Bài giảng Môi trường pháp luật - chính trị - kinh tế và các rủi ro

Tài liệu Bài giảng Môi trường pháp luật - chính trị - kinh tế và các rủi ro: Chương 4: MÔI TRƯỜNG PHÁP LUẬT - CHÍNH TRỊ - KINH TẾ VÀ CÁC RỦI RO GS.TS. ĐOÀN THỊ HỒNG VÂN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Môi trường pháp luật Môi trường chính trị Môi trường kinh tế Tài liệu tham khảo Quản trị rủi ro và khủng hoảng, chương 4 (trang 153 – 208) 4.1.Môi trường pháp luật. Một trong những yếu tố của môi trường bên ngoài có ảnh hưởng to lớn đến hoạt động của doanh nghiệp, gây ra những rủi ro cho doanh nghiệp, đó là môi trường pháp luật. Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung (quy phạm pháp luật) do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị, được nhà nước bảo đảm thực hiện, kể cả bằng biện pháp cưỡng chế, để điều chỉnh các quan hệ xã hội, duy trì xã hội trong một trật tự có lợi cho giai cấp thống trị. 4.1.1. Các dòng luật. Có ba dòng luật chính trên thế giới, đó là: Luật lục địa. Luật Anh - Mỹ. Luật tôn giáo - Luật đạo Hồi. Luật “lục địa” "Continental" Law, hay còn gọi là Civil Law - Luật dân sự: Dòng luật này được gọi là “Luật lục địa” vì được á...

ppt44 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 2374 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Môi trường pháp luật - chính trị - kinh tế và các rủi ro, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 4: MÔI TRƯỜNG PHÁP LUẬT - CHÍNH TRỊ - KINH TẾ VÀ CÁC RỦI RO GS.TS. ĐOÀN THỊ HỒNG VÂN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Môi trường pháp luật Môi trường chính trị Môi trường kinh tế Tài liệu tham khảo Quản trị rủi ro và khủng hoảng, chương 4 (trang 153 – 208) 4.1.Môi trường pháp luật. Một trong những yếu tố của môi trường bên ngoài có ảnh hưởng to lớn đến hoạt động của doanh nghiệp, gây ra những rủi ro cho doanh nghiệp, đó là môi trường pháp luật. Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung (quy phạm pháp luật) do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị, được nhà nước bảo đảm thực hiện, kể cả bằng biện pháp cưỡng chế, để điều chỉnh các quan hệ xã hội, duy trì xã hội trong một trật tự có lợi cho giai cấp thống trị. 4.1.1. Các dòng luật. Có ba dòng luật chính trên thế giới, đó là: Luật lục địa. Luật Anh - Mỹ. Luật tôn giáo - Luật đạo Hồi. Luật “lục địa” "Continental" Law, hay còn gọi là Civil Law - Luật dân sự: Dòng luật này được gọi là “Luật lục địa” vì được áp dụng chủ yếu ở các nước châu Âu lục địa, khởi đầu là ở Pháp. Tuy nhiên, nguyên thủy dòng luật này xuất phát từ bộ luật do Đế chế La Mã Justinian ban hành cách đây hơn 1500 năm. Vì vậy, các luật gia còn gọi nó là “luật La Mã”. Luật “lục địa” (tt) (Xem trang 155 – 156) Luật Anh - Mỹ "Aglo - American Law”, còn có tên gọi là Common Law – Tiền lệ pháp, Luật tập tục/ điển cứu tức luật pháp phát triển từ các phong tục cổ xưa và từ quyết định của các quan tòa, chứ không phải do Nghị viện đặt ra. Không giống luật lục địa, luật Anh - Mỹ (và luật của nhiều nước nói tiếng Anh khác) không hoàn toàn được soạn thành văn bản. (Xem tr. 156 – 158) Luật tôn giáo – “Religious law” luật đạo Hồi (Islamic law): luật dựa trên giáo lý tôn giáo. Luật đạo Hồi là truyền thống luật pháp ngoài phương Tây quan trọng nhất trên thế giới ngày nay. Ý tưởng luật pháp trong xã hội Hồi giáo hoàn toàn khác với nền văn hóa phương Tây. Nếu theo phương Tây luật pháp là biểu hiện của ý chí nhân dân hành động thông qua các cơ chế lập pháp của họ, thì các nước Hồi giáo lại cho rằng: luật pháp là sản phẩm của khải thị thiêng liêng, vì vậy không thể bị thay đổi và chi phối mọi lĩnh vực trong cuộc sống con người. Luật tôn giáo – “Religious law” (tt) (Xem trang 158 – 161) Luật Xã Hội Chủ Nghĩa – “Socialist Law” Hệ thống luật pháp XHCN là tổng thể các quy phạm pháp luật có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, được quy định thành các định chế pháp luật, các ngành luật và được thể hiện trong các văn bản pháp luật do nhà nước ban hành theo những trình tự, thủ tục và hình thức nhất định. Hệ thống pháp luật XHCN bao gồm nhiều ngành luật, tùy theo từng điều kiện cụ thể, số lượng ngành luật ở mỗi nước có thể thay đổi. Việt Nam có các ngành luật sau: Ngành luật Nhà nước/Luật Hiến pháp; Ngành luật Hành chính; Ngành luật Tài chính và ngân sách; Ngành luật Đất đai; Ngành luật Lao động; Ngành luật Hôn nhân và gia đình; Ngành luật Kinh tế; Ngành luật Dân sự; Ngành luật Tố tụng dân sự; Ngành luật Hình sự; Ngành luật Tố tụng hình sự; Luật Quốc tế…. Luật Xã Hội Chủ Nghĩa – “Socialist Law” (tt) Luật Xã Hội Chủ Nghĩa – “Socialist Law” (tt) Ở các nước XHCN có một ngành luật riêng - Luật Kinh tế; Luật Kinh tế là tổng các qui phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình các cơ quan nhà nước quản lý các hoạt động kinh tế và các quan hệ giữa các đơn vị kinh tế trong hoạt động sản xuất - kinh doanh. Các chế định chủ yếu của Luật Kinh tế xác định địa vị pháp lý của các doanh nghiệp, về hợp đồng kinh tế, phá sản doanh nghiệp, cạnh tranh, giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực kinh tế,… Luật Xã Hội Chủ Nghĩa – “Socialist Law” (tt) Nguồn của Luật Kinh tế: Hiến pháp là luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất. Mọi văn bản pháp luật khác đều phải phù hợp với Hiến pháp. Luật: là văn bản qui phạm pháp luật có hiệu lực pháp luật sau Hiến pháp, do Quốc hội ban hành, qui định những vấn đề quan trọng trong quản lý kinh tế của Nhà nước và trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Luật Xã Hội Chủ Nghĩa – “Socialist Law” (tt) Nguồn của Luật Kinh tế (tt): Nghị quyết của Quốc hội về kinh tế. Pháp lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Nghị quyết, nghị định của Chính phủ. Quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ. Quyết định, chỉ thị, thông tư của các bộ cũng như các thông tư liên bộ, liên ngành. 4.1.2. Ảnh hưởng của pháp luật đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp và các rủi ro. Luật của mỗi quốc gia: Những ngành luật có ảnh hưởng chủ yếu là: 1. Luật thương mại, luật hợp đồng, luật về sở hữu trí tuệ, bảo vệ các sáng chế, quyền tác giả, các chế độ kế toán… 2. Luật môi trường, những quy định về an toàn lao động và sức khỏe. Luật của mỗi quốc gia: 3. Quy định về việc thành lập và hoạt động của doanh nghiệp. 4. Luật lao động. 5. Luật chống độc quyền. 6. Chống phá giá và các quy định khác về giá cả. 7. Thuế… Luật quốc tế Là một hệ thống các quy phạm pháp luật hình thành trên cơ sở sự thỏa thuận giữa các quốc gia có chủ quyền, các dân tộc đang đấu tranh giành quyền dân tộc tự quyết, các tổ chức quốc tế, liên chính phủ được thành lập phù hợp với Hiến chương Liên Hợp Quốc, nhằm điều chỉnh các quan hệ chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học, kỹ thuật giữa các quốc gia và các tổ chức trên, giữa các công dân, pháp nhân của các nước khác nhau trong lĩnh vực dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động và một số quan hệ khác. Luật quốc tế Luật Quốc tế bao gồm hai bộ phận: công pháp quốc tế và tư pháp quốc tế. Công pháp quốc tế điều chỉnh các quan hệ trong lĩnh vực chính trị giữa các quốc gia. Tư pháp quốc tế chủ yếu điều chỉnh các quan hệ dân sự, lao động, hôn nhân và gia đình, tố tụng dân sự phát sinh giữa các công dân, pháp