Bài giảng Phương pháp tài khoản và đối ứng tài khoản

Tài liệu Bài giảng Phương pháp tài khoản và đối ứng tài khoản: CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP TÀI KHOẢN VÀ ĐỐI ỨNG TÀI KHOẢN Mục đích: Sau khi học xong chương này sinh viên sẽ : Hiểu khái niệm, đặc điểm tài khoản kế toán; Nắm vững cách ghi chép các loại tài khoản kế toán; Nắm vững phương pháp phản ánh nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào tài khoản; Nhận rõ mối quan hệ giữa tài khoản với các Báo cáo tài chính; Nắm vững nguyên tắc và phương pháp đối chiếu, kiểm tra số liệu của kế toán Nội dung Tài khoản kế toán Đối ứng tài khoản Mối quan hệ giữa TK và báo cáo tài chính Kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết Đối chiếu, kiểm tra số liệu kế toán Hệ thống tài khoản kế toán I. TÀI KHOẢN KẾ TOÁN 1. Khái niệm, đặc điểm Tài khoản kế toán là việc phân loại để tổ chức phản ánh và kiểm tra một cách thường xuyên, liên tục và có hệ thống tình hình và sự vận động của từng đối tượng kế toán. Nhận xét: -- Mỗi một đối tượng ke...

ppt38 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 2693 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Phương pháp tài khoản và đối ứng tài khoản, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP TÀI KHOẢN VÀ ĐỐI ỨNG TÀI KHOẢN Mục đích: Sau khi học xong chương này sinh viên sẽ : Hiểu khái niệm, đặc điểm tài khoản kế toán; Nắm vững cách ghi chép các loại tài khoản kế toán; Nắm vững phương pháp phản ánh nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào tài khoản; Nhận rõ mối quan hệ giữa tài khoản với các Báo cáo tài chính; Nắm vững nguyên tắc và phương pháp đối chiếu, kiểm tra số liệu của kế toán Nội dung Tài khoản kế toán Đối ứng tài khoản Mối quan hệ giữa TK và báo cáo tài chính Kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết Đối chiếu, kiểm tra số liệu kế toán Hệ thống tài khoản kế toán I. TÀI KHOẢN KẾ TOÁN 1. Khái niệm, đặc điểm Tài khoản kế toán là việc phân loại để tổ chức phản ánh và kiểm tra một cách thường xuyên, liên tục và có hệ thống tình hình và sự vận động của từng đối tượng kế toán. Nhận xét: -- Mỗi một đối tượng kế toán sẽ được mở cho 1 tài khoản riêng -- Mỗi một tài khoản sẽ có một tên riêng phù hợp với tên gọi của đối tượng mà nó phản ánh -- Tài khoản kế toán phản ánh đối tượng kế toán ở trạng thái vận động I. TÀI KHOẢN KẾ TOÁN Là một công cụ của kế toán Ghi chép, theo dõi tình hình và sự biến động của từng loại tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, thu nhập hoặc chi phí cụ thể I. TÀI KHOẢN KẾ TOÁN 2. Kết cấu của tài khoản kế toán NVKTPS làm các đối tượng kế toán vận động biến đổi theo cách thức khác nhau nhưng không ngoài 2 mặt đối lập: Tăng lên hoặc giảm đi => kết cấu của tài khoản cũng chia thành 2 bên để phản ánh hai mặt vận động trái ngược đó. Bên trái của TK gọi là Bên Nợ Bên phải của TK gọi là Bên Có I. TÀI KHOẢN KẾ TOÁN 2. Kết cấu của tài khoản kế toán Thực tế tài khoản kế toán được trình