Hướng dẫn lắp đặt, chạy thử và bảo dưỡng máy đánh đống

Tài liệu Hướng dẫn lắp đặt, chạy thử và bảo dưỡng máy đánh đống: Phần 4 HƯỚNG DẪN LẮP ĐẶT, CHẠY THỬ VÀ BẢO DƯỠNG MÁY ĐÁNH ĐỐNG ------o0o------ Chương 1 LẮP ĐẶT MÁY ĐÁNH ĐỐNG ------o0o------ 1.1. Lắp đặt ray Máy đánh đống: Kiểm tra tất cả các cao độ bằng máy kinh vĩ. Xem các bản vẽ riêng biệt kèm theo.Đặt từng phần ray riêng biệt vào nền đất (06). Liên kết lại bằng đồ gá để cho mặt ray nằm ngang. Kiểm tra lại với máy kinh vĩ. Sắp xếp các đoạn ray cho chúng thẳng hàng một cách liên tục với nhau. Dùng dụng cụ đo để kiểm tra lại. Điều chỉnh lại khe hở giữa các đoạn ray trên suốt chiều dài ray. Dung sai lắp đặt ray: xem trong các bản vẽ kèm theo. Bu lông liên kết các phần ray, tấm đế, vòng kẹp ray được hướng dẫn trên bản vẽ lắp. Chú ý: chắc chắn rằng mặt trên của đai ốc của bu lông nền được lắp sao cho nằm ở khoảng giữa của chiều dài ren (Xem bản vẽ lắp). Điều đó đảm bảo đủ khoảng cách giữa mặt di chuyển ...

doc10 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1673 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hướng dẫn lắp đặt, chạy thử và bảo dưỡng máy đánh đống, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần 4 HƯỚNG DẪN LẮP ĐẶT, CHẠY THỬ VÀ BẢO DƯỠNG MÁY ĐÁNH ĐỐNG ------o0o------ Chương 1 LẮP ĐẶT MÁY ĐÁNH ĐỐNG ------o0o------ 1.1. Lắp đặt ray Máy đánh đống: Kiểm tra tất cả các cao độ bằng máy kinh vĩ. Xem các bản vẽ riêng biệt kèm theo.Đặt từng phần ray riêng biệt vào nền đất (06). Liên kết lại bằng đồ gá để cho mặt ray nằm ngang. Kiểm tra lại với máy kinh vĩ. Sắp xếp các đoạn ray cho chúng thẳng hàng một cách liên tục với nhau. Dùng dụng cụ đo để kiểm tra lại. Điều chỉnh lại khe hở giữa các đoạn ray trên suốt chiều dài ray. Dung sai lắp đặt ray: xem trong các bản vẽ kèm theo. Bu lông liên kết các phần ray, tấm đế, vòng kẹp ray được hướng dẫn trên bản vẽ lắp. Chú ý: chắc chắn rằng mặt trên của đai ốc của bu lông nền được lắp sao cho nằm ở khoảng giữa của chiều dài ren (Xem bản vẽ lắp). Điều đó đảm bảo đủ khoảng cách giữa mặt di chuyển của ray và ren của bu lông nền, và để có thể điều chỉnh vị trí của ray được chính xác. Sau khi lắp: kiểm tra vị trí của ray cho đúng với dung sai cho phép. (Xem bản vẽ). Đổ bê tông nền để mặt trên của hố nền (07) cách khoảng 30 cm với mặt dưới của thanh trụ (5) được liên kết với tấm đế (4). Sau khi bê tông khô, tháo bỏ đồ gá, kiểm tra lại vị trí của ray và điều chỉnh lại. Cách điều chỉnh: nới vòng kẹp ra và điều chỉnh tất cả các kích thước phù hợp với dung sai cho phép. Xem bản vẽ kèm theo. Sau khi điều chỉnh, lắp đặt các phần còn lại. Kết thúc đổ bê tông nền. Xem bản vẽ kèm theo. Hoàn thành các liên kết hàn khác trong bản vẽ kèm theo. 1. Ray; 2. Vòng kẹp; 3. Bu lông nền; 4. Tấm đế; 5. Trụ đứng; 6. Nền đất; 7. Hố neo. 1.2. Lắp đặt cơ cấu di chuyển cho Máy đánh đống và khung đỡ của Máy đánh đống: (Xem phụ lục 1) Các cơ cấu di chuyển (13),(15) đã được lắp đặt thành cụm trước khi chở tới hiện trường, nhưng không bao gồm các bộ phận truyền động (14). Liên kết các dầm ngang (12), (16) vào cơ cấu di chuyển bằng các liên kết bu