Ảnh hưởng của thời vụ và mật độ đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây bông tại Bắc Giang và Lạng Sơn

Tài liệu Ảnh hưởng của thời vụ và mật độ đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây bông tại Bắc Giang và Lạng Sơn: 113 TẠP CHÍ KHOA HỌC Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Số 6 (9/2016) tr 113 - 122 ẢNH HƯỞNG CỦA THỜI VỤ VÀ MẬT ĐỘ ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA CÂY BÔNG TẠI BẮC GIANG VÀ LẠNG SƠN Vũ Đình Chính1, Phạm Văn Phú2 (1)Học viện Nông nghiệp Việt Nam, (2)Công ty cổ phần bông miền Bắc Tóm tắt: Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ và mật độ trong sản xuất bông tại Bắc Giang và Lạng Sơn đưa ra khung thời vụ và mật độ trồng phù hợp, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất bông tại các tỉnh. Nghiên cứu 2 thí nghiệm là thí nghiệm thời vụ và mật độ, bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ RCBD, nhắc lại 3 lần. Tiến hành theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng phát triển, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất. Kết quả cho thấy thời vụ trồng bông có ảnh hưởng sinh trưởng phát triển, mức độ nhiễm bệnh mốc trắng và năng suất bông. Trong đó thời vụ trồng 15/5 có mức độ nhiễm bệnh nhẹ nhất, có tổng số quả trên cây nhiều, năng suất đạt cao nhất từ 23,8 đến 24,6 tạ/ha và cho th...

pdf10 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 265 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ảnh hưởng của thời vụ và mật độ đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây bông tại Bắc Giang và Lạng Sơn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
113 TẠP CHÍ KHOA HỌC Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Số 6 (9/2016) tr 113 - 122 ẢNH HƯỞNG CỦA THỜI VỤ VÀ MẬT ĐỘ ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA CÂY BÔNG TẠI BẮC GIANG VÀ LẠNG SƠN Vũ Đình Chính1, Phạm Văn Phú2 (1)Học viện Nông nghiệp Việt Nam, (2)Công ty cổ phần bông miền Bắc Tóm tắt: Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ và mật độ trong sản xuất bông tại Bắc Giang và Lạng Sơn đưa ra khung thời vụ và mật độ trồng phù hợp, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất bông tại các tỉnh. Nghiên cứu 2 thí nghiệm là thí nghiệm thời vụ và mật độ, bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ RCBD, nhắc lại 3 lần. Tiến hành theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng phát triển, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất. Kết quả cho thấy thời vụ trồng bông có ảnh hưởng sinh trưởng phát triển, mức độ nhiễm bệnh mốc trắng và năng suất bông. Trong đó thời vụ trồng 15/5 có mức độ nhiễm bệnh nhẹ nhất, có tổng số quả trên cây nhiều, năng suất đạt cao nhất từ 23,8 đến 24,6 tạ/ha và cho thu nhập thuần đạt từ 9,805 đến 10,665 triệu đồng/ha. Mật độ trồng bông có ảnh hưởng sinh trưởng phát triển, mức độ nhiễm bệnh phấn trắng và năng suất bông. Trong các mật độ nghiên cứu thì mật độ trồng 3,5 và 4,5 vạn cây/ha cho năng suất cao nhất đạt từ 22,7 đến 24,6 tạ/ha, nhưng thu nhập thuần cao nhất ở mật độ 3,5 vạn cây/ha đạt từ 11,095 đến 11,255 triệu đồng/ha. Từ khóa: Cây bông, thời vụ, mật độ, sinh trưởng , năng suất. 1. Mở đầu Bắc Giang và Lạng Sơn là hai tỉnh trung du miền núi phía bắc có diện tích đất canh tác lớn, nguồn nhân lực dồi dào. Diện tích trồng bông lai tại hai tỉnh đạt cao nhất 500 ha (năm 2008), năm 2014 đạt 200 ha, chủ yếu tập trung ở huyện