Đặc điểm cấu trúc và phương thức biểu đạt hành vi từ chối lời thỉnh cầu trong tiếng Hán (liên hệ với Tiếng Việt) - Nguyễn Thị Thanh Thúy

Tài liệu Đặc điểm cấu trúc và phương thức biểu đạt hành vi từ chối lời thỉnh cầu trong tiếng Hán (liên hệ với Tiếng Việt) - Nguyễn Thị Thanh Thúy: 98 ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC VÀ PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT HÀNH VI TỪ CHỐI LỜI THỈNH CẦU TRONG TIẾNG HÁN (LIÊN HỆ VỚI TIẾNG VIỆT) Nguyễn Thị Thanh Thúy1 Tóm tắt: Xuất hiện với tư cách là một hiện tượng ngôn ngữ có tần suất sử dụng khá cao trong giao tiếp hàng ngày, lời từ chối trong tiếng Hán có đặc điểm, phương thức biểu đạt và mang nội hàm văn hóa sâu xa bên trong nó. Do đặc điểm về lịch sử, giao lưu ngôn ngữ và văn hóa, lời từ chối thỉnh cầu trong tiếng Hán và tiếng Việt có những điểm tương đồng và khác biệt về đặc trưng kết cấu, ngữ nghĩa, ngữ dụng Nghiên cứu lời từ chối thỉnh cầu trong hai ngôn ngữ có thể giúp chúng ta có hiểu biết sâu hơn về ngôn ngữ và văn hóa Trung - Việt, đồng thời cung cấp thêm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu, phiên dịch và dạy học tiếng Hán và tiếng Việt Từ khóa: thỉnh cầu, từ chối, hành vi ngôn ngữ 0. Mở đầu Từ chối lời thỉnh cầu của người khác là chuyện thường gặp trong đời sống hàng ngày. Tuy nhiên, từ góc độ văn hóa, tâm lý d...

pdf11 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 602 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm cấu trúc và phương thức biểu đạt hành vi từ chối lời thỉnh cầu trong tiếng Hán (liên hệ với Tiếng Việt) - Nguyễn Thị Thanh Thúy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
98 ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC VÀ PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT HÀNH VI TỪ CHỐI LỜI THỈNH CẦU TRONG TIẾNG HÁN (LIÊN HỆ VỚI TIẾNG VIỆT) Nguyễn Thị Thanh Thúy1 Tóm tắt: Xuất hiện với tư cách là một hiện tượng ngôn ngữ có tần suất sử dụng khá cao trong giao tiếp hàng ngày, lời từ chối trong tiếng Hán có đặc điểm, phương thức biểu đạt và mang nội hàm văn hóa sâu xa bên trong nó. Do đặc điểm về lịch sử, giao lưu ngôn ngữ và văn hóa, lời từ chối thỉnh cầu trong tiếng Hán và tiếng Việt có những điểm tương đồng và khác biệt về đặc trưng kết cấu, ngữ nghĩa, ngữ dụng Nghiên cứu lời từ chối thỉnh cầu trong hai ngôn ngữ có thể giúp chúng ta có hiểu biết sâu hơn về ngôn ngữ và văn hóa Trung - Việt, đồng thời cung cấp thêm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu, phiên dịch và dạy học tiếng Hán và tiếng Việt Từ khóa: thỉnh cầu, từ chối, hành vi ngôn ngữ 0. Mở đầu Từ chối lời thỉnh cầu của người khác là chuyện thường gặp trong đời sống hàng ngày. Tuy nhiên, từ góc độ văn hóa, tâm lý dân tộc và phép lịch sự trong giao tiếp, với lời đề nghị, thỉnh cầu của người khác, chúng ta muốn từ chối nhưng cần biết cách tránh cho người thỉnh cầu không phật lòng, và bản thân chúng ta cũng tránh khỏi áy náy. Việc tìm ra một phương án từ chối hiệu quả là không hề đơn giản. Lịch sự là một nhu cầu thiết yếu trong xã hội văn minh, và cũng là một thực tế khách quan trong giao tiếp ngôn ngữ. Vì vậy, người từ chối phải hết sức tế nhị, phải “lựa chọn” từ ngữ cho hợp lý để được coi là người có văn hóa, là người lịch sự. Chúng ta có thể quan sát được cách từ chối lời thỉnh cầu qua ví dụ sau: (1) A: 妈,我想您给我买一台电脑,这样写论文方便得很。 