Trường nghĩa voi trong sử thi Ê Đê - Nguyễn Thị Quỳnh Thơ

Tài liệu Trường nghĩa voi trong sử thi Ê Đê - Nguyễn Thị Quỳnh Thơ: JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2018-0008 Social Science, 2018, Vol. 63, Iss. 1, pp. 54-61 This paper is available online at TRƯỜNG NGHĨA VOI TRONG SỬ THI Ê ĐÊ Nguyễn Thị Quỳnh Thơ Khoa Sư phạm, Trường Đại học Tây Nguyên Tóm tắt. Trong sử thi Ê đê, voi là con vật xuất hiện với tần số cao so với các loài động vật khác. Voi được xem là một điển mẫu trong đời sống vật chất và tinh thần của người dân Ê đê. Khi xem xét trường nghĩa voi, chúng tôi phân lập thành các tiểu trường, đưa ra các số liệu thống kê định lượng, trên cơ sở đó có những nhận xét định tính, làm nổi bật được giá trị văn hoá của voi trong đời sống của người Ê đê. Từ khóa: Trường nghĩa, voi, sử thi Ê đê. 1. Mở đầu Cho đến nay, nhiều trường từ vựng ngữ nghĩa đã được nghiên cứu. Chẳng hạn, trường trí tuệ (J. Trur), sự vui sướng (K. Rojning), các từ chỉ quan hệ họ hàng (F.C. Loun Sbung), tên gọi thực vật (M. C. Couklin), tên gọi bệnh tật (C.O Franke), từ chỉ bộ phận cơ thể người (Nguyễn Đức T...

pdf8 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 381 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Trường nghĩa voi trong sử thi Ê Đê - Nguyễn Thị Quỳnh Thơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2018-0008 Social Science, 2018, Vol. 63, Iss. 1, pp. 54-61 This paper is available online at TRƯỜNG NGHĨA VOI TRONG SỬ THI Ê ĐÊ Nguyễn Thị Quỳnh Thơ Khoa Sư phạm, Trường Đại học Tây Nguyên Tóm tắt. Trong sử thi Ê đê, voi là con vật xuất hiện với tần số cao so với các loài động vật khác. Voi được xem là một điển mẫu trong đời sống vật chất và tinh thần của người dân Ê đê. Khi xem xét trường nghĩa voi, chúng tôi phân lập thành các tiểu trường, đưa ra các số liệu thống kê định lượng, trên cơ sở đó có những nhận xét định tính, làm nổi bật được giá trị văn hoá của voi trong đời sống của người Ê đê. Từ khóa: Trường nghĩa, voi, sử thi Ê đê. 1. Mở đầu Cho đến nay, nhiều trường từ vựng ngữ nghĩa đã được nghiên cứu. Chẳng hạn, trường trí tuệ (J. Trur), sự vui sướng (K. Rojning), các từ chỉ quan hệ họ hàng (F.C. Loun Sbung), tên gọi thực vật (M. C. Couklin), tên gọi bệnh tật (C.O Franke), từ chỉ bộ phận cơ thể người (Nguyễn Đức Tồn). . . Đối với trường tên gọi động vật trong sử thi, cho đến nay vẫn chưa được nghiên cứu một cách toàn diện trong một công trình riêng. Tuy nhiên, theo chúng tôi chưa có công trình nào nghiên cứu về trường nghĩa voi trong sử thi Ê đê. Trong giới hạn của nghiên cứu này, khi khảo sát 6 bộ sử thi Ê đê (Anh em Klu Kla, Dăm Băng Mlan, Sum Lum, Hbia Mlin, Dăm Yi chặt đọt mây, Mdrong Dăm), chúng tôi đã phân lập tiểu trường voi thành 4 tiểu trường, cụ thể: Tiểu trường tên gọi, tiểu trường bộ phận cơ thể, tiểu trường hoạt động của voi, tiểu trường hoạt động của người tác động đến voi. