Báo cáo Tìm hiểu về công ty cổ phần nước và môi trường Việt Nam – viwase

Tài liệu Báo cáo Tìm hiểu về công ty cổ phần nước và môi trường Việt Nam – viwase: Phần mở đầu Thực tập cán bộ kỹ thuật là một nội dung rất quan trọng trong chương trình đào tạo của trường Đại học Xây dựng cũng như của ngành Cấp thoát nước & MT nước. Thông qua đợt thực tập này, sinh viên sẽ được làm quen với môi trường làm việc tập thể và các áp lực công việc thực tế. Qua đó, sinh viên sẽ bước đầu biết cách vận dụng những kiến thức mà mình đã tích lũy được trong nhà trường nhằm tiếp cận với công việc chuyên môn sau này một cách có hiệu quả trong thời gian ngắn nhất. Theo sự sắp xếp của bộ môn, em đã được phân về thực tập tại Công ty Nước và Môi trường Việt Nam – Số 5 Đường Thành, Hà Nội. Trong suốt quá trình thực tập tại Công ty, em đã nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của các thầy cô trong Bộ môn Cấp thoát nước, đặc biệt là của thầy PGS.TS Nguyễn Việt Anh và Ban lãnh đạo Công ty Nước và Môi trường Việt Nam cũng như của toàn thể cán bộ công nhân viên của Công ty. Thông qua báo cáo này, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy cô và các cô chú trong Công ty. ...

doc45 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1333 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Báo cáo Tìm hiểu về công ty cổ phần nước và môi trường Việt Nam – viwase, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần mở đầu Thực tập cán bộ kỹ thuật là một nội dung rất quan trọng trong chương trình đào tạo của trường Đại học Xây dựng cũng như của ngành Cấp thoát nước & MT nước. Thông qua đợt thực tập này, sinh viên sẽ được làm quen với môi trường làm việc tập thể và các áp lực công việc thực tế. Qua đó, sinh viên sẽ bước đầu biết cách vận dụng những kiến thức mà mình đã tích lũy được trong nhà trường nhằm tiếp cận với công việc chuyên môn sau này một cách có hiệu quả trong thời gian ngắn nhất. Theo sự sắp xếp của bộ môn, em đã được phân về thực tập tại Công ty Nước và Môi trường Việt Nam – Số 5 Đường Thành, Hà Nội. Trong suốt quá trình thực tập tại Công ty, em đã nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của các thầy cô trong Bộ môn Cấp thoát nước, đặc biệt là của thầy PGS.TS Nguyễn Việt Anh và Ban lãnh đạo Công ty Nước và Môi trường Việt Nam cũng như của toàn thể cán bộ công nhân viên của Công ty. Thông qua báo cáo này, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy cô và các cô chú trong Công ty. Chúc thầy cô và các cô chú trong công ty sức khỏe dồi dào và đạt được nhiều thành công trong công tác! Sinh viên thực hiện Đặng Quốc Tuấn Phần một Tìm hiểu về Công ty cổ phần nước và môi trường việt nam – viwase I. Giới thiệu chung : 1. Tên viết tắt: VIWASE 2. Trụ sở chính: No. 5, Duong Thanh Str., Hanoi, Vietnam Tel. : (84-4) 828 1429 ; 825 6539 Fax : (84-4) 828 4760 Email : viwase@hn.vnn.vn 3. Năm thành lập: 1969 4. Tài khoản: 211.10.14.0019918 (Tài khoản EUR) 211.10.37.0005413 (Tài khoản USD) 211.10.000000113 (Tài khoản VND) At Bank for Investment and Development of Hanoi 5. Chủ tịch HĐQT: TS. Nguyễn Như Hà 6. Tổng Giám Đốc: KS. Đinh Viết Đường 7.Tình hình tài chính: Viwase là đơn vị hạch toán độc lập 8. Văn phòng đại diện, chi nhánh: - Tại Thành phố Hồ Chí Minh: Văn phòng đại diện: 154 Trần Não, Quận 2, TP . Hồ Chí Minh ĐT : (84-8) 402 1340 Fax : (84-8) 402 1340 Email : viwase@hcm.vnn.vn - Tại Thành phố Đà Nẵng: Chi nhánh Công ty VIWASE Số 80 Thanh Thủy , Quận Hải Châu , Thành phố Đà Nẵng ĐT : (84-511) 531 119 Fax : (84-511) 531 119 Email : viwase_dn@pmail.vnn.vn 9. Các công ty khác mà VIWASE có cổ phần hoặc góp vốn: - Tại Hà Nội : Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư xây dựng hạ tầng Phương Đông (OCI) Số 9 Đường Thành , Hà Nội Tel. : (84-4) 824 4330 Fax : (84-4) 923 2843 Công ty Cổ phần đầu tư công nghệ , môi trường và hạ tầng kỹ thuật Lạc Việt ( LAVIC) Số 9 Đường Thành , Hà Nội Tel. : (84-4) 824 88952 Fax: (84-4) 923 2965 - Tại Bắc Ninh: Công ty Cổ phần Nước và Môi trường Bắc Bộ (WECO) Thôn Phù Lưu, xã Tân Hồng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh Tel. : (84-0241) 743 660 Fax: (84-0241) 743 660 Email: wecots@hn.vnn.vn - Tại Thành phố Hồ Chí Minh Công ty Cổ phần nước, môi trường và hạ tầng kỹ thuật Sài Gòn ( Saigon WEICO) Số 179 Đinh Tiên Hoàng, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh Tel. : (84-8) 820 7900 Fax: (84-8) 820 6090 Email: saigonweico@hcm.vnn.vn - Tại Quảng Ninh: Công ty TNHH Cấp nước Yên Lập, Quảng Ninh Xã Minh Thành , huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh 10. Giới thiệu chung: Công ty cổ phần nước và môi trường Việt Nam (tên viết tắt là VIWASE) là công ty tư vấn hàng đầu tại Việt Nam hoạt động theo Luật Doanh nghiệp trong lĩnh vực cấp thoát nước , vệ sinh môi trường và hạ tầng kỹ thuật. Công ty VIWASE được thành lập năm 1969 với tên gọi Viện Thiết kế Công trình Kỹ thuật Thành phố. Năm 1995, Công ty được đổi tên là Công ty Tư vấn Cấp thoát nước và môi trường Việt Nam (VIWASE) và đến năm 2002, đổi lại tên thành Công ty Nước và môi trường Việt Nam. Cuối năm 2006, Công ty chính thức chuyển đổi thành Công ty Cổ phần Nước và Môi trường Việt Nam. Công ty có trụ sở chính đặt tại số 5, Đường Thành, Hà Nội , văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh và chi nhánh tại thành phố Đà Nẵng. Là Công ty Cổ phần , VIWASE có thể triển khai thực hiện các chiến lược kinh doanh một cách chủ động và linh hoạt hơn cũng như khai thác , phát huy triệt để các nguồn lực để thực hiện các dịch vụ chuyên nghành nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và quốc tế. 11. Hệ thống quản lý chất lượng: VIWASE có chính sách không ngừng cải thiện hệ thống chất lượng với mục tiêu đặt ra là đạt tiêu chuẩn chất lượng cao nhất cho các sản phẩm dịch vụ của công ty. Năm 2002, Hệ thống quản lý chất lượng của Công ty đã được Tổ chức AFAQ – ASCERT INTERNATIONAL (Cộng hòa Pháp) cấp chứng chỉ ISO 9001:2000. Công ty hiện đang thực hiện các dự án được tài trợ bởi các tổ chức quốc tế như : Ngân hàng Thế giới (WB); Ngân hàng phát triển Châu á (ADB); Ngân hàng hợp tác phát triển hải ngoại Nhật Bản (JBIC) ; Ngân hàng Tái thiết Đức (KFW) ; Các tổ chức hỗ trợ phát triển quốc tế như FINIDA ( Phần Lan) và nhiều tổ chức tài trợ khác. VIWASE có đầy đủ khả năng cung cấp các dịch vụ tư vấn toàn diện, từ quy hoạch tổng thể , lập báo cáo và dự án đầu tư đến thiết kế chi tiết và giám sát thi công ... cho các dự án cấp thoát nước và vệ sinh môi trường, hạ tầng kỹ thuật. VIWASE có kinh nghiệm phong phú trong công việc tư vấn trên khắp các vùng lãnh thổ Việt Nam. 12. Lĩnh vực hoạt động: Các lĩnh vực hoạt động chính như sau: 12.1. Tư vấn đầu tư và xây dựng : Tư vấn, tổng thầu tư vấn, khảo sát, thiết kế, quản lý dự án các công trình cấp thoát nước, chất thải rắn và vệ sinh môi trường , bao gồm: lập và thẩm tra các báo cáo đầu tư, Dụ án đầu tư xây dụng công trình, hồ sơ thiết kế, tổng dự toán; Tư vấn đầu thầu và hợp đồng kinh tế về tu vấn , cây lắp , cung cấp thiết bị vật tư , thiết bị; Tư vấn quản lý dự án ; Tư vấn giám sát thi công , lắp đặt. Nghiên cứu , lập báo cáo đánh giá tác động môi trường. Lập quy hoạch chuyên nghành cấp thoát nước và vệ sinh môi trường ; quy hoạch hạ tầng kỹ thuật đô thị , khu công nghiệp. Khảo sát địa hình địa chất , địa chất công trình , địa chất thủy văn , môi sinh , môi trường , thí nghiệm không khí , đất và nước. Thiết kế , lập tổng dụ toán và dự toán và thẩm tra thiết kế, tổng dự toán và dụ toán các công trình dân dụng và công nghiệp. Thiết kế điện động lực, điện dân dụng , điện chiếu sáng, đường dây tải điện và trạm biến thế điện. Quản lý thực hiẹn các dự án đầu tư xây dựng: Giám sát thi công xây dựng, kiểm tra chất lượng thiết bị , vật tu, thi công xây lắp, nghiệm thu , bàn giao thanh quyết toán các công trình xây dựng. 12.2. Đầu tư xây dựng kinh doanh các công trình cấp thoát nước và vệ sinh môi trường, các công trình hạ tầng đô thị và khu công nghiệp. 12.3. Nhận thầu thi công xây dựng , lắp đặt và cung ứng vật tư thiết bị cho công trình cấp thoát nước và công trình xử lý nước thải , các công trình dân dụng, công nghiệp , hạ tầng đô thị và khu công nghiệp, các công trình điện , đường dây và trạm biến thế 35 KV; Tổng thầu thực hiện các dự án cấp thoát nước theo hình thức chìa khóa trao tay , Khoan khai thác nước ngầm. 12.4. Thiết kế chế tạo , sản xuất kinh doanh và kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư thiết bị chuyên nghành cấp thoát nước và môi trường. 