Xây dựng mô hình đào tạo nghề đa dạng, hiệu quả cho phụ nữ và em gái dân tộc thiểu số ở các xã đặc biệt khó khăn của tỉnh Quảng Ninh - Bùi Thúy Phượng

Tài liệu Xây dựng mô hình đào tạo nghề đa dạng, hiệu quả cho phụ nữ và em gái dân tộc thiểu số ở các xã đặc biệt khó khăn của tỉnh Quảng Ninh - Bùi Thúy Phượng: Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc KHOA HỌC, GIÁO DỤC VÀ CÔNG NGHỆ Số 17 - Tháng 3 năm 2017 Ngày nhận bài: 12/2/2017. Ngày phản biện: 20/2/2017. Ngày duyệt đăng: 6/3/2017 (1) Trường Đào tạo Cán bộ Nguyễn Văn Cừ, tỉnh Quảng Ninh (2) Học viện Dân tộc; e-mail: ngoquangson@cema.gov.vn 1. Đặt vấn đề Vấn đề dân tộc là một trong những vấn đề hết sức quan trọng đã được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm trong những năm đổi mới vừa qua. Nghị quyết Đại hội lần thứ VIII đã khẳng định: “Vấn đề dân tộc có vị trí chiến lược lớn, thực hiện bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc trong đổi mới công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Hơn 30 năm đổi mới, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, rút ngắn khoảng cách giàu nghèo, tri thức giữa các dân tộc và giữa các vùng miền trong cả nước. Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX đã nêu rõ 5 quan...

pdf5 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 300 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng mô hình đào tạo nghề đa dạng, hiệu quả cho phụ nữ và em gái dân tộc thiểu số ở các xã đặc biệt khó khăn của tỉnh Quảng Ninh - Bùi Thúy Phượng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc KHOA HỌC, GIÁO DỤC VÀ CÔNG NGHỆ Số 17 - Tháng 3 năm 2017 Ngày nhận bài: 12/2/2017. Ngày phản biện: 20/2/2017. Ngày duyệt đăng: 6/3/2017 (1) Trường Đào tạo Cán bộ Nguyễn Văn Cừ, tỉnh Quảng Ninh (2) Học viện Dân tộc; e-mail: ngoquangson@cema.gov.vn 1. Đặt vấn đề Vấn đề dân tộc là một trong những vấn đề hết sức quan trọng đã được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm trong những năm đổi mới vừa qua. Nghị quyết Đại hội lần thứ VIII đã khẳng định: “Vấn đề dân tộc có vị trí chiến lược lớn, thực hiện bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc trong đổi mới công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Hơn 30 năm đổi mới, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, rút ngắn khoảng cách giàu nghèo, tri thức giữa các dân tộc và giữa các vùng miền trong cả nước. Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX đã nêu rõ 5 quan điểm về Công tác dân tộc, trong đó có quan điểm thứ ba: “Phát triển toàn diện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh - quốc phòng trên địa bàn vùng dân tộc và miền núi; gắn tăng trưởng kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội, thực hiện tốt chính sách dân tộc; quan tâm phát triển, bồi dưỡng nguồn nhân lực,” Phụ nữ DTTS sống ở nông thôn có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển nông XÂY DỰNG MÔ HÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ ĐA DẠNG, HIỆU QUẢ CHO PHỤ NỮ VÀ EM GÁI DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở CÁC XÃ ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN CỦA TỈNH QUẢNG NINH (*) Bùi Thúy Phượng(1) - Ngô Quang Sơn(2) Phụ nữ dân tộc thiểu số sống ở nông thôn có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển nông nghiệp, nông thôn nói riêng và trong sự phát triển chung của đất nước. Nhưng trong thực tế hiện nay phụ nữ dân tộc thiểu số ở nông thôn còn gặp nhiều cản trở, sự đóng góp của chị em so với nam giới nông thôn và phụ nữ đô thị còn nhiều hạn chế. Chính vì vậy, cần quan tâm hợp lý đến phụ nữ dân tộc thiểu số nông thôn trong đó có đào tạo nghề, giải quyết việc làm. Từ khóa: Mô hình đào tạo nghề, phụ nữ và em gái dân tộc thiểu số, xã đặc biệt khó khăn, Quảng Ninh. nghiệp, nông thôn, trong phát triển nguồn nhân lực của đất nước, nhưng phụ nữ DTTS nông thôn còn gặp nhiều khó khăn so với nam giới nông thôn và phụ nữ đô thị. Chính vì vậy, cần có những quan tâm hợp lý đến phụ nữ DTTS nông thôn. Dạy nghề đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng của lực lượng lao động nữ, tạo cơ hội tìm kiếm được việc làm có thu nhập ổn định, góp phần giảm nghèo và nâng cao vị thế của phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội. Năm 2010, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án 295 “Hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm giai đoạn 2020-2015”. Nghiên cứu giải quyết vấn đề đào tạo nghề dành cho phụ nữ DTTS nông thôn ngày càng có ý nghĩa đặc biệt sâu sắc. 2. Điều tra, khảo sát và phân tích kết quả Nhóm nghiên cứu đã chọn 02 huyện ở mức trung bình về phát triển kinh tế - xã hội; mỗi huyện chọn 02 xã (trong đó, một xã có điều kiện kinh tế phát triển và một xã có điều kiện kinh tế rất khó khăn). Mỗi xã chọn 01 trường THCS, 01 Trung tâm học tập cộng đồng; mỗi huyện chọn 01 Trường PTDTNT, 01 Trung tâm giáo dục, hướng nghiệp và dạy nghề. Tổng cộng điều tra, khảo sát ở 04 xã trong 02 huyện, 04 trường THCS, 04 Trung tâm học tập cộng đồng, 02 Trung tâm giáo dục, hướng nghiệp và dạy nghề, 02 Trường PTDTNT. Cỡ mẫu: Mỗi trường học, (*) Bài báo là sản phẩm khoa học của Đề tài nghiên cứu cơ bản trong khoa học xã hội và nhân văn của Quỹ phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia: Nghiên cứu mô hình đào tạo nghề cho phụ nữ dân tộc thiểu số các xã đặc biệt khó khăn khu vực Tây Nam Bộ, VI2.1-2013.1 Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc KHOA HỌC, GIÁO DỤC VÀ CÔNG NGHỆ 19Số 17 - Tháng 3 năm 2017 cơ sở giáo dục sử dụng 100 mẫu phiếu cho học sinh nữ DTTS; mỗi xã sử dụng 150 mẫu phiếu cho phụ nữ DTTS. Tổng cộng số phiếu khảo sát là 1.800 phiếu, trong đó có 1.200 phiếu cho học sinh nữ DTTS ở các trường học và cơ sở giáo dục, 600 phiếu cho phụ nữ DTTS ở 04 xã. Đồng thời sẽ tiến hành phỏng vấn sâu một số đối tượng để có thêm thông tin khách quan. 2.1. Nhận thức về nhu cầu học nghề của phụ nữ dân tộc thiểu số nông thôn ở các xã đặc biệt khó khăn tỉnh Quảng Ninh Những yếu tố và yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế tạo ra sự chuyển dịch rất lớn đối với lao động nữ DTTS ở