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Các tiểu trường voi trong sử thi Ê đê 2.1.1. Tiểu trường 1: Tên gọi và đặc điểm của voi Trong sử thi Ê đê, voi là con vật mà người Ê đê thuần dưỡng để phục vụ cho cuộc sống, đặc biệt là sử dụng để chuyên chở người và hàng hóa. Voi cũng được coi như những gia súc - những vật nuôi trong gia đình, được nói đến để thể hiện sự giàu có, sung túc của buôn làng. Voi được xem là một điển mẫu trong đời sống vật chất và tinh thần của người dân Ê đê. Trong tổng số 5821 câu có chứa từ “voi” và các từ ngữ liên quan đến “voi” trong 6 bộ sử thi (Anh em Klu Kla, Dăm Băng Mlan, Hbia Mlin, Sum Lum, Hbia Mlin, DămYi chặt đọt mây, Ngày nhận bài: 15/7/2017. Ngày sửa bài: 2/8/2017. Ngày nhận đăng: 20/12/2017. Liên hệ: Nguyễn Thị Quỳnh Thơ, e-mail: quynhtho.1988@gmail.com. 54 Trường nghĩa Voi trong sử thi Ê đê Mdrong dăm) thì từ “voi” có 3839 lần xuất hiện, chiếm 17,89 %, thí dụ: “Khách lạ nào đến nhà mà ngựa đụng vào cầu thang, khách lạ nào đến nhà mà voi chạm sàn hiên khiến cả nhà rung chuyển vậy?” [10;tr.833]. Bảng 1. Bảng danh sách và số lượng từ trong tiểu trường Stt Từ ngữ Lần XH Tỉ lệ % Thí dụ Tiểu trường bậc 2a: Tên gọi gắn với đặc điểm giống 1 Đực 137 35,30 Ai nợ trâu thì nuôi chị từ hai đến ba năm, nợ chiêng 2 Cái 80 20,61 Lào,con voi đực, con voi cái thì nuôi chị đến khi chết[1;tr.685]. Cộng 2 217 55,91 Tiểu trường bậc 2b: Tên gọi gắn với đặc điểm về màu sắc 1 Trắng 2 0,51 Thân thể nàng duyên dáng, da nàng trắng bóc như ngà voi trắng sáng vừa mới đánh xong [4,806] Cộng 1 2 0,51 Tiểu trường bậc 2c: Tên gọi gắn với đặc điểm về hình dáng của voi 1 Cong 25 6,44 Chàng quả là một người bướng như hổ dữ, con voi đực 2 Nhọn 5 1,28 có ngà cong nhọn [5;tr.33]. 3 Cong nhọn 3 0,77 Cộng 3 33 8,49 Tiểu trường bậc 2d: Tên gọi gắn với đặc điểm về kích cỡ, kích thước 1 Rộng 2 0,51 Anh đi bắt con voi rộng vai, lớn ngà, ta cưỡi đi bắt 2 Lớn 8 2,06 H’Nĩ, ơ chàng Sur Bah [1;tr.639]. 3 Dài 16 4,12 Bọn bay càng không thể tìm thấy được con tê giác cái 4 To 25 6,44 sừng to, con voi có cái ngà dài [11;tr.769]. 5 Nhỏ 2 0,51 6 To lớn 1 0,25 Cộng 6 54 13,89 Tiểu trường bậc 2e: Tên gọi gắn với đặc điểm về nguồn gốc 1 Rừng 48 12,37 Thế là Klu đi lấy ba sợi dây bằng da trâu, hai sợi xích, 2 Nhà 2 0,51 bắt voi của cha vợ chở đến nứi ở Cư Tling để nhử bắtvoi rừng [1;tr.528]. Cộng 2 50 12,88 Tiểu trường 2f: Tên gọi gắn với đặc điểm về tính chất 1 Thối 15 3,86 Họ vội vã, hấp tấp, mọi thứ từ bộ chiêng knah, các 2 Già 3 0,77 loại trong nhà, vật cúng lễ, tế thần, con voi con xinh 3 Trẻ 3 0,77 xắn, lời nói vui vẻ trong nhà, con voi đực, voi cái 4 Dữ 3 0,77 trong buôn cũng bỏ lại hết [5;tr.348]. 