Ảnh hưởng của phân ủ hữu cơ biochar tới sinh trưởng và một số chỉ tiêu chất lượng của cây cải canh(brassica juncea)

Tài liệu Ảnh hưởng của phân ủ hữu cơ biochar tới sinh trưởng và một số chỉ tiêu chất lượng của cây cải canh(brassica juncea): Tạp chí Khoa học & Công nghệ số 4 (9) – 2017 41 KHOA HỌC TỰ NHIÊN 1. Đặt vấn đề Rơm, rạ là phế phụ phẩm của quá trình sản xuất lúa, có nhiều ứng dụng như làm thức ăn gia súc, nguyên liệu tạo nhiên liệu sinh học��� Tuy nhiên, ở nhiều nơi, việc xử lý nguồn rơm, rạ phế phụ phẩm có thể gây ô nhiễm môi trường (đốt rơm, rạ gây phát thải khí CO2, khói)� Gần đây, rơm, rạ có thể TÓM TẮT Nghiên cứu này có mục tiêu phân tích các đặc điểm sinh trưởng và một số chỉ tiêu chất lượng của cây cải canh (Brassica juncea) dưới tác động của phân ủ hữu cơ biochar. Kết quả nghiên cứu cho thấy phân ủ hữu cơ biochar 5% và 10% đã làm tăng chiều cao cây lần lượt 50 và 31% so với phân NPK. Số lá, kích thước lá cây cải canh ở các công thức bón phân ủ hữu cơ biochar 5% và 10% cũng cao hơn so với ở công thức bón NPK. Sinh khối tươi và sinh khối khô của cây cải canh ở hai công thức bón phân ủ hữu cơ biochar 5% và 10% lần lượt đạt 95,09; 86,40 g/cây và 6,93; 6,20 g/cây, cao hơn ở công thứ...

pdf8 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 177 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ảnh hưởng của phân ủ hữu cơ biochar tới sinh trưởng và một số chỉ tiêu chất lượng của cây cải canh(brassica juncea), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học & Công nghệ số 4 (9) – 2017 41 KHOA HỌC TỰ NHIÊN 1. Đặt vấn đề Rơm, rạ là phế phụ phẩm của quá trình sản xuất lúa, có nhiều ứng dụng như làm thức ăn gia súc, nguyên liệu tạo nhiên liệu sinh học��� Tuy nhiên, ở nhiều nơi, việc xử lý nguồn rơm, rạ phế phụ phẩm có thể gây ô nhiễm môi trường (đốt rơm, rạ gây phát thải khí CO2, khói)� Gần đây, rơm, rạ có thể TÓM TẮT Nghiên cứu này có mục tiêu phân tích các đặc điểm sinh trưởng và một số chỉ tiêu chất lượng của cây cải canh (Brassica juncea) dưới tác động của phân ủ hữu cơ biochar. Kết quả nghiên cứu cho thấy phân ủ hữu cơ biochar 5% và 10% đã làm tăng chiều cao cây lần lượt 50 và 31% so với phân NPK. Số lá, kích thước lá cây cải canh ở các công thức bón phân ủ hữu cơ biochar 5% và 10% cũng cao hơn so với ở công thức bón NPK. Sinh khối tươi và sinh khối khô của cây cải canh ở hai công thức bón phân ủ hữu cơ biochar 5% và 10% lần lượt đạt 95,09; 86,40 g/cây và 6,93; 6,20 g/cây, cao hơn ở công thức bón NPK và phân chuồng ủ. Hàm lượng vitamin C trong lá cây cải canh ở hai công thức bón phân ủ hữu cơ biochar cũng cao hơn so với ở công thức còn lại. Tuy nhiên, việc bổ sung biochar không có hiệu quả làm tăng hàm lượng đường tan trong lá cây cải canh so với phân chuồng ủ không có biochar. Tỷ lệ biochar 5% trong phân ủ hữu cơ có tác dụng hiệu quả hơn so với tỷ lệ 10%. Từ khóa: Cải canh (Brassica juncea), phân hữu cơ biochar, sinh trưởng, vitamin C ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN Ủ HỮU CƠ BIOCHAR tới sinh trưởng và