Bài giảng Tìm hiểu xây dựng dự án

Tài liệu Bài giảng Tìm hiểu xây dựng dự án: Quản trị kinh doanh Nguyễn Thị Xuân Hương Chương 2 Xây dựng dự án Sau khi đã xác định được các cơ hội đầu tư có nhiều triển vọng, trước khi dự án đi vào thực hiện, người đầu tư phải tiến hành nghiên cứu tiền khả thi hoặc nghiên cứu khả thi dự án. Nghiên cứu khả thi và nghiên cứu tiền khả thi có nội dung tương tự nhau nhưng mức độ nghiên cứu sâu hơn. Nghiên cứu tiền khả thi chỉ bắt buộc với các dự án nhóm A, dự án sử dụng vốn ODA. Bài 1: nghiên cứu khả thi Dự án 1 Bản chất và mục đích của nghiên cứu khả thi Nghiên cứu khả thi là bước nghiên cứu cuối cùng trước khi đưa dự án vào thực hiện. Nghiên cứu khả thi trình bày một cách chi tiết và hệ thống các hoạt động của dự án. Kết quả của giai đoạn nghiên cứu khả thi là bản luận chứng kinh tế kỹ thuật . 1.1 Mục đích của nghiên cứu khả thi - Là căn cứ để lập kế hoạch thực hiện đầu tư cũng như việc lên kế hoạch đầu tư ở cấp cao hơn. - Là căn cứ để cơ quan có thẩm quyền xem xét ra quyết định đầu tư. - Là ...

pdf23 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1491 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Tìm hiểu xây dựng dự án, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Quản trị kinh doanh Nguyễn Thị Xuân Hương Chương 2 Xây dựng dự án Sau khi đã xác định được các cơ hội đầu tư có nhiều triển vọng, trước khi dự án đi vào thực hiện, người đầu tư phải tiến hành nghiên cứu tiền khả thi hoặc nghiên cứu khả thi dự án. Nghiên cứu khả thi và nghiên cứu tiền khả thi có nội dung tương tự nhau nhưng mức độ nghiên cứu sâu hơn. Nghiên cứu tiền khả thi chỉ bắt buộc với các dự án nhóm A, dự án sử dụng vốn ODA. Bài 1: nghiên cứu khả thi Dự án 1 Bản chất và mục đích của nghiên cứu khả thi Nghiên cứu khả thi là bước nghiên cứu cuối cùng trước khi đưa dự án vào thực hiện. Nghiên cứu khả thi trình bày một cách chi tiết và hệ thống các hoạt động của dự án. Kết quả của giai đoạn nghiên cứu khả thi là bản luận chứng kinh tế kỹ thuật . 1.1 Mục đích của nghiên cứu khả thi - Là căn cứ để lập kế hoạch thực hiện đầu tư cũng như việc lên kế hoạch đầu tư ở cấp cao hơn. - Là căn cứ để cơ quan có thẩm quyền xem xét ra quyết định đầu tư. - Là căn cứ để nhà đầu tư kêu gọi vốn, vay vốn và tìm kiếm sự tài trợ cho dự án. - Là cở sở để nhà đầu tư xin phép nhập khẩu vật tư, máy móc, thiết bị. - Là căn cứ để xem xét xét duyệt hưởng chính sách ưu đãi đầu tư hay những chính sách liên quan khác. - Là căn cứ để theo dõi quá trình thực hiện đầu tư, đánh giá và có những hiệu chỉnh cần thiết trong quá trình vận hành và khai thác công trình. - Là căn cứ để giải quyết những vấn đề tranh chấp pháp sinh trong quá trình thực hiện và vận hành dự án ( như quyền lợi người tiêu dùng, các vấn đề xử lý ô nhiễm môi trường) - Là cơ sở để đàm phán ký kết các hợp đồng có liên quan, ký kết hợp đồng liên doanh hay soạn thảo điều lệ xí nghiệp liên doanh. 2. Nội dung của dự án nghiên cứu khả thi Dự án nghiên cứu khả thi mô tả một cách chi tiết các khía cạnh kinh tế vi mô, vĩ mô của dự án. Dự án nghiên cứu khả thi là cơ sở để xem xét tính khả thi của dự án về mặt kinh tế cũng như xã hội, do đó dự án nghiên cứu khả thi có yêu cầu về nội dung và trình tự chặt chẽ, bao gồm các nội dung chủ yếu sau: 1. Căn cứ lập báo cáo khả thi (Lập dự án ) + Các căn cứ pháp lý: Là các văn bản pháp lý liên quan đến việc cho phép dự án tiến hành nghiên cứu khả thi: bao gồm các văn bản pháp lý, các quyết định của các cơ quan nhà nước liên quan, các thoả thuận, các bản ghi nhớ. Generated by Foxit PDF Creator â Foxit Software For evaluation only. Quản trị kinh doanh Nguyễn Thị Xuân Hương + Các căn cứ thực tế:  Bối cảnh hình thành dự án đầu tư và sự cần thiết đầu tư cho dự án.  Điều kiện tự nhiên, địa lý liên quan đến việc lựa chọn, thực hiện và phát huy hiệu quả của dự án sau này.  Điều kiện về dân sinh, kinh tế, xã hội có liên quan đến việc cung cấp lao động và tiêu thụ sản phẩm của dự án.  Tình hình an ninh, chính trị của địa phương, các chính sách và luật lệ có liên quan.  Đặc điểm về quy hoạch, kế hoạch phát triển sản phẩm của dự án trong ngành và vùng. 2. Sản phẩm dự án + Giới thiệu sản phẩm mà dự án sẽ sản xuất: Đặc điểm chủ yếu của sản phẩm chính, phụ; các tính năng, công dụng, quy cách, tiêu chuẩn chất lượng, hình thức, bao bì của sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm của dự án. + Vị trí của sản phẩm trong nhóm danh mục ưu tiên sản xuất của nhà nước. 3. Nghiên cứu thị trường + Các căn cứ về thị trường:  Nhu cầu hiện tại và tương lai của sản phẩm dự án trên các địa bàn mà dự án dự định xâm nhập.  Các nguồn và các kênh đáp ứng nhu cầu và mức độ đáp ứng như: Phương án xây dựng các đại lý, mạng lưới các văn phòng đại diện hoặc các luồng cung ứng khác.  