Luận văn Vấn đề đầu tư trực tiếp nước ngoài của Liên minh Châu Âu vào Việt Nam trong những năm gần đây

Tài liệu Luận văn Vấn đề đầu tư trực tiếp nước ngoài của Liên minh Châu Âu vào Việt Nam trong những năm gần đây: Trang 1 Luận văn Vấn đề đầu tư trực tiếp nước ngoài của Liên minh Châu Âu vào Việt Nam trong những năm gần đây Trang 2 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................ 4 PHẦN I : NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI .................................................................................... 6 I. Khái niệm và đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài ............................... 7 1.Những khái niệm chung ............................................................................. 7 1.1. Khái niệm về đầu tư nước ngoài ............................................................. 7 1.2. Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài ............................................... 7 2.Nguồn gốc và động lực của đầu tư trực tiếp nước ngoài. ......................... 12 2.1. Nguồn gốc đầu tư trực tiếp nước ngoài ................................................... 12 ...

pdf104 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1038 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Vấn đề đầu tư trực tiếp nước ngoài của Liên minh Châu Âu vào Việt Nam trong những năm gần đây, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trang 1 Luận văn Vấn đề đầu tư trực tiếp nước ngoài của Liên minh Châu Âu vào Việt Nam trong những năm gần đây Trang 2 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................ 4 PHẦN I : NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI .................................................................................... 6 I. Khái niệm và đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài ............................... 7 1.Những khái niệm chung ............................................................................. 7 1.1. Khái niệm về đầu tư nước ngoài ............................................................. 7 1.2. Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài ............................................... 7 2.Nguồn gốc và động lực của đầu tư trực tiếp nước ngoài. ......................... 12 2.1. Nguồn gốc đầu tư trực tiếp nước ngoài ................................................... 12 2.2. Động lực của đầu tư trực tiếp nước ngoài ............................................... 13 II. Vai trò của FDI trong quá trình phát triển kinh tế .............................. 15 1. Đối với nước tiếp nhận vốn đầu tư .......................................................... 15 2. Đối với nước đi đầu tư ............................................................................ 21 III.Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI .............................................. 22 1. Ổn định môi trường kinh tế chính trị ....................................................... 22 2. Các chính sách kinh tế ............................................................................. 23 3. Hệ thống pháp luật .................................................................................. 24 4. Cơ sở hạ tầng .......................................................................................... 24 5. Cải cách thủ tục hành chính..................................................................... 25 IV. Phương pháp đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư nước ngoài. ......... 25 1. Đánh giá trên góc độ nhà đầu tư là các doanh nghiệp ............................. 26 2. Đánh giá hiệu quả của việc đầu tư đối với nước nhận đầu tư. ................. 28 V. Kinh nghiệm về thu hút FDI từ liên minh Châu Âu của một số nước .............................................................................................................. 30 PHẦN II : THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ...... 35 CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU VÀO VIỆT NAM ...................................... 35 I. Tính tất yếu khách quan của quan hệ đầu tư trực tiếp nước ngoài giữa EU và Việt Nam. .................................................................................. 35 1. Sự hình thành và phát triển của liên minh Châu Âu ................................. 35 2. Tính tất yếu khách quan của quan hệ đầu tư giữa EU và Việt Nam. ........ 40 II. Tình hình FDI nói chung và đầu tư trực tiếp của EU nói riêng tại Việt Nam. ...................................................................................................... 43 1. Tình hình FDI nói chung tại Việt Nam. ................................................... 43 2. Đầu tư trực tiếp của EU vào Việt Nam .................................................... 48 3. Tình hình đầu tư trực tiếp của các nước EU vào Việt Nam. ..................... 51 3.1. Tình hình đầu tư trực tiếp của Pháp vào Việt Nam. ................................. 51 Trang 3 3.2. Tình hình đầu tư của Anh ....................................................................... 57 3.3. Đầu tư trực tiếp của Hà Lan vào Việt Nam. ............................................ 61 3.4. Hoạt động đầu tư của Đức vào Việt Nam. ............................................... 63 3.5. Hoạt động đầu tư trực tiếp của Thuỵ Điển tại Việt Nam ......................... 66 3.6. Hoạt động đầu tư trực tiếp của các nước khác trong khối EU. ................. 68 III. Đánh giá chung về hoạt động đầu tư trực tiếp của EU vào Việt Nam trong thời gian qua. ............................................................................ 70 1. Những điểm mạnh ................................................................................... 70 2. Những vấn đề tồn tại và nguyên nhân ..................................................... 71 PHẦN III : TRIỂN VỌNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU VÀO VIỆT NAM ...................................... 76 I. Phương hướng thu hút FDI của EU ở Việt Nam giai đoạn 2001- 2010 .............................................................................................................. 76 1. Quan điểm của nhà nước Việt Nam về vấn đề thu hút FDI ...................... 76 2. Mục tiêu và phương hướng thu hút FDI của EU vào Việt Nam ............... 77 2.1. Những thời cơ và thách thức của Việt Nam đối với việc thu hút FDI của EU ........................................................................................................... 77 2.2. Mục tiêu và phương hướng thu hút FDI của EU ở Việt Nam giai đoạn 2001- 2010 .................................................................................................... 80 II. Triển vọng hợp tác đầu tư trực tiếp nước ngoài- EU ........................... 83 1. Triển vọng về kinh tế Châu Âu ............................................................... 83 2. Đặc điểm của các nhà đầu tư EU ............................................................. 84 3. Triển vọng hợp tác đầu tư nước ngoài Việt Nam- EU ............................. 86 III. Một số giải pháp chủ yếu thu hút có hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài của Liên minh Châu Âu vào Việt Nam. .................................. 90 1. Những giải pháp chính trị ........................................................................ 90 2. Những giải pháp kinh tế .......................................................................... 95 KẾT LUẬN ................................................................................................ 100 Phụ lục I ...................................................................................................... 101 Tài liệu tham khảo ....................................................................................... 102 Trang 4 LỜI MỞ ĐẦU Kể từ khi luật đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam ban hành năm 1987, không ai có thể phủ nhận những đóng góp to lớn mà nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã đóng góp cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam. nói cách khác Việt Nam không thể thiếu nguồn vố này cho sự phát triển kinh tế nếu muốn hoà nhập vào nền kinh tế thế giới và nếu không muốn tụt hậu. Sau hàng loạt sự kiện đặc biệt là sự sụp đổ của các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu và Liên Xô (cũ), cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á nền kinh tế Việt Nam rơi vào tình trạng hụt hẫng do mất đi các thị trường truyền thống và suy giảm các hoạt động kinh tế đối ngoại. Do đó xuất hiện một yêu cầu mới là cần phải thường xuyên mở rộng và nâng cao hiệu quả các quan hệ hợp tác với nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước phát triển có nguồn vốn dồi dào và công nghệ kỹ thuật hiện đại nhằm đưa Việt Nam thoát khỏi nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu. Trong số các trung tâm kinh tế trên thế giới, liên minh Châu Âu ( EU ) là một trong những đối tác đầu tư quan trọng của Việt Nam hiện nay. Nói như vậy là vì Việt Nam và EU đã và đang có những bước phát triển tốt đẹp trong mối quan hệ hợp tác kinh tế, nhưng trong lĩnh vực FDI các nhà đầu tư này mới đưa vào còn ở mức khiêm tốn (chỉ chiếm 13,98% trong tổng FDI của cả nước) không xứng với những thế mạnh về vốn, đặc biệt là kỹ thuật công nghệ mà các nước này có được. Bên cạnh đó, chính một số nước trong EU như : Anh, Pháp, Hà Lan là những nước tiên phong trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp vào Việt Nam. Nhưng với con số còn rất hạn chế về FDI như hiện nay đã nảy sinh nhiều vấn đề mà Việt Nam phải quan tâm nghiên cứu, làm sao có được những giải pháp thiết thực nhất để khai thác được thế mạnh về vốn cũng như kỹ thuật của các nước EU. Trước tình hình đó việc nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng hoạt động đầu tư trực tiếp của EU vào Việt Nam, phân tích những thành công cũng như trở ngại để từ đó đưa ra những kiến nghị chính sách, góp phần tích cực vào việc thúc đẩy hơn nữa FDI của EU vào Việt Nam đồng thời giúp chúng ta hình dung đầy đủ bức tranh kinh tế của các nước EU, đồng thời cung cấp những hiểu biết quan trọng sẽ giúp ích cho việc tạo căn cứ Trang 5 hoạch định chính sách kinh tế đối ngoại của Việt Nam với các nước trong Liên minh này. Theo cách xem xét đó đề tài “Vấn đề đầu tư trực tiếp nước ngoài của Liên minh Châu Âu vào Việt Nam trong những năm gần đây” được chọn để nghiên cứu. Đề tài được chia làm 3 phần: Phần I . Những vấn đề lý luận chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài. Phần II . Thực trạng hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài của Liên minh Châu Âu vào Việt Nam. Phần III . Triển vọng và một số giải pháp chủ yếu để thúc đẩy hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài của liên minh Châu Âu vào Việt Nam. Trước khi đi vào bài viết, tôi xin trân trọng cảm ơn Thạc sỹ Nguyễn Hồng Minh, Chuyên viên Lê Việt Anh và các Chuyên viên khác của Vụ đầu tư nước ngoài đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi hoàn thành tốt bài viết này. Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng và tâm huyết trong bài viết, song do điều kiện nghiên cứu và trình độ viết còn hạn chế nên chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các độc giả quan tâm. Tôi xin chân thành cảm ơn! Trang 6 KÝ HIỆU VIẾT TẮT CHỮ VIẾT TẮT TÊN TIẾNG ANH TÊN TIẾNG VIỆT EU European Union Liên minh Châu Âu ECU European Currency Unit Đơn vị tiền tệ Châu Âu ECSC European Coal and Steel Cộng đồng Than và Thép Châu Âu EEC European Economic Comunity Cộng đồng kinh tế Châu Âu EURATOM European Atomic Energy Cộng đồng Năng lượng EC European Community Cộng đồng Châu Âu EFTA European Free Trade Area Khu vực mậu dịch tự do Châu Âu hẹp GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm xã hội ACP African Caribean and Pacific Contries Parties to the Lome Convention Các nước Châu Phi, vùng Caribevà Thái Bình Dương tham gia công ước Lomé FDI Foreign Direc Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài ASEAN Association of South-earth Asian Nations Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á NGO Non-Goverment Organization Tổ chức phi chính phủ GSP Generalised System of Peferrences Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập ASEM Asian- European Meeting Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á TNCS Trans National Corporation Các công ty xuyên quốc gia MFN The most Favoured Nation Chế độ đãi ngộ tối huệ quốc EMU European Economic and Moneytary Union Liên minh kinh tế tiền tệ Châu Âu EBIC European Business information CetreTrung tâm thông tin kinh doanh Châu Âu ODA Official Development Viện trợ phát triển chính thức PHẦN I : NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Trang 7 I. Khái niệm và đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài 1. Những khái niệm chung 1.1. Khái niệm về đầu tư nước ngoài Đầu tư nước ngoài là một hoạt động kinh tế đối ngoại quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế của các nước trên thế giới. Hoạt động đầu tư nước ngoài trong từng giai đoạn lịch sử, mang những đặc điểm riêng phụ thuộc vào sự phát triển sản xuất, phụ thuộc vào thực tiễn ở mỗi quốc gia. Do vậy, quan niệm về đầu tư nước ngoài cũng được nhìn nhận khác nhau trong luật pháp mỗi nước. Khái niệm chung nhất thường được các nước sử dụng là : Đầu tư nước ngoài là một hình thức của hoạt động kinh tế quốc tế, trong đó diễn ra việc di chuyển vốn từ nước này sang nước khác nhằm mục đích kinh doanh thu lợi nhuận. Vốn di chuyển này gọi là vốn đầu tư nước ngoài. Nó có thể là vốn của một tổ chức quốc tế như : Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triển Châu Á(ADB), quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), hoặc số vốn đầu tư có thể thuộc một quốc gia hay một cá nhân. Vốn đầu tư nước ngoài này có thể bằng tiền (ngoại tệ mạnh, tiền nội địa), có thể bằng hiện vật cụ thể như sức lao động, công nghệ, bí quyết công nghệ, sáng chế, nhãn hiệu, uy tín hàng hoá...và các phương tiện đầu tư đặc biệt khác như cổ phiếu, vàng bạc, đá quý. Về hình thức đầu tư nước ngoài có rất nhiều cách phân loại. Nhưng hiện nay việc phân loại chủ yếu dựa vào phương thức đầu tư.Theo cách phân loại này có thể thấy đầu tư nước ngoài thể hiện dưới 4 hình thức sau : - Đầu tư trực tiếp nước ngoài. - Đầu tư gián tiếp. - Tín dụng quốc tế. - Tài trợ phát triển chính thức. 1.2. Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài Trang 8 Đây là hình thức đầu tư quốc tế chủ yếu mà chủ đầu tư của dự án nhằm giành quyền điều hành hoặc tham gia điều hành các doanh nghiệp sản xuất hoặc kinh doanh dịch vụ, thương mại. Số vốn đóng góp tối thiểu này được quy định tuỳ theo luật của từng nước. Ví dụ: Luật đầu tư nước ngoài quy định số vốn đóng góp tối thiểu của phía nước ngoài phải bằng 30% vốn pháp định của dự án đầu tư. Ở Mỹ tỉ lệ này quy định là 25%. Quyền quản lý, điều hành trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phụ thuộc vào mức độ góp vốn. Đầu tư trục tiếp nước ngoài có những đặc điểm sau : - Đây là hình thức đầu tư bằng vốn của tư nhân do các chủ đầu tư tự quyết định đầu tư, quyết định sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về lỗ lãi.Hình thức này mang tính khả thi và hiệu quả kinh tế cao, không có những ràng buộc về chính trị, không để lại gánh nặng nợ nần cho nền kinh tế. - Chủ đầu tư nước ngoài điều hành mọi hoạt động đầu tư nếu là doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài hoặc tham gia điều hành doanh nghiệp liên doanh tuỳ tỷ lệ vốn góp của mình. Đối với một số nước trong khu vực, chủ đầu tư chỉ thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài trong một số lĩnh vực nhất định và chỉ được tham gia liên doanh với số vốn cổ phần nhỏ hơn hoặc bằng 49% phần còn lại do nước chủ nhà nắm giữ . Trong khi đó, Luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam cho phép rộng rãi hơn đối với hình thức 100% vốn nước ngoài và quy định bên nước ngoài phải góp tối thiểu 30% vốn pháp định của dự án . - Thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài, nước chủ nhà có thể tiếp nhận được công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, học hỏi kinh nghiệm quản lý là các mục tiêu mà các hình thức đầu tư khác không giải quyết được. - Nguồn vốn đầu tư này không chỉ bao gồm vốn đầu tư ban đầu của chủ đầu tư dưới hình thức vốn pháp định và trong quá trình hoạt động, nó còn bao gồm cả vốn vay của doanh nghiệp để triển khai mở rộng dự án cũng như vốn đầu tư từ nguồn lợi nhuận thu được. Ở nước ta, từ khi ban hành Luật đầu tư nước ngoài được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua năm 1987, và đã được sửa đổi bổ sung 4 lần, lần đầu vào 6/1990, lần thứ hai vào tháng 12/1992, lần thứ ba vào tháng 11/1996 và lần thứ tư vào tháng 5/2000 theo hướng ngày càng Trang 9 thích hợp và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn vào Việt Nam. Theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thì : Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc các tổ chức, cá nhân nước ngoài trực tiếp đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền nước ngoài hoặc bất kỳ tài sản nào đựoc chính phủ Việt Nam chấp nhận để hợp tác với Việt Nam hoặc tự mình kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam. Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam quy định đầu tư trực tiếp nước ngoài thể hiện qua các hình thức chủ yếu sau: - Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh - Doanh nghiệp liên doanh - Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. 1.2.1. Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh Đây là một hình thức đầu tư trực tiếp trong đó hợp đồng hợp tác kinh doanh được ký kết giữa hai hay nhiều bên ( gọi các bên hợp tác kinh doanh ) để tiến hành một hoặc nhiều hoạt động kinh doanh, trong đó quy định trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên tham gia mà không cần thành lập xí nghiệp liên doanh và pháp nhân. Mỗi bên vẫn hoạt động với tư cách pháp nhân độc lập của mình và mỗi bên thực hiện nghĩa vụ của mình ghi trong hợp đồng. Kết quả hoạt động phụ thuộc vào sự tồn tại và thực hiện nghĩa vụ của mỗi bên hợp doanh. Luật còn quy định thêm trong quá trình hoạt động kinh doanh, bên Việt Nam nộp thuế cho doanh nghiệp trong nước, bên nước ngoài nộp thuế theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Hợp đồng hợp tác kinh doanh có thể kết thúc trước thời hạn nếu thoả mãn đủ các điều kiện ghi trong hợp đồng. Hợp đồng cũng có thể được kéo dài khi có sự đồng ý của Bộ kế hoạch và đầu tư. 1.2.2. Doanh nghiệp liên doanh Đây là hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài, qua đó pháp nhân mới được thành lập gọi là doanh nghiệp liên doanh. Doanh nghiệp mới này do hai bên hoặc nhiều bên hợp tác thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc hiệp định ký kết giữa chính phủ nước CHXHCH Việt Nam và chính phủ nước ngoài. Doanh nghiệp liên doanh cũng có thể được thành lập do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hợp tác với nhà Trang 10 đầu tư nước ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh. Nhằm tiến hành các hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân, pháp nhân mới thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn trong đó phần góp vốn của nước ngoài không hạn chế mức tối đa, nhưng mức tối thiểu theo quy định của luật không dưới 30% vốn pháp định. Mỗi bên tham gia vào doanh nghiệp liên doanh là một pháp nhân riêng. Nhưng doanh nghiệp liên doanh là một pháp nhân độc lập với các bên tham gia. Khi các bên đã đóng góp đủ số vốn quy định vào bên liên doanh thì dù một bên có phá sản, doanh nghiệp liên doanh vẫn tồn tại. Số người tham gia hội đồng quản trị lãnh đạo của doanh nghiệp phụ thuộc vào tỷ lệ góp vốn. Hội đồng quản trị là cơ quan cao nhất lãnh đạo liên doanh. Hội đồng quản trị quyết định theo nguyên tắc nhất trí đối với vấn đề quan trọng như : duyệt quyết toán thu chi hàng năm và quyết toán công trình, sửa đổi bổ sung điều lệ doanh nghiệp, vay vốn đầu tư, bổ nhiệm, miễn nhiệm tổng giám đốc, phó tổng giám đốc thứ nhất và kế toán trưởng... Lợi nhuận và rủi ro của doanh nghiệp liên doanh này được phân chia theo tỷ lệ góp vốn của mỗi bên trong vốn pháp định. Luật đầu tư nước ngoài Việt Nam còn quy định thời gian hoạt động của liên doanh thông thường 30 năm đến 50 năm, trong trường hợp đặc biệt không quá 70 năm. 1.2.3. Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài Đây là doanh nghiệp thuộc quyền sở hữu của tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài, được hình thành bằng toàn bộn vốn nước ngoài do tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài thành lập, tự quản lý, điều hành và chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh. Doanh nghiệp này được thành lập dưới dạng các công ty trách nhiệm hữu hạn, là pháp nhân Việt Nam và chịu sự điều chỉnh của luật đầu tư Việt Nam. Vốn pháp định cũng như vốn đầu tư do nhà đầu tư nước ngoài đóng góp, vốn pháp định ít nhất bằng 30% vốn đầu tư của doanh nghiệp. Ngoài ra, luật đầu tư nước ngoài Việt Nam cũng quy định thêm đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể được đầu tư theo các phương thức đặc biệt như doanh nghiệp chế xuất, hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển Trang 11 giao (BOT), hợp đồng xây dựng – chuyển giao – kinh doanh ( BTO ), hợp đồng xây dựng – chuyển giao ( BT )... 1.2.4. Hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao Là một phương thức đầu tư trực tiếp được thực hiện trên cơ sở văn bản được ký kết giữu nhà đầu tư nước ngoài ( có thể là tổ chức, cá nhân nước ngoài ) với cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở Việt Nam để xây dựng kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng trong một thời gian nhất định, hết thời hạn, nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao không bồi hoàn công trình đó cho nhà nước Việt Nam. Hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao thường được thực hiện bằng vốn nước ngoài và phần vốn góp của chính phủ Việt Nam hoặc tổ chức, cá nhân Việt Nam. Trong hình thức đầu tư này, các nhà đầu tư có toàn quyền tổ chức xây dựng, kinh doanh một công trình đủ thời gian thu hồi vốn đầu tư và có lợi nhuận hợp lý, sau đó có nghĩa vụ chuyển giao cho nhà nước Việt Nam mà không thu bất kỳ khoản tiền nào. 1.2.5. Hợp đồng xây dựng – chuyển giao – kinh doanh Là phương thức đầu tư dựa trên văn bản ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng, kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng. Sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao công trình cho nhà nước Việt Nam. Nhà nước Việt Nam sẽ giành cho nhà đầu tư quyền kinh doanh công trình đó trong một thời hạn nhất định để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hợp lý. 1.2.6. Hợp đồng xây dựng – chuyển giao Là một phương thức đầu tư nước ngoài trên cơ sở văn bản ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng. Sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao công trình đó cho nhà nước Việt Nam, chính phủ Việt Nam tạo điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài thực hiện dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hợp lý. 1.2.7.Doanh nghiệp chế xuất Trang 12 Là doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện các dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu được thành lập và hoạt động theo quy định của chính phủ. 2. Nguồn gốc và động lực của đầu tư trực tiếp nước ngoài. 2.1. Nguồn gốc đầu tư trực tiếp nước ngoài: Quan hệ kinh tế quốc tế xuất nhiện từ khi con người biết thực hiện các hành vi trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia. Quy mô và phạm vi của những sự trao đổi ngày càng mở rộng, hình thành những quan hệ kinh tế quốc tế gắn bó và phụ thuộc vào nhau gữa các nước trên thế giới. Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một hoạt động kinh tế đối ngoại ra đời muộn hơn các hoạt động kinh tế đối ngoại khác vài ba thập kỷ. Nhưng ngay từ khi xuất hiện, vào khoảng cuối thế kỷ XIX đầu tư trực tiếp nước ngoài đã có vị trí đáng kể trong các quan hệ kinh tế quốc tế, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài không ngừng được mở rộng và chiếm vị trí ngày càng quan trọng. Đến nay đầu tư trực tiếp nước ngoài đã trở thành một xu hướng của thời đại và là nhân tố quy định bản chất của các quan hệ kinh tế quốc tế. Thực vậy từ năm 1870 – 1914 đã xuất hiện hoạt động mua bán, trao đổi hàng hoá thô. Luồng vốn chủ yếu là đầu tư gián tiếp. Anh cũng là nước tập trung vốn nước ngoài và cũng chiếm 1/2 tổng số vốn đầu tư ra nước ngoài trong đó 90% là đầu tư gián tiếp. Tình hình thị trường có sự thay đổi sau chiến tranh Thế giới thứ nhất, vì đầu tư gián tiếp đã giảm dần. Mỹ nổi lên không những trở thành chủ nợ mà còn nhanh chóng gạt bỏ Anh trở thành nước cung cấp nguồn vốn vay chủ yếu, trong đó phần lớn là đầu tư trực tiếp. Đến những năm 1950, vai trò của đầu tư trực tiếp gần như bị quên lãng. Vào những năm sau đó, Chính phủ nhiều nước bắt đầu lo lắng đến ảnh hưởng của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến tình hình kinh tế, chính trị trong nước cho nên đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giảm đi rõ rệt. Trong giai đoạn này lượng vốn lượng vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp gần như bằng nhau. Trong suốt những năm 90, đầu tư trực tiếp nước ngoài thay đổi cả về số lượng và cơ cấu. Hầu hết đầu tư trực tiếp nước ngoài thay đổi cả về số Trang 13 lượng và cơ cấu. Hầu hết đầu tư trực tiếp nước ngoài tập trung vào những nước phát triển. Các nước Anh, Mỹ, Canada, Italia, có vai trò ngày càng to lớn trong khi đầu tư trực tiếp của Nhật, Đức giảm đi rõ rệt. Chỉ có gần 20% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giành cho các nước đang phát triển. Trong đó Châu Á nhận được nhiều nhất. Những luồng vốn đầu tư trên toàn thế giới như vậy phản ánh quá trình quốc tế hoá là một tất yếu khách quan của lịch sử. Điều đáng lưu ý là quá trình này càng được phát triển cùng với sự ra đời của các công ty đa quốc gia. Các công ty này thường là các phương tiện cho việc đi vay và cho vay quốc tế, chiếm 70% từ FDI quốc tế. Công ty mẹ thường chuyển giao vốn của mình qua các công ty chi nhánh ở nước ngoài. Vì vậy, FDI gắn liền với các công ty đa quốc gia không chỉ là sự chuyển giao nguồn lực mà còn là sự mở rộng thị trường, mở rộng sự kiểm soát và quản lý. 2.2. Động lực của đầu tư trực tiếp nước ngoài Động cơ chung nhất của các nhà đầu tư nước ngoài là tìm kiếm thị truờng đầu tư hấp dẫn, thuận lợi và an toàn nhằm thu lợi nhuận cao và sự thịnh vượng lâu dài của doanh nghiệp. Tuy nhiên, động cơ cụ thể của chủ đầu tư trong từng dự án lại rất khác nhau tuỳ thuộc vào chiến lược phát triển của doanh nghiệp và mục tiêu của nó ở thị trường nước ngoài, tuỳ thuộc vào mối quan hệ sẵn có của nó với nước chủ nhà. Khái quát chung lại có ba động cơ cụ thể tạo nên ba định hướng khác nhau trong đầu tư trực tiếp nước ngoài - Đầu tư định hướng thị trường - Đầu tư định hướng chi phí - Đầu tư định hướng nguồn nguyên liệu. Đầu tư định hướng thị truờng là hình thức đầu tư nhằm mở rộng thị truờng tiêu thụ sản phẩm của các công ty mẹ sang các nước sở tại. Việc sản xuất sản phẩm cùng loại ở nước sở tại làm cho chủ đầu tư không cần đầu tư thiết bị, công nghệ mới lại có thể tận dụng được lao động rẻ, tiết kiệm chi phí vận chuyển, qua đó nâng cao tỷ suất lợi nhuận. Đây cũng là chiến lược bành trướng thị truờng của các công ty đa quốc gia để vượt qua hàng rào bảo hộ của các nước sở tại và kéo dài tuổi thọ của các sản phẩm của doanh nghiệp bằng cách khai thác các sản phẩm mới. Trang 14 Đầu tư định hướng chi phí : là hình thức đầu tư ở nước ngoài nhằm giảm chi phí sản xuất thông qua việc tận dụng lao động và tài nguyên rẻ của nước sở tại nhằm tăng sức cạnh tranh của sản phẩm, nâng cao tỷ suất lợi nhuận Hình thức đầu tư này đặc biệt thích hợp với những ngành nghề lĩnh vực đầu tư sử dụng nhiều lao động, sử dụng thiết bị cũ, lạc hậu, mức độ ô nhiễm cao mà nước chủ đầu tư không cho phép sử dụng hoặc chi phí xử lý ô nhiễm môi trường đòi hỏi lớn. Đầu tư định hướng nguồn nguyên liệu : là hình thức đầu tư theo chiều dọc. Các cơ sở đầu tư ở nước ngoài là một bộ phận cấu thành trong dây chuyền kinh doanh của công ty mẹ, có trách nhiệm khai thác nguồn nguyên liệu tại chỗ của các nước sở tại cung cấp cho công ty mẹ để tiếp tục chế biến hoàn chỉnh sản phẩm. Đầu tư này phù hợp với các dự án khai thác dầu khí, tài nguyên thiên nhiên hoặc khai thác và sơ chế các sản phẩm nông, lâm ngư nghiệp ở các nước sở tại... Ngoài ra, việc đầu tư ra nước ngoài còn nhằm tránh các hàng rào thuế quan và những hạn chế khác mà nước chủ nhà áp dụng trong nhập khẩu hoặc ngược lại có một số nước tạo điều kiện thuận lợi nhằm khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài vào địa phương họ muốn. Động lực của đầu tư trực tiếp nước ngoài còn nhằm ra nhập thị trường không độc quyền (Oligopolistic market ) để chia sẻ quyền lực hoặc để mua một công ty nào đó có nhiều hứa hẹn nhằm tránh được sự cạnh tranh trong tương lai có thể mất thị trường xuất khẩu. Hoặc có một lý do khác là chỉ có các công ty đa quốc gia của nước ngoài mới đạt được mức độ độc quyền cần thiết về tài chính để xâm nhập thị trường nước chủ nhà. Xét một khía cạnh khác, đầu tư trực tiếp nước ngoài diễn ra theo hai chiều có thể được giải thích là do công nghệ tiên tiến ở một quốc gia A nào đó thúc đẩy việc đầu tư vào một quốc gia B, ví dụ công nghệ máy tính của Mỹ đầu tư trực tiếp vào Châu Âu. Còn các nghành công nghệ khác bị ảnh hưởng bởi nước B lại thúc đẩy việc đầu tư ngược lại vào nước A, ví dụ công nghệ xe hơi của Tây Âu và Nhật Bản đầu tư vào Mỹ. Hiện nay hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài có nhiều thuận lợi hơn nhờ hệ thống lưu thông hiện đại, hệ thống thông tin liên lạc tiên tiến... Các phương tiện này phát triển mạnh từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai. Hiện nay các trụ sở chính của các công ty đa quốc gia có thể điều Trang 15 khiển trực tiếp hoạt động kinh doanh khắp thế giới trong thời gian ngắn. Chính những phương tiện này đã tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ cho việc đầu tư trực tiếp ra nưóc ngoài phát triển. II. Vai trò của FDI trong quá trình phát triển kinh tế 1. Đối với nước tiếp nhận vốn đầu tư 1.1. Chuyển giao công nghệ Khi đầu tư vào một nước nào đó, chủ đầu tư không chỉ chuyển vào nước đó vốn bằng tiền mà còn chuyển cả vốn hiện vật như máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu...( hay còn gọi là công nghệ cứng ) và vốn vô hình như chuyên gia kỹ thuật công nghệ, tri thức khoa học, bí quyết quản lý, năng lực tiếp cận thị trường...( hay còn gọi là công nghệ mềm ). Thông qua hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài, quá trình chuyển giao công nghệ được thực hiện tương đối nhanh chóng và thuận tiện cho cả bên đầu tư cũng như bên nhận đầu tư. Một trở ngại lớn nhất trên con đường phát triển kinh tế của hầu hết các nước đang phát triển là trình độ kỹ thuật, công nghệ còn lạc hậu. Trong thời đại khoa học công nghệ phát triển, việc tự nghiên cứu để phát triển khoa học công nghệ cho kịp với trình độ của các nước phát triển là việc khó khăn và tốn kém . Con đường nhanh nhất để phát triển công nghệ và trình độ sản xuất của các nước đang phát triển hiện nay là phải biết tận dụng những thành tựu của khoa học tiên tiến của nước ngoài thông qua chuyển giao công nghệ. Tiếp nhận FDI là một phương thức cho phép các nước đang phát triển tiếp thu được trình độ khoa học công nghệ hiện đại trên thế giới. Tuy nhiên, mức độ hiện đại đến đâu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nhưng dù thế nào đây cũng là lợi ích căn bản của các nước khi tiếp nhận FDI. Trong điều kiện hiện nay, trên thế giới có nhiều công ty của nhiều quốc gia khác nhau có nhu cầu đầu tư ra nước ngoài và thực hiện chuyển giao công nghệ cho nước nào tiếp nhận đầu tư. Các nước đang phát triển mặc dù có trình độ sản xuất hiện đại, khoa học kỹ thuật tiên tiến nhưng không thể toàn diện được. Để đạt hiệu quả kinh tế cao, mỗi nước chỉ tập trung vào một số lĩnh vực mà họ có ưu thế hơn và ngược lại chính sự tập trung đó cho phép họ có khả năng phát triển vượt trội lên ở một số lĩnh vực nào đó, điều đó càng củng cố thêm địa vị và Trang 16 quyền lợi kinh tế của họ trên thế giới xu hướng phát triển phân công lao động cũng là quá trình chuyên môn hoá và liên kết chặt chẽ với nhau, phụ thuộc lẫn nhau. Hoạt động FDI là kết quả trực tiếp của quá trình trên. Nó tuân theo quy luật của quá trình phân công lao động quốc tế. Chuyển giao công nghệ cũng là yêu cầu tất yếu của sự phát triển khoa học kỹ thuật. Bất kỳ một tổ chức nào muốn thay thế kỹ thuật công nghệ mới thì cũng phải tìm nơi thải những công nghệ cũ. Việc thải những công nghệ cũ này dễ dàng được nhiều nơi chấp nhận. Và chính sự “ lan toả” những thành tựu khoa học kỹ thuật của nhân loại thường xuyên như thế này đã tạo ra môi trường thuận lợi cho sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật. 1.2.Chuyển giao vốn. Đối với những nước lạc hậu, trình độ sản xuất thấp kém, năng lực sản xuất chưa được phát huy kèm với cơ sở vật chất kỹ thuật nghèo nàn thì việc tiếp thu được một nguồn vốn lớn là điều hết sức cần thiết. Ở các nước này có nhiều tiềm năng về lao động, tài nguyên thiên nhiên nhưng do trình độ sản xuất còn thấp kém, cơ sở vật chất còn nghèo nàn, lạc hậu, chưa có điều kiện để khai thác tiềm năng ấy. Các nước này chỉ có thể thoát ra cái vòng luẩn quẩn của sự nghèo đói bằng cách tăng cường đầu tư phát triển sản xuất, tạo ra mức tăng trưởng kinh tế cao và ổn định. Để thực hiện điều này các nước đang phát triển phải cần nhiều vốn đầu tư. Trong điều kiện hiện nay, khi mà trên thế giới, một số nước nắm trong tay một khối lượng vốn khổng lồ và có nhu cầu đầu tư ra nước ngoài thì đó là cơ hội để các nước đang phát triển có thể tranh thủ nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào việc phát triển kinh tế. Tại nhiều nước đang phát triển, vốn FDI chiếm tỷ lệ đáng kể trong tổng vốn đầu tư của toàn bộ nền kinh tế, trong đó có một số nước hoàn toàn dựa vào vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là giai đoạn đầu của sự phát triển kinh tế. Để đánh giá vai trò của vốn đầu tư nước ngoài trên tổng sản phẩm quốc dân (FDI/GDP) ở một số nước thực hiện khá thành công chiến lược thu hút FDI trung bình trên 10% như : Braxin 11.1%, Columbia 15,8%, Venezuela 10%, Hông Kong 15,2%, Indonexia 10,9%... Một số nước tích cực thu hút FDI có tỷ lệ trên 20% như : Argentina Trang 17 23,9%, Malayxia 26,6%, và đặc biệt Singapore 65,3 %. Ơ các nước này thực sự FDI đóng vai trò to lớn đối với sự phát triển kinh tế. Và nếu chỉ căn cứ vào tình hình thực tại về số lượng vốn đầu tư của toàn bộ nền kinh tế thì có thể đánh giá rằng FDI có ý nghĩa quyết định đến sự tăng trưởng kinh tế của các nước này. Tỷ lệ FDI/GDP ở Việt Nam năm 1991 là 8,5% đến năm 1994 tăng lên đạt khoảng 10%. Con số này chứng tỏ chúng ta khá thành công trong việc thu hút FDI trong thời gian qua. Nhưng so với nhiều nước, con số này đang còn rất thấp. Đối với những nước công nghiệp phát triển đây là những nước xuất khẩu FDI nhiều nhất, nhưng cũng là những nước tiếp nhận FDI nhiều nhất hiện nay, tạo nên luồng đầu tư hai chiều giữa các quốc gia, trong đó các tập đoàn xuyên quốc gia ( TNCs ) đóng vai trò chủ chốt. Nguồn vốn FDI có tác động quan trọng đến sự phát triển kinh tế của các nước này và chiến lược phát triển của các TNCs, đặc biệt là tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất và tăng trưởng kinh tế, mở rộng nguồn thu của chính phủ, góp phần giải quyết nạn thất nghiệp và kiềm chế lạm phát... Tính đến năm 1994, nguồn vốn FDI đã tạo nên tài sản cố định ở nước ngoài là 1410 tỷ USD, tiêu thụ của chi nhánh nước ngoài 6100 tỷ USD; tạo nên nguồn thu từ chi phí, đất, quyền có giá trị khác cho các nước sở tại là 41 tỷ USD...Chỉ tính riêng 100 TNCs nhưng có khối lượng tài sản đầu tư nước ngoài khoảng 1400 tỷ USD, tiêu thụ khoảng 1500 tỷ USD, sử dụng khoảng 12 triệu lao động trong đó 5 triệu lao động tại các chi nhánh nước ngoài tương đương 16 % của toàn bộ các TNCs. Vai trò quan trọng của FDI và vốn FDI trên thế giới ngày càng tăng thể hiện qua bảng sau: Năm Các nước đang phát triển (%) các nước phát triển (%) Toàn bộ trên thế giới ( tr USD) 1983- 1987 25,7 74,26 71,1 1988- 1992 20,76 79,24 177,3 1993 35,16 64,84 207,9 1994 38,55 61,45 225,7 1995 31,66 68,34 314,9 Trang 18 1996 34,44 65,56 356,8 Nguồn : World Investment Report 1997. Bên cạnh đó, điều quan trọng của FDI đối với phát triển kinh tế là vai trò của nó đối với nguồn tiết kiệm. Về cơ bản FDI có thể khuyến khích tăng nguồn tiết kiệm đặc biệt đối với nước nhận đầu tư. Quá trình này có thể dễ dàng xảy ra vì FDI có thể tạo thêm việc làm trong nước và tạo ra thu nhập, do đó nó có thể làm cho nguồn tiết kiệm tăng lên ở nước sở tại. Ngoài tiền lương mà các nhà đầu tư nước ngoài trả những khoản thu nhập mà những nhà cung cấp địa phương kiếm được thì các nhà đầu tư nước ngoài cũng có ảnh hưởng tích cực đến tiết kiệm. Cùng với thời gian các nhà đầu tư nước ngoài có thể làm tăng tiết kiệm trong nước bằng những cách khác nhau như xây dựng các kế hoạch trả lương, chi trả vào các khoản tiết kiệm. Ngoài ra, FDI còn đóng một vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu về ngoại tệ của nước nhận đầu tư. Điều này có nghĩa là việc thiếu hụt thương mại có thể được bổ sung bằng nguồn vốn FDI. Khi FDI chảy vào một nước, nó có thể làm giảm thâm hụt cán cân vãng lai. Nó cũng có thể làm triệt tiêu khoản thâm hụt đó qua thời gian khi các công ty nước ngoài thu được những khoản xuất khẩu ròng. Thêm nữa khi những lợi thế của nền sản xuất nước ngoài được đưa vào nước chủ nhà như công nghệ, kỹ thuật sản xuất ...chúng làm nâng cao sức cạnh tranh của các hãng trong nước, do đó có thể làm tăng xuất khẩu, góp phần tạo ra ngoại tệ cải thiện cán cân thương mại. Vậy đây là một xu hướng phát triển quan hệ kinh tế quốc tế, xu hướng tăng cường hợp tác sản xuất và liên kết kinh tế giữa các nước trong khu vực và trên thế giới. Xu hướng này xuất phát từ lợi ích quốc gia, khi tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế, mỗi nước sẽ phát huy được lợi thế của mình và khai thác được những thế mạnh của các quốc gia khác nhau để phát triển nền kinh tế của mình. 1.3. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Nguồn thu FDI là nguồn bổ sung quan trọng để các nước đang phát triển thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoáđất nước. So với toàn bộ vốn đầu tư phát triển toàn xã hội, vốn FDI ở Trung Quốc hiện chiếm khoảng Trang 19 25% và ở Việt Nam 29%. Do đó vốn FDI có đóng góp quan trọng vào tăng trưởng của các nước đang phát triển. Các nhà nghiên cứu cũng đã chứng minh rằng vốn FDI chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong GDP thì tốc độ tăng trưởng thực tế của GDP càng cao. Theo tính toán của các chuyên gia ngân hàng thế giới, các dự án FDI ở Việt Nam đã đóng góp tới 7% GDP trong năm 1996, nếu tính cả phần xây dựng đạt 10% GDP. Thực tế tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển cũng chứng minh rằng, quốc gia nào thực hiện chiến lược mở cửa kinh tế với bên ngoài, biết tranh thủ và phát huy tác dụng của các nhân tố bên ngoài, biến nó thành các nhân tố bên trong thì quốc gia đó tạo ra được tốc độ tăng trưởng cao. Các nước mới công nghiệp hoá ( NICs ) đã chứng minh thêm cho nhận định trên. Rõ ràng là hoạt động FDI đã góp phần tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở những nước đang phát triển. Nó là tiền đề, là chỗ dựa để khai thác những tiềm năng to lớn ở trong nước nhằm phát triển kinh tế. Mức tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển thường do nhân tố tăng đầu tư là chủ yếu. Nhờ đó các nhân tố khác như tổng số lao động được sử dụng, năng suất lao động cũng tăng theo. Vì vậy có thể thông qua đầu tư để đánh giá sự tăng trưởng một cách tương đối của một nước. 1.4. Thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế Với chính sách thu hút FDI theo các ngành nghề định hướng hợp lý, nguồn vốn FDI sẽ góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế đất nước theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Chẳng hạn, vốn FDI đầu tư vào Thái Lan có trên 80% tập trung vào lĩnh vực công nghiệp và ở Việt Nam hiện nay theo tỷ lệ này khoảng 66%. FDI là một bộ phận quan trọng của hoạt động kinh tế đối ngoại, thông qua đó các quốc gia sẽ tham gia ngày càng nhiều vào quá trình phân công lao động quốc tế.Để hội nhập vào nền kinh té thế giới và tham gia tích cực vào quá trình liên kết giữa các nước trên thế giới, đòi hỏi mỗi quốc gia phải thay đổi cơ cấu kinh tế cho phù hợp với sự phân công lao động quốc tế. Sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế của mỗi quốc gia phù hợp với trình độ phát triển chung trên thế giới sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Trang 20 hoạt động FDI. Ngược lại thì chính FDI lại góp phần thúc đẩy nhanh quá trình dịch chuyển cơ cấu kinh tế bởi vì : - Thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài đã làm xuất hiện nhiều lĩnh vực và ngành nghề mới ở nước tiếp nhận đầu tư. - Đầu tư trực tiếp nước ngoài giúp cho sự phát triển nhanh chóng trình độ kỹ thuật công nghệ ở nhiêù ngành nghề kinh tế, góp phần thúc đẩy tăng năng suất lao động ở các ngành này và làm tăng tỷ phần của nó trong nền kinh tế. - Một số ngành được kích thích phát triển bởi đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhưng cũng sẽ có nhiều ngành bị mai một đi rồi đi đến chỗ bị xoá sổ. Đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần đáng kể vào nguồn thu của ngân sách nhà nước thông qua việc nộp thuế của các đơn vị đầu tư nước ngoài và tiền thu từ việc cho thuê đất... Cùng với việc tăng khả năng sản xuất, nhập khẩu hàng hoá, FDI còn giúp mở rộng thị trường cả trong nước và quốc tế. Đa số các dự án FDI đều có phương án bao tiêu sản phẩm. Đây gọi là hiện tượng “hai chiều” đang trở nên khá phổ biến ở nhiều nước đang phát triển hiện nay. Về mặt xã hội, FDI đã tạo được nhiều chỗ làm mới, thu hút được một số lượng đáng kể người lao động ở nước nhập đầu tư vào làm việc trong các dự án có vốn đầu tư nước ngoài. Các dự án FDI có yêu cầu cao về chất lượng nguồn lao động do đó có sự phát triển của FDI ở các nước sở tại đã đặt yêu cầu khách quan phải nâng cao chất lượng về ngoại ngữ, trình độ chuyên môn của người lao động. Mặt khác, chính các chủ đầu tư nước ngoài đã góp phần tích cực bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ ở nước sở tại. Các dự án FDI cũng góp phần thu hút một lượng lớn lao động, góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp. Chẳng hạn tính đến năm 1996, lượng lao động làm việc trực tiếp trong các dự án FDI ở Trung Quốc là 16 triệu người và ở Việt Nam khoản 22 vạn người. Tuy vậy trong nghiên cứu cũng cần nghiên cứu tới việc vốn FDI có thể tạo nên sự cạnh tranh làm cho một số doanh nghiệp trong nước phải giảm việc làm hoặc khi các doanh nghiệp trong nước liên doanh với nước ngoài cũng phải giảm bớt lao động không đủ tiêu chuẩn làm trong liên doanh. Trang 21 2. Đối với nước đi đầu tư Có thể nói đầu tư cũng là một hình thức mở rộng thị trường cho một quốc gia hay một tập đoàn kinh tế. Việc mở rộng này có ý nghĩa nhiều mặt đối với nước đi đầu tư. 2.1. Đứng trên góc độ vĩ mô Thông qua các hoạt động FDI, các nước có thể mở rộng và nâng cao mối qua hệ với nhau. Hơn thế nữa, các nước đi đầu tư thường có nhiều thế mạnh so với nước nhận đầu tư, điều này có thể tạo nên những sự can thiệp bất lợi vào nền chính trị của các nước này. Hoạt động FDI cũng làm cho sự lưu thông kinh tế giữa các nước trở nên dễ dàng hơn, uy tín của các nước đó cũng ngày một năng cao trên thị trường quốc tế. Giữa các quốc gia sẽ tồn tại một vấn đề cơ bản là có những nước thừa mặt hàng này nhưng cũng mặt hàng đó ở nước khác lại đang rất thiếu và ngược lại. Các nhà đầu tư có thể chủ động để điều chỉnh sự thừa thiếu này. Họ có thể tiêu thụ những mặt hàng đã cũ, lạc hậu hoặc nhu cầu trong nước đã giảm. Bên cạnh đó, hoạt động FDI sẽ đem về nước những khoản lợi nhuận hàng hoá, nguồn nguyên liệu nước này không có hoặc đã cạn kiệt...Các nước đi đầu tư sẽ dễ dàng tìm kiếm lợi nhuận hơn khi họ được thừa hưởng những chính sách ưu đãi về thuế, khai thác tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động rẻ, dồi dào, lợi dụng những kẽ hở về pháp luật, môi trường, trình độ quản lý yếu kém... 2.2. Đứng trên góc độ vi mô Đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào, mục đích cuối cùng là tối đa hoá lợi nhuận. Khi thị trường trong nước đã trở nên nhỏ bé và thừa thãi thì bắt buộc họ phải đầu tư ra nước ngoài để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của mình.Thông qua đầu tư, các hãng không chỉ thu được lợi nhuận mà họ còn có thể tìm thấy nguồn hàng, nguồn tài nguyên mà nước mình đã, đang và có thể sẽ khan hiếm. Do sự phát triển không đồng đều về trình độ phát triển sản xuất và mức sống thu nhập...giữa các nước đã tạo nên sự chênh lệch về điều kiện và giá cả yếu tố đầu vào của sản xuất. Do đó, đầu tư ra nước ngoài cho phép lợi dụng được những chênh lệch này để giảm chi phí sản xuất, tăng Trang 22 lợi nhuận. Việc tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ở nước sở tại cũng giúp các chủ đầu tư giảm chi phí vận chuyển hàng hoá, tiết kiệm chi phí quảng cáo tiếp thị. FDI giúp các chủ đầu tư đổi mới cơ cấu sản xuất, áp dụng công nghệ mới, nâng cao năng lực cạnh tranh : Đổi mới thường xuyên công nghệ là điều kiện sống còn trong cạnh tranh,do đó các nhà đầu tư nước ngoài thường chuyển máy móc, công nghệ lạc hậu so với trình độ chung của thế giới để đầu tư sang nước khác. Điều đó, một mặt giúp chủ đầu tư thực chất bán được máy móc cũ để thu hồi vốn nhằm đổi mới thiết bị công nghệ, kéo dài được chu kỳ sống của sản phẩm của hãng ở các thị trường mới, di chuyển máy móc gây ô nhiễm ra nước ngoài và trong nhiều trường hợp còn thu được đặc lợi do chuyển giao công nghệ đã lạc hậu đối với các chủ đầu tư nước ngoài. III.Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI 1. Ổn định môi trường kinh tế chính trị Chính trị là yếu tố hàng đầu mà các nhà đầu tư xem xét có nên đầu tư vào một nước nào đó hay không. Các ngiên cứu về vấn đề này cho thấy nền kinh tế chính trị ổn định sẽ khuyến khích FDI. Rủi ro của các nhà đầu tư nước ngoài có liên quan tới sự bất ổn chính trị bao gồm tổn hao chi phí khi có sự đổ vỡ chính trị, sự quốc hữu hoá của chính phủ, tỷ lệ hoàn vốn hàng hoá chắc chắn, cung ứng hàng hoá, dịch vụ và nhân lực bị phá vỡ. Sự ổn định kinh tế là điều kiện tiên quyết của mọi ý định và hành vi đầu tư. Đối với vốn nước ngoài điều này càng có ý nghĩa quan trọng hơn bao giờ hết. Để thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài, nền kinh tế nội địa phải là nơi đảm bảo sự vận động an toàn của đồng vốn, sau đó là nơi có năng lực sinh lợi cao hơn những nơi khác. Sự an toàn của vốn đòi hỏi môi trường kinh tế ổn định, không gặp những rủi ro do yếu tố xã hội gây ra. Một nền kinh tế ổn định vững chắc nhưng không phải và không thể là sự ổn định bất động, tức là sự ổn định hàm chứa trong nó khả năng trì trệ kéo dài và dẫn tới khủng hoảng. Một sự ổn định có thể coi là vững chắc nhưng có thể là sự ổn định ngắn hạn. Trong dài hạn, loại ổn định này tiềm chứa trong nó khả năng gây bất ổn định. Bởi vì sự ổn định không đồng nhất với sự trì trệ, mà bản chất của sự ổn định kinh tế gắn liền với năng lực tăng Trang 23 trưởng, nhất là các nỗ lực tăng trưởng nhanh, lâu bền. Theo cách hiểu thông thường thì tăng trưởng tức là phá thể ổn định cũ, nhưng nếu quá trình tăng trưởng được kiểm soát sao cho có thể chủ động tái lập được thế cân mới thì quá trình đó cũng đồng thời là việc tạo ra cơ sở cho sự ổn định vững chắc và lâu bền. 2. Các chính sách kinh tế Chính sách kinh tế trực tiếp giải quyết vốn đầu tư ví dụ như các quy định về hạn chế sở hữu tài sản hay chuyển giao lợi nhuận, các chính sách khác của nước chủ nhà, các chính sách thương mại có ảnh hưởng tới FDI. Chính sách thương mại và đầu tư có khả năng nhập khẩu các thiết bị máy móc, nguyên liệu sản xuất và do đó trở thành mối quan tâm của tất cả các nghành đặc biệt là xuất khẩu, thị trường muốn có chi phí thấp để tăng tính cạnh tranh. Để ổn định tiền tệ các quốc gia phải sử dụng các chính sách như : lãi suất, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, các công cụ của thi trường mở và chính sách tỷ giá hối đoái. Mặt khác hoạt động ngân sách cũng có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu nói trên. Trong điều kiện toàn cầu hoá hiện nay, mức lãi suất tương đối cao còn giúp các chính phủ bảo vệ nguồn lực khan hiếm của mình là vốn, ngăn chặn được việc đào thoát vốn ra ngoài và huy động được nhiều vốn trong nước hơn. Tuy nhiên việc duy trì lãi suất cao cũng gây ra tác động ngược lại đối với mục tiêu huy động vốn. Bởi vì lãi suất cao tức phí tổn trong đầu tư cao sẽ làm giảm dần lợi nhuận của nhà đầu tư. Đối với tỷ giá hối đoái càng “mềm” thì khả năng thu lợi nhuận từ xuất khẩu càng lớn, sức hấp dẫn vốn nước ngoài càng lớn. Vấn đề là ở chỗ khi một nước có sức tăng trưởng xuất khẩu cao thì khả năng trả nợ của nước đó cũng đảm bảo hơn. Điều đó cũng làm yên tâm các nhà đầu tư vì độ mạo hiểm khi cho vay hay đầu tư giảm xuống. Một tỷ giá hối đoái phù hợp với tình hình phát triển kinh tế của đất nước sẽ tạo khả năng thúc đẩy xuất khẩu, vì thế có vai trò trực tiếp to lớn đối với việc huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn nước ngoài. Ngoài ra cùng với những chính sách quan trọng khác tác động mạnh đến việc ra quyết định về sở hữu nước ngoài, thuế, chuyển giao lợi nhuận Trang 24 và các yêu cầu hoạt động cũng như các khuyến khích cho các dự án đầu tư nưóc ngoài, các quy định của nhà đầu tư. 3. Hệ thống pháp luật Hệ thống pháp luật bao gồm các văn bản luật, các quy định, các văn bản quản lý hoạt động đầu tư ( giải quyết các thủ tục đầu tư, hướng dẫn đầu tư, đánh giá, thẩm định dự án...). Điều mà các nhà đầu tư quan tâm trong các đạo luật là : - Có sự bảo đảm pháp lý đối với tài sản tư nhân và môi trường cạnh tranh lành mạnh. - Quy về pháp lý của việc phân chia lợi nhuận, quyền hồi hương lợi nhuận đối với các hình thức vận động của vốn nước ngoài tại nước sở tại. - Các quy định về thuế, các mức thuế các loại. Nếu như các quy định về mặt pháp lý đảm bảo về vốn của nhà đầu tư không bị quốc hữu hoá khi hoạt động đầu tư đó không phương hại đến an ninh quốc gia, bảo đảm mức lợi nhuận cao và mức di chuyển lợi nhuận về nước dễ dàng thì khả năng hấp dẫn, thu hút FDI ngày càng cao. Nhìn chung, hệ thống pháp luật là thành phần quan trọng của môi trường đầu tư vì nó xác định mức lợi nhuận của các nhà đầu tư và quyết định của họ khi thanh lý tài sản đầu tư tạo ra bằng một hệ thống đồng bộ các biện pháp kinh tế xã hội cao trong điều kiện cụ thể xác định trên cơ sở vận dụng sáng tạo những quy luật kinh tế khách quan nói chung và những quy luật vận động đặc thù nói riêng. 