B: 哦,我知道你正在要用,等咱们有钱再买吧。(网络语料) (A: Mẹ ơi, con muốn mẹ mua cho con một cái máy tính, thế thì viết luận văn mới thuận tiện được ạ. B: Ừ, mẹ biết con đang cần, đợi mẹ có tiền mẹ sẽ mua cho con nhé! ) 1. Khái niệm về hành vi từ chối Theo “现代汉语词典 /Từ điển tiếng Hán hiện đại” (nhà xuất bản Thương vụ ấn thư xuất bản lần thứ 5) thì “拒绝/ từ chối” là không đồng ý tiếp nhận vật được cho hoặc việc được khẩn cầu. Như vậy có thể thấy hành vi từ chối lời thỉnh cầu là “nói với người thỉnh cầu là không đồng ý làm điều gì được yêu cầu” [1]. Trong tiếng Việt “từ chối” là một từ ghép, từ loại của nó là động từ, do hai từ tố gần nghĩa cấu thành là “từ” và “chối”. Hai từ tố này đều là các ngữ tố tự do, vì vậy có thể độc lập biểu thị ý nghĩa của nó [2]. 1 ThS, Phòng QLKH & HTQT, trường Đại học Quảng Nam ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC VÀ PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT 99 Lời từ chối còn thể hiện ở 3 đặc điểm sau: Lời từ chối có liên quan đến quan niệm “thể diện” của dân tộc, tính ngữ cảnh và tính chiến lược. Ngoài ra, nhân tố ảnh hưởng đến lời từ chối gốm yếu tố lịch sự, yếu tố văn hóa xã hội và yếu tố giới tính, yếu tố vai giao tiếp trong xã hội. Giống như các hành vi ngôn ngữ khác trong giao tiếp, hành vi từ chối lời thỉnh cầu có thể sử dụng một cách trực tiếp hay gián tiếp tùy theo mục đích hay hoàn cảnh giao tiếp. Thay vì nói một cách thẳng thừng, trực tiếp là “Không” hoặc “Tôi không muốn”, “Tôi không thể” dễ làm tổn thương đến lòng tự trọng hoặc thể diện của người đề nghị, người được đề nghị có thể dẫn dắt câu chuyện sang một hướng khác để từ chối khéo léo lời thỉnh cầu một cách lịch sự. Ví dụ: (2) A: 我求你了,你再考虑考虑,发发善心吧! B: 不是我不愿意帮助你.(《我的青春谁做主》电影剧本) (A: Tôi xin anh, anh hãy suy nghĩ lại mà thương tình cho! B: Không phải là tôi không muốn giúp anh, nhưng) (3) (Tốt nghiệp Đại học, được phân công vào làm việc tại một nhà máy Đà Nẵng. Tôi nói với ông): A: “Cha giúp con về thị xã nhé” B: “Cách mạng phân công con như rứa, cứ yên tâm làm việc”. (Cao Kim “Chân dung một người lính” Tạp chí Đất Quảng số 133 (255) 4/ 2015: 23) Những lời từ chối như vậy là cách khước từ lời thỉnh cầu của người nào đó một cách gián tiếp, lịch sự và tránh được việc phải làm điều gì đó mà người được thỉnh cầu không thích hoặc không muốn làm. 2. Đặc điểm lời từ chối thỉnh cầu trong tiếng Hán 2.1. Về mặt từ vựng 2.1.1. Dùng từ ngữ khí Để có thể biểu thị ý đồ từ chối, người nói rất thường dùng từ ngữ khí như:哦/ồ, 啊/a, 唉/ai, 咳/hai, 唉呀/ai ya Đặc biệt trong tình huống bất khả kháng, tỉ lệ sử dụng phương thức này tương đối cao. Ví dụ: (4) A: 不知道她的病好了没有?你代我去医院看看她。 B: 哦,这(《双善之存》电视剧本) (A: Không biết là bệnh của nó đã khỏi chưa? Con đưa mẹ đi bệnh viện xem nó thế nào? B: Ồ, điều này) Những từ ngữ khí kiểu như vậy làm cho người nghe cảm nhận được trong sự ngập ngừng của người nói đã hàm ý từ chối, vì vậy người nghe đã có sự chuẩn bị tâm lý để tiếp nhận nó. Bởi vì người nói biết rất rõ người yêu cầu đang chờ đợi một câu trả lời, thế nhưng anh ta lại nói ra những lời mà người thỉnh cầu không hề mong muốn. Vì vậy, sự NGUYỄN THỊ THANH THÚY 100 ngập ngừng của người nói ở đây khiến người nghe tiếp nhận lời từ chối mà không cảm thấy quá hụt hẫng hay không vui vẻ. 2.1.2. Dùng phó từ chỉ mức độ Thông thường do các phó từ 真的/thật là, 的确/đích thị, 确实/thật sự, 很/rất, 非常/vô cùng đảm nhiệm Ví dụ: (5) A: 我希望你给我个答复! B: 我很理解你问这些的原因,不过很抱歉。