một số chỉ tiêu chất lượng của CÂY CẢI CANH (Brassica juncea) Trần Thị mai Lan, nguyễn Thị Thanh hương, Chu Thị BíCh ngọC, nguyễn Thị hiền Khoa Khoa học Tự nhiên – Trường Đại học Hùng Vương Nhận bài ngày 25/10/2017, Phản biện xong ngày 16/12/2017, Duyệt đăng ngày 17/12/2017 được sử dụng làm nguyên liệu tạo biochar (than sinh học) – là loại than được sản xuất từ các nguồn sinh khối cây trồng hay rác thải hữu cơ thông qua quá trình nhiệt phân yếm khí mà cấu trúc tự nhiên của nó được duy trì và carbon vẫn còn trong than với hàm lượng cao� Biochar có thể cung cấp dinh dưỡng khoáng ở dạng dễ tiêu và tạo môi trường phát 42 Tạp chí Khoa học & Công nghệ số 4 (9) – 2017 KHOA HỌC TỰ NHIÊN triển các tập đoàn sinh vật bộ rễ, giữ dinh dưỡng và cải thiện độ chua đất� Biochar có thể tồn tại nhiều năm trong đất với cấu trúc tơi xốp, diện tích bề mặt lớn và độ hấp phụ các chất cao, nhờ đó cải tạo được đặc điểm vật lý cũng như tăng sức trữ ẩm của đất [4]� Trong những năm gần đây, biochar đã được nghiên cứu và ứng dụng tương đối nhiều trong nông nghiệp ở Việt Nam và trên thế giới� Trong nông nghiệp, biochar cũng đã được sử dụng như một loại giá thể trồng các loại hoa có giá trị kinh tế cao như hoa lan, hoa ly Việc sử dụng biochar làm từ trấu hun để làm giá thể, đất nhân tạo và phân bón hữu cơ vi sinh phục vụ cho trồng hoa, cây cảnh, hoặc một số cây nông nghiệp (ngô, cà chua) cũng đang được đẩy mạnh [4; 10]� Biochar đã được chứng minh có tác dụng kích thích hạt lúa mì nảy mầm và giai đoạn sinh trưởng sớm của loại cây này [9]� Khi sử dụng biochar cho hệ thống luân canh cây đậu đỗ–cây lúa đã làm tăng được năng suất cây trồng cũng như hàm lượng phân bón trong đất, tăng khả năng hấp thụ nitơ [7]� Tương tự, biochar khi được bón vào đất đã làm tăng được pH đất, làm tăng hàm lượng một số nguyên tố khoáng như Na, K và Mg trong đất� Bên cạnh đó, biochar đã có tác dụng làm tăng sinh khối chung, sinh khối rễ, chiều cao cây và số lá lên tới 903% so với thí nghiệm không sử dụng phân bón và tăng tới 483% so với thí nghiệm có sử dụng phân bón đối với hai loại cây trồng là xà lách (Lactuca sativa) và cải bắp (Brassica chinensis) tại Campuchia [1]� Thậm chí, khi bổ sung vào vùng đất bị nhiễm kim loại nặng Cd, Pb và Zn, biochar vẫn làm tăng năng suất cây cải dầu (Brassica napus L�) lên gấp ba lần, đồng thời sự tích lũy các kim loại nặng trong cây lại giảm đi [3]� Gần đây, việc sử dụng phân ủ trộn biochar đã giúp cây ngô chống chịu với mặn tốt hơn [5]� Tuy nhiên, việc sử dụng biochar phối trộn với phân chuồng làm nguyên liệu tạo phân ủ hữu cơ vẫn còn là vấn đề mới mẻ� Nghiên cứu này hướng tới mục tiêu đánh giá ảnh hưởng của phân ủ hữu cơ biochar đến sinh trưởng và một số chỉ tiêu chất lượng của cây rau cải canh, cung cấp các dẫn liệu khoa học và là cơ sở sản xuất nông nghiệp theo hướng an toàn� 2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu 2.1. Vật liệu nghiên cứu Biochar được tạo thành bằng phương pháp đốt rơm, rạ trong buồng kín [11]� Phân ủ hữu cơ biochar được tạo thành từ quá