Tiếp xúc ngôn ngữ ở Việt Nam qua các thời kì - Nguyễn Thúy Nga

Tài liệu Tiếp xúc ngôn ngữ ở Việt Nam qua các thời kì - Nguyễn Thúy Nga: JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2016-0014 Social Sci., 2016, Vol. 61, No. 2, pp. 88-93 This paper is available online at TIẾP XÚC NGÔN NGỮ Ở VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KÌ Nguyễn Thúy Nga Phòng Hợp tác Quốc tế, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Tiếp xúc ngôn ngữ xảy ra khi có sự tương tác giữa những người sử dụng ngôn ngữ khác nhau. Sau một thời gian, quá trình tiếp xúc ngôn ngữ sẽ có những tác động đến những ngôn ngữ liên quan trong quá trình này. Có thể nói rằng không có ngôn ngữ nào đang được sử dụng mà không có bất kì sự tiếp xúc nào với ngôn ngữ khác hoặc vay mượn từ vựng để bổ sung, diễn đạt những sự vật, hiện tượng hoặc khái niệm mới. Lịch sử ngôn ngữ Việt Nam đã chứng kiến nhiều giai đoạn tiếp xúc ngôn ngữ từ tiếng Hán, tiếng Pháp, tiếng Nga v.v. và hiện tại là tiếng Anh, mỗi giai đoạn tiếp xúc ngôn ngữ lại gắn với một giai đoạn phát triển xã hội khác nhau. Từ khóa: Tiếp xúc ngôn ngữ, Việt Nam, từ vay mượn, tiếng Việt. 1. Mở đầu Trong bối cảnh...

pdf6 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 395 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiếp xúc ngôn ngữ ở Việt Nam qua các thời kì - Nguyễn Thúy Nga, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2016-0014 Social Sci., 2016, Vol. 61, No. 2, pp. 88-93 This paper is available online at TIẾP XÚC NGÔN NGỮ Ở VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KÌ Nguyễn Thúy Nga Phòng Hợp tác Quốc tế, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Tiếp xúc ngôn ngữ xảy ra khi có sự tương tác giữa những người sử dụng ngôn ngữ khác nhau. Sau một thời gian, quá trình tiếp xúc ngôn ngữ sẽ có những tác động đến những ngôn ngữ liên quan trong quá trình này. Có thể nói rằng không có ngôn ngữ nào đang được sử dụng mà không có bất kì sự tiếp xúc nào với ngôn ngữ khác hoặc vay mượn từ vựng để bổ sung, diễn đạt những sự vật, hiện tượng hoặc khái niệm mới. Lịch sử ngôn ngữ Việt Nam đã chứng kiến nhiều giai đoạn tiếp xúc ngôn ngữ từ tiếng Hán, tiếng Pháp, tiếng Nga v.v. và hiện tại là tiếng Anh, mỗi giai đoạn tiếp xúc ngôn ngữ lại gắn với một giai đoạn phát triển xã hội khác nhau. Từ khóa: Tiếp xúc ngôn ngữ, Việt Nam, từ vay mượn, tiếng Việt. 1. Mở đầu Trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay, tiếp xúc ngôn ngữ đã trở thành điều tất yếu chứ không phải điểm bất thường đối với bất kì quốc gia nào và việc vay mượn ngôn ngữ là sản phẩm không thể thiếu của quá trình tiếp xúc ngôn ngữ này. Một số công trình [1-11] đã đề cập đến sự tiếp xúc, vay mượn của tiếng Việt đối với một số ngôn ngữ như tiếng Hán, tiếng Pháp. Trên cơ sở tiếp thu cùng với việc sưu tầm, tập hợp tư liệu, chúng tôi cố gắng làm rõ quá trình tiếp xúc ngôn ngữ nhằm mang lại hướng nhìn tổng thể và bao quát những mốc vay mượn trong lịch sử hình thành và phát triển của tiếng Việt. