Bài giảng Khởi sựu doanh nghiệp - Bài 4: Phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng - Phan Thế Công

Tài liệu Bài giảng Khởi sựu doanh nghiệp - Bài 4: Phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng - Phan Thế Công: V1.0018111220 BÀI 4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH VÀ NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG PGS.TS. Phan Thế Công Giảng viên Trường Đại học Thương mại 1 V1.0018111220 TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG Một sinh viên khối khoa học kỹ thuật (Minh) và một sinh viên khối khoa học xã hội (Lan) tranh luận với nhau về phương pháp nghiên cứu khoa học, cả hai sinh viên này đều học năm thứ 2 và vừa kết thúc bài giảng đầu tiên của môn nghiên cứu khoa học tại Khoa của mình. Tình cờ, một sinh viên năm thứ 3 (Tiến) nghe được đoạn hội thoại này và cùng tham gia. • Minh: Theo tớ, nghiên cứu khoa học chỉ tin cậy khi có số liệu bằng con số chứng minh được kết quả. Chính Fred Kerlinger đã nói "Chẳng có gì là định tính ở đây cả, chỉ có thể là 1 hay 0". Những báo cáo nghiên cứu ngành tớ theo học chỉ thể hiện bằng con số và chỉ những con số mới giúp tớ biết được thí nghiệm có thành công không. • Lan: Cậu nói vậy là sai rồi. Donald Campbell lại cho rằng "Mọi nghiên cứu đều phải dựa trên cơ sở định lượng". Ngành học c...

pdf53 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 560 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Khởi sựu doanh nghiệp - Bài 4: Phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng - Phan Thế Công, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
V1.0018111220 BÀI 4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH VÀ NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG PGS.TS. Phan Thế Công Giảng viên Trường Đại học Thương mại 1 V1.0018111220 TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG Một sinh viên khối khoa học kỹ thuật (Minh) và một sinh viên khối khoa học xã hội (Lan) tranh luận với nhau về phương pháp nghiên cứu khoa học, cả hai sinh viên này đều học năm thứ 2 và vừa kết thúc bài giảng đầu tiên của môn nghiên cứu khoa học tại Khoa của mình. Tình cờ, một sinh viên năm thứ 3 (Tiến) nghe được đoạn hội thoại này và cùng tham gia. • Minh: Theo tớ, nghiên cứu khoa học chỉ tin cậy khi có số liệu bằng con số chứng minh được kết quả. Chính Fred Kerlinger đã nói "Chẳng có gì là định tính ở đây cả, chỉ có thể là 1 hay 0". Những báo cáo nghiên cứu ngành tớ theo học chỉ thể hiện bằng con số và chỉ những con số mới giúp tớ biết được thí nghiệm có thành công không. • Lan: Cậu nói vậy là sai rồi. Donald Campbell lại cho rằng "Mọi nghiên cứu đều phải dựa trên cơ sở định lượng". Ngành học của tớ thì lại không thể nào thể hiện được bằng con số được. • Tiến: Xin lỗi hai em vì đã làm phiền nhưng anh tình cờ nghe được tranh luận của hai em nên muốn đóng góp ý kiến được không. Anh đoán là các em đang tìm hiểu về phương pháp nghiên cứu khoa học. Các em yên tâm là sẽ không phải tranh luận gì nhiều khi học tới Bài 4 vì qua bài học đó các em sẽ thấy những điều cả hai em nói đều có lý của nó. 2 Vậy phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng khác nhau như thế nào? Khi nào dùng các phương pháp này? V1.0018111220 MỤC TIÊU BÀI HỌC • Phân biệt được phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng. • Vận dụng/sử dụng được phương pháp nghiên cứu hợp lý cho từng loại đề tài nghiên cứu. 3 V1.0018111220 CẤU TRÚC NỘI DUNG Phương pháp thu thập thông tin định tính4.2 Phân loại thông tin và các phương pháp thu thập thông tin nghiên cứu 4.1 Phương pháp thu thập thông tin định lượng4.3 4 V1.0018111220 4.1. PHÂN LOẠI THÔNG TIN VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN NGHIÊN CỨU • Thu thập dữ liệu là một giai đoạn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với quá trình nghiên cứu các hiện tượng kinh tế xã hội. • Tuy nhiên việc thu thập dữ liệu lại thường tốn nhiều thời gian, công sức và chi phí. • Do đó cần phải nắm chắc các phương pháp thu thập dữ liệu để từ đó chọn ra các phương pháp thích hợp với hiện tượng, làm cơ sở để lập kế hoạch thu thập dữ liệu một cách khoa học, nhằm để đạt được hiệu quả cao nhất