Thực trạng và biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục một số kĩ năng sống cần thiết cho học viên ở các nhà trường quân đội hiện nay

Tài liệu Thực trạng và biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục một số kĩ năng sống cần thiết cho học viên ở các nhà trường quân đội hiện nay: VJE Tạp chí Giáo dục, Số 463 (Kì 1 - 10/2019), tr 10-14 10 Email: hoducthang255@gmail.com THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC MỘT SỐ KĨ NĂNG SỐNG CẦN THIẾT CHO HỌC VIÊN Ở CÁC NHÀ TRƯỜNG QUÂN ĐỘI HIỆN NAY Hồ Đức Thăng - Hoàng Văn Hưng - Phạm Nguyễn Đức Huy Trường Quân sự Quân khu 7 Ngày nhận bài: 23/6/2019; ngày chỉnh sửa: 12/7/2019; ngày duyệt đăng: 20/8/2019. Abstract: In this article, we survey and assess life skill of students in military universities today, this reality is self-assessed by the students and evaluated by lecturers and managers. On that basis, we propose measures to contribute to improving the quality of life skill education necessary for students at military universities today. Keywords: Life skill, students, military university. 1. Mở đầu Có nhiều quan niệm khác nhau về kĩ năng sống (KNS). Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO), KNS là những kĩ năng (KN) thiết thực mà con người cần để có cuộc sống an toàn và khoẻ mạnh, ...

pdf5 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 371 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng và biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục một số kĩ năng sống cần thiết cho học viên ở các nhà trường quân đội hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 463 (Kì 1 - 10/2019), tr 10-14 10 Email: hoducthang255@gmail.com THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC MỘT SỐ KĨ NĂNG SỐNG CẦN THIẾT CHO HỌC VIÊN Ở CÁC NHÀ TRƯỜNG QUÂN ĐỘI HIỆN NAY Hồ Đức Thăng - Hoàng Văn Hưng - Phạm Nguyễn Đức Huy Trường Quân sự Quân khu 7 Ngày nhận bài: 23/6/2019; ngày chỉnh sửa: 12/7/2019; ngày duyệt đăng: 20/8/2019. Abstract: In this article, we survey and assess life skill of students in military universities today, this reality is self-assessed by the students and evaluated by lecturers and managers. On that basis, we propose measures to contribute to improving the quality of life skill education necessary for students at military universities today. Keywords: Life skill, students, military university. 1. Mở đầu Có nhiều quan niệm khác nhau về kĩ năng sống (KNS). Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO), KNS là những kĩ năng (KN) thiết thực mà con người cần để có cuộc sống an toàn và khoẻ mạnh, đó là những KN tâm lí xã hội và giao tiếp mà mỗi cá nhân có thể có để tương tác với những người khác một cách hiệu quả hoặc ứng phó với những vấn đề hay những thách thức của cuộc sống hàng ngày. Theo Tổ chức Văn hoá, khoa học và giáo dục Liên hợp quốc (UNESCO), KNS là năng lực cá nhân để con người thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày. Trong phạm vi nghiên cứu này, chúng tôi hiểu: KNS là khả năng làm chủ bản thân của mỗi con người, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác, với tập thể và xã hội, khả năng ứng phó trước các tình huống của cuộc sống; KNS hướng vào việc giúp con người thay đổi nhận thức, thái độ và giá trị trong những hành động theo xu hướng tích cực và mang tính chất