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Định nghĩa về tiếp xúc ngôn ngữ Tiếp xúc ngôn ngữ xuất hiện khi có sự tiếp xúc giữa những người có vốn ngôn ngữ khác nhau. Weinreich cho rằng ‘hai hoặc nhiều ngôn ngữ được xem là có tiếp xúc nếu chúng được sử dụng luân phiên bởi một số người’ [12;1]. Từ định nghĩa này có thể hiểu rằng tiếp xúc ngôn ngữ cần có môi trường song ngữ và những người có khả năng sử dụng nhiều ngôn ngữ. Có nghĩa là những người giao tiếp phải có khả năng sử dụng hai hoặc hơn hai ngôn ngữ để có thể sử dụng những ngôn ngữ này luân phiên. Thêm vào đó, họ phải tham gia vào cuộc giao tiếp để tạo ra sự tiếp xúc ngôn ngữ. Khi Weinreich đưa ra định nghĩa này, ông nhấn mạnh tới một khía cạnh của tiếp xúc ngôn ngữ đó là tiếp xúc ngôn ngữ ở dạng ngôn ngữ nói với sự hiện diện của người tham Ngày nhận bài: 15/10/2015. Ngày nhận đăng: 20/2/2016 Liên hệ: Nguyễn Thúy Nga e-mail: thuynga.nguyen@hnue.edu.vn 88 Tiếp xúc ngôn ngữ ở Việt Nam qua các thời kì gia giao tiếp sử dụng cả hai ngôn ngữ. Tuy nhiên, định nghĩa chưa đề cập đến sự tiếp xúc thông qua hình thức ngôn ngữ viết ví dụ như thông qua sách báo, tạp chí hoặc thông qua phương tiện đại chúng (đài, báo, phim ảnh). Năm mươi năm sau định nghĩa của Weinreich, Thomason đã đưa ra một định nghĩa về tiếp xúc ngôn ngữ có phần linh hoạt hơn. Theo Thomason tiếp xúc ngôn ngữ là việc sử dụng hơn một ngôn ngữ trong cùng một thời gian và địa điểm [12;1]. Có thể hiểu thông qua định nghĩa này là khả năng song ngữ trôi chảy không phải là điều thiết yếu nhưng việc giao tiếp giữa các ngôn ngữ khác nhau là cần thiết. Thêm vào đó, tiếp xúc có thể được thực hiện mà không cần có sự xuất hiện của những người có ngôn ngữ khác nhau trong cùng một thời gian và địa điểm, ví dụ như tiếp xúc thông qua âm nhạc, phim ảnh, internet, sách báo, tạp chí v.v. Định nghĩa của Thomason đã bao quát được các khác khía cạnh rộng của tiếp xúc ngôn gữ bao gồm nói và viết. 2.2. Tiếp xúc ngôn ngữ ở Việt Nam “Lịch sử ngôn ngữ học của Việt Nam phản ánh lịch sử chính trị” [14;61]. Đã có khá nhiều tranh luận về việc có phải người Việt cổ (proto-Vietnamese) có chữ viết trước khi người Trung Quốc đến vào năm 111 Trước công nguyên hay không. Một số học giả cho rằng hệ thống ngữ âm Việt cổ của chữ viết đã tồn tại nhưng đã bị xóa sổ bởi quân Hán [15;7-8]. Tuy nhiên, luận điểm này đã bị bác bỏ bởi các học giả khác như Nguyễn Văn Huyên và Nguyễn Tài Cẩn. Hai ông cho rằng trong giai đoạn này có hai ngôn ngữ cùng được sử dụng là tiếng Hán và tiếng Việt cổ, nhưng chỉ có ngôn ngữ Hán là ngôn ngữ viết chứ không có hệ thống chữ viết của tiếng Việt cổ trước khi bị xâm lược. Dưới sự kiểm soát trong thời nhà Hán, tiếng Việt đã phải chịu sự lấn át của một dòng ngôn ngữ tiếng Hán, tuy nhiên, những từ này không được mượn bởi những người có khả năng song ngữ mà được mượn thông qua việc tiếp xúc với những người Việt song ngữ (là người Việt có thể đọc và nói tiếng Trung Quốc) - họ là người mang ngôn ngữ viết thành ngôn ngữ chính thức của Việt Nam [9;3]. Các văn bản chữ viết được lựa chọn để đại diện cho ý tưởng (ví dụ: chữ viết ghi ý) hoặc đại diện cho các từ (ví dụ: hệ thống các kí hiệu) [4;10]. Mặc dù tiếng Hán được sử dụng trong suốt thời kì Bắc thuộc (từ 111 trước Công nguyên đến 939 sau Công nguyên), chỉ có một vài từ tiếng Việt được tạo thành từ các văn bản tiếng Trung, và các văn bản của tiếng Trung thời kì này đã không đến được với các cư sĩ Việt [4;12]. Tiếp xúc ngôn ngữ trong thời gian này được tập trung theo một “hướng duy nhất” [16], trong đó tiếng Hán là ngôn ngữ bậc cao, còn tiếng Việt là ngôn ngữ bậc thất. Ngôn ngữ trong thời kì này bao gồm song ngữ giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết tiếng Hán (substrata) với ngôn ngữ nói Hán - Việt (substrata), giữa các nhóm người Việt Nam có mối quan hệ chặt chẽ với chính quyền nhà Hàn, và giữa nhóm người Việt đơn ngữ nói tiếng Việt và quan xâm lược người Hán đơn ngữ đến từ Trung Quốc. Do đó, sự vay mượn tiếng Hán vào Việt Nam nếu có thì cũng sẽ rất ít [9;69]. Sau khi thoát khỏi sự kiểm soát của người Hán và nổi lên như một quốc gia độc lập vào năm 939 sau Công nguyên, Việt Nam kí kết các hiệp định với Trung Quốc để đảm bảo rằng chế độ quân chủ Việt Nam sẽ hình thành mối quan hệ chư hầu với Trung Quốc. Cứ ba năm một lần Việt Nam sẽ phải cống nạp sang Trung Quốc [4;13]. Chế độ quân chủ độc lập kéo dài trong 712 năm (939 – 1651); ngôn ngữ được sử dụng trong suốt thời kì này là tiếng Hán và tiếng Việt. Sự tiếp xúc ngôn ngữ giữa tiếng Hán và tiếng Việt lúc này không còn là giữa kẻ xâm chiếm và kẻ bị xâm chiếm nữa, người sử dụng ngôn ngữ Việt có nhiều sự lựa chọn trong việc vay mượn ngôn ngữ. Khi tiếp xúc ngôn ngữ không bị ràng buộc bởi nền chính trị và mối quan hệ xâm chiếm thì việc mượn từ lại đi sau vào ngôn ngữ bởi đây là quá trình vay mượn tích cực của người dân Việt Nam chứ không phải do bắt buộc [17;20]. Khi người Việt vay mượn từ tiếng Hán, họ sẽ phát âm và đọc 89 Nguyễn Thúy Nga theo thói quen ngôn ngữ của họ [4;8]. Một trong những cách vay mượn từ tiếng Hán mới đã được hình thành theo cách thức từ tiếng Hán được phát âm theo cách của người Việt và giữ trật tự từ theo tiếng hoặc thích ứng với thứ tự từ của ngôn ngữ Việt, điều này đã làm cho việc mượn từ ngữ từ tiếng Hán trở nên phổ biến [9;70]. Không giống như ngôn ngữ nói của người Việt chỉ được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày, chữ Hán được sử dụng là ngôn ngữ trong văn học, thi cử và quan quyền. Việc nền văn minh Trung Hoa được giới thiệu rộng rãi ở Việt Nam trong cả hai hình thức ngôn ngữ nói và viết đã giúp cho số lượng từ mượn tiếng Hán ngày càng nhiều. Chữ Nôm – được sử dụng trong thế kỉ XIII và nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ trong suốt thời kì cai trị của Hồ Quý Ly (1400 – 1407). Trong khoảng thời gian ngắn ngủi này, Hồ Quý Ly đã đề xuất một cuộc cải cách chữ viết để thay thế chữ Hán bằng chữ Nôm trong thi cử và xây dựng được một chương trình dịch chữ Hán sang chữ Nôm. Mặc dù cuộc cải cách chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn nhưng nó đã đặt nền móng cho sự phát triển của chữ Nôm trong các triều đại sau này của nhà Lê (1428-1786) với nhiều tác phẩm văn học được người Việt viết bằng chính ngôn ngữ của họ. Từ giữa thế kỉ XVII đến thế kỉ XIX, chữ Hán - Việt và chữ Nôm đều được sử dụng như những hệ thống chữ viết riêng biệt, chữ Hán - Việt đã được sử dụng trong hầu hết các