Lục Ngạn, Sơn Động của tỉnh Bắc Giang và huyện Chi Lăng, Hữu Lũng của tỉnh Lạng Sơn. Qua các năm sản xuất bông ở các tỉnh này cho thấy năng suất và diện tích bông đang có xu hướng giảm dần. Một trong những nguyên nhân chính dẫn tới năng suất thấp đó là do bố trí thời vụ trồng, mật độ chưa hợp lý dẫn đến sâu bệnh hại nhiều, nhất là bệnh mốc trắng hạn chế năng suất. Theo Vũ Công Hậu [5], với đặc trưng khí hậu thời tiết của các tỉnh miền núi thuộc phía Đông Bắc, do gần biển nên nóng ẩm, mưa nhiều và thường xuất hiện sương mù vào các tháng 8, 9 và 10 đặc biệt là ở các thung lũng và các khe sườn đồi núi đã tạo giọt nước trên bề mặt thân lá bông. Đây là môi trường thích hợp cho các loại nấm bệnh phát sinh và gây bệnh, nhất là bệnh mốc trắng. Bên cạnh đó do sức ép gây hại của rầy xanh nên sản xuất bông ở Bắc Giang và Lạng Sơn chủ yếu sử dụng các giống kháng rầy, trên lá có nhiều lông như giống VN01-2. Tuy nhiên, do đặc điểm mang nhiều lông đã hạn chế sự khô thoáng trên bề mặt lá so với các giống bông khác nên đã tạo điều kiện cho các loại nấm phát sinh và gây bệnh trên lá bông. Kết quả nghiên cứu của Dương Xuân Diêu và các cộng sự [4], trên hai giống bông VN35KS và VN04-4, trong điều kiện không phun PIX, mật độ gieo trồng có ảnh hưởng rõ đến chỉ số Ngày nhận bài: 25/4/2016. Ngày nhận đăng: 25/9/2016 Liên lạc: Vũ Đình Chính, e - mail: vdchinh@vnua.edu.vn 114 diện tích lá, số quả/m2 và năng suất bông. Mật độ gieo trồng tối thích là 5,0 vạn cây/ha cho năng suất bông cao nhất, giống VN35KS là 25,99 tạ/ha và giống VN04-4 là 24,57 tạ/ha. Tuy nhiên trong điều kiện có phun PIX thì mật độ trồng cao hơn đạt 7,5 vạn cây/ha cho năng suất cao nhất, giống VN35KS là 28,57 tạ/ha và giống VN04-4 là 27,37 tạ/ha. Theo Lê Quang Quyến, Trần Thanh Dũng [6] khi nghiên cứu mật độ trồng bông tại Quảng Nam cho thấy khi tăng mật độ gieo trồng thì thời gian sinh trưởng rút ngắn lại, số quả/m2 và năng suất có xu hướng tăng lên. Nghiên cứu của Choi B.H.[3] tại vùng bông Phan Giang, thời vụ gieo trồng tối thích thường là giữa tháng 8 đầu tháng 9. Nếu gieo vào tháng 6, tháng 7, thời kỳ thu hoạch sẽ gặp mưa ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng. Gieo vào tháng 10 cây bông con có thể gặp mưa ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển và năng suất. Kết quả điều tra của Nguyễn Thị Thanh Bình [1], trên các giống bông sản xuất cũng như thí nghiệm cho thấy tất cả các giống bông luồi đều nhiễm bệnh, mức độ nhiễm nặng hay nhẹ phụ thuộc vào điều kiện thời tiết khí hậu. Bên cạnh đó một số giống bông có nhiều lông dường như mẫn cảm nhiều hơn với bệnh mốc trắng, luôn bị nặng hơn các giống khác. Theo Vũ Văn Bộ [2], nghiên cứu xây dựng quy trình trồng cho một số giống bông lai phù hợp với vùng trồng bông đất dốc tại khu vực miền núi phía Bắc cho thấy: Tại Sơn La bệnh mốc sương cuối vụ đều xuất hiện trong các công thức thí nghiệm và trên cả 2 giống. Trong đó, giống VN15 bị nhiễm với TLB từ 31,8 - 45,6% và CSB từ 15,8 - 25,2%. Giống VN01-2 bị nhiễm với TLB từ 51,9 - 58,3% và CSB từ 20,5- 26,8%. TLB và CSB trong các giống bông là tương đương nhau, tuy nhiên giống bông VN01-2 bị nhiễm với TLB cao hơn hẳn so với giống VN15. Do đó, việc nghiên cứu biện pháp kỹ thuật trong đó bố trí thời vụ và mật độ trồng bông hợp lý là rất cần thiết góp phần nâng cao năng suất và hạn chế bệnh hại. 2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu 2.1. Vật liệu nghiên cứu: Giống bông lai VN01-2 do Trung tâm nghiên cứu bông Nha Hố lai tạo đã được Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn công nhận giống, có khả năng sinh trưởng phát triển tốt, năng suất sợi cao, chất lượng sợi tốt, kháng sâu bệnh khá. 