Bút pháp huyền ảo trong tiểu thuyết mẫu thượng ngàn của Nguyễn Xuân Khánh - Trương Thị Kim Anh

Tài liệu Bút pháp huyền ảo trong tiểu thuyết mẫu thượng ngàn của Nguyễn Xuân Khánh - Trương Thị Kim Anh: JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2017-0066 Social Sci., 2017, Vol. 62, Iss. 7, pp. 84-90 This paper is available online at BÚT PHÁP HUYỀN ẢO TRONG TIỂU THUYẾT MẪU THƯỢNG NGÀN CỦA NGUYỄN XUÂN KHÁNH Trương Thị Kim Anh Khoa Sư phạm Khoa học Xã hội, Trường Đại học Đồng Nai Tóm tắt. Nội dung bài viết muốn khai thác bút pháp huyền ảo được Nguyễn Xuân Khánh sử dụng trong Mẫu Thượng Ngàn với các vấn đề mang tính tín ngưỡng dân gian như tín ngưỡng thờ vật linh, về tục trải ổ gắn liền với câu chuyện huyền thoại ông Đùng bà Đà, tín ngưỡng thờ Mẫu của người dân làng Cổ Đình. Chính những tín ngưỡng dân gian đó đã giúp cho người Việt ta phần nào vượt qua được những tác động của các luồng văn hóa ngoại lai trong dòng chảy biến thiêng của lịch sử nước nhà. Ngôi làng Cổ Đình như là một minh chứng lịch sử cho sự tồn tại những tín ngưỡng đó, đặc biệt nhất là tín ngưỡng thờ Mẫu. Từ khóa: Mẫu Thượng Ngàn, bút pháp huyền ảo, đạo Mẫu, phong tục, tín ngưỡng, lễ hội, làng, lên...

pdf7 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 316 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bút pháp huyền ảo trong tiểu thuyết mẫu thượng ngàn của Nguyễn Xuân Khánh - Trương Thị Kim Anh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2017-0066 Social Sci., 2017, Vol. 62, Iss. 7, pp. 84-90 This paper is available online at BÚT PHÁP HUYỀN ẢO TRONG TIỂU THUYẾT MẪU THƯỢNG NGÀN CỦA NGUYỄN XUÂN KHÁNH Trương Thị Kim Anh Khoa Sư phạm Khoa học Xã hội, Trường Đại học Đồng Nai Tóm tắt. Nội dung bài viết muốn khai thác bút pháp huyền ảo được Nguyễn Xuân Khánh sử dụng trong Mẫu Thượng Ngàn với các vấn đề mang tính tín ngưỡng dân gian như tín ngưỡng thờ vật linh, về tục trải ổ gắn liền với câu chuyện huyền thoại ông Đùng bà Đà, tín ngưỡng thờ Mẫu của người dân làng Cổ Đình. Chính những tín ngưỡng dân gian đó đã giúp cho người Việt ta phần nào vượt qua được những tác động của các luồng văn hóa ngoại lai trong dòng chảy biến thiêng của lịch sử nước nhà. Ngôi làng Cổ Đình như là một minh chứng lịch sử cho sự tồn tại những tín ngưỡng đó, đặc biệt nhất là tín ngưỡng thờ Mẫu. Từ khóa: Mẫu Thượng Ngàn, bút pháp huyền ảo, đạo Mẫu, phong tục, tín ngưỡng, lễ hội, làng, lên đồng, lịch sử. 1. Mở đầu Nguyễn Xuân Khánh là một hiện tượng văn học khá nổi tiếng trong những năm gần đây với bộ ba tiểu thuyết: Hồ Quý Ly (2000), Mẫu Thượng Ngàn (2005), Đội gạo lên chùa (2011). Mặc dù đã xuất hiện trên thi đàn văn học từ rất sớm khoảng những năm 50 của thế kỉ XX, nhưng đến đầu thế kỉ XXI, tác phẩm của Nguyễn Xuân Khánh mới được công chúng và giới nghiên cứu phê bình văn học đánh giá cao. Mẫu Thượng Ngàn là một trong ba cuốn tiểu thuyết trên của Nguyễn Xuân Khánh được viết theo bút pháp huyền ảo khá đậm đặc. Trên cái nền đan xen giữa hai yếu tố hiện thực và huyền ảo, một không gian văn hóa làng quê Việt Nam vào những năm đầu thế kỉ XX hiện ra với các phong tục tập quán gắn liền với những câu chuyện huyền thoại, những tín ngưỡng dân gian qua việc thờ Mẫu của người dân Việt Nam. Trong bài viết Tự sự hậu thực dân: Lịch sử và huyền thoại trong Mẫu Thượng Ngàn của Nguyễn Xuân Khánh, tác giả Đoàn Ánh Dương đã nhận định rằng: “Mẫu Thượng Ngàn là lịch sử của những điều thường