Đề tài Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh xuất khẩu tại công ty Rau Quả Tiền Giang

Tài liệu Đề tài Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh xuất khẩu tại công ty Rau Quả Tiền Giang: PHẦN MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài: Việc chuyển sang cơ chế thị trường cùng với việc tham gia sâu rộng vào sự phân công lao động quốc tế, Việt Nam đang từng bước hòa nhập, thay đổi và đi đúng quỹ đạo của sự phát triển quốc tế. Để nền kinh tế ngày càng phát triển đuổi kịp các nước trong khu vực cũng như trên thế giới thì xuất khẩu được xem là một trong những ngành kinh tế chiến lược. Đồng thời xuất khẩu cũng là một trong những bộ phận quan trọng tạo động lực phát triển cho nền kinh tế đất nước, góp phần làm tăng kim ngạch xuất khẩu thu về lượng ngoại tệ nhằm công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, góp phần giải quyết công ăn việc làm, nâng cao đời sống cho người lao động đưa đất nước ngày một giàu mạnh. Trong điều kiện kinh tế thế giới hiện nay, việc mua bán bao giờ cũng có sự cạnh tranh. Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi tham gia vào hoạt động xuất khẩu trực tiếp họ phải chịu áp lực từ nhiều phía. Trước xu thế quốc tế hóa và hội nhập các nền kinh tế chúng ta gặp phải những thách thức ...

doc56 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1120 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh xuất khẩu tại công ty Rau Quả Tiền Giang, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài: Việc chuyển sang cơ chế thị trường cùng với việc tham gia sâu rộng vào sự phân công lao động quốc tế, Việt Nam đang từng bước hòa nhập, thay đổi và đi đúng quỹ đạo của sự phát triển quốc tế. Để nền kinh tế ngày càng phát triển đuổi kịp các nước trong khu vực cũng như trên thế giới thì xuất khẩu được xem là một trong những ngành kinh tế chiến lược. Đồng thời xuất khẩu cũng là một trong những bộ phận quan trọng tạo động lực phát triển cho nền kinh tế đất nước, góp phần làm tăng kim ngạch xuất khẩu thu về lượng ngoại tệ nhằm công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, góp phần giải quyết công ăn việc làm, nâng cao đời sống cho người lao động đưa đất nước ngày một giàu mạnh. Trong điều kiện kinh tế thế giới hiện nay, việc mua bán bao giờ cũng có sự cạnh tranh. Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi tham gia vào hoạt động xuất khẩu trực tiếp họ phải chịu áp lực từ nhiều phía. Trước xu thế quốc tế hóa và hội nhập các nền kinh tế chúng ta gặp phải những thách thức lớn về khả năng cạnh tranh trong sản xuất và xuất khẩu nông sản mà chúng ta chưa có mấy lợi thế, thể hiện trên các mặt: chất lượng, mẫu mã, quy cách và tính đa dạng của sản phẩm, cũng như chưa tạo lập được các thị trường và các bạn hàng lớn nên thị trường tuy nhiều nhưng thiếu ổn định, giá cả biến động thường xuyên gây không ít khó khăn cho cả người sản xuất và người xuất khẩu. Với những hạn chế trên đòi hỏi phải phát huy tốt các lợi thế về điều kiện tự nhiên xã hội và khoa học công nghệ để nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả hàng hóa nông sản xuất khẩu trên thị trường. Đó là vấn đề có tính cơ bản để Việt Nam hội nhập một cách có hiệu quả vào nền kinh tế thế giới và khu vực. Đồng bằng sông Cửu Long là vùng có diện tích đất nông nghiệp lớn nhất cả nước với diện tích cây ăn quả là 253.000 héc ta, trong đó diện tích cây ăn quả ở Tiền Giang chiếm 20 % diện tích toàn vùng. Công ty Rau Quả Tiền Giang là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Tiền Giang là một đơn vị kinh doanh xuất khẩu rau quả. Ngoài những khó khăn chung của ngành chế biến xuất khẩu rau quả, Công ty Rau Quả Tiền Giang còn có những khó khăn và lợi thế riêng của mình. Để hiểu rõ hơn về tình hình hoạt động kinh doanh xuất khẩu của đơn vị, em chọn đề tài “Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Công ty Rau Quả Tiền Giang”. II. Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu tổng quát là phân tích tình hình hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Công ty Rau quả Tiền Giang. Cụ thể là phân tích tình hình xuất khẩu sản phẩm của công ty ở các thị trường, đánh giá chung hiệu quả hoạt động kinh doanh và qua đó đưa ra biện pháp về sản phẩm và hoạt động marketing để đẩy mạnh xuất khẩu. III. Phương pháp nghiên cứu: Thực tập ở công ty, tìm hiểu tình hình hoạt động thực tế, tập hợp số liệu có liên quan đến công ty trong 3 năm từ bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính. Số liệu từ sách báo, tạp chí, internet. Phương pháp so sánh: phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở. - Phương pháp số tuyệt đối: là hiệu số của hai chỉ tiêu, chỉ tiêu kỳ phân tích là chỉ tiêu cơ sở. -Phương pháp tương đối: là tỉ lệ phần trăm của chỉ tiêu kỳ phân tích với chỉ tiêu cơ sở thể hiện tỉ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng. IV. Phạm vi giới hạn của đề tài: Luận văn được thực hiện tại Khoa Kinh tế trường đại học Cần Thơ; thông tin, số liệu thu thập tại công ty Rau quả Tiền Giang qua 3 năm: 2003, 2004, 2005 trong thời gian thực tập là 3 tháng. Do thời gian hạn hẹp, liên quan đến công tác xuất khẩu và là xuất khẩu rau quả ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Vì thế nội dung nghiên cứu chỉ tập trung chủ yếu vào các nội dung sau: 1. Một số lý luận chung và thực tiển. 2. Phân tích sản lượng giá trị xuất khẩu của công ty trên các thị trường. 3. Một số kết luận rút ra từ phân tích cộng với các giải pháp và kiến nghị. Vì còn nhiều giới hạn về không gian, thời gian và nội dung nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, do đó em rất mong nhận được nhứng ý kiến đóng góp của quí thấy cô cùng các bạn để đề tài được hoàn chỉnh hơn. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN I. Tổng quan về hoạt động kinh doanh xuất khẩu : 1. Khái niệm về hoạt động kinh doanh xuất khẩu : Hoạt động kinh doanh xuất khẩu là hoạt động mua bán không chỉ diễn ra trong phạm vi nội địa mà mở rộng ra toàn thế giới. Việc mua bán này có thể đem lại hiệu quả rất cao hoặc hiệu quả kinh tế xấu vì đây là việc mua bán giữa nước này với nước khác, không dễ dàng khống chế các chủ thể nước ngoài trong hoạt động mua bán ngoại thương. Doanh nghiệp xuất khẩu có lời từ các hoạt động mua bán xuất khẩu thì không chỉ có doanh nghiệp đó hoạt động có hiệu quả mà đứng trên góc độ nền kinh tế, nền kinh tế thu được một lượng ngoại tệ từ hoạt động của doanh nghiệp. Như vậy doanh nghiệp xuất khẩu phải tuân theo sự quản lý của nhà nước, nghĩa là nhà nước quản lý các doanh nghiệp xuất khẩu ở tầm vĩ mô bằng các công cụ riêng như tỉ giá hối đoái, thuế quan, những hạn mức đối với những mặt hàng được coi là chủ lực của nước ta và những mặt hàng định hướng cho nền kinh tế để hạn chế bớt những rủi ro, thiệt hại cho doanh nghiệp nói riêng và cho cả nền kinh tế nói chung. Do vậy có thể nói hoạt động kinh doanh xuất khẩu trong nền kinh tế thị trường rất đặc biệt. 2. Nhiệm vụ, vai trò của xuất khẩu : 2.1. Nhiệm vụ của xuất khẩu Để đưa Việt Nam sánh vai với các nước trong khu vực, nhiệm vụ của công tác xuất khẩu là: - Xuất khẩu để đảm bảo kim ngạch xuất khẩu phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa , hiện đại hóa đất nước và cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật. - Xuất khẩu có nhiệm vụ khai thác có hiệu quả lợi thế tuyệt đối và lợi thế tương đối của đất nước, kích thích các ngành nghề phát triển. - Xuất khẩu là để góp phần tăng tích lũy, mở rộng sản xuất, tăng thu nhập cho nền kinh tế. - Xuất khẩu nhằm cải thiện từng bước đời sống của nhân dân thông qua việc tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân. - Hoạt động xuất khẩu còn có nhiệm vụ phát triển quan hệ đối ngoại với tất cả các nước nhất là các nước trong khu vực, nâng cao uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế, thực hiện tốt chính sách của Đảng và nhà nước: “đa dạng hóa và đa phương hóa quan hệ kinh tế tăng cường hợp tác khu vực”. Để thực hiện tốt các nhiệm vụ kể trên, công tác xuất khẩu phải thấy rõ những vai trò quan trọng sau: 2.1. Vai trò của xuất khẩu: - Là nguồn vốn quan trọng để thỏa mãn nhu cầu nhập khẩu và tích lũy phát triển sản xuất. Nhập khẩu cũng như vốn đầu tư của một nước thường dựa vào ba nguồn chủ yếu là viện trợ, đi vay và xuất khẩu. Xuất khẩu là nguồn vốn quan trọng nhất để thỏa mãn nhu cầu nhập khẩu tư liệu sản xuất thiết yếu để phục vụ công cuộc công nghiệp hóa đất nước. Trong kinh tế xuất khẩu và nhập khẩu có quan hệ mật thiết với nhau, vừa là kết quả vừa là tiền đề cho nhau, đẩy mạnh xuất khẩu để tăng cường nhập khẩu, đồng thời tăng nhập khẩu để mở rộng và tăng khả năng xuất khẩu. - Đẩy mạnh xuất khẩu được xem là một yếu tố quan trọng kích thích sự tăng trưởng kinh tế, việc đẩy mạnh xuất khẩu cho phép mở rộng quy mô sản xuất, nhiều ngành nghề mới ra đời phục vụ cho sản xuất gây phản ứng dây chuyền giúp các ngành kinh tế khác phát triển theo, tăng sản phẩm xã hội và nền kinh tế phát triển nhanh. - Xuất khẩu có vai trò kích thích đổi mới trang thiết bị và công nghệ sản xuất để đáp ứng yêu cầu của thị trường thế giới về quy cách và chất lượng sản phẩm đồng thời người lao động được nâng cao tay nghề, học hỏi kinh nghiệm sản xuất tiên tiến. - Đẩy mạnh xuất khẩu có vai trò tác động đến sự thay đổi cơ cấu kinh tế ngành theo huớng sử dụng có hiệu quả lợi thế của đất nước. - Đẩy mạnh phát triển xuất khẩu có tác động tích cực nâng cao đời sống người dân vì nhờ mở rộng xuất khẩu mà một bộ phận người lao động có công ăn việc làm, ngoài ra một phần kim ngạch xuất khẩu dùng để nhập khẩu những mặt hàng thiết yếu góp phần cải thiện đời sống của người dân. - Đẩy mạnh xuất khẩu có vai trò tăng cường sự hợp tác kinh tế giữa các nước nâng cao địa vị vai trò của nước ta trong khu vực và trên thế giới. Nhờ khả năng xuất khẩu một số loại mặt hàng của ta mà nhiều nước muốn thiết lập quan hệ buôn bán và đầu tư với nước ta. II. Nội dung của hoạt động kinh doanh xuất khẩu : 1. Nghiên cứu thị trường : 1.1. Lựa chọn thị trường xuất khẩu: Phân loại thị trường nhằm hiểu biết quy luật hoạt động của từng thị trường trên các mặt: loại sản phẩm họ có và đang cần, yêu cầu đặt ra đối với sản phẩm, điều kiện chính trị, thương mại, hệ thống pháp luật…mục tiêu của phân loại để nắm thị trường và có kế hoạch giới thiệu sản phẩm cụ thể thông qua chào hàng. Gạn lọc sơ bộ những thị trường không thích hợp, đó là thị trường có chế độ mậu dịch khắt khe, yêu cầu quá cao đối với sản phẩm, thị trường quá xa, chi phí xuất khẩu quá cao. Chọn thị trường mục tiêu, lâp kế hoạch chào hàng, thông qua các đoàn đi tiếp thị nước ngoài hoặc tiếp các thương nhân ở thị trường chúng ta chọn là mục tiêu. 1.2. Lựa chọn thương nhân: Một thị trường có nhiều thương nhân nhưng được chọn để ký hợp đồng mua bán thì phải có những điều kiện sau: - Thương nhân quen biết có uy tín trong kinh doanh - Thương nhân có thiện chí trong quan hệ mua bán với ta, không có biểu hiện hành vi kừa đảo. 2. Lập kế hoạch kinh doanh : 2.1. Nắm bắt việc lập kế hoạch kinh doanh: Đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng vậy, việc lập phương án kinh doanh là cực kỳ quan trọng, nó quyết định sự thành bại trong kinh doanh. Các bước tiến hành của việc lập phương án kinh doanh: - Nhận định tổng quát tình hình thị trường và thương nhân thông qua việc thu thập thông tin từ các thị trường cũng như từ các khách hàng quen, xử lý và quyết định phương án. - Lựa chọn mặt hàng, giá cả, lượng hàng, thời cơ, điều kiện và phương thức kinh doanh. - Đề ra mục tiêu phải lựa chọn phương thức giao dịch, thời gian giao dịch. - Dự đoán mức