Ảnh hưởng của tình trạng hoạt động chức năng cơ bản và chuyên khoa điều trị đến tỉ lệ sử dụng thuốc kháng đông trên bệnh nhân cao tuổi có rung nhĩ không do bệnh van tim tại Bệnh viện Trưng Vương

Tài liệu Ảnh hưởng của tình trạng hoạt động chức năng cơ bản và chuyên khoa điều trị đến tỉ lệ sử dụng thuốc kháng đông trên bệnh nhân cao tuổi có rung nhĩ không do bệnh van tim tại Bệnh viện Trưng Vương: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Chuyên Đề Nội Khoa 246 ẢNH HƯỞNG CỦA TÌNH TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHỨC NĂNG CƠ BẢN VÀ CHUYÊN KHOA ĐIỀU TRỊ ĐẾN TỈ LỆ SỬ DỤNG THUỐC KHÁNG ĐÔNG TRÊN BỆNH NHÂN CAO TUỔI CÓ RUNG NHĨ KHÔNG DO BỆNH VAN TIM TẠI BỆNH VIỆN TRƯNG VƯƠNG Trần Thanh Tuấn*, Nguyễn Văn Tân**, Nguyễn Văn Trí** TÓM TẮT Cơ sở: Việc dự phòng đột quị bằng thuốc kháng đông trên bệnh nhân cao tuổi có rung nhĩ không do bệnh van tim đã được chứng minh và khuyến cáo chính thức bởi các hiệp hội uy tín. Tuy nhiên, trên thực tế, tỉ lệ sử dụng thuốc khác đông trên dân số có nguy cơ đột quị cao rất thay đổi qua từng nghiên cứu, từng địa phương. Ngoài yếu tố nguy cơ đột quị, còn yếu tố nào khác ảnh hưởng đến tỉ lệ sử dụng thuốc kháng đông hay không? Mục tiêu: Khảo sát mối liên quan giữa tình trạng hoạt động chức năng cơ bản và chuyên khoa điều trị đến tỉ lệ sử dụng thuốc kháng đông trên bệnh nhân cao tuổi có rung nhĩ không do bệnh van tim tại bệnh ...

pdf6 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 10/07/2023 | Lượt xem: 156 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ảnh hưởng của tình trạng hoạt động chức năng cơ bản và chuyên khoa điều trị đến tỉ lệ sử dụng thuốc kháng đông trên bệnh nhân cao tuổi có rung nhĩ không do bệnh van tim tại Bệnh viện Trưng Vương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Chuyên Đề Nội Khoa 246 ẢNH HƯỞNG CỦA TÌNH TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHỨC NĂNG CƠ BẢN VÀ CHUYÊN KHOA ĐIỀU TRỊ ĐẾN TỈ LỆ SỬ DỤNG THUỐC KHÁNG ĐÔNG TRÊN BỆNH NHÂN CAO TUỔI CÓ RUNG NHĨ KHÔNG DO BỆNH VAN TIM TẠI BỆNH VIỆN TRƯNG VƯƠNG Trần Thanh Tuấn*, Nguyễn Văn Tân**, Nguyễn Văn Trí** TÓM TẮT Cơ sở: Việc dự phòng đột quị bằng thuốc kháng đông trên bệnh nhân cao tuổi có rung nhĩ không do bệnh van tim đã được chứng minh và khuyến cáo chính thức bởi các hiệp hội uy tín. Tuy nhiên, trên thực tế, tỉ lệ sử dụng thuốc khác đông trên dân số có nguy cơ đột quị cao rất thay đổi qua từng nghiên cứu, từng địa phương. Ngoài yếu tố nguy cơ đột quị, còn yếu tố nào khác ảnh hưởng đến tỉ lệ sử dụng thuốc kháng đông hay không? Mục tiêu: Khảo sát mối liên quan giữa tình trạng hoạt động chức năng cơ bản và chuyên khoa điều trị đến tỉ lệ sử dụng thuốc kháng đông trên bệnh nhân cao tuổi có rung nhĩ không do bệnh van tim tại bệnh viện Trưng Vương. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả tiến cứu trên bệnh nhân được chẩn đoán rung nhĩ không do bệnh van tim điều trị tại khoa Tim Mạch, Hô Hấp, Nội Tiết, Thần Kinh và khoa Khám bệnh của bệnh viện Trưng Vương từ 07/2015 đến 4/2016. Bệnh nhân được ghi nhận điểm Katz, chuyên khoa điều trị và toa thuốc sử dụng. Kết quả: Trong 207 bệnh nhân thỏa tiêu chuẩn nghiên cứu, tuổi trung bình là 72,8±8,3 tuổi, nữ giới chiếm 59,9%. Tỉ lệ bệnh nhân được điều trị với bác sĩ Tim Mạch là 76,3%. Tỉ lệ bệnh nhân có điểm Katz ≤3 là 23,2%.Tỉ lệ sử dụng thuốc kháng đông ở bác sĩ Tim Mạch cao hơn hẳn khi so với tỉ lệ sử dụng thuốc kháng đông ở bác sĩ chuyên khoa khác (78,5% so với 28,6%, p<0,0001). Bệnh nhân giảm nặng hoạt động chức năng cơ bản (Katz ≤3) có tỉ lệ sử dụng thuốc kháng đông thấp hơn so với nhóm còn lại (43,8% so với 78,9%, p<0,0001). Phân tích đa biến ghi nhận: bệnh nhân có điểm Katz >3 có khả năng được sử dụng kháng đông nhiều hơn (OR là 3,285; 95% CI 1,252-8,622;p=0,016). Bệnh nhân được điều trị bởi bác sĩ ngoài chuyên khoa Tim Mạch làm tăng nguy cơ không được sử dụng kháng đông(OR là 0,084; 95% CI 0,036-0,194; p<0,0001). Kết luận: Tình trạng hoạt động chức năng cơ bản và chuyên khoa điều trị có ảnh hưởng đến tỉ lệ sử dụng thuốc kháng đông trong dự phòng đột quị trên bệnh nhân cao tuổi có rung nhĩ không do bệnh van tim tại bệnh viện Trưng Vương. Từ khóa: người cao tuổi, rung nhĩ không do bệnh van tim, kháng đông, chuyên khoa, hoạt động cơ bản hàng ngày ABSTRACT THE EFFECT OF BASIC ACTIVITIES OF DAILY LIVING AND SPECIALIST TO THE RATE OF USING ANTICOAGULATION DRUGS IN ELDERLY PATIENTS WITH NONVALVULAR ATRIAL FIBRILLATION AT TRUNG VUONG HOSPITAL Tran Thanh Tuan, Nguyen Van Tan, Nguyen Van Tri * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 21 - No 1 - 2017: 246 - 251 Backgrounds: The use of anticoagulation drug for stroke prevention in elderly patients with nonvalvular * Bệnh viện Trưng Vương Tp HCM ** Bộ môn Lão Khoa, Đại học Y Dược TP. HCM Tác giả liên lạc: BS Trần Thanh Tuấn ĐT: 0983984893 Email: bstranthanhtuan@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học Tim Mạch 247 atrial fibrillation is proved and recommended by reputable associations. However, in practice, the use of anticoagulation drugs in patients with high risk of stroke is different from place to place, hospital to hospital. Beside of risk factors for stroke, are there any factors that effect the rate of using anticoagulation drugs? Objectives: to evaluate the relationship of basic activities of daily living and treating specialty to the rate of using anticoagulation drugs in elderly patients with nonvalvular atrial fibrillation at Trung Vuong hospital. Methods: A prospective descriptive cross sectional study was conducted in medical departments of Trung Vuong Hospital. The study population included all patients aged 60 years or older diagnosed with nonvalvular atrial fibrillation, had treatment at Trưng Vương Hospital from July 2015 to April 2016. We recorded Katz score, specialty of doctor, and final prescription of each patient. Results: In 207 patients meeting the research’s criteria, the mean age was 72.8±8.3 years; 59.9% were women; 76.3% were cardiology-treated patients; 23.2% had Katz’s score ≤3. Anticoagulation drugs use was higher in cardiology-treated vs. the other doctors-treated patients (78.5% vs. 28.6%, p<0.0001). Anticoagulation drugs use was lower in severely reduced BADL (Katz ≤3) vs. the