nhật, một thứ dã sử dung nạp vào nó nhiều diễn giải mang mầu sắc huyền sử. Có thể nhận định, huyền thoại, huyền thoại hóa và biểu tượng là một phương diện tự sự tiêu biểu của Nguyễn Xuân Khánh trong tiểu thuyết này” [2;113]. Cũng bàn về vấn đề huyền thoại trong tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh, tác giả Nguyễn Thị Thu Hương có bài viết Yếu tố huyền thoại trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh đã nhận định: “Thả cho sức tưởng tượng bay bổng cùng huyền thoại, Mẫu Thượng Ngàn đã đưa người đọc vào thế giới văn hóa tâm linh người Việt. Một thế giới đầy bí ẩn của đạo Mẫu, lắm ràng buộc đối với con người nhưng cũng là một chỗ Ngày nhận bài: 1/2/2017. Ngày nhận đăng: 2/7/2017 Liên hệ: Trương Thị Kim Anh, e-mail: ttka83@gmail.com 84 Bút pháp huyền ảo trong tiểu thuyếtMẫu thượng ngàn của Nguyễn Xuân Khánh dựa tạo nên sức mạnh khi con người gặp khổ đau, bất trắc” [3;42]. Còn trong bài viết Quan niệm về lịch sử trong tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh tác giả Đỗ Hải Ninh thì nhận định: “Mẫu Thượng Ngàn đề cập đến vấn đề giữ gìn bản sắc dân tộc trong giao lưu và tiếp biến văn hóa, đâu là hướng đi của dân tộc trước những biến động lịch sử” [6;51]. Bài viết của chúng tôi thì lại tập trung khai thác lối viết bút pháp huyền ảo của Nguyễn Xuân Khánh trong tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn ở các phương diện mang tính chất văn hóa tín ngưỡng tâm linh như tín ngưỡng thờ cúng vật thiêng, tín ngưỡng qua câu chuyện huyền thoại ông Đùng bà Đà, đặc biệt là tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt Nam. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Bút pháp huyền ảo gắn liền với tín ngưỡng thờ cúng vật thiêng của người dân Việt Nam Với một nền văn hóa nông nghiệp lúa nước có từ lâu đời thì đối với người dân Việt Nam, ngôi làng được xem như là biểu tượng của sự gắn kết có tính cộng đồng rất cao. Trong cuốn Cơ sở văn hóa Việt Nam tác giả Trần Ngọc Thêm cho rằng: “Làng xã Việt Nam có tổ chức chặt chẽ; nó chính là môi trường sống, là tập thể cộng đồng chủ yếu của người Việt Nam. Còn làng xã ở phương Tây thì, như Mác nói, nó chỉ là một tập hợp rời rạc như cái “bao tải khoai tây” [7;105]. Ngôi làng Cổ Đình trong Mẫu Thượng Ngàn của Nguyễn Xuân Khánh cũng như bao nhiêu ngôi làng quê khác trên khắp đất nước Việt Nam, nó có một sức mạnh gắn kết tính cộng đồng cao khi mà “trong ngôi làng đó, có sự thống trị của một quan niệm chung, một niềm tin chung, một sức mạnh của thói tục, đến mức, các cá nhân được sắp đặt sao cho hợp, sao cho khớp với khuôn khổ của cộng đồng, đến mức, cuộc đời của mỗi một con người chính là một phần trải nghiệm của cộng đồng” [1]. Sức mạnh để tạo nên sự gắn kết người dân làng Cổ Đình lại với nhau chính là việc thờ cúng vật thiêng nơi ngôi làng này. Câu chuyện về việc thờ cúng vật thiêng nơi làng Cổ Đình này được Nguyễn Xuân Khánh nói đến qua việc nhân vật Điều dẫn Nhụ - một cô gái từ nơi khác đến làng Cổ Đình sinh sống đi quanh làng cho biết khắp nơi làng Cổ Đình. Điểm đến đầu tiên của Điều và Nhụ đó là cây đa đầu làng, khi đến đây Điều đọc câu ca: “Đầu làng có một cây đa/ Cuối làng cây gạo, ngã ba cây đề” [5;220]. Hình ảnh cây đa đầu làng, cây gạo cuối làng dường như nó in sâu vào tâm trí của mỗi người con đất Việt, có thể có những người không sinh ra và lớn lên nơi thôn quê nhưng họ vẫn biết được hình ảnh đó có khắp nơi trên đất nước Việt Nam. Ngôi