xây dựng. KNS có vị trí, vai trò rất quan trọng đối với mỗi học viên (HV) trong nhà trường quân đội, giúp HV có bản lĩnh vững vàng trong cuộc sống cũng như trong học tập, rèn luyện, công tác tại đơn vị, có thể tự xử lí các tình huống về tư tưởng, tình huống giao tiếp, vượt qua những khó khăn, thách thức hàng ngày. Giáo dục KNS hiện nay ở các nhà trường quân đội là một nội dung, biện pháp quan trọng trong việc hình thành nhân cách của mỗi HV, giúp họ chủ động và có khả năng ứng xử một cách hiệu quả nhất trước mọi tình huống xảy ra trong thực hiện nhiệm vụ, cuộc sống, sinh hoạt. Vì vậy, nghiên cứu KNS của HV ở các nhà trường quân đội hiện nay là công việc cần thiết để giúp cho đội ngũ HV - những cán bộ sĩ quan tương lai - tự định hướng quá trình học tập, rèn luyện của bản thân; bên cạnh đó, giúp các nhà giáo dục, quản lí giáo dục, lựa chọn các biện pháp hợp lí trong việc tổ chức quá trình giáo dục KNS cho HV. Bài viết khảo sát, đánh giá thực trạng KNS của HV ở các nhà trường quân đội hiện nay, từ đó đề xuất một số biện pháp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục KNS cần thiết cho HV ở các nhà trường quân đội hiện nay. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Khách thể và phương pháp nghiên cứu - Khách thể nghiên cứu: 1.410 người, trong đó: 285 giáo viên; 345 cán bộ quản lí; 780 HV, ở 4 trường quân đội (02 trường phía Bắc và 02 trường phía Nam): Trường Đại học Trần Quốc Tuấn; Trường Đại học Chính trị; Trường Đại học Trần Đại Nghĩa; Trường Quân sự Quân khu 7. - Phương pháp nghiên cứu: điều tra bằng bảng hỏi kết hợp phỏng vấn và quan sát; phương pháp chuyên gia, phương pháp thống kê toán học để xử lí kết quả khảo sát. Đối với đánh giá của HV ở các nhà trường quân đội hiện nay về mức độ cần thiết của các KNS (bảng 1), chúng tôi chia sự đánh giá theo các nội dung thành 05 mức độ: Rất cần thiết (4,21-5); Khá cần thiết (3,41-4,20); Cần thiết (2,61-3,40); Ít cần thiết (1,81-2,60); Không cần thiết (1-1,80). Giá trị khoảng cách: L = 𝑛−1 𝑛 , ta có: L = 0,8. Đối với kết quả tự đánh giá của HV ở các nhà trường quân đội hiện nay về các KNS hiện có (bảng 2), chúng tôi chia sự đánh giá theo các nội dung thành 05 mức độ: Cao (2,36-3); Trung bình (1,68-2,35); Thấp (1-1,67) Giá trị khoảng cách: L = 𝑛−1 𝑛 , ta có: L = 0,67. Thời gian khảo sát: tháng 3/2019 đến tháng 6/2019. 2.2. Kết quả nghiên cứu 2.2.1. Thực trạng nhận thức của học viên ở các nhà trường quân đội hiện nay về mức độ cần thiết của các kĩ năng sống - Khảo sát những KNS cần thiết cho HV ở các nhà trường quân đội hiện nay VJE Tạp chí Giáo dục, Số 463 (Kì 1 - 10/2019), tr 10-14 11 Dựa trên những thống kê về thực trạng giáo dục KNS ở Việt Nam những năm qua, đồng thời xuất phát từ tính chất đặc thù môi trường giáo dục trong các nhà trường quân đội, biểu hiện ở ý nghĩa chính trị - xã hội, là hoạt động nhằm bảo vệ vững chắc chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ nhà nước, bảo vệ độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; tính tập thể cao, tính chuyên môn hóa cao với đòi hỏi sự hiệp đồng chặt chẽ hành động của mỗi HV với đồng đội, với cán bộ chỉ huy; hoạt động của HV diễn ra trong những điều kiện nghiêm ngặt của điều lệnh, kỉ luật quân sự, của những quy định chặt chẽ trong quan hệ chỉ huy và phục tùng, chúng tôi đã tiến hành khảo sát, đánh giá