Đồ án Tốt nghiệp kỹ sự xây dựng khóa 2004-2008

Tài liệu Đồ án Tốt nghiệp kỹ sự xây dựng khóa 2004-2008: giới thiệu công trình 1. Đặc điểm về kiến trúc và kết cấu của công trình. - Tên công trình: Nhà Ký Túc Xá - Trường Trung Học Y Tế - Hà Giang. - Số tầng của công trình: 5 tầng - Chiều cao tầng nhà: + Cốt nền ± 0,00m cách cốt tự nhiên 0,45m, chiều cao 1 tầng từ tầng 1 á 5: 3,6m - Khẩu độ công trình: + Chiều dài công trình: 23,4m, chiều rộng: 14,1m. - Chiều cao toàn bộ công trình: + Chiều cao từ tầng 1á5: cao 18,0m, tum thang: cao 3m. Chiều cao toàn công trình: 21,0m. - Diện tích toàn bộ công trình: m2. - Kết cấu chịu lực chính của công trình: + Khung BTCT chịu lực, tường xây chèn gạch 75#, vữa XM50#. + Sàn đổ BTCT toàn khối dày 10cm. + Một cầu thang bộ đặt tại vị trí giữa công trình. + Móng công trình : giải pháp móng nông trên nền thiên nhiên, gồm móng đơn và móng hợp khối. - Kích thước cơ bản: + Cột khung: Từ trục A á D, từ tầng 1 á 2 - KT (220´450)cm Từ trục A á D, từ tầng 3 á 5 - KT (220´400)cm + Dầm khung: Từ trục A á B, C á D, từ tầng 2 á...

doc65 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1196 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đồ án Tốt nghiệp kỹ sự xây dựng khóa 2004-2008, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giới thiệu công trình 1. Đặc điểm về kiến trúc và kết cấu của công trình. - Tên công trình: Nhà Ký Túc Xá - Trường Trung Học Y Tế - Hà Giang. - Số tầng của công trình: 5 tầng - Chiều cao tầng nhà: + Cốt nền ± 0,00m cách cốt tự nhiên 0,45m, chiều cao 1 tầng từ tầng 1 á 5: 3,6m - Khẩu độ công trình: + Chiều dài công trình: 23,4m, chiều rộng: 14,1m. - Chiều cao toàn bộ công trình: + Chiều cao từ tầng 1á5: cao 18,0m, tum thang: cao 3m. Chiều cao toàn công trình: 21,0m. - Diện tích toàn bộ công trình: m2. - Kết cấu chịu lực chính của công trình: + Khung BTCT chịu lực, tường xây chèn gạch 75#, vữa XM50#. + Sàn đổ BTCT toàn khối dày 10cm. + Một cầu thang bộ đặt tại vị trí giữa công trình. + Móng công trình : giải pháp móng nông trên nền thiên nhiên, gồm móng đơn và móng hợp khối. - Kích thước cơ bản: + Cột khung: Từ trục A á D, từ tầng 1 á 2 - KT (220´450)cm Từ trục A á D, từ tầng 3 á 5 - KT (220´400)cm + Dầm khung: Từ trục A á B, C á D, từ tầng 2 á 5 - KT (220´500)cm Từ trục B á C, ban công từ tầng 2 á 5 - KT (220´350)cm + Dầm dọc: Toàn công trình KT (220´300)cm + Tường xây bao: 220cm - Vật liệu sử dụng: + Bê tông mác: 250 + Cốt thép nhóm: AI, AII 2. Đặc điểm về địa hình, địa mạo, thuỷ văn của khu vực xây dựng công trình, đường vận chuyển vào công trình. - Công trình được xây dựng tại vị trí đã được quy hoạch trong mặt bằng tổng thể của nhà trường, mặt bằng khu đất rộng không có đá mồ côi trên mặt bằng, không có thảm thực vật thấp. Xung quanh công trình là sân và hệ thống khuôn viên cây xanh của nhà trường (Dự kiển xây dựng) và đường nội bộ trong trường. - Công trình nằm trên khu vực có đặc điểm: Mùa mưa bắt đầu từ tháng 6 và kết thúc vào tháng 9, lượng mưa nhiều nhất vào tháng 7 và tháng 8. Khu vực không bị ảnh hưởng của gió bão, mưa đá. Số liệu khảo sát địa chất công trình: - Chiều dày của các lớp đất như sau: + Lớp 1: Đất trồng trọt có chiều dày từ (0,00 á 0,4)m, g = 16KN/m3. + Lớp 2: Sét dẻo cứng có chiều dày từ (0,4 á 5,7)m, g = 18,2KN/m3. + Lớp 3: Đá phiến có chiều dày từ (5,7 á 7,9)m, g = 27,0KN/m3. + Mực nước ngầm chưa xuất hiện. Theo kết quả khảo sát địa chất công trình, địa chất thuỷ văn khu đất tương đối bằng phẳng, khảo sát bằng phương pháp khoan thăm dò đến độ sâu 7,9m từ trên xuống gồm các lớp đất có chiều dày ít thay đổi, mực nước ngầm chưa xuất hiện vì vậy thuận tiện cho thi công móng. 3. Đặc điểm về đường xá vận chuyển vật tư, thiết bị vào công trình. - Vị trí xây dựng công trình nằm trong khu vực quy hoạch của nhà trường thuộc phường Trần phú - Thị xã Hà Giang, phía trước là đường Trần Phú. - Đường bê tông Apan rộng 7,5 m, đường nội bộ trong trường đổ bê tông rộng 4,5m đảm bảo cho các phương tiện cơ giới vận chuyển thiết bị, vật liệu thi công cho công trình. thiết kế kỹ thuật thi công A. lập biện pháp kỹ thuật thi công móng. I. Lập biện pháp kỹ thuật thi công đào đất móng. 1. Chuẩn bị mặt bằng và giác móng công trình: 1.1. Chuẩn bị mặt bằng thi công: - Trên mặt bằng xây dựng công trình đã khảo sát không có đá mồ côi trên mặt bằng, không có đường ống ngầm, nên không phải lập biện pháp phá bỏ và di chuyển. - Dọn và thu cỏ rác có trên mặt bằng, bằng thủ công dùng cuốc, xẻng xe cải tiến. - Để đảm bảo mặt bằng công trình không bị đọng nước khi thi công đào đất móng gặp trời mưa làm đọng, tràn nước vào các hố đào làm sạt lở thành hố. Ta đào hệ thống rãnh thoát nước mặt quanh mặt bằng thi công để tiêu nước mặt, các rãnh thoát nước mặt được dẫn vào hệ thống thoát nước thải của nhà trường. - Do chiều sâu mực nước ngầm chưa suất hiện tại độ sâu khảo sát, với mặt đất tự nhiên chiều sâu hố đào là 1,2m, vậy không phải lập biện pháp hạ mực nước ngầm. - Bãi chứa đất thừa để sử dụng lấp móng, tôn nền được bộ trí cách công trình 10m, tại vị trí này không gây cản trở quá trình thi công móng. Sau khi thi công móng song dễ dàng sử dụng lấp trở lại. 1.2. Giác móng công trình: - Giác móng công trình là xác định đường tim, trục mặt bằng công trình trên thực địa, đưa các kích thước từ bản vẽ thiết kế vào đúng vị trí trên mặt đất đã được định vị. - Trước khi định vị và giác móng công trình ta phải nghiên cứu kỹ bản vẽ định vị công trình được phê duyệt, nhận bàn giao mốc đất ở hiện trường, nhận bàn giao mốc chuẩn và cốt chuẩn. a. Phương pháp giác móng: Trục 1á8 của công trình trùng với trục ÁD của công trình đã có (Nhà hội trường), điểm A’ cách điểm D một đoạn là 16,5m như đã định vị. Các bước xác định như sau: - Kéo dài trục AD một đoạn 16,5m theo bản vẽ như vậy ta xác định được điểm A’, căn cứ vào bản vẽ thiết kế, kéo dài DA’ một đoạn 23,4m xác định được điểm D’. Như vậy đã xác định được điểm A’, điểm D’ và trục 1á8 của công trình. - Dùng máy kinh vĩ và thước dây tiếp tục xác định được các trục còn lại của công trình A’B’C’D tương ứng với các trục 1á8, ÁD của bản vẽ công trình. - Sau khi định vị được công trình, căn cứ vào bản vẽ thiết kế ta xác định được các đường tim ngang, dọc của công trình. Kéo dài các đường tim về các phía của công trình rồi làm mốc, dùng các cọc bê tông cốt thép KT (10´10)cm làm mốc và đóng cách công trình 5,0m. Các mốc này được bảo vệ suốt quá trình thi công công trình. b. Phương pháp xác định kích thước hố móng: - Để xác định được kích thước hố đào trên mặt bằng công trình đã định vị , ta dùng giá ngựa làm bằng gỗ để xác định vị trí tim, kích thước móng và kích thước hố đào rồi tiến hành vạch sơn lên mặt đất đã được định vị bằng dây căng trên giá ngựa. Tiếp tục xác định như vậy với các móng khác ta được toàn bộ kích thước hố móng của toàn bộ công trình. Biện pháp giác móng và giửi mốc công trình Xác định kích thước hố móng bằng giá ngựa Cọc mốc tim 2. Lập biện pháp kỹ thuật thi công đào đất móng: - Móng công trình được thiết kế thuộc loại móng đơn bê tông cốt thép trên nền thiên nhiên, cốt mặt đất tương đối bằng phẳng. Lớp đất trên đất trồng trọt dày 0,4m, lớp đất thứ 2 đất sét dẻo cứng dày 5,3m. - Móng công trình được đặt cách mặt đất tự nhiên 1,2m, lớp bê tông lót móng có độ dày 0,1m. Độ sâu đặt móng bằng 1,3m, các trục A,D thuộc loại móng đơn, các trục BáC thuộc loại móng hợp khối. 2.1. Lựa chọn phương án đào đất: Thi công đào đất móng có 2 phương án: Đào bằng máy và đào bằng thủ công - Chọn phương án: Đào bằng thủ công là phương pháp thi công đơn giản với các dụng cụ và phương tiện vận chuyển đơn giản như cuốc chim, xẻng, xe cải tiến. Nhưng nhược điểm của phương án này là với khối lượng đất đào lớn, mặt bằng thi công hẹp khó bố trí công nhân thi công, thời gian thi công kéo dài không đảm bảo tiến độ, tăng giá thành công trình. - Chọn phương án: Đào bằng máy là phương pháp thi công cơ giới. Ưu điểm thi công nhanh với khối lượng đất đào lớn, đảm bảo rút ngắn được thời gian thi công, làm giảm giá thành công trình. Tuy nhiên đào móng công trình bằng máy, khi đào đến cao trình đáy móng lưỡi gầu đào sẽ làm phá vỡ kết cấu lớp đất đáy móng làm giảm khả năng chịu tải của lớp đất nền dưới đáy móng. Khi sử dụng máy đào khó tạo được kích thước các cạch, đáy móng bằng phẳng, vì vậy khi thi công đào bằng máy thì để lại lớp đất đáy móng cách cốt thiết kế dày từ 15á20cm để thi công bằng thủ công. Từ những phân tích trên ta chọn kết hợp cả hai phương án: - Căn cứ vào biện pháp thi công móng, kích thước đáy móng ta chọn biện pháp đào móng như sau: Đào đất móng bằng máy đào gầu nghịch tới cao trình 1,1m, song song quá trình đào bằng máy, kết hợp đào phần đất còn lại đến đáy móng dày 20cm và chỉnh sửa thành hố đào bằng thủ công. Đất đào bằng máy được chuyển đi bằng xe ô tô, còn đất đào bằng thủ công được đổ cách công trình 10m để sử dụng lại dùng lấp móng và tôn nền. - Với biện pháp thi công bằng máy và thủ công đảm bảo được sự dây chuyền giữa cơ giới và thủ công, đồng thời đẩy nhanh tiến độ rút ngắn được thời gian thi công, giảm giá thành công trình. 2.2. Thiết kế phương án đào hố móng: - Căn cứ vào số liệu khảo sát của các lớp đất nền, móng được đặt vào hai lớp đất nền như sau: Lớp 1 đất trồng trọt dày 0,4m, lớp 2 sét dẻo cứng dày 0,9m. Vì vậy độ dốc cho phép của thành hố đào là: - Để đảm bảo thi công lắp dựng cốp pha, cốt thép đế móng, đáy móng được mở rộng từ mép đế móng ra mỗi bên 0,3m. - Kích thước móng công trình : + Móng trục A, D - Móng M1 có kích thước b’´ (1,8´2,2)m. + Móng trục BáC - Móng M2 có kích thước b’´ (2,0´3,8)m. + Chiều sâu chôn móng: H = 1,2 + 0,1 = 1,3m - Xác định kích thước hố đào : ă Với móng M1 - Trục A, D, độ dốc m = 0,5 : b = b’ + 0,3.2 = 1,8 + 0,3.2 = 2,4 m a = + 0,3.2 = 2,2 + 0,3.2 = 2,8 m c = b + H.m.2 = 2,4 + 1,3.0,5.2 = 3,7 m d = a + H.m.2 = 2,8 + 1,3.0,5.2 = 4,1 m ă Với móng M2 - Trục BáC, độ dốc m = 0,5 : b = b’ + 0,3.2 = 2,0 + 0,3.2 = 2,6 m a = + 0,3.2 = 3,8 + 0,3.2 = 4,4 m c = b + H.m.2 = 2,6 + 1,3.0,5.2 = 3,9 m d = a + H.m.2 = 4,4 + 1,3.0,5.2 = 5,7 m - Từ các số liệu đã xác định được ở trên ta có phương án hố đào được thể hiện qua mặt cắt dọc, ngang hố đào và mặt bằng thiết kế hố móng như trang bên. Mặt cắt 1-1 (Mặt cắt ngang hố đào) Mặt cắt 2-2 (Mặt cắt dọc hố đào) - Kết luận: Từ mặt cắt dọc, ngang hố móng và các số liệu đã xác định được ta chọn được phương án đào hố móng như sau : Đào thành mương theo chiều dọc công trình. Mặt bằng thiết kế hố đào 2.3. Tính toán khối lượng đào, đắp đất móng: - Căn cứ vào kích thước thiết kế hố đào. Ta tính được khối lượng có mặt trên và mặt đáy hình chữ nhật được tính như sau: Phân chia ra thành các hình lăng trụ và các hình tháp để tính thể tích. - Công thức tính toán: Trong đó: a, b - Chiều dài và chiều rộng mặt đáy. c, d - Chiều dài và chiều rộng mặt trên. H - Chiều sâu của hố. a. Tính toán khối lượng đào đất móng: ă Khối lượng đào đất móng bằng máy: - Tính móng M1 - Trục A : Có : b = 2,8 m; a = 19,2 m; H = 1,1 m c = 20,5 m; d = 4,1 m 75,5 m3 - Tính móng M1 - Trục D : Có : b = 2,8 m; a = 25,8 m; H = 1,1 m c = 27,1 m; d = 4,1 m 100,5 m3 - Tính móng M2 - Trục B á C : Có : b = 4,4 m; a = 25,8 m; H = 1,1 m c = 27,1 m; d = 5,7 m 147,1 m3 ị Tổng khối lượng đất đào bằng máy: Vđm = V1A + V1D + V2BáC = 75,5 + 100,5 + 147,1 = 323,1 m3 ă Khối lượng đào đất móng bằng thủ công: - Tính móng M1 - Trục A : V1 = 0,2.2,8.19,2 = 10,8 m3 - Tính móng M1 - Trục D : V2 = 0,2.2,8.25,8 = 14,5 m3 - Tính móng M2 - Trục B á C : V3 = 0,2.4,4.25,8 = 22,7 m3 ị Tổng khối lượng đất đào bằng thủ công: Vtc = V1 + V2 + V3 = 10,8 + 14,5 + 22,7 = 48,0 m3 ă Tổng khối lượng đào đất móng: Vđ = Vđm + Vtc = 323,1 + 48,0 = 371,1 m3 b. Tính toán khối lượng đất lấp móng, tôn nền: - Lấp đất móng: VLm = 1/3.Vđ = 1/3.371,1 = 123,7 m2 - Đắp đất tôn nền: Tổng diện tích nền : 261,2 m2 Vtn = 261,2 m2.0,35 = 91,42 m3 ă Tổng khối lượng đất lấp móng, tôn nền: VL = VLm + Vtn = 123,7 + 91,42 = 215,12 m3 ă Khối lượng đất đào móng cần phải chuyển đi : Vvc = Vđ - VL = 371,1 - 215,12 = 156 m3 2.4. Chọn máy thi công đào đất móng: a. Chọn máy đào đất: - Chọn máy đào gầu nghịch, máy có tính cơ động cao. Khi máy đào máy đứng trên bờ không phải mở đường lên xuống, máy có thể đào hố có vách thẳng đứng hoặc mái dốc - Máy đào đất được chọn sao cho đảm bảo kết hợp hài hoà giữa đặc điểm sử dụng máy với các yếu tố cơ bản của công trình. + Cấp đất đào, mực nước