Đề tài Công tác tổ chức lễ hội và quản lý lễ hội đình làng Như Xuyên, xã Đồng Qúy, huyện Sơn Dương, Tỉnh Tuyên Quang

Tài liệu Đề tài Công tác tổ chức lễ hội và quản lý lễ hội đình làng Như Xuyên, xã Đồng Qúy, huyện Sơn Dương, Tỉnh Tuyên Quang: Lời cảm ơn! Để hoàn thành để tài nghiên cứu khoa học này em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy, cô trong khoa Quản lí văn hóa, trường Đai học văn hóa Hà Nội đã tận tình truyền đạt kiến thức, tạo điều kiện để em có thể hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học này. Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô Trần Thị Thục Quyên - giảng viên trường đại học Vă hóa Hà Nội. Trong suốt quá trình thực hiện đề tài em luôn nhận được sự hướng dẫn và giúp đỡ nhiệt tình của cô, giúp em hoàn thành tốt đề tài nghiên cứu của mình. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên thực hiện Vũ Thị Kiều MỤC LỤC MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài. Lễ hội truyền thống là một bộ phận quan trọng của di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc Việt Nam và là một hiện tượng có tính chất tổng hợp chứa đựng trong nó cả tín ngưỡng, tôn giáo, phong tục tập quán, diễn xướng dân gian và văn nghệ dân gian. Bên cạnh đó, Giáo sư Trần Quốc Vượng trong Văn hóa Việt Nam tìm tòi và suy ngẫm thì “Lễ hội còn là một sản phẩm và biểu hi...

doc50 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1281 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Công tác tổ chức lễ hội và quản lý lễ hội đình làng Như Xuyên, xã Đồng Qúy, huyện Sơn Dương, Tỉnh Tuyên Quang, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời cảm ơn! Để hoàn thành để tài nghiên cứu khoa học này em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy, cô trong khoa Quản lí văn hóa, trường Đai học văn hóa Hà Nội đã tận tình truyền đạt kiến thức, tạo điều kiện để em có thể hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học này. Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô Trần Thị Thục Quyên - giảng viên trường đại học Vă hóa Hà Nội. Trong suốt quá trình thực hiện đề tài em luôn nhận được sự hướng dẫn và giúp đỡ nhiệt tình của cô, giúp em hoàn thành tốt đề tài nghiên cứu của mình. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên thực hiện Vũ Thị Kiều MỤC LỤC MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài. Lễ hội truyền thống là một bộ phận quan trọng của di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc Việt Nam và là một hiện tượng có tính chất tổng hợp chứa đựng trong nó cả tín ngưỡng, tôn giáo, phong tục tập quán, diễn xướng dân gian và văn nghệ dân gian. Bên cạnh đó, Giáo sư Trần Quốc Vượng trong Văn hóa Việt Nam tìm tòi và suy ngẫm thì “Lễ hội còn là một sản phẩm và biểu hiện của một nền văn hóa”. Ngày nay, lễ hội đang được tổ chức ngày càng nhiều để đáp ứng những đòi hỏi trong đời sống sinh hoạt văn hóa tinh thần của mọi người dân. Việc tham dự các lễ hội truyền thống là nhu cầu không thể thiếu được của nhân dân nhằm thỏa mãn khát vọng hướng về cội nguồn, đáp ứng nhu cầu văn hóa tâm linh cũng như nhu cầu giao lưu trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng, góp phần tạo nên sự đa dạng của văn hóa. Lễ hội truyền thống tồn tại đến hôm nay đều là kết quả của quá trình tiếp biến văn hóa lâu dài. Quá trình tiếp biến ấy khiến cho lễ hội luôn mang dáng vẻ của thời đại mà vẫn không mất đi diện mạo ban đầu, cái cấu trúc hai mảng lễ và hội của nó. Hiện nay, người dân đã có khả năng và điều kiện làm chủ bản thân thì niềm tin vào sự linh thiêng của thần thánh chuyển hóa dần nhường chỗ cho những tình cảm thiêng liêng nhớ về cội nguồn, lòng tôn kính và biết ơn tổ tiên, tình yêu và niềm tự hào về quê hương đất nước trở thành cảm hứng chủ đạo của lễ hội truyền thống. Vì vậy, chức năng tín ngưỡng của lễ hội có phần giảm thiểu, chức năng vui chơi, giải trí của phần hội được tăng lên. Các trò chơi dân gian, những làn điệu dân ca, dân vũ được khai thác thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia. Vấn đề đặt ra là công tác tổ chức và quản lý đã phù hợp với truyền thống văn hóa dân tộc, phong tục tập quán địa phương cũng như giữ gìn, phát huy được các giá trị văn hóa truyền thống và giải quyết tốt những vấn đề phát sinh trong khi lễ hội diễn ra chưa. Do đó, cần phải nghiên cứu, tìm hiểu về công tác tổ chức và quản lý lễ hội để góp phần làm phong phú thêm kho di sản văn hóa Việt Nam trong thời hiện nay. Bản thân tôi là một người con được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Tuyên Quang – một tỉnh thuộc miền núi phía Bắc của Tổ quốc với bề dày lịch sử và có nhiều nét văn hóa đặc sắc. Hơn nữa, tôi là một người học tập – nghiên cứu về văn hóa nên tôi nhận thấy vấn đề nghiên cứu và tìm hiểu về lễ hội truyền thống ở địa phương mình là một việc làm cần thiết để góp phần nâng cao chất lượng tổ chức lễ hội cũng như bảo lưu và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Trên cơ sở những lý do trên tôi quyết định chọn đề tài “Công tác tổ chức và quản lý lễ hội đình làng Như Xuyên, xã Đồng Quý, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang” làm đề tài nghiên cứu khoa học của mình. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu. Công tác tổ chức và quản lý lễ hội đình làng Như Xuyên, xã Đồng Quý, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. Phạm vi nghiên cứu. Lễ hội đình làng Như Xuyên, xã Đồng Quý, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang từ năm 1945 đến nay. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. Nghiên cứu lễ hội đình làng Như Xuyên nhằm cung cấp một số thông tin về cơ sở ra đời, quá trình hình thành, những đặc điểm cũng như tìm ra những giá trị tiêu biểu và thực trạng của công tác tổ chức và quản lý lễ hôi. Từ đó, đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác tổ chức và quản lý lễ hội đình làng Như Xuyên, xã Đồng Quý, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. Phương pháp nghiên cứu. Đề tài sử dụng các phương pháp sau: Quan sát Phỏng vấn Nghiên cứu tài liệu Phân tích Đóng góp của đề tài (ý nghĩa thực tiễn). Đóng góp về tư liệu nghiên cứu: Đề tài góp phần là một nguồn tư liệu, dẫn chứng để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc nói chung và văn hóa ứng xử trong lễ hội nói riêng. Đồng thời, làm phong phú và đa dạng thêm cho kho tàng tư liệu văn hóa dân tộc về các lễ hội. Các giải pháp đề xuất trong nghiên cứu góp phần nâng cao hiệu quả công tác tổ chức và quản lý lễ hội trong thời gian tới. Cấu trúc của đề tài. Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục đề tài có bố cục gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về quản lý lễ hội truyền thống đình làng Như Xuyên, xã Đồng Quý, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang Chương 2: Thực trạng công tác tổ chức và quản lý lễ hội đình làng Như Xuyên, xã Đồng Quý, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang Chương 3: Những giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tổ chức và quản lý lễ hội đình làng Như Xuyên, xã Đồng Quý, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ LỄ HỘI VÀ LỄ HỘI ĐÌNH LÀNG NHƯ XUYÊN, XÃ ĐỒNG QUÝ, HUYỆN SƠN DƯƠNG, TỈNH TUYÊN QUANG Lễ hội truyền thống và quản lý lễ hội truyền thống Khái niệm lễ hội truyền thống Lễ hội là một từ ghép và có thể được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Theo từ nguyên, lễ hội là sự kết hợp của hai từ Hán – Việt là lễ và hội. Do đó, lễ hội gồm hai phần là lễ và hội. Theo Đào Duy Anh trong cuốn Hán Việt từ điển thì lễ là “cách bày tỏ kính ý hoặc đồ vật để bày tỏ kính ý”. Trần Ngọc Thêm trong cuốn Cơ sở văn hóa Việt Nam thì cho rằng: “Lễ hội là hệ thống phân bố theo không gian: vào mùa xuân và mùa thu, khi công việc đồng áng rảnh rỗi nhất, lễ hội diễn ra liên tiếp hết chỗ này đến chỗ khác, mỗi vùng có lễ hội của riêng mình. Lễ hội có phần lễ và phần hội: Phần lễ mang ý nghĩa tạ ơn và cầu xin thần linh bảo trợ cho cuộc sống của mình. Phần hội gồm các trò vui chơi giải trí hết sức phong phú. Xét về nguồn gốc, phần lớn các trò chơi này đều xuất phát từ những ước vọng thiêng liêng của con người nông nghiệp”. Bên cạnh lễ, hội có nghĩa là cuộc vui được tổ chức cho đông đảo người tham dự theo phong tục hoặc dịp đặc biệt. GS. Ngô Đức Thịnh cho rằng: “Lễ là một hiện tượng tổng thể, không phải là thực thể chia đôi (phần lễ và phần hội) một cách tách biệt như một số học giả đã quan niệm mà nó được hình thành trên cơ sở một cốt lõi nghi lễ tín ngưỡng nào đó (thường là tôn thờ một vị thần linh lịch sử hay một vị thần linh nghề nghiệp nào đó) rồi từ đó nảy sinh và tích hợp các hiện tượng sinh hoạt văn hóa, phái sinh để tạo nên một tổng thể lễ hội. Cho nên trong lễ hội, phần lễ là phần gốc rễ, chủ đạo, phần hội là phần phái sinh tích hợp”. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam có nhiều cách trình bày định nghĩa lễ hội như trong Từ điển bách khoa Việt Nam (2005) có viết: Lễ là hệ thống các hành vi, động tác nhằm biểu hiện lòng tôn kính của con người đối với thần linh, phản ánh những ước mơ chính đáng của con người trước cuộc sống mà bản thân họ chưa có khả năng thực hiện, còn hội là sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, nghệ thuật của cộng đồng, xuất phát từ nhu cầu cuộc sống, từ sự tồn tại và phát triển của cộng đồng, sự bình yên cho từng cá nhân, hạnh phúc cho từng gia đình, sự vững mạnh cho từng dòng họ, sự sinh sôi nảy nở của gia súc, sự bội thu của mùa màng mà từ bao đời nay quy tụ niềm mơ ước chung vào bốn chữ “Nhân khang, vật thịnh”. Trong cuốn Văn hóa học xuất bản năm 1997, Đoàn Văn Chúc còn cho rằng: “Lễ (cuộc lễ) là sự bày tỏ kính ý đối với một sự kiện xã hội, hay tự nhiên, tư tưởng hay có thật, đã qua hay hiện tại được thực hiện theo nghi điển rộng lớn, mức độ rộng lớn, tùy thuộc cấp nhóm xã hội có nhiệm vụ cử hành, nhằm biểu hiện giá trị của đối tượng được cử lễ. Hội là cuộc vui chơi bằng vô số hoạt động giải trí công cộng, diễn ra tại một địa điểm nhất định vào dịp cuộc lễ kỷ niệm một sự kiện tự nhiên xã hội, nhằm diễn đạt sự phấn khích, hoan hỉ của công chúng dự lễ. Ở khía cạnh dân gian, trong cuốn Folklore một số thuật ngữ đương đại, Ngô Đức Thịnh và Frank Proscha đưa ra định nghĩa “Lễ hội là một hoạt động kỷ niệm định kỳ biểu thị thế giới quan của một nền văn hóa hay nhóm xã hội thông qua hành lễ, diễn xướng , nghi lễ và trò chơi truyền thống”. Như vậy, lễ hội là hoạt động của một tập thể người liên quan đến tín ngưỡng và tôn giáo. Lễ hội bao gồm hai thành tố là lễ và hội kết hợp giữa tín ngưỡng và vui chơi, giữa con người và thần linh, giữa thế giới âm và dương... để thông qua đó, con người có thể bày tỏ niềm mong ước của mình vào các vị thần linh trên trời. Đồng