(《我青春谁做主》电影剧本) (A: Tôi hy vọng ông cho tôi câu trả lời! B: Tôi rất hiểu lý do của những lời ông nói như vậy, nhưng rất xin lỗi ông.) Những từ ngữ như “我想/tôi nghĩ rằng”, “我认为/tôi cho rằng”, “我觉得/tôi cảm thấy”, “可能/có khả năng là”, “恐怕/e là”, “好像/dường như”, “听说/nghe nói”, “不一定/không chắc là” cũng thường xuyên được sử dụng. Ví dụ: (6) 听说后面改了公寓,租给我一间屋子,好不好? 在我这儿恐怕(老舍《茶馆》) ( Nghe nói phía sau đang xây chung cư, thuê cho tôi một căn hộ có được không? Ở đây e là) Trong ví dụ trên, người nói muốn người nghe thuê một căn hộ, vì người nghe tạm thời chưa nghĩ ra nên nói rằng: “在我这儿恐怕/Ở đây e rằng” để ngầm ý từ chối lời thỉnh cầu của người nói. 2.1.3. Dùng từ ngữ xưng hô Từ ngữ xưng hô là phương thức biểu đạt lịch sự trong văn hóa giao tiếp của người Trung Quốc. Văn hóa giao tiếp của người Trung Quốc là văn hóa phản chiếu tương quan giữa hai phía, nói mình yếu tức là đề cao người khác mạnh, ngược lại nâng cao vị thế của mình, tức là hạ thấp vai trò của người khác. Vì vậy, để thể hiện sự tôn trọng đối với người khác, người Trung Quốc cho rằng hạ thấp địa vị của mình và nâng tầm vị thế của người khác, khi từ chối sẽ có tác dụng rất lớn trong việc giữ hòa khí trong quan hệ và giữ thể diện của đối phương. Phương thức biểu thị sự tôn trọng người khác trong tiếng Hán rất nhiều. Về cơ bản từ xưng hô có hai phương thức biểu đạt: tôn xưng và khiêm xưng. (1) Tôn xưng: Khi từ chối người có địa vị xã hội cao hoặc chức vụ cao hơn, để biểu thị sự kính trọng người khác, người Trung Quốc thường dùng từ tôn xưng “Ngài (Họ+ Chức vụ / Chức danh)”. Ví dụ: (7) A: 我希望你给我个答复。 B: 您问这些原因,我很理解,不过很抱歉。(《我的青春谁做主》电影剧本) (A: Tôi hi vọng ông cho tôi câu trả lời! B: Ngài hỏi những nguyên nhân như vậy, tôi rất hiểu, nhưng rất xin lỗi) ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC VÀ PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT 101 (2) Xưng hô thân mật: Khi từ chối người trẻ tuổi hơn, người Trung quốc thường dùng từ “小/tiểu” thêm vào với họ của đối phương “Tiểu + Họ”. Với cách dùng này sẽ khiến cho cách xưng hô và quan hệ giữa người nói và người nghe thêm phần thân mật hơn. Ví dụ: (8)实在不好意思啊,小王,我也很想给你增加点薪水,可是你看公司现在资 金实在紧张,在缓一阵子吧。(网络语料) (Thực sự không phải với cậu! Tiểu vương, tôi cũng muốn tăng lương cho cậu nhưng cậu thấy đấy, công ty đang trong tình thế vô cùng khó khăn, để hoãn lại một thời gian nhé) (3) Xưng hô thân tộc: Là cách xưng hô được hình thành dựa trên quan hệ huyết thống hoặc quan hệ hôn nhân giữa người nói và người nghe. Giống như người Việt Nam, người Trung Quốc rất coi trọng quan hệ thân tộc, coi trọng tình cảm giữa người và người. Vì vậy lối xưng hô phỏng theo quan hệ thân tộc trong tiếng Hán vô cùng phong phú, bên cạnh đó tần suất sử dụng cũng khá cao. Ví dụ (9) 表弟,不好意思啊呀! 我就要期末考试了,恐怕不行呀,下次吧!(网络语料) (Em trai à, thật không phải với em! Chị sắp thi cuối kỳ rồi, e là không được em à, để lần sau nhé) 2.2. Về mặt cú pháp 2.2.1. Câu trần thuật (1) Biểu đạt bằng cấu trúc khẳng định Cấu trúc “不是+ NP / Không phải là +NP”: để nhấn mạnh thái độ khẳng định của người nói đối với tình huống thực tế, khiến cho người nghe nhận ra được hàm ý từ chối bên trong câu chữ. Ví dụ: (10) A: 我求你了。