ngầm. + Hình dạng kích thước, chiều sâu hố đào. + Điều kiện chuyên chở, chướng ngại vật. + Khối lượng đất đào và thời gian thi công. - Chọn máy đào gầu nghịch (một gầu), dẫn động thuỷ lực, mã hiệu EO-2621 có các thông số kỹ thuật sau: Thông số Mã hiệu q (m3) R (m) h (m) H (m) Trọng lượng máy (T) tck (giây) Chiều rộng b (m) C (m) EO - 2621A 0,25 5,0 2,2 3,3 5,1 20 2,1 2,46 - Năng suất của máy đào một gầu - Tính theo công thức: Trong đó: PKT - Năng suất kỹ thuật, m3/h. q - Dung tích của gầu, m3. Ks - Hệ số xúc đất, Ks = 1,2 á 1,3. K1 - Độ tơi ban đầu của đất, K1 = 1,1 á 1,5 Tck - Chu kỳ hoạt động của máy, s. Ta có : Tck = tck.Kvt.Kquay tck : Thời gian của một chu kỳ khi có góc quay j = 90o, đất đổ nên xe, tck = 20 (s) Kvt : Hệ số phụ thuộc vào điều kiện đổ đất của máy xúc, Kvt = 1,1 trường hợp đổ đất trục tiếp lên thùng xe. Kquay : Hệ số phụ thuộc vào góc quay, với góc quay j = 110o, Kquay = 1,1. ị Tck = 20.1,1.1,1 = 24,2 (s) ị43,95 m3/h - Năng suất thực tế của máy trong 1 ca: PTD = PKT.Z.Kt Trong đó : PTD - Năng suất thực tế sử dụng máy, m3/ca máy. Z - Số giờ làm việc trong 1 ca. Kt - Hệ số sử dụng thời gian, Kt = 0,8. ị PTD = 43,95.8.0,8 = 281,3 m3/ca máy - Số ca máy cần thiết : 1,3 ca - Đất đào lên được đổ trực tiếp lên xe và vận chuyển đến nơi thuận tiện cho việc thi công và lấp đất móng, tôn nền. b. Chọn ô tô vận chuyển: - Quãng đường vận chuyển trung bình : = 0,5 Km = 500 m. - Thời gian một chuyến xe : Trong đó : tb - Thời gian chờ đổ đất đầy thùng, tính theo năng suất máy đào. Máy đào đã chọn có PTD = 35,2 m3/h Chọn xe vận chuyển là loại xe IFA ben dung tích thùng: q = 5m3, để đổ đất đầy thùng xe (Đổ đất được 80% thể tích xe) 7 phút V1 = 15 (Km/h) ; V2 = 25 (Km/h) - Vận tốc xe lúc đi và lúc quay về. td = 2 phút; tch = 3 phút - Thời gian đổ đất và chờ, tránh xe. ị912 (s) = 0,253h - Số xe trong một ca: 32 chuyến - Số xe cần thiết: 1,76 xe ị chọn 2 xe. - Như vậy khi đào đất bằng máy thì ta cần hai xe vận chuyển đất đào. 2.5. Thiết kế hướng di chuyển của máy đào đất móng: - Từ kích thước hố đào đã được thiết kế và phương án chọn máy đào. ta chọn phương án máy đào dọc và di chuyển gật lùi. - Máy đào đổ đất lên xe ô tô và được chuyển ra phía ngoài công trình, tiếp theo bố trí công nhân đào phần đất bằng thủ công và chỉnh sửa thành hố đào kiểm tra kích thước hố móng đúng theo thiết kế. - Tiến hành nghiệm thu kích thước móng theo bản vẽ thết kế và thi công phần bê tông. Mặt bằng thi công đào đất móng Biện pháp thi công đào đất móng Ii. Lập biện pháp kỹ thuật thi công bê tông móng. 1. Tính toán khối lượng bê tông móng: 1.1. Bê tông lót móng: - Móng M1 - Trục A, D : (16 móng) V1 = 16.(2,0.2,4.0,1) = 7,68 m3 - Móng M2 - Trục B á C : (6 móng) V1 = 6.(2,4.4,0.0,1) = 5,76 m3 ị Tổng khối lượng bê tông lót móng: VBTL = V1 + V2 = 7,68 + 5,76 = 13,44 m3 1.2. Khối lượng bê tông móng: - Móng M1 - Trục A, D : (16 móng) VĐế = (1,8.2,2.0,25).16 = 15,84 m3 VVát = 8,45 m3 VCổ = (1,1.0,32.0,55).16 = 3,1 m3 ị V1 = VĐế + VVát + VCổ = 15,84 + 8,45 + 3,1 = 27,4 m3 - Móng M2 - Trục B á C : (6 móng) VĐế = (2,0.3,8.0,25).6 = 11,4 m3 VVát = 7,75 m3 VCổ = (1,1.0,32.0,55).6.2 = 2,3 m3 ị V2 = VĐế + VVát + VCổ = 11,4 + 7,75 + 2,3 = 21,5 m3 - Tổng khối lượng bê tông móng: VBT = V1 + V2 = 27,4 + 21,5 = 48,9 m3 1.3. Khối lượng bê tông dầm giằng móng: - Tổng chiều dài toàn công trình : 145,8 m VGm = 145,8.0,22.0,4 = 12,8 m3 2. Công tác ván khuôn móng: - Ván khuôn móng sử dụng kết hợp ván khuôn gỗ với ván khuôn thép định hình. + Phần đế móng kích thước móng có nhiều loại vì vậy ta sử dụng ván khuôn gỗ. + Phần cổ móng dùng ván khuôn thép định hình. 2.1. Tính toán diện tích ván khuôn móng: - Móng M1 - Trục A, D : (16 móng) SĐáy = 16.[2.(1,8 + 2,2).0,25] = 32,0 m2 SCổ = 16.[2.(0,32 + 0,45).1,1] = 27,1 m2 ị S1 = SĐáy + SCổ = 32,0 + 27,1 = 59,1 m2 - Móng M2 - Trục B á C : (6 móng) SĐáy = 6.[2.(2,0 + 3,8).0,25] = 17,4 m2 SCổ = 6.[2.(0,32 + 0,45).1,1].2 = 20,3 m2 ị S2 = SĐáy + SCổ = 17,4 + 20,3 = 37,7 m2 - Tổng diện tích ván khuôn móng: Sm = S1 + S2 = 59,1 + 37,7 = 96,8 m2 2.2. Tính toán diện tích ván khuôn dầm giằng móng: - Tổng chiều dài toàn công trình : 145,8 m SGm = 145,8.[0,22 + (0,4.2)] = 148,7 m2 3. Chọn phương tiện phục vụ thi công: 3.1. Chọn ván khuôn, đà giáo, sàn công tác: - Ván khuôn, cột chống và sàn công tác chiếm một tỉ trọng cao trong tổng khối lượng của công tác bê tông, và cũng chiếm một phần kinh phí lớn trong tổng chi phí xây dựng công trình. Chất lượng của ván khuôn, cột chống ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của kết cấu bê tông và bê tông cốt thép. Vì vậy chọn ván khuôn, cột chống thi công bê tông móng kết hợp giữa gỗ và thép. - Sử dụng ván khuôn gỗ cho phần đế móng được lựa chọn cụ thể trong phần thiết kế ván khuôn móng. - Sử dụng ván khuôn thép định hình cho phần cổ móng. Bộ ván khuôn bao gồm : + Các tấm chính. + Các tấm góc (Trong và ngoài). + Các tấm ván khuôn này được chế tạo bằng thép đen dày từ 1á2mm và các sườn thép dẹt có kích thước tiết diện 2´5mm. Tấm mặt và sườn được liên kết hàn ở mặt sau tấm khuôn, các tấm khuôn được liên kết với nhau bằng các khoa thông qua các lỗ dọc theo các sườn. + Các phụ kiện liên kết : móc kẹp chữ U, chốt chữ L. + Thanh chống kim loại. ă Ưu điểm của bộ ván khuôn kim loại : - Có tính “vạn năng”, được lắp ghép cho các đối tượng kết cấu khác nhau : móng khối lớn, sàn, dầm, cột, tường... - Trong lượng các ván nhỏ, tấm nặng nhất khoảng 16kg, thích hợp cho việc vận chuyển, lắp dựng, tháo dỡ bằng thủ công. - Hệ số luân chuyển lớn do đó sẽ giảm được chi phí ván khuôn sau một thời gian sử dụng. - Các đặc trưng kỹ thuật tấm ván khuôn được nêu trong bảng sau : Bảng đặc trưng kỹ thuật của tấm khuôn phẳng Loại tấm ván khuôn phẳng Rộng (mm) Dài (mm) Cao (mm) Mômen quán tính (cm4) Mômen chống uốn (cm3) 300 1800 55 28,46 6,55 300 1500 55 28,46 6,55 220 1200 55 22,58 4,57 200 1200 55 20,02 4,42 150 900 55 17,63 4,3 150 750 55 17,63 4,3 100 600 55 15,68 4,08 Bảng đặc trưng kỹ thuật của tấm khuôn góc trong Loại tấm khuôn góc trong Rộng (mm) Dài (mm) 75´75 1500 65´65 1200 35´35 900 1800 150´150 1500 1200 900 100´150 750 600 Bảng đặc trưng kỹ thuật của tấm khuôn góc ngoài Loại tấm khuôn góc trong Rộng (mm) Dài (mm) 1800 1500 100´100 1200 150´150 900 750 600 3.2. Chọn máy phục vụ thi công: - Phần thi công móng chọn biện pháp thi công bê tông, bê tông được trộn bằng máy và đổ bằng thủ công. ă Chọn máy đầm bê tông : Sử dụng loại đầm dùi U21-75. + Có các thông số sau: - Thời gia đầm : 30 giây - Bán kính tác dụng : 20á25 cm - Chiều sâu lớp đầm : 20á40 cm ă Chọn máy trộn bê tông : Khối lượng bê tông lót móng, bê tông móng không lớn, nên ta sử dụng máy trộn bê tông như sau. - Chọn máy quả lê - Mã hiệu S-739A có các thông số sau : + Dung tích hình học : 250L = 0,25 m3 + Dung tích xuất liệu : 0,165 m3 + Năng suất máy trộn P : (m3/h) Trong đó : v - Dung tích hữu ích của máy (lít), lấy bằng 75% dung tích hình học của máy. k1 - Hệ số thành phẩm của bê tông, k1 = 0,67á0,72. k2 - Hệ số sử dụng máy theo thời gian, k2 = 0,9á0,95. n - Số mẻ trộn trong 1 giờ, n = 3600/Tck Tck - Chu kỳ làm việc của 1 lần trộn. Tck = Tđổ vào + Ttrộn + Tđổ ra = 20 + 15 + 120 = 155 (s) Số mẻ trộn 1 giờ : n = 3600/155 = 23 mẻ ị Năng suất của máy : 2,6 m3/h - Số giờ trộn bê tông lót móng : 5,2h - Số giờ trộn bê tông móng : 18,8h 4. Thiết kế ván khuôn móng: - Tính toán ván khuôn và cây chống đảm bảo yêu cầu chịu lực tức là đảm bảo độ bền, độ ổn định của cốp pha, cây chống khi thi công. Cơ sở tính toán là tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4453-95, Ván khuôn được chia làm 2 loại là ván khuôn đứng và ván khuôn nằm, ván khuôn đứng bao gồm : ván thành dầm, thành móng, ván khuôn cột... ván khuôn nằm bao gồm : cốp pha sàn, đáy dầm ... - Thiết kế cho móng M1 - Trục A, D - KT . - Chọn giải pháp ván khuôn gỗ, thép kết hợp. 4.1. Thiết kế ván khuôn thành đế móng: - Chiều cao thành móng 0,55 m, trong đó thành đứng cao 0,25m, phần vát cao 0,3m. a. Tính toán tải trọng tác dụng: - Ván khuôn thành móng chịu tải trọng tác dụng ngang của hỗn hợp bê tông mới đổ và tải trọng động khi đầm bê tông. - Tiêu chuẩn tính toán ván khuôn TCVN 4453-95. + Khối lượng đơn vị thể tích của gỗ khô nhóm 5 á 6, ggỗ = 600kg/m3 + Khối lượng đơn vị thể tích của BT nặng thông thường, gbt = 2500kg/m3 - áp lực ngang của vữa bê tông: q1 = Trong đó : n - Hệ số vượt tải, n = 1,3. gbt - Trọng lượng riêng của bê tông, gbt = 2500kg/m3 H - Chiều cao gây áp lực do quá trình do quá trình đổ và đầm BT. b - Chiều rộng của 1 tấm ván khuôn. ị q1 = = 1,3.2500.0,55.0,3 = 536,3 Kg/m - áp lực do đầm bê tông bằng máy : q2 = n.qđ.b Trong đó : n - Hệ số vượt tải, n = 1,3. qđ - Giá trị lớn nhất do đổ hoặc đầm bê tông. b - Chiều rộng của 1 tấm ván khuôn, chọn ván dày 3cm. ị q2 = n.qđ.b = 1,3.200.0,3 = 78 Kg/m - Tổng tải trọng tác dụng vào ván khuôn : qtt = q1 + q2 = 536,3 + 78 = 614,3 Kg/m = 6,143 Kg/cm b. Tính khoảng cách giữa các thanh nẹp đứng: Ln - Coi các thanh nẹp đứng là gối tựa, ván khuôn là dầm liên tục chịu tải trọng phân bố đều. Mômen gối và nhịp như sau : - Trong đó : W - Mômen kháng uốn, ; Kích thước tấm ván khuôn b´h = (30´3)cm - ứng suất cho phép của gỗ, = 150 Kg/m2 - Khoảng cách các thanh nẹp đứng : ị 105 cm ị Chọn Ln = 75 cm c. Kiểm tra độ võng của ván khuôn thành móng: - Tính theo công thức : Trong đó : qtc = qtt/1,3 = 6,143/1,3 = 4,73 Kg/cm E - Mô đun đàn hồi của gỗ : E = 1,1.105 Kg/cm2 J - Mô men quản tính của 1 tấm ván khuôn, 67,5 cm4 ị Vậy chọn khoảng cách giữa các thanh nẹp đứng Ln = 75 cm là thoả mãn. 4.2. Thiết kế ván khuôn cổ móng: - Cổ móng kích thước b´h = (32´55)cm, Chiều cao cổ móng : 1,1m. - Với ván khuôn cổ móng, chọn ván khuôn thép định hình. + Cạch b = 320mm, dùng 2 tấm , KT (100´1200)mm, (220´1200)mm. + Cạch h = 550mm, dùng 3 tấm, KT (150´1200)mm, 2 tấm (200´1200)mm. a. Tính toán tải trọng tác dụng: - áp lực ngang của vữa bê tông: q1 = = 1,3.2500.0,7.0,22 = 500,5 Kg/m Trong đó : H - Chiều cao gây áp lực do quá trình đổ và đầm BT, H = (0,6á0,7). b - Chiều rộng của 1 tấm ván khuôn lớn nhất. - áp lực do đầm bê tông bằng máy : q2 = n.qđ.b = 1,3.200.0,22 = 57,2 Kg/m - Tổng tải trọng tác dụng vào ván khuôn : qtt = q1 + q2 = 500,5 + 57,2 = 558 Kg/m = 5,58 Kg/cm b. Tính khoảng cách giữa cácgông: Lg - Coi ván khuôn là dầm liên tục với các gối tựa là thanh gông, chịu tải trọng phân bố đều. Mômen gối và nhịp như sau : - Trong đó : R - Cường độ của ván khuôn kim loại, R = 2100 Kg/cm2 W - Mômen chống uốn, với b = 22cm, W = 4,57 cm3 - Khoảng cách các thanh gông : ị 131 cm ị Chọn Lg = 55 cm c. Kiểm tra độ võng của ván khuôn cổ móng: - Tải trọng tiêu chuẩn : qtc qtc = qtt/1,3 = 5,58/1,3 = 4,29 Kg/cm - Tính theo công thức : Trong đó : E - Mô đun đàn hồi của thép : E = 2,1.106 Kg/cm2 J - Mô men quản tính của 1 tấm ván khuôn thép, J = 22,58 cm4 ị - Chọn khoảng cách giữa các gông Lg = 55 cm là thoả mãn. - Chọn thanh gông thép hình KT (55´75)mm. 5. Thiết kế sàn công tác thi công bê tông móng: - Để thi công bê tông móng được thuận lợi, an toàn và đạt hiệu quả ta phải thiết kế sàn công tác. - Thiết kế sàn công tác cho móng M2 - có L = 5,7m - Bề rộng sàn công tác, B = 1,3m - Chọn ván khuôn, cột chống gỗ. + Ván sàn công tác, rộng 30 cm , d = 3,0 cm + Đà ngang, dọc KT (8´12)cm + Cột chống KT (6´8)cm a. Tính toán tải trọng tác dụng: - Tải trọng bản thân: gv = n.ggỗ.B.d = 1,1.600.1,3.0,03 = 25,74 Kg/m - Tải trọng do người và dụng cụ thi công: q1 = n.250.1,3 = 1,2.250.1,3 = 390 Kg/m - Tải trọng do bê tông chở trên xe cải tiến: g2 = (0,95.0,4.0,8.2500)/5,7 = 133,3 Kg/m Tổng tải trọng tác dụng lên ván sàn công tác : qtt = gv + q1 + g2 = 25,74 + 390 + 133,3 = 549 Kg/m = 5,49 Kg/cm b. Kiểm tra độ võng của sàn công tác: - Coi các tấm ván sàn công tác là các dầm liên tục, gối lên các gối tựa là các đà ngang cách nhau Lđ = 60cm : - Tính theo công thức : Trong đó : qtc = qtt/1,3 = 5,49/1,2 = 4,58 Kg/cm E = 1,1.105 Kg/cm2; J = b.h3/12 = 30.33/12 = 67,5 cm4 ị Vậy chọn khoảng cách giữa đà dọc Lđ = 60 cm là thoả mãn. c. Kiểm tra khả năng chịu lực của đà ngang: - Chọn tiết diện đà ngang là: b´h = 8´12 cm, gỗ nhóm V. - Tải trọng tác dụng lên đà ngang (bao gồm toàn bộ tải trọng tác dụng lên ván sàn công tác trong diện truyền tải là 0,6m) qtt = 549.0,6 = 329,4 Kg/m - Coi đà ngang như dầm liên tục kê lên các đà dọc, và cột chống. Khoảng cách giữa các đà dọc là : Lđ = 150cm. - Kiểm tra bền : W = b.h2/6 = 8.122/6 = 192 (cm4) 38,6 Kg/m2 < [s] = 150 Kg/m2 - Kiểm tra độ võng của đà ngang : + Tính theo công thức : Trong đó : qtc = 4,58 Kg/cm E = 1,1.105 Kg/cm2; J = b.h3/12 = 8.123/12 = 1152 cm4 ị Vậy chọn đà ngang : KT b´h = (8´12)cm là đảm bảo. d. Kiểm tra ổn định của cột chống: - Tính theo công thức : - Chọn tiết diện cột chống là: b´h = 6´8 cm. Bố trí 3 cột chống L = 1,5m - Tải trọng tác dụng lên cột chống: N = qtt.L/2 = 549.1,5/2 = 412 Kg + Chiều cao H = hm - hđd - hđn - hv = 1,3 - 0,12 - 0,12 - 0,03 = 1,03 m + Độ mảnh của cột : 59,4 < 75 ị 0,72 ị Vậy chọn cột chống : KT b´h = (6´8)cm là đảm bảo. 6. Biện pháp thi công bê tông móng: 6.1. Biện pháp thi công bê tông lót móng: - Sau khi hoàn tất, nghiệm thu xong phần đào đất móng ta tiến hành công tác thi công bê tông lót móng. - Dùng máy trộn bê tông quả lê, dung tích 250L, trình tự trộn bê tông lót móng, Theo TCVN 4453 - 95: - Dùng xe cải tiến đón bê tông từ máy trộn để di chuyển đến nơi đổ. - Dùng một khung gỗ bằng kích thước móng. - Bê tông móng được đổ và đầm bằng thủ công 6.2. Biện pháp thi công cốt thép móng: a. Yêu cầu khi gia công lắp dựng cốt thép: - Cốt thép dùng phải đảm bảo các yêu cầu của thiết kế đồng thời phù hợp với tiêu chuẩn TCVN 5574-91, TCVN 1651-85. - Cốt thép phải dùng đúng số liệu, đúng chủng loại, đường kính, kích thước số lượng. - Cốt thép phải đặt đúng vị trí thiết kết đã quy định. - Thép phải sạch không han gỉ. - Khi gia công cắt, uốn, kéo, hàn phải tuân thủ đúng theo tiêu chuẩn quy định với từng chủng loại thép. - Các bộ phận trước không gây cản trở các bộ phận lắp dựng sau. b. Biện pháp lắp dựng cốt thép: - Sau khi đổ bê tông lót móng xong ta cho công nhân lắp tiến hành lắp đặt cốt thép móng. - Cốt thép được gia công tại xưởng, sau đó đem ra lắp đặt vào vị trí. Trước khi lắp đặt cốt thép cần phải xác định vị trí chính xác tim, trục khoảng cách cốt thép, lớp bảo vệ cốt thép. - Cốt thép cổ móng được định vị chính xác bằng khung gỗ, sao cho khoảng cách thép dọc được xác định theo đúng thiết kế. Sau đó luồn cốt đai theo đúng khoảng cách thiết kế, dùng thép mềm 1mm, buộc cốt dọc và cốt đai tạo thành khung cốt thép. - Sau khi hoàn thành việc lắp dựng cốt thép, cần phải kiểm tra lại vị trí tim, trục, lớp bảo vệ bê tông. 6.3. Biện pháp thi công ván khuôn móng: a. Yêu cầu đối với ván khuôn móng: - Ván khuôn dùng phải đảm bảo các yêu cầu của thiết kế đồng thời phù hợp với tiêu chuẩn TCVN 4453-95. - Đảm bảo đúng hình dáng, kích thước cấu kiện theo yêu cầu thiết kế. Đảm bảo độ bền, độ luân chuyển cao, ổn định trong qua trình thi công. - Không cong, vênh, phải kín khi đổ bê tông, không làm mất nước xi măng khi đổ bê tông, làm giản cường độ của bê tông. b. Biện pháp lắp dựng ván khuôn: - Lắp dựng ván khuôn đế móng : Xác định kích thước đáy móng, tim, cốt rồi tiến hành ghép ván khuôn đế móng. Hệ thống ván khuôn, chống xiên phải được lắp dựng đúng thiết kế - Ván khuôn đế móng được ghép thành mảng, ván thành khi đặt đúng vào vị trí thiết kế thì dùng đinh để liên kết, rồi chống các chống xiên theo khoảng cách đã thiết kế. Khi chống xiên chống vào thành đất ta phải lót tấm ván đệm đê không làm chống bị mất ổn định khi đổ và đầm bê tông. - Lắp dựng ván khuôn móng xong tiến hành lắp dựng cốt thép cổ móng, song song cùng vàn khuôn cổ móng và sàn công tác. - Kiểm tra lại tim cốt, ván khuôn, kích thước móng, kiểm tra sự ổn định của chống đứng, chống xiên 6.4. Biện pháp thi công bê tông móng: - Trước khi thi công phần bê tông móng, ta phải tiến hành nghiệm thu cốt thép và ván khuôn móng theo bản vẽ và theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4453-95. - Nội dung nghiệm thu phải được lập thành văn bản có xác nhận và chữ ký của các bên liên quan trong quá trình nghiệm thu. a. Chuẩn bị vật liệu: - Xi măng đảm bảo đúng chủng loại PC30, xác định khối lượng xi măng cần thiết cho một mẻ trộn, 1 cấu kiện, theo năng suất 1 ca. Ngoài ra phải xác định xi măng với điều kiện thiết kế, với đặc điểm môi trường. - Cát : Theo tiêu chuẩn TCVN 1770-86, là loại cát sạch ít tạp chất. Cát lẫn tạp chất thì phải rửa, sàng, bãi chứa cát phải khô giáo có biện pháp chống bẩn, nước đọng. Khi sử dụng nhiều loại cát khác nhau, thì phải đổ đống riêng. - Đá, sỏi : Dùng đá, sỏi 2´4 cho bê tông móng, vì hàm lượng cốt thép trong móng ít, kích thước móng lớn. Đá, sỏi phải có kích thước đồng đều, không phong hoá, lẫn tạp chất. - Nước trộn bê tông : Theo TCVN 4506-87. Phải là nước sạch, các nguồn nước dùng trong sinh hoạt đều dùng cho trộn bê tông và bảo dưỡng. Trước khi nấy nước sử dụng cho trộn bê tông phải kiểm tra. - Phụ gia : Dùng theo yêu cầu công nghệ, tiến độ. b. Yêu cầu đối với vữa bê tông: - Theo TCVN 4453-95. - Vữa bê tông phải được trộn kỹ, đều và đúng cấp phối. - Thời gian trộn, đổ và đầm phải ngắn nhất tức là phải nhỏ hơn thời gian ninh kết của bê tông (2giờ). - Vữa bê tông phải đảm bảo các yêu cầu về độ sụt, dễ trút ra khỏi phương tiện chuyên trở, dễ đổ, dễ dầm. c. Phương pháp trộn và đổ bê tông: ă Phương pháp trộn. - Theo TCVN 4453 - 95, trình tự trộn như sau: - Cho máy quay một vài vòng, sau đó đổ 15á20% lượng nước, tiếp đến đổ xi măng và cốt liệu cùng một lúc, vừa trộn vừa đổ dần phần nước còn lại. Đổ xi măng và cốt liệu vào khi máy đang quay. Thời gian trộn hỗn hợp bê tông phụ thuộc vào độ sụt vào độ sụt yêu cầu và dung tích của máy trộn. Theo kinh nghiệm thường cho máy quay 20 vòng cho một mẻ trộn. - Trong quá trình trộn để tránh hỗn hợp bê tông bám dính vào thùng trộn, cứ sau 2 giờ làm việc cần đổ vào thùng trộn toàn bộ cốt liệu lớn và nước vào quay 5 phút sau đó cho cát, xi măng và lượng nước còn lại vào trộn tiếp theo thời gian quy định. - Nếu cốt liệu ở hiện trường ẩm, cần giảm lượng nước trộn, giữ nguyên độ sụt theo yêu cầu. ă Biện pháp chuyển và đổ bê tông. - Vận chuyển bê tông bằng xe cải tiến có dung tích thùng chứa 120L, xe do 3 người kéo và đẩy, đường vận chuyển cho xe đi là đường tạm san, độ dốc 1%. Khi vận chuyển bê tông xe phải kín, không làm mất nước xi măng, không gây vương vãi dọc đường, tuyệt đối tránh sự phân tầng của vữa bê tông. - Đổ bê tông móng làm 2 đợt : Đế móng, cổ móng. + Đổ bê tông mái vát móng sử dụng bê tông có độ sụt khoảng 4cm đổ từng lớp có chiều dày từ 15á20cm. Sau khi đầm xong dùng bàn xoa vừa xoa vừa vuốt từ dưới lên tạo mái vát theo thiết kế. + Đổ bê tông cổ móng cần chia thành từng cụm móng để có thể luân chuyển cốp pha, sàn công tác và bố trí song song, xen kẽ các công tác cốp pha, cốt thép và bê tông. Bê tông được đổ từng lớp có độ dầy thích hợp, sau khi đầm xong đổ lớp tiếp theo. Chiều cao rơi tự do khi đổ bê tông phải < 1,5m. - Đầm bê tông móng : Đầm lớp sau phải cắm xuống lớp trước từ 5á10cm, thời gian đầm ở một vị trí từ 15á60giây. Cho đầm làm việc trước khi hạ chày từ từ vào bê tông, rút chày từ từ ra khỏi bê tông rồi mới tắt máy. 6.4. Bảo dưỡng bê tông móng: - Bảo dưỡng bê tông phải đảm bảo bề mặt bê tông luôn luôn ướt, thời gian bảo dưỡng cần thiết theo TCVN 4453-95. - Bảo dưỡng bê tông trên công trường bằng cách tưới nước sạch vào bề mặt của khối bê tông. Lần tưới nước đầu tiên thực hiện sau khi đổ bê tông từ 4á6 giờ tuỳ theo nhiệt độ ngoài trời. Tuyệt đối không được để bê tông trắng mặt. 6.5. Tháo dỡ ván khuôn móng: - Tháo dỡ ván khuôn có ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ thi công công trình, đến giá thành xây dựng và chất lượng của bê tông vì vậy tháo dỡ cốp pha phải tuân theo các yêu cầu sau : - Sau khi bê tông đạt cường độ cần thiết thì tiến hành tháo ván khuôn, đối với ván khuôn móng chỉ cần đạt 25% cường độ, từ 2á3 ngày. - Các bộ phận lắp sau thì tháo trước, lắp trước thì tháo sau. Tháo dỡ các kết cấu không hoặc chịu lực ít, sau đó mới tháo dỡ đến các kết cấu chịu lực. Khi tháo tiến hành tháo từ từ, từng bộ phận. - Khi tháo vàn khuôn tránh gây chấn động mạnhvào kết cấu bê tông, làm hư hại kết cấu 6.6. Những khuyết tật khi công bê tông: - Sau khi tháo dỡ cốp pha thường xẩy ra những hiện tượng sau : ăNứt chân chim : + Nguyên nhân: là do mặt bê tông mới đổ không được che đậy, khi trời nắng nước bốc hơi quá nhanh, bê tông co ngót đột ngột gây nứt. + Biện pháp sửa chữa: là hoà nước xi măng đổ trên mặt bê tông, dùng thước gạt qua gạt lại cho nước xi măng lấp đầy các kẽ nứt, sau đó che phủ bằng bao tải ẩm rồi bảo dưỡng. ă Bê tông trắng mặt. + Nguyên nhân: là do không bảo bưỡng hoặc bảo dưỡng ít, bê tông bị mất nước. + Cách khắc phục: Che phủ bằng bao tải ẩm, tưới nước thường xuyên cho bê tông ướt từ 5á6 ngày. ă Rỗ trong bê tông bao gồm : rỗ ngoài, rỗ sâu, rỗ thấu suốt. + Nguyên nhân: do đầm không kỹ, vữa bê tông bị phân tầng khi vận chuyển, vữa trộn không đều, ván khuôn ghép không kín khít làm mất nước xi măng. + Biện pháp sửa chữa: Dùng đục nhọn tẩy sạch các viên đá trong vùng rỗ, sau đó tưới nước rửa sạch, dùng vữa bê tông đá nhỏ có mác cao hơn mác thiết kế trát lại, xoa phẳng. Đầm kỹ và bảo dưỡng. 7. Biện pháp an toàn lao đông, vệ sinh môi trường trong thi công phần móng: - Công tác an toàn lao động, vệ sinh môi trường trong công trình xây dựng là rất quan trọng, nó ảnh hưởng trục tiếp đến tiến độ thi công và chất lượng công trình, cũng như sức khoẻ của công nhân. - Tại công trình xây dựng phải có trang bị tủ thuốc, dụng cụ sơ cứu khi xẩy ra tai nạn. 7.1. An toàn lao động trong công tác thi công đất: - Trang bị đầy đủ trang thiết bị bảo hộ cho công nhân theo quy định về bảo hộ lao động - Khi có người làm việc dưới hố móng tránh không để cho đất rơi xuống hố móng và làm sạt lở thành hố đào. - Không cho công nhân ngồi nghỉ dưới hố đào, đề phòng sạt thành hố và đất đá rơi. - Để đảm bảo cho người và phương tiện trong khi thi công cần phải làm rào chắn, biển báo, đèn hiệu ban đêm để khu vực hố đào. - Khi đào đất bằng máy : Trong khu vực máy vận hành không cho công nhân làm việc và đi lại trong khu vực hoạt động của máy đào. Phải có biển báo hiệu an toàn. - Khi các gầu đào đàng chất tải thì không được di chuyển máy. 7.2. An toàn lao động trong công tác thi công bê tông: a. Đối với công tác cốt thép: - Công tác gia công cốt thép tại xưởng, phải được tiến hành ở khu vực riêng có rào chắn và biển báo. - Cắt, uốn phải cốt thép phải có thiết bị chuyên dụng, có biện pháp ngăn ngừa thép văng khi căt, uốn. - Khi vận chuyển cốt thép phải được bó, buộc chặt, tránh để rơi, đứt dây. b. Đối với công tác đổ đầm bê tông: - Sàn công tác phải ổn định, chắc theo thiết kế thi công, đảm bảo độ rộng cho người thao tác và để thiết bị. - Công nhân phải được trang bị đầy đủ bảo hộ như : gằng tay, mũ, giầy. - Khi sử dụng máy trộn, máy đầm phải kiểm tra tính ổn định của máy khi vận hành, kiểm tra hệ thống dây dẫn điện không để bị hở điện. Cầudao, ổ cắm điện để phải có biển báo, hộp chống tiếp xúc nước. - Khi sử dụng máy thi công phải kiểm tra hiện tượng hở điện, nếu hở cần sửa chữa song mới được sử dụng. 7.3. Công tác vệ sinh môi trường: - Khi vận chuyển đất thừa, vật liệu cho công trình xe vận chuyển phải có biện pháp che chắn không để rơi vãi vật liệu trên đường vận chuyển. - Các chất thải dầu, mỡ của máy thi công phải đổ được đổ đúng nơi quy định, không đổ ra môi trường xung quanh và ao, hồ. B. kỹ thuật thi công phần thân - lập biện pháp kỹ thuật thi công khung, sàn BTCT tầng 5- I. Giải pháp thi công. 1. Công nghệ thi công ván khuôn: a. Mục tiêu: - Đạt được mức độ luôn chuyển ván khuôn tốt. b. Biện pháp: - Khi thi công xong sàn tầng 5, ta tiến hành thi công phần cột tầng 5. Sau 1á2 ngày cho tiến hành tháo dỡ cốp pha cột và lắp dựng cốp pha dầm, sàn mái (với khoảng cách phù hợp). - Các cột chống là những cột chống đơn thép ống có thể tự điều chỉnh chiều cao, kết hợp bố trí hệ giằng ngang và giằng dọc theo hai phương. 1. Công nghệ thi công bê tông: - Đối với công trình thiết kế cao 5 tầng, địa điểm thi công tại thị xã Hà Giang. Nên ta áp dụng biện pháp thi công tiên tiến có ưu điểm là sử dụng máy bơm bê tông. - ưu điểm của việc thi công bê tông bằng máy bơm, với khối lượng bê tông lớn thi thời gian thi công nhanh, đảm bảo kỹ thuật, hạn chế được các mạch ngừng, chất lượng bê tông đảm bảo. - Với khối lượng bê tông cột không lớn, nếu ta dùng biện pháp thi công bằng bơm bê tông thì lãng phí ca máy, công nhân thao tác không kịp tốc độ bơm. Do vậy ta chọn giải pháp trộn bằng máy đổ bằng phương pháp thủ công. - Công trình đòi hỏi tiến độ thi công nhanh, nên việc sử dụng bê tông trộn và đổ thủ công cho công trình sẽ không đảm bảo được tiến độ cũng như chất lượng bê tông khi thi công khối lượng lớn. Với bê tông thương phẩm hiện đang được sử dụng rộng rãi cho các công trình cao tầng thì có nhiều ưu điểm là đảm bảo chất lượng và tiến độ thi công. Sử dụng bê tông thương phẩm kết hợp với máy bơm bê tông là một tổ hợp thi công hiệu quả làm giảm giá thành công trình. - Vậy chọn phương pháp thi công bê tông cột bằng phương pháp thủ công, dầm và sàn thi công bằng bê tông thương phẩm kết hợp với máy bơm bê tông. Ii. Tính toán khối lượng sơ bộ các công việc. 1. Tính toán khối lượng bê tông : 1.1. Khối lượng bê tông cột: - Khối lượng bê tông cột tầng 5: (28 cột). Vc = 28.