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu - Địa điểm nghiên cứu: Xã Phong Minh, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang và xã Quan Sơn, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn. - Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 4/2015 đến tháng 12/2015. 2.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu * Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ đến sinh trưởng phát triển và năng suất trên giống bông VN01-2. + Bố trí thí nghiệm: thí nghiệm gồm 5 công thức được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCBD), 3 lần nhắc lại, diện tích mỗi ô thí nghiệm là 50 m2. Mật độ 4,5 vạn cây/ha + Công thức thí nghiệm: Công thức 1: Thời vụ gieo 5/5 Công thức 2: Thời vụ gieo 15/5 115 Công thức 3: Thời vụ gieo 25/5 (đối chứng) Công thức 4: Thời vụ gieo 5/6 Công thức 5: Thời vụ gieo 15/6 * Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng phát triển và năng suất trên giống bông VN01-2. - Bố trí thí nghiệm: thí nghiệm gồm 4 công thức được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên (RCBD), 3 lần nhắc lại, diện tích mỗi ô thí nghiệm 50 m2. Thời vụ gieo bông 25/5. + Công thức thí nghiệm: Công thức 1: Mật độ 2,5 vạn cây/ha Công thức 2: Mật độ 3,5 vạn cây/ha Công thức 3: Mật độ 4,5 vạn cây/ha Công thức 4: Mật độ 5,5 vạn cây/ha (đối chứng) 2.4. Kỹ thuật canh tác: Lượng phân tính cho 1,0 ha, tỷ lệ và liều lượng N : P2O5 : K2O là 120 : 60 : 60. Các biện pháp kỹ thuật khác theo quy trình chung của vùng. 2.5. Các chỉ tiêu đánh giá: + Các chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển: Số cành quả/cây: Đếm số cành mang quả trên cây, theo dõi 10 cây trên ô; Số cành mang hoa đực trên cây, theo dõi tương tự cành quả; Chiều cao cây (đo từ đốt 2 lá mầm đến đỉnh sinh trưởng); Thời gian sinh trưởng (tính từ gieo đến thu hoạch xong). + Bệnh mốc trắng (Ramularia gossypii): Đánh giá vào giai đoạn 60, 70, 80, 90 ngày sau gieo (NSG) gồm tỷ lệ bệnh (TLB) và chỉ số bệnh (CSB) theo tiêu chuẩn ngành (TCN). + Các yếu tố cấu thành năng suất: Số quả/cây, được theo dõi 10 cây trên 1 ô. Khối lượng quả được tính bằng cân khối lượng 100 quả, cân 3 lần rồi quy ra khối lượng 1 quả. + Năng suất: Năng suất lý thuyết (tạ/ha) = Năng suất cá thể x mật độ/ha. Năng suất cá thể được theo dõi 10 cây trên 1 ô. Năng suất thực thu (tạ/ha): Thu hoạch toàn bộ năng suất của từng ô rồi quy ra ha. 2.6. Phương pháp xử lý số liệu: Số liệu được xử lý thống kê dựa trên chương trình EXCEL và phần mềm IRRISTAT 5.0. 3. Kết quả và thảo luận 3.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ đến sinh trưởng và phát triển giống bông VN01-2 3.1.1. Ảnh hưởng của thời vụ đến một số chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển giống bông VN01-2 Kết quả nghiên cứu thời vụ gieo trồng thích hợp cho giống bông VN01-2 được trình bày Bảng 3.1. Số cành quả/cây: Có sự biến động số cành quả/cây giữa các công thức. Trong đó, công thức gieo ở thời vụ ngày 05/5 và ngày 15/6 ở huyện Lục Ngạn có số cành quả/cây chỉ đạt từ 17,4 - 17,7 cành, thấp hơn công thức gieo ở thời vụ 15/5 có số cành quả trên đạt 20,1 cành. Trong khi đó ở huyện Chi Lăng số cành quả đạt cao nhất ở thời vụ 15/5 