lông. Chú ý: Dầm ngang (16) phải được đặt đúng hướng để tai liên kết với cần nối (31) quay về phía cần đỡ băng tải nạp liệu. Lắp đặt các cụm cơ cấu di chuyển lên đường ray và gióng chúng theo các kích thước ghi trong bản vẽ lắp đặt. Sau đó kiểm tra các kích thước dọc, ngang của cơ cấu di chuyển và các vị trí của chúng so với đường tâm của đường ray di chuyển có đúng không. Chuyên gia FL.SMidth kiểm tra. Hàn các cột (chân) (17) vào khung chính (10) và lắp khớp nối (09) và cột (11) tuân theo bản vẽ lắp đặt. Sau đó nâng khung chính cùng với các cột lên dầm ngang (16) và (12) của cơ cấu di chuyển theo kích thước trong bản vẽ lắp đặt, kiểm tra lại các chi tiết, sau đó liên kết các chi tiết bằng liên kết hàn và bắt bu lông. Chuyên gia FL.SMidth kiểm tra. 1.3. Lắp cần đỡ băng tải phân phối và băng tải phân phối: Chuẩn bị các phần rời của cần để hàn lại với nhau. Hàn đính để cố định các chi tiết lại với nhau theo kích thước của bản vẽ lắp đặt. Trước khi hàn kiểm tra xem các phần của cần có kết hợp chính xác với nhau không. Chuyên gia FL.SMidth kiểm tra. Thực hiện các mối hàn liên kết. Phải tuân theo các hướng dẫn hàn và các yêu cầu chất lượng mối hàn được xác định trong bản vẽ. Chuyên gia FL.SMidth kiểm tra về các kích thước và dung sai cho phép trong bản vẽ lắp đặt Lắp các chi tiết của băng tải phân phối lên cần khi cần còn ở mặt đất. Cần lưu ý là góc nghiêng của các con lăn phải hướng về phía chuyển động của băng tải. Lắp các thiết bị thủy lực để căng băng tải . Lắp thiết bị an toàn , thiết bị dừng khẩn cấp, và thiết bị điều khiển tốc độ băng tải, v..v... Lắp các giá đỡ (19) với cần đỡ băng tải phân phối. Sau đó dùng các đồ gá để đỡ cho cần ổn định và định vị hai lỗ tâm liên kết. Lắp trục (52) và ổ trục (51). (Xem phụ lục IV). Lắp các tấm chặn (50). Tùy thuộc vào khả năng của cần trục dùng để lắp ráp, đối trọng (06) có thể được lắp trước hay sau khi cần được nâng lên vị trí lắp với khung chính (10). Nâng toàn bộ cần vào vị trí lắp với khung chính (10). Định vị, sau đó liên kết bằng các bu lông. Chuyên gia FL.SMidth kiểm tra. Lắp xi lanh thủy lực (07), bộ nguồn thủy lực (08) và các chỗ nối ống khác theo sơ đồ thủy lực. Chuyên gia FL.SMidth kiểm tra. 1.4. Cần đỡ băng tải nạp liệu (Tripper)và các con lăn của băng tải nạp liệu: (Xem phụ lục 2) Lắp các khung (33) và (37) vào các cụm bánh xe di chuyển. Hàn các chân khung (34) vào khung (33), các giá đỡ (22) được gắn trên đỉnh chân khung (34). Dóng khung để các chân khung thẳng đứng, các bánh được đặt thẳng lên đường ray và khung vuông góc với các trục dọc của các đường ray. Lập hệ thống đỡ tạm thời vững chắc cho khung. Chuyên gia FL.SMidth kiểm tra. Liên kết từng cặp khung với các thanh giằng (36). Dóng khung (37), chân khung phải thẳng đứng, các bánh xe được đặt thẳng lên đường ray và khung được đặt vuông góc với các trục dọc của các đường ray. Lập hệ thống đỡ tạm, vững chắc cho khung. Chuyên gia FL.SMidth kiểm tra. Nâng cần đỡ băng tải nạp liệu lên, định vị theo các kích thước trong bản vẽ lắp đặt. Hàn đính với giá đỡ (22) Chuyên gia FL.SMidth kiểm tra. Thực hiện mối hàn liên kết với phương pháp hàn và chất lượng đường hàn theo bản vẽ lắp đặt. Chuyên gia FL.SMidth kiểm tra. Lắp thùng dỡ tải (20), tang băng tải (21), (28), (41), và các chi tiết của băng tải nạp liệu Chuyên gia FL.SMidth kiểm tra. Lắp thanh chống (40) và hàn giá đỡ (26) với cần. Kết thúc lắp ráp như trong bản vẽ lắp đặt. Lắp cabin (23), sàn công tác, các thang . 