trình ủ phân chuồng với biochar theo phương pháp ủ nóng� Hàm lượng biochar là 5 và 10% trong phân ủ hữu cơ biochar (w/w)� Sau 90 ngày ủ, phân ủ hữu cơ biochar được sử dụng để bón lót trong các công thức thí nghiệm� Hạt cây cải canh do Công ty TNHH Phát triển Nông nghiệp Việt Á cung cấp� 2.2. Phương pháp nghiên cứu Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm gồm 4 công thức, CC1 (không sử dụng phân ủ hữu cơ biochar, bón lót với phân NPK Đình Vũ 16:16:8, liều lượng 240kg/ha và bón thúc NPK với liều lượng 120 kg/ha), CC2 (bón lót 760 kg phân chuồng không có biochar/360 m2), CC3 (bón lót 760 kg phân ủ hữu cơ biochar 5%/360 m2), CC4 (bón lót 760 kg phân ủ hữu cơ biochar 10%/360 m2)� Mỗi ô thí nghiệm có diện tích 6 m2, mỗi công thức gồm 3 lần lặp lại� Các ô thí nghiệm được bố Tạp chí Khoa học & Công nghệ số 4 (9) – 2017 43 KHOA HỌC TỰ NHIÊN trí ngẫu nhiên hoàn toàn� Thời gian gieo hạt vào tuần đầu tiên của tháng 11/2018 (vụ thu đông)� Các chỉ tiêu sinh trưởng, sinh lý của cây cải được xác định tại thời điểm cây được 35 ngày tuổi� Chiều cao cây và các chỉ tiêu kích thước lá (chiều dài, chiều rộng, được xác định bằng cách sử dụng thước Palmer kỹ thuật (Mitutoyo digimatic micrometer, Nhật)� Khối lượng tươi được xác định bằng cân kỹ thuật, khối lượng khô được xác định bằng cân kỹ thuật sau khi sấy 48h ở 80oC� Các phương pháp nghiên cứu này được mô tả bởi Nguyễn Văn Mã và nnk (2013) [6]� Hàm lượng đường tan được xác định bằng brix kế (hãng Atago, Nhật Bản)� Các số liệu nghiên cứu được tính trung bình, độ lệch chuẩn và được xử lý thống kê với phép kiểm tra Duncan (p=0,05) [6]� 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 3.1. Sinh trưởng của cây rau cải canh dưới ảnh hưởng của phân bón biochar Sự sinh trưởng của cây rau cải canh được đánh giá thông qua một số chỉ tiêu nghiên cứu như chiều cao cây, số lá/cây, kích thước lá, sinh khối tươi và sinh khối khô� Kết quả nghiên cứu chiều cao cây (Hình 1) cho thấy rằng so với ở công thức thí nghiệm chỉ bón lót với NPK, cây cải ở các công thức thí nghiệm được bón lót với phân ủ hữu cơ có chiều cao lớn hơn� Chiều cao cây ở các công thức được bón lót với phân ủ hữu cơ biochar 5% và 10% đều lớn hơn ở công thức chỉ bón lót bằng phân ủ hữu cơ (phân chuồng ủ)� Thực vậy, so với ở công thức CC1, chiều cao cây ở các công thức CC2, CC3 và CC4 lần lượt tăng 20; 50 và 31%� Như vậy, phân ủ hữu cơ biochar 5% có tác động tốt nhất đối với sinh trưởng chiều cao cây cải canh trong các công thức thí nghiệm� Kết quả nghiên cứu này khẳng định hiệu quả của biochar đối với sinh trưởng của một số loại cây như cải bắp dại [2]� Đối với rau cải canh, bộ phận được sử dụng làm thức ăn chủ yếu là lá� Vì vậy, chúng tôi khảo sát sự ảnh hưởng của phân ủ hữu cơ biochar đến số lá của cây rau cải 4 tuần Hình 1. Sinh trưởng chiều cao của cây rau cải canh dưới tác động của phân ủ hữu cơ biochar. Thanh sai số thể hiện giá trị độ lệch chuẩn. Các thanh sai số được đánh dấu bởi chữ cái khác nhau thể hiện giá trị khác nhau có ý nghĩa thống kê (p=0,05) khi kiểm định với phép kiểm tra Duncan. Hình 2. Số lá/cây của cây rau cải canh dưới tác động của phân ủ hữu cơ biochar. Thanh sai số thể hiện giá trị độ lệch chuẩn. Các thanh sai số được đánh dấu bởi chữ cái khác nhau thể hiện giá trị khác nhau có ý nghĩa thống kê (p=0,05) khi kiểm định với phép kiểm tra Duncan. 