làng Cổ Đình nhỏ bé cũng được đánh dấu bằng “một cây đa cổ thụ trứ danh, gốc to chục người ôm không xuể. Nó là niềm kiêu hãnh của Cổ Đình” [5;220]. Người dân làng Cổ Đình kiêu hãnh một phần vì “cây đa vừa hùng vĩ, vừa đẹp, người trong vùng ai cũng biết. . . Nó còn làm điểm xác định vị trí. . . rồi cây đa phải đến ba trăm năm tuổi. . . ” [5;220], nhưng phần nữa là vì tính thiêng của nó: “cây đa thiêng thành thử lũ trẻ chăn trâu chẳng đứa nào dám nghịch ngợm leo trèo” [5;220]. Một không gian tâm linh bao trùm lên ngôi làng Cổ Đình với tính linh thiêng từ cây đa “ba trăm năm tuổi” này. Sự linh thiêng của cây đa được minh chứng bằng việc người dân làng Cổ Đình luôn kính cẩn thờ phụng dưới gốc đa với một tấm bài vị bằng đá khắc trên đó bốn chữ “Đại thụ linh thần” [5;221]. Câu chuyện về sự linh thiêng nơi cây đa cũng trở nên huyền ảo và ma mị với việc người dân làng “có người nói đã trông thấy một đôi rắn trắng, mào đỏ, to hơn cổ tay, dài như đòn gánh. Dân làng thì thầm: “Đó là đôi ngựa để ngài cưỡi đi tuần quanh làng xóm” [5;221], rồi anh Điều còn bảo với Nhụ vào những “đêm khuya thanh vắng, gió thổi vào lùm cây, lá đa reo lên như hú. Lá vàng rụng lả tả. Chính lúc ấy là lúc các cô ngự về làng chơi” [5;222]. Các cô ngự này chính là “những người đàn bà đẹp chết trẻ, hoặc chết oan khuất. . . Các cô thường đánh võng trên cây đa, đưa tít bổng lên trời. Có đêm 85 Trương Thị Kim Anh thanh vắng, trong làng cũng nghe thấy tiếng kẽo kẹt, và cả tiếng ru con véo von thánh thót. Lúc ấy chó cũng không dám sủa, còn người thì dựng tóc gáy” [5;222]. Chính sự linh thiêng này mà đôi khi nó làm người ta sợ khi đi qua gốc đa, anh Điều bảo có lần “đi qua gốc đa, anh nín thở, cắm đầu cắm cổ chạy cho mau”, nhưng đằng sau nỗi sợ đó lại là một niềm tin, chính vì tin nên người dân làng Cổ Đình mới tín ngưỡng thờ cúng nơi gốc đa. Đây là một phần không thể thiếu trong đời sống tâm linh của người dân Việt nói chung, ngôi làng Cổ Đình nói riêng. Ngoài việc thờ cây thiêng, người dân làng Cổ Đình còn thờ vật thiêng đó là ông Thần Cẩu tức là con chó đá thờ. Theo quan niệm của người Việt Nam thờ chó đá với mục đích canh cửa để trừ tà khí hoặc giữ của cho gia chủ. Vì thế việc thờ chó đá khá phổ biến ở khắp các làng quê Bắc bộ. Trong Chuyện cũ Hà Nội, nhà văn Tô Hoài đã ghi lại kí ức về việc thờ thần chó đá như sau: “Cho đá canh cổng trông quen mắt như cái bình vôi treo ở đám rễ si, rễ đa. . . Con chó đá là thần canh cửa nơi miếu mạo và cổng ngõ các nhà có của. . . Nhà có, nhà nghèo đều khói hương những ngày tết nhất mời ông Khuyển về “thượng hưởng”, nhưng chó nhà khó thì chỉ ngửi hơi nước lã, chó nhà có máu mặt mới được cúng rượu thịt thật” [4;76]. Đúng như phong tục của người Việt Nam thì làng Cổ Đình cũng thờ chó đá ngay đầu làng dưới gốc đa: “Ông Thần Cẩu cao ngang thắt lưng người, đặt bên cạnh bàn thờ gốc đa” [5;223]. Người dân làng Cổ Đình thờ Thần Cẩu cũng với mục đích để giúp dân làng trừ tà, giữ của, giữ sự bình yên cho ngôi làng vì “năm xưa làng động, thầy hộ Hiếu bảo lí do còn vì cái nghĩa địa nằm ở chân quả đồi ở phía trước đầu làng. Nghĩa địa nhòm vào làng là độc lắm” [5;223]. Chính vì vậy mà người dân làng Cổ Đình đã “tạc một con chó đá có lỗ thủng ở bụng, vẽ một đạo bùa yểm nhét vào đó” [5;224], khi tạc tượng cho đá xong họ cho “xây bệ đặt chó đá nhìn thẳng vào nghĩa địa chân đồi” [5;224]. Người dân làng Cổ Đình tin rằng ông Thần Cẩu sẽ giúp sẽ làng trừ khử