là 19,8 cành. 116 Chiều dài cành quả dài nhất: Ở thời vụ gieo 15/6 tại Lục Ngạn chiều dài cành quả chỉ đạt 35,6 cm thấp hơn so với đối chứng gieo ở thời vụ 25/5 và công thức gieo ở thời vụ 15/5 có chiều dài cành quả dài nhất đạt từ 41,3 cm. Các thời vụ còn lại có chiều dài cành không có sự sai khác so với đối chứng ở độ tin cậy 95%. Tương tự tại Chi Lăng chiều dài cành quả đạt cao nhất ở thời vụ gieo 15/5 đạt 40,6 cm. Bảng 3.1. Ảnh hưởng của thời vụ đến một số chỉ tiêu sinh trưởng giống bông VN01-2 Chỉ tiêu Công thức Số cành quả/cây (cành) Chiều dài cành quả dài nhất (cm) Chiều cao cây (cm) Thời gian sinh trưởng (ngày) huyện Lục Ngạn CT1: Gieo 5/5 17,7 37,6 118,7 160,0 CT2: Gieo 15/5 20,1 41,3 125,5 165,5 CT3: Gieo 25/5(đ/c) 19,5 40,7 123,2 163,5 CT4: Gieo 5/6 18,6 37,3 117,5 157,5 CT5: Gieo 15/6 17,4 35,6 114,6 153,5 CV% 7,3 6,7 6,4 - LSD0.05 2,1 5,1 8,6 - huyện Chi Lăng CT1: Gieo 5/5 17,3 36,8 117,3 161,0 CT2: Gieo 15/5 19,8 40,6 123,6 166,5 CT3: Gieo 25/5 19,1 39,5 121,7 165,5 CT4: Gieo 5/6 17,6 36,1 115,6 158,5 CT5: Gieo 15/6 15,4 33,7 113,3 154,5 CV% 6,6 6,7 7,1 - LSD0.05 1,9 6,1 8,2 - Chiều cao cây: Chiều cao cây ở các công thức gieo từ 5/5 đến 15/6 không có sự sai khác ở độ tin cây 95%. Đến thời vụ gieo ngày 15/6 chiều cao cây giảm chỉ đạt 113,4 - 114,6 cm và thấp hơn công thức gieo ở thời vụ 15/5 có chiều cao cây đạt 123,6 - 125,5 cm, nhưng không thấp hơn các công thức gieo ở thời vụ khác ở cả hai vùng nghiên cứu trong thí nghiệm. Thời gian sinh trưởng: Thời vụ gieo từ 5/5 đến 25/5 có thời gian sinh trưởng kéo dài từ 160,0 - 166,5 ngày. Nhưng thời vụ gieo từ 5/6 - 15/6 có thời gian sinh trưởng ngắn hơn chỉ từ 153,5 - 158,5 ngày. Như vậy gieo càng muộn, thời gian sinh trưởng có xu hướng ngắn hơn, là do cây bông có phản ứng với nhiệt độ, nhiệt độ cao bông ra hoa sớm hơn. Tóm lại, gieo bông ở thời vụ từ 15 - 25/5 cây bông có các chỉ tiêu sinh trưởng đạt cao, số cành quả/cây đạt 19,1 - 20,1 cành; chiều dài cành quả dài nhất đạt 39,5 - 41,3 cm; chiều cao cây đạt 121,7 - 125,5 cm. Nhưng thời gian sinh trưởng cũng kéo dài hơn so với các công thức gieo ở thời vụ khác. 3.1.2. Ảnh hưởng của thời vụ đến mức độ nhiễm bệnh mốc trắng trên giống bông VN01-2 Bệnh mốc trắng có xu hướng tăng từ thời vụ gieo 5/5 đến thời vụ gieo 15/6 ở cả 4 thời điểm theo dõi của hai huyện trồng bông Lục Ngạn và Chi Lăng. Tại thời điểm 60 NSG (ngày sau gieo) tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh có sự biến động không nhiều, công thức gieo ngày 117 5/5 có tỷ lệ bệnh từ 25,1 - 25,5%; chỉ số bệnh 16,5 % và cao nhất là công thức gieo ngày 15/6 có tỷ lệ bệnh từ 28,3 - 28,7%; chỉ số bệnh từ 17,4 - 18,3 % (bảng 3.2). Bệnh mốc trắng phát triển chậm ở thời điểm từ thời điểm 60 - 70 NSG, nhưng từ thời điểm 80 NSG bệnh phát triển mạnh. Đặc biệt là thời điểm 90 NSG, công thức gieo ngày 5/5 có nhiễm bệnh mốc trắng thấp nhất cũng có tỷ lệ bệnh từ 73,8 - 75,2% và chỉ số bệnh từ 53,5 - 54,2 %. Cao nhất là công thức gieo ở thời vụ 15/6 có tỷ lệ bệnh từ 96,5 - 97,3% và tỷ lệ bệnh từ 80,8 - 83,6 % (Bảng 3.2). Bảng 3.2. Ảnh hưởng của thời vụ đến mức độ nhiễm bệnh mốc trắng trên giống bông VN01-2 Giống bông Tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh tại thời điểm (%) 60 NSG 70 NSG 80 NSG 90 NSG TLB CSB TLB CSB TLB CSB TLB CSB huyện Lục Ngạn - tỉnh Bắc Giang CT1: Gieo 5/5 25,1 16,5 31,5 21,3 43,7 33,4 73,8 53,5 CT2: Gieo 15/5 25,7 16,2 33,3 23,2 45,5 33,6 75,7 