thời, thỏa mãn khát vọng trở về cội nguồn và đáp ứng nhu cầu văn hóa tâm linh cũng như nhu cầu giao lưu trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Trước đây, con người chưa có đủ khả năng chinh phục, chế ngự và làm chủ thiên nhiên cũng như làm chủ xã hội nên bị bất lực và chi phối bởi những thiên tai bất trắc, may rủi hay bất công do thiên nhiên hay con người gây nên. Vì thế, thần linh là nơi họ đặt niềm tin vào đó như: thần linh trời đất, thần linh núi sông... Vậy nên, xưa kia có nhiều làng xã đã xây dựng đình, miếu... để thờ các vị thần linh tại địa phương và thường tổ chức lễ hội tại những nơi đó, nhằm thể hiện sự biết ơn đối với các vị thần linh đã ban cho người dân nơi đó sức khỏe, mùa màng bội thu, vật nuôi sinh sôi phát triển. Hơn thế nữa, họ còn cầu mong các vị thần tiếp tục che chở, bảo vệ và ban phúc lành may mắn, thịnh vượng cho họ. Các lễ hội truyền thống thể hiện rõ nhất điều này. Trong lễ hội truyền thống có sự tác động và ảnh hưởng của yếu tố tôn giáo, tín ngưỡng. Tôn giáo thông qua lễ hội làm phương tiện phô trương thanh thế, ngược lại lễ hội thông qua tôn giáo, tín ngưỡng để thần linh hóa trần tục. Liên quan đến khái niệm “Lễ hội truyền thống” còn có khái niệm “Lễ hội cổ truyền” dùng với nghĩa gần như tương đương với nhau. Truyền thống hay cổ truyền thật ra chỉ là hai thuật ngữ Hán – Việt dùng để nói về cùng một đối tượng. Lễ hội truyền thống là một bộ phận những giá trị tốt đẹp trong lễ hội cổ truyền của dân tộc được các thế hệ sau nối tiếp các thế hệ trước tái tạo và khẳng định để bảo tồn và phát huy theo hướng tích cực trong đời sống xã hội. Như vậy, lễ hội truyền thống được coi như là một thành tố quan trọng cấu thành nên hình thái sinh hoạt văn hóa lịch sử tương ứng với những mô hình xã hội được tổ chức theo những giai đoạn lịch sử khác nhau. Trong Hán – Việt Từ điển bách khoa, Đào Duy Anh đã định nghĩa truyền thống như sau: “Thống gồm có nghĩa là mối tỏ, đường mối, đầu gốc; còn truyền là trao lại, trao cho và chúng luôn đi liền với nhau mang ý nghĩa “Đời nọ truyền xuống đời kia”. Ngoài “Lễ hội truyền thống” và “Lễ hội cổ truyền” còn có “Lễ hội dân gian” là lễ hội trong đời sống văn hóa tinh thần của các xã hội truyền thống. Xã hội truyền thống có thể hiểu là những tập hợp người được tổ chức bởi các đơn vị “cộng đồng”, dựa trên ưu thế của tính chất “cộng đồng”. Hơn nữa, xã hội truyền thống là các cộng đồng thị tộc, bộ lạc, liên minh bộ lạc, các xã hội truyền thống là các cộng đồng thị tộc, bộ lạc, liên minh bộ lạc, các xã hội tiền công nghiệp tồn tại trước khi hình thành những dân tộc quốc gia. Từ đó có thể thấy, “Lễ hội truyền thống”, “Lễ hội cổ truyền” hay “Lễ hội dân gian” là đồng nhất với nhau nói về lễ hội trong sinh hoạt văn hóa tinh thần của người dân xưa và nay. Có nhiều định nghĩa khác nhau về lễ hội truyền thống, tùy thuộc vào các tác giả tiếp cận ở khía cạnh nào theo phương thức nào. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu văn hóa đều cho rằng lễ hội truyền thống là hình thái văn hóa có tính chất hai mặt trong một chỉnh thể thống nhất. Lễ hội truyền thống là một hệ thống hành vi nghi thức biểu đạt thế ứng xử của cộng đồng hướng tới một đối tượng thần linh nhất định và những hoạt động văn hóa để minh họa cho các hành vi nghi lễ. Lễ càng thiêng thì hội càng đông, hội càng đông thì lễ càng thiêng. Mặc dù vậy, khi đứng ở góc độ quản lý văn hóa để tiếp cận và tìm hiểu về lễ hội thì tất cả các yếu tố của lễ hội sẽ được quan tâm để nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống dân gian của dân tộc, đồng thời tái sáng tạo những giá trị văn hóa bác học dựa trên những yếu tố dân gian. Có thể nói quản lý văn hóa quan tâm đến việc bảo tồn, phát huy và khai thác những vốn văn hóa truyền thống cùng với sự tái sáng tạo để làm nên những lễ hội truyền thống mang đúng nghĩa của nó, đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt văn hóa tinh thần của mọi người dân. Lễ hội truyền thống là hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian phổ biến của cộng đồng cư dân nông nghiệp nước ta. Tính nguyên hợp của lễ hội thể hiện ở chỗ lễ hội vừa là hoạt động tín ngưỡng thờ cúng các vị thần linh, vừa là hoạt động vui chơi giải trí, là sinh hoạt văn hóa tinh thần gắn bó trực tiếp với hoạt động sản xuất vật chất. Như vậy, có thể hiểu: Lễ hội truyền thống là lễ hội được sáng tạo và lưu truyền theo phương thức dân gian, được hình thành trong các hình thái văn hóa lịch sử, được truyền lại trong các cộng đồng nông nghiệp với tư cách như một phong tục tập quán. Quản lý Nhà nước về lễ hội truyền thống Trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, con người muốn tồn tại và phát triển đều phải dựa vào sự nỗ lực của một tổ chức, từ một nhóm nhỏ đến phạm vi rộng lớn hơn ở tầm quốc gia, quốc tế và đều phải thừa nhận, chịu một sự quản lý nào đó. Như vậy, quản lý là một khái niệm được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực khác nhau như: kinh tế, luật học, điều khiển học... Vì thế, các nhà nghiên cứu ở từng lĩnh vực đã đưa ra những quan niệm khác nhau về quản lý. Theo nghĩa rộng, quản lý là hoạt động có mục đích của con người. Theo nghĩa hẹp, quản lý là sự sắp đặt, chăm nom công việc. Ngoài ra còn có nhiều cách định nghĩa khác nhau về quản lý: - Quản lý là những hoạt động cần thiết phải được thực hiện khi con người kết hợp với nhau trong các nhóm, tổ chức nhằm đạt được những mục tiêu chung. - Quản lý là quá trình cùng làm việc và thông qua các cá nhân, các nhóm cũng như các nguồn lực khác để hoàn thành các mục đích chung của một nhóm người, một tổ chức. - Quản lý là một nghệ thuật đạt được mục tiêu đã đề ra thông qua việc điều khiển, phối hợp, hướng dẫn, chỉ huy hoạt động của những người khác. - Quản lý là biết chính xác điều mình muốn người khác làm và sau đó thấy được rằng, họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất. - Theo Từ điển tiếng Việt (Viện Ngôn ngữ - nxb Đà Nẵng năm 2002) thì quản lý là tổ chức và điều khiển các hoạt động hoặc trông coi và giữ gìn theo những yêu cầu nhất định. - Theo điều khiển học thì: Quản lý là sự điều khiển, định hướng, chỉ đạo một hệ thống hay một quá trình căn cứ vào những quy luật, định luật hay nguyên tắc, luật định tương ứng để cho quá trình ấy vận động theo ý muốn của người quản lý nhằm đạt được mục đích đã định trước. Như vậy, một cách tổng quát nhất có thể định nghĩa về quản lý theo Mai Hữu Luân trong cuốn Lý luận quản lý hành chính nhà nước (2003) như sau: “Quản lý là hoạt động nhằm tác động có tổ chức của chủ thể vào một đối tượng nhất định để điều chỉnh các quá trình xã hội và các hành vi của con người nhằm duy trì sự ổn định và phát triển của đối tượng theo những mục đích nhất định”. Hay “Quản lý là sự tác động của chủ thể lên đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu đề ra”. Quản lý nhà nước là sự tác động của các chủ thể mang quyền lực nhà nước, chủ yếu bằng pháp luật tới các đối tượng quản lý nhằm thực hiện các chức năng đối nội, đối ngoại của nhà nước. Tất cả các cơ quan nhà nước đều làm chức năng quản lý nhà nước. Bằng chính sách và pháp luật Nhà nước trao cho các tổ chức hoặc cá nhân để họ thay mặt Nhà nước tiến hành hoạt động quản lý nhà nước. Quản lý nhà nước về văn hóa là hoạt động của bộ máy nhà nước trong lĩnh vực hành pháp nhằm xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam. Nhà nước với vai trò là thiết chế trung tâm trong hệ thống chính trị, đại diện cho nhân dân, đảm bảo cho mọi người dân đều được thực hiện các quyền cơ bản của mình, trong đó có các quyền về văn hóa như: quyền học tập, sáng tạo, phê bình văn hóa nghệ thuật, tự do sinh hoạt tôn giáo tín ngưỡng... Nhà nước có trách nhiệm điều tiết để đảm bảo sự hài hòa giữa các thành tố văn hóa, điều tiết lợi ích văn hóa của các giai tầng, các yêu cầu phát triển và thỏa mãn nhu cầu văn hóa của toàn xã hội. Ở Trung ương, các cơ quan chức năng quản lý nhà nước về văn hóa là Chính Phủ và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Chính Phủ thống nhất quản lý và phát triển sự nghiệp văn hóa – nghệ thuật trên cả nước. Thi hành các biện pháp để bảo tồn và phát triển văn hóa, chống các hiện tượng, hành vi truyền bá tư tưởng văn hóa phản động, đồi trụy, các hủ tục mê tín dị đoan. Chính Phủ và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trình các dự án, pháp lệnh về tổ chức hoạt động và quản lý văn hóa, quyết định quy hoạch, kế hoạch xây dựng và phát triển văn hóa. Ban hành các nghị định, chế tài quản lý, quyết định các chính sách, đầu tư, tài trợ, hợp tác với nước ngoài về việc tổ chức hoạt động phát triển văn hóa. Ủy ban nhân dân là cơ quan hành chính pháp chế nhà nước ở các địa phương thực hiện chức năng quản lý nhà nước về văn hóa ở địa phương mình theo quy định của pháp luật. Các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trực thuộc tỉnh, thành phố, các Phòng Văn hóa Thông tin cấp huyện, các Ban Văn hóa các xã, phường, thị trấn là cơ quan chuyên môn trực tiếp tham mưu tư vấn giúp Ủy ban nhân dân các cấp quản lý văn hóa ở địa phương mình. Nhà nước tiến hành quản lý văn hóa bằng chính sách và pháp luật về văn hóa. Chính sách pháp luật về văn hóa được hiểu là những nguyên tắc thực hiện tư tưởng chủ đạo của Nhà nước về chủ trương đường lối, phương hướng xây dựng và phát triển nền văn hóa phù hợp với mục tiêu phát triển chung của đất nước. Song song với việc tiến hành các chính sách về văn hóa, để quản lý văn hóa, Nhà nước đã ban hành hệ thống các văn bản pháp luật về văn hóa nhằm phát huy tác dụng của văn hóa đối với việc hình thành nhân cách, nâng cao chất lượng đời sống tinh thần của con người, chế ước những ảnh hưởng tiêu cực, loại bỏ những hủ tục lạc hậu. Quản lý văn hóa bằng pháp luật là một yêu cầu mang tính tất yếu khách quan. Cùng với việc banh hành các văn bản pháp luật, Nhà nước tạo ra một hành lang pháp lý an toàn, rộng mở cho việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Quản lý lễ hội là một lĩnh vực cụ thể trong ngành văn hóa. Theo tác giả Bùi Hoài Sơn thì: “Quản lý lễ hội là công việc của Nhà nước được thực hiện thông qua việc ban hành, tổ chức thực hiện, kiểm tra và giám sát việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về lễ hội truyền thống nhằm mục đích bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa của lễ hội được cộng đồng coi trọng, đồng thời góp phần phát triển kinh tế, xã hội của từng địa phương nói riêng, của cả nước nói chung”. Tác giả Phạm Thanh Quy lại cho rằng: “Quản lý lễ hội bao gồm quản lý nhà nước và những hình thức quản lý khác đối với các hoạt động lễ hội. Quản lý lễ hội nhằm đáp ứng các nhu cầu phát triển được hiểu là sự tổ chức, huy động các nguồn lực. Nói cách khác thì quản lý lễ hội nhằm các