Đề tài Công ty phát triển xuất nhập khẩu và đầu tư- VIEXIM

Tài liệu Đề tài Công ty phát triển xuất nhập khẩu và đầu tư- VIEXIM: Lời Mở Đầu Công Ty Phát Triển Xuất Nhập Khẩu và Đầu Tư- VIEXIM là một doanh nghiệp Nhà nước có nhiệm vụ sản xuất kinh doanh các mặt hàng theo đăng ký với mục đích góp phần vào sự phát triển chung của nền kinh tế quốc gia. So với nhiều công ty khác, VIEXIM thành lập chưa lâu (1994) và có quy mô nhỏ nhưng trong thời gian hoạt động từ khi thành lập , Công ty đã chứng tỏ sức mạnh cạnh tranh và ngày một càng phát triển. Tự khẳng định được vị thế của mình không những riêng thị trường trong nước mà cả thị trường ngoaì nước. Hoạt động xuất khẩu chính của Công ty là xuất khẩu các mặt hàng như xe máy dạng IKD, vật tư, hoá chất, thiết bị điện tử, hàng tiêu dùng thiết yếu, vật liệu xây dựng... Hoạt động nhập khẩu của Công ty là nhập khẩu các mặt hàng như rau quả, nông lâm hải sản, thực phẩm, thủ công mỹ nghệ, công nghệ thực phẩm, may mặc, dầu thực vật các loại. Trong thời gian đầu thực tập ở Công ty, với sự hướng dẫn của Công ty và thầy cô giáo. Em xin trình bày Báo Cáo Tổng Hợp gồm 4 phần: Ph...

doc77 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1023 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Công ty phát triển xuất nhập khẩu và đầu tư- VIEXIM, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời Mở Đầu Công Ty Phát Triển Xuất Nhập Khẩu và Đầu Tư- VIEXIM là một doanh nghiệp Nhà nước có nhiệm vụ sản xuất kinh doanh các mặt hàng theo đăng ký với mục đích góp phần vào sự phát triển chung của nền kinh tế quốc gia. So với nhiều công ty khác, VIEXIM thành lập chưa lâu (1994) và có quy mô nhỏ nhưng trong thời gian hoạt động từ khi thành lập , Công ty đã chứng tỏ sức mạnh cạnh tranh và ngày một càng phát triển. Tự khẳng định được vị thế của mình không những riêng thị trường trong nước mà cả thị trường ngoaì nước. Hoạt động xuất khẩu chính của Công ty là xuất khẩu các mặt hàng như xe máy dạng IKD, vật tư, hoá chất, thiết bị điện tử, hàng tiêu dùng thiết yếu, vật liệu xây dựng... Hoạt động nhập khẩu của Công ty là nhập khẩu các mặt hàng như rau quả, nông lâm hải sản, thực phẩm, thủ công mỹ nghệ, công nghệ thực phẩm, may mặc, dầu thực vật các loại. Trong thời gian đầu thực tập ở Công ty, với sự hướng dẫn của Công ty và thầy cô giáo. Em xin trình bày Báo Cáo Tổng Hợp gồm 4 phần: Phần I: Quá trình hình thành và phát triển của Công ty. Phần II: Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Phần III: Đánh giá thực trạng của Công ty. Phần IV: Một số giải pháp và kiến nghị. I. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty. 1. Quá trình hình thành của Công ty: Công Ty Phát Triển Xuất Nhập Khẩu và Đầu Tư có tên giao dịch quốc tế là Export Import Development and Investmen Companny. Với tên thường gọi của Công ty là VIEXIM. Trước đây Công ty có tên gọi là Công ty Hoà Bình, khi đó Công ty Hoà Bình được thành lập theo quyết địng số 145/ QĐ-UB vào ngày 22/1/1994. Sau đó Công ty Hoà Bình chuyển sang tên gọi mới là Công ty VIEXIM theo quyết dịnh đổi tên số 422/ QĐ-UB vào ngày 2/6/1997 do Uỷ Ban nhân dân thành phố Hà Nội cấp. Trước khi có quyết định 5107/ QĐ-UB vào ngày 5/9/2001 chuyển Công ty về Sở Thương Mại quản lý thì cơ quan chủ quản của Công ty VIEXIM là Trung Ương Hội cựu chiến binh Việt Nam, trụ sở chính của Công ty đặt tại 34 Lý Nam Đế- Quận Hoàn Kiếm- Hà Nội. Khi mới thành lập, Công ty có 26 thành viên, trình độ đại học và trên đại học là 6 người. Cho tới nay tổng số cán bộ, công nhân viên của Công ty là 64 người, trong đó cán bộ quản lý là 8 người. Đứng đầu Công ty là Giám đốc- Tiến sỹ Võ Trung Châu. Tổng số lao động bình quân trên năm mà Công ty ký hợp đồng sử dụng lao động là 500 người. Nguồn vốn của Công ty ngày càng tăng theo các năm, theo Báo Cáo Kết Quả Kinh Doanh năm 2001 thì nguồn vốn kinh doanh của Công ty VIEXIM là 18 tỷ đồng, nguồn vốn chủ sở hữu là 5.670.000.000 đồng. Vốn đầu tư dài hạn và vốn nhận liên doanh là 12.330.000.000 đồng. Công ty có hệ thống cơ sở vật chất tương đối tốt. Trụ sở chính là một toà nhà 3 tầng tại 34 Lý Nam Đế- Hà Nội. Công ty có 3 xưởng sản xuất, lắp ráp xe gắn máy tại nhà máy xe lửa Gia Lâm với đầy đủ các điều kiện cũng như trang thiết bị hiện đai. Công ty còn có một cửa hàng bán xe và dịch vụ do HONDA uỷ nhiệm tại km9 đường Giải Phóng. Công ty có các chi nhánh đặt tại một số tỉnh, thành phố như Lạng Sơn, Quảng Bình, Đắc Lắc và một số văn phòng đại diện tại Thành Phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, Công ty còn liên doanh với các doanh nghiệp nước ngoài như Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản để sản xuất vỏ xe, khung xe, sơn xe nhằm tiến hành nội địa hoá các sản phẩm của mình. Ngay từ khi mới ra đời Công ty đã tiến hành hoạt động kinh doanh theo hình thức mới- theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Các hoạt động của Công ty đặc biệt là hoạt độngkinh doanh xuất nhập khẩu đã từng bước phát triển; ngành hàng và thị trường ngày càng ổn định, dần dần xác lập được mạng lưới khách hàng rất tín nhiệm. Công ty trực tiếp tìm kiếm thị trường, giao dịch với bạn hàng để xuất khẩu và nhập khẩu những vật tư hàng hóa cần thiết cho sản xuất và tiêu dùng. Chức năng của Công ty: Công ty là một đơn vị kinh tế Nhà nước thực hiện chế độ hạch toán kinh tế độc lập, với mục đích là kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá để góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, tạo ra thu nhập cho bản thân Công ty cũng như làm lợi ho xã hội thông qua các hoạt động của mình. Như vậy, có thể nói rằng chức năng chính của Công ty VIEXIM là kinh doanh trong nước và tham gia hoạt động xuất nhập khẩu các loại hàng hoá để phục vụ cho quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước trên cơ sở kết hợp lợi ích của các bên là công ty – Nhà nước và tập thể cán bộ công nhân viên của Công ty. Công ty có chức năng kinh doanh trên nhiều mặt hàng ở nhiều thị trường khác nhau. Hiện nay, hoạt động kinh doanh chủ yếu của Công ty là nhập khẩu linh kiện xe máy dạng IKD từ các nước như Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản... để lắp ráp và bán trên thị trường Việt Nam, ngoài ra còn kinh doanh một số tư liệu phục vụ cho sản xuất; mặt hàng kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty là nông lâm, thuỷ hải sản, hàng thủ công mỹ nghệ... Công ty còn mở rộng sản xuất kinh doanh qua việc đầu tư dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh để sản xuất phụ tùng xe máy và lắp ráp xe gắn máy với bên nước ngoài là Công ty trách nhiệm hữu hạn Trùng Khánh- Hoawei của Trung Quốc theo giấy phép đầu tư số 20/GP-HN ngày 15/4/1998 do UBND thành phố Hà Nội cấp. Do nhu cầu sản xuất phát triển để tăng cường hoạt động kinh doanh của dự án đầu tư nước ngoài này, các bên trong Hợp doanh dang tiến hành các thủ tục để chuyển đổi hình thức đầu tư sang hình thức Công ty liên doanh hoạt động theo quy định của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Khi chuyển sang hình thức đầu tư mới này, việc sản xuất kinh doanh của Công ty liên doanh cũng như Công ty VIEXIM sẽ đạt được nhiều thuận lợi và thành công. Nhiệm vụ của Công ty: Tuân thủ các chính sách chế độ quản lý kinh tế, quản lý nhập khẩu và giao dịch đối ngoại, tuân thủ pháp luật Việt Nam. Tổ chức nghiên cứu tốt thị trường trong và ngoài nước, nắm vững nhu cầu và thị hiếu trên thị trường để từ đó hoạch định các chiến lược marketing đúng đắn, bảo đảm cho kinh doanh của Công ty được chủ động để tránh được các rủi ro và mang lại lợi nhuận và hiệu quả cao. Quản lý, khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đã có, tạo thêm nguồn vốn mới cho sản xuất kinh doanh. Tiến hành đầu tư, mở rộng sản xuất, đổi mới trang thiết bị, bù đắp chi phí, cân đối giữa xuất khẩu và nhập khẩu, làm tròn nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước, phấn đấu thực hiện chỉ tiêu kế hoạch xuất nhập khẩu ngày càng cao. Thực hiện tốt các chính sách cán bộ , quản lý tài sản, tài chính, lao động, tiền thưởng... do Công ty quản lý, làm tốt công tác phân phối lao động, đào tạo bồi dưỡng để nâng cao trình độ văn hoá, tay nghề, nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên trong Công ty. Tuân thủ và thực hiện tốt các cam kết trong hợp đồng mua bán ngoại thương và các hợp đồng có liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty. Nghiên cứu nắm vững môi trường pháp luật, kinh tế, văn hoá để giúp cho việc kinh doanh tốt hơn. Tiến hành ký kết hợp đồng kinh tế, tham gia đàm phán, ký kết trực tiếp hoặc thông qua đơn hàng. Nghiên cứu thực hiện các biện pháp để nâng cao chất lượng, gia tăng khối lượng hàng hoá xuất nhập khẩu, mở rộng thị trường ngoài nước. Tổ chức gia công lắp ráp xe máy và các dịch vụ sửa chữa phục vụ cho nhu cầu kinh doanh. Tiến hành xuất nhập khẩu uỷ thác hoặc trực tiếp xuất nhập khẩu. Thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước, đặc biệt là đóng thuế, bảo toàn và phát triển đồng vốn được giao, quản lý và sử dụng đúng ngoại tệ. Tiến hành làm tốt công tác bảo hộ lao động, trật tự xã hội, bảo vệ môi trường, bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa. Quá trình phát triển của Công ty: có thể chia làm 3 giai đoạn *Giai đoạn 1- giai đoạn mới thành lập ( từ năm 1994-1997) Giai đoạn này Công ty có tên gọi là Công ty Hoà Bình. Đây là giai đoạn đầu nên Công ty phải tiến hành thực hiện nhiều kế hoạch và nhiệm vụ để tìm bạn hàng kinh doanh và từng bước thiết lập, củng cố bộ máy tổ chức và quản lý cán bộ công nhân viên. Mặt khác, Công ty còn phải tìm mọi biện pháp để huy động vốn, bổ xung vào nguồn vốn đã có. Bảng 1. Tình hình kinh doanh xuất nhập khẩu Của công ty. Đơn vị: 1000 USD STT Năm Xuất khẩu Nhập khẩu Tốc độ tăng so với năm trước(%) Kim ngạch Tỷ trọng(%) Kim ngạch Tỷ trọng(%) Xuất khẩu Nhập khẩu 1 1994 150 6,6% 2132 93,4% 2 1995 302 8,9% 3089 91,1% 101% 44,88% 3 1996 429 12,06% 3128 87,94% 42% 1,26% 4 1997 530 9,79% 4883 90,21% 23,54% 56,1% ( Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty ) Nhìn vào bảng 1, ta thấy kim ngạch xuất khẩu của năm 1995 tăng gấp 2 lần so với năm 1994, sau đó giảm dần theo các năm 1996, 1997. Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu năm 1995 tăng so với năm 1994, 1996 giảm so với 1995 và 1997 lại tăng so với 1996. Điều này cho thấy, hoạt động xuất khẩu của Công ty ổn định hơn so với hoạt động nhập khẩu. Trong cơ cấu xuất nhập khẩu thì kim ngạch nhập khẩu của Công ty luôn chiếm tỷ trọng rất lớn, chứng tỏ hoạt động nhập khẩu là hoạt động chính và là lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của Công ty. Bảng 2. Tổng vốn kinh doanh và cơ cấu vốn. Đơn vị:1000 VND STT Năm Vốn cố định Vốn lưu động Tổng Tốc độ tăng so với năm trước (%) Về trị giá Tỷ trọng(%) Về trị giá Tỷ trọng(%) Vốn cố định Vốn lưu động 1 1994 1.087.200 30% 2.536.800 70% 3.624.000 2 1995 1.099.867 26,9% 2.986.701 73,1% 4.086.568 1,16% 17,73% 3 1996 1.135.243 24,5% 3.492.524 75,5% 4.627.767 3,22% 16,94% 4 1997 1.380.524 24,55% 4.241.019 75,45% 5.621.543 21,6% 21,4% (Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty VIEXIM) Nhìn vào bảng 2 ta thấy tổng số vốn kinh doanh của các năm tăng dần từ năm 1994 đến năm 1997, thể hiện tình hình ổn định trong việc huy động và sử dụng vốn của Công ty. Vốn lưu động luôn chiếm tỷ trọng cao (gấp hơn 2 lần vốn cố định) trong cơ cấu vốn. Tốc độ tăng của vốn cố định cũng tăng dần theo các năm, đặc biệt là năm 1997 so với năm 1996, vốn cố định tăng khá nhanh: 21,6% so với năm 1996. Điều này cho thấy Công ty đã nâng vốn cố định lên trong cơ cấu vốn kinh doanh của mình. Mặt khác, vốn lưu động của năm 1995 tăng so với năm 1994, nhưng đến năm 1996 tốc độ tăng chậm hơn so với năm 1995 và sau đó năm 1997 lại tăng nhanh hơn nhiều so với 1996, chứng tỏ có sự biến động về vốn lưu động trong cơ cấu vốn. Điều đó thể hiện Công ty đã điều chỉnh tỷ lệ vốn cố định và vốn lưu động cho phù hợp với cơ cấu vốn kinh doanh của mình. Bảng 3. Vòng quay vốn lưu động của Công ty. Năm 1994 1995 1996 1997 Số vòng quay/năm 5,2 9,7 14,22 28,86 Số lần tăng so với năm trước (lần) 1,86 1,46 2,02 (Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty VIEXIM) Qua bảng 3 cho thấy số vòng quay/ năm của vốn lưu động công ty tăng dần, tuy nhiên mức độ tăng giữa các năm với nhau là không đồng đều. Số vòng quay/năm của năm 1997 so với năm 1996 tăng đáng kể (hơn 2 lần). Số vòng quay/năm thể hiện cường độ sử dụng vốn và nó phản ánh hiệu quả sử dụng vốn.Điều này cho thấy Công ty rất linh hoạt trong việc sử dụng vốn lưu động để tạo ra ngày một nhiều trong nguồn vốn kinh doanh, đáp ứng được yêu cầu của một công ty kinh doanh thương mại. Bảng 4. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty. Đơn vị: 1000 đồng STT Chỉ tiêu (Năm) 1994 1995 1996 1997 1 Tổng doanh thu 5.627.724 16.728.399 48.961.200 122.403.000 2 Các khoản giảm trừ Giảm giá hàng bán 279.616 Hàng bán bị trả lại 592.001 3 Doanh thu thuần 5.627.724 15.728.399 48.961.200 122.123.384 4 Giá vốn hàng bán 5.023.123 11.132.896 39.213.356 101.213.874 5 Lợi nhuận gộp 604.601 4.595.503 9.747.844 20.909.510 6 Chi phí bán hàng 5.901 12.137 39.646 482.106 7 Chi phí quản lý doanh nghiệp 7.210 421.028 779.021 924.753 8 Lợi nhuận thuần từ hoạt động tài chính 591.490 4.162.338 8.929.177 19.502.651 9 Thu nhập từ hoạt động tài chính 2.157 968.032 921.086 1.354.261 10 Chi phí hoạt động tài chính 15.037 1.231.152 2.153.442 4.079.862 11 Lợi nhuận thuần từ hoạt động tài chính -12.880 -263.120 -1.232.356 -2.725.601 12 Các khoản thu nhập bất thường 2.122 15.230 697.820 789.010 13 Chi phí bán hàng 250 11.679 14 Lợi nhuận bất thường 2.122 14.980 686.141 789.010 15 Tổng lợi nhuận trước thuế 592.324 3.914.198 8.382.962 17.566.060 16 Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp 87.807 697.038 579.211 1.978.060 17 Lợi nhuận sau thuế 504.517 3.217.160 7.803.751 15.588.000 ( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty VIEXIM) Nhìn vào bảng 4, ta thấy hoạt động kinh doanh của Công ty trong 4 năm từ năm 1994 đến năm 1997 có nhiều chuyển biến. Doanh thu của năm 1997 cao hơn rất nhiều lần so với 3 năm trước. So với năm 1996 tăng 2,49 lần, với năm 1995 tăng 7,76 lần, với năm 1994 tăng 21,7 lần. Điều này thể hiện Công ty đã tiến hành mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh , cải tiến quy trình công nghệ, có chiến lược marketing sản phẩm một cách hợp lý. Giá vốn hàng bán cũng tăng dần qua các năm, năm 1997 tăng gấp 2,58 lần so với năm 1996, gấp 9,36 lần so với năm 1995 và gấp 20,14 lần so với năm 1994. Như vậy, tốc độ tăng của giá vốn hàng bán tương đối bằng tốc độ tăng của doang thu. Cho thấy tình hình kinh doanh khá ổn định của Công ty trong 4 năm này. Về chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp thì chi phí bán hàng chiếm từ 55%-97,2% trong cơ cấu chi phí. Tỷ trọng của 2 loại này chênh lệch quá lớn. Điều này phản ánh hàng năm công ty phải bỏ ra một khoản rất lớn cho công tác quản lý doanh nghiệp. Năm 1994 thì chênh lệch giữa 2 loại chi phí này còn nhỏ, chênh lệch tuyệt đối là 1309 đồng, đến năm 1995 là 408.891 đồng, năm 1996 là 739.375 đồng và đến năm 1997 là 442.647 đồng. Như vậy, đến năm 1997 tỷ trọng của 2 loại chi phí đã được phân bổ đồng đều hơn so với năm 1996. Chứng tỏ Công ty đã có sự tinh giảm trong bộ máy quản lý doanh nghiệp bớt cồng kềnh và không cần thiết. Các khoản chi phí bất thường từ hoạt động tài chính thường lớn hơn thu nhập từ hoạt động tài chính nên lợi nhuận thuần từ hoạt động tài chính bị âm. Năm 1995 lỗ 263.120 đồng, năm 1996 lỗ 1.232.356 đồng, năm 1997 lỗ 2.756.601 đồng. Như vậy, số lỗ tăng dần theo khoảng cách của các năm. Chứng tỏ hoạt động tài chính của Công ty không đạt hiệu quả. Trong khi đó lợi nhuận bất thường luôn dương và tăng dần từ năm 1994 đến năm 1997 do thu nhập bất thường lớn hơn chi phí bất thường. Lợi nhuận sau thuế của Công ty giảm dần theo các năm 1994 đến năm 1997. Cho thấy kết quả kinh doanh cuối cùng của Công ty tuy có hiệu quả nhưng chưa cao . Năm 1995 tăng gấp 6,4 lần so với năm 1994, năm 1996 tăng gấp 2,4 lần so với năm 1995, năm 1997 tăng gấp 1,99 lần so với năm 1996. Nguyên nhân do mặc dù tổng doanh thu tăng từ các năm 1994 đến năm 1997 nhưng chi phí cũng tăng nhanh theo các năm 1994 đến 1997 theo cùng một tỷ lệ ngày càng cao. Vì thế mà lợi nhuận bị giảm dần từ năm 1994 đến năm 1997. Tóm lại, qua bảng 4 ta thấy nhìn chung tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận và tiếp tục phát triển qua các năm. Bên cạnh đó cũng còn nhiều chỉ tiêu cần phải khắc phục dần để mang lại hiệu quả kinh doanh cao hơn. Hoạt động xuất khẩu. Nhìn vào bảng 5 ta thấy mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Công ty là rau qủa, nông lâm hải sản, may mặc và thực phẩm. Số lượng xuất khẩu qua các năm tăng Bảng 5. Tình hình xuất khẩu của Công ty từ năm 1994-1997. Đơn vị: triệu đồng STT Mặt hàng (Năm) 1994 1995 1996 1997 1 Rau quả 9 27 29 58 2 Nông lâm hải sản 19 11 27 32 3 Thực phẩm 12 21 23 46 4 Thủ công mỹ nghệ 40 36 38 5 Công nghệ phẩm 1 4 7 11 6 May mặc 12 26 36 60 7 Dầu thực vât các loại 15 9 11 14 Tổng 68 138 169 259 Tốc độ tăng so với năm trước (%) 102,9% 22,46% 53,3% ( Nguồn: Báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty ) dần từ năm 1994 đến năm 1997. Trong đó dặc biệt là tốc độ tăng của năm 1995 so với năm 1994 là 102,9% ( tăng gấp hơn 2 lần), sau đó giảm vào năm 1996 so với năm 1995 là 22,46% và tăng 53,3% của năm 1997 so với năm 1996. Điều này thể hiện hoạt động xuất khẩu của Công ty cũng có sự chuyển biến đáng kể, không ổn định giữa các năm do Công ty đã điều chỉnh một số cơ cấu mặt hàng xuất khẩu cho phù hợp tình hình kinh doanh của mình. Hoạt động nhập khẩu. Bảng 6. Tình hình nhập khẩu của Công ty từ năm 1994-1997 Đơn vị : triệu đồng STT Mặt hàng (Năm) 1994 1995 1996 1997 1 Xe máy dạng IKD 1034 2157 5698 11098 2 Vật tư 23 17 48 65 3 Hoá chất 18 23 52 17 4 Thiết bị điện tử 18 34 37 5 Hàng tiêu dùng 21 11 17 20 6 Vật liệu xây dựng 9 15 17 25 Tổng 1105 2241 5866 11262 Tốc độ tăng so với năm trước (%) 102,8% 161,75% 91,98% ( Nguồn: Báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty VIEXIM) Qua bảng 6 ta thấy mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Công ty là xe máy, số lượng nhập khẩu xe máy qua các năm tăng dần từ năm 1994 đến năm 1997. Giá trị các mặt hàng nhập khẩu biến động liên tục nên làm cho tốc độ tăng so với các năm cũng có sự thay đổi đáng kể. Tốc độ tăng của năm 1995 so với năm 1994 là 102,8%, của năm 1996 so với năm 1995 là 161,75% và của năm 1997 so với năm 1996 là 91,98%. Điều này cho thấy năm 1996 hoạt động nhập khẩu của Công ty được đẩy mạnh và hoạt động có hiệu quả trong vòng 4 năm từ 1994 đến năm 1997. Tóm lại, qua trên ta thấy giai đoạn từ năm 1994 đến năm 1997 tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và xuất nhập khẩu của Công ty khá tốt. Đây mới chỉ là giai đoạn đầu trong qúa trình thành lập và phát triển Công ty nhưng Công ty đã đạt được các kết quả khả quan, làm tiền đề và nền móng cho các giai đoạn sau tiếp tục tăng trưởng. Đó là nhờ vào sự lãnh đạo sáng suốt của ban giám đốc và sự cố gắng của toàn thể cán bộ công nhân viên của Công ty. *Giai đoạn 2- giai đoạn tăng trưởng của Công ty (từ năm 1998 đến năm 2001) Trong giai đoạn này Công ty chú trọng về việc tăng cường hoạt động xuất nhập khẩu là chủ yếu như mở rộng quy mô xuất nhập khẩu, tìm kiếm thị trường, bạn hàng, tăng nguồn vốn... Ngoài ra, Công ty còn cải cách lại bộ máy hành chính cho phù hợp với hoạt động kinh doanh. Giai đoạn này sẽ được nói rõ ở phần II. *Giai đoạn 3- giai đoạn thu hẹp quy mô nhập khẩu ( từ năm 2002 đến nay) Do yếu tố khách quan đem lại nên Công ty phải hạn chế trong hoạt động nhập khẩu. Đó là vì Nhà nước có quyết định hạn chế nhập khẩu xe máy , kiểm tra gắt gao các điều kiện nhập khẩu xe máy và linh kiện xe máy, đặc biệt là hàng của Trung Quốc. Trong khi đó, mặt hàng nhập khẩu đem lại giá trị lớn nhất và là mặt hàng chủ yếu kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty là xe máy. Mặt khác, Trung Quốc là một trong những bạn hàng quan trọng nhất của Công ty. Vì thế kim ngạch nhập khẩu của Công ty cuối năm 2002 giảm đáng kể so với các năm trước. Bảng 7. Kim ngạch nhập khẩu của Công ty trong 5 năm 1998-2002 Đơn vị: 1000 USD Năm 1998 1999 2000 2001 2002 Kim ngạch nhập khẩu 6397 4799 10089 15892 13548 Tốc độ tăng so với năm trước ( %) -24,98% 110,23% 57,52% -14,74% ( Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty VIEXIM) Qua bảng 7 ta thấy hoạt động nhập khẩu của Công ty có sự biến động rất lớn, tốc độ tăng kim ngạch nhập khẩu của năm 1999 so với năm 1998 là âm (tức không tăng mà còn giảm), sau đó năm 2000 tăng so với năm 1999 lại rất cao 110,23% ( gấp hơn 2 lần về tỷ lệ tăng), năm 2001 so với năm 2000 là 57,52% và năm 2002 so với năm 2001 lại âm 14,74%. Điều này cho thấy hoạt động nhập khẩu của năm 2002 giảm đáng kể và việc hạn chế nhập khẩu xe máy nguyên chiếc đã ảnh hưởng ít nhiều đến hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty. Tóm lại, quá trình hình thành và phát triển của Công ty trải qua bao nhiêu thăng trầm và biến động nhưng đến thời điểm này Công ty vẫn củng cố được vị thế của mình trên thương trường và tìm mọi biện pháp khắc phục khó khăn trước mắt để ngày một phát triển hơn. Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty (1998-2002). 1.Sản phẩm kinh doanh. *Sản phẩm xuất khẩu: Các mặt hàng xuất khẩu của Công ty là rau quả, nông lâm hải sản, thực phẩm, thủ công mỹ nghệ, công nghệ phẩm, may mặc và dầu thực vật các loại. Trong đó mặt hàng xuất khẩu có giá trị lớn nhất trong kim ngạch xuất khẩu là rau quả. Bảng 8. Cơ cấu xuất khẩu hàng hoá của Công ty. Đơn vị: triệu đồng. STT Mặt hàng 1998 1999 2000 2001 2002 Trị giá Tỷ trọng(%) Trị giá Tỷ trọng(%) Trị giá Tỷ trọng(%) Trị giá Tỷ trọng(%) Trị giá Tỷ trọng(%) 1 Rau quả 872 51,14% 1121 46,5% 1973 62,3% 2786 61% 1601 74,36% 2 Nông lâm hảI sản 436 25,49% 825 34,2% 986 31,1% 993 21,7% 200 9,28% 3 Thực phẩm 121 7% 247 10,2% 94 2,96% 301 6,6% 110 5,1% 4 Thủ công mỹ nghệ 92 5,38% 109 4,5% 57 1,74% 247 5,41% 97 4,5% 5 Công nghệ phẩm 79 4,6% 73 3% 35 1,16% 123 2,69% 86 4,02% 6 May mặc 58 3,39% 26 1,23% 14 0,44% 95 2,21% 39 1,81% 7 Dầu thực phẩm 52 3% 9 0,37% 8 0,25% 18 0,39% 20 0,93% Tổng 1710 100% 2410 100% 3167 100% 4563 100% 2153 100% Tốc độ tăng so với năm trước(%) 40,9% 31,41% 44% -52,81% ( Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động xuất khẩu của Công ty VIEXIM) Qua bảng 8 cho thấy, mặt hàng rau quả luôn có giá trị lớn nhất trong các mặt hàng xuất khẩu của Công ty. Về mặt giá trị thì xuất khẩu rau quả năm 2001 là nhiều nhất :2.786.000 USD nhưng chỉ chiếm 61% trong tổng giá trị các mặt hàng xuất khẩu. Trong khi đó, năm 2002 giá trị của rau quả xuất khẩu là 1.601.000 USD nhưng lại chiếm tới 74,36% tổng giá trị xuất khẩu. Như vậy, cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu trong các năm này đã có sự dịch chuyển. Đó là vì ở mỗi năm khác nhau, Công ty lại đánh giá ưu điểm và thế mạnh của từng mặt hàng, từ đó xuất khẩu một cách hợp lý hơn để nhằm tạo đà cho các mặt hàng xuất khẩu tiếp theo ở những năm tới. Mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn thứ hai là nông lâm hải sản, chiếm từ 9,28% đến 34,2% trong 5 năm của cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu. Sau đó đến thực phẩm chiếm từ 2,96% đến 10,2%, thủ công mỹ nghệ chiếm từ 1,79% đến 5,41%, công nghệ phẩm chiếm từ 1,16% đến 4,6%, may mặc chiếm từ 0,44% đến 3,39%, dầu thực vật các loại chiếm từ 0,25% đến 3%. Nhìn vào tổng giá trị xuất khẩu của các năm ta thấy từ năm 1998 đến năm 2001 tổng giá trị xuất khẩu của các mặt hàng luôn tăng tương ứng theo các năm . Nhưng đến năm 2002 lại giảm ít hơn so với năm 1999,2000,2001. Điều này thể hiện hoạt động xuất khẩu năm 2002 không đạt hiệu quả tốt. Tốc độ tăng của năm 1999 so với năm 1998 là 40,9% ( tăng gấp 1,4 lần), năm 2000 so với năm 1999 là 31,41% ( tăng gấp 1,3 lần), năm 2001 so với năm 2000 là 44% ( tăng gấp 1,44 lần), năm 2002 so với năm 2001 là - 52,81% ( tăng 0,47 lần). Như vậy, tốc độ tăng giá trị xuất khẩu của các năm không đồng đều. Điều này đúng với hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Công ty có nhiều biến động qua phân tích tổng giá trị xuất khẩu ở trên. Đặc biệt năm 2002 tốc độ giảm đi đáng kể. Đó là vì do cuối năm hoạt động của Công ty bị ảnh hưởng bởi một số hoạt động nhập khẩu có liên quan đến xuất khẩu các mặt hàng này nên số lượng xuất khẩu và điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu bị hạn chế. Tuy nhiên, Công ty đã và đang khắc phục tình trạng trên. *Sản phẩm nhập khẩu: Các mặt hàng nhập khẩu của Công ty là xe máy dạng IKD, vật tư, hoá chất, thiết bị điện tử, hàng tiêu dùng thiết yếu, vật liệu xây dựng. Trong đó mặt hàng nhập khẩu chủ yếu và đem lại giá trị nhập khẩu lớn nhất của Công ty là xe máy dạng IKD và SKD nguyên chiếc. Bảng 9. Tình hình nhập khẩu của Công ty. STT Năm Số mặt hàng Trị giá Tốc độ tăng so với năm trước(%) Số mặt hàng Về trị giá 1 1998 5 6.379 2 1999 4 4.799 -20% -24,98% 3 2000 6 10.089 50% 110,23% 4 2001 6 15.892 0% 57,52% 5 2002 6 13.548 0% -14,74% ( Nguồn : Báo cáo tình hình hoạt động nhập khẩu của Công ty VIEXIM) Bảng 9 cho thấy số mặt hàng nhập khẩu của 3 năm 2000, 2001, 2002 không thay đổi ( có 6 mặt hàng). Trong khi đó, năm 1999 Công ty nhập khẩu có 4 mặt hàng ( giảm 1 mặt hàng so với năm 1998 và giảm 2 mặt hàng so với năm 2000) với giá trị hàng nhập khẩu là 4.799.000 USD, tốc độ tăng về số mặt hàng so với năm 1998 là -20% ( tức giảm 20%) và tốc độ tăng về giá trị là -24,98% ( tức giảm 24,98%). Đến năm 