5 Quý 1 0,25 6 Sạch sẽ 1 0,25 7 Xinh xắn 1 0,25 8 Hùng dũng 1 0,25 9 Quý 1 0,25 10 Ngon 1 0,25 11 Khôn 1 0,25 12 Hung hăng 1 0,25 Cộng 12 32 8,17 Tổng 26 388 100 55 Nguyễn Thị Quỳnh Thơ Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy từ “voi” không có biến thể. Trong những ngữ cảnh khác nhau, người Ê đê dùng nhiều cách gọi voi gắn với những đặc điểm về giống, màu sắc, kích thước. . . Trong tiểu trường tên gọi và đặc điểm của voi, những từ chỉ đặc điểm có tất cả 27 từ ngữ với 388 lần xuất hiện. Chúng tôi phân lập tiểu trường này thành 5 tiểu trường bậc 2. Danh sách và tần số xuất hiện của chúng trong từng tiểu trường được phân chia cụ thể như Bảng 1. Trong 5 tiểu trường bậc 2 ở bảng trên, tiểu trường đặc điểm về giống có 2 từ (đực và cái) nhưng lại có số lần xuất hiện cao nhất với 55,91%. Trong tiểu trường chỉ đặc điểm về giống này, chúng tôi thấy rằng số lượng từ ngữ voi theo giống đực nhiều hơn theo giống cái, cụ thể “đực” là 137 lần, chiếm tỉ lệ là 35,30% và “cái” là 80 lần chiếm 20,61%. Việc phân chia giống đực, cái cũng thể hiện rõ tư duy của người Ê đê. Người Ê đê quan niệm rằng voi đực có sức mạnh hơn, phục vụ nhiều hơn cho nhu cầu cuộc sống của họ nên họ giành sự đối xử với voi đực ở mức độ trân trọng hơn. Tiểu trường bậc 2 tiếp theo là tiểu trường đặc điểm về kích thước, với 6 từ ngữ, số lần xuất hiện là 54 lần, chiếm 13, 89%. Trong các từ chỉ đặc điểm kích thước này, người Ê đê thường dùng từ “to” (6,44%) để chỉ kích thước của voi, dùng từ “dài” (4,12%) để miêu tả bộ phận ngà của voi, điều này cho thấy người Ê đê phản ánh chân thực hiện thực khách quan xung quanh mình và chú ý đến những đặc điểm nổi trội của con voi. Tiểu trường bậc 2 tiếp theo chiếm tỉ lệ cao trong tiểu trường này là tiểu trường đặc điểm về nguồn gốc với số lượng từ chỉ có 2 nhưng số lần xuất hiện là 50 lần, tỉ lệ là 12,88%. Trong tiểu trường bậc 2 này, có một sự chênh lệch lớn về tỉ lệ, voi rừng được nhắc đến 48 lần chiếm 12,37%, voi nhà chỉ xuất hiện 2 lần, chiếm 0,51%, điều này hoàn toàn hợp lí, vì voi là động vật ở trong rừng, người Ê đê thường vào rừng săn voi và thuần dưỡng để phục vụ cho cuộc sống của mình là chủ yếu. Lịch sử xa xưa của nhân loại cho thấy việc săn voi ban đầu chủ yếu nhằm lấy thịt voi đáp ứng nhu cầu thực phẩm. Cũng chính vì vậy mà có một nét văn hoá rất đặc trưng trong cuộc sống của người Ê đê là họ thường đánh giá tài năng, sức mạnh của một người đàn ông qua việc người đàn ông ấy vào rừng sâu săn được nhiều voi, lấy được nhiều ngà voi. Hai tiểu trường bậc 2 có tỉ lệ thấp trong tiểu trường này là tiểu trường đặc điểm về tính chất (8,7%) và tiểu trường đặc điểm màu sắc (0,51%). Từ bảng thống kê ở trên cho thấy, số lượng tên gọi voi theo đặc điểm có 388 lần xuất hiện chiếm 10,1%. Trong khi đó, chúng tôi thống kê riêng từ “voi” có đến 3451 lần xuất hiện, chiếm đến 89,9%. Điều này cho thấy, dù đặc điểm nào của voi được nói đến thì cũng không thể không nhắc đến chủ thể của nó đó là con (từ) “voi”. 