Vấn đề nữ quyền trong tiểu thuyết Nguyễn Triệu Luật nhìn từ phương diện nội dung

Tài liệu Vấn đề nữ quyền trong tiểu thuyết Nguyễn Triệu Luật nhìn từ phương diện nội dung: TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 25 (50) - Thaùng 02/2017 108 Vấn đề nữ quyền trong tiểu thuyết Nguyễn Triệu Luật nhìn từ phương diện nội dung Feminist issues in Nguyen Trieu Luat’s novels viewed from their content CN. Bùi Thị Hoàng Phúc Trường Đại học Sài Gòn Bui Thi Hoang Phuc, B.A. Saigon University Tóm tắt Trong những năm qua, phê bình nữ quyền đã được vận dụng vào việc nghiên cứu văn học ở Việt Nam và thu được những thành quả bước đầu. Cho đến nay, đã có một số công trình nghiên cứu về thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Triệu Luật nhưng chưa có công trình nào tập trung đi sâu khảo sát hệ thống nhân vật người phụ nữ và vấn đề nữ quyền trong tiểu thuyết của nhà văn. Bài báo với mong muốn dưới góc nhìn phê bình nữ quyền tìm hiểu nội dung tư tưởng của Nguyễn Triệu Luật khi thể hiện những vấn đề nữ quyền trong các tiểu thuyết của nhà văn, góp phần vào việc đánh giá những đóng góp của nhà văn đối với một vấn đề có ý nghĩa xã hội. Từ kh...

pdf8 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 508 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vấn đề nữ quyền trong tiểu thuyết Nguyễn Triệu Luật nhìn từ phương diện nội dung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 25 (50) - Thaùng 02/2017 108 Vấn đề nữ quyền trong tiểu thuyết Nguyễn Triệu Luật nhìn từ phương diện nội dung Feminist issues in Nguyen Trieu Luat’s novels viewed from their content CN. Bùi Thị Hoàng Phúc Trường Đại học Sài Gòn Bui Thi Hoang Phuc, B.A. Saigon University Tóm tắt Trong những năm qua, phê bình nữ quyền đã được vận dụng vào việc nghiên cứu văn học ở Việt Nam và thu được những thành quả bước đầu. Cho đến nay, đã có một số công trình nghiên cứu về thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Triệu Luật nhưng chưa có công trình nào tập trung đi sâu khảo sát hệ thống nhân vật người phụ nữ và vấn đề nữ quyền trong tiểu thuyết của nhà văn. Bài báo với mong muốn dưới góc nhìn phê bình nữ quyền tìm hiểu nội dung tư tưởng của Nguyễn Triệu Luật khi thể hiện những vấn đề nữ quyền trong các tiểu thuyết của nhà văn, góp phần vào việc đánh giá những đóng góp của nhà văn đối với một vấn đề có ý nghĩa xã hội. Từ khóa: Nguyễn Triệu Luật, nữ quyền, phê bình nữ quyền, tiểu thuyết, tiểu thuyết lịch sử. Abstract Feminism being adapted to literary criticism in Vietnam has gained some achievements in recent years. Novels by writer Nguyen Trieu Luat have drawn much attention from readers and critiques, but the female characters and issues of feminism in his novels have not received any comprehensive analysis so far. This article, from the view of feminist criticism, studies Nguyen Trieu Luat’ thought concerning feminist issues, which helps to evaluate his contribution as a writer to social issues. Keywords: Nguyen Trieu Luat, feminism, feminist literary criticism, novel, historical novel. 