Về một số Đề tài nổi bật trong văn xuôi tự sự Lưu Trọng Lư thời kì trước 1945

Tài liệu Về một số Đề tài nổi bật trong văn xuôi tự sự Lưu Trọng Lư thời kì trước 1945: TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 26 (51) - Thaùng 03/2017 47 Về một số đề tài nổi bật trong văn xuôi tự sự Lưu Trọng Lư thời kì trước 1945 Prominent topics in narrative prose by Luu Trong Lu before 1945 ThS.NCS. Hồ Thị Thanh Thủy Trường Đại học Đồng Nai Ho Thi Thanh Thuy, M.A. Ph.D. student The University of Dong Nai Tóm tắt Bài viết đi sâu làm rõ một số đề tài nổi bật trong văn xuôi tự sự của Lưu Trọng Lư với các nội dung chủ yếu: đề tài con người trong môi trường đô thị, đề tài con người lỡ vận, đề tài kỷ niệm riêng. Từ đó bài viết khẳng định Lưu Trọng Lư không chỉ là nhà thơ mới nổi tiếng mà còn là một cây bút văn xuôi có những đóng góp đáng ghi nhận cho văn xuôi Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945. Từ khóa: đề tài, con người trong môi trường đô thị, con người lỡ vận, kỷ niệm riêng tư. Abstract This article explicates some prominent topics in narrative prose by Luu Trong Lu such as human in the urban environment, misfortunate people, personal m...

pdf6 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 274 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Về một số Đề tài nổi bật trong văn xuôi tự sự Lưu Trọng Lư thời kì trước 1945, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 26 (51) - Thaùng 03/2017 47 Về một số đề tài nổi bật trong văn xuôi tự sự Lưu Trọng Lư thời kì trước 1945 Prominent topics in narrative prose by Luu Trong Lu before 1945 ThS.NCS. Hồ Thị Thanh Thủy Trường Đại học Đồng Nai Ho Thi Thanh Thuy, M.A. Ph.D. student The University of Dong Nai Tóm tắt Bài viết đi sâu làm rõ một số đề tài nổi bật trong văn xuôi tự sự của Lưu Trọng Lư với các nội dung chủ yếu: đề tài con người trong môi trường đô thị, đề tài con người lỡ vận, đề tài kỷ niệm riêng. Từ đó bài viết khẳng định Lưu Trọng Lư không chỉ là nhà thơ mới nổi tiếng mà còn là một cây bút văn xuôi có những đóng góp đáng ghi nhận cho văn xuôi Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945. Từ khóa: đề tài, con người trong môi trường đô thị, con người lỡ vận, kỷ niệm riêng tư. Abstract This article explicates some prominent topics in narrative prose by Luu Trong Lu such as human in the urban environment, misfortunate people, personal memories, etc. This explication helps to confirm that Luu Trong Luu was not only a famous representative of the New Poertry movement but also a writer who made considerable contribution to Vietnamese prose during the period 1930-1945. Keywords: topic, people in urban enviroment, misfortunate people, personal memories. 