Vận dụng quy trình xây dựng chủ đề tích hợp vào việc xây dựng chủ đề “Sự nở vì nhiệt” dạy học phần nhiệt học ở Trung học Cơ sở - Nguyễn Bảo Hoàng Thanh

Tài liệu Vận dụng quy trình xây dựng chủ đề tích hợp vào việc xây dựng chủ đề “Sự nở vì nhiệt” dạy học phần nhiệt học ở Trung học Cơ sở - Nguyễn Bảo Hoàng Thanh: JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0169 Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 8B, pp. 148-155 This paper is available online at VẬN DỤNG QUY TRÌNH XÂY DỰNG CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP VÀO VIỆC XÂY DỰNG CHỦ ĐỀ “SỰ NỞ VÌ NHIỆT” DẠY HỌC PHẦN NHIỆT HỌC Ở TRUNG HỌC CƠ SỞ Nguyễn Bảo Hoàng Thanh1, Lê Thanh Huy1, Nguyễn Thanh Hải2, Nguyễn Văn Ngọc1, Trần Thị Nguyên Quý1 1Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng 2Trường Đại học Phạm Văn Đồng – Quảng Ngãi Tóm tắt. Các vấn đề thực tiễn cuộc sống đặt ra không thể giải quyết được chỉ bằng kiến thức của một môn học. Chính vì vậy việc áp dụng dạy học tích hợp (DHTH) vào chương trình dạy học hiện nay là cấp thiết và nó là xu thế của giáo dục của Việt Nam trong thời gian tới.Bài báo này, chúng tôi nghiên cứu phương pháp xây dựng chủ đề tích hợp liên môn, từ đó vận dụng để xây dựng chủ đề tích hợp liên môn “Sự nở vì nhiệt” dạy học phần nhiệt học ở trường THCS góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy, giải quyết một phần các khó kh...

pdf8 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 467 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vận dụng quy trình xây dựng chủ đề tích hợp vào việc xây dựng chủ đề “Sự nở vì nhiệt” dạy học phần nhiệt học ở Trung học Cơ sở - Nguyễn Bảo Hoàng Thanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0169 Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 8B, pp. 148-155 This paper is available online at VẬN DỤNG QUY TRÌNH XÂY DỰNG CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP VÀO VIỆC XÂY DỰNG CHỦ ĐỀ “SỰ NỞ VÌ NHIỆT” DẠY HỌC PHẦN NHIỆT HỌC Ở TRUNG HỌC CƠ SỞ Nguyễn Bảo Hoàng Thanh1, Lê Thanh Huy1, Nguyễn Thanh Hải2, Nguyễn Văn Ngọc1, Trần Thị Nguyên Quý1 1Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng 2Trường Đại học Phạm Văn Đồng – Quảng Ngãi Tóm tắt. Các vấn đề thực tiễn cuộc sống đặt ra không thể giải quyết được chỉ bằng kiến thức của một môn học. Chính vì vậy việc áp dụng dạy học tích hợp (DHTH) vào chương trình dạy học hiện nay là cấp thiết và nó là xu thế của giáo dục của Việt Nam trong thời gian tới.Bài báo này, chúng tôi nghiên cứu phương pháp xây dựng chủ đề tích hợp liên môn, từ đó vận dụng để xây dựng chủ đề tích hợp liên môn “Sự nở vì nhiệt” dạy học phần nhiệt học ở trường THCS góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy, giải quyết một phần các khó khăn về dạy học tích hợp hiện nay. Từ khóa: Dạy học tích hợp, tích hợp liên môn, nhiệt học, trung học cơ sở. 1. Mở đầu Hiện nay đã có nhiều tác giả quan tâm và nghiên cứu đến về dạy học tích hợp và đã có nhiều nghiên cứu liên quan đến lí luận chung về DHTH, xây dựng chủ đề tích hợp liên môn, liên môn [6], [8]. Tác giả Nguyễn Văn Biên đã nghiên cứu và đề xuất được Quy trình xây dựng chủ đề tích hợp về khoa học tự nhiên [1] và cùng với tác giả Hà Nam Thanh đã nghiên cứu tổ chức dạy học theo hợp đồng chủ đề tích hợp khoa học tự nhiên ở trường trung học cơ sở [3]. Tác giả Đinh Quang Báo, Hà Thị Lan Hương nghiên cứu về phương thức phát triển năng lực học sinh thông qua dạy học tích hợp [2]. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Trương Thị Thanh Mai, Lê Thanh Huy về thực trạng và giải pháp dạy học tích hợp các môn khoa học tự nhiên ở bậc trung học cơ sở hiện nay cho thấy, DHTH nói chung và DHTH liên môn nói riêng còn khá mới mẻ với đa số giáo viên (GV) [4], do đó GV còn gặp những khó khăn nhất định trong việc xây dựng các chủ đề tích hợp. Trong đó, khó khăn lớn nhất mà các GV gặp phải chính là chưa hiểu rõ quy trình, phương pháp để xây dựng được chủ đề tích hợp nói chung, chủ đề tích hợp liên môn nói riêng [1]. Để làm rõ quy trình và cụ thể hóa quy trình xây dựng chủ đề tích hợp liên môn, chúng tôi nghiên cứu vận dụng xây dựng chủ đề tích hợp vào việc xây dựng chủ đề “Sự nở vì nhiệt” dạy học phần Nhiệt học ở Trung học cơ sở. Ngày nhận bài: 29/7/2016. Ngày nhận đăng: 21/9/2016. Liên hệ: Lê Thanh Huy, e-mail: huyspdn@gmail.com 148 Vận dụng quy trình xây dựng chủ đề tích hợp vào việc xây dựng chủ đề “Sự nở vì nhiệt”... 2. Nội dung nghiên cứu Hình 1. Sơ đồ tiến trình xây dựng chủ đề tích hợp liên môn Xây dựng chủ đề “Sự nở vì nhiệt” dạy học kiến thức phần nhiệt học bậc THCS Bước 1: Lựa chọn chủ đề Các hiện tượng liên quan đến sự nở vì nhiệt của các chất khá phổ biến, gần gũi với đời sống của HS. Đối với bậc trung học cơ sở, HS đã có những quan niệm ban đầu về sự nở vì nhiệt. Hơn nữa, các kiến thức về sự nở vì nhiệt xuất hiện không chỉ trong môn Vật lí mà cả trong môn Sinh học. Vì vậy, tôi lựa chọn chủ đề “Sự nở vì nhiệt”. Bước 2: Xác định các vấn đề cần giải quyết + Nhiệt kế hoạt động như thế nào? + Làm thế nào để đo nhiệt độ cơ thể? + Cảm nóng, cảm lạnh là gì? Vì sao ta lại bị mắc các bệnh này? Làm sao để phòng tránh chúng? + Sự nở vì nhiệt là gì? + Vì sao cần nghiên cứu sự nở vì nhiệt? + Ảnh hưởng của sự nở vì nhiệt đến đời sống con người? + Hiệu ứng nhà kính là gì? Nó ảnh hưởng như thế nào đến đời sống con người? Bước 3: Xác định các kiến thức Môn Vật lí: Bài 18, 19, 20, 21, 22 SGK Vật lí lớp 6 [5]. + Sự nở vì nhiệt của các chất, nhiệt kế - nhiệt giai, thực hành đo nhiệt độ. + Những ứng dụng của sự nở vì nhiệt trong cuộc sống và kĩ thuật. Môn Sinh học: Bài 21, 22, 23, 26, 34 SGK Sinh học lớp 8 [9]. + Thân nhiệt + Tiêu hóa ở khoang miệng + Hô hấp Thời sự: + Sự nóng lên toàn cầu + Bảo vệ môi trường Bước 4: Xác định mục tiêu dạy học của chủ đề 1. Về kiến thức - Nêu được cấu tạo, nguyên tắc hoạt động của nhiệt kế y tế, cách sử dụng nhiệt kế y tế để đo nhiệt độ cơ thể. - Trình bày được kiến thức về thân nhiệt, nêu được nguyên nhân và đề xuất được các biện pháp phòng tránh các bệnh cảm nóng, cảm lạnh. - Trình bày được cách tiến hành thí nghiệm sự nở vì nhiệt của chất rắn, mô tả thí nghiệm kiểm chứng kết luận “Sự nở vì nhiệt bị ngăn cản sinh ra lực rất lớn”. 