Mối quan hệ giữa con người với con người thông qua hình ảnh động vật (khảo sát trên cứ liệu sử thi Ê Đê) - Nguyễn Thị Quỳnh Thơ

Tài liệu Mối quan hệ giữa con người với con người thông qua hình ảnh động vật (khảo sát trên cứ liệu sử thi Ê Đê) - Nguyễn Thị Quỳnh Thơ: 9 HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1067.2018-0022 Social Sciences, 2018, Volume 63, Issue 4, pp. 9-15 This paper is available online at MỐI QUAN HỆ GIỮA CON NGƯỜI VỚI CON NGƯỜI THÔNG QUA HÌNH ẢNH ĐỘNG VẬT (KHẢO SÁT TRÊN CỨ LIỆU SỬ THI Ê ĐÊ) Nguyễn Thị Quỳnh Thơ Khoa Sư phạm, Trường Đại học Tây Nguyên Tóm tắt. Trong sử thi Ê đê, mối quan hệ giữa con người với con người trong gia đình và xã hội được thể hiện thông qua những hình ảnh liên quan đến động vật. Trong bài viết này, khảo sát 6 bộ sử thi (Anh em Klu Kla, Dăm Băng Mlan, Sum Lum, Hbia Mlin, Dăm Yi đi chặt đọt mây, Mdrong Dăm), chúng tôi nghiên cứu về cách người Ê đê sử dụng những hình ảnh động vật để thể hiện mối quan hệ giữa con người với con người trong sử thi. Cụ thể là mối quan hệ trong sự phân công lao động giữa người đàn ông và phụ nữ Ê đê trong hôn nhân, mối quan hệ giữa con người với con người trong xã hội thông qua tục tiếp khách, tục kết nghĩa và tục chiếm đoạt người phụ nữ. Từ ...

pdf7 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 452 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mối quan hệ giữa con người với con người thông qua hình ảnh động vật (khảo sát trên cứ liệu sử thi Ê Đê) - Nguyễn Thị Quỳnh Thơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
9 HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1067.2018-0022 Social Sciences, 2018, Volume 63, Issue 4, pp. 9-15 This paper is available online at MỐI QUAN HỆ GIỮA CON NGƯỜI VỚI CON NGƯỜI THÔNG QUA HÌNH ẢNH ĐỘNG VẬT (KHẢO SÁT TRÊN CỨ LIỆU SỬ THI Ê ĐÊ) Nguyễn Thị Quỳnh Thơ Khoa Sư phạm, Trường Đại học Tây Nguyên Tóm tắt. Trong sử thi Ê đê, mối quan hệ giữa con người với con người trong gia đình và xã hội được thể hiện thông qua những hình ảnh liên quan đến động vật. Trong bài viết này, khảo sát 6 bộ sử thi (Anh em Klu Kla, Dăm Băng Mlan, Sum Lum, Hbia Mlin, Dăm Yi đi chặt đọt mây, Mdrong Dăm), chúng tôi nghiên cứu về cách người Ê đê sử dụng những hình ảnh động vật để thể hiện mối quan hệ giữa con người với con người trong sử thi. Cụ thể là mối quan hệ trong sự phân công lao động giữa người đàn ông và phụ nữ Ê đê trong hôn nhân, mối quan hệ giữa con người với con người trong xã hội thông qua tục tiếp khách, tục kết nghĩa và tục chiếm đoạt người phụ nữ. Từ khóa: Sử thi, Ê đê, trường nghĩa, động vật, hôn nhân. 1. Mở đầu Sử thi Ê đê là một kho báu, nhưng trong một thời gian dài, nhưng những sử thi ấy đã tồn tại âm thầm trong sự thờ ơ của người đời. Người mở đường cho công việc sưu tầm, giới thiệu sử thi ở Tây Nguyên là Leopold Sabatier, với sự kiện lần đầu tiên nhà nghiên cứu người Pháp công bố sử thi “Đam Săn” (Dăm Săn) vào năm 1927. Kể từ đó, nhiều công trình sưu tầm sử thi Ê đê ở Tây Nguyên do người Việt Nam thực hiện đã xuất hiện. Sử thi Ê đê thực sự là một mảnh đất màu mỡ mà ở đó nhiều nhà nghiên cứu đã tạo nên những công trình có giá trị tiêu biểu. Chỉ tính riêng ở Việt Nam, việc nghiên