trên 780 HV của 4 trường quân đội về 15 KN nhau. Kết quả thu được như sau (xem bảng 1). Áp dụng công thức tính điểm trung bình cộng (�̅�) với từng KN cụ thể, tiến hành xác định thứ hạng của KN đó. �̅� = 𝑥1𝑛1 + 𝑥2𝑛2 +⋯𝑥𝑛𝑛𝑛 𝑛1 + 𝑛2 +⋯𝑛𝑛 = ∑ 𝑥𝑖𝑛𝑖 𝑛 𝑖=1 𝑛 Trong đó: xi: Giá trị của dấu hiệu n: Số các giá trị (số lần quan sát) Trên cơ sở đó, có thể thấy đánh giá của HV ở các nhà trường quân đội hiện nay về những KNS cần thiết như sau: Điểm trung bình chung của 15 KN khảo sát (3,42) nằm trong mức khá cần thiết; So sánh điểm trung bình đánh giá giữa các KN, ta thấy có một sự chênh lệch nhỏ. Các giá trị trung bình từ 2,79 đến xấp xỉ 4,42 (nằm trong mức cần thiết trở lên); trong đó, được đánh giá cao nhất là: KN giao tiếp và ứng xử; KN tự nhận thức; KN giải quyết mâu thuẫn. Kết quả này chứng tỏ HV ở các nhà trường quân đội hiện nay ý thức cao về sự cần thiết của những KNS trong học tập và rèn luyện tại trường. - Kết quả tự đánh giá của HV ở các nhà trường quân đội hiện nay về các KNS hiện có Dựa trên cơ sở khảo sát những KNS cần thiết cho HV ở các nhà trường quân đội hiện nay, tác giả đã tập trung nghiên cứu nhóm 15 KNS hiện có của HV ở các nhà trường quân đội. Tìm hiểu về thực trạng KNS của HV ở các nhà trường quân đội hiện nay qua khảo sát tự đánh giá của HV về các KNS cần thiết, chúng tôi thu được kết quả như sau (xem bảng 2): Bảng 1. Đánh giá của HV ở các nhà trường quân đội hiện nay về mức độ cần thiết của các KNS STT Các KNS cần thiết Mức độ đánh giá (số lượng) ĐTB Thứ bậc Rất cần thiết (5) Khá cần thiết (4) Cần thiết (3) Ít cần thiết (2) Không cần thiết (1) 1 KN tự nhận thức 386 279 115 0 0 4,34 2 2 KN xác định giá trị 7 72 698 3 0 3,1 8 3 KN kiểm soát cảm xúc 168 157 455 0 0 3,63 6 4 KN ứng phó với căng thẳng 247 169 364 0 0 3,85 5 5 KN làm việc đồng đội 246 206 308 0 0 3,89 4 6 KN đàm phán 3 34 735 8 0 3,04 10 7 KN giao tiếp và ứng xử 403 305 72 0 0 4,42 1 8 KN lắng nghe tích cực 12 53 710 5 0 3,09 9 9 KN giải quyết mâu thuẫn 168 470 142 0 0 4,03 3 10 KN hợp tác 73 254 453 0 0 3,51 7 11 KN tư duy sáng tạo và mạo hiểm 3 34 660 83 0 2,94 12 12 KN ra quyết định 5 36 731 8 0 3,04 10 13 KN giải quyết vấn đề 3 45 620 112 0 2,92 13 14 KN lập kế hoạch và tổ chức công việc 5 31 546 198 0 2,79 15 15 KN tìm kiếm và xử lí thông tin 4 35 558 183 0 2,82 14 Điểm trung bình chung 3,42 VJE Tạp chí Giáo dục, Số 463 (Kì 1 - 10/2019), tr 10-14 12 Số liệu ở bảng 2 cho thấy rõ điểm trung bình chung của các KN (1,45) nằm ở mức thấp; điểm trung bình của từng KN cũng nằm trong mức đánh giá thấp (điểm trung bình chạy từ 1,23-1,68); KN cao nhất cũng xấp xỉ 1,68, nằm ở mức trung bình. Kết quả khảo sát cho thấy KNS của HV ở các nhà trường quân đội thông qua tự đánh giá của HV tương đối hạn chế; những KNS mà HV cảm thấy khó khăn phần nào cũng khẳng định được sự cần thiết của KNS và giáo dục KNS trong hoạt động học tập, rèn luyện của HV ở các nhà trường quân đội hiện nay. Khi tiến hành phỏng vấn trực tiếp, đa số HV đều thừa nhận giáo viên chủ yếu lồng ghép kiến thức và KNS thông qua bài học, song chưa thường xuyên, nặng về nội dung bài học, đặc biệt là chưa có hệ thống kiến thức rõ ràng cho từng KN. Các hoạt động ngoại khóa hướng vào giáo dục KNS chưa rõ ràng, thiếu tính hệ thống, chương trình. Đồng thời với khảo sát tự đánh giá của HV về thực trạng KNS hiện có, chúng