149 Nguyễn Bảo Hoàng Thanh, Lê Thanh Huy, Nguyễn Thanh Hải, Nguyễn Văn Ngọc, Trần Thị Nguyên Quý - Nêu được biện pháp nhằm hạn chế những ảnh hưởng xấu của sự nở vì nhiệt đến chất lượng công trình xây dựng; nêu được những hậu quả có thể xảy ra nếu không có biện pháp hạn chế ảnh hưởng của sự nở vì nhiệt đến công trình xây dựng. - Giải thích được vì sao không nên ăn những thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh hoặc ăn đồ nóng lạnh cùng lúc? Trình bày được các biện pháp bảo vệ răng miệng. - Giải thích được hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm về sự nở vì nhiệt của chất khí; nêu và giải thích được kết luận “không khí nóng nhẹ hơn không khí lạnh”, vận dụng kết luận này để giải thích nguyên tắc hoạt động của khinh khí cầu khí nóng. - Nêu được nguyên lí hoạt động của hiệu ứng nhà kính. - Chỉ ra được nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nóng lên toàn cầu. - Đánh giá được tác động của hiện tượng nóng lên toàn cầu đối với sự sống trên Trái Đất nói chung và sự sống của con người nói riêng. - Đề xuất được các giải pháp khắc phục, hạn chế hiện tượng nóng lên toàn cầu. 2. Về kĩ năng - Hình thành và phát triển năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sử dụng công nghệ thông tin. - Biết cách thu thập thông tin, đánh giá tình hình ô nhiễm không khí do các hoạt động công nghiệp và giao thông. - Biết cách thiết kế Poster tuyên truyền chống ô nhiễm không khí. 3. Về thái độ - Nhận thức được tác hại của môi trường bị ô nhiễm đối với sức khỏe của con người. - Đề xuất được giải pháp giảm ô nhiễm không khí. - Có ý thức giữ gìn và bảo vệ sức khỏe bản thân. - Có ý thức vận động, tuyên truyền chống gây ô nhiễm môi trường. Bước 5: Xác định các nội dung dạy học Với các kiến thức đã xác định được ở bước 3, tôi tiến hành phân tích để đưa ra các nội dung dạy học. Nội dung 1. Học làm bác sĩ Chủ đề này bắt đầu bằng việc tìm hiểu một dụng cụ đo đạc quen thuộc là nhiệt kế. Trong nội dung này, HS sẽ được tìm hiểu về nguyên tắc hoạt động, cách sử dụng nhiệt kế, dựa vào nhiệt độ đo được để chẩn đoán tình trạng sức khỏe của bản thân, có những hiểu biết về các bệnh cảm nóng, cảm lạnh và đề xuất được biện pháp phòng tránh. Ngoài nhiệm vụ tìm hiểu về thân nhiệt của cơ thể người, HS sẽ được giao nhiệm vụ tìm hiểu về thân nhiệt của động vật để biết rằng các động vật khác nhau sẽ có thân nhiệt khác nhau. Thông qua nguyên tắc hoạt động của nhiệt kế thủy ngân, HS đã được tìm hiểu về sự nở vì nhiệt của chất lỏng. Tìm hiểu hoạt động của nhiệt kế. Yêu cầu học sinh đo thân nhiệt bản thân và các bạn trong nhóm, lập