钱要是不够,我再给你凑去。 B: 我不是跟你说清楚了吗?这不是钱的问题。《我的青春谁做主》电影剧本) (A: Tôi van anh. Nếu không đủ tiền, tôi sẽ đưa thêm. B: Không phải tôi đã nói rõ với anh rồi hay sao? Đây không phải vấn đề về tiền) Hình thức phủ định lặp lại: thường dùng “不是不/không phải là không”, “没有不/chưa phải không”, “非不/không không” Ví dụ: (11) 的确不是不愿帮助、是没办法 (网络语料) ( Thực sự không phải là không muốn giúp, chỉ là không có cách nào) 2.2.2. Câu nghi vấn (1) Biểu thị thái độ phản bác của người từ chối: Một số đại từ nghi vấn vẫn thường dùng là: “怎么/thế nào”, 为什么/vì sao”, “谁/ai”, “哪/ở đâu” có tác dụng làm cho hàm ý từ chối của người nói càng thêm dứt khoát, mạnh mẽ. NGUYỄN THỊ THANH THÚY 102 (2) Biểu thị thái độ trưng cầu của người từ chối: +陈述+好吗、行吗、好不好、行不行/Câu trần thuật+được chứ, tốt chứ, được không, tốt không? +陈述句+你看好吗、你看行吗、你看怎么样/Câu trần thuật + anh (chị) thấy thế nào?/Anh xem có được không/Anh thấy như thế nào? .Ví dụ: (12) A: () 你愿不愿和我订婚? B: () 等我考虑一下定个时期答复你好不好?(赵树理《有翼革命》) (A: Em có bằng lòng lấy anh không? B: Anh cho em thời gian suy nghĩ em sẽ trả lời anh được không?) 2.2.3. Câu tỉnh lược: Dùng để tỉnh lược nội dung từ chối. Phương thức biểu đạt này rất có tác dụng trong việc giữ hòa khí trong quá trình giao tiếp giữa hai bên. Ví dụ: (13) A: 我的事情已经决定了。我现在只有努力预备功课。我想跟你补习英文,你肯不肯? B: 哪儿有不肯的道理!不过时间 (巴金《家》) (A: Chuyện của tôi đã quyết định rồi. Bây giờ tôi chỉ có nỗ lực học tập. Tôi muốn em giúp tôi phụ đạo Anh văn, em có chịu không? B: Có gì mà không chịu! Chỉ có điều thời gian) 2.2.4. Câu cầu khiến (1) Biểu thị mệnh lệnh - 动词+语气词/ Động từ + Từ ngữ khí . Ví dụ: (14) A: 婆婆,等我下了学您再走! B: 哎!哎!去吧,乖! (老舍《茶馆》) (A: Bà ơi, đợi cháu tan học rồi bà hãy đi nhé! B: Ừ, đi thôi cháu, ngoan nào) Trong ví dụ trên, người cháu muốn người bà đợi nó tan học rồi hãy đi, thế nhưng bà cụ bằng cách thúc giục, yêu cầu cháu đi để từ chối yêu cầu của cậu bé. Trong đoạn đối thoại trên, chúng ta có thể nhận ra nhân vật “bà” và “cháu” có quan hệ giao tiếp không bằng vai. Trong tiếng Hán, khi người già từ chối thỉnh cầu của trẻ nhỏ, có thể tỉnh lược, không gọi tên của người đó. - 不准、不许、别 + V/VP / Không được phép, đừng + Động từ . Ví dụ: (15) A: 你怎么不说你上台献花又献吻的感受呢? B: 别 再笑我了。(《双善之存》电影剧本) (A: Cậu hãy nói cảm giác khi lên sân khấu tặng hoa và tặng nụ hôn nào? B: Đừng có chọc tôi nữa) ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC VÀ PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT 103 Trong ví dụ trên, người nói trước khi từ chối thường dùng phương thức dùng mệnh lệnh để ngăn chặn yêu cầu của đối phương. Người nghe không bắt buộc phải làm theo yêu cầu của người nói, bởi vì đây cũng là một cách để người nói từ chối khéo léo yêu cầu của đối phương. - 要、得 + V/VP/ Cần, phải + thành phần khác. Ví dụ: (16) A: 今天的课文很难,你帮我翻译好吗? B: 老师要求你学习上要靠自己努力,你要自己翻译吧!(网络语料) (A: Bài hôm nay khó quá, mẹ giúp con dịch được chứ? B: Thầy giáo yêu cầu con khi học phải dựa vào năng lực của mình, con phải tự dịch đi chứ?) (2) Biểu thị khuyên nhủ: 我想、我认为 +应该 + VP/ Tôi muốn/ tôi nghĩ rằng + nên +VP (17) A: 可是我们要去那里。 B: 以你年纪,应该不能进去。