm sản phẩm thuốc BVTV Sản xuất trong lĩnh vực thuốc BVTV (với năng lực sản xuất 50-100 nghìn tấn/năm) hiện tại chủ yếu vẫn d−ới hình thức gia công. Có một số cơ sở liên doanh của VINACHEM đã sản xuất đ−ợc một số hóa chất trừ nấm bệnh (nh− cacbofuran, validamyxin và một số hoạt chất khác) với công suất nhỏ. Đến nay cả n−ớc có trên hàng trăm cơ sở sản xuất, gia công thuốc BVTV. Trong số này hầu hết là cơ sở nhỏ đã đ−ợc cổ phần hóa, 9 cơ sở có vốn đầu t− n−ớc ngoài. VINACHEM có 1 công ty thành viên chuyên sản xuất thuốc BVTV là Công ty cổ phần Thuốc Sát trùng Việt Nam (VIPESCO). VIPESCO hiện chiếm khoảng 10% thị phần của sản phẩm thuốc BVTV cả n−ớc. 3 cơ sở liên doanh có vốn đầu t− n−ớc ngoài của VIPESCO là KOSVIDA (chuyên sản xuất các các phụ gia hoạt động bề mặt phục vụ gia công thuốc BVTV và các hoạt chất thuốc BVTV nh− cacbofuran , BPMC, excelBasa, glyphosate, perfect , isoprothiolane, difenoconazole, propiconazole, v.v…với năng lực sản xuất 2.000 tấn hoạt chất / năm), và VIGUATO chuyên sản xuất hoạt chất trừ nấm validamyxin (năng lực sản xuất 3.000 tấn/năm) và MOSFLY Việt Nam chuyên sản xuất h−ơng (nhang) trừ muỗi và các chế phẩm diệt côn trùng gia dụng. 19 - Nhóm sản phẩm cao su Hiện tại năng lực sản xuất toàn ngành cao su thuộc CNHC là: lốp xe đạp 30 triệu lốp/năm; lốp xe máy15 triệu lốp/năm; lốp ôtô - máy kéo khoảng 2-3 triệu bộ/năm. Ngoài ra, CNHC còn có thể sản xuất một số sản phẩm cao su công nghiệp nh− : ống bơm n−ớc, găng tay, ủng cao su... Các sản phẩm cao su chủ yếu đ−ợc sản xuất tại các doanh nghiệp thuộc VINACHEM nh− SRC, DRC và CASUMINA. Một số công ty liên doanh của VINACHEM cũng tham gia sản xuất săm lốp ô tô, xe máy phục vụ các cơ sở lắp ráp ô tô, xe máy trong n−ớc nh−: Công ty Inoue Việt Nam (sản xuất lốp ôtô du lịch và xe tải nhẹ); Công ty Yokohama (sản xuất lốp xe máy). Các doanh nghiệp địa ph−ơng hiện chỉ sản xuất đ−ợc săm lốp xe đạp và xe máy ở quy mô nhỏ. - Nhóm các sản phẩm hóa chất Hầu hết các sản phẩm hóa chất vô cơ cơ bản sản xuất trong n−ớc do các doanh nghiệp của VINACHEM đảm nhiệm. Riêng với các sản phẩm xút - clo, ngoài 2 doanh nghiệp của VINACHEM (Công ty TNHH một thành viên Hóa chất Cơ bản miền Nam-SBCC và Công ty cổ phần Hóa chất Việt Trì-VICCO) cung cấp, còn do một số cơ sở sản xuất thuộc Tổng Công ty Giấy Việt Nam (Công ty Giấy Bãi Bằng, Giấy Biên Hòa...), hoặc doanh nghiệp có vốn đầu t− n−ớc ngoài (Công ty VEDAN) cung cấp. Trong n−ớc hiện nay không có cơ sở nào sản xuất các sản phẩm hóa chất hữu cơ cơ bản ở quy mô công nghiệp trừ một số nhà máy đ−ờng sản xuất các loại cồn (etanol) công nghiệp và cồn thực phẩm. Cụ thể, tình hình sản xuất các sản phẩm hoặc hoá chất trong n−ớc hiện nay nh− sau: + Axit sunfuric: Sản l−ợng tổng cộng cả n−ớc hàng năm −ớc 400-430 nghìn tấn (năm 2008) và đều do các cơ sở của VINACHEM đảm nhiệm (LAFCHEMCO 270-300 nghìn tấn, SBCC 50 nghìn tấn và SFC 70-100 nghìn tấn). Axit sunfuric sản xuất trong n−ớc chủ yếu đ−ợc dùng để sản xuất supe phốt phát đơn (chiếm đến 80%), phần còn lại để sản xuất phèn nhôm, pha dịch ắc quy, v.v... + Xút-clo: Cả n−ớc có công công suất −ớc 100 nghìn tấn (quy 100% NaOH)/năm và đang đ−ợc tiếp tục đầu t− mở rộng, trong đó sản l−ợng 2 nhà máy của VINACHEM (VICCO và Nhà máy Hóa chất Biên Hòa thuộc SBCC) sản xuất chiếm trên 20% sản l−ợng xút chung của toàn ngành. Các Công ty Giấy Bãi Bằng, Giấy Tân Mai, Giấy Đồng Nai, tổng cộng 15%, còn lại 60% do Công ty Bột ngọt VEDAN sản xuất. Tất cả các cơ sở sản xuất xút-clo ở Việt Nam đều 20 sản xuất ra sản phẩm xút lỏng (dung dịch 30 - 32% NaOH) phù hợp cho sử dụng của các ngành giấy, sản xuất hóa chất, v.v... Hiện tại, VINACHEM đang tiếp tục đầu t− nâng công suất các dây chuyền xút-clo hiện có: VICCO đầu t− mới một dây chuyền với công suất 10 nghìn tấn xút/năm theo công nghệ membrane để đ−a công xuất tổng lên 20 nghìn tấn xút/năm; SBCC cũng đầu t− để nâng công suất hiện tại (20 nghìn tấn xút/năm) lên 30 nghìn tấn xút/năm. Sản xuất axit clohyđric (HCl) toàn ngành có năng lực tổng cộng không d−ới 200 nghìn tấn/năm (loại 37%) và phục vụ chủ yếu cho sản xuất bột ngọt và chế biến thực phẩm. Riêng VINACHEM hiện có sản l−ợng −ớc 80 nghìn tấn/năm. Phần còn lại do nhiều công ty khác thực hiện (Công ty Bột ngọt VEDAN, các công ty của ngành Giấy, v.v…). Clo lỏng hiện còn có công suất nhỏ (vài chục nghìn tấn/năm) và phụ thuộc mạnh vào nhu cầu thị tr−ờng xử lý n−ớc. Trong nhiều năm nay riêng VINACHEM cung cấp khoảng 6 nghìn tấn/năm. Nhìn chung đến thời điểm hiện tại, công nghiệp xút - clo của Việt Nam ch−a đảm bảo tốt cân bằng clo. Trong khi hầu hết các nhà máy sản xuất đều thừa clo (và hyđro) thì tại Công ty VEDAN lại thừa xút (phải xuất khẩu). Tuy nhiên hiện nay tình hình cân bằng clo đang đ−ợc cải thiện dần do các nhà sản xuất nỗ lực tìm đầu ra cho clo đồng thời do nhu cầu clo lỏng, axit clohyđric và các muối clorua tăng, mà tình trạng thừa clo hiện đã đỡ gay gắt hơn. Tuy nhiên vấn đề cân bằng clo hiện vẫn ch−a đ−ợc giải quyết dứt điểm nên có những thời gian thị tr−ờng cần xút nh−ng các nhà sản xuất không thể tăng đ−ợc công suất sản xuất do không tiêu thụ đ−ợc clo. + Phốt pho vàng, axit phốtphoric và các muối phốt phát: ở n−ớc ta photpho vàng đ−ợc sản xuất theo ph−ơng pháp nhiệt tại Lào Cai. Hiện tại, VINACHEM có 2 dây chuyền sản xuất phốt pho vàng hoạt động. Một dây chuyền công suất 2 nghìn tấn /năm đ−ợc xây dựng từ năm 1999 nh−ng đến năm 2004 mới hoạt động chính thức. Dây chuyền thứ 2 có công suất 6 nghìn tấn P4/năm, hoạt động từ năm 2005. Ngoài ra hiện cũng đang có một số dự án xây dựng dây chuyền sản xuất phốt pho vàng với tổng công suất −ớc 16 nghìn tấn P4/năm. Hiện tại, tổng năng lực sản xuất axit phốtphoric cả n−ớc là 25 nghìn tấn H3PO4/năm, nh−ng sản l−ợng dao động nhiều tùy thuộc vào nhu cầu, nhất là nhu cầu sản xuất natri tripolyphốtphát. Hiện tại toàn bộ l−ợng axit phốtphoric sản 21 xuất trong n−ớc đều là axit phốtphoric nhiệt (dùng phốt pho vàng làm nguyên liệu). Tổng năng lực sản xuất natri tripolyphốtphát và các muối phốt phát khác của cả ngành CNHC khoảng 20-30 nghìn tấn và đi từ axit phốtphoric nhiệt. Song sản l−ợng này phụ thuộc mạnh vào giá natri tripolyphốtphát và giá nguyên liệu trên thị tr−ờng (nhất là phốt pho vàng và axit phôtphoric nhập khẩu). Nếu giá nhập khẩu natri tripolyphốtphát có lợi hơn thì sản l−ợng sản xuất trong n−ớc giảm đi. Nhu cầu chính của natri tripolyphốtphát và các muối phốt phát khác ở n−ớc ta hiện là của ngành sản xuất các chất giặt rửa. Trong t−ơng lai khi zeolite đ−ợc sử dụng nhiều trong sản xuất các chất giặt rửa (phù hợp với các yêu cầu về môi tr−ờng) thì có thể nhu cầu natri tripolyphốtphát và các muối phốt phát khác có thể sẽ giảm đi. Hiện tại ở Việt Nam không có cơ sở nào sản xuất axit phốtphoric theo công nghệ trích ly ở quy mô công nghiệp. Dự kiến, khi nhà máy DAP Hải Phòng (thuộc VINACHEM) hoạt động sẽ có sản phẩm loại này. + Đất đèn: Hiện tại các cơ sở sản xuất đất đèn (CaC2) ở n−ớc ta đều có quy mô nhỏ, hoạt động theo công nghệ lò hỗn hợp dùng than cốc và điện với trình độ thiết bị thấp, năng suất thấp, chi phí giá thành cao và nhất là gây ô nhiễm môi tr−ờng. Đáng kể nhất là dây chuyền sản xuất đất đèn tại Nhà máy Đất đèn và Hóa chất Tràng Kênh (thuộc Công ty TNHH một thành viên Hơi kỹ nghệ- Que hàn - SOVIGAZ) có sản l−ợng hàng năm khoảng 10 nghìn tấn CaC2/năm. + Natri silicat (thủy tinh lỏng): Năng lực sản xuất natri silicat (Na2SiO3xH2O) cả n−ớc tổng cộng là khoảng 100 nghìn tấn/năm, chủ yếu dùng cho công nghiệp sản xuất chất giặt rửa, tuyển quặng, sản xuất que hàn điện, v.v... Công nghệ phổ biến đ−ợc dùng để sản xuất sản phẩm này là công nghệ nung phối liệu chứa sôđa (nhập khẩu) và cát thạch anh (nguyên liệu trong n−ớc) trong lò bằng. Một số cơ sở còn sản xuất natri silicat từ nguyên liệu cát thạch anh và xút lỏng sử dụng lò quay có áp suất cao (trên d−ới 10 at). Riêng VINACHEM hiện có 7 cơ sở sản xuất natri silicat với sản l−ợng hàng năm tổng cộng khoảng 50 nghìn tấn. +Alumin và phèn nhôm: Công suất sản xuất alumin của các cơ sở trong ngành Hóa chất hiện nay vào cỡ 100 nghìn tấn/năm và phèn nhôm (chủ yếu là phèn đơn) cỡ 50 nghìn tấn/năm. Sản phẩm phen nhôm đ−ợc dùng để xử lý n−ớc cấp. Các cơ sở sản xuất chính các loại sản phẩm này là SBCC và LAFCHEMCO (đều thuộc VINACHEM). 