2.1.2. Tiểu trường 2: Bộ phận cơ thể của voi Ở tiểu trường này có tất cả 13 từ chỉ bộ phận cơ thể với 528 lần xuất hiện. Danh sách từ ngữ và số lần xuất hiện được chúng tôi thống kê và trình bày trong Bảng 2. Từ số liệu được thống kê ở Bảng 2 cho thấy, trong tiểu trường này, bộ phận cơ thể của voi, từ “ngà” có tần số sử dụng cao nhất, với 307 lần xuất hiện, chiếm đến 58,4%. Các từ có tỉ lệ cao sau từ “ngà” là các từ: “chân” có 64 lần xuất hiện, chiếm 12,12%; “đầu” có 54 lần, xuất hiện với 10,22%; “lưng” có 40 lần xuất hiện, chiếm 7,57%... Như vậy, trong tư duy trực quan sinh động cũng như theo quan niệm của người Ê đê, “ngà” là bộ phận quý nhất của con voi và được người Ê đê gìn giữ, trân trọng. Vì vậy, trong sử thi Ê đê, “ngà” được nhắc đến và mô tả rất nhiều lần. Họ còn có có tư duy so sánh những thứ quý giá trong nhà của họ như cặp ngà của con voi. Thí dụ: “Nếu kẻ hung ác đến cướp sừng tê giác, cướp ngà voi, cướp ngựa đực, anh sẽ nhốt cầm tù (con ngựa giỏi) trong chuồng” [6;tr.588]. Các từ “đầu”, “chân” và “lưng” có tỉ lệ rất cao cho thấy, các bộ phận cơ thể trọng yếu liên quan đến sự điều khiển cơ thể (đầu) và đặc biệt là các bộ phận có 56 Trường nghĩa Voi trong sử thi Ê đê liên quan đến chức năng di chuyển và chuyên chở của voi (chân, lưng) được xuất hiện rất nhiều. Bảng 2. Danh sách và số lượng từ trong tiểu trường Stt Từ ngữ Lần XH Tỉ lệ % Thí dụ 1 Ngà 307 58,14 2 Chân 64 12,12 Mtao Kwăt áp voi sát cầu thang rồi nhảy từ đầu voi 3 Đầu 54 10,22 xuống sàn hiên [1,761] 4 Lưng 40 7,57 5 Miệng 35 6,62 Tôi đi tìm dấu chân voi người ta đến đoạt nàng Hbia 6 Đuôi 15 2,84 Ling Kpang. Đây dấu chân voi đến từ đây [4;tr.895] 7 Cổ 3 0,56 8 Đùi 3 0,56 Con voi có cặp ngà cong dẫn đầu đập chân trước, cưỡi 9 Tai 2 0,37 con có đuôi dài chạm đất, con voi có cặp ngà cong, 10 Thân 2 0,37 cái chân to khỏe [11;tr.732]. 11 Bụng 1 0,18 12 Vành tai 1 0,18 13 Vú 1 0,18 Tổng 13 528 100 Từ đó có thể khẳng định đối với người Ê đê ngoài các bộ phận quý và quan trọng như “ngà” và “đầu” ra thì các bộ phận liên quan đến chức năng di chuyển, chuyên chở của voi là được quan tâm nhất. Điều này phù hợp với đời sống vật chất của người Ê đê là dùng voi để chuyên chở người và hàng hóa. Chỉ với 4 từ như đã nói đã có số lần xuất hiện chiếm đến trên 88% trong cả tiểu trường này. Ngược lại, các bộ phận như “tai’ và “vú” lại có tỉ lệ xuất hiện thấp. Có lẽ đối với người Ê đê, các chức năng về nghe và sinh sản của voi không được quan tâm nhiều. 2.1.3. Tiểu trường 3: Hoạt động của voi Bảng 3. Danh sách và số lượng từ trong tiểu trường Stt Từ ngữ Lần XH Tỉ lệ % Thí dụ Nhóm 1: Hoạt động di chuyển 1 Đi 9 4,61 2 Chạy 8 4,10 Chị nên người chít khăn nhiễu trên đầu, có voi 3 Ghé 6 3,08 quay quanh cầu sàn [4;tr.1056]. 4 Quay lại 4 2,05 5 Chui 3 1,54 6 Đi lại 3 1,54 Bầy voi đi lại gầm thét như tiếng sấm, người đông đầu 7 Quay quanh 2 1,03 đen như đám mây mưa [4;tr.776]. 8 Tiến 2 1,03 9 Bước 1 0,51 10 Vượt 1 0,51 11 Băng ngang 1 0,51 12 Lùi 1 0,51 Cộng 12 41 21,03 Nhóm 2: Hoạt động chuyên chở của voi 1 Chở 21 10,77 2 Kéo 11 5,64 3 Đem 2 1,03 4 Tha 2 1,03 57 Nguyễn Thị Quỳnh Thơ Cộng 4 36 18,46 Nhóm 3: Tiếng kêu của voi 1 Ré 14 7,18 2 Gầm 10 5,13 Bầy voi đi lại gầm thét như tiếng sấm, người đông đầu 3 Kêu 6 3,08 đen như đám mây mưa [4;tr.776]. 