(《双善之存》电影剧本) (A: Nhưng chúng cháu muốn vào bên trong. B: Với tuổi các cháu thì không nên vào) 2.2.5. Câu phức: Lời từ chối có hình thức câu phức được người nói sử dụng tương đối nhiều vì nó khiến cho ngữ khí câu nhẹ nhàng và mang tính thuyết phục cao. Trong lời từ chối gián tiếp tiếng Hán thường dùng các dạng câu phức như là câu phức biểu thị nguyên nhân - kết quả, câu phức biểu thị giả thiết, câu phức biểu thị nhượng bộ (18) A: 老师,你可以对生词解释慢一点儿吗? B: 由于课程安排的时间有限,课程内容较多,还有教材也写了生词解释了。(网络语料) (A: Thưa thầy, thầy có thể giải thích từ mới này chậm một chút được không ạ? B: Do thời gian có hạn, nội dung chương trình cũng tương đối nhiều, vả lại trong tài liệu cũng đã giải thích rồi) 3. So sánh đặc điểm lời từ chối thỉnh cầu trong tiếng Hán và tiếng Việt 3.1. Về Từ vựng 3.1.1. Điểm tương đồng: Tiếng Việt và tiếng Hán đều sử dụng từ xin lỗi để đưa đẩy, biểu thị từ chối lời thỉnh cầu. Ngoài ra, do đặc điểm hệ thống từ xưng hô trong tiếng Việt và tiếng Hán tương đối phong phú, vì vậy lúc từ chối đều vận dụng với tần suất tương đối cao để biểu thị sự tôn kính đối với người khác. Đặc biệt, cả tiếng Việt và tiếng Hán đều sử dụng những từ nhấn mạnh nhằm tăng ý đồ từ chối như: 真的、的确、确实 (tiếng Hán); thật ra, quả thật, rất chi là, quả là, hẳn là (tiếng Việt). Ví dụ: (19a) 我把那张照片揣进上衣兜里、她过来夺、“真的不行、这张我就一张”(网络语料) ( Tôi nhét tấm hình vào trong túi, cô ta giật lấy, “ không được, tôi chỉ có một tấm hình này thôi”) (19b) A: Sao lại có người điên đến thế? Về giữa lúc chiều đẹp mà phố thì vui lúc này! NGUYỄN THỊ THANH THÚY 104 B: Không đùa nữa. Thật ra, tôi có việc phải về thế thôi. (Nam Cao “Đời thừa”) Trong tiếng Hán và tiếng Việt có một số lượng lớn các thành ngữ, tục ngữ, trong những trường hợp từ chối để biểu thị sự uyển chuyển, hàm súc về ngữ khí, người ta rất thường dùng thành ngữ để từ chối đối phương. Ví dụ: (20a) A: 这件事你帮我,好吗? B: 唉(唉呀),真是心有余而力不足啊!(网络语料 ) ( A: Cậu giúp tớ việc này được chứ? B: Haiz, thật là lực bất tòng tâm) (20b) A: Lá em rửa rồi. Còn đậu xanh, anh Luận bảo chờ anh ấy đi công tác ở Hải Dương mang về. B: Rõ đau đẻ còn chờ sáng trăng! Thôi tôi mua đây rồi. (Ma Văn Kháng “Mùa lá rụng trong vườn”) 3.1.2. Điểm khác biệt Trong tiếng Hán thường sử dụng các từ “对不起/xin lỗi”, “真对不起/thật xin lỗi”, “不好意思/thật không phải”, “很抱歉/rất xin lỗi” để biểu thị ý xin lỗi. Trong khi đó, tần suất sử dụng từ xin lỗi trong tiếng Việt không cao bằng tiếng Hán. Người Việt Nam ngoài các trường hợp tương đối trịnh trọng và chính thức, rất ít nói từ “cảm ơn” và “xin lỗi” mà thường dùng “mong anh (chị) thông cảm” Ngoài ra, lúc từ chối người có địa vị cao, người Trung Quốc thường dùng: Ngài/ Họ + Chức vụ/ chức danh (您/姓 + 职务/职称). Người Việt Nam thường dùng: Thưa, báo cáo + Chức vụ/ chức danh. Ví dụ: (21a) A: 你检举的那几条都很重要,但不够具体,你可不可以写一份详细的材料给我? B: 黄队长,具体情形我不大清楚,实在对不起啊。(周而复《上海的早晨》) ( A: Những vấn đề cậu nêu ra rất quan trọng, nhưng chưa cụ thể, cậu có thể viết ra chi tiết hộ tôi được chứ? B: Thưa đội trưởng Hoàng, tình hình cụ thể tôi không được rõ lắm, thật tình xin lỗi) (21b) Thưa thầy, hay là thầy để con suy nghĩ ít lâu nữa! (Văn nghệ quân đội, số 431) Lúc từ chối, người Việt Nam cũng sử dụng từ ngữ khí để nhấn mạnh nhưng tần suất sử dụng không phổ biến bằng người Trung Quốc. Từ ngữ khí trong tiếng Hán thường sử dụng ở đầu câu có tác dụng dẫn dắt ý đồ từ chối, từ ngữ khí trong tiếng Việt lại xuất hiện cuối câu như “à, ơi, ạ, chứ, nhỉ”. Ví dụ: (22a) A: 要是您这样的嗓子,能让您唱去吗? B : 哎呀!