bảng, nhận xét kết quả. Tìm hiểu thân nhiệt của người bệnh bị sốt. Từ những kiến thức đó, HS đã được học những kiến thức đơn giản nhất để trở thành một bác sĩ! Yêu cầu học sinh về nhà đo thân nhiệt của các thành viên trong gia đình, lập bảng và nhận xét. Nội dung 2. Kĩ sư thông thái Bây giờ, các em sẽ trong vai trò một kĩ sư sử dụng kiến thức về sự nở vì nhiệt của chất rắn để đưa ra những giải pháp xây dựng giúp công trình bền vững hơn. Hướng dẫn học sinh đóng vai trò là kĩ sư xây dựng: tìm hiểu số đo sự nở vì nhiệt (bảng hệ 150 Vận dụng quy trình xây dựng chủ đề tích hợp vào việc xây dựng chủ đề “Sự nở vì nhiệt”... số nở nhiệt) của các chất rắn; tìm hiểu vì sao đường ray xe lửa lại bị cong, giải pháp để hạn chế. Tìm hiểu vì sao làm bê tông cốt thép. Hơn thế nữa, vị kĩ sư này còn rất thông minh khi vận dụng kiến thức đó để đưa ra những lời khuyên bổ ích giúp bảo vệ răng! Để nội dung học tập thân thuộc chúng tôi đặt tên nội dung thứ ba là: Nội dung 3. Phi hành gia bằng Khinh khí cầu Nội dung này cho học sinh đóng vai làm Phi hành gia, tìm hiểu cơ chế hoạt động của kinh khí cầu, trả lời được câu hỏi: Vì sao các khinh khí cầu đốt lửa lại có thể bay được? Đây là câu hỏi mở đầu cho nội dung tìm hiểu sự nở vì nhiệt của chất khí. Trong nội dung này, HS được tìm hiểu về sự nở vì nhiệt của chất khí và sau đó, dựa vào kiến thức đã học trả lời câu hỏi đầu bài. Nội dung 4. Nhà nghiên cứu Sự nóng lên toàn cầu Nói đến các hiện tượng về nhiệt, không thể không nhắc đến hiệu ứng nhà kính. Hiện tượng dẫn đến sự nóng lên toàn cầu - đang là vấn nạn ngày nay. Vì vậy nội dung cuối các em tìm hiểu chính là Sự nóng lên toàn cầu. Trong nội dung này, các em tìm hiểu thế nào là hiệu ứng nhà kính, hiệu ứng nhà kính nhân tạo xuất hiện do nguyên nhân gì, hậu quả ra sao và quan trọng hơn là đề xuất giải pháp khắc phục hiệu ứng nhà kính nhân tạo. Để nội dung thêm phần thú vị, tôi đặt ra nhiệm vụ cho nội dung như sau: “Hãy đóng vai trò là những nhà nghiên cứu của Chương trình môi trường của Liên hiệp quốc (UNEP) tìm hiểu về hiện trạng, nguyên nhân, hậu quả và đề xuất những giải pháp thay đổi tình trạng nóng lên toàn cầu”. Bước 6: Xây dựng các hoạt động dạy học cho từng nội dung Cấu trúc các hoạt động dạy học: Nội dung 1. Học làm bác sĩ Hoạt động 1: Tìm hiểu sự nở vì nhiệt của chất lỏng Hoạt động 2. Nhiệt kế và cách đo nhiệt độ cơ thể Hoạt động 3. Tìm hiểu thân nhiệt Nội dung 2. Kĩ sư thông thái Hoạt động 1. Tìm hiểu sự nở vì nhiệt của chất rắn Hoạt động 2. Tìm hiểu sự nở vì nhiệt trong công trình Hoạt động 3. Tìm hiểu sự nở vì nhiệt ở răng Nội dung 3. Phi hành gia bằng Khinh khí cầu Hoạt động 1. Tìm hiểu sự nở vì nhiệt của chất khí Hoạt động 2. Tìm hiểu hoạt động của khinh khí cầu Hoạt động 3. Thiết kế mô hình kinh khí cầu Nội dung 4. Nhà nghiên cứu Sự nóng lên toàn cầu Hoạt động 1. Tìm hiểu về sự nóng lên toàn cầu Hoạt động 2. Đề xuất giải pháp khắc phục Sau đây chúng tôi trình bày một