Vận dụng kỹ thuật dạy học tích cực giúp học viên dự bị tại trường sĩ quan lục quân 2 làm giàu vốn từ ngữ quân sự tiếng Việt

Tài liệu Vận dụng kỹ thuật dạy học tích cực giúp học viên dự bị tại trường sĩ quan lục quân 2 làm giàu vốn từ ngữ quân sự tiếng Việt: 19KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 21 (9/2019) PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Từ ngữ quân sự được xem là lớp từ vựng quan trọng đối với học viên sĩ quan ở các trường quân sự. Nhiệm vụ làm giàu vốn từ ngữ quân sự cho học viên dự bị tại Trường Sĩ quan Lục quân 2 có ý nghĩa không chỉ đối với hoạt động tiếp nhận tri thức chuyên ngành về sau mà còn giữ vai trò then chốt trong hình thành, phát triển năng lực giao tiếp của người học. Trong bối cảnh hiện nay, để đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp và cách thức vận dụng lý thuyết vào quá trình dạy học, một số kỹ thuật tích cực như khăn phủ bàn, KWL, sơ đồ tư duy, các mảnh ghép được nhà sư phạm lựa chọn tổ chức giờ học tiếng Việt nhằm tạo hứng thú, cải TRẦN THỊ QUỲNH NGA*; THÁI PHƯƠNG UYÊN** *Đại học Sư phạm Huế,  ngaspth@gmail.com **Trường Sĩ quan Lục quân 2,  thaiphuonguyen79@gmail.com Ngày nhận bài: 12/6/2019; ngày sửa chữa: 08/8/2019; ngày duyệt đăng: 20/8/2019 VẬN DỤNG KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC GIÚP H...

pdf6 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 553 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vận dụng kỹ thuật dạy học tích cực giúp học viên dự bị tại trường sĩ quan lục quân 2 làm giàu vốn từ ngữ quân sự tiếng Việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
19KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 21 (9/2019) PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Từ ngữ quân sự được xem là lớp từ vựng quan trọng đối với học viên sĩ quan ở các trường quân sự. Nhiệm vụ làm giàu vốn từ ngữ quân sự cho học viên dự bị tại Trường Sĩ quan Lục quân 2 có ý nghĩa không chỉ đối với hoạt động tiếp nhận tri thức chuyên ngành về sau mà còn giữ vai trò then chốt trong hình thành, phát triển năng lực giao tiếp của người học. Trong bối cảnh hiện nay, để đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp và cách thức vận dụng lý thuyết vào quá trình dạy học, một số kỹ thuật tích cực như khăn phủ bàn, KWL, sơ đồ tư duy, các mảnh ghép được nhà sư phạm lựa chọn tổ chức giờ học tiếng Việt nhằm tạo hứng thú, cải TRẦN THỊ QUỲNH NGA*; THÁI PHƯƠNG UYÊN** *Đại học Sư phạm Huế,  ngaspth@gmail.com **Trường Sĩ quan Lục quân 2,  thaiphuonguyen79@gmail.com Ngày nhận bài: 12/6/2019; ngày sửa chữa: 08/8/2019; ngày duyệt đăng: 20/8/2019 VẬN DỤNG KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC GIÚP HỌC VIÊN DỰ BỊ TẠI TRƯỜNG SĨ QUAN LỤC QUÂN 2 LÀM GIÀU VỐN TỪ NGỮ QUÂN SỰ TIẾNG VIỆT TÓM TẮT Làm giàu vốn từ ngữ quân sự là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu nhằm hướng tới phát triển năng lực giao tiếp cho học viên dự bị tại Trường Sĩ quan Lục quân 2. Từ nhận hiểu về vai trò của từ trong hoạt động giao tiếp, bài viết đề cập đến những nét đặc trưng của từ ngữ quân sự và mục tiêu chiến lược gia tăng lớp từ vựng quân sự cho học viên sĩ quan dự bị. KWL và Khăn phủ bàn là hai trong số các kỹ thuật dạy học tích cực được chúng tôi nghiên cứu, đề xuất lồng ghép ứng dụng trong giờ tiếng