mục tiêu lợi ích công cộng, mục tiêu lợi nhuận hoặc xu hướng phát triển đất nước”. Tóm lại, quản lý nhà nước đối với hoạt động lễ hội nói chung, lễ hội truyền thống nói riêng được hiểu là quá trình sử dụng các công cụ quản lý: chính sách, pháp luật, các nghị định, chế tài, tổ chức bộ máy vận hành và các nguồn lực để kiểm soát, can thiệp vào các hoạt động của lễ hội bằng các phương thức tổ chức thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát nhằm duy trì việc thực hiện hệ thống chính sách, hệ thống các văn bản pháp quy, chế tài của Nhà nước đã ban hành. Quản lý lễ hội là một quá trình thực hiện bốn công đoạn: xác định nội dung và phương thức tổ chức; xây dựng kế hoạch; tổ chức chỉ đạo thực hiện và kiểm tra, giám sát việc thực hiện; tổng kết, đúc kết kinh nghiệm. Cơ sở pháp lý của việc thực thi công tác quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống là dựa trên hệ thống các chính sách và pháp luật hiện hành của Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Luật pháp và văn bản mang tính pháp quy nêu trên đã thể hiện rõ mục tiêu của quản lý nhà nước đối với hoạt động lễ hội truyền thống là duy trì và thực hiện nghiêm minh các điều khoản đã được ghi trong luật và các văn bản pháp quy – nghị định – chế tài, các văn bản liên quan. Theo quy định hiện hành, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm cấp phép, kiểm tra, giám sát hoạt động lễ hội. Đồng thời, phối hợp cùng các cơ quan chức năng như: công an, quản lý thị trường, môi trường giao thông, y tế... xử lý sai phạm trong lễ hội. Việc chịu trách nhiệm quản lý nhà nước nói chung thuộc chính quyền sở tại, nhưng được phân chia trách nhiệm cụ thể cho các đơn vị chức năng thuộc cơ quan quản lý nhà nước có liên quan. Do đó, công tác kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm tùy từng vụ việc mà có những cơ quan chức năng chịu trách nhiệm giải quyết. Lễ hội truyền thống đình làng Như Xuyên, xã Đồng Quý, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang Quá trình hình thành lễ hội đình làng Như Xuyên Sự tích của hội: Theo lời kể của bà Trần Thị Chi – Tổ trưởng Tổ Văn nghệ xã Đồng Quý và ông Lý Ngọc Hội – Bí Thư chi bộ thôn Như Xuyên, xã Đồng Quý, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang: Cách đây khoảng hơn 100 năm có một nhóm người di cư từ phía Bắc Trung Quốc đến vùng đất này để khai hoang lập nghiệp và định cư ở đây. Lúc đó, vùng đất này vẫn chỉ là vùng đất bỏ hoang. Sau đó, khi có sự quản lý của nhà nước đối với vùng đất này thì nó được gọi là Như Xuyên thuộc xã Đồng Quý, huyện sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. Trong quá trình khai hoang lập nghiệp họ đã gặp rất nhiều khó khăn, cuộc sống không mấy thuận lợi, mùa màng liên tục bị thất thu, vật nuôi hay bị dịch bệnh. Tại nơi đây, trên một khu đất bằng phẳng có đến bốn cây Đa to lớn nhưng lại có một cây mọc ngược rất kỳ quái, những người dân ở đây cho rằng có thần linh ở vùng đất này, nếu muốn định cư và lập nghiệp được thì phải lập đền thờ thần linh. Do đó, họ đã bàn nhau và thống nhất lập đình thờ thần linh tại khu vực bốn cây Đa vào năm 1938 và tổ chức rước ba vị vua là Lịch Sơn, U Sơn, Út Sơn từ Đền Hùng (Phú Thọ) về thờ. Từ đó, cuộc sống của những người dân nơi đây luôn gặp may mắn, con người mạnh khỏe, mùa màng bội thu, chăn nuôi phát triển. Để tỏ lòng biết ơn các vị thần linh, hàng năm, họ tổ chức dâng lễ vật lên để cúng tạ ơn các vị thần linh và cầu mong cho nhân khang, vật thịnh, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Không gian của hội: Quần thể di tích của hội gồm có khu vực đình làng với một mái đình và bốn cây đa cổ thụ nhưng hiện nay chỉ còn hai cây. Đây là khu vực cử hành lễ tạ ơn các vị thần linh và cầu mong đạt được ước vọng của người dân; Cách đình khoảng 100m lên phía trên là một cái hồ lớn nằm uốn lượn giữa hai dãy núi cao đồ sộ. Khu vực này để tổ chức phần hội sau khi tiến hành xong phần lễ. Đình làng nằm ngay dưới chân dòng nước chảy của hồ tạo thành một hệ thống nối liền nhau rất đẹp. Đến đây du khách được thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt văn hóa tâm linh nơi đình làng và hòa mình vào tất cả các trò chơi dân gian tại khu vực hồ và xung quanh hồ như: Du thuyền trên hồ, đi bộ quanh hồ ngắm cảnh núi non hung vĩ, leo núi thưởng thức những đặc sản thiên nhiên nơi đây như chuối rừng, sung, sẹ mo....từ trên đỉnh núi còn có dòng nước chảy róc rách tạo thành một dòng suối giữa núi chảy xuống hồ, du khách có thể men theo dòng nước để ngồi nghỉ trên những tảng đá bằng phẳng và to lớn rồi vui đùa trong nước, tận hưởng bóng mát của những cây cổ thụ và tắm mình vào sự trong xanh và mát lạnh của dòng nước. Nơi đây thật sự là một điểm du lịch lý tưởng cho những ai yêu thiên nhiên và thích khám phá. Quá trình phát triển của lễ hội đình làng Như Xuyên Quá trình phát triển của lễ hội đình làng Như Xuyên gắn lền với sự hình thành và phát triển của đình làng và được chia làm 3 giai đoạn như sau: Giai đoạn từ năm 1938 – 1945: Đây là thời kỳ đình làng mới được xây dựng và khá phát triển với những đồ vật bằng đồng, sơn son thiếp vàng, những đồ vật được trạm trổ trông như “Rồng múa, phượng bay”... bên ngoài đình là bốn cây đa cổ thụ đã tồn tại hàng nghìn năm còn nguyên vẹn. Từ khi đình được xây dựng xong thì hàng năm người dân tổ chức đầy đủ bốn lần cúng lễ vào các ngày: Mùng 06 tháng giêng, 13/5, 14/7, 6/12 tính theo âm lịch nhưng chỉ có dịp mùng 06 tháng giêng là tổ chức thành lễ hội lớn còn những ngày kia vẫn dâng lễ vật cúng tế như ngày mùng 06 tháng giêng song không tổ chức hội vui chơi mà chỉ làm lễ cúng tế. Nhìn chung lễ hội giai đoạn này rất phát triển và giữ nguyên được tính nguyên sơ của nó. Giai đoạn từ năm 1945 – 1988: Đây là thời kỳ có chiến tranh và nạn đói năm 1945 làm cho những người dân phải sơ tán, đời sống của họ gặp nhiều khó khăn và không có khả năng duy trì việc tổ chức lễ hội hàng năm nữa, đình cũng bị xuống cấp do không được trùng tu. Mặc dù bị chiến tranh song mái đình không hề bị bom đạn và những đồ vật trong đình còn nguyên vẹn, đình chỉ bị xuống cấp do bị nắng mưa lâu ngày mà không có ai trông nom, tu sửa. Trong suốt một thời gian dài, lễ hội đình làng Như xuyên không được tổ chức và mái đình gần như bị mục nát và bỏ hoang. Vì vậy, lễ hội đình làng Như Xuyên có sự đứt gãy trong quá trình phát triển. Giai đoạn từ năm 1988 đến nay: Trong giai đoạn này là thời kỳ khôi phục và tạo dựng lại đình và lễ hội đình làng Như Xuyên. Tuy nhiên, ngôi đình không còn nguyên sơ như trước nữa, do bỏ hoang nhiều năm nên đình gần như là không còn, đồ vật thờ cúng trong đình bị mất hết; Bốn cây đa cổ thụ nay chỉ còn lại hai cây, một phần do thời tiết và do già cỗi, một phần do những người dân gần đó không có hiểu biết nên đã chặt bán để kiếm lời. Chính những khó khăn trong cuộc sống đã làm một số những người dân thiếu hiểu biết làm mất đi những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Suốt thời gian này, đình làng và lễ hội hầu như vẫn chưa được phục dựng lại, dù có được khôi phục lại chỉ 1- 2 năm lại không tổ chức được nữa. Bởi vì, chính quyền địa phương không quan tâm cùng người dân tổ chức mà tất cả chỉ là do những người dân trong làng tự tổ chức. Nhưng cuộc sống của những người dân làng Như Xuyên lại rơi vào tình trạng khó khăn, mùa màng liên tục bị mất mùa, hầu như không thuận lợi. Do đó, đến năm 2008, họ đã tổ chức khôi phục lại đình và phục dựng lại lễ hội theo nghi lễ xưa kia. Từ đó, cuộc sống của họ được bình yên, ấm no, hạnh phúc và thuận lợi. Hiện nay, lễ hội vẫn tồn tại và được tổ chưc hàng năm thu hút đông đảo nhân dân trong và ngoài xã tham gia. Nội dung và ý nghĩa của lễ hội đình làng Như Xuyên Nội dung lễ hội đình làng Như Xuyên Lễ hội đình làng Như Xuyên cũng giống như những lễ hội truyền thống khác gồm hai phần là lễ và hội, mang những nét đặc trưng của các lễ hội truyền thống của cư dân Bắc Bộ. Giống như những lễ hội ở các vùng khác Lễ hội đình làng Như Xuyên gắn liền với các di tích lịch sử - văn hóa là ngôi đình làng và tín ngưỡng nông nghiệp, tín ngưỡng thờ thành hoàng. Hàng năm vào mùng 06 Tết âm lịch, lễ hội đình làng Như Xuyên lại được tổ chức trong không khí tưng bừng, nô nức của mọi nguời dân nơi đây. Thông qua phần lễ được tổ chức tại đình làng với các nghi lễ tâm linh, thể hiện sự tôn kính của nhân dân với các vị Vương tổ của người Cao Lan, với Thành Hoàng làng và các vị thần, cầu cho một năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, nhân dân được mạnh khỏe, bình yên, no ấm. Để tỏ lòng biết ơn các vị thần linh những người dân nơi đây dâng lễ vật cúng tế gồm có: lợn, gà, xôi, oản, hoa quả.... Phần hội được tổ chức tại sân đình, trên bờ và dưới mặt nước hồ Như Xuyên với các tiết mục diễn xướng dân gian: múa trống sành, tra mộ nương, giã cốm và các tiết mụ hát Sình Ca của dân tộc Cao Lan, các trò chơi dân gian: tung còn, đua thuyền, chọi gà, vật truyền thống, bịt mắt đánh trống, đu xà, bắn nỏ, … Ý nghĩa và giá trị của lễ hội đình làng Như Xuyên Trong lễ hội truyền thống cuộc sống thường ngày của con người được tái hiện dưới hình thức các trò diễn. Dường như, các vị thần linh, các bậc siêu nhiên luôn tồn tại trong đời sống và sẽ trở về trong tiềm thức của con người vào những dịp lễ hội, khiến cho lễ hội được tồn tại với những lễ nghi ít nhiều có tính chất huyền ảo, sức cảm hóa của không gian và thời gian thiêng được nhân lên gấp bội. Hội là dịp để mọi người được hóa thân, nhập cuộc và tham gia sáng tạo cũng như thưởng thức các giá trị văn hóa nghệ thuật mang tính chất dân gian kết hợp với những yếu tố hiện đại. Do đó, lễ hội đình làng Như Xuyên cũng góp phần tác động mạnh mẽ và sâu sắc đến đời sống tâm linh, đến việc hun đúc tâm hồn tính cách con người Việt Nam. Lễ hội đình làng Như Xuyên cũng như những lễ hội truyền thống khác là loại hình sinh hoạt văn hoá, sản phẩm tinh thần của người dân được hình thành và phát triển trong quá trình lịch sử. Người Việt Nam từ lâu đã có truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”. Lễ hội là sự kiện thể hiện truyền thống quý báu đó của cộng đồng, tôn vinh những hình tượng thiêng, được định danh là những vị “Thần” - những người có thật trong lịch sử dân tộc hay huyền thoại. Hình tượng các vị thần linh đã hội tụ những phẩm chất cao đẹp của con người. Đó là những anh hùng chống giặc ngoại xâm; những người khai phá vùng đất mới, tạo dựng nghề nghiệp; những người chống chọi với thiên tai, trừ thú ác; những người chữa bệnh cứu người; những nhân vật truyền thuyết đã chi phối cuộc sống nơi trần gian, giúp con người hướng thiện, giữ gìn cuộc sống hạnh phúc... Lễ hội đình làng Như Xuyên là sự kiện tưởng nhớ, tỏ lòng tri ân công đức của các vị thần đối với cộng đồng, dân tộc. Lễ hội còn là dịp con người được trở về với nguồn cội tự nhiên hay nguồn cội của dân tộc đều có ý nghĩa thiêng liêng trong tâm trí mỗi người. Lễ hội đình làng Như Xuyên với các nghi lễ tâm linh, thể hiện sự tôn kính, lòng biết ơn của nhân dân với các vị Vương tổ của người Cao Lan, với Thành Hoàng làng và các vị thần, cầu cho một năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, nhân dân được mạnh khỏe, bình yên, ấm no và hạnh phúc. Bên cạnh đó, lễ hội đình làng Như Xuyên thể hiện được sức mạnh cộng đồng làng xã, địa phương và rộng hơn là quốc gia dân tộc. Họ thờ chung vị thần, có chung mục tiêu đoàn kết để vượt qua gian khó, giành cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Lễ hội cũng là nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ những giá trị văn hoá vật chất và tinh thần của mọi tầng lớp nhân dân khi tham gia lễ hội; Là hình thức giáo dục, chuyển giao cho các thế hệ sau biết giữ gìn, kế thừa và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống quý báu của dân tộc theo cách riêng, kết hợp giữa yếu tố tâm linh và các trò chơi đua tài, giải trí... Lễ hội đình làng Như Xuyên cũng là dịp con người được giải tỏa, dãi bày phiền muộn, lo âu với thần linh, mong được thần giúp đỡ, chở che vượt qua những thử thách của cuộc sống. Chương 2 CÔNG TÁC TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ LỄ HỘI ĐÌNH LÀNG NHƯ XUYÊN, XÃ ĐỒNG QUÝ, HUYỆN SƠN DƯƠNG, TỈNH TUYÊN QUANG Thực trạng công tác tổ chức lễ hội đình làng Như Xuyên, xã Đồng Quý, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang Công tác chuẩn bị Thành lập Ban tổ chức: Ban tổ chức lễ hội đình làng Như Xuyên được thành lập theo cơ cấu thành phần quy định tại Chương II, Điều 13 trong Quy chế tổ chức lễ hội năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cụ thể như sau: Ông Hoàng Văn Thiên – Phó Chủ tịch ủy ban nhân dân xã Đồng Quý làm Trưởng Ban tổ chức, Ông Sầm Văn Thịnh – Trưởng Ban Văn hóa xã Đồng Quý làm Phó Trưởng Ban tổ chức và 12 đồng chí là Trưởng các ban ngành, đoàn thể trong xã là ủy viên Ban tổ chức. Ban tổ chức lễ hội có trách nhiệm quản lý, điều hành các hoạt động lễ hội theo đúng chương trình đã báo cáo và xin phép, đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn, tổ chức dịch vụ ăn nghỉ chu đáo, bảo vệ tốt di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh, môi trường và quản lý việc thu – chi trong lễ hội; Đồng thời, có trách nhiệm trực tiếp báo cáo kết quả tổ chức lễ hội bằng văn bản với Ủy ban nhân dân xã Đồng Quý và Phòng Văn hóa Thông tin huyện Sơn Dương sau khi lễ hội kết thúc. Ban tổ chức có con dấu riêng. Dưới Ban tổ chức thành lập bộ phận Thường trực để giải quyết những công việc cụ thể từ khi bắt đầu đến khi kết thúc lễ hội và các tiểu ban chuyên môn gồm tiểu ban chuyên môn; Tiểu ban cơ sở vật chất – tài chính - hậu cần; Tiểu ban tuyên truyền; Tiểu ban khánh tiết – lễ tân; Tiểu ban an ninh trật tự và an toàn giao thông... các tiểu ban này có nhiệm vụ giúp Ban tổ chức điều hành công việc chuẩn bị cũng như khi tổ chức lễ hội, đồng thời báo cáo Ban tổ chức về việc tổ chức các nội dung chương trình hoạt động. Nhiệm vụ của từng thành viên trong Bộ phận Thường trực và các tiểu ban do Trưởng bộ phận Thường trực, Trưởng các tiểu ban phân công. Mỗi tiểu ban có Trưởng tiểu ban, Phó tiểu ban và các ủy viên. Ban tổ chức, bộ phận Thường trực và các tiểu ban tự giải thể sau khi lễ hội kết thúc. Các công việc chuẩn bị cho lễ hội: Để đảm bảo lễ hội đình làng Như Xuyên được tổ chức theo đúng mục tiêu đề ra, các Tiểu ban giúp việc đã thực hiện xây dựng kế hoạch và triển khai hoàn thiện các hạng mục cơ bản. Đồng thời triển khai hoạt động tuyên truyền cổ động trực quan trên các tuyến đường thuộc địa bàn xã và tuyên truyền quảng bá qua hệ thống truyền thanh của xã, chuẩn bị các phương tiện và đạo cụ tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao tại khu vực diễn ra lễ hội trong dịp lễ hội cũng như cử các cá nhân, các đội tham gia phần lễ tại đình làng. Do là lễ hội làng nên mỗi gia đình trong làng chuẩn bị hai quả còn để phục vụ cho trò ném còn trong lễ hội; Trong lễ hội còn có đua thuyền trên hồ nên phải chuẩn bị thuyền chắc chắn và an toàn; Ngoài ra, còn có trò đu xà nên yêu cầu phải chuẩn bị xà đu chắc chắn đảm bảo an toàn cho người tham gia; Chuẩn bị nỏ và tên để tổ chức thi bắn nỏ trong lễ hội...; Đặc biệt, phần nghi lễ và tất cả các trò chơi trong phần hội đều có hát sình ca do đội văn nghệ của thôn đảm nhiệm. Do vậy, đội văn nghệ của thôn đã phải tập luyện hàng tháng trời trước khi lễ hội bắt đầu. Các Tiểu ban giúp việc chủ động xây dựng kế hoạch và thực hiện tích cực, bám sát các mặt về nội dung các hoạt động của lễ hội; công tác thông tin tuyên truyền; công tác bảo đảm an ninh, trât tự - giao thông - môi trường; công tác Lễ tân – y tế... Trước ngày lễ hội bắt đầu các công tác chuẩn bị đều phải hoàn tất đảm bảo lễ hội diễn ra theo đúng kế hoạch đã định. Diễn trình tổ chức lễ hội Phần lễ: Phần lễ được tổ chức tại đình làng với các nghi lễ tâm linh, thể hiện sự tôn kính của nhân dân với các vị Vương tổ của người Cao Lan, với Thành Hoàng làng và các vị thần, cầu cho một năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, nhân dân được mạnh khỏe, bình yên, no ấm. … Cũng giống như các lễ hội truyền thống khác, lễ hội đình làng Như Xuyên có kết cấu phần lễ như sau: - Lễ rước nước: Trước khi mở hội vào đám một ngày, cộng đồng làng cử hành lễ lấy nước từ giữa hồ của làng về đình, nước được đựng trong bình xứ đã lau chùi sạch sẽ. Nước được múc bằng gáo đồng và được lọc qua lớp vải để trên miệng bình rồi đưa lên kiệu rước về đình - nơi thần linh án ngự. - Lễ mộc dục: Kiệu rước nước về cộng đồng làng cử hành luôn lễ mộc dục (tức là lễ tắm rửa tượng thánh thần), công việc này giao cho những người có uy tín do cộng đồng làng tín nhiệm và lựa chọn. Họ thắp hương dâng lễ rồi tiến hành công việc một cách nghiêm trang, thận trọng. Tượng thần linh được tắm rửa hai lần, lần thứ nhất là bằng nước ở kiệu rước về, lần thứ hai là bằng nước ngũ vị hương đã chuẩn bị từ trước. Lễ mộc dục được gọi là tắm rửa nhưng thực chất là lấy khăn, vải sạch nhúng vào nước rồi lau chùi nhẹ nhàng lên tượng thánh thần. - Lễ tế gia quan: Là lễ mặc áo, đội mũ cho tượng thần. Tất cả những đồ: trang phục, mũ... được chuẩn bị niêm phong trước ngày mở hội. - Lễ đại tế: Là nghi thức trang trọng nhất, lễ địa tế thường dâng 6 tuần rượu và lễ vật gồm: lợn, gà, xôi, oản, bánh kẹo, hoa quả để cúng thần linh. Đại tế do ban tế lễ thực hiện gồm 17 người. Nội dung của lễ đại tế là đón rượu thỉnh mời thần linh về dự hội hưởng lễ vật, đồng thời là dịp dân làng kính ý chúc tụng, bày tỏ lòng biết ơn và cầu mong thần linh bảo trợ phù hộ cho cộng đồng dân làng. - Lễ hèm: Là lễ thể hiện các trò diễn tái hiện lại kỹ thuật canh tác cũng như cuộc sống hàng ngày của người dân, trong phần lễ có diễn múa Trống Sành gồm ba phần là múa khai lộ (mở đường cho một vụ mùa làm ăn), múa xúc tép (cầu cho mưa thuận, gió hòa, quốc thái dân an), múa cờ (mừng cho một vụ mùa làm ăn bội thu và trả ơn thần linh). Đồng thời, lễ hội có diễn xướng dân gian giã cốm và tra mộ nương. Trò giã cốm có bốn đôi trai gái cầm chày dài khoảng hơn 1m cùng giã vào một chiếc máng dài 1,5m theo nhịp tạo ra những điệu nhạc làm cho người xem thích thú, cũng như thể hiện sinh hoạt hàng ngày của con người. Diễn xướng tra mộ nương cũng có bốn đôi trai gái, trai cầm mỗi người một cái cây để đâm lỗ, nữ mỗi người đeo một cái giỏ đựng thóc để tra vào lỗ do những người con trai đi trước đâm sẵn. Cùng với đó là những câu hát Sình Ca đi vào lòng người của đội văn nghệ xã đảm nhiệm gồm các bài có nội dung được dịch ra như sau: Mở đầu là hát dâng hương: “Tay cầm một nén hương thơm, vào đình kính lễ dâng lên thánh thần, cầu cho quốc thái dân an, cầu cho đất nước ngày càng phồn vinh” và “Tháng giêng mùng sáu đình Như Xuyên, khách lạ gần xa đến hội đình, đồng tâm cung kính dâng hương thánh, cầu tài cầu lộc hưởng bình an”. Tiếp đến là hát ca ngợi đình làng, ca ngợi quê hương đất nước: “Mở lời kính lễ thần hoàng, hai là kính lễ bốn phương thổ thần, thứ ba kính chúc hội đình, người người mạnh khỏe làm ăn phát tài”. Nhiều bài hát mang nhiều nội dung khác nhau được hát trong phần lễ. Phần hội: Hội là dịp để người dân vui chơi thỏa thích sau những ngày làm việc vất vả. Nó không bị ràng buộc bởi nghi lễ, tôn giáo, đẳng cấp, lứa tuổi, giới tính. Nếu phần lễ là những nghi thức thờ cúng linh thiêng có tính quy phạm được cử hành ở đình làng thì hội là những sinh hoạt dân dã, trên sân đình và khu vực bờ hồ để mọi người dự hội cùng tự do, bình đẳng vui chơi, tham gia vào các trò chơi dân gian như: ném còn, đua thuyền, chọi gà, vật truyền thống, bắn nỏ, đu xà... Mở đầu phần hội là trò ném còn tại sân đình, phải sau khi có người ném được quả còn qua vòng tròn thì phần hội mới được di chuyển lên trên khu vực hồ nước, tiếp tục trò ném còn trên bờ hồ. Trò ném còn dành cho tất cả du khách đến tham gia hội, nếu ai muốn tham gia có thể đăng ký với Ban tổ chức. vì thế, cần rất nhiều quả còn nên mỗi gia đình trong làng chuẩn bị hai quả còn để mang đến góp trước ngày mở hội. Ở giữa sân đình và bãi đất trống trên bờ hồ, người ta chôn một cây tre cao 9 - 10m, đầu trên cao có gắn một cái vòng tròn đường kính khoảng 50 – 60cm theo phương thẳng đứng. Sau đó gắn vải đỏ, phần trên khâu chắc vào mép vòng, ở dưới thả buông để khi ai đó tung trúng vào trong vòng còn dễ phát hiện ra. Mọi người cùng tham gia, nếu ai ném lọt tâm vòng thì người đó đạt thành tích, giải thưởng là 200.000 đồng, một cái sỏ lợn và một ván xôi. Trò chơi tung còn vừa mang tính văn hóa lại vừa mang tính thể thao, rèn luyện sự tinh tế, khéo léo, tài tình, ước lệ và duyên dáng, nhẹ nhàng khi tung, khi bắt; vừa kết hợp các động tác toàn thân, vừa sảng khoái tinh thần, vừa được giao lưu, tỏ tình, đoàn kết, vui vẻ. Trò ném còn có ý nghĩa cầu mong sự sinh sôi, phát triển và mùa màng bội thu. Sau trò ném còn là đến hội vật truyền thống, tất cả những nam giới đều có thể đăng ký với Ban tổ chức để tham gia. Đây là trò chơi dân gian, mỗi ván đấu có hai người dùng sức để làm sao vật ngửa được đối phương thì sẽ dành chiến thắng. Những người xung quanh đánh trống reo hò, cổ vũ để khuyến khích tinh thần thi đấu cho các đấu vật. Phần thưởng cho người chiến thắng là 300.000 đồng. Đấu vật có ý nghĩa rèn luyện sức khỏe, củng cố tinh thần thể thao cho mọi người. Sau hội đấu vật là hội chọi gà. Chọi gà (còn gọi là đá gà) là một thú chơi dân gian mang đậm nét văn hóa truyền thống từ lâu đời. Chọi gà là thú chơi để giải trí, xem về đấu pháp, tài nghệ của gà, nhưng còn một ý nghĩa khác đó là bói lộc đầu năm. Chọi gà là một thú chơi tao nhã, vừa có tính