other patients (43.8% vs. 78.9%, p<0.0001). After covariate and site-level adjustment, patients with reversed BADL (Katz’s score >3) was significantly associated with anticoagulation drugs use (odds ratio (OR] 3.285; 95% CI 1.252-8.622; p=0.016). Anticoagulation drugs use in non-cardiology-care-only patients declined (odds ratio [OR] 0.084; 95% CI 0.036- 0.194; p<0.0001). Conclusions: In elderly patients with nonvalvular atrial fibrillation at Trung Vuong hospital, the study showed large differences in anticoagulation drugs use for stroke prevention by treating specialty and basic activities of daily living level. Keywords: elderly, nonvalvular atrial fibrillation, anticoagulation drugs, treating specialty, basic activities of daily living. ĐẶT VẤN ĐỀ Dự phòng đột quị trong điều trị rung nhĩ (RN) không do bệnh van tim đã được khuyến cáo chính thức từ Hội Tim Châu Âu, Hội Tim Mạch Mỹ(1,5). Các phân tích tổng hợp đều cho thấy thuốc kháng vitamin K làm giảm nguy cơ đột quị đến 65% so với giả dược và làm giảm 38% nguy cơ tương đối đột quị so với Aspirin(4). Hiện nay, nhiều bệnh nhân rung nhĩ vẫn chưa được sử dụng kháng đông. Ngay cả tại các nước đang phát triển, chỉ 55% bệnh nhân rung nhĩ có nguy cơ thuyên tắc được dùng kháng đông, và con số này giảm xuống còn 35% ở bệnh nhân trên 85 tuổi(3). Một số nghiên cứu cũng cho thấy chuyên khoa điều trị có ảnh hưởng lên tỉ lệ dùng thuốc kháng đông để dự phòng đột quị trên bệnh nhân rung nhĩ không do bệnh van tim (RNKDBVT). Người cao tuổi thường có đa bệnh lý, sử dụng nhiều loại thuốc cùng lúc và bên cạnh đó, tình trạng suy yếu về mặt chức năng cũng ảnh hưởng lên tỉ lệ sử dụng thuốc kháng đông. Câu hỏi được đặt ra là sự suy giảm hoạt động chức năng của bệnh nhân có liên quan đến việc sử dụng kháng đông hay không? Do đó, để trả lời và phần nào làm sáng tỏ câu hỏi trên nên nghiên cứu này được thực hiện nhằm khảo sát mối liên quan giữa tình trạng hoạt động chức năng cơ bản và chuyên khoa điều trị đến tỉ lệ sử dụng thuốc kháng đông trên bệnh nhân cao tuổi có rung nhĩ không do bệnh van tim tại bệnh viện Trưng Vương. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Tiêu chuẩn chọn bệnh Bệnh nhân ≥60 tuổi, được chẩn đoán RN, điều trị tại khoa Tim Mạch, Hô Hấp, Nội Tiết, Thần Kinh và khoa Khám Bệnh của bệnh viện Trưng Vương Thành Phố Hồ Chí Minh từ 7/2015 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Chuyên Đề Nội Khoa 248 đến 4/2016. Tiêu chuẩn loại trừ RN do van tim (gồm: RN kèm hẹp 2 lá trung bình – nặng (dựa trên siêu âm tim), sửa van 2 lá hoặc van tim nhân tạo); bệnh nhân có chỉ định kháng đông khác ngoài RN; bệnh nhân đang bị xuất huyết tiến triển hoặc xuất huyết nặng, đe dọa tính mạng; bệnh nhân bị nhồi máu não mới (<3 tuần) hay bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu Cắt ngang mô tả tiến cứu. Phương pháp lấy mẫu Chúng tôi chọn mẫu theo phương pháp thuận tiện: lấy tất cả bệnh nhân thỏa tiêu chuẩn chọn bệnh và không có tiêu chuẩn loại trừ đến hết thời gian nghiên cứu. Sơ đồ nghiên cứu: Hình 1: Sơ đồ nghiên cứu Định nghĩa biến số Người cao tuổi là những người từ 60 tuổi trở lên. Bác