biến động tỷ giá. + Biến động về giá thu mua trong nước + Biến động về tỷ giá nước ngoài + Sơ bộ đánh giá hiệu quả kinh tế thông qua các chỉ tiêu 2.2. Xác định giá trong hợp đồng xuất khẩu: Giá cả là một yếu tố quan trọng trong nghiệp vụ xuất khẩu. Vì vậy trong khi chuẩn bị đàm phán ký kết hợp đồng đơn vị phải tiến hành kiểm tra, đánh giá với yêu cầu đúng và đủ, có nhiều phương pháp tính giá. - Định giá theo chi phí sản xuất thực tế - Định giá theo nhu cầu khách hàng - Định giá theo đối thủ cạnh tranh Đối với các đơn vị thì áp dụng cách định giá như sau: Giá bán = giá thành sản phẩm + mức kê lời Riêng trong trường hợp ngoại thương cụ thể có hai loại giá mà Công ty thường áp dụng giá xuất khẩu FOB (Free on broad) và giá nhập khẩu CIF (Cost, Isurance And Freight) . Tóm lại, các doanh nghiệp xây dựng giới hạn giá không cao, không thấp từ đó tạo khung giá hợp lý được thị trường và khách hàng nước ngoài chấp nhận làm cơ sở cho việc ký kết hợp đồng. Đồng thời xây dựng giá cả phải thu thập thông tin trên thị trường về khách hàng, đối thủ cạnh tranh của mình về mặt hàng đó. 3. Hợp đồng xuất khẩu : 3.1. Khái niệm hợp đồng xuất khẩu: Hợp đồng xuất khẩu về bản chất là một hợp đồng mua bán quốc tế, là sự thỏa thuận giữa bên mua (nhà nhập khẩu) và bên bán (nhà xuất khẩu) ở các nước khác nhau trong đó quy định bên bán phải cung ứng hàng hóa, chuyển giao các chứng từ có liên quan đến hàng hóa và quyền sở hữu hàng hóa đó cho người mua, bên mua phải nhận hàng và thanh toán tiền hàng. So với hợp đồng mua bán trong nước, hợp đồng xuất khẩu có ba đặc điểm: - Đặc điểm 1: Chủ thể của hợp đồng - người mua - người bán có cơ sở kinh doanh đăng ký tại hai quốc gia khác nhau. Ở đây cần lưu ý quốc tịch không phải là yếu tố để phân biệt dù rằng người mua và người bán có quốc tịch khác nhau, và nếu việc mua bán được thực hiện trên cùng lãnh thổ của một quốc gia thì hợp đồng đó cũng không mang tính chất quốc tế. - Đặc điểm 2: Đồng tiền thanh toán có thể là ngoại tệ của một trong hai bên hoặc của nước thứ ba. - Đặc điểm 3: Hàng hóa - đối tượng mua bán của hợp đồng chuyển khỏi đất nước của người bán trong quá trình thực hiện hợp đồng. 3.2. Nội dung của hợp đồng xuất khẩu: Nội dung cơ bản của hợp đồng xuất khẩu là những điều kiện mua bán mà các bên đã thỏa thuận để thương thảo hợp đồng được tốt, cần nắm vững các điều kiện thương mại quốc tế, chỉ một mơ hồ hoặc thiếu chính xác nào đó trong việc vận dụng điều kiện thương mại là có thể có hại đối với hai bên ký kết hợp đồng, dẫn đến những vụ tranh chấp, kiện tụng tăng thêm chi phí trong kinh doanh. Hợp đồng xuất khẩu bao gồm những nội dung chính: Chủ thể của hợp đồng Tên hàng Điều kiện về phẩm chất Điều kiện về số lượng Điều kiện về giá cả Điều khoản giao hàng Điều khoản thanh toán Điều khoản bao bì ký mã hiệu Điều khoản phạt và bồi thường thiệt hại Điều khoản bảo hiểm Điều khoản bất khả khán Điền kiện khiếu nại Trọng tài II. Phân tích hoạt động kinh doanh xuất khẩu : 1. Vai trò của phân tích hoạt động kinh doanh xuất khẩu : Phân tích hoạt động kinh doanh xuất khẩu chiếm một vị trí quan trọng trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Đó là một công cụ quản lý có hiệu quả mà các doanh nghiệp sử dụng từ trước đến nay. Việc tiến hành phân tích một cách toàn diện mọi hoạt động của doanh nghiệp nói chung và hoạt động kinh doanh xuất khẩu nói riêng là điều hết sức cần thiết và có vị trí quan trọng hơn khi chuyển sang nền kinh tế thị trường. Phân tích hoạt động kinh doanh xuất khẩu nhằm đánh giá xem xét việc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế như thế nào, những mục tiêu đặt ra thực hiện đến đâu, rút ra những tồn tại, tìm nguyên nhân khách quan, chủ quan và đề ra biện pháp khắc phục để tận dụng một cách triệt để thế mạnh của doanh nghiệp. Điều đó cũng có nghĩa là khi phân tích hoạt động kinh doanh xuất khẩu không chỉ là điểm kết thúc một nhu kỳ kinh doanh mà còn là điểm khởi đầu của hoạt động doanh nghiệp. Phân tích hoạt động kinh doanh xuất khẩu gắn liền với quá trình hoạt động của doanh nghiệp và có tác dụng giúp doanh nghiệp chỉ đạo mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh. Thông qua phân tích từng mặt hoạt động của doanh nghiệp như công tác chỉ đạo sản xuất, công tác quản lý, công tác tài chính… giúp doanh nghiệp điều hành từng mặt hoạt động với sự tham gia cụ thể của từng phòng ban chức năng, từng bộ phận đơn vị trực thuộc của doanh nghiệp. Nó cũng là công cụ quan trọng để liên kết hoạt động của các bộ phận này làm cho hoạt động chung của doanh nghiệp được ăn khớp nhịp nhàng và đạt hiệu quả cao. Phân tích hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động kinh doanh xuất khẩu nói riêng theo thời gian như quý, tháng, năm, đặc biệt theo từng thời điểm, giúp doanh nghiệp kịp thời điều chỉnh những bất hợp lý xảy ra trong hoạt động nhằm thực hiện mục tiêu đặt ra ban đầu. Hoạt động kinh doanh của bất kỳ đơn vị nào cũng được tiến hành trong một môi trường nhất định với những chế độ chính sách pháp luật do nhà nước ban hành, với những môi trường kinh tế xã hội và điều kiện tự nhiên nhất định. Phân tích hoạt động kinh doanh và hoạt động kinh doanh xuất khẩu không chỉ dừng lại ở việc đánh giá sự chấp hành pháp luật, các chế độ chính sách mà còn là sự phát hiện của các doanh nghiệp thông qua hoạt động thực tiển về những bất hợp lý, không hoàn chỉnh của các chế độ chính sách đó và kiến nghị để nhà nước bổ sung, điều chỉnh, sửa đổi và dần hoàn thiện. Như vậy phân tích hoạt động kinh doanh xuất khẩu là một công cụ rất quan trọng để nhà nước thực hiện chức năng quản lý kinh tế và hoàn thiện chức năng đó. Phân tích hoạt động kinh doanh xuất khẩu không chỉ được tiến hành sau mỗi kỳ kinh doanh mà còn phân tích trước khi tiến hành kinh doanh như phân tích các dự án khả thi của nó, các kế hoạch và các bảng thuyết minh của nó, phân tích dự đoán, phân tích các luận chứng kiểm tra kỹ thuật. Chính hình thức phân tích này sẽ giúp các nhà đầu tư quyết định hướng đầu tư vào các dự án đầu tư. Nói tóm lại phân tích hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động kinh doanh xuất khẩu nói riêng là điều hết sức cần thiết đối với mọi doanh nghiệp, dù đó là doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu hay là đơn vị kinh doanh đơn thuần. Nó gắn liền với hoạt động kinh doanh, là cơ sở của nhiều quyết định quan trọng và chỉ ra hướng phát triển của các doanh nghiệp. 2. Nội dung phân tích hoạt động kinh doanh xuất khẩu : Nội dung nghiên cứu của phân tích hoạt động kinh doanh xuất khẩu là các hiện tượng kinh tế ngoại thương, quá trình kinh tế ngoại thương đã hoặc sẽ xảy ra trong một đơn vị hạch toán kinh tế độc lập dưới sự tác động của nhiều nhân tố chủ quan và khách quan khác nhau. Các hiện tượng, quá trình này được thể hiện dưới một kết quả sản xuất kinh doanh cụ thể, được biểu hiện bằng các chỉ tiêu kinh tế. Nội dung chủ yếu của phân tích là các chỉ tiêu kết quả kinh doanh như doanh thu, kim ngạch xuất khẩu, lợi nhuận…Tùy mục đích phân tích, cần sử dụng các loại chỉ tiêu khác nhau: chỉ tiêu tuyệt đối, chỉ tiêu tương đối, chỉ tiêu bình quân, ngoài ra còn có thể sử dụng chỉ tiêu hiện vật, chỉ tiêu giá trị, chỉ tiêu thời gian. Phân tích hoạt động kinh doanh xuất khẩu không chỉ dừng lại ở việc đánh giá kết quả kinh doanh thông qua các chỉ tiêu kinh tế mà còn đi sâu nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh biểu hiện trên các chỉ tiêu đó. Một cách chung nhất nhân tố là những yếu tố bên trong của mỗi hiện tượng, quá trình… và mỗi biến động của nó tác động trực tiếp hay gián tiếp đến kết quả biểu hiện trên các chỉ tiêu. Các nhân tố ảnh hưởng có thể phân thành nhiều loại khác nhau trên các góc độ khác nhau, theo tính tất yếu có thể phân thành hai loại là nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan, theo tính chất của nhân tố thì được chia thành nhân tố số lượng và nhân tố chất lượng, theo xu hướng tác động của nhân tố thì có nhân tố tích cực và nhân tố tiêu cực. Và nếu quy về nội dung thì có hai loại nhân tố là nhân tố thuộc về điều kiện kinh doanh và nhân tố thuộc về kết quả kinh doanh. Như vậy tính phức tạp, đa dạng của nội dung phân tích được thể hiện qua hệ thống chỉ tiêu kinh tế đánh giá kết quả kinh doanh. Việc xây dựng tương đối hoàn chỉnh các chỉ tiêu với các phân hệ chỉ tiêu khác nhau, việc phân loại các nhân tố ảnh hưởng theo các góc độ khác nhau, không những giúp cho các doanh ngiệp đánh giá một cách đầy đủ kết quả kinh doanh, sự nổ lực của bản thân doanh nghiệp, mà còn tìm ra được nguyên nhân của mặt mạnh, mặt yếu để có biện pháp tăng hiệu quả kinh doanh. Khi phân tích kết quả kinh doanh biểu hiện thành các chỉ tiêu kinh tế dưới sự tác động của các nhân tố mới chỉ là quá trình định tính cần phải lượng hóa các chỉ tiêu và nhân tố ở những trị số xác định với độ biến động xác định. Để thực hiện được các công việc cụ thể đó, cần nghiên cứu khái quát các phương pháp phân tích kinh doanh. 3. Hiệu quả kinh doanh : Trong điều kiện kinh tế hiện nay, hiệu quả kinh doanh luôn là vấn đề được mọi doanh nghiệp cũng như toàn xã hội quan tâm. Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sẵn có của đơn vị cũng như nền kinh tế để đạt hiệu quả cao nhất với chi phí thấp nhất trong kinh doanh và để thực hiện mục tiêu đặt ra. Hiểu một cách đơn giản, hiệu quả kinh doanh là lợi ích tối đa thu được trên chi phí bỏ ra tối thiểu trong hoạt động kinh doanh. Hiệu quả kinh doanh = Kết quả đầu ra / Chi phí đầu vào Trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu, nhà kinh doanh sau khi tính toán kết quả cuối cùng là lợi nhuận thì tiếp tục đánh giá xem xét hoạt động của mình có hiệu quả không. Hiệu quả kinh doanh xuất khẩu có thể xác định sau một thời kỳ hoặc sau một thương vụ nhất định. Hiệu quả kinh doanh xuất khẩu còn có thể tính toán trước khi tiến hành kinh doanh để có những quyết định đúng đắng trong kinh doanh. Hiệu quả kinh doanh xuất khẩu là kết quả kinh doanh xuất khẩu thu được tối đa trên chi phí bỏ ra tối thiểu: Kết quả kinh doanh xuất khẩu bao gồm: - Kim ngạch xuất khẩu - Doanh thu cho hàng xuất khẩu - Lợi nhuận thu được từ hàng xuất khẩu và các kết quả khác mà doanh nghiệp xuất khẩu đề ra trong kinh doanh. Chi phí đầu vào bao gồm: - Chi phí mua hàng xuất khẩu - Chi phí dự trữ hàng xuất khẩu - Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp xuất khẩu - Vốn cho kinh doanh và xuất khẩu - Cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp - Lao động sử dụng trong doanh nghiệp xuất khẩu Trên góc độ nền kinh tế hiệu quả kinh doanh xuất khẩu biểu hiện qua: Tăng thu nhập quốc dân và tăng tích lũy cho nền kinh tế, tăng kim ngạch xuất khẩu thu lợi nhuận cao mà vẫn đảm bảo được đời sống của nhân dân, không làm ô nhiễm môi trường, không ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, không cản trở tiến bộ xã hội, giải quyết công ăn việc làm cho người dân. Nhập khẩu thiết bị, máy móc, vật liệu đẩm bảo phát triển sản xuất, nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật, công nghệ sản xuất, tiết kiệm ngoại tệ, giá mua bán hàng hóa trên thị trường, phải tranh thủ đem lại lợi ích cho nền kinh tế, cho doanh nghiệp và tương xứng với chất lượng và giá cả trên thị trường. Hiệu quả kinh doanh xuất khẩu là hiệu quả xét trong lĩnh vực lưu thông hàng hóa trong thị trường trong nước và thị trường nước ngoài. Đánh giá hiệu quả kinh doanh xuất khẩu là xét trên kết quả thu được xem kết quả đó đóng góp cho toàn xã hội nhue thế nào, có tuân thủ xu hướng phát triển chung hay không. Đồng thời phải sử dụng một cách tối đa năng lực của nền kinh tế, tận dụng lợi