(0,22.0,45.3,1) = 8,6 m3 1.2. Khối lượng bê tông dầm, sàn: a. Bê tông dầm: - Dầm khung (22´50)cm V1 = 14.(0,22.0,40.6,22) = 7,7 m3 - Dầm khung (22´35)cm V2 = 0,22.0,25.18,72 = 1,0 m3 - Dầm dọc (22´30)cm V3 = 0,22.0,20.92,4 = 4,07 m3 b. Bê tông sàn: Diện tích sàn mái : 283,95 m2 - Bê tông sàn mái : V4 = 283,95 m2. 0,1 = 28,4 m3 ị Khối lượng bê tông dầm, sàn mái: Vd,s = V1 + V2 + V3 + V4 = 7,7 + 1,0 + 4,07 + 28,4 = 41,17 m3 2. Tính toán khối lượng cốt thép : 2.1. Khối lượng cốt thép cột: - Cốt thép cột tầng 5 : 8,6 m3 . 150 kg/m3 = 1290 kg 2.2. Khối lượng cốt thép dầm, sàn: a. Cốt thép dầm: - Cốt thép dầm khung: 8,7 m3 . 200 kg/m3 = 1740 kg - Cốt thép dầm dọc: 4,7 m3 . 170 kg/m3 = 800 kg b. Cốt thép sàn mái: - Cốt thép sàn: 1010 kg 3. Tính toán khối lượng ván khuôn : 1.1. Khối lượng cốp pha cột: - Khối lượng cốp pha cột tầng 5: (28 cột). Sc = 28.[2.(0,22 + 0,45).3,1] = 116,31 m2 1.2. Khối lượng cốp pha dầm, sàn: a. Cốp pha dầm: - Dầm khung (22´50)cm S1 = 87,1.[0,22 + (0,40.2)] = 88,84 m2 - Dầm khung (22´35)cm S2 = 18,72.[0,22 + (0,25.2)] = 13,48 m2 - Dầm dọc (22´30)cm S3 = 92,4.[0,22 + (0,20.2)] = 57,30 m3 b. Cốp pha sàn: Diện tích sàn mái : 283,95 m2 - Cốp pha sàn mái : S4 = Ssàn - Sđd = 283,95 m2 - 43,61 = 240,3 m2 ị Khối lượng cốp pha dầm, sàn mái: Sd,s = S1 + S2 + S3 + S4 = 88,84 + 13,48 + 57,3 + 240,3 = 400,0 m2 Iii. Chọn phương tiện phục vụ thi công. 1. Chọn loại ván khuôn, đà giáo, cột chống : - Thi công bê tông cột, dầm, sàn. Để đảm bảo cho kết cấu bê tông được ổn định và đạt được cường độ thì hệ cột chống cũng như cốp pha cần phải đảm bảo độ cứng, độ ổn định cao. Để đảm bảo thi công đẩy nhanh được tiến độ, đưa công trình vào khai thác thì cột chống và ván khuôn phải được thi công lắp dựng nhanh chóng, thời gian thi công công tác cốp pha ảnh hưởng rất lớn. Do vậy cột chống và cốp pha phải có tính chất định hình hoá cao. Vì vậy sự kết hợp giữa cột chống kim loại và ván khuôn kim loại định hình khi thi công bê tông khung + sàn BTCT là biện pháp hiệu quả và kinh tế hơn cả. 1.1. Yêu cầu về kỹ thuật: a. Lắp dựng: - Cốp pha, đà giáo phải được thiết kế và thi công đảm bảo độ cứng, ổn định, dễ tháo lắp không gây khó khăn cho việc lắp dựng. - Cốp pha khi lắp dựng phải kín, khít để không làm mất nước xi măng. - Cốp pha khi tiếp xúc với bê tông cần được chống dính. - Chân cột chống của đà giáo phải đặt vững chắc trên nền cứng, không bị trượt và không bị biến dạng. Khi chịu tải trọng của cấu kiện khi thi công bê tông. b. Tháo dỡ: - Cột chống và cốp pha chỉ được tháo dỡ khi bê tông đạt cường độ cần thiết kế để kết cấu chịu được trọng lượng bản thân và tải trọng thi công khác. Khi tháo dỡ cốp pha cần tránh không gây ứng suất đột ngột hoặc va chạm mạnh làm hư hại kết cấu. 1.2 Thiết kế ván khuôn: a. Lựa chọn loại cốp pha sử dụng: - Cốp pha kim loại định hình: Bộ cốp pha gồm: + Các tấm khuôn chính. + Các tấm góc. Các tấm cốp pha này được chế tạo định hình bằng thép đen có sườn dọc và sườn ngang dày 3mm, mặt dày 2mm. + Các phụ kiện liên kết : Móc kẹp chữ U, chốt chữ L. + Cột chống kim loại. + Các thanh giằng kim loại. - ưu điểm của cốp pha kim loại : Có tính “vạn năng” được lắp ghép cho các đối tượng kết cấu khác nhau : Móng khối lớn, sàn, dầm, cột, cầu thang. - Trọng lượng của các tấm khuôn, cột chống nhỏ, thích hợp cho việc vận chuyển và lắp dựng, tháo dỡ bằng phương pháp thủ công. - Các đặc tính của các tấm khuôn được nêu trong bảng tương tự như cốp pha móng. 1.3 .Chọn cột chống cho dầm, sàn: 1.3.1 .Chọn cột chống giáo Pal cho dầm, sàn: - Sử dụng giáo Pal do hãng Hoà Phát chế tạo. a. Ưu điểm của giáo Pal. - Giáo Pal là cột chống vạn năng đảm bảo an toàn và kinh tế. Sử dụng thích hợp cho mọi công trình, có khả năng chịu tải trọng lớn và chống đỡ được các kết cấu ở những độ cao lớn nhỏ khác nhau. - Giáo Pal chế tạo định hình bằng thép đen, có trọng lượng nhẹ, lắp dựng, tháo dỡ đơn giản, vận chuyển gọn nhẹ, độ luôn chuyển cao. b. Cấu tạo giáo Pal: - Giáo Pal được thiết kế trên cơ sở một hệ khung tam giác được lắp dựng theo kiểu tam giác hoặc tứ giác cùng các phu kiện kèm theo như. + Phần khung tam giác tiêu chuẩn. + Thanh giằng chéo và giằng ngang. + Kích chân cột và đầu. + Khớp nối khung. + Chốt giữ khớp nối. Bảng độ cao và tải trọng cho phép Lực giới hạn của cột chống [P] =Kg 353300 22890 Số tầng 4,0 5,0 Chiều cao tương ứng 6,0 7,5 c. Trình tự lắp dựng: - Đặt bộ kích (Gồm đế và kích) liên kết các bộ phận kích với nhau bằng giằng ngang và giằng chéo. - Lắp dựng khung tam giác vào từng bộ kích, điều chỉnh các bộ phận cuối của khung tam giác tiếp xúc với đai ốc cánh. - Lắp tiếp các thanh giằng nằm ngang và chéo. Lồng khớp nối và liên kết chúng bằng các chốt giữ, sau đó chống thêm một khung phụ lên trên. - Lắp các kích đỡ phía dưới : Toàn bộ hệ thống của giá đỡ khung tam giác sau khi lắp dựng xong có thể điều chỉnh chiều cao nhờ hệ kích dưới trong khoảng từ 0á0,75m ă Trong khi lắp dựng giáo Pal cần chú ý những điểm sau : - Lắp các thanh giằng ngang theo hai phương vuông góc và chống chuyển vị bằng giằng chéo. Trong khi lắp dựng không được thay thế các bộ phận và phụ kiện của giáo bằng các phụ kiện không đồng bộ với giáo Pal. - Toàn bộ hệ chân chống phải được lên kết vững chắc và điều chỉnh cao thấp bằng các đai ốc cánh của bộ phận kích. 1.3.2 .Chọn cột chống đơn cho dầm, sàn: - Sử dụng cột chống đơn kim loại (Hoà Phát). - Dựa vào chiều dài và sức chịu tải ta chọn cây chống loại K-102 và K-104 của hãng Hoà Phát có các thông số sau: Bảng độ cao và tải trọng cho phép Loại Chiều cao sử dụng Tải trọng cho phép Trọng lượng (Kg) Lmin (mm) Lmax (mm) Khi đóng (Kg) Khi mở (Kg) K-102 2000 3500 2000 1500 12,7 K-104 2700 4200 1800 1200 14,8 1.4 .Chọn thanh đà đỡ ván khuôn: - Đặt các thanh xà gỗ theo hai phương, đà ngang dựa trên đà dọc, đà dọc tựa lên trên giá đỡ chữ U của hệ giáo chống. Ưu điểm của loại đà này là tháo dỡ đơn giản, có sức chịu tải khá lớn, hệ số luôn chuyển cao loại đà này kết hợp với hệ giáo chống kim loại tạo ra một hệ dụng cụ chống đỡ ván khuôn đồng bộ hoàn chỉnh và kinh tế nhất. 2. Chọn máy phục vụ cho công tác thi công : - Công trình thi công áp dụng các biện pháp thi công tiên tiến để đẩy nhanh tiến độ, để thực hiện được ta phải chọn được các loại máy thi công và thiết bị hợp lý phụ vụ cho việc thi công tại công trường. 2.1 .Chọn phương tiện vận chuyển lên cao: - Đối với nhà cao 5 tầng với cốt sàn cao nhất là H = 21,0m, biện pháp tiên tiến có nhiều ưu điểm là ta sử dụng máy bơm bê tông để phục vụ cho công tác thi công bê tông. Trong đó cũng cần phải giải quyết các vấn đề như vận chuyển người, vận chuyển ván khuôn, cốt thép cũng như các vật liệu khác lên cao. Với công trình 5 tầng chiều cao 21m, Ta chọn phương tiện vận chuyển lên cao là loại thăng tải TP-12. Bảng các thông số kỹ thuật của thăng tải TP-12 Thông số Giá trị Đơn vị - Sức nâng 0,5 Tấn - Công suất động cơ 2,5 Kw - Độ cao nâng 27 m - Chiều dài sàn vận tải 2,1 m - Tầm với 1,3 m - Vận tốc nâng 3,0 m/s - Công tác thi công bê tông cột dùng phương pháp máy trộn và đổ bê tông bằng thủ công, phần dầm sàn dùng bê tông thương phẩm mua tại nhà máy (Đổ dùng máy bơm bê tông). 2.2 .Chọn máy đầm bê tông: - Chọn hai loại máy đầm phục vụ cho công tác thi công bê tông cột, dầm, sàn. + Đầm dùi : Sử dụng loại đầm U21-75. + Đầm mặt : Sử dụng loại đầm U7. Bảng các thông số kỹ thuật của đầm dùi và đầm mặt Các chỉ số Đơn vị tính Loại đầm U21-75 Loại đầm U7 Thời gian đầm bê tông giây 30 50 Bán kính tác dụng cm 20 á 35 20 á 30 Chiều sâu lớp đầm cm 20 á 40 10 á 30 Năng suất Đơn vị tính Loại đầm U21-75 Loại đầm U7 Theo diện tích được đầm m2/giờ 20 25 Theo khối lượng bê tông m3/giờ 6 5 á 7 2.3 .Chọn máy trộn bê tông: - Do khối lượng bê tông cột không lớn nên khi thi công cột ta sử dụng máy trộn bê tông để phục vụ cho công tác đổ bê tông cột. - Chọn máy quả lê - Mã hiệu S-739A có các thông số sau : + Dung tích hình học : 250L = 0,25 m3 + Dung tích xuất liệu : 0,165 m3 + Năng suất máy trộn P : (m3/h) Trong đó : v - Dung tích hữu ích của máy (lít), lấy bằng 75% dung tích hình học của máy. k1 - Hệ số thành phẩm của bê tông, k1 = 0,67á0,72. k2 - Hệ số sử dụng máy theo thời gian, k2 = 0,9á0,95. n - Số mẻ trộn trong 1 giờ, n = 3600/Tck Tck - Chu kỳ làm việc của 1 lần trộn. Tck = Tđổ vào + Ttrộn + Tđổ ra = 20 + 15 + 120 = 155 (s) Số mẻ trộn 1 giờ : n = 3600/155 = 23 mẻ ị Năng suất của máy : 2,6 m3/h - Số giờ trộn bê tông cột : 3,3h 2.4 .Chọn phương tiện thi công bê tông dầm, sàn: - Chọn máy bơm bê tông : Putzmeister M28 - Có các thông số kỹ thuật sau : Bơm cao (m) Bơm ngang (m) Bơm sâu (m) Dài (xếp lại) (m) 27,3 23,7 17,2 8,2 - Thông số kỹ thuật bơm : Lưu lượng (m3/h) áp suất bơm Chiều dài xi lanh (mm) Đường kính xi lanh (mm) 90 105 1400 200 - Chọn ô tô vận chuyển bê tông thương phẩm : Mã hiệu SB-92B (ô tô cơ sở là KAMAZ-5511). Có các thông số kỹ thuật như sau : + Kích thước giới hạn: Dài 7,38m ; Rộng 2,5m ; Cao 3,4m Bảng các thông số kỹ thuật của ô tô vận chuyển bê tông Loại ô tô Dung tích thùng trộn (m3) Dung tích thùng nước (m3) Công suất động cơ (Kw) Tốc độ quay thùng trộn (V/phút) Độ cao đổ phối liệu vào (m) Thời gian đổ bê tông ra (phút) KAMAZ -5511 6,0 0,75 40 9á14,5 3,62 10 - Tính xe vận chuyển vữa bê tông thương phẩm : + Bê tông thường phẩm được cung cấp từ nhà máy cách công trình 10km, đường loại 2. Tính theo công thức : Trong đó : n - Số xe vận chuyển. V - Thể tích bê tông mỗi xe, V = 6,0 m3 L - Đoạn đường vận chuyển, L = 10 km S - Tốc độ xe, S = 30 á 35 km T - Thời gian quay đầu xe, T = 10s Qmax - Năng suất máy bơm, Q = 90.0,7 = 63m3/h (Hệ số thời gian k = 0,7) 4,75 xe ị Chọn 5 xe để phụ vụ công các đổ bê tông dầm sàn. 2.5 .Chuẩn bị thi công trên cao: - Làm hệ thống lưới an toàn cho công trình. - Làm hệ lưới chống bụi và vật liệu rơi xuống từ trên cao xung quanh công trình. - Lắp hệ thống giáo công tác phái ngoài, xung quanh công trình và neo vào sàn tầng 3. - Tập kết ván khuôn - Tập kết cốt thép đã gia công vào vị trí quy định để chuẩn bị cho công tác cốt thép. - Chuẩn bị giáo thi công, các dụng cụ phục vụ thi công - Bố trí người, tổ thợ vào từng công tác thi công. IV. Thiết kế ván khuôn cột, dầm, sàn. 1 .Thiết kế ván khuôn cột: 1.1 .Tính số lượng ván khuôn. - Kích thước cột tầng 5 : b´h = (220´400)mm, số lượng 28 cột. - Chiều cao cột H = 3600 - 500 = 3100mm = 3,1m - Sử dụng : 2 tấm (220´1800)mm + 2 tấm (220´1500)mm cho cạch ngắn (b). 4 tấm (200´1800)mm + 4 tấm (200´1500)mm cho cạch dài (h). 4 tấm góc (55´1800)mm + 4 tấm (55´1500). 1.2 .Tính khoảng cách gông cột. a. Tính toán tải trọng tác dụng: Theo tiêu chuẩn thi công bê tông cốt thép TCVN 4453-95 thì áp lực ngang tác dụng lên ván khuôn cột xác định theo công thức: - áp lực ngang của vữa bê tông: q1 = = 1,3.2500.0,75 = 2437,5 Kg/m2 (H = 0,75m - Chiều cao gây áp lực do quá trình đổ và đầm ) - áp lực do đầm bê tông bằng máy : q2 = n.qđ = 1,3.200 = 260 Kg/m2 - áp lực gió hút : q3 = 30 Kg/m2 - Tải trọng phân bố tác dụng trên mặt một tấm ván khuôn : q = q1 + q2 + q3 = 2437,5 + 260 + 30 = 2728 Kg/m2 - Tải trọng phân bố theo chiều dài một tấm ván khuôn : qtt = q.b = 2728.0,22 = 600 Kg/m = 6,0 Kg/cm b. Tính khoảng cách giữa cácgông: Lg - Gọi khoảng cách giữa các gông cột Lg, coi ván khuôn cột như dầm liên tục với các gối tựa là các gông cột. Mômen gối và nhịp như sau : - Trong đó : R - Cường độ của ván khuôn kim loại, R = 2100 Kg/cm2 W - Mômen chống uốn, với b = 22cm, W = 4,57 cm3 - Khoảng cách các thanh gông : ị 126 cm ị Chọn Lg = 100 cm c. Kiểm tra độ võng của ván khuôn cột: - Tải trọng tiêu chuẩn : qtc qtc = (2500.0,75 + 200 + 25).0,22 = 462 Kg/m = 4,62 Kg/cm - Tính theo công thức : Trong đó : E - Mô đun đàn hồi của thép : E = 2,1.106 Kg/cm2 J - Mô men quản tính của 1 tấm ván khuôn thép, J = 22,58 cm4 ị - Chọn khoảng cách giữa các gông Lg = 100 cm là thoả mãn. - Chọn thanh gông thép hình KT (75´75)mm, dài 1,0m - Chọn cột chống đơn kim loại nên không cần kiểm tra điều kiện ổn định của cây chống. 