sĩ chuyên khoa là biến định tính gồm 2 giá trị: ”0” là chuyên khoa Tim mạch và ”1” là chuyên khoa khác. Biến kháng đông gồm hai giá trị: ”0” là không sử dụng kháng đông, ”1” là có sử dụng kháng đông. Biến số hạn chế hoạt động chức năng cơ bản được tính theo điểm Katz. Bảng 1.Chỉ số Katz cho hoạt động hàng ngày(7,6) Hoạt động Điểm Độc lập (1 điểm) tự làm Phụ thuộc (0 điểm) cần giúp đỡ Tắm rửa Hoàn toàn tự tắm, chỉ cần giúp đỡ một phần nhỏ trên cơ thể (đầu, lưng) Cần giúp đỡ nhiều hơn một phần cơ thể, giúp vào bồn tắm, mở vòi sen Mặc quần áo Tự lấy quần áo từ tủ, mặc quần áo, cài nút Cần giúp đỡ một phần hay hoàn toàn Vệ sinh Tự đi đến nhà vệ sinh, đi vào và ra, mặc lại quần áo, tự vệ sinh bộ phận sinh dục Cần giúp đỡ di chuyển đến nhà vệ sinh, rửa sạch hoặc sử dụng bô, ghế lỗ Đi lại Tự di chuyển vào và ra khỏi giường hoặc ghế, có thể sử dụng dụng cụ hỗ trợ Cần giúp di chuyển một phần hoặc hoàn toàn Tiêu tiểu Hoàn toàn kiểm soát việc đi tiêu hay đi tiểu Tiêu tiểu không tự chủ, một phần hay hoàn toàn Ăn uống Tự múc lấy thức ăn Cần giúp một phần hay hoàn toàn, nuôi ăn qua ống thông, qua tĩnh mạch Chúng tôi định tính hóa biến Katz gồm 2 giá trị:”0”là Katz ≤ 3,”1”là Katz >3. Phương pháp xử lý số liệu Nhập và phân tích số liệu: sử dụng phần mềm SPSS 20.0. Các biến định tính được tính tỉ lệ và kiểm định bằng phép kiểm 2. Mối tương quan được kiểm định bằng hồi qui đơn biến và đa biến. Các thống kê y học có ý nghĩa khi p <0,05. KẾT QUẢ Trong thời gian từ tháng 07/2015 đến 04/2016 chúng tôi thu thập được 207 bệnh nhân RNKDBVT với kết quả như sau: Rung nhĩ (điện tâm đồ) Có không Tiêu chuẩn loại trừ Hỏi bệnh – khám bệnh – thu thập dữ liệu từ hồ sơ Bác sĩ Kháng đông Mục tiêu nghiên cứu Loại Katz Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học Tim Mạch 249 Bảng 2. Đặc điểm của các đối tượng nghiên cứu. Đặc điểm Tim mạch Khoa khác P Tuổi trung bình 72,09±8,4 75,00±7,8 0,032 Nữ giới 90 (57,0%) 34(69,4%) 0,121 Tăng huyết áp 120 (75,9%) 43 (87,8%) 0,078 Suy tim 67 (42,4%) 16(32,7%) 0,224 Bệnh mạch vành 61 (38,6%) 26 (53,1%) 0,073 Đái tháo đường 34 (21,5%) 16 (32,7%) 0,112 Bệnh thận mạn 10 (6,3%) 5 (10,2%) 0,361 Tiền căn đột quị 7 (4,4%) 7 (14,3%) 0,024 Phối hợp ≥2 bệnh 102 (64,6%) 43 (87,8%) 0,002 CHA2DS2-VASc 3,58±1,46 4,41±1,29 0,0001 HAS-BLED 1,79±0,83 2,81±0,81 0,0001 Tổng 158 49 Bảng 3. Ảnh hưởng của chuyên khoa lên tỉ lệ sử dụng kháng đông Bác sĩ Kháng đông Chi - Square P Không sử dụng Có sử dụng Tim Mạch 34 (21,5%) 124 (78,5%) 41,9 0,0001 Khoa khác 35 (71,4%) 14 (28,6%) Tổng 69 (33,3%) 138 (66,7%) Bác sĩ chuyên khoa tim mạch sử dụng kháng đông nhiều hơn chuyên khoa khác. Bác sĩ ngoài chuyên khoa tim mạch ít sử dụng kháng đông hơn, với OR là 2,5 (p=0,004) và khoảng 1/5 dân số nghiên cứu có điểm Katz ≤3. Bảng 4. Hồi qui đơn biến giữa việc sử dụng kháng đông và bác sĩ chuyên khoa Nghiên cứu này Giá trị làm chuẩn Giá trị so sánh OR 95% CI P Không kháng đông BS Tim mạch BS khoa khác 2,50 1,345 – 4,646 0,004 0,00% 20,00% 40,00% 60,00% 80,00% 18,40% 1,40%2,40%1,00% 0 9,20% 67,60%Katz 0 1 2 3 4 5 6 Hình 2. Phân tầng hoạt động chức năng của đối tượng nghiên