22 + Bột nhẹ (CaCO3): Do nguồn nguyên liệu (đá vôi) rất dồi dào nên cả n−ớc hiện nay có nhiều cơ sở sản xuất bột nhẹ với năng lực sản xuất t−ơng đối lớn, không d−ới 100 nghìn tấn/năm. Nhìn chung, công nghệ sản xuất bột nhẹ của các cơ sở trong n−ớc đều ở trình độ thấp nên sản phẩm bột nhẹ hầu hết đều thấp (hạt thô, độ phủ thấp, độ kiềm cao, v.v...) và chỉ đáp ứng một số ứng dụng thông th−ờng (chất độn cho chất dẻo, giấy, cao su, sơn thông dụng, v.v...). Ch−a có cơ sở nào sản xuất đ−ợc bột nhẹ cao cấp đáp ứng các yêu cầu dùng cho công nghiệp d−ợc phẩm, mỹ phẩm, sơn cao cấp. Hiện tại, SOVIGAZ (thuộc VINACHEM) có một cơ sở sản xuất bột nhẹ tại Tràng Kênh, Hải Phòng. Cơ sở này nhập thiết bị từ Đài Loan và có thể sản xuất các loại bột nhẹ chất l−ợng cao, tuy nhiên vẫn ch−a đạt yêu cầu làm nguyên liệu sản xuất các sản phẩm cao cấp đòi hỏi chất l−ợng đặc biệt (d−ợc phẩm, mỹ phẩm). Do hạn chế về nhu cầu, nên cơ sở này hàng năm chỉ sản xuất 5-10 nghìn tấn bột nhẹ thông dụng. Ngoài ra, tại các địa ph−ơng có nhiều đá vôi (Ninh Bình, Thanh Hóa...) cũng có các cơ sở (chủ yếu là tổ hợp và cơ sở t− nhân) sản xuất bột nhẹ thông dụng chất l−ợng thấp, giá rẻ. + Các loại hóa chất tinh khiết và d−ợc dụng: Chủ yếu đ−ợc Công ty Cổ phần Bột giặt và Hóa chất Đức Giang - DGC (cơ sở liên kết của VINACHEM) sản xuất theo từng lô nhỏ theo nhu cầu thị tr−ờng nội địa. Các hóa chất tinh khiết hiện đ−ợc sản xuất trong n−ớc là các loại axit (axit clohydric, sunfuric, phốtphoric, nitric, axetic), dung dịch amoniac, đ−ờng gluco, cồn tuyệt đối, một số loại dung môi hữu cơ và một số loại muối vô cơ thông th−ờng. - Nhóm các sản phẩm giặt rửa Toàn ngành CNHC có năng lực sản xuất khoảng 800 nghìn tấn/năm, trong đó VINACHEM chiếm 50% năng lực sản xuất. Tuy nhiên do giới hạn về thị tr−ờng mà hiện nay toàn ngành mới sản xuất và tiêu thụ khoảng 500-600 nghìn/năm (theo Niên giám thống kê, năm 2006 cả n−ớc có sản l−ợng 600 nghìn tấn chất giặt rửa và xà phòng). Các sản phẩm chủ yếu là bột giặt (chiếm khoảng 35% khối l−ợng sản phẩm), kem giặt (chiếm 25% khối l−ợng sản phẩm), còn lại là các loại n−ớc giặt, xà phòng bánh và các loại dầu gội, mỹ phẩm. Hiện tại, các đơn vị sản xuất của VINACHEM có sản l−ợng chất giặt rửa tổng cộng khoảng 300 nghìn tấn/năm. Các đơn vị có sản l−ợng lớn nhất là Công ty Cổ phần Bột giặt LIX (LIXCO), Công ty Cổ phần Bột giặt NET (NETCO); Công ty Công nghiệp Hóa chất và Vi sinh (BICICO). Các công ty liên doanh của VINACHEM nh− LEVER Việt Nam, P&G Việt Nam là những đơn vị sản xuất lớn nhất các chất giặt rửa cung cấp cho thị tr−ờng trong n−ớc. Tuy nhiên một 23 phần lớn sản l−ợng các chất giặt rửa của các đơn vị này lại thuê các doanh nghiệp trong n−ớc gia công. Các doanh nghiệp trong ngành đã đầu t− công nghệ, thiết bị tiên tiến và đảm bảo tốt các quy định về môi tr−ờng, đảm bảo cho các sản phẩm giặt rửa sản xuất trong n−ớc có chất l−ợng t−ơng đ−ơng với các sản phẩm cùng loại trên thế giới. - Nhóm sản phẩm pin, ắc quy Sản l−ợng các loại sản phẩm ắc quy sản xuất trong n−ớc tại các cơ sở thuộc VINACHEM (chiếm 80% năng lực sản xuất) và tại các doanh nghiệp đầu t− n−ớc ngoài (chiếm 20% năng lực sản xuất) đủ thoả mãn nhu cầu về ắc quy thông dụng. Năm 2008 sản l−ợng ắc quy toàn ngành −ớc đạt 2 triệu kWh (riêng VINACHEM 1,3 triệu kWh). Các loại pin điện sản xuất trong n−ớc chủ yếu tại các cơ sở thuộc VINACHEM (chiếm 95% năng lực sản xuất) và tại các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (chiếm 5% năng lực sản xuất). Trong những năm gần đây, nhu cầu pin thông dụng có xu h−ớng tiến tới bão hòa ở mức 350-400 triệu viên/năm. Năm 2008 VINACHEM có sản l−ợng pin thông dụng các loại 250 triệu viên. Ngành sản xuất nguồn điện hóa trong thời gian qua đã đầu t− đồng bộ máy móc thiết bị tiên tiến, tự động và bán tự động ở hầu hết các khâu sản xuất, chất l−ợng sản phẩm pin và ắc quy thông dụng đã đạt tiêu chuẩn châu Âu và Nhật Bản. Một số đơn vị nh− Công ty cổ phần Pin Hà Nội - HABACO, cổ phần Pin- ắc quy miền Nam-PINACO (đều thuộc VINACHEM) đã nghiên cứu đầu t− sản xuất pin kẽm- kiềm, nh−ng sản phẩm ch−a thể hiện đ−ợc −u thế về chất l−ợng và thị tr−ờng. HABACO đã phải ngừng sản xuất loại sản phẩm này sau một thời gian sản xuất thử. Riêng các loại pin cao cấp dùng trong điện thoại di động và các thiết bị điện tử nh− pin Liti-ion, Niken-cadimi (Ni-Cad), Niken-metal hyđrua (NiMH), Liti- polyme (Li-Po) do thị tr−ờng trong n−ớc còn hạn chế nên ch−a có cơ sở nào đầu t− sản xuất. - Nhóm các sản phẩm hóa dầu + Các loại polyme: Tại Việt Nam hiện tại có 2 cơ sở sản xuất bột nhựa PVC là TPC Vina (Công ty liên doanh giữa Công ty cổ phần Nhựa và Hoá chất Thái Lan -TPC, VINACHEM và Công ty Nhựa Việt Nam-Vinaplast) và một Công ty liên doanh giữa Petronas Malaysia và tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu. Công suất bột PVC tổng cộng của 2 cơ sở này là 120 nghìn tấn/năm và đang đ−ợc đầu t− mở rộng lên 230 tấn/năm. Công nghệ sản xuất PVC là công nghệ trùng ng−ng huyền phù. 24 Chất l−ợng sản phẩm đạt tiêu chuẩn Nhật Bản. Nguyên liệu sản xuất là monome vinyl clorua (VCM) hiện phải nhập khẩu. Công suất sản xuất PS hiện là 30 nghìn tấn/năm. + Chất tạo bọt axit line alkylsunfuric (LAS): Hiện cả n−ớc có 4 cơ sở sản xuất sản phẩm này với năng lực sản xuất tổng cộng khoảng 85 nghìn tấn/năm, trong đó DGC có năng lực sản xuất 30 nghìn tấn/năm. Tuy nhiên do phụ thuộc mạnh vào yêu cầu thị tr−ờng trong n−ớc, nên nhiều cơ sở sản xuất không hoạt động hết năng lực thiết bị. Thông th−ờng hiện nay DGC chỉ duy trì sản l−ợng là 12-15 nghìn tấn/năm; 2 cơ sở tại Hải Phòng th−ờng chỉ đạt tổng sản l−ợng khoảng 40 nghìn tấn/năm (PPM 15 nghìn tấn/năm và DASO 24 nghìn tấn/năm). Tại Tp. Hồ Chí Minh, TICO cũng có dây chuyền sản xuất LAS đ−ợc duy trì ở công suất khoảng 20 nghìn tấn/năm. Nguyên liệu sản xuất là line alkyl benzen (LAB) hiện tại phải nhập khẩu hoàn toàn. + Chất dẻo hóa Dioctyl phtalat (DOP) hiện đ−ợc sản xuất tại một cơ sở liên doanh của VINACHEM (Công ty liên doanh LG Vina) với năng lực sản xuất là 30 nghìn tấn/năm, đủ thoả mãn nhu cầu trong n−ớc và có xuất khẩu. Nguyên liệu sản xuất (octanol, AP) hoàn toàn nhập khẩu. + Các loại dầu mỡ nhờn, dầu phanh, chất lỏng thủy lực và chất tẩy rửa bề mặt: ở n−ớc ta hiện nay, các doanh nghiệp thuộc Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) và các liên doanh của Tổng Công ty này (BP-Petco với Tập đoàn BP của Anh; PTN với Tập đoàn Sojitz và Tayca của Nhật Bản) là những cơ sở sản xuất, chế biến các sản phẩm này với sản l−ợng lớn. Trong CNHC, lĩnh vực sản xuất các sản phẩm này chỉ phát triển ở quy mô rất nhỏ. Hiện chỉ có 1 doanh nghiệp là Công ty cổ phần Phát triển phụ gia và sản phẩm dầu mỏ (APP) thuộc VINACHEM có SXKD các sản phẩm này với tổng sản l−ợng khoảng 30 nghìn tấn/năm, trong đó dầu nhờn 15 nghìn tấn/năm, mỡ bôi trơn 1 nghìn tấn/năm; dầu phanh 1 nghìn tấn/năm. Đặc biệt, một số chất lỏng chuyên dụng đang có triển vọng phát triển tốt. - Nhóm các sản phẩm khí công nghiệp + Amoniac, cacbonic: Đây là nhóm sản phẩm đi kèm công nghiệp sản xuất phân đạm urê. Amoniac đ−ợc dùng cho công nghiệp lạnh và làm nguyên liệu sản xuất hóa chất. CO2 rắn đ−ợc dùng trong công nghiệp thực phẩm và y tế. Hiện tại Nhà máy Phân đạm Hà Bắc và Nhà máy Phân đạm Phú Mỹ có sản phẩm NH3 phục vụ yêu cầu thị tr−ờng. Hàng năm Nhà máy này có thể cung cấp 5-10 nghìn tấn NH3 và 10 nghìn tấn CO2 (lỏng, rắn) theo yêu cầu với giá cạnh tranh. 25 + Khí công nghiệp (oxy, nitơ, hyđro, agon): Sản xuất các khí công nghiệp trên (đặc biệt là oxy) đ−ợc thực hiện tại một số cơ sở sản xuất của CNHC. Trong đó SOVIGAZ là cơ sở chuyên sản xuất các loại khí này với sản l−ợng lớn và tập trung. Công ty này hiện có công suất t−ơng đ−ơng 3000 m3/h (Xí nghiệp Biên Hòa tỉnh Đồng Nai có công suất 350 m3/h- đầu t− năm 2000; Xí nghiệp Đồng An tình Bình D−ơng có công suất 1500 m3/h- đầu t− năm 2004 và một số xí nghiệp nhỏ). Về cơ bản, sản xuất khí công nghiệp trong n−ớc đã đáp ứng đ−ợc một phần nhu cầu sử dụng (oxy cho hàn cắt và các bệnh viện, khí trơ cho công nghiệp sản xuất bóng đèn, nitơ cho công nghiệp sản xuất lốp ô tô, v,v...). Hiện tại SOVIGAZ đang đầu t− tiếp một dây chuyền công suất 3000 m3 oxy/giờ tại Bình D−ơng. Hyđro là sản phẩm phụ của công nghiệp sản xuất xút-clo. Nhìn chung, ngoài l−ợng hyđro đ−ợc sử dụng để sản xuất axit clohyđric, các cơ sở điện phân xút- clo vẫn phải phóng không l−ợng hyđro d− không sử dụng hết, rất lãng phí. - Nhóm nguyên liệu quặng phục vụ CNHC Chủ yếu là quặng apatit và secpentin. + Quặng apatit do Công ty TNHH một thành viên Apatit Việt Nam (VINAAPACO) khai thác và cung cấp. Hiện nay sản l−ợng khai thác và sản xuất quặng apatit của Công ty là khoảng 1,4-1,5 triệu tấn/năm, bao gồm: Quặng apatit loại I (32 % P2O5): sản l−ợng 350 nghìn tấn/năm, dùng làm nguyên liệu sản xuất supephốtphát và phốt pho vàng. Quặng apatit loại II (18-25 % P2O5): 350 nghìn - 1 triệu tấn/năm, dùng làm nguyên liệu sản xuất PLNC, phốt pho vàng và xuất khẩu. Tinh quặng apatit: (32 % P2O5): 0,9-1,0 triệu tấn/năm, dùng làm nguyên liệu sản xuất supephốtphát, DAP và xuất khẩu. Ngoài ra, trong quá trình khai thác quặng apatit loại I, hàng năm Công ty còn khai thác 3-4 triệu tấn quặng apatit loại III, cộng với l−ợng quặng apatit loại III tồn d− của nhiều năm khai thác tr−ớc đây, nên khối l−ợng quặng apatit loại III hiện nay tại VINAAPACO là rất lớn (vài chục triệu tấn). Loại quặng này đang đ−ợc dùng làm nguyên liệu cho các nhà máy tuyển quặng apatit để sản xuất tinh quặng apatit tuyển. Hiện Công ty đã triển khai công nghệ khai thác quặng apatit d−ới mực n−ớc thông thuỷ. 26 Những năm gần đây, 90% l−ợng quặng apatit tiêu thụ đ−ợc dùng cho sản xuất phân bón chứa lân trong n−ớc. Trong đó khoảng 60% (gồm quặng apatit loại I và tinh quặng apatit tuyển) đ−ợc dùng cho sản xuất phân supe phốtphát đơn, 30% (gồm quặng apatit loại II) đ−ợc dùng cho sản xuất PLNC, 5% (gồm quặng apatit loại I và loại II) để sản xuất phốt pho vàng. Từ năm 2007 trở lại đây, l−ợng quặng apatit xuất khẩu (chủ yếu là quặng apatit loại II và tinh quặng tuyển) tăng nhanh. Theo kế hoạch, năm 2009 khi Nhà máy DAP Hải Phòng (do VINACHEM đầu t−) đi vào sản xuất, nhu cầu cung cấp tinh quặng apatit sẽ tăng thêm 600 nghìn tấn/năm, đ−a tổng nhu cầu quặng apatit cho sản xuất trong n−ớc tăng lên 1,9 triệu tấn/năm và còn tiếp tục tăng vào các năm sau, trong đó l−ợng tăng chủ yếu thuộc về tinh quặng apatit tuyển. L−ợng quặng apatit xuất khẩu sẽ đ−ợc hạn chế dần. Theo đó sau năm 2008 sẽ chấm dứt xuất khẩu tinh quặng apatit tuyển, còn sau năm 2010 sẽ chấm dứt hoàn toàn việc xuất khẩu tất cả các loại quặng apatit. + Quặng secpentin hiện đ−ợc Công ty Secpentin và Phân bón Thanh Hóa khai thác và cung cấp, chủ yếu cho sản xuất phân lân nung chảy. Công suất khai thác hàng năm cỡ vài chục nghìn tấn tuỳ theo nhu cầu. - Nhóm các sản phẩm khác + Sơn: toàn ngành có sản l−ợng −ớc trên 200 nghìn tấn/năm (theo Niên giám Thống kê năm 2007 đạt sản l−ợng 235 nghìn tấn), trong đó tất cả các cơ sở sản xuất đều là các công ty cổ phần và đầu t− có vốn n−ớc ngoài. Sản phẩm sơn chủ yếu là sơn thông dụng với chủng loại rất phong phú. Một số cơ sở sản xuất đã đ−ợc đầu t− công nghệ mới để sản xuất các loại sơn thân môi tr−ờng hơn (sơn dung môi n−ớc, sơn bột), sơn công nghiệp, sơn giao thông và sơn cho các mục đích đặc biệt khác, nhất là sơn cao cấp dùng sơn ô tô, xe máy. Tại Công ty cổ phần Sơn tổng hợp Hà Nội-HANSYNPAINTCO (công ty liên kết của VINACHEM) hiện tại giá trị SXCN và doanh thu của các loại sơn cao cấp chiếm trên 50% tổng giá trị trong khi sản l−ợng các loại sơn này chỉ chiếm khoảng 20% tổng sản l−ợng các loại sơn của Công ty. Công ty đang tiếp tục đầu t− mở rộng sản xuất để có đủ điều kiện gia công, sản xuất các chủng loại sơn cao cấp phục vụ yêu cầu trong n−ớc. + Que hàn, dây hàn: Hiện toàn ngành có sản l−ợng −ớc 100 nghìn tấn/năm đối với que hàn và 20-30 nghìn tấn/năm đối với dây hàn, trong đó VINACHEM có 2 doanh nghiệp sản xuất que hàn điện với tổng sản l−ợng trên 15 nghìn tấn que hàn/năm và 10 nghìn tấn dây hàn/năm. Phần còn lại là thuộc các cơ sở sản xuất của ngành Đóng tàu, các liên doanh và các doanh nghiệp địa ph−ơng. Các loại que hàn thép cacbon thấp, một vài loại que hàn thép hợp kim, que hàn gang, 27 thép không gỉ, và các loại dây hàn do các cơ sở trong n−ớc sản xuất có chất l−ợng đạt tiêu chuẩn Nhật Bản (JIS) hoặc một số tiêu chuẩn quốc tế khác và hoàn toàn t−ơng đ−ơng với các sản phẩm cùng loại nhập khẩu. Hiện tại, Công ty cổ phần Que hàn điện Việt Đức – VIWELCO (một doanh nghiệp liên kết của VINACHEM) đã đầu t− 4 dây chuyền sản xuất dây hàn đáp ứng cho nhu cầu ngày càng tăng của loại sản phẩm này. 2. Thị tr−ờng các sản phẩm của CNHC Nhìn chung, hiện tại Việt Nam vẫn là thị tr−ờng có quy mô nhỏ đối với nhiều loại sản phẩm hóa chất. Tuy nhiên do vẫn là n−ớc nông nghiệp đang trong quá trình công nghiệp hóa nên thị tr−ờng Việt Nam cũng có một số đặc điểm riêng, thuận lợi cho việc tiêu thụ các hóa chất phục vụ sản xuất nông nghiệp, phục vụ sản xuất vật liệu thông dụng và đáp ứng sản phẩm tiêu dùng. Theo quy hoạch phát triển Ngành hóa chất Việt Nam giai đoạn đến 2010 có tính đến thời điểm 2020 và dự báo của các chuyên gia, nhu cầu và tình hình thị tr−ờng của một số sản phẩm hóa chất tại Việt Nam nh− sau: - Về phân bón Nhu cầu phân bón phục vụ nông nghiệp hàng năm là: urê 2,1-2,3 triệu tấn, DAP 600 nghìn tấn, NPK 2,3-3,0 triệu tấn, phân lân chế biến khoảng 1,5 triệu tấn, phân kali khoảng 600 nghìn tấn. Nhu cầu có thể tăng lên song sẽ không thay đổi nhiều đến năm 2010. Để thoả mãn nhu cầu, ngoài 100% l−ợng phân lân chế biến, 90% phân NPK do sản xuất trong n−ớc cung cấp, hiện tại hàng năm Việt Nam vẫn phải nhập khẩu 70% l−ợng urê, 100% l−ợng DAP, 100% l−ợng kali và hàng trăm nghìn tấn phân NPK. Bên cạnh nhập khẩu, công nghiệp phân bón của Việt Nam cũng thực hiện xuất khẩu một l−ợng nhất định các sản phẩm phân bón, chủ yếu là các sản phẩm PLNC và phân NPK, với kim ngạch xuất khẩu khoảng 20 triệu USD/năm. Thị tr−ờng xuất khẩu là Nhật Bản, Xingapo, Đài Loan, Myanma và một số n−ớc khác trong khu vực. - Về thuốc BVTV Theo đánh giá, Việt Nam có tỷ trọng thị tr−ờng thuốc BVTV chiếm khoảng 0,5% thị tr−ờng thế giới với khoảng 150 triệu USD vào năm 2005 và 175 triệu USD vào năm 2010 (theo British Agrochemicals Association). Tổng l−ợng tiêu thụ thuốc BVTV cả n−ớc vào khoảng 80-100 nghìn tấn/năm (trong đó có khoảng 30 nghìn tấn nhập khẩu) và vẫn tiếp tục tăng. VINACHEM có công ty VIPESCO 28 chuyên sản xuất thuốc BVTV và trong những năm gần đây đã cung cấp ra thị tr−ờng 10-15 nghìn tấn/năm. Một số công ty sản xuất thuốc BVTV của Việt Nam đã có sản phẩm xuất khẩu sang thị tr−ờng một số n−ớc trong khu vực (Campuchia, Lào, Trung Quốc...). Kim ngạch