Bài giảng Tổ chức thi công mặt đường

Tài liệu Bài giảng Tổ chức thi công mặt đường: Chương viI: Tổ chức thi công mặt đường. i7-1. Đặc điểm của công tác thi công mặt đường. Ngoài những đặc điểm chung như công tác tổ chức thi công toàn tuyến đường (trong i1-3), tổ chức thi công mặt đường còn có những đặc điểm rõ rệt như sau: 1- Sử dụng rất nhiều vật liệu: trong xây dựng đường ôtô thì vật liệu tập trung chủ yếu vào hạng mục mặt đường. Giá thành hạng mục mặt đường chiếm khoảng 45-65% giá thành xây dựng toàn tuyến đường, trong hạng mục mặt đường thì chi phí vật liệu chiếm tới 60-70%. Do vậy khi tổ chức thi công mặt đường để bảo đảm tiến độ thi công cần phải làm thật tốt công tác tổ chức cung cấp vật liệu kịp thời cho công trường. Ngoài ra để hạ giá thành xây dựng cần đặc biệt chú trọng tới việc khai thác sử dụng vật liệu địa phương. Điều này cần phải được chú trọng ngay trong khi thiết kế. 2- Khối lượng công tác vận chuyển rất lớn và không đồng đều theo chiều dài tuyến: do sử dụng nhiều vật liệu nên khối lượng công tác vận chuyển trong tổ chức thi công mặt đường rấ...

doc5 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1539 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tổ chức thi công mặt đường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương viI: Tổ chức thi công mặt đường. i7-1. Đặc điểm của công tác thi công mặt đường. Ngoài những đặc điểm chung như công tác tổ chức thi công toàn tuyến đường (trong i1-3), tổ chức thi công mặt đường còn có những đặc điểm rõ rệt như sau: 1- Sử dụng rất nhiều vật liệu: trong xây dựng đường ôtô thì vật liệu tập trung chủ yếu vào hạng mục mặt đường. Giá thành hạng mục mặt đường chiếm khoảng 45-65% giá thành xây dựng toàn tuyến đường, trong hạng mục mặt đường thì chi phí vật liệu chiếm tới 60-70%. Do vậy khi tổ chức thi công mặt đường để bảo đảm tiến độ thi công cần phải làm thật tốt công tác tổ chức cung cấp vật liệu kịp thời cho công trường. Ngoài ra để hạ giá thành xây dựng cần đặc biệt chú trọng tới việc khai thác sử dụng vật liệu địa phương. Điều này cần phải được chú trọng ngay trong khi thiết kế. 2- Khối lượng công tác vận chuyển rất lớn và không đồng đều theo chiều dài tuyến: do sử dụng nhiều vật liệu nên khối lượng công tác vận chuyển trong tổ chức thi công mặt đường rất lớn. Mặt khác cự ly vận chuyển vật liệu thay đổi theo chiều dài tuyến làm cho số lượng phương tiện vận chuyển luôn bị biến đổi, đồng thời lại diễn ra trên một diện thi công hẹp, kéo dài nên công tác tổ chức vận chuyển tương đối phức tạp. 3- Khối lượng công tác phân bổ rất đồng đều theo chiều dài tuyến: đây là điều rất thuận lợi cho công tác tổ chức thi công, chỉ đạo tác nghiệp thi công đặc biệt là khi áp dụng phương pháp tổ chức thi công dây chuyền. 4- Quá trình công nghệ thi công ổn định: quá trình công nghệ thi công các lớp kết cấu vật liệu mặt đường tương đồng như nhau và ổn định trên suất chiều dài tuyến đường. Điều này tạo thuận lợi lớn cho công tác tổ chức thi công mặt đường, đặc biệt là khi áp dụng phương pháp tổ chức thi công dây chuyền. 5- Có thể cơ giới hoá hoàn toàn trong thi công: điều này giúp cho tiến độ thi công mặt đường được chủ động, bảo đảm chất lượng và hạ giá thành xây dựng. 6- Chịu ảnh hưởng của điều kiện thời tiết: gần như toàn bộ khối lượng công việc cũng diễn ra ngoài trời (chỉ có khâu sản xuất bán thành phẩm như BTN, BTXM hay tấm BTXM mặt đường lắp ghép, . . . là diễn ra trong công xưởng), do vậy điều kiện thời tiết cũng ảnh hưởng tới công tác tổ chức thi công mặt đường. Nhưng ảnh hưởng này không lớn, không nghiêm trọng như đối với nền đường. 