12.5. Nghiên cứu khoa học , ứng dụng và chuyển giao công nghệ , đào tạo trong lĩnh vực chuyên nghành cấp thoát nước và vệ sinh môi trường. Trong quá trình nghiên cứu và cung cấp dịch vị tư vấn , Công ty đã kết hợp chặt chẽ các nhóm môi truờng , Khảo sát kỹ thuật , Xã hội học ... để cung cấp các thông tin đặc biệt và hỗ trợ các mhóm dự án khi cần thiết. Công ty cung cấp các dịch vụ đa lĩnh vực và thực hiện thành công nhiều dự án quy mô lớn nhờ kinh nghiệm sâu rộgn tích lũy được. Với các giải pháp kỹ thuật thực tế , VIWASE đã phát triên rthành một công ty danh tiếng cùng với một đội ngũ chuyên gia am hiểu nhiều lĩnh vực đã thực hiện thành công nhiều dụ án lớn và phức tạp tại bất cứ nơi nào ở Việt Nam. Mặt khác , Coong ty cũng cung cấp các dịch vụ của cá nhân và đội ngũ ít người cho các dịch vụ chuyên gia ngắn hạn, Với mỗi lĩnh vực hoạt động , Công ty đã cung cấp hoàn chỉnh các dịch vụ tư vấn thông qua việc thực hiện các dự án bao gồm các bước sau: * Điều tra thăm dò Bàn bạc giải quyết vấn đề , nghiên cứu sơ bộ và đánh giá tiềm năng phát triển , trình bày rõ ràng chính xác các khái niệm phát triển , chiến lược phát triển và kế hoạch trong tương lai , phê duyệt ban đầu dụ án , chuẩn bị kế hoạch cho các việc khảo sát tiép theo. * Khảo sát hiện trường Khảo sát địa hình , lập bản đồ , điều tra khí tượng và thủy văn , khảo sát địa chất và địa chất thủy văn , khảo sát nguồn nước ngầm , điều tra thổ nhưỡng , điều tra việc sử dụng đất , điều tra phân loại đất , điều tra giao thông , điều tra nhân khẩu , điều tra kinh tế xã hội , điều tra thị trường. * Nghiên cứu và quy hoạch Nghiên cứu quy hoạch tổng thể , nghiên cứu tiền khả thi và khả thi. * Trợ giúp trong việc chuẩn bị Dự án Chương trình thục hiện và trợ giúp chuẩn bị tài chính. * Bố trí các công việc và thiết kế Thiết kế sơ bộ , nghiên cứu và khảo sát chi tiết , kiểm tra vật liệu , kiẻm tra mẫu , thiết kế kỹ thuật chi tiết, tính dự toán , kế hoạch thi công , chuẩn bị hồ sơ mời tuyển , hồ sơ mời thầu và tiêu chí kỹ thuật. * Giám sát và quản lý , chỉ dẫn kỹ thuật trong thi công Trợ giúp trong việc đấu thầu và đàm phán ký kết hợp đồng , giám sát và quản lý thi công , chỉ dẫn kỹ thuật thi công , kiểm tra và thử nghiệm. * Vận hành và bảodưỡng Hướng dẫn vận hành và bảo dưỡng , kiểm tra chất lượng và đánh giá dự án. * Đào tạo và hướng dẫn chuyển giao kỹ thuật: Đào tạo nhân viên của dự án và chuyển giao kỹ thuật. 13. Cơ cấu tổ chức: Hình 2-4: Cơ cấu tổ chức của VIWASE ban kiểm soát Đại hội cổ đông hội đồng quản trị tổng giám đốc Khối sản xuất trực tiếp Khối sản xuất gián tiếp Văn phòng đại diện tại TP HCM Xí nghiệp TK KCCT HTKT Phòng Kế hoạch – Tổng hợp Xí nghiệp Công nghệ CTN Chi nhánh tại TP Đà Nẵng Trung tâm NCƯD KHCN CTN Phòng Kỹ thuật Xí nghiệp TVCNMT Phòng Kinh tế – Dụ toán Phòng Thí nghiệm CN CTN Xí nghiệp KSXD Xí nghiệp cơ điện Phòng Tài vụ Trung tâm Tư vấn Phát triển CNMT Trung tâm Tư vấn thiết kế CN CTN Xí nghiệp nước Như Quỳnh Xí nghiệp KD KDCNCTN Phòng Thiết kế kết cấu công trình 14. Nhân sự: Hiện nay , số CBCNV của VIWASE là hơn 380 người trong đó trên 80% có trình độ đại học và trên đại học bao gồm các kỹ sư cấp thóat nước, môi trường, xây dựng, kiến trúc , điện, cơ khí và các nghành khác có kiên quan như địa chất, địa chất thủy văn , khảo sát , kinh té , hóa học, tin học v.v... - Tiến sỹ, Thạc sỹ 24 người - Kỹ sư cấp thoát nước và môi trường: 150 người - Các ký sư chuyên nghành khác gồm: + Kỹ sư Xây dựng: 76 người + Kỹ sư khảo sát: 17 người + Kỹ sư Kinh tế xây dựng: 20 người + Kiến trúc sư: 08 người + Kỹ sư khác: 70 người + Nhân viên hỗ trợ: 15 người 15. Năng lực tài chính: Vốn điều lệ 21.000.000.000 VND Trong đó: - Vốn cố định: 7.785.000.000 VND - Vốn lưu động 13.215.000.000 VND Doanh thu các năm (Doanh thu tư vấn) Năm Doanh thu 1. 2001 36.500.000.000 VND 2. 2002 41.000.000.000 VND 3. 2003 43.536.123.102 VND 4. 2004 46.828.590.080 VND 5. 2005 60.889.229.159 VND II. Năng lực kinh nghiệm của Công ty: VIWASE có kinh nghiệm toàn diện trong quản lý xây dựng và giám sát thi công cũng như phê duyệt , thẩm định, thiết kế và quản lý hợp đồng xử lý nước thải, xử lý nước cũng như phân phối và các dự án kiểm soát mức độ ô nhiễm nước. Dưới đây là các lĩnh vực có tính chất và quy mô tương tự mà Công ty VIWASE đã và đang tham gia thực hiện: 1. Lĩnh vực tư vấn, khảo sát thiết kế 1.1. Cấp nước VIWASE có kinh nghiệm sâu rộng trong lĩnh vực cấp nước bao gồm: Lập kế hoạch nguồn nước; Lập kế hoạch cho lưu vực thu nước; Bể chứa Xử lý nước Hệ thống cấp nước và phân phối; VIWASE cung cấp các dịch vụ cho việc lập kế hoạch , thiết kế , khảo sát, phân tích và giám sát thi công các hệ thống cấp nước. 1.2. Thoát nước Công ty có kinh nghiệm trong việc nghiên cứu quy hoạch tổng thể thoát nước và tính toán thiết kế chi tiết các hệ thống thoát nước. Các dự án mà Công ty đã tham gia thiết kế và giám sát thi công bao gồm: Cải tạo và xây dựng mới cống thoát nước Giảm sự rò rỉ vào/ra. Giảm các rủi ro úng ngập. Trạm bơm Kênh dẫn và kênh xả Cải tạo sông và mương thoát nước; Cống qua đê, sân tiêu năng Bể điều áp Công ty hiểu và tận dụng đầy đủ các điều khoản tiết kiệm của chi phí cơ bản có thể tích lũy trong quá trình thực hiện, ví dụ các cấu kiện đúc sẵn và đường hầm nhỏ cho thi công thay cho các phương pháp thi công truyền thống đối với các công trình sử dụng bê tông cốt thép và các công trình cắt qua và công trình che phủ. Kinh nghiệm chuyên môn trong phân tích thủy lực giúp Công ty xác định chi phí hiệu quả nhất cho hệ thống thoát nước thải và phương án vận hành các hệ thống phức tạp bao gồm hệ thống cống kết hợp, cống nội bộ ,cống đôi và bể chứa. 1.3.Xử lý nước thải: Công ty tham gia vào việc lập các nghiên cứu khả thi và thiết kế sơ bộ , bao gồm việc đánh giá các quá trình xử lý được lựa chọn để đạt hiệu quả thoát nước thải , đạt tiêu chuẩn đã được chấp nhận. Đặc biệt Công ty có kinh nghiệm trong việc so sánh chi phí cho các sự chọn lựa xử lý khác nhau nhằm xác định giải pháp kinh tế nhất. Công ty lập thiết kế chi tiết cho các quy trình xử lý nước thải bao gồm: Xử lý sơ bộ , chắn rác , loại bỏ cát và dầu mỡ Lọc sinh học ( thông thường và định hình hóa) Công trình xử lý theo bùn hoạt tính Lọc sinh học có cấp gió Mương Ôxy hóa Các công trình tạo phản ứng tiếp theo Công trình hợp khối (ví dụ : các thiết bị quay sinh học) Khử trùng bằng tia cực tím Thiết bị kiểm soát mùi Trong các thiết kế này chúng tôi đã đáp ứng được nhu cầu của khách hàng /nhà thầu . Sơ đồ bố trí các công trình được đưa ra đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc thi công đạt hiệu quả cao. Những dự án mà Công ty đã tham gia bao gồm: Thiết kế các công trình mới Mở rộng cho các công trình hiện có Kỹ thuật xử lý Quy trình mới và tiên tiến Kiểm soát tiếng ồn và mùi Các chiến lược và quy trình xử lý bùn Với vai trò của một nhà thiết kế trong các hợp đòng thiết kế và xây dựng, Công ty đã cung cấp đầy đủ các dịch vụ thiết kế về xây dựng dân dụng, thủy lực , cơ khí và điện , đồng thời cũng nhận thức được mức độ chi tiết cần thiết nhằm đảm bảo thông tin đầy đủ cho việc thi công. Công ty quản lý các dự án có giá trị đầu tư từ 10 tỷ đồng trở lên , nhưng chúng tôi hiểu sự cần thiết cho các đề xuất chi tiết đầy đủ sẽ được chuẩn bị cho bất cứ quy mô nào của dự án. Mối quan hệ chạt chẽ với các công ty cấp nước giúp chúng tôi hiểu rõ các vấn đề quan trọng đối với việc vận hành và bảo dưỡng và vì vậy các thiết kế phải đáp ứng nhu cầu phù hợp. Việc tham gia hợp tác của Công ty với các nhà thầu rất tốt và Công ty cũng nhận thức được tầm quan trọng của việc phân chia thiết ké thành nhiều giai đoạn để phù hợp với kế hoạch xây dựng và sụ cần thiết phải liên hệ và hợp tác chặt chẽ để đảm bảo các chi tiết xây dựng được chuẩn bị đúng tiến độ đáp ứng đồng thời kế hoạch xây dựng và lắp đặt thiết bị. 1.4.Xử lý nước thải công nghiệp: Công ty có các kinh nghiệm trong lĩnh vực xử lý nước và nước thải công nghiệp Công ty đã tham gia các nghiên cứu và các dự án như sau : Xử lý nước đẻ cung cấp các loại nước có chất lượng khác nhau để uống, làm lạnh , các loại nước công nghiệo có chất lượng cao , nước cất cho sản xuất chất bán dân; Chứa và vận chuyển chất thải lỏng Xử lý chất thải lỏng bao gồm các phương pháp xử lý như: trung hòa , lắng , xử lý cơ học và sinh học Vận chuyển và xử lý bùn, bao gồm phương pháp phân hủy kỵ khí; Chứa axid và kiềm, vận chuyển