thế của nền kinh tế. Hiệu quả cuối cùng là làm cho tốc độ tăng trưởng nhanh, đời sống nhân dân được cải thiện. Điều này có nghĩa là kim nạch xuất khẩu cao, lợi nhiều chưa chắc có hiệu quả nếu trong quá trình thực hiện gây nhiều lãng phí, ảnh hưởng không tốt như ô nhiễm môi trường, tài nguyên kiệt huệ, tổn hại nền văn hóa… Hiệu quả cần phải hài hòa trong một mục tiêu chung, đạt mục đích lớn nhất là phát triển nền kinh tế, đảm bảo đời sống nhân dân lao động. Trên góc độ doanh nghiệp, hiệu quả kinh doanh xuất khẩu tức là phải đạt được lợi nhuận kinh doanh tối đa trên chi phí tối thiểu. Nếu doanh nghiệp dùng mọi biện pháp bất chấp các chính sách, đường lối của nhà nước để đạt lợi nhuận tối đa thì không thể gọi đó là hiệu quả. Việc khai thác, chế biến xuất khẩu bừa bãi khoáng sản, tài nguyên đất nước để xuất khẩu không phải là hiệu quả. Và nếu doanh nghiệp đạt được lợi nhuận do lừa đảo, lường gạt doanh nghiệp khác, chiếm dụng vốn sử dụng cho mục đích riêng của mình, đây cũng không phải là hiệu quả. Hiệu quả thực sự đạt được khi các doanh nghiệp xuất khẩu nổ lực tìm các biện pháp đa dạng hóa các mặt hàng, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá các loại chi phí, các mất mác thua lỗ, hao hụt trong quá trình kinh doanh. Tóm lại ngoài lợi nhuận đạt được còn phải lưu ý các mục đích khác đặt ra để mang tính chất xã hội của nền kinh tế. Có thể một dự án sản xuất tuy không mang lại lợi nhuận nhiều, không thể hoàn vốn nhanh như các dự án khác nhưng có thể mang lại nhiều lợi ích xã hội vẫn được đánh giá là có hiệu quả kinh tế. Trong nền kinh tế thị trường hiệu quả kinh doanh phụ thuộc phần lớn vào khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp bao gồm cạnh tranh giữa những doanh nghiệp trong nước xuất khẩu, doanh nghiệp nước này với doanh nghiệp nước khác… Như vậy điều quan trọng đối với doanh nghiệp xuất khẩu là phải nâng cao và hoàn thiện khả năng cạnh tranh của mình. 4. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu : Để đánh giá cụ thể hiệu quả sản xuất kinh doanh và hiệu quả sử dụng từng yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ta có thể sử dụng một số chỉ tiêu sau: 4.1. Số vòng quay vốn chung : Số vòng quay vốn chung = Doanh thu thuần /Tổng tài sản. Số vòng quay vốn chung là hệ số tổng quát về số vòng quay tổng tài sản, tức so sánh mối quan hệ giữa tổng tài sản và doanh thu hoạt động. Hệ số này nói lên doanh thu được tạo ra từ tổng tài sản. Hay nói cách khác, 01 đồng tài sản nói chung mang lại bao nhiêu đồng doanh thu. 4.2. Số vòng quay vốn cố định (VCĐ): Số vòng quay vốn cố định = Doanh thu thuần / vốn cố định. Chỉ tiêu này đôi khi còn được gọi là số vòng quay vốn cố định, nhằm đo lường vốn cố định được sử dụng có hiệu quả như thế nào. Cụ thể là 01 đồng vốn cố định đầu tư tạo ra bao nhiêu đồng danh thu. 4.3. Vòng quay vốn lưu động (VLĐ): Số vòng quay vốn lưu động = Danh thu thuần / vốn lưu động Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp,việc tăng vòng quay vốn lưu động có ý nghĩa kinh tế rất lớn đối với danh nghiệp,có thể giúp danh nghiệp giảm một lượng vốn lưu động cần thiết trong kinh danh, giảm được vốn vay hoặc có thể giảm qui mô kinh danh trên cơ sở vốn hiện có. 4.4. Vòng quay vốn kinh doanh (VKD) Số vòng quay vốn kinh doanh = Doanh thu thuần / vốn kinh doanh Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, chỉ tiêu này là rất quan trọng đối với hoạt động kinh doanh, nó đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh, 01 đồng vốn kinh doanh tạo bao nhiêu đồng lợi nhuận. 4.5. Tỷ lệ lãi gộp : Tỷ lệ lãi gộp = (Lãi gộp/ Danh thu) x 100. Lãi gộp là khoản chênh lệch giữa giá bán và giá vốn, không tính đến chi phí kinh doanh. Hệ số lãi gộp biến động sẽ là nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến lơi nhuận. Hệ số lãi gộp thể hiện khả năng trang trải chi phí đặc biệt là chi phí bất biến. Để đạt lợi nhuận, tùy thuộc vào đặc điểm ngành nghề kinh doanh và tỷ lệ chi phí kinh doanh mà mỗi doanh nghiệp sẽ có một hệ số lãi gộp thích hơp. 4.6. Hệ số lãi ròng : Tỷ lệ lãi ròng = (Lãi ròng / Doanh thu) x 100%. Hệ số lãi ròng cho biết tỷ lệ giữa lãi rong với doanh thu, hệ số này có vai trò đặc biệt quan trọng đối với các giám đốc điều hành, do nó phản ánh chiến lược kinh doanh của công ty và khả năng của công ty trong việc kiểm soát các chi phí hoạt động. Hệ số lãi ròng khác nhau giữa các ngành, tuỳ thuộc vào tính chất của các sản phẩm kinh doanh và chiến lược cạnh tranh của công ty. Hệ số lãi ròng thể hiện 01 đồng doanh thu có khả năng tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. 4.7. Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA) : ROA = (Lãi ròng / Tổng tài sản) x 100%. Tỷ số này cho biết 01 đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Hê số càng cao càng thể hiện sự sắp xếp phân bổ và quản lý tài sản càng hợp lý, hiệu quả. 4.8. Tỷ suất sinh lời của chủ vốn sở hữu (ROE) : ROE = (Lãi ròng / Vốn chủ sở hữu) x 100%. Tỷ số này cho biết 01 đồng vốn chủ sở hữu (VCSH) tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng cho chủ sở hữu. Vốn chủ sở hữu là một phần của tổng nguồn vốn. Chương 2 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY RAU QUẢ TIỀN GIANG I. Những nét chính về Công ty Rau Quả Tiền giang: Tên công ty: Công ty Rau Quả Tiền Giang Tên giao dịch bằng tiếng anh: Tien Giang vegetables and fruit company Trụ sở chính: km1997 quốc lộ 1, Long Định, Châu Thành, Tiền Giang. Điện thoại: (84.073) 834677 Fax: (84.073) 834497 Email: vegetigi@vnn.vn Website: www.vegetigi.com Văn phòng đại diện: 29 Dương Văn Dương, phường Tân Quý, quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh. Điện thoại: (848) 8471653 Email: tigis@com.vnn.vn Đặc điểm hoạt động của Công ty: Về hình thức sở hữu là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc UBND tỉnh Tiền Giang Về lĩnh vực kinh doanh là trồng trọt, thu mua và chế biến rau quả xuất khẩu. Công ty chuyên chế biến và cung cấp trái cây đóng hộp, trái cây đông lạnh, nước trái cây nguyên chất đóng hộp, trái cây tươi, nước quả cô đặc và puree, nước uống tinh khiết. Công ty có Ba nhà máy: 1. Đông lạnh rau quả: công suất 2.000 tấn/năm, thiết bị đông lạnh IQF của Anh 2. Đồ hộp trấi cây: công suất 8.000 tấn/năm 3. Chế biến đa dạng nước quả cô đặc và puree: công suất 5000 tấn/năm, thiết bị của CHLB Đức Nông trường Tân Lập, diện tích 3500 hecta, chuyên canh cây dứa, sản lượng hàng năm 50.000-60.000 tấn, ngoài ra chuyên canh cây xoài, mãng cầu, lô hội, lạc tiên cung cấp nguyên liệu chế biến cho nhà máy trong công ty. Công ty Rau Quả Tiền Giang là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc UBND tỉnh Tiền Giang, có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập. 1. Lịch sử hình thành và phát triển : 1.1. Lịch sử hình thành: Công ty Rau Quả Tiền Giang được hình thành sau Nghị quyết Đại hội Tỉmh Đảng bộ lần thứ III. Theo quyết định số 7878/QĐTL ngày 13/12/1986 của UBND tỉnh Tiền Giang, trên cơ sở nhập hai đơn vị lại là Xí nghiệp rau quả Long Định và nông trường quốc doanh Tân Lập mang tên Xí nghiệp liên hợp xuất khẩu rau quả nhằm tạo thế mạnh cho sản xuất công nghiệp và mở rộng vùng Đồng Tháp Mười, tạo công ăn việc làm cho người lao động không có đất sản xuất. Đến tháng 10/1990 công ty lại mở rộng thêm diện tích đất nông nghiệp bằng cách nhập thêm hai nông trường của huyện Châu Thành và huyyện Gò Công Tây. Công ty Rau Quả Tiền Giang được xây dựng năm 1976 trực thuộc Tổng công ty Rau Quả Việt Nam. Đến năm 1988 công ty tách khỏi Tổng công ty và trở thành doanh nghiệp nhà nước trực thuộc UBND tỉnh TIền Giang. 1.2. Quá trình phát triển: Sau gần 28 năm hoạt động công ty trở thành một trong những doanh nghiệp chuyên sản xuất và chế biến rau quả hàng đầu tại Việt Nam. Công ty hiện sở hữu một nguồn lực tiềm năng dồi dào: có đội ngũ cán bộ công nhân viên trẻ, nhiệt tình, trình độ và đoàn kết; với máy móc thiết bị: Công ty có dây chuyền nước quả cô đặc của CHLB Đức, nhà máy đông lạnh IQF của Anh và các máy móc thiết bị tự động và bán tự động phục vụ tại nhà máy đồ hộp và toàn công ty. Đặc biệt hơn nữa là công ty có vùng nguyên liệu rộng lớn trên 3.000 hecta chuyên canh về cây dứa do công ty tự đầu tư và thu hoạch. Vị thế và sản phẩm của công ty ngày càng được biết đến qua chất lượng và sự đa dạng về chủng loại. 2. Chức năng ,nhiệm vụ, quyền hạn của Công ty 2.1. Chức năng : Công ty Rau Quả Tiền Giang có chức năng trồng trọt, thu mua và chế biến các loại mặt hàng rau quả xuất khẩu, chủ yếu là dứa các loại, thông qua hoạt động sản xuất kinh doanh xuất khẩu trực tiếp đáp ứng ngày càng cao, càng nhiều hơn về chủng loại, số lượng, chất lượng hàng hoá phù hợp với thị trường quốc tế góp phần vào việc phát triển kinh tế nước nhà. 2.2. Nhiệm vụ Công ty có nhiệm vụ nhận bảo toàn phát triển vốn, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực.Thực hiện đúng chế độ và quy định về quản lý vốn, tài sản, các quỹ về hạch toán, chế độ kiểm toán và các chế độ khác do nhà nước quy định. Công ty có nghĩa vụ công bố tài chính hàng năm, các thông tin để đánh giá đúng đắn và khách quan về kết quả hoạt động của công ty theo quy định của nhà nước.Thực hiện đúng chế độ nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước. Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ và năng lực của công nhân viên để có đủ thực lực phục vụ cho quá trình kinh doanh, chăm lo đời sống cán bộ công nhân viên, thực hiện nghĩa vụ đối với người lao động theo qui định của bộ luật lao động. Công ty còn có nghĩa vụ đổi mới công nghệ nghiên cứu thực hiện các biện pháp kỹ thuật để nâng cao chất lượng gia tăng khối lượng hàng xuất khẩu. 2.3. Quyền hạn: Được hạch toán kinh tế độc lập có con dấu riêng và được mở tài khoản tại ngân hàng Được quyền xây dựng, áp dụng đinh mức lao động, vật tư, đơn giá, tiền lương trên đơn vị sản phẩm, quyết định giá mua và giá bán sản phẩm. Có quyền lựa chọn thị trường nhập khẩu và xuất khẩu, đặt các văn phòng đại diện, công ty trong và ngoài nước, thu thập và cung cấp các thông tin về kinh tế và thị trường thế giới được luật pháp cho phép. Công ty có quyền đổi mới công nghệ và trang thiết bị sử dụng vốn phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh theo nguyên tắc bảo tồn và có hiệu quả, tự huy động vốn sản xuất kinh doanh nhưng không thay đổi hình thức sở hữu. Được dự hội chợ triển lãm, giới thiệu sản phẩm của công ty ở trong và ngoài nước, tham gia vào các tổ chức diễn đàn kinh tế thương mại theo đúng quy định của nhà nước và điều lệ của tổ chức đó. 3. Cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty : Cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty được thể hiện qua sơ đồ sau: BP KH 4. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban 4.1. Giám đốc công ty: Phụ trách chung, định hướng chiến lược toàn công ty, đề ra chủ trương kế hoạch sản xuất kinh doanh, định giá thu mua nguyên liệu, các loại vật tư lớn, định giá bán sản phẩm, phụ trách chung về kỹ thuật, qui định quy chế trả lương nội bộ, ký duyệt các khoản chi hàng tháng. 4.2. Phó giám đốc 1: Phụ trách xí nghiệp liên doanh (chiến lược kinh doanh, tiếp thị, quảng cáo, hợp đồng mua bán vật tư sản phẩm), cân đối điều hòa vốn cho sản xuất có hiệu quả, theo dõi công nợ, ký séc, ủy nhiệm chi, ký duyệt các chứng từ chi phí sứa chữa thường xuyên ngoài lĩnh vực của giám đốc, điều hành hệ thống chất lượng toàn công ty, giải quyết vấn đề khi giám đốc đi vắng. 4.3. Phó giám đốc 2: Phụ trách việc sản xuất, cân đối nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, đặt kế hoạch sản xuất cho nông trường, lên kế hoạch phát triển vùng nguyên liệu, phụ trách khuyến nông, phụ trách công tác phòng chống lụt bão, thiên tai tại nông trường. 