Motif kì ảo trong Nhật Bản linh dị kí của Keikai - Trần Thị Huyền Trang

Tài liệu Motif kì ảo trong Nhật Bản linh dị kí của Keikai - Trần Thị Huyền Trang: JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2016-0057 Social Sci., 2016, Vol. 61, No. 5, pp. 38-43 This paper is available online at MOTIF KÌ ẢO TRONG NHẬT BẢN LINH DỊ KÍ CỦA KEIKAI Trần Thị Huyền Trang Khoa Xã hội, Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nam Tóm tắt. Nhật Bản linh dị kí, tên thường gọi là Linh dị kí, tên đầy đủ là Nhật Bản quốc hiện báo thiện ác linh dị kí (Nihonkoku gempozenaku ryoiki) là tập truyện cổ Phật giáo đầu tiên, viết bằng chữ Hán của Nhật Bản. Đây là một tác phẩm nổi tiếng trong kho tàng văn học cổ điển Nhật Bản, phản ánh nhiều mặt của nền văn hóa Nhật Bản thời trung đại. Ngay tiêu đề mà Keikai chọn đã thể hiện nghệ thuật chủ đạo của Linh dị kí là sự hoang đường, kì ảo. Trong Nhật Bản linh dị kí, tác giả sử dụng rất nhiều motif kì ảo. Đó có thể là những motif kế thừa của văn học dân gian, cũng có khi là những motif của văn học Phật giáo. Từ khóa: Nhật Bản linh dị kí, Keikai, motif, motif kì ảo, văn học Nhật Bản. 1. Mở đầu Linh dị kí được viết hoà...

pdf6 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 413 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Motif kì ảo trong Nhật Bản linh dị kí của Keikai - Trần Thị Huyền Trang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2016-0057 Social Sci., 2016, Vol. 61, No. 5, pp. 38-43 This paper is available online at MOTIF KÌ ẢO TRONG NHẬT BẢN LINH DỊ KÍ CỦA KEIKAI Trần Thị Huyền Trang Khoa Xã hội, Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nam Tóm tắt. Nhật Bản linh dị kí, tên thường gọi là Linh dị kí, tên đầy đủ là Nhật Bản quốc hiện báo thiện ác linh dị kí (Nihonkoku gempozenaku ryoiki) là tập truyện cổ Phật giáo đầu tiên, viết bằng chữ Hán của Nhật Bản. Đây là một tác phẩm nổi tiếng trong kho tàng văn học cổ điển Nhật Bản, phản ánh nhiều mặt của nền văn hóa Nhật Bản thời trung đại. Ngay tiêu đề mà Keikai chọn đã thể hiện nghệ thuật chủ đạo của Linh dị kí là sự hoang đường, kì ảo. Trong Nhật Bản linh dị kí, tác giả sử dụng rất nhiều motif kì ảo. Đó có thể là những motif kế thừa của văn học dân gian, cũng có khi là những motif của văn học Phật giáo. Từ khóa: Nhật Bản linh dị kí, Keikai, motif, motif kì ảo, văn học Nhật Bản. 1. Mở đầu Linh dị kí được viết hoàn toàn bằng Hán văn. Ngay cả người Nhật Bản hiện nay, số người đọc được nguyên bản chỉ hạn chế trong một số ít các nhà chuyên môn. Hơn thế, tác phẩm này nhiều điển cố của Trung Quốc, nếu không có tri thức về văn học cổ điển Trung Hoa và Nhật Bản thì không thể hiểu tác phẩm một cách chính xác. Vì vậy, tài liệu nghiên cứu về tác phẩm này còn hạn chế về số lượng. Các vấn đề về nguồn gốc, nội dung của tác phẩm, đã có một số công trình tìm hiểu. Trong bài viết Thời trung đại trong văn học các nước khu vực văn hóa chữ Hán