của giai đoạn quan trọng này. 4.1.1. Phân loại thông tin nghiên cứu 4.1.2. Các phương pháp thu thập thông tin nghiên cứu 5 V1.0018111220 4.1.1. PHÂN LOẠI THÔNG TIN NGHIÊN CỨU • Thông tin nghiên cứu là thông tin giúp nhà nghiên cứu đi đến các kết luận trong nghiên cứu của mình. Phân loại Dữ liệu thứ cấp Dữ liệu sơ cấp 6 V1.0018111220 4.1.1. PHÂN LOẠI THÔNG TIN NGHIÊN CỨU (tiếp theo) a. Dữ liệu thứ cấp • Định nghĩa: Dữ liệu thứ cấp là dữ liệu do người khác thu thập, sử dụng cho các mục đích có thể là khác với mục đích nghiên cứu của chúng ta. Dữ liệu thứ cấp có thể là dữ liệu chưa xử lý (còn gọi là dữ liệu thô) hoặc dữ liệu đã xử lý. Như vậy, dữ liệu thứ cấp không phải do người nghiên cứu trực tiếp thu thập. • Ví dụ về các nguồn dữ liệu thứ cấp:  Các cuộc điều tra về dân số, nhà ở, điều tra doanh nghiệp, điều tra mức sống dân cư, điều tra kinh tế xã hội gia đình (đa mục tiêu)... do chính phủ yêu cầu là những nguồn dữ liệu rất quan trọng cho các nghiên cứu kinh tế xã hội.  Bài báo khoa học, báo cáo khoa học, tài liệu giáo trình. 7 V1.0018111220 4.1.1. PHÂN LOẠI THÔNG TIN NGHIÊN CỨU (tiếp theo) Ưu điểm Nhược điểm Tiết kiệm tiền bạc, thời gian • Dữ liệu thứ cấp thường đã qua xử lý nên khó đánh giá được mức độ chính xác, mức độ tin cậy của nguồn dữ liệu. • Số liệu thứ cấp này đã được thu thập cho các nghiên cứu với các mục đích khác và có thể hoàn toàn không hợp với vấn đề của chúng ta; khó phân loại dữ liệu; các biến số, đơn vị đo lường có thể khác nhau. 8 V1.0018111220 4.1.1. PHÂN LOẠI THÔNG TIN NGHIÊN CỨU (tiếp theo) b. Dữ liệu sơ cấp Khi dữ liệu thứ cấp không có sẵn hoặc không thể giúp trả lời các câu hỏi nghiên cứu của chúng ta, chúng ta phải tự mình thu thập dữ liệu cho phù hợp với vấn đề nghiên cứu đặt ra. Các dữ liệu tự thu thập này được gọi là dữ liệu sơ cấp. Hay nói cách khác, dữ liệu sơ cấp là dữ liệu do chính người nghiên cứu thu thập. 9 V1.0018111220 4.1.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN NGHIÊN CỨU • Theo truyền thống, có hai hướng tiếp cận thu thập thông tin nghiên cứu, đó là định tính và định lượng. • Trong thời gian gần đây, nhiều nhà nghiên cứu có xu hướng kết hợp cả hai phương pháp này trong nghiên cứu của mình và đó được gọi là phương pháp kết hợp định tính và định lượng. 10 V1.0018111220 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Hãy xác định các nguồn thông tin nào được gọi là thông tin thứ cấp trong các liệt kê dưới đây? A. Báo cáo thường niên của Ngân hàng thế giới. B. Kết quả phỏng vấn của nhà nghiên cứu. C. Bài báo đăng trong tạp chí Dân chủ và Pháp luật của Bộ Tư pháp. D. Thống kê hàng năm của Cục thống kê. E. Kết quả thí nghiệm của nhà nghiên cứu. Đáp án đúng là: A, C, và D. Vì: Theo mục 4.1.1. Phân loại thông tin nghiên cứu thì dữ liệu thứ cấp là dữ liệu do người khác thu thập, sử dụng cho các mục đích có thể là khác với mục đích nghiên cứu của chúng ta. Dữ liệu thứ cấp có thể là dữ liệu chưa xử lý (còn gọi là dữ liệu thô) hoặc dữ liệu đã xử lý. Như vậy, dữ liệu thứ cấp không phải do người nghiên cứu trực tiếp thu thập. 11 V1.0018111220 4.2. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN ĐỊNH TÍNH Nghiên cứu định tính là một phương pháp điều tra được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau, không chỉ trong các ngành khoa học truyền thống mà còn trong nghiên cứu thị trường và các bối cảnh khác. Nghiên cứu định tính nhằm mục đích thu thập một sự hiểu biết sâu sắc về hành vi con người và lý do ảnh hưởng đến hành vi này. 4.2.1. Phương pháp phỏng vấn sâu 4.2.2. Phương pháp phỏng vấn/thảo luận nhóm 4.2.3. Phương pháp quan sát 4.2.4. Phương pháp điều tra bảng hỏi 12 V1.0018111220 4.2.1. PHƯƠNG PHÁP PHỎNG VẤN SÂU • Định nghĩa Phỏng vấn sâu là những cuộc đối thoại được lặp đi lặp lại giữa nhà nghiên cứu và người cung cấp thông tin nhằm tìm hiểu cuộc sống, kinh nghiệm và nhận thức của người cung cấp thông tin thông qua chính ngôn ngữ của người ấy. • Một số điểm mấu chốt:  Sự lặp lại của các cuộc đối thoại: Thời gian;  Cuộc đối thoại giữa nhà nghiên cứu và đối tượng: Bình đẳng;  Tìm hiểu quan điểm của đối tượng;  Tìm hiểu đối tượng trong ngôn ngữ tự nhiên của chính họ. • Những điểm hạn chế:  