Việt. Thông qua những mẫu thể nghiệm cụ thể, bước đầu có thể tường minh cho quan điểm sư phạm đúng đắn về vận dụng kỹ thuật dạy học tích cực vào tổ chức hoạt động tiếng Việt nhằm giúp học viên tiếp nhận, hiểu để vận dụng từ khoa học, chất lượng. Từ khoá: kỹ thuật dạy học tích cực, học viên dự bị, từ ngữ quân sự thiện và nâng cao chất lượng làm giàu vốn từ tiếng Việt nói riêng, phát triển các kỹ năng giao tiếp nói chung cho học viên, sinh viên. 2. ĐỊNH HƯỚNG VẬN DỤNG MỘT SỐ KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC GIÚP HỌC VIÊN DỰ BỊ TẠI TRƯỜNG SĨ QUAN LỤC QUÂN 2 LÀM GIÀU VỐN TỪ NGỮ QUÂN SỰ 2.1. Vai trò của từ ngữ quân sự với đối tượng học viên dự bị tại trường Sĩ quan Lục quân 2 Trước hết, cần nhận hiểu một cách cơ bản về vai trò của từ vựng trong hoạt động giao tiếp. Từ là đơn vị cơ bản, trung tâm, là chất liệu để kiến 20 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 21 (9/2019) v PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY tạo câu – đơn vị nhỏ nhất dùng trong giao tiếp. Một cuộc giao tiếp nhất định sẽ gắn với các nhân tố quan trọng: đối tượng (nói/viết với ai, nói/viết đến ai), mục đích (nói/viết để làm gì), nội dung (nói/viết cái gì), phương thức, phương tiện (nói/ viết như thế nào, sử dụng phương tiện gì để đạt hiệu quả). Những đối tượng được nói đến ấy chính là thực tại đời sống khách quan, đã được con người tri nhận và phản ánh thông qua hệ thống từ ngữ. Nếu thiếu vốn từ, con người sẽ gặp khó khăn và rào cản nhất định trong giao tiếp. Từ những tri nhận về vai trò của từ vựng trong giao tiếp, có thể bước đầu xác lập vị thế của vốn từ ngữ quân sự đối với học viên sĩ quan nói chung, học viên dự bị nói riêng trong nhà trường quân đội. Là lớp từ phân loại theo tiêu chí phạm vi sử dụng, so với từ vựng toàn dân, từ ngữ quân sự có phạm vi hoạt động hẹp, gắn với các tình huống giao tiếp cụ thể ở môi trường quân đội. Từ ngữ quân sự mang đặc điểm chung của hệ thống từ vựng tiếng Việt, đồng thời có những nét đặc trưng riêng. Vốn từ vựng quân sự, ở một bình diện nào đó thường được biết đến như những “thuật ngữ quân sự”, là “bộ phận từ vựng chuyên biệt, bao gồm toàn bộ những đơn vị có tư cách thuật ngữ, được dùng ổn định trong lĩnh vực chuyên môn quân sự, nhằm biểu thị chính xác các khái niệm hoặc sự vật, hiện tượng thuộc lĩnh vực hoạt động quân sự hoặc chuyên môn quân sự” (Trần Thị Hà, Nguyễn Thị Quỳnh Thơ, 2016). Cũng từ đặc điểm cơ bản nói trên về phạm vi sử dụng, có thể khẳng định vai trò quan trọng, cốt lõi của từ ngữ quân sự tiếng Việt trong định danh, gọi tên các sự vật, hoạt động quân sự nhằm chuyển tải chính xác các vấn đề thuộc chuyên ngành sâu mà trên thực tế, vốn từ vựng chung không thể đáp ứng được. Về mặt cấu tạo, từ ngữ quân sự cũng chia thành hai nhóm: i) từ đơn: gồm các từ được cấu tạo bởi một hình vị, chẳng hạn như: bom, mìn, tăng, đạn, pháo, cối, súng, mũi, hướng; ii) từ phức: gồm các từ được cấu tạo bởi từ hai hình vị trở lên, chẳng hạn như: binh chủng, chiến dịch, bom mìn, mìn chống tăng, bom ba càng. Đặc điểm rõ nét nhất của vốn từ vựng quân sự là sự thiếu vắng của từ láy. Ở một dạng thức tồn tại đặc biệt, từ ngữ quân sự có thể phát triển thành ngữ/tổ hợp từ cố định, chẳng hạn như: công tác quân sự địa phương, tham mưu hậu cần, chính sách hậu phương quân đội,... Về