được cái “tà khí” từ những ngôi mộ trên quả đồi trước cổng làng. Điều li kì hơn nữa là có gia đình lão nhà giàu Cửu Nhậm “biết rằng nghĩa địa, nghĩa là nghĩa mộ nhà mình bị trấn yểm” [5;225] nên vào một đêm trời tối nhà Cửu Nhậm đã “ra gốc đa đào con chó đá, lén vứt xuống hồ Huyền” [5;225]. Nhưng sau khi vứt ông Thần Cẩu xuống hồ Huyền, con trai nhà Cửu Nhậm đã “bị cảm tả suýt chết” vì tội “ăn cắp vật linh của thánh thần”. Sau đó thì người dân làng Cổ Đình thấy “con cháu ông Vũ Xuân Nhậm đem thuyền ra giữa hồ Huyền, lặn hụp suốt một buổi mới tìm thấy con chó đá đem trả về gốc đa chỗ cũ” [5;225]. Đúng là như lời ông hộ Hiếu – một “ông thầy phù thủy huyền thoại của Cổ Đình” [5;226] nói với dân làng Cổ Đình khi ông Thần Cẩu bị đánh cắp rằng: “khắc đi thì khắc sẽ về”. Từ câu chuyện này dân làng Cổ Đình càng thấy được sự linh thiêng của ông Thần Cẩu, từ đó người dân làng ngoài việc thờ cúng cây đa còn thờ cúng ông Thần Cẩu canh giữ làng nơi gốc đa. 2.2. Bút pháp huyền ảo gắn liền với câu chuyện huyền thoại ông Đùng bà Đà Trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt Nam thì Lễ hội là một phần không thể thiếu. Các lễ hội của người Việt Nam thường diễn ra vào mùa xuân hoặc mùa thu vì theo tác giả Trần Ngọc Thêm: “Vào mùa xuân và mùa thu, khi công việc đồng áng rảnh rỗi nhất, lễ hội diễn ra liên tiếp hết chỗ này đến chỗ khác, mỗi vùng có lễ hội riêng của mình” [7;153]. Cũng theo tác giả thì “phần lễ mang ý nghĩa tạ ơn và cầu xin thần linh bảo trợ cho cuộc sống mình” còn “phần hội gồm các trò vui chơi giải trí hết sức phong phú” [7;153]. Vào mùa xuân ngôi làng Cổ Đình có một lễ hội mang tín ngưỡng phồn thực rất được người dân làng háo hức đợi chờ đó là “Hội Kẻ Đình”. Hội Kẻ Đình bắt đầu từ ngày mười một tháng ba nhưng giữa tháng hai cả làng đã nhộn nhịp rồi. Nhộn nhịp vì ai nấy cũng lo tấp nập chuẩn bị, người lớn thì mỗi người một việc còn trẻ con trong làng thì lại rất háo hức với việc đi xem đám thanh niên trong làng tập khiêng hai nhân vật nổi tiếng được nhắc đến trong lễ hội này đó là ông Đùng và bà Đà, đây là hai nhân vật được xem như linh hồn của Hội Kẻ Đình. Câu chuyện huyền thoại về hai nhân vật này bắt nguồn từ việc “xưa kia, đã 86 Bút pháp huyền ảo trong tiểu thuyếtMẫu thượng ngàn của Nguyễn Xuân Khánh lâu lắm rồi, có hai vợ chồng già sinh được hai người con một trai, một gái. Đặt tên cho người anh là Đùng, cô em gái là Đà. Đặc biệt hai anh em Đùng, Đà rất chóng lớn. Họ ăn rất khỏe. Ăn gấp đôi, gấp ba người thường” [5;652]. Chính vì sự khác thường này mà người cha rất lo cho tương lai của các con nên trước khi chết ông có dặn rằng: “Sau này, lỡ có chuyện gì xảy ra, thì hãy dắt nhau đi thật xa khỏi làng. Phải vào tít trong rừng sâu mà ở” [5;652]. Điều ông dự đoán không sai khi cha mẹ chết chỉ còn lại hai anh em Đùng và Đà sống với nhau tại ngôi làng Cổ Đình nhưng vì họ cao lớn khác người nên trai gái trong làng rất để ý đến họ và điều kì lạ là trai gái trong làng “khi gặp Đùng, Đà xong, đều như kẻ mất hồn, kẻ ở trên mây” [5;654]. Cũng bắt đầu từ đây người dân trong làng mới tính chuyện dựng vợ gả chồng cho hai anh em Đùng và Đà. Vị già làng đưa ra một quy định là hai em Đùng và Đà đến dưới chân núi Mẫu quay lưng lại nhau rồi sau đó họ theo đường vòng chân núi Mẫu mà đi, nếu như anh Đùng gặp người đàn bà nào đầu tiên thì sẽ lấy cô ấy làm vợ, còn cô Đà cũng gặp người đàn ông nào đầu tiên sẽ lấy người đó làm chồng. Trai gái trong làng cũng ra núi Mẫu nhưng chẳng ai gặp được anh em Đùng và Đà, chính vì thế chỉ có họ gặp nhau là đầu tiên nên họ phải lấy nhau. Điều này trái với lẽ tự nhiên của người đời nhưng không thể làm trái lời nguyền nên các già làng đành cho họ lấy nhau và đuổi họ đi ra bìa rừng không cho ở trong làng nữa. Nhưng bỗng nhiên vào một đêm bất ngờ cả làng đốt đuốc kéo nhau đến chân núi Đùng giết chết hai vợ chồng họ vì cho rằng những cơn động đất vào lúc nửa đêm phát ra từ núi Đùng là lúc “ông Đùng, bà Đà ân ái với nhau làm cho núi cũng phải rung chuyển, và rừng cũng phải rên lên khoan khoái” [5;657]. Các cụ già làng không muốn tình trạng này kéo dài nên đã tìm cách đuổi họ đi xa bằng việc phóng hỏa núi Đùng. Trong cơn hỏa hoạn người ta thấy ông Đùng kêu thảm thiết và thét lên rằng “Các người ác lắm” [5;657], còn bà Đà thì cõng chồng mình chạy trốn vào rừng sâu. Từ đó dân trong làng không ai biết gì về họ nữa, có thể họ đã chết trong rừng sâu. Từ câu chuyện huyền thoại này mà mới có Hội Kẻ Đình ngày hôm nay ở làng Cổ Đình. Dân trong làng, đặc biệt là những đôi trai gái đang yêu nhau hoặc mới cưới rất háo hức đợi đến ngày cuối cùng của lễ hội. Vì trong lễ hội này có một tục lệ rất lạ diễn ra vào ngày cuối cùng rước ông Đùng bà Đà, đó là “tục trải ổ”. Tức là “tục lệ cho phép trai gái yêu nhau, dù chưa cưới xin, được phép tạo một chiếc giường tình, được phép tạo một chiếc ổ thơm tho, êm ái cho cuộc yêu đương của mình, trong một hang đá hoặc dưới một vòm cây nào đó trong rừng, cạnh núi Đùng” [5;725]. Người ta còn cho rằng “cô gái nào có mang lúc trải ổ trong thời kì ấy, được coi rất may mắn. Cô ta sẽ sinh quý tử” [5;725]. Thông qua tục “trải ổ” này mới thấy lễ hội gắn với hình ảnh ông Đùng bà Đà đậm màu sắc tín ngưỡng phồn thực. Nhân vật ông Đùng bà Đà dù rằng đã chết nhưng sự ra đi của họ để lại một nỗi tiếc thương trong lòng mọi người: “Từ đó không ai muốn nhắc tới chuyện ông Đùng, bà Đà nữa. Người ta ân hận chăng? Hối hận chăng? Họ sống thì chẳng ai muốn nhìn. Khi họ chết, lại được xây hai bệ thờ. Trồng cả năm cây thị xum xuê làm lọng che nơi thờ tự. Có lẽ người ta ăn năn, muốn xoa dịu nỗi căm tức của hai cô hồn” [5;658]. Chính vì sự hối hận này mà trong hiện tại việc “giao hoan” của các đôi trai gái được dân làng hưởng ứng một cách hân hoan và háo hức, nó giống như một phần không thể thiếu trong đời sống tín ngưỡng của con người. Với một ước mong vạn vật luôn được sinh sôi nảy nở, loài người luôn có được người kế tục dòng giống. Chính vì vậy mà câu chuyện về ông Đùng bà Đà ngày càng có sức ám gợi đối với dân làng Cổ Đình. Không chỉ các đôi trai gái trẻ mà ngay cả những bà “sồn sồn nạ dòng” cũng háo hức khi trả lời rằng: “Lòng vả cũng như lòng sung. Trẻ có cái vui của trẻ. Già có cái vui của già” [5;724]. Có lẽ niềm vui của họ bây giờ là nhớ lại những kỉ niệm “trải ổ” ngày xưa đã qua. Như vậy từng thế hệ nối tiếp thế hệ trải qua tục “trải ổ” này. Từ đây mới thấy được chất linh thiêng từ câu chuyện huyền thoại về ông Đùng bà Đà trong Mẫu Thượng Ngàn của Nguyễn Xuân Khánh. 