hoạt động dạy học làm ví dụ: Hoạt động tìm hiểu thân nhiệt trong nội dung “Học làm bác sĩ” như sau: Đặt vấn đề: Thời tiết ngày càng có những diễn biến thất thường. Điều này ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe con người. Đặc biệt, khi thời tiết thay đổi đột ngột hoặc chế độ sinh hoạt không tốt, 151 Nguyễn Bảo Hoàng Thanh, Lê Thanh Huy, Nguyễn Thanh Hải, Nguyễn Văn Ngọc, Trần Thị Nguyên Quý cơ thể sẽ mắc phải các bệnh cảm nóng và cảm lạnh. Đóng vai trò là một bác sĩ, em hãy tìm hiểu về các bệnh cảm nóng, cảm lạnh nhằm đề ra các biện pháp phòng chống các bệnh này. + Tổ chức cho HS thảo luận: Với vai trò là một bác sĩ, để đề ra các biện pháp phòng chống các bệnh cảm nóng, cảm lạnh, chúng ta cần phải thực hiện những nhiệm vụ gì? + HS thảo luận đề xuất các nhiệm vụ cần giải quyết. Giáo dục hỗ trợ, giúp HS chốt các nhiệm vụ, gồm: 1. Tìm hiểu về thân nhiệt: Thân nhiệt là gì? Thân nhiệt bao nhiêu thì mắc bệnh cảm nóng, cảm lạnh? Làm thế nào để đảm bảo thân nhiệt ổn định? Những phản ứng của cơ thể khi thân nhiệt thay đổi?,. . . 2. Tìm hiểu về các bệnh cảm nóng, cảm lạnh: Thế nào là cảm nóng, cảm lạnh? Thân nhiệt bao nhiêu thì bị bệnh đó? Nguyên nhân gây ra các bệnh đó là gì? Các bệnh này gây ảnh hưởng như thế nào đến đời sống con người?,. . . 3. Đề xuất giải pháp phòng chống các bệnh cảm nóng, cảm lạnh: Cần phải bố trí, sắp xếp chỗ ở như thế nào? Chế độ sinh hoạt thế nào?,. . . + Phân nhóm và giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm. Hỗ trợ bằng các câu hỏi gợi ý để các nhóm hiểu rõ nhiệm vụ và nêu được những sản phẩm dự kiến mà nhóm định hướng tới, ví dụ như trong bảng sau: Bảng 1. Bảng phân công nhiệm vụ Nội dung công việc Sản phẩm Nhóm 1. Tìm hiểu về thân nhiệt Bài trình chiếu Powerpoint về các vấn đề: Thân nhiệt là gì? Thân nhiệt bao nhiêu thì mắc bệnh cảm nóng, cảm lạnh? Làm thế nào để đảm bảo thân nhiệt ổn định? Những phản ứng của cơ thể khi thân nhiệt thay đổi?,. . . 1,2,3 2. Tìm hiểu về các bệnh cảm nóng, cảm lạnh 1. Bài trình chiếu Powerpoint về các vấn đề: Thế nào là cảm nóng, cảm lạnh? Thân nhiệt bao nhiêu thì bị bệnh đó? Nguyên nhân gây ra các bệnh đó là gì? Các bệnh này gây ảnh hưởng như thế nào đến đời sống con người?,. . . 1,2,3 2. Các hình ảnh về nguyên nhân, biểu hiện của các bệnh cảm nóng, cảm lạnh. 3. Poster tuyên truyền về ảnh hưởng các các bệnh cảm nóng, cảm lạnh trong điều kiện thời tiết diễn biến thất thường. 3. Đề xuất giải pháp phòng chống các bệnh cảm nóng, cảm lạnh 1. Bài trình chiếu Powerpoint trình bày các vấn đề: Cần phải bố trí, sắp xếp chỗ ở như thế nào? Chế độ sinh hoạt thế nào?,. . . 