nhân của các quốc gia khác nhau. Luật quốc tế Luật quốc tế chi phối mối quan hệ giữa các quốc gia có chủ quyền; Khái niệm về luật quốc tế có thể là quá mênh mông đến mức bao gồm bất cứ luật nào ảnh hưởng đến các giao dịch quốc tế, hoặc quá chi tiết đến mức chỉ xem xét các hiệp định ảnh hưởng mối quan hệ giữa các quốc gia có chủ quyền. Luật quốc tế chi phối mối quan hệ giữa các quốc gia có chủ quyền; 1. Thương mại hàng hoá, quy định các nguyên tắc đối xử (MFN, nguyên tắc đối xử quốc gia), các nghĩa vụ chung về thương mại, mở rộng và thúc đẩy thương mại, lập văn phòng thương mại chính phủ, các hành động khẩn cấp, cách giải quyết tranh chấp thương mại, thương mại nhà nước. 2. Quyền sở hữu trí tuệ, quy định về quyền tác giả và quyền liên quan, bảo hộ tín hiệu vệ tinh mang chương trình đã được mã hoá, nhãn hiệu hàng hoá, sáng chế, thiết kế bố trí mạch tiết hợp, bí mật thông tin, kiểu dáng công nghiệp… Luật quốc tế chi phối mối quan hệ giữa các quốc gia có chủ quyền; 3. Thương mại dịch vụ, quy định về hoạt động trong từng lĩnh vực cụ thể, như kế toán, kiến trúc, kỹ thuật công trình, máy vi tính và các công nghệ thông tin liên quan, quảng cáo, nghiên cứu thị trường, tư vấn quản trị, phân phối hàng hoá, giáo dục, bảo hiểm, ngân hàng, chứng khoán, y tế và các dịch vụ xã hội, du lịch. 4. Đầu tư, đưa ra các cam kết tổng quát như bảo vệ chống lại việc sung công tài sản, các quy định và biện pháp đầu tư, bãi bỏ các hạn chế đầu tư. 5. Tạo điều kiện để doanh nghiệp hoạt động thuận lợi, quy định các bảo đảm tiếp cận thị trường như: thiết lập văn phòng, quảng cáo trực tiếp, bán hàng trực tiếp, nghiên cứu thị trường. Luật quốc tế chi phối mối quan hệ giữa các quốc gia có chủ quyền; 6. Tính minh bạch và quyền được kháng cáo, quy định về tính minh bạch toàn diện, như: thông báo trước về tất cả các luật lệ, quy định mới có liên quan, ấn hành các văn bản, ngày có hiệu lực, các cơ quan đầu mối, … Bên cạnh đó còn quy định những vấn đề rất cụ thể như: + Lộ trình cắt giảm thuế; + Việc xuất, nhập cảnh của người và phương tiện; + Bảo vệ người và tài sản, như: các quy định chống quốc hữu hoá và tước đoạt… Các hiệp ước song phương hướng vào các vấn đề, các tranh chấp giữa các quốc gia và cá nhân trong quốc gia đó: Như vậy các hiệp định không chỉ làm cho các hoạt động thương mại quốc tế dễ dàng hơn mà còn trợ giúp nhằm giải quyết các khó khăn, tranh chấp giữa các quốc gia và các cá nhân trong mỗi nước. Nếu nắm vững được luật pháp quốc tế và luật pháp của các quốc gia có liên quan thì ít xảy ra tranh chấp, trong trường hợp tranh chấp xảy ra thì sẽ dễ dàng giải quyết, ngược lại nếu không hiểu biết về luật pháp thì khi tranh chấp xảy ra sẽ gặp nhiều khó khăn và có khả năng phải chấp nhận phần thua thiệt về mình. Ví dụ: hiện nay nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang tích cực thâm nhập thị trường Mỹ, nhưng do chưa nắm vững luật pháp Mỹ và Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ nên gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại. Lan truyền ảnh hưởng của quốc gia ra nước ngoài thông qua con đường luật pháp: Một quốc gia có thể mở rộng ảnh hưởng luật pháp của mình ra nước ngoài bằng cách yêu cầu lãnh đạo của các công ty ở nước ngoài tuân thủ luật pháp nước mình tại những nước họ đang hoạt động Luật pháp có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp. Đặc biệt khi môi trường luật pháp có những thay đổi cơ bản thì những ảnh hưởng lại càng sâu sắc. Trong điều kiện hội nhập, các mối quan hệ ngày càng mở rộng và phức tạp hơn thì các rủi ro pháp lý cũng ngày một nhiều hơn, đòi hỏi các doanh nghiệp phải quan tâm và làm tốt công tác quản trị rủi ro pháp lý. Minh hoa 4.2 4.2. Môi trường chính trị. Theo tiếng Hy Lạp, thuật ngữ “Chính trị” – Politika, có nguồn gốc từ chữ Polis, nghĩa là nhà nước. Với tư cách là một phạm trù, khái niệm chính trị ngày càng được phát triển. Theo Platon, chính trị là “nghệ thuật cung đình liên kết trực tiếp các chuẩn mực của người anh hùng và sự thông minh; sự liên kết cuộc sống của họ được thực hiện bằng sự thống nhất tư tưởng và tinh thần hữu ái”. 