văn bản và chữ Nôm được dùng trong thi ca, đây là một bước tiến lớn của chữ Nôm. Trong suốt thế kỉ XVII, các giáo sĩ người Bồ Đào Nha đến để truyền đạo Kitô giáo ở Việt Nam và khu vực Viễn Đông. Họ cho rằng cần tìm một loại chữ viết khác như là một phương tiện cho việc tiếp cận với dân chúng và kết quả là một loại chữ Việt Latinh, sau này được gọi là chữ quốc ngữ - chữ viết của quốc gia, đã được hình thành. Cuốn từ điển đầu tiên hiện còn sử dụng chữ quốc ngữ là Từ điển Việt-Bồ-La (từ điển tam ngôn Việt-Bồ Đào Nha-Latin) được xuất bản ở Rôma năm 1651. Alexander de Rhodes đã biên soạn cuốn từ điển này dựa vào cuốn từ điển tiếng Bồ Đào Nha trước đó. Chữ Nôm dần dần được thay thế bởi chữ quốc ngữ. Tuy nhiên, chữ quốc ngữ đã không được công nhận rộng rãi cho đến thế kỉ XIX, khi được chính quyền thực dân Pháp thông qua nhằm tượng trưng cho sự phá vỡ sự kìm kẹp của văn hóa Trung Hoa và bồi dưỡng tư tưởng phương Tây. Năm 1869, thống đốc người Pháp ra sắc lệnh chọn chữ quốc ngữ để thay thế các chữ viết tiếng Hán tại các trường học, tiếng Pháp và tiếng Việt là hai ngôn ngữ được dạy trong các trường học. Tuy nhiên, dưới thời cai trị của thực dân Pháp, ngôn ngữ Pháp có vai trò quan trọng trong chính phủ và trường học. Tiếng Pháp được coi là "ngôn ngữ của tầng lớp trí thức” [18;13], trong khi tiếng Việt được coi là ngôn ngữ ở bậc thấp hơn. Sự lây lan của tiếng Pháp tại các trường học và những người có học đã tạo ra một môi trường song ngữ và tiếng Pháp được sử dụng như ngôn ngữ trong giao tiếp hàng ngày của nhiều người Việt Nam trong thời gian đó. Bắt đầu từ năm học tiểu học, "sách và các văn bản được sử dụng là tiếng Pháp [11;1968]; hệ thống giáo dục, trong đó tiếng Pháp là ngôn ngữ chính thức được giảng dạy cho các thế hệ học sinh song ngữ và mở đường cho quá trình vay mượn tiếng Pháp sang tiếng Việt, vốn từ vựng tiếng Việt đã trở nên giàu có hơn bằng cách vay mượn từ vựng. Tuy nhiên, một số từ được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày, và một số từ khác bị thu hẹp và chỉ được sử dụng trong mục đích học tập [3;140]. Những từ mượn đầu tiên đã được sử dụng để chỉ các đối tượng và chức năng mới và xa lạ với người Việt, như xà phòng "soap" (tiếng Pháp: savon), và búp bê “doll” (tiếng Pháp: poupye). Sau đó, các thuật ngữ kĩ thuật và khoa học được thêm vào và Việt hóa trong âm vị học và ngữ pháp. Ví dụ, ê-li-om “helium” (tiếng Pháp: helium), cồn “alcohol” (tiếng Pháp: alcool / Colle), và băng ca “stretcher” (tiếng Pháp: brancard). Trong Thế chiến II, người Nhật chiếm đóng ở khu vực Đông Dương. Họ đã lợi dụng chiến tranh để chia sẻ quyền lực với người Pháp ở Việt Nam. Sự chiếm đóng của Nhật Bản và đế quốc Pháp đã vấp phải sự phản đối của quân Việt Minh (thành lập vào năm 1941 dưới sự lãnh đạo của 90 Tiếp xúc ngôn ngữ ở Việt Nam qua các thời kì Hồ Chí Minh). Sau năm năm chiến tranh, Nhật Bản đầu hàng vào tháng Tám năm 1945 và trao quyền kiểm soát cho quân Việt Minh. Ngày 2/9/1945, Việt Nam tuyên bố giành độc lập và khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ngay sau khi quân Việt Minh nắm quyền, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động