tôi tiến hành khảo sát và phỏng vấn trực tiếp đội ngũ giáo viên; cán bộ quản lí HV ở các nhà trường quân đội. Kết quả điều tra cho thấy đa số giáo viên, cán bộ quản lí HV (83,1%) nhận định KNS của HV ở các nhà trường quân đội đang ở mức thấp và trung bình. Khi tiến hành phỏng vấn về nguyên nhân, đa số giáo viên, cán bộ quản lí HV chung nhận định có 3 nguyên nhân. Đó là do chương trình giảng dạy còn nghiêng nhiều về kiến thức; giáo viên lúng túng khi VDKT KNS trong nội dung bài dạy; nhiều thầy, cô dù vững chuyên môn nhưng chưa thật sự nắm bắt tâm lí lứa tuổi HV, dẫn đến khó khăn trong giảng dạy. Ngoài ra, theo kết quả khảo sát, một số nguyên nhân khác được giáo viên và cán bộ quản lí chỉ ra như: HV dành quá nhiều thời gian cho việc học, chương trình học nặng về nội dung kiến thức, chưa có giáo viên chuyên trách dạy KNS, thiếu chương trình giáo dục KNS Đã có 88,9% giáo viên, cán bộ quản lí HV cho rằng việc giáo dục KNS là nội dung rất quan trọng trong hình thành và phát triển phẩm chất nhân cách của người HV Quân đội. Đây là cơ sở để chúng tôi tổng hợp và đưa ra các biện pháp cụ thể góp phần nâng cao KNS cần thiết cho HV ở các nhà trường quân đội, đáp ứng nhiệm vụ, yêu cầu giáo dục trong thời kì mới. 2.3. Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục một số kĩ năng sống cần thiết cho học viên ở các nhà trường quân đội hiện nay 2.3.1. Tích hợp giáo dục kĩ năng sống vào trong các môn học Giáo dục KNS nên tránh kiểu “tầm chương, trích cú” những vấn đề cao xa, lớn lao mà thiếu các xử lí tình huống thực tế về lòng nhân ái, trung thực, tự trọng, lối sống lành mạnh. Dạy KNS cho HV, đặc biệt đối với HV các nhà trường quân đội không đơn giản là các KN nói chung mà còn là việc tạo ra nhân cách con người, nhân Bảng 2. Kết quả tự đánh giá của HV ở các nhà trường quân đội hiện nay về các KNS hiện có: TT Các KNS hiện có Mức độ tự đánh giá ĐTB Thứ bậc Cao Trung bình Thấp SL % SL % SL % 1 KN tự nhận thức 30 3,8 130 16,7 620 79,5 1,24 14 2 KN xác định giá trị 60 7,7 150 19,2 570 73,1 1,34 10 3 KN kiểm soát cảm xúc 51 6,5 295 37,8 434 55,7 1,50 8 4 KN ứng phó với căng thẳng 45 5,8 122 15,6 613 78,6 1,27 12 5 KN làm việc đồng đội 52 6,7 138 17,7 590 75,6 1,31 11 6 KN đàm phán 60 7,7 380 48,7 340 43,6 1,64 2 7 KN giao tiếp và ứng xử 27 2,1 128 16,4 625 81,5 1,23 15 8 KN lắng nghe tích cực 53 6,8 382 49,0 345 44,2 1,62 3 9 KN giải quyết mâu thuẫn 43 5,5 109 14,0 628 80,5 1,25 13 10 KN hợp tác 89 11,4 259 33,2 432 55,4 1,56 6 11 KN tư duy sáng tạo và mạo hiểm 92 11,8 257 32,9 431 55,3 1,57 5 12 KN ra quyết định 56 7,2 195 25,0 529 67,8 1,39 9 13 KN giải quyết vấn đề 67 8,6 286 36,7 427 54,7 1,53 7 14 KN lập kế hoạch và tổ chức công việc 74 9,5 315 40,4 391 50,1 1,59 4 15 KN tìm kiếm và xử lí thông tin 94 12,1 346 44,4 340 43,5 1,68 1 Điểm trung bình chung 1,45 VJE Tạp chí Giáo dục, Số 463 (Kì 1 - 10/2019), tr 10-14 13 cách người quân nhân cách mạng. Đó là thái độ sống, giá trị sống căn bản như tạo cho HV tính thật thà, dũng cảm, biết cách thương yêu và biết cách vượt lên hoàn cảnh sống nhằm giúp HV biết cách tổ chức cá nhân, cách quản lí cuộc sống, cách sắp xếp thời gian, cách trình bày vấn đề ngắn gọn, súc tích. Vì vậy, phải chú trọng kết hợp cả “dạy chữ” và “dạy người”, trang bị cho HV các KNS cần thiết, thông qua tích hợp, lồng ghép nội dung giáo