87 Trương Thị Kim Anh 2.3. Bút pháp huyền ảo gắn liền với tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt Nam Tín ngưỡng thờ Mẫu là một hình thức tín ngưỡng dân gian mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam, là một hiện tượng văn hóa tâm linh độc đáo trong hệ thống tín ngưỡng dân gian đa thần của người Việt. Đạo Mẫu tác động đến đời sống tâm linh của con người rất lớn bởi lẽ đạo Mẫu giúp cho con người xua tan mọi buồn phiền trước những biến cố xảy ra đối với bản thân và gia đình. Và ngay cả ở nơi không có gì tốt lành thì ít nhất, lời cầu xin Thánh Mẫu cũng góp phần an ủi con người. Nó đưa người Việt Nam trở về với bản chất nguyên thủy của một nền văn hóa nông nghiệp lúa nước là trọng nữ thần, giải quyết các vấn đề có tính tôn giáo bằng tình Mẹ. Khi viết Mẫu Thượng Ngàn, Nguyễn Xuân Khánh đã lấy bối cảnh đất nước ta vào những năm đầu thế kỉ XX khi mà các thế lực phương Tây đang tìm cách truyền bá đạo Thiên Chúa vào Việt Nam, đạo Phật thì có phần lắng xuống nên người Việt ta đã tìm về với Đạo Mẫu. Hình ảnh Mẫu trongMẫu Thượng Ngàn gắn bó với đời sống của người dân làng Cổ Đình như một tín ngưỡng quan trọng không thể tách rời trong đời sống thường ngày của họ. Đặc biệt là hình ảnh những người phụ nữ đến với đạo Mẫu tại ngôi làng Cổ Đình như: Bà Tổ Cô, cô Mùi, bà Ba Váy, thiếm Mõ Pháo, Nhụ, Hoa. . . Họ đến với Mẫu với một tâm thế là “sẵn sàng đến để nhập cuộc, mê đắm, sẵn sàng rũ bỏ tục lụy thường nhật để dấn thân vào những cõi trời siêu nghiệm xa lạ, ở đó ta trở về với ta tức là ta trở về với mẹ, ở đó là sự yên bình, niềm an ủi, cái diệu kì thánh thiện. . . ” [5;705]. Mỗi người tìm đến Mẫu với một tâm thế, với một nỗi niềm riêng nhưng dường như họ có chung một điều là sẵn sàng rũ bỏ những tục lụy thường nhật để nhập cuộc vào một cõi siêu nghiệm khác. Hình ảnh một cô Mùi lúc lên đồng khác hoàn toàn với hình ảnh lúc ngoài đời thực, cô trở nên lẫm liệt và uy nghi chứ không nhu mì, cam chịu như ngày thường, đó là lời nhận xét của Philippe – chồng của cô Mùi khi chứng kiến cảnh cô lên đồng, hắn không thích cô Mùi lúc lên đồng vì “lúc ấy, cô là một con người khác hẳn với con người mà hắn biết. Khi ấy, cô vui hẳn lên, sinh động hẳn lên. Một con người thứ hai trong cô chăng? Khi ấy cô mới thực sự là cô chăng? Đó là con người bí ẩn trong cô vẫn được che giấu chăng?” [5;373], rồi “từ một cô Mùi nhu mì hầu như cam chịu, cô biến thành một cô Mùi lẫm liệt đầy uy quyền, dù là thứ uy quyền ảo. Sao mà cô hú to thế! Đèn nến lung linh. Vàng sơn nhấp nhánh. Khói hương mù mịt và thơm nức” [5;373]. Như vậy khi nào cô Mùi tìm về với Mẫu, hòa cùng nhịp thở với Mẫu thì khi ấy cô mới chính là cô. Cô không chỉ trở nên huyền bí lạ thường trong mắt Philippe mà sau này khi chồng chết, cô trở thành Thánh Mẫu chất huyền bí uy quyền trong cô còn toát ra bằng hành động dùng bàn tay của mình để xoa dịu nỗi đau khổ những con nhang đề tử khi đến đền Mẫu bởi vì: “trong một giấc ngủ ở tòa điện, cô Mùi đã mơ thấy Mẫu hiện về dạy cô làm thế. Mẫu nhủ rằng: “Con hãy thật tin vào hai bàn tay con. Mẹ cho con để làm dịu cái đau của người ta. Khi hai bàn tay nắm lấy hai bàn tay, tức là lòng đã nói với lòng. Nếu con muốn xin cho người bệnh khỏi đau ốm, thì ý muốn của con truyền qua tay, sẽ đến với người bệnh. Cái chính là lòng dạ con phải biết thương xót thực sự. . . ” [5;701]. Cô Mùi như người thay thế Mẫu truyền sức mạnh cho những con nhang đệ tử khi đến đền Mẫu, giúp họ vượt qua được mọi sự khổ ải trong cuộc đời nơi trần thế. Vì thế mà đền Mẫu từ khi có cô Mùi, người dân tìm đến đền Mẫu ngày một đông hơn, đặc biệt là vào ngày rằm, mồng một thuyền đến đền Mẫu “ken dày một khúc sông”. Trước khi cô Mùi được Mẫu chọn làm Thánh Mẫu, cô đã lên đền Mẫu để chăm sóc bà Tổ Cô trên ngôi đền Mẫu khi bà già yếu, bà được xem như là có công