4.4. Phó giám đốc 3: Phụ trách các công việc diễn ra tại nông trường Tân Lập 4.5. Phòng marketing- bán hàng: Là bộ phận chuyên môn nghiệp vụ tham mưu cho Ban giam đốc trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu tổng hợp, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm, quản lý hệ thống đại lý, phát triển thị trường ngoài nước, lập kế hoạch kinh doanh, lập và theo dõi các hợp đồng kinh tế, tổ chức thực hiện và làm thủ tục thanh lý. Báo cáo định kỳ diễn biến hoạt động của phòng marketing-bán hàng. 4.6. Phòng kế toán tài vụ: Tổ chức nghiệp vụ quản lý tài chính và hạch toán kế toán toàn công ty, đảm bảo nhiệm vụ tham mưu cho Ban giám đốc trong việc ký kết hợp đồng mua bán, cân đối bảo đảm nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh. Báo cáo kịp thời các số liệu, chỉ tiêu có liên quan khi Ban giám đốc có nhu cầu. Tổ chức phân bổ hướng dẫn áp dụng kịp thời các chế độ tài chính kế toán, thuế do nhà nước mới ban hành cho kế toán công ty và kế toán nông trường. 4.7. Phòng kế hoạch sản xuất: Phụ trách việc kiểm soát, quản lý hệ thống chất lượng, lập kế hoạch sản xuất, hàng tháng, hàng quí, hàng năm, kiểm soát hoạt động mua hàng, cung ứng vật tư, bao bì, nguyên liệu sản xuất. Cùng phòng kế toán tài vụ tính toán giá thành sản phẩm theo từng loại, từng thời điểm, lập kế hoạch sản xuất kinh doanh tổng thể, tổ chức và triển khai việc thực hiện công tác ISO được phân công của Ban giám đốc. Theo dõi, tổ chức thu hồi công nợ, đầu tư nguyên liệu tại nông trường Tân Lập. Tổ chức triển khai thu mua nguyên liệu trong và ngoài tỉnh phục vụ cho yêu cầu sản xuất hàng ngày. 4.8. Nhà máy chế biến Tổ chức quản lý phân công lao động, điều hành sản xuất, quả lý phân xưởng đồ hộp, phân xưởng đông lạnh, phân xưởng cô đặc, phân xưởng cơ điện, kho nguyên liệu, kho thành phẩm, bộ phận xe nâng nhằm hoàn thành các kế hoạch được ban giám đốc công ty giao đúng kế hoạch, đúng số lượng, chất lượng. trực tiếp khai thác năng lực máy móc thiết bị, thực hiện hệ thống quản lý chất lựong ISO 9001- 2000. Tham gia kèm cặp đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân nhằm không ngừng nâng cao tay nghề cho công nhân để đáp ứng những yêu cầu mới về công nghệ, khoa học kỹ thuật của ngành chế biến rau quả. 4.9. Phòng tổ chức hành chính Nghiên cứu hoạt động của Công ty để đề xuất, làm tham mưu hình thành bộ máy quản lý, đẩm bảo yêu cầu sản xuất có hiệu quả, tinh gọn biên chế hoạt động ăn khớp đồng bộ để phát huy được năng lực lao động tính sáng tạo của cán bộ công nhân viên, quản trị nhân sự, chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc về quản lý con dấu. Xây dựng kế hoạch, chương trình đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ thi tay nghề cho công nhân viên, bảo hộ lao động. Đề xuất huy hoạch đề bạt cán bộ, và nâng lương cho công nhân viên. 4.10. Phòng kỹ thuật Quản lý mảng kỹ thuật thiết bị trong công ty. Giúp giám đốc chất lượng theo dõi đánh giá chất lựong nội bộ, chịu trách nhiệm về kỹ thuật chất lượng sản phẩm, xây dựng yêu cầu kỹ thuật sản phẩm quy trình sản xuất, thiết kế phát triển sản phẩm, kiểm tra và xác nhận nguyên vật liệu thành phẩm theo địhn kỳ, tham gia các công việc ISO được phân công của giám đốc chất lượng. Lập trình duyệt thẩm định và triển khai dự án theo quy định của nhà nước. Trưng dụng cán bộ kỹ thuật theo yêu cầu của Công ty. 5. Tình hình nhân sự Tổng số lao động của Công ty hiện nay là 1.104 người. Trong đó, cán bộ công nhân viên chính thức của Công ty là 100 người bao gồm: - Trình độ đại học và trên đại học: 36 người - Trình độ cao đẳng và trung cấp: 54 người - Công nhân kỹ thuật: 10 người - Lao động hợp đồng và thời vụ:1.004 người Với đội ngũ lao động trên đã đưa công ty đi lên, tồn tại và phát triển bền vững. Họ chính là nhân tố giúp xí nghiệp kinh doanh ngày càng hiệu quả. Mức lương bình quân của một người trong một tháng là 1 triệu đồng. Tốc độ tăng lương hàng năm là 6% – 8%. Công ty đảm bảo nguyên tắc trả lương cao hơn mức lương tối thiểu của nhà nước quy định. Đồng thời, mức tiền lương trả cho công nhân viên còn phụ thuộc vào hiệu quả kinh doanh của công ty. Kinh doanh kém hiệu quả vẫn có thể xảy ra Ban lãnh đạo công ty vẫn tìm hướng giải quyết nhằm đảm bảo mức lương hợp lý cho công nhân viên, tạo sự ổn định trong thu nhập của họ Công ty mở các lớp tập huấn về chương trình quan lý chất lượng cho nhân viên kỹ thuật hoặc KCS, các lớp chuyên môn nâng cao tay nghề công nhân, các khoá học an toàn lao động. Công ty thực hiện tốt pháp lệnh an toàn lao động trong doanh nghiệp trang bị bảo hộ lao động đúng theo đơn vị vừa đảm bảo vệ sinh vừa an toàn trong lao động. Chi bồi dưỡng độc hại, bồi dưỡng làm đêm, thực hiện đầy đủ công tác bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội. Trợ cấp động viên thăm hỏi các trường hợp ốm đau, trợ cấp khó khăn. Ngoài việc sản xuất công nhân còn được tham gia các hoạt động văn hoá thể thao giải trí rèn luyện sức khỏe. Con người là nhân tố hàng đầu để tạo nên mọi thành công. III. Giới thiệu về hệ thống nguyên liệu của công ty : Trong ngành xuất khẩu rau quả thì đương nhiên nguồn nguyên liệu chính là rau quả. Đối với công ty nguồn nguyên liệu chủ yếu là các loại cây ăn trái ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Sản phẩm làm ra đã qua chế biến dưới dạng nước quả cô đặc, trái cây đóng hộp hay đông lạnh. Trong các nguồn nguyên liệu dứa chiếm trên 70 % tổng sản lượng sản xuất. Công ty có nông trường Tân Lập chuyên canh cây dứa làm nguyên liệu cho sản xuất. Hầu như dứa cho sản lượng quanh năm phục vụ yêu cầu sản xuất, còn các loại trái cây khác thì cung cấp nguyên liệu đan xen nhau theo mùa vụ. Ngoài nguồn nguyên liệu công ty tự cung cấp, nguyên liệu công ty mua ngoài chiếm khoảng 60%. Phòng kế hoạch sản xuất tổ chức thu mua nguyên liệu thông qua các đại lý, các chợ đầu mối, hợp tác xã ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, chủ yếu tập trung ở các tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Bến Tre. Chỉ có dứa là công ty không phải quá lo khâu đầu vào, còn các loại trái cây khác mang tính mùa vụ, thường có giá cả và chất lượng biến động vì chưa có phương án gắn kết các vùng nguyên liệu tập trung. Công ty Rau Quả Tiền Giang sản xuất ra rất nhiều loại sản phẩm, mỗi loại sản phẩm cớ quy trình sản xuất riêng, chẳng hạn như quy trình sản xuất dứa đóng hộp được làm theo trình tự sau. Gọt vỏ Rửa Chặt hoa cuộn Lưu kho Nguyên liệu Vô lon Cắt khoanh dù miếng Lạng vỏ Chích mắt Ghép nắp Bảo quản Rót dung dịch Thanh trùng Sơ đồ 2: Quy trình sản xuất dứa đóng hộp III. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty qua 3 năm Các mặt hàng kinh doanh của công ty mang thương hiệu Tigi: Sau gần 30 năm hoạt động công ty không ngừng mở rộng hoạt động và nghiên cứu đưa ra những sản phẩm mới, chất lượng cao, tính đến nay sản phẩm của công ty bao gồm những mặt hàng sau: 1. Đồ hộp trái cây: - Dứa khoanh mini, khoanh thường, miếng nhỏ, rẻ quạt, khúc, nghiền - Chôm chôm nhân dứa, chôm chôm nước đường - Nấm rơm, bắp non, ngó sen, lô hội, thạch dừa. - Xoài miếng, đủ đủ miếng, chuối cao, trái cây hổn hợp. - Măng đóng hộp. 2. Nước giải khát: - Nước ép trái cây nguyên chất: nước xoài, dứa, ổi, mãng cầu, bưởi, nước quả hổn hợp, nước lô hội, lạc tiên, trà bí đao hộp 350ml, 320ml. - Nước tăng lực, nước uống tinh khiết. 3. Nước quả cô đặc: nước dứa, chuối, ổi, xoài, mãng cầu cô đặc 100 % không thêm phụ gia, đóng gói vô trùng. 4. Nước quả puree: dứa, chuối, ổi, xoài, mãng cầu, sơ ri, chôm chôm, dưa hấu lô hội, tắc…puree 100% không thêm phụ gia và đóng gói vô trùng. 5. Trái cây đông lạnh: dứa, xoài, đu đủ, chôm chôm, măng, lô hội, bắp non … đông lạnh IQF 6. Trái cây tươi: dứa, chuối, xoài, bưởi… Bảng báo cáo thu nhập giống như một cuộn băng video, nó chiếu lại trong năm vừa qua công ty đã thu lợi nhuận như thế nào, lời hay lỗ cũng như chi phí phát sinh của công ty sau một năm sản xuất kinh doanh. Năm 2004 tiếp tục và phát huy kết quả đạt được trong năm 2003, công ty đã đạt thắng lợi lớn trong kinh doanh, xuất khẩu đạt 110.963 triệu đồng, tăng với tỉ lệ 22,5 % so với doanh thu xuất khẩu năm 2003, nâng cao mức doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh lên 121.914 triệu đồng, tăng 21.271 triệu đồng so với doanh thu năm 2003. Nguyên nhân doanh thu xuất khẩu năm 2004 tăng là do các nguồn vốn của công ty tăng lên nên đẩy mạnh sản xuất, đồng thời giá xuất khẩu các mặt hàng của công ty cũng tăng trung bình trên 4 % mỗi mặt hàng. Trong năm 2004 mặt hàng dứa đóng hộp xuất khẩu góp phần tăng lợi nhuận sau thuế năm 2004 cao hơn lợi nhuận sau thuế năm 2003 là 18,9 %. Năm 2004 các khoản giảm trừ tăng 24,2 %, giá vốn hàng bán tăng 20, 7 % thấp hơn mức tăng của doanh thu thuần 21,1 % nên lợi nhuận gộp tăng là lẽ đương nhiên. Lợi nhuận gộp năm 2004 đạt 15.232 triệu đồng, tăng 23,9 % về số tiền tăng 2.934 triệu đồng so với năm 2003 là một biểu hiện tốt. Mức tăng giá vốn hàng bán thấp hơn mức tăng doanh thu thuần do trong năm 2004 giá xuất khẩu các mặt hàng tăng lên.Chi phí bán hàng tăng 2.315 triệu đồng hay tăng 33,8 %, đồng thời chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 49 triệu đồng hay tăng 1,1 % so với năm 2003. Điều này cho thấy công ty chưa quản lý được việc sử dụng các khoản chi phí. Tuy nhiên lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh năm 2004 vẫn tăng 69,2 % so với năm 2003. Nhìn vào bảng ta thấy hoạt động tài chính của công ty là lỗ. Năm 2003 công ty lỗ 1.269 triệu đồng và năm 2004 lỗ 1.253 triệu đồng, nguyên nhân là do chi phí lãi vay của công ty luôn cao hơn thu nhập tiền gửi . Năm 2004 thu nhập bất thường giảm 24,7 % và chi phí bất thường cũng giảm 27,8 % làm cho lợi nhuận bất thường giảm 22,2 %. Chi phí bất thường ở đây thường là tiền thanh lý tài sản cố định, tiền thưởng của Bộ tài chính vì vượt kim nạch xuất khẩu so với năn trước, tiền từ các dịch vụ củ công ty…Hoạt động tài chính lỗ và lợi nhuận bất thường giảm ảnh hưởng đến lợi nhuận trước thuế nên làm hạn chế lợi nhuận sau thuế. Với kết quả đạt được trong năm 2004 chứng tỏ công ty kinh doanh đạt hiệu quả cao, lợi nhuận sau thuế đạt 959 triệu đồng tăng 153 triệu đồng với tỉ lệ tăng là 18,9 % so với năm 2003. Sang năm 2005 vì gặp khó khăn về nhiên liệu, vật tư, nguồn nguyên liệu , thị trường cạnh tranh gay gắt, giá xuất khẩu giảm, sản lượng sản xuất giảm kết quả là doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh giảm 24.954 triệu đồng với tỉ lệ giảm 20,5% so với năm 2004. Điều này làm ảnh hưởng đến lợi nhuận gộp của công ty, ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng của công ty, lợi nhuận sau thuế đạt 821 triệu đồng giảm 138 triệu đồng so với năm 2004 với tỉ lệ giảm là 14,4 %. Nhìn chung các chỉ tiêu về kết quả hoạt động kinh doanh năm 2005 đều giảm, lượng giảm tương đối phù hợp với khó khăn của công ty. Doanh thu hàng xuất khẩu giảm 24.475 triệu đồng, với tỉ lệ giảm là 22,1 % ,doanh thu thuần giảm 24.876 triệu đồng với tỉ lệ giảm 20,4 % dẫn đến lợi nhuận gộp giảm 3.611 triệu đồng hay giảm 23,7 % so với năm 2004. Kết quả khả quan trong năm 2005 là hoạt động bất thường mang lại 1.864 triệu đồng góp phần cải thiện thu nhập của Công ty. Với những kết quả đạt được như trên phần lớn là nhờ sự đóng góp tích cực của từng thành viên, Ban lãnh đạo công ty luôn có những quyết định sáng suốt và nhạy bén trong kinh doanh và đội ngũ kỹ thuật viên công nhân lành nghề nhiều năm kinh nghiệm đã phục vụ hết mình vì công ty. IV. Thuận lợi, khó nhăn và phương hướng hoạt động của Công ty trong thờì gian tới 1.Thuận lợi Công ty luôn nhận được sự quan tâm và lãnh đạo thường xuyên của Tỉnh ủy, UBND Tỉnh, cũng như luôn nhận đựợc sự hỗ trợ tích cực của các cấp các ngành. Công ty có mặt bằng thuận tiện vận chuyển nằm ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long vùng cây trái lớn nhất cả nước. Công ty chuyên về lĩnh vực rau quả theo mô hình khép kín có các nhà máy chế biến, có vùng nguyên liệu phục vụ chế biến. Công ty có một lực lượng quản lý trẻ có trình độ, có sức bật trung thành với công ty sáng tạo và quan hệ nội bộ tốt. Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty nhìn chung có nhiều thuận lợi thị trường sản phẩm của công ty đựợc nhiều khách hàng biết đến và tin tưởng, chất lượng cũng được tín nhiệm hơn. Đặc biệt là sản phẩm xuất khẩu trực tiếp của công ty được mở rộng nhiều hơn so với các năm trước đây. Về thương hiệu Công ty đã xúc tiến cùng với Trường đại học kinh tế TP.HCM để xây dựng thương hiệu “Tigi”cho công ty ở thị trường nội địa và đã được đăng ký bảo hộ từ 9/2003, bước đầu xây dựng tại thành phố HCM sau đó chuyển dần sang các khu vực khác trong cả nước nhằm quảng bá thương hiệu làm tiền đề cho việc mở rộng xuất khẩu trong thời gian tới. Về quản lý hệ thống quản lý chất lượng ông ty đã chuyển từ hệ thống ISO 9002-1994 sang phiên bảng ISO 9001-2000 bước đầu đã đạt được hiệu qủ cao. Bên cạnh đó công ty đã triển khai các hệ thống quản lý khác và đang áp dụng có hiệu quả như hệ thống Mis mạng nội bộ bằng vi tính, hệ thống thực hành 5S ( mô hình quản lý văn phòng, nhà xưởng của Nhật) và đặc biệt là hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn HACCP ( hệ thống phân tích mối nguy tại điểm kiểm soát giới hạn) 2. Khó khăn Bên cạnh những thuận lợi công ty Rrau Quả Tiền Giang cũng gặp không ít những khó khăn. Do tính chất đặc thù của công ty là ngành rau quả chế biến nên có nhiều phụ thuộc vào thời vụ, thời tiết, giá cả chất lượng nguồn nguyên liệu không phải luôn ổn định trên thị trường, giá cả vật tư ngày một tăng nên ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm, sản lượng sản xuất và hiệu quả chung của toàn công ty. Sự cạnh tranh ở thị trường trong nước, sản phẩm mới ra đời tuy đa dạng nhưng chưa tạo được đòn bẩy kích thích, và sự cạnh tranh quyết liệt trên thị trường xuất khẩu với nhiều đối thủ cạnh tranh đặc biệt là các công ty cùng ngành ở Thái Lan. Thị trường tiêu thụ hiện nay của công ty thì tương đối mạnh, đa số khách hàng chỉ thích mua hàng và thanh toán theo phương thức trả chậm. Do vậy công ty rất ngại ký hợp đồng theo phương thức này vì tính rủi ro cao. 3. Phương hướng hoạt động : Từ những kết quả đạt được trong năm 2005, với những thuận lợi và khó khăn còn tồn tại, hướng hoạt động trong thời gian tới của công ty là: - Ổn định nguồn nguyên liệu đầu vào cả về chất lượng và giá cả, giảm thiểu chi phí sản xuất, phấn đấu gia tăng sản lượng hàng năm 10%-15% - Nghiên cứu những sản phẩm mới, mặt hàng mới để đưa ra thị trường, đẩy mạnh giá trị xuất khẩu lên 90% tổng doanh thu của công ty. - Củng cố những khách hàng hiện có, từng bước phát triển những thị trường mới, khách hàng mới. - Đi theo chiến lược chất lượng sản phẩm tốt, đáp ứng kịp thời yêu cầu của khách hàng. Nghiên cứu cải tiến chất lượng sản phẩm để đáp ứng những đòi hỏi khắc khe của khách hàng. - Phấn đấu tăng lương cán bộ công nhân viên công ty hàng năm là 8 %-10 %. Chăm lo ngày càng tốt hơn đời sống vật chất tinh thần nhân viên toàn Công ty. CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY RAU QUẢ TIỀN GIANG I. Phân tích tình hình kinh doanh nội địa Đặc điểm kinh doanh của công ty là chế biến rau quả xuất khẩu, vì thế nên tiêu thụ nội địa chỉ chiếm gần 10 % tổng doanh thu hoạt động kinh doanh. Sản phẩm của công ty có mặt từ các tỉnh miền Tây Nam Bộ đến các tỉnh miền bắc. Sản phẩm của công ty đến tay người tiêu dùng thông qua các siêu thị, các công ty nước giải khát, các đại lý. Phương thức thanh toán trong thị trường nội địa là trả chập, thanh toán bằng hình thức tiền mặt hoặc chuyển khoản. Sản phẩm của vông ty không chỉ phục vụ thị trường xuất khẩu mà điều quan trọng là tạo một chỗ đứng nhất định ở thi trường trong nước, phục vụ cho người tiêu dùng nội địa. Bảng 2 : THỊ TRƯỜNGTIÊU THỤ NỘI ÐỊA CỦA CÔNG TY Đơn vị tính: triệu đồng Khu vực Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Giá trị Tỉ trọng (%) Giá trị Tỉ trọng (%) Giá trị Tỉ trọng (%) Tp. Hồ Chí Minh 3.654 36,2 3.751 34,2 3.742 35,7 Đông Nam Bộ 2.742 27,2 2.668 24,4 2.183 20,9 Miền trung 2.064 20,5 2.284 20,9 2.452 23,4 Tây Nam Bộ 1.033 10,2 1.402 12,8 989 9,4 Miền bắc 599 5,9 846 7,7 1.106 10,6 Tổng 10.092 100 10.951 100 10.472 100 Từ bảng số liệu ta thấy giá trị tiêu thụ nội địa của công ty năm 2004 đạt 10.951 triệu đồng, tăng 859 triệu đồng (10951-10092) so với năm 2003, trong đó tăng nhiều nhất là ở khu vực Tây Nam bộ, tăng 369 triệu đồng (1402-1033). Ở khu vực này hai tỉnh tiêu thụ nhiều nhất là Tiền Giang và Tần Thơ, sản phẩm tiêu thụ nhiều là dứa và trái cây đóng hộp các loại tập trung ở Cần Thơ, do ở đây đã xuất hiện thêm các siêu thị mới, nhu cầu của người dân tăng lên. Sở dĩ doanh thu nội địa năm 2004 tăng hơn năm 2003 do sản lượng sản xuất năm 2004 cao hơn năm 2003. Trong năm 2005 doanh thu nội địa đạt 10.472 triệu đồng, giảm 479 triệu đồng (10472-10951) so với năm 2004, giảm nhiều nhất là ở khu vực Đông Nam Bộ, giảm 485 triệu đồng (2183-2668). Ở khu vực này công ty gặp phải sự cạnh tranh gay gắt của các công ty cùng ngành trong nước. Riêng ở khu vực miền bắc, doanh thu của công ty lại tăng lên, đạt 1.106 triệu đồng, tăng 260 triệu đồng (1106-8486). Do gặp phải sự cạnh tranh ở thị trường Đông Nam Bộ nên công ty đẩy mạnh tiêu thụ ở khu vực miền bắc, doanh thu tiêu thụ của công ty ở thị trường miền bắc liên tục tăng qua 3 năm. Sản phẩm được ưa chuộng là trái cây đống hộp, sản phẩm đến tay người tiêu dùng thông qua các siêu thi ở Hà Nội. Nhìn chung doanh thu nội địa của công ty năm 2004 cao hơn năm 2003 và năm 2005 thấp hơn năm 2004, tương ứng với sự tăng giảm tổng doanh thu của công ty. Doanh thu nội địa chiếm bình quân trên 10% tổng doanh thu của côn ty do hoạt động kinh doanh chủ yếu của công là xuất khẩu. Công ty luôn quan tâm đến thị trường nội địa, nhưng muốn mở rộng quảng bá sản phẩm hay thương hiệu công ty phải có đội ngũ cán bộ công nhân viên nghiên cứu thị trường, xây dựng chiến lược quảng bá sản phẩm, xây dựng những kênh phân phối sản phẩm. Muốn mở rộng thị trường công ty phảii có nguồn nhân lực, tài chính để thực hiện, chi phí ước lượng là 2 tỉ đồng trong năm đầu và đầu tư vào những năm sau đó. Hiện tại tài chính của công ty có hạn nên công ty chưa thể đẩy mạnh thị trương nội địa, trong khi đó hoạt động xuất khẩu vẫn là hoạt động chủ lực. Thành phố Hồ Chí Minh là khu vực chiếm doanh thu nội địa cao nhất của công ty, trên 34% tổng doanh thu nội địa, và tỉ trọng ở thị trường này tương đối ổn định qua 3 năm. Tại thành phố Hồ Chí Minh sản phẩm của công ty xuất hiện ở các siêu thị, các công ty nước giải khát. Khu vực Đông Nam Bộ chiếm trên 20% tổng doanh thu nội địa và có tỉ trọng giảm qua 3 năm nguyên nhân là do sự đẩy mạnh cạnh tranh về giá cả của các công ty cùng ngành trong nước. Đối thủ cạnh tranh trong nước của công ty là các công ty nước ngoài đầu tư như công ty Wonderfarm, công ty TNHH YNG Shin, công ty Thiên Ưng…những công ty này có đủ lực để cạnh tranh. Khi công ty Rau Quả Tiền Giang có chính sách khuyến mãi họ có đủ lực để tung ra chính sách khuyến mãi tăng gấp đôi. Ở khu vực này sản phẩm được tiêu thụ nhiều nhất ở tỉnh Vũng Tàu và Bình Dương. Khu vực miền trung chiếm trên 20% doanh thu nội địa và ổn định qua 3 năm, sản phẩm được bán nhiều ở thành phố Nha Trang, Đà Nẵmg, Huế. Tỉ trọng giá trị ở miền trung trung bình là 10 %, còn ở miền bắc tuy tỉ trọng không lớn nhưng đang tăng dần lên qua 3 năm. Biểu đồ 1: Tỉ trọng thị trường tiêu thụ nội địa II. Phân tích kinh doanh xuất khẩu : Phân tích chung về tình hình xuất khẩu của công ty qua 3 năm: Nông sản là ngành có vai trò quan trọng trong nền kinh tế nước ta, người nông dân chủ yếu sống bằng nông nghiệp, do có vị trí thuận lợi, có khí hậu nhiệt đới gió mùa nên có lợi thế trồng các loại rau quả với sản lượng lớn. Hơn thế nữa mặt hàng này vẫn là mặt hàng quan trọng trong nông nghiệp làm tăng kim ngạch xuất khẩu, tạo việc làm, tăng thu nhập, chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Công ty Rau Quả Tiền Giang là một trong những doanh nghiệp, có qui mô sản xuất lớn, kinh nghiệm trên thương trường từ nhiều năm nay. Giá trị xuất khẩu của công ty chiếm trên 90% tổng doanh thu. Bảng 3: DOANG THU XUẤT KHẨU VÀ TIÊU THU NỘI ĐỊA Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Chênh lệch 2004/2003 Chênh lệch 2005/2004 Giá trị % Giá trị % 1.DT nội địa 10.092 10.951 10.472 859 8,5 -479 -4,4 2. DTXK 90.551 110.963 86.488 20.412 22,5 -24.475 -22,1 -Cây dứa 57.137 70.689 54.327 13.552 23,7 -16.362 -13,2 Tổng DT 100.643 121.914 96.960 21.271 21,1 -24.954 -20,5 Năm 2004 doanh thu xuất khẩu của công ty đạt 110.963 triệu đồng, tăng 20.412 triệu đồng tương ứng với tỉ lệ tăng là 22,5 % so với năm 2003. Sở dĩ doanh thu xuất khẩu năm 2004 tăng là do qui mô sản xuất của công ty tăng lên nên đẩy mạnh sản xuất, giá xuất khẩu thế giới tăng, giá xuất khẩu các mặt hàng của công ty cũng tăng trung bình trên 4% mỗi mặt hàng. Năm 2005 doanh thu xuất khẩu đạt 86.488 triệu đồng giảm 24.475 hay giảm 22,1 % so với năm 2004. Do trong năm này giá xăng dầu tăng 3 lần, giá đường tăng 2 lần làm cho chi phí sản xuất tăng, giá thành sản phẩm tăng. Trong khi đó lại diễn ra sự cạnh tranh gay gắt của các công ty nước ngoài, giá xuất khẩu của công ty giảm trung bình 15 %-20 % theo từng mặt hàng. Vấn đề khách quan đối với công ty nói riêng và toàn ngành nói chung là sự cạnh tranh mạnh mẽ về chất lượng và giá cả trên thị trường xuất khẩu. Hoạt động kinh doanh xuất khấu rau quả của công ty cũng nằm trong tình hình chung xuất khẩu rau quả của Việt Nam. Trong các mặt hàng xuất khẩu, dứa các loại chiếm sản lượng và giá trị cao nhất. Sản phẩm từ dứa chiếm bình quân trên 70 % tổng sản lượng xuất khẩu và giá trị từ dứa các loại chiếm trên 60 % tổng kim ngạch xuất khẩu. Dứa là mặt hàng chủ lực của Công ty góp phần đẩy mạnh giá trị xuất khẩu. Các sản phẩm dứa được ưa chuộng là : dứa đông lạnh, dứa khoanh mini đóng hộp, dứa khoanh thường đóng hộp, nước dứa nguyên chất, puree dứa. Tất cả các sản phẩm của công ty đều đạt chứng chỉ ISO 9001-2000, quản lý chất lượng an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn HACCP. Sản phẩm của công ty đã trở nên quen thuộc có uy tín với bạn hàng và khách hàng tiêu thụ. 2. Phân tích tình hình xuất khẩu theo cơ cấu mặt hàng : Hoạt động cung ứng xuất khẩu của công ty diễn ra với tốc độ tương đối cao trong những năm qua. Những mặt hàng chủ yếu của công ty được xuất khẩu sang các thị trường lớn, cho thấy uy tín của công ty càng được nâng cao, trong đó mặt hàng chính là dứa các loại. Ngoài ra để đa dạng sản phẩm của mình, công ty còn xuất khẩu rất nhiều mặt hàng khác. Riêng sản phẩm nước giải khát, hiện tại chỉ tiêu thụ nội địa. Việc xuất khẩu các sản phẩm rau quả chủ yếu do công ty trực tiếp thu mua, chế biến nguyên liệu, tiến hành sơ chế, chế biến hoàn thiện sản phẩm rồi xuất khẩu trực tiếp. Phương thức thanh toán là L/C. Công tác tiêu thụ sản phẩm là công tác rất quan trọng và được quan tâm hàng đầu ở công ty trong những năm qua. Thực chất nếu sản phẩm được sản xuất ra mà không được thị trường tiêu thụ sẽ làm cho quá trình sản xuất bị đình trệ và sản phẩm xuất ra bị ứ đọng mà lãi ngân hàng ngày một tăng. Mặt khác các loại rau quả đông lạnh thì không thể dự trữ được lâu nên việc tiêu thụ của công ty là chủ yếu xuất sang thị trương nước ngoài. Chúng ta hãy xem xét tình hình cung ứng các mặt hàng xuất khẩu của công ty Năm 2003 tổng sản lượng xuất khẩu đạt 7.944 tấn, năm 2004 tổng sản lượng xuất khẩu lên đến 9.490 tấn, so với năm 2003 tăng 1.546 tấn hay tăng 19,5 %. Về mặt giá trị, năm 2004 tổng doanh thu xuất khẩu đạt 110.963 triệu đồng, tăng 20.412 triệu đồng hay tăng 22,5 % so với doanh thu năm 2003. Nguyên nhân sản lượng và doanh thu xuất khẩu năm 2004 cao hơn năm 2003 do trong năm 2004 công ty mở rộng quy mô, đẩy mạnh sản xuất, sản phẩm của công ty được thị trường tiêu thụ nhiều hơn, nhiều đơn đặt hàng hơn. Tỉ lệ tăng doanh thu lớn hơn tỉ lệ tăng sản lượng là do trong năm 2004 giá xuất khẩu các mặt hàng của công ty tăng lên. Sản lượng xuất khẩu tăng, giá xuất khẩu tăng là hai nguyên nhân chính làm cho sản lượng và doanh thu xuất khẩu năm 2004 tăng lên. Trong năm 2004 tăng nhiều nhất là mặt hàng nước quả cô đặc và puree, về sản lượng tăng 663 tấn với tỉ lệ tăng là 24,8 % so với năm 2003. Vì sản phẩm này tiện dụng ngày càng được ư chuộng hơn. Nhóm sản phẩm này là nước trái cây nguyên chất, được cô đặc theo những hàm lượng khác nhau, dùng làm nguyên liệu để chế biến thực phẩm, đồ uống. Doanh thu xuất khẩu nhóm sản phẩm này năm 2004 đạt 35.286 triệu đồng, năm 2003 đạt 25.842 triệu đồng, tăng 9.444 triệu đồng, hay tăng 36,5 %, sản phẩm này là mặt hàng có tỉ lệ doanh thu tăng cao nhất. So với năm 2003 sản lượng và doanh thu xuất khẩu của các mặt hàng khác cũng tăng lên theo những tỉ lệ khác nhau. Sang năm 2005 do giá nguyên liệu vật tư tăng lên, đồng giá xuất khẩu các mặt hàng giảm xuống với tỉ lệ đáng kể, thị trường cạnh tranh gay gắt nên sản lượng và doanh thu xuất khẩu của công ty giảm xuống so với năm 2004. Năm 2005 tổng sản lượng xuất khẩu đạt 9.038 tấn giảm 452 tấn hay giảm 4,8 % so với sản lượng xuất khẩu năm 2004,còn doanh thu năm 2005 đạt 86.488 triệu đông giảm 2.4475 triệu đồng hay giảm 22,1 % so với doanh thu năm 2004. Ta thấy tỉ lệ giảm doanh thu lớn hơn rất nhiều so với tỉ lệ giảm sản lượng do giá xuất khẩu của công ty giảm mạnh, trung bình từ 15 %-20 % theo mỗi mặt hàng. Sản phẩm có tỉ lệ giảm nhiều nhất là trái cây đông lạnh và trái cây tươi. Vì yêu cầu cỉa thi trường đối với nhóm sản phẩm này ngày càng cao. Hai mặt hàng này thường có sản lượng và giá trị biến động do đặc điểm của nó. Trái cây đông lạnh chỉ qua sơ chế còn trái cây tươi cũng chính là nguồn nguyên liệu ban đầu. Một tình hình chung là cây ăn trái của nước ta có chất lượng chưa ổn định, về độ ngọt, độ chín, màu sắc kích thước chưa đồng đều, còn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Đương nhiên sản phẩm của công ty được xuất khẩu thì đã qua tiêu chuẩn xuất khẩu của Việt Nam và đạt tiêu chuẩn để nhập khẩu của thị trường thế giới. Biểu đồ 2: Tỉ trọng sản lượng và giá trị xuất khẩu các mặt hàng Xét đến cơ cấu sản phẩm mặt hàng đồ hộp là sản phẩm chủ lực của công ty, trong đó mặt hàng được tiêu thụ nhiều nhất là dứa đóng hộp các loại. Công ty sản xuất sản phẩm chào bán hay sản xuất theo yêu cầu của khách hàng. Nhìn vào biểu đồ ta thấy không có sự biến động lớn về cơ cấu sản lượng xuất khẩu các mặt hàng. Qua 3 năm tỉ trọng sản lượng xuất khẩu đồ hộp có sự biến động nhẹ ổn định trên 46 % tổng sản lượng xuất khẩu. Nước quả cô đặc và puree có tỉ trọng sản lượng xuất khẩu tăng lên còn trái cây đông lạnh và trái cây tươi tăng nhẹ vào năm 2004 nhưng giảm mạnh ở năm 2005. Tương ứng với sự tăng giảm về tỉ trọng sản lượng là sự tăng giảm về tỉ trọng giá trị xuất khẩu. Giá trị xuất khẩu của đồ hộp chiếm trên 50 % tổng giá trị xuất khẩu, có tỉ trọng tăng nhẹ vào năm 2004 nhưng giảm mạnh ở năm 2005, năm 2005 khi thị trường tiêu thụ gặp nhiều khó khăn thì doanh thu chủ yếu dựa vào mặt hàng hang chủ lực. Tỉ trọng xuất khẩu của nước quả cô đặc tăng lên còn trái cây đông lạnh và trái cây tươi liên tục giảm xuống qua 3 năm. Xét trong quy mô chung khi tỉ trọng của mặt hàng này tăng lên thì tỉ trọng của mặt hàng còn lại giảm xuống là điều đương nhiên. 3. Phân tích tình hình xuất khẩu theo cơ cấu thị trường : Việc lựa chọn thị trưòng xuất khẩu ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh xuất khẩu. Một khi đã đề cập đến xuất khẩu thì không thể không quan tâm đến các yếu tố như: xuất khẩu hàng hoá đến đâu ? số lượng bao nhiêu ? họ quan tâm đến sản phẩm của mình như thế nào? Làm thế nào để xuất khẩu hiệu quả đối với thị trường như thế ?…Và còn rất nhiều yếu tố khác nữa mà một doanh nghiệp phải quan tâm, có như vậy mới thấy rằng việc phân tích, đánh giá thị trường xuất khẩu có ý nghĩa và tính quyết định như thế nào đến hoạt động kinh doanh xuất khẩu. Trong tình hình nền kinh tế Việt Nam hiện nay, gia nhập vào khối ASIAN, là thành viên của WTO, tiến trình hội nhập AFTA hầu hết các doanh nghiệp nước ta đang dần có những chuyển đổi về chiến lược phát triển mới phù hợp với nền kinh tế đương đại. Ta thấy thị trường xuất khẩu của công ty Rau Quả Tiền Giang tương đối rộng nhưng tập trung ở Châu Âu như các nước Đức, Hà Lan, Thuỵ Sĩ, Nga. Tại các thị trường này công ty có nhiều khách hàng quen thuộc và thương xuyên. Tỉ trọng giá trị xuất khẩu của các thị trường này hơn hẳn các thị trường khác chiếm trên 70 %. Đây là những thị trường ổn định của công ty. Gần 30 năm hoạt động sản phẩm của công ty đã có một vị trí nhất định, sản phẩm của công ty có mặt ở nhiều thị trường Châu Á và đang phát triển ở thị trường Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ… Biểu đồ 3 : Tỉ trọng giá trị xuất khẩu theo cơ cấu thị trường Nhìn vào biểu đồ ta thấy Đức là thị trường xuất khẩu chiếm tỉ trọng cao nhất, gần 30 % tổng giá trị xuất khẩu kế đến là Hà Lan khoảng 20 % và Nhật Bản trên 13 %. Đặc biệt Nhật là một thị trường khó tính, có thể đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường Nhật là một thành công vì yêu cầu đối với rau quả nhập vào thị trường Nhật rất cao. Điều này góp phần khẳng định chất lượng sản phẩm và uy tín của công ty. Tỉ trọng giá trị xuất khẩu sang thị trường Thuỵ Sỹ cũng tương đương với thị trường Nhật. Thị trường Nga chiếm trên 9 % tổng giá trị xuất khẩu còn thị trường Trung Quốc và các thi trường khác chỉ chiếm một phần nhỏ . Tỉ trọng giá trị xuất khẩu sang thị trường Đức, Hà Lan, Nhật thì biến động nhưng không nhiều.Tỉ trọng giá trị xuất khẩu sang thị trưòng Nga giảm nhẹ nhưng ở thị trường Thuỵ Sỹ lại tăng lên. Nhìn lại Đức vẫn là thị trường có tỉ trọng kim ngạch xuất khẩu cao nhất và tương đối ổn định qua các năm.Thị trường Trung Quốc ngày càng bị thu hẹp, còn tỉ trọng giá trị xuất khẩu sang các thị trường khác ngày càng tăng . Công ty đang đẩy mạnh thị trường, quảng bá thương hiệu trên thị trường thế giới đặc biệt là thị trường Mỹ. Ta hãy xem xét tình hình xuất khẩu của công ty ở một số thị trường Thị trường Đức Qua bảng số liệu ta thấy ở thị trường Đức, tỉ trọng giá trị xuất khẩu là cao nhất và ổn định qua 3 năm. Năm 2004 doanh thu xuất khẩu đạt được 31.180 triệu đồng, tăng 4.158 triệu đồng hay tăng 15,4 % so với năm 2004. Đức là một thị trường ổn định và truyền thống của công ty, năm 2004 đơn đặt hàng của Đức tăng làm cho doanh thu tăng. Mặt hàng đồ hộp chiếm tỉ trọng giá trị cao nhất trong giá trị xuất khẩu ở Đức và tăng nhanh qua các năm. Sang năm 2005, theo thình hình chung doanh thu xuất khẩu các mặt hàng xuất khẩu ở Đức cũng giảm, trong năm này Đức không nhập khẩu mặt hàng trái cây tươi do bị sự cạnh tranh gay gắt của trái cây Thái Lan Đức là một thị trường tiêu thụ đủ các loại rau quả tươi, hộp…Phần lớn nhập từ các nước Trung Nam Mỹ, Nam Âu và Thái Lan. Hàng Việt Nam do các doanh nghiệp người Việt nhập nhưng số lượng còn hạn chế, hàng rau quả Việt Nam đã có mặt trên thị trường Đức từ lâu nhưng chủ yếu là rau quả hộp. (Theo www.vnexpress.net) Thị trường Hà Lan Hà Lan là một thị trường triển vọng của công ty, doanh thu xuất khẩu ở Hà Lan chiếm gần 20 % doanh thu xuất khẩu của công ty. Doanh thu xuất khẩu ở Hà Lan năm 2004 đạt 26.188 triệu đồng, tăng 8.722 triệu đồng với tỉ lệ tăng là 49,9 % so với năm 2003. Ở thi trường Hà Lan sản phẩm đồ hộp là mặt hàng chủ lực và có tỉ trọng tăng đều qua các. Sở dĩ doanh thu ở Hà Lan tăng lên do công ty đẩy mạnh công tác thị trường đồng thời giá xuất khẩu trong năm 2004 tăng lên. Công ty thực hiện các hợp đồng xuất khẩu 3 tháng hoặc 6 tháng. Công ty chào bán sản phẩm qua mạng, nhận đơn đặt hàng từ khách hàng. Giá của sản phẩm được định chủ yếu là tham khảo giá của đối thủ cạnh tranh và giá nguyên liệu đầu vào, giá được định trên cơ sở thỏa thuận giữa hai phía, miễn sao hai bên đều có lợi, cho nên về giá cả không cố định mà luôn biến đổi tuỳ theo từng mặt hàng. Sang năm 2005 doanh thu xuất khẩu ở Hà Lan đạt 16.192 triệu đồng, giảm 9.996 triệu hay giảm 38,2 % so với năm 2004, nguyên nhân do chịu sự cạnh tranh của các công ty đối thủ, vì là thị trường công ty mới đẩy mạnh xuất khẩu nên doanh thu chưa ổn định, do áp dụng giá bán cạnh tranh nên giá bán của công ty phụ thuộc nhiều vào giá xuất khẩu của thế giới. Do tỉ trọng mặt hàng đồ hộp tăng lên khá cao nên các mặt hàng còn lại đều có tỉ trọng giảm xuống, theo qui mô chung thì đây là điều đương nhiên. Thị trường Nhật: Nhật chiếm tỉ trọng tổng doanh thu xuất khẩu của công ty tương đối ổn định, trên 13%, mặt hàng đồ hộp có tỉ trọng liên tục tăng vì nhóm sản phẩm này đã có nhiều uy tín trong thị trường Nhật. Còn trái cây đông lạnh và trái cây tươi liên tục giảm, riêng trái cây tươi Nhật không nhập khẩu vào năm 2004 và năm 2005 do yêu cầu của Nhật về mặt hàng này ngày càng khắt khe. Mặc dù tiêu thụ rất nhiều các loại trái cây rau quả trên thị trường thế giới nhưng tính cạnnh tranh ở thị tường này rất cao. Rau quả Việt Nam chưa có uy tín trên thị trường này nên giá thường thấp. Rau quả vào Nhật Bản được kiểm tra rất kỹ, theo qui định bắt buộc, tất cả các mặt hàng rau quả vào Nhật Bản trước hết phải qua 2 khâu kiểm tra chất lượng mẫu mã và kiểm dịch theo phương pháp xác suất, sau đó tiếp tục chuyển từ kho ngoại quan đến nơi hoàn tất các thủ tục nhập khẩu và thông quan rồi mới được phân phối qua các kênh tiêu thụ bán buôn, bán lẻ. Trong quá trình kiểm tra các cơ quan chức năng Nhật Bản sẽ loại bỏ hoặc trả lại ngay những lô hàng không đảm bảo chất lượng, kích cỡ, màu sắc, hình dạng, không có mầm bệnh gây hại cho người tiêu dùng, kể cả các loại rau quả nhập dùng làm nguyên liệu chế biến. Điều quan trọng là những nhà xuất khẩu này sẽ bị huỷ bỏ hợp đồng trong thời gian rất dài sau đó hoặc rất khó nối lại quan hệ với đối tác cũ. (Theo www.vnexpress.net) Các thị trường còn lại Nga và Thuỵ Sỹ là hai thị tường thường xuyên đặc biệt là Nga, Nga là thị trường lâu dài của công ty từ hơn 20 năm qua, tỉ trọng xuất khẩu ở thị trường này là ổn định. Thị trường Trung Quốc ngày càng bị thu hẹp, do sự cạnh tranh của các công ty nước ngoài. Các đối thủ cạnh tranh của công ty là các công ty cùng ngành ở Thái Lan, Indonexia, các nước Nam Mỹ … Các công ty ở các nước này sản xuất hàng loạt vào mùa vụ rồi tung ra thị trường các nước làm cho giá cả giảm mạnh, buộc công ty phải giảm giá. Ngành xuất khẩu rau quả của Thái Lan rất mạnh, có vùng nguyên liệu tập trung, qui mô lớn, máy móc công suất gấp 3-4 lần so với Việt Nam, bao bì được sản xuất trong nước và Thái Lanhơn hẳn chúng ta về kinh nghiệm thị trường. Một khó khăn của công ty là bao bì phải nhập khẩu từ nước ngoài, chiếm trên 40 % giá thành sản phẩm, nên chưa cạnh tranh