4.2. Môi trường chính trị. Theo Marx Vaybe, chính trị là “khát vọng tham gia vào quyền lực hay ảnh hưởng đến sự phân chia quyền lực giữa các quốc gia, bên trong quốc gia, giữa các tập đoàn người trong một quốc gia”. Theo Bách khoa Triết học, của Liên Xô (cũ) thì “Chính trị là những công việc nhà nước, là phạm vi hoạt động gắn với những quan hệ giai cấp, dân tộc và các nhóm xã hội khác nhau mà hạt nhân của nó là vấn đề tranh, giữ và sử dụng quyền lực nhà nước”. 4.2. Môi trường chính trị. Còn trong Đại từ điển Tiếng Việt thì “Chính trị là những vấn đề về điều hành bộ máy nhà nước hoặc những hoạt động của giai cấp, chính đảng nhằm giành hoặc duy trì quyền điều hành nhà nước, những hiểu biết về mục đích, đường lối và nhiệm vụ đấu tranh của các chính đảng cũng như đông đảo quần chúng”. Nói ngắn gọn, Chính trị (chính: việc nước, trị: sửa sang, cai quản) là toàn bộ những hình thức, nhiệm vụ, nội dung hoạt động của Nhà nước để quản lý đất nước. Nói đến chính trị tức đề cập đến hệ thống điều hành quốc gia được thiết lập để hợp nhất xã hội thành một thực thể vững chắc. 4.2.1.Hệ thống chính trị ngày nay. (Xem trang 172 – 184) 4.2.2.Những rủi ro về chính trị. Rủi ro về chính trị có thể xuất hiện ở mọi quốc gia, nhưng mức độ rủi ro thì mỗi nơi một khác. Ở những nước có chế độ chính trị ổn định thì mức độ rủi ro chính trị thấp, ngược lại ở những nước thường xảy ra bạo loạn, đảo chính hoặc chính sách thường xuyên thay đổi thì rủi ro chính trị sẽ ở mức độ cao. (Xem Minh họa 4.4, tr. 185 – 192) 4.2.2.Những rủi ro về chính trị. Có 3 loại rủi ro chính trị thường gặp, đó là: Rủi ro liên quan đến quyền sở hữu. Rủi ro do nhà nước can thiệp quá sâu vào quá trình hoạt động của tổ chức. Rủi ro về chuyển giao. 4.2.2.Những rủi ro về chính trị. Rủi ro liên quan đến quyền sở hữu tài sản: Sung công tài sản: Sung công tài sản là hình thức chuyển quyền sở hữu tài sản từ công ty đầu tư (tư nhân) sang quyền sở hữu của nhà nước. Sung công tài sản diễn ra dưới hình thức quốc hữu hoá và chuyển tài sản của công ty sang tay nhà nước. Tịch thu tài sản: tịch thu tài sản cũng có điểm giống với sung công tài sản, như: chuyển giao sở hữu tài sản từ sở hữu tư nhân sang tay nhà nước; nhưng khác ở chỗ, nhà nước không có bất cứ sự bồi thường nào đối với chủ tài sản. Nội địa hoá 4.2.2.Những rủi ro về chính trị. Rủi ro do nhà nước can thiệp quá sâu vào quá trình hoạt của tổ chức: Để quản lý đất nước, mỗi chính phủ đều có những chính sách luật lệ, quy định của riêng mình. Đó là điều hết sức cần thiết, nhưng nếu những quy định này quá chi tiết, quá chặt chẽ, quá máy móc, nhà nước can thiệp quá sâu vào hoạt động của các tổ chức thì sẽ dẫn đến những rủi ro Những rủi ro về chuyển giao: Sẽ có thể xảy ra khi thực hiện chuyển giao quỹ, lợi nhuận,… từ nước này qua nước khác. 4.2.3. Các biện pháp phòng ngừa rủi ro về chính trị. Cần theo dõi, nghiên cứu, dự báo được những thay đổi trong chính sách của cả chính phủ nước mình lẫn nước đến kinh doanh, phải thấy rõ được cả những cơ hội lẫn nguy cơ trong môi trường chính trị, trên cơ sở đó hoạch định những chiến lược kinh doanh sao cho có thể đón nhận được những cơ hội, né tránh