Các câu trả lời không được chuẩn hóa nên khó lượng hóa;  Phỏng vấn viên có tay nghề cao và nhiều kinh nghiệm;  Việc phân tích tốn nhiều thời gian. 13 V1.0018111220 4.2.1. PHƯƠNG PHÁP PHỎNG VẤN SÂU (tiếp theo) Khi nào cần sử dụng phỏng vấn sâu? Ai có thể thực hiện phỏng vấn sâu? Kỹ thuật phỏng vấn sâu • Chủ đề nghiên cứu mới và chưa được xác định rõ; • Nghiên cứu thăm dò, khi chưa biết những khái niệm và biến số; • Khi cần tìm hiểu sâu; • Khi cần tìm hiểu về ý nghĩa hơn là tần số. • Người nắm rõ vấn đề nghiên cứu; • Người được huấn luyện tốt; • Người có kinh nghiệm trong tiếp xúc với những người thuộc các thành phần xã hội khác nhau; • Người kiên nhẫn và biết lắng nghe người khác. • Phỏng vấn không cấu trúc; • Phỏng vấn bán cấu trúc. 14 V1.0018111220 4.2.1. PHƯƠNG PHÁP PHỎNG VẤN SÂU (tiếp theo) Các loại câu hỏi thường sử dụng trong phỏng vấn sâu • Câu hỏi mô tả: Yêu cầu đối tượng mô tả về sự kiện, người, địa điểm hay kinh nghiệm của họ. Được sử dụng để bắt đầu cuộc phỏng vấn làm cho đối tượng cảm thấy yên tâm vì tạo cho họ cảm giác chủ động. • Câu hỏi cơ cấu: Tìm hiểu xem đối tượng sắp xếp kiến thức của họ như thế nào. • Câu hỏi đối lập: Đối tượng so sánh các sự kiện và trao đổi về ý nghĩa của các sự kiện đó. • Câu hỏi về quan điểm/giá trị: Tìm hiểu quá trình tư duy và phân tích của đối tượng, họ nghĩ gì về những người nào đó, vấn đề, hay sự kiện nào đó. 15 V1.0018111220 4.2.1. PHƯƠNG PHÁP PHỎNG VẤN SÂU (tiếp theo) • Câu hỏi về cảm nhận: Tìm hiểu phản ứng tình cảm của đối tượng. • Câu hỏi về kiến thức: Tìm hiểu xem đối tượng thực sự có những thông tin gì và quan điểm của họ về những điều đó. • Câu hỏi về cảm giác: Tìm hiểu về những gì mà đối tượng nhìn thấy, nghe thấy và cảm thấy, ngửi thấy... Người được phỏng vấn mô tả về các tác động mà họ là đối tượng. • Câu hỏi về tiểu sử: Tìm hiểu một số đặc điểm cá nhân của đối tượng. 16 V1.0018111220 4.2.1. PHƯƠNG PHÁP PHỎNG VẤN SÂU (tiếp theo) Bắt đầu một cuộc phỏng vấn sâu như thế nào? • Khẳng định với đối tượng về tính chất khuyết danh của cuộc phỏng vấn. Giải thích tại sao bạn lại cho rằng ý kiến hay quan sát của họ về một chủ đề nào đó là quan trọng. • Nói với đối tượng phỏng vấn rằng bạn đang cố gắng để học hỏi từ họ. Khuyến khích họ ngắt lời bạn trong khi phỏng vấn nếu họ nghĩ ra điều gì quan trọng. • Yêu cầu đối tượng cho phép ghi âm cuộc phỏng vấn và ghi chép trong quá trình phỏng vấn. • Luôn thành thật và thẳng thắn và thực sự quan tâm đến những gì mà đối tượng nói với bạn. 17 V1.0018111220 4.2.1. PHƯƠNG PHÁP PHỎNG VẤN SÂU (tiếp theo) Hãy để cho đối tượng dẫn dắt • Đối tượng phải hiểu câu hỏi. • Họ phải có những thông tin mà bạn cần. • Họ phải sẵn sàng dành thời gian và công sức ra để nói chuyện với bạn. • Cố gắng tạo được một quan hệ giao tiếp tự nhiên, an toàn, chân thành và thông cảm. • Tuy nhiên không nên để cho cuộc phỏng vấn trở thành một cuộc đối thoại thông thường để tránh sự lan man vòng vèo, lạc đề. Quy tắc: Đưa đối tượng vào chủ đề bạn quan tâm và để cho đối tượng được tự do. Hãy để cho đối tượng cung cấp những thông tin mà họ cho là quan trọng. 18 V1.0018111220 4.2.1. PHƯƠNG PHÁP PHỎNG VẤN SÂU (tiếp theo) Sử dụng kĩ thuật thăm dò • Im lặng: Chờ đợi đối tượng tiếp tục nói. Có thể đi kèm với cái gật đầu và ánh mắt chờ đợi của bạn. • Nhắc lại đi nhắc lại câu cuối cùng mà đối tượng vừa nói và yêu cầu họ nói tiếp. • Gật gù: Khuyến khích đối tượng bằng cách gật gù hoặc "vâng", "đúng rồi"... • Đặt câu hỏi dài: Đem lại nhiều câu trả lời hơn và dễ gây thiện cảm hơn. • Hướng dẫn: Không nên lái đối tượng trả lời ý mình bằng cách đưa ra các câu hỏi như "Ông có cho rằng ...." mà nên hỏi "Ông nghĩ thế nào về ...". • Đối phó với đối tượng nói nhiều, lạc đề: Những đối tượng nói nhiều cần phải được ngắt lời nhưng không làm họ phật ý. • Xác nhận: Hãy tỏ ra là bạn đã nắm được một số thông tin nào đó về chủ đề của cuộc phỏng vấn để khiến đối tượng cởi mở hơn và đỡ áy náy hơn vì đã tiết lộ thông tin của nhóm. 19 V1.0018111220 4.2.1. PHƯƠNG PHÁP PHỎNG VẤN SÂU (tiếp theo) Học cách phỏng vấn • Thực hành nhiều. • Tập phỏng vấn trước những người khác với sự giúp đỡ của một người có kinh nghiệm. • Không bao giờ sử dụng bạn