chiến dịch quảng bá chữ quốc ngữ và chiến dịch chống nạn mù chữ vào ngày 8/9/1945. Dưới sự cai trị của Pháp, 95% người Việt Nam đã không được đến trường, và hầu hết trong số họ không biết chữ. Để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng đất nước, người Việt Nam nên biết cách đọc và viết chữ quốc ngữ. Nghị định đã nhấn mạnh rằng việc học chữ quốc ngữ là bắt buộc và miễn phí; mỗi người Việt trên tám tuổi phải có khả năng đọc và viết chữ quốc ngữ trong vòng một năm kể từ thời điểm này. Đây là một dấu mốc quan trọng trong lịch sử dân tộc, tiếng Việt đã trở thành ngôn ngữ chính thức, và chữ quốc ngữ trở thành chữ viết được sử dụng trên toàn quốc. Quá trình thay thế tiếng Pháp bằng tiếng Việt ở miền Bắc diễn ra nhanh chóng, trong khi ở miền Nam quá trình này diễn ra chậm hơn thông qua việc dạy tiếng Việt ở các cấp trung học, nhưng trong các trường đại học việc sử dụng tiếng Pháp và tiếng Anh như một phương tiện giảng dạy trong các lĩnh vực khoa học vẫn phổ biến. Trong cuộc chiến tranh (1954-1975), ngoài ngôn ngữ chính thức (tiếng Việt), miền Bắc và miền Nam đẩy mạnh các chính sách ngoại ngữ khác nhau phù hợp với mô hình chính trị khác nhau của họ. Ở miền Bắc, bốn ngoại ngữ được dạy là tiếng Trung, Nga, Pháp và tiếng Anh, nhưng chỉ có hai trong số này là tiếng Nga và Trung được chú ý hơn cả. Một số ít người theo học tiếng Pháp và tiếng Anh. Trong khi đó, tiếng Anh đã được sử dụng ở miền Nam Việt Nam từ năm 1954, có thể nói đây là một sản phẩm của sự can thiệp của Mỹ ở miền Nam Việt Nam. Chính quyền miền Nam coi tiếng Anh và tiếng Pháp là 2 môn học bắt buộc ở giáo dục bậc trung học và đại học. Trong thời kì này, ngoài một số ít từ tiếng Anh được mượn trực tiếp như oẳn tù tì (one two tree), các từ vay mượn tiếng Anh khác được vay mượn qua tiếng Trung, nghĩa là, mượn từ một ngôn ngữ này để thay thế cho từ mượn ở các ngôn ngữ khác. Ví dụ: United States of America được sử dụng trong tiếng Trung như Meilijian Hezhongguo, được rút gọn còn Meiguo và vay mượn sang tiếng Việt là Mỹ quốc, và club được vay mượn là Ju lè bù trong tiếng Trung và mượn vào Việt thành câu lạc bộ. Sau khi kết thúc chiến tranh Việt Nam (1975), Bộ Giáo dục đã ra quyết định để tiếng Nga trở thành ngoại ngữ chính được giảng dạy trên toàn quốc. Văn hóa của Liên Xô, cho dù có ảnh hưởng hay không, cũng rất phổ biến. Các hiệu sách ở các thành phố ngập tràn các tác phẩm tiếng Nga [19;216]. Các kết quả đáng chú ý nhất của việc tiếp xúc với ngôn ngữ Nga là việc tồn tại dấu ấn của Nga trong ngôn ngữ Việt Nam, mặc dù không có nhiều từ vay mượn của Nga trong ngôn ngữ tiếng Việt [5;332]. Một số từ vay mượn của Nga đã được giới thiệu vào Việt Nam trong thời gian này như Bôn sê vích (tiếng Nga: Bolshevik), và ốp ’kí túc xá’ (tiếng Nga: obshchezhitiye). Vào tháng 12 năm 1986, Việt Nam bắt đầu chính sách mở cửa và khuyến khích liên lạc với các nước khác về các lĩnh vực thương mại, công nghệ và giao lưu văn hóa. Việt Nam đã bình thường hóa mối quan hệ chính trị với Trung Quốc vào tháng 9 năm 1991 và với Hoa Kỳ vào tháng 7 năm 1995. Việt Nam cũng chính thức gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vào