4 Gầm thét 4 2,05 5 Hú 3 1,54 Đàn bò đông như cà chín trên cành, trâu nhiều như đá 6 Gầm rú 1 0,51 bãi ven suối, voi rống như tiếng sấm vang, đầu người 7 Rống 1 0,51 đông đen như mây mưa [1;tr.592]. Cộng 7 39 20 Nhóm 4: Hoạt động sinh tồn 1 Ăn 10 5,13 2 Tắm rửa 2 1,03 Từ đó, chàng Dăm Băng Mlan được danh truyền đến 3 Giày xéo 2 1,03 loài ó, tiếng ngời đến loài diều, tiếng đồn lan xa hơn 4 Đập 2 1,03 voi thổi [6;tr.1416]. 5 Thổi 2 1,03 6 Húc 1 0,51 7 Đánh 1 0,51 Cộng 7 20 10,26 Nhóm 5: Các hoạt động khác 1 Đụng 9 4,61 2 Giơ 7 3,59 Anh sợ chuột phá lúa drô, sợ chim chích ăn, sợ 3 Chạm 7 3,59 khỉ ngắt lúa bla, sợ ngựa, voi đến phá chuối, mía 4 Nghe 5 2,56 [10;tr.1050]. 5 Áp 4 2,05 Mtao Êa cho voi áp sát hiên [10,1057] 6 Quỳ 3 1,54 7 Dựa 2 1,03 Chàng Y Suh Sah quay đầu voi phủ phục ở cầu sân 8 Mắc 2 1,03 sau tính quay về buôn [4;tr.886]. 9 Khuấy 2 1,03 Chị nên người chít khăn nhiễu trên đầu, có voi quay 10 Mọc 2 1,03 quanh cầu sàn [4;tr.1056]. 11 Phủ phục 1 0,51 12 Giẫm 1 0,51 13 Giúp 1 0,51 14 Ẩn 1 0,51 15 Hiện 1 0,51 16 Đeo 1 0,51 17 Nghiêng 1 0,51 18 Vướng 1 0,51 19 Ngăn 1 0,51 20 Vẩy 1 0,51 21 Phá 1 0,51 22 Vỗ 1 0,51 23 Tựa 1 0,51 24 Đạp 1 0,51 25 Va 1 0,51 26 ở 1 0,51 Cộng 26 59 30,26 Tổng 56 195 100 58 Trường nghĩa Voi trong sử thi Ê đê Tiểu trường hoạt động của voi có đến 57 từ với 195 lần xuất hiện, được trình bày chi tiết trên Bảng 3. Trong tiểu trường này, chúng tôi thống kê được 56 từ ngữ chỉ hoạt động của voi, với 195 lần xuất hiện. Từ số lượng các từ chỉ hoạt động của voi cho thấy, người Ê đê miêu tả hoạt động của voi khá kỹ với nhiều hoạt động khác nhau, trong nhiều ngữ cảnh khác nhau. Tất cả được chia thành các nhóm hoạt động: Hoạt động phát ra tiếng kêu: “ré”, “hú”, “hí”, “rống”, “gầm”, “rú”. . . ; hoạt động di chuyển: “tiến”, “lùi”, “đi”, “chạy”, “băng”, “áp”, “ghé”, “chạm”, “đụng”,. . . ; hoạt động vận chuyển: “kéo”, “chở”. . . ; hoạt động sinh tồn: “ăn”, “uống”, “phá”, “tắm”, “húc”. . . và nhóm các hoạt động khác. Trong tiểu trường này, các yếu tố hoạt động được dàn trải, không có sự phân biệt, chênh lệch lớn về tần số sử dụng giữa các từ chỉ hoạt động (chủ yếu là các động từ ngoại động). Các yếu tố có tỉ lệ cao lần lượt là từ “chở” xuất hiện 21 lần với 10.77%; “ré” xuất hiện 14 lần chiếm 7.18%; “kéo” 11 lần với 5.64%; “ăn” và từ “gầm” cùng xuất hiện 10 lần với 5.13%. Trong tiểu trường này, có một số lượng từ không nhỏ thuộc nhóm hoạt động khác có tần số sử dụng rất thấp như: “va”, “chui”, “tiến”, “lùi”. . . Điều này cho thấy, trong đời sống của người dân Ê đê, các hoạt động gắn với chức năng chuyên chở của voi là quan trọng bậc nhất. 2.1.4. Tiểu trường 4: Hoạt động của con người tác động đến voi Chúng tôi thu thập được 36 từ chỉ hoạt động của con người tác động đến con voi với số lần xuất hiện là 579 lần. Danh sách các đơn vị từ ngữ và tần số xuất hiện được trình bày trong Bảng 4 dưới đây: Bảng 4. Danh sách và số lượng từ trong tiểu trường Stt Từ ngữ Lần XH Tỉ lệ % Thí dụ Hoạt động của con người tác động với voi 1 Cưỡi 202 34,88 Hỡi người khách cưỡi đi buôn, cưỡi voi đi bán, đem 2 Bắt 88 15,19 theo chiêng núm, chiêng bằng bò đầy bành voi ơi 3 Giành 54 9,32 [1;tr.532]. 