Dự báo mức độ cạnh tranh của sản phẩm, các đối thủ chủ yếu trong cạnh tranh, xác định các yếu tố chính trong cạnh tranh với sản phẩm của dự án. + Xác định khối lượng sản phẩm sản xuất và bán ra hàng năm: dự kiến được mức độ thâm nhập của sản phẩm dự án trong suốt thời gian tồn tại trong từng thị trường. + Các giải pháp về thị trường:  chiến lược về sản phẩm, dịch vụ: Hình thức tiêu thụ, dịch vụ sau bán hàng, quảng cáo và các biện pháp xúc tiến thương mại khác  Chiến lược về giá cả và lợi nhuận  Hệ thống phân phối và mạng lưới tiêu thụ  Biện pháp thiết lập và mở rộng thị trường dự kiến. 4. Phương thức cung cấp các đầu vào cho dự án + Nguồn và phương thức cung cấp các đầu vào cho dự án. Phân tích những khó khăn, thuận lợi, hạn chế trong việc đảm bảo các đầu vào cho dự án. + Phương án đảm bảo nguồn đầu vào cho dự án và tính khả thi của phương án. 5. Qui mô và chương trình sản xuất + Xác định công suất sản xuất hàng năm của đời dự án Generated by Foxit PDF Creator â Foxit Software For evaluation only. Quản trị kinh doanh Nguyễn Thị Xuân Hương + Chương trình sản xuất của dự án: quy mô kinh tế của các dây chuyền công nghệ và các thiết bị chủ yếu. 6. Công nghệ và trang thiết bị + Mô tả công nghệ được lựa chọn, bao gồm các đặc trưng kinh tế kỹ thuật cơ bản của công nghệ. + Đánh giá mức độ hiện đại, tính thích hợp và các ưu nhược điểm của công nghệ + sự cần thiết chuyển giao công nghệ và vấn đề đào tạo công nhân. + Tác động đến môi trường và các giải pháp xử lý + Nguồn cung cấp công nghệ, phương thức cung cấp thiết bị và công nghệ. + Danh mục thiết bị và giá trang thiết bị + Yêu cầu về bảo dưỡng, sửa chữa và phương thức cung cấp phụ tùng thay thế 7. Địa điểm và đất đai + Các căn cứ pháp lý của việc lựa chọn địa điểm: Tính phù hợp của địa điểm dự án với quy hoạch phát triển của vùng, địa phương + Mô tả địa điểm dự án: đặc điểm về điều kiện tự nhiên địa lý, điều kiện về cơ sở hạ tầng, điều kiện dân cư, kinh tế xã hội trong khu vực. + Số liệu khảo sát địa chất công trình (nếu cần) + Phương án giải phóng mặt bằng (nếu cần) 8. Qui mô xây dựng và các hạng mục công trình + Sơ đồ tổng mặt bằng xây dựng và sơ đồ bố trí các hạng mục công trình cho dự án. + Phương thức, tiến độ thực hiện thiết kế, xây lắp máy móc thiết bị 9. Tổ chức sản xuất kinh doanh + Tổ chức các bộ phận của dự án: Bộ máy quản lý và bộ phận trực tiếp sản xuất; hệ thống cung ứng, tiêu thụ 10. Nhân lực + Nhu cầu nhân lực cho từng thời kỳ của dự án. + Dự trù kinh phí nhân công + Nguồn cung cấp nhân lực và chương trình đào tạo cán bộ, công nhân (Nếu cần) 11. Xác định nhu cầu về vốn và phương thức huy động + Xác định nhu cầu về vốn trong từng giai đoạn của đời dự án + Phương thức huy động và trả nợ. 12. Phân tích tài chính Doanh thu của dự án Nguồn thu Năm 1 Năm 2 Năm 3 1.Doanh thu từ sản phẩm chính 2. Doanh thu từ sản phẩm phụ 3. Doanh thu từ phế liệu Generated by Foxit PDF Creator â Foxit Software For evaluation only. Quản trị kinh doanh Nguyễn Thị Xuân Hương 4. Dịch vụ cung cấp cho bên ngoài Tổng doanh thu Các chi phí của dự án Các chi phí Năm 1 Năm 2 Năm 3 1. Chi phí mua máy móc thiết bị 2. Nguyên vật liệu chính 3. Nguyên vật liệu phụ 4. Nhiên liệu, năng lượng, nước 5. Tiền lương, bảo hiểm 6. Chi phí sửa chữa bảo dưỡng máy móc, thiết bị, nhà xưởng 7. Chi phí thuê mặt bằng sản xuất 8. chi phí xây dựng nhà xưởng. 9. Chi phí tài chính 10. Các chi phí khác Tổng chi phí Kết quả kinh doanh Các khoản mục Năm 1 Năm 2 Năm 3 1.Doanh thu thuần 2. Tổng chi phí 3.Lợi nhuận trước thuế 4. Thuế lợi tức 5. Lợi nhuận sau thuế. Các chỉ tiêu kinh tế tài chính của dự án:  Giá trị hiện tại thuần NPV  Chỉ tiêu thu nhập/ chi phí: B/C  Tỷ suất thu hồi vốn nội bộ IRR  Công suất hoà vốn và doanh thu hoà vốn của dự án  Thời gian thu hồi vốn của dự án  Vòng quay vốn lưu động  Chi tiêu lợi nhuận thuần/ vốn đầu tư: W/I Generated by Foxit PDF Creator â Foxit Software For evaluation only. Quản trị kinh doanh Nguyễn Thị Xuân Hương 13. Phân tích kinh tế xã hội + Mức gia tăng về lao động và việc làm + Mức độ đóng góp cho ngân sách (bao gồm cả ngoài tệ, tiết kiệm ngoại tệ) + Đóng góp vào việc nâng cao trình độ lao động và dân trí trong vùng 14. Các kết luận và kiến nghị Bài 2:Kỹ thuật phân tích dự án Trong quá trình soạn thảo dự án (lập dự án), một việc vô cùng quan trọng là phải tính toán và đưa ra những kết luận về tính hiệu quả tài chính của dự án. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính dự án là các chỉ tiêu liên quan đến tiền tệ. Do các quá trình đầu tư thường kéo dài trong nhiều năm nên việc tính toán các chỉ tiêu tài chính liên quan nhiều đến yếu tố thời gian. Do vậy, trước khi tính toán các chỉ tiêu tài chính dự án, ta đi làm rõ mối liên hệ giữa sự thay đổi giá trị của đồng tiền với yếu tố thời gian 1 Giá trị thời gian của tiền Giá trị của tiền biểu hiện ở lượng của cải vật chất có thể mua được ở những khoảng thời gian khác nhau. VD: Với 30.000đồng với thời điểm giá năm 1995 có thể mua được 2kg thịt lợn, nhưng với thời giá năm 2005, 30000đ chỉ mua được1kg . Như vậy, giá trị của 30.000 ở 2 thời điểm khác nhau là không bằng nhau. Tiền có giá trị theo thời gian được giải thích bởi các lý do sau:  Do ảnh hưởng của lạm phát:  Do việc sử dụng đồng tiền vào các mục đích khác nhau: VD: một người có 100 triệu đồng. Nếu gủi vào ngân hàng với lãi suất 1.2% tháng thì sau 1 năm tổng số tiền mà người đó có được là: 115.39triệu đồng. Giả sử người đó không gửi ngân hàng mà đi kinh doanh và có được suất sinh lời là 20% thì sau 1 năm, người đó thu được số tiền cả gốc và lãi là 120 triệu đồng. Như vậy, đồng tiền sử dụng vào việc kinh doanh sẽ có giá trị lớn hơn đồng tiền gửi vào ngân hàng.  