1.5. Lắp đặt băng tải phân phối và băng tải nạp liệu: 1.5.1. Lắp đặt tang truyền động: Phần truyền động được lắp đặt theo kích thước và dữ liệu trong bản vẽ và parts list được triển khai trong tài liệu riêng. Các tang dẫn động phải được lắp đặt theo phương vuông góc với đường tâm của băng tải. Các bước lắp đặt do FL.Smidth đề ra để đạt được độ chính xác cần thiết: + Xác định đường tâm của băng tải. + Kéo căng một sợi dây khoảng 1 m (A) trên khung băng tải và vuông với đường tâm. + Lắp đặt tang (C) lên khung của nó. + Tìm tâm của một đường sinh trên bề mặt tang và đánh dấu điểm đó. + Sử dụng dây dọi treo (B) để kiểm tra điểm đó có cùng mặt phẳng đứng với sợi dây (A) không. + Quay pulley 1800 và kiểm tra xem điểm đó có duy trì ở cùng mặt phẳng đứng không. + Lắp thân ổ trục của tang vào khung, chèn các miếng chêm để căn chỉnh để đảm bảo tang theo phương ngang. + Kiểm tra xem tang quay mà không gặp chướng ngại nào. 1.5.2. Điều chỉnh băng tải: Sau khi kết cấu khung đã được căn chỉnh và lắp cố định vào cần đỡ, băng tải được đặt vào đúng vị trí và tất cả các bánh đỡ được lắp, điện được cấp cho phần truyền động, bước kế tiếp là chạy thử và điều chỉnh băng tải: + Không lắp đặt các bộ bánh đệm tự điều chỉnh. + Khởi động băng tải và để nó chạy không tải vật liệu. + Phải kiểm tra bằng mắt thường để đảm bảo băng tải chạy thẳng hoàn toàn trên các tang. Nếu không có trở ngại gì thì các tang hay dây băng bị lệch phải được điều chỉnh theo các hướng dẫn sau. (Xem fig 14) + Trong trường hợp băng tải lệch theo hướng "a", tang phải được căn chỉnh theo hướng "b". mũi tên cho biết hướng của băng tải. + Kế tiếp, kiểm tra xem băng tải lệch khỏi một hoặc nhiều con lăn đỡ. Nếu vậy, nguyên nhân phải được tìm trên thực tế là các con lăn này không vuông với đường tâm của băng tải. Đi ngược trở lại hướng truyền cách điểm phát hiện băng tải lệch vài mét. + Nếu băng tải bị lệch theo hướng "a" thì các con lăn phải được căn chỉnh theo hướng "b". Mũi tên trong hình 15 cho biết hướng di chuyển của băng tải. Băng tải lệch tại điểm được phát hiện thường có nguyên nhân từ các con lăn được lắp trước đó vài mét. + Trong trường hợp chỗ lệch của băng tải đang di chuyển tới theo hướng truyền của băng tải trên toàn bộ chiều dài của băng tải, điều này cho biết băng tải đã được lắp đặt sai. Trong trường hợp đó cần phải kiểm tra chỗ nối băng tải và phải lưu hoá mới. Xem tài liệu hướng dẫn đặc biệt hướng dẫn hoạt động này. + Vật liệu sẽ được nạp khi băng tải chạy đúng trong điều kiện không tải. Nếu tại một thời điểm sau đó phát hiện băng tải lệch, điều này có thể được giải thích là vật liệu không được cấp đúng tâm của băng tải. Biện pháp khắc phục phải được tiến hành tại điểm nạp, hoặc là bằng cách điều chỉnh tấm dẫn hướng hay bằng cách