Vai trò của trường Đại học Sư phạm trong phát triển nghề nghiệp cho giáo viên trẻ

Tài liệu Vai trò của trường Đại học Sư phạm trong phát triển nghề nghiệp cho giáo viên trẻ: JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2018-0024 Social Science, 2018, Vol. 63, Iss. 2A, pp. 23-31 This paper is available online at VAI TRÒ CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TRONG PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP CHO GIÁO VIÊN TRẺ Trương Thị Bích Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Nhiệm vụ của trường sư phạm trong việc trang bị tri thức chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên tương lai không chỉ kết thúc sau 4 năm học mà còn cần phải được tiếp tục sau khi sinh viên tốt nghiệp ra trường, hành nghề dạy học ở trường phổ thông, nhất là đối với đội ngũ giáo viên trẻ. Bài viết xuất phát từ thực trạng năng lực nghề nghiệp của giáo viên trẻ trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay để đưa ra các biện pháp phát triển nghề nghiệp cho giáo viên trẻ ngay từ khi họ còn ở trong giảng đường đại học đến những năm đầu của nghề dạy học ở trường phổ thông. Qua đó khẳng định: với quy trình “bảo hành”, “bảo trì” trong đào tạo giáo viên như thế, cùng với việc xây...

pdf9 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 320 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vai trò của trường Đại học Sư phạm trong phát triển nghề nghiệp cho giáo viên trẻ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2018-0024 Social Science, 2018, Vol. 63, Iss. 2A, pp. 23-31 This paper is available online at VAI TRÒ CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TRONG PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP CHO GIÁO VIÊN TRẺ Trương Thị Bích Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Nhiệm vụ của trường sư phạm trong việc trang bị tri thức chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên tương lai không chỉ kết thúc sau 4 năm học mà còn cần phải được tiếp tục sau khi sinh viên tốt nghiệp ra trường, hành nghề dạy học ở trường phổ thông, nhất là đối với đội ngũ giáo viên trẻ. Bài viết xuất phát từ thực trạng năng lực nghề nghiệp của giáo viên trẻ trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay để đưa ra các biện pháp phát triển nghề nghiệp cho giáo viên trẻ ngay từ khi họ còn ở trong giảng đường đại học đến những năm đầu của nghề dạy học ở trường phổ thông. Qua đó khẳng định: với quy trình “bảo hành”, “bảo trì” trong đào tạo giáo viên như thế, cùng với việc xây dựng được chương trình đào tạo chất lượng, nội dung, cách thức đào tạo hiệu quả và gắn kết với phổ thông sẽ đào tạo được những thế hệ giáo viên giỏi về chuyên môn, bản lĩnh, năng động về nghiệp vụ sư phạm, hoàn thiện về nhân cách, đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục - đào tạo nói chung và giáo dục phổ thông nói riêng. Từ khóa: Năng lực sư phạm, phát triển nghề nghiệp, giáo viên trẻ, biện pháp, vai trò của trường sư phạm. 1. Mở đầu Nhiệm vụ trọng tâm của các cơ sở đào tạo giáo viên là đào tạo và cung cấp cho xã hội một bộ phận nhân lực đặc biệt: những người thực hiện quá trình dạy học, quá trình giáo dục nhằm hình thành nhân cách học sinh; giáo dục thế hệ trẻ đủ phẩm chất và năng lực, đủ bản lĩnh để xây dựng đất nước. Nhiệm vụ của trường sư phạm trong việc trang bị tri thức chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên tương lai không chỉ kết thúc sau 4 năm học mà còn cần phải được tiếp tục sau khi sinh viên tốt nghiệp ra trường, hành nghề dạy học ở trường phổ thông, nhất là đối với đội ngũ giáo viên trẻ. Giáo viên trẻ là những giáo viên mới bước vào nghề sư phạm, họ có lòng nhiệt tình, tận tâm với công việc, muốn khẳng định mình từ những bước đi đầu tiên. Hầu hết họ là những người năng động, yêu nghề, thể hiện lòng yêu quý học trò, có trách nhiệm và niềm tin vào nghề nghiệp. Tuy nhiên, do mới bước vào nghề, nên họ phải đối mặt với những thay đổi các mối quan hệ xã hội, từ quan hệ bạn bè đơn giản sang các mối quan hệ phức tạp với nhiều đối tượng khác nhau. Có thể nói rằng trong khoảng 3 - 5 năm đầu sau khi tốt nghiệp đại học, tham gia dạy học tại các trường phổ thông, giáo viên trẻ gặp nhiều khó khăn, bỡ ngỡ và cần được trợ giúp trong dạy học ở môi trường thực tiễn với nhiều tình huống phức tạp; trong giao tiếp với đồng nghiệp, học sinh, cha Ngày nhận bài: 15/12/2017. Ngày sửa bài: 20/2/2018. Ngày nhận đăng: 25/2/2018 Liên hệ: Trương Thị Bích, e-mail: bichnxbgd@gmail.com 23 Trương Thị Bích mẹ học sinh và hơn hết là chịu trách nhiệm về chất lượng giáo dục học sinh, đáp ứng yêu cầu thực tiễn của giáo dục [4,5,8]. Nói tóm lại, giáo viên trẻ gặp nhiều khó khăn trong việc thích ứng với hoạt động giảng dạy và giáo dục thực tiễn ở nhà trường phổ thông. Với kinh nghiệm các nước có nền giáo dục phát triển, các cơ sở đào tạo giáo viên luôn quan tâm và xây dựng chiến lược bồi dưỡng, phát triển nghề nghiệp cho giáo viên trẻ [10]. Đứng trước bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng và đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, coi phát triển đội ngũ nhà giáo là khâu then chốt, các trường đại học sư phạm phải coi việc phát triển nghề nghiệp cho giáo viên trẻ là nhiệm vụ quan trọng và được xây dựng trong lộ trình chiến lược phát triển nhà trường. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Một số vấn đề về thực trạng năng lực sư phạm của giáo viên trẻ trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay 2.1.1. Thực trạng năng lực sư phạm của giáo viên trẻ a) Khả năng đáp ứng tốt về kiến thức chuyên môn, tư cách đạo đức và năng lực tự học, tự bồi dưỡng Theo kết quả của các công trình nghiên cứu [4, 5, 8], có thể thấy giáo viên trẻ có kiến thức chuyên môn tốt, cập nhật được những vấn đề đổi mới của giáo dục phổ thông Việt Nam và trên thế giới. Điều đó chứng tỏ, trường sư phạm đã làm rất tốt việc trang bị cho giáo sinh hệ thống tri thức chuyên ngành cũng như trang bị kĩ năng cần có để có thể hành nghề giáo viên trong bối cảnh giáo dục luôn đổi mới và phát triển. Đây là điểm mạnh nổi trội nhất được tất cả các giáo viên cũng như ban giám hiệu nhà trường đánh giá, nhận xét. Hơn nữa họ còn nhận xét giáo viên trẻ là những giáo viên với tư cách đạo đức tốt, tác phong mẫu mực, chững chạc, nhiệt tình và say mê với công việc. Đa số ý kiến của giáo viên và ban giám hiệu cho rằng họ còn có năng lực tự học, tự bồi dưỡng nhân cách và nâng cao năng lực chuyên môn [5]. b) Khó khăn, hạn chế của giáo viên trẻ ở trường phổ thông Kết