1,2,3 2. Poster tuyên truyền về lối sinh hoạt sạch sẽ, lành mạnh, điều độ nhằm phòng chống các bệnh cảm nóng, cảm lạnh trong điều kiện thời tiết thay đổi thất thường. + Cung cấp các phiếu đánh giá sản phẩm để định hướng cho HS trong quá trình thực hiện dự án. + Quy định thời gian nộp sản phẩm, thời gian tổ chức báo cáo (thường sau 1-2 tuần). + Tổ chức cho HS báo cáo, nhận xét, tổng kết dự án. Bước 7: Lập kế hoạch dạy học 152 Vận dụng quy trình xây dựng chủ đề tích hợp vào việc xây dựng chủ đề “Sự nở vì nhiệt”... Bảng 2. Bảng kế hoạch dạy học [5], [9] Nội dung công việc Thời gian Cách tiếnhành Sản phẩm Nội dung 1. Học làm bác sĩ (2 tiết) 1. Tìm hiểu về sự nở vì nhiệt của chất lỏng 15 phút Trên lớp, cá nhân Các phiếu học tập. 2. Tìm hiểu nguyên tắc hoạt động của nhiệt kế 20 phút Trên lớp, theo nhóm Các phiếu học tập. 3. Đo thân nhiệt của bản thân và của người bệnh. 30 phút Trên lớp, theo nhóm Bảng thống kê nhiệt độ của bạn cùng nhóm. 4. Tổng kết 25 phút Trên lớp Phiếu học tập 5. Đo thân nhiệt các thành viên trong gia đình. Tìm hiểu về các bệnh cảm nóng, cảm lạnh 45 phút Ở nhà, cá nhân Bảng thân nhiệt của người thân. Bảng các bệnh về cảm cách chữa. Nội dung 2. Kĩ sư thông thái (2 tiết) 1. Tìm hiểu hệ số nở dài của các chất rắn 20 phút Trên lớp, theo nhóm Bảng so sánh hệ số nở dài của các chất rắn. 2. Nghiên cứu các hiện tượng liên quan đến sự nở dài 25 phút Trên lớp, theo nhóm Danh sách các hiện tượng liên quan sự nở dài của chất rắn 3. Tìm hiểu hiện tượng nở dài: đường ray xe lửa, bê tông cốt thép 35 phút Thực hiệntrên lớp Các phiếu học tập. 5. Đo sự nở dài của thanh thép. Sự nở khối. Thực hiện trên lớp Bảng đo chiều dài, bảng đo thể tích. 6. Tổng kết 15 phút Thực hiệntrên lớp. Các phiếu học tập. 7. Tìm trong cuộc sống các hiện tượng liên quan đến sự nở vì nhiệt của vật rắn. 45 phút Cá nhân, ở nhà. Bài báo cáo, poster ảnh tuyên truyền. Nội dung 3. Phi hành gia bằng Khinh khí cầu (2 tiết) 1. Tìm hiểu sự nở vì nhiệt của chất khí 10 phút Trên lớp, cá nhân Phiếu học tập 2. Tìm hiểu khinh khí cầu 15 phút Trên lớp, nhóm Phiếu học tập 3. Thiết kế kinh khí cầu 20 phút Trên lớp, ở nhà (90 phút) Bản thiết kế, mô hình kinh khí cầu 153 Nguyễn Bảo Hoàng Thanh, Lê Thanh Huy, Nguyễn Thanh Hải, Nguyễn Văn Ngọc, Trần Thị Nguyên Quý Nội dung 4. Nhà nghiên cứu Sự nóng lên toàn cầu (1 tiết) 1. Tìm hiểu về sự nóng lên toàn cầu 15 phút Trên lớp, nhóm Phiêu học tập 2. Đề xuất giải pháp khắc phục 30 phút Trên lớp, nhóm Phiếu học tập Bước 8: Tổ chức đánh giá Sau khi tổ chức dạy học chủ đề tích hợp, GV cần đánh giá các khía cạnh sau: + Tính phù hợp thực tế dạy học với thời lượng dự kiến . + Mức độ đạt được mục tiêu của HS, thông qua kết quả đánh giá các hoạt động học tập. + Sự hứng thú của HS với chủ đề, thông qua quan sát và qua phỏng vấn HS. + Mức độ khả thi với điều kiện cơ sở vật chất. Cách tổ chức: Xâu chuỗi các nội dung 1 đến 4, tổng kết các kết quả của học sinh đạt được. Tổ chức trưng bày để học sinh tự trang trí trong lớp học. Qua việc việc đánh giá tổng thể chủ đề như vậy, giúp GV có thể điều chỉnh, bổ sung chủ đề cho phù hợp hơn. 3. Kết luận Giáo dục Việt Nam tiếp tục trải qua cuộc đổi mới căn bản và toàn diện nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về nguồn nhân lực của