我这嗓音不太好 !(网络语料 ) ( A: Nếu ông có giọng như vậy, mời anh hát bài nhé? B: Ai ya, giọng tôi không tốt lắm) (22b) A: Hay nhờ ông vay hộ vậy! B: Khó lắm, ông ạ. (Nguyễn Công Hoan “Gánh khoai lang”) ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC VÀ PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT 105 3.2. Về cú pháp 3.2.1. Điểm tương đồng Tiếng Việt và tiếng Hán đều sử dụng hình thức câu trần thuật, câu nghi vấn và câu cầu khiến để biểu thị ý đồ từ chối. Đặc biệt, cũng giống tiếng Hán, Tiếng Việt cũng sử dụng hình thức lặp lại để biểu thị ý đồ từ chối. Ví dụ: (23a) A: 我想借着你的自行车用一下儿,方便吗? B: 这个这个那辆自行车我让别人借走了。(网络语料) (A: Cho tớ mượn xe đạp một lát nhé! B: Điều nàyđiều này ..Chiếc xe đó tớ đã cho người khác mượn rồi) (23b) A: Cháu hãy để cho người khác làm tiếp. B: Điều này... điều này... (Trương Thành Công “Hang tối”) Trong tiếng Việt cũng có hình thức biểu đạt “không phải là + danh từ” trong đó từ phủ định “không” dùng để tu sức cho danh từ phía sau, điều này không dùng để phủ định nội dung của người nói mà mục đích nhấn mạnh ý từ chối của người nói là “Tôi không muốn...” Ví dụ: (24a) 没做。我们不会做古怪的后庭鸳鸯之事,因为我不是深谙此。。(网络语料) ( Không làm. Chúng tôi không biết làm những việc kỳ quái như vậy, vì tôi không phải là) (24b) “Chí Phèo đấy hở? Lè bè vừa thôi chứ, tôi không phải là cái kho”. (Nam Cao “Chí Phèo”) Tiếng Việt cũng dùng câu nghi vấn để biểu đạt từ chối gián tiếp. Phương thức biểu đạt câu nghi vấn trong tiếng Việt và tiếng Hán và mục đích sử dụng của nó cũng tương đồng, đều chỉ ra hành vi thỉnh cầu của đối phương là không hợp lý. Ví dụ: (25a) A: 同学们,安静点,秩序,我们要保持秩序!一个代表大声地叫。 B: 管他什么秩序!先冲进去再说! (巴金《家》) ( A: Các đồng chí, im lặng, trật tự một chút, chúng ta phải giữ trật tự! Một vị nói lớn. B: Gì mà trật tự! Hãy xông vào bên trong trước rồi nói sau) (25b) A: Cầm lấy mà cút đi cho rảnh. Rồi làm mà ăn chứ cứ báo mãi người ta thế à? B: Tao không đến đây xin năm hào. (Nam Cao “Chí Phèo”) Tiếng Việt và tiếng Hán đều sử dụng đại từ nghi vấn để biểu thị hàm nghĩa từ chối như: “哪/nào”, “哪儿/đâu”, “哪里/nào có”, “怎样/thế nào”, “怎么/làm sao”, “thế sao”, “gì” Khi từ chối đối phương, người Việt còn thường dùng “được không”, “được không ạ”, “được không chứ” biểu thị sự tôn trọng. Ví dụ: (26a) 在天子灵柩旁细细想,该想的是太多了,我怎么能。 (网络语料 ) (Bên linh cữu hãy từ từ suy ngẫm, những việc nên làm rất nhiều, tôi làm sao có thể.) NGUYỄN THỊ THANH THÚY 106 (26b) A: (.) Đi đi, để thế này trái tai trái mắt lắm. B: Mày bảo tao đi đâu? (Lê Minh Khuê “Xóm sân gôn”) 3.2.1. Điểm khác biệt Trong tiếng Việt, số lượng từ biểu thị sự thương lượng nhiều hơn trong tiếng Hán, ví dụ: nhé, được không, được không ạ, được không chứ... Trong tiếng Hán chỉ có những từ như: 好吗/được không, 行吗/được chứ, 好不好/được hay không So với tiếng Hán, số lượng hư từ trong tiếng Việt rất phong phú, như: “hãy, cứ, để, phải” Ngoài ra còn có một vài hư từ biểu thị trạng thái như: “nhé, đấy, đi, đã”... Người từ chối dựa vào tình huống cụ thể mà có thể kết hợp với nhau để sử dụng như: “cứđi”, “đểđã”, “ hãyđã” Ví dụ: (27) A: Cháu muốn xin chú cho cháu cùng về Hà Nội. B: Để xem thế nào đã, mình cũng