của mình là đối tượng để tập phỏng vấn. Tập phỏng vấn phải thực sự là các vấn đề mà bạn quan tâm thích thú và với những đối tượng có vẻ như biết nhiều về các chủ đề đó. Sử dụng máy ghi âm • Chuẩn bị 2 máy ghi âm tốt, có đèn báo pin. • Chỉ sử dụng băng ghi âm loại tốt, luôn luôn mang theo băng trắng dự trữ. Tua băng một lần trước khi ghi âm. • Luôn luôn thử băng, thử máy trước cuộc phỏng vấn, nhưng ở nhà. • Chuẩn bị pin tốt cho máy từ khi ở nhà, mang theo pin dự trữ. • Luôn luôn ghi chép vì có lúc ghi âm không thành công. 20 V1.0018111220 4.2.1. PHƯƠNG PHÁP PHỎNG VẤN SÂU (tiếp theo) Kết thúc phỏng vấn như thế nào? • Giữ mối thiện cảm với đối tượng cho những phỏng vấn sau. • Tỏ thái độ biết ơn và trân trọng những thông tin mà đối tượng vừa cung cấp. • Có thể kết thúc phỏng vấn sớm hơn dự định hoặc yêu cầu đối tượng cho kéo dài cuộc phỏng vấn. 21 V1.0018111220 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Nhận định sau đúng hay sai? Khi tiến hành phỏng vấn sâu, nhà cần phải dành quyền kiểm soát và không nên để người trả lời tự do cung cấp thông tin theo ý họ dù thông tin đó có liên quan tới nội dung nghiên cứu. Đáp án đúng là: Sai. Vì: Theo mục 4.2.1. Phương pháp phỏng vấn sâu, quy tắc: đưa đối tượng vào chủ đề bạn quan tâm và để cho đối tượng tự do phát ngôn, để đối tượng tự cung cấp thông tin mà họ cho là quan trọng. Cho nên chúng ta không nên dành quyền kiểm soát mà nên dành quyền đó cho đối tượng phỏng vấn. 22 V1.0018111220 4.2.2. PHƯƠNG PHÁP PHỎNG VẤN/THẢO LUẬN NHÓM • Phỏng vấn nhóm thường là một phương pháp tốt để tạo ra dữ liệu nếu câu hỏi cần nghiên cứu cần được giải quyết:  Có liên quan đến những ý kiến thu thập và cảm nhận từ những người bình thường hoặc người tiêu dùng.  Có ảnh hưởng đến nhiều người theo cùng một cách tương tự như nhau.  Có thể được trao đổi thẳng thắn trong một cuộc thảo luận nhóm. 23 V1.0018111220 4.2.3. PHƯƠNG PHÁP QUAN SÁT • Quan sát là phương pháp thu thập thông tin của nghiên cứu xã hội học thực nghiệm thông qua các tri giác như nghe, nhìn... để thu nhận các thông tin từ thực tế xã hội nhằm đáp ứng mục tiêu nghiên cứu của đề tài. • Ưu và nhược điểm của phương pháp quan sát: Do ưu và nhược điểm của phương pháp quan sát mà phương pháp này thường sử dụng cho nghiên cứu đại diện, nghiên cứu thử, hay nghiên cứu để làm chính xác các mô hình lý thuyết, kiểm tra, đánh giá kết quả nghiên cứu. Ưu điểm Nhược điểm Điểm mạnh nhất của phương pháp quan sát là đạt được ấn tượng trực tiếp và sự thể hiện của cá nhân được quan sát, trên cơ sở ấn tượng mà điều tra viên ghi chép lại thông tin. Hạn chế: Chỉ sử dụng cho các nghiên cứu với đối tượng chỉ xảy ra trong hiện tại (quá khứ và tương lai không quan sát được). Tính bao trùm của quan sát bị hạn chế, bởi vì người quan sát không thể quan sát mẫu lớn được. Đôi khi bị ảnh hưởng tính chủ quan của người quan sát. 24 V1.0018111220 4.2.3. PHƯƠNG PHÁP QUAN SÁT (tiếp theo) Kỹ thuật quan sát Phải chuẩn bị một kế hoạch chu đáo trước khi quan sát. Bao gồm: • Xác định rõ mục tiêu quan sát (để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu nào?). • Phải xác định đối tượng quan sát (quan sát ai?). • Xác định thời điểm quan sát (quan sát ở đâu thì hợp lí?). • Các thức tiếp cận để quan sát. • Xác định thời gian quan sát (quan sát khi nào? bao lâu?). • Hình thức ghi lại thông tin quan sát (ghi chép bằng gì? ghi âm, chụp ảnh, quay camera). • Tổ chức quan sát: phải tổ chức chặt chẽ, phối hợp giữa các quan sát viên. 25 V1.0018111220 4.2.3. PHƯƠNG PHÁP QUAN SÁT (tiếp theo) Lựa chọn các loại quan sát: tuỳ theo vấn đề nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu mà lựa chọn hình thức quan sát cho phù hợp. • Theo mức độ chuẩn bị:  Quan sát có chuẩn bị: là dạng quan sát mà người đi nghiên cứu đã tác động những yếu tố nào của hướng nghiên cứu có ý nghĩa cho đề tài và từ đó tập trung sự chú ý mình vào yếu tố đó. Thường sử dụng cho việc kiểm tra kết quả cho thông tin nhận được từ phương pháp khác.  Quan sát không chuẩn bị: là dạng quan sát trong đó chưa xác định được các yếu tố mà đề tài nghiên cứu quan tâm, thường sử dụng cho các nghiên cứu thử. 26 V1.0018111220 4.2.3. PHƯƠNG PHÁP QUAN SÁT (tiếp theo) • Theo sự tham gia của người quan sát:  Quan sát có tham dự: Điều tra viên tham gia vào nhóm đối tượng quan sát.  