57,6 CT3: Gieo 25/5 (đ/c) 26,7 17,6 33,8 25,7 57,4 41,5 87,3 73,5 CT4: Gieo 5/6 27,5 15,3 34,7 27,5 65,1 47,3 92,6 75,3 CT5: Gieo 15/6 28,3 17,4 37,4 31,8 67,5 49,7 96,5 80,8 huyện Chi Lăng - tỉnh Lạng Sơn CT1: Gieo 5/5 25,7 16,5 33,5 22,3 45,5 34,7 75,2 54,2 CT2: Gieo 15/5 26,3 17,2 34,3 24,2 46,7 35,5 77,7 57,7 CT3: Gieo 25/5 (đ/c) 27,5 17,6 36,2 26,6 59,2 42,4 88,7 74,2 CT4: Gieo 5/6 28,3 18,3 38,5 28,7 65,6 47,5 93,6 78,5 CT5: Gieo 15/6 28,7 18,3 40,1 32,3 69,8 49,2 97,3 83,6 Như vậy, thời vụ gieo 15/6 nhiễm bệnh mốc trắng nặng nhất tại thời điểm 90 NSG có tỷ lệ bệnh từ 96,5 - 97,3% và chỉ số bệnh từ 80,8 - 83,6%. Nhẹ nhất là công thức gieo ở thời điểm từ 5/5 đến 15/5 tại thời điểm 90 NSG tỷ lệ bệnh từ 73,8 - 77,5% và chỉ số bệnh từ 53,5 - 57,7%. 3.1.3. Ảnh hưởng của thời vụ đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất giống bông VN01-2 Số quả/cây: Công thức gieo ở thời vụ 15/5 có số quả/cây đạt từ 17,8 - 18,6 quả không có sự sai khác so với đối chứng gieo ngày 25/5, nhưng cao hơn so với các công thức gieo ở thời vụ khác có số quả/cây chỉ đạt từ 14,3 - 18,6 quả. Khối lượng quả: Công thức gieo ở thời vụ 15/6 có khối lượng quả thấp nhất chỉ đạt 4,6 gram. Các công thức còn lại có khối lượng quả dao động 4,7 - 4,7 gram không có sự sai khác so với đối chứng. Năng suất: Cả năng suất lý thuyết và năng suất thực đều đạt cao nhất ở công thức gieo ngày 15/5 và ngày 25/5. Tại Lục Ngạn năng suất thực thu đạt cao nhất ở thời vụ 15/5 đạt 24,6 tạ/ha cao hơn công thức gieo ở thời vụ 5/6 và 15/6 có năng suất thực thu chỉ đạt từ 19,5 đến 20,3 tạ/ha. Tương tự tại Chi Lăng năng suất thực thu cũng đạt cao nhất ở thời vụ gieo 15/5 đạt 23,8 tạ/ha. 118 Bảng 3.3. Ảnh hưởng của thời vụ đến các yếu tố cấu thành năng suất, năng suất và thu nhập thuần trên giống bông VN01-2 Chỉ tiêu Công thức Số quả/cây (quả/cây) Khối lượng quả (g/quả) NSTT (tạ/ha) Tổng thu (Tr. đồng/ha) Tổng chi (Tr. đồng/ha) Lãi thuần (Tr. đồng/ha) huyện Lục Ngạn CT1: Gieo 5/5 16,8 4,8 21,5 25,800 19,317 6,482 CT2: Gieo 15/5 18,6 4,8 24,6 29,520 18,855 10,665 CT3: Gieo 25/5 (đ/c) 17,5 4,8 23,4 28,080 18,655 9,425 CT4: Gieo 5/6 16,4 4,8 20,3 24,840 18,055 6,785 CT5: Gieo 15/6 14,8 4,6 19,5 23,400 18,817 4,582 CV% 7,8 2,4 8,1 - - - LSD0.05 1,2 0,2 3,1 - - - huyện Chi Lăng CT1: Gieo 5/5 16,3 4,8 20,6 24,720 18,917 5,802 CT2: Gieo 15/5 17,8 4,8 23,8 28,560 18,755 9,805 CT3: Gieo 25/5 (đ/c) 17,2 4,8 22,7 27,240 18,555 8,685 CT4: Gieo 5/6 15,6 4,7 19,6 23,520 17,955 5,565 CT5: Gieo 15/6 14,3 4,6 18,3 21,960 18,617 3,342 CV% 7,6 2,3 7,6 - - - LSD0.05 1,5 0,2 2,7 - - - Tổng thu: Chỉ có công thức gieo ngày 15/5 có tổng thu đạt từ 28,56 đến 29,52 triệu đồng/ha cao hơn so với đối chứng gieo ngày 25/5. Các công thức còn lại đều có tổng thu thấp hơn so với đối chứng. Thấp nhất là công thức gieo ở thời vụ 15/6 tổng thu đạt từ 21,96 đến 23,4 triệu đồng/ha. Tổng chi: tổng chi giữa các công thức biến động không nhiều từ 17,955 đến 19,317 triệu đồng/ha. Lãi thuần: Công thức gieo ngày 15/5 có tổng thu cao nhất, do đó lãi thuần cũng đạt cao nhất từ 9,805 đến 10,665 triệu đồng/ha. Thấp nhất là công thức gieo ở thời vụ 15/6 lãi thuần chỉ đạt từ 3,42 đến 4,582 triệu đồng/ha. Tóm lại, công thức gieo ngày 15/5 có số quả/cây đạt từ 17,8 đến 18,6 quả, năng suất thực thu đạt từ 23,8 đến 24,6 tạ/ha cho hiệu quả kinh tế cao nhất lãi thuần đạt từ 9,805 - 10,665 triệu đồng/ha. 3.