về sớm mấy ngày chơi với mấy ông bạn (Lê Minh Hoàn “Tang lễ cần cho người sống”) 3.3. Về Phương thức thể hiện lời từ chối thỉnh cầu trong tiếng Hán và tiếng Việt 3.3.1. Từ chối người thân, bạn bè Người Trung Quốc rất xem trọng quan hệ huyết thống. Quan hệ huyết thống bao gồm những người trong gia đình và những người thân. Vì tình cảm giữa những người thân trong gia đình rất gần gũi và thân mật nên khi từ chối không cần phải dùng những lời khách khí, nhưng phải thể hiện sự chân thành. Trong đó, thứ bậc được phân rất rõ ràng bao gồm: người lớn tuổi và người trẻ tuổi. ( 1) Lời từ chối của người lớn tuổi đối với người trẻ tuổi Người Trung Quốc khi từ chối người trẻ tuổi hơn so với mình thông thường hay sử dụng cách nói phê bình hoặc dặn dò vài câu để thể hiện sự quan tâm đối với bọn trẻ. Người Việt Nam cũng vậy, khi từ chối lời thỉnh cẩu của người trẻ tuổi, mọi người thường hay dùng những lời nói nhẹ nhàng, đơn giản để người trẻ tuổi dễ dàng tiếp nhận. Ví dụ: (28a) A: 妈,答应我罢。你平日总是很相信我的。你从来没有不答应我什么事情! B:就是因为这个缘故,我才受了不少的闲气。然而我并不怕人说闲话。我很相信你。不 过这件事情太大,你婆婆第一个就会反对,还有亲戚们也会讲闲话(巴金《家) ( A: Mẹ ơi, đáp ứng con nhé!. Thường ngày mẹ nói rất tin tưởng con. Từ trước đến nay mẹ chưa từng không đáp ứng con việc gì mà! B: Chính vì điều này mà mẹ mới chịu không ít lời đồn đại. Nhưng mẹ không sợ dư luận. Mẹ rất tin con, nhưng việc này là việc lớn, ngoại con sẽ là người phản đối đầu tiên, còn người trong nhà cũng sẽ lời ra tiếng vào) (28b) A: Trong gậm giường có một con mèo tam thể xinh lắm. Con thử gọi xem nó có ra không? B: Tại sao lại phải thế hả mẹ? A: Rồi mẹ sẽ nói cho con hiểu sau, bây giờ con cứ gọi nó ra đi đã. (Phạm Thị Thu Hương “Mùi chuột” - Văn nghệ quân đội/số 6/ 2000) ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC VÀ PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT 107 Trong tiếng Hán thường dùng câu cầu khiến biểu thị mệnh lệnh, đồng thời tỉnh lược đại từ ngôi thứ 2. Trong tiếng Việt ngoài việc sử dụng câu cầu khiến ra, thường kết hợp sử dụng các hư từ, như: hãy, cứ, để, phải trong khi từ chối người thân, người Việt Nam cũng thường hay sử dụng xưng hô thân tộc để biểu thị sự thân mật đối với người nghe. Ví dụ: (29a) A: 当当,你跟老杨算帐吧! B: 娘娘,别那么办哪!(老舍《茶馆》) (A: Đương Đương, con tính sổ với Lão Dương nhé! B: Mẹ ơi, đừng làm thế mà) (29b) A: Anh chở em đến đây một chút. B: Anh mệt. Em đi mình đi. (Trương Thị Thương Huyền “Mảnh vỡ”) (2) Lời từ chối của người nhỏ tuổi đối với người lớn tuổi Ở Việt Nam, đối với người trẻ tuổi mà nói khi từ chối người lớn tuổi, ngoài việc sử dụng từ xưng hô thân tộc, người nói thường thêm vào những từ “ơi”,“ạ” vào sau lời từ chối để biểu thị sự tôn kính đối với bề trên. Ví dụ: (30) A: Thế thì đi rửa rau sống B: Chị Lý ạ, chị chiếu cố cho, tay em bị nẻ. (Ma Văn Kháng “Mùa lá rụng trong vườn”) 3.3.2. Lời từ chối đối với người có quan hệ bình thường (1) Quan hệ đồng lứa, đồng đẳng Người Việt Nam ta thường có câu “Bán anh em xa, mua láng giềng gần”. Chính vì vậy trong đời sống sinh hoạt hằng ngày, cũng giống như người Trung Quốc, người Việt Nam rất coi trọng việc quan hệ qua lại và thiết lập mối quan hệ gần gũi, tốt đẹp với bà con xóm giềng. Vì vậy, để tránh gây ra những xung đột trong giao tiếp, đồng thời giữ hòa khí đối với người