2000 số mặt hàng nhập khẩu tăng lên và làm tăng trị giá hàng nhập khẩu . Tốc độ tăng về số mặt hàng của công ty năm 2000 so với năm 1999 là 50% và tốc độ tăng về mặt giá trị so với năm 1999 là 110,23%. Sau đó đến năm 2001 tình hình nhập khẩu vẫn tiếp tục được duy trì mặc dù không tăng cao bằng năm 2000. Tuy nhiên, đến năm 2002 hoạt động nhập khẩu có biến động. Số mặt hàng nhập khẩu vẫn là 6 nhưng trị giá nhập khẩu chỉ có 13.548.000 USD, tốc độ tăng so với năm 2001 giảm 14,74%. Nguyên nhân là do năm 2002 Nhà nước có quyết định hạn chế việc nhập khẩu xe máy nguyên chiếc nên quy mô nhập khẩu của Công ty bị thu hẹp. Do đó làm giảm tổng giá trị nhập khẩu của năm 2002. Bảng 10. Cơ cấu nhập khẩu hàng hoá của Công ty. STT Mặt hàng 1998 1999 2000 2001 2002 Trị giá TT (%) Trị giá TT (%) Trị giá TT (%) Trị giá TT (%) Trị giá TT (%) 1 Xe máy dạng IKD 4105 64,17% 3278 68,3% 9316 92,33% 11067 69,63% 2107 59,38% 2 Vật tư 1029 16% 994 20,72% 410 4,06% 1547 9,73% 964 27,17% 3 Hoá chất 824 12,88% 178 1,76% 1429 8,99% 243 6,84% 4 Thiết bị điện tử 300 4,78% 383 7,98% 99 0,98% 106 0,66% 105 2,98% 5 Hàng tiêu dùng 139 2,17% 144 3% 56 0,55% 1647 10,36% 74 2,08% 6 Vật liệu xây dựng 30 0,32% 96 0,63% 55 1,55% Tổng 6397 100% 4799 100% 10089 100% 15892 100% 13548 100% Tốc độ tăng so với năm trước(%) -24,98% 110,23% 57,52% -14,74% (Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động nhập khẩu của Công ty VIEXIM) Nhìn vào bảng 10 ta thấy năm 2001 hoạt động nhập khẩu của Công ty mang lại giá trị nhập khẩu cao nhất từ năm 1998 đến năm 2001. Tiếp đó đến năm 2002 thì tổng giá trị nhập khẩu giảm xuống ( giảm 1,17 lần so với năm 2001). Điều này thể hiện quy mô nhập khẩu bị thu hẹp do mặt hàng xe máy nguyên chiếc bị hạn chế nhập khẩu. Qua các năm có thể cho biết xe máy là mặt hàng chủ lực của hoạt động nhập khẩu của Công ty. Hàng năm giá trị nhập khẩu xe máy luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong số các mặt hàng nhập khẩu. Từ năm 1998 đến năm 2002 giá trị nhập khẩu của xe máy biến động theo tỷ trọng từ 52,45% đến 92,33% trong cơ cấu mặt hàng nhập khẩu. Như vậy, giá trị nhập khẩu của xe máy luôn chiếm hơn một nửa tổng giá trị nhập khẩu các mặt hàng của Công ty. Mặt hàng thứ hai mà Công ty cũng chú trọng đến việc nhập khẩu là vật tư. Sau đó đến hoá chất, thiết bị điện tử, hàng tiêu dùng thiết yếu và cuối cùng là vật liệu xây dựng. Như đã phân tích ở bảng 9, tốc độ tăng của các năm so với nhau là không đồng đều và tăng giảm đột biến. Nguyên nhân chính là do mặt hàng xe máy lúc nhập tăng hoặc giảm một lượng đột biến. Điều này cho thấy mặt hàng xe máy là mặt hàng quan trọng nhất của Công ty trong việc nhập khẩu và sản xuất kinh doanh. Việc hạn chế nhập khẩu xe máy nguyên chiếc không những làm giảm đi giá trị nhập khẩu của Công ty mà còn làm cho cán bộ Công ty ít việc hơn và đặc biệt, làm cho hơn 500 công nhân ở xưởng lắp ráp xe máy IKD1,2,3 mà Công ty thuê hàng năm không có việc nên năng suất làm việc không được tận dụng tối đa. Đứng trước khó khăn này, Công ty đang từng bước khắc phục và điều chỉnh lại lao động để hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn. Theo đăng ký kinh doanh thì chức năng hoạt động của Công ty là kinh doanh thương mại xuất nhập khẩu với hoạt động chính là kinh doanh, xuất nhập khẩu hàng hoá và gia công lắp ráp xe gắn máy, điện máy. Mặt hàng chính mà Công ty nhập khẩu là xe gắn máy gồm xe dạng nguyên chiếc (SKD và IKD). Mặt hàng này Công ty nhập chủ yếu các nước Châu á như Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc. Ngoài ra, Công ty còn kinh doanh nhập khẩu hàng điện tử tin học như thiết bị máy vi tính. Công ty còn nhận uỷ thác nhập khẩu một số mặt hàng như thiết bị bảo vệ chống đột nhập phục vụ cho an ninh quốc phòng, hoá chất. Công ty VIEXIM còn tham gia xuất khẩu một số mặt hàng như nông thuỷ sản, thủ công, mỹ nghệ, quặng, rau quả, dầu thực vật các loại. Trong những mặt hàng mà Công ty kinh doanh thì hiệu quả mang lại thực sự là các sản phẩm xe gắn máy và phụ tùng xe gắn máy. Do vậy, đầu năm 1998 Công ty đã đẩy mạnh đầu tư vào lĩnh vực sản xuất linh kiện, phụ tùng và lắp ráp xe gắn máy. Đáp ứng với chủ trương nội địa hoá sản xuất các sản phẩm của Chính phủ hiện nay, đặc biệt là lĩnh vực nội địa hoá sản xuất phụ tùng, linh kiện xe gắn máy hai bánh. Công ty VIEXIM đã tiến hành nghiên cứu và đầu tư ngày càng mạnh mẽ vào lĩnh vực này. Đây là chủ trương được khuyến khích mạnh mẽ với nhiều ưu đãi, thực tế qua các năm vừa qua cho thấy đây là ngành sản xuất phát đang triển và mang lại nhiều lợi nhuận. Hiện nay, Công ty dã đầu tư hai dây chuyền lắp ráp xe gắn máy dạng IKD với tổng công suất đạt 60.000 xe/năm, thực tế cho thấy có thể sản xuất với sản lượng đạt 80.000 đến 100.000 xe/ năm. Các sản phẩm xe gắn máy của Công ty mang thương hiệu trong nước đã và đang ngày càng chiếm thị phần rộng rãi trên thị trường, bao gồm các loại xe mang nhãn hiệu DRAGON, YINXIANG, MEILUN,...Với kiểu dáng phong phú, đa dạng đáp ứng kịp thời đông đảo nhu cầu người tiêu dùng từ nông thôn đến thành phố. Sản phẩm chính hiệu hiện nay là xe gắn máy nhãn hiệu DRAGON đã được đăng ký bản quyền về nhãn hiệu hàng hoá tại các Cục sỡ hữu công nghiệp Việt Nam. Trong giai đoạn hiện nay, Công ty đã xác định việc nhập khẩu linh kiện phụ tùng để lắp ráp và kinh doanh các sản phẩm xe gắn máy là mục tiêu trọng tâm, lâu dài và có ý nghĩa sống còn đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Thị trường xe máy ở nước ta hiện nay rất sôi động do sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế nên nhu cầu về phương tiện đi lại của người dân cũng tăng nhanh. Nắm bắt được tình hình đó, công ty VIEXIM đã phát huy khả năng tìm kiếm thị trường trong nước bằng cách mở rộng các văn phòng đại diện, các cửa hàng ở nhiều tỉnh và thành phố trong cả nước, sản phẩm của Công ty đã được khách hàng chú ý tới. Bảng 11. Tình hình lắp ráp và tiêu thụ xe máy dạng IKD của Công ty. STT Chỉ tiêu 2000 2001 2002 Giá trị Đơn vị Giá trị Đơn vị Giá trị Đơn vị 1 Giá trị nhập khẩu 9.316.742 USD 11.067.000 USD 2.107.000 USD 2 Sản lợng nhập 27.405 Linh kiện 30.198 Linh kiện 11.864 Linh kiện 3 Sản phẩm lắp ráp 27.405 Xe 30.198 Xe 11.864 Xe Xe mác Dragon II100 16.710 Xe 17.094 Xe 7.143 Xe Xe mác Dragon II110 3.640 Xe 6.217 Xe 2.094 Xe Xe mác Meilun 110 1.860 Xe 2.106 Xe 1.174 Xe Xe mác Yinxiang 100 4.690 Xe 3.874 Xe 1.099 Xe Xe mác Dragon 125 SP 300 Xe 764 Xe 210 Xe Xe mác Dragon 125 YA 5 Xe 43 Xe 4 Xe Xe mác Qingqi QM125-4D 200 Xe 100 Xe 140 Xe 4 Sản phẩm tiêu thụ: 21.204 Xe 27.089 Xe 11.800 Xe Xe mác Dragon 100 12.258 Xe 19.114 Xe 8.019 Xe Xe mác Dragon 110 3.591 Xe 3.020 Xe 2.213 Xe Xe mác Meilun 110,100 1.829 Xe 2.974 Xe 1.301 Xe Xe mác Yinxiang 100 3.447 Xe 1.963 Xe 237 Xe Xe máy Dragon 125 SP,YA 79 Xe 18 Xe 30 Xe ( Nguồn: Báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty VIEXIM) Qua bảng 11 ta có thể nhìn thấy một cách tổng quát các sản phẩm lắp ráp xe máy của Công ty khá phong phú và da dạng, có thể đáp ứng được nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng. Số lượng xe mác Dragon 110,100 luôn chiếm lớn nhất trong tổng số các loại xe. Bảng 11 là kết quả nhập khẩu lắp ráp và tiêu thụ các xe gắn máy dạng IKD mà Công ty tiến hành sản xuất trọng tâm trong năm 2000 đến năm 2002, các năm trước chủ yếu thực hiện sản xuất các loại xe theo dạng CKD và xe nguyên chiếc. Qua bảng trên cho thấy số lượng các xe được lắp ráp và tiêu thụ là rất khác nhau do yêu cầu của thị trường. Sản lượng tiêu thụ đạt tỷ lệ cao nhất là 77%. Tóm lại, các sản phẩm kinh doanh của Công ty chủ yếu là sản phẩm nhập khẩu và do vậy, hoạt động kinh doanh chủ yếu của Công ty là hoạt động nhập khẩu. Trong đó, mặt hàng chủ yếu là xe máy nguyên chiếc. Nhưng trong giai đoạn hiện nay, khi Nhà nước có chủ trương hạn chế việc nhập khẩu xe máy nguyên chiếc thì Công ty đã chú trọng vào việc nhập khẩu các linh kiện lắp ráp xe máy để tiến hành tăng tỷ lệ nội địa hoá sản phẩm của mình. Vì vậy mà nhìn chung việc Nhà nước hạn chế nhập khẩu xe máy nguyên chiếc không làm ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh cũng như doanh thu của Công ty. 2. Thị trường. *Thị trường xuất khẩu: Công ty chủ yếu xuất khẩu các mặt hàng của mình sang các thị trường trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Xingapo và Malaixia. Bảng 12. Tình hình thị trường xuất khẩu của Công ty. Đơn vị: 1000 USD STT Năm Số thị trường  Tổng KNXK  Tốc độ tăng so với năm trước (%)   Về số thị trường  Về tổng KNXK 1 1998 5 1710 2 1999 5 2410 0% 40,93% 3 2000 5 3167 0% 31,41% 4 2001 5 4563 0% 44% 5 2002 5 2153 0% -52,81% ( Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty VIEXIM) Qua bảng 12 cho thấy số thị trường xuất khẩu của Công ty không có sự biến động, chứng tỏ Công ty đã thiết lập được mối quan hệ ổn định với số thị trường xuất khẩu này. Tổng kim ngạch xuất khẩu cũng tăng dần theo các năm từ 1998 đến năm 2001. Năm 1999 tăng so với năm 1998 là 40,93%, năm 2000 tăng so với năm 1999 là 31,41%, năm 2001 tăng so với năm 2000 là 44%. Như vậy, trong năm 2001 tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu là lớn nhất và đạt 4.563.000 USD. Đến năm 2002, kim ngạch xuất khẩu giảm cả về số lượng và tốc độ. Giá trị xuất khẩu năm 2002 chỉ có 2.153.000 USD và tốc độ giảm 52,81% so với năm 2001. Nguyên nhân là trong năm này Công ty đã thu hẹp quy mô xuất khẩu một số mặt hàng như rau quả, nông lâm hải sản và thực phẩm. Điều này hoàn toàn hợp lý bởi ở các thị trường xuất khẩu đã có sự thay đổi về sở thích tiêu dùng nên Công ty phải điều chỉnh lại cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu. Với mỗi thị trường xuất khẩu khác nhau thì có một mức trị giá khác nhau, trong đó Trung Quốc là thị trường xuất khẩu đem lại kim ngạch xuất khẩu lớn nhất cho Công ty. Bảng 13 cho biết Trung Quốc luôn là bạn hàng quan trọng nhất của Công ty . Hàng năm kim ngạch xuất khẩu thu được từ thị trường này là rất lớn, luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu các thị trường xuất khẩu, sau đó đến Thái Lan, Lào. Tốc độ tăng về kim ngạch xuất khẩu qua các năm có rất nhiều biến động mạnh. Đặc biệt là năm 2000 so với năm 1999, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu không đồng đều, lúc tăng giảm đột ngột, tình hình cũng không được khả quan Bảng 13. Các thị trường xuất khẩu của Công ty. STT Thị trường 1998 1999 2000 2001 2002 Giá trị Tăng so'97 Giá trị Tăng so'98 Giá trị Tăng so'99 Giá trị Tăng so'00 Giá trị Tăng so'01 1 Trung Quốc 962 50% 1017 5,71% 2103 106,78% 3054 45,22% 1079 -64,67% 2 Thái Lan 543 30% 779 43,46% 778 -0,12% 637 -18,12% 657 3,13% 3 Lào 110 45% 503 357,2% 162 -67,79% 594 266,7% 332 -44,1% 4 Xingapo 60 29% 94 56,67% 101 7,44% 219 116,8% 70 -68% 5 Malaixia 35 64% 17 -51,42% 23 35,29% 59 156,5% 15 -74,57% Tổng 1710 2410 3167 4563 2153 Đơn vị: 1000 USD Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty VIEXIM) Trong 2 năm tiếp theo ở thị trường Trung Quốc. Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu của năm 1999 so với năm 1998 là 5,71%, đến năm 2000 là 106,78%. Điều này cho thấy trong năm 2000 Công ty đã có được mối quan hệ với Trung Quốc rất tốt, sau đó tốc độ giảm dần vào năm 2001 và 2002. Thái lan cũng là thị trường xuất khẩu quan trọng của Công ty, kim ngạch xuất khẩu ở thị trường này chiếm một tỷ trọng khá lớn. Tốc độ tăng về kim ngạch xuất khẩu ở thị trường Thái Lan có nhiều biến động, tăng giảm một khoảng cách xa giữa các năm cho thấy thị trường này không được ổn định. Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu ở các thị trường Lào, Xingapo, Malaixia tăng cao vào năm 2001. Chứng tỏ trong năm này Công ty xác định đây là thị trường xuất khẩu chủ yếu của mình. Tóm lại, nhìn một cách tổng quát về thị trường xuất khẩu của Công ty ta thấy tình hình hoạt động xuất khẩu của Công ty chưa được ổn định, còn nhiều biến động về kim ngạch xuất khẩu theo các năm. Điều này đòi hỏi Công ty phải xác định rõ ràng và thiết lập các mối quan hệ cụ thể với các nước để nâng cao hiệu quả xuất khẩu, tăng thêm giá trị kim ngạch nhập khẩu trong tổng kim ngạch hàng năm. *Thị trường nhập khẩu: Công ty nhập khẩu các mặt hàng của mình chủ yếu từ các nước Châu á. Do đặc điểm của mặt hàng kinh doanh chủ yếu của Công ty là sản phẩm xe gắn máy nên bạn hàng là các nước Châu á sản xuất xe gắn máy như Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Đài Loan, Hồng Kông, Lào. Bảng 14. Tình hình thị trường nhập khẩu của Công ty . Đơn vị: 1000 USD STT Năm Số thị trường Tổng KNNK Tốc độ tăng so với năm trước(%) Về số thị trường Về tổng KNNK 1 1998 4 6397 2 1999 4 4799 0% -24,98% 3 2000 6 10089 50% 110,23% 4 2001 5 15892 -16,67% 57,52% 5 2002 5 13548 -14,74% -14,74% ( Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty VIEXIM) Qua bảng 14 cho thấy số thị trường nhập khẩu của Công ty tương đối nhỏ do Công ty VIEXIM là Công ty có quy mô nhỏ như đã trình bày ở phần I nên số thị trường nhập khẩu cũng khiêm tốn. Tuy nhiên, với đặc thù về sản khẩm kinh doanh, Công ty đã xác định đây là những thị trường nhập khẩu có chất lượng sản phẩm tốt ở Châu á về sản xuất xe máy. Hơn nữa, người tiêu dùng trong nước đã quen sử dụng sản phẩm của các nước kể ở trên. Nhìn vào tổng kim ngạch nhập khẩu ta thấy năm 2001 có tổng giá trị kim ngạch nhập khẩu lớn nhất, sau đó đến năm 2002 và năm 2000. Tốc độ tăng về số thị trường nhìn chung có sự biến động mạnh qua các năm, tăng giảm đột ngột, Tốc độ tăng về tổng kim ngạch nhập khẩu cũng tăng giảm liên tục. Đặc biệt là năm 2002, hoạt động nhập khẩu của Công ty có nhiều biến động. Để hiểu rõ nguyên nhân của sự biến động đó ta sẽ xem xét từng thị trường nhập khẩu của Công ty. STT Thị trường 1998 1999 2000 2001 2002 Kim ngạch nhập khẩu Tốc độ tăng so với năm 1997 (%) Kim ngạch nhập khẩu Tốc độ tăng so với năm 1998(%) Kim ngạch nhập khẩu Tốc độ tăng so với năm 1999 (%) Kim ngạch nhập khẩu Tốc độ tăng so với năm 2000 (%) Kim ngạch nhập khẩu Tốc độ tăng so với năm 2001(%) 1 Trung Quốc 534 19% 1024 91,76% 7892 670,7% 12184 54,38% 11917 -2,19% 2 Nhật Bản 1068 50% 1217 13,95% 669 -45% 997 49% 405 -59,37% 3 Thái Lan 4715 32% 2400 -49% 1304 -45,67% 2104 61,3% 1166 -44,58% 4 Đài Loan 158 151 -4,43% 394 160,9% 50 -87,3% 5 Hồng Kông 80 34% 63 213 238% 10 -95,3% 6 Lào 10 Tổng 6397 4799 10089 15892 13548 Bảng 15. Các thị trường nhập khẩu của Công ty. Đơn vị: 1000 USD ( Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty VIEXIM) Nhìn vào bảng 15 ta thấy thị trường nhập khẩu chủ yếu của Công ty là Trung Quốc, Thái Lan và Nhật Bản. Trong đó, xét về tổng giá trị nhập khẩu thì Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Công ty. Hàng năm kim ngạch nhập khẩu từ thị trường này của Công ty luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu nhập khẩu từ các nước. Năm 1998 kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc là 543.000 USD, tăng 19% so với năm 1997, trong khi đó kim ngạch nhập khẩu từ Nhật Bản là 1.068.000 USD, tăng 50% so với năm 1997, kim ngạch nhập khẩu từ Thái Lan là 4.715.000 USD, tăng 32% so với năm 1997 và kim ngạch nhập khẩu từ Hồng Kông là 80.000 USD, tăng 34% so với năm 1997. Điều này cho biết trong năm 1998 thì thị trường nhập khẩu chính của Công ty là Thái Lan, sau đó đến Nhật Bản. Trung Quốc và Hồng Kông chỉ mới là thị trường nhập thử bước đầu để Công ty đánh giá mức độ tiêu thụ hàng hoá từ các thị trường này. Đến năm 1999, tình hình thị trường nhập khẩu đã có sự cải thiện đáng kể. Mặc dù Thái Lan vẫn chiếm kim ngạch nhập khẩu lớn nhất trong năm nay: 2.400.000 USD nhưng giảm 49% so với năm 1998, sau đó đến Nhật Bản có kim ngạch nhập khẩu lớn thứ hai : 1.217.000 USD, tăng 13,95% so với năm 1998 ( trong khi đó năm 1997 tăng 50% so với năm 1997), còn Trung Quốc có kim ngạch nhập khẩu là 1.024.000 USD, tăng 91,76% so với năm 1998. Như vậy, đến năm 1999 Công ty đã tăng kim ngạch nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc lên một lượng đáng kể. Trong hai năm 2000, 2001 kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc luôn lớn nhất trong tổng kim ngạch nhập khẩu, đặc biệt là năm 2000 tăng 670,7% so với năm 1999. Xuất phát từ nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng trong nước, Công ty đã xác định Trung Quốc là bạn hàng chủ yếu của mình. Như đã phân tích ở trên, sản phẩm kinh doanh chủ yếu của Công ty là xe gắn máy. Mấy năm trước đây, người tiêu dùng trong nước có thói quen sử dụng hàng hoá của Thái Lan nên thị trường nhập khẩu của Công ty lúc này là Thái Lan, nhưng mấy năm gần đây xu hướng của người tiêu dùng lại ưu chuộng hàng hoá của Trung Quốc do mẫu mã đẹp, phong phú, da dạng và quan trọng là giá cả phải chăng, phù hợp với nhu cầu của người dân Việt Nam. Đứng trước thực tế đó, Công ty đã xác định bạn hàng hiện tại và trong tương lai gần của mình là Trung Quốc. Đến năm 2002 tổng kim ngạch nhập khẩu của Công ty bị giảm sút mạnh. Tuy nhiên, kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc vẫn chiếm giá trị lớn nhất trong 5 thị trường nhập khẩu của Công ty. Điều này càng khẳng định mặc dù có nhiều biến động đối với hoạt động nhập khẩu của Công ty nhưng Trung Quốc vẫn là thị trường mà Công ty xác định sẽ nhập khẩu chủ yếu và lâu dài. 3. Cơ cấu vốn của Công ty. Khi mới thành lập Công ty có số vốn tương đối nhỏ. Năm 1994 ngoài số vốn chủ sỡ hữu là 3.624.000 đồng, các nguồn vốn khác mà Công ty huy động chủ yếu là vốn góp liên doanh của các bạn hàng hoặc vốn vay của Nhà nước. Đến thời điểm này, nguồn vốn của Công ty đã tăng lên nhiều và cơ cấu vốn cố định, vốn lưu động được phân chia theo tỷ lệ hợp lý. Bảng 16. Tổng vốn kinh doanh và cơ cấu vốn . Đơn vị: triệu đồng STT Năm Vốn chủ sở hữu Vốn đầu tư dài hạn và vốn liên doanh  Tổng Tốc độ tăng so với năm trước (%)  Trị giá Tỷ trọng(%) Trị giá Tỷ trọng(%)  Vốn CSH  Vốn ĐTDH & LD 1 1998 5097 34,06% 9867 65,94% 14964 2 1999 4226 27,78% 10984 72,22% 15210 -17,08% 11,32% 3 2000 4960 29,61% 11790 70,39% 16750 17,36% 7,33% 4 2001 5670 31,5% 12330 68,5% 18000 14,31% 4,58% 5 2002 3700 23,41% 12100 76,59% 15800 -34,74% -1,86% ( Nguồn: Báo cáo tình hình sử dụng vốn kinh doanh của Công ty VIEXIM) Nhìn vào bảng 16 ta thấy cơ cấu vốn của Công ty trong các năm phân bổ khá hợp lý. Vốn đầu tư dài hạn và vốn liên doanh luôn chiếm tỷ trọng cao hơn vốn chủ sở hữu trong tổng vốn. Tỷ lệ nhỏ nhất của vốn đầu tư dài hạn và vốn liên doanh cũng chiếm tới 65,94% trong cơ cấu vốn, cao nhất là 76,59%. Điều này thể hiện hiệu quả của Công ty trong việc thu hút vốn đầu tư và vốn liên doanh. Để làm được công việc này Công ty đã có những hoạt động cụ thể như trực tiếp tìm kiếm bạn hàng, đối tác kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi và nêu rõ quan điểm của Công ty trong liên kết kinh doanh. Vì thế mà vốn đầu tư dài hạn và vốn liên doanh đã không ngừng tăng trưởng. Vốn chủ sở hữu của Công ty biến động qua các năm không đồng đều, tuy nhiên do biên độ dao động không lớn nên nhìn chung không ảnh hưởng đến cơ cấu vốn và tổng nguồn vốn. Nhìn vào tổng nguồn vốn ta thấy từ năm 1998 đến năm 2001 tổng nguồn vốn luôn tăng, nhưng đến năm 2002 thì lại giảm. Thể hiện có sự bất ổn trong tình hình kinh doanh và thu hút vốn đầu tư của Công ty. Tốc độ tăng so với năm trước cũng có sự chuyển biến đáng kể. Về vốn chủ sở hữu, tốc độ tăng của năm 1999 so với năm 1998 là -17,08%, tức giảm 17,08%, năm 2000 so với năm 1999 là 17,36%. Đây là năm mà tốc độ tăng về vốn chủ sở hữu cao nhất. Tốc độ tăng của năm 2001 so với năm 2000 là 14,31%. Đến năm này tốc độ tăng bắt đầu giảm, thể hiện nguy cơ suy thoái về vốn chủ sở hữu và năm 2002 so với năm 2001 là -34,74%, giảm đi một lượng lớn đáng kể theo chiều hướng năm 2001. Về tốc độ tăng của vốn đầu tư dài hạn và vốn liên doanh thì tình hình cũng không được khả quan. Nhìn vào bảng số liệu ta có thể nhận thấy rõ tốc độ tăng vốn đầu tư dài hạn và vốn liên doanh liên tục giảm tương ứng theo các năm từ 1998 đến năm 2002. Từ tốc độ tăng vốn đầu tư dài hạn và vốn liên doanh của năm 1999 so với năm 1998 là 11,32% (cao nhất trong các năm) đến năm 2002 so với năm 2001 là -1,86%, tốc độ tăng luôn giảm một lượng rất lớn. Đặc biệt là năm 2002 tốc độ tăng về vốn đầu tư dài hạn và vốn liên doanh giảm mạnh. Xem xét tổng thể cơ cấu vốn thì thấy năm 2002 nguồn vốn của Công ty có nhiều sự biến động mạnh. Trong đó, vốn đầu tư dài hạn và vốn liên doanh chiếm tỷ trọng 76,59% trong cơ cấu vốn, thể hiện năm này hoạt động kinh doanh của Công ty phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài rất nhiều. Đây vừa là một nỗ lực phấn đấu thu hút vốn bên ngoài và cũng là thách thức đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Tóm lại, cơ cấu vốn của Công ty qua các năm có nhiều dịch chuyển theo chiều hướng không ổn định, làm ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Tuy nhiên, không phải lúc nào tỷ trọng vốn đầu tư dài hại và vốn liên doanh hay tốc độ tăng so với năm trước cao cũng tốt cả. Bởi vì có những năm thì Công ty cần phải huy động vốn bên ngoài nhiều, nhưng cũng có những năm cần phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu thì hoạt động kinh doanh mới có hiệu quả. Hoặc nếu tốc độ tăng so với năm trước tăng lên một lượng lớn bất thường so với năm trước thì điêù đó báo hiệu năm sau sẽ giảm đi một lượngcũng cao khá tương ứng với lượng tăng đó theo quy luật chu kỳ sống của lý thuyết kinh tế ( phát triển- bão hoà- suy thoái). Vì vậy, cần phải xem đây là một vấn đề hoàn toàn khách quan. Mặc dù vậy tính khách quan đó cũng cần có sự can thiệp đúng mức, linh hoạt, phù hợp và hiệu quả của Công ty. 4.Bộ máy quản lý của Công ty. Công ty VIEXIM có bộ máy được tổ chức theo cơ cấu trực tuyến, chức năng linh hoạt, phù hợp với hoạt động của Công ty cũng như đòi hỏi của cơ chế thị trường. Sơ đồ Bộ máy tổ chức Công ty VIEXIM *Giám đốc công ty: là người đứng đầu Công ty VIEXIM nắm quyền điều hành Công ty và chịu trách nhiệm, cũng như đại diện cho Công ty trong các giao dịch thương mại của Công ty. Trong Công ty VIEXIM thì giám đốc là người nắm quyền điều hành Công ty, chịu trách nhiệm trước trung ương hội Cựu chiến binh Việt Nam và tập thể cán bộ công nhân viên của Công ty cũng như các trách nhiệm của một doanh nghiệp đoàn thể trong hoạt động của nền kinh tế thị trường có sự quản lý vĩ môi của Nhà nước. *Phó giám đốc công ty: Có nhiệm vụ giúp giám đốc Công ty quản lý các hoạt động của Công ty thuận tiện hơn. * Phòng kế toán tài chính: Có nhiệm vụ theo dõi và quản lý vốn, cũng như các tài sản khác của công ty. Phòng KT-TC có nhiệm vụ lập các kế hoạch tài chính bảo đảm cho quá trình kinh doanh. Thực hiện hạch toán kinh doanh, thống kê, quyết toán, phân tích lãi lỗ, làm các báo cáo theo quy định hiện hành. Nói tóm lại phòng KT-TC có chức năng, nhiệm vụ là giúp cho giám đốc theo dõi và quản lý vốn của Công ty cũng như thực hiện các quy định về tài chính mà Nhà nước yêu cầu. * Phòng kế hoạch tổng hợp: Phòng KH-TH có nhiệm vụ lập kế hoạch kinh doanh và chịu trách nhiệm triển khai các hoạt động kinh doanh của Công ty, đó là: - Xây dựng các phương án ngắn, trung và dài hạn, đề ra các quyết định kinh doanh trình giám đốc phê duyệt. - Thực hiện đàm bán giao dịch ký kết hợp đồng với khách hàng. Theo dõi đôn đốc thực hiện hợp đồng cũng như tiến hành làm các thủ tục giao nhận hàng hóa theo đúng hợp đồng đã ký. - Tìm kiếm bạn hàng mới, củng cố uy tín của Công ty đối với khách hàng, duy trì tạo lập mối quan hệ làm ăn lâu dài. - Hướng dẫn các đơn vị trực thuộc về các vấn đề có liên quan đến các hoạt động xuất nhập khẩu trong Công ty. Ngoài ra phòng kế hoạch tổng hợp còn là một phòng hành chính với các nhiệm vụ đánh máy, soạn thảo hợp đồng kinh tế, chuẩn bị các tài liệu cho giám đốc, thực hiện việc mua sắm trang thiết bị phục vụ cho việc nâng cấp trụ sở làm việc. Đồng thời làm công tác tổ chức cán bộ công nhân viên trong Công ty như nghiên cứu đề xuất về mạng lưới, bố trí sắp xếp cán bộ, nâng lương nâng bậc cho cán bộ công nhân viên, tiến hành tuyển mộ cán bộ công nhân viên cho Công ty. * Phòng vật tư kỹ thuật: Cùng với phòng KDTH thì phòng vật tư kỹ thuật có trách nhiệm cung cấp các loại vật tư kỹ thuật cho các đòi hỏi từ các xưởng sản xuất, lắp ráp. Phòng chịu trách nhiệm trước các vấn đề có liên quan đến vật tư sản xuất. *Phòng kinh doanh tiếp thị: Phòng có nhiệm vụ xây dựng chiến lược Marketing, tổ chức nghiên cứu thị trường, tìm kiếm nguồn hàng, khách hàng. Thực hiện các hoạt động xúc tiến bán hàng, tiến hành quảng cáo v.v... Nói tóm lại phòng KD-TT có nhiệm vụ tiến hành các hoạt động nhằm giới thiệu sản phẩm với khách hàng, tăng cường, thúc đẩy và nâng cao doanh số bán của Công ty. * Xưởng lắp ráp xe máy: Hiện tại Công ty có 3 xưởng lắp ráp IKD đặt tại nhà máy xe lửa Gia Lâm. Nhiệm vụ chính của 3 xưởng này là tiến hành các hoạt động lắp ráp xe máy từ các linh kiện nhập ngoại cũng như sản phẩm trong nước. * Cửa hàng do HONDA uỷ nhiệm: Cửa hàng tiến hành các hoạt động buôn bán các sản phẩm của hãng HONDA do Công ty lắp ráp. Bên cạnh đó cửa hàng còn tiến hành các hoạt động sửa chữa, làm các dịch vụ cho xe HONDA. * Các chi nhánh tại các tỉnh, thành phố: Có nhiệm vụ nghiên cứu nhu cầu thị trường tại các tỉnh này, đồng thời tiến hành thu mua tạo nguồn hàng cho xuất khẩu. Đây là nơi gặp gỡ khách hàng, tìm kiếm bạn hàng và thị trường. Hiện nay Công ty có các chi nhánh, cửa hàng tại một số nơi là các thành phố, tỉnh như Lạng Sơn, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Quảng Bình, Đắc lắc. *Văn phòng đại diện tại TP. Hồ Chí Minh: Văn phòng này có nhiệm vụ nghiên cứu tổ chức thu mua tạo nguồn hàng ở các tỉnh, khu vực phía Nam. Tiến hành giao dịch giới thiệu sản phẩm của