và trung hòa, bao gồm vận chuyển chất thải rắn trung hòa thu được; Xử lý nước thải chứa kim loại nặng. Công ty có khả năng toàn diện trong lĩnh vực này với đội ngũ kỹ sư hóa học, xử lý công nghệ, cơ khí , điện , xây dựng dân dụng công nghiệp và kết cấu với các kinh nghiệm trực tiếp trong việc vận hành và điều khiển các thiết bị xử lý nước thải. Công ty có thể cử những nhóm chuyên gia có thể thực hiện các kế hoạch có quy mô vừa và lớn thông qua các giai đoạn phát triển dự án bao gồm việc lựa chọn công nghệ, giám sát thi công công trình và vận hành chạy thử. 1.5.Quản lý chất thải rắn: Công ty có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý chất thải ở Việt Nam.Chúng tôi cugn cấp dịch vụ cho các đối tượng khách hàng từ các tỉnh, thành phố tới các địa phương.Dịch vụ mà Côgn ty cung cấp bao gồm: Phân tích và khảo sát thị trường; Nghiên cúu môi trường, lập kế hoạch và nghiên cứu khả thi; Khảo sát kỹ thuật và khảo sát nhà máy; Thiết kế sơ bộ cho nhà máy và các thiết bị; Chuẩn bị tiêu chí kỹ thuật Đánh giá hồ sơ thầu; Thiết kế kiến trúc và phong cảnh Thiết kế kết cấu và xây dựng; Giám sát thi công và chạy thử; Công ty tham gia nhiều lĩnh vực thuộc quản lý chất thải rắn tập trung bao gồm trung chuyển, bãi chôn , thiêu hủy và các phương án xử lý rác khác. Công ty cung cấp các dịch vụ kỹ thuật chuyên nghànhvà lập quy hoạch xây dựng các nhà máy hủy rác tập trung. Kinh nghiệm điều tra ảnh hưởng tới môi trường của các quy trình công nghệ trong việc thu gom xử lý chất thải rắn của Công ty được đánh giá cao, đặc biệt trong bối cảnh môi trường thế giới được quan tâm nhu hiện nay. 2.Lĩnh vực nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ: VIWASE chú trọng công tác nghiên cứu khoa học và chuyên giao công nghệ , đã chủ trì nghiên cứu các đề tài cấp Nhà nước, cấp Bộ trong chuyên nghành cấp thoát nước và vệ sinh môi trường. VIWASE là đơn vị chủ trì nghiên cứu doạn thảo các quy hoạch tổng thể , định hướng , chiến lược cho nghành như: Quy hoạch cấp nước cho các đô thị Việt Nam đến năm 2020; Định hướng phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam đến năm 2020; Định hướng phát triển Thoát nước Đô thị Việt Nam đến năm 2020; Chiến lược môi trường xây dựng; Kết quả của nhiều đề tài nghiên cứu khoa học đã được ứng dụng có hiệu quả trong nhiều dự án cấp thoát nước và môi trường đưa đến hiệu quả to lớn về kinh tế và xã hội .Một số tiến bộ khoa học kỹ thuật đã được ứng dụng kịp thời thông qua các dịch vụ chuyển giao công nghệ , thi công thựcnghiệm . Công ty đã và đang triển khai một số đề tài nghiên cứu về lĩnh vực quy hoạch hệ thống thoát nước đô thị, công nghệ xử lý nước thải , chất thải rắn và cấp thoát nước nông thôn. Một số đề tài được triển khai nghiên cứu trong năm 2001 như: Nghiên cứu chương trình quản lý mạng lưới khách hàng; Xử lý rác thải tại các bãi chôn lấp rác thải rắn đô thị ... 3.Chuyển giao công nghệ , tổng thầu Thi công xây lắp , đầu tư xây dựng các công trình Cấp thoát nước , Sản xuất kinh doanh Vật tư chuyên nghành Cấp thoát nước: Bên cạnh công tác tư vấn khảo sát thiết kế , nghiên cứu khoa học , VIWASE đã và đang thực hiện nhiều dịch vụ chuyển giao công nghệ , thi công xây lắp các công trình cấp thoát nước có quy mô vừa và nhỏ , sản xuất và cung ứng thiết bị , vật tư chuyên nghành cấp thoát nước. Một trong những trọng tâm phát triển của Công ty là đầu tư xây dựng các công trình Cấp nước quy mô vừa và nhỏ phục vụ các khu công nghiệp, thị trấn thị tứ theo hình thức BOO ( Xây dựng – Vận hành – Sở hữu); BT ( Xây dựng – Chuyển giao) ; BOT ( Xây dựng – Vận hành – Chuyển giao). Hiện nay Công ty đang triển khai các dự án đầu tư xây dựng Hệ thống Cấp nước Từ Sơn Bắc Ninh theo hình thức BOO, công suất 20.000 m3/ngđ, Hệ thống cấp nước đô thị Văn Lâm và khu công nghiệp Như Quỳnh , tỉnh Hưng Yên theo hình thức BOO , Hệ thống cấp nước Yên Lập , tỉnh Quảng Ninh ... Phần hai Tìm hiểu về quy trình thực hiện một dự án I. tìm hiểu các bước tiến hành thực hiện một dự án đầu tư Chủ trương đầu tư Quy mô công trình, Tổng vốn đầu tư, Nguồn vốn Trình duyệt Phê duyệt Cấp có thẩm quyền Xem xét và phê duyệt Lập dự án đầu tư Lập báo cáo Thiết kế cơ sở Kế hoạch đấu thầu Trình duyệt QĐ. Phê duyệt Cấp có thẩm quyền Phê duyệt dự án Phê duyệt kế hoạch Thiết kế và lập dự toán Thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán Thiết kế bản vẽ thi công Thẩm tra và thẩm định QĐ. Phê duyệt Cấp có thẩm quyền Phê duyệt thiết kế Cấp phê duyệt Đấu thầu Lập hồ sơ mời thầu Bán hồ sơ mời thầu Nộp hồ sơ dự thầu Đánh giá HSDT QĐ. Phê duyệt Cấp có thẩm quyền Phê duyệt HSMT Phê duyệt kquả đánh giá HSMT Thương thảo và ký hợp đồng Thương thảo hợp đồng Ký HĐ với nhà thầu trúng thầu Cấp có thẩm quyền Phê duyệt Thi công xây lắp Nhà thầu thi công Giám sát thi công của chu đầu tư Bàn giao đưa công trình vào sử dụng Quyết toán công trình Lập hồ sơ quyết toán Kiểm tra quyết toán Bản vẽ hoàn công Chú thích: - Việc đầu tư xây dựng công trình phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch nghành, quy hoạch xây dựng, bảo đảm an ninh, an toàn xã hội và an toàn môi trường, phù hợp với các quy định của pháp luật khác có liên quan. - Ngoài ra tuỳ theo nguồn vốn sử dụng cho dự án, nhà nước còn quản lý theo những quy đinh được quy định rõ trong Điều 3 NĐ 16/2005/NĐ-CP ngày 07-02-2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. - Sau khi được Cấp có thẩm quyên phê duyệt Chủ trương đầu tư tiến hành Lập dự án đầu tư (quy định trong điều 5,6,7 NĐ 16/2005/NĐ-CP), việc thẩm đinh được quy đinh tại Điều 10 NĐ 16/2005/NĐ-CP, gồm một số công tác chính như sau: Lập Báo cáo đầu tư, Dự án đầu tư; Rà soát và điều chỉnh Báo cáo đầu tư; Dự án đầu tư; Tiến hành các nghiên cứu kỹ thuật và tính toán tối ưu; Phân tích tài chính, kinh tế; Thành lập các thông số kỹ thuật phục vụ thiết kế, lựa chọn các tiêu chuẩn thiết kế; Thiết kế cơ sở; Lập đề cương khảo sát địa chất; khảo sát địa hình; II. Quy trình thực hiện công tác thiết kế và lập dự toán: ( Điều 13,14,15,16,17 Nghị Định 16/2005/NĐ-CP): Đề xuất phương án kỹ thuật - Đề xuất giải pháp thực hiện Chủ đầu tư - Xem xét, cho ý kiến về các đề xuất kỹ thuật. Tư vấn trình nộp Tư vấn tiếp thu Chuẩn bị các tài liệu tham chiếu Khảo sát thực địa Thu thập số liệu hiện trạng Thu thập điểm xả, điểm cấp nguồn Thiết kế kỹ thuật Lập thuyết minh thiết kế Chủ đầu tư - Xem xét, cho ý kiến về hồ sơ thiết kế kỹ thuật Ký kết hợp đồng kinh tế Tư vấn tiếp thu Hoàn thiện hồ sơ thiết kế kỹ thuật và dự toán Hoàn thiện hồ sơ thiết kế kỹ thuật Lập dự toán chi tiết, tổng dự toán Thiết kế bản vẽ thi công từng hạng mục Lập bản vẽ thiết kế thi công Chủ đầu tư - Xem xét, cho ý kiến Hoàn thiện thiết kế bản vẽ thi công và giao nộp cho chủ đầu tư Chủ đầu tư - Phê duyệt hồ sơ thiết kế Thực hiện công tác giám sát tác giả công trình Tư vấn trình nộp Tư vấn tiếp thu Tư vấn trình nộp Tư vấn tiếp thu Tư vấn trình nộp Lập thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công: Rà soát thiết kế cơ sở; Rà soát tiêu chuẩn thiết kế có liên quan cho tất cả các hạng mục công trình; Xác định các số liệu bổ sung theo yêu cầu nhằm hoàn thiện thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công; Khảo sát chi tiết, thu thập số liệu địa chất, địa hình. Thực hiện các bước tính toán phân tích kỹ thuật; Trợ giúp Ban quản lý dự án trong công tác lập đề cương ký kết hợp đồng khảo sát, đo đạc; Thực hiện các bản vẽ thiết kế kỹ thuật, bản vẽ thi công, cho hồ sơ mời thầu; Soạn thảo “Đặc điểm kỹ thuật của dự án” cho các phần: Cơ khí; Xây dựng; Điện; Kiến trúc; Quản lý và Vận hành; - Trình tự tổ chức đấu thầu: + Lập hồ sơ mời thầu (đã được phê duyệt) + Thông báo mời thầu + Nhận và quản lý hồ sơ dự thầu + Mở thầu + Đánh giá chất lượng, xếp hạng nhà thầu + Trình duyệt kết quả đấu thầu + Công bố trúng thầu - Thương thảo và ký hợp đồng: sau khi đấu thầu thành công thì tiến hành thương thảo hợp đồng và ký hợp đồng với nhà thầu trúng thầu - Thi công xây lắp: Nhà thầu thi công xây lắp sau khi trúng thâu sẽ tiến hành thi công với sự giám sát của chủ đầu tư và bàn giao đưa công trình vào sử dụng khi thi công xong. (Chương V Nghị định 209/2004/NĐ-CP) Giám sát khối lượng, chất lượng công trình xây dựng; Lập chương trình quản lý chất lượng phục vụ công tác xây dựng, lắp đặt thiết bị, vật tư. Giám sát vật tư thiết bị cung cấp đến công trường. Chứng nhận công tác thí nghiệm vật tư thiết bị trước khi lắp đặt; Giám sát, giám định, đo đếm khối lượng và kiểm tra chất lượng phần xây dựng, lắp đặt thiết bị, đảm bảo phù hợp với bản vẽ thiết kế và đặc điểm kỹ thuật; Trợ giúp Ban quản lý dự án trong quản lý các hợp đồng xây dựng, mua sắm vật tư thiết bị. - Quyết toán công trình Phần ba Tìm hiểu về dự án đầu tư xây dựng công trình dự án thoát nước nhằm cải tạo môi trường hà nội – giai đoạn ii. i. Các căn cứ thiết kế và tài liệu thiết kế Công văn số 1939/UB-KH&ĐT ngày 19/7/2002 của UBND Thành phố Hà nội gửi Bộ KH&ĐT về việc xin đăng ký Dự án thoát nước nhằm cải tạo môi trường Hà nội - dự án II nằm trong danh sách dài các dự án JBIC (Nhật bản) tài trợ . Quyết định số 193/QĐ-UB ngày 9/1/2003 của UBND Thành phố Hà nội về việc phê duyệt nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư Dự án thoát nước nhằm cải tạo môi trường Hà nội - dự án II. Quyết định số 3810/QĐ-UB ngày 29/5/2002 của UBND Thành phố Hà nội về việc giao nhiệm vụ chủ đầu tư Dự án thoát nước nhằm cải tạo môi trường Hà nội - dự án II (2005-2010) và đơn vị tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi theo tờ trình số 534/TTr-KH&ĐT ngày 23/5/2002 của Sở Kế hoạch và Đầu tư. Định hướng phát triển thoát nước Đô thị Việt Nam đến năm 2020. Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tháng 6/1998. Chiến lược tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô Hà nội thời kỳ 2001-2010 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 60/2002/QĐ-TTg ngày 13/5/2002. Qui hoạch tổng thể thoát nước thành phố Hà Nội Dự án 1995-2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo QĐ số 430/QĐ-TTg ngày 07/8/1995. Báo cáo nghiên cứu hệ thống thoát nước và xử lý nước thải thành phố Hà Nội do Cơ Quan Hợp Tác Quốc Tế Nhật Bản (JICA) lập tháng 2/1995. Nghiên cứu khả thi Dự án I đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo QĐ số 112/TTg ngày 15/2/1996. Báo cáo SAPI do Công ty Nippon Koei Ltd. (Nhật bản) lập tháng 7 năm 2000. Báo cáo Nghiên cứu khả thi (F/S) và chương trình thực hiện (I/P) cho Dự án thoát nước nhằm cải tạo môi trường Hà Nội-Dự án II do Công ty tư vấn Nippon Koei lập tháng 7/2005. Báo cáo đánh giá tác động môi trường (EIA) của dự án Thoát nước nhằm cải tạo môi trường Hà Nội-Dự án II do Công ty tư vấn Nippon Koei và Viện Kỹ thuật nước và công nghệ môi trường lập 10/2005, đã được UBND thành phố Hà Nội phê chuẩn tại quyết định số 7854/QĐ-UB ngày 29/11/2005. Văn bản số 79/QH-KT-P2 ngày 23/01/2006 của Sở Quy hoạch Kiến Trúc Hà Nội về các hạng mục thoát nước mưa, nước thải giai đoạn II của Dự án Thoát nước nhằm cải tạo môi trường Hà Nội. Báo cáo Đầu tư xây dựng công trình Dự án thoát nước nhằm cải tạo môi trường Hà Nội-Dự án II (2005-2010) do Công ty Nước và Môi trường Việt Nam hoàn chỉnh vào tháng 11/2005. Các ý kiến của các Bộ: Bộ xây dựng trong văn bản số 1518/BXD-HTĐT ngày 29/7/2005, Bộ Tài Chính trong văn bản số 10055/BTC-ĐT ngày 10/8/2005, Bộ Tài nguyên và Môi trường trong văn bản số 2944/BTNMT-TĐ ngày 27/7/2005, Ngân hàng Nhà nước trong văn bản số 1046/CV-HTQT4 ngày 29/7/2005, Bộ Khoa học và công nghệ trong văn bản số 480/BKHCN-ĐTG ngày 6/3/2006, Bộ Giao thông vận tải trong văn bản số 1146/BGTVT-KHĐT ngày 3/3/2006, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn trong văn bản số 567/BNN-TL ngày 13/3/2006 về Báo cáo đầu tư xây dựng công Dự án thoát nước nhằm cải tạo môi trường Hà nội-Dự án II. Điều tra khảo sát hiện trạng hệ thống thoát nước Hà nội phối hợp với Công ty Thoát nước Hà nội và các dự án liên quan. Báo cáo hiện trạng môi trường Hà nội của Sở KHCN môi trường Hà nội. Công văn của Thủ Tướng Chính phủ số 1500/TTg-CN ngày 04 tháng 10 năm 2005 gửi ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc thông qua mục tiêu và một số nội dung đầu tư chính của Dự án thoát nước nhằm cải tạo môi trường Hà nội - dự án II (2005-2010)để làm cơ sở vay vốn đầu tư của chính phủ Nhật Bản và giao Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội trên cở sở kết quả đàm phán vay vốn giữa chính phủ Nhật Bản, chỉ đạo Chủ đầu tư tiếp thu ý kiến các cơ quan liên quan lập và trình duyệt Dự án đầu tư xây dựng công trình theo quy định hiện hành của Nhà nước về đầu tư và xây dựng. Biên Bản thoả thuận về Dự án Thoát nước nhằm cải tạo Môi trường Hà Nội - dự án II giữa Ngân hàng hợp tác Phát triển quốc tế Nhật Bản và Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội ngày 28/10/2005, tại Hà Nội. II. tiêu chuẩn thiết kế Việc thiết kế kênh thoát nước, các tuyến cống hộp, các tuyến cống tròn, các cầu và đường được thiết kế phù hợp với các tiêu chuẩn và các yêu cầu kỹ thuật Việt Nam sau: (1) 22TCN-018-79: Luật Thiết kế Cầu Cống trong các tình trạng giới hạn, (2) TCVN 4453-95: Xây dựng Kết cấu Bê tông Cốt thép (3) TCVN 4054-85: Tiêu chuẩn Thiết kế Đường Cao tốc, (4) 20TCN 104-83: Các tiêu chuẩn thiết kế Phố và Đường đô thị, (5) TCVN 5574-91: Thiết kế kết cấu bê tông cốt thép (6) TCXD.57-73: Thiết kế tường chắn đất (7) TCVN 4116-85: Bê tông và bê tông cốt thép của các kết cấu kỹ thuật thuỷ lực (8) TCVN 27370-9: Tải trọng động đối với các toà nhà và công trình (9) Quyết định số 2057 AD/KT 4 ngày 19/9/1979 của Bộ Giao thông về Tải trọng Đường bộ (10) 20TCVN 174-89: Khảo sát địa chất cho cột chịu tải (11) 20-TCN-51-84: Tiêu chuẩn thoát nước. Mạng lưới bên ngoài và công trình. Tiêu chuẩn thiết kế. (12) QP-TL-C-3-75: Tiêu chuẩn thiết kế các kết cấu đá gạch và đá gạch cốt thép (13) QPTLC-76: Tiêu chuẩn tính toán thuỷ lực đập tràn - Nghị định của Chính phủ về Quản lý chất lượng công trình xây dựng số 209/2004/QĐ-CP, ngày 16/12/2004. Các tiêu chuẩn của nước ngoài được phép áp dụng tại Việt nam, ví dụ như: - Luật thoát nước của Nhật Bản (1976), luật xây dựng của Nhật (1983) và tiêu chuẩn Hiệp hội Thoát nước Nhật bản (1984); Tiêu chuẩn Anh - Thiết kế kết cấu bê tông cho thiết kế chứa chất lỏng (BS 8007, 1987, BS 8110); cho công tác kết cấu thuỷ lực. - Một số Tiêu chuẩn Hoa Kỳ như: AASHTO-LRFD 1994 và AASHTO 1994 cho thiết kế cầu, hình học đường cao tốc. - Một số tiêu chuẩn Nhật Bản như: JES, JIS, JEC, JEM cho với công tác thiết kế chi tiết hệ thống và thiết bị điện thoại và thông tin. III. nội dung thiết kế cơ sở Đề cương Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể và Dự án Giai đoạn I (1) Quy hoạch tổng thể Quy hoạch tổng thể được phê duyệt do nhóm nghiên cứu JICA tiến hành gồm 1) Quy hoạch thoát nước, 2) Quy hoạch xử lý nước thải và 3) Các biện pháp phi kết cấu nhờ đó có thể làm tăng tính hiệu quả của 1) và 2) và sẽ có tác động ngược trở lại nếu thiếu hoặc các biện pháp điều tiết này không hợp lý. Bảng III.1.1 Các lĩnh vực và hoạt động mục tiêu của các phân đoạn/giai đoạn dự án Hợp phần Phân đoạn 1 Phân đoạn 2 Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Thoát nước - Lưu vực sông Tô Lịch - Các máy bơm công suất 45 m3/giây - Lưu vực sông Tô Lịch - Các máy bơm khác - Lưu vực sông Nhuệ Xử lý nước thải - Trạm xử lý nước thải thí điểm - Xây cống thoát - Xây dựng cống thoát - Cải thiện chất lượng nước - Chưa xác định Tổng chi phí dự toán khoảng 1.200 triệu USD cho Quy hoạch thoát nước sông Tô Lịch , sông Nhuệ và nhóm khu vực 1-7 trong Quy hoạch xử lý nước thải. Đây là một lượng vốn lớn do đó, nên theo hướng tiếp cận thực hiện từng bước một. Bảng VI.1.2 Tổng chi phí Dự án trong Quy hoạch tổng thể JICA 1994 Đơn vị: triệu USD Hạng mục Giá trị 1. Pha 1 317.4 1.1 Giai đoạn 1 160,5 1.2 Giai đoạn 2 156,9 2. Pha 2 206,7 Tổng vốn kế hoạch thoát nước giai đoạn 1 524,1 Tổng vốn Kế hoạch thoát nước giai đoạn 2 637,9 Chi phí tổng thể 1.162,0 Nguồn: Báo cáo nghiên cứu JICA 1994 - Với kế hoạch thoát nước, cần ưu tiên thực hiện cho lưu vực sông Tô Lịch bởi tỉ suất hoàn vốn nội tại của sông này cao hơn so với lưu vực sông Nhuệ. - Quy hoạch xử lý nước thải nên được kết hợp với kế hoạch thoát nước bởi vì hệ thống cống thoát của thành phố Hà Nội là hệ thống cống kết hợp. Theo kết quả đánh giá dự án trên, Nghiên cứu khả thi cho công tác cải tạo điều kiện thoát nước của sông Tô Lịch đã được thực hiện. (2) Dự án 1 Dự án giai đoạn 1 được thực hiện từ tháng 3/1997 và sẽ kết thúc vào tháng 8/2005. Dự án xây dựng các công trình thoát nước, cầu, cải tạo môi trường hồ và hai trạm thí điểm xử lý nước thải. Dự án còn cung cấp các thiết bị vệ sinh và nạo vét. Các công trình này được chia thành 17 gói thầu dưới Hình thức gói thầu cạnh tranh trong nước (LCB) hoặc gói thầu cạnh tranh quốc tế (ICB). Quy mô của các công trình chính được tóm tắt trong bảng 2.3: Bảng III.1.3 Những