cứu Bảng 5. Ảnh hưởng của hoạt động chức năng cơ bản lên tỉ lệ sử dụng kháng đông Hoạt động chức năng cơ bản Kháng đông Chi - square P Không sử dụng Có sử dụng Katz ≤3 27 (56,2%) 21 (43,8%) 14,8 0,0001 Katz >3 4 (21,1%) 15 (78,9%) Tổng (%) 69 (33,3) 138 (66,7%) Bệnh nhân có điểm Katz ≤3 có tỉ lệ sử dụng kháng đông thấp hơn nhóm còn lại, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê. Bảng 6. Hồi qui đơn biến giữa việc sử dụng kháng đông và hoạt động chức năng Nghiên cứu này Giá trị làm chuẩn Giá trị so sánh OR 95% CI P Có kháng đông Katz ≤3 Katz >3 1,564 1,327 – 1,843 0,0001 Bệnh nhân có Katz >3 được sử dụng kháng đông nhiều hơn nhóm còn lại với OR là 1,564. Bảng 7. Hồi qui đa biến của biến số kháng đông Giá trị làm chuẩn Giá trị so sánh P OR 95%CI Có kháng đông BS Tim Mạch BS khoa khác 0,000 0,084 0,036 0,194 Không cường giáp Có cường giáp 0,002 0,062 0,011 0,361 HAS-BLED< 3 HAS-BLED ≥ 3 0,977 1,015 0,367 2,811 CHA2DS2-VASc<2 CHA2DS2-VASc ≥ 2 0,013 5,836 1,447 23,536 Kart 3 Kart>3 0,016 3,285 1,252 8,622 Nam Nữ 0,386 1,420 0,642 3,142 Nội trú Ngoại trú 0,157 1,713 0,813 3,609 Tp HCM Tỉnh khác 0,540 0,581 0,102 3,299 Có BHYT Không BHYT 0,503 0,480 0,056 4,115 <85 tuổi ≥85 tuổi 0,309 0,866 0,657 1,142 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Chuyên Đề Nội Khoa 250 BÀN LUẬN Ảnh hưởng của chuyên khoa điều trị lên tỉ lệ sử dụng kháng đông Bảng 8. Tỉ lệ sử dụng kháng đôngtheo chuyên khoa so với nghiên cứu khác Nghiên cứu n Tỉ lệ sử dụng kháng đông (%) P Bs tim mạch Bs khoa khác Chúng tôi 207 78,5 28,6 0,000 Đặng Thị Thùy Quyên (2) 190 42,5 18,4 0,0003 Turakhia MP (9) 141642 68,6 48,9 0,0001 Trong nghiên cứu của chúng tôi, số bệnh nhân được bác sĩ tim mạch điều trị chiếm tỉ lệ 76,3%. Tỉ lệ sử dụng kháng đông của bác sĩ tim mạch cao hơn hẳn so với bác sĩ chuyên khoa khác, sự khác biệt rất có ý nghĩa thống kê. Kết quả này tương tự kết quả của tác giả Đặng Thị Thùy Quyên, Turakhia MP. Tác giả Đặng Thị Thùy Quyên nghiên cứu 190 bệnh nhân cao tuổi rung nhĩ không do bệnh van tim tại bệnh viện Thống Nhất cũng ghi nhận tương tự, Tại khoa Tim Mạch, tỉ lệ sử dụng kháng đông là 42,5%. Tại các khoa khác, tỉ lệ này là 18,4%(2).Trong nghiên cứu của tác giả Turakhia MP, tỉ lệ sử dụng kháng đông của bác sĩ trung tâm tim mạch và bác sĩ chăm sóc ban đầu là 68,6% và 48,9%, p<0,0001(9). Trong một nghiên cứu khác ở Novascotia, nhờ có sự phổ biến kiến thức rộng rãi cho bác sĩ, tỉ lệ sử dụng kháng đông giữa 2 nhóm bác sĩ tim mạch và bác sĩ gia đình không khác biệt. Tỉ lệ sử dụng kháng đông thích hợp là 72%, tỉ lệ sử dụng kháng đông giữa 2 nhóm tuổi dưới và trên 75 đều không khác nhau (không có khuynh hướng ngại kê đơn cho người cao tuổi). Các bác sĩ Tim Mạch là những người được đào tạo bài bản hơn so với các chuyên khoa khác về việc sử dụng kháng đông trong dự phòng đột quị. Vì thế, kết quả các nghiên cứu ghi nhận tỉ lệ sử dụng kháng đông ở chuyên khoa Tim Mạch cao hơn chuyên khoa khác là điều không lạ. Điều đáng nói là chính tại chuyên khoa Tim Mạch, tỉ lệ sử dụng kháng đông đang tăng dần theo thời gian, từ 47,0% và 42,5% trong nghiên cứu của Nguyễn Thế