Do ảnh hưởng của các yếu tố ngẫu nhiên: Vậy ta thấy rõ ràng rằng giá trị của đồng tiền thay đổi theo thời gian và người ta nói tiền có giá trị về mặt thời gian. Do tiền có giá trị về mặt thời gian, nên trong tính toán các chỉ tiêu tài chính của dự án, ta phải tính chuyển các khoản phát sinh về cùng mặt bằng thời gian. Việc tính chuyển về cùng mặt bằng thời gian được xác định dựa trên cơ sở lãi suất tiền vay của ngân hàng. Có hai phương pháp tính chuyển như sau: 1.1 Tính các khoản phát sinh về thời điểm tương lai: Công thức: Generated by Foxit PDF Creator â Foxit Software For evaluation only. Quản trị kinh doanh Nguyễn Thị Xuân Hương FV1 = PV + PV.r = PV (1+r) FV2 = FV1+FV1.r = PV(1+r) + PV(1+r).r = PV(1+r) 2 FVn= PV(1+r) n (1) Trong công thức trên: FVn: Tổng khoản tiền phát sinh tính về năm thứ n PV: Khoản tiền phát sinh ở thời điểm i nào đó n: số kì hạn tính chuyển r: lãi suất theo kỳ của ngân hàng (1+r)n: Hệ số tính kép VD1: Một dự án đầu tư có tiến độ đầu tư như sau Năm Vốn đầu tư 1 10 2 12 3 15 4 20 5 40 Hỏi đến cuối năm thứ 5, tổng vốn vay của dự án là bao nhiêu, biết lãi suất vay ngân hàng ổn định là 10% năm và các khoản vay bắt đầu từ đầu mỗi năm. Ta có: ∑FV = FV1+FV2+FV3+FV4+FV5 = 10(1+0.1) 5+12(1+0.1)4+ 15(1+0.1)3+ 20(1+0.1)2+ 40(1+0.1)1= 121.84 triệu 1.2 Tính các khoản phát sinh về thời điểm hiện tại Công thức: từ công thứ (1) ta có thể dễ dàng suy ra nr FVPV )1(   (2) Trong công thức (2) (1+r)n được gọi là hệ số chiết khấu. VD2: Một người mong muốn 5 năm nữa có một khoản tiền là 200 triệu đồng, hỏi ngay từ bây giờ người đó phải đầu tư bao nhiêu biết rằng lợi nhuận kinh doanh bình quân hàng năm là 10% Ta có: FV = 200(t) giải: n = 5   5)1.01( 200 )1( nr FVPV 124.18 r = 0.1 Hỏi PV = ? 1.3 Tính chuyển các khoản phát sinh đều hàng năm về cùng thời điểm Tính chuyển về thời tương lai: Giả sử các khoản phát sinh trong các năm của thời kỳ phân tích là một số không đổi A. Tính tổng các khoản phát sinh này vào thời điểm dự án kết thúc. Giả sử rằng các khoản phát sinh này phát sinh vào cuối mỗi năm và năm đầu tiên là năm 0. Generated by Foxit PDF Creator â Foxit Software For evaluation only. Quản trị kinh doanh Nguyễn Thị Xuân Hương Khi đó, tổng các khoảng phát sinh đều hàng năm A tính về thời điểm năm thứ n là: FV =   r r A n 11  (3) Trong đó: PV: tổng các khoảng phát sinh A tính về năm thứ n A: Khoản phát sinh đều hàng năm r: lãi suất tính chuyển n: Số năm tính chuyển Tính chuyển các khoản phát sinh đều về thời kỳ hiện tại. Từ công thức (3), suy ra PV=     rr r A n n   1 11 1.4 Tính chuyển các khoản phát sinh năm sau hơn kém năm trước một số không đổi Tính chuyển về thời kỳ tương lai Fv=               n r r r G r r Pv nn 1111 (4) Trong đó: Fv: Tổng các khoảng phát sinh hàng năm tính về thời điểm năm thứ n Pv: Khoản phát sinh năm thứ 1 G: khoảng tăng đều hàng năm r: lãi suất chiết khấu 0 1 2 3 4 5 nn A G G G G 0 1 2 3 n-1 n Pv Generated by Foxit PDF Creator â Foxit Software For evaluation only. Quản trị kinh doanh Nguyễn Thị Xuân Hương n: Số năm tính chuyển Tính chuyển các khoản phát sinh năm sau hơn kém năm trước một số không đổi về thời kỳ hiện tại. Từ công thức (4), suy ra: Pv=                     n r r rr G rr r Pv n nn n 11 11 11 1.5 tính chuyển các khoản phát sinh kỳ sau hơn kém kỳ trước một tỷ lệ không đổi về cùng thời điểm Tính chuyển về thời kỳ hiện tại:        n n r pv r pv r pv r pv PV         1 ..... 111 3 3 2 21              n n r jpv r jpv r jpv r pv             1 1 ..... 1 1 1 1 1 1 1 2 2 1 2 11                              1 1 2 2 1 1 1 ..... 1 1 1 1 1 1 n n r j r j r j r pv (5) Trong công thức (5), Với r =j, thì công thức (5) trở thành: n r pv pv . 1 1   Với r =j , thì công thức (5) trở thành:       rj rj r pv pv nn n     11 . 1 1 (6) Từ công thức (6), ta có thể tính có công thức tính chuyển các khoản phát sinh kỳ sau hơn kém kỳ trước một tỷ lệ không đổi về thời điểm tương lai:       rj rj pvrpvFV nn n     11 1 1 VD3: một nhà máy có phương án đầu tư như sau: -Tổng mức đầu tư ban đầu là : 30 tỷ đồng - Chi phí đầu tư hàng năm là : 1.5 tỷ đồng - Hàng năm tăng sản lượng 15% Pv1 0 1 2 3 n-1 n pv2= pv1(1+j) Generated by Foxit PDF Creator â Foxit Software For evaluation only. Quản trị kinh doanh Nguyễn Thị Xuân Hương Hỏi: - Sau 10 năm, tổng chi phí của dự án là bao nhiêu, biết lãi suất vay ngân hàng là 10% năm. - Chi phí bình quân năm trong đời hoạt động của dự án là bao nhiêu? VD4 : Một người có dự kiến số tiền cần tiết kiệm trong 5 năm là 200 triệu đồng. Hỏi: - Nếu gửi đều hàng tháng thì mỗi tháng người đó phải gửi mỗi tháng là bao nhiêu tiền? - Nếu gửi theo phương thức tăng dần đều với tỷ lệ tăng là 10% thì mỗi tháng người đó phải gửi bao nhiêu tiền? Biết lãi suất tiền gửi là 1.1% tháng. 2. Tỷ lệ lãi suất Trong các tính toán các chỉ tiêu hiệu quả tài chính dự án lãi suất chiết khấu là một yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả các tính toán này. Lãi suất chiết khấu hay lãi vay ngân hàng thường được lấy làm cơ sở tính toán chi phí cơ hội cho việc sử dụng vốn.Khi dự án sử dụng vốn chủ sở hữu thì việc lựa chọn lãi suất thích hợp cũng có ý nghĩa rất lớn vì nó cũng là tiêu chí để so sánh xem xét tính sinh lời của hoạt động dự án. 2.1 Lãi suất gộp (kép) Là lãi suất có tính lãi khi đến kỳ hạn trả lãi nhưng số lãi này không được trả và tiếp tục bị tính lãi. FV = PV (1+r)t 2.2 Lãi suất đơn. FV = Pv (1+r.t) 2.3 Lãi suất kỳ hạn Nếu người đầu tư đi vay vốn với các kỳ hạn khác nhau, để thấy được chi phí chung cho các khoản vay, thông thường ngưòi ta qui đổi các lãi suất về cùng một kỳ hạn, thường là kỳ hạn năm và lãi suất trung bình của các khoản vay. rn= (1+rkh) m -1 (8) Trong đó: rn: Lãi suất năm của các khoản vay rkh: Lãi suất kỳ hạn của các khoản vay (quý, tháng.) m: số kỳ hạn trong năm 2.4 Lãi suất bình quân các nguồn vay:    i i I rI r Trong đó: r: Lãi suất trung bình các khoản vay ri: Lãi suất vay nguồn i Ii: Vốn vay nguồn i VD: Một người vay vốn từ hai nguồn với các thông tin như sau: Generated by Foxit PDF Creator â Foxit Software For evaluation only. Quản trị kinh doanh Nguyễn Thị Xuân Hương nguồn 1: Vay 100 triệu, lãi suất vay 1.3% tháng Nguồn 2: 150 triệu, lãi vay 4% quý Hỏi lãi suất vay trung bình năm của 2 nguồn là bao nhiêu? 