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng và phát triển giống bông VN01-2 3.2.1. Ảnh hưởng của mật độ gieo trồng đến một số chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển giống bông VN01-2 Số cành đực/cây: số cành đực/cây có xu hướng giảm khi tăng mật độ gieo trồng từ 2,5 đến 5,5 vạn cây/ha. Số cành đực/cây của công thức gieo với mật độ 2,5 vạn cây/ha đạt cao nhất từ 2,7 đến 3,1 cành, thấp nhất là công thức trồng với mật độ 5,5 vạn cây/ha có số cành đực/cây là 1,3 cành ở cả hai vùng nghiên cứu. Số cành quả/cây: số cành quả/cây cũng có xu hướng giảm khi tăng mật độ trồng. Do đó, công thức trồng với mật độ 2,5 vạn cây/ha cũng có số cành quả/cây đạt cao nhất từ 2,3 119 đến 24,3 cành và thấp nhất là công thức gieo với mật độ 5,5 vạn cây/ha có số cành quả/cây từ 16,8 đến 17,6 cành. Bảng 3.4. Ảnh hưởng của mật độ gieo trồng đến một số chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển giống bông VN01-2 Chỉ tiêu Công thức Số cành đực/cây (cành) Số cành quả/cây (cành) Chiều dài cành quả dài nhất (cm) Chiều cao cây (cm) Thời gian sinh trưởng (ngày) huyện Lục Ngạn CT1: 2,5 vạn cây/ha 2,7 24,3 51,5 133,7 166,5 CT2: 3,5 vạn cây/ha 2,3 21,7 45,6 127,3 163,5 CT3: 4,5 vạn cây/ha 1,8 19,3 40,2 123,6 160,5 CT4: 5,5 vạn cây/ha(đ/c) 1,3 17,6 36,4 130,3 155,0 CV% 7,8 7,7 8,6 6,3 - LSD0.05 0,5 2,3 5,4 7,5 - huyện Chi Lăng CT1: 2,5 vạn cây/ha 3,1 22,3 49,5 131,5 165,0 CT2: 3,5 vạn cây/ha 2,3 20,7 43,6 124,6 161,5 CT3: 4,5 vạn cây/ha 1,8 19,3 39,7 123,7 160,0 CT4: 5,5 vạn cây/ha(đ/c) 1,3 16,8 34,8 129,4 154,5 CV% 8,6 7,0 7,4 6,7 - LSD0.05 0,3 2,2 5,1 7,2 - Chiều dài cành quả dài nhất: cũng tương tự như số cành đực và cành quả/cây, chiều dài cành quả dài nhất đạt cao nhất ở công thức gieo với mật độ 2,5 vạn cây/ha từ 49,5 - 51,5 cm. Thấp nhất ở công thức gieo với mật độ 2,5 vạn cây/ha chiều dài cành quả dài nhất chỉ đạt từ 34,8 - 36,4 cm. Chiều cao cây: đạt cao nhất ở công thức trồng với mật độ 2,5 và 5,5 vạn cây/ha chiều cao cây đạt từ 127,3 đến 133,7 cm. Thấp nhất là công thức trồng với mật độ 4,5 vạn cây/ha có chiều cao cây đạt từ 123,6 đến 123,7 cm. Thời gian sinh trưởng: có xu hướng giảm khi tăng mật độ gieo trồng. Do đó công thức gieo với mật độ 2,5 vạn cây/ha có thời gian sinh trưởng dài nhất từ 165,0 đến 166,5 ngày. Ngắn nhất ở công thức trồng với mật độ 5,5 vạn cây/ha có thời gian sinh trưởng từ 154,5 đến 155 ngày. Tóm lại, công thức trồng với mật độ 2,5 vạn cây có các chỉ tiêu số cành đực/cây, số cành quả/cây, chiều dài cành quả dài nhất và chiều cao cây đều cao hơn các công thức còn lại. Đồng thời thời gian sinh trưởng cũng kéo dài hơn so với đối chứng. 3.2.2. Ảnh hưởng của mật độ đến bệnh mốc trắng trên giống bông VN01-2 Kết quả thu được ở Bảng 3.5 cho thấy: Bệnh mốc trắng có xu hướng tăng khi tăng mật độ trồng ở cả 4 thời điểm theo dõi. Trong 4 thời điểm theo dõi thì thời điểm 90 NSG (ngày sau gieo) cũng bị nhiễm bệnh mốc trắng nặng nhất. Thời điểm 60 NSG có tỷ lệ bệnh từ 23,6 đến 28,8%, tỷ lệ bệnh từ 11,5 đến 18,3%. Đến thời điểm 90 NSG có tỷ lệ bệnh từ 65,7 đến 93,6%, tỷ lệ bệnh từ 47,5 đến 77,5%. 