xuất khẩu hàng năm đạt khoảng 20 triệu USD. - Về các sản phẩm cao su Nhu cầu về các loại săm lốp tăng tr−ởng bình quân 10%/năm. Trong các năm gần đây mức tiêu thụ một số loại săm lốp đ−ợc đánh giá nh− sau: Lốp xe đạp: 25 - 30 triệu chiếc Săm xe đạp: 30 - 40 triệu chiếc Lốp xe máy: 10 - 15 triệu chiếc Săm xe máy: 20 - 25 triệu chiếc Lốp ô tô - máy kéo: 3 triệu bộ/năm Trong đó thị phần các sản phẩm lốp ôtô của VINACHEM (kể cả các công ty liên doanh) chiếm khoảng 50%, còn lại là của các loại lốp nhập khẩu. Riêng lốp ôtô radial dùng cho xe tải, xe bus (vành 20 inch) hiện hoàn toàn phải nhập ngoại. Công ty Cổ phần Cao su Đà Nẵng (DRC) của VINACHEM đã có một số chủng loại lốp ô tô cỡ lớn (siêu trọng) đ−a ra thị tr−ờng, chủ yếu cung cấp cho nhu cầu trong n−ớc và đã thử xuất khẩu. Việc xuất khẩu các sản phẩm cao su (chủ yếu là săm lốp ô tô) hiện cũng đ−ợc đ−ợc các doanh nghiệp của Việt Nam chú ý đẩy mạnh. Các doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp thành viên của VINACHEM đều có sản phẩm xuất khẩu. Hiện nay riêng các doanh nghiệp thành viên của VINACHEM hàng năm đạt kim ngạch xuất khẩu 20-30 triệu USD. Thị tr−ờng xuất khẩu t−ơng đối đa dạng: Malaixia, ý, Thổ Nhĩ Kỳ, Achentina, CH Séc, Lào, v.v... - Về các sản phẩm hóa chất Nhìn chung, thị tr−ờng các sản phẩm hóa chất tại Việt Nam là một thị tr−ờng rất đa dạng về mặt chủng loại, nh−ng lại rất hạn chế về mặt khối l−ợng của từng sản phẩm tiêu thụ. Các sản phẩm hóa chất cơ bản tại thị tr−ờng trong n−ớc chủ yếu là các loại: axit vô cơ, axit hữu cơ (chủ yếu là axit axetic), xút, sôđa, phèn nhôm, alumin, các loại muối vô cơ và một số sản phẩm hữu cơ, các phụ gia, v.v... Các doanh nghiệp thành viên của VINACHEM là những cơ sở quan trọng nhất trong sản xuất và cung cấp các hóa chất vô cơ cơ bản (axit sunfuric, 29 phốtphoric, clohyđric; các loại muối phốt phát; xút; clo; amoniac, phèn nhôm; alumin; bột nhẹ; các loại hóa chất tinh khiết, v.v...) tại thị tr−ờng trong n−ớc. Các doanh nghiệp ngoài VINACHEM (kể cả các doanh nghiệp liên doanh và địa ph−ơng) cũng góp phần cung cấp cho thị tr−ờng các loại sản phẩm nh− xút, axit clohyđric, bột nhẹ, phèn nhôm, natri silicat, v.v... D−ới đây là l−ợng hoá chất th−ơng phẩm của các doanh nghiệp thuộc VINACHEM cung cấp ra thị tr−ờng năm 2008. Axit sunfuric th−ơng phẩm 66 nghìn tấn Axit clohyđric th−ơng phẩm 48 nghìn tấn Axit photphoric 7 nghìn tấn Xút lỏng (quy ra 100% NaOH) th−ơng phẩm 22 nghìn tấn Natri silicat 40 nghìn tấn Natri polyphốtphát 18 nghìn tấn Clo lỏng 6,2 nghìn tấn Bột nhẹ 5 nghìn tấn Phèn nhôm 32 nghìn tấn Tuy các doanh nghiệp đã có nhiều cố gắng trong xuất khẩu, nh−ng nhìn chung, khả năng xuất khẩu các sản phẩm hóa chất của các doanh nghiệp Việt Nam còn rất hạn chế. Riêng VINACHEM đã có một số sản phẩm hóa chất (nh− LAS, axit phốtphoric, natri tripolyphốtphát, clo lỏng...) xuất khẩu sang các n−ớc và khu vực (Đài Loan, Malaixia, Campuchia, Philipin...) với kim ngạch −ớc trên d−ới 10 triệu USD/năm. - Về các sản phẩm pin và ắc quy Có thể đánh giá rằng hiện nay trên thị tr−ờng Việt Nam, các sản phẩm pin thông dụng sản xuất trong n−ớc (chủ yếu là sản phẩm của VINACHEM sản xuất) đã cạnh tranh tốt tr−ớc các sản phẩm nhập ngoại, nhất là từ Trung Quốc, do chất l−ợng sản phẩm cao hơn. Mức tiêu thụ pin thông dụng cả n−ớc đ−ợc đánh giá là cỡ trên 500 triệu pin/năm, trong đó thị phần các sản phẩm của VINACHEM chiếm trên 70% thị tr−ờng với 350 - 400 triệu viên pin/năm. Phần còn lại là các loại pin nhập khẩu, kể cả một l−ợng không nhỏ thông qua con đ−ờng tiểu ngạch từ Trung Quốc. Các loại pin cao cấp (pin dùng cho điện thoại di động, máy vi tính, đồng hồ...) có trên thị tr−ờng Việt Nam hiện tại hoàn toàn là sản phẩm nhập khẩu. 30 Các sản phẩm ắc quy, chủ yếu là ắc quy chì, cung cấp cho thị tr−ờng trong n−ớc chủ yếu do các doanh nghiệp Việt Nam và liên doanh cung cấp. Ngoài ra, sản phẩm này còn đ−ợc nhập khẩu từ các n−ớc trong khu vực. Riêng các doanh nghiệp sản xuất ắc quy của VINACHEM hàng năm có thể tiêu thụ tại thị tr−ờng nội địa l−ợng ắc quy t−ơng đ−ơng gần 1,5 triệu kWh. Một số doanh nghiệp trong ngành cũng đã tham gia xuất khẩu ắc quy ra các n−ớc trong khu vực. Riêng VINACHEM đã đạt kim ngạch xuất khẩu hàng năm khoảng 20 triệu USD đến các thị tr−ờng Hàn Quốc, Anh, Trung Đông, Hồng Kông, Campuchia, v.v... - Về các sản phẩm giặt rửa Ước tính nhu cầu thị tr−ờng toàn quốc hiện tại cỡ 500 nghìn tấn sản phẩm chất giặt rửa/năm (trong đó bột giặt chiếm 40-50% khối l−ợng). Các sản phẩm n−ớc giặt đậm đặc đang có xu h−ớng tăng thị phần. Các sản phẩm sản xuất trong n−ớc hiện chiếm tỷ lệ áp đảo. Các công ty liên doanh nh− Lever Việt Nam, P&G Việt Nam; các công ty Cổ phần Bột giặt LIX và Cổ phần Bột giặt NET (đều thuộc VINACHEM) hàng năm đều có sản phẩm xuất khẩu sang các thị tr−ờng một số n−ớc trong khu vực (Đài Loan, Irắc, Nhật Bản, Xingapo, Campuchia, v.v...). Tổng kim ngạch xuất khẩu chất giặt rửa cả n−ớc đã hàng năm đạt hàng trăm triệu USD. - Về các sản phẩm hóa dầu Trên thị tr−ờng trong n−ớc hiện nay có một số sản phẩm hóa dầu nh− LAS, PVC, DOP, các loại dầu mỡ nhờn, dầu phanh, v.v... do các doanh nghiệp (kể cả các doanh nghiệp liên doanh hoặc 100% vốn đầu t− n−ớc ngoài) cung cấp. Trong lĩnh vực SXKD các sản phẩm dầu mỡ nhờn và dầu phanh, APP thuộc VINACHEM chỉ chiếm thị phần không đáng kể. Hiện tại một số sản phẩm hóa dầu nh− DOP, LAS, PVC đã đ−ợc đáp ứng một phần từ nguồn sản xuất trong n−ớc. Phần thiếu hụt đ−ợc nhập khẩu. Nhu cầu sử dụng các sản phẩm hoá dầu khác, trong đó có các nguyên liệu chất dẻo (PE: 300-500 nghìn tấn/năm; PP: 600-800 nghìn tấn/năm v.v...), chủ yếu vẫn đ−ợc đáp ứng bằng nguồn nhập khẩu. L−ợng xuất khẩu các sản phẩm hóa dầu từ các doanh nghiệp trong n−ớc hiện nay đ−ợc coi là không đáng kể. - Về các sản phẩm khác L−ợng giao dịch của các sản phẩm sơn và que hàn trên thị tr−ờng Việt Nam hiện nay đ−ợc đánh giá nh− sau: Sơn các loại khoảng 100 nghìn tấn/năm; que 31 hàn các loại khoảng 100-150 nghìn tấn/năm, dây hàn vài chục nghìn tấn/năm. Trong đó VINACHEM cung cấp 10 - 20% l−ợng các sản phẩm trên cho thị tr−ờng. Phần thiếu hụt hoặc các sản phẩm không sản xuất trong n−ớc đ−ợc nhập khẩu từ Thái Lan (sơn, que hàn), Hàn Quốc, Thụy Điển, Nhật Bản (que hàn) và từ nhiều n−ớc khác. Một phần sản l−ợng sơn sản xuất trong n−ớc đã đ−ợc xuất khẩu, trong khi đó sản phẩm que hàn nội ch−a có khả năng xuất khẩu. Theo đánh giá chung năng lực xuất khẩu sơn và que hàn của các doanh nghiệp Việt Nam đ−ợc coi là còn rất yếu. Hiện tại kim nghạch xuất khẩu que hàn hàng năm chỉ vào khoảng 100-200 nghìn USD, trong đó VINACHEM đạt 35-50 nghìn USD. II.3.1.3. Định h−ớng và triển vọng phát triển CNHC 1/ Định h−ớng phát triển CNHC Qua hiện trạng và triển vọng phát triển của CNHC, có thể nhận thấy so với các n−ớc trong khu vực và thế giới, CNHC n−ớc ta vẫn ở mức phát triển thấp do quy mô sản xuất nhỏ, tính cạnh tranh không cao, nhiều khâu sản xuất ch−a đảm bảo chất l−ợng của sản phẩm và các yếu tố về môi tr−ờng. Tuy nhiều ngành hàng của CNHC là những ngành hàng thiết yếu, rất quan trọng (trong phục vụ nông nghiệp, đảm bảo an ninh l−ơng thực và phục vụ đời sống nhân dân) và cần thiết đầu t− phát triển, nh−ng việc đầu t− công nghệ và cơ sở hạ tầng sản xuất của ngành lại luôn đòi hỏi nguồn vốn rất lớn trong khi lợi nhuận sản xuất th−ờng thấp, nhiều ngành sản xuất chậm thu hồi vốn do sản phẩm phải tiêu thụ theo ph−ơng thức chậm thanh toán và dễ gặp rủi ro trong kinh doanh. Từ cuối năm 2006 n−ớc ta đã chính thức gia nhập Tổ chức th−ơng mại Thế giới (WTo). Việc tham gia vào tiến trình này sẽ tạo cho nền kinh tế, ngành Công nghiệp Việt Nam nói chung và CNHC Việt Nam nói riêng, nhiều cơ hội để