4. Cơ sở hạ tầng Một trong những trở ngại lớn nhất đối với quá trình đầu tư là sự nghèo nàn và lạc hậu của hệ thống cơ sở hạ tầng. Kết cấu hạ tầng có ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh, trong đó đáng kể là ảnh hưởng tới tốc độ chu chuyển vốn. Đây là vấn đề quan tâm hàng đầu của nhà đầu tư trước khi ra quyết định đầu tư. Hệ thống cơ sở hạ tầng bao gồm cả hệ thống giao thông, hệ thống thông tin liên lạc và các cơ sở dịch vụ tài chính ngân hàng. Trình độ của các nhân tố này cũng phản ánh trình độ phát triển của mỗi quốc gia, nó tạo ra bộ mặt của đất nước và môi trường cho hoạt động đầu tư. Trang 25 5. Cải cách thủ tục hành chính Theo các nhà đầu tư nước ngoài thì lực cản lớn nhất hiện nay đối với nguồn vốn FDI chính là thủ tục hành chính. Vì vậy nếu không giải quyết dứt điểm các khó khăn phức tạp do thủ tục rườm rà thì sẽ làm tê liệt mọi ưu thế về môi trường đầu tư. Việc cải cách thủ tục hành chính hiện nay là thủ tục cần tiến hành theo hướng : - Đơn giản hoá các khâu trong thủ tục cấp đất, xét thẩm định dự án, xét duyệt thiết kế xây dựng, rút ngắn tối đa thời gian trong các thủ tục này nhằm mục đích cho dự án nhanh chóng đưa vào hoạt động, giảm bớt thiệt hại do lỡ mất thời cơ, do tồn đọng vốn... - Các cơ quan chức năng có thẩm quyền xây dựng các quy định tiêu chuẩn định mức và kiểm tra việc thực hiện, xoá bỏ cơ chế phải xin giấy phép, đăng ký kinh doanh sau khi đã được cấp giấy phép đầu tư đối với hoạt động mà giấy phép đầu tư đã cho, thực hiện theo hướng đăng ký không phải xin phép. Chính những phức tạp trong thủ tục hành chính như vậy làm giảm chi phí đầu tư, gây chậm trễ tốn kém cho nhà đầu tư. - Chấm dứt tình trạng khác biệt giữa luật pháp và thực tế thi hành ở các cơ quan cấp dưới khiến cho các nhà đầu tư nước ngoài hiểu không tốt về luật pháp của nước sở tại, trong những trường hợp có cơ quan cấp dưới cố ý làm sai nguyên tắc hoặc ra những văn bản trái với quy định của cấp trên thì phải trực tiếp chịu trách nhiệm trước pháp luật về những thiệt hại mà họ gây ra. - Phân định rõ ràng chức năng quyền hạn của cơ quan các cấp để tránh tình trạng chồng chéo lên công việc của nhau. - Việc kiểm tra hoạt động của doanh nghiệp là nhằm giúp đỡ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, giải quyết những vấn đề nảy sinh. IV. Phương pháp đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư nước ngoài. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của nhà nước, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, trong đó có hoạt động sản xuất kinh doanh xem xét từ hai góc độ người đầu tư và nền kinh tế. Trên góc độ người đầu tư là các doanh nghiệp, mục đích cụ thể có nhiều, nhưng quy tụ lại là lợi nhuận . Khả năng sinh lợi của các dự là Trang 26 thước đo chủ yếu quyết định sự chấp nhận một việc làm mạo hiểm của nhà đầu tư. Khả năng sinh lợi càng cao thì càng hấp dẫn các nhà đầu tư. Tuy nhiên không phải mọi hoạt động đầu tư có khả năng sinh lời cao đều tạo ra những ảnh hưởng tốt đẹp đối với nền kinh tế xã hội. Do đó trên góc độ quản lý vĩ mô phải xem xét mặt kinh tế xã hội của đầu tư, xem xét những lợi ích kinh tế xã hội do thực hiện đầu tư đem lại. Điều này giữ vai trò quyết định để được các cấp có thẩm quyền chấp nhận cho phép đầu tư, các định chế tài chính quốc tế, các cơ quan viện trợ song phương và đa phương tài trợ cho hoạt động đầu tư. Lợi ích kinh tế xã hội của hoạt động đầu tư là chênh lệch giữa các lợi ích mà nền kinh tế xã hội thu được so với các đóng góp mà nền kinh tế và xã hội đã phải bỏ ra khi thực hiện đầu tư. Những lợi ích mà xã hội thu được chính là sự đáp ứng của đầu tư đối với việc thực hiện mục tiêu chung của xã hội, của nền kinh tế. Những sự đáp ứng này có thể được xem xét một cách định tính như đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế, phục vụ việc thực hiện các chủ trương chính sách của Nhà nước, góp phần chống ô nhiễm môi trường, cải tạo môi sinh... hoặc đo lường bằng cách tính toán định lượng như mức tăng thu cho ngân sách, mức gia tăng số người có việc làm, mức tăng thu ngoại tệ. Chi phí mà xã hội phải gánh chịu khi một công cuộc đầu tư được thực hiện bao gồm toàn bộ các tài nguyên thiên nhiên, của cải vật chất , sức lao động mà xã hội dành cho đầu tư thay vì sử dụng vào các công việc khác trong tương lai không xa. Như vậy lợi ích kinh tế xã hội chính là kết quả so sánh có mục đích giữa cái giá mà xã hội phải trả cho việc sử dụng các nguồn lực sẵn có của mình một cách tốt nhất và lợi ích do dự án tạo ra cho toàn bộ nền kinh tế. Tuỳ thuộc phạm vi xem xét ở tầm vĩ mô hay vi mô mà có các phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của dự án đầu tư khác nhau. 1. Đánh giá trên góc độ nhà đầu tư là các doanh nghiệp Phương pháp được áp dụng là dựa vào số liệu báo cáo tài chính của dự án để tính các chỉ tiêu định lượng và thực hiện các xem xét mang tính chất định tính sau : Trang 27 1.1. Mức đóng góp cho ngân sách như thuế doanh thu, lệ phí chuyển tiền, thuế xuất nhập khẩu...từng năm và cả đời dự án Cách tính :có thể tính tổng số hay tính bình quân trên 1000 đồng vốn đầu tư 1.2. Số chỗ việc làm tăng thêm từng năm và cả đời dự án Cách tính : Có thể tính tổng hay tính bình quân trên 1000 đồng vốn đầu tư. Công thức : Số chỗ việc làm tăng thêm = Số lao động của dự án - Số lao động mất việc 1.3. Số ngoại tệ thực thu từ dự án từng năm và cả đời dự án Cách tính : Có thể tính tổng hay tính bình quân trên 1000 đồng vốn đầu tư Công thức: Số ngoại tệ thực thu = Tổng thu ngoại tệ – Tổng chi ngoại tệ 1.4. Tổng chi tiền nội địa tính trên một đơn vị ngoại tệ thực thu 1.5. Mức tăng năng suất lao động sau khi có dự án so với trước khi có dự án từng năm và bình quân cẳ đời dự án Cách tính : Có thể tính tổng số hay tính bình quân trên 1000 đồng vốn đầu tư. 1.6. Mức nâng cao trình độ nghề nghiệp của người lao động : Thể hiện ở chỉ tiêu bậc thợ bình quân thay đổi sau khi có dự án so với trước khi có dự án và mức thay đổi này tính trên 1000 đồng vốn đầu tư. 1.7. Tạo thị trường mới và mức độ chiếm lĩnh thị trường của dự án Công thức: tD bD daM  Trong đó : daM : Mức độ chiếm lĩnh thị trường của dự án. bD : Doanh thu do bán sản phẩm của dự án tại thị trường tD : Doanh thu tiêu thụ sản phẩm cùng loại. 1.8. Nâng cao trình độ kỹ thuật của sản xuất: Thể hiện ở việc thay đổi cấp bậc công việc bình quân sau khi có dự án với trước khi có dự án và mức thay đổi này tính trên 1000đồng vốn đầu tư. 1.9. Nâng cao trình độ của lao động quản lý : Thể hiện ở sự thay đổi mức đảm nhiệm quản lý sản xuất, quản lý lao động, quản lý tài sản cố định của lao động quản lý sau khi có dự án so với trước khi có dự án. Trang 28 1.10. Các tác động đến môi trường sinh thái cũng như đáp ứng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội trong từng thời kỳ. 2. Đánh giá hiệu quả của việc đầu tư đối với nước nhận đầu tư. Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế xã hội của dự án đầu tư khi xem xét ở tầm vĩ mô . 2.1.Giá trị sản phẩm thuần tuý tăng thêm ( ký hiệu NVA ) Nó là chỉ tiêu cơ bản phản ánh hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án là mức chênh lệch giữa giá trị đầu ra và giá trị đầu vào. Công thức : NVA  0 ( 1M + vI ) Trong đó : NVA : Giá trị sản phẩm thuần tuý tăng thêm dự kiến do dự án đem lại 0 : Giá trị đầu ra của dự án 1M : Giá tri đầu vào vật chất thường xuyên và các dịch vụ mua ngoài theo yêu cầu để đạt được đầu ra trên đây ( năng lượng, bảo dưỡng ) vI : Vốn đầu tư ( Khấu hao ). Điều kiện để có hiệu quả là NVA > 0 và ngược lại. 2.2. Chỉ tiêu lao động có việc làm do thực hiện dự án và số lao động có việc làm tính trên một dơn vị giá trị vốn đầu tư Số lao động ở đây bao gồm số lao động có việc làm trực tiếp và số lao động có việc làm gián tiếp ( ở các dự án liên đới ). Số lao động của đất nước có việc làm nhờ thực hiện dự án sẽ chỉ bao gồm số lao động trực tiếp và gián tiếp phục vụ cho dự án trừ đi số lao động bị mất việc ở các cơ sở có liên quan và số người nưóc ngoài làm việc cho dự án. Để tính chỉ tiêu số lao động có việc làm trên một đơn vị giá trị vốn đầu tư, ta phải tính đến số vốn đầu tư trực tiếp của dự án đang xem xét và vốn đầu tư của các dự án liên đới ( vốn đầu tư đầy đủ ). Tiếp theo tính một số chỉ tiêu sau: 2.2.1. Số lao động có việc làm trực tiếp tính trên một đơn vị giá trị vốn đầu tư trực tiếp. Công thức : dL' vd d I L  Trong đó : Trang 29 dL : Số lao động có việc làm trực tiếp của dự án vdI : Số vốn đầu tư đầy đủ của dự án đang xem xét và các dự án liên đới 2.2.2. Toàn bộ số lao động có việc làm tính trên một đơn vị vốn đầu tư đầy đủ. Công thức : tI vt t I L  Trong đó : tL : toàn bộ số lao động có việc làm trực tiếp và gián tiếp vtI : Số vốn đầu tư đầy đủ của dự án đang xem xét và các dự án liên đới 2.2.3. Các công thức có liên quan : tL dL indL vtI vdI vindI Trong đó : indL : Số lao động có việc làm gián tiếp vindI : Số vốn đầu tư gián tiếp 2.3. Chỉ tiêu mức giá trị gia tăng của mỗi nhóm dân cư ( những người làm công ăn lương, những người hưởng lợi tức...) hoặc vùng lãnh thổ. Chỉ tiêu này phản ánh tác động thu nhập điều tiết của nhóm dân cư hoặc vùng lãnh thổ. Phương pháp này đòi hỏi tính chỉ tiêu tỷ lệ giá tri gia tăng của mỗi nhóm dân cư hoặc mỗi vùng lãnh thổ thu được trong tổng giá trị gia tăng ở năm hoạt động bình thường của dự án. So với tỷ lệ này của các nhóm dân cư hoặc vùng lãnh thổ với nhau sẽ thấy được tình hình phân phôí giá trị gia tăng do dự án tạo ra giữa các nhóm dân cư và vùng lãnh thổ trong nước. 2.4. Chỉ tiêu ngoại hối ròng ( tiết kiệm ngoại tệ ). Xác định mức tiết kiệm của dự án cho biết mức độ đóng góp của dự án vào cán cân thanh toán của nền kinh tế đất nước. Trang 30 Công thức :     1 )()( n oi ipvPEPPEP Trong đó : )(PEP : Tổng chênh lệch thu, chi ngoại tệ cả đời dự án tính theo mặt bằng thời gian ở hiện tại. 1...2,1,0  ni : Các năm của đời dự án. Nếu 0)( PEP : Là dự án có đóng góp tích cực làm tăng ngoại tệ cho đất nước Nếu 0)( PEP : là dự án có tác động tiêu cực làm giảm ngoại tệ của đất nước 2.5. Chỉ tiêu khả năng cạnh tranh quốc tế : Chỉ tiêu này cho phép đánh giá khả năng cạnh tranh sản phẩm của dự án trên thị trường quốc tế. Nó so sánh số ngoại tệ tiết kiệm với giá trị đầu vào trong nước. Công thức :       1 1 0 )( n oi ipv n i ipv DR EFP IC Trong đó : IC : chỉ tiêu biểu hiện khả năng cạnh tranh quốc tế. DR : Các đầu vào trong nước dùng để sản xuất sản phẩm xuất khẩu hoặc thay thế nhập khẩu. 1...2,1,0  ni : Các năm của đời dự án. )(FEP : như trên Nếu tỷ số này > 1 là sản phẩm của dự án có khả năng cạnh tranh quốc tế Nếu tỷ số này < 1 là sản phẩm của dự án không có khả năng cạnh tranh quốc tế. V. Kinh nghiệm về thu hút FDI từ Liên minh Châu Âu củaTrung Quốc. Trang 31 Trung Quốc có quan hệ ngoại giao với một số nước thành viên của Cộng đồng kinh tế Châu Âu ( tiền thân của Liên minh Châu Âu) từ thập kỷ 60. Trên cơ sở quan hệ ngoại giao chính thức, quan hệ mậu dịch và hợp tác kinh tế giữa Trung Quốc với Cộng đồng kinh tế Châu Âu đã được triển khai ngay sau thời gian đó. Khi ấy quan hệ Trung Quốc và Liên Xô cũ đang xấu đi nghiêm trọng, quan hệ Trung Quốc – Nhật Bản chưa được bình thường hoá, còn Mỹ đang thi hành chính sách cô lập của Trung Quốc về chính trị, bao vây phong toả và cấm vận về kinh tế. Trong tình hình đó Trung Quốc chỉ còn cách phát triển quan hệ mậu dịch và hợp tác kinh tế với một số nước thành viên cộng đồng kinh tế Châu Âu, là những nước tư bản có trình độ khoa học tiên tiến thời bấy giờ. Giới nghiên cứu Trung Quốc cho rằng thập kỷ 60 và mấy năm đầu thập kỷ 70, các thành viên của cộng đồng kinh tế Châu Âu là nguồn cung cấp chủ yếu nhất về những dự án kỹ thuật đồng bộ, cần thiết cho sản xuất và xây dựng đất nước Trung Quốc thời bấy giờ. Những quốc gia này cũng là bạn hàng mậu dịch lớn thứ hai của Trung Quốc trong những năm đó. Trung Quốc đã chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với cộng đồng kinh tế Châu Âu vào tháng 5 năm1975. Tháng 4 năm 1978, Trung Quốc và cộng đồng kinh tế Châu Âu chính thức ký kết hiệp định song phương. Đây là cột mốc đánh dấu việc chính quy hoá và thể chế hoá quan hệ mậu dịch và hợp tác kinh tế giữa hai bên. Ngoài trao đổi thương mại và chuyển giao kỹ thuật cho Trung Quốc, từ sau năm 1978, nhiều nước thành viên EU đã triển khai hoạt động đầu tư trực tiếp vào Trung Quốc. Trong thời gian từ năm 1979 đến cuối thập kỷ 80, đầu tư trực tiếp của EU vào Trung Quốc chưa nhiều. Từ năm 1979 đến năm1990, khoảng 12 năm, tổng số vốn đầu tư trực tiếp của EU vào Trung Quốc mới chỉ khoảng 2.495 triệu USD, tính bình quân mỗi năm khoảng 200 triệu USD. Nhưng bắt đầu từ thập kỷ 90 trở lại đây vốn đầu tư có xu hướng tăng mạnh. Năm 1991 là 750 triệu USD gấp 3,5 lần so với những năm trước đó. Năm 1993 tăng vọt lên 3040 triệu USD với 1543 dự án đầu tư. Theo tư liệu do Trung Quốc công bố từ năm 1979 đến năm 1997, các nước EU đã đầu tư vào Trung Quốc tất cả là 8333 dự án lớn, nhỏ khác nhau. Trong 520,4 tỷ USD tổng đầu tư theo Hiệp định, Liên minh Châu Âu đầu tư 30,4 tỷ USD chiếm gần 6%. Trong 221,8 tỷ USD, Trang 32 tổng kim ngạch đầu tư thực tế, Liên minh Châu Âu đầu tư 13,1 tỷ USD chiếm hơn 6%. Trong nhiều thành phố lớn, đặc khu kinh tế, khu phát triển của Trung Quốc như : Bắc Kinh, Phố Đông, Thượng Hải, Sơn Đông, Quảng Châu, Thẩm Quyến...