Mô hình xây dựng nhà nước phúc lợi xã hội ở Thụy Điển và bài học cho Việt Nam

Tài liệu Mô hình xây dựng nhà nước phúc lợi xã hội ở Thụy Điển và bài học cho Việt Nam: Xó hội học số 1 (113), 2011 3 Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn Mễ HèNH XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÚC LỢI XÃ HỘI Ở THỤY ĐIỂN VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM MAI HUY BÍCH∗ Từ thế kỷ XX, phỏt triển ủó trở thành khụng chỉ mục ủớch phấn ủấu của nhiều quốc gia trờn thế giới, mà cũng là tiờu chuẩn ủể ủỏnh giỏ và phõn loại họ với nhau. Khụng phải ngẫu nhiờn người ta chia thế giới thành hai loại: cỏc nước ủó phỏt triển và cỏc nước ủang phỏt triển. Tuy nhiờn quan niệm về phỏt triển ủó và ủang thay ủổi sõu sắc kể từ nửa sau thế kỷ XX sang ủầu thế kỷ XXI: từ chỗ chỳ trọng nõng cao thu nhập và mức sống (phỏt triển dưới gúc ủộ kinh tế), nhiều nước ngày càng nhấn mạnh chất lượng sống và quan hệ con người (sự phỏt triển về mặt xó hội). Thụy ðiển là một trong số những nước ủó ủạt ủược thành tựu nổi bật về sự kết hợp phỏt triển kinh tế với phỏt triển xó hội. Bài viết này xin giới thiệu vài nột về mụ hỡnh phỏt triển xó hội của Thụy ðiển và ủụi ủiều suy ngẫm về những bài học rỳt...

pdf15 trang | Chia sẻ: honghanh66 | Lượt xem: 980 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mô hình xây dựng nhà nước phúc lợi xã hội ở Thụy Điển và bài học cho Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xã hội học số 1 (113), 2011 3 Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn MƠ HÌNH XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÚC LỢI XÃ HỘI Ở THỤY ĐIỂN VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM MAI HUY BÍCH∗ Từ thế kỷ XX, phát triển đã trở thành khơng chỉ mục đích phấn đấu của nhiều quốc gia trên thế giới, mà cũng là tiêu chuẩn để đánh giá và phân loại họ với nhau. Khơng phải ngẫu nhiên người ta chia thế giới thành hai loại: các nước đã phát triển và các nước đang phát triển. Tuy nhiên quan niệm về phát triển đã và đang thay đổi sâu sắc kể từ nửa sau thế kỷ XX sang đầu thế kỷ XXI: từ chỗ chú trọng nâng cao thu nhập và mức sống (phát triển dưới gĩc độ kinh tế), nhiều nước ngày càng nhấn mạnh chất lượng sống và quan hệ con người (sự phát triển về mặt xã hội). Thụy ðiển là một trong số những nước đã đạt được thành tựu nổi bật về sự kết hợp phát triển kinh tế với phát triển xã hội. Bài viết này xin giới thiệu vài nét về mơ hình phát triển xã hội của Thụy ðiển và đơi điều suy ngẫm về những bài học rút ra cho Việt Nam. Nhưng trước hết chúng ta hãy xét mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển xã hội**. I. TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI Người ta phân biệt phát triển xã hội với phát triển kinh tế. Phát triển kinh tế (hay cũng gọi là tăng trưởng kinh tế) với những khái niệm như thị trường, cung và cầu v.v. thì đặt mục tiêu là gia tăng sản xuất, nâng cao thu nhập và mức sống, thể hiện qua các chỉ số như GDP. Trong khi đĩ, phát triển xã hội nhằm mục tiêu cơng bằng, chất lượng sống và hạnh phúc của con người, và để đạt mục tiêu đĩ, nĩ mang tính chất tái phân phối hàng hĩa, của cải và dịch vụ. ðịnh nghĩa sau đây gần hơn với cách hiểu đĩ: “Phát triển xã hội là một quá trình dẫn đến sự biến chuyển cơ cấu xã hội theo một cách thức cải thiện năng lực để xã hội thực hiện khát vọng của mình” ( truy cập ngày 7/6/2010). Suốt một thời kỳ dài (cho đến tận gần đây) nhiều người vẫn nhấn mạnh chỉ riêng tăng trưởng kinh tế, thậm chí lẫn lộn và đồng nhất tăng trưởng với phát triển. Tăng trưởng kinh tế là “nền tảng cơ bản đối với những mơ hình cĩ ảnh hưởng nhất của tư duy phát triển” (Kabeer, 1994:74). Những người biện hộ cho sự tăng trưởng kinh tế lập luận rằng nếu khơng tăng trưởng, thì sẽ khơng thể nào đạt được sự phát triển theo nghĩa rộng về hạnh phúc con người. Tất nhiên họ thừa nhận rằng sự tăng trưởng kinh tế là một phương tiện hơn là mục đích tự thân, nhưng họ cĩ xu hướng coi việc đạt được sự tăng trưởng kinh tế là ưu tiên thứ nhất. Một khi đã đạt được điều này rồi thì mới cần những biện pháp tái phân phối bổ sung để đảm bảo rằng nĩ phục vụ mục tiêu thật ∗ PGS.TS. Viện Xã hội học ** Bài viết là một trong những chuyên đề được tác giả viết cho đề tài cấp Bộ "Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thế giới về phát triển và quản lý xã hội" thuộc Chương trình nghiên cứu năm 2009 - 2010 của Viện Xã hội học "Mơ hình tổng quát về phát triển xã hội và quản lý sự phát triển xã hội ở nước ta hiện nay". M« h×nh x©y dùng nhµ n−íc phĩc lỵi... Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn 4 sự của phát triển - đĩ là nâng cao hạnh phúc của con người và mở rộng sự lựa chọn. Thật khơng may là sự tách rời phương tiện với mục đích này - một đặc điểm nổi bật của kiểu tư duy kinh tế được gọi là tự do chủ nghĩa - đã cho phép tư duy đĩ chú ý nhiều hơn đến tỉ lệ (rate) tăng trưởng kinh tế hơn là mơ hình (pattern) của nĩ. Do đĩ những biện pháp tái phân phối khơng bao giờ được nghiêm túc thực thi hoặc ở cấp độ quốc gia hoặc quốc tế. Như vậy, người ta đã lẫn lộn mục tiêu với phương tiện, tăng trưởng với phát triển. Tình trạng quá mải mê duy trì những điều kiện cho tăng trưởng kinh tế đĩ khiến người ta khơng cịn sức và nguồn lực để tái phân phối nhằm đáp ứng nhu cầu của tất cả mọi người. Thay vào đĩ, người ta theo đuổi sự tăng trưởng kinh tế nhằm những mục đích chẳng mấy liên quan đến cơng bằng (equity). Người ta trì hỗn sự tái phân phối với đủ mọi cớ khác nhau: vì bất bình đẳng kinh tế được coi là cần thiết để tạo ra xung lực khuyến khích con người, vì đất nước cần xây dựng nền cơng nghiệp nội địa hay sức mạnh quân sự, hay đơn giản vì các nhĩm cầm quyền coi sự phân phối hiện hành là đã đủ cơng bằng rồi. Nhiều học giả, đặc biệt các nhà kinh tế học, cho rằng thị trường và cuộc cạnh tranh trên thị trường là hồn hảo. Cụ thể hơn, cĩ đơng đảo người mua kẻ bán (“nghìn kẻ bán, vạn người mua” như một câu thành ngữ Việt Nam đã nĩi), và khơng ai cĩ thể gây tác động cá nhân đến quá trình định giá thị trường. Người ta cho rằng sự cạnh tranh hồn hảo sẽ đảm bảo rằng cung và cầu vốn cĩ xu hướng nội tại là thích nghi với nhau. Sự cạnh tranh cũng lý giải mối quan hệ giữa các thị trường: tất cả mọi sản phẩm đều phải cạnh tranh với nhau để giành thị phần trong sức mua hữu hạn của người tiêu dùng, và tất cả mọi nhà sản xuất đều phải cạnh tranh với nhau để giành khả năng tiếp cận số lượng ít ỏi các nguyên vật liệu, máy mĩc, lao động và vốn đầu tư. Khi ấy quá trình cạnh tranh sẽ trừng phạt những ai (cả nhà sản xuất lẫn người tiêu dùng) khơng tính tốn hợp lý bằng cách đào thải họ ra khỏi thị trường (Scott and Marshall, 2005:381) (nĩi theo tiếng Việt là “khơn sống, mống chết”). Tuy nhiên, nhiều nhà xã hội học đã vạch ra, quan niệm thị trường theo nghĩa kinh tế học thuần túy như trên là sai lầm. Thực tế thị trường cĩ nhiều khiếm khuyết và bất lợi rất rõ ràng. Ví dụ thị trường cĩ xu hướng đi theo những chu kỳ thương mại (trade - cycles) trong đĩ cĩ những thời khoảng mà các nguồn lực khơng được sử dụng hết. Trong trường hợp nguồn lao động, điều đĩ nghĩa là đẻ ra tình trạng thất nghiệp, và việc này đe dọa giảm mức sống. ðến lượt mình, điều đĩ cĩ nhiều tác động khơng chỉ về mặt kinh tế mà cả về xã hội. Hơn thế nữa, một thị trường khơng kiểm sốt sẽ tạo ra nhiều sản phẩm và kết quả khơng đáng mong muốn (như ơ nhiễm mơi trường). Chưa hết, như một học giả đã diễn đạt rất hay, “thị trường khơng hề cĩ đạo đức” (Scott and Marshall, 2005:382) mà ví dụ cụ thể là việc sản xuất ra vũ khí, tình trạng vì lợi nhuận mà bất chấp sức khỏe và tính mạng người tiêu dùng, rồi khả năng tiếp cận sự chăm sĩc y tế cũng như giáo dục và sản phẩm nghệ thuật v.v. đều hồn tồn bị chi phối bởi mức nhu cầu về chúng. Trong khi đĩ, hầu hết các xã hội đều cĩ những hệ thống giá trị vốn khơng hồn tồn trùng khớp với thị trường và khơng tuân theo sự vận hành vơ đạo đức của thị trường, do đĩ nhiều khi kết cục của thị trường lại là khơng chấp nhận được về mặt xã hội. Như vậy, sự phát triển kinh tế và thị trường khơng phải Mai Huy Bích Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn 5 bao giờ và khơng phải ở đâu cũng tạo ra sự phồn vinh, nâng cao mức sống. Trái lại, nhiều lúc nhiều nơi nĩ gây ra bất bình đẳng và bất cơng xã hội. Thực tiễn đĩ cho thấy sự tăng trưởng kinh tế khơng giải quyết được những vấn đề của sự phát triển. Những khĩ khăn về chính trị và xã hội tiếp tục vây quanh cả những nước cĩ GDP đang gia tăng lẫn những nước trì trệ hay cĩ tỉ lệ tăng trưởng sụt giảm. Như nhận xét xác đáng của một học giả, những đau khổ lớn lao của mấy thập kỷ vừa qua là một sự nhắc nhở mới mẻ và bức thiết rằng sự phát triển theo nghĩa tốt đẹp nhất của nĩ phải là về sự phát triển niềm hạnh phúc (well - being) và tính sáng tạo của tất cả mọi thành viên trong xã hội. Người nghèo sở dĩ nghèo chính vì họ khơng cĩ các phương tiện để sống cuộc sống lành mạnh, tích cực và an tồn. Họ nghèo vì họ phải dốc sức chạy cho hết thứ tài sản duy nhất mà họ cĩ - tức cơ thể họ. Một sự phát triển “ngược lại”, xuất phát từ những ưu tiên cho người nghèo, sẽ đặt cuộc sống con người và hạnh phúc con người ở hàng đầu của quá trình lập kế hoạch sao cho “phương tiện” của quá trình phát triển được đánh giá dưới gĩc độ đĩng gĩp của nĩ cho mục tiêu này. Tất cả mọi nỗ lực của con người, dù là quan tâm đến sản xuất hay dịch vụ, vật thể hay phi vật thể, đều được đánh giá ở mức độ nĩ dẫn tới thỏa mãn trực tiếp nhu cầu của con người hay đảm bảo sự thỏa mãn trong tương lai. Như thế, những hoạt động cĩ giá trị nhất là hoạt động liên quan đến sự chăm sĩc, nuơi dưỡng và hạnh phúc của cuộc sống con người (Kabeer, 1994:83). Nếu lấy tiêu chuẩn của nền sản xuất là sự thỏa mãn nhu cầu của con người hơn là sự thực thi tính hợp lý trên thị trường, thì rõ ràng cần cĩ quan điểm tổng thể hơn về phát triển. “Sự phát triển khơng cịn được đo chỉ riêng bằng khối lượng hàng hĩa và dịch vụ đưa ra thị trường, mà bằng mức độ đảm bảo hạnh phúc của con người. Những hoạt động nào đĩng gĩp vào sức khỏe và niềm hạnh phúc của nhân dân sẽ được thừa nhận là hoạt động sản xuất, bất kể nĩ được tiến hành trong lĩnh vực quan hệ riêng tư của sản xuất gia đình, trong quan hệ thương mại của thị trường, hay trong quan hệ quan liêu của sản xuất nhà nước. Thị trường sẽ chỉ giữ vị trí của mình như là một trong nhiều cơ chế thể chế khác nhau để qua đĩ đáp ứng nhu cầu của con người, hơn là "thước đo" duy nhất về "giá trị" (Kabeer, 1994:84). Thật ra khơng cĩ gì mới ở ý tưởng cho rằng chỉ một mình sự phát triển kinh tế thì khơng đầy đủ, vì hơn hai nghìn năm trước Aristotle đã vạch ra sự tương phản giữa của cải (wealth) với sự hạnh phúc (well - being): “Rõ ràng của cải khơng phải là cái tốt mà chúng ta mưu tìm; vì nĩ chỉ đơn thuần là hữu dụng và vì một điều gì khác nữa” (trích theo Sen, 2007:2). Theo tinh thần đĩ, nhà kinh tế học đoạt giải Nobel Amatya Sen đã định nghĩa lại phát triển theo một nghĩa mang tính xã hội nhiều hơn. Trong cuốn sách “India: Development and Participation” (2002) (viết cùng với Jean Dreze) ơng cho rằng phát triển là quá trình tăng cường tự do của con người, tập trung vào chất lượng sống và các cơ may xã hội (social opportunities) cĩ liên quan, và chúng được coi vừa là phương tiện vừa là mục đích của sự phát triển. Bằng việc chuyển trọng tâm từ thu nhập sang năng lực con người (human capacities) (mà nghèo khổ được định nghĩa là sự tước đoạt năng lực), Sen và đồng nghiệp đã lái hướng chú ý sang bất bình đẳng trong nội bộ các quốc gia và khu vực. Dù khơng phủ nhận mối quan hệ cĩ thể tích cực M« h×nh x©y dùng nhµ n−íc phĩc lỵi... Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn 6 giữa tăng trưởng kinh tế, nâng cao thu nhập và sinh kế (livelihood), nhưng Sen chứng minh rằng nhiều nước cĩ chỉ số tăng trưởng kinh tế (cụ thể là GNP) cao, song những chỉ số về chất lượng sống lại cực kỳ tồi tệ. Trong khi đĩ, các xã hội khác, thơng qua hành động chính trị và chính sách cơng, đã đạt được những thành tựu lớn lao về mặt chất lượng sống, mặc dù họ khơng cĩ thành tựu kinh tế đáng kể. Trong cuốn “Development and Freedom” (1999), dựa trên những nghiên cứu thực nghiệm phong phú, Sen chứng minh mối quan hệ tích cực giữa việc cải thiện quyền tự do và năng lực con người - nổi bật nhất là nền giáo dục cơ bản, y tế, quyền thơng tin và sự tham gia mang tính dân chủ - với việc tăng trưởng kinh tế và phát triển. Tiếp đĩ Sen nhấn mạnh những câu chuyện thành cơng của những quốc gia mà một nhà nghiên cứu (Fernando Fajyzylber) gọi là “những nước đang cơng nghiệp hĩa với sự cơng bằng” (growth - with - equity - industrializing countries) (Reifer, 2006:135). Ơng cho rằng sự phát triển kinh tế chắc chắn là phương tiện quan trọng để đạt được sự cải thiện về xã hội, “nhưng trước hết chúng ta phải phân biệt giữa một mặt là tầm quan trọng cơ bản của cuộc sống con người, và mặt khác là giá trị cơng cụ và phái sinh của sự giàu cĩ về kinh tế vốn chỉ là phương tiện để thúc đẩy đời sống xã hội chứ tự thân chúng khơng cĩ giá trị. Chúng ta cĩ thể cĩ lý do để mong muốn của cải, nhưng đĩ chỉ vì nĩ "hữu dụng" trong việc làm cuộc sống của chúng ta tốt hơn, chứ khơng phải vì của cải tự thân nĩ là quan trọng. Cái rút cục quan trọng đối với cuộc sống con người là tự do - và khả năng - để chúng ta sống cuộc sống mà chúng ta cĩ lý do để sống” (Sen, 2007:2). Ơng cũng nĩi thêm: “Chúng ta cĩ mọi lý do để mong muốn sự tăng trưởng kinh tế, khơng phải vì bản thân nĩ, mà như Aristotle đã nĩi, "vì một điều gì khác nữa", tức là cải thiện cuộc sống con người. Chúng ta phải nhìn xa hơn sự tiến bộ về kinh tế. ðây là nơi sự phát triển xã hội mang lại một nhãn quan đầy đủ hơn và sâu xa hơn là bản thân sự phát triển kinh tế cĩ thể cung cấp” (Sen, 2007:3). II. VÀI NÉT VỀ NHÀ NƯỚC PHÚC LỢI VÀ HỆ THỐNG AN SINH XÃ HỘI CỦA THỤY ðIỂN ðể giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển xã hội, Thụy ðiển đã chọn con đường xây dựng một nhà nước phúc lợi (welfare state). ðiều đĩ một mặt cho phép thị trường tự do phát huy sức mạnh của nĩ để mở mang sản xuất, nhưng mặt khác, cần ban hành và thực hiện những chính sách và tiến hành những biện pháp phân phối để bảo vệ mỗi thành viên trong xã hội trước các thế lực của thị trường. ðiều này là do một thực tế sau: Hầu như tất cả mọi người tham gia nền kinh tế thị trường đều cĩ thể mất năng lực kiếm tiền do sức khoẻ kém, tuổi già hay thất nghiệp. Tuy nhiên, khả năng này cũng khơng rõ ràng, khiến cho khĩ mà đốn trước sự mất thu nhập hay tiềm năng tiết kiệm tương lai. Thực tế đĩ địi hỏi phải cĩ những cơ chế bảo vệ để con người ta vượt qua được rủi ro. Trong các xã hội tiền cơng nghiệp, việc bảo trợ trước rủi ro như vậy được phát triển thơng qua gia đình. Lý tưởng nhất là con cái và họ hàng hỗ trợ những bậc cha mẹ đã Mai Huy Bích Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn 7 khơng cịn cĩ thể tự nuơi mình hay muốn nghỉ ngơi và ngừng vai trị người kiếm cơm. Như vậy, an sinh xã hội mang hình thức một hợp đồng liên thế hệ giữa cha mẹ và con cái hay họ hàng khác, dựa trên cơ sở chuẩn mực về đạo hiếu của con cái và sự kiểm sốt tài sản của cha mẹ. Tuy nhiên, với sự giảm quy mơ gia đình, tăng sự di động và cơng nghiệp hĩa lao động kèm theo sự chuyển đổi về nhân khẩu và cơng nghiệp, thì những thành viên khác trong gia đình - vốn khơng bao giờ thật sự là nguồn bảo trợ chắc chắn - lại càng trở nên kém đáng tin cậy hơn. Cần cĩ hệ thống an sinh xã hội mang tính tập thể để thay thế gia đình. Với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản quy mơ lớn ở cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, nguy cơ thất nghiệp và bắt buộc phải về hưu cũng gia tăng. Các hệ thống an sinh xã hội đã tập thể hĩa và chính thức hĩa quan hệ giữa cơng nhân trẻ và những người khơng lao động già, thất nghiệp hay tàn tật. Người đang làm việc sẽ gĩp phần hỗ trợ những người khơng làm việc nào đĩ, với kỳ vọng là để đền đáp lại, họ sẽ được hỗ trợ nếu họ khơng thể làm việc. Nhà nước bao giờ cũng đĩng một vai trị rất hệ trọng trong bản hợp đồng tập thể bằng cách biến việc tham gia hệ thống trở thành bắt buộc với hầu hết cơng nhân. Nguyên nhân là các chương trình tiết kiệm tự nguyện để đề phịng những bất ngờ rủi ro thì quá thiếu, do nhiều người khơng quen chi tiêu hợp lý để lo xa vì những sự kiện cĩ thể hoặc khơng xảy ra, hay chỉ xảy ra trong tương lai xa xơi. Tương tự như vậy, các chương trình bắt buộc nhưng mang tính cá nhân trong nội bộ các ngành cơng nghiệp, các nghiệp đồn hay ngành kinh doanh thì gặp phải một vấn đề là chúng khơng bao quát được đủ các thành viên, khơng trả được nợ về tài chính, và người lao động thuyên chuyển cơng việc. Trái lại, an sinh xã hội mang tính tập thể do nhà nước chủ trương thì cung cấp tài chính một cách đáng tin cậy hơn, và dễ dự đốn các sự kiện cho một nhĩm hơn là cho cá nhân. Trước khi bàn tiếp về nhà nước phúc lợi ở Thụy ðiển, chúng ta hãy dừng lại đơi chút để nhìn rộng ra tình hình chung trên thế giới. Cho tới đầu những năm 2000, trên thế giới cĩ 4 mơ hình an sinh xã hội. Chúng khác nhau theo nguyên tắc “Ai nhận được gì, bao giờ và như thế nào?”. Việc chọn mơ hình nào, chiến lược nào để theo đuổi sẽ mang lại kết quả rất khác nhau. Mỗi mơ hình cĩ tên gọi cùng những đặc điểm chính như sau: 1) Mơ hình an sinh cơ bản (basic security): theo đuổi chiến lược bình đẳng đơn giản bằng cách cung cấp mức độ phúc lợi giống nhau cho tất cả mọi người, bất kể giàu hay nghèo. Mơ hình này được thực thi ở Mỹ, Anh, Canada, Hà Lan và Thụy Sĩ. 2) Mơ hình phúc lợi cĩ mục tiêu (targeted model) thì chọn một nguyên tắc thường được gọi là Robin Hood (theo tên một anh hùng trong lịch sử nước Anh) làm phương châm chỉ đạo: lấy của người giàu chia cho người nghèo. Nĩ đánh thuế người giàu để chia cho những ai bị coi là nghèo; để được hưởng phúc lợi, người nghèo phải M« h×nh x©y dùng nhµ n−íc phĩc lỵi... Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn 8 qua kiểm tra điều kiện và khả năng vật chất. Ơstrâylia là nơi thực thi mơ hình này. 3) Mơ hình nghiệp đồn chủ nghĩa (corporatist) thì tái phân phối các nguồn lực chủ yếu bên trong nội bộ các nghiệp đồn khác nhau, do người ta thuộc các nghề nghiệp khác nhau trên thị trường lao động. Mơ hình này thịnh hành ở ðức và Pháp. 4) Cuối cùng, mơ hình mang tính bao quát (encompassing) thì dựa vào bảo hiểm xã hội mang tính phổ quát, nghĩa là dành cho mọi người, nhưng cĩ liên quan đến sức kiếm tiền trước đĩ. Thực chất nĩ hỗ trợ tất cả mọi người, nhưng cung cấp nhiều hơn cho những ai ngay từ đầu vốn đã cĩ thu nhập cao, và vì thế nĩ theo nguyên tắc của Mathew (một nhân vật trong sách Phúc âm) chứ khơng phải nguyên tắc Robin Hood. Mơ hình này được thực hiện ở các nước Bắc Âu như Thụy ðiển, Phần Lan và Na Uy. Tất nhiên, các mơ hình nêu trên chỉ là sự phân loại hình lý tưởng theo nghĩa nĩ chỉ tồn tại dưới dạng thuần khiết, tách bạch rạch rịi trong tư duy nghiên cứu để dễ làm việc. Cịn trong thực tế hầu hết các nước kết hợp các mơ hình khác nhau. Tại Thụy ðiển, từ lâu người ta đã nhận ra cả mặt tích cực lẫn tiêu cực của thị trường, và sự cần thiết phải kết hợp việc tuân thủ thị trường với việc xây dựng hệ thống an sinh xã hội. Mục tiêu xây dựng hệ thống an sinh là “đảm bảo cho cư dân một mức độ an ninh nhất định trong đời họ” (Swedish Social Insurance Agency, :7) khi đối diện với thị trường. Như người Thụy ðiển đã tổng kết, cần kết hợp chính sách kinh tế với chính sách xã hội (thơng qua hệ thống an sinh xã hội) vì “chính sách xã hội làm nhẹ bớt độ khắc nghiệt của sự chuyển biến xã hội nơng nghiệp thành xã hội cơng nghiệp” (Kangas & Palme, 2005:291). Theo quan niệm của Thụy ðiển, an sinh xã hội đền bù cho sự mất mát thu nhập, cung cấp sự an tồn về kinh tế khi một cơng dân và người lao động nào đĩ khơng cĩ khả năng tự nuơi mình do ốm đau, mất khả năng lao động, thất nghiệp, do phải chăm sĩc con cái ở nhà cũng như do già yếu. Như vậy, an sinh xã hội tái phân phối các nguồn lực theo ba yếu tố: tái phân phối từ nhĩm cĩ ít rủi ro cho nhĩm cĩ nhiều rủi ro; từ mức thu nhập cao sang mức thu nhập thấp; và từ giai đoạn này trong cuộc đời một cá nhân sang giai đoạn khác (Nhiều tác giả, 2001:11). Hệ thống an sinh xã hội của Thụy ðiển cĩ đặc điểm là: nĩ được quyết định về mặt chính trị, nĩ mang tính chất bắt buộc với tất cả mọi người, và nĩ cho phép tái phân phối theo tuổi tác, cũng như giữa các nhĩm trong xã hội (Nhiều tác giả, 2001:10-11). Tĩm lại, mơ hình Thụy ðiển mang tính bao quát. ðây là một nhà nước phúc lợi tiên tiến với mức độ cao những người cĩ cơng ăn việc làm trong khối cơng cộng, hệ thống phúc lợi mang tính phổ quát cho tất cả mọi người, các dịch vụ cơng rộng rãi, thuế cao, tỉ lệ nghèo khổ thấp và cơ cấu thị trường lao động mang tính nghiệp đồn (Kangas & Palme, 2005:12). Trước khi đi sâu tìm hiểu mơ hình Thụy ðiển, để tiện cho việc theo dõi, cần nêu rõ mấy điểm sau. Thứ nhất, nếu bàn về việc cấp kinh phí cho các chương trình an sinh xã hội thì cĩ thể phân biệt hai loại chính sách xã hội: bảo hiểm xã hội (social insurance) và phúc lợi khơng dựa trên đĩng gĩp (non-contributory benefit). Cách thức cấp kinh phí nĩi Mai Huy Bích Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn 9 chung như sau: Phúc lợi thuộc bảo hiểm xã hội thì được cung cấp trên cơ sở đĩng gĩp trước đĩ (thường là của người được bảo hiểm, nhưng đơi khi là của người chủ thuê lao động). Phúc lợi khơng dựa trên đĩng gĩp thì được nhà nước cấp kinh phí hồn tồn thơng qua thuế, và cĩ thể hoặc mang hình thức hỗ trợ xã hội nhưng nhằm vào những đối tượng mục tiêu nhất định và phải qua kiểm tra điều kiện và khả năng thực tế, hoặc dành cho tất cả mọi người, khơng cần phải đĩng gĩp từ trước hay kiểm tra điều kiện vật chất (Sjoberg, 2005:244). Mức đĩng gĩp của chủ thuê lao động vào việc cấp kinh phí các chương trình an sinh xã hội tăng từ 3,4% tổng mức lương năm 1960 lên 33% năm 2000 (Sjoberg, 2005:246). Nếu xét khoảng thời gian dài hơn, thì phần đĩng gĩp của chủ thuê lao động tăng từ 0% năm 1930 lên 80% năm 1990. Cịn mức đĩng gĩp của người hưởng bảo hiểm thì cĩ xu hướng giảm từ 52% năm 1930 xuống 12% năm 1995, nhưng tăng lên từ đầu những năm 1980 (Sjoberg, 2005:248-249). Tĩm lại an sinh xã hội được cấp kinh phí thơng qua ba nguồn chính: đĩng gĩp của chủ thuê lao động, người lao động cũng như qua thuế mà nhà nước thu và phân phối lại. Thứ hai, về mặt hành chính, Thụy ðiển được phân chia thành 3 cấp: • nhà nước trung ương; • các tỉnh (tạm dịch từ khái niệm “county”); từ tháng 1/2005 cĩ 20 tỉnh; • các thành phố (tạm dịch từ khái niệm “municipality”); hiện cĩ 290 thành phố (Local government in Sweden, 2005:5). Nhà nước trung ương hoạch định chính sách chung, và chịu trách nhiệm thu thuế thu nhập. Các tỉnh cĩ Hội đồng hàng tỉnh (county councils) riêng. Dựa vào chính sách chung và trong khuơn khổ chính sách chung, các hội đồng hàng tỉnh cĩ quyền định ra mức thuế cụ thể, phân phối lại nguồn thu từ thuế. Tuy nhiên tỉnh khơng tự thu thế, mà thuế do nhà nước trung ương thu, rồi trả lại cho tỉnh. Các thành phố thực thi việc cung cấp dịch vụ xã hội cho người già, người tàn tật, cho gia đình v.v. Chính quyền địa phương xưa nay vẫn chịu trách nhiệm hàng đầu trong việc tạo ra và cung ứng đa số các dịch vụ được cấp kinh phí cơng hoặc được trợ giá cơng như nhà trẻ mẫu giáo, chăm sĩc y tế và người già. Hiến pháp Thụy ðiển quy định chính quyền địa phương cĩ quyền thu thuế để tiến hành những nhiệm vụ của mình - tất nhiên nhà nước trung ương quyết định những gì chính quyền địa phương cĩ thể đánh thuế. Kể từ đầu những năm 1990, chính quyền địa phương cĩ thể đánh thuế thu nhập do lao động. Họ cĩ mức độ tự chủ nhất định khi quyết định cách thức tạo ra và cung ứng những dịch vụ ấy, trong đĩ cĩ quyền đánh thuế, mà chủ yếu là thuế thu nhập. Nguồn kinh phí quan trọng nhất để chính quyền địa phương cấp cho việc tạo ra các dịch vụ đĩ là thuế, và nĩ chiếm khoảng 2/3 tổng thu nhập của chính quyền địa phương M« h×nh x©y dùng nhµ n−íc phĩc lỵi... Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn 10 (Sjoberg, 2005:251). Chính quyền địa phương quyết định mức thuế thực tế, tức là tỉ lệ phần trăm thuế phải đĩng (Local government in Sweden, 2005:15). Thuế mà chính quyền địa phương đánh cĩ thay đổi từ tỉnh và thành phố này sang tỉnh và thành phố khác, nhưng vào năm 2000, mức trung bình là 20% ở các thành phố và gần 10% ở các hội đồng hàng tỉnh (Sjoberg, 2005:252). Như vậy, với nguyên tắc phân cấp (phi tập trung hĩa - decentralization), trách nhiệm cấp kinh phí và tổ chức các dịch vụ xã hội được chuyển từ trên xuống dưới. Nhà nước, nhất là nhà nước cấp địa phương, đĩng vai trị hết sức lớn trong hệ thống an sinh xã hội. Khơng phải ngẫu nhiên mà hệ thống được gọi là “nhà nước phúc lợi” (welfare state) này cịn mang tên “nhà nước phúc lợi địa phương” (local welfare state) (Carroll & Palme, 2007:8). Từ rất sớm, Thụy ðiển đã thiết lập được một nền dân chủ vận hành ở cấp độ địa phương, kết hợp với và chịu sự điều phối của chính phủ trung ương (Kangas & Palme, 2005:18). Nhân thể nĩi thêm, mặc dù nhà nước chủ trương tạo ra nhiều quyền quyết định cho cơng đồn, nhưng cơng đồn đĩng vai trị khơng lớn trong hệ thống an sinh xã hội Thụy ðiển. Cơng đồn phân chia thành nhiều khối theo ngành kinh tế, tạo nên các nghiệp đồn khác nhau, và vai trị của các nghiệp đồn trong khối cơng cộng và cả khối tư nhân phần nhiều chỉ là thương lượng với chủ thuê lao động về mức lương cho cơng nhân, mức đĩng gĩp của chủ v.v. vào quỹ an sinh xã hội (Caroll & Palme, 2007:35). Vai trị nhà nước lớn đến mức một số người theo tư tưởng tự do mới sợ rằng nĩ gây trở ngại cho sự tăng trưởng kinh tế. Họ gợi ý rằng nhà nước nên rút khỏi vai trị cung ứng xã hội, và tạo vai trị tích cực hơn nhiều cho các tổ chức phi chính phủ. Chỉ cĩ như thế, theo họ, mới giúp cho sự tăng trưởng kinh tế cao. Tuy nhiên, Thụy ðiển đã cho thấy mức độ giàu cĩ cao và sự tăng trưởng kinh tế nhanh chĩng, mặc dù mức độ chi phí về mặt xã hội (social spending) cũng rất cao (Kangas & Palme, 2005:3). Thứ ba, mơ hình Thụy ðiển khơng phải một ngày mà nên. Trái lại, nĩ là kết quả của những cuộc cải cách xã hội dần dần từ năm 1932 (khi chính phủ mà ðảng Xã hội dân chủ chiếm ưu thế lần đầu tiên nắm quyền), cũng như do sự phát triển kinh tế, và để đáp lại những biến đổi trong và ngồi nước. Nĩi cách khác, nĩ cũng là kết quả đấu tranh và thoả hiệp giữa nhiều đảng phái chính trị khác nhau ở nước này. Thứ tư, vì nhiều lý do, trong báo cáo này chúng tơi chỉ tập trung vào trình bày hiện trạng của hệ thống an sinh xã hội Thụy ðiển vào đầu thế kỷ XXI, chứ khơng đi vào lịch sử hình thành, điều chỉnh và tiến triển của nĩ. Mơ hình Thụy ðiển gồm bao nhiêu thành tố? Nĩ cĩ bao nhiêu chương trình? ðể trả lời các câu hỏi này, người ta cĩ thể xác định các chương trình khác nhau, hay thành tố chính của hệ thống theo chỗ nĩ nhằm chống lại những rủi ro xã hội nào. Theo một trong nhiều cách phân chia, thì hệ thống này bao gồm ba trụ cột (các chương trình cơng cộng, các chương trình tập thể và các chương trình tư nhân) và bốn nhánh chính (gia đình và trẻ em; đời sống lao động; phịng ngừa; và tuổi già) (Nhiều Mai Huy Bích Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn 11 tác giả. 2001:8). ðể dễ theo dõi, cĩ thể nêu 7 chương trình chính sau đây: 1) hỗ trợ xã hội, 2) bảo hiểm tai nạn lao động, 3) lương hưu, 4) bảo hiểm ốm đau, 5) bảo hiểm thất nghiệp, 6) bảo hiểm y tế và tàn tật, 7) và chính sách gia đình (Carroll & Palme, 2007:98). Chúng ta cĩ thể lấy trật tự các giai đoạn khác nhau trong chu trình đời người từ trẻ đến già làm mốc sắp xếp các chương trình phúc lợi như sau: Rủi ro về sức khoẻ (ốm đau, mất khả năng lao động, tàn tật v.v.); mất an sinh trên thị trường lao động (thất nghiệp v.v.); làm cha làm mẹ; già yếu. Khuơn khổ cĩ hạn của bài viết khơng cho phép chúng ta đi quá những mơ tả sơ lược trên đây về nhà nước phúc lợi Thụy ðiển. Bây giờ chúng ta hãy từ thực tế Thụy ðiển nhìn về Việt Nam. III. PHÁT TRIỂN XÃ HỘI VÀ HỆ THỐNG AN SINH XÃ HỘI Ở THỤY ðIỂN: NHỮNG BÀI HỌC VÀ KHUYẾN NGHỊ CHO VIỆT NAM Do Việt Nam là nước đang phát triển với điều kiện kinh tế cịn nhiều khĩ khăn trong khi Thụy ðiển là một quốc gia phát triển hàng đầu thế giới nên sự so sánh về mức độ phúc lợi là khơng cân xứng. Mặc dầu vậy, so sánh, tìm ra những nét giống và khác nhau giữa hai nước để học hỏi một số kinh nghiệm và cách thức vận hành chính sách phúc lợi của Thụy ðiển sao cho phù hợp với điều kiện của Việt Nam là việc làm hết sức thiết thực. Những khác biệt giữa hai nước cĩ thể chia làm hai loại. Một là những điều Việt Nam chúng ta hiện khơng làm như Thụy ðiển, và nên học hỏi để thay đổi. Hai là những khác biệt rất khĩ, hoặc khơng thể thay đổi. Báo cáo này xoay quanh những khác biệt đĩ, và những bài học kinh nghiệm, những kiến nghị đưa ra sẽ xuất phát từ loại khác biệt này. So sánh Thụy ðiển và Việt Nam, chúng ta thấy cĩ một số điểm giống nhau như sau: 1) Trước hết về những nét chung, thì với mơ hình an sinh xã hội bao quát cho mọi người, bình đẳng tương đối và tỉ lệ nghèo khổ thấp, Thụy ðiển là nơi thực hiện được một ước mơ Việt Nam mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thể hiện qua câu nĩi “ai cũng cĩ cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”. 2) Việt Nam hiện đã cĩ một số chương trình an sinh xã hội, chứ khơng xuất phát từ con số 0, từ tờ giấy trắng. Hơn thế nữa, các chương trình an sinh xã hội của Việt Nam đã và đang trải qua nhiều chỉnh sửa. Sự tụt hậu về kinh tế thậm chí cĩ một số lợi thế tương đối là “tuy xuất phát muộn, nhưng cĩ thể đuổi theo” bằng cách đi dần dần theo bài học rút ra từ mơ hình Thụy ðiển. ðất nước Thụy ðiển đã đi từ những chương trình xĩa đĩi giảm nghèo vốn nhằm vào những nhĩm mục tiêu nhất định, tiến tới chương trình mang tính chất tự nguyện “giúp đỡ để tự giúp”, rồi tới nguyên tắc an sinh nơng nghiệp cơ bản là “mỗi người một chút thơi nhưng ai cũng được”, và cuối cùng là đến mơ hình bao quát cho mọi người. Khơng nhất thiết Việt Nam phải chia giai đoạn và đi tuần tự như vậy, nhưng Việt Nam cĩ thể tiếp thu bài học “đi dần dần từng bước”. Mặt khác, Thụy ðiển rất khác với Việt Nam ở nhiều phương diện. Chúng ta trước hết hãy xét những khác biệt chung liên quan đến tồn bộ hệ thống an sinh xã M« h×nh x©y dùng nhµ n−íc phĩc lỵi... Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn 12 hội và từ đĩ nêu những khuyến nghị về hệ thống an sinh xã hội nĩi chung. Tiếp đĩ chúng ta sẽ xem xét những khác biệt về văn hĩa xã hội giữa Thụy ðiển và Việt Nam. Cĩ thể nêu một vài điều sau đây: 1) ðầu tiên là khác biệt trong quan niệm về thị trường và vai trị cũng như sự cần thiết, tầm quan trọng của hệ thống an sinh xã hội ở hai nước. Như trên đã nêu, tại Thụy ðiển, từ lâu người ta đã nhận ra cả mặt tích cực lẫn tiêu cực của thị trường, và sự cần thiết phải kết hợp việc tuân thủ thị trường với việc xây dựng hệ thống an sinh xã hội. Mục tiêu xây dựng hệ thống an sinh là “đảm bảo cho cư dân một mức độ an ninh nhất định trong đời họ” (Swedish Social Insurance Agency, :7) khi đối diện với thị trường. Như người Thụy ðiển đã tổng kết, cần kết hợp chính sách kinh tế với chính sách xã hội (thơng qua hệ thống an sinh xã hội) vì “chính sách xã hội làm nhẹ bớt độ khắc nghiệt của sự chuyển biến xã hội nơng nghiệp thành xã hội cơng nghiệp” (Kangas & Palme, 2005:291). Chính vì thế dù đã và đang trải qua nhiều biến đổi về kinh tế xã hội cũng như chính trị (thay đổi các chính phủ cầm quyền), cho đến nay xã hội Thụy ðiển vẫn đạt được sự đồng thuận nhất định trong việc xây dựng, duy trì hệ thống an sinh xã hội (tuy cĩ thể phải điều chỉnh sửa đổi khi cần). Cịn ở Việt Nam, từ chỗ phủ định thị trường (trong nền kinh tế kế hoạch hĩa trước đây) đến chỗ thừa nhận nĩ, nhiều người đã coi thị trường là cứu cánh. Họ quan niệm thị trường là nơi khẳng định mọi giá trị và cạnh tranh trên thị trường là hồn hảo. Theo họ, cơng cuộc đổi mới kinh tế xã hội đã tạo cơ hội làm giàu cho tất cả mọi người, và những ai khơng thể cải thiện cuộc sống chỉ cĩ thể tự trách mình. Những người giữ quan điểm này khơng sẵn lịng và khơng dễ gì chịu đĩng gĩp vào việc xây dựng an sinh xã hội. ðiều này gây khĩ khăn cho việc đạt được sự đồng thuận xã hội cần thiết để xây dựng hệ thống an sinh xã hội tại Việt Nam. Khơng những nguồn lực hiện cĩ ở Việt Nam khác với xuất phát điểm của Thụy ðiển, mà sự bất bình đẳng kinh tế và xã hội lúc khởi đầu ở Thụy ðiển (năm 1913) cũng thấp hơn mức hiện cĩ ở nhiều nước châu Á, trong đĩ cĩ Việt Nam (Caroll & Palme, 2007:57-58). Nhiều nhà kinh tế học Việt Nam lập luận rằng chính sách chỉ đánh thuế những người cĩ thu nhập cao là để “dưỡng sức dân”, để khuyến khích làm việc và tăng trưởng, sao cho khi nền kinh tế hưng thịnh, những người nghèo sẽ được chia phần, sẽ hưởng lợi từ con sĩng kinh tế đang lên. Nếu Việt Nam vẫn theo đuổi thi hành chính sách “dưỡng sức dân” mà các nhà kinh tế học này đề nghị, tức là chỉ đánh thuế người cĩ thu nhập cao, trong khi các biện pháp thu thuế khơng hiệu quả, thì rất cĩ thể sẽ phổ biến rộng rãi tình trạng gian lận, trốn thuế, và kết cục là khoảng cách giàu nghèo sẽ ngày càng lớn hơn, bất bình đẳng ngày càng sâu rộng. Mặt khác, người Việt Nam xưa nay chỉ quen dựa trước hết vào bản thân, sau đến gia đình, họ hàng, chứ khơng phải nhà nước trong việc đảm bảo an sinh cho mình. Chính vì thế, nếu cĩ việc làm và thù lao, họ thường thích nhận tồn bộ thu nhập ngay bây giờ, và ngay ở đây, chứ khơng muốn trích một phần thu nhập để dành đĩng gĩp vào Mai Huy Bích Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn 13 quỹ an sinh tập thể, càng khơng muốn đĩng gĩp vào quỹ an sinh xã hội hay mua bảo hiểm để phịng xa cho những rủi ro tương lai mà người ta khơng biết liệu cĩ chắc sẽ xảy ra hay khơng, và nếu xảy ra, khơng rõ họ cĩ được xã hội bảo hiểm hay khơng? Khắc phục thĩi quen và nếp nghĩ này khơng phải dễ và một sớm một chiều. Trong khi đĩ, với sự biến đổi kinh tế, văn hĩa, xã hội, nhân khẩu (kể cả của gia đình), con người ta ngày càng phụ thuộc vào thu nhập bằng tiền mặt chứ khơng phải hàng hĩa và hiện vật nữa, và khả năng dễ bị thương tổn về tài chính ngày càng tăng lên do sức khoẻ kém, tai nạn lao động và tuổi già v.v. Kết hợp với di cư hàng loạt, thì gia đình và họ hàng khơng cịn là chỗ dựa đáng tin cậy để đảm bảo an ninh kinh tế. Việc xây dựng hệ thống an sinh xã hội là một tất yếu, vì hệ thống này hiệu quả hơn gia đình và họ hàng. Thêm nữa, Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế khu vực và thế giới, và sự hội nhập này cũng đặt ra một số thách thức cho hệ thống an sinh xã hội của Việt Nam, nếu nhìn từ gĩc độ những kinh nghiệm của Thụy ðiển. Thứ nhất, với các cam kết gia nhập WTO và đặc biệt là tham gia Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), Việt Nam sẽ dần phải cắt bỏ các hàng rào thuế quan và thuế nhập khẩu đối với nhiều mặt hàng sẽ hạ xuống cịn 0%. ðiều này cĩ nghĩa là nguồn thu ngân sách từ thuế nhập khẩu sẽ sụt giảm, dẫn tới những áp lực khơng nhỏ đối với việc chi tiêu cho các chính sách phúc lợi. Hệ thống an sinh xã hội do đĩ cĩ thể sẽ phải dựa nhiều vào sự đĩng gĩp của xã hội, giống như thực trạng của Thụy ðiển và một số nước Bắc Âu trong những năm vừa qua. Thứ hai, mặc dù ASEAN khơng cĩ các tiêu chí hội nhập kinh tế khu vực chặt chẽ như EU nhưng Việt Nam cũng phải đối phĩ với sự ảnh hưởng của nền kinh tế khu vực, đặc biệt là các biến động kinh tế như đã từng xảy ra năm 1997 và khủng hoảng tài chính năm 2008. Khủng hoảng kinh tế khu vực sẽ cĩ tác động rất lớn tới nền kinh tế của các nước thành viên do mức độ đầu tư ra nước ngồi trong nội bộ khối đang khơng ngừng gia tăng. Nĩ sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ và trực tiếp đến thị trường lao động và gây ra các