phát triển do nhu cầu sản phẩm lớn hơn và thị tr−ờng đ−ợc mở rộng hơn. Song hội nhập kinh tế cũng sẽ nảy sinh nhiều thách thức, nhất là trong b−ớc đầu khi các doanh nghiệp ch−a thích nghi với môi tr−ờng cạnh tranh mới. Năm 2005 Nhà n−ớc đã thông qua chiến l−ợc và quy hoạch phát triển CNHC Việt Nam đến năm 2010 có tính đến năm 2020 (Quyết định số 207/2005/QĐ-TTg ngày 18/8/2005 và Quyết định số 343/2005/QĐ-TTg ngày 26/12/2005). Quy hoạch phát triển CNHC nhằm xây CNHC n−ớc ta phát triển đến năm 2020 có cơ cấu t−ơng đối hoàn chỉnh, bao gồm các lĩnh lực sản xuất chủ yếu nh− phân bón, cao su kỹ thuật và tiêu dùng, hóa chất cơ bản, hóa dầu, hóa d−ợc, v.v…, đáp ứng nhu cầu trong n−ớc và xuất khẩu trên cơ sở từng b−ớc 32 xây dựng CNHC thành ngành công nghiệp hiện đại, hình thành các khu công nghiệp tập trung, các tổ hợp sản xuất có quy mô lớn, sử dụng công nghệ tiên tiến, tạo ra sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị tr−ờng trong n−ớc và khu vực, góp phần cùng các ngành kinh tế khác thực hiện chiến l−ợc phát triển kinh tế- xã hội đã đ−ợc Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X xác định. Trên cơ sở chiến l−ợc và quy hoạch phát triển CNHC Việt Nam, VINACHEM đã ra quyết định ban hành kế hoạch điều chỉnh của Tổng Công ty trong cùng giai đoạn (Quyết định số 101/QĐ-HCVN ngày 27 tháng 02 năm 2007) và đã xác định đây là kỳ kế hoạch rất quan trọng để thực hiện chiến l−ợc phát triển Tổng Công ty và CNHC. Với mục tiêu, kế hoạch phát triển CNHC theo h−ớng thực hiện các lộ trình phát triển các ngành sản xuất và trên cơ sở thực tế các dự án đang đ−ợc triển khai thực hiện, có thể thấy triển vọng phát triển của CNHC n−ớc ta là rất khả quan với một số đặc điểm nh− sau: - Nhiều ngành hàng chủ lực của CNHC là những ngành hàng thiết yếu phục sản xuất nông nghiệp, đảm bảo an ninh l−ơng thực và đời sống nhân dân (nh− phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, một số mặt hàng dân dụng, v.v…) nên cần thiết đầu t− phát triển. - Thị tr−ờng trong t−ơng lai của các ngành hàng thuộc CNHC, đặc biệt đối với các ngành hàng chủ lực (phân bón, sản phẩm cao su, hóa chất cơ bản, v.v...) là t−ơng đối thuận lợi và rất rộng mở cả về cung cấp nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm. - Tuy so với nhiều n−ớc trong khu vực và thế giới, nhiều ngành sản xuất thuộc CNHC n−ớc ta phát triển sau, nh−ng điều này cũng là một lợi thế, giúp chúng ta có thêm kinh nghiệm, tránh sai lầm về định h−ớng trên con đ−ờng phát triển. - Nhiều ngành sản xuất thuộc CNHC n−ớc ta phát triển từ một nền công nghệ lạc hậu, thậm chí từ con số không. Nh−ng đây cũng là một yếu tố thuận lợi để chúng ta phát triển nhanh trên cơ sở đầu t− theo ph−ơng châm đi tắt, đón đầu về công nghệ. Tuy nhiên do nhiều hạn chế, nhất là hạn chế về vốn, mà phát triển CNHC cần có một lộ trình. Các h−ớng đầu t− −u tiên trong giai đoạn hiện nay là: 1/ phát triển sản xuất phân bón phục vụ nông nghiệp, 2/ Phát triển công nghiệp hóa dầu, 3/ Phát triển sản xuất hóa chất cơ bản và 4/ Phát triển sản phẩm cao su (nhất là lốp ôtô). H−ớng phát triển của các ngành hàng thuộc CNHC là −u tiên đảm bảo nhu cầu trong n−ớc, giảm nhập khẩu sản phẩm, giảm xuất khẩu nguyên 33 liệu, nâng cao hàm l−ợng chất xám trong sản phẩm và từng b−ớc tăng xuất khẩu sản phẩm. 2/ Triển vọng phát triển CNHC Vai trò của CNHC trong nền kinh tế cả n−ớc nói chung và trong nền Công nghiệp Việt Nam nói riêng đang ngày càng đ−ợc nâng cao. Một số ngành trọng điểm của CNHC sẽ đ−ợc −u tiên phát triển là: công nghiệp sản xuất hóa chất phục vụ nông nghiệp, các sản phẩm cao su, các sản phẩm hóa chất, các sản phẩm điện hóa, v.v... Các ngành hàng còn lại nh− các chất giặt rửa, sơn, chất dẻo, v.v... vẫn tiếp tục đ−ợc duy trì và đẩy mạnh sản xuất. Một số ngành sản xuất nh− hóa dầu và hóa d−ợc đang đ−ợc tạo điều kiện để phát triển. Từ nay đến 2010 các ngành trọng điểm của CNHC sẽ có triển vọng phát triển với một số dự án lớn sẽ đ−ợc triển khai thực hiện. - Trong lĩnh vực sản xuất phân bón Từ nay đến năm 2010 cố gắng thoả mãn toàn bộ nhu cầu phân urê (khoảng 2,2 triệu tấn/năm- kể cả của PetroVietnam), 50% nhu cầu DAP (khoảng 330 nghìn tấn/năm), toàn bộ nhu cầu phân lân chế biến (khoảng 1,5 triệu tấn/năm) và phân NPK (khoảng 3 triệu tấn/năm) trên cơ sở các nhà máy sản xuất hiện có và một số dự án sắp hoàn thành. Cụ thể: + Phân supe phốt phát đơn: Tiếp tục duy trì công suất 2 nhà máy supe phốt phát đơn hiện có của VINACHEM ở mức 1 triệu tấn/năm trên cơ sở nâng cấp công nghệ (tăng tỷ lệ dùng tinh quặng apatit, áp dụng quặng apatit nghiền −ớt). Bắt đầu nghiên cứu sản xuất supe phốt phát giàu (hàm l−ợng P2O5 28 - 32%). + PLNC: Tiếp tục duy trì công suất 2 nhà máy PLNC hiện có của VINACHEM và nâng dần công suất các nhà máy này để có tổng công suất ít nhất 700 nghìn tấn/năm, đồng thời nâng cao chất l−ợng sản phẩm. Tiếp tục đầu t− một nhà máy PLNC tại Lâm Thao. + Phân đạm: Xây dựng Nhà máy Phân đạm Ninh Bình công suất 560 nghìn tấn urê/năm (dùng nguyên liệu than cám, dự kiến hoạt động vào năm 2011) và mở rộng công suất Nhà máy Phân đạm Hà Bắc lên 500 nghìn tấn urê/năm (dùng nguyên liệu là than cám, dự kiến hoạt động vào năm 2011). Ngoài ra còn một số nhà máy đang đ−ợc dự kiến đầu t− trong kỳ, trong đó có Nhà máy sản xuất amoni sunfat (AS) công suất 100 nghìn tấn/năm tại Hải Phòng. + Phân NPK: Phát huy toàn bộ năng lực của các nhà máy sản xuất phân NPK hiện có hoặc đang hoàn thiện xây dựng tại các doanh nghiệp thuộc VINACHEM (kể cả liên doanh) với công suất tổng trên 3 triệu tấn/năm và của các nhà máy phân bón thuộc các ngành và các địa ph−ơng. 34 + Phân tổng hợp: Đ−a vào hoạt động Nhà máy DAP Hải Phòng công suất 330 nghìn tấn DAP/năm (do VINACHEM đầu t−), vào đầu năm 2009. Tiếp tục đầu t− nhà máy DAP số 2 tại Lào Cai. - Trong lĩnh vực thuốc BVTV + Tăng c−ờng sử dụng các hoạt chất mới có hiệu quả phòng trừ cao và có tính chọn lọc cùng các chất phụ gia thế hệ mới thuận tiện trong sản xuất và sử dụng, dễ phân hủy trong điều kiện bình th−ờng, đảm bảo ít gây độc và thân thiện với môi tr−ờng. + Tiếp tục chuyển dần cơ cấu sản phẩm, giảm dần tỷ lệ thuốc trừ sâu, tăng dần các sản phẩm trừ cỏ (phấn đấu đạt 48% vào năm 2010), trừ nấm bệnh và kích thích tố, tăng dần tỷ lệ các sản phẩm thuộc nhóm gia dụng và vệ sinh dịch tễ. + Trong gia công tăng đầu t− áp dụng các công nghệ gia công tiên tiến để tạo ra các loại hình sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu sử dụng. - Trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm cao su Từ nay đến năm 2010 và các năm sau, ngành sản xuất các sản phẩm cao su sẽ tiếp tục đầu t− mở rộng các nhà máy hiện có để có tổng năng lực sản xuất 4,5 – 5,0 triệu lốp ô tô/năm, đủ sản phẩm thoả mãn về lốp xe máy, xe đạp cho nhu cầu trong n−ớc và xuất khẩu. Trong giai đoạn đến năm 2010, VINACHEM đã có kế hoạch đầu t− một nhà máy sản xuất lốp ôtô radial dạng liên doanh công suất 4 triệu lốp/năm. Nghiên cứu khả năng mở rộng sản xuất băng tải, dây curoa, cao su latex, chi tiết cao su kỹ thuật, v.v.... Đặc biệt trong giai đoạn đến 2010 và các năm sau, ngành sản phẩm cao su sẽ nghiên cứu khả năng đồng bộ hóa sản xuất và phát triển sản xuất trong n−ớc các vật t− phu liệu cho ngành (mành, tanh thép, muội than, v.v...). - Trong lĩnh vực hóa chất cơ bản Từ nay đến năm 2010 các doanh nghiệp thuộc CNHC tiếp tục tập trung đầu t−: + Nâng cấp tất cả các dây chuyền sản xuất axit sunfuric và toàn bộ các dây chuyền sản xuất xút-clo. Bên cạnh đó phát huy toàn bộ năng lực của các nhà máy sản xuất hiện có (đ−ợc nâng cấp), VINACHEM đang có kế hoạch hợp tác đầu t− một nhà máy xút-clo mới công suất 200 nghìn tấn xút/năm, có tính đến việc cân đối clo cho sản xuất VMC phục vụ sản xuất PVC trong khuôn khổ Dự án hóa dầu với các đối tác Thái Lan và PetroVietnam. + Đẩy mạnh sản xuất alumin từ bôxit Lâm Đồng trên cơ sở Dự án khai thác bôxit và sản xuất alumin phẩm cấp hóa chất công suất 500 nghìn tấn/năm tại Lâm Đồng. Ngoài ra, trong ch−ơng trình nhôm-alumin, Tập đoàn Than và 35 Khoáng sản Việt Nam (VINACOMIN) cũng đang thực hiện một số dự án liên doanh về khai thác bôxit và sản xuất alumin tiến tới sản xuất nhôm quy mô lớn tại Lâm Đồng, Đắc Nông và một số địa ph−ơng khác. + Tiếp tục thực hiện các dự án đầu t− sản xuất một số hóa chất cơ bản khác nh−: sản xuất muội than công suất 50 nghìn tấn/năm (liên doanh của các công ty cao su thuộc VINACHEM với đối tác ấn Độ), sản xuất sôđa công suất 200 nghìn tấn/năm, v.v... - Trong lĩnh vực pin, ắc quy + Về pin: Các doanh nghiệp tiếp tục nâng cao chất l−ợng các loại pin thông dụng nh− R20S, R20C, R6P, LR6 và tiếp tục đầu t− thêm về công nghệ sản xuất loại pin tiểu (AA size). Tuy nhiên trong một vài năm tới sẽ không có biến động lớn về công nghệ, năng lực sản xuất và thị tr−ờng các sản phẩm pin điện tại Việt Nam. + Về ắc quy: PINACO tiếp tục hoàn thiện đầu t− 2 giai đoạn dự án Nhà máy ắc quy Nhơn Trạch (công suất 600 nghìn kWh/năm), sử dụng công nghệ và thiết bị của G7 để đ−a tổng sản l−ợng lên 1 triệu kWh/năm. TIBACO sẽ đầu t− thêm các thiết bị để đồng bộ hóa dây chuyền sản xuất, nâng công suất sản xuất lên 500- 600 kWh/năm. Tuy nhiên trong một vài năm tới cũng sẽ ch−a có biến đổi lớn về công nghệ, năng lực sản xuất và quy mô thị tr−ờng ắc quy tại Việt Nam. - Trong lĩnh vực hoá d−ợc và hoá dầu Từ nay đến 2010 và những năm sau, CNHC Việt Nam sẽ chú ý phát triển mạnh các ngành hoá d−ợc và hoá dầu. Ngành Hoá d−ợc sẽ đ−ợc phát triển trên cơ sở tận dụng tiềm năng và thế mạnh trong n−ớc (về các nguyên liệu thiên nhiên và nhu cầu rất lớn của thị tr−ờng trên 80 triệu dân) kết hợp ứng dụng chuyển giao công nghệ n−ớc ngoài. Tr−ớc mắt Ngành sẽ −u tiên đầu t− trọng điểm cho các cơ sở sản xuất nguyên liệu hoá d−ợc thiết yếu có nhu cầu lớn (hoạt chất thuốc kháng sinh, tá d−ợc) phục vụ bảo vệ sức khoẻ nhân dân thay thế một phần hàng nhập khẩu. Tuy nhiên việc thực hiện đầu t− còn gặp rất nhiều khó khăn. Sau nhiều năm khởi động, đến nay Dự án sản xuất thuốc kháng sinh công suất 300 tấn/năm mới đang tiếp tục đ−ợc khởi động lại sau ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ t−ớng Hoàng Trung Hải (năm 2008) Ngoài việc mở rộng sản xuất PVC, DOP, LAS tại các cơ sở hiện có, trong lĩnh vực hoá dầu, VINACHEM cùng với các đối tác Thái Lan và PetroVietnam liên doanh đầu t− Dự án Tổ hợp Hóa dầu với tổng mức đầu t− 3,77 tỷ USD (sản xuất PE, PP và một số dẫn xuất dầu mỏ) tại Long Sơn. Tuy nhiên theo đánh giá, từ nay đến năm 2010 ngành Hóa dầu n−ớc ta mới chỉ có những b−ớc đi đầu tiên. Có khả năng ngành này sẽ phát triển mạnh mẽ trong thập niên tiếp theo. 36 II.3.2. Tình hình phát triển của Công nghiệp Dầu khí tại Việt Nam II.3.2.1. Vài nét về lịch sử Ngành CNDK Việt Nam đ−ợc đặt nền móng từ năm 1961 khi Đoàn Địa chất 36 (thuộc Tổng cục Địa chất) đ−ợc thành lập để thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, thăm dò dầu khí tại Việt Nam. Năm 1969, Đoàn Địa chất 36 đ−ợc tổ chức lại, đổi tên thành Liên đoàn Địa chất 36 và vẫn tiếp tục hiện nhiệm vụ tìm kiếm, thăm dò dầu khí. Hoạt động dầu khí trong giai đoạn những năm sau 1960 chủ yếu là thăm dò dầu khí tại miền Bắc, đặc biệt là vùng trũng Hà Nội và Đồng bằng Sông Hồng. Tại đây, với sự trợ giúp kỹ thuật và tài chính của Liên Xô (cũ), Đoàn Địa chất 36 đã thực hiện giếng khoan thăm dò đầu tiên và đạt sâu 3000 mét. Kể từ đó, hàng loạt giếng khoan sâu đã đ−ợc thực hiện. Kết quả thu đ−ợc là phát hiện mỏ khí Tiền Hải (Tiền Hải C) thuộc tỉnh Thái Bình vào năm 1975. Trong thời gian này, một số ch−ơng trình khảo sát địa vật lý đã đ−ợc các công ty dầu khí n−ớc ngoài tiến hành trên thềm lục địa phía Nam vào cuối những năm 60. Các chiến dịch khoan thăm dò do Mobil Oil và Pecten thực hiện thực sự đ−ợc bắt đầu vào các năm 1974 và 1975 ở bồn trũng Cửu Long và Nam Côn Sơn. Các công ty này đã tìm thấy dầu ở hai giếng khoan (Dừa – 1X và BH-1X) tại các cấu tạo đứt gãy thuộc Miocene Hạ và Oligocene. Khi n−ớc ta thống nhất vào năm 1975, tất cả các hợp đồng nh−ợng địa của các công ty này với Chính quyền Sài Gòn cũ đều hết hiệu lực. Năm 1975, Tổng cục Dầu khí Việt Nam đ−ợc thành lập trên cơ sở Liên đoàn địa chất 36 và Vụ Dầu khí thuộc Tổng cục Hoá chất với nhiệm vụ quản lý và triển khai công tác thăm dò, khai thác dầu khí trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Năm 1977, Công ty Dầu khí Việt Nam (Vietnam oil & Gas Company – PetroVietnam) trực thuộc Tổng cục Dầu khí Việt Nam đ−ợc thành lập để thực hiện nhiệm vụ hợp tác với các công ty n−ớc ngoài trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí tại Việt Nam. Bắt đầu từ năm 1978, ngành khai thác dầu của n−ớc ta khí chính thức hoạt động tại miền Nam. Liên doanh đầu tiên trong lĩnh vực dầu khí ở n−ớc ta là Xí nghiệp liên doanh Dầu khí Việt Xô (Vietsopetro), đ−ợc thành lập ngày 19 tháng 11 năm 1981, có trụ sở tại Vũng Tàu. Trong đó Liên xô (cũ) và Việt mỗi bên một nửa trong tổng số vốn đầu t− 1,5 tỷ USD. Đại diện cho phía Việt Nam trong liên doanh là Công ty Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam) còn đại diện phía Liên xô (cũ) là Zarubezneft. 37 Vietsopetro đ−ợc giao trách nhiệm hợp tác khai thác ba mỏ Rồng, Đại Hùng và Bạch Hổ từ năm 1981 (theo tài liệu thì mỏ Bạch Hổ và Đại Hùng đã đ−ợc một số công ty d−ới thời Chính quyền miền Nam phát hiện từ năm 1974, nh−ng vì chiến tranh nên ch−a tiến hành khai thác). Vietsopetro khai thác tấn dầu thô đầu tiên ngày 26/6/1986. Đến năm 1992 đạt 10 triệu tấn. Các năm sau, mỗi năm có sản l−ợng khai thác bình quân 370- 400 nghìn thùng dầu/ngày (trên 10 triệu tấn/năm) và đến hết năm 2005 đã đạt tổng sản l−ợng khai thác 150 triệu tấn dầu thô. Hai mỏ Rồng và Đại Hùng có tổng sản l−ợng thấp, chỉ chiếm 20%, còn 80% tổng sản l−ợng còn lại là của mỏ Bạch Hổ. Việc khai thác dầu mỏ đã đ−a Việt Nam đứng vào hàng thứ t− ở Đông Nam á (sau Indonexia, Malaixia và Brunei) về sản l−ợng dầu thô khai thác. Năm 1986 lần đầu tiên Việt Nam đứng vào danh sách 44 quốc gia khai thác dầu khí trên thế giới và từ đó đến nay n−ớc ta vẫn là n−ớc xuất khẩu dầu thô. Vietsovpetro hiện đang đóng góp khoảng 80% l−ợng dầu thô xuất khẩu hàng năm từ Việt Nam. Hợp đồng liên doanh sẽ hết hạn vào 2010 và hai bên liên doanh (Việt Nam và Nga) đang có kế hoạch tiếp tục ký kết các hợp đồng liên doanh mới. Đầu năm 1988, trên cơ sở Luật đầu t− n−ớc ngoài đ−ợc ban hành, đã có nhiều hợp đồng của các công ty n−ớc ngoài (Pháp, Mỹ, v.v...) liên doanh với PetroVietnam trong lĩnh vực dầu khí. Trong giai đoạn này, nhiều mỏ dầu khí mới nh− Lan Tây, Lan Đỏ, Rồng Bay, Rồng Đỏ, Rồng Vĩ Đại, Hải Cẩu, Ruby, Hồng Ngọc, v.v... đ−ợc phát hiện và thăm dò. Có những mỏ dầu đã xác định đ−ợc công suất tới 10 nghìn thùng dầu thô/ngày. Tháng 4 năm 1990 Tổng cục Dầu khí Việt Nam đ−ợc sáp nhập vào Bộ Công nghiệp nặng. Tiếp theo, tháng 6 năm 1990 Tổng công ty Dầu khí Việt Nam (Vietnam oil & Gas Corporation - PetroVietnam) đ−ợc tổ chức lại trên cơ sở các đơn vị cũ của Tổng cục Dầu khí Việt Nam chấm dứt sự tồn tại về mặt pháp lý. Tháng 5 năm 1992 Tổng công ty Dầu khí Việt Nam tách khỏi Bộ Công nghiệp nặng và trực thuộc Thủ t−ớng Chính phủ, trở thành Công ty dầu khí quốc gia Việt Nam (PetroVietnam). Tháng 7/1993 Quốc Hội ban hành Luật Dầu khí và 6/2000 đã thay đổi một số điều của Luật này. Tháng 5 năm 1995 PetroVietnam đ−ợc Thủ t−ớng Chính phủ n−ớc CHXHCN Việt Nam quyết định là Tổng Công ty Nhà n−ớc. 38 Theo Quyết định