nông thôn, từ dịch chuyển kỹ năng đến dịch chuyển nghề nghiệp, dịch chuyển nơi sinh sống. Có một số xu hướng chuyển dịch sau: - Chuyển dịch kỹ năng: Từ nông dân sản xuất truyền thống sang nông dân sản xuất hiện đại; - Chuyển dịch nghề nghiệp: Từ lao động nông nghiệp (nông dân) sang lao động phi nông nghiệp ở nông thôn; - Chuyển dịch nghề nghiệp và nơi làm việc: Từ lao động nông nghiệp hoặc lao động phi nông nghiệp ở nông thôn trở thành lao động công nghiệp tại các khu công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn; - Chuyển dịch nghề nghiệp và nơi sinh sống: Từ lao động nông thôn chuyển thành lao động công nghiệp, dịch vụ ở các đô thị (mới và cũ). Từ các xu hướng này cho thấy, để đạt được mục tiêu đề ra, nhu cầu về đào tạo nói chung và đào tạo nghề cho lao động nữ DTTS nông thôn là rất lớn. Kết quả điều tra qua mẫu phiếu, kết hợp với ý kiến thu nhận được từ các cuộc toạ đàm, phỏng vấn sâu tại 04 xã cho thấy thực trạng nhận thức và nhu cầu học nghề của phụ nữ DTTS nông thôn như sau: + Nhóm phụ nữ DTTS nông thôn có nhu cầu học nghề: Nhóm phụ nữ DTTS từ 20 đến 24 tuổi và nhóm phụ nữ DTTS từ 40 đến 44 tuổi chiếm tỷ trọng cao nhất, tương ứng là 22,7% và 20,5%. Nhóm phụ nữ DTTS từ 20 đến 24 tuổi mới vào thị trường lao động, chưa có trình độ chuyên môn kỹ thuật mong muốn được học nghề để tìm việc làm có chuyên môn kỹ thuật. Nhóm phụ nữ DTTS từ 40 đến 44 tuổi có nhu cầu học nghề để chuyển đổi việc làm vì không còn đất sản xuất nông nghiệp,... Những nhóm chiếm tỷ lệ thấp gồm nhóm dưới 20 tuổi và nhóm trên 50 tuổi. Nhóm phụ nữ DTTS nông thôn trên 50 tuổi ít có nhu cầu học nghề ở độ tuổi này. Nhóm phụ nữ dưới 20 tuổi ít có nhu cầu học nghề. Ưu tiên của nhóm này là: Tiếp tục học phổ thông, sau đó sẽ thi đại học; nhóm đã thôi học muốn tìm việc làm, có thu nhập ngay. + Trình độ học vấn: Có 87,6% phụ nữ DTTS nông thôn có nhu cầu học nghề trong mẫu khảo sát đã tốt nghiệp THCS trở lên, đủ điều kiện tuyển sinh học nghề ở các cấp trình độ sơ cấp nghề, trung cấp nghề và cao đẳng nghề. Tuy nhiên vẫn còn tới 12,7% phụ nữ DTTS nông thôn mới chỉ tốt nghiệp tiểu học và chưa tốt nghiệp tiểu học, nhóm này chỉ đủ điều kiện tham gia các khoá dạy nghề thường xuyên dưới 3 tháng. + Nhận thức, hiểu biết của phụ nữ DTTS nông thôn về học nghề và hệ thống chính sách dạy nghề: Trong những năm qua, chính quyền địa phương và Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp đã có nhiều nỗ lực trong tuyên truyền cho người dân nói chung và phụ nữ DTTS nông thôn nói riêng về dạy nghề. + Phụ nữ DTTS nông thôn có chuyển biến trong hiểu biết, nhận thức về việc học nghề còn thấp: Mặc dù đã được tuyên truyền, phổ biến nhưng họ chưa thực sự tin tưởng việc học nghề sẽ giúp họ thay đổi được tương lai. Học nghề vẫn là lựa chọn cuối cùng đối với nhóm phụ nữ DTTS nông thôn trẻ không thể thi đỗ vào đại học, cao đẳng. Phần lớn chị em vẫn cho rằng “chỉ có hai con đường chính là thoát ly học đại học, cao đẳng; hoặc ở địa phương làm nông nghiệp, làm công nhân khu công nghiệp, kinh doanh, làm nghề truyền thống, không đi học nghề vẫn làm được những việc này”. 