1. Lí thuyết nữ quyền và các vấn đề nữ quyền trong văn học Việt Nam 1.1. Vấn đề nữ quyền và phê bình nữ quyền 1.1.1. Vấn đề nữ quyền Nói đến vấn đề nữ quyền, không thể nói đâu khác ngoài cái nôi của phong trào này – Pháp và ba làn sóng thể hiện sự hình thành cho đến phát triển mạnh mẽ của những người phụ nữ tiêu biểu nơi đây. Cụ thể: Làn sóng thứ nhất là từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XX được xem như giai đoạn của nữ quyền khởi thủy với mục đích tôn chỉ “bình đẳng giới trên các phương diện: chính trị, xã hội và hôn nhân gia đình” [6, tr.19-20]. Tên tuổi tiêu biểu cho làn sóng này là nhà nữ quyền Marie- Olympe de Rouges – tác giả của Bản tuyên ngôn về quyền của phụ nữ và công dân, được xem là bản tuyên ngôn về nhân quyền của phụ nữ. BÙI THỊ HOÀNG PHÚC 109 Làn sóng thứ hai là những thập niên 60 – 70 giữa thế kỉ XX “hướng cuộc đấu tranh vào những phương diện cá nhân của phụ nữ như: quyền thân thể, vấn đề tình dục, sinh sản, nạo thai” [6, tr.30]. Nổi bật nhất phải kể đến là tác giả của tác phẩm được xem như bản tuyên ngôn nữ quyền – Giới thứ hai – Simone de Beauvoir. Làn sóng thứ ba là quá trình diễn ra từ đầu những năm 80 cho đến nay. Những tên tuổi hoạt động vì quyền lợi của phụ nữ xuất hiện ngày càng nhiều và hoạt động sôi nổi trong hầu hết lĩnh vực mà họ tham gia như: nhà nữ quyền Hélène Cixous – tác giả cuốn Tiếng cười của nàng Méduse, nhà phê bình nữ quyền Julia Kristeva với tác phẩm Nữ thiên tài... Nhìn chung, tinh thần cốt lõi của phong trào nữ quyền chính là “tinh thần hiện sinh và chịu trách nhiệm hiện sinh của nhân loại nói chung và phụ nữ nói riêng là vấn đề đáng lưu tâm nhất: dám sống, dấn thân, nhưng phải chịu trách nhiệm về hành động của mình trước xã hội” [6, tr.45]. Phong trào tại Pháp lan tỏa, phụ nữ trên toàn thế giới như tìm được tiếng nói chung dù có sự khác biệt về văn hóa; tất cả cộng hưởng, góp phần đẩy phong trào lên một tầm cao mới, mạnh mẽ hơn, sâu rộng hơn, ý nghĩa hơn, tất cả đều hướng đến quyền tự do hạnh phúc của phụ nữ trên toàn thế giới nói riêng và con người nói chung. 1.1.2. Trường phái phê bình văn học nữ quyền Vào những năm 60, theo quan niệm của Simone de Beauvoir về một trong ba phương diện phụ nữ được quyền hoạt đồng là văn học thì sáng tạo nghệ thuật vẫn có thể là của phụ nữ nếu họ có đam mê sáng tạo nghệ thuật. Riêng “Phê bình nữ quyền là một hướng nghiên cứu mở, cho phép chúng ta kết hợp các khuynh hướng nghiên cứu khác như: Trần thuật học nữ quyền, phân tâm học nữ quyền, nữ quyền hậu thuộc địa. Sự kết hợp này sẽ mở ra những biên độ khác nhau cho việc nghiên cứu nữ quyền trong văn học” [6, tr.272]. Trên thế giới, tiêu biểu nhất là hai trường phái phê bình văn học: phê bình văn học nữ quyền Pháp và phê bình văn học nữ quyền Anh – Mĩ. 1.2. Vấn đề nữ quyền trong văn học Việt Nam 1.2.1. Nữ quyền trong văn học truyền thống Trong văn học dân gian, đặc biệt trong tình cảm, nữ quyền nếu có chỉ dừng ở mức độ những tâm tư, tình cảm buồn, nhớ, thương, đợi chờ của thân phận người phụ nữ, thường ít khi táo bạo như nam giới mà ý nhị và đôi khi là giấu ngôi. Tuy nhiên, đôi khi, vẫn có những trường hợp cá biệt, người con gái thể hiện rất mạnh mẽ sự quyết tâm của mình trong tình cảm, một điều mà ngày xưa được xem là “lạ lùng” trong xã hội: “Đi đâu cho thiếp đi cùng/Đói no thiếp chịu, lạnh lùng thiếp cam” [4, tr.55]. Trong văn học trung đại Việt Nam, họa hoằn ta thấy có một vài tác giả nam đứng ngoài luồng tư tưởng Nho giáo, trân quý những gì người phụ nữ trong xã hội đã làm và xót thương cho số phận của họ. Như Tú Xương thương vợ vì mình vất vả và tự trách thân: “Có chồng hờ hững cũng như