mặt nội dung (cái được biểu đạt), từ ngữ quân sự biểu đạt khái niệm quân sự và định danh, gọi tên đối tượng, hoạt động quân sự. Nói cách khác, một từ ngữ sẽ diễn đạt một khái niệm quân sự, tức mang cấu trúc biểu niệm gồm nhiều nét nghĩa; chẳng hạn, từ “vũ khí” phản ánh đặc trưng của “nhiều đối tượng quân sự, phương tiện kỹ thuật quân sự” “dùng để tiêu diệt sinh lực địch, phá hủy các phương tiện vật chất kỹ thuật của đối phương” (tức là phương tiện gây hại cho địch và bảo vệ mình). Từ vựng quân sự có những đặc trưng riêng về nghĩa, trong đó có tính đơn nghĩa, tính chính xác, tính cụ thể. Nếu từ ngữ thông thường biểu đạt khái niệm theo nhiều tầng bậc khác nhau (đa số mang tính nhiều nghĩa) gắn với nhiều lĩnh vực cuộc sống thì từ ngữ quân sự được dùng để tường minh các sự vật, hiện tượng, hoạt động trong lĩnh vực quân sự và chỉ được nhận thức từ góc độ quân sự. Một bộ phận trong số đó là từ ngữ “thuần túy quân sự”, không có trong từ vựng thông thường, như: pháo mặt đất, máy bay tiêm kích, tiến công trong hành tiến, cối cá nhân, bình rèn... Bộ phận còn lại chung về biểu vật nhưng khác từ ngữ thông thường về biểu niệm, ví dụ: biển, vùng, vịnh, ao, hồ, đồng bằng, miền núi, chiến tranh... Xét về biểu vật, các từ vừa dẫn dù ở trường từ vựng nào cũng đều dùng để gọi tên những sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan. Nhưng nếu xét về biểu niệm, ở một trường hợp cụ thể như “đồng bằng” chẳng hạn sẽ có những khác biệt nhất định. Ở phạm vi giao tiếp chung, “đồng bằng” là “nơi đất thấp, bằng phẳng, thường ở lưu vực những con sông lớn”; còn trong từ ngữ quân sự nó biểu thị khái niệm “địa hình trống trải, mang những thuộc tính chiến thuật nhất định, như việc ngụy trang, triển khai đội hình, sử dụng lực lượng, phương tiện, kèm theo đó là các hình thức thủ đoạn, tác chiến cho phù hợp với đặc điểm địa hình”. Hay với từ “phản công”, trong vốn từ vựng quân sự, nó không chỉ được hiểu là “hành 21KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 21 (9/2019) PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v động đánh lại kẻ tấn công mình” mà có nội hàm khái niệm: “một dạng tác chiến đặc biệt của tiến công, được tiến hành ở qui mô chiến dịch và chiến lược”. Tất nhiên, có thể nhận thấy một điều rất rõ ràng rằng, nghĩa của từ ngữ quân sự bao giờ cũng được phát triển dựa trên cơ sở ý nghĩa ban đầu của từ ngữ phổ thông. Đặc trưng riêng về cấu tạo và nghĩa của từ ngữ quân sự tiếng Việt là những chỉ dẫn quan trọng đối với học viên quân sự tại trường Sĩ quan Lục quân 2, đặc biệt là học viên dự bị. Cấu trúc phức nhưng triệt tiêu từ láy hay tính đơn nghĩa, tường minh khẳng định vai trò của lớp từ ngữ này trong biểu thị các vấn đề chuyên môn của lĩnh vực quân sự. Khi có cặp đối sánh từ vựng phổ thông - từ ngữ quân sự (như “đồng bằng”, “phản công”), vai trò của từ ngữ quân sự tiếng Việt thể hiện ở nét nghĩa khu biệt, ở việc biểu đạt khái niệm riêng, gắn với thoại trường riêng. Được sử dụng thường xuyên trong học tập, nghiên cứu và rèn luyện quân sự, lớp từ ngữ quân sự giữ vai trò quan trọng đối với học viên tại Trường Sĩ quan Lục quân 2. Vai trò của từ ngữ quân sự tiếng Việt được thể hiện rõ nét trong môi trường huấn luyện, làm việc mang tính đặc thù, bởi lẽ đây là lớp từ không chỉ thường xuyên hiện diện trong hoạt động