120 Mật độ gieo 5,5 vạn cây/ha nhiễm bệnh mốc trắng nặng nhất, tại thời điểm 90 ngày sau gieo có tỷ lệ bệnh là 91,8 - 93,6%, tỷ lệ bệnh là 73,6 - 77,5%. Nhẹ nhất ở công thức trồng với mật độ 2,5 vạn cây/ha có tỷ lệ bệnh ở thời điểm 90 NSG là 65,7 - 67,2%, tỷ lệ bệnh là 47,5 - 50,2%. Như vậy, công thức trồng với mật độ 5,5 vạn cây/ha nhiễm bệnh mốc trắng nặng hơn các công thức còn lại. Tại thời điểm 90 NSG có tỷ lệ bệnh là 91,8 - 93,6 %, tỷ lệ bệnh là 73,6 - 77,5 %. Bảng 3.5. Ảnh hưởng của mật độ đến bệnh mốc trắng trên giống bông VN01-2 Giống bông Tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh tại thời điểm (%) 60 NSG 70 NSG 80 NSG 90 NSG TLB CSB TLB CSB TLB CSB TLB CSB huyện Lục Ngạn - tỉnh Bắc Giang CT1: 2,5 vạn cây/ha 23,6 11,5 31,3 18,6 40,5 28,3 65,7 47,5 CT2: 3,5 vạn cây/ha 24,5 13,2 33,6 20,3 44,7 31,6 71,5 53,7 CT3: 4,5 vạn cây/ha 26,2 15,6 36,4 22,7 56,4 40,7 85,2 65,2 CT4: 5,5 vạn cây/ha(đ/c) 27,5 16,3 40,5 26,5 65,6 48,5 91,8 73,6 huyện Chi Lăng - tỉnh Lạng Sơn CT1: 2,5 vạn cây/ha 25,7 15,5 33,5 20,6 42,6 31,7 67,2 50,2 CT2: 3,5 vạn cây/ha 26,3 16,2 34,3 22,2 46,7 33,5 73,7 55,7 CT3: 4,5 vạn cây/ha 28,5 17,6 36,2 25,5 59,1 41,4 86,7 72,4 CT4: 5,5 vạn cây/ha(đ/c) 28,8 18,3 38,5 27,6 68,8 48,7 93,6 77,5 3.2.3. Ảnh hưởng của mật độ đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất giống bông VN01-2 Số quả/cây: Có xu hướng giảm khi tăng mật độ gieo trồng từ 2,5 đến 5,5 vạn cây/ha. Số quả/cây công thức gieo với mật độ 2,5 vạn cây/ha đạt từ 24,7 đến 25,6 quả cao nhất trong các mật độ gieo trồng và thấp nhất ở mật độ trồng 5,5 vạn cây/ha số quả/cây chỉ đạt từ 15,7 đến 16,4 cành. Khối lượng quả: Công thức gieo với mật độ 5,5 vạn cây/ha có khối lượng quả thấp nhất chỉ đạt 4,6 gram. Các công thức còn lại có khối lượng quả không sai khác so với đối chứng dao động từ 4,8 đến 4,9 gram. Bảng 3.6. Ảnh hưởng của mật độ đến các yếu tố cấu thành năng suất, năng suất và thu nhập thuần trên giống bông VN01-2 Chỉ tiêu Công thức Số quả/cây (quả) Khối lượng quả (g/quả) NSTT (tạ/ha) Tổng thu (Tr. đồng/ha) Tổng chi (Tr. đồng/ha) Lãi thuần (Tr. đồng/ha) huyện Lục Ngạn CT1: 2,5 vạn cây/ha 25,6 4,9 19,2 23,040 15,535 7,505 CT2: 3,5 vạn cây/ha 23,1 4,9 23,7 28,440 17,345 11,095 CT3: 4,5 vạn cây/ha 18,8 4,8 24,6 29,520 20,117 9,402 CT4: 5,5 vạn cây/ha(đ/c) 16,4 4,6 23,5 28,200 20,427 7,772 CV% 8,3 2,7 7,6 - - - LSD0.05 2,4 0,3 3,3 - - - huyện Chi Lăng CT1: 2,5 vạn cây/ha 24,7 4,9 18,1 21,720 15,435 6,285 CT2: 3,5 vạn cây/ha 23,2 4,9 24,0 28,800 17,545 11,255 121 CT3: 4,5 vạn cây/ha 18,4 4,8 23,8 28,560 19,917 8,642 CT4: 5,5 vạn cây/ha(đ/c) 15,7 4,6 22,7 27,240 20,027 7,212 CV% 7,5 2,3 7,8 - - - LSD0.05 2,6 0,2 3,5 - - - Năng suất: công thức gieo với mật độ 2,5 vạn cây/ha có năng suất thực thu đạt từ 18,1 đến 19,2 tạ/ha, thấp hơn các công thức trồng với mật độ khác. Các công thức gieo trồng với mật độ từ 3,5 đến 5,5 vạn cây/ha có năng suất thực thu dao động từ 22,7 đến 24,6 tạ/ha. Tổng thu: Công thức trồng ở mật độ 2,5 vạn cây/ha có tổng thu thấp nhất chỉ đạt 21,72- 23,04 triệu đồng/ha. Các công thức còn lại có hiệu quả kinh tế dao động từ 27,24 đến 29,52 triệu đồng/ha. Tổng chi: Công thức trồng với mật độ 2,5 và 3,5 vạn cây/ha có tổng chi thấp nhất từ 15,435 đến 17,545 triệu đồng/ha. Các công thức trồng với mật độ 4,5 và 5,5 vạn cây/ha có tổng chi từ 19,917 đến 20,427 triệu đồng/ha. Lãi thuần: Lãi thuần đạt cao nhất ở công thức trồng với mật độ 3,5 vạn cây/ha lãi thuần đạt từ 11,095 đến 11,255 triệu đồng/ha, tiếp đến là công thức đối chứng có lãi thuần đạt từ 8,642 đến 9,402 triệu đồng/ha và thấp nhất ở công thức trồng với mật độ 2,5 vạn cây/ha lãi thuần chỉ đạt từ 6,258 đến 7,505 triệu đồng/ha. 4. Kết luận Thời vụ trồng bông có ảnh hưởng sinh trưởng phát triển, mức độ nhiễm bệnh phấn trắng và