4 Tháo 47 8,11 5 Giật 33 5,69 Mày nhút nhát, bước không qua cây tre rụi, vác đao 6 Cướp 22 3,79 không nổi, chỉ biết ở trong buồng trong chui háng đàn 7 Bắn 21 3,62 bà, làm sao dám đi giật sừng tê giác, đi nhổ ngà voi, 8 Buộc 17 2,93 cướp vợ người giàu sang cho được, ơ Klu [1;tr.670]. 9 Chém 16 2,76 10 Bẻ 13 2,24 Tại sao người vắt cây cuốc lên cây kè, tại sao lưỡi rìu 11 Tắm 9 1,55 ngươi bổ dính trên gốc cây đã hạ, mà ngươi dám liều 12 Cúng 4 0,69 lĩnh đi giành sừng tê giác, dám đi tháo ngà voi, vợ của 13 Trói 6 1,03 kẻ giàu có ngươi dám đi cướp mất [1;tr.994]. 14 Giăng dây 6 1,03 15 Nhổ 6 1,03 16 Chặt 5 0,86 Xưa nay, nào đâu có ít những tên Mtao, cậy buôn 17 Thúc 5 0,86 đông, giàu có thường hay đi cướp sừng ngay miệng 18 Giữ 3 0,51 tê giác, cướp ngà miệng voi, có người như thế thật 19 Cột 2 0,34 đấy! [1;tr.587]. 20 Kích 2 0,34 21 Chăn 2 0,31 Nếu em chặt đuôi voi, đuôi con tê giác, em đi ngủ với 22 Xích 2 0,34 vợ người ta, người ta đòi đền bù, nếu mẹ ta không lo 23 Thả 2 0,34 nổi, anh sẽ lo cho [6;tr.624]. 24 Dùng 2 0,34 59 Nguyễn Thị Quỳnh Thơ 25 Ép 1 0,17 Mtao Hwik tráo trở lấy voi của Mtao Go, cướp voi nhà 26 Thương 1 0,17 giàu, giành voi của bạn kết nghĩa từ xưa [6;tr.675]. 27 Ngồi 1 0,17 28 Dắt 1 0,17 29 Cùm 1 0,17 30 Đâm 1 0,17 31 Quay đầu 1 0,17 32 Ôm 1 0,17 33 Dắt 1 0,17 34 Xiềng 1 0,17 35 Giăng dây 1 0,17 Cộng 35 579 100 Trong tiểu trường này, có một sự chênh lệch lớn tỉ lệ giữa các yếu tố. Yếu tố có tỉ lệ cao nhất là “cưỡi” với 202 lần xuất hiện, chiếm 34,88%. Từ điều này có thể thấy rằng voi là con vật rất gần gũi và gắn bó mật thiết với đời sống lao động của người Ê đê, voi được họ xem là phương tiện di chuyển trong điều kiện phải băng rừng, vượt suối để đi đến các buôn làng khác: “Thế là lũ trẻ cưỡi voi đem thịt lũ lượt đi như đàn ktong ồ ạt như đàn mối, ùn ùn như đàn kiến đen” [4;tr.858]. Các từ có tỉ lệ cao sau “cưỡi’ lần lượt là “bắt” (15,19%) với 88 lần xuất hiện, “giành” (9,32%) với 54 lần xuất hiện, “tháo” (8,11%) với 47 lần xuất hiện, “giật” (5,69%) với 33 lần xuất hiện. Trong khi đó, có một số động từ xuất hiện rất ít, thí dụ: “đâm”, “cùm”, “ép”, “dắt”. . . đều chỉ xuất hiện có 1 lần. Trên đây là kết quả khái quát trường nghĩa về voi trong sử thi Ê đê được chúng tôi thu thập từ ngữ liệu rồi thống kê và phân tích thành các tiểu trường bậc 2 và các nhóm từ ngữ. 2.2. Nhận xét Qua phần trình bày trên cho thấy hai phương diện (số lượng từ và tần số sử dụng) không đồng nhất với nhau. Trường nghĩa voi trong sử thi Ê đê là một trường nghĩa lớn và đa dạng về từ ngữ. Trong trường nghĩa voi tồn tại nhiều tiểu trường, trong các tiểu trường có các bậc tiểu trường nhỏ hơn... Từ đó cho thấy sự đa dạng và phong phú của hệ thống từ vựng ngữ nghĩa cũng như tính hệ thống, tầng bậc tôn ti của tiếng Việt nói chung – trường từ vựng về động vật trong sử thi Ê đê nói riêng. 