7- Sử dụng những tổ hợp máy móc thi công tương đồng: do công nghệ thi công các lớp kết cấu vật liệu mặt đường tương đồng như nhau, không có sự khác biệt quá lớn nên có thể sử dụng cùng một loại máy, cùng một tổ hợp máy móc để thi công. Điều này dẫn tới máy móc sử dụng đạt được hiệu quả cao, đặc biệt rất cao khi tổ chức theo phương pháp dây chuyền vì khi này máy móc thi công sẽ được bố trí hợp lý nhất qua việc lập biểu tiến độ tổ chức thi công theo giờ. + Vì có những đặc điểm thuận lợi như trên nên hạng mục mặt đường rất thích hợp với phương pháp tổ chức thi công dây chuyền. Do vậy trong trường hợp tuyến đường có các hạng mục như nền đường, cầu, cống, . . . không thích hợp với phương pháp tổ chức thi công dây chuyền thì vẫn nên tách riêng hạng mục mặt đường ra để tổ chức thi công theo phương pháp dây chuyền nhằm phát huy được tối đa những ưu điểm của phương pháp tổ chức thi công theo dây chuyền./. i7-2. Nội dung, phương pháp chung lập thiết kế tổ chức thi công mặt đường. Công tác thiết kế tổ chức thi công mặt đường cũng hoàn toàn tuân thủ theo trình tự, nội dung và phương hướng chung như đã nêu trong i4-2. Cụ thể nó được tiến hành như sau: 1- Nghiên cứu kỹ các điều kiện. + Nghiên cứu kỹ đặc điểm cấu tạo kết cấu mặt đường, từ đó xác định những loại vật liệu cần sử dụng, quy cách, chất lượng, số lượng của chúng để xác lập nguồn cung cấp, điều kiện chuyên chở, . . . + Từ việc nghiên cứu cấu tạo kết cấu mặt đường giúp ta đề xuất được giải pháp thi công, giải pháp tổ chức thi công. + Nghiên cứu khả năng cung cấp máy móc, nhân lực phục vụ thi công. + Nghiên cứu, tìm hiểu các điều kiện khác, . . . ảnh hưởng tới công tác tổ chức thi công mặt đường. 2- Hướng thi công, số mũi thi công, phân đoạn thi công và phương pháp tổ chức thi công: Phải hoàn toàn tuân thủ theo hướng thi công, số mũi thi công, phân đoạn thi công và phương pháp tổ chức thi công đã lựa chọn cho toàn bộ tuyến đường: - Hướng thi công: theo hướng thi công tổng quát của toàn bộ tuyến, thường chính là hướng cung cấp vật liệu làm mặt đường. - Số mũi thi công, phân đoạn thi công nền đường theo số mũi thi công, phân đoạn thi công của toàn tuyến. - Phương pháp tổ chức thi công áp dụng cho mặt đường: đã được chỉ định khi lựa chọn phương pháp tổ chức thi công cho toàn tuyến. 3- Thiết lập quá trình công nghệ thi công mặt đường: Quá trình công nghệ thi công mặt đường gồm các nội dung sau phải thiết lập: + Trình tự thi công kết cấu mặt đường: theo trình tự sau: - Công tác làm khuôn đường: làm khuôn đường theo phương pháp đào hoàn toàn, đắp hoàn toàn hay nửa đào nửa đắp phụ thuộc vào điều kiện cụ thể mà chọn lựa cho phù hợp nhất. - Thi công các lớp kết cấu mặt đường: trình tự thi công từng lớp kết cấu mặt đường tuân thủ trình tự sau: ./ Vận chuyển vật liệu ra hiện trường. ./ San rải thành lớp mỏng theo yêu cầu: hrải = h. klulèn ./ Đầm nén tới độ chặt yêu cầu: gđ1: lu lèn sơ bộ gđ2: lu lèn chặt gđ3: lu hoàn thiện (thường với lớp trên cùng). - Công tác hoàn thiện: như trồng cọc tiêu, biển báo, cột Km, sơn phân luồng giao thông, . . . + Kỹ thuật thi công: tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật thi công tương ứng. + Phương pháp thi công: với