2 .Thiết kế ván khuôn dầm: Tính ván khuôn dầm khung có kích thước : b´h = (220´500)mm 2.1 .Tính ván khuôn đáy dầm. Ván khuôn đáy dầm sử dụng ván khuôn kim loại kích thước (220´1200)mm, được tựa lên các thanh đà gỗ ngang kê trục tiếp lên cây chống đơn khoảng cách giữa các thanh đà này chính là khoảng cách giữa các cây chống. a. Tính toán tải trọng tác dụng: Tải trọng tác dụng lên ván đáy dầm : - Trọng lượng bản thân ván khuôn đáy dầm : q1 = 20 Kg/m2 ; n = 1,2 ị = 20.1,2 = 22 Kg/m2 - Trọng lượng bê tông cốt thép dầm, h = 50cm. q2 = = 1,2.2500.0,5 = 1500 Kg/m2 - Tải trọng do người và dụng cụ thi công : q3 = n.250 = 1,3.250 = 325 Kg/m2 - Tải trọng do đầm dung : q4 = n.200 = 1,3.200 = 260 Kg/m2 - Tải trọng do bơm bê tông : q5 = n.400 = 1,3.400 = 520 Kg/m2 - Tổng tải trọng tính toán trên 1m2 ván khuôn. q = q1 + q2 + q3 + q4 + q5 = 22 + 1500 + 325 + 260 + 520 = 2627 Kg/m2 b. Tính khoảng cách giữa các thanh đà ngang: Lđn - Coi ván khuôn đáy dầm như một dầm liên tục đều nhịp với gối tựa là các thanh đà gỗ ngang. Gọi khoảng cách giữa 2 thanh đà gỗ ngang là : Lđn Tải trọng tác dụng trên 1m dài ván khuôn đáy dầm : qtt = q.bd = 2627.0,22 = 578 Kg/m = 5,78 Kg/cm Mômen gối và nhịp như sau : - Trong đó : R - Cường độ của ván khuôn kim loại, R = 2100 Kg/cm2 W - Mômen chống uốn, với b = 22cm, W = 4,57 cm3 - Khoảng cách các thanh đà gỗ ngang : ị 129 cm ị Chọn Lđn = 100 cm c. Kiểm tra độ võng của ván khuôn đáy dầm: - Tải trọng tiêu chuẩn : qtc qtc = (20 + 1250 + 250 + 200 + 400).0,22 = 466 Kg/m = 4,66 Kg/cm - Tính theo công thức : Trong đó : E - Mô đun đàn hồi của thép : E = 2,1.106 Kg/cm2 J - Mô men quản tính của 1 tấm ván khuôn thép, J = 22,58 cm4 ị - Chọn khoảng cách giữa các thanh đà ngang Lđn = 100 cm là thoả mãn. 2.2 .Tính ván khuôn thành dầm. Chiều cao ván khuôn thành dầm cần thiết kế : hvk = 400mm, ta chọn ván khuôn thành dầm là các loại ván khuôn phẳng có kích thước : b´l = (200´1500)mm, cao 55mm. Mỗi dầm theo chiều cao chọn 2 tấm dựng đứng theo cạch ngắn được chiều cao 40cm. Khẩu độ dầm L = 6,0 m, như vậy mỗi dầm ta lắp dựng 16 tấm. a. Tính toán tải trọng tác dụng: Tải trọng tác dụng lên ván thành dầm : - áp lực ngang của vữa bê tông: hd = 0,5m q1 = = 1,3.2500.0,5 = 1625 Kg/m2 - áp lực do đầm bê tông bằng máy : q2 = n.qđ = 1,3.200 = 260 Kg/m2 Tổng tải trọng tính toán tác dụng lên 1 tấm ván thành dầm : qtt = (q1 + q2).b = (1625 + 260).0,2 = 377 Kg/m = 3,77 Kg/cm b. Tính khoảng cách giữa các thanh chống xiên: Lx - Coi ván khuôn thành dầm như một dầm liên tục kê lên các thanh đứng và các thanh đứng tựa lên các thanh chống xiên. Gọi khoảng cách giữa 2 thanh chống xiên là : Lx Mômen gối và nhịp như sau : - Trong đó : R - Cường độ của ván khuôn kim loại, R = 2100 Kg/cm2 W - Mômen chống uốn, với b = 20cm, W = 4,57 cm3 - Khoảng cách các thanh chống xiên : ị 160 cm ị Chọn Lx = 100 cm Để tiện cho việc thi công khi chống thanh chống xiên, ta cho thanh xiên tựa vào thanh đà ngang của ván khuôn đáy dầm. Vậy chọn Lx = 100 cm. c. Kiểm tra độ võng của ván khuôn thành dầm: - Tải trọng tiêu chuẩn : qtc qtc = (1250 + 200).0,2 = 2,9 Kg/m = 2,9 Kg/cm - Tính theo công thức : Trong đó : E - Mô đun đàn hồi của thép : E = 2,1.106 Kg/cm2 J - Mô men quản tính của 1 tấm ván khuôn thép, J = 22,58 cm4 ị - Chọn khoảng cách giữa các thanh chống xiên Lx = 100 cm là thoả mãn. 2.3 .Tính đà ngang cho cột chống thép đơn. Tải trọng tác dụng lên đà ngang là toàn bộ tải trọng dầm trong diện truyền tải của nó.Tải trọng bao gồm : - Tải trọng trên 1m dài ván khuôn đáy dầm : (Đã tính ở phần ván đáy dầm) q1 = q.bd = 2627.0,22 = 578 Kg/m - Tải trọng ván khuôn hai thành dầm : q2 = 2. (1,1.20.0,4) = 17,6 Kg/m - Tải trọng bản thân đà ngang : Chọn sơ bộ b´h = (6´8)cm q3 = n.b.h.gg = 1,1.0,06.0,08.600 = 3,2 Kg/m Tổng tải trọng tác dụng lên đà ngang : P = (q1 + q2 + q3).bd = (578 + 17,6 + 3,2).0,22 = 132 Kg Giá trị momen : 3960 Kg.cm Chọn b = 5cm ị h = 5,63cm ị Chọn tiết diện đà ngang: b´h = (5´7)cm Kiểm tra độ võng của đà ngang: - Tải trọng tiêu chuẩn : Ptc Ptc = P/1,2 = 132/1,2 = 110 Kg - Tính theo công thức : Trong đó : E = 1,1.105 Kg/cm2 J = b.h3/12 = 5.73/12 = 143 cm4 ị - Chọn khoảng cách giữa các thanh chống xiên Lx = 100 cm là thoả mãn. 3 .Thiết kế ván khuôn sàn: - Sàn mái có các kích thước ô khác nhau, vì vậy ta sử dụng các tấm ván khuôn phẳng thép định hình (Đặc tính kỹ thuật đã nêu ở phần móng), mỗi ván khuôn sàn được kê lên 3 thanh đà ngang cách nhau 60cm. Đà ngang kê lên đà dọc khoảng cách bằng kích thước của giáo Pal. 3.1 .Tính kích thước đà ngang đỡ ván khuôn sàn. - Để thuận tiện cho việc thi công, ta chọn khoảng cách giữa các thanh đà ngang kê vá sàn Lđn = 60cm, khoảng cách giữa các thanh đà dọc Lđd = 120cm (bằng kích thước của giáo Pal). Từ khoảng cách chọn trước ta sẽ chọn được kích thước phù hợp của các thanh đà. a. Tính toán tải trọng tác dụng: Tải trọng tác dụng lên ván khuôn sàn : - Trọng lượng bản thân ván khuôn sàn : q1 = 20 Kg/m2 ; n = 1,2 ị = 20.1,2 = 22 Kg/m2 - Trọng lượng bê tông cốt thép sàn, d = 10cm. q2 = = 1,2.2500.0,1 = 300 Kg/m2 - Trọng lượng đà ngang, b´h = (8´10)cm. q3 = n.b.h.gg = 1,1.0,08.0,1.600 = 5,3 Kg/m2 - Tải trọng do người và dụng cụ thi công : q4 = n.250 = 1,3.250 = 325 Kg/m2 - Tải trọng do đầm dung : q5 = n.200 = 1,3.200 = 260 Kg/m2 - Tải trọng do bơm bê tông : q6 = n.400 = 1,3.400 = 520 Kg/m2 Tổng tải trọng tính toán trên 1m2 ván khuôn sàn. q = q1 + q2 + q3 + q4 + q5 + q6 = 22 + 300 + 5,3 + 325 + 260 + 520 = 1432 Kg/m2 - Chọn tiết diện đà ngang là : b´h = (8´10)cm; gỗ nhóm V, khoảng cách gữa các đà ngang đã chọn : Lđn = 60cm, Kiểm tra tiết diện đà ngang đã chọn như sau : Tải trọng tác dụng lên đà ngang (bao gồm toàn bộ tải trọng tác dụng lên ván khuôn đáy sàn trong diện truyền tải là 0,6m). qtt = q.0,6 = 1432.0,6 = 859 Kg/m - Coi đà ngang như dầm liên tục kê nên các đà dọc. Khoảng cách giữa các đà dọc là : Lđd = 120cm. - Kiểm tra độ bền : Công thức kiểm tra : Trong đó : W = b.h2/6 = 8.102/6 = 133 cm3 Mmax = qtt.B2dPal/10 ị - Thoả mãn điều kiện độ bền. b. Kiểm tra độ võng của đà ngang: - Tải trọng tiêu chuẩn : qtc qtc = (20 + 250 + 4,8 + 250 + 200 + 400).0,6 = 675 Kg/m = 6,75 Kg/cm - Tính theo công thức : Trong đó : E - Mô đun đàn hồi của gỗ : E = 1,1.105 Kg/cm2 J = b.h3/12 = 8.103/12 = 667 cm4 ị - Chọn tiết diện đà ngang: b´h = (8´10)cm là đảm bảo. 3.1 .Tính kích thước đà dọc đỡ đà ngang. - Sơ đồ làm việc thực tế của đà dọc là dầm liên tục tựa lên trên cácvị trí giáo đỡ khoảng cách giữa các nhịp L = 120cm. - Tải trọng tác dụng lên đà dọc (do đà ngang truyền xuống). - Tải trọng tác dụng lên đà dọc (do đà ngang truyền xuống). - Trọng lượng đà ngang, b´h = (8´10)cm. q3 = 1,1.0,08.0,1.600 = 5,3 Kg - Tổng tải trọng tính toán trên đà dọc. Ptt = 515 + 5,3 = 520 Kg - Giá trị mômen lớn nhất : Mmax = 0,21.P.BdPal = 0,21.520.120 = 13104 Kg.cm a. Kiểm tra độ bền của đà dọc: - Chọn tiết diện đà dọc : b´h = (8´10)cm, gỗ nhóm V. Công thức kiểm tra : Trong đó : W = b.h2/6 = 8.102/6 = 133 cm3 ị - Thoả mãn điều kiện độ bền. b. Kiểm tra độ võng của đà dọc: - Vì các tải trong tập trung gần nhau (cách nhau 0,6m), nên ta có thể xem gần đúng như tải trọng phân bố đều P : Ptc = P/1,2 = 520/1,2 = 433 Kg = 4,33 Kg - Tính theo công thức : Trong đó : E - Mô đun đàn hồi của gỗ : E = 1,1.105 Kg/cm2 J = b.h3/12 = 8.103/12 = 667 cm4 ị - Chọn tiết diện đà dọc: b´h = (8´10)cm là đảm bảo. V. Biện pháp thi công phần thân. 1. Biện pháp thi công cột: 1.1 .Công tác gia công, lắp dựng cốt thép. a. Các yêu cầu khi gia công, lắp dựng cốt thép: - Cốt thép dùng phải đảm bảo các yêu cầu của thiết kế đồng thời phù hợp với tiêu chuẩn TCVN 5574-91, TCVN 1651-85. - Cốt thép phải dùng đúng số liệu, đúng chủng loại, đường kính, kích thước số lượng. - Cốt thép phải đặt đúng vị trí thiết kết đã quy định. - Thép phải sạch không han gỉ. - Khi gia công cắt, uốn, kéo, hàn phải tuân thủ đúng theo tiêu chuẩn quy định với từng chủng loại thép. Tránh không làm thay đổi tính chất cơ lý của cốt thép, dùng tời, máy tuốt để nắn thẳng thép nhỏ. Thép có đường kính lớn thì dùng vam thủ công kết hợp máy uốn. - Các bộ phận trước không gây cản trở các bộ phận lắp dựng sau. b. Biện pháp lắp dựng: - Sau khi gia công và sắp xếp đúng chủng loại ta dùng vận thăng đưa cốt thép lên sàn tầng 5. - Kiểm tra tim, trục cột, tập kết cốt thép đến từng cột, tiến hành lắp dựng sàn công tác (sử dụng sàn công tác bằng giáo Minh Khai). - Đếm đủ số lượng cốt đai lồng trước vào thép chờ cột. - Nối cốt thép dọc với thép chờ bằng phương pháp nối buộc, nối buộc cốt đai theo đúng khoảng cách thiết kê, sử dụng sàn công tác để buộc cốt đai trên cao. Mối nối buộc cốt đai phải đảm bảo chắc chắn để tránh làm sai lệch khung thép. Biện pháp lắp dựng cốt thép cột - Dùng cột chống gỗ chống giữ ổn định cho cốt thép. - Buộc các viên kê bằng bê tông tạo lớp bê tông bảo vệ cốt thép sau này, các điểm kê cách nhau 60cm. - Chỉnh tim cốt thép sao cho đạt yêu cầu để chuẩn bị lắp dựng ván khuôn. 1.2 .Công tác lắp dựng ván khuôn cột. a. Các yêu cầu chung: - Ván khuôn dùng phải đảm bảo các yêu cầu của thiết kế đồng thời phù hợp với tiêu chuẩn TCVN 4453-95. - Đảm bảo đúng hình dáng, kích thước cấu kiện theo yêu cầu thiết kế. Đảm bảo độ bền, độ luân chuyển cao, ổn định trong qua trình thi công. - Không cong, vênh, phải kín khi đổ bê tông, không làm mất nước xi măng khi đổ bê tông, làm giản cường độ của bê tông. b. Biện pháp lắp dựng ván khuôn: - Trước tiên truyền dẫn trục tim cột lên mặt bằng thi công, phải được tiến hành thận trọng chính xác. - Vận chuyển ván khuôn, cột chống lên sàn tầng 5 bằng máy vận thăng, sau đó tập kết đến vị trí các cột. - Lắp dựng các tấm ván khuôn định hình (đã được quét chống dính) thành mảng thông qua các chốt chữ L, móc thép chữ U. Ván khuôn cột được gia công ghép thành hộp 3 mặt, rồi lắp dựng vào khung cốt thép đã dựng xong, dùng dây dọi để điều chỉnh vị trí và độ thẳng đứng rồi dùng cột chống để chống đỡ ván khuôn, sau đó lắp ván khuôn mặt còn lại. Dùng gông thép để cố định hộp ván khuôn, khoảng cách giữa các gông đặt theo thiết kế. - Căn cứ vào vị trí tim cột, trục chuẩn đã đánh dấu bằng sơn đỏ, ta chỉnh vị trí tim cốt trên mặt bằng. Sau khi ghép ván khuôn phải kiểm tra độ thẳng đứng của cột theo hai phương quả dọi. Dùng cột chống xiên thép đơn và dây neo có tăng đơ điều chỉnh để giữ ổn định cho ván khuôn cột biên. Với cột giưa thì dùng cột chống ở 4 phía, hai lớp. - Khi lắp dựng ván khuôn chú ý phải để cửa đổ bê tông và cửa vệ sinh theo thiết kế. 1.3 .Công tác đổ bê tông cột. - Sau khi nghiệm thu xong cốt thép và ván khuôn tiến hành đổ bê tông cột. - Dây chuyền đổ bê tông gồm có : + Nhóm phục vụ trộn bê tông : 6 người. Nhóm vận chuyển vữa bê tông ra thăng tải : 3 xe cải tiến : 3´2 = 6 người. Nhóm vận chuyển vữa bê tông trên mặt sàn, từ thăng tải vào vị trí cột cần đổ : 6 người. Nhóm đổ bê tông cột gồm : 3 nhóm, mỗi nhóm 4 người : 3´3 = 9 người. + Tổng cộng dây chuyền tổ thợ đổ bê tông cột : 27 người. a. Chuẩn bị vật liệu: - Xi măng đảm bảo đúng chủng loại PC30, xác định khối lượng xi măng cần thiết cho một mẻ trộn, 1 cấu kiện, theo năng suất 1 ca. Ngoài ra phải xác định xi măng với điều kiện thiết kế, với đặc điểm môi trường. - Đá, sỏi : Dùng đá, sỏi 1´2 cho bê tông cột, Đá, sỏi phải có kích thước đồng đều, không phong hoá, lẫn tạp chất. - Cát : Theo tiêu chuẩn TCVN 1770-86, là loại cát sạch ít tạp chất. Cát lẫn tạp chất thì phải rửa, sàng, bãi chứa cát phải khô giáo có biện pháp chống bẩn, nước đọng. Khi sử dụng nhiều loại cát khác nhau, thì phải đổ đống riêng. - Nước trộn bê tông : Theo TCVN 4506-87. Phải là nước sạch, các nguồn nước dùng trong sinh hoạt đều dùng cho trộn bê tông và bảo dưỡng. Trước khi nấy nước sử dụng cho trộn bê tông phải kiểm tra. - Phụ gia : Dùng theo yêu cầu công nghệ, tiến độ. b. Yêu cầu đối với vữa bê tông: - Theo TCVN 4453-95. - Vữa bê tông phải được trộn kỹ, đều và đúng cấp phối. - Thời gian trộn, đổ và đầm phải ngắn nhất tức là phải nhỏ hơn thời gian ninh kết của bê tông (2giờ). - Vữa bê tông phải đảm bảo các yêu cầu về độ sụt, dễ trút ra khỏi phương tiện chuyên trở, dễ đổ, dễ dầm. c. Phương pháp trộn và đổ bê tông bằng thủ công: ă Phương pháp trộn. - Theo TCVN 4453 - 95, trình tự trộn như sau: - Cho máy quay một