2.5 Lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa Lãi suất thực là lãi suất mà kỳ hạn phát biểu lãi và kỳ hạn ghép lãi là bằng nhau. Lãi suất danh nghĩa là lãi suất mà kỳ hạn phát biểu lãi và kỳ hạn tính lãi là khác nhau. VD5: Lãi suất tiền gửi ngân hàng là 1.2% tháng, ghép lãi theo quý. Khi đó, lãi suất thực của tiền gửi là 1.2%*4=4.8% quí Bài 3 Phân tích tài chính dự án 1 Phân tích tài chính dự án 1.1 KN Phân tích tài chính dự án là quá trình đánh giá tính sinh lợi về mặt kinh tế của dự án. Thực chất phân tích tài chính là sự so sánh giữa chi phí và thu nhập thực tế phát sinh trong quá trình triển khai và thực hiện dự án trên quan điểm của nhà đầu tư. 1.2 Mục đích của phân tích tài chính  Cung cấp cho các nhà thẩm định, nhà đầu tư các thông tin về tính sinh lợi và hiệu quả đầu tư của dự án.  Là cơ sở để nhà đầu tư đi vay vốn và kêu gọi vốn đầu tư , kêu gọi liên doanh, liên kết hoặc kêu gọi tài trợ cho dự án. 2 Thu nhập và chi phí trong phân tích tài chính dự án 2.1 Chi phí trong phân tích tài chính dự án Các chi phí trong phân tích tài chính là các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình thực hiện dự án hay là chi phí dự toán được duyệt dựa trên các tiêu chuẩn định mức vật tư và chi phí cho từng công tác, trong từng ngành. Các chi phí cho hoạt động đầu tư thông thường bao gồm :  Chi phí thăm dò, thiết kế và các chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng cần thiết cho dự án.  Chi phí mua sắm, lắp đặt, chạy thử máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ, bí quyết kỹ thuật, xây dựng nhà xưởng, giải phóng mặt bằng (nếu cần).cần thiết trước sản xuất.  Chi phí chuyển giao công nghệ và đào tạo công nhân (nếu cần)  Các chi phí thường xuyên: Chi phí về lao động, nguyên, nhiên vật liệu, thuế, trả lãi, sủa chữa, thay thế MMTB .. Generated by Foxit PDF Creator â Foxit Software For evaluation only. Quản trị kinh doanh Nguyễn Thị Xuân Hương 2.1.2 Các khoản thu nhập của dự án  Thu nhập từ bán sản phẩm chính, sản phẩm phụ của dự án  Thu nhập từ các khoản tài trợ, trợ cấp  Thu nhập từ thanh lý tài sản khi dự án kết thúc  Các khoản thu khác: gia công chế biến cho đơn vị khác, thu nhập cho thuê tài chính, thuê tài sản. 2.2 Giá cả trong phân tích tài chính Khi tính toán các chỉ tiêu hiệu quả tài chính việc xác định giá cả hợp lý là điều vô cùng quan trọng. Giá cả trong các tính toán có thể là: Giá cố định, giá hiện hành hay giá ngầm. Thông thường trong phân tích tài chính người ta sử dụng giá thị trường ở thời điểm hiện tại (thời điểm xây dựngdự án). Tuy nhiên trong các tính toán phải xét đến yếu tố lạm phát để có những điều chỉnh cần thiết. 2.3 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính của dự án 2.3.1 Giá trị hiện tại thuần NPV (net present value)  KN: Giá trị hiện tại thuần dự án là hiệu số giữa giá trị hiện tại của dòng lợi nhuận và dòng chi phí.  Công thức:       n ot r C n t r B t t t tNPV )1( 0 )1( Trong đó: Bt: Thu nhập của năm t Ct: Chi phí năm t r: lãi suất chiết khấu (1+r)t: hệ số chiết khấu  Phương thức đánh giá: - Dự án có NPV dương là dự án có lãi - ưu tiên các dự án có NPV lớn hơn.  ý nghĩa: - Giá trị hiện tại thuần cho biết qui mô lợi nhuận của cả vòng dự án. - Là chỉ tiêu tương đối tốt để so sánh, lựa chọn các dự án có cùng qui mô và kết cấu đầu tư. - Chỉ tiêu NPV rất nhạy cảm với lãi suất tính chuyển. 2.3.2 Chỉ tiêu tỷ suất thu hồi nội bộ IRR (Internal rate of return)  Kn: Tỷ suất thu hồi nội bộ là tỷ lệ chiết khấu hoà vốn của dự án (tức tỷ lệ chiết khấu làm cho giá trị NPV của dự án bằng 0)  Công thức:       n ot IRR C n t IRR B t t t tNPV 0 )1( 0 )1( Generated by Foxit PDF Creator â Foxit Software For evaluation only. Quản trị kinh doanh Nguyễn Thị Xuân Hương Bằng phương pháp nội suy ta có công thức tính IRR như sau:   21 1 121 NPVNPV NPV rrrIRR   Trong đó: NPV1: Giá trị hiện tại thuần của dự án ứng với lãi suất r1, NPV1> 0, gần 0 NPV2: Giá trị hiện tại thuần của dự án ứng với lãi suất r2, NPV2< 0, gần 0 r1,r2 : là 2 lãi suất bất kỳ sao cho r2-r1<= 0.02  Phương thức đánh giá: - Dự án có IRR lớn hơn lãi suất vay ngân hàng là dự án có thể chấp nhận được - IRR càng lớn càng tốt  ý nghĩa: - Là chỉ tiêu phản ánh hiệu qủa đầu tư của dự án. Nó là lãi suất hoà vốn của dự án. - Là chỉ tiêu lựa chọn các dự án có qui mô kết cấu đầu tư khác nhau.  Lưu ý: Khi sử dụng chỉ tiêu IRR để lựa chọn các dự án loại trừ nhau nên chú ý: - Có nhiều dự án không tồn tại chỉ tiêu này hoặc có nhiều hơn một chỉ tiêu này. Do đó khi lựa chọn nên kết hợp với các chỉ tiêu so sánh khác nữa. - Có những dự án có IRR rất cao nhưng qui mô dự án lại nhỏ, do đó trong nhiều trường hợp cần kết hợp các chỉ tiêu đánh giá khác. 2.3.3 Chỉ tiêu tỷ lệ thu nhập trên chi phí B/C (BCR: )  KN: Là tỷ số giữa tổng thu nhập thuần và tổng chi phí thuần của cả đời dự án  Công thức:         t t r Ct r Bt C B 11 Trong đó: Bt: thu nhập ở năm t Ct: chi phí ở năm t NPV1 NPV2 Generated by Foxit PDF Creator â Foxit Software For evaluation only. Quản trị kinh doanh Nguyễn Thị Xuân Hương r: lãi suất chiết khấu t: số năm tính.  Phương thức đánh giá: - Lựa chọn pa có B/C >1 - ưu tiên dự án có B/C lớn hơn  ý nghĩa: - Chỉ tiêu B/C phản ánh mặt chất lượng đầu tư. Nó cho biết số đơn vị lợi nhuận trên một đơn vị vốn đầu tư. - Là chỉ tiêu lựa chọn các dự án có cùng hoặc khác qui mô kết cấu  Chú ý: Có thể dẫn đến sai lầm nếu khi lựa chọn các dự án loại trừ nhau mà chỉ sử dụng một tiêu chí này bởi đôi khi tiêu chí này rất cao nhưng lại không phải là dự án tốt nhất. 2.3.4 Chỉ tiêu thời gian hoàn vốn T  KN: Là khoảng thời gian cần thiết để dự án bù lại vốn bỏ ra ban đầu từ lợi nhuần thuần và khấu hao.  Công thức: KHLN I T V   0  Phương thức đánh giá: ưu tiên lựa chọn dự án có thời gian hoàn vốn ngăn.  ý nghĩa: Cho biết khoảng thời gian cần hoạt động để dự án thu hồi lại vốn ban đầu từ LN thuần và khấu hao.  Phương pháp tính: - Phương pháp cộng dồn: Chỉ tiêu Năm 1 Năm 2 Năm 3 .. Iv0 Wt+KHt (Wt+KHt)/(1+r) t (Wt+KHt)/(1+r) t - Phương pháp trừ dần: Chỉ tiêu Năm 1 Năm 2 Năm 3 .. Ifv= Ifv(1+r) t Wt+KHt Ifv=Ifv-(Wt+KHt) VD 6 : Một dự án đầu tư có số vốn đầu tư ban đầu là 8 triệu, hàng năm dự án thu được LN và KH như sau: Chỉ Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Generated by Foxit PDF Creator â Foxit Software For evaluation only. Quản trị kinh doanh Nguyễn Thị Xuân Hương tiêu Wtt 0.5 0.7 0.9 2.5 3.2 KHt 0.6 0.6 0.6 0.6 0.6 Tính thời gian hoàn vốn của dự án biết lãi suất vay ngân hàng là 10% năm. 2.3.5 Chỉ tiêu điểm hoà vốn  KN: Điểm hoà vốn là điểm mà tại đó tổng doanh thu bán sản phẩm bằng tổng chi phí đã bỏ ra.  công thức: Để tìm được điểm hoà vốn, có 2 phương pháp: *Phương pháp 1: Phương pháp đại số Gọi: X: Là số sản phẩm sẽ được sản xuất ra trong cả đời dự án (Số sản phẩm theo thiết kế) x: Số sản phẩm cần sản xuất để hoà vốn p: Giá bán bình quân một đơn vị sản phẩm v: Biến phí của một đơn vị sản phẩm. F: Tổng định phí của cả đời dự án Y: Tổng giá trị hàng hoá (doanh thu) ở điểm hoà vốn Tại điểm hoà vốn,ta có phương trình kinh tế sau: Phương trình tổng doanh thu: Y = p.x Phương trình tổng chi phí: Y= v.x + F tại điểm hoà vốn, ta có: P.x = V.x + F Vậy, sản lượng hoà vốn là: vP F x   Ta có doanh thu tại điểm hoà vốn: p v F vP F PPxY     1 . (6) Từ điểm hoà vốn x, ta xác định được mức hoạt động hoà vốn dự án: x/X*100% + Lề an toàn trong sản xuất là: + Công suất hoạt động hoà vốn = Sản lượng hoà vốn/ Sản lượng thiết kế + Giá hoà vốn: P*=F/X + v + Độ an toàn giá ở mức giá bán là P là: g = 1- P*/p (%) Độ an toàn giá của dự án cho biết, ở một mức giá P nào đó, giá của sản phẩm mà dự án sản xuất ra có thể giao động trong khoảng g% mà dự án vẫn có lãi. + Trong trường hợp không biết giá, biến phí sản phẩm mà chỉ biết tổng doanh thu, tổng biến phí và tổng định phí thì doanh thu hoà vốn được xác định như sau: Từ công thức (6), suy ra: Y TVC F QP Qv F pxY     1 . . 1 * (7) 100.%100 X x  Generated by Foxit PDF Creator â Foxit Software For evaluation only. Quản trị kinh doanh Nguyễn Thị Xuân Hương *Phương pháp 2: Phương pháp đồ thị. Thực chất phương pháp này cũng dựa vào phương trình hoà vốn trên. Với phương pháp biều diễn các tình huống lỗ lãi trên một hệ trục toạ độ VD 7: Một dự án đầu tư có tổng định phí là 200 triệu đồng. Giả sử, số sản phẩm theo thiết kế của cả đời dự án là 1 triệu sản phẩm. Giá bán một đơn vị sản phẩm là 4000 đồng và chi phí biến đổi cho một đơn vị sản phẩm là 2000 đồng Tính số sản phẩm cần sản xuất để dự án hoà vốn Nếu để dự án hoà vốn khi phải tiêu thụ hết số sản phẩm theo thiết kế thì giá bán một đơn vị sản phẩm là bao nhiêu? Ta có: Số sản phẩm dự án cần sản xuất để dự án có thể hoà vốn là: Đơn giá của sản phẩm để dự án hoà vốn theo số sản phẩm thiết kế là; Lề an toàn của sản xuất là: VD 2: Một dự án đầu tư có số liệu như sau: Y= p.x Y=V.x +f y F x1 x0 x2 000.100 20004000 000.000.200   x 2200 2000 000.000.200 000.1000    p p 90100 000.1000 000.100 100  Generated by Foxit PDF Creator â Foxit Software For evaluation only. Quản trị kinh doanh Nguyễn Thị Xuân Hương - Tổng sản lượng bán ra: 50tấn/năm - Tổng doanh thu : 100 triệu USD/năm - Tổng định phí : 10 - Tổng biến phí : 80 Hỏi: - Doanh thu hoà vốn của dự án? - Sản lượng hoà vốn của dự án? - Lề an toàn sản xuất ? 2.3.6 Tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư: RR (Rate of return)  Kn: Là tỷ sổ giữa lợi nhuận thu được một năm hoạt động trung bình với số vốn đầu tư của dự án.  Công thức tính; + Tính cho từng năm hoạt động: 0Iv W RR ipv i  Trong đó: RRi: Tỷ suất lợi nhuận năm hoạt động thứ i Wipv: Lợi nhuận thuần hiện tại của năm i Iv0 : Vốn đầu tư ban đầu của dự án. + Tính cho năm hoạt động trung bình của dự án: 0Iv W RR ipv i  Trong đó: RRi: Tỷ suất lợi nhuận bq trong đời dự án Wipv: Lợi nhuận thuần hiện tại bq dự án Iv0 : Vốn đầu tư ban đầu của dự án.  ý nghĩa: Tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư cho phép ta thấy được mức độ thu hồi vốn đầu tư ban đầu từ lợi nhuận thuần của dự án trong từng năm hay trong một năm hoạt động trung bình của dự án. 2.3.7 Suất đầu tư  Kn: Là số vốn đầu tư cần thiết cho một đơn vị sản phẩm sản xuất ra theo công suất thiết kế.  