2.2. Định hướng nghề nghiệp, tư vấn học nghề cho phụ nữ dân tộc thiểu số nông thôn ở các xã đặc biệt khó khăn tỉnh Quảng Ninh Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc KHOA HỌC, GIÁO DỤC VÀ CÔNG NGHỆ 20 Số 17 - Tháng 3 năm 2017 Việc định hướng lựa chọn nghề nghiệp, tư vấn học nghề cho phụ nữ DTTS nông dân đóng vai trò quan trọng cho việc chuẩn bị gia nhập/tái gia nhập/dịch chuyển/di chuyển trong thị trường lao động. Có đến 62,7% phụ nữ DTTS nông thôn trong mẫu khảo sát đã tự định hướng được nghề nghiệp cho bản thân, chia ra những người đủ khả năng tự quyết định; những người không có khả năng tự quyết định, nhưng không tìm được sự hỗ trợ, tư vấn bên ngoài (nhóm phụ nữ DTTS nông thôn nghèo, trình độ thấp, ). Hơn 47,5% phụ nữ DTTS nông thôn trong mẫu khảo sát đã được định hướng nghề nghiệp từ cán bộ địa phương, đặc biệt từ cán bộ Hội Liên hiệp Phụ nữ, các Trung tâm hướng nghiệp, dạy nghề, Trung tâm giáo dục thường xuyên, Trung tâm học tập cộng đồng, thông qua các buổi họp, sinh hoạt đoàn thể, cán bộ địa phương đã tích cực trao đổi, cung cấp thông tin, tư vấn nghề nghiệp cho phụ nữ DTTS nông thôn. Trong thời đại kỹ thuật số, phương tiện thông tin đại chúng hiện đại như Tivi, đài, báo, Internet, phát triển mạnh từ thành thị tới nông thôn đã tạo thuận lợi cho phụ nữ DTTS nông thôn tiếp cận được thông tin giúp định hướng nghề nghiệp. Có 32,3% phụ nữ DTTS nông thôn trong mẫu điều tra tại các tỉnh đã tìm hiểu thông tin từ các kênh này để tự định hướng nghề nghiệp cho bản thân. Cha mẹ và những nguời thân trong gia đình vẫn có vị trí nhất định trong định hướng nghề nghiệp cho phụ nữ DTTS nông thôn (tương ứng là 17,7% và 14%). 2.3. Nhu cầu về nghề của phụ nữ dân tộc thiểu số nông thôn tỉnh Quảng Ninh Nghề được nhiều phụ nữ DTTS nông thôn trong mẫu khảo sát lựa chọn (52,6%) vẫn thuộc lĩnh vực sản xuất nông-lâm-thuỷ sản như: Kỹ thuật trồng trọt, kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thuỷ sản,. Nhóm phụ nữ DTTS nông thôn này muốn gắn bó với sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên họ mong muốn thay đổi kỹ thuật sản xuất, áp dụng khoa học kỹ thuật để có năng suất, hiệu quả kinh tế cao hơn. Nghề được 40,5% phụ nữ DTTS nông thôn mong muốn được học thuộc lĩnh vực “chế biến, chế tạo”, cụ thể là chế biến lương thực-thực phẩm, sơ chế sản phẩm nông-lâm-thuỷ sản sau thu hoạch, lý do để phụ nữ DTTS nông thôn lựa chọn học những nghề này để chế biến các sản phẩm nông-lâm-ngư nghiệp của hộ gia đình mình, làm gia tăng giá trị sản phẩm, tăng thu nhập, giảm dần tình trạng bán sản phẩm thô với lợi nhuận thấp. Phụ nữ DTTS nông thôn muốn tạo thành chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp,... nghề may cũng được một số ít phụ nữ DTTS nông thôn ở vùng thuần nông, nghèo, thiếu việc làm lựa chọn nhằm tìm việc làm ở khu công nghiệp hoặc tự mở cửa hàng may tại cộng đồng. Hiện tại nghề may không còn hấp dẫn do thu nhập không cao, thời gian làm việc kéo dài, bình quân trên 10 giờ/ngày. Các nghề thuộc lĩnh