44 Tạp chí Khoa học & Công nghệ số 4 (9) – 2017 KHOA HỌC TỰ NHIÊN tuổi (Hình 2)� Số lá trung bình/cây ở các công thức CC1, CC2, CC3 và CC4 lần lượt bằng 4,50; 5,13; 6,07 và 5,40 lá/cây� Như vậy, ở công thức CC3, số lá trung bình/cây cao nhất� Ở cả hai công thức có sử dụng phân ủ hữu cơ biochar 5 và 10%, số lá trung bình/ cây cao hơn so với ở công thức chỉ sử dụng NPK hoặc phân chuồng ủ� Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đồng với nghiên cứu của Dunsin et al. trên cây cải bắp dại [2], số lượng lá của cây cải bắp dại được bón với 200 t/ha biochar đạt tới 19,6 lá/cây trong khi ở các công thức bón NPK, số lá/cây dao động trong khoảng từ 11 đến 16,67 lá/cây� Bên cạnh số lá, kích thước lá của cây rau cải canh cũng được nghiên cứu (Hình 3)� Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng phân ủ hữu cơ có tác dụng làm tăng kích thước lá rau cải so với NPK khi sử dụng bón lót� Trong đó, phân ủ hữu cơ biochar có tác dụng lớn hơn so với phân ủ hữu cơ đơn thuần� Thực vậy, chiều dài lá cây cải canh ở các công thức CC3 (phân ủ hữu cơ biochar 5%), CC4 (phân ủ hữu cơ biochar 10%) và CC2 (phân ủ hữu cơ) lần lượt tăng hơn 42; 19 và 18% so với ở công thức CC1 (bón lót với NPK)� Tương tự, chiều rộng lá cây cải canh ở các công thức CC3, CC4 và CC2 lần lượt tăng hơn so với ở công thức CC1 là 34; 18 và 20%� Cũng như kết quả nghiên cứu về chiều cao, số lá/cây, kích thước lá thì sinh khối của cây cải canh cũng chịu ảnh hưởng của phân ủ hữu cơ biochar� Khối lượng tươi trung bình của cây cải được bón lót với phân ủ hữu cơ Hình 3. Kích thước lá của cây rau cải canh dưới tác động của phân ủ hữu cơ biochar. Thanh sai số thể hiện giá trị độ lệch chuẩn. Các thanh sai số được đánh dấu bởi chữ cái khác nhau thể hiện giá trị khác nhau có ý nghĩa thống kê (p=0,05) khi kiểm định với phép kiểm tra Duncan. Hình 4. Khối lượng tươi của cây rau cải canh dưới tác động của phân ủ hữu cơ biochar. Thanh sai số thể hiện giá trị độ lệch chuẩn. Các thanh sai số được đánh dấu bởi chữ cái khác nhau thể hiện giá trị khác nhau có ý nghĩa thống kê (p=0,05) khi kiểm định với phép kiểm tra Duncan. Tạp chí Khoa học & Công nghệ số 4 (9) – 2017 45 KHOA HỌC TỰ NHIÊN biochar cao hơn so với được bón lót với phân ủ hữu cơ, cũng như cao hơn so với được bón lót với NPK (Hình 4)� Thực vậy, khối lượng tươi trung bình của cây cải canh ở công thức CC1 đạt 51,1 g/cây, trong khi khối lượng tươi trung bình của cây cải canh ở công thức CC2 đạt 73,21 g/cây� Khối lượng tươi trung bình của cây cải canh ở hai công thức CC3 và CC4 lần lượt bằng 95,09 và 86,40 g/cây� Việc bón lót phân ủ hữu cơ biochar 5% có hiệu quả tích cực nhất đối với sinh khối cây rau cải canh� Kết quả nghiên cứu này