vài vòng, sau đó đổ 15á20% lượng nước, tiếp đến đổ xi măng và cốt liệu cùng một lúc, vừa trộn vừa đổ dần phần nước còn lại. Đổ xi măng và cốt liệu vào khi máy đang quay. Thời gian trộn hỗn hợp bê tông phụ thuộc vào độ sụt vào độ sụt yêu cầu và dung tích của máy trộn. Theo kinh nghiệm thường cho máy quay 20 vòng cho một mẻ trộn. - Trong quá trình trộn để tránh hỗn hợp bê tông bám dính vào thùng trộn, cứ sau 2 giờ làm việc cần đổ vào thùng trộn toàn bộ cốt liệu lớn và nước vào quay 5 phút sau đó cho cát, xi măng và lượng nước còn lại vào trộn tiếp theo thời gian quy định. - Nếu cốt liệu ở hiện trường ẩm, cần giảm lượng nước trộn, giữ nguyên độ sụt theo yêu cầu. ă Biện pháp vận chuyển. - Vận chuyển bê tông theo phương ngang bằng xe cải tiến, và xe cút kít có dung tích thùng chứa 120L, xe do 2 người kéo và đẩy, đường vận chuyển bê tông trên sàn, và đường lát ván tạm san, độ dốc 1%. - Vận chuyển bê tông theo phương thẳng đứng bằng thăng tải TP-12, xe cải tiến vận chuyển bê tông từ nơi trộn sau đó vận chuyển đến sàn thang tải. Từ đây thăng tải đưa nên sàn tầng 5. Tại đây có 2 người đón và vận chuyển đến cột cần đổ. - Khi vận chuyển bê tông xe phải kín, không làm mất nước xi măng, không gây vương vãi dọc đường, tuyệt đối tránh sự phân tầng của vữa bê tông. ă Biện pháp đổ bê tông. - Cột có chiều cao 3,1m < 5 nên ta tiến hành đổ liên tục. Đổ từ xa về vị trí đặt máy thăng tải. - Đổ bê tông cột cần chia thành từng cụm cột để có thể luân chuyển cốp pha, sàn công tác và bố trí song song, xen kẽ các công tác cốp pha, cốt thép và bê tông. Bê tông được đổ từng lớp có độ dày thích hợp từ 30á40cm, sau khi đầm xong đổ lớp tiếp theo. Chiều cao rơi tự do khi đổ bê tông phải Ê 1,5m. - Đầm bê tông cột : Đầm lớp sau phải cắm xuống lớp trước từ 5á10cm, thời gian đầm ở một vị trí từ 15á60giây. Cho đầm làm việc trước khi hạ chày từ từ vào bê tông, rút chày từ từ ra khỏi bê tông rồi mới tắt máy. 1.4 .Công tác bảo dưỡng bê tông cột. - Sau khi đổ, bê tông phải được bảo dưỡng trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm thích hợp. - Bê tông mới đổ xong phải được che chắn để không bị ảnh hưởng của mưa, nắng. - Bê tông cột phải được giữ ẩm ít nhất 7 ngày, đêm. Hai ngày đầu để giữ ẩm cho bê tông thì cứ hai giờ tưới nước một lần, lần đầu tưới sau khi đổ bê tông 4á7 giờ, những ngày sau 3á10 giờ tưới nước một lần tuỳ thuộc vào nhiệt độ của môi trường. 1.5 .Công tác tháo dỡ ván khuôn cột. - Tháo dỡ ván khuôn có ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ thi công công trình, đến giá thành xây dựng và chất lượng của bê tông vì vậy tháo dỡ cốp pha phải tuân theo các yêu cầu sau : - Sau khi bê tông đạt cường độ cần thiết thì tiến hành tháo ván khuôn, đối với ván khuôn cột chỉ cần đạt 25% cường độ, khoảng từ 2á3 ngày. - Trình tự tháo dỡ ván khuôn cột như sau : + Tháo dỡ cột chống xiên, sau đó tháo gông cột, rồi tiến hành tháo các tấm góc, sau cùng là các ván thành. (tháo từ trên xuống). 2. Biện pháp thi công dầm, sàn: 2.1 .Công tác lắp dựng ván khuôn dầm, sàn. - Sau khi đổ bê tông cột xong 1á2 ngày ta tiến hành tháo dỡ ván khuôn cột và tiến hành lắp dựng ván khuôn dầm sàn, Trước tiên ta dựng hệ sàn công tác để thi công lắp dựng ván khuôn dầm, sàn. - Kiểm tra tim và cao trình gối dầm, căng dây khống chế tim và xác định cao trình đáy dầm. - Đặt các thanh đà ngang lên đầu trên của cột chống thép đơn, cố định các thanh đà ngang bằng đinh thép, lắp ván đáy dầm trên những đà ngang đó. - Tiến hành lắp ghép ván khuôn thành dầm, liên kết với tấm ván đáy và chốt nêm. - ổn định ván khuôn thành dầm bằng các thanh chống xiên, các thanh chống xiên này được liên kết với thanh đà ngang bằng đinh và các con kê giữ cho thanh chống xiên không bị trượt. Tiếp đó tiến hành lắp dựng ván khuôn sàn theo trình tự sau : + Đặt các thanh đà dọc lên trên các kích đầu của cây chống tổ hợp, tiếp đó lắp các thanh đà ngang lên trên các thanh đà dọc với khoảng cách 60cm. Lắp đặt các tấm khuôn sàn, liên kết bắng các chốt nêm. + Điều chỉnh cốt và độ bằng phẳng của các thanh đà, khoảng cách các thanh đà phải đúng theo thiết kế. + Kiểm tra độ ổn định của ván khuôn, cao trình, tim cốt của ván khuôn dầm sàn một lần nữa ă Những yêu cầu khi lắp dựng ván khuôn: - Vận chuyển lên xuống phải nhẹ nhàng, tránh va chạm xô đẩy làm ván khuôn bị biến dạng. Ván khuôn được ghép phải kín khít, đảm bảo không mất nước xi măng khi đỏ và đầm bê tông. - Phải làm vệ sinh sạch sẽ ván khuôn và trước khi lắp dựng phải quét một dầu chống dính để công táctháo dỡ sau này được thực hiện dễ dàng. - Cột chống phải được giằng chéo, giằng ngang đủ số lượng, kích thước, vị trí. - Các phương pháp lắp ghép ván khuôn, đà, cột chống phải đảm bảo nguyên tắc đơn giản và dễ tháo, bộ phận nào cần tháo trước không bị phụ thuộc vào bộ phân sau. - Cột chống được dựa trên nền vững chắc, không trượt. Phải kiểm tra độ vững chắc của ván khuôn, đà dọc, ngang, cột chống, sàn công tác, đường đi lại đảm bảo an toàn. 2.2 .Công tác lắp dựng cốt thép dầm, sàn. a. Những yêu cầu kỹ thuật: - Khi đã kiểm tra việc lắp dựng ván khuôn dầm, sàn xong, tiến hành lắp dựng cốt thép. Cần chỉnh cho chính xác vị trí cốt thép trước khi đặt vào vị trí. - Cốt thép đầm sàn, được gia công ở xưởng sau đó vận chuyển bằng thăng tải lên sàn mái để lắp dựng. - Cốt thép lắp đặt đúng miền chịu lực theo bản vẽ thiết kế kỹ thuật, chiều dày lớp bê tông bảo vệ đúng theo thiết kế. - Không làm cong cốt thép trong qua trình lắp dựng và thi công bê tông b. Biện pháp lắp dựng: - Cốt thép dầm được luồn trước sau đó đặt cốt thép sàn. - Đặt dọc hai hai bên dầm hệ thông ghế ngựa ngang thanh đà ngang. Đặt các thanh thép cấu tạo lên các thanh đà ngang đó, luồn cốt đai được san thành từng túm, sau đó luồn cốt dọc chịu lực vào. Tiến hành buộc cốt đai với cốt dọc theo đúng khoảng cách thiết kế. Sau khi buộc xong rút đà hạ cốt thép xuống ván khuôn dầm. Biện pháp lắp dựng cốt thép dầm - Trước khi lắp dựng cốt thép vào vị trí cần chú ý đặt các con kê có chiều dày chiều dày lớp bảo vệ bê tông bảo vệ được đúc sẵn tại vị trí cần thiết tại đáy ván khuôn. - Cốt thép sàn được dải trực tiếp trên mặt ván khuôn. Rải các thanh chịu momen dương trước khoảng cách theo thiết kế, dùng dây thép 1mm buộc thành lưới, sau đó lắp đặt cốt thép chịu momen âm. - Khi lắp dựng cốt thép sàn phải dùng các con kê bằng bê tông đúc sẵn có gắn râu thép có chiều bằng lớp bê tông bảo vệ và buộc vào mắt lưới của thép sàn. Sau khi lắp dựng cốt thép cần nghiệm thu đầy đủ trước khi đổ bê tông sàn. c. Nghiệm thu và bảo quản cốt thép đã gia công: - Việc nghiệm thu cốt thép phải làm tại chỗ gia công. - Nếu sản xuất hàng loạt thì phải kiểm tra xác suất 5% tổng sản phẩm nhưng không ít hơn 5 sản phẩm để kiểm tra mặt ngoài, ba mẫu để kiểm tra mối hàn. - Cốt thép đã được nghiệm thu phải bảo quản không để biến hình, han gỉ. - Sai số kích thước không quá 10mm theo chiều dài và 5mm theo chiều rộng kết cấu. Sai lệch về tiết diện không quá +5% và -2% tổng diện tích thép. - Nghiệm thu ván khuôn và cốt thép phải đúng hình dạng tiết diện thiết kế. 2.3 .Công tác đổ bê tông dầm, sàn: - Để khống chế chiều dày sàn, ta chế tạo những cột mốc bằng bê tông có chiều cao bằng chiều dày sàn (h=10cm). a. Yêu cầu về vữa bê tông: - Vữa bê tông phải được trộn đều và đảm bảo đồng nhất thành phần. - Thời gian trộn, vận chuyển, đổ, đầm phải được rút ngắn, không được kéo dài thời gian ninh kết của xi măng. - Bê tông phải có độ linh động (độ sụt) để thi công, đáp ứng được yêu cầu kết cấu. b. Yêu cầu về vận chuyển vữa bê tông: - Phương tiện vận chuyển phải kín, không được rò rỉ nước xi măng. Trong quá trình vận chuyển thùng trộn phải quay với tốc độ quy định. - Tuỳ theo nhiệt độ thời điểm vận chuyển mà quy định thời gian vận chuyển nhiều nhất. Ví dụ : ở nhiệt độ 20o á 30o thì t < 45 phút, 10o á 20o thì t < 60 phút. - Khi xe trộn bê tông tới công trường, trước khi đổ, thùng trộn phải được quay nhanh trong vòng một phút rồi mới được đổ vào xe bơm. - Phải có kế hoạnh cung ứng đủ vữa bê tông để đổ liên tục trong một ca. c. Thi công bê tông: - Sau khi công tác chuẩn bị hoàn tất thì bắt đầu thi công bơm bê tông. + Làm sàn công tác bằng một mảng ván đặt song song với vệt đổ, giúp cho sự đi lại của công nhân trực tiếp đổ bê tông. + Bố trí 3 người di chuyển vòi bơm, bố trí 3 nhóm phụ trách đổ bê tông vào kết cấu, đầm bê tông, hoàn thiên bề mặt kết cấu (3 nhóm, mỗi nhóm 5 người). ị Tổng cộng dây chuyền tổ thợ đổ bê tông dầm sàn : 3 ´ 5 + 3 = 18 (người). - Người điều kiển giữ vòi bơm đứng trên sàn mái vừa quan sát vừa điều khiển vị trí đặt vòi sao cho hợp với công nhân thao tác bê tông theo hướng đổ thiết kế, tránh dồn bê tông. - Đổ bê tông theo phương pháp từ xa về gần so với vị trí xe bơm. Trước tiên đổ bê tông vào dầm. Đổ làm 2 lớp theo hình thức bậc thang, đổ tới đâu đầm tới đó, trên một lớp đổ xong một đoạn phải quay lại đổ tiếp lớp trên để tránh cho bê tông tạo thành vệt phân cách làm giảm tính đồng nhất của bê tông. Hướng đổ bê tông dầm theo hướng đổ bê tông sàn. + Đổ được một đoạn thì tiến hành đầm, đầm bê tông dầm bằng đầm dùi và sàn bằng đầm bàn. Cách đầm , đầm dùi đã trình bày ở phần trước còn đầm bàn thì tiến hành như sau : Kéo đầm từ từ và đảm bảo vị trí sau gối lên vị trí trước từ 5 á 10cm. Đầm bao giờ thấy vữa bê tông không sụt lún rõ rệt và trên mặt nổi nước xi măng thì thôi, tránh đầm một chỗ lâu quá bê tông sẽ bị phân tầng. Thường thời gian khoảng 30 á 50s. - Sau khi đổ xong một xe thì lùi xe khác vào đổ tiếp. Bố trí xe vào đổ và xe đổ xong đi ra không bị vướng mắc và đảm bảo thời gian nhanh nhất. Vị trí của đầm bê tông khi dùng đầm dùi 1 - Cốp pha; 2 - Đầm dùi; 3 - Lớp bê tông mới đổ 4 - Lớp bê tông đổ trước; 5 - Bán kính ảnh hưởng của đầm 6 - Phạm vi đầm Đầm bê tông bằng đầm mặt 1 - Vị trí đang đầm 2 - Di chuyển đầm 3 - Đầm ở vị trí mới Công tác thi công bê tông cứ tuần tự như vậy nhưng vẫn phải đảm bảo các đ.kiện sau: + Trong khi thi công mà gặp trời mưa vẫn phải thi công cho đến mạch ngừng thi công. Điều này thường gặp nhất là thi công trong mùa mưa. Nếu thi công trong mùa mưa cần phải đảm bảo có các biện pháp phòng ngừa như thoát nước cho bê tông đã đổ, che chắn cho bê tông đang đổ và các bãi chứa vật liệu. - Mạch ngừng (nếu cần thiết) cần đặt thằng đứng và nên chuẩn bị các thanh ván gỗ để chắn mạch ngừng. Vị trí mạch ngừng phải để ở nới có lực cắt nhỏ như sau. + Khi hướng đổ bê tông song song với dầm phụ, mạch ngừng để ở vị trí 1/4 nhịp của dầm phụ. + Khi hướng đổ bê tông song song với dầm chính, mạch ngừng để ở vị trí 1/3 hoặc 2/3 nhịp của dầm chính. - Sau khi thi công xong cần phải rửa ngay các trang thiết bị thi công để dùng cho các lần sau tránh để vữa bê tông bám vào làm hư hỏng. 2.4 .Công tác bảo dưỡng bê tông dầm, sàn: - Bê tông sau khi đổ từ 10á120h được bảo dưỡng theo tiêu chuẩn Việt Nam 4453-95. Cần chú ý tránh va chạm, làm chất động mạnh vào kết cấu bê tông trong thời kỳ đông cứng. Thời gian bảo dưỡng bê tông theo bảng 24 TCVN 4453-95. Việc theo dõi bảo dưỡng bê tông được các kỹ thuật ghi lại trong nhật ký công trình. - Bê tông được bảo dưỡng trong điều kiện và độ ẩm thích hợp. - Bê tông mới đổ xong phải được che chắn để không bị ảnh hưởng của nắng mưa. Thời bắt đầu bảo dưỡng : + Nếu nhiệt độ môi trường cao thì sau 2á3h. Nếu nhiệt độ môi trường thấp thì sau 12á24h. Phương pháp bảo dưỡng: - Tưới nước : Bê tông phải được giữ độ mẩ ít nhất là 7 ngày, đêm. Hai ngày đầu để giữ ẩm cho bê tông cứ hai giờ tưới nước một lần, lần đầu tưới nước sau khi đổ bê tông 4á7 giờ, những ngày sau 3á10h tưới nước một lần tuỳ thuộc vào nhiệt độ môi trường. - Bằng keo (nếu cần) : loại keo phổ biến nhất là keo SIKA, sủ dụng keo bơm lên bề mặt kết cấu, làm giảm sự mất nước do bốc hơi và đảm bảo cho bê tông có được độ ẩm cần thiết. - Việc đi lại và chất tải trên kết cấu bê tông chỉ cho phép khi bê tông đạt 24 Kg/cm2, khoảng thời gian mùa hè từ 1á2 ngày, mùa đông khoảng 3 ngày. 2.5 .Công tác tháo dỡ ván khuôn dầm, sàn: - Tháo dỡ toàn bộ cốp pha tầng cách tầng mới đổ bê tông (5 - 2), sau đó dùng cột chống đơn chống lại cột chống bằng 1/2 cột chống ban đầu. - Việc chất tải từng phần lên kết cấu sau khi tháo dỡ cốp pha, đà giáo cần tính toán theo cường độ bê tông đã đạt, loại kết cấu và các đặc trưng về tải trọng để tránh các vết nứt và các hư hỏng khác đối với kết cấu. - Việc chất tải toàn bộ lên các kết cấu đã dỡ cốp pha, đà giáo chỉ được thực hiện khi bê tông đã đạt cường độ thiết kế. Công cụ tháo dỡ là : Búa nhổ đinh, xá cầy và kìm rút đinh, cách tháo như sau : + Đầu tiên ta nới các chốt đỉnh của của cột chống tổ hợp ra, tiếp theo đó tháo các thanh đà dọc và các thanh đà ngang ra. + Sau đó tháo các chốt nêm và tháo các ván khuôn ra. + Sau cùng là tháo các cột chống. Chú ý : - Sau khi tháo các chốt đỉnh của cột chống và các thanh đà dọc, ngang ta cần tháo ngay ván khuôn chỗ đó ra, tránh tháo một loại các công tác trước rồi mới tháo ván khuôn. Điều này rất nguy hiểm vì có thể ván sẽ rơi và gây ra tai nạn. - Nên tiến hành tuần tự công tác tháo từ đầu này sang đầu kia. - Tháo xong nên cho người ở dưới đỡ, tránh quang quật xuống sàn làm hỏng sàn và các phụ kiện. - Sau cùng là xếp thành từng chống và đúng chủng loại để vận chuyển về kho hoặc luân chuyển lên tầng trên, hoặc công trình khác được thuận tiện dễ dàng. 3. Những khuyết tật khi thi công bê tông: - Sau khi tháo dỡ cốp pha thường xẩy ra những hiện tượng sau : 3.1 . Nút chân chim: - Hiện tượng : Trên bề mặt kết cấu (bề mặt tiếp xúc với không khí) xuất hiện những vết nứt nhỏ dạng chân chim. - Nguyên nhân : là do mặt bê tông mới đổ không được che đậy, khi trời nắng nước bốc hơi quá nhanh, bê tông co ngót đột ngột gây nứt. - Biện pháp sửa chữa: là hoà nước xi măng đổ trên mặt bê tông, dùng thước gạt qua gạt lại cho nước xi măng lấp đầy các kẽ nứt, sau đó che phủ bằng bao tải ẩm rồi bảo dưỡng. 