của Đoàn Lê Giang, ông đã chỉ ra nguồn gốc, xuất xứ của Linh dị kí. Nhà nghiên cứu Nguyễn Nam Trân, một người có khá nhiều công trình nghiên cứu về văn hóa Nhật Bản nói chung và văn học Nhật nói riêng cũng có bài về nguồn gốc các truyện trong Linh dị kí. Theo Nam Trân, không có nhiều tư liệu về tác giả của Linh dị kí. Về yếu tố kì ảo trong Linh dị kí, số lượng các công trình nghiên cứu chưa đáng kể. Trong lời giới thiệu cuốn sách dịch của Nguyễn Thị Oanh, GS khoa Sử Đại học Tokyo, Sakurai Yumio, đã hé mở cho người đọc về nghệ thuật của tác phẩm: “ . . . với mục đích giáo hóa chúng dân bằng các sự kiện kì lạ từ xưa tới nay, chủ yếu nói về thuyết nhân quả báo ứng và sự thiện báo do tín ngưỡng đức Phật Quan âm và công đức của việc tụng kinh Pháp hoa”. Như vậy, việc nghiên cứu Linh dị kí gặp nhiều khó khăn. Với bài viết này, chúng tôi mong muốn đưa Linh dị kí đến gần hơn với bạn đọc Việt Nam [4, 6].Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiếp cận phạm trù motif kì ảo trong Linh dị kí. Thông qua đó, chúng tôi muốn góp một tiếng nói làm rõ các yếu tố kì ảo trong văn học truyền thống, nhằm khu biệt với yếu tố kì ảo trong văn học hiện đại. Ngày nhận bài: 15/12/2015. Ngày nhận đăng: 20/5/2016 Liên hệ: Trần Thị Huyền Trang, e-mail: huyentrang.edu@gmail.com 38 Motif kì ảo trong Nhật Bản linh dị kí của Keikai 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Giới thuyết về motif kì ảo Motif – phiên âm từ tiếng Pháp, tiếng Anh là motif, tiếng Đức là motive đều bắt nguồn từ tiếng La tinh moveo nghĩa là chuyển động. Motif kì ảo là một thành tố bền vững, một bộ phận lớn hoặc nhỏ đã được hình thành ổn định và được sử dụng nhiều lần trong sáng tác văn học nghệ thuật. Vì vậy motif kì ảo có thể được hiểu là một thành tố được hình thành từ trí tưởng tượng và được biểu hiện bằng các yếu tố kì lạ, siêu nhiên, khác lạ. Trong Nhật Bản linh dị kí, tác giả sử dụng rất nhiều motif kì ảo. Chúng tôi nhận thấy các motif trong Linh dị kí được tiếp thu từ hai nguồn vì vậy chúng tôi phân định thành những motif kế thừa của văn học dân gian và những motif của văn học Phật giáo. 2.2. Motif Phật giáo Linh dị kí là tác phẩm được viết dưới ảnh hưởng sâu sắc của Phật giáo, nó là sản phẩm của thời kì Phật giáo và văn hóa Trung Quốc được du nhập và phát triển rực rỡ ở Nhật Bản. Trong tác phẩm, người đọc tìm thấy nhiều tư tưởng của đạo Phật thông qua motif tái sinh và báo ứng. 2.2.1. Motif tái sinh Trong khi tiến hành khảo sát Linh dị kí, chúng tôi nhận thấy có một motif xuất hiện rất phổ biến trong nhiều cốt truyện khác nhau, tạm gọi đó là motif tái sinh. Khi tiếp cận với các truyện kể cụ thể, chúng tôi lọc ra những tình tiết có chứa đựng motif tái sinh trong truyện rồi đối chiếu so sánh văn học các nước khác để đề xuất giả thuyết về nguồn gốc hình thành motif. Và một trong những giả thuyết chúng tôi nhận thấy được là tính Phật giáo trong nguồn gốc hình thành của motif