tiêu khiển lại vừa khuyến khích việc chăn nuôi của nhà nông xưa. Đặc biệt, trò chơi chọi gà có một sức hút rất đông đảo quần chúng, vừa mang tính chất giải trí, vừa mang tinh thần thượng võ, là chất keo sơn gắn kết tinh thần cộng đồng đã từng tồn tại trong một thời gian dài ở các hội làng xưa. Hai con gà chọi người đỏ gay lừa mổ nhau, đập cánh vào nhau, nhảy lên đá móc vào nách, vào cổ họng, vào ức của đối phương quyết liệt hoặc ghì nhau đè cánh đạp chân như những đấu thủ trên sàn đấu. Những cú mổ hiểm hóc vào mắt, vào cổ đối phương đến chảy máu, những cú đá móc với những chiếc móc sắc nhọn đến toác ngực làm người xem xung quanh thán phục. Chú gà nào dành chiến thắng sẽ nhận được phần thưởng là 300.000 đồng. Đua thuyền là một trò chơi đòi hỏi sự nhanh nhẹn, khéo léo và can đảm. Trong hội đua thuyền, mỗi thuyền có bốn người nhưng chỉ có một người bơi thuyền bằng chân những người còn lại chỉ hỗ trợ và cổ vũ. Mọi người đều cố gắng dùng hết sức để đưa thuyền của mình về đích sớm nhất. Thuyền nào về đích sớm nhất sẽ dành phần thắng và đạt phần thưởng trị giá 500.000 đồng. Ngoài các phần chơi có giải thưởng còn có các trò chơi vui, giải trí như: Bắn nỏ, bịt mắt đánh trống, đu xà.... thể hiện sự khéo léo, tinh tế và nhanh nhẹn của mọi người làm tăng thêm tinh thần cố kết cộng đồng. Thực trạng công tác quản lý lễ hội đình làng Như Xuyên, xã Đồng Quý, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang Tuyên truyền phổ biến các văn bản về quản lý lễ hội Trong những năm qua, công tác quản lý lễ hội luôn được các cấp ủy Đảng, Chính quyền từ tỉnh đến cấp cơ sở quan tâm chỉ đạo và coi đây là nhiệm vụ quan trọng trong công tác giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Các cơ quan chức năng và Chính quyền địa phương đã tăng cường đẩy mạnh việc tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp quy, chỉ thị của Đảng và Nhà nước về xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội trên hệ thống loa truyền thanh của xã, qua hướng dẫn nghiệp vụ, qua thông tin cổ động trực quan (pa nô áp phích, băng rôn, khẩu hiệu), đặc biệt là Quy chế tổ chức lễ hội và Quyết định số 39/2001 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành ngày 23/8/2001, Luật di sản văn hóa... Nhờ công tác triển khai phổ biến kịp thời các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tới các cơ quan, đoàn thể và nhân dân địa phương nên công tác tổ chức và quản lý lễ hội đình làng Như Xuyên trong những năm gần đây có nhiều chuyển biến tích cực. Lễ hội đã chấp hành theo Quy chế tổ chức lễ hội của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2001 về thực hiện thủ tục cấp phép tổ chức thuộc Chương II, Điều 5; Báo cáo tổng kết lễ hội với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa - thông tin... thuộc Chương II, Điều 4; Thời gian thực hiện tổ chức lễ hội thuộc Chương II, Điều 12. Đến nay, lễ hội đình làng Như xuyên đã thành lập Ban Tổ chức lễ hội, điều hành theo chương trình đã được xin phép với cơ cấu thành phần theo quy định của Nhà nước. Bên cạnh đó, còn tuyên truyền phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật của Đảng và Nhà nước như: Nghị định số 103/2009/NĐ-CP ngày 06/11/2009 của Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng; Nghị định số 75/2010/NĐ-CP ngày 12/7/2010 của Chính phủ ban hành quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa; Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ ban hành quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật di sản văn hóa và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa. Nhìn chung, công tác tổ chức và quản lý lễ hội đình làng Như Xuyên đảm bảo Quy chế tổ chức lễ hội của Nhà nước, đảm bảo các yếu tố: tôn vinh, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, tổ chức lễ hội đảm bảo tính trang nghiêm, tiết kiệm, an ninh trật tự - an toàn xã hội, thu hút được nhiều người tham gia hòa mình vào không khí chung của lễ hội, tạo nên động lực tinh thần to lớn và khơi dậy lòng tự hào về quê hương đất nước qua các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Trong dịp tổ chức lễ hội đình làng Như Xuyên, ủy ban nhân dân xã đã tập trung chỉ đạo dưới sự hướng dẫn nghiệp vụ của Phòng Văn hóa Thông tin huyện Sơn Dương để đảm bảo phần lễ được tổ chức theo đúng nghi lễ truyền thống, phần hội vui tươi, lành mạnh, trong đó có sự kết hợp giữa văn hóa truyền thống và hiện đại, tạo sự phong phú, đa dạng, thu hút đông đảo nhân dân trong và ngoài xã tham gia, góp phần phát huy các giá trị văn hóa đặc trưng tiêu biểu của xã Đồng Quý nói chung và của người Cao Lan nói riêng. Trong những năm qua, lễ hội đình làng Như Xuyên đã thực sự trở thành nơi quy tụ sức mạnh cộng đồng, là biểu tượng của tinh thần đại đoàn kết dân tộc và truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam. Có thể nói những văn bản pháp quy của Đảng và Nhà nước đã tạo cơ sở pháp lý cho công tác quản lý văn hóa nói chung, lễ hội nói riêng; Cụ thể hóa những nội dung của Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 5 khóa VIII về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” đã trở thành công cụ đòn bẩy cho hoạt động quản lý văn hóa, thể thao và du lịch cũng như lễ hội nói chung và lễ hội đình làng Như Xuyên nói riêng. Quản lý các nguồn lực cho tổ chức lễ hội Quản lý nguồn nhân lực Hiện nay, tại khu vực tổ chức lễ hội có hai loại nhân lực được quản lý: nguồn nhân lực tại chỗ, đó là cư dân địa phương thường xuyên tham gia các hoạt động dịch vụ có liên quan trong phạm vi ảnh hưởng của di tích và nguồn nhân lực vãng lai gồm các đối tượng lao động không cố định như: những người bán hàng rong, những người ăn xin... Ban tổ chức đã có phương án để quản lý tốt hai nguồn nhân lực này. Đối với nguồn nhân lực tại chỗ, bố trí và sắp xếp đội ngũ nhân lực phù hợp, đúng vị trí, trước khi phân công nhiệm vụ, Ban quản lý đã xây dựng kế hoạch, kiểm tra, đánh gia, phân loại đối tượng. Phân công và giao việc, tạo điều kiện công bằng để các các nhân được khẳng định và thể hiện trình độ năng lực của mình trong công việc. Đối với nguồn nhân lực vãng lai từ nơi khác đến tham gia vào hoạt động lễ hội, Ban tổ chức lễ hội đã có những biện pháp kiểm soát đối tượng này. Hạn chế để các cá nhân lợi dụng lễ hội hoạt động ăn xin, bán hàng rong. Quản lý nguồn tài chính Đối với nguồn tài chính chi cho tổ chức lễ hội được quản lý như sau: Lễ hội do cấp xã tổ chức và quản lý nên ngân sách do Ủy ban nhân dân xã Đồng Quý trực tiếp cấp phát và xét duyêt quyết toán đối với Ban tổ chức lễ hội. Kinh phí lấy từ nguồn thu kinh doanh dịch vụ và thu được chủ yếu từ nguồn công đức của nhân dân địa phương và du khách thập phương được giao cho Ủy ban nhân dân xã Đồng Quý nắm giữ, sau đó đầu tư trở lại chi cho các hoạt động tổ chức lễ hội lần sau và việc tu bổ di tích. Kinh phí tổ chức lễ hội được tài trợ từ các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp thì do Ban Văn hóa xã Đồng Quý trực tiếp quản lý chi cho tổ chức lễ hội. Quản lý bảo vệ di tích đình làng – nơi tổ chức lễ hội Lễ hội truyền thống ngày càng đóng vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần, trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Đồng thời, lễ hội đang trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương. Do đó, việc tăng cường hiệu lực quản lý lễ hội truyền thống dựa trên các quy định của Hiến pháp, các văn bản Nghị định, Chế tài, các Quy định của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch và Luật Di sản văn hóa do Nhà nước ban hành nhằm mục đích đảm bảo quyền tự do sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng của nhân dân, giữ gìn truyền thống văn hóa tốt đẹp, phát huy các giá trị di sản văn hóa dân tộc. Đưa các hoạt động tổ chức lễ hội đi vào nề nếp nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của quần chúng nhân dân, góp phần xây dựng đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân thêm đa dạng, phong phú, vui tươi, lành mạnh trên cơ sở đó tăng thêm tinh thần đoàn kết gắn bó cộng đồng của người dân. Thông qua sinh hoạt lễ hội giáo dục đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” tính tự hào dân tộc và tình yêu quê hương đất nước của mỗi người dân, tạo ra môi trường bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa – nghệ thuật truyền thống và trò chơi dân gian, từ đó biến lễ hội truyền thống trở thành động lực phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội và quảng bá hình ảnh của địa phương. Khai thác và phát huy tiềm năng sáng tạo, ý thức và vai trò của quần chúng nhân dân trong việc tổ chức và quản lý lễ hội truyền thống. Trong những năm qua các cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa và lễ hội đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật và có đóng góp không nhỏ vào việc lập lại trật tự trong tổ chức và quản lý lễ hội trên phạm vi cả nước. Tuy nhiên, trên thực tế quản lý lễ hội trong những năm qua cho thấy: Yêu cầu thực tế cần được quan tâm quản lý trong các lễ hội thường đa dạng hơn, phong phú hơn, phức tạp hơn so với những gì chứa đựng trong các văn bản quản lý. Di tích đình làng Như Xuyên là không gian tổ chức lễ hội, nội dung của đình làng chính là nội dung của lễ hội và lý do tồn tại lễ hội. Vì thế, Ủy ban nhân dân xã Đồng Quý đã tích cực chỉ đạo thực hiện công tác bảo vệ, tôn tạo đình làng Như Xuyên, đầu tư chống xuống cấp cho di tích. Đảm bảo mọi điều kiện tốt nhất để lễ hội hàng năm được tổ chức trang trọng, thành kính. Công tác quản lý bảo vệ di tích đình làng Như Xuyên từ năm 2008 đến nay đã được thực hiện có hiệu quả hơn so với trước đây. Những năm 90 trở về trước, đình làng chưa có người trông coi nên đã xảy ra hiện tượng mất cắp đồ vật thờ cúng như:lư hương, đỉnh đồng, ấm chén cổ... nhưng đến nay nhờ có hệ thống văn bản pháp quy: Luật di sản văn hóa và văn bản về quản lý lễ hội, công tác quản lý lễ hội đã đi vào nề nếp hơn. Quản lý dịch vụ, vệ sinh môi trường, trật tự công cộng Quản lý các hoạt động dịch vụ- du lịch: Hoạt động dịch vụ - du lịch phục vụ lễ hội trên địa bàn xã Đồng Quý luôn được quan tâm: Đối với các cơ sở dịch vụ kinh doanh và các dịch vụ trông giữ các phương tiện giao thông Ban tổ chức đã kết hợp với các ban ngành có liên quan trực tiếp quản lý và kiểm tra thường xuyên trong dịp lễ hội. Xây dựng các phương án để tăng cường quản lý, hướng dẫn làm thủ tục đăng ký hoạt động cho các đối tượng tham gia dịch vụ. Ban tổ chức đã chỉ đạo các hàng quán thực hiện nghiêm việc ký cam kết không bán hàng cấm, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát quá trình bán hàng tại các cơ sở dịch vụ không để xảy ra tình trạng hàng kém chất lượng, hàng giả, hàng nhái lưu thông trên thị trường. Ban hành thông báo giá trần đối với các hàng hóa dịch vụ. Ban tổ chức thực hiện trông giữ các phương tiện giao thông và niêm yết giá trông xe theo quy định của Uỷ ban nhân dân xã, không cho hộ dân mở các điểm trông xe tự phát. Quản lý công tác vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm: Thực hiện chỉ thị về vệ sinh an toàn thực phẩm phục vụ lễ hội của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang, Ban tổ chức đã tổ chức đoàn kiểm tra, giám sát các hàng quán chế biến thực phẩm. Tổ chức tuyên truyền và ký cam kết vệ sinh an toàn thực phẩm tại cơ sở. Thực hiện quy định quản lý, bảo vệ môi trường khu di tích đình làng. Ban tổ chức đã đề ra các nội quy hướng dẫn du khách và nhân dân tham gia lễ hội và tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động kinh doanh dịch vụ xả rác đúng nơi quy định; bố trí thùng đựng rác, treo biểm cấm xả rác bừa bãi và nhắc nhở người dân có ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên. Đồng thời tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh cộng cộng và gắn các biển hiệu trên các thân cây. Quản lý an ninh, trật tự công cộng: Ban tổ chức đã xây dựng phương án đảm bảo an ninh trật tự trong suốt quá trình tổ chức lễ hội với phương châm an toàn tuyệt đối về người, vật tư, tài sản của Nhà nước và nhân dân trong phạm vi toàn xã; Quy định và hướng dẫn hoạt động giao thông trong khu vực tổ chức lễ hội.