đặc điểm chủ yếu của Dự án 1 (1/2) Gói thầu Các đặc tính 1. Cải tạo và thi công cống gói CP-1 1.1. Lưu vực Trúc Bạch (80ha) 1.2. Lưu vực Trần Bình Trọng (70ha) 2. Cải tạo và thi công cống gói CP-2 2.1. Lưu vực sông Tô Lịch T1 & T5a (324 ha) 2.2. Lưu vực thượng lưu sông Lừ (215 ha) 2.3. Lưu vực sông Sét S1 (217 ha) 2.4. Lưu vực sông Kim Ngưu K1 (347ha) 3. Chuẩn bị Công trường cho Công tác Xây dựng chính gói thầu CP -3 3.1. Đường vào trạm bơm Yên Sở 3.2. Lán trại của nhà thầu 3.3. San nền phân xưởng thiết bị nạo vét 3.4. Đường vào bãi đổ bùn 4. Công tác Móng trạm bơm Yên Sở gói CP-4 4.1. Đóng cọc cho trạm bơm và bể điều hoà 4.2. Thi công các kênh Kênh dẫn vào Kênh dẫn thông thường Kênh xả ra sông 4.3. Cấp điện từ trạm Mai Động 4.4. Công tác thoát nước tạm 5. Đào hồ phía nam Yên Sở gói thầu CP- 5 5.1. Đào hồ số 3,4, và 5 (tổng 81,6 ha) 6. Thiết bị nạo vét gói số CP - 6 6.1. Cung cấp thiết bị nạo vét 6.2. Nạo vét kênh và cống 7a. Công tác xây dựng chính CP - 7a 7a.1. Đào hồ Bắc Yên Sở 7a.2. Kênh Yên Sở 7a.3. kênh Linh Đàm 7a.4. Công tác cải tạo sông S. Tô Lịch, thượng lưu s. Lừ, hạ lưu s. Kim Ngưu Sông Sét và hạ lưu Sông Lừ Đường phân lũ Lừ - Sét 7a.5. Hệ thống điều khiển lũ 7a.6. Thử nghiệm hệ thống điều khiển lũ 7b.Thượng lưu sông Kim Ngưu Cp - 7b 7b.1. Cải tạo thượng lưu sông Kim Ngưu 7b.2.Bãi đổ Yên Mỹ 7c. Kết cấu phần nổi trạm bơm Yên Sở gói thầu số CP - 7c 7c.1. Thi công trạm bơm Yên Sở Cầu JC 3 7c.2. Thi công cầu qua kênh dẫn ra 8. Công tác thuỷ cơ gói thầu CP- 8 8.1. Cung cấp và lắp đặt các cửa và bơm 8.2. Cung cấp và lắp đặt các công tác về điện 8.3. Thử nghiệm công tác thuỷ cơ 9. Thi công cầu và cống hộp gói số CP -9 9.1. Thi công cầu qua mương 9.2. Thi công cống hộp qua mương 10. Công tác cải tạo hồ I gói số CP - 10 10.1. Nạo vét 4 hồ 11. Công tác cải tạo hồ II gói số CP - 11 11.1. Đào, kè và hạ tầng xung quanh Hồ - hồ Thiền Quang - hồ Thành Công 12. Nhà máy xử lý nước thải thí điểm gói số CP – 12 12.1. Nhà máy thí điểm tại Kim Liên 12.2. Nhà máy thí điểm tại Trúc Bạch 13. Xây dựng khu di dân gói số CP - 13 13.1. Xây dựng hạ tầng khu di dân tái định cư Đồng tầu 14. Cửa xả, công tác dân dụng gói thầu CP -14 14.1 Thi công cửa xả và đê quai Hình thức đấu thầu: LCB ( Đấu thầu cạnh tranh trong nước) - Thi công cống mới : 1,2 km - Thi công cống mới : 1,8 km Hình thức đấu thầu: LCB - Thi công cống mới : 3,9 km - Thi công cống mới : 6,7 km - Thi công cống mới : 2,8 km - Thi công cống mới : 7,6 km Hình thức đấu thầu: LCB - Chiều dài 800m; rộng 8,4m - Diện tích lán: 3ha; cốt hoàn thiện: 6,5m - Diện tích xưởng: 1ha; cốt hoàn thiện:7m - Đường rộng : 9m Hình thức đấu thầu: LCB - Cọc BTCT cho trạm bơm: 590 cọc - Cọc BTCT cho bể điều áp: 330 cọc - Chiều dài 1200m; công suất 75m3/s - Chiều dài 1900m; công suất 15m3/s - Chiều dài 1600m; công suất 90m3/s - Điện : 22 KV; Chiều dài: 3.076m - Công suất trạm bơm: 3m3/s Hình thức đấu thầu: LCB - Khối lượng đất đào: 1,3 triệu m3 - Công suất chứa : 1,5 triệu m3 Hình thức đấu thầu: ICB - 76 hạng mục máy móc và thiết bị - Trợ giúp kỹ thuật và hướng dẫn vận hành & bảo dưỡng. Hình thức đấu thầu: ICB( Đầu thầu cạnh tranh quốc tế) - Diện tích: 103 ha; công suất: 2,4 triệu m3 - 3 đập cao su; 7 cầu và 3 cống hộp - Chiều dài: 3.400m; 1 cầu - Chiều dài: 3.400m; 3 cống hộp - Chiều dài: 22,1 km; 10 cầu; 2 cống hộp - Chiều dài: 7,5km; 8 cầu - Chiều dài: 1km; 1 cống hộp - Nhà vận hành: 7 nhà - Kiểm tra hệ thống thông tin Hình thức đấu thầu: LCB - Chiều dài 3,4 km; 3 cầu - Diện tích đổ: 65ha Hình thức đấu thầu: LCB(D/A = Chỉ định thầu trực tiếp) - Bơm và nhà điều khiển, bể điều áp - Thiết bị đóng cắt, máy phát điện và biến áp Hình thức đấu thầu: LCB Cầu 3 nhịp, tổng chiều dài 54 m Hình thức đấu thầu: ICB - Bơm chìm 6 chiếc - Bơm hỗn lưu trục ngang: 5 chiếc - Cửa con lăn thép 7 vị trí - Máy phát điện, bảng điều khiển và các thiết bị khác - Kiểm tra bơm và các phụ tùng khác Hình thức đấu thầu: LCB - Cầu mới : 1 vị trí - Cống mới : 14 vị trí Hình thức đấu thầu: LCB - Nạo vét các hồ Đống Đa và Giảng Võ - Nạo vét các hồ Thanh Nhàn 1&2 Hình thức đấu thầu: ICB - Công suất : 3.700 m3/ngđ - Công suất : 2.300 m3/ngđ Hình thức đấu thầu: LCB - Diện tích : 10,86 ha Hình thức đấu thầu: LCB (D/A) - Chiều dài : 203m, tiết diện 3x3m x 3ngăn; công suất 45 m3/s Ghi chú: D/A là từ viết tắt của Direct Appointment (Chỉ định trực tiếp) nội dung thiết kế cơ sở các hạng mục đầu tư của dự án thoát nước nhằm cải tạo môi trường hà nội - dự án II (2005-2010) Tóm tắt nội dung thiết kế cơ sở dự án II Dự án thoát nước nhằm cải tạo môi trường Hà Nội - Dự án II được thực hiện với các công tác xây dựng chính như sau: 1. Công tác khu vực T/B Yên Sở 2. Cung cấp và lắp đặt bơm cùng các thiết bị phụ kiện cho Trạm bơm Yên Sở 3. Cải tạo kênh thoát nước 1 Lưu vực Tô Lịch, Lừ, Sét và Hoàng Liệt 4. Cải tạo kênh thoát nước 2 Lưu vực thượng lưu Kim Ngưu 5. Thay thế cầu và đường công vụ 6. Cải tạo hồ 1 & 2 Các hồ Bảy Gian & Đầm, Hào Nam, Đống Đa, Bảy Mẫu, Hố Mẻ, Phương Liệt, Khương Trung 1&2, Tân Mai 7. Cải tạo hồ 3 Các hồ Định Công, Linh Đàm 8. Trạm xử lý nước thải tại hồ Bảy Mẫu 9. Xây đựng cống 10. Mua sắm thiết bị vận hành và bảo dưỡng và phụ tùng thay thế thiét bị vận hành và bảo dưỡng được mua trong giai đoạn một Nội dung thiết kế cơ sở dự án II - phần công nghệ (1) Khu vực trạm bơm Yên sở (i) Cơ sở Hình thành Trạm bơm Yên Sở được dự kiến có công suất bơm thoát nước lũ 90 m3/s. Nhiều phương án nghiên cứu kết hợp giữa công suất bơm và các hồ điều hoà đã được thực hiện và khái niệm này đã được áp dụng trong quy hoạch tổng thể JICA. Trạm bơm đã được xây dựng với công suất 45 m3/s trong giai đoạn một. Đó là bởi nhiều hợp phần cần được cải tạo trong điều kiện ngân quỹ hạn hẹp. Bên cạnh đó, nhu cầu có trạm bơm thoát nước lại rất cấp thiết. Chính vì thế, mới chỉ một phần hai công suất trạm bơm được đặt ra trong giai đoạn một. Các hợp phần của dự án giai đoạn một nhằm mục đích giảm bớt tình trạng ngập lụt cho lưu vực sông Tô Lịch với lũ chu kỳ 2 năm. Việc bổ sung công suất bơm 45 m3/s còn lại và các kết cấu có liên quan là vô cùng quan trọng cho việc thoát lũ chu kỳ 10 năm. Sau khi hoàn thành công suất 90 m3/s, trạm bơm này sẽ tương xứng với lũ chu kỳ 10 năm. Khu vực trạm bơm Dự án II đã được ấn định từ giai đoạn một. Sẽ không có vấn đề về đất đai phát sinh trong giai đoạn tới và tiến độ thực hiện có thể được lập ra theo công tác tư vấn và các bước phê duyệt thiết kế. Đẩy nhanh công tác thi công các công trình của trạm bơm Yên Sở trong Dự án II sẽ là một lợi thế lớn. (ii) Nội dung công tác của mỗi gói thầu (a) CP-1 Nhà bơm Yên Sở và Bể Điều áp Gói thầu này sẽ xây dựng nhà bơm và bể điều áp. Các công tác bao gồm là công tác đất, công tác kết cấu và công tác kiến trúc. Công tác đóng cọc cừ cho nhà bơm đã được thực hiện trong giai đoạn một và vì thế không cần làm trong Dự án II nữa. Bởi hệ thống thoát nước ở sân trạm bơm, dây cáp và hàng rào quanh sân trạm bơm sẽ bị phá dỡ để xây dựng nhà bơm và bể điều áp mới, công tác hồi phục các công trình hiện trạng cũng sẽ được đưa vào phạm vi công tác của gói thầu. Điều kiện đất ở khu vực trạm bơm Yên Sở rất yếu. Điều này đã gây ảnh hưởng đến tính ổn định của nhà bơm và bể điều áp trong suốt thời gian thi công giai đoạn một và nhiều biện pháp đã phải được thực hiện thêm vào các công tác ban đầu. Vì vậy, các biện pháp xử lý nền đất yếu sẽ được đưa vào nội dung công tác trong giai đoạn tới. Chín bộ bơm hỗn hợp trục ngang sẽ được lắp đặt trong Dự án II. Theo kinh nghiệm của giai đoạn một, sẽ mất khoảng một năm để lắp đặt loại bơm này. Nghĩa là công tác lắp đặt bơm sẽ phải trải qua một mùa mưa, và việc đắp bờ vây tạm và bơm thoát nước sẽ là một trong những hạng mục chính của gói thầu này. Các nội dung công tác chính của gói thầu CP-1 như sau: 1) Nhà bơm, 2) Bể điều áp, 3) Phá dỡ và hồi phục các công trình hiện trạng, 4) Các biện pháp xử lý nền đất yếu, và 5) Bờ vây tạm và bơm thoát nước. (b) CP-2 Cống qua đê Các nội dung công tác của gói thầu CP-2 cũng tương tự như các nội dung của gói thầu CP-14 giai đoạn một. Gói thầu này sẽ xây dựng cống qua đê và lắp đặt cửa xả. Một đoạn cống qua đê trong giai đoạn một đã dịch chuyển do nền đất yếu và lực tác động bên quá lớn, vì thế cần thiết phải có các biện pháp xử lý vấn đề này trong việc thiết kế Dự án II. Mặc dù việc thi công cống qua đê sông Hồng chỉ được phép thực hiện trong mùa khô, vẫn bắt buộc phải làm bờ vây tạm ở kênh xả và công tác