cứu sử thi đã bắt đầu từ cách đây khá nhiều năm gắn với tên tuổi các tác giả Võ Quang Nhơn [15], Phan Đăng Nhật [11-14] Bên cạnh đó cũng phải nhắc đến một số bài viết về sử thi Ê đê đã xuất bản thành sách hoặc đăng trên các tạp chí “Nguồn sáng dân gian”, “Văn hoá dân gian”, “Ngôn ngữ và đời sống”, “Nghiên cứu văn học”, ... của các tác giả Phạm Nhân Thành [18], Ngô Đức Thịnh [19-20] Trong các công trình này, các nhà nghiên cứu đã trình bày nhiều vấn đề liên quan đến thể loại sử thi ở nhiều phạm vi và cấp độ khác nhau. Tuy nhiên, đến nay chưa có công trình nào đề cập đến mối quan hệ giữa con người với con người thông qua hình ảnh động vật xuất hiện trong sử thi Ê đê nên nghiên cứu này sẽ trình bày về vấn đề này. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Mối quan hệ con người trong gia đình qua trường nghĩa động vật Như chúng ta đã biết, xã hội của người Ê đê vẫn chịu sự chi phối mạnh mẽ của sự phân công lao động theo giới tính và tuổi tác như rất nhiều xã hội chưa phát triển của các dân tộc khác trên thế giới. Hình ảnh của xã hội thị tộc mẫu hệ qua cảnh phân công lao động của người đàn bà có uy Ngày nhận bài: 19/1/2018. Ngày sửa bài: 1/3/2018. Ngày nhận đăng: 20/3/2018. Tác giả liên hệ: Nguyễn Thị Quỳnh Thơ. Địa chỉ e-mail: quynhtho.1988@gmail.com Nguyễn Thị Quỳnh Thơ 10 quyền trong gia đình. Trong gia đình, người phụ nữ có chồng được gọi là “anago” (nồi cơm cái), thuật ngữ này được dùng để để xác định vai trò chủ gia đình. “Anago” cũng là người quản lý tài sản cho gia đình trong khi người chồng chỉ có quyền sử dụng tài sản, Luật tục Ê đê đã khẳng định điều này: “Kiếm thịt cá là để vào nồi nấu, làm ruộng làm rẫy là để có lúa gạo nuôi vợ nuôi con. Nếu người chồng có chiêng, ché, ngựa, trâu, có mâm thau, chậu đồng, chén bát, nếu anh ta có một thứ gì đó, dù là những đồ đạc lặt vặt thì anh ta đều phải giao cho vợ giữ cho” [20;155]. Sử thi Ê đê cũng có nhắc đến điều này: (1) “Hbia Sun muốn có người phát bờ, phát bụi cây, muốn có người làm cỏ, muốn có người đuổi chim thú, muốn có người cưỡi đầu voi của cha ta, muốn có người sai khiến nô lệ trong nhà, rượu ché tuk, ché ba của cha muốn có người coi giữ” [6;774]. Còn đối với người đàn ông, thân phận trong xã hội của ông ta được coi là bình đẳng với những người đàn ông khác trong cộng đồng buôn là khi anh ta lập gia đình và trở thành người thay mặt gia đình của anh ta khi tham gia ý kiến hoặc tham gia bất kỳ hoạt động chung nào của buôn làng. Và cũng chỉ bằng con đường kết hôn thì người đàn ông mới đạt được các vị trí quan trọng như chủ buôn, chủ đất, bởi những vị trí này thực chất thuộc về gia đình dòng họ vợ. Vị trí chủ buôn của người đàn ông sẽ chấm dứt nếu không may vợ ông ta chết, ông ta phải chuyển giao lại cho con rể hoặc cháu rể. Sử thi “Hbia Mlin” có đoạn nói về vai trò của người đàn ông nếu kết hôn: (2) “Anh phải chăm việc rẫy, phải lái đầu voi của cha em, biết sai khiến nô lệ, rượu ché tuk, ché ba phải biết đan giỏ, cột rượu” [6;725]. Berti, Ladislav Holy đã có những nhận định sâu sắc về vấn đề này: “Phụ nữ được trao đặc quyền ở phạm vi gia đình; phụ nữ có quyền đối với đàn ông không chỉ trực tiếp bởi sự độc quyền của họ về về chế biến thực phẩm mà còn không