giao tiếp mà còn là chất liệu chính của các hoạt động tương tác chuyên môn (nghề nghiệp). Học viên dự bị đại học phần lớn là người dân tộc thiểu số, có nhiều khó khăn cả về điều kiện sống lẫn khả năng vận hành tiếng Việt. Gia tăng lượng từ ngữ quân sự tiếng Việt một mặt giúp học viên dự bị bổ sung, làm giàu vốn từ vựng, mặt khác hỗ trợ tích cực trong diễn giải các vấn đề về học thuật, huấn luyện. Bên cạnh đó, nắm vững và làm chủ lớp từ vựng này còn góp phần nâng cao hiệu quả tương tác lời nói, cải thiện trình độ nghe, nói, đọc, viết các tài liệu chuyên môn cho học viên. Nói cách khác, từ ngữ quân sự tiếng Việt tham gia vào hầu hết các hoạt động giao tiếp trong môi trường huấn luyện, học tập và sẽ là hành trang để học viên dự bị tại trường Sĩ quan Lục quân 2 có cơ hội tiếp cận các tri thức nghề nghiệp, khẳng định năng lực bản thân. 2.2. Vận dụng kỹ thuật KWL và kỹ thuật khăn phủ bàn giúp học viên dự bị làm giàu vốn từ ngữ quân sự 2.2.1. Mục tiêu và cơ sở khoa học của việc vận dụng kỹ thuật KWL, kỹ thuật khăn phủ bàn Kỹ thuật KWL và kỹ thuật khăn phủ bàn (khăn trải bàn) được sử dụng trong giờ Tiếng Việt nhằm gia tăng khả năng tương tác, tìm kiếm và tích luỹ vốn từ ngữ quân sự cho học viên dự bị đại học. Nguyên tắc cộng tác để phát triển được phát huy đến mức tốt nhất với các kỹ thuật dạy học tích cực này. Ngoài ra, KWL được ưu tiên lựa chọn dựa trên một trong những cơ sở khoa học cốt lõi của việc dạy tiếng Việt - đó là nắm vững hiểu biết về trình độ ngôn ngữ của học viên. Từ những hiểu biết về vốn từ ngữ quân sự (cả về lượng và chất) gắn với một số chủ đề nhất định và những kỳ vọng đạt được của học viên dự bị khi làm giàu vốn từ, giảng viên có thể tổ chức, điều chỉnh quá trình dạy học, thu nhận và xử lý hiệu quả phát triển vốn từ vựng. Kỹ thuật khăn phủ bàn lại dựa trên nguyên tắc cộng tác nhằm bổ sung vốn từ, hệ thống hoá vốn từ và tích cực hoá vốn từ ngữ quân sự cho học viên dự bị đại học. 2.2.2. Cách thức vận dụng  Vận dụng kỹ thuật KWL: - KWL là chữ cái đầu tiên của 3 từ tiếng Anh: K (Know) - được hiểu là "những điều đã biết”; W (Want to know) - “những điều muốn biết”; L (Learned) - “những điều học được”. KWL được xem là sơ đồ liên hệ các kiến thức đã biết liên quan đến bài học, các kiến thức muốn biết và các kiến thức học được sau mỗi bài học. Về cách thức tiến hành, học viên (sinh viên, học sinh) sẽ thực hiện yêu cầu viết những điều đã biết về nội dung học tập, nghiên cứu vào cột K, những mong muốn, kì vọng đạt được vào cột W (theo bảng) khi khởi đầu hoạt động tiếp nhận tri thức mới. Thông tin về những gì thu nhận được sẽ được tiếp tục hoàn thiện ở cột L sau khi học viên kết thúc những trải nghiệm học tập. 22 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 21 (9/2019) v PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY K W L ................................ ................................ ................................ Giảng viên (giảng viên) có thể dựa vào bảng KWL để nắm bắt về trình độ của người học, những mong đợi mà họ hướng tới trong quá trình tìm hiểu vấn đề; đồng thời thu nhận phản hồi sau các tương tác với tri thức mới. KWL cũng là bảng lưu trữ thông tin cá nhân mà học viên tự hình thành để theo dõi tiến độ nắm bắt vấn đề của bản thân một cách chủ động, tích cực. - Kỹ thuật KWL được chúng tôi đề xuất vận dụng vào dạy các tri thức lý thuyết về từ ngữ quân sự (hiểu biết ban đầu, đặc điểm cấu tạo, nghĩa từ,...) hoặc bài tập nhận diện từ ngữ quân sự, nêu nghĩa,... Kỹ thuật này được thực hiện theo các bước cơ bản sau: Bước 1. Học viên cung cấp thông tin về những điều đã biết (Know), những điều muốn biết (Want to know); giảng viên tiếp nhận thông tin được thể hiện trên phiếu để đánh giá bước đầu tri thức về từ ngữ quân sự của người học; Bước 2. Kết thúc bài học/chuỗi bài học, học viên phản hồi bằng cách điền vào phiếu những điều đã học được (Learn). Hoạt động dạy học cũng cần đến sự tương tác để cùng phân tích các yếu tố trình bày trong mỗi phần K-W nhằm giúp học viên chủ động giải mã chính những điều mình còn băn khoăn hoặc cho rằng mình chưa hiểu/không kiến giải được. Trong một số trường hợp, các yếu tố của W có thể được đề xuất để thảo luận chung, huy động học viên cùng hợp tác giải quyết vấn đề. Kết quả ở L dù là kết quả cá nhân hay nhóm đều cần được phân tích, phản hồi tích cực. Ví dụ, trong bài học “Văn bản”, bên cạnh mục tiêu trọng tâm của giờ học là hình thành các hiểu biết về văn bản với đặc điểm cấu trúc, tính liên kết, tính mạch lạc..., khi tìm hiểu ngữ liệu dạy học, giảng viên có thể tích hợp đề xuất yêu cầu “Tìm các từ ngữ dùng trong quân sự và giải thích nghĩa những từ anh/chị biết ở bài ca dao kháng chiến: Em yêu, em quý quê hương Yêu anh bộ đội lên đường hành quân Đông Xuân anh thắng vang lừng Quê em sôi nổi đón mừng công anh Đánh cho Mỹ ngụy tan tành Lời thơ tiếng hát em dành tặng anh Cấy cày, sản xuất, đấu tranh Anh ơi! Em quyết cùng anh diệt thù hoặc trong văn bản “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Hồ Chí Minh”. Sau đây là minh hoạ phiếu KWL được xác lập đối với ngữ liệu “ca dao kháng chiến”: K W L Từ dùng trong quân sự Nghĩa từ Từ dùng trong quân sự Nghĩa từ bộ đội người tham gia quân đội Hiểu về nghĩa từ và cách dùng phù hợp bộ đội Quân chủng và các ngành chuyên môn đánh hành động chiến đấu đánh Các cách đánh địch: đánh chặn, đánh chiếm... đấu tranh chống lại đấu tranh - Đấu tranh chống áp bức bóc lột - Đấu tranh giữa cái thiện và cái ác  Vận dụng kỹ thuật khăn phủ bàn: - Khăn phủ bàn là kỹ thuật tổ chức các hoạt động học tập mang tính hợp tác kết hợp giữa cá nhân và nhóm. Kỹ thuật này được tiến hành theo mô hình chia người học thành nhóm (thông thường khoảng 4-6 thành viên) với “khăn phủ” là bảng giấy A0. Vùng trung tâm của “khăn phủ” dành để ghi ý kiến chung, các vùng xung quanh là nơi thể hiện ý kiến, quan điểm cá nhân của từng thành viên trong nhóm. Ý kiến chung sẽ được ghi nhận nếu có tính thống nhất cao sau các hoạt động cá nhân. Kỹ thuật này cho phép bảo lưu những phát biểu riêng, thậm chí là trái ngược với “số đông” ở các góc; đồng thời huy động được sự tương tác của từng cá thể để đi đến những cách thức tiếp cận vấn đề tương đối thống nhất trong mỗi nhóm. Mô hình sau thể hiện rõ đặc trưng có kỹ thuật dạy học tích cực này: 23KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 21 (9/2019) PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v - Kỹ thuật khăn phủ bàn có thể được sử dụng trong cả hoạt động lý thuyết và thực hành làm giàu vốn từ ngữ quân sự cho học viên dự bị đại học. Các bước cụ thể khi tổ chức thực hiện một hoạt động làm giàu vốn từ với sự hỗ trợ của kỹ thuật khăn phủ bàn: Bước 1. Với cơ cấu lớp học hiện nay ở Trường Sĩ quan Lục quân 2, chia học viên thành 4 nhóm; mỗi nhóm nhận yêu cầu thực hành làm giàu vốn từ và thể hiện ý kiến trên ô giấy A0 hoặc bảng giấy được phân công; Bước 2. Các thành viên xoay “khăn phủ bàn”, quan sát sản phẩm từ vựng hoặc ý kiến của đồng đội đã trình bày ở các góc, tự đánh giá mức độ phù hợp và thảo thuận để thống nhất quan điểm chung; Bước 3. Hoàn thành bảng từ/bảng thông tin bằng cách trình bày vào ô trung tâm và chia sẻ trước lớp về kết quả. Với kỹ thuật này, chúng tôi lấy ví dụ từ bài học “Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ”. Khi thực hiện hoạt động “phân tích các nhân tố giao tiếp”, ngoài mục tiêu xác định chính xác năm nhân tố cơ bản của tình huống đã cho trong ngữ liệu 2 - “Một buổi bình rèn cuối tuần” (gồm: mục đích, đối tượng/nhân vật, nội dung, hoàn cảnh, phương tiện), giảng viên lưu ý học viên dự bị việc tiếp nhận, tích luỹ thêm vốn từ ngữ quân sự có ở văn bản vì chúng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động học tập, huấn luyện cá nhân. Yêu cầu đặt ra là học viên sẽ thực hiện nhanh 2 nhiệm vụ trong thời gian 2 phút: (1) Ghi lại 3 từ ngữ quân sự tiếp nhận được từ ngữ liệu “Một buổi bình rèn cuối tuần”; (2) Ghi lại 1 điều bản thân học hỏi được về cách sử dụng từ ngữ quân sự. Ngữ liệu 2. Một buổi bình rèn cuối tuần Tiểu đội trưởng: Tối nay, chúng ta sẽ tổ chức bình rèn cho tuần này. Mời các đồng chí bầu cho một đồng chí làm thư ký! Chiến sĩ 1: Tôi bầu đồng chí Nguyễn Văn Công. Chiến sĩ 2: Tôi cũng bầu đồng chí Nguyễn Văn Công làm thư ký. Tiểu đội trưởng: Các đồng chí có nhất trí đồng chí Nguyễn Văn Công làm thư ký không? Chiến sĩ (đồng thanh): Nhất trí! Tiểu đội trưởng: Bây giờ, các đồng chí hãy đứng lên tự nhận xét về ưu điểm và khuyết điểm của mình trong tuần. Thượng sĩ Đỗ Minh Tâm: Tôi xin tự nhận xét ưu điểm và khuyết điểm của mình trong tuần như sau: Ưu điểm: Học tập và rèn luyện nghiêm túc theo đúng chế độ, thường xuyên phát biểu xây dựng bài. Khuyết điểm: Lau chùi vũ khí sau khi bắn đạn thật còn chưa đảm bảo. Tiểu đội trưởng: Cảm ơn đồng chí! Các đồng chí có ý kiến gì đóng góp cho đồng chí Tâm không? Thượng sĩ Lương Công Trí: Tôi xin nhất trí với phần khuyết điểm của đồng chí Tâm đã nêu. Tôi xin bổ sung phần ưu điểm, trong thi bắn đạn thật, đồng chí Tâm đã đạt kết quả cao nhất đơn vị. Tiểu đội trưởng: Còn ai có ý kiến đóng góp cho đồng chí Tâm không? Cả tiểu đội (đồng thanh): Hết! (Thái Phương Uyên, 2017, tr. 4) Theo nguyên tắc vận dụng kỹ thuật khăn phủ bàn, ở bước 2, học viên sẽ thảo luận chốt đáp án và ghi vào ô trung tâm, chia sẻ kết quả với giảng viên cùng các nhóm còn lại. Sản phẩm minh hoạ cho hoạt động này như sau: 24 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 21 (9/2019) v PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY Học viên A. (1) bình rèn, vũ khí, đạn; (2) Dùng từ dứt khoát, rõ ràng. Học viên B. (1) bình rèn, vũ khí, bắn đạn thật; (2) Chính xác, phù hợp hoàn cảnh giao tiếp. (1) bình rèn, bắn đạn thật, đơn vị; (2) Dùng từ chính xác, rõ ý, phù hợp hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp. Học viên D. (1) bình rèn, bắn đạn thật, đơn vị; (2) Dùng phù hợp, đúng cấp bậc. Học viên C. (1) bình rèn, đồng chí, đạn; (2) Dùng