này. Theo Từ điển Tiếng Việt, tái sinh tức là “sinh lại một kiếp khác, theo thuyết luân hồi của đạo Phật” . Nghĩa thứ hai là “làm cho hoặc được làm cho sống lại”. Tái sinh còn có ý nghĩa như tái thế, tức là “trở lại sống ở cõi đời sau khi đã chết” . Theo chúng tôi, nội dung khái niệm tái sinh nhất thiết phải bao hàm hai yếu tố: 1. Chết (đã chết); 2. Sống (sống lại). Vì vậy, chúng tôi chỉ chọn lọc những truyện nào có chi tiết nhân vật chết đi rồi sống lại. Khi khảo sát motif này chúng tôi thấy hiện tượng tái sinh của nhân vật được thể hiện dưới nhiều dạng thức khác nhau như tái sinh do đầu thai, do hóa thân thành nhiều hình dạng khác nhau, trải qua nhiều thử thách mới trở lại thành người, do sự tác động của ngoại vật (thần tiên, người, động thực vật, các loài ma quỷ. . . ). Dạng thức tái sinh đầu tiên là tái sinh do đầu thai vào xác của một người khác. Sau khi nhân vật chết đi sẽ được một lực lượng thần linh nào đó giúp đỡ cho đầu thai vào xác của một người khác cũng vừa mới qua đời. Nhân vật sống lại trong thân xác của người kia nhưng phần hồn vẫn là con người cũ. Truyện 24, Quyển Trung kể rằng có một thương nhân tên là Nara No Iwashima trong một lần đi buôn, mọi người trong đoàn chết hết vì dịch bệnh, ông sống sót, đi thuyền trở về nhà. Trên đường ông gặp ba người do Diêm Ma Vương phái đi bắt ông. Họ mệt và đói liền bảo ông giết bò cho họ ăn. Iwashima làm bò thiết đãi, vì thế mà được họ trả ơn bằng cách thay thế ông bằng một người cùng tên, cùng tuổi, nhưng thuộc nơi khác. Motif này một lần nữa được lặp lại trong Truyện 25, Quyển Trung. Nội dung hai truyện đã phản ánh thực trạng ăn của đút của các tầng lớp thống trị. Sử dụng 39 Trần Thị Huyền Trang motif kì ảo, các chi tiết kì ảo, truyện miêu tả cuộc sống âm phủ với Diêm Vương, quỷ sứ đầu trâu mặt ngựa, những hình thức tra tấn dã man như vạc dầu, cột lửa. . . nhưng thực chất đây là cuộc sống trần gian với quan tham lại tham nhũng, ăn đút của dân. Ngoài ý nghĩa như trên, hai truyện trên nói riêng và các truyện có chứa motif tái sinh đều thể hiện khát vọng trường tồn - một khát vọng vĩnh cửu của nhân loại. Dạng thức tái sinh thứ hai là tái sinh do đầu thai làm con của một gia đình khác. Cũng là đầu thai, nhưng ở dạng này, nhân vật không đầu thai vào thân thể của người khác mà đầu thai vào bụng của một người phụ nữ nào đó, sau đó nhân vật sẽ được người phụ nữ ấy sinh ra dưới hình dạng của một đứa bé. Truyện 30, quyển trung kể rằng bậc đại đức Gyogi trong một lần đi giáo hóa chúng sinh ở Naniwa, có nhiều người đến nghe thuyết pháp, trong đó có một phụ nữ mang theo con. Nhờ đại đức sáng suốt chỉ bảo thì người mẹ mới biết đứa bé là chủ nợ kiếp trước, đầu thai để hành hạ bà. Dạng thức tái sinh thứ ba là tái sinh thành kiếp vật. Hình thức này xuất hiện với tần suất nhiều nhất trong Linh dị kí: 8/ 12 truyện có motif tái sinh. Các nhân vật đầu thai thành kiếp vật chủ yếu do kiếp trước đã làm việc