Đảm bảo an toàn tuyệt đối về an ninh trật tự trong những ngày lễ hội và khu vực đình làng. Công tác tổ chức kiểm tra, giám sát trong quá trình tổ chức lễ hội Ủy ban nhân dân xã Đồng Quý đã duy trì công tác tổ chức, chỉ đạo khen thưởng kịp thời cho các cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong việc tham gia bảo vệ và phát huy giá trị lễ hội, đồng thời, có những hình thức kỷ luật xử lý nghiêm minh đối với những cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm quy định trong hoạt động lễ hội. Hàng năm, ủy ban nhân dân xã Đồng Quý đã thành lập Ban Thanh tra giúp Ban Tổ chức lễ hội đảm bảo công tác trật tự an toàn, duy trì nội quy tổ chưc lễ hội trên địa bàn xã trước, trong và sau thời gian tổ chức lễ hội. Đặc biệt tăng cường kiểm tra khu vực tổ chức lễ hội. Ban Thanh tra hoạt động có hiệu quả, bố trí lực lượng tiến hành kiểm tra, xử lý và kịp thời ngăn chặn các vi phạm gây mất trật tự trong khu vực tổ chức lễ hội. Theo kết quả khảo sát lễ hội trong những năm qua cho thấy các hiện tượng tiêu cực như: hoạt động mê tín dị đoan, tăng giá đột biến tại các cơ sở trông giữ xe, dịch vụ ăn uống..., các hành vi đánh bạc núp dưới hình thức vui chơi có thưởng, chèo kéo khách, bán hàng rong, băng đĩa hình không tem nhãn, dịch vụ trông giữ xe tự phát... đã giảm đáng kể. Tình trạng mất cắp tài sản, người ăn xin, lang thang đã giảm hẳn, không có cơ sở nào bày bán đồ chơi trẻ em bạo lực, nguy hiểm. Nhưng bên cạnh đó, lại xuất hiện một số hiện tượng lều quán bán hàng không đúng quy định tại khu vực lễ hội. Chương 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QỦA CÔNG TÁC TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ LỄ HỘI ĐÌNH LÀNG NHƯ XUYÊN, XÃ ĐỒNG QUÝ, HUYỆN SƠN DƯƠNG, TỈNH TUYÊN QUANG Đánh giá thực trạng công tác tổ chức và quản lý lễ hội đình làng Như Xuyên, xã Đồng Quý, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang Những thành tích đạt được Được sự quan tâm hướng dẫn của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp trên, chính quyền và các đoàn thể địa phương, những năm gần đây, công tác tổ chức và quản lý lễ hội đình làng Như Xuyên luôn được quan tâm và ngày càng đi vào nề nếp. Ban tổ chức lễ hội đình làng Như Xuyên đã điều hành lễ hội theo đúng chương trình đã được cấp phép, đảm bảo an ninh trật tự, đảm bảo không khí trang nghiêm trong phần lễ, vui tươi lành mạnh trong phần hội. Lễ hội được nâng tầm hơn so với trước đây, phù hợp với kinh tế của địa phương. Lễ hội được phục dựng theo hướng bảo lưu các yếu tố tích cực của lễ hội truyền thống kết hợp với một số yếu tố mới để phù hợp với yêu cầu của văn hóa trong giai đoạn hiện nay. Đặc biệt trong phần hội nhiều trò chơi, trò diễn dân gian được đầu tư khôi phục, tổ chức đã góp phần làm phong phú thêm cho lễ hội, đáp ứng nhu cầu thưởng thức văn hóa, văn nghệ của nhân dân và thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc như: ném còn, đua thuyền, đấu vật, chọi gà, đu xà..., trò diễn “Múa Trống sành”, “Tra mộ nương”, “Giã cốm” và đặc sắc hơn nữa là hát Sình Ca của đồng bào dân tộc Cao Lan. Kết quả hoạt động lễ hội đình làng Như Xuyên thời gian vừa qua cho thấy, lễ hội đã phát huy được các tiềm năng, thế mạnh của văn hóa để phục vụ cho việc phát triển du lịch, dịch vụ và đáp ứng nhu cầu văn hóa tâm linh, giải trí của nhân dân địa phương và các vùng lân cận. Ngoài ra, lễ hội được tổ chức tạo điều kiện thuận lợi cho công tác bảo tồn và trùng tu lại di tích, tránh sự xuống cấp di tích. Công tác chỉ đạo, hướng dẫn tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về lễ hội đã được chính quyền địa phương triển khai sâu rộng bằng các hình thức nội dung phong phú đảm bảo đúng các quy định của Nhà nước, góp phần giáo dục nhân dân địa phương và du khách tham gia lễ hội chấp hành mọi nội quy, quy chế lễ hội; Ý thức giữ gìn tôn nghiêm nơi thờ tự, giữ gìn vệ sinh môi trường, an ninh trật tự công cộng; Đồng thời góp phần tích cực trong việc tuyên truyền, giới thiệu các giá trị của lễ hội. Nguồn tài chính thu - chi trong tổ chức lễ hội được chính quyền địa phương quản lý khá chặt chẽ, đảm bảo sử dụng đúng mục đích, đúng quy định của pháp luật và có hiệu quả. Ban tổ chức lễ hội đã xây dựng phương án để quản lý bảo vệ môi trường tự nhiên và môi trường xã hội mang lại bầu không khí trong lành, linh thiêng và tôn kính cho không gian lễ hội, đảm bảo an toàn tuyệt đối, hạn chế được những tiêu cực xảy ra tại nơi tổ chức lễ hội. Công tác an ninh trật tự, an toàn tại lễ hội đình làng Như Xuyên đến nay đã được đẩy mạnh, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho nhân dân về người và tài sản khi tham gia lễ hội. Đồng thời, công tác kiểm tra hoạt động văn hóa, dịch vụ văn hóa trong lễ hội đã được tăng cường và chặt chẽ hơn, do đó, các hiện tượng tiêu cực đã giảm xuống đáng kể so với những năm về trước, góp phần lành mạnh môi trường văn hóa tại khu vực lễ hội trước, trong và sau thời gian tổ chức lễ hội. Nhìn chung, công tác tổ chức và quản lý lễ hội đình làng Như Xuyên trong những năm qua đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần quan trọng vào việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân, thúc đẩy phát triển các ngành dịch vụ, du lịch. Thông qua việc tổ chức lễ hội góp phần củng cố tinh thần đoàn kết, giáo dục truyền thống văn hóa, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc. Tổ chức lễ hội đã tạo điều kiện tốt cho công tác bảo tồn, tôn tạo di tích, đồng thời phát huy được giá trị của di tích cũng như lễ hội trong đời sống của nguời dân. Những hạn chế tồn đọng Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, công tác tổ chức và quản lý lễ hội đình làng Như Xuyên vẫn còn những hạn chế cần khắc phục như sau: Trong công tác chỉ đạo phục dựng lễ hội nhất là phần lễ còn lung túng, chưa đúng trình tự truyền thống. Trong phần hội chưa có sự kết hợp được các trò chơi dân gian và các trò chơi hiện đại nên lễ hội vẫn kém hấp dẫn, thiếu sức lôi cuốn. Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia thực hiện nghiêm túc các quy định về giữ gìn Di tích lịch sử - văn hóa và bảo vệ môi trường tự nhiên, môi trường xã hội còn chưa được thường xuyên. Đây là lễ hội cấp xã nên chưa tích cực huy động được các nguồn lực xã hội hóa tham gia vào hoạt động tuyên truyền, phổ biến lễ hội. Công tác đào tạo còn nhiều bất cập, cán bộ làm văn hóa của xã mới chỉ được đào tạo ở bậc trung cấp. Đặc biệt là người quản lý đình làng mới chỉ làm tròn nhiệm vụ bảo vệ, vệ sinh và hương khói chưa thực hiện được nhiệm vụ tuyên truyền, quảng bá giá trị của đình làng vì đó chỉ là người có lòng nhiệt tình, có ý thức bảo vệ di sản văn hóa dân tộc, có uy tín được dân làng đề cử chứ chưa được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ. Chương trình tập huấn đối với cán bộ văn hóa còn nhiều hạn chế. Ngoài ra, Ban Văn hóa xã chỉ có một cán bộ quản lý chung về các hoạt động văn hóa nên việc quản lý di tích - lễ hội là rất khó khăn. Mặt khác, cơ sở hạ tầng còn nhiều khó khăn. Các dịch vụ tự phát mang tính thời vụ chưa có sản phẩm đặc trưng của địa phương bày bán. Chất lượng sản phẩm hàng hóa phục vụ lễ hội còn nghèo nàn, kém hấp dẫn chủ yếu là sản phẩm nhập từ các nơi khác. Một số hộ kinh doanh còn không niêm yết giá các mặt hàng nên dẫn đến tăng giá, chèn ép khách. Trong hoạt động du lịch lễ hội, công tác hướng dẫn khách thăm quan tại di tích còn thiếu nên du khách phải tự tìm hiểu. Chưa có tài liệu về truyền thống văn hóa của làng, về lễ hội. Công tác quản lý vệ sinh môi trường tại khu vực tổ chức lễ hội tuy đã được chú trọng song vẫn còn là vấn đề nhức nhối cần được quan tâm nhiều hơn nữa. Công tác xã hội hóa huy động các nguồn lực cùng tham gia tổ chức và quản lý lễ hội chưa được tích cực, vẫn còn ỷ nại, trông chờ vào kinh phí của Nhà nước. Nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế Nguyên nhân của những thành tựu: Những năm qua, công tác tổ chức và quản lý lễ hội đình làng Như Xuyên đã thu được những thành tựu đáng khích lệ là do các nguyên nhân sau: Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn của các cấp, các ngành và chính quyền địa phương. Sự nỗ lực của Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Sơn Dương mà trực tiếp là ủy ban nhân dân và Ban Văn hóa xã Đồng Quý đã thực hiện tốt công tác giám sát, tham mưu, tổ chức thực hiện và quản lý lễ hội trên địa bàn xã. Nội dung lễ hội được phục dựng, khai thác và phát triển đúng hướng, phát huy được các giá trị văn hóa truyền thống, đảm bảo các quy định hiện hành phù hợp hài hòa với điều kiện thực tiễn và cuộc sống đương đại. Chương trình lễ hội ngày càng được bổ sung, hoàn thiện có sức hấp dẫn, được quần chúng nhân dân đón nhận và hưởng ứng. Cơ sở hạ tầng, vật chất của khu di tích và tổ chức lễ hội đang được quan tâm đầu tư nâng cao, quy hoạch và tổ chức quản lý các dịch vụ có tiến bộ. Công tác tổ chức lễ hội diễn ra theo đúng kế hoạch, thể hiện được lòng thành kính của nhân dân đối với các vị thần linh, tạo không khí trang nghiêm, đảm bảo an toàn, từng bước xây dựng nếp sống văn hóa trên địa bàn xã Đồng Quý. Sự phân cấp, phân quyền trong Ban tổ chức lễ hội đã tạo được sự rạch ròi trong việc quy trách nhiệm, nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên khi khâu nào đó có sự cố, đùn đẩy trách nhiệm giải quyết những vấn đề phát sinh trong lễ hội. Nhận thức của nhân dân về