trực tiếp vì thân phận của đàn ông trong phạm vi gia đình là cơ sở cho thân phận anh ta ở phạm vi công cộng. Một người đàn ông không có vợ thì không có ở thân phận phạm vi công cộngAnh ta đạt được nó sau khi anh ta kết hôn và thiết lập ngôi nhà của chính mìnhĐiểm bắt đầu quyền lực của phụ nữ là sự độc quyền của chị ta về chế biến thức ăn. Một phụ nữ đạt được quyền lực này và do đó, chỉ trở thành một phụ nữ thật sự thông qua hôn nhân, vì chỉ gười phụ nữ đã kết hôn mới có được cái bếp của mình và là biểu tượng cho sự độc lập của chị ta” [22;140]. Trong xã hội của người Ê đê, công việc chính của đàn ông rèn đúc vũ khí, chặt cây, tham gia chiến đấu khi có chiến tranh, săn bắn để đem thú rừng về cho mọi người trong buôn làng. Còn đàn bà giã gạo, bổ củi, nấu cơm, kéo sợi, dệt vải, v.v Các công việc này đều được sử thi Ê đê nói ra một cách khá chân thực và đầy đủ. Nhờ mô phỏng như vậy mà khi nghe nhiều đoạn sử thi Ê đê, người ta như đang được xem những đoạn phim tài liệu về nhiều mặt của cuộc sống của người Ê đê. Đó chính là cảnh bếp núc hằng ngày của người phụ nữ. Cảnh chuẩn bị đi cho một chuyến đi xa của một người đàn ông: những gói cơm khô, những ống đựng cơm nếp, những con cá trắng đã nướng sẵn để ăn dọc đường. Hãy nghe một đoạn đối thoại trong sử thi Hbia Mlin để thấy được sự phân công lao động này: (3) “Hbia Mlin đáp: - Anh đi đâu em theo đó! Anh đi kiếm thịt muông thú, em cũng đi. Em không muốn sống một mình trong nhà này. Dăm Bhu nói: - Người Kur chưa có lệ đó, người Yuăn càng không có chuyện đàn bà con gái theo chồng đi săn nơi rừng già, sông sâu. Em cứ tưởng tượng ra như thế! Hbia Mlin cố ý cưỡng lại: Mối quan hệ giữa con người với con người thông qua hình ảnh động vật 11 - Em đâu biết cầm ống tên đi săn, cầm ná đi bắn, đi kiếm thịt muông thú! Em đi theo nấu cơm canh, dệt áo cho anh thôi, Dăm Bhu ạ!” [6;598] Hay trong sử thi “Dăm Yi chặt đọt mây”, Dăm Yi cũng muốn vào rừng săn thú rừng để về phụng dưỡng cha mẹ già: (4) “Anh muốn tìm săn bắn con vượn, con hoẵng trong rừng, muốn có rau, thịt mang về cho mẹ già của chúng ta ăn em ạ” [5;259]. Trong gia đình dân tộc người Ê đê, người phụ nữ vừa nấu cơm, làm thịt gà, còn người đàn ông sau khi ăn xong, họ đi vào rừng săn chim, bắn bò rừng và mang sản vật đến vùng khác trao đổi. Trong quan hệ hôn nhân, một số trường hợp, nhân vật trong sử thi thường có cách nói xa xôi, bóng gió. Nhân vật không nói cụ thể muốn có chồng, có vợ mà nói một cách khiêm tốn, kín đáo, tế nhị, song người nghe vẫn hiểu được nhờ mối liên hệ tất yếu giữa vai trò, trách nhiệm của người đàn ông hoặc người phụ nữ với công việc hàng ngày. Khi muốn thể hiện sự gắn kết trong hôn nhân, người Ê đê cũng dùng hình ảnh động vật để diễn tả mối quan hệ này: (5) “Chuyện là thế này, voi rừng phải trói chân, chiêng phải treo, Hbia Mlin muốn có người phát bờ, làm cỏ rẫy, giữ muông thú” [4;575]; (6) “Vợ chồng ta như voi rừng đã bị trói chân, xiềng dây chạc đã cột chặt rồi” [4;583]. Hình ảnh của lối nói ví von bao giờ cũng là loài vật hoặc những vật thể rất gần gũi, cụ thể và quen thuộc trong đời sống cư dân. Bởi vì thông thường mọi người chỉ sử dụng thành thạo những vật khi đã hiểu biết, đã cảm nhận khá sâu sắc mọi