vấn đề kinh tế - xã hội, nhất là gây tổn thương cho hệ thống an sinh xã hội vốn chưa phát triển hồn thiện. Những khĩ khăn về tài chính cĩ thể sẽ phá hỏng những nỗ lực đã đạt được trong lĩnh vực này. Thứ ba, quá trình khu vực hĩa và tồn cầu hĩa với xu hướng tự do hố thương mại đang bị xem là nguyên nhân gây ra bất bình đẳng trong phát triển, tăng khoảng cách giàu nghèo trong xã hội. Với các nước đang phát triển, một bộ phận lớn dân cư trong lĩnh vực nơng nghiệp sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề của quá trình đơ thị hố và mất đất canh tác do cơng nghiệp hố. Những người này thường khơng thuộc phạm vi bao trùm của hệ thống an sinh xã hội, vốn phát triển cịn ở dạng sơ khai, do vậy những ảnh hưởng cịn cĩ thể nặng nề hơn đối với cuộc sống của họ. Xây dựng hệ thống chính sách phúc lợi đem lại lợi ích cho người nghèo là yêu cầu cấp thiết cho các nước đang phát triển. Việt Nam, một nước xã hội chủ nghĩa, trong những năm qua đã tích cực xây dựng và củng cố hệ thống an sinh xã hội nhằm giúp người dân được hưởng những lợi ích từ sự tăng trưởng kinh tế cao. Tuy nhiên mức độ bao trùm cịn rất hạn chế. Xây M« h×nh x©y dùng nhµ n−íc phĩc lỵi... Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn 14 dựng một hệ thống an sinh xã hội mang tính phổ quát (universalism) như của Thụy ðiển cĩ thể sẽ là quá sức đối với khả năng kinh tế hiện nay của Việt Nam. Tuy nhiên, Việt Nam cĩ thể xây dựng và thực hiện một số chính sách an sinh phù hợp, từ kinh nghiệm của Thụy ðiển. Như vậy, Việt Nam cần đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục để đơng đảo dân chúng nhận thức được rằng việc xây dựng hệ thống an sinh tập thể, an sinh xã hội là cần thiết, và muốn vậy, phải đạt được sự đồng thuận xã hội. 2) Dân số Việt Nam hiện nay quá đơng, và lớn hơn nhiều so với số người thuộc đối tượng hưởng các chương trình phúc lợi ở Thụy ðiển vào thời điểm khởi đầu. Hơn thế nữa, nguyên tắc xây dựng hệ thống an sinh xã hội ở Thụy ðiển là tất cả mọi người đều phải đĩng gĩp vào quỹ chung của an sinh xã hội, nhưng chỉ những ai gặp khĩ khăn mới được nhận hỗ trợ. Nĩi như một cuốn sách thơng tin về bảo hiểm xã hội ở Thụy ðiển, “trách nhiệm đĩng thuế và đĩng gĩp các khoản khác khiến chúng ta đủ tiêu chuẩn và cĩ quyền chia sẻ phúc lợi xã hội khi chúng ta cần nĩ” (Swedish Social Insurance Agency, :7). Thụy ðiển đánh thuế tất cả mọi người cĩ thu nhập (tất nhiên mức thuế rất khác biệt theo mức thu nhập: thu nhập cao thì mức thuế phải đĩng sẽ cao, và ngược lại), cịn ở Việt Nam, với luật thuế thu nhập cá nhân được Quốc hội thơng qua cuối năm 2007, chỉ những cá nhân cĩ thu nhập cao (được xác định là 5.000.000 đ/tháng trở lên) mới phải đĩng thuế. Khơng khĩ tính tốn và hình dung hai mơ hình dẫn đến kết quả như thế nào: trên giấy tờ, với mơ hình Thụy ðiển, nhiều người đĩng thuế và ít người phải dựa vào an sinh xã hội, nên mức thu từ thuế cĩ thể xấp xỉ mức chi cho an sinh xã hội; cịn ở Việt Nam, ít người đĩng thuế và nhiều người cần trợ giúp, nên thu - chi khĩ lịng cân bằng. Vậy Việt Nam nên tham khảo phương châm “tất cả mọi người đều phải đĩng gĩp vào quỹ chung của an sinh xã hội, nhưng chỉ những ai gặp khĩ khăn mới được nhận hỗ trợ” của Thụy ðiển để cĩ nguồn thu vững chắc và cách chi phí đúng đắn cho hệ thống an sinh xã hội. 3) Trong hệ thống an sinh xã hội của Thụy ðiển, bất cứ ai cĩ thu nhập đều phải đĩng thuế, và nhờ đĩ, họ cĩ quyền hưởng dịch vụ xã hội khi cần với chi phí vừa phải. Kết hợp với sự minh bạch và tình trạng tham nhũng khơng phổ biến, người đĩng thuế thấy được lợi ích của việc đĩng thuế. Khác với Thụy ðiển, hiện nay Việt Nam cĩ nhiều trở ngại trong việc này. Một ví dụ: ngồi các cá nhân hưởng thu nhập cao, thì những người cĩ thu nhập khơng thường xuyên cũng bị đánh thuế 10%. Tuy nhiên, nhiều khi ngay cả biên lai ghi nhận đã nộp thuế này cũng khơng cĩ. Trong khi đĩ, để tiếp cận các dịch vụ xã hội (y tế, giáo dục v.v.), người đĩng thuế phải trả tiền, và thường thì số tiền này là rất lớn. ðiều này kết hợp với chất lượng dịch vụ kém khiến người đĩng thuế khơng thấy bất cứ lợi ích gì trong việc đĩng thuế. Vậy Việt Nam cần nỗ lực để kết hợp nghĩa vụ đĩng thuế với quyền lợi hưởng dịch vụ ở mức chi phí vừa phải và chất lượng thoả đáng để người đĩng thuế thấy được sự cân bằng tương đối quyền lợi và nghĩa vụ. Mai Huy Bích Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn 15 ðể làm được việc đĩ, một trong những nhiệm vụ đặt ra phải giải quyết là tạo ra và duy trì tính minh bạch của hệ thống an sinh tập thể, an sinh xã hội, và chống tham nhũng. Như thế, Việt Nam cần coi trọng giải quyết nhiệm vụ nặng nề là tạo dựng “lịng tin về mặt xã hội” (social trust), song song với những nỗ lực xây dựng hệ thống an sinh xã hội. Thậm chí việc tạo dựng lịng tin là một điều kiện cần để mọi người tự giác và trung thực đĩng thuế xây dựng an sinh xã hội. Bây giờ chúng ta hãy xét đến những khác biệt do đặc thù về văn hĩa xã hội giữa Thụy ðiển và Việt Nam 1) Cư dân Thụy ðiển khá thuần nhất về mặt tộc người ở buổi đầu xây dựng hệ thống an sinh xã hội, nên việc áp dụng nguyên tắc bao phủ phổ quát cho hệ thống khơng trở thành vấn đề nĩng. Trong khi đĩ, cư dân Việt Nam vừa đơng vừa rất đa dạng về tộc người, nên vấn đề đưa ai vào và khơng đưa ai vào đối tượng hưởng an sinh xã hội trong thời buổi đầu v.v. quả là khơng đơn giản. Những khác biệt về truyền thống dân chủ và cơ cấu nhà nước giữa Thụy ðiển và Việt Nam cũng khĩ bỏ qua (Caroll & Palme, 2007:60). 