bày dưới dạng một trang sổ, các trang sổ tài khoản được đóng thành quyển gọi là Sổ Cái. Sổ Cái TK…… I. TÀI KHOẢN KẾ TOÁN 2. Kết cấu của tài khoản kế toán Để thuận tiện cho việc học tập, nghiên cứu và đôi khi cả trong thực tế, người ta trình bày một tài khoản kế toán theo cách giản lược dưới dạng chữ T, gọi là tài khoản chữ T. I. TÀI KHOẢN KẾ TOÁN 3. Một số TK kế toán chủ yếu và cách ghi chép vào TK Căn cứ vào nội dung kinh tế, tài khoản kế toán được chia làm 3 loại: TK tài sản TK nguồn vốn TK phản ánh các quá trình kinh doanh. TÀI KHOẢN KẾ TOÁN Một số TK kế toán chủ yếu Tài khoản tài sản: Là những TK phản ánh các đối tượng kế toán là tài sản của đơn vị. Các TK TS phản ánh tình hình hiện có, tăng, giảm của các loại tài sản. Ví dụ Tồn quỹ tiền mặt đầu tháng 1/2005 là 100.000.000. Trong tháng có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến tiền mặt như sau: 1. Rút tiền gửi ngân hàng nhập quỹ tiền mặt 25.000.000 2. Chi tiền mặt trả lương 20.000.000 3. Chi tiền mặt tạm ứng cho công nhân viên 22.000.000 4. Nộp tiền mặt vào ngân hàng 24.000.000 YC:Phản ánh tình hình trên vào tài khoản “Tiền mặt” tháng 1. TÀI KHOẢN KẾ TOÁN Một số TK kế toán chủ yếu Tài khoản nguồn vốn : Là những TK phản ánh các đối tượng kế toán là nguồn hình thành tài sản (NV) của đơn vị. Các TK NV phản ánh tình hình hiện có, tăng, giảm của các loại nguồn vốn. Ví dụ Khoản vay ngắn hạn đầu tháng 1/2005 là 200.000.000. Trong tháng có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến khoản vay ngắn hạn như sau: 1. Vay ngắn hạn ngân hàng trả nợ cho người bán 60.000.000 2. Khách hàng trả nợ chuyển trả khoản vay ngắn hạn 170.000.000 3. Mua NL,VL nhập kho thanh toán bằng khoản vay ngắn hạn 130.000.000 YC:Phản ánh tình hình trên vào tài khoản “Vay ngắn hạn” tháng 1. PHÂN LOẠI TÀI KHOẢN TÀI KHOẢN THUỘC BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Tài sản Nguồn vốn TK Tài sản DĐK Tăng Giảm DCK TK Nguồn vốn DĐK Tăng Giảm DCK DCK= DĐK + PS Nợ- PS Có DCK = DĐK + PS Có - PS Nợ BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN 4 TÀI KHOẢN KẾ TOÁN Một số TK kế toán chủ yếu c) Tài khoản phản ánh các quá trình kinh doanh: Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp luôn luôn bao gồm 2 mặt đối lập: Chi phí bỏ ra và doanh thu đạt được. Doanh thu là dòng tài sản chảy vào góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu. Chi phí là dòng tài sản chảy ra làm giảm nguồn vốn chủ sở hữu. LN = Doanh thu - Chi phí LN là nguồn gốc chủ yếu để tạo sự thay đổi của nguồn vốn chủ sở hữu. I. TÀI KHOẢN KẾ TOÁN c) Tài khoản phản ánh các quá trình kinh doanh: -- Tài khoản doanh thu, thu nhập: - Trong kỳ: Ghi nhận tạm thời DT - Cuối kỳ: Kết chuyển DT để xác định kết quả kinh doanh. -- Tài khoản chi phí: - Trong kỳ: Ghi nhận tạm thời CP - Cuối kỳ: Kết chuyển CP để xác định kết quả kinh doanh. -- Tài khoản xác định kết quả kinh doanh: Là tài khoản dùng để so sánh DT, CP và xác định kết quả kinh doanh mỗi kỳ kế toán. PHÂN