Xác định tỷ lệ và mối liên quan giữa hội chứng chuyển hóa với thời gian tu hành và chế độ luyện tập thiền ở tu sĩ Phật giáo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2016

Tài liệu Xác định tỷ lệ và mối liên quan giữa hội chứng chuyển hóa với thời gian tu hành và chế độ luyện tập thiền ở tu sĩ Phật giáo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2016: Tạp chí y - d−ợc học quân sự số 9-2018 19 XÁC ĐỊNH TỶ LỆ VÀ MỐI LIấN QUAN GIỮA HỘI CHỨNG CHUYỂN HểA VỚI THỜI GIAN TU HÀNH VÀ CHẾ ĐỘ LUYỆN TẬP THIỀN Ở TU SĨ PHẬT GIÁO TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU NĂM 2016 Trương Đỡnh Cẩm1; Nguyễn Thị Kim Anh1 TểM TẮT Mục tiờu: đỏnh giỏ mối liờn quan giữa hội chứng chuyển húa với thời gian tu hành và chế độ luyện tập thiền ở cỏc tu sĩ phật giỏo tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Đối tượng và phương phỏp: điều tra dịch tễ học mụ tả trờn 560 đối tượng là tu sĩ phật giỏo. Xỏc định hội chứng chuyển húa theo tiờu chuẩn Liờn đoàn Đỏi thỏo đường Quốc tế (IDF - 2005) và theo Hội Tim mạch và Viện Tim - Phổi - Huyết học Quốc gia Mỹ (AHA/NHLBI - 2005). Kết quả: tỷ lệ mắc hội chứng chuyển húa theo tiờu chuẩn IDF là 18,6%, theo tiờu chuẩn AHA/NHLBI là 22,9%. Tỷ lệ hội chứng chuyển húa cao hơn cú ý nghĩa ở nhúm đối tượng cú thời gian tu hành > 20 năm (18,4% so với 7,1%, p < 0,05), thấp hơn ở đối tượng cú luyện tập thiền (40,4% so với 78,1%, p &l...

pdf6 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 28/06/2023 | Lượt xem: 149 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xác định tỷ lệ và mối liên quan giữa hội chứng chuyển hóa với thời gian tu hành và chế độ luyện tập thiền ở tu sĩ Phật giáo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 9-2018 19 XÁC ĐỊNH TỶ LỆ VÀ MỐI LIÊN QUAN GIỮA HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA VỚI THỜI GIAN TU HÀNH VÀ CHẾ ĐỘ LUYỆN TẬP THIỀN Ở TU SĨ PHẬT GIÁO TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU NĂM 2016 Trương Đình Cẩm1; Nguyễn Thị Kim Anh1 TÓM TẮT Mục tiêu: đánh giá mối liên quan giữa hội chứng chuyển hóa với thời gian tu hành và chế độ luyện tập thiền ở các tu sĩ phật giáo tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Đối tượng và phương pháp: điều tra dịch tễ học mô tả trên 560 đối tượng là tu sĩ phật giáo. Xác định hội chứng chuyển hóa theo tiêu chuẩn Liên đoàn Đái tháo đường Quốc tế (IDF - 2005) và theo Hội Tim mạch và Viện Tim - Phổi - Huyết học Quốc gia Mỹ (AHA/NHLBI - 2005). Kết quả: tỷ lệ mắc hội chứng chuyển hóa theo tiêu chuẩn IDF là 18,6%, theo tiêu chuẩn AHA/NHLBI là 22,9%. Tỷ lệ hội chứng chuyển hóa cao hơn có ý nghĩa ở nhóm đối tượng có thời gian tu hành > 20 năm (18,4% so với 7,1%, p < 0,05), thấp hơn ở đối tượng có luyện tập thiền (40,4% so với 78,1%, p < 0,001) và giảm có ý nghĩa theo thời gian luyện tập thiền (p < 0,05). Kết luận: tỷ lệ hội chứng chuyển hóa tăng có ý nghĩa theo thời gian tu hành, thấp hơn có ý nghĩa ở người luyện tập thiền và giảm đáng kể theo thời gian