không!” [8, tr.111]. Dù ít nhưng không phải không có những tác giả nữ thực thụ góp phần làm đa dạng văn chương trung đại Việt Nam. Và tuy ít, nhưng những tác giả này lại vô cùng xuất chúng với những cá tính riêng và để lại cho đời những tác phẩm văn học xuất sắc, giá trị nội dung lẫn nghê thuật cao. Những tên tuổi nổi bật phải kể đến là Đoàn Thị Điểm, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan... Tuy VẤN ĐỀ NỮ QUYỀN TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN TRI U LUẬT NHÌN TỪ PHƯƠNG DI N N I DUNG 110 nhiên, không phải tác giả nữ nào cũng sáng tác về số phận người phụ nữ. Nếu như nói người khởi xướng cho phong trào nữ quyền Việt Nam, thì có thể khẳng định rằng Hồ Xuân Hương là đại diện tiêu biểu. Vì dù sống trong một xã hội phong kiến hà khắc chỉ coi trọng nam giới, tác giả vẫn xuất sắc thể hiện tài năng và bản lĩnh của mình, tạo nên một giá trị thời sự không chỉ trong văn học mà còn có ý nghĩa xã hội to lớn. Ta không thể quên sự khẳng định tài năng và giá trị bản thân nếu không phải sống trong một xã hội bất công, thiên về nam giới trong bài thơ Đề đền Sầm Nghi: “Ví đây đổi phận làm trai được,/ Thì sự anh hùng há bấy nhiêu!” [7, tr.409]. 1.2.2. Nữ quyền trong văn học hiện đại Kể từ khi hình thành nên nền văn học hiện đại, với sự xuất hiện của chữ Quốc ngữ và các học thuyết, tư tưởng sáng tác của phương Tây, nữ quyền trong văn học hiện đại Việt Nam như một người khát tìm được nguồn nước mát. Trong hoạt động văn học, từ nền tảng thành tựu của nữ quyền trong văn học Việt Nam hiện đại trước năm 1986, những nhà văn nữ sinh trưởng trong giai đoạn sau chiến tranh và sau Đổi mới, với ảnh hưởng sâu sắc từ phương Tây, thể hiện nhiều bứt phá chưa từng có hoặc khá tạo bạo về nội dung và nghệ thuật để thể hiện hết cái tôi, tinh thần nữ quyền mạnh mẽ của mình qua các tác phẩm như: “Tại sao cái cảm xúc này lại luôn bị che giấu. Một người có thể nói to trước đám đông, tôi căm thù tội ác dã man, tôi yêu thương con trẻ, tôi đau xót đồng bào tôi bị thiên tai. Chẳng có người nào dám nói trước đám đông rằng, tôi ngủ với chồng tôi rất khoái... Tất nhiên đó là cảm xúc riêng tư không cần phải nói trước đám đông. Nhưng cũng không thể nói rằng đó là cảm xúc xấu xa, tội lỗi được chứ. Qua rồi cái thời ăn ngon mặc đẹp là xấu xa, ngủ với chồng thấy thích là tội lỗi” [1, tr.246]. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu thì còn có những vấn đề được đặt ra, trên con đường tiếp thu và phát triển, hòa nhập nhưng không hòa tan, nên có sự cảm thụ sâu sắc tinh thần nữ quyền từ phương Tây, cộng với sự tỉnh táo trong tư duy và đặt trong bối cảnh nền văn hóa xã hội Việt Nam thì nhiệt huyết của tinh thần nữ quyền trong văn học Việt Nam sẽ được thể hiện chín chắn hơn, tránh sự công kích quá đà, phủ nhận nam giới hoặc lệch lạc theo một xu hướng phản cảm nào đó. 1.2.3. Thành tựu nghiên cứu của phê bình nữ quyền ở Việt Nam Nhìn chung, so với nền văn học Pháp, phê bình nữ quyền ở Việt Nam chỉ dừng ở mức manh nha và mới phát triển, chưa thật sự được quan tâm sâu sắc và đúng mực, về phạm vi lẫn chiều sâu nghiên cứu: “phạm trù mỹ học tính dục – từ góc nhìn nữ giới chưa được các tác giả tường minh sâu sắc” [6, tr.12] và “Ở Việt Nam, việc nghiên cứu nữ quyền chỉ mới đóng khung ở “làn sóng thứ hai”. Đặc biệt, vấn đề diễn ngôn chấn thương trong mối hệ lụy với phạm trù trinh tiết và phẩm tiết chưa được giới nghiên cứu quan tâm” [6, tr.276]. 