vực “phục vụ cá nhân, công cộng” như: Nấu ăn, chăm sóc sắc đẹp, dịch vụ chăm sóc gia đình, được 17% phụ nữ DTTS nông thôn trong mẫu khảo sát lựa chọn. Lý do phụ nữ DTTS nông thôn chọn nghề này vì dễ dàng tự mở kinh doanh như dịch vụ nấu cỗ thuê cho các cơ quan, tổ chức, trường học, hộ gia đình, mở cửa hàng ăn uống, mở cửa hàng làm tóc, hoặc ra thành thị làm giúp việc hộ gia đình, chăm sóc người ốm, học nghề này do không đòi hỏi cao về trình độ học vấn nên dễ học, dễ tiếp thu do công việc rất gần gũi với công việc hàng ngày của phụ nữ DTTS nông thôn. 2.4. Trình độ đào tạo cho phụ nữ dân tộc thiểu số nông thôn tỉnh Quảng Ninh Sơ cấp nghề, học nghề ngắn hạn dưới 3 tháng là lựa chọn của nhiều phụ nữ DTTS nông thôn trong mẫu khảo sát (tương ứng là 49,2% và 41,7%). Lý do họ lựa chọn đào tạo nghề ngắn hạn và sơ cấp vì không yêu cầu trình độ tuyển sinh đầu vào, phù hợp với nhóm phụ nữ DTTS nông thôn có trình độ học vấn thấp; thời gian học nghề ngắn, phù hợp với phụ nữ DTTS nông thôn đã có gia đình, con nhỏ có thể vừa học vừa làm, không phải đi học xa, chi phí ít; có nhiều chính sách, chương trình/dự án hỗ trợ học nghề miễn phí; chương trình, nội dung học nghề ngắn gọn, sát với thực tiễn, dễ áp dụng và áp dụng vào công việc được ngay. Nhận thức về học nghề còn hạn chế, tâm lý “trọng bằng cấp” cũng Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc KHOA HỌC, GIÁO DỤC VÀ CÔNG NGHỆ 21Số 17 - Tháng 3 năm 2017 còn ảnh hưởng nhiều đến sự lựa chọn của phụ nữ DTTS nông thôn về cấp đào tạo nghề. Tỷ lệ phụ nữ DTTS nông thôn có nhu cầu học nghề trình độ trung cấp và cao đẳng nghề tương ứng là 18,2% và 5,8%. Nhóm này đa số ở nhóm tuổi 25 trở xuống, rất ít chị ở nhóm tuổi 25-35, có trình độ học vấn từ THCS trở lên. Hiện nay, phụ nữ DTTS nông thôn có đặc điểm như đã lập gia đình, có con nhỏ, trung tuổi, ở vùng nghèo, vùng DTTS rất “ngại ngần” khi nói đến trường cao đẳng hay trung cấp nghề. 2.5. Hình thức đào tạo cho phụ nữ dân tộc thiểu số nông thôn tỉnh Quảng Ninh Hình thức đào tạo được nhiều phụ nữ DTTS nông thôn lựa chọn nhất là kèm cặp, truyền nghề 48,5% và bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng nghề 34,9%. Nhóm phụ nữ DTTS nông thôn trung tuổi, phụ nữ DTTS nông thôn, phụ nữ DTTS nông thôn có trình độ thấp, phụ nữ DTTS ở các làng nghề truyển thống rất ưa thích loại hình đào tạo này vì phù hợp với khả năng tiếp thu, năng lực của họ. Có 22,7% phụ nữ DTTS nông thôn có nhu cầu học nghề chính quy, tập trung. Phần lớn là nhóm phụ nữ DTTS nông thôn trẻ đang học ở các trường PTDTNT THCS và PTDTNT THPT, có trình độ học vấn đạt tiêu chuẩn tuyển sinh của các trường nghề (tốt nghiệp THCS, THPT). Họ thực sự mong muốn có cơ hội thay đổi nghề nghiệp, cải thiện cuộc sống; họ chấp nhận học xa nhà, chấp nhận chương trình học tập khó khăn, nhiều thách thức hơn. 2.6. Địa điểm đào tạo cho phụ nữ dân tộc thiểu số nông thôn tỉnh Quảng Ninh Một trong những điểm cần chú ý khi tổ chức các khoá dạy nghề cho phụ nữ DTTS nông thôn là họ không muốn đi học xa nhà. Trong mẫu điều tra, chỉ có 6% phụ nữ DTTS nông thôn có nhu cầu học nghề ở tỉnh khác do muốn được học ở trường nghề có uy tín, hoặc do tin tưởng sự giới thiệu của người thân, quen. 94% còn lại chỉ mong muốn được học nghề trong địa bàn tỉnh, huyện, xã đang sinh sống (cùng xã, cùng huyện, trong tỉnh). Nhóm phụ nữ DTTS nông thôn đã có gia đình, nhóm trên 35 tuổi đa số mong muốn được học nghề tại xã. Những vùng thuần nông như địa bàn khảo sát, 95,5% phụ nữ DTTS nông thôn chỉ muốn được học nghề ngay tại xã. Tham gia hình thức học nghề này, các phụ nữ DTTS nông thôn không phải thu xếp công việc gia đình, không bị xáo trộn lớn trong đời sống, sinh hoạt. Vì vậy, nhiều phụ nữ DTTS nông thôn sẽ có cơ hội được học nghề, cải thiện việc làm. 3. Nghiên cứu xây dựng mô hình đào tạo nghề cho phụ nữ dân tộc thiểu số nông thôn tỉnh Quảng Ninh Dạy nghề cho lao động nữ DTTS nông thôn vừa có ý nghĩa kinh tế, vừa có ý nghĩa xã hội và nhân văn sâu sắc. Chính vì vậy, phải tổ chức dạy nghề thiết thực với bà con nông dân, vừa đạt được hiệu quả kinh tế - xã hội. Do tính đặc thù của lao động nông thôn, việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn cần phải có những cách thức tổ chức phù hợp với từng nhóm đối tượng. Để xây dựng được các mô hình dạy nghề phù hợp, theo chúng tôi phải triển khai những hoạt động như: - Trước hết, cần phải triển khai các hoạt động điều tra, khảo sát nhu cầu sử dụng nhân lực qua lao động, qua đào tạo nghề trong các ngành kinh tế, vùng kinh tế và từng địa phương. Việc “nắm” nhu cầu phải đi trước một bước và phải triển khai thường xuyên với quy mô và mức độ khác nhau để kịp thời bổ sung những thông tin nhu cầu về những nghề mới với quy mô và trình độ phù hợp. Nhu cầu sử dụng lao động chính là “đầu ra” của đào tạo, qua đó có thể biết được cần đào tạo những nghề gì và với trình độ nào. - Thứ hai, đồng thời với việc nắm thông tin về nhu cầu sử dụng lao động, cần thiết phải khảo sát nhu cầu học nghề của đối tượng, nghĩa là cần có sự phân nhóm đối tượng để tổ chức các khoá đào tạo cho phù hợp. Do đặc thù của sản xuất ở nông thôn là có thể sử dụng lao động từ rất trẻ cho đến sau độ tuổi lao động (theo quy định của pháp luật lao động). Vì vậy, có thể có những đối tượng chỉ có thể tham gia được các khoá đào tạo ngắn hạn, nhưng cũng có nhóm đối tượng (ví dụ nữ DTTS từ 16 - 24 tuổi) có thể và có điều kiện tham gia các khoá đào tạo dài hạn. Mặt khác, cần Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc KHOA HỌC, GIÁO DỤC VÀ CÔNG NGHỆ 22 Số 17 - Tháng 3 năm 2017 thiết phải phân các nhóm đối tượng trên trình độ học vấn. Đối với những người có trình độ học vấn thấp, họ có thể theo học các khoá dạy nghề ngắn hạn. - Thứ ba, đối với nhóm đối tượng nữ DTTS nông dân đào tạo để có thể làm nông nghiệp hiện đại, do đặc thù của sản xuất nông nghiệp, người DTTS nông dân làm việc theo mùa vụ, nên các khoá đào tạo cần gắn với việc vừa học vừa làm việc của người nông dân, hoặc phải lựa chọn thời gian nông nhàn của người DTTS để tổ chức các khoá học cho phù hợp. - Thứ tư, mục tiêu dạy nghề cho lao động nữ DTTS nông