3.2 . Nút chân chim: - Nguyên nhân: là do không bảo bưỡng hoặc bảo dưỡng ít, bê tông bị mất nước. - Cách khắc phục: Che phủ bằng bao tải ẩm, tưới nước thường xuyên cho bê tông ướt từ 5á6 ngày, Hiệu quả không cao, cường độ bê tông chỉ đạt 50% cường độ thiết kế. Vì vậy tuyệt đối không được để bê tông trắng mặt. 3.3 . Rỗ trong bê tông: Rỗ trong bê tông bao gồm : rỗ ngoài, rỗ sâu, rỗ thấu suốt. - Nguyên nhân: do đầm không kỹ, vữa bê tông bị phân tầng khi vận chuyển, vữa trộn không đều, ván khuôn ghép không kín khít làm mất nước xi măng. - Biện pháp sửa chữa: + Đối với rỗ ngoài : Dùng đục nhọn tẩy sạch các viên đá trong vùng rỗ, sau đó tưới nước rửa sạch, dùng vữa bê tông đá nhỏ có mác cao hơn mác thiết kế trát lại, xoa phẳng. + Đối với rỗ sâu : Là rỗ qua lớp cốt thép chịu lực, cách sửa chữa là dùng đục nhọn đục nhẹ cho hết các viên đá nằm trong vùng rỗ, sau đó rửa sạch, ghép cốp pha rồi đổ chèn bằng vữa bê tông đá nhỏ mác cao hơn mác thiết kế, đầm kỹ và bảo dưỡng theo quy phạp. + Đối với rỗ thâu suốt : Là rỗ xuyên qua kết cấu. Trường hợp này rất nguy hiểm nên phải hết sức tránh để xẩy ra. 4. Biện pháp an toàn lao đông, vệ sinh môi trường trong thi công phần thân. - Công tác an toàn lao động, vệ sinh môi trường trong công trình xây dựng là rất quan trọng, nó ảnh hưởng trục tiếp đến tiến độ thi công và chất lượng công trình, cũng như sức khoẻ của công nhân. - Tại công trình xây dựng phải có trang bị tủ thuốc, dụng cụ sơ cứu khi xẩy ra tai nạn. 4.1. An toàn lao động trong công tác bê tông, cốt thép : 4.1.1. Lắp dựng, tháo dỡ ván khuôn, đà giáo : - Không được sử dụng đà giáo có biến dạng, rạn nứt hoặc thiếu các bộ phận neo buộc. - Các chân kích cột chồng phải được kê kích ổn định, chắc chắn. - Sàn công tác trên cao phải có lan can bảo vệ ở ba phía. - Thường xuyên kiểm tra tất cả các bộ phân kết cấu của đà giáo, giá đỡ để kịp thời phát hiện tình trạng hư hỏng của các bộ phân đà giáo và các có biện pháp sửa chữa kịp thời. - Khi tháo dỡ cốp pha phải có rào ngăn, biểm cấm người qua lại. không lắp dựng, tháo dỡ hoặc làm việc trên dàn giáo khi trời mưa to, gió lớn. 4.1.2. Công tác gia công lắp dựng ván khuôn : - Ván khuôn ghép thành hình lớp phải đảm bảo vững chắc khi vận chuyển, tránh va trạm vào kết cấu đã lắp dựng. - Cấm đặt và chất ván khuôn hoặc các bộ phận của ván khuôn lên ban công, các lối đi sát cạch, lỗ sàn hoặc mép ngoài của công trình. - Trước khi khi đổ bê tông, cán bộ kỹ thuật phải kiểm tra lại toàn bộ vàn khuôn, cột chống, phải được đảm bảo chắc chắn nếu bị lún, mất ổn định thì phải kê kích ngay. 4.1.3. Công tác gia công lắp dựng cốt thép : - Gia công cốt thép phải được tiến hành ở khu vực riêng , có rào chắn, biển báo. - Căt, uốn, kéo cốt thép phải sử dụng các thiết bị chuyên dụng, có biện pháp ngăn ngưa thép văng ra. - Bàn gia công cốt thép phải được cố định chắc chắn, cốt thép gia công xong được xếp chồng, kê kích đảm bảo không để xô đổ. - Khi cắt bỏ phần cốt thép thừa trên cao công nhân phải đeo dây an toàn, bên dưới có biển báo cấm người qua lại. - Khi gia công cốt thép và làm sạch gỉ phải trang bị đầy đủ bảo hộ như gang tay, kính. - Khi hàn, cắt cốt thép bằng máy dùng điện phải có biên pháp chống cháy nổi do que hàn gây ra. 4.1.4. Công tác đổ bê tông : - Khi đổ bê tông dầm , sàn trên cao xung quanh phải có lan can bằng lưới chắn. - Không để công nhân có các bệnh về tim mạch, huyết áp cao, bệnh về mắt làm việc trên cao. Công nhân phải được kiểm tra sức khoẻ định kỳ trong thời gian làm việc trên công trường. - Lối đi lại dưới khu vực thi công phải có rào ngăn, biển báo. Trường hợp bắt buộc có người qua lại cần có biện pháp che chắn. - Công nhân làm nhiệm vụ định hướng, điều chỉnh vòi bơm bê tông đều phải có sức khoẻ tốt và được trang bị đầy đủ bảo hộ cần thiết. - Khi sử dụng đầm bê tông cần có các bảo hộ và dụng cụ cách điện, kiểm tra hệ thống dây dẫn, ổ cắm tránh để hiện tượng hở điện khi sử dụng máy. - Không được làm vương vãi bê tông từ trên cao xuống phía dưới. - Khi vận chuyển cốt thép, ván khuôn và vữa bê tông cột bằng thăng tải, không được chất quả sức nâng của máy, Thăng tải phải được neo buộc chắc chắn, kiểm tra thường xuyên các điểm nối. 4.1.5. Công tác bảo dưỡng bê tông : - Khi bảo dưỡng bê tông phải dùng dàn giáo, không được đứng lên các cột chống hoặc cạch cốt pha, không được dùng thang tựa vào các bộ phận kết cấu bê tông đang bảo dưỡng. - Bảo dưỡng bê tông về ban đêm hoặc những bộ phận kết cấu bị che khuất phải có đèn chiếu sáng. 4.1.6. Công tác tháo, dỡ ván khuôn : - Chỉ được tháo dỡ cốt pha sau khi bê tông đã đạt cường độ quy định. - Khi tháo dỡ cốp pha phải tháo theo trình tự hợp lý phải có biện pháp đề phòng cốp pha rơi. Nơi tháo dỡ cốp pha phải có rào ngăn và biển báo. - Trước khi tháo cốp pha phải thu dọn hết các vật liệu thừa và các thiết bị đặt trên các bộ phận các kết cấu công trình sắp tháo cốp pha. - Khi tháo cốp pha phải thường xuyên quan sát tình trạng các kết cấu , nếu có hiện tượng biến dạng phải ngừng tháo và báo cáo cho cán bộ kỹ thuật. - Sau khi tháo cốp pha phải che chắn các lỗ hổng của công trình không được để cốp pha đã tháo lên sàn công tác hoặc ném cốp pha xuống. 4.2. An toàn lao động trong công tác xây và hoàn thiện : 4.2.1. Công tácxây : - Kiểm tra tình trạng của sàn thao tác phụ vụ công tác xây, kiểm tra lại việc sắp xếp bố trí vật liệu và bố trí công nhân làm việc trên sàn công tác. - Chuyển vật liệu (gạch, vữa) lên sàn công tác ở độ cao trên 2m phải dùng các thiết bị vận chuyển - Khi làm sàn công tác bê trong nhà để xây thì bên ngoài phải đặt rào ngăn hoặc biển cấm cách chân tường 1,5m nếu độ cao xây 7,0m. Phải che chắn những lỗ tường ở tầng 2 trở lên nếu người có thể lọt qua được. - Không được phép : + Đứng ở bờ tường xây. + Đi lại trên bờ tường. + Tựa thang vào tường mới xây để lên xuống. + Để dụng cụ hoặc vật liệu lên bờ tường đang xây. 4.2.2. Công tác hoàn thiện : - Sử dụng dàn giáo, sàn thao tác làm công tác hoàn thiện phải theo hướng dẫn của các bộ kỹ thuật thi công. Không được dùng thang để làm công tác hoàn thiện trên cao. a. Công tác trát: - Trát trong, trát ngoài công trình cần sử dụng hệ sàn thao tác theo tiêu chuẩn quy định, đảm bảo ổn định, vững chắc. Hệ giáo thao tác trát ngoài phải có lan can, lưới che an toàn. - Thùng, xô cũng như các thiết bị chứa đựng vữa phải để ở vị trí chắc chắn, tránh rơi trượt. - Công nhân lên xuống phần trát ngoài phải có các đợt thang lên, xuống giữa các tầng giáo thao tác. Không cho các công nhân có sức khoẻ yếu làm việc trên cao. b. Công tácquét vôi, sơn: - Khi sơn trong nhà hoặc dùng các loại sơn có tính độc hại, công nhân phải được trang bị bảo hộ phòng độc, luôn đảm bảo hệ thông gió liên tục. - Không sử dụng các diện tích vừa quét, sơn làm nơi nghỉ cho công nhân. 4.3. Công tác vệ sinh môi trường: - Khi vật liệu cho công trình xe vận chuyển phải có biện pháp che chắn không để rơi vãi vật liệu trên đường vận chuyển. - Các chất thải dầu, mỡ của máy thi công phải đổ được đổ đúng nơi quy định, không đổ ra môi trường xung quanh và ao, hồ. - Các kho chứa vật liệu rời phải có biện pháp che chắn kín, không làm các kho chứa này ở đầu hướng gió thổi vào lán, trại ở của công nhân. - Xung quanh công trình đang xây dựng phải có biện pháp che chắn, để tránh bụi, vật liệu rơi sang công trình, nhà dân xung quanh... - Tại công trường xây dựng phải có thùng chứa rác sinh hoạt, phải được vệ sinh thu dọn rác thường xuyên, và đổ đúng nơi quy định. 4.4. Công tác phòng chống cháy, nổ: - Các thiết bị sử dụng điện trên công trường để ngoài trời phải được che đậy không để , chậm, cháy xẩy ra. Khi xẩy ra cháy do chậm điện trước khi chữa cháy phải ngắt cầu dao điện trước. - Tại công trường, làn trại ở của công nhân phải có bảng nội quy về phòng chống cháy , nổ. Có trang bị máy bơm nước chữa cháy, bể chứa nước chữa cháy. - Các thiết bị sử dụng điện trên công trường khi sử dụng xong phải được ngắt điện. - Trên công trường phải có biện pháp chống sét. - Tại lán, trại và kho chứa vật liệu rễ cháy phải được lắp đặt bình cứu hoả CO2MFZ4 (4kg) đặt trong các hộp khung gỗ, cửa kính. C. Tổ chức thi công I. Mục đích và ý nghĩa của công tác thiết kế và tổ chức thi công. 1.1. Mục đích: - Công tác thiết kế tổ chức thi công giúp ta nắm được việc lập kế hoạch sản xuất (tiến độ) và mặt bằng sản xuất phục vụ cho công tác thi công. Nhằm nâng cao năng suất lao động và hiệu suất của các loại máy móc, thiết bị phụ vụ thi công. - Đảm bảo được chất lượng công trình. - Đảm bảo được thời gian thi công. - Hạ được giá thành cho công trình xây dựng. 1.2. ý nghĩa: Công tác thiết kế tổ chức tổ chức thi công giúp cho ta đảm nhiệm thi công tự chủ trong các công việc sau : - Chỉ đạo thi công ngoài công trường - Điều phối nhịp nhàng các khâu phụ thi công. + Khai thác và chế biến vật liệu. + Gia công cấu kiện và các bán thành phẩm. + Vận vhuyển, bốc và tập kết các vật liệu, cấu kiện. + Xây hoặc lắp các bộ phận cấu kiện. + Trang trí và hoàn thiện công trình. - Huy động một cách cân đối và quản lý được nhiều mặt như : nhân lực, vật tư, thiết bị, máy móc, nguồn vốn... trong cả thời gian xây dựng. 2. Những nguyên tắc chính trong tổ chức thi công. - Đảm bảo chất lượng công trình , dựa trên sự so sánh phương án ta chọn, dựa trên chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật và các yêu cầu an toàn, vệ sinh môi trường : - Cơ giới hoá thi công : với mỗi công trình phù hợp. + Đảm bảo cho thời gian rút ngắn. + Đảm bảo và nâng cao chất lượng công trình. + Hạ giá thành, ít nhất không làm tăng giá thành. - Tổ chức lao động và cung ứng vật một cách hợp lý. + Tổ chức các tổ đội thợ. + Tính được một cách chính xác nhu cầu vật tư tại công trường. - áp dụng tối đá phương pháp thi công theo phương pháp dây chuyền và song song kết hợp, tiêu thu nguồn nhân công và vật liệu một cách hài hoà. - Tổ chức thi công quanh năm. 3. Trình tự lập tiến độ thi công. 3.1. Tính toán khối lượng các công tác thi công: - Lập được bảng danh mục thực hiện phù hợp với toàn bộ quá trình tổ chức thi công - Các công tác theo trình tự kỹ thuật thi công. - Dựa vào hồ sơ thiết kế ta tiến hành bóc tách các khối lượng công việc đó. 3.2. Lựa chọn biện pháp kỹ thuật thi công: - Trong hồ sơ kỹ thuật thi công đã lựa chọn, lựa chọn phải đảm bảo về kỹ thuật, nâng cao năng suất, an toàn. - Đảm bảo điều kiện kinh tế là biện pháp giá thành nhỏ nhất. 3.3. Xác định nhu cầu nhân công, máy thi công: - Các con số này đều phải là con số thực thi công, tổng các số SA là nhu cầu thực của thi công công trình : SA ằ SB (Nhu cầu tính toán). 