đều có thể thấy những dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài của các nước thuộc EU. Một số xí nghiệp liên doanh giữa EU và Trung Quốc sản xuất kinh doanh rất có hiệu quả, được tín nhiệm ở Trung Quốc như nhà máy chế tạo xe hơi đại chúng và nhà máy sản xuất kính Diệu Hoa ở Thượng Hải, công ty Trách nhiệm hữu hạn điện thoại liên doanh với Bỉ... Giữa Trung Quốc và nhiều nước EU cũng đã ký hiệp định bảo hộ đầu tư và hiệp định tránh thuế hai lần nhằm đảm bảo lợi ích cho nhà đầu tư, thúc đẩy EU đầu tư nhanh và hiệu quả hơn nữa vào Trung Quốc. Mặc dù, hiện nay đầu tư của các nước EU vào Trung Quốc còn chưa nhiều bằng đầu tư của Hồng Kông, Mỹ và Nhật Bản ở Trung Quốc, nhưng tiềm lực của EU còn rất lớn, khả năng của họ vào Trung Quốc còn rất nhiều. Đầu tư trực tiếp của EU vào Trung Quốc có các đặc điểm sau : - Kim ngạch đầu tư bình quân từng dự án tương đối cao, kim ngạch đầu tư bình quân trực tiếp của từng dự án từ năm 1979-1988 đạt 3,9 triệu USD, còn của Mỹ đạt 1,74 triệu USD, của Nhật đạt 1,85 triệu USD. Số liệu này cho thấy quy mô đầu tư từng dự án của EU gấp hơn hai lần so với Mỹ và Nhật Bản. Nếu tính theo tỷ lệ đầu tư của các nước thành viên thì tỷ lệ đầu tư của Anh là cao nhất đạt 6,07 triệu USD, của Đức đạt 4,334 triệu USD, của Pháp đạt 3,15 triệu USD. - Dự án đầu tư mang tính sản xuất : Lĩnh vực đầu tư trực tiếp của EU vào Trung Quốc chủ yếu là năng lượng, nguyên vật liệu, hoá chất, hoá dầu, ô tô, điện tín, y dược, thực phẩm,dệt... - Qui mô đầu tư đồng đều, các xí nghiệp vừa và nhỏ đều có đầu tư, nhưng lấy việc đầu tư vào các xí nghiệp lớn là chính. - Các xí nghiệp do EU đầu tư đạt hiệu quả kinh tế tương đối rõ rệt. Trung Quốc đã trở thành nước thứ hai sau Mỹ về thu hút đầu tư nước ngoài trên thế giới. Đạt được kết quả đó là do Trung Quốc có những điều chỉnh đúng đắn về đầu tư trực tiếp nước ngoài trong hội nghị Trung ương 3 khoá 14 ngày 14/11/1993 như : “ Tích cực thu nhận vốn, kỹ thuật, nhân tài và kinh nghiệm quản lý từ bên ngoài. Cải thiện môi trường đầu tư và Trang 33 cải tiến biện pháp quản lý đầu tư, mở rộng quy mô thu nhận đầu tư, thu nhận và khai thác các lĩnh vực đầu tư, mở cửa hơn nữa thị trường trong nước. Tạo điều kiện và thực hiện chế độ đãi ngộ quốc dân đối với các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, dựa vào luật pháp hoàn thiện khâu quản lý đối với các doanh nghiệp đó. Hướng dẫn vốn bên ngoài trọng điểm là vào các công trình cơ bản, ngành nghề cơ bản, ngành nghề kỹ thuật cao và kỹ thuật mới, cải tạo các xí nghiệp cũ, khuyến khích thành lập các xí nghiệp thuộc loại hình xuất khẩu, phát huy lợi thế của tải nguyên và thị trường trong nước ...thu nhận vốn và kỹ thuật bên ngoài để thúc đẩy nền kinh tế phát triển”. Về cơ cấu đầu tư : Trung Quốc tập trung thu hút đầu tư nước ngoài vào những lĩnh vực : xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng dịch vụ, bao gồm các ngành chủ chốt : giao thông, liên lạc, viễn thông, năng lượng vật liệu mới, bảo vệ nguồn nước . Củng cố và phát triển các ngành cơ khí, điện tử, hoá dầu, sản xuất ô tô, các ngành kiến trúc xây dựng, làm trụ cột cho nền kinh tế. Chú trọng phát triển các ngành công nghiệp mới có trình độ kỹ thuật cao của thế giới như công nghệ sinh học, vật liệu xây dựng mới. Phát triển các khu công nghiệp mới như : Bắc Kinh, Thiên Tân, Thượng Hải, Vũ Hán, Trùng Khánh là những khu vực chủ chốt tập trung nhiều máy móc và công nghệ đầu tư, chú trọng vào việc nâng cấp kỹ thuật, hướng dẫn các xí nghiệp này tập trung sản xuất các sản phẩm công nghiệp, thiết bị quan trọng và linh kiện điện tử. Riêng ngành tài sản đất đai những dự án khách sạn, du lịch,những trang thiết bị phục vụ tiêu dùng cao cấp thì phát triển ở mức độ thích hợp và có sự hạn chế đối với việc thâm nhập của thương gia nước ngoài. Về hình thức đầu tư : Trong những năm gần đây cùng với các nhà đầu tư đến từ các nước Âu – Mỹ, từ các công ty xuyên quốc gia, từ các nhà đầu tư lớn Hoa Kiều, bên cạnh tiền vốn ngành nghề còn có tiền vốn lưu thông quốc tế thâm nhập vào Trung Quốc dưới các phương thức mua bán chứng khoán, lưu thông tiền vốn cổ phần, xây dựng quỹ tham gia cổ phần... Đối với những trang thiết bị cơ sở hạ tầng như giao thông vận tải, thông tin, cung cấp điện, cung cấp nước... là những ngành quy mô đầu tư lớn, thu hồi vốn chậm, nhưng rủi ro nhỏ, lợi ích tương đối ổn định, Trung Quốc khuyến khích các ngành này thu hút tiền vốn của thị trường tiền vốn Trang 34 quốc tế rồi cho các xí nghiệp trong nước đầu tư kinh doanh. Việc xây dựng đường sắt, bến cảng, hàng không, đường cao tốc, Trung Quốc khuyến khích hình thức phát hành cổ phiếu, trái khoán ở nước ngoài hoặc hình thức BOT. Để tập trung vốn cho các ngành công nghiệp cơ sở như năng lượng, nguyên vật liệu xây dựng, công nghiệp hoá chất... Trung Quốc khuyến khích các nhà đầu tư thông qua hình thức phát hành chứng khoán, chuyển nhượng một phần vốn cổ phần để có được vốn. Với các ngành máy móc, điện tử, xe ô tô...Trung Quốc khuyến khích sử dụng hình thức liên doanh, đưa tiền vốn vào bằng hình thức “ Quỹ đầu tư” hoặc ưu tiên cho phép ra nước ngoài phát hành trái khoán cổ phần. Đối với những ngành nghề kỹ thuật cao, khai thác, phát triển nông – lâm nghiệp, thuỷ lợi,Trung Quốc khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài với những điều kiện ưu đãi : dành cho đất đai sử dụng không phải đền bù, thuế thấp. Với những ngành công nghiệp gia công phục vụ, Trung Quốc tiếp tục khuyến khích các nhà đầu tư trực tiếp hoặc có thể đưa thêm hình thức khác. Về quy mô vốn đầu tư : Từ thu hút những dự án vừa và nhỏ, chuyển sang thu hút những dự án lớn và vừa, khuyến khích các tập đoàn tư bản lớn Hoa Kiều, các công ty lớn ở các nước Âu - Mỹ, đặc biệt là các công ty siêu quốc gia được xây dựng các công ty đầu tư và nới lỏng hơn phạm vi kinh doanh đối với các công ty này. Chỉ trong vòng ( 1993 – 1994 ) đã có tới hơn 100 công ty siêu quốc gia và các tập đoàn tài chính lớn ở các nước Mỹ, Nhật Bản, Anh, Pháp, Italia...đầu tư vào Trung Quốc. Cải thiện môi trường đầu tư : làm “nhạt” sự ưu đãi khu vực, tăng mạnh sự ưu đãi ngành nghề, khuyến khích đầu tư nước ngoài vào vùng ven biển đến nội địa, đặc biệt vào khu vực miền Trung và miền Tây. Miền Tây và miền Trung là những khu vực xa xôi hẻo lánh nhằm phát huy sức lao động tại chỗ để cùng khai thác tài nguyên. Về cơ chế quản lý : Trung Quốc chuyển từ kiểu quản lý theo kiểu phân chia giai đoạn trước đây sang quản lý hệ thống cả quá trình nắm chắc quản lý vĩ mô đồng thời nắm chắc cả quản lý vi mô. Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài phải phối hợp nhịp nhàng với vận hành kinh tế vĩ mô và mục tiêu của cải cách hiện nay về khống chế lạm phát, phát triển nông nghiệp, cải cách xí nghiệp thuộc sở hữu nhà nước, khống chế đầu tư, cải thiện và tăng cường pháp chế. Trang 35 Với nội dung trên, chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc mang tính chất toàn diện trên mọi mặt. PHẦN II : THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU VÀO VIỆT NAM I. Tính tất yếu khách quan của quan hệ đầu tư trực tiếp nước ngoài giữa EU và Việt Nam. 1. Sự hình thành và phát triển của liên minh Châu Âu EU bao gồm 15 quốc gia ở Châu Âu là: Anh, Pháp ,Đức, Italia, Đan Mạch, Bỉ, Hà Lan, Luxembourg, Hy Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ai Len, Thuỵ ĐIển, áo và Phần Lan. Đây là khối kinh tế hùng mạnh và là một trong những trung tâm kinh tế và chính trị quan trọng cuả Thế giới, chiếm 1/6 diện tích địa cầu, với dân số 386 triệu người, GDP khoảng 8000 tỷ USD. Đây là tổ chức mà cùng với việc lưu hành đồng tiền chung duy nhất đã đưa EU lên tới đỉnh đIểm cuả sự phát triển. Thật vậy, ta biết rằng Thế giới của hội nhập quốc tế và khu vực hoá phát triển theo năm cấp độ : 1. Khu vực mậu dịch tự do 2. Liên minh thuế quan 3. Khối thị trường chung 4. Liên minh kinh tế 5. Liên minh kinh tế và tiền tệ EU là trung tâm kinh tế đạt trình độ phát triển cao, đặc biệt là ngành cơ khí chế tạo, hoá chất, dược phẩm, dệt, đIện tử, nguyên tử, năng lượng, khai khoáng dầu khí, chế biến, nông sản. Nông nghiệp là ngành kinh tế mũi nhọn. Trang 36 EU là một trung tâm buôn bán hàng đầu Thế giới chiếm 1/5 kim ngạch toàn cầu. Các bạn hàng chính là Mỹ, Nhật Bản và ASEAN. Các nước thành viên EU đạt trình độ phát triển khá tương đồng, hiện đang ở giai đoạn cao của quá trình nhất thể hoá kinh tế, xoá bỏ hàng rào thuế quan, sử dụng một đồng tiền chung cho các nước thành viên. Hiện nay liên minh kinh tế và tiền tệ Châu Âu là trường hợp duy nhất trên thế giới đạt tới cấp độ thống nhất tiền tệ, với một triển vọng thị trường thống nhất. Liên minh Châu Âu là một trong ba trung tâm kinh tế hùng mạnh của thế giới bên cạnh Mỹ và Nhật Bản. Trong khi cơn bão tài chính làm nghiêng ngả nền kinh tế thế giới hơn một năm qua, EU ít chịu ảnh hưởng và phần lớn các ngành kinh tế của EU tiếp tục phục hồi, phát triển. Năm 1999 là năm có nhiều chuyển động đáng chú ý đối với tiến trình phát triển của Liên minh Châu Âu. Kể từ đầu năm 1999, Liên minh Châu Âu đã có nhiều sự thay đổi từ kinh tế đến chính trị, xã hội. Liên minh kinh tế tiền tệ ( EMU ) ra đời cùng với việc lưu hành đồng tiền chung Châu Âu. Và chỉ sau một năm, đồng tiền này đã nhanh chóng trở thành một tác nhân mạnh liên kết chính trị trong khu vực. Theo đánh giá của viện IFO, tăng trưởng GDP thực tế của các nước thành viên EMU trong năm 1999 đạt 2% và năm 2000 là 2,6%. Còn tốc độ tăng trưởng là 1,8% năm 1999 và 2,6% năm 2000. Các nước Tây Âu có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất trong năm 1999-2000 là Ailen với 7,25% và 6,5% tương ứng. Đứng thứ hai là Phần Lan với 3,25% và 4%. tiếp theo là Lucxembourg, Hy Lạp và Bồ Đào Nha có GDP trên 3% trong năm 2000. Với tăng trưởng tương ứng 1,25 và 2,25%, Italia đứng sau Đức ( 1,5 và 2,5% ), Pháp đạt cao hơn mức trung bình của các nước EU với 2,25 và 2,75%, Anh thì thấp hơn với 0,75 và 2%… Tỷ lệ lạm phát giảm trong phạm vi 45 nước thành viên EU, từ 1,1% xuống còn 1%. Tuy nhiên 4 trong số 15 nước EMU (gồm có Phần Lan, Ailen, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha ) đã vượt quá giới hạn lạm phát là 2% do ngân hàng Trung ương Châu Âu ( ECB ) đề ra. Rõ ràng là tốc độ phát triển kinh tế của các nước trong khu vực đồng EURO rất khác nhau. Nền kinh tế nhỏ lại, tăng trưởng nhanh hơn nhiều so với các nền kinh tế lớn đang trì trệ. Sự mất công bằng này cùng với sự phát triển kinh tế mạnh mẽ, liên Trang 37 tục của Hoa Kỳ làm cho đồng EURO bị giảm giá so với đồng USD, nhưng triển vọng của nó vẫn được dư luận đánh giá là tích cực. Để có được những thành tựu như ngày nay, bản thân EU đã phải trải qua một thời gian dài tồn tại và phát triển với bước thăng trầm, đặc biệt là cả quá trình nghiên cứu và nỗ lực to lớn của các nước thành viên trong liên kết kinh tế. Mốc lịch sử đánh dấu sự hình thành EU là bản “ tuyên bố Schuman”, của ngoại trưởng Pháp- Robert Schuman, vào ngày 09/05/1950 với lời đề nghị “Pháp, Cộng hoà liên bang Đức và bất kỳ quốc gia Châu Âu nào có nguyện vọng tham gia, hãy liên kết tài nguyên than và thép”,. Đề nghị này của Schuman có ý nghĩa to lớn đối với các nước tư bản chủ nghĩa Tây Âu. Nước vừa mở ra một kiểu quan hệ hoàn toàn mới đối với các nước này trong một lĩnh vực kinh tế cụ thể ( lấy hợp tác thay cho đối địch kinh tế), vừa bao hàm sự hoà giải lâu đời giữa Pháp và Đức, nhằm làm khung cho sự thống nhất Châu Âu vào tương lai. Do vậy , sáng kiến của ngài Robert Schuman đã được năm nước Tây Âu khác ngoài Pháp là Đức,Bỉ, Hà Lan, Italia, Lucxembourg ủng hộ. Ngày 18/4/1951, tại Pari, sau nước Tây Âu đã ký hiệp ước thành lập cộng đồng Than và Thép Châu Âu ( ECSC ), mở ra một chương mới trong lịch sử quan hệ giữa các nước Tây Âu. Mục đích của hiệp ước là bảo đảm sản xuất, tiêu thụ than và thép, đẩy mạnh tiến bộ khoa học, kỹ thuật trong sản xuất, phân phối than và thép, nâng cao năng xuất lao động. Dựa trên những thành tựu về kinh tế và chính trị mà ECSC mang lại cho các nước thành viên, chính phủ nước này cần phải tiếp tục con đường đã chọn để sớm đạt được “ một thực thể Châu Âu mới”. Kết quả là ngày 25/01/1957 tại Rome, ngoại trưởng sáu nước ECSC đã ký kết hiệp ước thiết lập cộng đồng kinh tế Châu Âu ( EEC ) và cộng đồng năng lượng nguyên tử Châu Âu (EURATOM). Tuy nhiên, nhiệm vụ của EURATOM chỉ là đẩy mạnh sự sáng tạo và phát triển công nghiệp nguyên tử, đảm bảo cung cấp nguyên liệu và bảo vệ môi trường. Còn EEC có nhiệm vụ rộng lớn hơn, bao trùm toàn bộ lĩnh vực kinh tế chung bảo đảm hoà nhập kinh tế, tiến tới thị trường thống nhất, tạo ra sự tự do lưu thông hàng hoá và con người trong toàn khối. Trang 38 Để nâng cao hiệu quả liên kết giữu sáu nước hơn nữa và tránh khỏi sự chồng chéo trong hoạt động của cộng đồng, năm 1967, ECSC, EEC và EURATOM chính thức hợp nhất thành một tổ chung có tên gọi là Cộng đồng Châu Âu (EC). Song song cùng với sự kiện này, Anh cùng với tám nước Châu Âu khác là Na Uy,Thuỵ Điển, Đan Mạch, Ao, Bồ Đào Nha, Thuỵ Sĩ, Phần Lan và Ailen cũng tiến hành thành lập khối “Khu vực mậu dịch tự do Châu Âu hẹp (EFTA)” để đối chọi với nền kinh tế của khối EC. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, EC đã đạt được những thành tựu về kinh tế và chính trị, còn EFTA còn bị cô lập trên thị trường quốc tế. Chính vì vậy mà ngày 09/08/1973, Anh cùng các nước Bắc Âu là Đan Mạch cùng làm đơn xin gia nhập EEC. Sau lần mở rộng lần thứ nhất, EC đã mở rộng thêm hai lần nữa ( năm 1981 và năm 1986 ) với sự gia nhập lần lượt của Hy Lạp, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Lúc này EC đã mở rộng ra thành 12 nước thành viên. Ngày 01/01/1994, cùng với tính hiệu lực của hiệp ước Mastricht, EC- 12 đổi tên thành Liên minh Châu Âu ( EU ) và hướng đến sự thống nhất tiền tệ vào năm1999 cũng như tạo ra một chính sách đối ngoại và an ninh chung. Trước triển vọng sáng sủa của EU, ba nước : Ao, Phần Lan, Thuỵ Điển đã nộp đơn xin gia nhập EU. Từ năm 1995, EU chính thức có 15 nước thành viên : Đức, Pháp, Bỉ, Ao, Italia, Anh,Hà Lan, Lucxembourg, Thuỵ Điển, Đan Mạch, Hy Lạp,Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ailen, Phần Lan. Để tăng cường liên kết kinh tế, tập hợp sức mạnh của các quốc gia nhằm giải quyết các vấn đề nảy sinh trong từng nước và trong cả cộng đồng, EU đã lập một số cơ quan siêu quốc gia nhằm hoạch định, điều hành và giám sát quá trình thực hiện của từng quốc gia thành viên. Hiện nay hệ thống tổ chức của EU bao gồm : - Hội đồng Châu Âu - Hội đồng bộ trưởng - Uỷ ban Châu Âu - Toà kiểm soát và ngân hàng đầu tư Châu Âu. 1.1. Hội đồng Châu Âu ( The European Council ) Hội đồng Châu Âu giữ vị trí quan trọng đặc biệt trong hệ thống tổ chức. Đây là cơ quan thường xuyên của Liên minh, hoạt động định kỳ và Trang 39 không định kỳ. Hội đồng Châu Âu là cấp quyền lực chung nhất của Liên minh, bao gồm các nhà lãnh đạo cao nhất của các nước thành viên trong Liên minh. Hội đồng Châu Âu thường họp ít nhất hai lần trong một năm. Đây thực hiện được coi như là một diễn đàn chính trị ấn định các phương hướng chính cho hoạt động của Liên minh. 1.2. Hội đồng bộ trưởng ( The Council of Government ). Đây là cơ quan tối cao của Liên minh. Hội đồng Bộ trưởng thường thông qua những đề nghị của Uỷ ban Châu Âu để đưa ra các chỉ thị, các quy tắc và các quy định có hiệu lực bắt buộc đối với các nước thành viên. 1.3. Uỷ ban Châu Âu ( The European Committee ). Đây là cơ quan thi hành các chính sách của Liên minh và đại diện cho quyền lợi của Liên minh. Uỷ ban Châu Âu bao gồm các đại diện thường trực của các nước thành viên- do các chính phủ chỉ định và không phụ thuộc vào Chính phủ. Chủ tịch uỷ ban được đề cử với nhiệm kỳ 5 năm. Uỷ ban Châu Âu có 4 chức năng sau : - Đề nghị lên Hội đồng Bộ trưởng các thể thức áp dụng một quyết định hay xác định một chính sách được áp dụng vào một lĩnh vực cụ thể. - Có trách nhiệm thi hành các hiệp ước và các quy định của Hội đồng Bộ trưởng - Quản lý ngân sách của Liên minh. - Là tiếng nói chung của tất cả thành viên ở một vài cấp. Uỷ ban Châu Âu độc lập với Chính phủ và chịu sự kiểm soát của Nghị viện Châu Âu. 1.4. Nghị viện Châu Âu ( The European Parliament ). Đây là cơ quan cộng đồng trong Liên minh, với nhiệm kỳ 5 năm. Nghị viện Châu Âu tập hợp những đại diện của nhân dân các nước thành viên và có quyền kiểm soát đối với Uỷ ban Châu Âu. Nghị viện Châu Âu có quyền tham gia vào các quá trình quyết sách của liên minh. 1.5. Toà án kiểm toán ( The Court of Auditors ) Toà án có vai trò kiểm tra để việc thu và chi được thực hiện “ theo một cách thức hợp pháp và đúng chuẩn mực”. Toà án kiểm toán còn quản lý một cách thích hợp các vấn đề tài chính của Liên minh. 1.6. Ngân hàng đầu tư Châu Âu ( EIB- The European Invesment Bank). Trang 40 Đây là tổ chức được thành lập để giúp EU thực hiện các dự án đóng góp vào sự phát triển cân bằng trong Liên minh. EIB sử dụng nguồn vốn do các nước thành viên đóng góp và nhất là vay quốc tế để cấp phát tín dụng cho các tổ chức nhà nước, xí nghiệp của các nước thành viên hoặc cho các nước đang phát triển vay. Có thể nói quá trình ra đời và phát triển của EU gần nửa thế kỷ qua là cả một quá trình đấu tranh gay gắt, một quá trình tranh chấp và thoả hiệp. Song với nhữug nỗ lực to lớn và cam kết thống nhất về mục tiêu của các nước thành viên, EU đã phát triển vượt bậc, xúc tiến trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong lĩnh vực tiền tệ với việc tạo lập thị trường chung và tiến đến thành lập một khu vực tiền tệ ổn định nhằm cạnh tranh với đồng USD trên thị trường quốc tế. 2. Tính tất yếu khách quan của quan hệ đầu tư giữa EU và Việt Nam. Quá trình toàn cầu hóa đang thúc đẩy mạnh mẽ sự hội nhập của các nước vào nền kinh tế thế giới và khu vực. Có thể nói hiện nay hầu như không có một quốc gia nào đứng ngoài quá trình hội nhập quốc tế nếu không muốn tự cô lập và rơi vào nguy cơ tụt hậu. Điều đó giải thích tại sao sau khi thống nhất đất nước, Việt Nam đã tích cực tham gia vào đời sống quốc tế. Đại hội đại biểu Toàn quốc lần thứ VI Đảng cộng sản Việt Nam (1986 ) với đường lối đổi mới và mở cửa đã tạo ra một bước ngoặt quan trọng trong chính sách và quan hệ đối ngoại của Việt Nam. Với phương châm “ Đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ” và “ là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển” Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với trên 160 nước và hầu hết các tổ chức quốc tế và khu vực quan trọng. Ngay sau khi thống nhất đất nước năm 1975, Việt Nam đã có mối quan hệ với Cộng đồng Châu Âu (EU) mà ngày nay là Liên minh Châu Âu (EU). Song quan hệ giữa hai bên trong giai đoạn này chỉ nằm trong khuôn khổ của viện trợ nhân đạo. Ngày 22/10/1990, Hội nghị bộ trưởng của 12 nước EC đã quyết định thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với Việt Nam. Ngay sau khi quan hệ ngoại giao chính thức được thiết lập, EC đã giành cho Việt Nam những khoản viện trợ để đưa người lao động Việt Trang 41 Nam từ Irắc trở về do chiến tranh vùng vịnh, hoặc những người Việt Nam ra đi bất hợp pháp hồi hương và tái hoà nhập. Ngày 12/6/1992, Nghị viện Châu Âu đã thông qua nghị quyết tăng cường quan hệ EC và ba nước Đông Dương trong đó yêu cầu Uỷ ban Châu Âu và Hội đồng Bộ trưởng EC đề ra những biện pháp cụ thể đẩy mạnh quan hệ mọi mặt với Việt Nam. Sau chuyến thăm Việt Nam mở đầu của Tổng thống Pháp F.Mitterand, tháng 02/1993, nhiều quan chức cấp cao của EC đã sang thăm Việt Nam. Việt Nam cũng có những chuyến viếng thăm chính thức các nước EC do Thủ tướng quốc gia và Bộ trưởng ngoại giao dẫn đầu. Năm 1995, quan hệ Việt Nam-EU đã tiến tới một bước mới, đặc biệt về chất.Quan hệ giữa hai bên được mở rộng hơn, không còn chỉ là việc viện trợ hay thăm viếng lẫn nhau, hoặc chỉ buôn bán hàng dệt và may mặc. Ngày 31/05/1995, xuất phát từ lợi ích của hai bên, Hiệp định khung hợp tác Việt Nam-EU đã được ký tắt tại Brussels gồm 21 điều khoản và 3 phụ lục quy định những nguyên tắc lớn trong quan hệ hợp tác giữu hai bên nhằm tạo điều kiện khuyến khích gia tăng và phát triển đầu tư, thương mại hai chiều , hỗ trợ Việt Nam chuyển sang nền kinh tế thị trường, bảo vệ môi trường và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Ngày 17/07/1995, bản Hiệp định khung nàyđã được ký kết chính thức. Kể từ đó quan hệ giữa Việt Nam và EU đã chuyển sang một giai đoạn mới trong phạm vi rộng lớn hơn, đa dạng hơn. Mục tiêu các nước thuộc EU tăng cường đầu tư vào Việt Nam : Thứ nhất, sự hấp dẫn ngày càng tăng của các nước Đông Á và Đông Nam Á cũng như nguy cơ bị Mỹ và nhật Bản lấn át hoàn toàn đã buộc các nước EU phải lưu tâm hơn đến khu vực nàynói chung và Việt Nam nói riêng -Nước ta có nguồn nhân lực phong phú, giá nhân công rẻ hơn so với các nước khác, mức lương trung bình trả cho một giờ lao động là 0,16 USD. - Ở đây có môi trường đầu tư hấp dẫn, mức độ cạnh tranh thấp hơn ở các nước công nghiệp phát triển. Chính phủ đã đề ra các chính sách quan Trang 42 trọng để thu hút vốn đầu tư nước ngoài như đẩy mạnh sản xuất, đổi mới cơ sở hạ tầng và mở rộng thị trường vốn. Việt Nam là bằng chứng sinh động. Kể từ khi có chính sách “đổi mới” vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng nhanh, chỉ riêng 1994 số vốn đầu tư của các dự án đã được cấp giấy phép là 4041triệu USD, tăng 45% so với năm 1993. - Nước ta có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú. Có lợi thế về sản xuất cà phê, có các nguồn dầu lửa, gỗ… Những yếu tố hứa hẹn một tỷ suất lợi nhuận khá cao so với khu vực khác. Thứ hai, EU sau khi đánh giá lại vị trí kinh tế và vai trò chính trị của Châu Á trên thế giới. Họ cho rằng sự phát triển kinh tế của nước mình trong tương lai ngày càng dựa vào quan hệ với Châu Á. Việt Nam là nước mà EU coi là mũi đột phá để thâm nhập thị trường Nhật Bản và các nước Châu Á khác (Trước kia Nhật Bản dùng Ailen làm bước đệm bước chân vào EU ). Thứ ba,trên thị trường các nước trong khu vực và Việt Nam, EU cần phải trải qua giai đoan mở mang và kinh doanh. Mục đích chủ yếu của EU là tăng cường sự có mặt về kinh tế ở đây khiến EU có trọng lượng lớn hơn trong nền kinh tế thế giới trong tương lai và cũng như có vị thế hơn so với các đối trọng của mình là Mỹ và Nhật Bản. Ngoài ra các nước EU cũng tìm mọi cách phát huy ảnh hưởng chính trị đối với các nước trong khu vực và đều muốn có tiếng nói chung trong các công việc của Châu Á. Như vậy, việc EU tiến quân và có đầu tư vào các nước trong khu vực và Việt Nam là nhằm thiết lập một điểm tựa mới cho tương lai. Xét cho cùng, mọi chiến lược của EU hiện nay không thể tách rời chiến lược đầu tư của EU, nhằm mục tiêu lớn nhất thống nhất Châu Âu thành một cực quyền độc lập có ảnh hưởng quyết định đến vận mệnh của cả loài người. Quan hệ hợp tác nói chung và với EU nói riêng có vai trò hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội nước ta. Các cuộc gặp cấp cao, những cuộc họp làm việc của các quan chức cấp cao chính phủ hai phía, các đoàn danh nhân tìm hiểu thị trường, việc thực hiện các chương trình ….