điều chỉnh tấm chắn ở cửa dỡ liệu của băng tải nạp liệu. LƯU Ý: Trong trường hợp băng tải lệch trên các trục của các con lăn, thì không thể chỉnh sửa bằng cách điều chỉnh tang truyền động hoặc tang bị động, cũng không thể điều chỉnh bằng cách căng băng. Các con lăn không bao giờ được sử dụng để giữ băng tải vào vị trí bởi vì nó sẽ làm cho mép bị hư hỏng. Khi băng tải chạy đáp ứng theo yêu cầu, các con lăn tự điều chỉnh, nếu có, phải được gắn trên nhánh băng không tải của băng tải. Chương 2 VẬN HÀNH VÀ CHẠY THỬ MÁY ĐÁNH ĐỐNG ------o0o------ Vận hành máy đánh đống có thể điều khiển tự động được áp dụng để đánh đống vật liệu, tuy nhiên điều khiển bằng tay cũng được áp dụng khi điều chỉnh đánh đống vật liệu từ đống này sang đống khác. 2.1. Chạy thử không tải: Khởi động băng tải nạp liệu (24). Kiểm tra băng tải chạy trên các tang và các con lăn trên của cần đỡ. Yêu cầu điều chỉnh nếu phát hiện băng tải chạy không đúng tâm. Khởi động băng tải phân phối, kiểm tra băng tải chạy trên các tang và các con lăn. Yêu cầu điều chỉnh nếu phát hiện băng tải chạy không đúng tâm. Khởi động cơ cấu di chuyển của máy đánh đống. Kiểm tra các bánh xe di chuyển có chạy đúng trên đường ray không. 2.2. Chạy thử với vật liệu: Bắt đầu nạp vật liệu cho băng tải nạp liệu (24).Kiểm tra vật liệu chảy từ thùng dỡ tải (20) rơi xuống trung tâm phễu nạp liệu tải của băng tải phân phối. Nếu được yêu cầu, điều chỉnh hướng chảy vật liệu bằng cách điều chỉnh tấm chắn (80). 2.3. Quá trình khởi động máy đánh đống: Khởi động băng tải phân phối. Khởi động băng tải nạp liệu. Khởi động cơ cấu di chuyển của máy đánh đống. Cho nạp vật liệu. 2.4. Quá trình dừng hoạt động: Ngưng không nạp liệu cho băng tải nạp liệu. Dừng băng tải nạp liệu và sau đó là dừng băng tải phân phối . Dừng cơ cấu di chuyển của máy đánh đống. 2.5. Kiểm tra trong khi vận hành: Sau mỗi lần khởi động và đầu ca mới trong vận hành liên tục, đội ngũ bảo trì phải kiểm tra máy đánh đống và kiểm tra xem sự vận hành tổng thể có ổn không. Phải chú ý đặc biệt tới : * Băng tải phân phối (02): + Kiểm tra băng tải chạy trên các puly tải và các con lăn. + Kiểm tra xem tất cả các con lăn có xoay không. + Kiểm tra xem tang chuyển hướng, lưỡi cào có hoạt động đúng chức năng không. + Kiểm tra độ căng của băng tải. * Xi lanh thủy lực (07): + Kiểm tra miếng đệm cần piston. * Bộ nguồn thủy lực (08): + Nghe âm thanh bất thường từ bơm, môtơ. Kiểm tra các chỗ dò rỉ trong hệ thống. * Băng tải nạp liệu (24). + Kiểm tra băng tải chạy trên tang và các con lăn. + Kiểm tra xem tất cả các con lăn có quay không. + Kiểm tra sự hoạt động của thanh cào. * Ru lô cuốn dây điện (18): + Kiểm tra chức năng của các ru lô khi máy đánh đống di chuyển. Khi không hoạt động, và cửa trong kho mở, tốc độ gió trên 9 độ Beaufort, Máy đánh đống nên được khoá thông qua các cơ cấu kẹp ray. 2.6. Cơ cấu kẹp ray: 2.6.1. Vị trí khóa: Nâng móc khoá (86) và kẹp (84) xuống vị trí được khoá và gắn các kẹp quanh ray bằng thiết bị vặn tay (88), như trình bày trong hình 2 . Trong tình trạng được khoá , công tắc (87) sẽ được kích hoạt và máy đánh đống sẽ được ngắt điện. 2.6.2. Vị trí mở: Tháo các kẹp ray bằng thiết bị vặn tay và cánh của các kẹp khỏi móc khoá (86) như được trình bày bằng các đường đứt quãng như trong hình 2. Chương 3 BẢO DƯỠNG MÁY ĐÁNH ĐỐNG 3.1. Bảo dưỡng tổng quát định kỳ: Bao gồm các công việc sau: 1. Bôi trơn. 2. Làm vệ sinh bên ngoài máy. 3. Kiểm tra và điều chỉnh. 