của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Carter et al. trên cây xà lách (Lactuca sativa) và cây cải thìa (Brassica chinensis) [1] hay của Dunsin et al. [2] trên cây cải bắp dại, của Sokchea et al., trên cây cải canh [8]� Phù hợp với kết quả nghiên cứu khối lượng tươi, khối lượng khô của cây cải ngọt ở các công thức nghiên cứu cũng có sự khác nhau (Hình 5)� Trong đó, khối lượng khô của cây cải canh cao nhất ở công thức CC3 (6,93 g/cây), tiếp đó là ở các công thức CC4 (6,20 g/cây), CC2 (5,65 g/cây) và thấp nhất ở công thức CC1 (3,49 g/cây)� Như vậy, phân ủ hữu cơ biochar có ảnh hưởng tích cực đến các chỉ tiêu sinh trưởng được nghiên cứu của cây cải canh� Trong đó, phân ủ hữu cơ biochar 5% có hiệu quả cao hơn so với phân ủ hữu cơ biochar 10%� 3.2. Ảnh hưởng của phân ủ hữu cơ biochar tới một số chỉ tiêu chất lượng của cây rau cải canh Cây cải là nguồn thực phẩm cung cấp nhiều loại vitamin và khoáng chất cho người, đặc biệt, cây rất giàu vitamin C [2]� Vì vậy, trong nghiên cứu này, chúng tôi đã xác định hàm lượng vitamin C trong lá cây cải canh 4 tuần tuổi ở các công thức thí nghiệm khác nhau (Hình 6)� Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, hàm lượng vitamin C trong lá cây cải canh thấp nhất Hình 5. Khối lượng khô của cây rau cải canh dưới tác động của phân ủ hữu cơ biochar. Thanh sai số thể hiện giá trị độ lệch chuẩn. Các thanh sai số được đánh dấu bởi chữ cái khác nhau thể hiện giá trị khác nhau có ý nghĩa thống kê (p=0,05) khi kiểm định với phép kiểm tra Duncan. Hình 6. Hàm lượng vitamin C trong lá cây cải canh dưới tác động của phân ủ hữu cơ biochar. Thanh sai số thể hiện giá trị độ lệch chuẩn. Các thanh sai số được đánh dấu bởi chữ cái khác nhau thể hiện giá trị khác nhau có ý nghĩa thống kê (p=0,05) khi kiểm định với phép kiểm tra Duncan. 46 Tạp chí Khoa học & Công nghệ số 4 (9) – 2017 KHOA HỌC TỰ NHIÊN ở công thức CC1 (8,02 mg/100 g lá tươi)� Hàm lượng vitamin C trong lá cây cải canh ở các công thức thí nghiệm có bón phân ủ hữu cơ đều cao hơn so với ở công thức bón NPK� Giá trị hàm lượng vitamin C trong lá cây cải canh lần lượt bằng 11,08; 15,41 và 14,35 mg/100 g lá tươi ở các công thức CC2, CC3 và CC4� Như vậy, biochar 5 và 10% đã có tác động làm tăng hàm lượng vitamin C trong lá cây cải canh, cao hơn 39 và 30% so với công thức CC1� Kết quả nghiên cứu này phù hợp với nghiên cứu của nhóm Dunsin et al. (2016)� Tuy nhiên, mức độ tăng hàm lượng vitamin C trong lá cây cải canh trong nghiên cứu này thấp hơn so với mức độ tăng hàm lượng vitamin C trong lá cây cải bắp dại (Brassica oleracea)� Trong nghiên cứu của Dunsin et al., hàm lượng vitamin C trong lá cây cải bắp dại được bón lót 200 t/ha biochar cao hơn 3,4 lần so với ở công thức không bón phân, đồng thời cao hơn so với ở các công thức chỉ bón NPK [2]� Bên cạnh hàm lượng vitamin C trong lá cây cải canh, hàm lượng đường tan cũng được phân tích� Kết quả nghiên cứu (Hình 7) cho thấy rằng, hàm lượng đường tan trong lá cây cải canh ở cả ba công thức CC2, CC3 và CC4 đều cao hơn ở công