rất lớn trong việc đem đạo Mẫu đến ngôi làng Cổ Đình này. Còn đối với Nhụ, trong con mắt của cô thì “ở nước mình chỗ nào cũng có Mẫu” [5;68], đền thờ Mẫu có ở khắp mọi nơi vì “Đạo Mẫu là đạo dân gian”. Nhưng phần đông thời đó các đền thờ Mẫu đều nhỏ vì không được vua chúa khuyến khích, còn dân thì lại quá nghèo, chính vì vậy mà đạo Mẫu chưa phát triển tương xứng so với các tôn giáo khác. Ở nước ta đạo Mẫu là thờ tứ phủ, tức là bốn Mẹ: “Mẹ Trời, Mẹ Đất, Mẹ Nước và Mẹ Người. Mẹ Trời là Mẫu Thượng Thiên, Mẹ Người 88 Bút pháp huyền ảo trong tiểu thuyếtMẫu thượng ngàn của Nguyễn Xuân Khánh là Mẫu Liễu. Mẹ Nước là Mẫu Thoải. Mẹ Đất rừng là Mẫu Thượng Ngàn” [5;421]. Từ lúc còn bé, Nhụ đã được biết đến đạo Mẫu qua các bài hát chầu Văn, khi đến ngôi làng Cổ Đình này đạo Mẫu lại càng ăn sâu vào tâm trí của Nhụ vì trong các cuộc hầu bóng cô luôn được chọn là người hát, còn bố cô Trịnh Huyền là người đàn. Đạo Mẫu có khoảng 60 vị thánh gồm: “các Mẫu, các chầu bà, các vị tôn ông, các ông Hoàng, các cô, các cậu, các vị anh hùng có thực, và các anh hùng văn hóa. Tiếng rằng có nhiều giá đồng khác nhau, song cốt của lên đồng là bản thể Mẫu” [5;707]. Đúng là cốt lên đồng là bản thể của Mẫu và trong một cuộc lên đồng phải vừa có bà đồng vừa có con đồng. Vậy lên đồng là gì? Còn ngồi đồng là gì? Theo Nguyễn Xuân Khánh thì “lên đồng là một cuộc siêu thoát tập thể, cuộc say mê tập thể. Phải có người tung, kẻ hứng. Phải có đàn ngọt, hát hay. Phải có hương khói nghi ngút. Tay cô đồng càng múa dẻo, mắt cô đồng càng lung liếng, thì các con đồng vây quanh càng phải khéo chiều chuộng và nịnh nọt” [5;377]. Còn ngồi đồng “là làm cho lòng ta đạt tới chỗ tâm hư, để hòa đồng cùng thế gian. Thần thánh cũng ở trong ta. Phàm tục cũng ở trong ta. Tất cả thế gian đều là một” [5;695]. Khi cuộc lên đồng ở đền Mẫu mở ra thì Thánh Mẫu cô Mùi trở nên “lâng lâng siêu thoát” còn các cô hầu đồng thì “đắm say”, những con nhang đệ tử thì “ngất ngây” và cả ông Huyền và Nhụ cũng thế, họ đàn và hát trong sự “xuất thần”. Tất cả như trở nên tinh khiết và thánh thiện hơn bao giờ hết. Tuy nhiên trong mắt của người phương Tây, đặc biệt là anh em nhà Messmer và Julien cho rằng đạo Mẫu là một thứ “tà giáo” vì họ cứ nghĩ rằng hành động lên đồng của người Việt ta giống như những buổi lễ tế thần linh của người dân châu Phi, đó là do họ chưa hiểu gì về người An Nam, chưa hiểu gì về tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt ta nên họ mới có một cái nhìn phiến diện như vậy. Trái ngược với người anh và người em của mình, Pierre lại là người hiểu được cái ý nghĩa thiêng liêng của việc thờ đạo Mẫu ở nước ta, đồng thời cũng hiểu được hành động lên đồng không phải là một hành động mang tính tà giáo mà nó mang tính tín ngưỡng thờ Mẹ, người sinh ra vạn vật muôn loài trên thế gian, ông bảo rằng: “Không phải giống như người châu Phi đâu. Họ không đánh trống bập bùng. Chủ yếu họ đàn và hát. Đạo của họ thờ Mẹ trời, Mẹ đất, Mẹ nước. Họ nói đó là đạo Người Mẹ. Có thể nói gọn, đó là đạo thờ khí thiêng của thiên nhiên, thờ người Mẹ đã sinh ra thế gian này. Thờ như vậy tức là thờ những điều cao quý nhất. Đâu có phải tà giáo” [5;427]. Nếu ai đó đã một lần được chứng kiến được cảnh lên đồng trong đền thờ Mẫu thì mới hiểu hết được tính thiêng liêng, chất huyền bí của đạo Mẫu đối với người dân làng Cổ Đình nói riêng và người dân Việt nói chung. Vì khi đã lên đồng rồi thì “tất cả mọi người trong điện thờ đều nhập đồng. Ở chốn thiêng, tất cả đều đắc nhất. Tất cả đều hòa đồng làm một. Đời người vốn nhiều bất hạnh, ưu phiền, ẩn ức” [5;712] nhưng khi bước ra khỏi cuộc hầu đồng thì dường như “con người đã được giải tỏa, gột rửa. Con người tốt đẹp hơn, thánh thiện hơn. Con người như được nạp năng lượng mới để tiếp tục sống” [5;712]. Cái linh thiêng của Mẫu đã cứu giúp những con người nhỏ bé trước thế lực phương Tây đang đè nén họ từng ngày tại ngôi làng Cổ Đình. Họ tìm về với Mẫu, tìm về với Mẹ để được che chở, để được tiếp thêm sức mạnh và niềm tin vào tương lai để chống lại các thế lực vô hình đang tồn tại nơi đây. Đó cũng chính là giá trị nhân văn tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn của Nguyễn Xuân Khánh. 3. Kết luận Với một lối viết giàu sức lực và am hiểu sâu về những phong tục tập quán của người Việt, Nguyễn Xuân Khánh đã đem đến người đọc một tác phẩm không chỉ sức nặng về số lượng mà đạt hiệu quả cao về chất lượng. Mẫu Thượng Ngàn là một trong số những tác phẩm của Nguyễn Xuân Khánh được đông đảo bạn đọc đón nhận khá nồng nhiệt cùng với tiểu thuyết Hồ Quý Ly và Đội gạo lên chùa. Dưới bút pháp huyền ảo những phong tục tín ngưỡng nhuốm màu sắc tâm linh huyền bí của cư dân Bắc bộ vào những năm đầu thế kỉ XX được Nguyễn Xuân Khánh khai thác triệt để 89 Trương Thị Kim Anh trong Mẫu Thượng Ngàn. Chính những tín ngưỡng dân gian đó đã giúp cho người Việt ta phần nào vượt qua được những tác động của các luồng văn hóa ngoại lai trong dòng chảy biến thiêng của lịch sử nước nhà. Ngôi làng Cổ Đình như là một minh chứng lịch sử cho sự tồn tại những tín ngưỡng đó, đặc biệt nhất là tín ngưỡng thờ Mẫu. Và cho tới hôm nay đạo Mẫu vẫn được xem là một tín ngưỡng dân gian lớn của người Việt. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Trần Thị An. Sức ám ảnh của tín ngưỡng dân gian trong tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn, phần 1, [2] Đoàn Ánh Dương, 2010. Tự sự hậu thực dân: Lịch sử và huyền thoại trong Mẫu Thượng ngàn của Nguyễn Xuân Khánh. Tạp chí Văn học, số 9, tr. 107-121. [3] Nguyễn Thị Thu Hương, 2015. Yếu tố huyền thoại trong tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Tp Hồ Chí Minh, số 4, tr. 42-51. [4] Tô Hoài, 2014. Chuyện cũ Hà Nội (tập 1), Nxb Hội Nhà văn. [5] Nguyễn Xuân Khánh, 2012. Mẫu Thượng Ngàn. Nxb Phụ nữ. [6] Đỗ Hải Ninh, 2009. Quan niệm về lịch sử trong tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh. Tạp chí Văn học, số 2, tr. 48-57. [7] Trần Ngọc Thêm, 1999. Cở sở văn hóa Việt Nam. Nxb Giáo dục. ABSTRACT The fanciful style in novelMau Thuong Ngan by Nguyen Xuan Khanh Trương Thị Kim Anh Faculty of Social Sciences Education, Dong Nai University Contents of the article wants to exploit subtle style is Nguyen Xuan Khanh Mau Thuong Ngan used in form with issues such folk beliefs animist cult, to drive continuous cover attached to his legendary story Ms. Da Dung, worship of the villagers form fixed. It is these folk beliefs that have helped me somewhat for Vietnam to overcome the impact of foreign culture flows in the flow of history turns the sacred. Co Dinh village as a historical proof for the existence of such beliefs, most notably the worship form. Keywords: Subtle styleMau Thuong Ngan, religion form, customs, beliefs, festivals, village, on copper, history. 90

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf4868_ttkanh_0653_2127469.pdf
Tài liệu liên quan