4. Kiểm tra các điều kiện vận hành. 5. Thay thế các bộ phận hư hỏng. 6. Chạy thử. Vị trí Tên gọi 1 2 3 4 5 6 00 Máy đánh đống S T A 02 Băng tải phân phối 4A A 04 Ổ trục cho (03) 4A A 07 Xi lanh thủy lực 4A A 08 Trạm bơm thủy lực 4A A 13 Các giá chuyển hướng xe móc 4A 4A A 15 Các giá chuyển hướng truyền động 4A 4A A 24 Băng tải tới trên cần ngang 4A A 38 Các giá chuyển hướng cho cần ngang 4A 4A A 39 Các con lăn dẫn hướng 4A 42 Hệ bánh răng 4A 4A 4A D = mỗi 8 tiếng hoạt động. S = hàng tuần. M = hàng tháng. A = hàng năm. T = xem trong tài liệu hướng dẫn riêng. Một con số trước chữ cái cho biết mức độ thường xuyên của quy trình. Ví dụ 2 M = 2 lần 1 tháng. 3.2. Hướng dẫn bảo dưỡng chi tiết: Đối với bôi trơn: phải dùng các sản phẩm dầu bôi trơn theo hướng dẫn của FLSMidth trong tài liệu hướng dẫn dầu nhờn hoặc các loại dầu khác có tính chất tương đương. Tra mỡ các bộ phận truyền động, các ổ đỡ, các con lăn trên băng tải thông qua ống tra mỡ. Đối với xi lanh thủy lực: kiểm tra vòng đệm kín ở cần piston. Nếu phát hiện rò rỉ, xì hơi vòng đệm phải được thay bằng "Wiper Seal". Kiểm tra ổ trục liên kết (55) , vòng lót (56) và các bạc lót (55), (59). Thay thế các phần bị mòn. Kiểm tra vòng đệm bịt kín cần piston. Thay thế vòng đệm nếu cần. Kiểm tra tốc độ hoạt động của xilanh và khả năng khoá cần trục. Ghi lại kết quả và so sánh với lần quan sát trước. Thay thế vòng phớt trong piston trong trường hợp phát hiện khả năng làm việc của xilanh giảm đi rõ rệt. Đối với bộ nguồn thủy lực: kiểm ra áp suất, nhiệt độ. Nghe âm thanh bất thường. Kiểm tra rò rỉ trong hệ thống thủy lực. Thay thế chi tiết bị hỏng nếu được yêu cầu. Kiểm tra bộ lọc khí trong ống dẫn khí vào. Thay thế như yêu cầu. Đối với các co cấu di chuyển (13), (15) và các cơ cấu di chuyển cho cần đỡ băng tải nạp liệu: kiểm tra xem các bánh có chạy thẳng trên đường ray không, nghe âm thanh bất thường từ chi tiết truyền động (14) và kiểm tra mức độ dầu. Kiểm tra độ mòn trên răng của hệ thống bánh răng (42). Điều chỉnh nếu bị mòn một cạnh. Đối với băng tải phân phối ( 02): + Các con lăn (76), (77), và (78): kiểm tra tất cả các con lăn. Nới lỏng các con lăn và quay tay từng con lăn và nghe âm thanh từ trong ổ trục. Thay thế các con lăn bị mòn. + Thanh cào (75) và thiết bị điều khiển thanh cào (79): kiểm tra mức độ ăn mòn trên các dải cao su của cào và thiết bị điều khiển lưỡi cào. Thay thế nếu được yêu cầu. + Các vòng đệm cao su (70), (71) , và (72): kiểm tra độ ăn mòn, thay thế như yêu cầu. + Các tang (63), (66) và (68): kiểm tra độ ăn mòn trên lớp lót cao su. Thay thế như yêu cầu. + Kiểm tra các lỗ và mức độ ăn mòn trên băng tải. Thay thế như yêu cầu.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc12 huong dan lap dat, chay thu bd MDD (160-169).doc
Tài liệu liên quan