thực hiện nếp sống văn hóa khi tham gia lễ hội đã có chuyển biến tích cực trong ý thức và hành động. Các hình thức tự quản của nhân dân ở khu vực tổ chức lễ hội đã đóng góp một phần không nhỏ vào thành công của công tác quản lý lễ hội. Như vậy, sự kết hợp giữa công tác quản lý nhà nước về lễ hội và ý thức tự quản của nhân dân tham gia lễ hội đã làm thay đổi diện mạo của lễ hội truyền thống trên địa bàn xã và đạt được các mục tiêu vui tươi, lành mạnh, tiết kiệm, hạn chế được nhiều hiện tượng tiêu cực xảy ra trong lễ hội. Nguyên nhân của những hạn chế: Mặc dù lễ hội đình làng Như Xuyên đã thành công và đạt được những thành tựu đáng kể song vẫn còn nhiều hạn chế do các nguyên nhân sau: Đồng Quý là một xã nằm ở hạ huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang có nhiều khó khăn về kinh tế nên chỉ chú trọng đầu tư và tập trung vào sản xuất kinh tế, chưa quan tâm nhiều đến việc đầu tư cho lĩnh vực văn hóa cũng như đầu tư cho công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị các di sản văn hóa. Đội ngũ cán bộ làm văn hóa trên địa bàn xã còn mỏng, năng lực, trình độ chuyên môn còn hạn chế, thiếu đồng bộ, nhất là đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý di tích – lễ hội dẫn đến chất lượng quản lý không cao. Mặt khác, lễ hội được phục dựng sau nhiều năm gián đoạn chưa được nghiên cứu đầy đủ và đánh giá đúng giá trị về mặt khoa học dẫn đến lúng túng, lộn xộn trong tổ chưc lễ hội. Công tác tuyên truyền, giới thiệu về giá trị của di tích, ý nghĩa của lễ hội chưa được nghiên cứu, sưu tầm đầy đủ cũng như công tác giáo dục còn nhiều hạn chế dẫn đến ý thức tham gia lễ hội của một số người chưa cao, còn có một số tiêu cực làm ảnh hưởng đến hình ảnh của lễ hội. Kinh phí đầu tư cho tổ chức lễ hội còn hạn chế, Ban tổ chức lễ hội phải huy động nguồn tài trợ của các tổ chức, đoàn thể và cá nhân trên địa bàn xã. Công tác thanh tra, kiểm tra còn nhiều hạn chế chưa được thường xuyên, chuyên nghiệp. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tổ chức và quản lý lễ hội Mặc dù đạt được nhiều thành công trong quá trình tổ chức và quản lý, song lễ hội đình làng Như Xuyên vẫn còn nhiều hạn chế như đã nêu ở trên cần được khắc phục. Do đó, tôi xin đưa ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác tổ chức và quản lý lễ hội như sau: Hoàn thiện cơ cấu bộ máy tổ chức và quản lý lễ hội Kiện toàn tổ chức bộ máy và cơ cấu nhân sự quản lý văn hóa nói chung, quản lý lễ hội nói riêng ở cấp xã. Cụ thể là tiến hành điều tra, đánh giá đúng thực trạng cán bộ về số lượng, chất lượng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực quản lý và tổ chức thực hiện. Qua đó, có kế hoạch bố trí, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ làm việc đúng ngành, phù hợp với năng lực, trình độ chuyên môn của họ. Bên cạnh đó, cần có kế hoạch bổ sung kịp thời đội ngũ cán bộ trẻ đủ năng lực để đảm bảo ở mỗi cơ quan quản lý văn hóa dù là cấp huyện hay cấp xã cũng có một cán bộ quản lý chuyên trách về di tích – lễ hội được đào tạo về chuyên môn và nghiệp vụ, đáp ứng những nhu cầu của công tác tổ chức và quản lý lễ hội trong tình hình mới. Cần ổn định tổ chức bộ máy cán bộ và nâng cao năng lực quản lý, tổ chức hoạt động lễ hội ở các cấp nói chung và ở xã Đồng Quý nói riêng. Nghiên cứu, hướng dẫn xây dựng các thể chế văn hóa mang tính tự quản của nhân dân ở địa phương nơi tổ chưc lễ hội. Các tiểu ban dựa trên chương trình kế hoạch đã được phê duyệt của Ban tổ chức, xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động cụ thể về số lượng người tham gia, dự kiến kinh phí, nội dung chương trình, đồng thời đưa ra các tình huống, các biện pháp xử lý kịp thời mang tính tối ưu nhằm đạt hiệu quả cao. Ban tổ chức cần tiến hành rút kinh nghiệm thường xuyên ngay trong và sau khi kết thúc lễ hội, báo cáo tổng kết lễ hội bằng văn bản với các cơ quan quản lý cấp trên để lấy đó làm cơ sở, bài học rút kinh nghiệm cho tổ chưc lễ hội lần sau. Hoàn thiện nội dung chương trình tổ chức lễ hội Ban tổ chức cần phải xây dựng nội dung chương trình, kế hoạch tổ chức lễ hội phù hợp với thực tế địa phương. Nội dung chương trình kế hoạch gồm: Nghiên cứu, tìm hiểu và tổng hợp nguồn gốc, sự tích cũng như vai trò và ý nghĩa của lễ hội để xây dựng kế hoạch tổ chức lễ hội có các nghi lễ phù hợp thật sự mang tính chất là lễ hội truyền thống. Ban Tổ chức thống nhất chọn địa điểm, thiết kế không gian hội và diễn trình lễ hội; Quy định lộ trình đám rước của hội; Quy định thời gian chuẩn bị và thời gian mở hội. Xây dựng nội dung chương trình tổ chức lễ hội với các công việc: Xác định nội dung chủ đề tư tưởng và ý nghĩa, vai trò của lễ hội; Soạn thảo biên tập chương trình (có thể dưới dạng kịch bản sân khấu hóa) cụ thể các bước nghi lễ và quy định thời gian, nội dung cho các lễ thức với số lượng người tham gia, thời gian tiến hành, xử lý công việc, phục lễ, đạo cụ, phần lễ, trình tự đội ngũ lễ rước, lộ trình đi của đám rước, nội dung văn tế, các bước nghi thức tế lễ. Thực hiện nội dung các nghi lễ, nguồn nhân lực chủ yếu lựa chọn, sử dụng những người có độ tuổi trung niên và cao tuổi. Trong trò diễn xây dựng hình thức, nội dung phù hợp với tính chất, chủ đề của lễ hội. Căn cứ vào nội dung của lễ hội, quy định thời gian diễn xướng, trang phục, động tác diễn xuất, số lượng người tham gia, cử người dàn dựng, quy định thời gian luyện tập. Phải có kịch bản và sự chuẩn bị tập luyện chu đáo. Các hoạt động vui chơi, giải trí được tổ chức trên cơ sở khai thác, phục dựng các trò chơi dân gian. Đồng thời, tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao theo hướng kết hợp giữa truyền thống và hiện đại. Tổ chức thi đấu, giao lưu các môn thể thao như bóng đá, bóng chuyền, cầu lông... đặc biệt với lợi thế của địa phương có núi ở hai bên hồ nước, có thể tổ chức thi leo núi để khích lệ mọi người tham gia rèn luyện sức khỏe. Kết hợp tổ chức các hoạt động kinh tế văn hóa như giới thiệu sản phẩm hàng hóa địa phương và tạo ra những món quà lưu niệm của các tộc người cư trú trên địa bàn xã; Tổ chức các hoạt động kinh doanh các sản phẩm hàng hóa phục vụ nhu cầu thiết yếu trong sinh hoạt của nhân dân và các hoạt động dịch vụ. Chú trọng bảo tồn giá trị của lễ hội Để công tác tổ chức và quản lý lễ hội ngày càng hiệu quả, bảo đảm trật tự, tiết kiệm, phát huy tốt các giá trị văn hoá, góp phần khai thác tiềm năng kinh tế - văn hoá du lịch, đồng thời khơi dậy và tạo ra những tiềm năng kinh tế mới, bổ sung nguồn lực quốc gia, chú trọng bảo tồn giá trị của lễ hội cụ thể như sau: Tạo sự chuyển biến nhận thức của các ban, ngành, đoàn thể các cấp, về nội dung và ý nghĩa hoạt động lễ hội; chú trọng tuyên truyền các giá trị lịch sử văn hoá cũng như những quy định của pháp luật có liên quan, kịp thời chỉ đạo và uốn nắn các biểu hiện lệch lạc, làm cho việc tổ chức lễ hội ngày càng văn minh, thực sự trở thành ngày hội văn hoá của nhân dân. Tăng cường công tác quản lý, nghiên cứu để việc tổ chức lễ hội ngày càng khoa học, có ý nghĩa. Phục hồi những trò chơi dân gian truyền thống gắn với việc xây dựng nông thôn mới, xây dựng gia đình văn hoá, làng văn hoá, tổ dân phố văn hoá, bảo vệ công trình di tích lịch sử văn hoá, giữ gìn vệ sinh môi trường. Quan tâm lồng ghép việc đón nhận danh hiệu về văn hoá với việc tổ chức lễ hội vừa tiết kiệm, vừa có ý nghĩa sâu sắc. Coi trọng tính đặc thù, tính độc đáo riêng của mỗi loại hình lễ hội, tránh làm đồng loạt dẫn đến sự nhàm chán. Phải bằng mọi cách khôi phục, giữ lại nét riêng của lễ hội, gắn với truyền thống của địa phương, vùng, miền khu vực. Cụ thể: - Không trần tục hoá, làm cho lễ hội mất đi bản chất và giá trị vốn có của nó. Không áp đặt lễ hội theo kịch bản, theo ý chí chủ quan; kịch bản hoá lễ hội là đi ngược lại với bản chất của lễ hội truyền thống. - Khi xây dựng kịch bản phục vụ lễ hội phải chú trọng đến những giá trị lịch sử, những sự kiện chính trị và bản sắc văn hoá độc đáo của địa phương. Vì vậy, chủ đề của lễ hội phải mang tính tư tưởng sâu sắc, nội dung nghệ thuật phù hợp, cô đọng và xúc tích, hình thức thể hiện sinh động, tránh phô trương lãng phí, gây phản cảm. Các chương trình phục vụ lễ hội cần có nội dung phù hợp với lễ hội. Công tác tuyên truyền phổ biến các văn bản quy định của lễ hội Chính quyền xã cần coi trọng công tác giáo dục pháp luật, tổ chức việc tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật có liên quan đến văn hóa, quản lý văn hóa và lễ hội nhất là các văn bản pháp luật mới ban hành.Ngành Văn hóa – Thông tin các cấp phối hợp với các ngành chức năng và địa phương, cơ sở cần tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức và nội dung phong phú góp phần giới thiệu, phổ biến các giá trị lễ hội truyền thống đặc sắc, quảng bá tiềm năng văn hóa, du lịch của địa phương. Về hình thức: Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng như: Đài phát thanh, hệ thống loa truyền thanh, báo chí, mạng internet, pa nô, áp phích... xung quanh không gian lễ hội và tuyên truyền lưu động qua các hình thức loa phát thanh trên xe thông tin lưu động, thông tin lưu động tổng hợp. Về nội dung: Đẩy mạnh hướng dẫn tuyên truyền về ý nghĩa của lễ hội gắn với việc giới thiệu, tôn vinh công trạng của các vị thần được thờ tại di tích và các khu vực tổ chức lễ hội. Thường xuyên tuyên truyền nội dung mang tính phổ biến, giáo dục pháp luật, hành vi lối sống, cách ứng xử văn hóa... để không chỉ người tổ chức lễ hội mà cả người tham gia lễ hội hiểu được giá trị di sản văn hóa, nắm được quy định quản lý để tự điều chỉnh thông qua hành vi cụ thể ; hạn chế được các biểu hiện tiêu cực trong lễ hội... Đồng thời, chính quyền địa phương nên có kế hoạch lồng ghép tuyên truyền các nội dung trên vào các nội dung của phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, và coi đó là nhiệm vụ chủ yếu của địa phương nhằm góp phần xây dựng nếp sống văn hóa lễ hội; Nâng cao nhận thức, sự hiểu biết, ý thức trách nhiệm, tự giác giữ gìn nơi thờ tự, bảo vệ môi trường tự nhiên – xã hội của nhân dân trong các di tích lịch sử - văn hóa gắn với tổ chức lễ hội. Đẩy mạnh công tác quản lý bảo vệ cảnh quan di tích và lễ hội Cần xây dựng kế hoạch trùng tu và giữ gìn, bảo quản di tích đình làng, hiện vật theo thời hạn, theo cấp độ và giá trị của di tích. Giao trách nhiệm và xây dựng phương án chịu trách nhiệm cho người quản lý di tích. Chính quyền địa phương và Ban Văn hóa xã duy trì kiểm tra, giám sát hiện trạng di tích và công tác tổ chức vận hành tại di tích. Đồng thời, tiếp tục tổ chức các hoạt động để phục dựng lại lễ hội, cụ thể là: Tổ chức điều tra, khảo sát, phân loại, đánh giá hiện trạng lễ hội, đánh giá hiện trạng di tích, cơ sở vật chất phục vụ cho các hoạt động thương mại – du lịch. Trên cơ sở đó, tiến hành