Quyền và Đặng Thị Thùy Quyên năm 2014 lên 78,5% trong nghiên cứu của chúng tôi là điều đáng khích lệ(8,2). Có lẽ kết quả này là do sự cập nhật kiến thức từ các chương trình đào tạo liên tục và hội nghị chuyên ngành trong lĩnh vực Tim Mạch trong thời gian gần đây và sự đóng góp của nhóm kháng đông mới đường uống. Tuy nhiên, như nghiên cứu đã ghi nhận, không phải tất cả các bệnh nhân bị rung nhĩ đều được điều trị tại khoa Tim Mạch. Do đặc điểm đa bệnh lý ở người cao tuổi, bệnh nhân sẽ được điều trị ở nhiều chuyên khoa khác. Nếu như chương trình Bác Sĩ Gia Đình của Bộ Y Tế triển khai có hiệu quả, trong tương lai, khi tình trạng bệnh của bệnh nhân ổn định, các bác sĩ gia đình sẽ tham gia theo dõi và điều trị bệnh nhân rung nhĩ không do bệnh van tim. Mô hình lý tưởng nhất mô hình của nghiên cứu Novastia: tỉ lệ sử dụng kháng đông thích hợp cao, và không khác nhau giữa bác sĩ Tim Mạch và bác sĩ ngoài chuyên khoa Tim Mạch. Để đạt được điều này, trước hết các bác sĩ Tim Mạch phải là những người đi đầu sử dụng kháng đông đúng khuyến cáo. Ảnh hưởng của tình trạng hoạt động chức năng lên tỉ lệ sử dụng kháng đông Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ đối tượng phụ thuộc nặng chiếm 23,2%, tỉ lệ đối tượng độc lập là 67,6%, số còn lại là phụ thuộc trung bình. Trong các đối tượng phụ thuộc nặng, nữ giới có tỉ lệ cao hơn nam giới (p=0,003). Khi khảo sát bằng test Chi bình phương và hồi qui đơn biến, chúng tôi ghi nhận tình trạng hoạt động chức năng có ảnh hưởng đến việc sử dụng kháng đông với p 3 – nghĩa là hoạt động hàng ngày tốt hơn nhóm còn lại – sẽ có khả năng được sử dụng kháng đông nhiều hơn với OR là 1,564 (p<0,0001). Chúng ta đã biết quá trình lão hóa của mỗi cá nhân khác nhau, có người già khỏe mạnh, có Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học Tim Mạch 251 người già suy yếu. Mặc dù việc sử dụng các thang điểm đánh giá hoạt động hàng ngày chưa phổ biến trong thực hành y khoa tại Việt Nam, bằng con mắt lâm sàng, các thầy thuốc vẫn có sự đánh giá tổng trạng chung của người bệnh. Sự đánh giá này có ảnh hưởng đến quyết định điều trị, mặc dù chúng ta chưa có công trình nghiên cứu để khẳng định chính thức. Một bệnh nhân có tổng trạng khá hơn, có kỳ vọng sống dài hơn sẽ nhận được điều trị tích cực hơn. Một bệnh nhân có tổng trạng kém, đa bệnh lý, kỳ vọng sống ngắn sẽ có nhiều khả năng nhận được các điều trị theo hướng ”nhẹ nhàng” hơn. Phân tích đa biến các yếu tố ảnh hưởng sử dụng kháng đông Trong phân tích đa biến, chúng tôi phân tích mối liên quan giữa biến phụ thuộc là biến sử dụng kháng đông, nhóm tham khảo là không kháng đông và biến độc lập chúng tôi quan tâm gồm bác sĩ chuyên khoa, tình trạng hoạt động hàng ngày (Katz), nguy cơ thuyên tắc (CHA2DS2- VASc), nguy cơ chảy máu (HAS-BLED), kiểm soát ảnh hưởng nhiễu của các yếu tố có thu thập. Kết quả chúng tôi thu được phù hợp với những phân tích đơn biến và những nhận định ở phần trước của chúng tôi. Việc sử dụng kháng đông của bệnh nhân cao tuổi có rung nhĩ không do bệnh van tim có liên quan đến bác sĩ chuyên khoa và tình trạng hoạt động hàng ngày. Cụ thể, khi được điều trị bởi