1. Mở đầu Trong lịch sử văn học Việt Nam hiện đại, Lưu Trọng Lư được đánh giá là một trong những người tiên phong của phong trào Thơ Mới. Trước cách mạng, bên cạnh những thi phẩm nổi tiếng, ông còn sáng tác một khối lượng văn xuôi khá lớn với 27 truyện ngắn, 27 tiểu thuyết. Nếu như có một “đề tài sầu mộng” trong thơ Lưu Trọng Lư thì cũng có một sự lãng mạn trong lựa chọn đề tài ở mảng văn xuôi của ông với việc tái hiện đề tài con người trong môi trường đô thị, đề tài con người lỡ vận, đề tài kỷ niệm riêng tư. 2. Nội dung 2.1. Con người trong môi trường đô thị là một đề tài lớn của văn học lãng mạn chủ nghĩa. Văn học lãng mạn thường hay dựng lên sự tương phản giữa cuộc sống của con người cá nhân ưa tự do, phóng khoáng với môi trường sống ở đô thị vốn có đặc trưng là ngột ngạt, đầy những toan tính phàm tục. Đây chính là một điều oái oăm bởi không có đô thị thì con người cá nhân không có cơ hội khẳng định mình, nhưng cùng với điều đó, đô thị luôn đưa đến cho con người cá nhân bao phiền não, dằn vặt, bức xúc. Việc Lưu Trọng Lư có nhiều tác phẩm viết VỀ M T SỐ ĐỀ TÀI NỔI BẬT TRONG VĂN XUÔI TỰ SỰ LƯU TRỌNG LƯ THỜI KÌ TRƯỚC 1945 48 về cuộc sống con người trong môi trường đô thị cho thấy ông chịu ảnh hưởng rất sâu của văn học lãng mạn Pháp. Nhưng ngoài nguyên nhân thuộc về kiểu nhìn, kiểu quan niệm về cuộc đời đó của chủ nghĩa lãng mạn, còn có nguyên nhân thuộc về thực tế xã hội Việt Nam, thực tế sáng tác văn chương ở Việt Nam. Khi thời kì Mặt trận Dân chủ chấm dứt, khi chủ đề con người - giai cấp, con người - xã hội không có điều kiện phát huy nữa, thì cái nhìn về con người trong những quan hệ đời thường được quan tâm nhiều hơn. Ở các tác phẩm văn xuôi của Lưu Trọng Lư thời kì này, ta thấy một thế giới nhân vật là những con người của cuộc sống đời thường thật giản dị, gần gũi, thân thuộc. Những con người đó được đặt trong mối quan hệ với gia đình, họ hàng, ở “cái hằng ngày” mà ta vẫn thường gặp trong cuộc sống. Với Lưu Trọng Lư, khả năng cảm nhận và biểu hiện đời sống đương thời, đặc biệt là đời sống của nhừng người cùng sống trong một bầu không khí với ông được tái hiện khá toàn diện. Thành phố Huế và thành phố Hà Nội là hai trong những địa danh được nhắc tới nhiều lần trong sáng tác của Lưu Trọng Lư thời kì này, đi kèm là cuộc sống của những con người trong môi trường đó. Ở đây chúng ta dễ dàng nhận thấy sự gắn kết của giới văn nghệ sĩ những năm trước 1930, họ tụ họp nhau bên cạnh một cái hỏa thực, để nói chuyện phiếm, để pha trò, để dành cho nhau những phút giây thư giản trong Bạn tôi lấy vợ. Hay 15 truyện ngắn biểu lộ thói ma mãnh của ông chủ bút và ông chủ nhiệm trong một tờ nhật báo. Qua đó, người đọc thấy hiện lên cái khả năng kém cỏi của một bộ phận trí thức trong giới báo chí thời bấy giờ, đồng thời phản ánh gu thưởng thức báo chí của lớp độc giả thành thị: “các độc giả rất hài lòng vì số báo ấy cho họ có giấy gói hàng, nên họ cũng chẳng buồn giở báo ra đọc văn” [4, 97]. Hay dáng nét cụ thể của giới học sinh Hà thành những năm 1930 cũng được tái hiện. Trong tiểu thuyết Cô Nhung, cô Nhung mang dáng dấp của một cô gái mới. Nàng thích xem “chớp bóng”, thả hồn mơ mộng theo những cảnh diễn, ở đây, không còn bóng dáng của những cô tú, cậu tú trong lớp học của cụ đồ nho, mà là cảnh vui nhộn, ngộ nghĩnh của những cô cậu học trò trong lớp học. Buổi học cuối năm, cả lớp Nhung được bữa thoải mái, các cô cậu học trò tha hồ trao đổi thư tay. Rồi Nhung quen Đông, đó là mối tình trong môi trường học