Quan sát không tham dự: Điều tra viên không tham gia vào nhóm đối tượng quan sát mà đứng bên ngoài để quan sát. • Theo mức độ công khai của người đi quan sát:  Quan sát công khai: người bị quan sát biết rõ mình đang bị quan sát. Hoặc người quan sát cho đối tượng biết mình là ai, mục đích công việc của mình.  Quan sát không công khai: người bị quan sát không biết rõ mình đang bị quan sát. Hoặc người quan sát không cho đối tượng biết mình là ai, đang làm gì. • Căn cứ vào số lần quan sát:  Quan sát một lần.  Quan sát nhiều lần: có khả năng nhận thức lớn hơn nhiều. 27 V1.0018111220 4.2.4. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA BẢNG HỎI • Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi (phương pháp ăng két) là một phương pháp phỏng vấn viết, được thực hiện cùng một lúc với nhiều người theo một bảng hỏi in sẵn. Người được hỏi trả lời ý kiến của mình bằng cách đánh dấu vào các ô tương ứng theo một quy ước nào đó. • Hình thức:  Phỏng vấn trực tiếp;  Qua điện thoại;  Qua thư tín;  Qua internet. 28 V1.0018111220 4.2.4. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA BẢNG HỎI (tiếp theo) Phỏng vấn trực tiếp Thuận lợi Khó khăn • Người phỏng vấn có thể thuyết phục đối tượng trả lời. • Thông tin về gia cảnh có thể quan sát, không cần hỏi. • Có thể kết hợp hỏi và dùng hình ảnh để giải thích. • Câu hỏi dài có thể sử dụng được nhờ “nài nỉ” của người phỏng vấn. • Nếu người trả lời gặp rắc rối khó hiểu, người phỏng vấn có thể giải thích cho họ. • Chọn mẫu có thể kỹ, chính xác. • Chi phí cao, hao tốn thời gian. • Sự có mặt của người phỏng vấn, thái độ, tính khô cứng của người hỏi có thể đưa đến việc né tránh câu hỏi hay lệch lạc. • Người trả lời biết mình có thể bị nhận diện nên ảnh hưởng đến thiện chí của họ. 29 V1.0018111220 4.2.4. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA BẢNG HỎI (tiếp theo) Qua điện thoại Thuận lợi Khó khăn • Giảm chi phí khảo sát. • Có thể hỏi nhiều người trong thời gian ngắn. • Khối mẫu lớn, rải rác trên địa bàn rộng cũng có thể tiến hành nhanh. • Tiến hành phỏng vấn từ một trung tâm nên việc chỉ đạo và huấn luyện dễ dàng hơn. • Phỏng vấn bị giới hạn trên những gì nghe được, không quan sát được gia cảnh (tình hình thực tế). • Phải chú ý lâu trong cuộc phỏng vấn dài gặp khó khăn, khó tránh khỏi người dự vấn gác máy giữa chừng. • Người dự vấn không nhìn thấy người phỏng vấn nên nghi ngại hoặc ác cảm. • Chỉ có thể thực hiện được với gia đình có điện thoại, có thể trở ngại vì đường dây hỏng hay số điện thoại không đăng ký. 30 V1.0018111220 4.2.4. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA BẢNG HỎI (tiếp theo) Qua thư tín Thuận lợi Khó khăn • Người dự vấn đọc và trả lời, không bị ảnh hưởng bởi người phòng vấn. • Có thể trả lời khi nào thuận tiện, không bị sức ép nào. • Có thể phỏng vấn được với địa chỉ tản mạn mà không có phương tiện truyền thông nào liên lạc được. • Phí tổn chỉ giới hạn ở việc làm thủ tục và bưu phí. • Tỷ lệ trả lời thấp và những người trả lời có thể không đại diện. • Mất nhiều thời gian chờ đợi, có thể nhiều tuần hoặc lâu hơn. • Không biết gì về người dự vấn và hoàn cảnh trừ khi họ viết trên bảng hỏi. • Dự kiến phí tổn thấp có thể thành phí tổn cao do số thư trả lời ít. • Người dự vấn không được khuyến khích và hướng dẫn trả lời. 31 V1.0018111220 4.2.4. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA BẢNG HỎI (tiếp theo) Thiết kế bảng hỏi Câu hỏi đóng: Có nhiều hình thức câu hỏi đóng, trong đó cả hai vấn đề câu hỏi và câu trả lời đều được cấu trúc. Nét phân biệt chủ yếu giữa các hình thức câu hỏi đóng là dựa trên câu trả lời. • Câu hỏi phân đôi: Cho phép hai khả năng trả lời “có” hoặc “không”, “đúng” và “sai”. • Câu hỏi sắp hàng thứ tự: Sắp xếp thứ tự tương đối của các đề mục được liệt kê. • Câu hỏi đánh dấu tình huống theo danh sách: Đánh dấu vào một hay nhiều loại câu trả lời được liệt kê ra để chọn. • Câu hỏi nhiều lựa chọn: Liệt kê một số câu trả lời và cho biết chủ đề để chọn ra câu trả lời thích hợp nhất. • Câu hỏi bậc thang: Người trả lời được cho một loạt các lựa chọn diễn tả ý kiến của họ. 32 V1.0018111220 4.2.4. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA BẢNG HỎI (tiếp theo) Câu hỏi mở: • Người ta mong đợi ở người trả lời cung cấp bất cứ thông tin nào được coi là thích hợp. • Có 3 loại câu hỏi mở:  Tự do trả lời: Người trả lời tự do trả lời câu hỏi theo ý mình tùy theo phạm vi tự do mà người phỏng vấn dành cho họ.  Thăm dò: Người phỏng vấn có thể bắt đầu hỏi những câu hỏi thăm dò thân mật để đưa vấn đề đi xa hơn.  Kỹ thuật hiện hình: Mô tả các tập hợp dữ liệu bằng việc trình bày một cách đầy đủ, rõ ràng những vấn đề còn chưa được rõ nghĩa (từ ngữ, hình ảnh mà người trả lời phải mường tượng ra, trên cơ sở đó, người trả lời sẽ nói bằng hình dung trong đầu họ về vấn đề đang bàn luận). 33 V1.0018111220 4.2.4. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA BẢNG HỎI (tiếp theo) • Dùng bảng hỏi để thu thập dữ liệu theo mục tiêu nghiên cứu. • Thường được sử dụng để thu thập dữ liệu diện rộng (mẫu lớn). • Các yếu tố chính của thiết kế điều tra:  Mẫu khảo sát;  Phiếu câu hỏi;  Phương pháp thu thập dữ liệu;  Phương pháp phân tích (dự kiến trước). 34 V1.0018111220 4.2.4. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA BẢNG HỎI (tiếp theo) Quy trình thiết kế phiếu hỏi Xác định thông tin cần thu thập Xác định phương pháp thu thập Xác định nội dung từng phần – câu hỏi Xác định hình thức và ngôn từ từng câu Sắp xếp câu hỏi theo từng phần phù hợp Quyết định hình thức phiếu câu hỏi Khảo sát thử Hoàn thiện phiếu câu hỏi 35 V1.0018111220 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Ghép các phương án ở cột I với phương án ở cột II sao cho đúng? Đáp án đúng là: 1 – C; 2 – B; 3 – A và 4 – D. Vì: Theo các kiến thức ở mục 4.2.4. phương pháp điều tra bảng hỏi. 36 Cột I Cột II Điều tra bảng hỏi Phương pháp thu thập thông tin của nghiên cứu xã hội học thực nghiệm thông qua các tri giác như nghe, nhìn để thu nhận các thông tin từ thực tế xã hội nhằm đáp ứng mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Phỏng vấn sâu Những cuộc đối thoại được lặp đi lặp lại giữa nhà nghiên cứu và người cung cấp thông tin nhằm tìm hiểu cuộc sống, kinh nghiệm và nhận thức của người cung cấp thông tin thông qua chính ngôn ngữ của người ấy. Quan sát Một phương pháp phỏng vấn viết, được thực hiện cùng một lúc với nhiều người theo một bảng hỏi in sẵn. Người được hỏi trả lời ý kiến của mình bằng cách đánh dấu vào các ô tương ứng theo một quy ước nào đó. Thảo luận nhóm Những cuộc trao đổi với nhiều người cung cấp tin cùng một lúc nhằm tìm hiểu cuộc sống, kinh nghiệm và nhận thức của người cung cấp thông tin thông qua chính ngôn ngữ của những người ấy. V1.0018111220 4.3. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN ĐỊNH LƯỢNG Nghiên cứu định lượng là điều tra thực nghiệm có hệ thống về các hiện tượng quan sát được qua số liệu thống kê, toán học hoặc số hoặc kỹ thuật vi tính. Mục tiêu của nghiên cứu định lượng là phát triển và sử dụng mô hình toán học, lý thuyết hoặc các giả thuyết liên quan tới các hiện tượng. Quá trình đo lường là trung tâm của nghiên cứu định lượng bởi vì nó cung cấp các kết nối cơ bản giữa quan sát thực nghiệm và biểu thức toán học của các mối quan hệ định lượng. 4.3.1. Khái niệm, mục tiêu, đặc điểm nghiên cứu định lượng 4.3.2. Các bước trong thiết kế nghiên cứu định lượng 4.3.3. Chọn mẫu trong nghiên cứu định lượng 4.3.4. Phân tích hồi quy trong kinh tế lượng 37 V1.0018111220 4.3.1. KHÁI NIỆM, MỤC TIÊU, ĐẶC ĐIỂM NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG • Khái niệm:  Nghiên cứu định lượng là phương pháp thu thập dữ liệu bằng số và giải quyết quan hệ trong lý thuyết và nghiên cứu theo quan điểm diễn dịch.  Nghiên cứu định lượng chủ yếu là kiểm dịch lý thuyết, sử dụng mô hình khoa học tự nhiên thực chứng luận, phương pháp nghiên cứu định lượng có thể chứng minh được trong thực tế và theo chủ nghĩa khách quan. • Mục tiêu: Để lượng hóa mối quan hệ giữa các nhân tố (các biến) thông qua việc áp dụng các công cụ phân tích thống kê. Thường được áp dụng khi:  Mô hình nghiên cứu đã khá rõ ràng và cụ thể (có đủ 3 yếu tố);  Kiểm định giả thuyết nghiên cứu có được từ lý thuyết. 