xã hội. Qua nghiên cứu cho thấy, việc dạy học tích hợp giúp phát triển năng lực người học, gây hứng thụ học tập và gắn với thực tiễn cuộc sống. Chính vì vậy, dạy học tích hợp đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học trong thời gian tới. Những nghiên cứu của đề tài giải quyết được khó khăn trong việc xây dựng chủ đề tích hợp liên môn, đề xuất được các chủ đề mẫu là tài liệu tham thảo thiết thực cho những nghiên cứu liên quan đến xây dựng chủ đề tích hợp liên môn. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Văn Biên, 2015. Quy trình xây dựng chủ đề tích hợp về khoa học tự nhiên. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Số 2/2015, Tr 61-66. [2] Đinh Quang Báo, Hà Thị Lan Hương, 2014. Dạy học tích hợp – Phương thức phát triển năng lực học sinh. Kỉ yếu hội thảo khoa học: Nâng cao năng lực đào tạo giáo viên dạy tích hợp môn Khoa học tự nhiên. Hà Nội, 2014, tr.23-28. [3] Nguyễn Văn Biên, Hà Nam Thanh, 2014. Tổ chức dạy học theo hợp đồng chủ đề tích hợp khoa học tự nhiên ở trường trung học cơ sở. Tạp chí Thiết bị giáo dục, Số 110. tr. 30-32. [4] Trương Thị Thanh Mai, Lê Thanh Huy, 2015. Thực trạng và giải pháp dạy học tích hợp các môn khoa học tự nhiên ở bậc trung học cơ sở hiện nay. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Số 6/2015, Tr 31-38. [5] Vũ Quang (Tổng Chủ biên). Vật lí 6, 7, 8, 9. Nxb Giáo dục Việt Nam. 154 Vận dụng quy trình xây dựng chủ đề tích hợp vào việc xây dựng chủ đề “Sự nở vì nhiệt”... [6] Đỗ Hương Trà, 2015. Nghiên cứu dạy học tích hợp liên môn: những yêu cầu đặt ra trong việc xây dựng, lựa chọn nội dung và tổ chức dạy học. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội: Nghiên cứu Giáo dục, Tập 31, Số 1, Tr 44-51. [7] Đỗ Hương Trà (Chủ biên). Dạy học tích hợp phát triển năng lực học sinh (Quyển 1). Nxb Đại học Sư phạm. [8] Trần Thị Thanh Thủy (Chủ biên). Dạy học tích hợp phát triển năng lực học sinh (Quyển 2). Nxb Đại học Sư phạm. [9] Nguyễn Quang Vinh (Tổng Chủ biên). Sinh học 6, 7, 8, 9. Nxb Giáo dục Việt Nam. ABSTRACT Applying an integrated building process theme to build a "Thermal expansion"theme when teaching heat and temperature in secondary school Nguyễn Bảo Hoàng Thanh1, Lê Thanh Huy1, Nguyễn Thanh Hải2, Nguyễn Văn Ngọc1, Trần Thị Nguyên Quý1 1The University of Education, Danang University 2The Pham Van Dong University of Quang Ngai We can not solve the authentic problems of life if we only have knowledge of a subject. Therefore, there is an urgent need to improve teaching methods in the current curriculum. In this research, we show a methods to construct the interdisciplinary topic "thermal expansion" and develop interdisciplinary topics when teaching heat and temperature in high school. Keywords: Integrated teaching, interdisciplinary, heat and temperature, high school. 155

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf4331_nhbthanh_3571_2131915.pdf
Tài liệu liên quan