LOẠI TÀI KHOẢN TÀI KHOẢN THUỘC BÁO CÁO KQHĐKD TK Chi phí TK Thu nhập TK Xác định kết quả Tập hợp chi phí Kết chuyển chi phí Thu nhập Tập hợp thu nhập Kết chuyển thu nhập Chi phí Lãi Lỗ 5 TK 632 TK 635 TK 641, TK 642 TK 811 TK 911 TK 511 TK 515 TK 711 TK 421 Kết chuyển GVHB Kết chuyển CP TC Kết chuyển CPBH & CP QLDN Kết chuyển CP khác K/c DTBH K/c DT hoạt động TC K/c TN khác Kết chuyển số lỗ Kết chuyển số lãi TK 821 K/c CP thuế TNDN Mối quan hệ giữa các TK thuộc báo cáo KQKD Ví dụ Một doanh nghiệp sản xuất, có tài liệu về tình hình kinh doanh trong quý 1/2005 như sau: Số lượng sản phẩm tiêu thụ là 18.000 sản phẩm, giá thực tế xuất kho là 100.000đ/sp, giá bán 120.000đ/sp. Thu lãi tiền gửi ngân hàng: 2.400.000đ Thu nhập khác: 12.000.000, chi phí khác: 23.000.000đ Chi phí bán hàng tập hợp được là 43.000.000đ, chi phí quản lý doanh nghiệp là 57.000.000đ Chi phí thuế thu nhập DN là 20.000.000đ Yêu cầu: Phản ánh tình hình trên vào tài khoản phản ánh các quá trình kinh doanh và xác định kết quả kinh doanh. II. GHI SỔ KÉP Khái niệm Nguyên tắc ghi sổ kép Định khoản kế toán Khái niệm ghi sổ kép là việc phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào các tài khoản kế toán theo đúng nội dung kinh tế của nghiệp vụ và mối quan hệ khách quan giữa chúng. Được Luca Pacioli (Italia) đưa ra vào thế kỷ 15. Nguyên tắc ghi sổ kép Ghi Nợ tài khoản này thì phải ghi Có tài khoản kia (Quan hệ đối ứng) Số tiền ghi bên Nợ tài khoản này đối ứng với số tiền ghi Có cho tài khoản kia trong một nghiệp vụ kinh tế phát sinh luôn luôn bằng nhau. Hệ quả của ghi sổ kép Định khoản kế toán Khái niệm: Việc căn cứ vào nội dung của chứng từ để xác định nghiệp vụ kinh tế phát sinh cần: - ghi Nợ TK nào? - ghi có TK nào? - với số tiền là bao nhiêu? trong kế toán gọi là lập định khoản. Định khoản kế toán Các bước lập định khoản kế toán: -- Xác định các đối tượng liên quan trong nghiệp vụ kinh tế phát sinh -- Xác định xu hướng vận động (Tăng hay Giảm) của từng đối tượng KT -- Xác định tính chất của tài khoản sử dụng -- Lập định khoản KT căn cứ vào các tính chất trên -- Sử dụng định khoản để ghi vào các TK liên quan Định khoản kế toán Các loại định khoản kế toán: -- Định khoản giản đơn: Là những định khoản liên quan đến 2 tài khoản kế toán -- Định khoản phức tạp: Là những định khoản kế toán liên quan ít nhất 3 TK kế toán trở lên. Lưu ý: Nên ghi: 1Nợ /nhiều Có 1 Có /nhiều Nợ Không nên ghi: nhiều Nợ /nhiều Có. III. MQH GIỮA TK & BCTC MQH giữa TK và Bảng cân đối kế toán MQH giữa TK và Báo cáo kết quả kinh doanh MQH giữa TK và Bảng cân đối kế toán - Cùng phản ánh các đối tượng kế toán - Phạm vi, mức độ khác nhau Giữa TK & BCĐKT có mối quan hệ mật thiết với nhau. -- TK phản ánh, kiểm tra sự vận động của từng đối tượng kế toán trong suốt thời gian hoạt động. -- BCĐKT phản ánh các đối tượng kế toán sau một kỳ hoạt động cùng hỗ trợ với nhau, cùng thực hiện các chức năng của kế toán. Mối quan hệ được thể hiện trong quá trình ghi