quy hoạch nhằm quản lý và có kế hoạch bảo tồn, phục hồi và phát triển. Cử cán bộ đi học các lớp nâng cao năng lực để hướng dẫn tổ chưc, quản lý và phục dựng lại lễ hội. Đồng thời, tăng cường truyền dạy, phổ biến, trình diễn và phục dựng các diễn xướng dân gian, các trò chơi dân gian trong lễ hội. Tạo điều kiện duy trì và phát huy giá trị văn hóa của lễ hội truyền thống, phục dựng có chọn lọc các nghi lễ, tế lễ, lễ rước gắn với lễ hội. Đầu tư kinh phí và huy động các nguồn vốn đầu tư cho việc tổ chức phục dựng lại lễ hội, các sinh hoạt, các trò diễn văn hóa dân gian, tu bổ các Di tích lịch sử - văn hóa. Công tác phục dựng lễ hội cần chú ý phương thức tổ chức lễ hội phù hợp với tính chất của lễ hội căn cứ vào tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương. Phục dựng có chọn lọc các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc, coi trọng tính đặc thù, độc đáo của lễ hội, loại bỏ dần những hủ tục rườm rà, lãng phí, tốn kém, mất thời gian của nhân dân làm ảnh hưởng đến đời sống kinh tế và tâm lý.Do đó, cần đầu tư nghiên cứu kỹ về lịch sử hình thành, tồn tại, phát triển của lễ hội và ảnh hưởng của nó đối với các phong tục, tập quán, đời sống văn hóa ở địa phương. Bố trí cân đối thời gian và nội dung các hoạt động giữa phần lễ và phần hội, chú trọng tổ chức các hoạt động văn hóa hiện đại làm phong phú các hoạt động của phần hội. Khai thác những trò chơi, trò diễn dân gian phản ánh lịch sử hình thành lễ hội. Việc phục dựng những trò chơi dân gian, những lễ hội truyền thống phải dựa trên những tiêu chí khoa học đảm bảo không làm sai lệch lễ hội. Tăng cường quản lý dịch vụ, vệ sinh môi trường, trật tự công cộng Quản lý các hoạt động kinh doanh dịch vụ trong quá trình tổ chức lễ hội phải có quy định các sản phẩm hàng hóa được phép kinh doanh, các loại hình dịch vụ được phép tổ chức hoạt động, tránh tình trạng hàng quán lộn xộn, lấn chiếm không gian lễ hội. Duy trì kiểm tra, giám định chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, niêm yết gía cả sản phẩm hàng hóa và các loại hình dịch vụ. Thực hiện chế độ đăng ký, kiểm duyệt và cam kết giữa các chủ kinh doanh với chính quyền địa phương và Ban tổ chức lễ hội. Tăng cường lực lượng quản lý, giám sát chặt chẽ trong thời gian lượng khách về dự hội đông và thời gian nghỉ trưa để khắc phục tình trạng bán hàng rong, tổ chức trò vui chơi có thưởng mang tính chất cờ bạc, tự tăng giá đột biến các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ. Bên cạnh đó, cần chỉ đạo và đẩy mạnh công tác vệ sinh môi trường như: Thiết lập hệ thống thu gom và xử lý rác thải từ hoạt động của du khách và các dịch vụ phục vụ trước, trong và sau lễ hội tại khu vực tổ chức lễ hội. Tăng cường bố trí các thùng đựng rác có dung tích lớn đặt ở những nơi thuận tiện trên các tuyến giao thông, đường đi lại, nơi nghỉ ngơi, mua bán, ăn uống của du khách và nhân dân dự hội. Duy trì trên hệ thống loa truyền thanh có nội dung phổ biến nội quy, quy chế lễ hội nâng cao ý thức tự giác vệ sinh công cộng, bảo vệ môi trường và trên các phương tiện cổ động trực quan. Ban tổ chưc cần xây dựng biện pháp phân tán và kiểm soát du khách để giảm bớt tác động đến môi trường thông qua các quy định hoặc thông tin tuyên truyền và thuyết phục. Quản lý an ninh trật tự, an toàn và phòng chống cháy nổ cần được duy trì, tăng cường và đặc biệt chú trọng ở khu vực đình và nơi tổ chức hội. Ban Tổ chức lễ hội cần xây dựng nội quy, quy định, tuyệt đối không để xảy ra mất an ninh trật tự, an toàn xã hội, đảm bảo an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ và các tai nạn, tệ nạn khác làm ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục của dân tộc. Khuyến khích, kêu gọi thành lập đội thanh niên, học sinh tình nguyện kết hợp với công an, dân quân tự vệ, đoàn thanh niên của xã, các trường phổ thông trung học và chính quyền địa phương có mặt trên các tuyến đường giao thông đi vào khu vực lễ hội, có nhiệm vụ hướng dẫn, ngăn chặn các hành vi gây rối. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa Cùng với quan điểm của Đảng, Nhà nước ta, văn hóa là của dân, do dân và vì dân. Ngoài sự quan tâm chỉ đạo và hỗ trợ từ nguồn ngân sách tài chính của Nhà nước để xây dựng và phát triển văn hóa thì xã hội hóa văn hóa trở thành quy luật tất yếu khách quan. Thực hiện xã hội hóa thông các hình thức sau: - Kêu gọi các cá nhân, dòng tộc trong và ngoài địa phương đóng góp tiền, đồ vật để tổ chức lễ hội. - Xây dựng các dự án đấu thầu kinh doanh các hoạt động trong lễ hội và kêu gọi các nhà thầu tham gia. - Mở rộng hợp tác trong nước và ngoài nước để thu hút tối đa nguồn vốn của các tổ chức, của ngành văn hóa ở Trung ương và nguồn viện trợ quốc tế cho hoạt động lễ hội ở địa phương. - Thực hiện chủ trương xã hội hóa hoạt động lễ hội với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” nhằm thu hút các nguồn vốn của các doanh nghiệp, tổ chức xã hội và nhân dân cho hoạt động văn hóa - Tích cực khai thác và huy động nguồn thu qua các hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa – du lịch để lại chi bổ sung cho hoạt động lễ hội nói riêng và hoạt động Văn hóa Thông tin nói chung. - Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, cá nhân và các tổ chức kinh tế - xã hội trong và ngoài nước đầu tư xây dựng các công trình văn hóa, tôn tạo, bảo tồn các khu di tích lịch sử - văn hóa, các cơ sở ăn nghỉ và tổ chức kinh doanh dưới sự quản lý của chính quyền các cấp để đảm bảo không gian tổ chức lễ hội và phục vụ nhu cầu du khách về tham dự lễ hội. Xây dựng phương án đề phòng việc thái quá trong thực hiện xã hội hóa thành tư nhân hóa các hoạt động lễ hội, dẫn đến tình trạng buông lỏng quản lý. Ngoài ra, duy trì quản lý chặt chẽ nguồn tài chính thu – chi trong tổ chức lễ hội cũng như nguồn nhân lực cố định và di động tham gia vào lễ hội theo quy định của Nhà nước và của địa phương cơ sở. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, khen thưởng và xử lý vi phạm trong hoạt động lễ hội Xây dựng các phương án tăng cường giám sát, kiểm tra thường xuyên, liên tục, lâu dài; Quản lý, hướng dẫn và kiên quyết xử lý nghiêm những sai phạm trong lĩnh vực tổ chức, quản lý lễ hội trên địa bàn xã. Các hình thức xử lý vi phạm phải dựa trên các nghị định, chế tài, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, quy chế, quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh, chính quyền địa phương. Đổi mới cơ chế kiểm tra, giám sát hoạt động văn hóa, kinh doanh dịch vụ văn hóa với phương châm phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời tránh để sự việc xảy ra rồi mới xử lý. Hoàn thiện và bổ sung các văn bản quản lý làm cơ sở pháp lý cho các chủ thể kinh doanh dịch vụ văn hóa tự điều chỉnh hành vi hoạt động của mình cũng như điều chỉnh các hành vi của cơ quan quản lý nhà nước. Kiện toàn đội ngũ thanh tra, giám sát của ngành từ tỉnh đến cơ sở: Tăng cường bổ sung, bố trí lực lượng tham gia đoàn kiểm tra có khả năng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác thanh tra. Trang bị phương tiện, kỹ thuật cho công tác kiểm tra và chi mức bồi dưỡng cho cán bộ tham gia kiểm tra, có chế độ động viên, khuyến khích kịp thời bằng các hình thức khen thưởng vật chất (tiền) và tinh thần (giấy khen). Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên ngành trong quản lý lễ hội: Cơ quan Quản lý nhà nước, Công an, Quản lý thị trường, Thanh tra văn hóa... giúp cho công tác kiểm tra đạt chất lượng và hiệu quả. Ban tổ chức lễ hội thực hiện khen thưởng vật chất và tinh thần nhằm động viên, khuyến khích các cá nhân, địa phương trong việc bảo tồn, phát huy giá trị lễ hội. Đồng thời, phê bình và xử lý những tập thể, cá nhân chưa làm tốt trách nhiệm. KẾT LUẬN Lễ hội là di sản văn hóa của dân tộc ta, là sinh hoạt văn hóa cộng đồng hấp dẫn, thu hút đông đảo mọi tầng lớp nhân dân tham gia. Lễ hội đã trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống nhằm thỏa mãn khát vọng trở về cội nguồn, sinh hoạt tín ngưỡng, cân bằng đời sống tâm linh và hưởng thụ, sáng tạo văn hóa của nhân dân. Những tìm hiểu, nghiên cứu về lễ hội là phác thảo cho một bức tranh toàn cảnh về hoạt động lễ hội trên cả nước, như một phần di sản văn hóa của quá khứ còn bảo lưu được cho đến ngày nay và một nhu cầu rất phong phú, đa dạng trong đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân. Cả hai phương diện ấy, vai trò quản lý của Nhà nước là rất quan trọng. Bảo tồn và phát huy những hoạt động lễ hội chính là bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp, những bài học truyền thống giúp ích cho sự nghiệp dựng nước và giữ nước lâu dài của dân tộc. Hơn nữa, đó cũng chính là hành trang để chúng ta bước vào cuộc hội nhập toàn cầu với những bản sắc và bản lĩnh được tích lũy và đúc kết trong lịch sử. Cùng với công cuộc đổi mới của đất nước, với những quan điểm mang tính định hướng bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc thể hiện trong các văn kiện của Đảng và Nhà nước cùng với Luật di sản văn hóa đã được thông qua, những di sản văn hóa phi vật thể, trong đó có di sản lễ hội đang trở thành một nguồn lực tinh thần to lớn cho toàn xã hội. PHỤ LỤC Hình ảnh vui chơi trong lễ hội Dịch vụ trông xe trong lễ hội TÀI LIỆU THAM KHẢO Đào Duy Anh (1932), Hán Việt từ điển (tái bản 1990), Nxb KHXH Việt Nam, Hà Nội. Bộ Văn hóa Thông tin (1989), Quy chế mở hội truyền thống ban hành kèm theo quyết định số 54/VHQC ngày 04/10/1989, Hà Nội. Bộ Văn hóa Thông tin (2001), Quy chế tổ chức lễ hội ban hành kèm theo Quyết định số 39/2001/QĐ-BVHTT ngày 28/3/2001, Hà Nội. Chính phủ (2010), Quy định về tổ chức hoạt động và quản lý lễ hội, Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010, Hà Nội. Đoàn Văn Chúc (1997), Văn hóa học, Nxb VH-TT, Hà Nội. Đinh Gia Khánh (1993), Lễ hội truyền thống trong xã hội hiện đại, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. Mai Hữu Luân (2003), Quản lý hành chính nhà nước, Nxb Học viện Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Hoàng Nam (2005), Một số giải pháp quản lý lễ hội dân gian, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội. Ngô Đức Thịnh, Frank Proschan (2005), Folklore một số thuật ngữ đương đại, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. Ủy ban nhân dân xã Đồng Quý (2008 – 2011), Báo cáo tổng kết công tác tổ chức lễ hội đình làng Như Xuyên. Lê Trung Vũ (chủ biên) (1992), Lễ hội dân gian, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. Trần Quốc Vượng (2001), Văn hóa Việt Nam tìm tòi và suy ngẫm, Nxb Văn học, Hà Nội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBáo cáo đề tài- Công tác tổ chức lễ hội và quản lý lễ hội đình làng Như Xuyên, xã Đồng Qúy, huyện Sơn Dương, Tỉnh Tuyên Quang.doc
Tài liệu liên quan