đặc điểm, mọi tính chất của chúng. Vì vậy, lời nói của các nhân vật cũng như hệ thống của các nhân vật trong sử thi không chứa đựng những phán đoán, những suy lý logic vốn rất xa lạ với họ. Thông qua hình ảnh động vật trong sử thi Ê đê, chúng tôi thấy rằng công việc được xác định theo giới, và ngược lại, giới cũng được xác định theo công việc. Chính vì vậy, do chức năng khác nhau, phụ nữ và đàn ông đảm nhiệm sự phân công lao động khác nhau, gắn liền với vai trò văn hoá khác nhau nhưng liên hệ mật thiết, bổ sung cho nhau cả trong gia đình và ngoài xã hội. 2.2. Mối quan hệ con người trong xã hội qua trường nghĩa động vật Sử thi hình thành khi mà con người còn đang ở trong giai đoạn xã họ ̂i nguyên thuỷ với các hình thức tổ chức sơ khai. Khi nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy sử thi của dân tộc thuộc loại sử thi cổ sơ, được hình thành trong giai đoạn xã hội đang có sự thâm nhập giữa các bộ lạc với nhau. Vì vậy, mối quan hệ xã hội trong sử thi thể hiện khá phong phú. 2.2.1. Tục tiếp khách Tục tiếp khách được mô tả vô cùng sinh động trong các sử thi Ê đê. Đây là một phong tục đẹp, nó thể hiện cuộc sống sinh hoạt vui tươi, lành mạnh, đầy lòng mến người, quý khách. Người Ê đê rất hiếu khách. Khi khách đến nhà, dù ở gần hay ở xa, quen hay lạ đều được tiếp đãi chu đáo, chân thành. Khách ở lâu hàng tháng, ăn uống cũng không phải tính toán. Trong cuộc sống sinh hoạt cộng đồng của người Ê đê, hễ có khách đến chơi thì chủ nhà mặc những bộ quần áo đẹp nhất, sang nhất ra chào đón. Để làm cơm mời khách, người Ê đê thường làm thịt gà, thịt heo để đãi khách. Một điều đặc biệt là trong sử thi, người Ê đê thường làm thịt con gà mái đang ấp, con gà mái đang đẻ để đãi khách: (7) “H’Bra Tăng làm canh thui gà mái đang ấp làm thịt, đập gà mái đẻ trứng làm canh, giã gạo trắng bong mới thôi” [5;263]; (8) “Nàng thui gà mái ấp, đập gà mái đẻ để làm canh” [5;299]; (9) “Thịt gà dọn ra đĩa lớn, thịt trâu bày trong thau nhỏ, thịt heo béo mập, heo thiến múc ra tô đất, bày ra bát để ăn, mọi thứ đã bày sẵn” [5;263]; (10) “Lại lấy gà đang ấp, đập gà đang đẻ, giã trắng gạo như hoa êpang” [2;929]. Nguyễn Thị Quỳnh Thơ 12 Điều này cho thấy, trong tư duy của người Ê đê, con gà mái rất quan trọng, nó đẻ trứng, cung cấp thêm nguồn dinh dưỡng cho gia đình nhưng khi có khách đến nhà, chủ nhà sẵn sàng làm thịt gà mái đang ấp, đang đẻ để đãi khách, điều này đã thể hiện được tấm lòng nồng hậu, mến khách của người Ê đê. Khi mời khách ăn cơm, uống rượu, chủ nhà lấy chiếu trắng trải phía dưới, lấy chiếu hoa trải phía trên, rồi mới đặt mâm cơm: (11) “Lấy chiếu hình con cá trê, hình loài hoa” [5;427]; (12) “H’Bra Tăng xúc cơm vào tô có hình hoa mướp đắng rừng, tô canh có hình hoa xoài, thịt gan bò múc trong đĩa đất, còn thịt gan trâu để trong thau, thịt nạc, thịt ngon nhất bày ra đĩa nhỏ, đĩa lớn” [5;427]. Khi mời khách dùng bữa, người Ê đê dùng những lời vô cùng giản dị, khiêm tốn để mời khách ăn cơm: (13) “Em nấu cơm cho em ăn, còn thịt gà này là, con gà lúc em giã gạo, chày giã gạo rơi đè lên nó, nên em thui làm thịt ăn” [5;306]; (14) “Cơm của em có mùi nước lã, nước có mùi hôi, con gà đã bị con diều tha” [5;427]; (15) “Cơm nhà tôi có mùi nhạt, nước có mùi đất bùn, con gà bị diều hâu ăn thịt còn thừa dùng làm canh” [2;804]. Dù khó khăn, thiếu thốn nhưng khi khách đến nhà thì chủ nhà cũng ân cần mời mọc khách ăn uống bằng những lời nói khá khiêm nhường chứ không phải là lối nói khách sáo của cả chủ lẫn khách. Vì từ thức ăn cho đến cách uống cũng không lạ lẫm, cầu kì. Sự xuất hiện của hình ảnh động vật trong những bữa cơm của tục tiếp khách đã thể hiện cái đẹp của tình cảm con người giành cho nhau, sự trân quý, lòng hiếu khách và tình người mênh mông. Trong sử thi Ê đê, khách được mời cũng ăn uống với cả sự chân tình, thật thà: (16) “Hai anh em chàng Dăm Yi và em trai Chim Kmun ngồi ăn cơm. Một lần múc cục cơm to bằng đầu con chuồn chuồn, một lần hớp bằng đầu con mèo” [5,263]. Người Ê đê thường hay diễn đạt vòng vèo, quanh co để biểu đạt nội dung. Không chỉ một lớp nhân vật nào đó sử dụng lối nói này mà bất kể già trẻ, nam nữ, nhân vật anh hùng hay nhân vật bình thường. Các nhân vật trong sử thi đều có cùng một cách diễn đạt khiêm tốn, nhún nhường khi được mời ăn uống. Người Ê đê có chung một cách ứng xử khiêm tốn như vậy là vì nó được hình thành một cách tự nhiên, tất yếu, lâu dài trong cuộc sống. Khi đứng trước một hiện thực nào đó có tác động mạnh mẽ, sâu xa đến tư duy và tình cảm con người thì nghệ nhân có nhu cầu mô tả trực tiếp, tức thời những điều cảm nhận được theo những cách nhận thức vốn có của họ. Cảnh tiếp khách rộn ràng sôi nổi của đồng bào Ê đê diễn ra không chỉ một ngày mà có khi kéo dài năm bảy ngày đêm, cảnh đón khách của đồng bào Ê đê như một ngày hội làm say lòng người. Nó phản ánh cuộc sống hiện thực của người Ê đê trong buổi đầu bình minh lịch sử. Cuộc sống mà của cải vật chất đầy đủ, sung túc, tình người được đề cao, quan hệ giữa người và người được coi trọng. 2.2.2. Tục kết nghĩa Mối quan hệ của con người với con người trong xã hội còn được thông qua tục dùng động vật trong những lễ kết nghĩa anh em. Trong cuộc sống của người Ê đê, để chinh phục được thiên nhiên và đấu tranh xã hội, để vượt qua được những khó khăn, những anh hùng trong sử thi thường hay kết nghĩa để trở thành anh em, cùng nhau làm nên chiến thắng vinh quang cho buôn làng mình. Trong sử thi Ê đê, các nghệ sĩ dân gian đã nhấn mạnh vai trò của con người trong cuộc sống, đề cao chủ nghĩa nhân văn và đặt ra khái niệm sức mạnh đoàn kết trong lao động và chiến đấu để bảo vệ sự phồn vinh của buôn làng. Và nghi lễ kết nghĩa cũng gắn liền với hình ảnh liên quan đến động vật. Nếu như người Mối quan hệ giữa con người với con người thông qua hình ảnh động vật 13 Kinh, khi kết nghĩa, thường cắt máu ăn thề, nhằm biểu hiện lời hứa sắc son và ý chí gắn kết của mình thì người Ê đê thường lấy máu động vật thoa lên bàn chân để thể hiện giao ước: (17) “Ơ Chim Mre! Cái đầu con gà chúng ta đã bổ đôi, má heo chúng ta đã mổ xong, việc bạn đã kết, anh em đã gọi, anh em đã kết nghĩa với nhau rồi” [5;389]; (18) “Có bao nhiêu, anh cho chừng nào thì ta chỉ lấy bấy nhiêu thôi, chúng ta đã là bạn bè, cái đầu con gà cùng bổ đôi, má heo đã từng chẻ hai, anh em đã gọi nhau thân thích rồi” [5;418]; (19) “Chúng ta đã từ xưa rồi, cái đầu gà cùng bổ, má heo cùng chẻ, bạn bè, anh em đã kết nghĩa, gọi nhau