1.3. Nguyễn Triệu Luật và các tiểu thuyết Nguyễn Triệu Luật sinh năm 1903 và mất năm 1946, quê ở làng Du Lâm, huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn, Bắc Ninh (nay thuộc Đông Anh, Hà Nội); được đánh giá là một nhà giáo tận tâm, một nhà yêu nước hiện đại và một nhà sử học viết tiểu thuyết. Trong quá trình sáng tác tác, Nguyễn Triệu Luật để lại cho nền văn học hiện đại Việt Nam tám tiểu thuyết, đó là: m đựng người, à h a ch , h a Trịnh hải, oạn kiêu binh, gược đường Trường thi, BÙI THỊ HOÀNG PHÚC 111 n báo oán, Thiếp chàng đôi ngả, ốn con yêu và hai ông đồ cùng một số công trình văn học và sử học, báo chí các đề tài khoa học xã hội, ngôn ngữ, dịch thuật... Riêng về tám tiểu thuyết được phổ biến nhất hiện nay của Nguyễn Triệu Luật, được gọi là tiểu thuyết lịch sử. Quan niệm của nhà văn: “Viết “lịch sử tiểu thuyết” (roman historique) không cần theo phép của sử học, không cần có sự thật. Tác giả chỉ phải tưởng tượng ra một chuyện “có thể có” ở một thời đại, rồi đem chuyện ấy lờng vào khung thời đại ấy. Mục đích là lấy một chuyện không đâu mà làm sống một thời đại. Những tiểu thuyết “Notre-Dame de Paris”, “Quatre-vingt-treize” của Victor Hugo, “Les filles d’autrefois” của Léon Daudet, đều là bịa đặt, nhưng đọc truyện đó, ta thấy cả thời đại hồi vua Louis và hồi Đại Cách Mệnh sống lại” [3, tr.5]. Nguyễn Triệu Luật đã chọn một thể loại văn học tương đối khó, lại chọn những giai đoạn không mấy êm đẹp trong lịch sử Việt Nam làm đề tài, và chọn một trong những vấn đề ít ai nói đến vào thời kì lịch sử mà ông viết hay vào chính giai đoạn mà ông sống là vấn đề về người phụ nữ để tạo nên những tiểu thuyết vĩ đại. Nữ quyền trong các tiểu thuyết Nguyễn Triệu Luật trong phạm vi bài báo này được nghiên cứu trên phương diện nội dung. Thông qua các tác phẩm, Nguyễn Triệu Luật chọn những đề tài nói lên số phận của người phụ nữ từ chốn cung đình, cung cấm đến nơi làng quê, thôn dã và trong những biến động lịch sử. Bên cạnh đó, nhà văn ca ngợi vẻ đẹp thể chất, tâm hồn, nghị lực, trí tuệ và bản lĩnh của họ. Từ đó, nhà văn tố cáo, lên án xã hội đen tối, bất công chà đạp người phụ nữ, cất lên tiếng nói đòi quyền bình đẳng trong tình yêu, hôn nhân và trong đời sống, xã hội cho họ. 2. Nội dung 2.1. Những đề tài về số phận của người phụ nữ Trước hết, tinh thần nữ quyền được thể hiện qua đề tài về số phận người phụ nữ. Số phận người phụ nữ phong kiến trải dài từ chốn cung đình cung cấm cho đến nơi làng quê thôn dã hay trong những biến động lịch sử, đều mang một màu trầm buồn cay đắng. Tiểu thuyết m đựng người, một tiểu thuyết gần như là tấn bi kịch số phận người phụ nữ trong chốn cung đình cung cấm. Nhà văn mỉa mai cho cái ý tưởng xây lăng để hưởng cuộc sống sung sướng khi về bên kia thế giới của các vị vua, ngọc vàng cung điện không kể mà ngay cả cung tần mĩ nữ đang sống cũng phải đi theo hầu hạ, đấy có khác gì là “chôn sống”. Nguyễn Triệu Luật không tránh né, mà nói thẳng, nói thật những vấn đề mà mình suy nghĩ. Mỉa mai xong, nhà văn quay sang chua xót cho thân phận những cung tần mĩ nữ ấy, già có, trẻ có, thậm chí cả rất trẻ, người đã hưởng phúc cả tuổi xuân, người chỉ vừa bỡ ngỡ, người chưa hề biết được mặt vua... Tất cả tề tựu về chốn này với cùng một kết thúc: “Dưới những cây cao ngất, bóng tối che hồ khắp các đài