trò Hà Thành. Nhưng cha cô là một viên quan trong triều đình Huế ngày tết về thăm nhà và phát hiện cuốn nhật ký của Nhung, ông thấy trong cuốn nhật ký có dấu hiệu của kiểu gái tân thời liền bắt Nhung nghỉ học và đưa nàng vào Huế ép gả cho một quan tri huyện trẻ. Đông tìm cách gặp lại Nhung nhưng nàng xin chàng quên mình đi để được làm một kẻ tầm thường. Nhung và Đông yêu nhau, mối tình trong sáng của học trò Hà Thành. Bị cha ép duyên nhưng cô không một lời phản kháng, lặng lẽ chịu đựng cho dù trong lòng luôn nhớ tới người yêu. Ngỡ rằng sự ảnh hưởng của cái mới trong cô gái tân thời như Nhung là động lực để đấu tranh cho một tình yêu tự do, nhưng nàng đã lặng lẽ xa Đông để theo cha vào Huế làm vợ một ông quan trẻ. Từ một cô gái hiền lành, sống sôi nổi, có cá tính khi trở thành những bà mệnh phụ Nhung lại ngoan hiền hơn xưa. Có khi là tình yêu diễn ra trong không gian chật hẹp của khu phố cũ Hà thành, trên chuyến tàu định mệnh từ Huế ra Hà Nội, thi sĩ Liên - một người đã có vợ con đã quen cô nữ sinh Cẩn, hai người yêu HỒ THỊ THANH THỦY 49 mến, quấn quýt, trao đổi tình cảm bằng sự gắn kết của hai khung cửa sổ nơi gác trọ ở khu phố cổ Hà thành chật hẹp. Câu chuyện tình kết thúc bi thảm với sự trở về Huế của Cẩn để nhận lỗi với gia đình và tự kết liễu cuộc đời vì cô đã trót yêu một người đã có vợ con. Với Lưu Trọng Lư, ông đã diễn tả tình yêu ở nhiều góc độ, nếu các nhà văn Tự Lực văn đoàn đặt ra một vấn đề rất mới mẻ trong tình yêu nam nữ, đó là vấn đề đấu tranh cho luyến ái và hôn nhân tự do, thì các nhân vật trong tác phẩm của Lưu Trọng Lư lại chìm đắm trong bể ái tình như Cẩn và Liên trong Em là gái bên song cửa, Nhung và Đông ở tiểu thuyết Cô Nhung và rốt cuộc họ lại có kết cục bi thảm, thương tâm. Ngoài ra, tác giả còn tái hiện con người bị sức cuốn hút của cô gái tân thời, cùng với ma lực của đồng tiền trong môi trường sống thị thành, điều này đã khiến cho nhân vật Lương rời bỏ Yến - cô bé xinh đẹp, ngây thơ, đánh đàn tranh giỏi để lấy Vinh một cô gái tân thời con nhà giàu. Dùng đồng tiền bên nhà vợ Lương đã mở tòa báo, mở tiệm khiêu vũ, để rồi rơi dần vào các thói ăn chơi hành lạc của tầng lớp thượng đẳng trong xã hội bấy giờ. Hai vợ chồng quay trở về sống cuộc sống của những tay trọc phú ham lạc thú, ít lí tưởng. Việc mở ra tòa báo hay tiệm khiêu vũ của vợ chồng Vinh là một sự nổi loạn nửa vời, nông nổi, tùy hứng của giới trọc phú trong xã hội lúc bấy giờ mà nhà văn muốn phản ánh. Trong những tác phẩm viết về con người trong môi trường đô thị, nhà văn cũng không quên dành những trang viết cho những thắng cảnh của Hà thành, bởi vì các địa danh hiện lên gắn liền với những cuộc đi chơi của các nam thanh nữ tú, họ là những trí thức, những nữ sinh, những cô gái mới có tư tưởng tiến bộ học trường Pháp - Việt với những lần dạo bộ quanh hồ Gươm, hay đi chơi chùa Láng, chùa Thầy (Em là gái bên song cửa). Đời sống của những nam thanh nữ tú kiểu mới, học trường Pháp - Việt, đọc những tác phẩm mới nhất của văn chương Pháp, hát những bài hát của Tây, nói chuyện với nhau bằng tiếng Pháp, gặp gỡ nhau tại những nhà vườn rộng