38 V1.0018111220 4.3.1. KHÁI NIỆM, MỤC TIÊU, ĐẶC ĐIỂM NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG (tiếp theo) • Đặc điểm:  Tính đại diện của mẫu là hết sức quan trọng - Cách lựa chọn (ngẫu nhiên, theo tỷ lệ, thuận tiện...); - Quy mô mẫu.  Thu thập thông tin có cấu trúc định trước.  Các nhân tố trong mô hình phải được đo lường hoặc chuyển hóa về những con số. Ví dụ: niềm tin/niềm hy vọng/cảm xúc...  Phân tích thông tin có tính thống kê. 39 V1.0018111220 4.3.2. CÁC BƯỚC TRONG THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG Xác định mô hình và mối quan hệ của các nhân tố Xác định biến số (cho các nhân tố) Xác định thước đo cho các biến số Xác định nguồn thông tin và phương pháp thu thập Xác định phương pháp phân tích thông tin (các công cụ thống kê) 40 V1.0018111220 4.3.3. CHỌN MẪU TRONG NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG Các phương pháp chọn mẫu thường dùng trong khảo sát • Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản; • Chọn mẫu ngẫu nhiên có hệ thống; • Chọn mẫu theo tỷ lệ của tổng thể; • Chọn mẫu theo cụm/khu vực; • Chọn mẫu thuận tiện. 41 V1.0018111220 4.3.3. CHỌN MẪU TRONG NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG (tiếp theo) Phương pháp điều tra bảng hỏi Quy mô mẫu • Tính đại diện của mẫu phụ thuộc vào:  Cách thức chọn mẫu;  Quy mô mẫu. • Rất khó khi trả lời "quy mô mẫu bao nhiêu là vừa?" Trong thống kê mô tả, nếu mẫu được lựa chọn ngẫu nhiên thì quy mô từ 384 quan sát trở lên là đảm bảo độ tin cậy 95%. 42 V1.0018111220 CHỌN MẪU NGẪU NHIÊN ĐƠN GIẢN 43 1. Jane 18. Steve 35. Fred 2. Bill 19. Sam 36. Mike 3. Harriet 20. Marvin 37. Doug 4. Leni 21. Ed. T. 38. Ed M. 5. Micah 22. Jerry 39. Tom 6. Sara 23. Chitra 40. Mike G. 7. Terri 24. Clenna 41. Nathan 8. Joan 25. Misty 42. Peggy 9. Jim 26. Cindy 43. Heather 10. Terrill 27. Sy 44. Debbie 11. Susie 28. Phyllis 45. Cheryl 12. Nona 29. Jerry 46. Wes 13. Doug 30. Harry 47. Genna 14. John S. 31. Dana 48. Ellie 15. Bruce A. 32. Bruce M. 49. Alex 16. Larry 33. Daphne 50. John D. 17. Bob 34. Phil 1. Xác định đám đông nghiên cứu. 2. Liệt kê mọi thành viên của đám đông. 3. Đánh số vào danh sách thành viên. 4. Chọn một tiêu chí để lựa chọn mẫu (rand). Áp dụng: đám đông có kích thước nhỏ. V1.0018111220 CHỌN MẪU NGẪU NHIÊN ĐƠN GIẢN (tiếp theo) 44 1. Chọn điểm xuất phát. 2. Hai chữ số đầu tiên là 68 (không dùng). 3. Số kế tiếp là, 48, được dùng. 4. Tiếp tục cho đến khi quá trình chọn mẫu được hoàn tất. 23157 48559 01837 25993 05545 50430 10537 43508 14871 03650 32404 36223 38976 49751 94051 75853 97312 17618 99755 30870 11742 69183 44339 47512 43361 82859 11016 45623 93806 04338 38268 04491 49540 31181 08429 84187 36768 76233 37948 21569 V1.0018111220 CHỌN MẪU HỆ THỐNG (SYSTEMATIC SAMPLING) 45 1. Chia đám đông cho qui mô mẫu mong muốn: VD: 50/10 = 5. 2. Chọn điểm xuất phát: VD: 43 = Heather. 3. Sau đó chọn thành viên thứ 5 từ điểm xuất phát và lần lượt như vậy cho đến khi hoàn tất danh sách đám đông. 1. Jane 18. Steve 35. Fred 2. Bill 19. Sam 36. Mike 3. Harriet 20. Marvin 37. Doug 4. Leni 21. Ed. T. 38. Ed M. 5. Micah 22. Jerry 39. Tom 6. Sara 23. Chitra 40. Mike G. 7. Terri 24. Clenna 41. Nathan 8. Joan 25. Misty 42. Peggy 9. Jim 26. Cindy 43. Heather 10. Terrill 27. Sy 44. Debbie 11. Susie 28. Phyllis 45. Cheryl 12. Nona 29. Jerry 46. Wes 13. Doug 30. Harry 47. Genna 14. John S. 31. Dana 48. Ellie 15. Bruce A. 32. Bruce M. 49. Alex 16. Larry 33. Daphne 50. John D. 17. Bob 34. Phil V1.0018111220 4.3.3. CHỌN MẪU TRONG NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG (tiếp theo) Chọn mẫu phân tầng • Tính chất quan tâm được xác định (Ví dụ: giới tính). • Thành viên của đám đông được liệt kê riêng biệt theo cách phân loại (Ví dụ: giới tính nam và nữ). • Tỷ lệ đại diện cho mỗi phân loại trong đám đông được xác định (Ví dụ: 40% là nữ và 60% là nam). • Mẫu ngẫu nhiên được chọn phản ánh tỷ lệ đã được xác định nêu trên (Ví dụ: 8 nữ và 12 nam cho quy mô mẫu là 20). Chọn mẫu phi xác suất • Chọn mẫu thuận lợi  Dễ thực hiện;  Không ngẫu nhiên;  Không có tính tiêu biểu cao. • Chọn mẫu theo phân suất (quota)  Khi không áp dụng được hình thức chọn mẫu phân loại;  Các thành viên được chọn không ngẫu nhiên. 