tạ, ở một nơi tĩnh mịch đầy khí chết, lũ cung nữ, trắng toát cúi đầu sắp hàng từ từ tiến bước, nom tựa một lũ oan hồn hiện lên muốn đến tận nhà mồ kêu oan cùng ông vua nằm dưới kia, xác thịt đã sắp tiêu mà còn dìu đến Sơn lăng một đoàn cung nga thể nữ” [3, tr.15]. Những cung nữ tuổi xế chiều có, tuổi xuân sắc có, đều ít nhiều là những hương sắc được tuyển chọn, dù còn sống nhưng lại được tác giả miêu tả như những hồn ma di động vật vờ trong Sơn lăng. Tên chương II “Đã tội tình gì?” và sự uất ức tưởng như muốn “đến tận nhà mồ kêu oan” như một câu hỏi lớn mà VẤN ĐỀ NỮ QUYỀN TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN TRI U LUẬT NHÌN TỪ PHƯƠNG DI N N I DUNG 112 không có câu trả lời về số phận của những người cung tần mĩ nữ chốn nội cung ấy nói riêng và của những người phụ nữ trong xã hội bấy giờ nói chung tại sao lại chịu đựng nhiều bất công như vậy! Phải chăng chỉ vì sinh ra trót là phụ nữ! Hình ảnh xuất phát điểm của Bà Chúa chè Đặng Thị Huệ trong tiểu thuyết Bà Chúa chè là hình ảnh rõ ràng nhất cho những người phụ nữ nơi làng quê, thôn dã thời vua Lê chúa Trịnh: “- Trời ơi! Tôi mới mười lăm tuổi đầu, sao trời đã đày cơ cực đến thế này? Nhưng cơ cực thế nào thì cũng phải gánh hàng về, gánh nhà còn nữa nặng nề hai vai” [3, tr. 111]. Nàng còn nhỏ lại gia đình nghèo không có đất để làm ruộng thì đi làm thuê bằng công việc phù hợp là hái chè. Để có thêm thu nhập, nàng nghĩ đến chuyện mang chè đi bán. Người phụ nữ nơi thôn quê, trong nghèo khó, bản thân rất linh hoạt và tần tảo, xông xáo, tất cả vì họ vì gia đình họ và vì số phận đã buộc họ phải như thế. Và từ lúc suy nghĩ cho tới những hành động cụ thể là cả một quá trình năm năm, của một cô bé mười tuổi lên cô gái mười lăm tuổi. Hình ảnh của nàng Huệ “gánh nhà còn nữa nặng nề hai vai” [3, tr.111] thật thê lương, tạo sự cảm thông sâu sắc cho hình mẫu số phận một người phụ nữ điển hình sớm tần tảo nơi làng quê, thôn dã. Trong những biến động lịch sử, nội cung là một trong những nơi chịu ảnh hưởng rất lớn, bởi như đã nói, những con người ở đấy, muốn có được nhiều thì phải đánh đổi nhiều. Đặng Thị Huệ để đạt như vị trí Tuyên Phi như lúc bấy giờ là cả một quá trình đấu đá, tranh giành và toan tính. Dĩ nhiên, người yêu thương thì ít, kẻ ganh ghét nàng thì nhiều. Trong việc này, tất phân ai đúng hay ai sai mà trở thành việc dĩ lẽ trong chốn nội cung. Khi chúa Trịnh bệnh nặng, cuộc sống xa hoa sung sướng không bằng những nỗi âu lo trong nàng: “Là vợ con thường dân thì dễ” [3, tr.145]. Câu nói như một sự đúc rút mà họ – những người trong chốn nội cung ý thức được và chấp nhận đánh đổi hoặc như ngỡ ngàng nhận ra trong sự muộn màng. Và cuộc đời họ mong manh theo sự biến động của chế độ xã hội, theo các triều đại vua chúa: “Là vợ con thường dân thì dễ, chứ là vợ con vua thì chỉ có: một là mẹ thái phi, con là vua; hai là mẹ con đều chết oan chết uổng...” [3, tr.145]. 