Công thức: Q VS  Trong đó: S: Suất đầu tư dự án Generated by Foxit PDF Creator â Foxit Software For evaluation only. Quản trị kinh doanh Nguyễn Thị Xuân Hương V: Tổng vốn đầu tư của dự án Q: Công suất thiết kế dự án  ý nghĩa: Suất đầu tư phản ánh mức độ sử dụng vốn đầu tư của dự án 2.3.8 Một số chỉ tiêu phản ánh khả năng tài chính dự án  Hệ số vốn tự có/ tổng vốn đầu tư : hệ số này thông thường > =0.5  Hệ số vốn tự có/ Vốn vay : hê số này thông thường >= 1  Vòng quay vốn lưu động (working capital turnover) Bài 4 ứng dụng các chỉ tiêu hiệu quả tài chính dự án- Lựa chọn phương án tối ưu Phân tích dự án không chỉ nhằm khẳng định tính khả thi của dự án mà một lý do quan trọng nữa là nó đưa ra cơ sở cho nhà thẩm định lựa chọn giữa các phương án với nhau. Thông thường người ta có 2 phương pháp so sánh như sau: 1. Lựa chọn bằng chỉ tiêu NPV  Đối với các dự án có cùng qui mô kết cấu đầu tư , người ta tiến hành so sánh trực tiếp các chỉ tiêu tài chính và kinh tế xã hội (KTXH) để lựa chọn phương án.  Với các dư án không có cùng qui mô kết cấu, người ta phải tiến hành như sau: * Cách 1: Xác định thời kỳ phân tích (TKPT) chung cho các phương án rồi tính các chỉ tiêu trong khoảng thời gian của TKPT. TKPT là khoảng thời gian cần thiết chung để tính toán các chỉ tiêu và được xác định bằng bội số chung nhỏ nhất của tuổi thọ các phương án. VD 8: Một công ty đang xem xét mua sắm TB, có 2 đơn chào hàng như sau: Generated by Foxit PDF Creator â Foxit Software For evaluation only. Quản trị kinh doanh Nguyễn Thị Xuân Hương Hạng mục ĐV Tb A Tb B Giá mua Triệu đồng 7 12 CP vận hành /năm Nt 2 3 Doanh thu/năm Nt 5 7 Giá trị còn lại nt 1 0 Tuổi thọ Năm 3 4 Hỏi: công ty nên lựa chọn TB nào biết lãi suất vay ngân hàng là 10% năm * Cách 2: Tính các chỉ tiêu lợi nhuận và thu nhập thuần hàng năm của dự án (có xét đến yếu tố thời gian của tiền). Phương pháp này ứng dụng kỹ thuật tính chuyển các khoản tiền phát sinh đều hàng năm. 2. Lựa chọn bằng chỉ tiêu IRR Sử dụng chỉ tiêu IRR để so sánh lựa chọn các dự án, có các trường hợp sau: + Nếu các phương án có thời kỳ phân tích khác nhau, ta chọn thời kỳ phân tích, sau đó tính IRR và so sánh. + Nếu các dự án có vốn đầu tư khác nhau, ta tiến hành lựa chọn theo các bước sau:  Bước 1: sắp xếp các phương án theo thư tự lớn dần của vốn đầu tư  Bước 2: Tính IRR của phương án hiệu (A-B), nếu IRR> r giới hạn, chọn phương án có vốn đầu tư lớn hơn và ngược lại.  Bước 3: chọn lần lượt các cặp như vậy cho đến khi còn lại một phương án, chính là phương án được chọn. 3. Lựa chọn bằng phương pháp so sánh giá trị kỳ vọng Trong hoạt động đầu tư rủi ro là yếu tố luôn tồn tại, do vậy khi so sánh, lựa chọn phương án đầu tư người ta thường sử dụng kỹ thuật lượng hoá những biến cố bất định bằng xác suất và tính giá trị kỳ vọng của chúng để so sánh. Giá trị kỳ vọng được xác định như sau: EV = pi* qi Trong đó: EV: giá trị kỳ vọng của biến cố i Pi : Giá trị của biến cố i qi : Xác suất xảy ra biến cố i qi = 1 VD: Một công ty xem xét 2 phương án đầu tư như sau: Phương án 1: Đầu tư 400 triệu sản để sản xuất mặt hàng A. Nếu nhà nước đánh thuế cao thì lợi nhuận vốn đầu tư đạt là 20%, nếu không thì RR đạt là 30%, biết xác suất đánh thuế là 30%. Phương án 2: Vay thêm 100 triệu với lãi suất 15% năm để đầu tư sản xuất mặt hàng B. Mặt hàng này nếu bị đánh thuế cao thì RR của dự án đạt 22%, nếu không RR đạt 30%. Biết xác suất bị đánh thuế cao là 50%. Hỏi nhà đầu tư nên chọn phương án đầu tư nào? Generated by Foxit PDF Creator â Foxit Software For evaluation only. Quản trị kinh doanh Nguyễn Thị Xuân Hương Bài 5 Phân tích kinh tế xã hội dự án 1 Khái niệm và mục đích của phân tích kinh tế xã hội 1.1 Khái niệm Phân tích kinh tế xã hội là quá trình tính toán các lợi ích và chi phí để xem xét tính sinh lợi của dự án trên quan điểm toàn xã hội. Như vậy, bản chất của phân tích kinh tế xã hội cũng và đi so sánh giữa chi phí và lợi ích bỏ ra, nhưng khác phân tích tài chính dự án ở chỗ, chúng đi xem xét chi phí và lợi của toàn xã hội mà nhiều khi những chi phí và lợi ích này khác rất nhiều so với trong phân tích tài chính. 1.2 Mục đích - Tạo cơ sở cho việc thẩm định hiệu quả kinh tế xã hội dự án, xem xét những đóng góp của dự án đối với xã hội. - Đánh giá tác động của dự án đối với môi trường sinh thái và việc sử dụng các nguồn tài nguyên quốc gia. 2. Các chỉ tiêu hiệu quả KTXH dự án 2.1 Xác định đầu ra và đầu vào trong phân tích kinh tế Trong phân tích kinh tế, quan điểm là xem xét những gì xã hội bỏ ra và thu về. Như vậy khác với phân tích tài chính dự án, phân tích kinh tế xã hội ngoài các chi phí và thu nhập thực tế phát sinh còn có những chi phí và lợi ích ẩn. Do vậy khi tính toán các chỉ tiêu hiệu quả KTXH dự án ta phải xét đến những yếu tố này. Việc phân tích kinh tế xã hội là vô cùng phức tạp và khó khăn do các lý do sau: - Giá cả thị trường chưa chắc đã phản ánh đúng giá trị các sản phẩm đầu ra và vào của dự án - Các lợi ích thực tế dự án thu được không chỉ đơn thuần là các lợi ích vật chất hữu hình, ngoài ra rất nhiều dự án mang lại nhiều giá trị gián tiếp có ý nghĩa lớn hơn rất nhiều. Chính bởi lý do đó, trong nhiều trường hợp trước khi tính toán các chi phí và lợi ích kinh tế xã hội của dự án người ta phải tiến hành điều chỉnh các yếu tố để tính toán chính xác lợi ích cũng như chi phí xã hội thực tế của dự án. Nguyên tắc điều chỉnh như sau: 2.1.1 Đối với các đầu vào: Đầu vào