2) Hệ thống an sinh xã hội của Thụy ðiển dựa trên cơ sở tạo cơng ăn việc làm đầy đủ cho hầu hết mọi người (full employment) và địi hỏi thuế cao để trang trải việc cấp kinh phí cho nĩ. Tuy nhiên sử dụng và tăng thuế thu nhập trực tiếp khơng phải con đường dễ làm đối với Việt Nam. Tình trạng thất nghiệp rất nan giải, và trong số những người làm việc thì rất đơng người hoạt động trong khối khơng chính thức, nhận thù lao bằng tiền mặt, nên rất khĩ đánh thuế thu nhập. 3) Thuế ở Thụy ðiển đánh vào cá nhân chứ khơng phải vào gia đình. ðiều này khuyến khích phụ nữ tham gia khu vực cơng ăn việc làm cĩ thù lao (Kangas & Palme, 2005:36). Nĩ cĩ nghĩa là tất cả mọi người đi làm đều phải đĩng thuế thu nhập, bất kể gia cảnh của họ ra sao. Mặt khác, để hỗ trợ gia đình, Thụy ðiển ban hành những chính sách riêng, tách khỏi thuế thu nhập của cá nhân, dưới dạng cấp và chuyển tiền cho các gia đình cĩ con nhỏ và thơng qua các dịch vụ nhà trẻ mẫu giáo v.v. ðiều đáng nĩi nữa là hệ thống an sinh xã hội (nhất là chính sách gia đình) của Thụy ðiển dựa trên mơ hình gia đình hạt nhân, tức gia đình chỉ bao gồm bố mẹ và con cái chưa kết hơn, chứ khơng bao gồm và khơng tính đến các thành viên khác. Trong khi đĩ, ở Việt Nam, mặc dù gia đình hạt nhân là hình thái phổ biến nhất xét về mặt cư trú, nhưng sự hỗ trợ và cung cấp an sinh cho con người vượt xa ra khỏi gia đình hạt nhân, và bao trùm lên cả gia đình mở rộng (ơng bà, anh chị em, vợ chồng, con cái v.v.). Nhưng điều đáng nĩi nhất là luật thuế thu nhập cá nhân được thơng qua ở Việt Nam năm 2007 và cĩ hiệu lực thực thi từ năm 2009, trong đĩ cĩ điều khoản về giảm trừ gia cảnh (tức những thành viên gia đình cĩ người ăn theo sẽ được giảm thuế). ðối tượng được tính để giảm trừ gia cảnh cĩ thể bao gồm bất cứ ai trong số kể trên, với điều kiện người đĩ khơng cịn ai nương tựa - ngồi người bị đánh thuế. M« h×nh x©y dùng nhµ n−íc phĩc lỵi... Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn 16 Như vậy, về mặt này Việt Nam khác với Thụy ðiển. Hai cách hỗ trợ gia đình của Việt Nam và Thụy ðiển rất khác nhau về nhiều mặt. Kết quả là tác động của hai chính sách vơ cùng khác nhau theo quan điểm người dân. Nếu sử dụng các cặp phạm trù “được - mất”, “cho - nhận” quen thuộc của tư duy và tâm lý thơng thường, thì trong con mắt thành viên một gia đình, ở Việt Nam, người ta cĩ cảm giác rằng thu nhập của mình bị mất, dù rằng với chính sách giảm trừ gia cảnh, số mất đĩ cĩ ít hơn; cịn với chính sách hỗ trợ gia đình của Thụy ðiển, người ta thấy mình được nhà nước hỗ trợ. Người ta thấy mình phải cho đi khi đĩng thuế thu nhập (tuy cĩ được giảm trừ gia cảnh), cịn do chính sách hỗ trợ gia đình thì cảm giác nổi trội của họ là được nhận. Nếu chúng ta muốn tiếp thu mơ hình Thụy ðiển, thì cần chú ý điều khác biệt này, và lường trước những hậu quả kinh tế - văn hĩa - xã hội của nĩ đối với quan hệ gia đình và họ hàng ở Việt Nam. KẾT LUẬN Giới học thuật và chấp chính ở nhiều nước đều đã nhận thức được rằng tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội gắn bĩ mật thiết với nhau như hai mặt của một đồng tiền. Trong khi đĩ ở Việt Nam tình hình khơng diễn ra như vậy, và khơng phải ngẫu nhiên quan niệm trên đã được các nhà tài trợ quốc tế nhắc nhở: “Các chính sách kinh tế - xã hội nên được xem như hai mặt của đồng tiền, đặc biệt để đảm bảo rằng bất bình đẳng trong cơ hội (thăng tiến) khơng phương hại đến sự phát triển của Việt Nam” (trích theo Danh ðức, 2010). Việt Nam hiện nay đang lệch hẳn sang tăng trưởng kinh tế mà lơ là phát triển xã hội, mà bằng chứng gần nhất là một đánh giá của Quốc hội. Sau khi thẩm tra kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội, ngân sách cuối năm 2009 và những tháng đầu năm 2010, hai ủy ban của quốc hội là kinh tế và tài chính - ngân sách cho biết: “Trong khi các chỉ tiêu kinh tế được cho là vượt so với dự tính, thì nhiều vấn đề xã hội lại chưa được giải quyết. [] 8/25 chỉ tiêu khơng đạt đều là các chỉ tiêu xã hội ảnh hưởng sát sườn đến người dân []” (Lê Nhung, 2010). Hơn nữa, trong thời gian sắp tới, “sẽ cĩ nhiều thay đổi kinh tế - xã hội sâu sắc, đặc biệt là những thay đổi về cơ cấu sản xuất và hệ thống tổ chức lao động bên cạnh những thách thức từ bên ngồi như cuộc khủng hoảng kinh tế tồn cầu” (Danh ðức, 2010). Vì vậy, tăng trưởng kinh tế song khơng thể quên phát triển xã hội, và việc học hỏi, tiếp thu kinh nghiệm của thế giới là điều rất cần thiết. Hi vọng rằng mơ hình phát triển xã hội của Thụy ðiển sẽ ít nhiều giúp ích cho Việt Nam. Tài liệu tham khảo 1. Carroll, E. & Palme, J. 2007. Historical development of the Swedish welfare system 1890 - 2005, its current challenges, and its potential relevance for Vietnam and 21st - century Southeast Asia. Background paper for the training course on 2 - 16 December 2007 at the Institute for Futures Studies in Mai Huy Bích Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn 17 Stockholm. 2. Danh ðức. 2010. “Câu hỏi của nhà tài trợ”. Tuổi trẻ cuối tuần, ngày 13/6, tr. 6-7. 3. Kabeer, Naila. 1994. Reversed realities. London: Verso. 4. Kangas, O. & Palme, J. (eds.). 2005. Social policy and economic development in the Nordic countries. Basingstoke: Palgrave Macmillan. 5. Lê Nhung. 2010. “Nợ quốc gia tăng sát mức an tồn”. (truy cập ngày 7/5/2010) 6. Local government in Sweden: organisation, activities and finance. Stockholm: Regeringskansliet. 7. Nhiều tác giả. 2001. Social security in Sweden. Stockholm: Swedish monograph to the 27th General Assembly of the ISSA. 8. Reifer, Thomas. 2006. “Poverty”. Trong: Turner, B (ed). The Cambridge Dictionarry of Sociology. Cambridge: Cambridge University Press. 9. Scott, John and Gordon Marshall. 2005. A dictionary of sociology. Third edition. Oxford: Oxford University Press. 10. Sen, Amatyr. 2007. “Unity and discord in social development”. Paper presented at the 15th Symposium of the International Consortium for Social Development (ICSD), Hong Kong, July 16. 11. Sjoberg, O. 2005. “Financing ‘big tax’ welfare states: Sweden during crisis and recovery”. Trong: Kangas, O. & Palme, J. (eds.). Social policy and economic development in the Nordic countries. Basingstoke: Palgrave Macmillan. 12. Swedish Social Insurance Agency. (Khơng rõ niên đại ). Social insurance. General information about social insurance. Stockholm: Forsakringskassan.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfso_1_2011_maihuybich_1234.pdf