này phải không gây ảnh hưởng gì đến việc vận hành bơm. Điều này cũng rất quan trọng theo quan điểm tư vấn. Các nội dung công tác chính của gói thầu CP-2 như sau: 1) Cống qua đê và cửa xả, 2) Phá dỡ và hoàn trả đê và kè đê sông Hồng, 3) Các biện pháp xử lý nền đất yếu, và 4) Bờ vây tạm và bơm thoát nước ở khu vực kênh xả. (c) CP-3 Công tác cơ khí Gói thầu này bao gồm công tác xây dựng và lắp đặt các bơm thoát nước, cào rác tự động và các thiết bị điện. Công tác lắp đặt cáp điện cũng được đưa vào gói thầu này. Công tác xây dựng và công tác lắp đặt cơ khí đã được tiến hành cùng lúc trong công tác thi công giai đoạn một và những mâu thuẫn về ranh giới công việc đôi khi đã xảy ra giữa nhà thầu xây dựng và nhà thầu cơ khí. Để hoạt động bơm được liên tục trong mùa mưa, việc di chuyển đường cáp điện 22kV cần được hoàn thành trong thời hạn một mùa khô. Các nội dung công tác chính của gói thầu CP-3 như sau: 1) Xây dựng và lắp đặt bơm, 2) Xây dựng và lắp đặt cào rác, 3) Xây dựng và lắp đặt thiết bị điện, và 4) Di chuyển đường cáp điện 22kv. (iii) Thiết kế cơ sở các gói thầu (a) Các công trình trạm bơm Yên Sở (1) Nhà bơm Thiết kế nhà bơm cần bảo đảm sự thống nhất trong thiết kế, vì thế thiết kế tương tự sẽ được áp dụng. Tường của nhà bơm hiện trạng sẽ cản trở việc chuyển cần trục tới diện tích của Dự án II. Vì vậy, tường hiện trạng ở phía kênh dẫn sẽ bị phá trước khi thi công nhà bơm Dự án II. Cọc cừ đã được đóng xuống theo thiết kế 9 bộ bơm với độ rộng 5,3m và độ dài 26,5m. Thiết kế này giả định mức độ co giãn của bơm giống như của loại bơm đã được lắp đặt trong giai đoạn một. Diện tích của nhà bơm Yên Sở đã được ấn định; và muốn mở rộng diện tích nhà bơm là điều không thực tế. Toàn bộ các công trình sẽ phải được bố trí trong diện tích hiện có. Diện tích nhà bơm đã định cho Dự án II là 48,1m rộng x 26,5m dài. Không gian làm việc cạnh phòng bơm rộng 4,5m, nâng tổng độ rộng lên là 52,6m. - Diện tích nhà bơm : 52,6m rộng x 26,5m dài - Chiều cao nhà bơm : 11,4m - Cao độ sàn bơm : El 1,90m - Cao độ sàn : El 5,40m (2) Bể điều áp Bể điều áp sẽ được thiết kế riêng cho nhà bơm Dự án II và kích thước của bể sẽ phù hợp với nhà bơm Dự án II. Mặc dù thang vào đã được cung cấp trong giai đoạn một, việc trèo lên khá khó khăn. Khắc phục tình trạng này, thiết kế bậc thang sẽ được áp dụng trong Dự án II. Cọc cừ cho bể điều áp cũng đã được đóng từ giai đoạn một; kích cỡ của bể cũng đã được thiết kế. Các đặc điểm chính của bể điều áp như sau: - Chiều rộng : 48,9m - Chiều dài : 8,0m - Chiều cao : 13,5m (El. 16,00m) - Cao độ mực nước cao nhất : 13.08m (El. 15.58m) - Cao độ mực nước cao : 11,08m (El. 13,68m) (3) Liên kết giữa nhà bơm và bể điều áp Nền đất yếu ở khu vực trạm bơm Yên Sở dễ bị ảnh hưởng bởi các lực tác động bên như áp lực đất. Vì thế tốt nhất là liên kết cả hai kết cấu để tăng độ ổn định cho nhà bơm và bể điều áp trước các lực tác động bên. Tấm bê tông sẽ được đặt giữa nhà bơm và bể điều áp ở cao độ 2,0m. Cát và sỏi được lấp giữa nhà bơm và bể điều áp và cao độ xung quanh lên tới El. 7,0m đều nhau. Bể điều áp chịu áp lực của đất từ mọi phương; và vì thế kết cấu của nó ổn định. (4) Đế phễu Đế phễu được thiết kế cạnh đường vào. Kết cấu của nó tương tự như kết cấu đã được xây dựng trong giai đoạn một. (5) Các phương tiện thoát nước bên trong sân trạm bơm Mặc dù khu vực trạm bơm Yên Sở có hệ thống thoát nước ở bên trong sân, cao độ xung quanh nhà bơm lại thấp nhất, chỉ có 5,1m; nước thoát chảy vào kênh thường rồi cuối cùng chảy sang kênh dẫn. Trong trường hợp mức nước trong các kênh lên tới mức cao nhất và mưa to vẫn tiếp tục đổ xuống khu vực, nước thoát từ trong sân sẽ không dễ chảy ra các kênh ngay mà có thể tích ở khu vực xung quanh nhà bơm. Nhà bơm là một trong những công trình quan trọng nhất của dự án, nên cần tránh không để xảy ra tình trạng trên. Giải pháp đưa ra là cung cấp bơm thoát nước cho khu vực trong sân. Các hạng mục chi tiết sẽ được thiết kế ở giai đoạn sau. (6) Các công trình tạm Dự tính tổng thời gian thi công sẽ vào khoảng hơn một năm, và một số công tác sẽ phải thực hiện trong mùa mưa. Như đã trình bày trong phần trước, trạm bơm không thể ngừng hoạt động trong mùa mưa; kênh dẫn sẽ luôn ở trong tình trạng có nước chảy vào. Nói cách khác, sẽ cần cung cấp một bờ vây tạm xung quanh khu vực của Dự án II trong thời gian thi công. Cọc ván thép được thiết kế làm bờ vây tạm để giảm thiểu diện tích bờ vây tạm và giữ cho diện tích dòng chảy còn càng nhiều càng tốt. Chi phí này được đưa vào dự toán. Phương án thay thế “đắp bờ đất” cũng được xem xét; quyết định lựa chọn phương án nào sẽ được thực hiện trong giai đoạn tiếp theo sau dựa trên các điều kiện công trường. Nơi thoát nước và đường vào cũng là các công trình tạm quan trọng, và chúng cũng được đưa vào dự toán. (b) Cống qua đê trạm bơm Yên Sở Các điều kiện thiết kế của cống qua đê trong Dự án II như công suất chảy trong cống và độ dài cống cũng giống như của giai đoạn trước (Hình 5.6). Như kinh nghiệm hồi đầu năm 2004, các biện pháp xử lý nền đất yếu sẽ được yêu cầu. Tuy nhiên, cống hiện tại hoạt động rất tốt, vì vậy sẽ không phải sửa đổi thiết kế. Cho nên, cống qua đê của Dự án II cơ bản sẽ theo thiết kế đã có. (1) Các đặc điểm chính của cống qua đê - Kích thước : 3,0m x 3,0m x 3 ngăn - Cao độ đáy : El. 2,5m - Chiều dài cống : 196,0m - Số đoạn : 10 đoạn - Lưu lượng dòng chảy tối đa : 45,0m3/s - Vận tốc tối đa : 1,7m/s (2) Các đặc điểm chính của móng - Kích thước cọc bê tông : 400mm x 400mm - Chiều dài cọc nền : 36,5m từ tấm đáy - Sức chịu tải : 89 tấn/cọc - Chiều dài cọc hình : 8,0m từ tấm đáy Theo báo cáo tính toán thiết kế giai đoạn một, cọc ván thép dài 3m là phù hợp với đặc điểm địa chất công trường. Chiều dài thiết kế đã tính đến các hệ số an toàn bởi nền đất của khu vực này khá yếu và được quyết định là 8,0m. (3) Các đặc điểm chính của cửa - Loại cửa : Cửa thép xoay nâng lên theo phương thẳng đứng - Kích thước : 3.15m rộng x 3.0m cao x 3 ngăn - Cao độ đáy : El. 2.5m - Cao độ mở cửa tối đa : El. 8.0m - Vận hành : Cơ chế nâng lên bằng tay (4) Các công trình tạm Công tác thi công sẽ phải can thiệp vào đê sông Hồng; vì thế cần phải làm bờ vây tạm để bảo đảm sự an toàn quốc gia ngay cả khi toàn bộ các công tác có thể hoàn thành trong một mùa khô. Bờ đê tạm đã được sử dụng trong hơn một năm thi công giai đoạn một. Bơm sẽ phải hoạt động suốt mùa mưa, vì thế cần tính thời gian thi công hoặc xem xét biện pháp làm bờ vây tạm tại kênh xả. Đê sông Hồng đang được sử dụng làm đường nội bộ; vì vậy cũng cần có các công trình tạm thời nhằm phân luồng giao thông để không gây ảnh hưởng đến giao thông nội bộ. (c) Công tác thuỷ cơ (1) Bơm Công suất bơm của Dự án II là 45m3/s, là phần công suất còn lại trong tổng công suất bơm thiết kế 90m3/s. Công suất này đã không chỉ được thực hiện cho sân của trạm bơm mà còn cho cả hệ thống bơm bao gồm hệ thống điện và hệ thống điều khiển trong giai đoạn một. Kiểu bơm hoàn toàn giống với giai đoạn một sẽ được lắp đặt cho Dự án II. Đó là: - Lưu lượng xả : 5m3/s, - Số bơm : 9 cái - Chiều cao cột nước : 10m, - Kiểu bơm : Bơm hỗn hợp trục ngang, - Đường kính : 1500mm, - Tốc độ bơm : 225 vòng/phút. Theo kinh nghiệm của giai đoạn một, cần có các phụ tùng thay thế cho bơm sau nhiều năm vận hành. 15 bơm sẽ được lắp đặt ở trạm bơm Yên Sở sau khi hoàn thành Dự án II. Nếu loại bơm tương tự được cung cấp trong công tác bảo dưỡng thì hiệu quả của trạm bơm sẽ cao. Hơn nữa, lắp đặt bơm của cùng nhà sản xuất sẽ tiện lợi cho việc vận hành và bảo dưỡng. (2) Động cơ Công suất và thể loại động cơ đã được thiết kế dựa theo các chi tiết kỹ thuật của bơm trong giai đoạn một. Dự án II sẽ sử dụng các bơm tương tự như các bơm đã được lắp đặt trong giai đoạn một; công suất và thể loại động cơ cũng sẽ giống như vậy. Cụ thể là: - Công suất động cơ : 650 kW, - Thể loại động cơ : Động cơ điện cảm ứng lồng sóc - Điện áp động cơ : 6kV (3) Van và mối nối co giãn Loại van và mối nối co giãn tương tự sẽ được áp dụng cho Dự án II. Cụ thể là: - Van bướm : D1500mm, vận hành bằng điện và/hoặc bằng tay - Mối nối co giãn : D1500mm, áp lực kiểm tra > 3kgf/cm2 - Van lật : D1800mm (4) Các thiết bị phụ trợ Các thiết bị phụ trợ sau đây sẽ được cung cấp cho hoạt động vận hành và bảo dưỡng các thiết bị bơm. Đặc điểm kỹ thuật của các thiết bị này cũng tương tự như của các thiết bị trong giai đoạn một. - Bơm chân không : Đường kính 80mm - Bơm thoát nước : Bơm chìm đường