năng suất bông. Trong đó thời vụ trồng 15/5 có mức độ nhiễm bệnh nhẹ nhất, có tổng số quả trên cây nhiều, năng suất đạt cao nhất 23,8 - 24,6 tạ/ha và cho thu nhập thuần đạt từ 9,805 - 10,665 triệu đồng/ha. Mật độ trồng bông có ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển, mức độ nhiễm bệnh phấn trắng và năng suất bông. Trong các mật độ nghiên cứu thì mật độ trồng 3,5 và 4,5 vạn cây/ha cho năng suất cao nhất đạt từ 22,7 - 24,6 tạ/ha, nhưng thu nhập thuần cao nhất ở mật độ 3,5 vạn cây/ha đạt từ 11,095 - 11,255 triệu đồng/ha. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Thị Thanh Bình (2000), Kết quả nghiên cứu bệnh mốc trắng hại bông, Kết quả nghiên cứu khoa học 1997-2000. Nxb Nông nghiệp, TP HCM 2000. [2] Vũ Văn Bộ, Nguyễn Ngọc Dương, Nguyễn Thanh Tùng (2012), Nghiên cứu xây dựng quy trình bón phân cho một số giống bông lai phù hợp với vùng trồng bông đất dốc tại khu vực miền núi phía Bắc, Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ. [3] Choi B.H. (1973) Preliminary results of cotton experiments in Phan Rang, Ninh Thuan province, Viet Nam. Korean Agricaltural technical mission to Vietnam- Agricaltural experiment Station, Phan Rang, Viet Nam, pp. 25. [4] Dương Xuân Diêu, Nguyễn Quang Thạch, Vũ Đình Chính (2010), Ảnh hưởng của mật độ gieo trồng đến các chỉ tiêu sinh lý và năng suất của giống bông VN35KS, Tạp chí khoa học và phát triển nông thôn tập 8, số 5, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, trang 737-741. 122 [5] Vũ Công Hậu (1978), Kỹ thuật trồng bông, Nxb Nông nghiệp, Thành phố Hồ Chí Minh. [6] Lưu Quang Quyến, Trần Thanh Dũng (2003), Kết quả nghiên cứu liều lượng phân bón và mật độ gieo trồng trong điều kiện phun PIX cho bông có tưới vụ Đông Xuân 2002/2003 tại Quảng Nam, Báo cáo Công ty cổ phần bông miền Trung. THE IMPACT OF SEASONALITY AND DENSITY ON COTTON PRODUCTION IN BAC GIANG AND LANG SON PROVINCE Vu Dinh Chinh1, Pham Van Phu2 (1)Hanoi University of Agriculture, (2)Mien Bac Cotton Joint Stock Company Abstract: We aim to study the impact of seasonality and density on cotton production in Bac Giang and Lang Son province in order to improve yield and quality of cotton fiber, contributing to the development of cotton production in these provinces. Two experiments in accordance with seasonality and density were carried out and arranged in randomized complete block RCBD with 3 times of repetition. The indicators of growth and development, the component factors of the yield and productivity were carefully monitored. The results showed that cotton planting season does have effects on the growth, the development and the level of powdery mildew infection and yield. During the experimental time, 15/5 have the lightest planting levels of infection, but there is a lot of fruit on the tree, the highest yield of 2.38 to 2.46 tons per ha and obtain the income of 9.805 to 10.665 million /ha. Also, cotton planting density affects the growth, development and the level of powdery mildew infection and yield of cotton. In the study, the density 35 and density of 45 thousand plants / ha result in the highest yield from 2.27 to 2.46 tons per ha, but the highest net income is from the density of 35 thousand plants / ha, achieving from 11.095 to 11.255 million /ha. Keywords: Cotton, seasonal sowing, density, growth, yield.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf12_3724_2136086.pdf
Tài liệu liên quan