bác sĩ ngoài chuyên khoa tim mạch làm giảm khả năng sử dụng kháng đông của bệnh nhân với OR là 0,084 (p<0001). Bên cạnh đó, những bệnh nhân có điểm Katz > 3 có khả năng được sử dụng kháng đông nhiều hơn khi so với nhóm phụ thộc nặng(Katz ≤3) với OR là 3,285 (p=0,016). Tuy nhiên, đây là nghiên cứu cắt ngang, mối liên quan giữa biến độc lập và biến phụ thuộc chỉ có thể xét ở mức độ thống kê, chưa hoàn toàn có thể kết luận là mối liên hệ nhân – quả. KẾT LUẬN Bác sĩ ngoài chuyên khoa tim mạch ít sử dụng kháng đông để dự phòng đột quị cho bệnh nhân rung nhĩ không do bệnh van tim. Những bệnh nhân có chức năng hoạt động hàng ngày tốt hơn được sử dụng kháng đông nhiều hơn. Chuyên khoa điều trị và tình trạng hoạt động chức năng của bệnh nhân có ảnh hưởng đến việc sử dụng kháng đông dự phòng đột quị cho bệnh nhân cao tuổi có rung nhĩ không do bệnh van tim tại bệnh viện Trưng Vương. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Camm AJ, et al (2010),”Guidelines for the management of atrial fibrillation: the Task Force for the Management of Atrial Fibrillation of the European Society of Cardiology (ESC)", Europace. 12 (10), pp. 1360-1420 2. Đặng Thị Thùy Quyên (2014),”Tỷ lệ điều trị thuốc chống huyết khối theo thang điểm CHADS2/CHA2DS2-VASc trên người cao tuổi rung nhĩ không do bệnh lí van tim”, Luận văn tốt nghiệp CK2, Đại học Y Dược, Tp. Hồ Chí Minh. 3. Go AS, et al (1999),”Warfarin use among ambulatory patients with nonvalvular atrial fibrillation: the anticoagulation and risk factors in atrial fibrillation (ATRIA) study", Ann Intern Med. 131 (12), pp. 927-934. 4. Hart RG, et al (2007),”Meta-analysis: antithrombotic therapy to prevent stroke in patients who have nonvalvular atrial fibrillation", Ann Intern Med. 146 (12), pp. 857-867. 5. January CT, et al (2014),”2014 AHA/ACC/HRS guideline for the management of patients with atrial fibrillation: executive summary: a report of the American College of Cardiology/American Heart Association Task Force on practice guidelines and the Heart Rhythm Society", Circulation. 130 (23), pp. 2071-2104. 6. Katz S, et al (1963),”Studies of Illness in the Aged. The Index of Adl: A Standardized Measure of Biological and Psychosocial Function", JAMA. 185, pp. 914-919. 7. Katz S, et al (1976),”12. Index of ADL", Med Care. 14 (5 Suppl), pp. 116-118. 8. Nguyễn Thế Quyền (2014),”Thực trạng sử dụng thuốc chống huyết khối trong dự phòng đột quỵ trên bệnh nhân rung nhĩ tại bệnh viện Chợ Rẫy”, Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học, Đại Học Y Dược Tp Hồ Chí Minh. 9. Turakhia MP, et al (2013),”Differences and trends in stroke prevention anticoagulation in primary care vs cardiology specialty management of new atrial fibrillation: The Retrospective Evaluation and Assessment of Therapies in AF (TREAT-AF) study", Am Heart J. 165 (1), pp. 93-101 e101. Ngày nhận bài báo: 18/11/2016 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 17/12/2016 Ngày bài báo được đăng: 01/03/2017

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfanh_huong_cua_tinh_trang_hoat_dong_chuc_nang_co_ban_va_chuye.pdf
Tài liệu liên quan