thức CC1� Tuy nhiên, hàm lượng đường tan trong lá cây cải canh ở ba công thức CC2, CC3 và CC4 không khác nhau có ý nghĩa thống kê� Như vậy, biochar không có ảnh hưởng tới hàm lượng đường tan trong lá cây cải canh� Lần đầu tiên hàm lượng đường trong lá cây cải canh dưới ảnh hưởng của phân ủ hữu cơ biochar được xác định trong nghiên cứu này� Trước đó, hàm lượng protein, chất béo, chất xơ của cây cải bắp dại dưới tác động của biochar đã được phân tích [2]� 4. Kết luận Phân ủ hữu cơ biochar tạo ra từ phân chuồng ủ với biochar theo tỉ lệ 5 và 10% (w/w) đã được sử dụng làm phân bón lót để trồng rau cải canh trong các công thức thí nghiệm, so sánh với các công thức chỉ bón lót với NPK và phân chuồng ủ� Kết quả nghiên cứu cho thấy phân ủ hữu cơ có tác động tốt tới các chỉ tiêu sinh trưởng và chất lượng của cây cải canh so với phân NPK� Phân ủ hữu cơ biochar có hiệu quả cao hơn so với phân chuồng ủ đối với hầu hết các chỉ tiêu nghiên cứu� Phân ủ hữu cơ biochar với hàm lượng 5% có tác động tốt nhất đối với sinh trưởng và hàm lượng vitamin C trong lá cây cải canh� Tuy nhiên, phân ủ hữu cơ biochar không có tác động làm tăng hàm lượng đường trong lá cây cải canh, khi so sánh với phân chuồng ủ� Hình 7. Hàm lượng đường tan trong lá cây cải canh dưới tác động của phân ủ hữu cơ biochar. Thanh sai số thể hiện giá trị độ lệch chuẩn. Các thanh sai số được đánh dấu bởi chữ cái khác nhau thể hiện giá trị khác nhau có ý nghĩa thống kê (p=0,05) khi kiểm định với phép kiểm tra Duncan. Tạp chí Khoa học & Công nghệ số 4 (9) – 2017 47 KHOA HỌC TỰ NHIÊN Lời cảm ơn Công trình này được hoàn thành với sự hỗ trợ kinh phí từ chương trình nghiên cứu khoa học cơ bản của Trường Đại học Hùng Vương� Tài liệu tham khảo [1] Carter, S�, Shackley, S�, Sohi, S�, Suy, T� B�, & Haefele, S� (2013)� The Impact of biochar application on soil properties and plant growth of pot grown lettuce (Lactuca sativa) and cabbage (Brassica chinensis)� Agronomy, 3(2), 404-418� [2] Dunsin, O�, Aboyeji, C� M�, Adekiya, A� O�, Aduloju, M� O�, Agbaje, G�, & Anjorin, O� (2016)� Effect of Biochar and NPK Fertilizer on Growth, Biomass Yield and Nutritional Quality of Kale (Brassica oleracea) in a Derived Agro-Ecological Zone of Nigeria� Production Agriculture and Technology Journal, 12(2), 135-141� [3] Houben, D�, Evrard, L�, & Sonnet, P� (2013)� Beneficial effects of biochar application to contaminated soils on the bioavailability of Cd, Pb and Zn and the biomass production of rapeseed (Brassica napus L�)� Biomass and Bioenergy, 57, 196- 204� doi:�doi�org/10�1016/j�biom- bioe�2013�07�019 [4] Vũ Duy Hoàng, Nguyễn Tất Cảnh, Nguyễn Văn Biên, Nhữ Thị Hồng Linh (2013)� Ảnh hưởng của biochar và phân bón lá đến sinh trưởng và năng suất cà chua trồng trên đất cát� Tạp chí Khoa học và Phát triển, 11(5), 603-613 [5] Lashari, M� S�, Ye, Y�, Ji, H�, Li, L�, Kibue, G� W�, Lu, H�, Pan, G� (2015)� Biochar–manure compost in conjunction with pyroligneous solution alleviated salt stress and improved leaf bioactivity of maize in a saline