chép kế toán MQH giữa tài khoản và Báo cáo kết quả kinh doanh TK doanh thu dùng để ghi nhận tạm thời các khoản doanh thu phát sinh trong kỳ. TK chi phí dùng để tập hợp chi phí phát sinh trong kỳ. Thông tin trên TK doanh thu và TK chi phí là cơ sở để xác định kết quả và lập Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Mối quan hệ giữa TK với các BCTC Quy trình kế toán: Đầu kỳ: Mở tài khoản Trong kỳ: phản ảnh các NVKT phát sinh vào các tài khoản đã mở Cuối kỳ: khoá sổ các TK và lập các BCTC Số dư các TK TS và NV => Bảng cân đối KT Số liệu trên các TK DT, CP, TK xác định KQKD => báo cáo kết quả kinh doanh Số liệu cuối kỳ sẽ là căn cứ để tiếp tục mở sổ cho kỳ sau IV. KT TỔNG HỢP – KT CHI TIẾT TK tổng hợp (TK cấp I) Kế toán tổng hợp: Sử dụng TK tổng hợp Phản ảnh các NVKT phát sinh vào các TK tổng hợp theo quan hệ đối ứng kế toán TK chi tiết: chi tiết hoá cho TK tổng hợp TK cấp II, cấp III Sổ (thẻ) chi tiết Kế toán chi tiết: Sử dụng TK chi tiết Ghi chép thông tin chi tiết về từng đối tượng Mối quan hệ: KT tổng hợp – KT chi tiết SCT Mối quan hệ: KT tổng hợp – KT chi tiết Khi ghi chép các NVKT phát sinh, phải ghi chép đồng thời trên TK cấp I, TK cấp II, cấp III và các sổ chi tiết có liên quan Số dư TK tổng hợp = tổng SD các TK chi tiết thuộc nó SPS trên TK tổng hợp = tổng SPS các TK chi tiết thuộc nó V. Đối chiếu, kiểm tra số liệu ghi chép của kế toán - Căn cứ (1)     TỔNG TÀI SẢN = TỔNG NGUỒN VỐN  số dư Nợ các TK =  số dư Có các TK (2) Nguyên tắc ghi sổ kép => TỔNG SPS NỢ CÁC TK = TỔNG SPS CÓ CÁC TK (3)Mối quan hệ giữa TK tổng hợp và TK chi tiết =>Tổng SD các TK chi tiết = SD TK tổng hợp Tổng SPS trên TK chi tiết = SPS trên TK tổng hợp Đối chiếu, kiểm tra số liệu ghi chép của kế toán 1. Bảng cân đối số phát sinh: Cân đối số dư đầu kỳ, số phát sinh trong kỳ và số dư cuối kỳ của tất cả các tài khoản tổng hợp 2. Bảng tổng hợp chi tiết : Cân đối số dư đầu kỳ, số phát sinh trong kỳ và số dư cuối kỳ của tài khoản tổng hợp và tài khoản chi tiết thuộc nó. KIỂM TRA VIỆC GHI SỔ KÉP - BẢNG CÂN ĐỐI TÀI KHOẢN - Tài khoản Dư đầu kỳ Phát sinh trong kỳ Dư cuối kỳ Nợ Nợ Nợ Có Có Có Cộng A A B B C C 14 BẢNG TỔNG HỢP CHI TIẾT Mục đích: Kiểm tra đối chiếu số liệu trên các TK tổng hợp và TK chi tiết Theo nội dung của tài khoản TK tài sản TK nguồn vốn TK phản ánh các quá trình kinh doanh Mức độ phản ánh các đối tượng kế toán Kế toán tổng hợp Kế toán chi tiết VI. GIỚI THIỆU HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN DN Theo công dụng và kết cấu Tài khoản cơ bản Nhóm TK phản ánh giá trị tài sản Nhóm TK phản ánh nguồn vốn Nhóm tài khoản lưỡng tính Tài khoản nghiệp vụ Nhóm tài khoản tập hợp, phân phối Nhóm tài khoản tính giá thành Nhóm tài khoản điều chỉnh Nhóm tài khoản so sánh VI. TÀI KHOẢN KẾ TOÁN Hệ thống tài khoản kế toán là một tập hợp gồm toàn bộ các TK sử dụng được sắp xếp dựa trên những nguyên tắc nhất định.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptTai khoan.ppt
Tài liệu liên quan