nghe, người ta rất thường sử dụng uyển ngữ để biểu thị lịch sự. Ví dụ: (31) A: Cậu có thời gian không? Mình gặp nhau nói chuyện một lát nhé! B: Mình đang bận, có chuyện gì để sau hãy nói được không? (2) Quan hệ cấp trên, cấp dưới Nếu địa vị xã hội của người từ chối tương đối cao, người Trung Quốc thường hay dùng cấu trúc:“尊称+拒绝原因+道歉语”/(Từ tôn xưng + Lý do từ chối + Từ xin lỗi) Người Trung Quốc khi từ chối, thông thường trước khi nêu lý do và lời xin lỗi, thêm một hai câu đưa đẩy, rào đón để biểu thị lịch sự, đặc biệt là đối với người có địa vị xã hội thấp hơn của mình, khi muốn đề cao quyền lực của cá nhân, người ta thường hay dùng nguyên tắc để từ chối cấp dưới. Khác với người Trung Quốc, người Việt Nam không thường dùng lời xin lỗi mà nói “xin anh hiểu cho”, “mong anh thông cảm” để biểu thị lịch sự. Có khi để biểu thị thái độ khiêm tốn, có thể nói một vài lời lẽ khiêm nhường. Ví dụ: (32) A: Ngày mai cậu qua công ty giúp mình ít việc. B: Xin anh hiểu cho, nhà em có việc, mai em phải về quê ạ. NGUYỄN THỊ THANH THÚY 108 3. Thay cho kết luận Trên cơ sở lý thuyết về hành vi từ chối, bước đầu chúng tôi nêu ra một vài đặc điểm về lời từ chối thỉnh cầu trong tiếng Hán, từ đó phân tích và đối sánh với tiếng Việt, nêu ra một số điểm giống và khác nhau trong hai ngôn ngữ. Hy vọng nội dung bài viết có thể cung cấp thêm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu về giao tiếp ngôn ngữ dưới góc độ văn hóa và giao thoa văn hóa thuộc phạm vi hành vi từ chối. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Hán [1]《现代汉语词典》,商务印书馆,2006年,第5版. [2] 段玲琍《英语拒绝策略的可教性实证研究》,四川外语学院学报,2008年第3期。 [3] 顾曰国 《礼貌语用与文化》外语教学与研究,1992年,第 4 期。 [4] 何自然 Grice《 语用学说与关联理论》外语教学与研究,1995年,第 4 期。 Tiếng Việt [5] Viện Ngôn Ngữ học (2010), Từ điển tiếng Việt, NXB Từ điển Bách Khoa. [6] Cầm Tú Tài (2007), “Bàn về phương thức biểu đạt ý phủ định trong tiếng Hán và tiếng Việt”. Tạp chí Khoa học Ngoại ngữ, ĐHQG Hà Nội (3): 155 -166. [7] Nguyễn Phương Chi (2004), “Một số đặc điểm ngôn ngữ-văn hóa ứng xử của hành vi từ chối Tiếng Việt (có sự đối chiếu với Tiếng Anh)”, Luận án tiến sĩ ngôn ngữ. [8] Lưu Quý Khương, Trần Thị Phương Thảo (2004), “Nghiên cứu nghi thức lời từ chối một đề nghị giúp đỡ trên cơ sở lý thuyết hành vi ngôn ngữ”. Tạp chí Ngôn ngữ (2): 13 – 21 Title: STRUCTURAL CHARACTERISTICS AND EXPRESSING METHODS OF REFUSALS OF REQUEST IN CHINESE (COMPARATIVE WITH VIETNAMESE) NGUYEN THI THANH THUY Quang Nam University Abstract: Considered as a linguistic phenomenon and have high frequency of using in daily life; refusals in Chinese has characteristics, expressing methods and its profound cultural essence. Due to the characteristic of history, intercultural and language exchanges; refusals of request in Chinese and Vietnamese have differences and similarities in structural characteristics, semantics, pragmatics A study of refusals of request in two languages can help us to have profound understanding of language and culture of Chinese and Vietnamese as well as to provide more references for research works, interpreting and teaching of Chinese and Vietnamese. Keywords: request, refuse, speech act.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf13_456_5075_2134827.pdf
Tài liệu liên quan