dục KNS trong các môn học. Dạy học tích hợp, lồng ghép KNS không phải là sự “pha trộn cơ học” của nhiều bộ môn khác nhau mà là kết hợp nhiều loại kiến thức, KN để cùng giải quyết những vấn đề mà hoạt động thực tiễn quân sự đặt ra cho người học. Cụ thể, trong quá trình dạy học các môn học, giáo viên sẽ cung cấp cho HV một số KNS liên quan đến môn học, đặc biệt các môn học thuộc khoa học xã hội và nhân văn, khoa học giáo dục là những lĩnh vực rất gần gũi, phù hợp với các nội dung giáo dục KNS; giới thiệu cho HV những ưu điểm cũng như hiệu quả khi vận dụng vào thực tiễn hoạt động quan sự. Qua đó, tích hợp giáo dục KNS trong các môn học khác sẽ đạt được mục tiêu kép: vừa nâng cao chất lượng dạy học các môn học, vừa góp phần giúp HV tự tin vận dụng các kiến thức, KN vào thực tiễn. Muốn vậy, GV cần tâm huyết, tìm tòi và thiết kế nội dung học tập, xây dựng các tình huống dạy học chứa đựng các nội dung của KNS để tổ chức quá trình dạy học đạt hiệu quả toàn diện. Bên cạnh đó, GV nên sử dụng các nguồn tài liệu phong phú và có ý nghĩa giáo dục như: video truyền cảm hứng, câu chuyện và clip trong chương trình Quà tặng cuộc sống, Hạt giống tâm hồn... 2.3.2. Tổ chức các buổi ngoại khóa nói chuyện, trao đổi, diễn đàn và giảng dạy chuyên đề về kĩ năng sống Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT nêu rõ: mục tiêu giáo dục đang chuyển mạnh từ việc trang bị kiến thức sang hình thành năng lực và phẩm chất cần thiết cho học sinh. Mặt khác, trước thực trạng KNS của HV ở các nhà trường quân đội hiện nay còn nhiều hạn chế nên giáo dục KNS cần được triển khai mọi nơi, mọi lúc, trong các hoạt động giáo dục ngoài giờ (như các hội thi, sinh hoạt tập thể nói chuyện, trao đổi, diễn đàn, văn hóa văn nghệ, tham quan, về nguồn) nhằm giúp HV có thêm cơ hội học tập và trải nghiệm, đúc kết kinh nghiệm sống cho bản thân và vận dụng những KN đã học vào thực tế hoạt động quân sự, từ đó tự tin phát triển năng lực bản thân. Bên cạnh việc lồng ghép vào hoạt động ngoài giờ lên lớp, các trường cũng có thể tổ chức giáo dục KNS như những tiết học ngoại khóa trong các tuần. Muốn vậy, giáo viên phải nắm vững mục tiêu, nội dung, phương pháp và kĩ thuật giáo dục KNS. Để giảng dạy KNS thành một môn học ngoại khóa, trước tiên cần xác định những KN cần thiết để giáo dục cho HV, phù hợp với tính chất đặc thù của hoạt động quân sự và môi trường học tập ở các nhà trường quân đội. Trên cơ sở đó, tổ chức các buổi chuyên đề cho giáo viên nghiên cứu, tìm hiểu về các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực, về quy trình dạy một bài giáo dục KNS, để giáo viên vận dụng có hiệu quả vào quá trình giáo dục KNS cho HV. Đảm bảo quy trình thực hiện theo 4 bước/giai đoạn mà Bộ GD-ĐT hướng dẫn đối với giảng dạy một bài giáo dục KNS như sau: Bước 1: Khám phá; Bước 2: Kết nối; Bước 3: Thực hành, luyện tập; Bước 4: Vận dụng. Thời gian tổ chức các chuyên đề về KNS nên vào đầu năm học, đầu khóa học để giúp HV có kế hoạch rèn luyện KNS. Nhà trường cần tổ chức các lớp học với quy mô khác nhau: theo ngành đào tạo; theo đối tượng HV; theo lứa tuổi HV (HV năm thứ nhất, năm thứ 2). 