3.4. Trình tự thi công. - Là mối quan hệ giàng buộc giữa các quá trình thi công, trên cơ sở của kỹ thuật xây dựng. - Đưa ra một số nguyên tắc : + Kết cấu làm trước, hoàn thiện làm sau. + Kết cấu được làm từ dưới lên trên. + Hoàn thiện thì từ trên xuống dưới. + Bên ngoài làm trước, bên trong làm sau. 3.5. Vạch tiến độ. - Vạch các công việc tiến hành nên trục thời gian, đúng công việc đã lựa chọn, đúng thời gian lựa chọn. - Vạch các trục khoảng thời gian tuần tự, không để nhóm thợ bị nghỉ việc trong khoảng thời gian nào đó. Số công nhân không thay đổi thất thường trong thời gian thi công. 3.6. Biểu đồ nhân lực. - Là tổng số nhân công theo từng đơn vị thời gian, được biểu diễn thành dạng biểu đồ nhân lực, dựa trên các công việc được bố trí. - Hình dạng biểu đồ nhân lực thể hiện tổng quát sự điều hoà trong sử dụng nhân công. Sự điều hoà thể hiện tính chất lượng đã lập. 3.7. Điều chỉnh tiến độ thi công. - Khi muốn điều chỉnh thì sử dụng biểu đồ nhân lực để điều chỉnh. 4. Lập mặt bằng thi công. - Lập dựa trên cơ sở mặt bằng hiện trạng, mà trên mặt bằng thi công thể hiện được: + Quá trình tổ chức điều chỉnh của công trình trong quá trình thi công. + Ngoài ra thể hiện tất các công trình phụ vụ cho công trình chính (kho, ...) + Các hệ thống đường điện, nước cấp đến nơi sử dụng. + Hướng gió và các vị trí công trình lân cân sẵn có. bảng Tính khối lượng công tác xây lắp Số TT Tên công việc và diễn giải Đơn vị Khối lượng Phần móng I. Công tác thi công móng : 1 Đào đất móng bằng máy. Vđm = 323,1 (đã tính ở phần thi công móng) m3 323,1 2 Đào đất móng bằng thủ công. Vtc = 48,0 m3 48,0 3 Đổ bê tông lót móng bằng thủ công. VBTL = 13,44 m3 13,44 4 Đổ bê tông móng 250#,bằng thủ công. Móng M1 = 27,4 Móng M2 = 21,5 Cộng : m3 48,9 5 Đổ bê tông dầm giằng móng 250#, bằng thủ công. VGm = 12,8 m3 12,8 6 G/c lắp dựng ván khuôn móng. Sm = 96,8 m2 96,8 7 G/c lắp dựng ván khuôn dầm giằng móng. SGm = 148,7 m2 148,7 8 G/c lắp dựng cốt thép móng. Khối lượng thép móng M1 (16 móng). 16m3.72,0 Kg/móng = 1152 Khối lượng thép móng M2 (6 móng). 6m3.178 Kg/móng = 1122 Cộng : kg 2274 9 G/c lắp dựng cốt thép dầm giằng móng. 12,8m3.130 Kg/m3 = 1664 kg 1664 10 Lấp đất hố móng. VLm = 1/3.Vđ = 1/3.371,1 = 123,7 m3 123,7 11 Đắp đất tôn nền: Tổng diện tích nền : 261,2 m2 Vtn = 261,2 m2.0,35 = 91,42 m3 91,42 12 Đổ bê tông đá dăm 100#, dày 10cm, lót nền. Vtn = 261,2 m2.0,1 = 26,12 m3 26,12 Phần thân I. Công tác thi công tầng 1 : 13 Đổ bê tông cột 250#,bằng thủ công. - Chiều cao cột h = 3,6 - 0,5 = 3,1m (28 cột). Vc = 28.(0,22.0,45.3,1) = 8,6 m3 8,6 14 G/c lắp dựng cốt thép cột. 8,6 m3 . 150 kg/m3 = 1290 kg 1290 15 G/c lắp dựng ván khuôn cột. 28.[2.(0,22 + 0,45).3,1] = 116,3 m2 116,3 16 Đổ bê tông dầm 250#,bằng bơm bê tông. - Dầm khung (22´50)cm 14.(0,22.0,40.6,22) = 7,7 - Dầm khung (22´35)cm 0,22.0,25.18,72 = 1,0 - Dầm dọc (22´30)cm 0,22.0,20.92,4 = 4,1 Cộng : m3 12,8 17 G/c lắp dựng cốt thép dầm. - Cốt thép dầm khung: 8,7 m3 . 200 kg/m3 = 1740 - Cốt thép dầm dọc: 4,1 m3 . 170 kg/m3 = 700 Cộng : kg 2440 18 G/c lắp dựng ván khuôn dầm. - Dầm khung (22´50)cm 87,1.[0,22 + (0,40.2)] = 88,84 - Dầm khung (22´35)cm 18,72.[0,22 + (0,25.2)] = 13,48 - Dầm dọc (22´30)cm 92,4.[0,22 + (0,20.2)] = 57,30 m2 159,62 19 Đổ bê tông sàn 250#,bằng bơm bê tông. Diện tích sàn mái : 283,95 m2 283,95 m2. 0,1 = 28,4 m3 28,4 20 G/c lắp dựng cốt thép sàn. - Theo bản thông kê thép sàn: 1010 kg kg 1010 21 G/c lắp dựng ván khuôn sàn. - Diện tích ván khuôn sàn: S4 = Ssàn - Sđấydầm = 283,95 m2 - 43,61 = 240,3 m2 240,3 22 Đổ bê tông cầu thang 250#,bằng thủ công. m3 2,33 23 G/c lắp dựng cốt thép cầu thang. kg 206 24 G/c lắp dựng ván khuôn cầu thang. m2 27,3 25 Xây tường chèn gạch chỉ 75#, vữa XM50#. - Tường ngăn ngang: 74,5.0,22.3,1 = 50,8 - Tường ngăn dọc: 67,76.0,22.3,3 = 49,2 - Tường ngăn 110. 23,9.0,11.3,3 = 8,7 - Trừ phần cửa đi, cửa sổ : 16,2m2.0,22 = 16,2 Cộng : m3 92,5 26 Trát dầm, trần vữa XM50#, dày 15. - Theo diện tích ván khuôn dầm, sàn: m2 401 27 Trát tường trong vữa XM50#, dày 15. - Tổng chiều dài toàn bộ tường trong : 249,3m 249,3m.3,5 = 872,6 - Trừ diện tích cửa: 56m2 Cộng : m2 817 28 Lát nền gạch liên doanh, KT300´300. - Trong phòng: 10.(5,78.3,08) =178 - Cầu thang: 6,0.3,38 = 20,3 - Hàng lang: 4,3.3,38 = 14,53 20,4.1,9 = 38,8 2.(5,67.1,34) = 15,2 - Qua cửa : 3,52.0,22 = 0,8 m2 268 Ii. Công tác thi công tầng 2,3,4,5 : - Các công thi công cho từng công việc, tính toán khối lượng giống như tầng 1, riêng công tác lát nền, xây tường chèn khối lượng có khối lượng khác. 29 Xây tường chèn gạch chỉ 75#, vữa XM50#. m3 95,3 30 Lát nền gạch liên doanh, KT300´300. m2 251 Iii. Công tác thi công tum thang + dàn tơrát : 31 Đổ bê tông cột 250#,bằng thủ công. m3 2,1 32 G/c lắp dựng cốt thép cột. kg 315 33 G/c lắp dựng ván khuôn cột. m2 45,5 34 Đổ bê tông dầm, sàn 250#. m3 8,6 35 G/c lắp dựng cốt thép dầm, sàn. kg 984 36 G/c lắp dựng ván khuôn dầm, sàn. m2 72 37 Xây tường chèn gạch chỉ 75#, vữa XM50#. m3 13 38 Trát tường vữa XM50#, dày 15. m2 154 Phần mái 39 Xây tường mái gạch chỉ 75#, vữa XM50#. 85,3.0,6.0,11 = 5,63 m3 5,63 40 Đổ bê tông xỉ tạo dốc. m3 47,5 41 G/c lắp dựng cốt thép chống thấm. 234,4 m2.4kg/m2 kg 938 42 Đổ bê tông chống thấm 200#, d = 4cm. 234,4 m2.0,04 = 9,37 m3 9,34 43 Lát 1 lớp gạch thông tâm 6 lỗ m2 185,6 44 Lát 2 lớp gạch lá nem KT200´200 m2 185,6 Phần hoàn thiện 45 Trát tường ngoài vữa XM50#, dày 15. - Tường ngoài: 127,4.18,1 = 2306 - Tường mái: 2.(85,3.0,6) = 102,4 - Trừ diện tích cửa : 173,7 m2 2235 46 Quét vôi, ve tường, trấn. - Theo diện tích trát : m2 8325 47 Lắp dựng cửa đi + cửa sổ. m2 332 29.44+16.8+10.92 bảng Tính nhu cầu nhân công - máy tc (Theo “Định mức dự toán xây dựng cơ bản” Số : 1242/1998/QĐ-BXD) Số TT Tên công tác xây lắp Đơn vị Khối lượng Định mức Nhu cầu 1 2 3 4 5 6 1 Công tác chuẩn bị công thi công móng 2 Đào đất móng bằng máy, đất cấp III. m3 323 450m3/ca 1 3 Đào đất móng bằng thủ công, đất cấp III. m3 48,0 1,51c/m3 74 4 Đổ bê tông lót móng bằng thủ công. m3 13,4 1,65c/m3 22 5 G/c lắp dựng cốt thép móng. tấn 2,3 8,34c/tấn 19 6 G/c lắp dựng ván khuôn móng. m2 96,8 0,247c/m2 24 7 Đổ bê tông móng 250#, bằng thủ công. m3 48,9 1,64c/m3 80 8 Tháo dỡ ván khuôn móng. m2 96,8 0,1c/m2 6 9 Lấp đất hố móng. m3 123,7 0,64c/m3 79 10 G/c lắp dựng cốt thép dầm giằng móng. tấn 1,7 8,34c/tấn 14 11 G/c lắp dựng ván khuôn dầm giằng móng. m2 148,7 0,297c/m2 37 12 Đổ bê tông dầm giằng móng 250#, bằng thủ công. m3 12,8 1,64c/m2 20 13 Tháo dỡ ván khuôn móng. m2 148,7 0,1c/m2 15 14 Đắp đất tôn nền. m3 91,42 0,67c/m3 61 15 Đổ bê tông lót nền 100#, bằng thủ công. m3 26,12 0,99c/m3 26 16 Các công tác khác công thi công tầng 1 17 G/c lắp dựng cốt thép cột. tấn 1,30 10,02c/tấn 13 18 G/c lắp dựng ván khuôn cột. m2 116,3 0,38c/m3 44 19 Đổ bê tông cột 250#, bằng thủ công. m3 8,6 3,04c/m3 39 20 Tháo dỡ ván khuôn cột. m2 116,3 0,063c/m3 11 21 G/c lắp dựng ván khuôn dầm, sàn. m2 401 0,344c/m2 138 22 G/c lắp dựng cốt thép dầm, sàn. tấn 3,45 14,63c/tấn 43 23 Đổ bê tông dầm, sàn 250#, bằng bơm bê tông. m3 41,2 1,9c/ca 25 24 Tháo dỡ ván khuôn dầm, sàn. m2 401 0,1c/m2 40 25 G/c lắp dựng ván khuôn cầu thang. m2 27,3 0,344c/m2 9 26 G/c lắp dựng cốt thép cầu thang. tấn 0,21 14,63c/tấn 3 27 Đổ bê tông cầu thang 250#, bằng thủ công. m3 2,33 2,9c/m3 7 28 Tháo dỡ ván khuôn cầu thang. m2 27,3 0,1c/m2 3 29 Xây tường chèn gạch chỉ 75#, vữa XM50#. m3 92,5 1,92c/m3 178 30 Trát tường trong + trần vữa XM50#, dày 15. m2 1218 0,264c/m2 312 31 Lát nền gạch liên doanh, KT300´300. m2 268 0,17c/m2 48 32 Công tác khác công thi công tầng 2 33 G/c lắp dựng cốt thép cột. tấn 1,30 10,02c/tấn 13 34 G/c lắp dựng ván khuôn cột. m2 116,3 0,38c/m3 44 35 Đổ bê tông cột 250#, bằng thủ công. m3 8,6 3,04c/m3 39 36 Tháo dỡ ván khuôn cột. m2 116,3 0,063c/m3 11 37 G/c lắp dựng ván khuôn dầm, sàn. m2 401 0,344c/m2 138 38 G/c lắp dựng cốt thép dầm, sàn. tấn 3,45 14,63c/tấn 43 39 Đổ bê tông dầm, sàn 250#, bằng bơm bê tông. m3 41,2 1,9c/ca 25 40 Tháo dỡ ván khuôn dầm, sàn. m2 401 0,1c/m2 40 41 G/c lắp dựng ván khuôn cầu thang. m2 27,3 0,344c/m2 9 42 G/c lắp dựng cốt thép cầu thang. tấn 0,21 14,63c/tấn 3 43 Đổ bê tông cầu thang 250#, bằng thủ công. m3 2,33 2,9c/m3 7 45 Tháo dỡ ván khuôn cầu thang. m2 27,3 0,1c/m2 3 46 Xây tường chèn gạch chỉ 75#, vữa XM50#. m3 95,3 1,92c/m3 178 47 Trát tường trong + trần vữa XM50#, dày 15. m2 1218 0,264c/m2 312 48 Lát nền gạch liên doanh, KT300´300. m2 251 0,17c/m2 48 49 Công tác khác công thi công tầng 3 50 G/c lắp dựng cốt thép cột. tấn 1,30 10,02c/tấn 13 51 G/c lắp dựng ván khuôn cột. m2 116,3 0,38c/m3 44 52 Đổ bê tông cột 250#, bằng thủ công. m3 8,6 3,04c/m3 39 53 Tháo dỡ ván khuôn cột. m2 116,3 0,063c/m3 11 54 G/c lắp dựng ván khuôn dầm, sàn. m2 401 0,344c/m2 138 55 G/c lắp dựng cốt thép dầm, sàn. tấn 3,45 14,63c/tấn 43 56 Đổ bê tông dầm, sàn 250#, bằng bơm bê tông. m3 41,2 1,9c/ca 25 57 Tháo dỡ ván khuôn dầm, sàn. m2 401 0,1c/m2 40 58 G/c lắp dựng ván khuôn cầu thang. m2 27,3 0,344c/m2 9 59 G/c lắp dựng cốt thép cầu thang. tấn 0,21 14,63c/tấn 3 60 Đổ bê tông cầu thang 250#, bằng thủ công. m3 2,33 2,9c/m3 7 61 Tháo dỡ ván khuôn cầu thang. m2 27,3 0,1c/m2 3 62 Xây tường chèn gạch chỉ 75#, vữa XM50#. m3 95,3 1,92c/m3 178 63 Trát tường trong + trần vữa XM50#, dày 15. m2 1218 0,264c/m2 312 64 Lát nền gạch liên doanh, KT300´300. m2 251 0,17c/m2 48 65 Công tác khác công thi công tầng 4 66 G/c lắp dựng cốt thép cột. tấn 1,30 10,02c/tấn 13 67 G/c lắp dựng ván khuôn cột. m2 116,3 0,38c/m3 44 68 Đổ bê tông cột 250#, bằng thủ công. m3 8,6 3,04c/m3 39 69 Tháo dỡ ván khuôn cột. m2 116,3 0,063c/m3 11 70 G/c lắp dựng ván khuôn dầm, sàn. m2 401 0,344c/m2 138 71 G/c lắp dựng cốt thép dầm, sàn. tấn 3,45 14,63c/tấn 43 72 Đổ bê tông dầm, sàn 250#, bằng bơm bê tông. m3 41,2 1,9c/ca 25 73 Tháo dỡ ván khuôn dầm, sàn. m2 401 0,1c/m2 40 74 G/c lắp dựng ván khuôn cầu thang. m2 27,3 0,344c/m2 9 75 G/c lắp dựng cốt thép cầu thang. tấn 0,21 14,63c/tấn 3 76 Đổ bê tông cầu thang 250#, bằng thủ công. m3 2,33 2,9c/m3 7 77 Tháo dỡ ván khuôn cầu thang. m2 27,3 0,1c/m2 3 78 Xây tường chèn gạch chỉ 75#, vữa XM50#. m3 95,3 1,92c/m3 178 79 Trát tường trong + trần vữa XM50#, dày 15. m2 1218 0,264c/m2 312 80 Lát nền gạch liên doanh, KT300´300. m2 251 0,17c/m2 48 81 Công tác khác công thi công tầng 5 82 G/c lắp dựng cốt thép cột. tấn 1,30 10,02c/tấn 13 83 G/c lắp dựng ván khuôn cột. m2 116,3 0,38c/m3 44 84 Đổ bê tông cột 250#, bằng thủ công. m3 8,6 3,04c/m3 39 85 Tháo dỡ ván khuôn cột. m2 116,3 0,063c/m3 11 86 G/c lắp dựng ván khuôn dầm, sàn. m2 401 0,344c/m2 138 87 G/c lắp dựng cốt thép dầm, sàn. tấn 3,45 14,63c/tấn 43 88 Đổ bê tông dầm, sàn 250#, bằng bơm bê tông. m3 41,2 1,9c/ca 25 89 Tháo dỡ ván khuôn dầm, sàn. m2 401 0,1c/m2 40 90 G/c lắp dựng ván khuôn cầu thang. m2 27,3 0,344c/m2 9 91 G/c lắp dựng cốt thép cầu thang. tấn 0,21 14,63c/tấn 3 92 Đổ bê tông cầu thang 250#, bằng thủ công. m3 2,33 2,9c/m3 7 93 Tháo dỡ ván khuôn cầu thang. m2 27,3 0,1c/m2 3 94 Xây tường chèn gạch chỉ 75#, vữa XM50#. m3 95,3 1,92c/m3 178 95 Trát tường trong + trần vữa XM50#, dày 15. m2 1218 0,264c/m2 312 96 Lát nền gạch liên doanh, KT300´300. m2 251 0,17c/m2 48 97 Công tác khác công 98 thi công tum thang + dàn tơrát 99 G/c lắp dựng cốt thép cột. tấn 0,32 10,02c/tấn 3 100 G/c lắp dựng ván khuôn cột. m2 45,5 0,38c/m3 17 101 Đổ bê tông cột 250#, bằng thủ công. m3 2,1 4,82c/m3 10 102 Tháo dỡ ván khuôn cột. m2 45,5 0,063c/m3 5 103 G/c lắp dựng ván khuôn dầm, sàn. m2 72 0,344c/m2 26 104 G/c lắp dựng cốt thép dầm, sàn. tấn 0,98 14,63c/tấn 12 105 Đổ bê tông dầm, sàn 250#. m3 8,6 3,02c/m3 26 106 Tháo dỡ ván khuôn dầm, sàn. m2 72 0,063c/m2 5 107 Xây tường chèn gạch chỉ 75#, vữa XM50#. m3 13 1,92c/m3 26 108 Trát tường vữa XM50#, dày 15. m2 154 0,264c/m2 43 109 Bảo dưỡng bê tông công 110 Công tác khác. công thi công mái 111 Xây tường mái gạch chỉ 75#, vữa XM50#. m3 5,63 1,97c/m3 14 112 Đổ bê tông xỉ tạo dốc. m3 47,5 2,56 c/m3 122 113 G/c lắp dựng cốt thép chống thấm. tấn 0,938 14,63c/m3 14 114 Đổ bê tông chống thấm 200#, bằng thủ công. m3 9,34 2,48c/m3 23 115 Lát 1 lớp gạch thông tâm 6 lỗ m2 185,6 0,185c/m2 37 116 Lát 2 lớp gạch lá nem KT200´200 m2 371,2 0,185c/m2 56 117 Công tác khác. hoàn thiện 118 Trát tường ngoài vữa XM50#, dày 15. m2 2235 0,197c/m2 440 119 Quét vôi, ve tường, trấn. m2 8325 0,038c/m2 316 112 Lắp dựng cửa đi + cửa sổ - Kính khuôn nhôm. m2 332 0,25c/m2 83 121 Lắp đặt điện, nươc. công 122 Thu dọn vệ sinh, bàn giao công trình. công Đánh giá biểu đồ nhân lực : Tổng nhu cầu nhân công : S = 9933 công ; Sdư = 1261 công Thời gian thi công : T = 154 ngày Số công nhân trung bình : 65 người Số công nhân lớn nhất : Amax = 102 người Hệ số điều hoà : 1,57 Hệ số ổn định : 0,13 D. Tổ chức mặt bằng thi công

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThetKeKTTC.doc
Tài liệu liên quan