46 V1.0018111220 4.3.3. CHỌN MẪU TRONG NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG (tiếp theo) • Mẫu, quy mô mẫu và sai số mẫu  Sai số mẫu = sự khác biệt giữa tính chất của mẫu và tính chất của đám đông.  Giảm sai số mẫu luôn là mục tiêu của bất kỳ kỹ thuật chọn mẫu nào.  Khi quy mô mẫu tăng, sai số mẫu sẽ giảm. • Mẫu lớn như thế nào? Mục tiêu là chọn mẫu tiêu biểu  Mẫu lớn luôn có tính tiêu biểu cao hơn.  Nhưng chọn mẫu lớn cũng tốn kém hơn.  Và chọn mẫu lớn tức là phớt lờ sức mạnh của phương pháp chọn mẫu có khoa học. 47 V1.0018111220 4.3.4. PHÂN TÍCH HỒI QUY TRONG NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG Mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và biến độc lập xác định a và b • Mô hình hồi quy tổng thể: • Mô hình hồi quy mẫu: • Một cách tổng quát, ta tin rằng có một mối quan hệ tuyến tính giữa một biến độc lập (X) và một biến phụ thuộc (Y). Biến này là mức trung bình, vì vậy đối với mỗi quan sát (i) có một phần giá trị sai biệt. Ta có công thức: 48    i i iy ax b  i i ˆˆyˆ ax b     i 0 1 i iY X u V1.0018111220 4.3.4. PHÂN TÍCH HỒI QUY TRONG NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG (tiếp theo) Công thức hồi quy • Hệ số góc  Giá trị ước lượng Y khi X = 0  X = 0 có thể có hoặc không có ý nghĩa, tuỳ thuộc vào các biến số trong mô hình. • Độ dốc (Slope)  Sự thay đổi Y khi thay đổi mỗi đơn vị của X. 49 ˆ ˆ  0 1 1Yˆ b b X V1.0018111220 4.3.4. PHÂN TÍCH HỒI QUY TRONG NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG (tiếp theo) Mở rộng cho nhiều biến độc lập • Ta có thể thêm vào nhiều biến độc lập để dự báo biến phụ thuộc • Hồi quy bội (Multiple regression) là nhóm các phương pháp ước lượng tham số b và β của những công thức nhằm giảm tối đa các sai số dự đoán. 50      0 1 1 2 2 3 3 p pYˆ b b X b X b X b X         1 1 2 2 3 3 p pYˆ Z Z Z Z V1.0018111220 4.3.4. PHÂN TÍCH HỒI QUY TRONG NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG (tiếp theo) Ví dụ Công thức hồi quy chưa chuẩn hóa hệ số Công thức hồi quy đã chuẩn hóa hệ số 51 Coefficients Model Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients B Std. Error Beta t Sig. 1 (Constant) FREQ LENGTH 833.074 -68.542 19.571 3.091 .626 .212 -.468 .395 269.553 -109.421 92.489 .000 .000 .000 a. Dependent Variable: RTIME     Yˆ 833.074 68.542 freq 19.571 length     Z freq lengthYˆ .468 Z .395 Z V1.0018111220 GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG Vậy phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng khác nhau như thế nào? Khi nào dùng các phương pháp này? Trả lời • Đối với nghiên cứu định tính thì chủ yếu thu thập dữ liệu bằng chữ và là phương pháp tiếp cận nhằm tìm cách mô tả và phân tích đặc điểm của nhóm người từ quan điểm của nhà nhân học. Còn với nghiên cứu định lượng thì chủ yếu thu thập dữ liệu bằng số và giải quyết quan hệ trong lý thuyết và nghiên cứu theo quan điểm diễn dịch. • Trong nghiên cứu định tính nhà nghiên cứu sử dụng theo hình thức quy nạp, tạo ra lý thuyết, phương pháp nghiên cứu định tính còn sử dụng quan điểm diễn giải, không chứng minh chỉ có giải thích và dùng thuyết kiến tạo trong nghiên cứu, có nghĩa là nhà nghiên cứu dựa vào các lý thuyết để xây dựng cho mình một hướng nghiên cứu phù hợp với điều kiện. Còn trong nghiên cứu định lượng chủ yếu là kiểm dịch lý thuyết, sử dụng mô hình khoa học tự nhiên thực chứng luận, phương pháp nghiên cứu định lượng có thể chứng minh được trong thực tế và theo chủ nghĩa khách quan, do là phương pháp chủ yếu sử dụng con số và tính khách quan cao nên phương pháp định lượng có độ trung thực cao. 52 V1.0018111220 TỔNG KẾT BÀI HỌC Trong bài này chúng ta đã nghiên cứu những nội dung chính sau: • Các loại thông tin khoa học sơ cấp và thứ cấp; • Các hướng tiếp cận nghiên cứu khoa học; • Ứng dụng hướng tiếp cận định tính với các phương pháp thu thập thông tin thuộc hướng tiếp cận này; • Ứng dụng hướng tiếp cận định tính với các phương pháp thu thập thông tin thuộc hướng tiếp cận này. 53

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftri201_tsr_bai4_phuong_phap_nghien_cuu_dinh_tinh_va_dinh_luong_1284_2121671.pdf
Tài liệu liên quan