sai trái. Truyện 10, Quyển Thượng kể rằng có một ông họ Kura muốn mời một vị sư để tụng kinh Phương Quảng mong sám hối tội lỗi của mình ở kiếp trước. Đêm hôm đó, vị sư được chủ nhà mời đến định lấy cắp cái chăn mà người nhà mang cho đắp thì vang lên tiếng nói của con bò: “Này ông, chớ lấy tấm chăn đó”. Vị sư rất ngạc nhiên, bèn đến gần con bò và được bò kể lại câu chuyện kiếp trước của mình. Sáng hôm sau, vị sư đem chuyện kể với mọi người trong nhà, và chuẩn bị cho bò một chỗ ngồi, bò ngồi lên, nước mắt chảy ròng ròng rồi chết sau đó. Người nhà nhận ra đây đúng là hóa thân của cha mình. Cùng chủ đề với truyện này còn có nhiều truyện khác liên quan đến việc người bị biến thành vật ở kiếp sau do làm điều ác (chủ yếu là ăn trộm) ở kiếp trước. Các nhân vật trong truyện trên đều mắc phải tội lỗi khi sống nên lúc chết bị chuyển kiếp thành vật và chủ yếu là bò. Trong quan niệm dân gian, bò là động vật chuyên dùng cho việc chở đồ, kéo xe, làm việc vất vả. Đó chính là sự trừng phạt đối với các nhân vật khi họ làm điều xấu ở kiếp trước như ăn trộm của con, nhà sư ăn trộm của chùa. . . Các truyện cho chúng ta một cái nhìn toàn diện về tật xấu của các hạng người trong xã hội Nhật Bản lúc bấy giờ. Không chỉ người dân phạm tội mà ngay cả những ông vua, những vị sư cũng phạm tội và đều bị hóa kiếp thành vật. Truyện một lần nữa có sức mạnh tố cáo đối với các tầng lớp vua chúa, tăng lữ trong xã hội phong kiến. Hơn thế, Linh dị kí là một tác phẩm được sáng tác bởi một nhà sư, trong một đất nước mộ đạo Phật và giai đoạn Phật giáo hưng thịnh. Vậy mà, tác giả đã không ngần ngại khi đưa vào trong câu chuyện của mình nhân vật các vị sư mắc phải tội lỗi: ăn trộm, tham lam. Keikai giúp người đọc hình dung một cách toàn diện, đầy đủ về tầng lớp tăng lữ. Ở dạng tái sinh này, sự thưởng phạt công bằng mang một ý nghĩa sâu sắc. Càng yêu thương, cảm thông với những số phận hiền lành, bất hạnh, dân gian càng căm ghét những thế lực xấu xa, độc ác. 2.2.2. Motif báo ứng Nhân là nguyên nhân; quả là kết quả. Quả là cái quả do mầm mống phát sinh, Nhân là nhân lực phát động, quả là sự thành hình của năng lực phát động ấy. Nhân quả là một định luật của tất cả mọi sự vật. Nội dung của thuyết Nhân - Quả được thể hiện trong Linh dị kí thông qua motif báo ứng. Motif báo ứng xuất hiện trong các truyện của Linh dị kí với tần suất lớn. Có hơn 50% đầu đề các 40 Motif kì ảo trong Nhật Bản linh dị kí của Keikai truyện trong tác phẩm có các chữ như “hiện báo” “báo đền” hay “linh nghiệm”. Báo ứng trong Linh dị kí vừa thể hiện ở sự hiện báo ngay ở kiếp này vừa thể hiện ở sự báo ứng trong kiếp sau. Những truyện thuộc dạng báo ứng ngay ở thời hiện tại chiếm số lượng lớn trong tổng số các truyện thuộc motif báo ứng, khoảng 80%. Truyện 6, Quyển Thượng kể về Pháp sư Gyozen được Thiên hoàng phái đi lưu học ở nước Cao Ly. Gặp lúc nước này bị diệt vong phải tìm đường lưu tán các nơi. Trên đường đi