luyện tập thiền. * Từ khóa: Hội chứng chuyển hóa; Tu sĩ Phật giáo; Mối liên quan. The Prevalence and Association between Metabolic Syndrome and Duration of Being Cloistered and Meditation in Buddhist Monks of Baria - Vungtau Province in 2016 Summary Objectives: To evaluate the relationship between metabolic syndrome and durations of being cloistered meditation in Buddhist monks of Baria - Vungtau province. Subjects and method: A descriptive epidemiological survey on 560 Buddhist monks. Metabolic syndrome was defined by IDF standards and AHA/NHLBI standards 2005. Results: The incidence of metabolic syndrome according to the IDF standard was 18.6%, AHA/NHLBI was 22.9%. The prevalence of metabolic syndrome was significantly higher in group with 20 years longer durations of being cloistered (18.4% vs. 7.1%, p < 0.05), was lower in ones doing meditations (40.4% vs. 78.1%, p < 0.001) and was significantly reduced over time of meditation practice (p < 0.05). Conclusion: Rate of metabolic syndrome was increased significantly over time being cloistered, lowers significantly in meditators and decreased significantly over time meditation practice. * Keywords: Metabolic syndrome; Buddhist monk; Association. 1. Bệnh viện Quân y 175 Người phản hồi (Corresponding): Trương Đình Cẩm (truongcam1967@gmail.com) Ngày nhận bài: 30/08/2018; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 29/10/2018 Ngày bài báo được đăng: 04/12/2018 T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 9-2018 20 ĐẶT VẤN ĐỀ Hội chứng chuyển hóa (HCCH) đã và đang trở thành yếu tố nguy cơ cho xuất hiện một số bệnh nguy hiểm như tăng huyết áp, đái tháo đường týp 2, bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn, đột quỵ não, bệnh gout mạn tính. Phát hiện sớm HCCH ở đối tượng chưa biểu hiện thành bệnh là cơ sở có giá trị cho các biện pháp dự phòng, điều trị tích cực nhằm ngăn ngừa hữu hiệu xuất hiện các bệnh liên quan đến HCCH [7]. Tại Việt Nam, trong những năm gần đây, tỷ lệ đối tượng có HCCH cũng không ngừng tăng nhanh chóng và là nguyên nhân dẫn đến xuất hiện ngày càng nhiều những bệnh liên quan. Trong xã hội, Phật giáo chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống tâm linh và có tác động tích cực đối với sự phát triển chung của đất nước. Bên cạnh những nét đặc thù riêng, tu sĩ Phật giáo vẫn chịu ảnh hưởng tác động của một số yếu tố chung như môi trường, chủng tộc, vẫn có nguy cơ mắc một số bệnh, hội chứng của xã hội hiện đại như tăng huyết áp, đái tháo đường týp 2, bệnh tim thiếu máu cục bộ và HCCH [4, 5]. Đã có nhiều nghiên cứu về HCCH ở các đối tượng dân số khác nhau, tuy nhiên chưa có nhiều nghiên cứu về HCCH ở đối tượng tu sĩ Phật giáo ăn chay trường. Với những lý do nêu trên, chúng tôi thực hiện đề tài này nhằm mục tiêu: Đánh giá mối liên quan giữa HCCH với thời gian tu hành và chế độ luyện tập thiền ở các tu sĩ phật giáo tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu. 560 tu sĩ phật giáo