từ ngắn gọn, rõ ràng. Có thể thấy, đối với môi trường đào tạo trong quân đội, những ước định chặt chẽ về quy trình, nội dung dạy học đòi hỏi người thầy phải có chiến lược sư phạm hợp lý. Nếu được chỉ dẫn về cách thức thực hiện, mỗi hoạt động vận dụng kỹ thuật dạy học tích cực như trên có thể chỉ lồng ghép thực hiện trong khoảng từ 7 đến 10 phút mà vẫn đảm bảo phát triển hiệu quả vốn từ ngữ quân sự cho học viên dự bị. Ngữ liệu trong các bài học thuộc chương trình môn tiếng Việt dành cho học viên dự bị khá hấp dẫn, chứa đựng lượng từ phong phú thuộc trường từ vựng quân sự. Vì thế, dù nội dung trọng điểm là “Văn bản” hay “Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ” như đã dẫn ở trên, nếu biết cách vận dụng linh hoạt, vốn từ ngữ quân sự vẫn có thể gia tăng một cách tự nhiên và chất lượng. 3. KẾT LUẬN Làm giàu vốn từ ngữ quân sự cho học viên dự bị tại Trường Sĩ quan Lục quân 2 qua môn Tiếng Việt luôn cần đến sự hỗ trợ của các kỹ thuật dạy học tích cực. Tác động kép của những kỹ thuật như KWL, khăn phủ bàn hay các mảnh ghép, sơ đồ tư duy thể hiện ở việc làm đầy thêm vốn từ cho học viên, đồng thời với đẩy mạnh kỹ năng tương tác (trong tìm kiếm nguồn học liệu, giải mã từ từ góc độ cấu tạo và nghĩa để biết cách sử dụng). Một số thử nghiệm bước đầu trong các bài học cụ thể cũng đã phần nào khẳng định tính khả thi của đề xuất lựa chọn vận dụng kỹ thuật dạy học tích cực vào quá trình giúp học viên dự bị tích luỹ vốn từ, làm rõ nghĩa từ, hệ thống hoá và tích cực hoá vốn từ ngữ quân sự./. Tài liệu tham khảo: Trần Thị Hà, Nguyễn Thị Quỳnh Thơ (2016), “Sự khác biệt giữa thuật ngữ quân sự với những đơn vị phi thuật ngữ quân sự”, Tạp chí Khoa học ngoại ngữ Quân sự, 01, 84-89. Jean-Marc Denommé & Madeleine Roy (2000), Tiến tới một phương pháp sư phạm tương tác, Hà Nội: Nxb Thanh niên. Tổ Văn - Tiếng Việt (2007), Bài đọc chuyên ngành phần 4, Trường Sĩ quan Lục quân 2. Thái Phương Uyên (2017), Bài giảng Tiếng Việt, Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, Trường Sĩ quan Lục quân 2. APPLYING ACTIVE TEACHING TECHNIQUES TO HELP RESERVE CADETS AT THE ARMY CADET SCHOOL 2 ENRICH VIETNAMESE MILITARY VOCABULARY TRAN THI QUYNH NGA, THAI PHUONG UYEN Abstract: Enrichment of military words is one of the most important tasks aimed at developing the communication capacity for preparatory students at the Army Cadet School 2. From understanding the role of words in communication activities, the article mentions the characteristics of military words and strategic objectives to increase military vocabulary for reserve cadets. KWL and coverlet are two of the active teaching techniques that have been studied and proprosed in the process of teaching and learning Vietnamese lesson. Through specific experimental models, it is possible to explicitly demonstrate the correct pedagogical viewpoint of applying active teaching techniques into organizing Vietnamese activities to help cadets acquire and use military words appropreately. Keywords: active teaching techniques, preparatory students, military words Received: 12/6/2019; Revised: 08/8/2019; Accepted: 20/8/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfvan_dung_ky_thuat_day_hoc_tich_cuc_giup_hoc_vien_du_bi_tai_truong_si_quan_luc_quan_2_lam_giau_von_tu.pdf
Tài liệu liên quan