dân là tạo cho họ có một nghề để có thể tự tạo việc làm trong nông nghiệp (tăng năng suất lao động) hoặc tìm được việc làm phi nông nghiệp (ở nông thôn hoặc ngoài nông thôn). Nói cách khác, dạy nghề cho lao động nữ DTTS nông dân phải gắn với giải quyết việc làm cho người lao động. Theo chúng tôi, đây là vấn đề cốt lõi đối với dạy nghề cho lao động nông thôn, nhất là đối với nhóm lao động cần phải chuyển sang làm trong lĩnh vực phi nông nghiệp, công nghiệp. Nếu không gắn được với việc làm, có đầu ra thì người nữ DTTS nông dân sẽ không tham gia học nghề nữa và nguồn lực xã hội sẽ bị lãng phí. Do đó, trong quá trình đào tạo nghề rất cần thiết có sự kết hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất để họ một mặt tham gia vào quá trình đào tạo; mặt khác có thể tạo cơ hội cho người học được tham gia vào quá trình sản xuất của doanh nghiệp từ khi còn học và sau khi học nghề xong là có thể làm việc được ngay với nghề nghiệp của mình. Theo chúng tôi, trước mắt cần phải tổ chức đào tạo thí điểm cho các nhóm đối tượng, với hình thức và phương thức đào tạo khác nhau để tìm ra được những mô hình đào tạo phù hợp nhất đối với các nhóm đối tượng lao động nữ nông dân người DTTS khác nhau để từ đó có kinh nghiệm nhân rộng ra tất cả các vùng, miền trong cả nước. Tài liệu tham khảo 1. Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, Quyết định số 630/QĐ-TTg ngày 29/5/2012 phê duyệt chiến lược dạy nghề thời kỳ 2011 - 2020; 2. Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, Quyết định số 1956/2009/ QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2011-2020; 3. Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, Quyết định số 295/QĐ-TTg ngày 26 tháng 2 năm 2010 phê duyệt Đề án hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm giai đoạn 2010-2015. ABSTRACT BUILDING MODELS OF DIVERSIFIED AND EFFECTIVE VOCATIONAL TRAINING FOR WOMEN AND GIRLS IN ETHNIC MINORITIES IN DIFFICULTY SPECIAL COMMUNES IN QUANG NINH PROVINCE Women in ethnic minorities living in rural areas play a very important role in agricultural and rural development, human resource development in the country, But women in ethnic minorities in rural areas have more difficulies in comparison to rural men and urban women. Vocational training plays an important role in improving the quality of the female workforce, creating opportunities for stable income, generating employment, contributing to poverty reduction and empowerment of women in the family and society. The study of a diverse and effective model of vocational training for ethnic minority women and girls in the extremely difficult communes of Quang Ninh province will have a particularly deep meaning in implementing gender equality, socio-economic development in the local areas in the current period. Keywords: Diverse and Effective Models of Vocational Training; Ethnic Minority Women and Girls; Extremely Difficult Communes; Quang Ninh Province.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf234_988_1_pb_0931_2152020.pdf
Tài liệu liên quan