gặp một con sông, có một chiếc cầu đã bị hỏng, không có thuyền, chẳng có cách nào qua sông. Ngồi trên đoạn cầu hỏng, ông cầu nguyện đức Phật Quan âm. Được một lúc, thấy một ông già chở thuyền đưa nhà sư qua sông. Lên bờ, nhà sư quay lại nhìn thì không thấy ông già cũng như chiếc thuyền đâu, thiền sư nghĩ rằng chắc ông già đó là do Quan âm hóa thân thành. Ông liền phát nguyện, tạc tượng Quan âm thờ phụng hết lòng. Trong Linh dị kí có nhiều truyện có nội dung tương tự như trên. Truyện 11, Quyển Trung kể về một người tên là Imiki, xấu bụng, không kính tín Tam Bảo. Vợ hắn ta ngày đêm trai giới, giữ tám điều giới luật, đến chùa sám hối cùng mọi người. Khi trở về nhà không thấy vợ, hắn liền hỏi gia nhân, sau đó nổi cơn thịnh nộ, lập tức đi đến chùa gọi vợ về. Đạo sư thấy vậy liền đem giáo lí Phật giáo ra giảng giải nhưng hắn không nghe còn dọa đánh vỡ đầu nhà sư. Về đến nhà hắn đòi ăn nằm với vợ. Bỗng nhiên, hắn bị kiến cắn vào dương vật, đau quá chết. Không chỉ làm phương hại đến con người mới bị trừng trị, mà ngay cả làm hại đến con vật thì cũng phải chịu quả báo. Cái gọi là hiện báo (báo ứng ngay) trong Linh dị kí là sự quả báo lành hay dữ, không phải chờ đến kiếp sau mà ở ngay kiếp này do hành vi thiện, ác mà con người gieo ở đời. Ngay trong các truyện đầu đề không có chữ hiện báo thì nội dung vẫn ít nhiều thể hiện sự hiện báo. Thậm chí trong tên đầy đủ của tác phẩm Nhật Bản quốc hiện báo thiện ác Linh dị kí (Ghi chép những chuyện kì lạ, linh nghiệm báo ứng việc thiện việc ác của Nhật Bản) cũng đã nói về việc hiện báo. Sự báo ứng, trừng phạt đối với hành động tội lỗi của con người đôi khi không thể hiện ngay tức khắc mà phải đến kiếp sau. Truyện 16, quyển Hạ viết về người đàn bà dâm đãng, bỏ con đói sữa phải chịu quả báo tội chết. Nhật Bản linh dị kí chia làm ba quyển, mỗi quyển đều được mở đầu bằng một lời tựa của tác giả. Đồng thời, lời tựa ấy cũng thể hiện mục đích viết cuốn sách của Keikai là giúp cho mọi người hiểu và thấm nhuần triết lí báo ứng của Phật giáo. 2.3. Motif dân gian 2.3.1. Người lấy vật Dưới chế độ phong kiến, quyền con người về hôn nhân và gia đình được xác định theo giáo lí Nho giáo. Nam nữ không có quyền tự do chọn lựa người sẽ chung sống với mình, mà sự lựa chọn đó thuộc về cha mẹ, vì vậy mà dân gian có câu “Cha mẹ đặt đâu con ngồi đó”. Tình yêu nam nữ bị gò bó, kìm kẹp trong lễ giáo phong kiến với các quan điểm về tam cương, ngũ thường, tam tòng, tứ đức. . . Vì vậy, dân gian tìm đến văn chương để thể hiện khát vọng yêu đương tự do của mình. Một trong những hình thức thể hiện đó là motif người lấy vật. Trong Linh dị kí, motif này xuất hiện ở hai truyện tiêu biểu. Chuyện lấy vợ hồ sinh con (Truyện 2, Quyển Thượng): Vào thời Thiên hoàng Kimmei, chàng trai ở huyện Ono, tỉnh Bino tình cờ gặp cô gái xinh đẹp trên cánh đồng cỏ. Thấy cô gái nhan sắc tuyệt vời, chàng trai tiến đến hỏi thăm và được cô gái ưng thuận làm vợ. Trong