soil from central China: a 2‐year field experiment� Journal of the Science of Food and Agricul- ture, 95(6), 1321-1327� [6] Nguyễn Văn Mã, La Việt Hồng, Ông Xuân Phong, (2013)� Phương pháp nghiên cứu Sinh lý học thực vật� Hà Nội: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội� [7] Partey, S� T�, Saito, K�, Preziosi, R� F�, & Robson, G� D� (2016)� Biochar use in a legume–rice rotation system: Effects on soil fertility and crop performance� Archives of Agronomy and Soil Science, 62(2), 199-215� doi:10�1080/03650340�2015�1040399 [8] Sokchea, H�, Borin, K�, & Preston, T� R� (2015)� Carry-over effects of biochar on yield of Mustard Green vegetable (Bras- sica juncea) and on soil fertility� Livestock Research for Rural Development. Volume 27, 27(84)� [9] Solaiman, Z� M�, Murphy, D� V�, & Abbott, L� K� (2012)� Biochars influence seed germi- nation and early growth of seedlings� Plant and Soil, 353(1), 273-287� doi:10�1007/s11104- 011-1031-4� [10] Hoàng Lệ Thu, Trần Thành Vinh, Nguyễn Quang Trung, Phạm Thị Mai Trang, (2015)� Ảnh hưởng của than sinh học thay thế một phần phân khoáng đến sinh trưởng và năng suất ngô trồng tại thành phố Việt Trì–tỉnh Phú Thọ� Tạp chí Khoa học Đại học Tân Trào, 1(99-106)� [11] Mai Văn Trịnh, Trần Viết Cường, Vũ Dương Quỳnh, Nguyễn Thị Hoài Thu (2011)� Nghiên cứu sản xuất than sinh học từ rơm rạ và trấu để phục vụ nâng cao độ phì đất, năng suất cây trồng và giảm phát thải khí nhà kính� Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam, 3(24), 1-5� 48 Tạp chí Khoa học & Công nghệ số 4 (9) – 2017 KHOA HỌC TỰ NHIÊN SUMMARY Influence of biochar-organic compost on growth and some quality indices of Brassica juncea Tran Thi mai Lan, nguyen Thi Thanh huong, Chu Thi BiCh ngoC, nguyen Thi hien Faculty of Natural Sciences – Hung Vuong University This work aimed to analysis the growth and some quality characteristics of Brassica juncea under influence of biochar-organic compost. The results showed that the height of plant treated by 5 and 10% biochar-organic compost was increased signifi- cantly 50 and 31%, respectively, when compared to plant treated by NPK fertilizer. Number of leaves and leaf size of plant treated by biochar-organic compost were higher than plant treated by NPK fertilizer. Fresh and dry weight of plants treated by 5 and 10%-biochar-organic compost reach 95,09; 86,40 g/plant and 6,93; 6,20 g/plant, respectively, higher than of plants treated by NPK fertilizer and organic compost. The vitamin C content of plant in two biochar-organic treatments was higher than in two other treatments. However, soluble sucrose content in leaves was not significantly dif- ferent between the biochar-organic compost treatments and organic compost treat- ment. The 5% in content of biochar in biochar-organic compost has more effective than the 10% in content of biochar. Keywords: Brassica juncea, biochar-organic compost, growth, vitamin C

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf108_0723_2218873.pdf
Tài liệu liên quan