2.3.3. Tổ chức và nhân rộng mô hình tổ tư vấn tâm lí, tham vấn tâm lí; các câu lạc bộ kĩ năng sống trong nhà trường Tổ tư vấn tâm lí, tham vấn tâm lí là tổ chức giúp giải quyết những khó khăn, căng thẳng tâm lí và hướng dẫn, bổ trợ những KNS cần thiết cho HV ở các nhà trường quân đội. Đây là mô hình đã được tổ chức và hoạt động có hiệu quả ở một số nhà trường, song để hiệu quả cao hơn, tích cực hơn cần tổ chức chặt chẽ và quy củ hơn. - Mục tiêu: Giúp HV giải quyết những khó khăn trong học tập và cuộc sống, giải đáp những thắc mắc của HV về những vấn đề trong môi trường hoạt động quân sự (học tập, tâm sinh lí, quan hệ đồng chí, đồng đội, các mối quan hệ khác). - Hình thức tổ chức: Thành lập tổ tư vấn tâm lí, tham vấn tâm lí gồm những thành viên là giáo viên tâm lí, giáo dục đảm nhiệm giảng dạy các chuyên đề KNS; cán bộ quản lí HV; để dễ dàng tư vấn các vấn đề cho HV, đặc biệt là tư vấn những vấn đề về KNS một cách kịp thời, hiệu quả nhất. Tổ tư vấn và tham vấn tâm lí chính là nơi HV có thể chia sẻ, tìm những lời giải đáp về các vấn đề trong cuộc sống. Hình thức tư vấn có thể là trực tiếp, qua mạng xã hội, qua hộp thư Câu lạc bộ KNS là tổ chức được thành lập theo sự tự nguyện của mỗi HV có chung một mục đích và phù hợp đặc thù học tập, công tác ở các nhà trường quân đội. Các câu lạc bộ KNS cho HV mà các nhà trường nên tổ chức để nâng cao các KNS cho HV là: Câu lạc bộ văn hóa ứng xử; Câu lạc bộ giao tiếp; Câu lạc bộ chinh phục bản thân VJE Tạp chí Giáo dục, Số 463 (Kì 1 - 10/2019), tr 10-14 14 - Mục tiêu: tạo cơ hội cho HV được trải nghiệm, rèn luyện thêm về KN giao tiếp, KN đối diện và ứng phó với khó khăn, KN xác lập mục tiêu cho bản thân. Tạo cơ hội để giáo viên, cán bộ quản lí và HV gần gũi với nhau hơn, biết đồng cảm và sẻ chia mọi khó khăn - Hình thức tổ chức: Ban chủ nhiệm câu lạc bộ lựa chọn căn cứ vào tình hình thực tế và tâm tư nguyện vọng của các thành viên. Việc tổ chức câu lạc bộ ở các nhà trường quân đội tương đối thuận lợi vì HV học tập, sinh hoạt tập trung; thời gian tổ chức câu lạc bộ có thể vào các buổi tối thứ bảy ngoài giờ. 2.3.4. Gắn giáo dục kĩ năng sống với tổ chức các hoạt động công tác đoàn và phong trào thanh niên, các hoạt động tập thể, các mối quan hệ xã hội Các hoạt động công tác đoàn và phong trào thanh niên, các hoạt động tập thể, các mối quan hệ xã hội đoàn, hội trong các nhà trường là môi trường hết sức thuận lợi để hình thành KNS cho HV. Hoạt động nhóm thông qua các hoạt động công tác đoàn và phong trào thanh niên, các hoạt động tập thể, các mối quan hệ xã hội sẽ giúp cho các HV nâng cao KN hợp tác, chia sẻ và thích ứng trong các mối quan hệ tập thể. Cùng nhau giải quyết một vấn đề thông qua hoạt động của từng cá nhân và của nhóm sẽ nảy sinh các thuận lợi và khó khăn đối với cá nhân cũng như tập thể nhóm. Qua khó khăn, HV cần phải biết tư duy, giải quyết vấn đề để khẳng định bản thân, không làm ảnh hưởng đến hoạt động nhóm, đồng thời hoàn thành nhiệm vụ của mình. Để làm được điều đó, HV cần phải có các KN hoạt động nhóm, KNS như: KN tìm hiểu nhau, chấp nhận nhau; KN lắng nghe và truyền đạt thông tin trong nhóm; KN giải quyết mâu thuẫn trong nhóm; KN ra quyết định trong nhóm... Vì vậy, trong quá trình dạy học, trong các hoạt động đoàn thể, xã hội, tham quan, ngoại khóa, nhà trường cần chú trọng tổ chức các hoạt động nhóm phong phú, đa dạng, gắn với đặc điểm tâm lí của HV nhằm tạo môi trường rèn luyện, hình thành KNS cho HV. 2.3.5. Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của kĩ năng sống và giáo dục kĩ năng sống cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí học viên trong giáo dục kĩ năng sống Hiện nay, khó khăn lớn nhất trong việc giáo dục KNS ở các nhà trường quân đội là vấn đề đội ngũ. Đó là nguồn nhân lực chuyên trách giảng dạy KNS, là công tác quản lí, rèn luyện KNS của đội ngũ cán bộ quản lí HV. Chính vì vậy, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của KNS và giáo dục KNS cũng như bồi dưỡng KNS cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí HV có ý nghĩa quan trọng. Dạy KNS là dạy cho HV những điều gần gũi, những tình huống diễn ra trong hoạt động quân sự cũng như trong cuộc sống. Điều này cần một quá trình và phải tạo được sự hứng thú cho HV. Muốn vậy, giáo viên phải luôn nhận thức đúng đắn về vai trò của KNS và giáo dục KNS để có tác phong, hành vi chuẩn mực, đúng đắn, nghiêm túc, là tấm gương toàn diện đối với HV. Giáo viên phải nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục KNS cho HV để không chỉ trang bị cho HV kiến thức, KN, kĩ xảo quân sự; mà còn trang bị cho người học KN về văn hóa, lối sống; đồng thời chia sẻ, giúp đỡ, động viên HV vượt qua khó khăn, lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng của HV, giúp HV hoàn thành nhiệm vụ học tập, rèn luyện đáp ứng với mục tiêu, yêu cầu đào tạo của nhà trường. Cán bộ làm công tác quản lí HV là những người thường xuyên tiếp xúc, giúp đỡ và giáo dục HV. Để thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, ngoài việc nắm vững nguyên tắc, yêu cầu của công việc, cán bộ quản lí cần có hiểu biết về KNS nhất định (KN giao tiếp, KN thuyết phục, KN giải quyết vấn đề, KN ra quyết định...). Do đó, đội ngũ cán bộ quản lí HV cần được tập huấn, bồi dưỡng KNS để họ hoàn thành tốt công việc của mình. 3. Kết luận Nghiên cứu thực trạng và biện pháp giáo dục KNS cho HV ở các nhà trường quân đội trong giai đoạn hiện nay là yêu cầu cấp thiết, đảm bảo cho mọi HV có thể chủ động xử lí kịp thời, chính xác các vấn đề trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, trong giao tiếp, trong ứng xử; giúp cho HV, các nhà giáo dục nhận thức, đánh giá đúng mức KNS của HV mà còn giúp họ lựa chọn, sử dụng và phối kết hợp các biện pháp hợp lí nhằm giáo dục KNS cho HV, góp phần hoàn thiện nhân cách của đội ngũ cán bộ quân đội tương lai, phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tài liệu tham khảo [1] Adam Khoo (2010). Tôi tài giỏi - Bạn cũng thế. NXB Phụ nữ. [2] Bob Smale - Julie Fowlie (2014). Để thành công ở trường đại học. NXB Thanh niên. [3] Nguyễn Thanh Bình (2007). Giáo trình giáo dục kĩ năng sống. NXB Đại học Sư phạm. [4] Nguyễn Hữu Long (2016). Phát triển kĩ năng sống. NXB Văn hóa - Văn nghệ. [5] Đặng Hoàng Minh (2015). Tài liệu bồi dưỡng về kĩ năng sống, giáo dục môi trường và các vấn đề xã hội. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. [6] Huỳnh Văn Sơn (2009). Nhập môn Kĩ năng sống. NXB Giáo dục. [7] Đặng Thị Phương Phi (2014). Giải pháp giáo dục kĩ năng sống cho học viên tại Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An. NXB Đại học Thái Nguyên. [8] Nguyễn Quang Uẩn (2007). Quan niệm về hành vi giao tiếp có văn hóa của tuổi trẻ. Tạp chí Tâm lí học, số 6 (99), tr 35-39.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf03ho_duc_thang_hoang_van_hung_pham_nguyen_duc_huy_5841_2207932.pdf
Tài liệu liên quan