của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu được thu thập số liệu nghiên cứu từ tháng 2 - 2015 đến 5 - 2016. * Tiêu chuẩn lựa chọn: - Các tu sĩ Phật giáo. - Thời gian tu hành > 3 năm. - Bao gồm cả hai giới nam và nữ. - Ăn chay trường thuần túy. - Tuổi từ 20 đến 89. - Được khám và có đủ các chỉ số nghiên cứu. - Đối tượng có luyện tập thiền hay không thiền (thiền > 1 năm). - Bao gồm cả những bệnh nhân đã xác định mắc một số bệnh tim mạch, chuyển hóa mạn tính trước thời điểm nghiên cứu như tăng huyết áp, đái tháo đường týp 2, bệnh tim thiếu máu cục bộ, rối loạn lipid máu. * Tiêu chuẩn loại trừ: - Đang mắc các bệnh cấp tính nặng, bệnh hiểm nghèo. - Người đang nằm điều trị tại bệnh viện trong thời gian nghiên cứu. - Tuổi < 20, thời gian tu hành < 3 năm. - Mắc một số bệnh mạn tính như đái tháo đường týp 1, đái tháo đường có nguyên nhân, bệnh gan, suy thận mạn tính các giai đoạn. - Không làm đủ các xét nghiệm cần thiết cho nghiên cứu. - Không đồng ý tham gia nghiên cứu. - Không ăn chay thuần túy. * Cỡ mẫu nghiên cứu: cỡ mẫu được tính theo công thức tính cho nghiên cứu cắt ngang của dịch tễ học mô tả: n = (Z21-α/2 x pxq) x DE d2 Trong đó, n: cỡ mẫu tối thiểu; DE (design effect) = 2; Z1-α/2: hệ số tin cậy (dự kiến 95%) = 1,96; d: sai số tuyệt đối của nghiên cứu sử dụng (dự kiến 5%) = 0,05; T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 9-2018 21 p: tỷ lệ có rối loạn chuyển hóa (dự kiến 20%) = 0,2; q = (1 - p). Từ các thông số trên, cỡ mẫu tối thiểu của nghiên cứu 492 người. Thực tế đã thu thập được 560 đối tượng. 2. Phương pháp nghiên cứu. * Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang có phân tích. * Nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu thực hiện trong các đợt khám sức khỏe định kỳ theo kế hoạch của Ban Phật giáo tỉnh. - Phỏng vấn, thu thập thông tin cá nhân: thời gian tu hành, thời gian ăn chay trường thuần túy, tiền sử bệnh của người thân trong gia đình, tiền sử bệnh, mức độ hoạt động thể lực, hình thức rèn luyện thể lực, thời gian không hoạt động thể lực trong ngày (tụng kinh), thời gian, chế độ thiền (nếu có). - Xác định các chỉ số nhân trắc: chiều cao, cân nặng, chu vi vòng bụng, chỉ số khối cơ thể (BMI), chỉ số vòng bụng trên mông (WHR). - Khám lâm sàng, xét nghiệm: huyết học, sinh hóa máu (ure, creatinin, glucose, HbA1c, Na+, K+, Ca2+, Cl-, cholesterol, triglycerid, HDL-C, LDL-C, CK, CKMB, hs-ttroponin T, axít uric, ALT, AST), sinh hóa nước tiểu 11 chỉ tiêu, X quang tim phổi, điện tâm đồ 12 đạo trình, siêu âm tim,. * Xử lý số liệu: bằng phần mềm Epi.iInfo 7.0, Excel 2007. * Các tiêu chuẩn sử dụng trong nghiên cứu: - Phân loại BMI theo Hiệp hội Đái tháo đường châu Á Thái Bình Dương. - Phân độ huyết áp theo JNC VI cho người ≥ 18 tuổi (2003). - Chẩn đoán HCCH theo Hội Tim mạch và Viện Tim - Phổi - Huyết học Quốc gia Mỹ (AHA/NHLBI - 2005), Liên đoàn Đái tháo đường Quốc tế (IDF - 2005). - Phân loại rối loạn lipid máu theo Hội Tim mạch Việt Nam (2008). KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 