kính 50mm (5) Cào dọn rác Ba phương pháp dọn rác đã được nghiên cứu trong giai đoạn một là 1) kiểu chắn rác với cào bằng tay, 2) kiểu xe rác, và 3) kiểu cào rác tự động. Kiểu cào rác tự động được lựa chọn để xử lý với một khối lượng rác lớn. Dự án II sẽ thực hiện theo ý tưởng này, cũng là để chứng minh hiệu quả của thiết bị cào rác tự động. Băng tải rác hiện trạng có chiều dài 60m. Nếu bổ sung thêm băng tải ngang với băng hiện có để kéo dài ra, tổng chiều dài của nó sẽ là hơn 100m. Cung cấp băng tải kéo dài về một hướng sẽ không có lợi cho việc vận hành, vì thế phễu bổ sung và băng tải dốc sẽ được cung cấp ở bờ đối diện. Các đặc điểm chính như sau: - Chắn và cào rác tự động : kiểu không ngừng quay 75°. - Băng tải ngang : 100m3/giờ - Băng tải dốc : 100m3/giờ - Phễu : 8m3 với 2 cửa đáy (6) Thiết bị Điện Các thiết bị điện của trạm bơm Yên Sở đã được thiết kế và lắp đặt có tính đến các phương tiện bơm khẩn cấp của Dự án II. Các thiết bị điện bổ sung sẽ giới hạn cho việc vận hành bơm, các thiết bị dọn rác và nguồn điện của nhà bơm Dự án II. Sau đây là các thiết bị sẽ được cung cấp trong Dự án II: - Cầu dao 6kv H.V. - Buồng khởi động bơm khẩn cấp - Các bảng điều khiển, và - Cáp Các hạng mục chính sẽ được lắp đặt ở trạm bơm Yên Sở được tóm tắt trong bảng sau: Bảng III.2.2.1 Các hạng mục chính sẽ được lắp đặt ở Trạm Bơm Yên Sở No Mô tả Đơn vị Số lượng Nhận xét 1 Máy bơm hỗn hợp trục ngang Bộ 9 5.0 m3/s, 1500mm 2 Mô tơ 650 Kw Bộ 9 3 Bộ giảm tốc Bộ 9 4 Van bướm và mối nối co giãn Bộ 9 1500mm 5 van đập Bộ 9 1800mm 6 Bơm chân không Bộ 3 D80mm 7 Bơm thoát nước Bộ 2 D50mm 8 Bảng chỉ dẫn và song chấn rác tự động Bộ 9 9 Thiết bị cào rác tự động Lô 1 10 Thiết bị điện Lô 1 (7) Hướng dẫn sử dụng và kiểm tra chất lượng sản phẩm Mặc dù loại bơm tương tự như trước sẽ được lắp đặt, 15 bộ bơm sẽ được lắp đặt sau khi hoàn thành công trình và phương pháp vận hành mới sẽ được đưa vào. Công tác hướng dẫn sử dụng sẽ được cung cấp trong Dự án II nhằm nâng cao năng lực vận hành cho đội ngũ nhân viên. Ngoài ra, công tác thăm quan nhà máy để kiểm tra chất lượng của mỗi sản phẩm trước khi mua cũng sẽ được thực hiện. (2) Kênh thoát nước (i) Lưu lượng xả thiết kế Lưu lượng xả thiết kế tại mỗi kênh thoát nước được ước tính thông việc qua phân tích dòng chảy khi sử dụng MIKE—11. Phương pháp tính toán và cách thức chi tiết của MIKE-11 được mô tả trong Phụ lục B. Trận lụt chu kỳ 10 năm có thể xảy ra đã cơ bản được áp dụng trong thiết kế kênh thoát nước. Lưu lượng xả thiết kế ước tính tại mỗi kênh thoát nước được trình bày trong bảng sau. Bảng III.2.2.2 Lượng xả thiết kế tại Kênh thoát nước đề xuất (ii) Mặt bằng và trắc dọc kênh Sự liên kết giữa kênh thoát nước đề xuất và độ dốc đáy thiết kế của nó cơ bản được thiết kế giống như kênh hiện trạng. Mặt cắt ngang kênh đề xuất được quyết định khi tính đến công suất đủ cho lưu lượng xả thiết kế và giảm bớt diện tích giải phóng mặt bằng càng nhiều càng tốt. Độ dốc bờ điển hình sau đây cơ bản được áp dụng cho thiết kế sơ bộ mặt cắt ngang kênh. Bảng III.2.2.3 Độ dốc bờ điển hình trong Mỗi Loại Kênh Loại Kênh Độ dốc Bờ 1. Hình thang Kênh Đất 1:2.0 Tường chắn xây bằng đá 1:0.3 Kè bằng đá 1:1.5 – 1:2.0 Ô trồng cỏ 1:1.5 – 1:2.0 2. Hình chữ nhật Kênh bê tông cốt thép Thẳng đứng (bao gồm các sản phẩm đúc sẵn) Độ dốc bờ đã được xem xét khi tính đến độ ổn định của mái dốc sao cho phù hợp điều kiện địa kỹ thuật. Việc bảo vệ bờ khi sử dụng kè đá hộc, khối bê tông đúc sẵn hoặc trồng cỏ bề mặt được thiết kế cơ bản như vị trí kênh hở đề xuất (iii) Công suất Chảy của Kênh Công suất chảy của các kênh đề xuất được ước tính bằng Công thức Manning như được nêu dưới đây: trong đó: Q : Lưu lượng xả (m3/s) A : Mặt cắt ướt (m2) V : Vận tốc trung bình (m/s) n : Hệ số nhám R : Bán kinh thuỷ lực (m) I : Độ dốc thuỷ lực. Bảng III.2.2.4 Hệ số nhám cho Tính toán Thuỷ lực Loại Kênh Hệ số Nhám (n) Kênh Đất 0.030 Kênh được xây kè đá bảo vệ 0.025 Kênh chữ nhật có tường bên bằng bê tông 0.020 Kênh bê tông 0.015 ống bê tông (các sản phẩm đúc sẵn) 0.013 (iv) Lưu không Lưu không áp dụng cho thiết kế cơ sở được trình bày trong bảng sau đây. Lưu không được chuẩn bị dựa trên Tiêu chuẩn Việt nam TCVN4118-85. Bảng III.2.2.5 Lưu không của Kênh Lưu lượng xả thiết kế (m3/s) Lưu không (m) Kênh Đất Kè/Bê tông <30 0.4 0.3 30-100 0.6 0.4 Đối với cống hộp hoặc kênh có nắp, lưu không 0,5m đã cơ bản được áp dụng dựa trên ý kiến của Sở qui hoạch và Kiến trúc Hà nội trong thiết kế chi tiết giai đoạn một. Trong trường hợp cao độ hiện trạng thấp hơn so với mực nước cao thiết kế dự tính, thì đê quai sẽ được thiết kế trên bờ sông. Chiều rộng của đỉnh bờ là 1,5m theo yêu cầu tối thiểu cho mục đích bảo dưỡng. (v) Đường công vụ Tại một số vị trí kênh hở, đường công vụ đã cơ bản được thiết kế tại hai bờ kênh. Nếu gặp khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng tại hai bờ kênh, thì đường công vụ tại một bờ sẽ được thiết kế. Chiều rộng đường công vụ đã cơ bản được cố định là 3m. Một số vị trí cống của kênh đã thiết kế đường lát cho mục đích bảo dưỡng. (vi) Thoát nước mặt Trong trường hợp thi công cống và đê quai, các rãnh thoát nước mặt phải được thi công để nhận nước thải sinh hoạt từ các hộ dân quanh tuyến kênh và thoát nước mưa từ mặt đường. Rãnh thoát nước Hình chữ U có nắp bê tông đã được thiết kế dọc tuyến kênh tại các vị trí nói trên. Rãnh thoát nước ngang ở dưới đê quai đã được thiết kế theo khoảngh cách phù hợp như minh hoạ ở Hình sau: Hình III.2.2.1 Thoát nước mặt và thoát nước ngang (vii) Kết cấu ngang Kết cấu ngang của các cầu và cống phải được thay thế nếu vị trí dòng chảy của các các kết cấu này không có đủ công suất như lưu lượng thiết kế. Các kết cấu ngang hiện trạng sau đây sẽ bị thay thế trong dự án Dự án II. Khối lượng công việc có thể thay đổi sau khi có kết quả khảo sát địa hình. Việc sửa đổi thiết kế sẽ được thực hiện trong giai đoạn thiết kế chi tiết. Bảng III.2.2.6 Đề xuất thay thế các kết cấu ngang hiện trạng (viii) Mặt bằng thi công đề xuất cho kênh thoát nước (a) Tiểu lưu vực Tô Lịch (1) Kênh TE(3) và T1A Các đoạn kênh TE(3) và T1A được đề xuất cống hộp hai khoang nước để đảm bảo lượng xả theo thiết kế 12 m3/giây. Tuy nhiên, trường hợp kênh T1A được đề xuất thêm phương án cống hộp 1 khoang trong trường hợp không giải phóng được mặt bằng. (2) Kênh T2A, B và C Kênh T2A trước đây đã được thiết kế là cống hộp nhằm giảm bớt số lượng nhà bị ảnh hưởng trong đoạn hẹp hiện nay của kênh. Kênh T2B có mặt cắt ngang rộng không kể một số đoạn cống ở cuối kênh. Mặt cắt ngang hiện nay của kênh được xem là đủ rộng để đảm bảo lượng xả theo thiết kế. Ngoài ra, đoạn cống hẹp hiện nay ở cuối kênh T2B được đề xuất là cống hộp mới có mặt cắt ngang rộng hơn một chút và sâu thêm 1m nhằm đảm bảo công suất dòng chảy ở đoạn hẹp. Kênh T2C trước đây đã được thiết kế là cống hộp. Cống hộp T2C1 hiện nay ở ngã tư phố Đội Cấn sẽ vẫn được sử dụng như trước bởi vì cống này đã được cải tạo bởi gói thầu CP-9 thuộc dự án giai đoạn 1. (3) Kênh T3A và B Đoạn đầu kênh T3A từ Hoàng Quốc Việt đến cống hộp hiện có sẽ được cải tạo theo dự án của Bộ Giao thông như vậy, đoạn kênh mở còn lại sẽ được cải tạo theo dự án giai đoạn 2. Mặt cắt ngang hiện tại của kênh T3A được xem là đủ rộng. Phần đường ở bờ trái của kênh đã được mở rộng hơn. Kênh T3A được thiết kế làm cống hộp hai ngăn thể theo yêu cầu của các cơ quan và nhân dân địa phương. Do không đủ công suất dòng chảy nên kết cấu cắt ngang hiện trạng ở đoạn giữa cần được thay thế. Cầu hiện có ở cuối kênh sẽ vẫn được sử dụng mà không cần cải tạo. Sau khi kết thúc dự án cải tạo kênh, nước từ kênh T3B sẽ được dẫn về lưu vực sông Nhuệ. Kênh T3B trước đây được dự kiến thiết kế là cống hộp dọc theo tuyến kênh hiện tại. Tuy nhiên, đề xuất thiết kế sơ bộ kênh T3B sẽ được nghiên cứu khi có kế hoạch thoát nước chi tiết cho lưu vực sông Nhuệ. (4) Kênh T5A-1 và T5B-1 Kênh T5A-1 và T5B-1 là các nhánh của kênh T5A và T5B. Dự án cải tạo kênh trong nước cho đoạn kênh T5A~C và một số đoạn của kênh T5A-1, T5B-1 đã bắt đầu được thực hiện và công tác thi công gần như đã hoàn tất. Thiết kế cho các kênh này được xem xét trong giai đoạn nghiên cứu. Thiết kế này gần như đã được chấp thuận, coi như là một kết quả phân tích thủy lực theo phương pháp MIKE-11. Kênh T5A-1 sắp cải tạo không bao gồm một đoạn kênh nhỏ nối với kênh T5A. Mặt cắt ngang của kênh T5A-1 đã được thiết kế là cống hộp giống như cống ở đoạn nối. Ngoài ra, kế