được những nguy cơ. Để giảm bớt rủi ro về sự can thiệp của chính phủ các công ty quốc tế cần thể hiện rõ họ rất quan tâm đến nước chủ nhà, xem công ty của họ thực sự là một bộ phận của nước chủ nhà, thực hiện nghiêm túc các luật lệ, quy định của nước chủ nhà, tham gia tốt các hoạt động xã hội - từ thiện. Phân tán rủi ro, như: chia sẻ cổ phần, chế độ quản lý tham dự, liên doanh, liên kết cùng các công ty của nước chủ nhà… 4.3. Môi trường kinh tế. Hệ thống kinh tế thế giới. Xu hướng phát triển của kinh tế thế giới và những rủi ro do môi trường kinh tế. Hệ thống kinh tế thế giới. Người ta có thể phân chia hệ thống kinh tế thế giới theo nhiều tiêu chí khác nhau: Theo chế độ chính trị có: nền kinh tế xã hội chủ nghĩa và nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Theo cơ chế quản lý có: nền kinh tế thị trường, nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung và kinh tế hỗn hợp. Theo chế độ sở hữu tài sản, có: sở hữu toàn dân (sở hữu nhà nước), sở hữu tư nhân… Xu hướng phát triển của kinh tế thế giới và những rủi ro do môi trường kinh tế. Năm 2008, triển vọng kinh tế thế giới ảm đạm và nguy cơ suy thoái hoàn toàn có thể xảy ra. Báo cáo “Triển vọng kinh tế thế giới” ngày 9/4/2008 của IMF cho biết kinh tế thế giới sẽ chỉ tăng trưởng 3,7% trong năm 2008 và 2009. 25% nền kinh tế sẽ có mức tăng trưởng dưới 3% - dấu hiệu suy thoái. Xu hướng phát triển của kinh tế thế giới và những rủi ro do môi trường kinh tế (tt) Giá lương thực, nhiên liệu tăng gây bất ổn xã hội ở 33 nước trên thế giới. Kinh tế Mỹ suy thoái và trì trệ lâu hơn so với dự tính ban đầu. Tốc độ tăng trưởng chỉ đạt khoảng 0,5% trong năm 2008 và 0,6% trong năm 2009. Kinh tế Việt Nam: Đến nay, kinh tế VN đã hội nhập sâu, rộng vào nền kinh tế thế giới, độ mở của nền kinh tế là rất lớn với tổng kim ngạch XNK tương đương 160% GDP, trong đó NK gần 90% GDP, vì vậy chịu tác động rất lớn từ nền kinh tế thế giới. Do những tác động của kinh tế thế giới và những bất cập, yếu kém trong quản lý, điều hành kết hợp với các nguyên nhân nội sinh từ nền kinh tế => Kinh tế Việt Nam (tt): Lạm phát cao, giá tiêu dùng 3 tháng đầu năm 2008 đã tăng 9,1% so với tháng 12/2007, NK tăng mạnh, 3 tháng Nhập siêu đến 7,4 tỷ USD => Tác động tiêu cực đến phát triển sản xuất, môi trường đầu tư, kinh doanh và đời sống của ND. Xu hướng phát triển của kinh tế thế giới và những rủi ro do môi trường kinh tế. Kinh tế thị trường trở thành xu hướng chủ yếu của kinh tế thế giới: Chính phủ các nước ngày càng can thiệp sâu hơn vào quá trình điều tiết kinh tế: Tư nhân hoá phát triển mạnh. Sự hình thành và phát triển của các liên minh kinh tế khu vực: Toàn cầu hoá kinh tế thế giới: Những rủi ro tiềm ẩn trong phát triển kinh tế thế giới: Kinh tế Mỹ suy giảm; Sự bất ổn của thị trường tài chính toàn cầu đe dọa môi trường kinh tế thế giới; Cúm gia cầm tái bùng phát mạnh mẽ; Do những căng thẳng về chính trị, đặc biệt tại Trung Đông giá dầu có thể tăng cao gây ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế toàn cầu; Sự biến đổi của khí hậu trên trái đất. Bài tập chương 4 Khủng hoảng tài chính toàn cầu (thu thập tài liệu, viết bài theo nhóm và thuyết trình) Bài tập thảo luận nhóm: Hãy đọc bài viết “Cổ phần hóa đua theo chứng khoán” của tác giả Nguyễn Thu Tuyết, đăng trên báo Sài Gòn Giải phóng, ngày 5/5/2007 (xem trang 205 – 206) Câu hỏi thảo luận: Phân tích và nhận dạng những rủi ro khi “cổ phần hóa đua cùng chứng khoán”. Đề xuất những giải pháp phòng ngừa rủi ro trong những trường hợp này.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptC4_Moi truong PL CT KT va nhung rui ro.ppt
Tài liệu liên quan