1. Tỷ lệ HCCH ở tu sĩ Phật giáo ăn chay trường. Bảng 1: Tỷ lệ HCCH theo IDF và AHA/NHLBI. Tiêu chuẩn HCCH Số lượng (n = 560) Tỷ lệ (%) IDF 104 18,6 AHA/NHLBI 128 22,9 Tỷ lệ đối tượng có HCCH theo tiêu chuẩn AHA/NHLBI cao hơn so với tiêu chuẩn IDF. 2. Mối liên quan giữa HCCH theo IDF với một số thông số. Bảng 2: Mối liên quan giữa HCCH theo IDF với thời gian tu hành. HCCH Thời gian tu hành (năm) HCCH (+) (n = 104) HCCH (-) (n = 456) < 20 (n = 28)(1) 2 (7,1%) 26 (92,9%) 20 - 40 (n = 98)(2) 18 (18,4%) 80 (81,6%) > 40 (n = 434)(3) 84 (19,4%) 350 (80,6%) p p1-2,1-3 < 0,05 p2-3 > 0,05 Cũng như bất kỳ đối tượng nào, ở tu sĩ Phật giáo khi xuất hiện HCCH sẽ có các yếu tố nguy cơ liên quan, ảnh hưởng theo hai chiều hướng khác nhau hoặc làm gia tăng, hoặc làm giảm tỷ lệ HCCH. Có thể ở đối tượng đặc thù là tu sĩ Phật giáo sẽ có các yếu tố nguy cơ liên quan đặc biệt, T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 9-2018 22 không hoặc rất hiếm gặp ở những đối tượng khác. Đặc điểm đầu tiên cần kể đến đó là chế độ ăn chay trường của tu sĩ. Thời gian tu hành càng dài, đồng nghĩa với thời gian ăn chay trường càng lâu. Do đó, thời gian tu hành có ảnh hưởng đến tỷ lệ HCCH. Kết quả cho thấy khi thời gian tu hành tăng lên đồng nghĩa với tăng tỷ lệ HCCH, trong đó khác biệt về tỷ lệ HCCH rõ nét nhất là thời gian tu < 20 năm và > 20 năm. Thời gian tu hành từ 20 - 40 năm, tỷ lệ HCCH đã là 18,4%, nhất là khi thời gian tu > 40 năm, tỷ lệ HCCH đạt cao nhất (19,4%). Thời gian tu hành liên quan với tuổi của đối tượng. Khi tu sĩ có tuổi đời càng thấp, thời gian tu hành càng ngắn. Ngược lại, tuổi đời càng cao, thời gian tu hành càng lâu. Do đó, mối liên quan giữa tỷ lệ HCCH gia tăng theo thời gian tu hành cũng là mối liên quan giữa tỷ lệ HCCH với tuổi đời của tu sĩ Phật giáo. Một đặc điểm cần nhấn mạnh là khi thời gian tu hành 20 - 40 năm và thời gian tu hành > 40 năm, tỷ lệ HCCH khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Điều đó có nghĩa với thời gian tu > 20 năm, các yếu tố sinh hoạt, luyện tập đều tương đương nhau và không phụ thuộc nhiều vào những năm tiếp theo. Nguyễn Hải Thuỷ (2005) cũng có nhận xét: một số chỉ số lipid, glucose biến đổi ở tu sĩ Phật giáo ăn chay trường sẽ xuất hiện với khởi điểm ≥ 20 năm [5]. Bảng 3: Mối liên quan giữa HCCH theo IDF với luyện tập thiền. HCCH (+) (n = 104) HCCH (-) (n = 456) HCCH Chế độ luyện tập n % n % OR Thiền (n = 412) 56 53,8 356 78,1 Không thiền (n = 148) 48 46,2 100 21,9 OR:3,05 CI: 1,90 - 4,87 p < 0,0001 < 0,001 Đối tượng luyện tập thiền có tỷ lệ HCCH theo IDF thấp hơn đối tượng không tập thiền. Đối tượng không thiền có tỷ lệ HCCH cao hơn rõ rệt so với nhóm có tập thiền. Tập thiền có tác dụng làm giảm tỷ lệ HCCH với tỷ suất chênh OR = 3,05; p < 0,0001. Bảng 4: Mối liên quan giữa tỷ lệ HCCH theo IDF với thời gian luyện tập thiền. HCCH Thời gian luyện tập (năm) HCCH (+) (n = 56) HCCH (-) (n = 342) < 5 (n = 99) 26 (26,3%) 73 (73,7%) 5 - 10 (n = 208) 24 (11,5%) 184 (88,5%) > 10 (n = 91) 6 (6,6%) 85 (93,4%) p ANOVA < 0,05 Tỷ lệ HCCH theo IDF giảm dần theo thời gian luyện tập thiền có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Luyện tập thiền là một trong những hình thức luyện tập đang được áp dụng và phổ biến rộng rãi ở nhiều đối tượng trong cộng đồng, phù hợp với một số đặc điểm liên quan đến tuổi, tình trạng sức khoẻ, công việc và tôn giáo. Luyện tập thiền cùng với chế độ ăn chay trường sẽ bổ sung cho nhau, hạn chế xuất hiện một số yếu tố nguy cơ tim mạch, chuyển hoá. Tuy không phải là hình thức luyện tập thể lực tiêu tốn nhiều năng lượng, nhưng luyện tập thiền sẽ giúp cơ thể điều chỉnh, cân bằng một số quá trình chuyển hoá trong cơ thể, điều chỉnh cân đối giữa thể lực và tinh thần, giữa chế độ ăn uống với các chỉ số nhân trắc. Kết quả phân tích trình bày tại bảng 3 cho thấy những đối tượng luyện tập thiền có tỷ lệ HCCH thấp hơn có ý nghĩa so với những người không luyện tập thiền. Cũng theo T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 9-2018 23 kết quả phân tích, luyện tập thiền sẽ giảm nguy cơ mắc HCCH với tỷ suất chênh 3,05, p < 0,001 (CI: 1,90 - 4,87). Rõ ràng, chế độ luyện tập thiền không những ảnh hưởng có ý nghĩa theo chiều hướng giảm mắc bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường týp 2, rối loạn lipid máu mà chế độ luyện tập thiền còn ảnh hưởng tích cực đối với xuất hiện tỷ lệ HCCH. Đây là hiệu quả có lợi của luyện tập dưỡng sinh, luyện tập thiền trong cộng đồng nói chung và ở tu sĩ Phật giáo nói riêng được một số tác giả đề cập [2, 3]. Bản thân có hay không có luyện tập thiền cũng đã ảnh hưởng đến tỷ lệ HCCH. Thời gian luyện tập thiền qua phân tích cho thấy có ảnh hưởng tới tỷ lệ HCCH, thời gian luyện tập thiền càng lâu, tỷ lệ HCCH càng giảm có ý nghĩa. Nếu đối tượng có thời gian luyện tập thiền < 5 năm, tỷ lệ HCCH gặp ở mức khá cao (26,3%). Thời gian luyện tập thiền 5 - 10 năm, tỷ lệ HCCH đã giảm đi một nửa so với đối tượng luyện tập < 5 năm (11,5%). Khi thời gian luyện tập thiền > 10 năm, tỷ lệ HCCH chỉ là 6,6%. Có lẽ kết quả trên về mối liên quan giữa tỷ lệ HCCH với luyện tập thiền cũng như thời gian luyện tập đã minh chứng cho hiệu quả, giá trị của phương pháp rèn luyện thể lực đặc biệt này trong điều chỉnh xuất hiện các yếu tố nguy cơ tim mạch, chuyển hoá nói riêng và HCCH nói chung. Trong y văn chưa tìm thấy kết quả về tỷ lệ HCCH trong mối liên quan với luyện tập thiền, nhưng với kết quả trên cũng như nhận xét gián tiếp về mối liên quan giữa hình thức luyện tập dưỡng sinh, luyện tập thiền với tình trạng tăng glucose máu, tình trạng dư cân, béo ở đối tượng ăn chay trường mà một số tác giả quan sát có thể khẳng định bước đầu về giá trị của hình thức luyện tập thiền trong việc ngăn ngừa các yếu tố nguy cơ tim mạch, chuyển hoá nói riêng cũng như trong củng cố, nâng cao sức khoẻ của đối tượng nói chung [2, 3, 4, 5]. Theo khuyến cáo của Liên đoàn Đái tháo đường Quốc tế (IDF - 2005), có thể điều trị HCCH hoàn toàn chủ yếu bằng thay đổi