lại với các công ty nước ngoài về giá cả. Ở các thị trường khác giá trị xuất khẩu của công ty tăng lên, đây là một dấu hiệu đáng mừng, là sự nổ lực của công ty trong công tác mở rộng thị trường. Do chưa có phòng marketing, hạn hẹp về tài chính, nên hoạt động nghiên cứu mở rộng thị trường còn nhiều hạn chế, hướng phát triển của công ty là thânm nhập vào thị trường Mỹ. Nhìn chung thị trường xuất khẩu của Công ty tương đối rộng không phụ thuộc vào một thị trường nào nên có thể giảm bớt rủi ro do biến động của thị trường thế giới. Đức là một thị trường ổn định của Công ty, là thị trường quen thuộc từ lâu, cần giữ vững quan hệ lâu dài, tuy nhiên không phải tập trung nhiều để đẩy mạnh những thị trường tiềm năng. Thuỵ Sỹ và Hà Lan được công ty xếp vào loại thị trường tiềm năng, tỉ trọng kim ngạch xuất khẩu ở thị trường Thuỵ Sỹ tăng lên qua các năm, còn ở Hà Lan thì còn biến động. Đồng thời tỉ trọng kim ngạch xuất khẩu ở các thị trường khác cũng tăng nhanh qua các năm. Các thị trường này chính là hướng phấn đấu của Công ty. Còn thị trường Nga và Trung Quốc là những thị trường truyền thống tuy tỉ trọng kim ngạch xuất khẩu sang hai thị trường này chưa cao nhưng công ty cần củng cố để góp phần tăng thêm giá trị kim ngạch. Riêng ở thị trường Nhật Công ty nên đẩy mạnh hợp tác lâu dài, đáp ứng những yêu cầu của thị trường này vì Nhật là một thị trường tiêu thụ rau quả lớn. 4. Phân tích một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh xuát khẩu của công ty: Bảng 6 : MỘT SỐ CHỈ TIÊU ÐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ÐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY Chỉ tiêu Đvt Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Chênh lệch 04/03 Chênh lệch 05/04 1.Vòng quay VLĐ Lần 3,06 3,11 2,75 0,05 -0,36 2.Vòng quay VCĐ Lần 2,19 2,58 2,01 0,39 -0,57 3.Vòng quay VKD Lần 2,17 2,66 2,1 0,49 -0,56 4.Vòng quay vốn chung Lần 1,28 1,41 1,16 0,13 -0,25 5.Tỉ lệ lãi gộp % 11,65 16,39 13,86 4,74 -2,53 6.Tỉ lệ lãi ròng % 0,8 0,86 0,85 0,06 -0,01 7.Tỉ suất sinh lời TS % 1,02 1,21 0,99 0,19 -0,22 8.Tỉ suất sinh lờVCSH % 1,67 2,21 1,71 0,54 -0,5 5.1. Vòng quay toàn bộ vốn: Qua bảng ta thấy so với năm 2003 thì số vòng quay toàn bộ vốn năm 2004 tăng 0,12 lần . Nguyên nhân là do trong năm 2004 doanh thu tăng nhanh hơn tài sản. Sang năm 2005 thì số vòng quay toàn bộ vốn giảm 0,24 lần so với năm 2004. Do đó Công ty cần tìm biện pháp để tăng doanh thu, đẩy mạnh vòng quay vốn. 5.2. Vòng quay vốn lưu động Cũng từ bảng ta thấy số vòng quay vốn lưu động không ổn định. Cụ thể năm 2003 số vòng quay vốn lưu động là 3,07 lần, năm 2004 là 3,11 lần và sang năm 2005 là 2,75 lần. Trong năm 2003 cứ 1đồng vốn lưu động tạo ra 3,07 đồng doanh thu, năm 2004 cứ 1 đồng vốn lưu động tạo ra 3,11 đồng doanh thu. Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty có chiều hướng tăng lên. Nhưng sang năm 2005 cứ 1 đồng vốn lưu động tạo ra 2,75 đồng doanh thu giảm 0,36 đồng so với năm 2004. Điều đó sẽ ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Việc tăng vòng quay vốn lưu động có ý nghĩa kinh tế rất lớn, có thể giúp Công ty giảm được lượng vốn vay hoặc mở rộng quy mô kinh doanh trên cơ sở vốn hiện có. Vì vậy công ty cần nâng cao số vòng quay vốn lưu động bằng cách tăng doanh số bán thực tế của Công ty. 5.3. Vòng quay vốn cố định: Vòng quay vốn cố định của Công ty năm 2004 là 2,56 lần, tăng hơn năm 2003 là 0,36 lần. Sang năm 2005 số vòng quay vốn cố định là 2,01 lần, giảm 0,55 lần so với năm 2004. Nguyên nhân là do trong năm 2004, 2005 Công ty đầu tư tăng tài sản cố định nhưng do nguyên nhân khách quan của ngành làm cho tốc độ tăng doanh thu không tương xứng với tốc độ tăng tài sản cố định. Trong năm 2003 cứ 1 đồng vốn cố định tạo ra 2,20 đồng doanh thu, năm 2004 cứ 1 đồng vốn cố định tạo ra 2,56 đồng doanh thu, tăng 0,36 đồng so với năm 2003. Năm 2005 cứ 1 đồng vốn cố định tạo ra 2,01 đồng doanh thu, giảm 0,55 đồng so với năm 2004. Điều đó cho thấy mức doanh thu đạt được chưa tương xứng với quy mô hoạt động của Công ty. 5.4. Vòng quay vốn kinh doanh: Vòng quay vốn kinh doanh của Công ty tăng cao vào năm 2004 là 2,66 lần, tăng hơn năm 2003 0,42 lần, vòng quay vốn kinh doanh năm 2005 đạt 2,1 lần, giảm 0,49 lần so với năm 2004. Vốn kinh doanh cũng không ổn định qua các năm. Năm 2003, 1 đồng vốn kinh doanh tạo ra 2,17 đồng doanh thu, năm 2004, 1 đồng vốn kinh doanh được sử dụng hiệu quả hơn, tạo ra 2,59 đồng doanh thu, nhưng năm 2005 cứ 1 đồng vốn kinh doanh tạo ra 2,1 đồng doanh thu, giảm 0,49 đồng so với năm 2004. Vòng quay vốn kinh doanh ngày càng tăng lên, chứng tỏ hoạt động kinh doanh ngày càng hiệu quả, công ty cần sử dụng nguồn vốn kinh doanh tốt hơn nữa. 5.5. Tỉ lệ lãi gộp: Qua số liệu ở bảng ta thấy tỉ lệ lãi gộp của công ty biến động, tăng lên ở năm 2004 với tỉ lệ tăng là 0,28% so với năm 2003, nhưng lại giảm ở năm 2005 với tỉ lệ giảm là 0,51% so với năm 2004. Nguyên nhân là do sự tăng giảm không bình thường của các mức doanh thu. Công ty cần cố gắng giảm thiểu giá vốn hàng bán để tăng lãi gộp, tăng tỉ lệ lãi gộp, tăng khả năng trang trải chi phí để tối đa hoá mức lợi nhuận đạt được. 5.6. Tỉ lệ lãi ròng: Tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu có chiều hướng tăng dần qua ba năm. Cụ thể năm 2003 tỉ lệ lợi nhuận là 0,8%, năm 2004 là 0,79 % và tăng lên 0,85% vào năm 2005. Điều này có nghĩa là trong năm 2003 cứ 100 đồng doanh thu đạt được thì có 0,8 đồng lợi nhuận và năm 2004 cứ 100 đồng doanh thu thì có 0,79 đồng lợi nhuận và năm 2005 ổn định 100 đồng doanh thu thì tạo ra 0,85 đồng lợi nhuận, cho thấy hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty có chiều hướng tăng. Đây là biểu hiện tốt công ty cần duy trì và phát huy trong tương lai. 5.7. Tỉ suất sinh lời của tài sản Tỉ suất sinh lời của tài sản tăng vào năm 2004 và giảm ở năm 2005. Năm 2004 cứ 100 đồng vốn đưa vào sản xuất kinh doanh thì thu được 1,11 đồng lợi nhuận tăng hơn năm 2003 0,08 đồng và sang năm 2005 thì cứ 100 đồng vốn đưa vào đầu tư thì thu được 0,99 đồng lợi nhuận, giảm 0,12 đồng so với năm 2004. Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty chưa ổn định 5.8. Tỉ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu: Chỉ tiêu này có ý nghĩa rất quan trọng, nó phản ánh sức sinh lời của mõi đồng vốn chủ sở hữu. Với số liệu ở bảng ta thấy chỉ tiêu này không ổn định qua ba năm. Cụ thể năm 2004 tăng 0,33 % so với năm 2003, nhưng năm 2005 giảm 0,29 % so với năm 2004. Nguyên nhân là do lợi nhuận sau thuế không ổn định qua các năm còn nguồn vốn chủ sở hữu thì tương đối ổn định. Năm 2004 cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra tạo được 2,00 đồng lợi nhuận ròng, tăng hơn năm 2003 là 0,33 đồng và năm 2005 cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra tạo được lợi nhuận ròng là 1,71 đồng, giảm 0,29 đồng so cới năm 2004. Nhìn chung qua ba năm Công ty hoạt động chưa tận dụng hết những nguồn lực của mình dù vẫn có lời. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của thị trường, khả năng sử dụng vốn của Công ty chưa cao. Trong những năm tới Công ty cần có kế hoạch thích hợp trong việc sử dụng vốn, và các khoản chi phí để hiệu quả hoạt động của Công ty ngày một nâng cao. IV. Đánh giá chung hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Công ty Rau Quả tiền Giang Qua những năm hoạt động Công ty Rau Quả Tiền Giang đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh và đạt được nhiều kết quả tiến bộ. - Qua quá trình hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Công ty Rau Quả Tiền Giang như đã phân tích ở trên ta thấy tình hình xuất khẩu các mặt hàng ở các thị trường có sự tăng giảm qua các năm, trong đó đồ hộp vẫn là mặt hàng chủ lực và đa số các sản phẩm được làm từ dứa, là nguồn nguyên liệu ổn định của công ty, chiếm trên 60% cơ cấu kim ngạch xuất khẩu của công ty. - Uy tín của công ty từng bước được nâng lên, thị trường ngày càng mở rộng cùng với sản phẩm của công ty đã xuất hiện ở nhiều nước, điển hình kim ngạch xuất khẩu của công ty ở các nước Châu Âu và Bắc Mỹ có chiều hướng tăng lên. - Công ty ngày càng đúc kết nhiều kinh nghiệm thương trường, các hoạt động ngoại thương, định giá bán, ra quyết định để mang lại lợi nhận cho công ty, tránh lỗ lã, tìm hiểu thi trường, nắm bắt đặc điểm thị trường. - Chất lượng sản phẩm ngày một nâng lên, sản phẩm của công ty đạt tiêu chuẩn ISO 9001-2000, và hiện đang được đầu tư sản xuất từ khâu nguyên liệu theo tiêu chuẩn HACCP. - Thu mua, chế biến trực tiếp trái cây để xuất khẩu, giải quyết một phần đầu ra quan trọng cho người làm kinh tế vườn, mang lại nguồn ngoại tệ lớn, tạo hướng làm ăn cho tỉnh nhà và góp phần nâng cao mức sống cho người dân địa phương. - Công ty đã sử dụng tương đối hiệu quả nguồn vốn của nhà nước cấp, điều mà đa phần các doanh nghiệp nhà nước khác chưa làm được. Công ty tạo một cơ sở hạ tầng tương đối tốt, nguồn cung cấp nguyên liệu phong phú và dây chuyền công nghệ tương đối đa dạng. -Công ty đã tổ chức được một bộ máy quản lý khá đồng bộ và gắn bó được từ việc sản xuất của nông trường với tư cách là các nhà cung ứng nguyên liệu với hoạt động giữa các nhà máy của công ty. Bên cạnh những kết quả đạt được, Công ty còn không ít những hạn chế - Công ty luôn đứng trước khó khăn về vốn kinh doanh. Thiếu kinh phí để đẩy mạnh thị trường nội địa, đẩy mạnh hoạt động marketing xuất nhập khẩu, nghiên cứu phát triển sản phẩm mới. - Hoạt động phân phối và bán sản phẩm của Công ty chủ yếu là thông qua khách hàng, công ty không trực tiếp tiếp xúc với người tiêu dùng hơn nữa khách hàng của công ty lại đa số là những công ty nước ngoài nên người tiêu dùng cũng là người nước ngoài do đó công ty không thể biết được những đánh giá thực sự của người tiêu dùng về sản phẩm của công ty. Sự lệ thuộc vào khách hàng gây trở ngại cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty như bị khách hàng ép giá hoặc chịu rủi ro cùng với khách hàng. -Hiện tại công ty chưa có phòng marketting. Phòng kinh doanh cùng lúc đảm nhận công tác tổ chức hoạt động kinh doanh với hoạt động marketing. Vì chưa có phòng marketing nên còn hạn chế trong việc tìm kiếm thông tin thiết yếu về khách hàng, thị trường, xu hướng phát triển sắp tới của nền kinh tế thế giới cũng như những thông tin về đối thủ cạnh tranh. - Nguồn nguyên liệu không ổn định. Sản lượng cây ăn trái trong khu vực tuy nhiều nhưng không tập trung không thể thu mua một khối lượng lớn trong thời gian ngắn đáp ứng đúng yêu cầu về chất lượng kích cỡ, màu sắc, không có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. - Chi phí sản xuất sản phẩm của công ty còn cao. Ngoài nguồn nguyên liệu, nhân công còn lại chi phí bao bì chiếm khoảng 40% giá thành. Những bao bì này Công ty phải nhập từ nước ngoài. Do áp dụng chính sách giá bán cạnh tranh nên dù giá thành sản phẩm tăng lên thì giá bán cũng không thể tăng theo với một tỉ lệ tương xứng. Ngoài ra giá vật tư, nhiên liệu trên thị trường ngày một tăng góp phần làm cho giá thành sản phẩm tăng lên. CHƯƠNG 4 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH XUẤT KHÂU TẠI CÔNG TY RAU QUẢ TIỀN GIANG I. Biện pháp đa dạng hoá mặt hàng, nâng cao chất lượng sản phẩm: Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, vấn đề đặt ra với các công ty là xác định cho các phân xưởng của mình một cơ cấu sản phẩm hợp lý, phù hợp với nhu cầu của thị trường, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, năng lực của công ty. Đảm bảo tính khả thi và khả năng sinh lời. Đồng thời có thể điều chỉnh dễ dàng cho phù hợp với sự thay đổi nhanh chóng của nhu cầu thị trường.Với cơ cấu sản phẩm