2.2. Ca ngợi vẻ đẹp thể chất, tinh thần của người phụ nữ Trong những tiểu thuyết lịch sử của mình, Nguyễn Triệu Luật không chỉ nêu lên số phận của những người phụ nữ mà còn ca ngợi vẻ đẹp của họ thông qua những mô tả tinh tế về thể chất, tinh thần cũng như nghị lực, trí tuệ, bản lĩnh của họ. Nói về một trong những nhan sắc nổi bật trong các tiểu thuyết của Nguyễn Triệu Luật, không thể không nói đến nhan sắc nổi trội của Đặng Thị Huệ trong tiểu thuyết Bà Chúa chè. “Mặt nàng trái xoan, đôi mắt hỏi xếch điểm bộ lòng đen đen ngời. Cái vẻ sáng như gương, sắc như dao của khóe mắt được cái sắc đen thẫm của lòng đen làm dịu lại. Thật là sáng như tia chớp mà êm đềm như nước hồ thu. Nàng cúi gầm mặt xuống, thì như đem cả làn thu ba chìm tận đáy lòng mà khi nàng ngước mắt nhìn lên thì như đem hết tinh hoa bật lên một tia sáng làm chóa mắt người xem.” [3, tr.115]. Vừa có sự miêu tả chi tiết vừa có sự so sánh mơ màng đủ để ta hình dung vẻ đẹp ngời ngời mà sắc sảo của Đặng Thị Huệ như chính con người nàng. Với điểm nhấn là đôi mắt khóe sắc mà đen lòng cho thấy sự sắc sảo ở con người nàng. Trong khi đó, vẻ đằm thắm của nhan sắc lại mộng mơ từa BÙI THỊ HOÀNG PHÚC 113 tựa như mặt nước hồ thu êm đềm, phẳng lặng. Sự sắc sảo trong một nhan sắc đằm thắm tạo nên sự hữu tình trong nhan sắc một người con gái, khó có thể tả hết thành lời! Một người con gái chốn thôn quê với vẻ đẹp ngời ngời không bị những lấm lem của cuộc sống vất vả làm lu mờ đã làm khuynh đảo chốn cung trường sau này. Vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tiểu thuyết của Nguyễn Triệu Luật đôi khi toát ra từ những suy nghĩ và hành động của họ. Như nhân vật phu nhân của Lan Quận Công trong tiểu thuyết gược đường trường thi: “Nhà tôi có nghỉ buổi học nào đâu mà tôi dám nghỉ một buổi làm? Về chậm, thì có mất chút nào cô hoàng đi đâu?” [3, tr.331]. Qua câu nói đơn giản mới thấy tính cách giản dị, khiêm tốn và tấm lòng của bà dành cho chồng. Phu nhân xem công việc và sự vất vả của mình là hiển nhiên để đánh đổi sự hiển vinh cho người chồng và gia đình. Bà yêu thương và trân trọng công việc học hành dùi mài kinh sử của chồng và hạnh phúc khi được chăm lo cho ông. Và dù là cô hoàng hay không thì bà vẫn khiêm nhường biết mấy qua câu nói ấy. Nguyễn Triệu Luật còn ca ngợi bản lĩnh của người phụ nữ thông qua những nhân vật của mình với tinh thần dám làm dám chịu, biết hi sinh, nghĩa khí, như nàng Văn Trúc trong tiểu thuyết Thiếp chàng đôi ngả. “Tôi thường vẫn nói với lang quân rằng: ví ngày nghĩa cử ở đốn Sơn lang quân không mắc bệnh mà vướng vào lưới tội tình, thì tôi làm vợ hóa một người liệt sĩ cũng lấy làm vui... Hóa thì không vui, nhưng có điều này vui. Lang quân vị nghĩa chết ngày nào thì tôi cũng làm vợ người liệt sĩ mà chết theo. Chết theo người chồng liệt sĩ, cái ấy vui hơn sống nhục” [3, tr.433]. Cái không vui tâm tư riêng ấy, nàng cất đi và để dành cho cái lớn lao hơn là “làm vợ hóa một người liệt sĩ cũng lấy làm vui”. Bởi theo nàng thì “cái ấy vui hơn sống nhục”. Và nàng sẵn sàng “chết theo” nếu chẳng may người chồng là “liệt sĩ”. Là một người phụ nữ trong một xã hội phong kiến bất công, thời buổi nhiễu nhương loạn lạc mà từ nàng Văn Trúc toát lên một khí chất mạnh mẽ, bản lĩnh phi thường không thua kém bất kì đấng trượng phu nào. Nàng có đủ yêu, ghét, sự nữ tính của một người phụ nữ và lại tư thông hết những đạo lí của thời đại và những chân lí sống của cuộc đời. Điều đó như một sự chứng tỏ rằng những phẩm chất ấy không chỉ có nam giới và phụ nữ cũng có được. Đó chính là vẻ đẹp của một người phụ nữ đầy bản lĩnh mà Nguyễn Triệu Luật đã thổi hồn vào nhân vật của mình. 2.3. Tiếng nói đòi quyền sống cho người phụ nữ Thông qua những tác phẩm và những nhân vật trong đó, Nguyễn Triệu Luật tố cáo, lên án xã hội đen tối, bất công chà đạp người phụ nữ và lên tiếng