đang từng bước làm vững chắc, nâng cao hiệu quả quan hệ hợp tác. - Về kinh tế : Trang 43 Hiệp định Việt Nam – EU sẽ thúc đẩy hơn nữa sự phát triển kinh tế của Việt Nam gia tăng viện trợ tài chính cho Việt Nam. Đối với Việt Nam EU vừa là đối tác kinh tế ( buôn bán của EU chiếm 40% buôn bán thế giới, EU có hàng hoá chất lượng cao, có khả năng thanh toán đầy đủ ), vừa là một thị trường lý tưởng tiêu thụ sản phẩm như nông lâm sản, dầu hoả và hàng dệt may. Đối với Việt Nam EU đã trở thành như là một lực lượng đối trọng làm cân bằng mọi quan hệ giữa Việt Nam và các nước phương Tây cũng như đối với các nước láng giềng của mình. - Về đầu tư : Tính đến hết tháng 5/2000 đã có 11 trong số 15 nước thành viên EU đầu tư vào Việt Nam với 322 dự án trị giá 5,381 tỷ USD chiếm 12,6 % tổng mức FDI ở Việt Nam. Đây là những dự án đầu tư trực tiếp vào các lĩnh vực thăm dò khai thác dầu khí ( EU chiếm hơn một nửa số hợp đồng trong lĩnh vực này), kinh doanh khách sạn, du lịch, công nghiệp may mặc, rượu bia, nước giải khát… - Về thương mại : Trong kinh doanh xuất nhập khẩu EU là thị trường lớn của Việt Nam với quy mô buôn bán tăng khá nhanh : chu chuyển thương mại 2 chiều tăng 13 lần trong thập niên 1990. Năm 1999 các nước thuộc EU chiếm 21,7% kim nghạch xuất khẩu và 8,9% kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam, EU là thị trường xuất khẩu lớn thứ ba của Việt Nam ( sau Đông Nam Á ). Bảng 1 : Kim ngạch xuất, nhập khẩu của Việt Nam sang thị trường EU Năm 1995 1996 1997 1998 1999 Tổng kim ngạch 5448,9 725,5 9174 9373 11523 Kim ngạch sang EU 666,2 848,4 1533 2109 2477 Tỷ trọng(%) 8,17 11,7 16,7 22,5 21,7 Nguồn : Niên giám thống kê 1995- Vụ thương mại Bộ KH&ĐT II. Tình hình FDI nói chung và đầu tư trực tiếp của EU nói riêng tại Việt Nam. 1. Tình hình FDI nói chung tại Việt Nam. Trang 44 Đã hơn 10 năm qua đi kể từ khi nhà nước ban hành Luật đầu tư nước ngoài vào tháng 12/1987 tính cho đến cuối tháng 12 năm 2000, một thời gian rất ngắn so với lịch sử dân tộc, nhưng trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài ở Việt Nam đã gặt hái được khá nhiều kết quả quan trọng. Chúng ta cần xem xét, đánh giá phân tích kỹ càng những việc đã làm được và chưa làm được trong vấn đề đầu tư trực tiếp để có thể phát huy những lợi thế và có thể giải quyết những khó khăn tồn tại còn vướng mắc để có thể thu hút đầu tư nước ngoài ngày càng nhiều và quản lý sử dụng thật hiệu quả hơn góp phần nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển. Cụ thể ta có thể tác động chủ yêú sau của đầu tư nước ngoài đến nền kinh tế Việt Nam sau hơn 10 năm Luật đầu tư nước ngoài được ban hành: Số dự án dược cấp mới trong năm 2000 ( tính đến ngày 31/12/2000 ), trên địa bàn cả nước có 344 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp giấy phép đầu tư với tổng vốn đăng ký đạt 1,973 tỷ USD, vốn pháp định đạt 1507 triệu USD, chiếm 76,4% tổng vốn đầu tư nước ngoài. So với năm 1999, đầu tư nước ngoài năm 2000 gia tăng về số dự án và tổng vốn đầu tư, vốn đăng ký cấp mới tăng 26%, số dự án tăng 11%. Trong năm 2000, nhiều dự án đầu tư nước ngoài do hoạt động ổn định, hiệu quả nên đã tăng vốn đầu tư để mở rộng quy mô dự án. Có 153 dự án điều chỉnh tăng vốn, với tổng số vốn đăng ký tăng thêm đạt 425,6 triệu USD. Tuy nhiên, so với năm 1999, số dự án xin tăng vốn bằng 94% và số vốn tăng thêm bằng 68%. Tổng vốn đăng ký kể cả cấp mới và bổ sung năm 2000 đạt 2,398 tỷ USD, so với năm 1999 tăng 9%. Trong năm 2000, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp 24 dự án (chưa kể dự án đầu tư ra nước ngoài), tuy chỉ chiếm 7% số dự án nhưng có số vốn đăng ký 1.299,8 triệu USD và chiếm tới 66% tổng vốn đăng ký các KCN- KCX cấp giấy phép cho 154 dự án (chiếm 45% số dự án ), vốn đăng ký đạt 475 triệu USD (chiếm 24% vốn đăng ký). Điểm đáng chú ý là tuy số dự án do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp có giảm, nhưng vốn của các dự án tăng 24%, so với năm 1999. Đặc biệt so với năm 1999, đầu tư nước ngoài vào các KCN – KCX đã tăng mạnh trong năm 2000 với số dự án tăng 69% và vốn đăng ký tăng 77%. Biểu 2 : Tổng hợp đầu tư trực tiếp nước ngoài (tính đến ngày 31/12/2000) Trang 45 Đơn vị :triệu USD. Chỉ tiêu 1996 1997 1998 1999 2000 5 năm I.Số dự án. - Cấp vốn - Tăng vốn - Hết hạn - Giải thể - Còn hiệu lực. 365 162 4 54 348 164 6 85 275 162 2 101 311 163 2 85 344 153 2 77 2,619 1,643 804 16 402 II.Số đăng ký và cấp mới. - Vốn đăng ký - Tăng vốn - Giải thể - Hết hạn 8640 788 1,141 146,1 4,679 1,173 544 24,4 3,897 884 2,428 19,1 1,568 628 624 11 1,973 426 1,666 19 20,727 3,900 6,403 193 III. Vốn thực hiện. -Vốn từ nước ngoài -Vốn từ doanh nghiệp. 2,923 2,518 40,5 3,137 2,822 315 2,364 2,214 150 2,179 1,971 208 2.228 2,043 185 12,831 11,568 1,263 Nguồn:Vụ Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch Đầu tư Như vậy, đầu tư nước ngoài năm 2000 bước đầu có dấu hiệu phục hồi và tăng trưởng trở lại, tuy chưa vững chắc. Đây là một cố gắng rất lớn trong bối cảnh quốc tế vào các nước ASEAN suy giảm và trong điều kiện môi trường đầu tư của Việt Nam vẫn còn những hạn chế và tác động của khủng hoảng khu vực đã làm suy giảm mức độ đầu tư của các nước trong vùng vào Việt Nam. Kết quả này phản ánh được tác động tích cực của các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư nước ngoài mà Chính phủ Việt Nam đã ban hành trong năm 2000; nhất là việc sửa đổi bổ sung luật đầu tư nước ngoài tháng 6/2000 và ban hành nghị định 24/2000 NĐ-CP ngày 31/7/2000 vừa qua và sự tin tưởng của các nhà đầu tư nước ngoài vào nền kinh tế Việt Nam đã khơỉ sắc trở lại vào năm 2000. 1.1. Cơ cấu đầu tư theo lĩnh vực Cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài trong năm 2000 đánh dấu sự chuyển dịch quan trọng. Trong các dự án đã cấp phép, có 274 dự án đầu tư vào khu vực sản xuất vật chất ( chiếm 79,6% số dự án ) và vốn đăng ký đạt 1808,3 triệu USD ( chiếm 91,6% vốn đăng ký ). Trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng có 269 dự án được cấp phép đầu tư với tổng vốn đăng ký đạt 1795,3 triệu USD, chiếm 91% tổng vốn Trang 46 đăng ký. So với năm 1999, số dự án đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp tăng gần 20%. Đặc biệt lĩnh vực dầu khí có 8 dự án với số vốn 1,18 tỷ ( chiếm 60 % tổng vốn đăng ký ) riêng các dự án thuộc chương trình khí Nam Côn Sơn có tổng vốn đầu tư hơn 1,08 tỷ USD ( trong đó dự án đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn vốn 581 triệu USD. Dự án phát triển mỏ 06.1 vốn 507 triệu USD. Trong nông – lâm nghiệp, thuỷ sản, có 36 dự án được cấp giấy phép đầu tư với vốn đăng ký đạt gần 55,3 triệu USD. Tuy tổng vốn đầu tư không lớn, chỉ chiếm 2,8% tổng vốn đăng ký, nhưng các dự án tập trung vào một số lĩnh vực có giá trị gia tăng cao trong nông nghiệp và phát triển nông thôn như chế biến nông sản, trồng và chế biến chè, chế biến thức ăn gia súc… góp phần tạo công ăn việc làm, phát triển nguồn nguyên liệu tạo thêm sản phẩm hàng hoá xuất khẩu cho nông nghiệp. Lĩnh vực dịch vụ có 39 dự án được cấp giấy phép đầu tư với tổng vốn đăng ký đạt 122 triệu USD, chiếm khoảng 6,2% tổng vốn đăng ký, giảm mạnh so với năm 1999. Nguyên nhân chủ yếu là lĩnh vực khách sạn- du lịch gần như đã bão hoà, các dự án đầu tư vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng kỹ thuật cao ( giao thông vận tải, bưu chính viễn thông …) hầu như không có; các dự án dịch vụ khác quy mô nhỏ. Trong năm 2000, đã có thêm 28 dự án khách sạn du lịch dịch vụ, vốn đăng ký gần 40 triệu USD, 9 dự án y tế – giáo dục, vốn đăng ký 67,2 triệu USD được cấp giấy phép đầu tư. 1.2. Đầu tư theo địa phương Trong năm 2000, có 30 tỉnh thành phố có dự án đầu tư nước ngoài, trong đó Bình Dương lần đầu tiên giữ vị trí đứng đầu với 110 dự án đầu tư nước ngoài và vốn đăng ký 330,7 triệu USD ( chiếm 16,8% tổng vốn đầu tư nước ngoài của cả nước ). Tiếp theo là thành phố Hồ Chí Minh ( 107 dự án . 189,7 triệu USD), Đồng Nai ( 26 dự án ; 95,9 triệu USD ), Bà RịaVũng Tàu ( 6 dự án; 35,5 triệu USD ), Hà Nội ( 35 dự án ; 33,3 triệu USD ). Cũng như các năm trước, phần lớn các dự án và vốn đầu tư nước ngoài tập trung vào các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và phía Bắc,tuy nhiên, trong năm 2000 đã có thêm một số địa phương mới ở địa bàn kinh tế – xã hội khó khăn có dự án đầu tư nước ngoài như Lao Cai, Yên Bái, Hoà Bình, Lạng Sơn, Thái Nguyên. Trang 47 So với năm 1999, một số ít địa phương có vốn đầu tư cấp mới tăng lên như Bình Dương ( tăng 19% ), Đồng Nai (tăng 52%), còn lại hầu hết các địa phương Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bà Rịa-Vũng Tàu, Hải Phòng đều có số vốn cấp mới giảm đáng kể. Việc gia tăng đầu tư nước ngoài năm 2000 chủ yếu là do gia tăng đầu tư trong lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò, khai thác và sử dụng dầu khí. 1.3. Đầu tư theo đối tác nước ngoài phản ánh hướng chuyển dịch quan trọng Tiếp tục chiều hướng của những năm trước, đầu tư nước ngoài trong năm 2000 từ các nước Châu Âu vào Việt Nam chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng vốn đầu tư và gia tăng rõ rệt. Tuy số dự án chỉ bằng năm 1999, nhưng vốn đăng ký tăng gần 60%. Đặc biệt, chỉ riêng phần góp vốn của Anh và hai dự án thuộc chương trình khí Nam Côn Sơn đã đạt 322 triệu USD ( tổng vốn đầu tư nước ngoài của Anh là 344 triệu USD ), đưa Anh trở thành nước đứng đầu trong các quốc gia đầu tư vào Việt Nam năm 2000. Cùng tham gia vào chương trình khí Nam Côn Sơn này, Ân Độ có phần vốn góp là 228 triệu USD ( đứng vị trí thứ ba ) và NaUy có phần vốn góp 166 triệu USD ( đứng thứ tư ) trong số các quốc gia đầu tư vào Việt Nam. Đáng chú ý là trong năm 2000, Nga có bốn dự án đầu tư nước ngoài ở Việt Nam với vốn đăng ký đạt 58,4 triệu USD, tăng 183% so 1999. Riêng đầu tư nước ngoài của Pháp năm 2000 có 9 dự án, vốn đăng ký chỉ đạt 39,25 triệu USD, bằng 13% mức đầu tư vào Việt Nam năm 1999. Đầu tư nước ngoài của các nước Châu Âu khác như Hà Lan, Ao trong năm 2000 có gia tăng so với năm 1999, nhưng chỉ xấp xỉ 10 triệu USD. Ngoài ra, các nước Châu Âu khác đầu tư vào Việt Nam không đáng kể. - Đầu tư nước ngoài của Mỹ vào Việt Nam năm 2000 chỉ có 12 dự án ( giảm 30% ) với vốn đăng ký đạt 26,5 triệu USD (giảm 18% so với 1999). - Các nền kinh tế Đông á tiếp tục duy trì đầu tư nước ngoài tại Việt Nam với 211 dự án, tăng 37% so với năm 1999 và vốn đăng ký đạt 445,3 triệu USD chỉ giảm trên 1% so với năm 1999. Xét về tổng thể vốn đầu tư, Đài Loan đứng thứ ba với tổng vốn đầu tư cam kết là 277,4 triệu USD ( tăng 62% so với năm 1999 ) nhưng xét về số dự án, Đài Loan là đối tác có Trang 48 nhiều dự án đầu tư nước ngoài nhất tại Việt Nam năm 2000, các nhà đầu tư Đài Loan có 138 dự án tại Việt Nam trong năm 2000 ( tăng 48% so với năm 1999). Nhật Bản có 25 dự án (tăng 78%) với số vốn đăng ký đạt 80,6 triệu USD ( tăng gần 30% ), Hàn Quốc có 36 dự án vốn đăng ký đạt 67,4 triệu USD ( tuy số dự án tăng 16% nhưng vốn đăng ký giảm 62% ); Hồng Kông (19,8 triệu USD). - Do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, đầu tư nước ngoài của các nước ASEAN vào Việt Nam vẫn tiếp tục suy giảm. Tính chung trong năm 2000, các nước ASEAN có 33 dự án đầu tư tại Việt Nam với số vốn đạt 45,7 triệu USD (chiếm 9,6% số dự án và 2,3% vốn đăng ký ), trong đó Singapore có 13 dự án, tổng vốn đầu tư 18,7 triệu USD. Thái Lan 8 dự án với tổng vốn đầu tư 16,7% triệu USD, Malaixia 12 dự án với tổng vốn đầu tư 10,3 triệu USD… Các nước ASEAN còn lại không có dự án nào đầu tư vào Việt Nam năm 2000. So với năm 1999, đầu tư nước ngoài của ASEAN vào Việt Nam năm 2000 với số dự án bằng 87% và vốn đăng ký chỉ bằng 13,7%. 2. Đầu tư trực tiếp của EU vào Việt Nam Cho đến nay, các nhà đầu tư Châu Á vẫn là các nhà đầu tư lớn nhất ở Việt Nam, nhưng xét về lâu dài sự hiện diện của EU sẽ ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn do các nước thuộc khối EU có tốc độ phát triển vững chắc với nền công nghiệp tiên tiến, trình độ khoa học, kỹ thuật công nghệ cao. Nhưng trong suốt những năm 80, các nhà đầu tư EU chủ yếu chú trọng thị trường của chính nó, và ngoài ra là tại thị trường Mỹ. Khu vực Mỹ La Tinh, trong đó có vùng biển Caribe là khu vực được ưu tiên đầu tư của Liên minh Châu Âu, với tổng vốn đầu tư tại đây chiếm tới 7% tổng vốn đầu tư của EU ( số thống kê năm 1993 ). Đầu thập kỷ 90, các nhà đầu tư EU lại chú trọng thị trường Đông Âu, Trung Âu và các nước thuộc Liên Xô cũ. Các nước thuộc Liên minh Châu Âu đã đầu tư vào Việt Nam ngay từ những ngày đầu khi nước ta ban hành Luật đầu tư nước ngoài vào Việt Nam (12/1987).Trong 15 nước thành viên của EU, có 4 nước đến nay không có dự án FDI tại Việt Nam là : Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hy Lạp và. Phần Lan chỉ có 1 dự án xây dựng căn hộ cho thuê tại Hà Nội đã bị rút Trang 49 giấy phép vào tháng 7/1997 do không triển khai. Do vậy tính đến ngày 31/12/2000 Liên minh Châu Âu chỉ còn 10 nước đầu tư vào Việt Nam. Hiện nay, 10 nước trong EU đầu tư vào Việt Nam là 359 dự án được cấp giấy phép (tính đến ngày 31/12/2000 ) với tổng số vốn là trên 5,39 tỷ, chiếm 13,98% tổng FDI của Việt Nam và 11% tổng số dự án đầu tư trực tiếp. Qui mô trung bình một dự án đầu tư của các nước EU ( không kể các dự án về dầu khí ) tuy còn thấp so với mức trung nhưng đã tăng từ 2,7 triệu USD.Vào thời kỳ 1988-1990 lên 8,2 triệu USD năm 1991, rồi 11,7 triệu năm 1996, năm 1997 tăng đến 15,5 triệu USD, năm 1998 là 19,1 triệu USD và năm 2000 là 15,02 triệu USD. Trong tổng số các nước EU đầu tư vào Việt Nam thì Pháp, Anh, Hà Lan, Thuỵ Điển, CHLB Đức được xếp vào hàng những quốc gia đầu tư cao nhất. Pháp có 109 dự án với 1,834 tỷ USD, Hà Lan có 40 dự án với 1,170 tỷ USD, Anh với 33 dự án với 1,162 tỷ USD, Đức có 31 dự án với 360, 352 triệu USD và Thuỵ Điển có 8 dự án với 354,073 triệu USD. Bảng 3 :Các dự án đã được cấp phép của EU (tính đến ngày 31/12/2000) STT Nước đầu tư Số dự án Tổng vốn đầu tư (USD) Vốn pháp định (100USD) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Pháp Anh Hà Lan Thuỵ Điển Đức Italia Áo Đan Mạch Bỉ Luxembourg Phần Lan 161 43 41 13 38 16 9 9 15 6 1 2.189.765 1.720.716 626.549 422.469 190.277 73.022 57.345 48.725 46.416 16.990 81 1.260.235 1.351.028 484.294 376.940 87.686 27.245 52.005 39.523 17.155 8.140 81 Tổng khối EU 359 5.392.355 3.704.332

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLuận văn- Vấn đề đầu tư trực tiếp nước ngoài của Liên minh Châu Âu vào Việt Nam trong những năm gần đây.pdf
Tài liệu liên quan