3. Kết luận Trong sử thi Ê đê, voi xuất hiện rất nhiều lần, được tri nhận ở nhiều góc độ, kết quả phân lập các tiểu trường ở trên đã phản ánh được điều đó. Với người Ê đê, voi là con vật quen thuộc có nhiều trên địa bàn cư trú, được sớm thuần dưỡng phục vụ cho cuộc sống của con người. Trong cuộc sống thường ngày, voi xuất hiện trong nhiều hoạt động của người dân. Voi là con vật cung cấp sức kéo, hỗ trợ cho các anh hùng trong các cuộc chiến bảo vệ buôn làng, giành lại người yêu hay trong các chuyến đi săn “Cháu cần voi để cưỡi săn mò, để đi bắn rình, đi tìm thú hoang” [4;tr.850]. Qua thống kê, phân lập và mô tả các tiểu trường, có thể thấy voi là con vật gắn bó mật thiết với người Ê đê. Voi đã trở thành người bạn thân thiết biểu tượng của sự giàu sang sung túc, là bản sắc văn hoá độc đáo của đồng bào các dân tộc Ê đê ở Tây Nguyên. 60 Trường nghĩa Voi trong sử thi Ê đê TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Anh em Klu Kla, 2007. Kho tàng sử thi Ê đê. Nxb Khoa học Xã hội. [2] Trần Hoàng Anh, 2014. Lớp từ chỉ tên gọi cá ở Đồng Tháp Mười nhìn từ góc độ định danh. Tạp chí Ngôn ngữ, số 8 (303), tr.55 – 62. [3] Trương Bi, Y Wơn, 2007. Sự tích con voi trắng. Sở Văn hóa và Thông tin Đắk Lắk [4] Dăm Băng Mlan, 2007. Kho tàng sử thi Ê đê. Nxb Khoa học Xã hội. [5] Dăm Yi chặt đọt mây, 2007. Kho tàng sử thi Ê đê. Nxb Khoa học Xã hội. [6] Hbia Mlin, 2007. Kho tàng sử thi Ê đê. Nxb Khoa học Xã hội. [7] Nguyễn Văn Hiệp, Nguyễn Hoàng An, 2016. Dẫn luận ngôn ngữ học tri nhận. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. [8] Đỗ Việt Hùng, 2014. Ngữ nghĩa học – Từ bình diện hệ thống đến hoạt động. Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. [9] Tử Đinh Hương, 2014. Biểu tượng cỏ cây, hoa, chim, động vật nhỏ, thú. Nxb Kim Đồng, Hà Nội. [10] Mdrong Dăm, 2007. Kho tàng sử thi Ê đê. Nxb Khoa học Xã hội. [11] Sum Lum, 2007. Kho tàng sử thi Ê đê. Nxb Khoa học Xã hội. ABSTRACT The sematic fields of Elephant in Ede’s epics Nguyen Thi Quynh Tho Falcuty of Pedagogy, Tay Nguyen University In Ede’s epics, elephants are the animals which appear with high frequency compared to other animals. Elephants are considered as a model in the material and spiritual life of the Ede people. When considering the semantic fields of “elephant”, we isolate it into sub-fields, giving quantitative statistics, on the basis of qualitative observations, thereby highlighting the elephant’s cultural value of Ede people’s lives. Keywords: Semantic fields, elephant, Ede’s epics. 61

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf5061_ntqtho_9853_2123611.pdf
Tài liệu liên quan