hiện nay của công ty là tương đối ổn định. Tuy nhiên không chỉ tập trung vào các sản phẩm từ dứa mà nên đa dạng hoá sản phẩm hơn, tăng cường nhiều loại trái cây đóng hộp. Ví dụ công nên nghiên cứu thực hiện nha đam đóng hộp, nha đam rất tốt cho sức khỏe, trên thị tường đã có nước uống nha đam nhưng chưa có nha đam đóng hộp, thực hiện thành công sản phẩm này sẽ tạo ra được sản phẩm mới góp phần đa dạng sản phẩm. Các mặt hàng puree còn ít có thể nghiên cứu đa dạng thanh long puree, dưa hấu đông lạnh. Để nâng cao chất lượng sản phẩm, trước hết là đầu tư từ nguồn nguyên liệu -Công ty nên thiết lập các trạm thu mua nguyên liệu cố định, các trạm này được đặt ở các vùng quan trọng với mục đích vận chuyển nguyên liệu về nhà máy chế biến một cách thuận lợi nhất. -Công ty nên lựa chọn các các vựa trái cây, các chợ đầu mối cung cấp nguyên liệu đảm bảo lâu dài và đảm bảo về chất lượng nguyên liệu trong quá trình vận chuyển. -Có đội ngủ thu mua trực tiếp từ nhà vườn vì như vậy giá sẽ rẻ hơn, xây dựng quan hệ lâu dài với các nhà vườn, có các hoạt động liên kết, hỗ trợ để nhà vườn và doanh ngiệp cùng có lợi. Cần nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, việc tạo ra sản phẩm mới giúp công ty tránh được rủi ro và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng những tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, chế biến. Đồng thời thường xuyên kiểm tra chất lượng sản phẩm qua các giai đoạm từ nguyên liệu đầu vào đến sản phẩm làm ra cuối cùng. Hoàn thiện hơn nữa các tiêu chuẩn chất lượng trong quá trình sản xuất. II. Biện pháp tăng cường công tác Marketing: Công tác marketing do phòng kinh doanh phụ trách, đề xuất cũng như những tính toán các khả năng để tiến hành tiêu thụ. Công ty nên có hẳn một phòng marketing chuyên biệt thực hiện các công tác marketing, nghiên cứu, đẩy mạnh thị trường, tìm hiểu đối thủ cạnh tranh. Marketing trong doanh nghiệp xuất khẩu là cực kỳ quan trọng. Về chiến lược giá: giá là một trong những yếu tố quan trọng của sản phẩm, nó là cơ sở để khách hàng quyết định mua sản phẩm này hay sản phẩm khác, là đòn bẩy kích thích tiêu dùng. Nó cũng là vũ khí cạnh tranh trên thị trường, quyết định doanh số và lợi nhuận, qua đó cũng thể hiện chất lượng sản phẩm. Do đó để có thể sản xuất ra sản phẩm có giá canh tranh đòi hỏi công ty nên - Tạo mối quan hệ lâu dài với nhà cung cấp nguyên liệu, tránh tình trạng thiếu nguyên liệu, giá nguyên liệu bị nâng lên làm cho chi phí đầu vào tăng, dẫn đến giảm tính cạnh tranh -Công ty nên ký các hợp đồng dài hạn đối với các hảng tàu để có thể có giá thấp trong một thời gian dài -Công ty nên giảm bớt phần trăm lợi nhuận để có thể tạo sự hấp dẫn với khách hàng và tăng doanh số. Ngoài ra trong quá trình sản xuất công ty nên nắm bắt thông tin một cách nhanh chóng về tình hình giá cả trên thị trường chủ lực như Nhật, EU…để có thể đưa ra một mức giá hợp lý. Về phân phối: việc phân phối giúp nhà sản xuất cung cấp sản phẩm cho khách hàng đúng sản phẩm, thời điểm đúng kênh và nguồn hàng, giúp điều hoà sản phẩm, tiết kiệm chi phí và hạn chế rủi ro thiệt hại. -Do đặc điểm công ty là xuất khẩu rau quả cho nên công ty chỉ bán sản phẩm cho các nhà trung gian nhập khẩu nước ngoài. Vì vậy việc lưu thông hàng hoá chủ yếu là từ công ty chuyển lên Thành phố Hồ Chí Minh và làm thủ tục hải quan chuyển lên tàu để xuất đi. Để cho việc phân phối đạt hiệu quả cao công ty nên có đội ngũ vận chuyển hàng hóa lên Thành phố Hồ Chí Minh vào mọi thời điểm khi cần, bố trí nhân viên thành thạo nghiệp vụ để thực hiện việc giao hang làm thủ tục hải quan, đóng container để chuyển xuống tàu và xuất đi. -Đối với các thị trường chủ lực công ty nên có đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm, tiến hành nghiên cứu hệ thống phân phối hợp lý và sâu rộng đến các siêu thị nhà hàng để từ đó tiến hành phân phối kịp thời. Việc chuyển hành hoá đến khách hàng đúng thời hạn, đúng nơi sẽ giúp cho công ty tạo được uy tín và long tin đối với khách hàng , từ đó sẽ tạo được mối quan hệ làm ăn lâu dài với họ. Tham gia các hội chợ quốc tế về rau quả, xúc tiến các quan hệ đối tác làm ăn, tiến hành chào hàng trên internet với nhiều chủng loại phong phú, đa dạng để có thể đáp ứng với nhiều khách hàng khác nhau, dokhách hang của công ty thuộc nhiều quốc gia khác nhau, tình trạng kinh tế, phong tục tập quán khác nhau. Tổ chức các chương trình cho dùng thử sản phẩm của công ty, phát tờ rơi, tờ bướm giới thiệu công ty, sản phẩm. Đối với thị trường trong nước, công ty nên xây dựng mạng lưới đại lý phân phối chặt chẽ và rộng khắp, tuỳ theo từng thời điểm có những chương trình khuyến mãi để đẩy mạnh tiêu thụ, khuyến mãi cho các đại lý và khuyến mãi cho người tiêu dùng. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. KẾT LUẬN Ngày nay, với nền kinh tế nhiều thành phần và nhiều ngành nghề khác nhau, trong môi trường kinh tế quốc tế, đòi hỏi mỗi nước, mỗi doanh nghiệp cần phải rất cố gắng nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá mình, đặc biệt phải tận dụng và phát huy những thế mạnh cốn có của mình. Đối với Công ty Rau Quả Tiền Giang kể từ khi thành lập đến nay đã gần 30 năm hoạt động, công ty đã đạt được những kết quả khả quan, thị trường xuất khẩu của công ty ngày càng mở rộng, hoạt động kinh doanh của công ty luôn mang lại lợi nhuận đảm bảo đời sống cho công nhân viên công ty. Cho đến nay Công ty Rau Quả Tiền Giang đã tạo dựng được chỗ đứng cũng như uy tín của mình đối với thị trường trong và ngoài nước. Mỗi năm công ty mang về cho tỉnh nhà một nguồn ngoại tệ rất lớn. Bên cạnh đo công ty còn góp phần giải quyết một lượng lớn việc làm cho người dan của tỉnh. Bên cạnh những kết quả đạt được hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty cũng còn gặp phải một số khó khăn trong sự cạnh tranh với các công ty nước ngoài về giá cả và chất lượng, hoạt động marketing còn yếu, chất lượng nguyên liệu chưa ổn định trong khi giá thành sản phẩm còn cao. Nâng cao chất lượng, đẩy mạnh hoạt động marketing là biện pháp trước mắt nấng cao hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty. Công ty Rau Quả Tiền Giang đã và đang từng bước hoà nhập vào sự phát triển chung của đất nước, từng bước khẳng định mình trở thành một trong những đơn vị kinh doanh xuất khẩu chủ lực của tỉnh Tiền Giang. Trong thời gian tới bằng những thuận lợi vốn có, với những khó khăn từng bước được khắc phục, chắc chắn Công ty Rau Quả Tiền Giang sẽ có những bước phát triển vươn lên trong tương lai nhất là hoạt động xuất khẩu của Tỉnh nói riêng và của cả nước nói chung, thực hiện những biện pháp thúc đẩy sự phát triển ngành này, và có thể đưa được thương hiệu rau quả Việt Nam cạnh tranh trên thị trường thế giới. II. KIẾN NGHỊ 1. Đối với lãnh đạo tỉnh - Quy hoạch vùng nguyên liệu và hình thành quỹ khuyến nông, hỗ trợ trong việc cải tạo hạt giống, thuỷ lợi cơ sỏ hạ tầng, đê điều cho vùng nguyên liệu. - Thành lập các tổ sản xuất hoặc phát triển các hợp tác xã đã hình thành làm đầu mối trung gian cung cấp nguồn nguyên liệu. - Hỗ trợ về mặt thủ tục giấy tờ, cơ chế, chính sách giúp công ty trong việc tiếp xúc làm ăn với các đối tác trong và ngoài nước, trong việc cử cán bộ đi khảo sát thị trường nước ngoài. - Cung cấp kịp thời các thông tin vĩ mô có liên quan giúp công ty có những quyết định đúng đắn, quảng bá tên tuổi và hình ảnh của công ty. 2. Đối với nhà nước : - Nhà nước phải tổ chức việc cung cấp thông tin, mở rộng và phát triển thị trường. Hỗ trợ doanh nghiệp thâm nhập, duy trì và phát triển thị trường là biện pháp có tính then chốt trong chiến lược mở rộng xuất khẩu. - Nhà nước cần nghiên cứu các khu vực thị trường khác nhau với những tiềm năng và đặc điểm thị trường khác nhau nhằm tạo mối liên hệ giữa khả năng trong nước và đặc điểm tiêu dùng nhà nhập khẩu; tổ chức công tác tiếp thị xúc tiến thương mại để khai thác và phát triển thị trường; tổ chức các hội chợ triễn lãm quốc tế giới thiệu hàng hoá nâng cao vai trò của đại sứ quán nước ta tai nước ngoài. - Có những qui định bảo hộ thương hiệu, sở hữu trí tuệ và nhãn hiệu hàng hoá. Khuyến khích cải tiến đổi mới mẫu mã, nâng cao trình độ khả năng quản trị kinh doanh, giảm chi phí đầu vào, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế (ISO), đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ hiện đại, hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp như: thành lập ngân hàng hỗ trợ xuất khẩu, các tổ chức liên kết giữa doanh nghiệp xuất nhập khẩu với các doanh nghiệp chế biến hình thành những tổng công ty có đủ sức chi phối thị trường. - Đào tạo đội ngủ cán bộ công nhân trong công tác xuất nhập khẩu, tiến hành cải cách các thủ tục hành chính, giảm bớt các thủ tục phức tạp dài dòng, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. - Phải liên kết ngành, tạo mối quan hệ mật thiết giữa người sản xuất, chế biến, xuất khẩu và các hiệp hội và chỉ có thể giải quyết được khi có một tổ chức liên kết đồng bộ các khâu trong một chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ.Vì vậy nên thành lập các tổ chức hiệp hội trái cây như GAP (Good Argricultural Practices ) Sông Tiền - liên kết sản xuất tiêu thụ trái cây an toàn khu vực Sông Tiền, các hợp tác xã trồng trái cây chuyên canh trong đó Hiệp hội Vinafruit có vai trò dẫn dắt; đó là việc tổ chức ngành rau qủa quốc tế; là đưa ra tiêu chuẩn chất lượng về sản phẩm; là việc thông tin nội bộ cũng như lập trang web thông tin về ngành với thế giới nhằm cố định nguồn cung hàng hoá trong nước, thu thập thông tin thị tường thế giới làm cơ sở cho xuất khẩu. - Nhà nước nên sớm ký những hiệp định về kiểm dịch thực vật (KDTV), thương mại với các nước để trái cây Việt Nam dể dàng trong việc xuất khẩu, Bộ NN & PTNT cũng cần nhanh chóng ban hành các qui trình sản xuất trái cây an toàn (GAP) giao cho Cục nông nghiệp xác nhận trái cây được sản xuất theo GAP, điều này sẽ hỗ trợ đầu ra cho trái cây trên thị trường thế giới. - Chính phủ cần xây dựng kế hoạch phát triển ngành trái cây Việt Nam thống nhất giữa Trung ương và địa phương; phổ biến chính sách và các hiệp định thương mại với các nước tới các doanh nghiệp; đầu tư hỗ trợ về trồng trọt, nghiên cứu thi rường, đất, mùa vụ, bảo vệ sở hữu công nghiệp cho thương hiệu giống cây mới, khuyến khích đầu tư vào phát triển giống . II. Đối với công ty : - Thông qua các đại sứ quán, lãnh sự quán thương mại của nước ta ở nước ngoài để tìm hiểu về tin tức thị trường thế giới cũng như những biến động về giá cả, nhu cầu thị hiếu của từng thị trường. - Để đảm bảo cho nguồn vốn kinh doanh của công ty, công ty cần có hướng khai thác thêm nguồn vốn bằng cách liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp trong nước, hoặc tiến lên cổ phần hoá, khắc phục dần tình trạng thiếu vốn trong kinh doanh. - Để đảm bảm nguồn nguyên liệu cho sản xuất trong hiện tại và tương lai công ty nên đẩy mạnh việc hợp tác vói nông dân địa phương, cung ứng nguồn nguyên liệu có chất lượng và giá cả ổn định để phục vụ cho sản xuất . - Khắc phục các yếu tố bất thường làm cho giảm lợi nhuận. - Bên cạnh đó Công ty phải đảm bảo thực hiện hợp đồng xuất khẩu nhằm tạo uy tín với khách hàng. Trong mối quan hệ làm ăn lâu dài như thế mới tạo được lòng tin và giữ khách hàng. - Đồng thời công ty nên quan tâm mở rộng thị trường nội địa, vì ngày nay thu nhập của người dân Việt Nam đã tăng lên, mức đô thị hoá nhanh chóng, nhu cầu thực phẩm rau quả ngày càng cao. Hướng thị trường nội địa sẽ mở ra cho công ty một triển vọng mới về thị trường tiêu thụ.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docquantri31http___quantri34.co.cc.doc