Truyện 41, Quyển Trung, rắn và người lại có mối duyên với nhau từ kiếp trước. Khi đọc đến truyện này, chúng ta liên tưởng đến truyện lấy vợ cóc trong kho tàng truyện cổ 41 Trần Thị Huyền Trang dân gian Việt Nam. Nhân vật chính trong cả hai câu chuyện là người đàn ông, và họ đều chấp nhận và yêu thương hết mực người vợ của mình mặc dù biết đó không phải là người. Motif người lấy vật xuất hiện nhiều trong dân gian thể hiện ước mơ về tình yêu tự do, không có sự phân biệt về địa vị. Những nhân vật thuộc motif này đều vượt qua mọi trở ngại, khó khăn bên ngoài để đến với nhau. Họ vượt qua ràng buộc của lễ giáo và cùng nhau tận hưởng tình yêu. 2.3.2. Sinh nở kì lạ Sinh nở kì lạ là một motif quen thuộc trong văn học các nước. Trong đó nổi lên là dạng thức sinh ra đá được kể trong câu chuyện về sự ra đời của Khải - con của thiên thần Đại Vũ và người con gái Đồ Sơn. Hình tượng người sinh ra đá khá phổ biến trong thần thoại các nước châu Á do tín ngưỡng sùng bái đá từ thời cổ đại. Trong Nhật Bản linh dị kí, Truyện 31, Quyển Hạ cũng kể về sự sinh nở thần kì có liên quan đến tín ngưỡng thờ đá. Cô gái họ Agata ở thôn Kusumi, làng Mizuno, huyện katakata, tỉnh Mino đã hơn 20 tuổi mà vẫn chưa lấy chồng, cũng chẳng trăng hoa với người đàn ông nào vậy mà có thai. Được ba năm, cô sinh ra hai hòn đá. Mỗi hòn to chừng 5 tấc vuông. Hòn lốm đốm trắng xanh, hòn màu xanh tuyền, hai hòn đá mỗi năm một lớn. Có vị thần ở huyện Atsumi là huyện kề bên, nhờ người xem bói. Thầy bói nói rằng hai hòn đá là con của thần, nhân đấy lập bàn tờ cúng tế ở nhà cô gái. Motif sinh nở kì lạ chất chứa nội dung hiện thực, phản ánh hình thức hôn nhân ở một giai đoạn lịch sử. Vào thời hậu kì đồ đá cũ, công xã thị tộc bắt đầu ra đời. Trong điều kiện kinh tế lúc bấy giờ, vai trò người phụ nữ rất quan trọng, vì vậy khi xã hội thoát khỏi tình trạng bầy người nguyên thủy thì tế bào của xã hội có tổ chức đầu tiên là các thị tộc mẫu hệ. Hơn nữa, về quan hệ hôn nhân, nhiều người cho rằng, trong thời kì này đã tồn tại chế độ quần hôn tức một nhóm nữ thanh niên của thị tộc này kết hôn với một nhóm nam thanh niên của thị tộc kia. Do vậy, con cái sinh ra chỉ biết mẹ mà không biết cha, cho nên phải lấy theo họ mẹ. Chuyện người con gái sinh ra từ cục thịt, tu hành Phật pháp, giáo hóa chúng dân (Truyện 19, Quyển Hạ) kể rằng vợ của Toyobuku no Hirogimi, ngày rằm tháng một, mùa đông năm Tân Hợi, niên hiệu Hoki thứ 2 (771) sinh ra một cục thịt. Đọc đến đây, chúng ta dễ dàng liên tưởng đến câu chuyện vật ngữ nổi tiếng của Nhật Bản là Tiểu thư Ánh Trăng. Cô gái trong câu chuyện cũng được sinh ra từ một đốt tre, và được một người đàn ông trung tuổi phát hiện ra khi đi chặt củi trong rừng hay chuyện về chàng Sọ Dừa của Việt Nam, khi mới sinh ra cũng mang hình hài một cục thịt. 3. Kết luận Tóm lại, nghiên cứu truyện kể thông qua motif là một phương pháp nghiên cứu rất được chú ý trong khoa nghiên cứu từ trước đến nay. Sự lặp lại các motif là một đặc điểm dễ nhận thấy và rất đặc trưng của thể loại truyện xuất hiện thời trung đại ở tất cả các quốc gia trên thế giới. Các motif trong Linh dị kí đậm màu sắc hoang đường, kì ảo. Keikai đã vận dụng sáng tạo các motif trong Phật giáo và dân gian để xây dựng nên các truyện trong Linh dị kí hết sức hấp dẫn. Nếu như motif báo ứng là motif có ý nghĩa sợi chỉ đỏ xuyên suốt tạo nên mạch ngầm diễn ra từ đầu tác phẩm, góp phần kết nối các sự kiện thành một chỉnh thể hữu cơ, thống nhất thì motif tái sinh, sinh nở kì lạ,... góp phần làm phong phú thêm quan niệm về vòng đời, dự báo phẩm chất phi thường của nhân vật. Khi tiếp cận Linh dị kí dưới góc độ motif, ta sẽ thấy được bên trong lớp vỏ bọc kì ảo là nội dung hiện thực sâu sắc. Các truyện trong Nhật Bản linh dị kí góp phần phản ánh bức tranh hiện thực sinh động của nước Nhật thời bấy giờ cũng như đem lại nhiều bài học giáo huấn sâu sắc đối với con người. 42 Motif kì ảo trong Nhật Bản linh dị kí của Keikai TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nhật Chiêu, 2006. Văn học Nhật Bản từ khởi thủy 1868. Nxb Giáo dục, Hà Nội. [2] Đặng Anh Đào, 2001. Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. [3] Lê Bá Hán, 1999. Từ điển thuật ngữ văn học. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. [4] Keikai, 1999. Nhật Bản linh dị kí, Nguyễn Thị Oanh dịch và giới thiệu. Nxb Văn học, Hà Nội. [5] Vũ Ngọc Khánh, 1986. Phật giáo và văn hóa dân gian Việt Nam - Mấy vấn đề về Phật giáo và lịch sử tư tưởng Việt Nam. Ủy ban Khoa học Xã hội, Hà Nội. [6] Nguyễn Thị Oanh, 1996. Nhật Bản linh dị kí - Tác phẩm mở đầu dòng văn học truyền kì xứ sở Mặt trời mọc. Tạp chí Hán Nôm. [7] Trần Đình Sử, 1999. Giáo trình thi pháp. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. [8] Tzvevan Todorov, 2007. Dẫn luận về văn chương kì ảo. Nxb Đại học Sư Phạm Hà Nội, Hà Nội. [9] Phùng Văn Tửu, 2006. Những hướng đổi mới của văn học kì ảo thế kỉ XX. Tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 5. ABSTRACT Mythology motif in Keikai’s Record of Miraculous Events in Japan Record of Miraculous Events in Japan, short name as Record of Miraculous Events and full name as Record of Good and Evil Miraculous Events in Japan (Nihonkoku gempozenaku ryoiki) is the first collection of Buddhist anecdotal literature, written in Kanji. This is a well-known work in Japanese classical literature, reflecting multiple aspects of Japanese culture in the medieval era. The title itself indicates the main literary style used by Keikai in the work – myth and miracle. In Record of Miraculous Events in Japan, the author used many myth motifs – adopted from folklore or Buddhist literature. Keywords: Record of Miraculous Events in Japan, Keikai, motif, myth motif, Japanese literature. 43

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf4172_tthtrang_4748_2132824.pdf
Tài liệu liên quan