đòi quyền bình đẳng trong tình yêu, hôn nhân và trong đời sống, xã hội cho họ. Trong thời phong kiến, chịu tư tưởng nặng nề từ Nho giáo, vai trò của người đàn ông trong gia đình, xã hội là độc tôn. Đời sống vợ chồng cãi nhau là chuyện bình thường. Tuy nhiên, vấn đề ở đây như chính nhà văn nhận định: “Ở một gia đình nhà nho cổ, người bố người cha mà có ý không vui vẻ là cả nhà phải sợ hãi như bọn phạm nhân” [3, tr.497]. Tức là trong gia đình nhà nho truyền thống, người phụ nữ luôn tìm cách để chu toàn mọi việc, làm hài lòng chồng và gia đình chồng. Mọi chuyện đều xoay quanh người đàn ông, hầu như cảm xúc của người phụ nữ đều bị bỏ rơi, không quan tâm. Đó dần trở VẤN ĐỀ NỮ QUYỀN TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN TRI U LUẬT NHÌN TỪ PHƯƠNG DI N N I DUNG 114 thành một tâm lí chung của những người phụ nữ thời đó. Cuộc sống họ xoay quanh việc làm hài lòng người khác và lo lắng nếu nhận lại là những cử chỉ không tốt đẹp. Thật là thiệt thòi và không công bằng cho những người phụ nữ thời kì đó! Trong gia đình, chính vì tư tưởng truyền thống mà cả một xã hội vô cảm, người đàn ông trong gia đình cũng vô cảm trước những sự quan tâm của những người phụ nữ trong gia đình dành cho mình. Để cất tiếng đòi quyền bình đẳng trong tình yêu, hôn nhân cho người phụ nữ, Nguyễn Triệu Luật đã tinh tế thông qua sự phản ứng nhẹ nhàng của một nhà nho cổ trong quan niệm về tình yêu, hôn nhân. Khi mẹ nàng Ấu Mai – con dâu của ông Hoàng giáp Đặng Phi Hiển trong tiểu thuyết Hòm đựng người phàn nàn: “Mỗi lần con Ấu Mai ở trong Nội ra, ông hoàng Duy Lễ lại đến, rồi hai... hai người cứ tự nhiên quá như thế, con e thiên hạ họ chê cười” [3, tr.46], ông chẳng những không đồng thuận theo mà còn có câu trả lời vô cùng bất ngờ: “Nó là đứa thiên tư dĩnh ngộ, mà phải chìm vào bể thẳm không bờ, nếu cái gì ta cũng cấm đoán nó nốt, thì ra như là ta đây không biết thương người nữa, vào bè với trời xanh và những thói tục hủ lậu, mà giết chết đến cả tính tình nữa hay sao?” [3, tr.46]. Ý tứ trong lời nói của mẹ nàng Ấu Mai chính là tiêu biểu cho quan niệm của một chế độ xã hội trong quan niệm về tình yêu và về việc phụ nữ trong tình yêu phải thế nào. Còn câu trả lời của ông Hoàng giáp Đặng Phi Hiển khi đối đáp lại chính là lời tố cáo những “thói tục hủ lậu” khiến người phụ nữ như phải “chìm vào bể thẳm không bờ” và là tiếng nói đòi quyền bình đẳng trong tình yêu, hôn nhân dành cho những người phụ nữ. Nguyễn Triệu Luật và tiểu thuyết Hòm đựng người đã góp những tiếng nói dẫu muộn màng so với bối cảnh tác phẩm nhưng tiên phong so với thời đại nhà văn sinh sống cho người phụ nữ trong cuộc sống. “- Người đàn bà con gái thường thì mới phải giữ lối e dè thế, chứ đã là thi nhân thì phải khoáng đạt một chút” [3, tr.42]. Dù là trong cơn say nhưng tâm tư của chàng Duy Lễ vẫn có phần chí lí. Thật ra, trong lối nói của Vũ Lăng hầu vẫn thể hiện quan điểm nho giáo truyền thống về việc giữ “lối e dè” của “đàn bà con gái” nhưng chàng vẫn nhấn mạnh chữ “thường”, ấy phân biệt với những người phụ nữ tài trí như Ấu Mai. Việc này khi kết hợp với ý tứ của câu sau: “chứ đã là thi nhân thì phải khoáng đạt một chút” nếu hiểu trọn vẹn không phải đơn thuần là sự phân biệt đối xử giữa những người phụ nữ có học và không có học. Sở dĩ trong quan điểm truyền thống của Vũ Lăng hầu vẫn bật lên một tư tưởng tiến bộ đó là