hoạch cải tạo kênh T5B-1 được thiết kế là cống hộp giống như trong thiết kế của dự án cải tạo kênh trong nước. (5) Kênh T6A Kênh T6A theo đề xuất đã được thiết kế là cống hộp có kích thước tương tự như cống hộp T6A hiện nay được thi công theo gói thầu CP-9 thuộc dự án giai đoạn 1. Đoạn cống hiện nay từ hồ Thành Công đến đường Thái Hà sẽ được sử dụng như hiện tại. (6) Kênh T8A Kênh T8A đã từng được cải tạo năm 2001 bởi Dự án Đường Khương Đình sử dụng vốn trong nước. Công suất dòng chảy của kênh hiện tại không đáp ứng lượng xả theo thiết kế trong chu kỳ 10 năm. Việc thay thế kết cấu hiện nay là cần thiết. Đoạn kênh được đề xuất cải tạo cách ngã ba sống Tô Lịch 330m. Nhưng có khoảng 30 hộ gia đình sống dọc tuyến kênh này và các đơn vị liên quan cần phải thảo luận về việc di dời các hộ này. (7) Kênh A-1 (Kênh Vĩnh Phúc) Kênh này có mặt cắt ngang đáp ứng lượng xả thiết kế. Kênh A-1 được thiết kế cống hộp một ngăn thể theo nguyện vọng được trình bày trong cuộc hội thảo của các cơ quan và nhân dân địa phương. (b) Tiểu lưu vực sông Lừ (1) Kênh L1A Theo ý kiến của Công ty Thoát nước, đoạn kênh ở cuối tiểu lưu vực, từ đường Đê La Thành đến sông Lừ sẽ được cải tạo bởi dự án cải tạo kênh vốn trong nước. Thiết kế sơ bộ kênh L1A được thực hiện cho đoạn kênh từ phố Khâm Thiên đến đường Đê La Thành. Cống hộp một khoang được đề xuất cho đoạn kênh này. (2) Kênh L2A Kênh L2A được chia thành 2 đoạn tại ngã ba phố Tôn Thất Tùng. Đoạn từ phố Tôn Thất Tùng đến sông Lừ dẫn về khu vực Đại học Y Hà Nội do đó, việc mở rộng mặt cắt ngang của sông có thể thực hiện được. Đoạn này được thiết kế là cống hộp hai khoang có kích thước giống như cống L2A hiện nay. Đoạn kênh ở đầu nguồn từ phố Tôn Thất Tùng dẫn vào khu vực đông dân cư. Diện tích có thể thi công dọc tuyến kênh rất hạn chế do đó, đề xuất sử dụng cống hộp một khoang có tấm nắp bằng bê tông đúc sẵn cho đoạn kênh này nhằm giảm bớt số hộ bị ảnh hưởng. Cống L2A2 hiện nay ở ngã ba phố Tôn Thất Tùng đã được thiết kế là cống hộp hai khoang và đoạn cống sắp tới sẽ được đặt giữa hai cống nói trên. (3) Kênh L6A Kênh L6A nằm trong khu vực đang phát triển thành khu đô thị. Nhưng vẫn còn diện tích để thi công (ruộng bỏ không hoặc ao cá) do đó, kênh mở có kè đá được thiết kế cho các đoạn này của kênh L6A. Đường công vụ được đề xuất xây dựng dọc theo tuyến kênh. Các cống hiện tại của kênh L6A được thay đổi thành cầu do các cống này không đảm bảo đủ công suất dòng chảy. (c) Tiểu lưu vực sông Sét (1) Kênh S4A Kênh S4A là kênh mở nằm ở cuối tiểu lưu vực sông Sét. Đoạn kênh nằm trong khu dân cư được thiết kế là cống hộp một khoang nhằm tăng công suất dòng chảy và tránh được hiện tượng bốc mùi hoặc người dân xả rác xuống kênh. Đoạn kênh ở cuối nguồn, cách ngã ba sông Tô Lịch 450m sẽ là kênh mở có tường chắn bằng đá hộc ở hai bên bờ kênh có tính đến vấn đề sử dụng nước ở khu vực xung quanh. (2) Kênh A-4 (Kênh Tân Mai) Hai kênh A-4-1 và 2 đều được thiết kế là cống hộp một khoang nhằm đảm bảo đủ công suất dòng chảy trong một mặt cắt ngang hẹp hơn và cải thiện điều kiện vệ sinh. Hai kênh này gặp nhau rồi đổ vào hồ Tân Mai qua cống hộp hiện tại ở ngã ba đường Tân Mai. Đoạn kênh đề xuất cải tạo là đoạn cống hiện tại ở ngã ba đường Tân Mai. Cống này cũng sẽ được cải tạo nhờ các công tác cải tạo kênh thoát nước. Các đoạn từ cống hộp đến cuối kênh sẽ được cải tạo bởi dự án cải tạo hồ trong giai đoạn 2. (d) Tiểu lưu vực sông Kim Ngưu (1) Kênh K3A và B Kênh K3A mở hiện nay được thiết kế là cống hộp hai khoang. Cần phá bỏ kết cấu ngang hiện trạng ngoại trừ cống hộp ở ngã ba phố Kim Ngưu do không xác định được ảnh hưởng của cống hiện tại đối với cao độ mực nước ở đoạn thượng lưu theo phương pháp MIKE-11. Kênh K3B được thiết kế là cống hộp một khoang nhằm tăng cường chức năng thoát nước và cải tạo điều kiện vệ sinh. Sau khi hoàn tất công tác cải tạo, phần đường đã thi công dọc tuyến kênh sẽ được duy tu nhằm mục đích bảo vệ kênh. (2) Kênh K4A, A-2 và A-3 Ba kênh này được thiết kế là cống hộp một khoang. Tuyến kênh này được đề xuất trên cơ sở tuyến kênh hiện tại bởi vì rất khó đưa ra một tuyến kênh khác do mạng lưới đường hẹp và phức tạp. Gần như toàn bộ các kết cấu ngang hiện trạng đã được phá dỡ để thi công cống hộp mới ngoại trừ một cống ở cuối hạ lưu kênh K4A do đã được cải tạo trong dự án giai đoạn 1. (3) Kênh K5A và B Kênh K5A được thiết kế là kênh mở có tường chắn bằng đá hộc ở hai bên bờ kênh. Các kết cấu ngang hiện trạng sẽ được thay thế bằng cầu nhằm mục đích sử dụng như hiện nay. Còn cống K5A2 hiện tại ở ngã ba đường Lĩnh Nam được sử dụng như điều kiện hiện tại vì đã được thi công trong dự án giai đoạn 1. Cống hiện nay ở ngã ba đường Tam Trinh cũng sẽ được cải tạo. Đoạn kênh K5B được chia thành 2 đoạn là kênh mở và cống hộp. Phần kênh ở thượng lưu K5B được thiết kế là cống hộp hai khoang trong khoảng 800m chiều dài kể từ đường Minh Khai do điều kiện vệ sinh dọc tuyến kênh này rất kém. Các kết cấu ngang kênh hiện trạng sẽ được phá bỏ để thi công cống hộp. Ngoài ra, đoạn kênh K5B còn lại được thiết kế là kênh mở có tường chắn bằng đá hộc ở hai bên bờ. Khu vực quanh tuyến kênh hầu hết đã được dùng để canh tác và kênh hiện tại được sử dụng để tưới tiêu do đó, kênh mở này sẽ rất phù hợp với việc sử dụng đất hiện nay. (4) Kênh K6A~F Về cơ bản, các kênh K6A~F được thiết kế là các kênh mở dọc tuyến kênh hiện nay. Các kênh này thuộc về quận Hoàng Mai và cần được cải tạo nhanh chóng. Tuy nhiên, phần lớn đất đai ở đây được sử dụng để canh tác hoặc làm ao cá. Kênh chủ yếu được sử dụng cho mục đích tưới tiêu do đó, các kênh K6A~F gần như đã được thiết kế là các kênh mở. Một số khu vực dọc kênh K6B đã phát triển và ảnh hưởng đến tuyến kênh này. Đề xuất thiết kế tuyến kênh K6B đã tính đến các vấn đề này. Một phần kênh K6B với chiều dài 20m từ đường Lĩnh Nam đến thượng lưu được thiết kế là cống hộp một khoang bởi vì các khu vực xung quanh đó đã bắt đầu phát triển và thu hẹp diện tích mặt bằng có thể thi công. (5) Kênh A-5 (Hoàng Văn Thụ) Kênh A-5 được chia thành 2 đoạn là kênh mở và cống hộp. Đoạn thượng lưu A-5 được thiết kế là cống hộp bởi vì kênh này nằm trong khu dân cư. Còn đoạn hạ lưu A-5 được thiết kế là kênh mở có tính đến vấn đề sử dụng đất ở khu vực xung quanh. Kênh thủy lợi hiện tại thuộc bờ trái đoạn hạ lưu A-5 sẽ được sử dụng như trong điều kiện hiện tại và không phải thi công thay thế. (e) Tiểu lưu vực Hoàng Liệt (1) Kênh E (Kênh phân lũ Linh Đàm) Thiết kế này sẽ được áp dụng khi kênh D và kênh L không được thực hiện trong giai đoạn thi công. Vì vậy, nó được xem như một thiết kế cho mục đích tham khảo mà thôi. Mặt cắt ngang kênh được thiết kế là kênh mở. Đường cơ rộng 4m được thiết kế ở giữa hai bờ kênh ở cao độ 3,5m so với mực nước biển trung bình nhằm ổn định mái dốc và sử dụng cho mục đích duy tu bảo dưỡng. Cao độ đường cơ được tính từ mực nước thông thường của hồ Linh Đàm. Mặt đường cơ được lát và mái dốc được xây kè đá hộc. Đỉnh kè được thiết kế ở cao độ 6,0 m so với mực nước biển trung bình và có chiều rộng 2m có tính đến vấn đề sử dụng nước ở khu vực xung quanh. Cửa điều tiết và trạm bơm được thiết kế ở Hạ lưu sông Kim Ngưu nhằm điều tiết mực nước của hồ Linh Đàm trong mùa mưa lũ. Cửa điều tiết được đặt ở vị trí cách Hạ lưu sông Kim Ngưu 120m có tính đến kế hoạch mở đường trong tương lai. Trạm bơm tưới tiêu hiện tại sẽ được sử dụng như trong điều kiện hiện nay nhưng đường ống nước trên bờ kênh sẽ được thay thế. (f) Kênh khác (1) Kênh Thanh Liệt Đoạn cải tạo kênh Thanh Liệt được thiết kế là kênh mở kè đá có thiết kế giống như thiết kế cải tạo kênh giai đoạn 1. (2) Kênh Linh Đàm Kênh Linh Đàm được thiết kế kênh hở và được làm kè theo nguyên tắc. Cống hộp hai ngăn được thiết kế cho đoạn nằm dưới quốc lộ 1. Ngoài ra, kết cấu xi-phông được thiết kế ở phần ao cá để kênh không gây ảnh hưởng gì đến dòng chảy của ao. Những thiết kế này đã được áp dụng cho giai đoạn một. (3) Kênh Định Công Kênh được thiết kế toàn bộ là kênh cống hộp hai ngăn. Kênh có chức năng nối giữa hạ lưu sông Lừ và hồ Linh Đàm, đồng thời chạy dưới con đường hiện trạng. Cửa con trượt thép sẽ được lắp đặt ở điểm thu sông Lừ để điều tiết nước chảy vào. Hình 4.1 Sơ đồ mặt bằng kết cấu đề xuất tại TE(3), T1A và A-1 Hình 4.2 Sơ đồ mặt bằng kết cấu đề xuất tại T2A, B và C Hình 4.3. Sơ đồ mặt bằng kết cấu đề xuất tại T8A

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBAO CAO THUC TAP TN_Tuan.doc
Tài liệu liên quan