rãi, đến với tình yêu như những kẻ hoàn toàn tự do, không bị ràng buộc, ngăn cấm (trong Huế một buổi chiều) đã cho người đọc một góc nhìn về cuộc sống của một bộ phận giới trẻ ở những năm đầu thế kỷ XX. Như vậy, ở các tác phẩm thời kì này, ta được gặp một thế giới nhân vật là những con người của cuộc sống đời thường giản dị, gần gũi, thân thuộc nhưng cũng không kém phần mới mẻ. Những con người đó được đặt trong mối quan hệ với gia đình, họ hàng, xã hội, trong “cái hằng ngày” mà ta vẫn thường gặp. Từ đó độc giả thấy được khả năng cảm nhận và tái hiện nhịp sống thời đại của nhà văn rất rõ. 2.2. Bên cạnh đề tài những nhân vật sống trong môi trường đô thị, Lưu Trọng Lư khác với nhiều cây bút lãng mạn cùng thời là ông rất chú ý tới những kẻ thất cơ lỡ vận, sa chân vào cảnh đời trụy lạc. Khai thác đề tài từ đối tượng xã hội này là việc thường làm của các nhà văn lãng mạn Pháp nói riêng và các nhà văn sáng tác theo khuynh hướng lãng mạn nói chung. Ngay ở Việt Nam, nhiều nhà văn thuộc Tự Lực văn đoàn như Nhất Linh, Khái Hưng, Thạch Lam đã có những tác phẩm nổi tiếng viết về những kẻ sa chân lỡ bước. Nguyễn Tuân với Vang bóng một thời cũng dựng lên sống động hình ảnh của những kẻ sống lạc thời, bất đắc chí và thường ôm những hoài niệm về dĩ vãng. Rõ ràng, việc Lưu Trọng Lư quan tâm miêu tả VỀ M T SỐ ĐỀ TÀI NỔI BẬT TRONG VĂN XUÔI TỰ SỰ LƯU TRỌNG LƯ THỜI KÌ TRƯỚC 1945 50 cuộc sống của những con người lỡ vận đã cho thấy ông thực sự là một nhà lãng mạn chủ nghĩa. Chính tâm thức lãng mạn chứ không phải cái gì khác đã khiến ông tìm đến đề tài mang tính đặc thù này. Khác với những nhà văn cùng thời là họ nhìn hiện tượng mại dâm chủ yếu ở phương diện sự tha hóa xã hội, còn Lưu Trọng Lư lại chú trọng vào hoàn cảnh đẩy đưa, vào phương diện cá nhân cụ thể của những phụ nữ sa cơ lỡ bước. Không ngẫu nhiên ông chọn mấy trường hợp những “cô lái đò sông Hương” - những gái bán hoa - như họ vốn là con quan gặp nạn như Lan trong Gió cây trút lá. Thậm chí vốn là công chúa của vương triều (Nàng công chúa Huế). Ông không chỉ nhìn thấy số kiếp “sống làm vợ khắp người ta” của nhân vật, mà còn nhận ra, đôi khi một cách nghịch lý, nét nghệ sĩ tài hoa cùng tâm hồn thanh khiết, khát vọng tự do của họ; đây là thứ tự do cá nhân, tự do nhân cách, nó tương phản với tình cảnh trụy lạc mà nhân vật lâm vào, nó cho thấy Lưu Trọng Lư nhấn vào nét bi kịch trong tâm hồn nhân vật hơn là vào trạng thái trụy lạc thảm hại. Nàng công chúa Huế lồng ghép hai câu chuyện. Câu chuyện về gia đình mình do chính Liên Hing kể. Và câu chuyện Liêng Hing gặp cô kĩ nữ trên sông Hương - nàng công chúa Huế. Liên Hing cưới công chúa làm vợ. Hai người lại sống những ngày ăn chơi quá độ ở Huế. Khi vào đất Sài thành, thời gian đầu, hai người trắng tay, họ sống cuộc sống cơ hàn: “Tôi về đến nhà, tôi thấy công chúa đang ngồi vá tấm áo rách của tôi” [5, 664]. Nhờ buôn bán quế, hai vợ chồng lại giàu có. Sự giàu có, thừa thãi về vật chất khiến cho nàng công chúa Huế nhiễm thói cờ bạc. Bao nhiêu của cải cũng dần ra đi. Không chịu được, Liêng Hing đã xúc phạm nàng, xúc phạm tới cha nàng - vị