sự khuyến khích học hành và tham gia nhiều mặt hoạt động xã hội, đời sống của ngời phụ nữ. Vì khi tham gia vào những mặt khác của đời sống, người phụ nữ hay đàn ông chẳng cần được nhớ đến bằng giới tính của mình, mà là bằng công việc, chức vụ hay vị trí của họ trong xã hội. Dưới cái nhìn của một người đàn ông theo Nho giáo truyền thống như Vũ Lăng hầu thì cái nhìn đó đầy tiến bộ như một tiếng nói đòi quyền bình đẳng trong đời sống, xã hội dành cho phụ nữ đến từ nam giới. 3. Kết luận Thông qua các tác phẩm mới thấy hết được sự tài tình của Nguyễn Triệu Luật khi xây dựng nên một thế giới lịch sử vừa thực vừa mộng, hóa thân vào các nhân vật nữ từ ngôn ngữ, cử chỉ, hình ảnh, tâm tư, suy nghĩ đều mang đậm nét nữ tính. Các nhân vật nữ trong các tiểu thuyết của Nguyễn Triệu Luật xuất hiện vừa quen, vừa lạ, vừa BÙI THỊ HOÀNG PHÚC 115 sống động trong thế giới nội tâm và cuộc đời mình, với những yêu thương, vui tươi, oán hận, trăn trở... đầy nữ tính nhưng vẫn bộc lộ rõ ràng tính cách, bản chất, quan điểm và sự đấu tranh của bản thân. Mỗi nhân vật mang đến những trăn trở về khát vọng yêu thương trong một cuộc sống bất công, những lầm than trong số phận hẩm hiu, những lúng túng trước thời cuộc biến động, những nhen nhóm đấu tranh cho một sự bình đẳng trong xã hội... Tất cả tạo sự đồng cảm dễ dàng nơi độc giả và có sự lan tỏa nhẹ nhàng, sâu sắc những giá trị nữ quyền mà nhà văn muốn truyền tải thông qua câu chuyện xa xưa mà hiện đại. Xin lấy lời nhận xét của nhà văn Phạm Toàn thay cho lời kết: “Lại hay ở chỗ, giọng văn nói chuyện xưa đấy mà hồn văn lại vô cùng hiện đại. Ta thấy trong Bà Chúa chè dường như có toát lên hương vị cổ vũ cho nữ quyền, một sản phẩm rành rành không thể có vào thời Lê Trịnh mà phải là sản phẩm của tư duy Nhân quyền sau những năm Chín mươi ba (1793) được tác giả nhắc đến từ cuốn m đựng người. Ta thấy trong những lối sống tự do được cổ vũ ngầm, hoàn toàn khác với quan niệm xơ cứng về “phong kiến” buộc trai gái thụ thụ bất thân. Lối sống tự do “bình quyền” toát lên trong những khát vọng của Bà Chúa chè, trong hành xử ung dung tự tại của nàng thơ Nguyễn Thị Lộ. Và cả lối sống có trách nhiệm với lý tưởng trong người vợ chàng tráng sĩ bỏ họ Trần theo họ Hồ để bảo vệ tổ quốc trước họa xâm lăng của phương Bắc” [3; tr.674]. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Y Ban (2008), Xuân Từ Chiều, Nxb Phụ nữ, Hà Nội. 2. Nguyễn Du (2006), Truyện Kiều (tái bản), Nxb Văn học, Hà Nội. 3. Nguyễn Triệu Luật (2013), Tiểu thuyết lịch sử, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội. 4. Nguyễn Thị Kim Ngân, “Ca dao tình yêu: Ai buồn, ai nhớ, ai thương (Ca dao và thi pháp nữ quyền)”, Tạp chí Khoa học Đại học Sài Gòn, số 21 (46), tháng 10/2016. 5. Nguyễn Viết Ngoạn (2010), Văn chương Việt Nam truyền thống với sự phản ánh con người (Chuyên luận và tuyển chọn), Nxb ĐHQG TP.HCM. 6. Trần Huyền Sâm (2016), Nữ quyền luận ở Pháp và tiểu thuyết nữ Việt am đương đại, Nxb Phụ nữ, TP.HCM. 7. Nguyễn Hữu Sơn – Vũ Thanh (Tuyển chọn và gới thiệu) (2001), Hồ Xuân ương – Về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 8. Trung tâm Nghiên cứu Quốc học (2010), Tú Xương toàn tập, Nxb Văn học, Hà Nội. Ngày nhận bài: 07/01/2017 Biên tập xong: 15/02/2017 Duyệt đăng: 20/02/2017

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf127_3129_2215179.pdf
Tài liệu liên quan