lối sống, bao gồm các biện pháp: tiết chế ăn uống hợp lý để giảm cân nặng dư thừa, hạn chế uống rượu, bia, giảm sử dụng muối, chế độ ăn đầy đủ các thành phần như canxi, kali, magie, hạn chế hoặc không sử dụng mỡ bão hòa, cholesterol, tăng cường hoạt động thể lực, sử dụng thuốc để điều chỉnh các thành tố của HCCH như kháng insulin, rối loạn lipid máu, giảm cân, thậm chí có thể can thiệp phẫu thuật để loại bỏ bớt lớp mỡ dưới da khi chỉ số BMI ≥ 40 kg/m2 mà thất bại, bằng tiết chế ăn uống, luyện tập thể lực kèm theo có hay không có dùng thuốc [1, 5, 6]. KẾT LUẬN Qua nghiên cứu mối liên quan giữa HCCH với thời gian tu hành > 20 năm ở 560 tu sĩ Phật giáo ăn chay trường thuộc tỉnh Bà Rịa - VũngTàu với thời gian tu hành và chế độ luyện tập thiền, chúng tôi rút ra kết luận: tỷ lệ HCCH cao hơn có ý nghĩa ở nhóm đối tượng có thời gian tu hành > 20 năm so với tu hành < 20 năm (18,4% so với 7,1%, p < 0,05). Tỷ lệ HCCH thấp hơn rõ rệt ở đối tượng có tập thiền so với không thiền (40,4% so với 78,1%, p < 0,001) và giảm có ý nghĩa theo thời gian luyện tập thiền (p < 0,05). T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 9-2018 24 TÀI LIỆUTHAM KHẢO 1. Võ Bảo Dũng, Trần Văn Chung và CS. Hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định (2003 - 2004). Kỷ yếu các đề tài nghiên cứu khoa học Hội nghị Nội tiết - Đái tháo đường miền Trung mở rộng lần thứ IV. 2004, tr.231-236. 2. Nguyễn Trung Huy, Nguyễn Hải Thủy. Đặc điểm lâm sàng và rối loạn thành phần huyết học ở đối tượng có chế độ ăn chay trường. Tạp chí Y học Thực hành. Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học Đại hội Hội Nội tiết - Đái tháo đường Quốc gia Việt Nam lần thứ III. 2005, tr393-402. 3. Nguyễn Trung Huy, Nguyễn Hải Thủy. Khảo sát rối loạn chuyển hóa protid ở đối tượng ăn chay trường. Tạp chí Y học Thực hành. Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học Đại hội Hội Nội tiết - Đái tháo đường Quốc gia Việt Nam lần thứ III. 2005, tr.432-442. 4. Nguyễn Hải Thủy, Nguyễn Thọ Lịch, Thích Hải Ấn và CS. Khảo sát tăng đường máu ở đối tượng ăn trường chay trên 40 tuổi. Tạp chí Y học thực hành. Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học Đại hội Hội Nội tiết - Đái tháo đường Quốc gia Việt Nam lần thứ III. 2005, tr.375-392. 5. Nguyễn Hải Thủy, Thích Hải Ấn, Nguyễn Thọ Lịch và CS. Khảo sát yếu tố nguy cơ ở đối tượng ăn trường chay thuần túy có tăng glucose máu. Tạp chí Y học Thực hành. Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học Đại hội Hội Nội tiết - Đái tháo đường Quốc gia Việt Nam lần thứ III. 2005, tr4.63-72. 6. Alberti K.G, Zimmet P, Shaw J. Metabolic syndrome - A new worldwide definition. Aconcensus statement from the IDF. Diabetic Medicine. 2006, 23, pp.469-480. 7. Samson S.L, Garber A.J. Metabolic syndrome. Endocrinol Metab Clin North Am. 2014, Mar, 43 (1), pp.1-23. doi: 10.1016/j.ecl.2013.09.009.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfxac_dinh_ty_le_va_moi_lien_quan_giua_hoi_chung_chuyen_hoa_vo.pdf