thân mật rồi mà” [5;418]. Như vậy, qua hình ảnh “đầu gà bổ đôi”, “má heo bổ đôi” đã thể hiện được mối quan hệ giữa người với người trong xã hội. Tục kết nghĩa đã trở thành truyền thống tốt đẹp trong cộng đồng dân tộc Ê đê. 2.2.3. Tục cướp đoạt phụ nữ Trong sử thi, mô típ bắt phụ nữ thường xuyên diễn ra. Trong những xã hội càng cổ, khi chưa có những cuộc chiến tranh vì chủ quyền lãnh thổ hay quyền lực thì mục tiêu của cuộc chiến tranh ấy là để cướp đoạt ấy chính là những người phụ nữ. Trong các bộ sử thi khảo sát, chúng tôi thấy rằng người phụ nữ bị bắt cóc thường là người có quan hệ nào đó với vị tù trưởng. Người phụ nữ này có vai trò quan trọng đối với quyền lợi cộng đồng. Họ bị bắt cóc chủ yếu để làm vợ kẻ bắt cóc. Những tù trưởng có âm mưu bắt cóc đôi khi không xuất phát từ tình yêu mà đơn giản là bị nhan sắc hoặc sự giàu có của người phụ nữ nhất thời chinh phục. Mô típ chung của tục cướp đoạt phụ nữ là: Kẻ bắt cóc nhận thông tin về sự giàu có hay nhan sắc của người phụ nữ; tiến hành dò la để kiểm tra xác thật thông tin đã nhận; sau đó triển khai thủ đoạn bắt cóc. Thế nhưng, có một điều đặc biệt là người Ê đê dùng một hình ảnh động vật rất biểu trưng để nói về tục cướp vợ này: hình ảnh con voi bị giành ngà; con tê giác bị giật sừng. Hãy nghe những lượt lời của sử thi miêu tả mô típ này: (20) “Hắn giành ngà nơi miệng voi làm sao được, giật sừng trên đầu con tê giác, đoạt lấy ngựa đực” [2;947]; (21) “Bởi vì chính Mtao Anur như ngựa giơ chân đá, tự hắn muốn thử sức chồm lên núi rừng, đi giật ngà trên miệng voi, giành sừng trên đầu con tê giác, giành lấy con ngựa đực quý nuôi trong chuồng” [2;985]; (22) “Hắn dám giành lấy ngà trong miệng voi, giật lấy sừng trên đầu con tê giác, hắn dám đoạt lấy vợ người sang giàu” [2;1001]. Qua cách lập luận này, theo chúng tôi, trong tư duy của người Ê đê, thì người vợ là một tài sản quý giá đối với một người tù trưởng, cũng giống như ngà là bộ phận quý nhất của con voi, sừng là bộ phận cơ thể quý nhất của tê giác. Từ cách lập luận này cho thấy ngươi Ê đê đã dùng hình ảnh động vật rất sinh động, có tính biểu trưng và phạm trù hoá cao: Ngà = Sự quý giá (nên không ai được phép giành); Sừng = Sự quý giá (không ai được phép giật). Mượn hình ảnh động vật, bộ phận cơ thể động vật để lập luận như vậy, người Ê đê như có cách rào đón và trình bày được lí do, tâm tư và giải thích cho hành động đi chiếm đoạt lại phụ nữ bị bắt cóc của mình. Về mặt thực tế, trong chế độ mẫu hệ, người phụ nữ có những quyền lợi, quyền hạn quan trọng. Chính họ là người thực hiện những việc như đẻ con, chăm sóc cho con tốt, tuốt lúa, tìm củi, xách nước, nấu cơm, nuôi lợn, trông nom trâu bò, gà vịt, chăm sóc cha già mẹ yếu, dệt vải cho chồng con mặc. Của cải trong nhà là do phụ nữ trông coi. Người chồng không có vợ như nhà không nóc, như gà không có chuồng. Vậy người con gái là quý nhất. Gần như nhân vật người đẹp còn sống lúc nào là vẫn còn bị đe doạ bởi những toan tính tranh giành, cướp đoạt. Họ luôn cần một thế lực mạnh mẽ bảo vệ đời sống của họ. Trong điều kiện lịch sử như thế, số phận của người đẹp thường xuyên bị thay đổi, chuyển dịch là điều dễ hiểu. Nguyễn Thị Quỳnh Thơ 14 Mối quan hệ xã hội trong cộng đồng người Ê đê còn được thể hiện trong cách các hệ thống nhân vật nói chuyện và cư xử với nhau. Và để diễn đạt được mức độ thân, sơ; tôn trọng, không tôn trọng đều được thông qua các lượt lời thoại mà hình ảnh động vật được nhắc đến rất nhiều lần. Chẳng hạn, người Ê đê thể hiện sự ngạc nhiên khi một người khách xa đến không biết đến người chủ buôn của họ, họ sẽ diễn tả: (23) “Ơ người khách, sao bác khinh tôi như khinh chó, bác không biết chủ buôn làng này sao?” [6;962]. Hay thể hiện mối quan hệ không thân thiện, không yêu thương quý mến của người đối diện dành cho mình, người Ê đê cũng thường nói: (24) “Sao em lại sợ, lại ghét tôi, em khinh tôi như khinh con chó” [6;970]. Cách diễn đạt này cho thấy, con chó trong tâm thức của người Ê đê thường không được coi trọng, và người Ê đê đã diễn tả về nó bằng những từ thông tục như vậy. Hay để thể hiện sự mâu thuẫn giữa con người trong xã hội, người Ê đê cũng dùng hình ảnh động vật để diễn đạt: (25) “Hỡi khách tám, Yuăn mười, người trăm, người ngàn, làm gì mà ồn ào quá như đàn bò giận nhau, như đàn trâu húc nhau” [6;965]. Hay để diễn tả mối quan hệ thù địch, người Ê đê cũng có cách nói là so sánh kẻ thù như những con vật hung dữ, phê phán việc làm vô lí và sai trái của kẻ thù: (26) “Ơ Mtao Kông, ông như con tê giác hăng, như con cọp hung, con voi cong ngà, vội vàng cướp Hbia Sun” [6;984]; (27) “Nhưng ông vội đi bẻ ngà voi ngay miệng voi, nhổ sừng tê giác ngay trên đầu con tê giác, cướp ngựa đực tôi nuôi trong chuồng” [6;984]. Mối quan hệ giữa con người với con người trong sử thi Ê đê thông qua trường nghĩa động vật phần nào cho chúng ta thấy được sự phát triển về thế giới quan, về trình độ phát triển văn hoá của mỗi thời đại. 3. Kết luận Qua nghiên cứu, chúng tôi thấy rằng, hình ảnh động vật xuất hiện trong sử thi đã cho thấy sử thi tuy chưa đạt được mức độ sâu sắc như truyện cổ tích về loài vật nhưng đã cho thấy người dân Ê đê đã sống rất gần gũi với loài vật, có lúc tưởng như cuộc sống của con người và loài vật được con người đồng hoá với nhau. Nhũng hình ảnh động vật trong sử thi Ê đê thể hiện mối quan hệ giữa con người với con người trong gia đình và xã hội. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Trương Bi, Bùi Minh Vũ, Kna Y Wơn, 2003. Vận dụng luật tục Ê đê vào việc xây dựng gia đình, buôn, thôn văn hóa. Nxb Sở Văn hóa Thông tin Đắk Lắk, Đắk Lắk. [2] Trần Văn Bính (chủ biên), 2004. Văn hóa các dân tộc Tây Nguyên thực trạng và những vấn đề đặt ra. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. [3] Dam Bo, 2005. Rừng, đàn bà, điên loạn. Nxb Hội nhà văn, Hà Nội. [4] Đỗ Hữu Châu, 1998. Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng. Nxb Giáo dục, Hà Nội. [5] Dournes, Jacques (Nguyên Ngọc dịch), 2003. Miền đất huyền ảo. Nxb Hội nhà văn, Hà Nội. [6] Bế Văn Đẳng, Chu Thái Sơn, 1982. Đại cương về các dân tộc Ê đê, Mnông ở Dak Lăk. Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội [7] Nguyễn Thiện Giáp, 2014. Nghĩa học Việt ngữ. Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. [8] Nguyễn Thúy Khanh, 1996. Đặc điểm trường từ vựng ngữ nghĩa tên gọi động vật (trên tư liệu đối chiếu tiếng Việt với tiếng Nga). Luận án Phó tiến sĩ, Viện Ngôn ngữ học, Hà Nội. Mối quan hệ giữa con người với con người thông qua hình ảnh động vật 15 [9] Nguyễn Thúy Khanh, 1997. Đặc điểm tư duy liên tưởng về thế giới động vật của người Việt – phẩm chất và chiến lược (trên tư liệu thực nghiệm liên tưởng tự do), Tạp chí Ngôn ngữ, số 4, tr.40 – 48, Hà Nội. [10] Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên, Võ Quang Nhơn, 2001. Văn học dân gian Việt Nam. Nxb Giáo dục (tái bản), Hà Nội. [11] Phan Đăng Nhật, 1981. Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam. Nxb Văn hóa, Hà Nội. [12] Phan Đăng Nhật, 1991. Sử thi Ê Đê. Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. [13] Phan Đăng Nhật, 1999. Vùng sử thi Tây Nguyên. Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. [14] Phan Đăng Nhật, 2001. Nghiên cứu sử thi Việt Nam. Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. [15] Võ Quang Nhơn, 2003. Sử thi anh hùng Tây Nguyên. Nxb Giáo dục, Hà Nội. [16] Thu Nhung Mlô Duôn Du, 2011. Người phụ nữ Ê đê trong đời sống xã hội các tộc người. Luận án Tiến sĩ Lịch sử, Viện Dân tộc học, Hà Nội. [17] Trần Ngọc Thêm, 2004. Tìm hiểu bản sắc văn hóa Việt Nam. Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, TP.Hồ Chí Minh. [18] Phạm Nhân Thành, 2010. Hệ thống nghệ thuật của sử thi Tây Nguyên. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. [19] Ngô Đức Thịnh (chủ biên), 1995. Văn hóa dân gian Ê đê. Nxb Sở Văn hóa – Thông tin Đắk Lắk, Đắk Lắk. [20] Ngô Đức Thịnh, Chu Thái Sơn, 1996. Luật tục Ê đê (Tập quán Pháp). Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [21] Viện Khoa học xã hội Việt Nam, 2009. Tổng tập văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam, Tập 9, Sử thi Ê Đê. Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. [22] Holy Ladislav, 1996. Anthropological perspectiaves on kinship. Pluto Press. [23] NGỮ LIỆU TRÍCH DẪN [24] Dăm Yi chặt đọt mây, 2007. Kho tàng sử thi Ê đê. Nxb Khoa học Xã hội. [25] Anh em Klu Kla, 2007. Kho tàng sử thi Ê đê. Nxb Khoa học Xã hội. [26] Dăm Băng Mlan, 2007. Kho tàng sử thi Ê đê. Nxb Khoa học Xã hội [27] Sum Lum, 2007. Kho tàng sử thi Ê đê. Nxb Khoa học Xã hội. [28] Hbia Mlin, 2007. Kho tàng sử thi Ê đê. Nxb Khoa học Xã hội. [29] Mdrong Dăm, 2007. Kho tàng sử thi Ê đê. Nxb Khoa học Xã hội. ABSTRACT Investigate the relationship between human and human through the anmial (survey on the data of Ede’s epics) Nguyen Thi Quynh Tho Faculty of Education, Tay Nguyen University In Ede, the relationship between human beings and human beings in the family and society is expressed through images related to animals. In this article, investigated 6 epics (Anh em Klu Kla, Dăm Băng Mlan, Sum Lum, Hbia Mlin, Dăm Yi đi chặt đọt mây, Mdrong Dăm), we study how Ede people use animal images to express the relationship between humans and humans in the epic. In particular, the relationship in the division of labor between Ede men and women in marriage, the relationship between human and human in society through the guest reception, the swear brotherhood and the seizure of woman. Keywords: Epic, Ede, semantic field, animal, marrige.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf5190_2_quynh_tho_0676_2123679.pdf
Tài liệu liên quan