tháng 7năm 1995, Tổ chức Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) vào tháng 12 năm 1998, và Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2007. Do việc hợp tác với các nước và các công ti nước ngoài đã tăng lên, việc tiếp cận và học tiếng Anh đã trở nên rất quan trọng đối với người Việt. Việc tiếp xúc với tiếng Anh đã trở nên phổ biến, hoặc thông qua các kênh trực tiếp, chẳng hạn như sự trở lại của người Việt ở nước ngoài (Việt kiều) và sự hợp tác kinh doanh với nước ngoài, hoặc bằng các phương tiện như phương tiện truyền thông đại chúng. Các trung tâm đào tạo tiếng Anh, các lớp học tiếng Anh mọc lên như nấm ở các thành phố lớn; trong các trường học, tiếng Anh đã trở thành sự lựa chọn đầu tiên trong các ngôn ngữ nước ngoài. Theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo (MOET), trong năm 1993, trong một số ngôn ngữ nước ngoài tùy chọn 91 Nguyễn Thúy Nga như tiếng Pháp, Trung Quốc, Nga, và tiếng Anh, hơn 85% học viên chọn học tiếng Anh. Việc tiếp xúc với tiếng Anh đã tạo ra môi trường song ngữ giữa các nhóm nhất định (ví dụ, sinh viên học tiếng Anh tại các trường học, nhân viên người Việt sử dụng tiếng Anh trong công việc v.v). Vì tiếng Anh đã trở nên phổ biến hơn tại Việt Nam, tần suất của các từ mượn tiếng Anh cũng tăng lên, đặc biệt là các từ liên quan đến công nghệ và truyền thông, văn hóa, nhạc Pop, vui chơi giải trí và chính trị. Những từ mới đã được sử dụng để biểu đạt các khái niệm mới như internet, website và CD, hoặc để thay thế một phần hoặc hoàn toàn cho các từ tiếng Việt tương đương như trong ví dụ của OK, bye, album, và festival. Tóm lại, trong những giai đoạn lịch sử khác nhau, ngôn ngữ khác nhau đã được phát huy và tình trạng của các ngôn ngữ chính thức thay đổi theo chế độ chính trị. Trong thời kì dưới ách thống trị của người Hán, tiếng Hán là ngôn ngữ chính thức, trong cuộc xâm lược của Pháp, tiếng Pháp là ngôn ngữ chính, và tiếng Việt được chọn là ngôn ngữ chính thức khi Việt Nam giành được độc lập vào năm 1945. Trong suốt lịch sử tiếp xúc ngôn ngữ, các ngôn ngữ đã và đang được sử dụng ở Việt Nam, như tiếng Trung, Pháp, Nga, và tiếng Anh, đã góp phần mở rộng lượng từ vựng của ngôn ngữ Việt. Theo thống kế, hơn 65% lượng từ vựng tiếng Việt được vay mượn từ tiếng Hán (ở các lĩnh vực chính trị, văn hóa, kinh tế, đời sống hàng ngày v.v.) và hơn 3.000 từ vay mượn từ tiếng Pháp để chỉ khái niệm mới về văn hóa Pháp và văn minh phương Tây ví dụ như trong lĩnh vực khoa học và công nghệ. Sự tiếp xúc với tiếng Anh có thể sẽ dẫn đến một lượng lớn các từ vay mượn tiếng Anh trong công nghệ, giải trí với dưới hình thức là thuật ngữ và khái niệm mới hoặc thay thế cho các từ tiếng Việt mang nghĩa tương đương. 3. Kết luận Qua các giai tiếp xúc ngôn ngữ có thể nhận thấy chính trị, xã hội, thể chế đã tác động rất lớn đến chính sách ngôn ngữ mỗi thời kì, từ đó lượng từ vay mượn từ các ngôn ngữ khác cũng thay đổi theo những chính sách này. Qua nhiều giai đoạn lịch sử, tiếng Việt đã du nhập một lượng lớn từ tiếng Hán, tiếng Pháp và hiện tại là tiếng Anh. Việc vay mượn từ vựng là tất yếu khi ngôn ngữ đó thiếu các khái niệm, thuật ngữ hoặc do sự tác động về xã hội như tính tiện dụng, dễ hiểu hay đơn giản là thể hiện đẳng cấp. Tiếp xúc ngôn ngữ và vay mượn từ vựng có thể được xem là một phần quan trọng trong việc phát triển vốn từ giúp cho tiếng Việt thêm giàu đẹp. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Kiên Trường, 2005. Tiếp xúc ngôn ngữ ở Việt Nam. Nxb Khoa học Xã hội [2] Alves Mark, 2007. Sino-Vietnamese grammatical borrowing: An overview. In Y. Matras & J. Sakel (Eds.), Grammatical Borrowing in Cross-Linguistic Perspective (Vol. 38, pt. 343). Berlin; New York: De Gruyter. [3] Barker Milton, 1969. The Phonological Adaptation of French Loanwords in Vietnamese. Mon-Khmer Studies, 3, 138-147. [4] De Francis John, 1977. Colonialism and language policy in Viet Nam. The Hague ; New York: Mouton De Gruyter. [5] Ha Quang Năng, 2009. Sự phát triển của từ vựng tiếng Việt nửa sau thế kỉ XX. Hanoi: Nxb Khoa Học Xã Hội. [6] Nguyen Khắc Viện, 1993. Vietnam a long story. Hanoi: The Gioi. [7] Nguyen Văn Liên, 1934. La langue annamite dans ses tendences actuelles. Bullentin de la Société des Etudes Indochinoises 93, 63-73. [8] Nguyễn Văn Huyên, 1944. La civilisation annamite. Hanoi. 92 Tiếp xúc ngôn ngữ ở Việt Nam qua các thời kì [9] Lê Đình Khẩn, 2002. Từ vựng gốc Hán trong tiếng Việt (Chinese orgin vocacbulary in Vietnamese). Hochiminh city: Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia Hồ Chí Minh [10] Vương Toàn, 1992. Từ gốc Pháp trong tiếng Việt. Hanoi: Khoa học xã hội. [11] Vũ Ngọc Khánh, 1985. Tìm hiểu nền giáo dục Việt Nam trước 1945. Hanoi: Nxb Giáo dục. [12] Weinreich Uriel, 1953. Languages in contact: Findings and problems. London: De Gruyter Mouton. [13] Thomason Sarah Grey, 2001. Contact-induced language change and pidgin/creole genesis. In N. Smith & T. Veenstra (Eds.), Creolization and Contact (pt. 249-262). The Netherlands: John Benjamins Publishing Co. [14] Denham, P.A (1992). English in Vietnam. World Englishes, 11(1), 61-69. [15] Trương Vĩnh Ký, 1867. Mẹo luật học tiếng Phá lăng sa (Grammaire francaise à l’usage des Vietnamiens). Sai Gon. [16] Thomason Sarah Grey, 2001. Language contact. Edinburgh: Edinburgh University Press [17] Phan Ngọc, 2000. Mẹo giải nghĩa từ Hán Việt. Danang: Nxb Đà Nẵng [18] Đức Lang, 1952. Les francais et la culture Vienamienne. Sai Gon. [19] Pike Douglas, 1987. Vietnam and the Soviet Union: Anatomy of an Alliance. Boulder; London: Westview Press. ABSTRACT Language Contact and Historical Borrowing in Vietnam Language contact takes place everywhere. It is hard to find an existing language that survives without having any contact with others. Besides being the main factor leading to the actions of borrowing and code-switching linguistic items, language contact is viewed as one of the external factors that can lead directly to structural linguistic change. Throughout the history of Vietnam, language contact has occurred in different settings and borrowings have been imported to enrich the vocabulary. Keywords: Language contact, borrowings, Vietnamese. 93

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf4042_ntnga_9563_2132814.pdf
Tài liệu liên quan