Công ty với khách hàng. Cơ cấu lao động của Công ty: Tổng số cán bộ công nhân viên chức của Công ty là 64 người. Tuỳ theo độ tuổi, trình độ và giới tính mà Công ty phân công công việc cho phù hợp với từng người. *Theo cơ cấu giới tính. Bảng 17. Cơ cấu lao động theo giới tính STT Năm Số người % trong tổng số lao động Tổng Nam Nữ Nam Nữ 1 1998 39 25 60,9% 39,1% 64 2 1999 41 23 64% 36% 64 3 2000 45 19 70,3% 29,7% 64 4 2001 43 21 67,2% 32,8% 64 5 2002 43 21 67,2% 32,8% 64 ( Nguồn: Báo cáo tình hình nhân sự của Công ty VIEXIM) Qua bảng 17 ta thấy Công ty có cán bộ nam nhiều hơn cán bộ nữ. Năm 2000 nam có 45 người chiếm 70,3% tổng số lao động, năm 2001 và năm 2002 nam có 43 người chiếm 67,2% tổng số lao động. Tỷ lệ nam/ nữ không biến động lớn ở các năm tiếp theo. Nhìn chung cơ cấu lao động của Công ty theo giới tính tương đối ổn định qua các năm. *Theo cơ cấu học vấn: Bảng 18. Cơ cấu lao động theo trình độ học vấn STT Năm Trình độ học vấn % trong tổng số lao động Tổng Đại học Cao đẳng Trung cấp Đại học Cao đẳng Trung cấp 1 1998 10 34 20 15,6% 53,1% 31,3% 64 2 1999 18 30 16 28,1% 46,9% 25% 64 3 2000 18 33 13 28,1% 51,6% 20,3% 64 4 2001 25 26 13 39% 40,6% 20,4% 64 5 2002 29 21 14 45,3% 32,8% 21,9% 64 (Nguồn: Báo cáo tình hình nhân sự của Công ty VIEXIM) Qua bảng 18 ta thấy nếu phân theo cơ cấu trình độ học vấn thì số người có trình độ cao đẳng chiếm đa số. Sau đó đến đại học và trung cấp. Tuy nhiên, ở các năm tiếp theo thì số người có trình độ đại học tăng dần và chiếm đa số theo các năm từ 1998 đến 2002 , tương ứng từ 15,6% đến 45,3%. Điều này thể hiện Công ty đã đào tạo để nâng cao trình độ học vấn của cán bọ công nhân viên để đáp ứng được nhu cầu công việc ngày càng đòi hỏi về trí tuệ và trình độ, về sự hiểu biết không những rộng mà còn sâu về mọi lĩnh vực kinh doanh. *Theo cơ cấu độ tuổi. Bảng 19. Cơ cấu lao động theo độ tuổi. STT Tuổi Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Người Tỷ trọng(%) Người Tỷ trọng(%) Người Tỷ trọng(%) Người Tỷ trọng(%) Người Tỷ trọng(%) 1 22-25 0 0% 1 1,56% 2 3,19% 2 3,19% 3 4,7% 2 25-30 3 4,7% 5 7,8% 4 6,25% 4 6,25% 5 7,8% 3 30-35 7 10,9% 8 12,5% 4 6,25% 4 6,25% 4 6,25% 4 35-40 11 17,1% 13 20,3% 16 25% 15 23,4% 14 21,8% 5 40-45 29 45,3% 31 48,4% 34 52,93% 36 56,16% 36 56,33% 6 45-50 8 12,5% 4 6,25% 2 3,19% 1 1,56% 1 1,56% 7 50-55 6 9,5% 2 3,19% 2 3,19% 2 3,19% 1 1,56% 8 55-60 0 0% 0 0% 0 0% 0 0% 0 0% Tổng 64 64 64 64 64 ( Nguồn: Báo cáo tình hình nhân sự của công ty VIEXIM) Qua bảng 19 ta thấy lao động của Công ty tương đối già. Số người có độ tuổi trẻ (22-25) rất ít. Số người có độ tuổi 40-45 chiếm nhiều nhất trong cơ cấu độ tuổi lao động của Công ty. Số người này tăng dần từ năm 1998 đến năm 2002 tương ứng từ 45,3% đến 56,33%. Sau đó là đến độ tuổi 35-40 chiếm nhiều thứ 2 trong cơ cấu độ tuổi. Số người này không tăng theo các năm tương ứng mà có sự biến động theo các năm. Hai độ tuổi này cho thấy Công ty có một đội ngũ cán bộ có thâm niên trong nghề, có kinh nghiệm nhiều trong công việc. Tuy vậy, Công ty cũng cần phải bổ sung thêm vào số lao động trẻ tuổi để nhằm cân đối cơ cấu theo độ tuổi và để tạo ra tính năng động, linh hoạt trong công việc. Công nghệ và trang thiết bị. Công nghệ sử dụng chủ yếu của Công ty là phục vụ cho quá trình lắp ráp xe gắn máy. Sản phẩm xe gắn máy của Công ty được lắp ráp từ các linh kiện rời của các hãng sản xuất ra. Hiện nay Công ty tiến hành nhập khẩu một số linh kiện bộ phận chính của xe máy từ nước ngoài như động cơ khung xe. Linh kiện xe máy nhập khẩu từ phía nước ngoài giảm dần. Hiện nay để theo kịp với chủ chương, chính sách của nhà nước, Công ty VIEXIM đã tiến hành nâng cao tỷ lệ nội địa hoá xe máy của mình. Trong mấy năm trở lại đây Công ty đã đưa vào trong quá trình sản xuất một số chi tiết sản xuất trong nước. Các chi tiết này có chất lượng không kém so với nhập khẩu từ nước ngoài mà lại có giá rẻ hơn. Hiện nay Công ty đã liên doanh với tập đoàn Quing QI Trung quốc để sản xuất các sản phẩm nhựa phục vụ trực tiếp cho sản phẩm xe gắn máy của mình mang nhãn hiệu Meilun, Dragon. Công ty đã không chỉ sản xuất các chi tiết lắp ráp đáp ứng cho quy trình lắp ráp của mình mà còn cung cấp cho các đơn vị sản xuất và lắp ráp khác các chi tiết như giỏ xe, càng xe, chân chống, hệ thống bảo vệ đèn... Ngoài ra Công ty còn tiến hành thực hiện một số công đoạn trên sản phẩm như hàn bình xăng, sơn phủ các chi tiết có liên quan. Công ty đã đầu tư lắp đặt hệ thống dây truyền lắp ráp xe máy, đầy đủ để đưa ra các sản phẩm có chất lượng cao. Hiện nay Công ty thuê địa điểm lắp ráp tại nhà máy xe lửa Gia Lâm, tại đây Công ty có ba xưởng lắp ráp xe máy. Tại mỗi xưởng có các kho dùng để chứa các linh kiện và các thành phẩm. Hệ thống kho này được che chắn cẩn thận, được trang bị hệ thống phòng cháy chữa cháy. Dây chuyên lắp ráp của Công ty được nhập về từ nước ngoài với đầy đủ thiết bị, máy móc phục vụ trong quá trình sản xuất. Với dây chuyền lắp ráp này Công ty là một trong 53 đơn vị có dây chuyền lắp ráp linh kiện xe máy trong liên hiệp xe đạp xe máy Việt nam. Mặc dù hoạt động lắp ráp linh kiện xe máy của Công ty bắt đầu không lâu nhưng nó đã mang lại cho Công ty những kết quả nhất định. Việc đầu tiên phải kể đến của hoạt động lắp ráp chính là nhờ có hoạt động lắp ráp Công ty đã thích nghi với việc Nhà nước cấm các doanh nghiệp nhập khẩu xe máy nguyên chiếc. Điều này giúp cho doanh nghiệp tiếp tục các hoạt động kinh doanh xe máy mà không ảnh hưởng tới doanh số và lợi nhuận. Qúa trình lắp ráp các sản phẩm xe gắn máy hai bánh là việc thực hiện tiếp tục quá trình sản xuất trong lưu thông. Việc sản xuất phụ tùng linh kiện xe gắn máy là phục vụ trực tiếp cho sản xuất sản phẩm hoàn thiện của Công ty. Hình 1: Quy trình công nghệ lắp ráp xe máy HIỆU CHỈNH SỬA CHỮA NHỎ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 1 2 30 4 5 6 7 8 9 10 11 Lắp cụm khung động cơ Lắp cụm vành Lắp cụm càng trước Lắp cụm đầu DÂY CHUYỀN LẮP RÁP XE KIỂM TRA AN TOÀN XE Từ sơ đồ công nghệ lắp ráp xe gắn máy trên, để có sản phẩm hoàn chỉnh phải trải qua 5 công đoạn chính bao gồm nhiều công đoạn nhỏ. Việc đảm bảo đúng quy trình công nghệ trên sẽ đảm bảo sản phẩm có chất lượng đạt tiêu chuẩn. * Dây chuyền lắp ráp gồm những quy trình sau: Phần I: Lắp ráp chi tiết rời thành từng cụm Lắp ráp phần chuyển động (bộ phận chạy) Lắp ráp các chi tiết phần động cơ Lắp ráp các chi tiết phần hãm xe Lắp ráp phần điểu khiển Lắp ráp phần khung xe Phần II: Lắp ráp các cụm chi tiết vào khung xe Lắp phần kim loại Lắp phần ốp nhựa Lắp hoàn chỉnh xe Phần III: Kiểm tra xe đã lắp hoàn chỉnh trước khi nhập kho Các sản phẩm được lắp ráp hoàn chỉnh trước khi xuất xưởng phải được kiểm tra CLSP, các sản phẩm không đạt tiêu chuẩn Nhà nước qui định sẽ được làm lại. Kiểm tra CLSP bao gồm các phần như sau: Kiểm tra thành phần khí thải (nồng độ CO, HP) Kiểm tra độ rọi đèn pha Kiểm tra còi Kiểm tra trọng lượng xe Kiểm tra phanh trước, phanh sau Kiểm tra tốc độ xe Kiểm tra độ trùng vết bánh xe. Xí nghiệp IKD của Công ty bao gồm hai dây chuyền, được đặt tại Nhà máy xe lửa Gia Lâm – Hà Nội, có tổng diện tích khoảng 2500m2, được lắp đặt máy móc, thiết bị dây chuyền sản xuất sản phẩm hoàn thiện đến khi xuất xưởng. Chức năng chủ yếu của Xí nghiệp IKD là lắp ráp các loại xe gắn máy dạng IKD với một tỷ lệ phần trăm nhất định các linh kiện phụ tùng được sản xuất trong nước; thực hiện việc đăng kiểm chất lượng xe gắn máy theo quy định của Nhà nước trước khi đưa sản phẩm vào lưu thông; cấp giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm cho khách hàng. 7. Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty trong 5 năm: (1998-2002). Với sự cố gắng không ngừng trong thời gian qua Công ty đã đạt được một số kết quả sau: Bảng 20. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty. Đơn vị : 1000 VND Stt Chỉ tiêu 1998 1999 2000 2001 2002 1 Tổng doanh thu 42.828.404 20.031.375 177.845.770 164.586.706 80.097.124 2 Các khoản giảm trừ Giảm giá hàng bán Hàng bán bị trả lại 101.234 1.174.575 3 Doanh thu thuần 42.824.404 19.930.141 177.845.770 163.412.131 80.097.124 4 Giá vốn hàng bán 40.720.813 18.057.100 173.962.639 157.430.910 71.125.789 5 Lợi nhuận gộp 2.107.591 1.873.041 3.883.131 5.981.221 8.971.335 6 Chi phí bán hàng 157.342 357.500 1.493.642 572.335 624.058 7 Chi phí quản lý doanh nghiệp 878.464 1.372.950 2.030.154 3.012.830 5.121.447 8 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 1.071.785 142.591 359.335 2.396.056 3.225.830 9 Thu nhập hoạt động tài chính 89.063 22.031 43.025 35.131 24.197 10 Chi phí hoạt động tài chính 1.034.127 73.154 69.147 1.484.459 2.107.563 11 Lợi nhuận thuần từ hoạt động tài chính -945.064 -51.123 -26.122 -1.449.328 -2.083.366 12 Các khoản thu nhập bất thường 36.000 70.120 98.979 789.246 597.084 13 Chi phí bất thường 0 0 17.606 15.025 11.129 14 Lợi nhuận bất thường 36.000 70.120 81.373 774.221 585.955 15 Tổng lợi nhuận trước thuế 162.721 161.588 414.586 1.720.949 1.728.419 16 Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp 36.090 42.139 32.054 551.284 747.184 17 Lợi nhuận sau thuế 126.721 119.449 382.532 1.169.665 981.335 ( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty VIEXIM) Trong bảng 20 ta thấy hoạt động kinh doanh của Công ty trong 5 năm gần đây từ năm 1998 đến năm 2002 có khả nhiều biến chuyển. Đặc biệt năm 2001 lợi nhuận sau thuế tăng rất cao so với 3 năm trước (từ năm 1998 đến năm 2002). Xem xét một cách cụ thể, thấy rằng tổng doanh thu năm 1999 thấp hơn năm 1998 hơn 22 tỷ song đến năm 2000, với việc mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, cải tiến quy trình công nghệ, chiến lược tiếp thị sản phẩm hợp lý, tổng doanh thu của Công ty đã tăng cao hơn 157 tỷ so với năm 1999 và lợi nhuận sau thuế tăng gấp 3,2 lần so với năm 1999. Sau đó đến năm 2001, mặc dù tổng doanh thu thấp hơn năm 2000 hơn 13 tỷ đồng song lợi nhuận sau thuế lại tăng gấp hơn 3 lần so với năm 2000. Đến năm 2002 tổng doanh thu giảm đi hơn 1 nửa so với năm 2001 nhưng lợi nhuận sau thuế chỉ giảm đi 1,19 lần so với năm 2001. Đây quả thật là một nỗ lực lớn của cán bộ công nhân viên toàn Công ty trong việc giữ vững và phát triển hoạt động kinh doanh. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty được đánh giá bởi hàng loạt các chỉ tiêu liên quan tới doanh thu, chi phí, phải nộp ngân sách, lợi nhuận. Phân tích sự tăng giảm của chúng và mối quan hệ giữa các chỉ tiêu đó là rất quan trọng vì thông qua kết quả đó để điều chỉnh cho phù hợp với mục tiêu của năm sau. Việc điều chỉnh cơ cấu của doanh thu, nguồn vốn, chi phí...ảnh hưởng tới tỷ suất giữa doanh thu, nguồn vốn, tỷ suất chi phí, doanh thu thuần... Vì đây là những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả trong sản xuất kinh doanh của Công ty . Qua bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty VIEXIM trong 5 năm qua ta thấy nhìn chung công ty làm ăn tốt và có hiệu quả. Điều này thể hiện ở tổng doanh thu hàng năm, quy mô của doanh nghiệp không ngừng mở rộng. Cụ thể năm 2000 Công ty VIEXIM đã góp vốn liên doanh với Công ty Hoa-Vĩ ( thuộc chi nhánh của Công ty trách nhiệm hữu hạn Trung Khánh). Doanh thu của năm 2000 so với năm 1999 tăng 788% đạt 177.845.770.000 đồng. Tuy nhiên, tổng doanh thu của năm 2001 và năm 2002 giảm dần theo tỷ lệ tương đối lớn. Về giá vốn hàng bán, năm 1999 có trị giá là 18.057.100.000 đồng, năm 2000 đạt 173.962.639.000 đồng, tăng 155.905.539.000 đồng, tốc độ tăng 863%. Lý do tăng nhanh là năm 2000 Công ty VIEXIM mở rộng sản xuất kinh doanh, so với tốc độ tăng của doanh thu thì tốc độ tăng của giá vốn hàng bán cao hơn. Đây là dấu hiệu không tốt cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty . Vì vậy mà đến năm 2001, 2002 tổng doanh thu giảm dần. Tuy nhiên, lý do là trong năm 2001 Công ty có kế hoạch đạt tổng doanh thu bằng với năm 2000 nên tổng trị giá linh kiện nhập khẩu chỉ bằng năm trước. Còn trong năm 2002, do Nhà nước hạn chế nhập khẩu xe máy nguyên chiếc nên Công ty chủ yếu nhập khẩu các linh kiện xe máy. Vì vậy mà tổng doanh thu giảm đi đáng kể. Về chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, ta thấy tỷ trọng của chi phí quản lý doanh nghiệp chiếm từ 57,6% đến 89,1%, còn chi phí bán hàng chỉ đạt 10,9% đến 42,4%, lý do là Công ty VIEXIM chủ yếu tiêu thụ hàng hoá theo hình thức bán buôn. Bảng 21. Cơ cấu các loại chi phí từ hoạt động kinh doanh. Đơn vị : 1000 VND STT Năm Chi phí bán hàng Chi phí quản lý doanh nghiệp Trị giá Tỷ trọng Tốc độ tăng(%) Trị giá Tỷ trọng Tốc độ tăng(%) 1 1998 157.342 15,8% -56,1% 878.464 84,2% -5% 2 1999 357.500 21,5% 127,2% 1.372.950 78,5% 56,28% 3 2000 1.493.642 42,4% 317,8% 2.030.154 57,6% 47,86% 4 2001 572.335 16% -61,6% 3.012.830 84% 48,4% 5 2002 624.058 10,9% 9% 5.121.447 89,1% 69,9% ( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty VIEXIM) Qua bảng 21 ta thấy năm 1998 chi phí quản lý doanh nghiệp là 878.464.000 đồng, chi phí bán hàng chỉ là 157.342.000 đồng. Tới năm 1999, chi phí bán hàng tăng cả về số lượng và tỷ trọng, đạt 357.500.000 đồng. Tới năm 1999, chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng và đạt 1.372.950.000 đồng. Năm 2000 chi phí quản lý doanh nghiệp tăng về số lượng nhưng giảm về tỷ trọng so với năm 1999, chi phí bán hàng tăng cả về số lượng lẫn tỷ trọng. Năm 2001, chi phí bán hàng giảm về số lượng lẫn tỷ trọng so với năm 2000. Năm 2002, chi phí bán hàng tăng về số lượng nhưng giảm về tỷ trọng , chi phí quản lý doanh nghiệp tiếp tục tăng cả về số lượng lẫn tỷ trọng. Nhìn vào tốc độ tăng so với năm trước, ta thấy từ năm 2000 trở đi, chi phí quản lý doanh nghiệp có tỷ trọng lớn và có xu hướng tăng. Đây là do dặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty mang lại. Tuy nhiên chi phí quản lý doanh nghiệp cần phải giảm ở mức tối thiểu để nâng cao hiệu quả của bộ máy quản lý bớt cồng kềnh trong doanh nghiệp. Hoạt động tài chính của doanh nghiệp tới năm 2002 vẫn chưa thấy mang lại hiệu quả. Cụ thể lợi nhuận thuần từ hoạt động tài chính năm 1998 lỗ 945.064.000 đồng, năm 1999 lỗ 51.123.000 đồng, năm 2000 lỗ 26.122.000 đồng, năm 2001 lỗ 1.449.328.000 đồng và tới năm 2002 lỗ 2.083.366.000 đồng do thu nhập từ hoạt động tài chính luôn nhỏ hơn chi phí cho hoạt động tài chính. Lý do là Công ty VIEXIM tham gia góp vốn với Công ty Hoa- Vĩ với lượng vốn góp năm 2000 là 30% ( số vốn pháp định của Công ty này là 1.570.000 USD). Tới năm 2002 Công ty tiếp tục góp vốn liên doanh nên lượng thu nhận được chưa bù đắp hết lượng voón bỏ ra. Các khoản chi phí bất thường nhỏ hơn thu nhập bất thường nên lợi nhuận bất thường luôn dương. Năm 1998, lợi nhuận bất thường đạt 36.000.000 đồng, năm 1999 đạt 70.120.000 đồng, năm 2000 đạt 81.373.000 đồng, năm 2001 đạt 774.221.000 đồng và năm 2002 đạt 585.955.000 đồng. Về lợi nhuận thuần trước thuế của công ty có nhiều chuyển biến qua các năm. Năm 2001 và năm 2002 tăng đột biến so với 3 năm trước. Năm 2001 tăng 315,1% so với năm 2000, năm 2002 tăng 316,9% so với năm 2000. Đây là kết quả rất đáng mừng mà Công ty đã nỗ lực đạt được. Bên cạnh đó Công ty VIEXIM luôn hoàn thành tốt nghĩa vụ đối với Nhà nước. Tính riêng thuế thu nhập doanh nghiệp mỗi năm Công ty VIEXIM đã đóng góp một khoản tương đối lớn vào ngân sách Nhà nước. Bảng 22. Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước. Đơn vị: 1 triệu đồng STT Chỉ tiêu 1998 1999 2000 2001 2002 Trị giá TT(%) Trị giá TT(%) Trị giá TT(%) Trị giá TT(%) Trị giá TT(%) I Thuế: 36.713 48.765 57.983 49.794 38.402 1 Thuế GTGT hàng bán nội địa 16.379 44,6% 13.811 28,2% 19.897 34,2% 15.838 31,7% 17.213 44,7% 2 Thuế GTGT hàng NK 8.205 22,3% 12.911 26,4% 12.060 20,7% 11.811 23,6% 765 1,98% 3 Thuế tiêu thụ đặc biệt 4 Thuế xuất nhập khẩu 11.231 30,5% 21.399 43,8% 25.483 43,9% 20.822 41,8% 117 49,7% 5 Thuế thu nhập doanh nghiệp 36 0,09% 42 0,08% 32 0,05% 551 1,1% 747 1,94% 6 Thu trên vốn 88 0,24% 296 0,6% 146 0,25% 392 0,78% 306 0,79% 7 Thuế tài nguyên 8 Thuế nhà đất 9 Tiền thuê đất 10 Các loại thuế khác 772 1,33% 303 0,64% 363 0,60% 379 0,76% 255 0,69% II Các khoản phải nộp khác: 2 49 0,1% 42 0,07% 47 0,09% 48 0,12% 1 Các khoản phụ thu 2 Các khoản phí, lệ phí 3 Các khoản phải nộp khác Tổng 36.715 100% 48.815 100% 58.026 100% 49.841 100% 38.450 100% ( Nguồn: Báo cáo tình hình nộp ngân sách Nhà nước của Công ty VIEXIM) Qua bảng 22 ta thấy thuế xuất nhập khẩu chiếm tỷ trọng cao nhất, sau đó đến thuế giá trị gia tăng hàng bán nội địa và thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu. Điều này cho thấy hoạt động xuất nhập khẩu là hoạt động chính của Công ty và hoạt động này luôn đem lại giá trị lớn trong tổng doanh thu. Thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu vào năm 2002 giảm đi đáng kể so với các năm. Lý do là vì Công ty hạn chế việc nhập xe máy nguyên chiếc mà tăng nhập linh kiện để lắp ráp xe máy, mục đích để tăng tỷ lệ nội địa hoá sản phẩm của mình. Công ty luôn cố gắng thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp ngân sách, tránh không để nợ đọng các khoản thuế và các khoản nợ đọng khác. Tuy nhiên, có 1 vài năm do những khó khăn về vốn nên mặc dù đã có nhiều cố gắng Công ty vẫn còn nợ đọng một khoản phải nộp ngân sách. Tình hình này đã được Công ty tiến hành khắc phục dần. Như đã nói ở trên, hoạt động xuất nhập khẩu là hoạt động chính của Công ty , trong vòng 5 năm từ 1998 đến năm 2002 hoạt động xuất nhập khẩu có được một số kết quả sau. Bảng 23. Tình hình kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty. Đơn vị: 1000 USD STT Năm Kim ngạch XK Kim ngạch NK Tổng Tốc độ tăng so với năm trước (%) Giá Trị Tỷ trọng(%) Giá Trị Tỷ trọng(%) Về KNXK Về KNNK 1 1998 1710 21% 6397 79% 8107 2 1999 2410 33,43% 4799 66,57% 7209 40,93% -24,98% 3 2000 3167 20,75% 10089 79,25% 15256 31,41% 110,23% 4 2001 4563 22,3% 15892 77,7% 20455 44% 57,51% 5 2002 2153 13,71% 13548 86,29% 15701 -52,81% -14,74% ( Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty VIEXIM) Nhìn vào bảng 23 ta thấy trong các năm thì kim ngạch xuất nhập khẩu của Công ty giảm vào năm 1999 và tăng cao vào năm 2001. Năm 1998 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Công ty là 8.107.000 USD nhưng sang đến năm 2001 con số này đã là 20.455.000 USD. Kim ngạch nhập khẩu của năm 2000 tăng so với năm 1999 rất cao: 110,23% là do Công ty tiến hành nhập khẩu mặt hàng có giá trị lớn; hơn thế Công ty còn nhập một số dây chuyền lắp ráp xe gắn máy nhằm phục vụ cho thị trường trong và ngoài nước. Kim ngạch xuất khẩu tăng lên đáng kể vì vào thời gian này Công ty đã dần thiết lập mối quan hệ ổn định với các bạn hàng, chiếm lĩnh được thị trường xuất khẩu cũng như tiêu thụ trong nước. Kin ngạch xuất khẩu tăng mạnh từ năm 1999 (2.410.000 USD) đến năm 2001(4.563.000 USD) phản ánh xu hướng hoà nhập vào đời sống kinh tế thế giới của Công ty. Tóm lại, ta thấy tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và xuất nhập khẩu của Công ty VIEXIM là có hiệu quả, tình hình tài chính là lành mạnh. Mặc dù hoạt động sản xuất kinh doanh có nhiều biến động nhưng nhìn chung điều đó không làm ảnh hưởng lớn đến tổng lợi nhuận sau thuế. Điều này phản ánh tốt hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Đó là nhờ vào sự nỗ lực và phấn đấu của toàn thể cán bộ công nhân viên của Công ty trong 5 năm qua. Đánh giá thực trạng các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. 1. Những ưu điểm. Về sản phẩm của Công ty : Nhìn chung sản phẩm xuất nhập khẩu của công ty tương đối đa dạng về chủng loại, thích hợp với nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng trong và ngoài nước. Các mặt hàng xuất khẩu như rau quả, nông lâm hải sản, thực phẩm... được các thị trường nước ngoài chấp nhận và tiêu dùng lâu dài. Đó là do chất lượng của sản phẩm được Công ty kiểm tra kỹ và nếu đạt yêu cầu thì mới cho xuất khẩu. Tổng giá trị xuất khẩu của các mặt hàng này luôn tăng từ năm 1998 đến năm 2001. Đây là kết quả rất tốt phản ánh hiệu quả của Công ty trong việc thúc đẩy hoạt động xuất khẩu phát triển. Các sản phẩm nhập khẩu như xe máy dạng IKD và SKD nguyên chiếc, vật tư, hoá chất...cũng có giá trị nhập khẩu tăng dần trong 5 năm qua ( xem bảng 9, 10). Trong đó đặc biệt là xe máy- mặt hàng nhập khẩu chính của Công ty. Loại xe máy này được người tiêu dùng trong nước ưa chuộng bởi tính năng kỹ thuật tiện dụng, mẫu mã đẹp, giá vừa phải. Đây là một thế mạnh để Công ty có thể cạnh tranh với những sản phẩm cùng loại. Về thị trường của Công ty: Công ty đã xây dựng mạng lưới bán hàng và phân phối sản phẩm rộng khắp các thành phố và thị xã trong cả nước, đảm bảo cung cấp kịp thời nhu cầu của thị trường. Không chỉ dừng lại ở đó, hiện nay Công ty đang tiến hành kế hoạch xây dựng các chi nhánh sản xuất sản phẩm ở một số tỉnh phía nam và đưa sản phẩm đến từng thôn xóm đang phát triển, từng bước đưa sản phẩm ra thị trường các nước lân cận. Về cơ cấu vốn của Công ty: Nhìn chung vốn cố định và vốn lưu động được phân chia theo một tỷ lệ khá phù hợp, có thể đảm bảo được việc sử dụng vốn tốt. Công ty đã phát huy được hiệu quả sử dụng vốn đầu tư dài hạn và vốn liên doanh. Ngoài ra, số vòng quay vốn/ năm của Công ty tương đối tốt. Đây là dấu hiệu khả quan trong việc phát triển và nâng cao vốn để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Về cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty: Bộ máy tổ chức được sắp xếp với phương châm tinh giản, gọn nhẹ, bố trí hợp lý khâu nhân sự, phù hợp với khả năng của mỗi người trong công việc của mình. Vì vậy mà các bộ phận chức năng làm việc không ôm đồm hoặc không bị chồng chéo lẫn nhau. Giám đốc Công ty trực tiếp điều hành các phòng ban nên dễ thực hiện được mệnh lệnh và thông thường thông tin trao đổi cho nhau là chính xác , do đó công việc được thực hiện tốt hơn theo kế hoạch đã đề ra. Về cơ cấu lao động của Công ty: Công ty có một đội ngũ cán bộ tương đối tốt, có năng lực và trình độ chuyên môn, nhiệt tình trong công tác. Đây là nguồn nhân lực rất quan trọng của Công ty ở thời gian hiện tại và cả trong tương lai. Đội ngũ cán bộ này có thâm niên cao trong nghề nên có được kinh nghiệm làm việc rất tốt. Ngoài ra đội ngũ này còn có trình độ đại học và trên đại học tương đối cao. Đáp ứng được yêu cầu của công việc. Mặt khác, một lượng công nhân được thuê khá lớn ở các xưởng lắp ráp xe máy là những thợ lành nghề và thạo việc nên Công ty có thể yên tâm về các sản phẩm xe máy lắp ráp của mình. Về công nghệ và trang thiết bị của Công ty: Đối với hoạt động sản xuất lắp ráp xe máy: Có nhiều dây chuyền công nghệ mới được nhập , giúp cho Công ty có thể ứng dụng những kỹ thuật tiên tiến trong việc lắp ráp xe máy. Bên cạnh đó, với đội ngũ cán bộ công nhân giàu kinh nghiệm có nghiệp vụ chuyên môn cao, tay nghề thành thạo thì công tác lập tiêu chuẩn về chất lượng luôn dảm bảo đổi mới phù hợp với điều kiện của Công ty cũng như thị trường.Nhìn chung, công nghệ của Công ty tương đối là hiện đại, những dây chuyền công nghệ phần lớn được nhập từ những nước phát triển như Nhật Bản, Thái Lan. Những công nghệ này được nhập theo hình thức từng công đoạn lắp ráp. Vì thế mà hoạt động lắp ráp của Công ty không bị phụ thuộc hoàn toàn vào một công nghệ của bất kỳ nước nhập khẩu nào cả. Công ty có thể áp dụng từng công đoạn lắp ráp theo một công nghệ của nước này và cũng có thể áp dụng công nghệ của nước khác vào công đoạn khác cho phù hợp và sáng tạo với sản phẩm của mình. Về trang thiết bị của Công ty khá đầy đủ và mới, có thể phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh một cách thuận lợi. Về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh phản ánh chất lượng của hoạt động kinh doanh. Đây là kết quả phản ánh mối tương quan so sánh giữa kết quả đạt được theo mục tiêu đã được xác định với chi phí bỏ ra để đạt được mục tiêu đó. Một trong những chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh của kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp. Hiệu quả sử dụng Doanh thu thuần nguồn lực = Giá vốn hàng bán + chi phí Qua bảng 19 ta thấy hiệu quả sử dụng nguồn lực của năm 1998 đạt 100,08%. Năm 1999 đạt 100,35%, tăng 0,26% so với năm 1998. Năm 2000 đạt 101%, tăng 0,64% so với năm 1999. Năm 2001 đạt 100,55%, giảm 0,44% so với năm 2000. Năm 2002 đạt 101,4 %, tăng 0,84% so với năm 2001. Điều này được đánh giá tốt, thể hiện việc sử dụng nguồn lực của Công ty đạt hiệu quả. Ngoài ra, lợi nhuận sau thuế của Công ty luôn tăng trong 5 năm từ 1998 đến năm 2002. Điều này cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty có kết quả tốt. Đây là những nỗ lực đáng khích lệ và phát huy hơn nữa của cán bộ công nhân viên của toàn Công ty. Những nhược điểm. Về sản phẩm của Công ty: Mặc dù chất lượng sản phẩm của Công ty là tốt nhưng công tác quản lý chất lượng của Công ty chưa chặt chẽ, Công ty mới chỉ giao cho nhân viên kiểm tra cơ sở kiểm tra chất lượng mà chưa nhận thức được vấn đề chất lượng là đòi hỏi một sự phối hợp đầy đủ và đồng bộ của tất cả các bộ phận và toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty. Bên cạnh đó chất lượng sản phẩm xe máy lắp ráp ra còn nhiều hạn chế không như mong muốn. Quy trình nhập linh kiện của Công ty đôi khi chưa đạt yêu cầu về số lượng nên ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất. Có lúc công nhân phải ngừng lắp ráp vì linh kiện không đủ. Chất lượng linh kiện đầu vào tuy được Công ty kiểm tra nhưng không tránh khỏi những thiếu xót, đặc biệt linh kiện nhập trong nước có ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng sản phẩm nhưng lại chưa được tiến hành kiểm tra một cách khoa học. Về thị trường của Công ty: Trong cơ chế thị trường, mọi hoạt động của doanh nghiệp đều hướng tới thị trường, phục vụ tốt nhất những nhu cầu của thị trường để từ đó thu lại lợi nhuận tối đa. Thị trường luôn là vật định hướng cho doanh nghiệp hoạt động. Vì thế, công tác nghiên cứu thị trường trở nên đặc biệt quan trọng. Mọi quyết định dù đúng sai đều căn cứ vào kết quả của công tác nghiên cứu thị trường. Trong nghiên cứu thị trường, có một số cán bộ nghiên cứu còn chưa nhận thức hết được tầm quan trọng và nghiêm túc của phạm vi nghiên cứu, thái độ nghiên cứu. Do đó làm ảnh hưởng đến việc nâng cao hiệu quả và mức độ an toàn trong hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng. Ngoài ra, nó còn tác động xấu đến hoạt động củng cố vị thế tăng dần thị phần của Công ty, tác động tiêu cực đến mục tiêu và trọng điểm của các đoạn thị trường mà Công ty đang tập trung mọi nguồn lực để khai thác và chiếm lĩnh nó. Công ty còn chưa chú trọng đến việc mở rộng phạm vi hoạt động trên thị trường trong nước. Các thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty chỉ là một số tỉnh lân cận như Hà Nội, Hà Tây, Hòa Bình. Các thị trường xuất nhập khẩu chưa thiết lập được các mối quan hệ ổn định. Mặt khác, những thông tin về thị trường chưa được đầy đủ và cập nhật đối với Công ty. Về cơ cấu vốn của Công ty: Bên cạnh những ưu điểm của việc phân bổ hợp lý cơ cấu vốn thì hoạt động huy động vốn còn nhiều hạn chế. Tổng nguồn vốn không tăng đều trong các năm, đặc biệt là năm 2002 gần đây nhất nguồn vốn giảm đi đáng kể. Giữa vốn chủ sở hữu và vốn đầu tư dài hạn và vốn liên doanh có xu hướng phân bổ không đều. Điều này đòi hỏi Công ty phải có những biện pháp cụ thể để chấn chỉnh tình hình trên. Về bộ máy tổ chức của Công ty: Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc hoàn thiện cơ cấu tổ chức, song cán bộ công nhân viên của Công ty vẫn còn thiếu tính linh hoạt, năng động, sáng tạo, chưa nhạy bén với tình hình biến động của thị trường. Đội ngũ cán bộ quản lý của Công ty có trình độ chuyên môn cao, song chưa đáp ứng được nhu cầu của cơ chế mới. Đây không phải là điểm yếu riêng của Công ty mà là thực trạng của hầu hết các doanh nghiệp Nhà nước khác khi chuyển sang kinh doanh theo cơ chế “ lời ăn, lỗ chịu”. Về lao động của Công ty: Cơ cấu lao động còn nhiều chỗ chưa hợp lý. Đội ngũ cán bộ công nhân viên có độ tuổi cao nên nhiều khi không nắm bắt được những biến động của thời thế, hoặc là bảo thủ. Vì vậy mà trong Công ty nhiều khi thiếu đi tính năng động, quyết đoán của công việc do thiếu cán bộ trẻ tuổi. Hơn nữa, trình độ chuyên môn của nhiều cán bộ còn hạn chế. Mặc dù công nhân đã được đào tạo và hướng dẫn cách sử dụng máy móc, thiết bị của dây chuyền, song việc sử dụng nó còn nhiều hạn chế, sự tham gia của công nhân trong phong trào quản lý chất lượng chưa được thể hiện, vẫn còn coi kiểm tra chất lượng sản phẩm là công việc của nhân viên kiểm tra cơ sở theo từng công đoạn và khi hoàn chỉnh sản phẩm. Công nhân chưa hực sự nhận thức sâu sắc về trách nhiệm của mình trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm. Công nhân chưa tự kiểm tra và đánh giá chất lượng do mình làm ra bởi lẽ doanh nghiệp chưa hướng dẫn cho công nhân sử dụng các công cụ thống kê để theo dõi và kiểm tra chất lượng sản phẩm. Về công nghệ và trang thiết bị: Trang thiết bị, dây chuyền công nghệ của Công ty chưa đồng bộ và chưa mang tính chọn bộ. Bên cạnh những dây chuyền công nghệ mới đầu tư còn nhiều máy móc chưa được đầu tư mua sắm và nâng cấp do vấn đề vốn. Về kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty: Tuy lợi nhuận trong 5 năm qua có tăng nhưng tốc độ tăng đó không đều, năm 2002 giảm xuống so với năm 2001. Bên cạnh đó một số hoạt động của doanh nghiệp chưa hiệu quả như hoạt động tài chính, tốc độ tăng của giá vốn hàng bán tăng cao hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần. Điều này là dấu hiệu không tốt đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Nguyên nhân chính của các nhược điểm. 3.1. Nguyên nhân khách quan. Thứ nhất: Khó khăn về vốn trong việc nhập linh kiện xe máy. Vốn là vấn đề quan trọng của Công ty, nó có ảnh hưởng rất lớn trong việc nhập khẩu linh kiện. Theo thoả thuận hợp đồng thì Công ty luôn phải đặt cọc trước một lượng tiền trước khi nhập linh kiện về để lắp ráp, trong khi đó quá trình tiêu thụ sản phẩm xe máy để thu hồi vốn là rất lâu. Vì thế mà nó ảnh hưởng xấu đến lợi nhuận và doanh thu trong năm gần đây. Thứ hai: Linh kiện đầu vào không ổn định về số lượng và chất lượng, đặc biệt là nguồn linh kiện nhập từ các cơ sở sản xuất trong nước. Do vậy, thời kỳ đầu Công ty mới chỉ sử dụng được một phần nhỏ công suất máy móc, dây chuyền. Thứ ba: Tình hình thiếu thông tin cũng gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Chẳng hạn như thông tin đầu vào của linh kiện nhập như giá cả, chi phí, chất lượng ... Công ty chưa huy động được tất cả các phòng ban tham gia vào công tác đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm, chưa chủ động thâu tóm được các nhân tố, thông tin ảnh hưởng tới thị trường, chưa tính toán được chi phí cho các mặt của hoạt động kinh doanh. Thứ tư: Do nhiều công ty cùng kinh doanh mặt hàng xe máy nên đã gây ra sự cạnh tranh khốc liệt làm giảm đi thị phần và khả năng mở rộng thị trường của Công ty. Thứ năm: Do Nhà nước hạn chế việc nhập khẩu xe máy nguyên chiếc để lập lại trật tự an toàn giao thông, giúp ngành sản xuất xe máy trong nước phát triển không bị hàng nước ngoài cạnh tranh và để các doanh nghiệp nâng cao tỷ lệ nội địa hoá nên số lượng hàng nhập khẩu của Công ty giảm đi đáng kể. 3.2. Nguyên nhân chủ quan: Thứ nhất: Nhận thức về chất lượng và quản lý chất lượng còn hạn chế. Công ty chưa đề cao được vấn đề chất lượng và chỉ chú ý đến chất lượng sản phẩm sau khi lắp ráp hoàn chỉnh. Do đó khi có sai hỏng thì mất nhiều chi phí sửa chữa. Hệ thống quản lý chất lượng tập trung chủ yếu ở khâu kiểm tra kiểm soát. Thứ hai: Trình độ của một vài cán bộ quản lý chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của cơ chế quản lý mới như thiếu năng động, trì trệ trong công tác, tinh thần đoàn kết với các thành viên còn hạn chế. Thứ ba: Trình độ tay nghề và ý thức người lao động trong Công ty còn chưa cao. Công nhân chưa thực sự nhận thức sâu sắc về trách nhiệm của mình trong việc nâng cao các mặt hoạt động kinh doanh phát triển. IV. Một số giải pháp và kiến nghị. 1. Phương hướng phát triển các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty VIEXIM. * Đẩy mạnh kinh doanh nhập khẩu và khai thác thị trường xe máy trong nước, dần vươn ra thị trường nước ngoài. Trong tình hình hiện nay mục tiêu chính của Công ty là khai thác thị trường trong nước, đây là thị trường còn nhiều tiềm năng chưa được khai thác hết, để khai thác tốt hơn thị trường trong nước Công ty VIEXIM chú trọng đến việc đưa ra các sản phẩm có chất lượng và giá cả hợp lý. Tuy nhiên trong thời gian tới bên cạnh đó Công ty cũng có hướng đưa sản phẩm của mình ra nước ngoài, đặc biệt là thị trường các nước trong khu vực. * Hợp tác liên doanh liên kết với các đơn vị trong và ngoài nước để được các sản phẩm có chất lượng cao, giá cả phù hợp. Liên doanh liên kết sẽ giúp cho doanh nghiệp tăng sức cạnh tranh, mở rộng sản xuất, nâng cao vị thế của mình trên thương trường. Hiện nay Công ty VIEXIM đang tiến hành đàm phán để liên doanh với tập đoàn QING IQ của Trung Quốc trong lĩnh vực sản xuất xe gắn máy. * Kinh doanh nhập khẩu, uỷ thác và làm các dịch vụ kinh doanh xuất nhập khẩu nhằm tận dụng và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn kinh doanh nhàn rỗi, cơ sở hạ tầng, kho bãi, nhà xưởng để không. * Tiến hành mở rộng mặt hàng, ngành hàng kinh doanh, đa dạng hoá các hoạt động sản xuất kinh doanh. Hiện nay Công ty VIEXIM là một doanh nghiệp nhỏ nhưng làm ăn có hiệu quả, từng bước khẳng định vị thế của mình trên thương trường, tạo được uy tín với khách hàng và bạn hàng. Xu hướng phát triển của Công ty VIEXIM trong những năm tới không nằm ngoài xu hướng phát triển của ngành xe máy Việt Nam, đó là sản xuất được các loại xe máy có tỷ lệ nội địa hoá cao, giá rẻ, chất lượng tốt, phục vụ đối tượng khách hàng là người có thu nhập thấp. Với định hướng phát triển như vậy Công ty đã đầu tư vào dây chuyền lắp ráp xe máy dạng IKD1 với tỷ lệ nội địa hoá 15% đã đi vào hoạt động có hiệu quả vào cuối năm 1999. Hiện nay Công ty bước vào giai đoạn 2 của dự án là lắp ráp xe máy dạng IKD2 với tỷ lệ nội địa hoá là 30% cụ thể: - Đã đầu tư tiếp nhận công nghệ dây chuyền lắp ráp động cơ xe máy. - Đã tiếp nhận công nghệ sản xuất khung xe sơn tĩnh điện, mạ một số chi tiết và sản xuất một số phụ tùng xe máy. Như vậy Công ty VIEXIM đã từng bước đầu tư công nghệ tăng dần tỷ lệ nội địa hoá từ 15% vào năm 1999, 30% vào năm 2001 và 50% vào năm 2002. Phấn đấu đến năm 2003 sẽ sản xuất được xe máy có nhãn hiệu riêng của Công ty. Để phát triển Công ty theo định hướng trên Công ty cần đầu tư vào xây dựng nhà xưởng phục vụ quá trình sản xuất và lắp ráp xe máy. Hiện nay Công ty có 3 xưởng lắp ráp xe máy tại Gia Lâm Hà Nội. Công ty còn đang triển khai xây dựng xưởng sản xuất phụ tùng và lắp ráp xe máy ở hai tỉnh Nam Định và Hưng Yên phục vụ chiến lược phát triển của Công ty trong những năm tới. Việc đầu tư xây dựng nhà xưởng tại một số điểm giúp Công ty thực hiện chính sách sản xuất và tiêu thụ tại chỗ làm giảm bớt chi phí trong khâu lưu thông, giảm chi phí vận chuyển. 2.Mục tiêu của Công ty: Kinh doanh trong cơ chế thị trường đầy cam go, phức tạp và rủi ro, tuy có khó khăn gian khổ nhưng cũng có những mặt tốt của nó. Nó như là một quy luật chọn lọc mà ở đó chỉ những kẻ mạnh mới chiến thắng. Những doanh nghiệp nào có định hướng đúng đắn, nắm bắt được cơ hội kinh doanh ....vv thì mới tồn tại , phát triển và ngược lại. Như các doanh nghiệp khác thì Công ty VIEXIM cũng theo đuổi các mục tiêu lợi nhuận , vị thế ,an toàn , thị trường , thế lực , quan hệ , uy tín ....Tuy nhiên các mục tiêu này được doanh nghiệp theo đuổi cùng một lúc mà tuỳ từng thời điểm cụ thể, các mục tiêu này có sự ưu tiên nhất định. Trong thời gian tới Công ty đề ra các mục tiêu cụ thể để phấn đấu như sau: *Về lợi nhuận. Lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu của Công ty, trong thời gian 5 năm tới Công ty đặt ra mục tiêu phấn đấu nâng mức lợi nhuận. Mức lợi nhuận dự kiến của Công ty đạt được vào năm 2006 là 10 tỷ VND. Trong đó lợi nhuận từ kinh doanh nhập khẩu linh kiện xe máy là 7,4 tỷ VND, lợi nhuận từ hoạt động liên doanh là 1,6 tỷ VND. Để đạt được mức lợi nhuận như đã đề ra thì trung bình hàng năm mức tăng lợi nhuận bình quân của Công ty phải đạt được khoảng 1,3 tỷ đồng Việt Nam. Trong những năm tới Công ty cần phải đẩy mạnh các hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng doanh thu ,mở rộng thị trường , giảm các chi phí bất hợp lý ..vv *Về thị trường. Trong thời gian tới bên cạnh các mục tiêu về lợi nhuận thì Công ty cũng phấn đấu đạt mục tiêu về thị trường . Hiện tại thì thị trường nhập khẩu của Công ty là từ Trung quốc, trước đó là từ Nhật bản , Hàn quốc, Thái lan , Lào....mục tiêu của Công ty là tiếp tục giữ mối quan hệ với các thị trường trên , ngoài ra Công ty còn hướng tới một số thị trường nhập khẩu khác như Đài loan, Liên bang Nga , các nước SNG, Italia. Việc mở rộng thị trường nhập khẩu sang các nước khác giúp Công ty không bị động trong việc tìm kiếm nguồn cung hàng , hơn nũa Công ty còn có thể đa dạng hoá các sản phẩm của mình. Thị trường tiêu thụ sản phẩm trong nước của Công ty hiện nay chủ yếu là các tỉnh thuộc khu vực phía Nam như Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng tháp v.v... trong thời gian tới Công ty tìm kiếm nguồn tiêu thụ sản phẩm của mình tại các tỉnh miền Bắc và miền Trung . Trong những năm tới Công ty tiến hành cải tạo lại các chi nhánh , cửa hàng vốn có tại các tỉnh thành phố như Lạng Sơn , Thái Nguyên, Quảng Ninh, Quảng Bình, Đắc lắc và mở thêm một số cửa hàng mới . * Về vị thế của Công ty. Vị thế , danh tiếng của Công ty cũng được phấn đấu nâng lên trong thời gian tới. Hiện nay Công ty là thành viên của hiệp hội xe đạp xe máyViệt Nam, là 1 trong 82 đơn vị lắp ráp xe máy trong nước. Trong thời gian tới Công ty phấn đấu để trở thành một trong hai mươi Công ty đứng đầu trong lĩnh vực nhập khẩu linh kiện xe máy trong nước. Công ty dự kiến sẽ nâng cấp, đầu tư thêm vào hệ thống dây chuyền lắp ráp xe máy nhằm trở thành một trong những đơn vị có dây chuyền lắp ráp hiện đại trong nước.Công ty phấn đấu để sản phẩm của mình được biết đến trên toàn quốc, danh tiếng của Công ty không ngừng nâng cao. Uy tín của Công ty ngày càng lớn, và Công ty sẽ chiếm một vai trò quan trọng trong việc cung cấp sản phẩm xe gắn máy . Bảng 24. Một số chỉ tiêu dự kiến trong năm 2004 của Công ty. Chỉ tiêu Đơn vị Trị giá I. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 1000USD 32.000 1. Kim ngạch nhập khẩu 1000 USD 8.120 2. Kim ngạch xuất khẩu 1000 USD 23.880 II. Tổng doanh thu 1000 VND 320.000.000 1. Doanh thu xuất khẩu 1000 VND 208.122.356 2. Doanh thu từ hoạt động kinh doanh trong nước 1000 VND 111.877.644 III. Nộp ngân sách Nhà nước 1000 VND 6.954.000 IV. Lợi nhuận dự kiến 1000 VND 6.120.231 1. Lợi nhuận từ xuất khẩu 1000 VND 3.987.254 2. Lợi nhuận từ kinh doanh trong nước 1000 VND 2.132.977 ( Nguồn: Báo cáo kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty VIEXIM) Trong những năm gần đây tốc độ tiêu thụ xe gắn máy trên thị trường nước ta là nhanh, vì thế đã hình thành nên một thị trường tiêu thụ xe gắn máy rộng lớn đó là khu vực nông thôn. Đây là thị trường tiêu thụ xe máy rộng lớn trong tương lai vì nước ta hơn 80% dân số sống ở nông thôn. Hiện nay nước ta đang lưu hành khoảng 6 triệu xe các loại và tỷ lệ là 15 – 16 người/xe. Theo số liệu thống kê dự đoán đến năm 2005 mật độ xe máy ở Hà Nội sẽ đạt đến 585 xe/ 1ngàn dân. Đến năm 2010 con số này sẽ tăng tới mức 640xe/ 1 nghìn dân. Đây là những con số dự báo ở mức khiêm tốn với tốc độ tăng trưởng của xe máy là 4% - 6%/năm. Trong khi mật độ xe máy trên thế giới chỉ khoảng 60 – 70xe/ một nghìn dân. Xe máy là loại phương tiện phù hợp với điều kiện địa lý, giao thông của nước ta, đặc biệt khi Nhà nước có chính sách đô thị hoá nông thôn thì các công trình giao thông đường xá được cải tạo và nâng cao, tạo điều kiện giao lưu kinh tế giữa các vùng thì xe máy là phương tiện hữu hiệu trong cuộc sống của người dân nước ta. Nhu cầu về xe máy của người dân Việt Nam ngày càng tăng, do vậy thị trường xe máy ngày càng trở lên sôi động. Trên thị trường xuất hiện nhiều loại xe máy khác nhau, theo thống kê từ Bộ công nghiệp cho thấy đến nay các nhà sản xuất đã cung cấp ra thị trường trên 200 nhãn hiệu xe máy khác nhau. Trong đó xe máy lắp ráp có xuất sứ linh kiện nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm 62,4%, số lượng xe máy do các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cung cấp chiếm 20% tổng số xe sản xuất và lắp ráp tại Việt Nam. Như vậy 80% còn lại là do 51 cơ sở trong nước cung cấp. Ngành công nghiệp xe máy Việt Nam được Chính phủ giao cho nhiệm vụ: ‘’Phải sản xuất được các loại xe máy có tỷ lệ nội địa hoá cao, giá rẻ, chất lượng phù hợp với nhu cầu còn thấp của người sử dụng, đồng thời phải đảm bảo sức cạnh tranh của các loại sản phẩm ở thị trường khu vực năm 2005’’. Theo quy định mới được áp dụng từ ngày 01/01/2000, các tờ khai nhập khẩu xe gắn máy, cụm linh kiện xe gắn máy áp dụng bảng giá tính thuế mới, theo đó giá tính thuế xe Trung Quốc khá cao. Chính sách thuế nhập khẩu này cũng tạo ra nhiều ưu đãi hơn cho các loại xe có tỷ lệ nội địa hoá cao. Điều này được thể hiện qua cả yếu tố tính giá thuế lẫn thuế suất. Chính quy định thuế mới này theo các chuyên gia thương mại và hải quan đã gây bất lợi cho nhiều doanh nghiệp lắp ráp trong nước quy mô nhỏ làm ăn theo kiểu mỳ ăn liền, bởi phần lớn họ chú trọng đầu tư cho dây chuyền sản xuất, lắp ráp đơn thuần nên đạt tỷ lệ nội địa hoá thấp. - Với chính sách nội địa hoá này, dần dần Việt Nam sẽ sản xuất được xe máy có chất lượng tốt, giá cả phù hợp với mức thu nhập của người dân mà phần lớn là người tiêu dùng sống ở nông thôn. Khi đó thị trường tiêu thụ xe máy chủ yếu của nước ta là cung ứng cho thị trường nông thôn, đây là thị trường bỏ ngỏ bấy lâu nay, nó chưa được khai thác một cách triệt để. 3. Một số giải pháp nhằm phát triển các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty VIEXIM. 3.1.Về thị trường. *Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường. Để đạt được những mục tiêu đề ra cho năm 2004, đặc biệt là mở rộng thị trường kinh doanh ra các quận, huyện ngoại thành. Công ty cần tổ chức một cách đồng bộ và hiệu quả việc nghiên cứu thị trường. Để tổ chức và nghiên cứu thị trường thành công và đạt mục tiêu đã đề ra, Công ty phải thực hiện đầy đủ những nội dung sau: + Nghiên cứu khách hàng: Khách hàng là nhân tố then chốt của thị trường, vì vậy việc nhận thức được thái độ ứng xử của khách hàng trên thị trường là nhiệm vụ căn bản của Công ty. Khách hàng của Công ty lại rất khác nhau về đối tượng, tầng lớp và nhu cầu. Nếu như Công ty biết được nhu cầu của khách hàng về mẫu mã, sản phẩm, giá cả, sự hấp dẫn của quảng cáo, hiểu rõ khách hàng mua sắm như thế nào thì sẽ đáp ứng được nhu càu của khách hàng. Tuy nhiên không phải bất kỳ công ty nào cũng có thể đáp ứng hết được tất cả các tập khách hàng khác nhau của toàn xã hội. Chính vì vậy Công ty cần xác định rõ đâu là tập khách hàng mà Công ty cần quan tâm và theo đuổi. Về cơ bản thì có hai đối tượng khách hàng mà Công ty quan tâm hơn cả: - Khách hàng truyền thống: Là lực lượng mua hàng thường xuyên của Công ty, đây là đối tượng khách hàng rất quan trọng và có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động tiêu thụ hàng hoá của Công ty. Đối với những đối tượng khách hành này, Công ty phải hiểu biết khá rõ về nhu cầu hàng hoá của họ như mặt hàng chủng loại, số lượng giá cả. Tuy nhiên Công ty nên tìm hiểu xem mặt hàng này có những sự thay đổi về nhu cầu hàng hoá hay không, cụ thể : Mặt hàng chủng loại vẫn như cũ hay có nhu cầu thay đổi sang mặt hàng chủng loại khác. Nếu có thì phải tìm hiểu xem đó là những mặt hàng chủng loại, giá cả, số lượng và chất lượng ra sao. Ngoài những mặt hàng truyền thống đã mua, họ còn có nhu cầu về hàng hoá khác nữa hay không, nếu có thì phải tìm hiểu thêm chi tiết. Khả năng thanh toán của khách hàng về mặt hàng thường xuyên tiêu dùng của Công ty, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng. Đối với Công ty VIEXIM mặt hàng đặc thù là xe gắn máy, nhu cầu thay đổi tương đối nhanh nên Công ty phải tìm hiểu thật kỹ các đối tượng khách hàng này từ đó có những điều chỉnh phù hợp với điều kiện kinh tế năng động như hiện nay và phù hợp với sự phát triển đi lên về quy mô kinh doanh của Công ty. Tìm hiểu khách hàng truyền thống để có thể đáp ứng tốt nhất nhu cầu của họ, tạo cho họ có được lơị ích tối đa khi tiêu dùng sản phẩm xe máy của Công ty, trên cơ sở đó Công ty cũng thu thêm được lợi nhuận. -Khách hàng tiềm năng: Là những tập khách hàng có xu hướng mua hàng của Công ty trong tương lai. Để đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty không chỉ nghiên cứu khách hàng truyền thống mà còn phải hướng tới những khách hàng tiềm năng, cụ thể Công ty cần phải tiến hành các công việc như sau: Nghiên cứu tập tính và thói quen tiêu dùng, sử dụng sản phẩm, thói quen lựa chọn địa điểm, thời gian mua và động cơ mua sắm. Qua đó Công ty có thể tiếp cận và hợp tác. Đối với Công ty VIEXIM cần phải chú ý tới các thị truờng ngoại thành vì đây là thị truờng mà Công ty có xu hướng xâm nhập trong thời gian tới. Các điểm cần quan tâm như mức thu nhập, sức mua, phong tục tập quán của từng vùng đều có sự khác biệt so với Hà nội, để từ đó có những quyết định chính xác trong việc mở rộng thị trường kinh doanh. + Nghiên cứu đối thủ cạch tranh: Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường là không thể tránh khỏi. Để thắng thế trong cạnh tranh đòi hỏi các công ty phải nghiên cứu đối thủ cạnh tranh của mình. Việc nghiên cứu này dựa trên cơ sở tìm hiểu toàn diện mục tiêu, chiến lược, hoạt động của đối thủ cạch tranh để từ đó tạo ra một lợi thế trong cạnh tranh mạnh nhất có thể có được trong những điều kiện cụ thể như nguồn lực công ty cũng như môi trường cạnh tranh còn luôn biến động đòi hỏi công ty phải thích nghi. Hiện nay trên thị trường Hà nội có rất nhiều đơn vị, tổ chức, cá nhân kinh doanh mặt hàng xe máy cùng với công ty. Bởi vậy Công ty càng phải sự nghiên cứu kỹ để có những quyết định kinh doanh đúng đắn nhất. Việc nghiên cứu đối thủ cạch tranh đòi hỏi Công ty cần tìm hiểu những vấn đề sau: Mặt hàng kinh doanh, chất lượng, giá cả của các công ty là đối thủ cạnh tranh của mình. Các đợt khuyến mại, quảng cáo xúc tiến bán của họ được tổ chức như thế nào. Các loại hình dịch vụ phục vụ khách hàng mà Công ty họ áp dụng. Lợi thế mà khách hàng có được khi tiêu dùng sản phẩm của họ. Tình hình nguồn lực của đối thủ cạnh tranh, trong việc tìm hiểu này cần phải chú ý tới nguồn nhân lực mà họ có và nguồn tài chính họ sử dụng trong kinh doanh. Tất cả các thông tin trên Công ty phải có sự đánh giá, sự so sánh những mặt mạnh, lợi thế của mình so với đối thủ để có những quyết định đúng đắn trong tiêu thụ của hàng hoá, trong quảng cáo khuyếch trương cũng cần phải làm nổi bật những mặt mạnh của mình để khắc sâu vào tâm lý người tiêu dùng về hình ảnh sản phẩm của mình. Thực tế cho thấy về hoạt động này Công ty VIEXIM còn chưa đi sâu nghiên cứu kỹ đối thủ cạnh tranh, đây là yếu điểm do quy mô sản xuất nhỏ mang lại, với hạn chế về vốn công ty không thể đầu tư vào nghiên cứu thị trường như các công ty lớn sản xuất cùng mặt hàng như HONDA. *Phân bố lại mạng lưới kinh doanh hợp lý hơn. Phân phối là hoạt động giải quyết vấn đề sản phẩm hàng hoá được đưa ra như thế nào với người tiêu dùng. Vì thế phân phối được coi là một biến số Marketing tạo lợi thế cạnh tranh dài hạn cho Công ty. Phân phối được tổ chức quản lý thông qua hệ thống kênh phân phối tiêu thụ. Về thực chất Công ty VIEXIM chưa xây dựng được một hệ thống phân phối hợp lý đảm bảo được mối liên hệ chặt chẽ giữa các kênh phân phối với Công ty. Công ty cần cử một nhân viên quản lý ở mỗi khu vực, người này phải nắm được tình hình ở tất cả các đại lý, cửa hàng và Công ty phân phối. Các thông tin được đưa về một cách đầy đủ, chính xác để nhà quản trị tổng hợp và phân tích sau đó đưa ra quyết định đúng đắn. *Mở rộng thị trường tiêu thụ. Để tiêu thụ được sản phẩm thì các doanh nghiệp phải tìm kiếm được thị trường cho sản phẩm của mình. Vì vậy, việc nghiên cứu và mở rộng thị trường tiêu thụ là vấn đề mà các nhà quản trị quan tâm. Hiện tại Công ty VIEXIM chưa có Phòng thị trường, mọi hoạt động nghiên cứu thị trường, tìm hiểu thị trường được các nhân viên trong Phòng kinh doanh tiếp thị đảm nhận. Việc cần thiết hiện nay là phải tách riêng Phòng thị trường ra khỏi phòng kinh doanh tiếp thị. Đặc biệt Công ty VIEXIM đang triển khai giai đoạn 2 của dự án mở rộng thị trường vào các tỉnh phía Nam, Công ty phải cử những người có kinh nghiệm về thị trường tìm hiểu nhu cầu sở thích và thu nhập của các tầng lớp dân cư. Hiện nay Công ty đang hướng tới tầng lớp khách hàng có thu nhập trung bình và thấp tập trung ở đồng bằng sông Cửu Long. Như vậy việc phân phối sản phẩm cho các đại lý, các Công ty tư nhân kinh doanh mặt hàng xe máy cần được chú trọng và phân tích đánh giá tỉ mỉ nhằm chiếm được thị trường này trong tương lai. Nếu biện pháp này được thực hiện tốt Công ty VIEXIM sẽ từng bước chiếm lĩnh được thị trường, nâng cao thị phần, từng bước thực hiện thành công chiến lược đã đề ra là tới năm 2006 Công ty VIEXIM sẽ trở thành một trong 10 Công ty dẫn đầu thị phần của thị trường xe máy trên toàn quốc. 3.2 . Về sản phẩm. Giải pháp chủ yếu của Công ty về sản phẩm là nâng cao chất lượng sản phẩm để có thể cạnh tranh với những sản phẩm cùng loại, đặc biệt sản phẩm chính của Công ty là xe máy. Trong biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm xe gắn máy thì Công ty VIEXIM phải tiến hành đồng thời các biện pháp sau: * Đào tạo bồi dưỡng đội ngũ công nhân có trình độ tay nghề cao và ý thức, trách nhiệm trong quá trình sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm. Chất lượng sản phẩm hiệu quả sản xuất kinh doanh phụ thuộc vào trình độ và chất lượng của con người và quản lý con người. Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, kỹ năng tay nghề và những kiến thức về quản lý chất lượng là khâu có ý nghĩa quyết định đến năng suất, chất lượng và hiệu quả của doanh nghiệp. Cũng như nhiều doanh nghiệp Nhà nước khác người lao động trong Công ty ít nhiều chịu ảnh hưởng của lề lối làm ăn cũ, quan liêu tạo nên sức ì và kém sáng tạo trong sản xuất. Công nhân chưa nhận thức rõ được trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi đối với việc nâng cao chất lượng sản phẩm. Từ cơ sở này chúng ta thấy để hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp được đẩy mạnh cần đào tạo bồi dưỡng đội ngũ công nhân có tay nghề cao, ý thức kỷ luật tốt. Có thể dùng biện pháp giáo dục, hành chính, kinh tế. Biện pháp giáo dục tác động về mặt tinh thần, có vai trò quan trọng trong việc tạo ra con người mới, từ đó nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Biện pháp hành chính tác động trực tiếp của người quản lý lên đối tượng quản lý. Biện pháp kinh tế được thực hiện gián tiếp lên đối tượng quản lý thông qua các đòn bẩy kinh tế. Để những biện pháp này được thực hiện tốt Công ty đồng thời phải tuyển dụng và đào tạo công nhân có định hướng chiến lược lâu dài, có kế hoạch cụ thể. * Đảm bảo cung ứng đủ số lượng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC2188.doc
Tài liệu liên quan