vua đang ẩn náu ở một hòn đảo xa xôi. Công chúa ra đi. Bước đường cùng nàng lại dấn thân vào cuộc đời giang hồ trụy lạc lần thứ hai. Lan trong Gió cây trút lá vốn là con một ông quan huyện, sa cơ lỡ bước cô dấn thân làm gái giang hồ trên sông Hương. Được Hải, một người làm nghề y chữa bệnh cho Lan, hai người đã sống chung với nhau như vợ chồng. Nghe lời tâm sự của Hải với quan phủ doãn (Cha của Hải), Lan lặng lẽ ra đi sau khi viết một bức thư để lại cho Hải. Cô chết vì bệnh thổ huyết. Một cô gái giang hồ tài hoa, tâm hồn thanh khiết, là một gái mới thích đọc tiểu thuyết, say mê truyện Rômêô và Juliet như Lan vì lỡ vận mà phải dấn thân làm gái giang hồ. Ngòi bút Lưu Trọng Lư không coi thường, rẻ rúng những mảnh đời như Lan, ngược lại ông đồng cảm, xót thương và nhìn thấy trong tâm hồn những cô gái lâm vào hoàn cảnh trụy lạc những nét trong trẻo, tài hoa đáng thương hơn đáng giận, đáng lên án. 2.3. Ngoài khả năng tái hiện khái quát đề tài cuộc sống của con người trong xã hội lúc bấy giờ; ở mảng văn xuôi tự sự của Lưu Trọng Lư còn có những kí ức về tuổi thơ, về bản thân, về gia đình tác giả thường xuyên được sử dụng. Kỷ niệm riêng tư không phải là đề tài riêng của văn học lãng mạn hay những tác phẩm viết theo khuynh hướng lãng mạn chủ nghĩa. Nhưng phải nhận rằng ở loại hình sáng tác này, đề tài kỷ niệm riêng tư được đặc biệt ưa thích và có những điểm nhấn đặc thù. Ở mảng văn xuôi tự sự của Lưu Trọng Lư, những kí ức về tuổi thơ, về bản thân, về gia đình tác giả thường xuyên được sử dụng. Bến cũ là câu chuyện tình trắc trở bởi bản thân người trong cuộc không thể vượt qua rào cản của tôn giáo, để có kết cục đau HỒ THỊ THANH THỦY 51 buồn và chính bản thân họ, Thiệu và Quỳnh - trở thành người thất bại. Ở tiểu thuyết Bến cũ ta bắt gặp những kí ức của tuổi thơ tác giả, những kí ức về gia đình, về cha, mẹ được nhà văn sử dụng như chất liệu cho tác phẩm hư cấu. Đó là câu chuyện về gia đình: cha từ quan về vườn; mẹ trước mất, để lại bầy con thơ; lần theo dòng kí ức là những hồi tưởng xúc động về người mẹ của nhân vật tôi. Những kí ức về gia đình như vậy đã được tác giả đưa vào trong tác phẩm. Những lần chèo thuyền, giong buồm về quê ngoại lầy thóc lúa, Thiệu (nhân vật tôi) được cha cho xuống buồm ghé bến Thanh Lăng - bến của những người dân theo đạo Thiên chúa, nhờ đó mà Thiệu đã gặp Quỳnh - con gái ông Huấn đạọ. Năm nào cũng ghé thăm, giữa hai người đã có tình cảm gắn kết từ tuổi thơ.Từ kỉ niệm tuổi thơ đó, tác giả đã viết nên một câu chuyện tình bất thành. Những kí ức của gia đình, dòng tộc một lần nữa được Lưu Trọng Lư sử dụng trong tiểu thuyết Dòng họ. Đây: “được coi như một cuốn tiểu luận kiêm hồi ức về gia đình và quê hương tác giả” [5, 1081]. Là cuốn tiểu luận nhưng không chỉ có những triết lí, những lập luận mà thấm đượm những lời mượt mà, đầy chất thơ. Thời thơ ấu của tác giả được tái hiện khá đầy đủ trong tác phẩm này. Và tác giả tự nhận mình là người chép sử: “Người chép sử - vì tôi cũng có quyền xem mình như một nhà chép sử” [5, 1107]. Bắt đầu từ khi ông biết nhận thức, và biết buồn, biết đau nỗi đau của người lớn. Từ lúc tác giả đi học chữ Hán cho đến lúc được chuyển tới học ở trường Tây. Rồi những hồi ức về cha, mẹ, ông ngoại, Mệ ngoại, các anh em, những tình bạn thời tuổi thơ, về quê hương đều được Lưu Trọng Lư đư vào trong tác phẩm như đối tượng của trần thuật. Trong Chiếc cáng xanh là câu chuyện hư cấu nhưng dựa sát vào kí ức tuổi thơ nhà văn. Có khi, ông đã tách ra khỏi đời sống xung quanh để tự bộc lộ. Kỉ niệm chuyến về quê ngoại, những kỉ niệm về mẹ - người mẹ tảo tần, một đời vì chồng, vì con. Những yếu tố tự truyện - tức những dữ liệu về bản thân, về tuổi thơ, về gia đình tác giả, thường xuyên được sử dụng. Ở đây như có sự nuối tiếc một thời đã xa, một thời vang bóng; đó là sự hồi tưởng cuộc sống êm đềm của quê hương, trong vòng tay yêu thương của người mẹ suốt một đời tần tảo. 3. Kết luận Vốn là một nhà thơ lãng mạn, sang lĩnh vực văn xuôi, Lưu Trọng Lư tiếp tục hướng ngòi bút về sự lãng mạn trong việc lựa chọn đề tài. Tác giả tập trung tái hiện con người trong môi trường đô thị để cảm nhận và biểu hiện đời sống đương thời, đặc biệt là đời sống của những người cùng sống chung bầu không khí với ông được tái hiện khá toàn diện. Việc Lưu Trọng Lư quan tâm miêu tả cuộc sống của những con người lỡ vận đã cho thấy ông thực sự là một nhà lãng mạn chủ nghĩa, chính tâm thức lãng mạn chứ không phải cái gì khác đã khiến ông tìm đến đề tài mang tính đặc thù này. Kỷ niệm riêng tư không phải là đề tài riêng của văn học lãng mạn hay những tác phẩm viết theo khuynh hướng lãng mạn chủ nghĩa. Nhưng phải nhận rằng ở loại hình sáng tác này, đề tài kỷ niệm riêng tư được đặc biệt ưa thích và có những điểm nhấn đặc thù; do vậy, ở mảng văn xuôi tự sự của Lưu Trọng Lư, những kí ức về tuổi thơ, về bản thân, về gia đình tác giả thường xuyên được sử dụng. Có thể khẳng định Lưu Trọng Lư không chỉ là nhà Thơ mới nổi tiếng mà còn là một cây bút văn xuôi với những đóng góp đáng ghi nhận cho văn VỀ M T SỐ ĐỀ TÀI NỔI BẬT TRONG VĂN XUÔI TỰ SỰ LƯU TRỌNG LƯ THỜI KÌ TRƯỚC 1945 52 xuôi Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lại Nguyên Ân (2004), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. 2. Lại Nguyên Ân (2011), “Văn xuôi tự sự Lưu Trọng Lư”, Lưu Trọng Lư, tác phẩm - truyện ngắn, tiểu thuyết, tập 1, Nxb Lao động - Trung tâm Văn hóa - Ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội. 3. Hà Minh Đức (1971), Nhà văn và tác phẩm, Nxb Văn học, Hà Nội. 4. Lưu Trọng Lư (2011), Tác phẩm - truyện ngắn, tiểu thuyết, tập 1 (Lại Nguyên Ân - Hoàng Minh sưu tầm, biên soạn), Nxb Lao động - Trung tâm Văn hóa - Ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội. 5. Lưu Trọng Lư (2011), Tác phẩm - truyện ngắn, tiểu thuyết, tập 2 (Lại Nguyên Ân - Hoàng Minh sưu tầm, biên soạn), Nxb Lao động - Trung tâm Văn hóa - Ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội. 6. Trương Tửu (2007), Tuyển tập nghiên cứu phê bình, Nxb Lao động - Trung tâm Văn hóa - Ngôn ngữ Đông Tây. Ngày nhận bài: 17/02/2017 Biên tập xong: 15/3/2017 Duyệt đăng: 20/3/2017

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf99_1707_2215151.pdf
Tài liệu liên quan