trong phân tích kinh tế xã hội là những khoản chi phí mà xã hội mất đi khi thực hiện dự án. Những chi phí này ngoài những khoản chi phí đã tính trong phân tích tài chính ra, còn có thêm những khoản chi phí ẩn chưa tính đến như: chi phí trợ cấp, trợ giá; phần tăng lên của chi phí do lạm phát, do giá thị trường bị bóp méo; chi phí cơ hội cho việc sử dụng các nguồn tài nguyên quốc gia.. 2.1.2 Các đầu ra của dự án: Generated by Foxit PDF Creator â Foxit Software For evaluation only. Quản trị kinh doanh Nguyễn Thị Xuân Hương Cũng giống như trong phân tích đầu vào của dự án, đầu ra của dự án trên quan điểm toàn xã hội không chỉ là những giá trị hàng hoá, dịch vụ mà dự án đem lại mà nó còn có những giá trị ẩn khác như: Tạo việc làm trực tiếp và gián tiếp, nâng cao trình độ cho người lao động thông qua các chương trình đào tạo, dạy nghề; nâng cao đời sống cho cán bộ, công nhân viên dự án và những người có ảnh hưởng từ dự án; Tăng thu ngoại tệ hay tiết kiệm ngoại tệ cho đất nước; tăng khả năng xuất khẩu hay khai thác có hiệu qủa hơn các nguồn tài nguyên quốc gia. 2.2 Giá cả trong phân tích kinh tế xã hội dự án. 2.2.1 với các đầu vào:  Các đầu vào là hàng hoá sản xuất trong nước: Sử dụng giá trong nước có điều chỉnh: - Cộng thêm vào giá cả đầu vào cho những hàng hoá có trợ giá, bảo hộ; - Điều chỉnh giá đầu vào trong trường hợp có lạm phát.  Với hàng nhập khẩu: Sử dụng giá CIF + các chi phí vận chuyển từ bến cảng nhận hàng đến dự án . 2.2.2 Với các đầu ra:  Đầu ra tiêu thụ trong nước: dùng giá trong nước có điều chỉnh: - Cộng thêm vào giá cả đầu ra cho những hàng hoá có trợ giá; - Loại trừ giá trị đầu ra tăng lên do ảnh hưởng của lạm phát, của tăng giá do cá yếu tố khác ảnh hưởng..  Đối với đầu ra dùng để xuất khẩu: Sử dụng giá FOB – chi phí từ dự án đến cảng xuất  Đầu ra thay thế nhập khẩu: Dùng giá CIF hoặc giá trong nước nếu giá nào thấp hơn. 2.2 Các tiêu chuẩn đánh giá lợi ích kinh tế xã hội của dự án Đối với mỗi quốc gia, mục tiêu chủ yếu của nền sản xuất xã hội là tối đa hoá phúc lợi. Các mục tiêu kinh tế xã hội này thường được thể hiện trong các chủ trương chính sách và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong từng thời kỳ. Do vậy, khi xem xét những đóng góp của dự án với nền kinh tế, người ta thường xem xét các chỉ tiêu sau: - Mức đóng góp của dự án vào sự gia tăng thu nhập quốc dân hay sự gia tăng thu nhập từ những người hưởng lợi từ dự án. - Tác động của dự án đến phân phối thu nhập: Đây là chỉ tiêu dùng để xem xét ưu tiên cho những dự án có tác động làm tăng mức độ công bằng trong thu nhập của các tầng lớp xã hội. - Tác động của dự án đến tiết kiệm và đầu tư: Những giá trị mà dự án tạo ra góp phần làm gia tăng số tiết kiệm hay được dùng để tái đầu tư mở rộng sẽ là một trong những tiêu chí để xem xét ưu tiên cho các dự án. - Tác động tạo việc làm: Là những đóng góp của dự án trong việc tạo ra những việc làm trực tiếp và gián tiếp cho xã hội, đồng thời là những đóng góp trong việc nâng cao trình độ kỹ thuật, tay nghề cho người lao động thông qua các chương trình dạy nghề và đào tạo lao động.. Generated by Foxit PDF Creator â Foxit Software For evaluation only. Quản trị kinh doanh Nguyễn Thị Xuân Hương - Tác động đến cán cân thanh toán: Sự tác động vào cán cân thanh toán của dự án được đánh giá dựa trên số ngoại tệ mà dự án tạo ra cho đất nước cũng như số ngoại tệ mà dự án đã tiết kiệm được. Ngoài các tiêu chí trên, trong đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội dự án, người ta còn xét đến các tiêu chi khác nữa như: - Mức độ đáp ứng việc thực hiện các mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước. - Tận dụng hay khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên mới. - Dự án có tác dụng kích thích phát triển các ngành công nghiệp khác hay tạo ra những hiệu ứng tích cực đến môi trường... 3 .Phương pháp đánh giá lợi ích kinh tế xã hội do thực hiện dự án Tuỳ thuộc vào góc độ xem xét mà ta có các phương pháp và nội dung đánh giá khác nhau. 3.1 Xuất phát từ góc độ nhà đầu tư: Các tiêu chí đánh giá bao gồm: - Mức đóng góp của dự án cho ngân sách: các khoản phải nộp ngân sách (từng năm và cả đời dự án, tỷ lệ đóng góp trên 1000 đ vốn ĐT) - Số việc làm mà dự án tạo ravà tỷ lệ tạo việc làm tính trên 1000 đ vốn đầu tư - Số ngoại tệ thực thu từ dự án (tính tổng số ngoại tệ tạo ra và tỷ lệ ngoại tệ tạo ra tính trên 1000 đ vốn ĐT) - Mức độ đào tạo và nâng cao tay nghề, trình độ cán bộ công nhân viên dự án. - Mức độ nâng cao trình độ kỹ thuật của sản xuất. - Các tác động đến môi trường sinh thái - Đáp ứng các mục tiêu trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước. 3.2 Xuất phát từ các nhà quản lý vĩ mô: Bao gồm các cấp quản lý nhà nước, vùng, ngành hoặc địa phương. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế xã hội của dự án cũng tương tự các chỉ tiêu xét trên khía cạnh người đầu tư, tuy nhiên việc tính toán phải tính đễn các hiệu chỉnh trên cơ sở lợi ích chung toàn xã hội: - Mức đóng góp của dự án cho ngân sách: các khoản phải nộp ngân sách không chỉ bao gồm các khoản thuế, nó còn thể hiện ở các khoản khác như: các khoản trả lãI vay, lãI cổ phần, tiền mua phát minh, sáng chế, tiền đóng bảo hiểm, lợi nhuận để lại để ĐT hay thành lập các quỹ. - Số việc làm mà dự án tạo ra: Đối với các nhà quản lý vĩ mô, lợi ích của dự án về mặt tạo việc làm không chỉ được đánh giá ở số lao động trực tiếp của dự án mà còn bao gồm các những việc làm gián tiếp mà dự án tạo ra. - Số ngoại tệ thực thu từ dự án: Bao gồm các số ngoại tệ thực thu cũng như số ngoại tệ tiết kiêm được từ dự án, VD dự án có thể sử dụng các sản phẩm sản xuất trong nước để thay thế sản phẩm nhập khẩu hay dự án tạo ra các sản phẩm thay thể sản phẩm nhập khẩu. - Mức độ đào tạo và nâng cao tay nghề, trình độ cán bộ công nhân viên dự án. - Mức độ nâng cao trình độ kỹ thuật của sản xuất. - Mức độ tác động đến môi trường sinh thái. Generated by Foxit PDF Creator â Foxit Software For evaluation only. Quản trị kinh doanh Nguyễn Thị Xuân Hương - Đáp ứng các mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước. 4. Đánh giá tác động môi trường của dự án Những năm trước đây, khi nền kinh tế còn phát triển ở trình độ thấp, con người ta luôn quan niệm làm kinh tế để thoả mãn nhu cầu vật chất của con người mà quên đi yếu tố môi trường. Ngày này, sau những tác động khai thác không ngừng của con người, tài nguyên thiên nhiên đang bị mất đi một cách nhanh chóng và môi trường cũng đã có những phản ứng gay gắt lại đến cuộc sống của con người. Do đó, vấn đề bảo vệ môi trường đang ngày càng được quan tâm và coi trọng. Có thể nói, không có một dự án đầu tư nào khi xem xét ra quyết định mà không xét đến yếu tố tác động đến môi trường của dự án. Để đánh giá những giá trị tài nguyên môi trường mất đi, người ta sử dụng một số phương pháp định giá môi trường như sau: a) Phương pháp định giá ngẫu nhiên: Phương pháp này dựa vào việc xác định mức độ tự nguyên đóng góp để bảo tồn hay cải tạo môi trường của khu vực dự án. b) phương pháp du lịch phí: Phương pháp này nhằm đánh giá giá trị của môi trường về mặt giải trí, du lịch. Thông qua kết quả tính toán những giá trị thu được từ những người thăm quan để tính ra giá trị môi trường. c) Phương pháp chi phí cơ hội: là những thu nhập mất đi của môi trường khi thực hiện dư án. d) Phương pháp xác định trực tiếp: Là phương pháp dựa vào các số liệu điều tra thực tế về giá trị mất đi của môi trường khi thực hiện dự án như: giá trị đất bị sói mòn, mức ô nhiễm môi trường.. 5. Đánh giá tổng hợp và lựa chọn dự án 5.1 Đánh giá tổng hợp Để xác định tính khả thi cũng như tính hiệu quả của mỗi dự án, người ta phải đi xét tổng thể những tác động gây ra bởi dự án. Hiệu quả tổng hợp của dự án được xác định bằng hệ số giữa tổng mức độ đáp ứng các mục tiêu dự án và mức độ sử dụng các nguồn lực của dự án, ta có công thức tổng quát như sau: k k k R u E  Trong đó: EK: hệ số hiệu quả tổng hợp của dự án K Uk: Tổng mức đáp ứng các mục tiêu của dự án K Rk: Mức sử dụng tổng hợp các nguồn tài nguyên. Trong đó: i kik UaU  , ai : Hệ số ưu tiên (hệ số tầm quan trọng), 1 ia i i ki k u u u * max  , Uk i : Mức đáp ứng tương đối mục tiêu i của dự án :*max iU Mức độ đáp ứng tối đa mục tiêu i của dự án. Generated by Foxit PDF Creator â Foxit Software For evaluation only. Quản trị kinh doanh Nguyễn Thị Xuân Hương  jikk brR . , bj : Hệ số khan hiếm của nguồn lực. i i ki k r r r * max  , ikr : Mức độ đáp ứng tương đối nguồn lực của dự án , 1 ib :*max ir Mức độ sử dụng tối đa nguồn lực 5.2 Lựa chọn các phương án (bài 4) 6. ứng dụng phân tích kinh tế trong việc phác thảo các dự án Như phần trên đã trình bày, việc phân tích kinh tế hay tài chính dự án nhằm để các nhà đầu tư, nhà ra quyết định lựa chọn được các dự án khả thi nhất. Tuy nhiên, phân tích kinh tế, tài chính dự án không chỉ dừng lại ở đó mà chúng còn có vai trò cung cấp cho các nhà thiết kế (xây dựng) một cơ sở để lựa chọn các thành phần của một dự án, mà quan trọng nhất ở đây là lựa chọn 4 yếu tố chính: a) Lựa chọn phương án kỹ thuật: Phương án kỹ thuật là những sự kết hợp khác nhau giữa các yếu tố cơ bản của sản xuất như: vốn, lao động, đất đai. Trong trường hợp với những sự kết hợp khác nhau về các tư liệu sản xuất nhưng tạo ra những giá trị đầu ra giống nhau thì ta chi việc so sánh giá trị chi phí của các phương án. Trong trường hợp chi phí không đồng đều ở những thời điểm khác nhau sẽ làm cho giá trị tổng chi phí của dự án khác biệt nhau lớn nếu lãi suất chiết khấu lớn. Trong trường hợp này nên lựa chọn phương án có chi phí những năm đầu thấp, những năm sau, VD phương án kỹ thuật sử dụng nhiều lao động, ít máy móc TB mà không phải trường hợp ngược lại b) Lựa chọn quy mô: Quy mô dự án ảnh hưởng lớn đến tính hiệu quả của dự án. Với các dự án có quy mô khác nhau thì hoặc ta phải xem xét lựa chọn bằng các chỉ tiêu không liên quan đến quy mô hoặc ta phải tính giá trị chi phí bình quân cho một đơn vị sản phẩm dự án c) Lựa chọn vị trí: Để lựa chọn được các phương án theo vị trí ta cũng cần đi xét xét sự ảnh hưởng của vị trí dự án đến nguồn, chi phí cho đầu ra cũng như đầu ra dự án trên cơ sở cộng hay trừ các chi phí này trong tổng chi phí và thu nhập cả đời dự án. d) Phương án thời gian: Với các dự án thương mại thông thường thì thời gian hoạt động của dự án không ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả sản xuất kinh doanh, tuy trong nông lâm nghiệp thì đây lại là một yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kinh doanh. Do vậy, kỹ thuật phân tích dự án sẽ giúp ta xác định được chu kỳ kinh doanh tối ưu nhất. Generated by Foxit PDF Creator â Foxit Software For evaluation only.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfC2_XD du an.pdf
Tài liệu liên quan