mặt đường thường sử dụng thi công cơ giới. + Chọn máy thi công và thiết lập các sơ đồ hoạt động của xe máy trên công trường: căn cứ vào yêu cầu của kỹ thuật thi công, vào khả năng máy móc phục vụ cho thi công. Khi lựa chọn loại máy thi công cần đặc biệt chú ý tới tính liên thông sử dụng của máy móc khi thi công các lớp kết cấu vật liệu mặt đường. Các nội dung này được thể hiện bằng các bản vẽ hay sơ đồ qúa trình công nghệ thi công, sơ đồ hoạt động của xe máy có thuyết minh kèm theo. 4- Xác định khối lượng thi công: Căn cứ vào hồ sơ thiết kế, vào cấu tạo kết cấu mặt đường để xác định khối lượng thi công cho từng lớp kết cấu mặt đường. V = b.h.klulèn trong đó: V: khối lượng vật liệu (m3) b: bề rộng mặt đường (m) h: chiều dầy lớp kết cấu (m) klulèn: hệ số lu lèn của vật liệu, phụ thuộc vào từng loại vật liệu và độ chặt đầm nén yêu cầu. 5- Xác định năng suất các loại xe máy, phương tiện thi công: + Năng suất các loại xe máy, phương tiện thi công là năng suất lao động ứng với điều kiện thi công cụ thể. Căn cứ vào sơ đồ hoạt động của xe máy, phương tiện thi công để xác định năng suất này thông qua các công thức tính năng suất xe máy. + Khi lập thiết kế tổ chức thi công chỉ đạo có thể lấy năng suất theo định mức xây dựng cơ bản. 6- Xác định số ca máy, số công lao động cần thiết (n). + Số ca máy, số công lao động cần thiết: n = V/ P + Xác định số ca, số công cho từng loại công tác, từng trình tự công việc, từng loại máy, từng loại phương tiện thi công. 7- Giải quyết mối quan hệ giữa thời gian thi công (T) và số xe máy, nhân lực thi công (N): Tuỳ theo phương pháp tổ chức thi công áp dụng (tuần tự, song song hay dây chuyền, . . . ) mà phương phảp giải quyết mối quan hệ (T) &(N) có sự khác nhau: + Với phương pháp tổ chức thi công theo phương pháp dây chuyền: mối quan hệ giữa (T) &(N) được giải quyết thông qua việc lập tiến độ tổ chức thi công mặt đường theo giờ. ở đây, cùng một phương tiện thi công có thể được sử dụng để thi công cho nhiều lớp kết cấu vật liệu mặt đường ở những thời điểm khác nhau trong 1 ca, chính vì vậy hiệu suất sử dụng xe máy sẽ rất cao. + Với phương pháp phi dây chuyền (tuần tự hay song song): T = n/ N + Khi lập tổ chức thi công tổng thể cũng có thể sử dụng công thức T = n/N để giải quyết mối quan hệ (T) &(N) bất kể sử dụng phương pháp tổ chức thi công nào bởi vì trong giai đoạn này mức độ chi tiết yêu cầu chưa cao. 8- Lập kế hoạch tiến độ thi công, kế hoạch nhu cầu xe máy, nhân lực phục vụ thi công nền đường. Căn cứ vào kết quả giải quyết mối quan hệ giữa T và N ở bước 7 ta đi thiết lập biểu kế hoạch tiến độ thi công, biểu kế hoạch nhu cầu xe máy, nhân lực cho nền đường tương ứng với từng phương pháp tổ chức thi công sử dụng. 9- Lập kế hoạch cung cấp vật tư, kế hoạch công tác vận chuyển vật tư theo tiến độ thi công vừa lập. Đối với mặt đường thì công tác này đặc biệt quan trọng bởi vì khối lượng vật liệu sử dụng trong xây dựng mặt đường rất lớn, nhiều chủng loại, công tác tổ chức vận chuyển lại có đặc điểm tương đối phức tạp. Tuỳ theo từng phương pháp tổ chức thi công sử dụng mà ta có sự vận dụng cụ thể. i7-3. Tổ chức thi công mặt đường theo phương pháp dây chuyền - Lập biểu tiến độ thi công theo giờ. Công tác thiết kế tổ chức thi công mặt đường cũng hoàn toàn tuân thủ theo trình tự, nội dung 0

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docC7 tctcdoto.doc
Tài liệu liên quan