số 198/2006/QĐ-TTg ngày 29 tháng 8 năm 2006 của Thủ t−ớng Chính phủ, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Vietnam Oil and Gas Group- PetroVietnam) đ−ợc thành lập cơ sở tổ chức lại Tổng công ty Dầu khí Việt Nam. Đây là tổ hợp doanh nghiệp (không có t− cách pháp nhân), bao gồm: Công ty mẹ - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam) và các đơn vị thành viên, trong đó có các đơn vị thành viên cũ của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam tr−ớc đây. Các lĩnh vực chính trong hoạt động của PetroVietnam bao gồm từ thăm dò và khai thác dầu khí, tàng chứa, vận chuyển, chế biến, phân phối sản phẩm dầu khí, đến các hoạt động dịch vụ, th−ơng mại, tài chính, bảo hiểm dầu khí. Tập đoàn cũng đ−ợc giao nhiệm vụ triển khai thực hiện toàn bộ các hoạt động liên quan đến việc phát hiện, khai thác và làm gia tăng giá trị của nguồn tài nguyên dầu khí tại Việt Nam và tham gia các dự án quốc tế nhằm phát triển ngành Dầu khí Việt Nam. Vào tháng 10 năm 2006 ngay sau khi thành lập, PetroVietnam đã ký các hợp đồng thăm dò khai thác dầu khí d−ới dạng các liên doanh nh− tổ hợp công ty Santos Vietnam PTY Ltd (úc)/ Singapore Petroleum Vietnam Song Hong Co Ltd. (Xingapo), v.v... Một số mỏ dầu đang khai thác, nhất là mỏ Bạch Hổ, qua thời gian khai thác hơn 20 năm đã bắt đầu giảm sản l−ợng khai thác. Từ năm 2005 trở đi, sản l−ợng dầu thô của Việt Nam đã đạt 16 triệu tấn/năm, nh−ng nếu không tìm kiếm và khai thác các mỏ dầu mới thì khó duy trì đ−ợc sản l−ợng. Để giải quyết vấn đề này, PetroVietnam đã có quyết sách khai thác các mỏ nhỏ. Trên cơ sở Luật Dầu khí, hoạt động dầu khí ở Việt nam đang “đa diện, đa dạng” hơn. Không chỉ hợp đồng liên doanh mà còn có các loại hợp đồng chia sản phẩm (PSC), hợp đồng điều hành chung (JOC) và hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC). Đặc biệt các loại hợp đồng PSC đ−ợc áp dụng khá nhiều trong thăm dò khai thác các mỏ dầu quy mô nhỏ. Ch−ơng trình phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) và Ngân hàng Thế giới (WB) đã thông qua “Ch−ơng trình hỗ trợ quản lý lĩnh vực năng l−ợng” (ESMAP) khuyến cáo rằng, hình thức hợp đồng nên đ−ợc sử dụng nhiều nhất với các nhà đầu t− n−ớc ngoài là hình thức PSC. Việt Nam nên sử dụng các hợp đồng PSC này nh− là loại hợp đồng chủ yếu, thay vì các hợp đồng liên doanh hay các loại thỏa thuận khác để thu hút nhanh nguồn vốn vào khâu thăm dò. Tháng 11/2008 Công ty liên doanh điều hành Cửu Long - Cửu Long JOC ( Liên doanh giữa Công ty Thăm dò- khai thác Dầu khí-PVEP thuộc PetroVietnam và Công ty Conoco Phillips Cuu Long Limited của V−ơng quốc Anh và một số công ty khác của Hàn Quốc) đã khai thác đ−ợc thùng dầu thô đầu tiên từ mỏ S− 39 Tử Vàng. đây là mỏ dầu lớn thứ t− hiện có của Việt Nam với sản l−ợng khai thác dự kiến 65 nghìn thùng/ngày. Ngoài ra mỏ S− Tử Đen Đông Bắc cũng có kế hoạch khai thác từ năm 2010. Vào giữa năm 2007, PetroVietnam vừa ký hợp đồng PSC để tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí ngoài khơi thềm lục địa phía Bắc (6/2007). Tổ hợp các bên nhà thầu gồm Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP) thuộc PetroVietnam và Petronas Carigali Overseas SDN.BHD trực thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Malaixia (Petronas). Theo hợp đồng đ−ợc ký kết, các nhà thầu cam kết sẽ đầu t− 57,7 triệu USD để tiến hành các hoạt động dầu khí trong giai đoạn 4 năm tìm kiếm, thăm dò đầu tiên. Tổ hợp các bên nhà thầu gồm Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP) thuộc PetroVietnam và Salamanver Energy Group Limited (Anh) Ký hợp đồng thăm dò khai thác dầu khí tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (6/2007) thuộc địa giới Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh và một phần ở vùng ven biển phụ cận. Theo hợp đồng này, nhà thầu cam kết sẽ đầu t− 5,77 triệu USD để tiến hành các hoạt động dầu khí trong 3 năm đầu thời kỳ tìm kiếm, thăm dò. Trong lĩnh vực khí thiên nhiên: Trong năm 1995, việc thu hồi khí đồng hành tại các mỏ đã bắt đầu đ−ợc thực hiện, đầu tiên là tại mỏ Bạch Hổ. Thực ra dòng khí đồng hành của mỏ Bạch Hổ đã có từ năm 1984, song vẫn phải đốt bỏ đến 1 tỉ m3/năm. Mãi đến năm 1993, dự án khai thác khí đồng hành mới đ−ợc thành hình. Với số vốn 460 triệu USD, PetroVietnam lắp đặt tuyến ống hơn 100 km dẫn khí từ ngoài khơi về Bà Rịa-Vũng tàu. Nhờ công trình này, hàng loạt dự án sử dụng khí trên bờ đã đ−ợc triển khai. Năm 1993 liên minh BP-Statoil đã phát hiện các mỏ khí Lan Tây và Lan Đỏ với trữ l−ợng xác minh là 57 tỉ m3 khí, đảm bảo nguồn cung cấp ổn định lâu dài ở mức 7,0 tỉ m3 khí/năm. Cùng thời gian này, PetroVietnam cũng đã liên doanh với các hãng BP, Statoil, Mobil -BHP và đã phát hiện hàng loạt mỏ khí ở bể Nam Côn Sơn, đồng thời thực hiện dự án dẫn khí đồng hành tại các mỏ này vào bờ từ năm 1998 với công suất 5-6 tỉ m3/năm. Tháng 12/1998, Nhà máy chế biến khí Dinh Cố đ−ợc đ−a vào vận hành, mỗi ngày có 4,2 triệu m3 khí đ−ợc xử lý, chế biến thành khí hóa lỏng (LPG) và condensat cung cấp cho thị tr−ờng. PetroVietnam còn đang xem xét việc nâng công suất của toàn bộ hệ thống thu gom vận chuyển khí từ bể Cửu Long lên 2,0 tỉ m3 khí/năm. Ngày 28/3/2005, các công ty BP, Statoil, Mobil và BHP đã cùng nhau ký với Petro Vietnam một thỏa thuận hợp tác lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án 40 trên. Cùng với việc triển khai dự án Nam Côn Sơn, các bên còn triển khai Dự án xây dựng tuyến ống Phú Mỹ - Tp. Hồ Chí Minh. Nhà máy Điện Phú Mỹ tại Bà rịa - Vũng Tàu sử dụng khí từ dự án khí Nam Côn Sơn theo hợp đồng mua khí 20 năm với PetroVietnam, công suất sử dụng khoảng 3,0 triệu m3 khí/ngày và đã bổ sung cho l−ới điện quốc gia gần 10% tổng sản l−ợng điện hiện có của Việt Nam. II.3.2.2. Hiện trạng và triển vọng phát triển CNDK Việt Nam Về mặt tổ chức, PetroVietnam là tập đoàn dầu khí quốc gia thuộc quyền quản lý của Chính phủ Việt Nam thông qua Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Th−ơng) và toàn bộ hoạt động SXKD của CNDK Việt Nam đều do PetroVietnam đảm nhiệm. Cơ cấu tổ chức hiện nay (năm 2008) của PetroVietnam gồm nhiều công ty thành viên và công ty liên doanh. 1/ Trong lĩnh vực thăm dò và khai thác dầu khí PetroVietnam cho rằng hiện nay chúng ta ch−a đầu t− thăm dò đầy đủ tiềm năng dầu khí của Việt Nam. Một số mỏ dầu đang khai thác, nhất là mỏ Bạch Hổ, bắt đầu giảm sản l−ợng. Việc tăng c−ờng thăm dò và khai thác các mỏ dầu khác tại thềm lục địa Việt nam nh− S− tử Đen, S− tử Vàng, S− tử Trắng, Cá Ngừ Vàng, v.v…hiện nay có thể góp phần đảm bảo cho sản l−ợng kế hoạch 16 triệu tấn dầu thô/năm của n−ớc ta vào những năm gần đây. Hiện nay ngoài việc thăm dò và khai thác dầu khí tại thềm lục địa khu vực phía Nam, PetroVietnam còn triển khai các kế hoạch thăm dò dầu khí tại thềm lục địa khu vực phía Bắc và trong đất liền (Châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long). Bên cạnh việc đẩy mạnh các hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí trên lãnh thổ Việt Nam, PetroVietnam cũng đang tiến hành một số dự án thăm dò và khai thác dầu khí tại Malaixia, Indonexia, Angery, Irắc và mua một số mỏ dầu ở n−ớc ngoài (Azerbaijan, Angiery và nhiều khu vực khác). Theo PetroVietnam, nếu giai đoạn đàm phán thuận lợi, Tập đoàn sẽ lập các liên doanh tại n−ớc ngoài nhằm chủ động về nguồn cung dầu mỏ cho thị tr−ờng trong n−ớc. 2/ Trong lĩnh vực chế biến dầu ( bao gồm lọc dầu và hóa dầu) PetroVietnam khẳng định sẽ tham gia các dự án thuộc lĩnh vực lọc hóa dầu với t− cách là ng−ời cung cấp nguyên liệu và chủ đầu t− chính. Về mặt tổng thể, có thể thấy PetroVietnam đang thực hiện quy hoạch về phát triển lọc, hóa dầu với các dự án lớn nh− sau: 41 Về lọc dầu: - Dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất (Nhà máy Lọc dầu số 1) tại Dung Quất (Quảng Ngãi), với tổng mức đầu t− 2,5 tỷ USD. Nhà máy này có công suất thiết kế ban đầu 6,5 triệu tấn dầu thô/năm, sau đ−ợc nâng lên công suất 10 triệu tấn dầu thô/năm, đ−ợc khởi công tháng 10/2004 và dự kiến sẽ đ−a vào vận hành đầu năm 2009. Sản phẩm gồm LPG, xăng, dầu hoả, nhiên liệu phản lực, diesel (DO), dầu mazut (FO) và propylene để sản xuất PP. - Dự án Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn (Nhà máy Lọc dầu số 2) tại Nghi Sơn (Thanh Hóa) nằm trong Liên hợp Lọc- Hóa dầu Nghi Sơn. Việc tham gia liên doanh lọc hóa dầu Nghi Sơn nằm trong chiến l−ợc phát triển sau dầu khí của PetroVietnam. Nhà máy có công suất 7,0 - 8,8 triệu tấn sản phẩm/năm, vốn đầu t− 6 tỉ USD từ liên doanh của PetroVietnam với một số đối tác trong và ngoài n−ớc (PetroVietnam góp 25,1% vốn trong Dự án). Hiện phía Cô oét đã cam kết cung cấp toàn bộ nhu cầu dầu thô của Nhà máy. Dự kiến khi hoàn thành vào năm 2013, Nhà máy này sẽ có công suất giai đoạn đầu là 200 nghìn thùng dầu thô/ngày (10 triệu tấn/năm). Công suất của Nhà máy sẽ tăng lên 20 triệu tấn/năm khi Dự án đ−ợc mở rộng. - Dự án Nhà máy Lọc dầu số 3 công suất 7 triệu tấn dầu thô/năm (hiện Thủ T−ớng Chính phủ đang duyệt địa điểm) sẽ đ−ợc triển khai để đồng bộ với hoạt động của Tổ hợp hóa dầu Long Sơn trong khoảng thời gian tr−ớc năm 2015. Về hóa dầu: - Dự án Tổ hợp (cụm) Hóa dầu số 1 gắn với nguyên liệu từ Nhà máy lọc dầu Dung Quất (Nhà máy Lọc dầu số 1) sẽ đ−ợc đầu t−, bao gồm nhà máy sản xuất polypropylene (PP) công suất 150 nghìn tấn/năm. Ngoài ra, trong cụm hóa dầu này, PetroVietnam cũng chuẩn bị đầu t− xây dựng các nhà máy sản xuất các sản phẩm hóa dầu khác (nh− muội than, LAB) trong giai đoạn tiếp theo. - Dự án Tổ hợp Hóa dầu số 2 tại Đông Nam bộ, trong đó Tổ hợp Hóa dầu Long Sơn (tổng mức đầu t− 3,77 tỷ USD, đã đ−ợc khởi công ngày 25/9/2008, do liên doanh của PetroVietnam với VINACHEM và 2 đối tác Thái Lan đầu t−) là thành phần chính của Dự án này. Sự hoạt động của Tổ hợp Hóa dầu số 2 sẽ là tiền đề để triển khai Dự án Nhà máy lọc dầu số 3. Dự án Tổ hợp Hóa dầu số 2 nhằm cung cấp nguyên liệu sản xuất các loại chất dẻo (PVC, PS, PET DOP), phân bón (amoniac, urê), hóa chất (metanol), v.v…cùng với các dự án đã đi vào hoạt động (Nhà máy Phân đạm Phú Mỹ, các nhà máy sản xuất PVC, nhà máy sản xuất DOP, v.v…). D−ới đây là một số thông tin của những công trình dự án trong cùng khu vực đã đi vào hoạt động: 42 + Nhà máy DOP, công suất 30 nghìn tấn/năm, là liên doanh giữa PetroVietnam (15%), LG và VINACHEM, đã đi vào sản xuất từ tháng 1/1997. + Nhà máy PVC, công suất 100 nghìn tấn/năm, là liên doanh giữa PetroVietnam (43%), Petronas (50%) và Tramatsuco (7%), đã chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2003. Hiện nay, PetroVietnam đang đàm phán bán phần góp vốn của mình cho công ty Thai Plastic & Chemicals (Thái Lan). + Nhà máy Phân đạm Phú Mỹ, công suất 740 nghìn tấn urê/năm, đã chính thức đi vào hoạt động từ tháng 9/2004. Nhà máy sử dụng khí đồng hành mỏ Bạch Hổ và bồn trũng Nam Côn Sơn. Nhà máy có thể đáp ứng khoảng 30% nhu cầu phân đạm trong n−ớc. Ngoài ra hàng năm Nhà máy còn có thể cong cấp 100 nghìn tấn amoniac lỏng the nhu cầu thị tr−ờng. - Tổ hợp Hóa dầu số 3 gắn với Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn (Nhà máy Lọc dầu số 2), sẽ phát triển và cung cấp nguyên liệu chế biến các loại chất dẻo, sợi tổng hợp, hoạt chất và các sản phẩm khác nh− PP, PTA, PET, v.v… - Nhà máy Phân đạm Cà Mau công suất 800 nghìn tấn/năm, dự kiến sẽ đi vào hoạt động cuối năm 2010 và nằm trong cụm dự án Khí - Điện - Đạm Cà Mau. - Ngoài ra, PetroVietnam đang tham gia lập luận chứng khả thi hoặc đang triển khai một số dự án hóa dầu sau: + Dự án LAB (linear alkyl benzene), công suất 30 nghìn tấn/năm. + Dự án Khí - Điện - Đạm Cà Mau, công suất 800 nghìn tấn urê/năm và 720MW điện. + Dự án PP, công suất 150 nghìn tấn/năm. + Dự án PS, công suất 60 nghìn tấn/năm. + Dự án Etylene – PE, công suất 350 nghìn tấn/năm. + Dự án Polyeste (PET), công suất 130 nghìn tấn/năm. - Các dự án hóa dầu tại n−ớc ngoài: PetroVietnam cũng đang thực hiện đầu t− một số nhà máy tại n−ớc ngoài nh− Nhà máy sản xuất phân DAP tại Marốc, Nhà máy sản xuất urê ở Nga để tận dụng nguồn nguyên liệu (khí thiên nhiên, quặng phốt phát) giá rẻ tại các khu vực trên. II.3.2.3. Định h−ớng phát triển CNDK Việt Nam Ngoài tăng c−ờng thăm dò và khai thác dầu khí, Petro Vietnam rất chú trọng tập trung phát triển lĩnh vực lọc hóa dầu. Tập đoàn đã có quy hoạch phát 43 triển quy mô lớn cho 3 giai đoạn từ nay đến 2010, 2011-2015 và 2016-2025 để phát triển 3 Nhà máy máy lọc dầu và 3 cụm hoá dầu. Cụ thể: - Từ nay đến 2010 (mục II.3.2.2 bên trên) - Giai đoạn 2011-2015: Tiếp tục phát triển Tổ hợp Hóa dầu số 2 tại Đông Nam bộ theo h−ớng đa dạng hóa sản phẩm Nhà máy đạm Phú Mỹ và triển khai xây dựng cơ sở sản xuất olefin từ condensat/naphta trong Tổ hợp hóa dầu số 2 để làm nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất PE, PP, sợi polyeste (PET). Dự kiến có thể đ−a Tổ hợp vào hoạt động cuối năm 2011. Xây dựng Tổ hợp Hóa dầu số 3 cùng với Liên hợp lọc hóa dầu tại Nghi Sơn (Thanh Hóa), bao gồm Nhà máy Lọc dầu số 2, các nhà máy sản xuất chất dẻo (PP), sợi polyeste (PET) và một số sản phẩm hóa dầu khác. Cũng trong giai đoạn này Tập đoàn có kế hoạch đầu t− Dự án nhà máy lọc dầu số 3 ở phía Nam với công suất trên 7,0 triệu tấn/năm. - Giai đoạn 2016-2025: Tiếp tục phát triển Tổ hợp lọc hóa dầu số 2 và 3 Tại Đông Nam bộ và Thanh Hóa, trong đó nghiên cứu khả năng mở rộng Tổ hợp Hóa dầu số 2 hoặc xây dựng thêm tại Tại Đông Nam bộ một tổ hợp hóa dầu mới từ khí nếu có đủ nguồn nguyên liệu. Ngoài ra, PetroVietnam còn chuẩn bị đầu t− Tổ hợp lọc hóa dầu số 4 gồm một nhà máy lọc dầu mới và các nhà máy hóa dầu để cung cấp nguyên liệu cho sản xuất chất dẻo (VCM, PVC, SM, PS, PE), sợi tổng hợp, hoạt chất, phân bón, LAB (nguyên liệu sản xuất chất hoạt động bề mặt LAS) và các sản phẩm khác nh− PP, PTA, PET, SM, nhựa đ−ờng, dung môi, v.v… III. Nghiên cứu hiện trạng chuyển giao công nghệ trong cNHC và CNdK việt nam III.1. Ph−ơng pháp tiếp cận các nguồn cơ sở dữ liệu Để thực hiện nội dung thực hiện Đề tài “Khảo sát, đánh giá thực trạng về chuyển giao công nghệ và đề xuất các giải pháp thúc đẩy trong chuyển giao công nghệ trong ngành công nghiệp hóa chất và dầu khí phù hợp với điều kiện việt nam”, chúng tôi đã triển khai: 1. Tiếp cận các nguồn cơ sở dữ liệu: - Theo phiếu điều tra đến 50 viện nghiên cứu và doanh nghiệp lớn thuộc CNHC và dầu khí trong n−ớc; - Điều tra trực tiếp một số doanh nghiệp lớn có các công nghệ đ−ợc chuyển giao; 44 - Tra cứu dữ liệu từ các tài liệu xuất bản, báo cáo KHCN của các doanh nghiệp, nhà t− vấn và thiết kế trong n−ớc; - Tra cứu trên mạng. 2. Xử lý các nguồn cơ sở dữ liệu. III.2. Quá trình phát triển công nghệ sản xuất trong cNHC việt nam III.2.1. Tình hình phát triển công nghệ sản xuất trong CNHC Suốt từ thời kỳ thành lập đến nay, cùng với sự phát triển chung của CNHC n−ớc ta, công nghệ sản xuất đ−ợc áp dụng trong các cơ sở sản xuất trong ngành cũng liên tục có b−ớc phát triển h−ớng vào các mục tiêu: - Nâng cao năng lực, hiệu quả sản xuất và chất l−ợng sản phẩm. - Đáp ứng sự thay đổi của điều kiện sản xuất (thay đổi nguyên liệu, nhiên liệu, năng l−ợng, v.v...). - Đáp ứng các yêu cầu về an toàn lao động, cả thiện điều kiện làm việc và bảo vệ môi tr−ờng. Nói tóm lại,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbáo cáo đề tài- khảo sát, đánh giá thực trạng về chuyển giao công nghệ và đề xuất các giải pháp thúc đẩy trong ngành công nghiệp hóa chất và dầu khí.pdf