quả nghiên cứu của các công trình [1, 5, 8] khẳng định giáo viên trẻ trong dạy học ở trường phổ thông gặp rất nhiều khó khăn: Khó khăn trong giải quyết các tình huống sư phạm; trong tìm hiểu đối tượng giáo dục; trong quản lí, giáo dục học sinh; trong công tác chủ nhiệm lớp; trong cách trình bày bài giảng; trong giao tiếp với học sinh; trong sử dụng các phương tiện dạy học; trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh; trong xây dựng và quản lí hồ sơ giáo án; trong kĩ năng tìm hiểu đặc điểm tâm lí và phân loại học sinh; trong kĩ năng tổ chức giờ sinh hoạt lớp, kĩ năng tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, kĩ năng giáo dục học sinh cá biệt, kĩ năng tư vấn, kĩ năng dạy học tích hợp, dạy học phân hóa, kĩ năng xây dựng và quản lí hồ sơ dạy học, giáo dục. Trong đó, những kĩ năng đạt mức độ thấp nhất là kĩ năng giáo dục học sinh cá biệt, kĩ năng tư vấn, tham vấn, kĩ năng dạy học phân hóa và tích hợp. c) Nhu cầu rèn luyện nghiệp vụ sư phạm của giáo viên trẻ Kết quả nghiên cứu của tác giả Đào Thị Oanh [8] trên một mẫu khách thể gồm 195 giáo viên có thâm niên đứng lớp dưới 5 năm, đã tốt nghiệp đại học sư phạm và hiện đang công tác tại một số trường tiểu học và THPT thuộc 7 tỉnh, thành (Vĩnh Phúc, Hải Dương, Thanh Hóa, Hà Nội, Nam Định, Hòa Bình, Đà Nẵng) và 69 cán bộ quản lí đã cho thấy hầu hết giáo viên trẻ đều thấy thiếu hụt và có nhu cầu được trang bị các kĩ năng: - Kĩ năng giải quyết tình huống sư phạm. 24 Vai trò của trường đại học sư phạm trong phát triển nghề nghiệp cho giáo viên trẻ - Kĩ năng hiểu biết về nhà trường phổ thông và công việc cụ thể của một người giáo viên. - Kĩ năng làm công tác chủ nhiệm. - Kĩ năng tìm hiểu đối tượng học sinh. - Kĩ năng thuyết trình trước đám đông. - Kĩ năng sử dụng phương pháp dạy học hiện đại. - Kĩ năng giao tiếp với phụ huynh học sinh. - Kĩ năng kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Những khó khăn cũng như đề xuất về nhu cầu, mong muốn của giáo viên trẻ về bồi dưỡng kĩ năng sư phạm còn thiếu hụt luôn là vấn đề đặt ra trong các công trình nghiên cứu. Có thể nhận thấy, giáo viên trẻ đã ý thức được nguyên nhân của những thiếu hụt đó và đặt ra kế hoạch cần phải lấp đầy, bổ sung những kiến thức cũng như kĩ năng sư phạm cần thiết so với yêu cầu thực tế nghề nghiệp của mình. 2.1.2. Thực trạng rèn nghề và phát triển nghề cho giáo viên trẻ Phát triển nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên phổ thông, đặc biệt cho giáo viên trẻ trong thực tế đã được các cấp quản lí nhìn nhận như một hoạt động quan trọng trong chiến lược đào tạo và bồi dưỡng giáo viên. Tuy nhiên, hoạt động này được triển khai chưa đạt được hiệu quả như kì vọng của giáo viên, của ngành giáo dục và xã hội. Các hình thức bồi dưỡng chưa đa dạng, phong phú. Nội dung bồi dưỡng chưa thực sự sát với thực trạng và nhu cầu, mong muốn của giáo viên. Hình thức bồi dưỡng cho giáo viên nói chung và giáo viên trẻ nói riêng thường dưới hai dạng [6]: - Các đợt bồi dưỡng do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức với hình thức thường là tập trung tại một địa điểm, bồi dưỡng cho giáo viên cốt cán. Sau đó giáo viên cốt cán có trách nhiệm về các địa phương và tập huấn lại cho giáo viên của địa phương. - Bồi dưỡng tại chỗ: Các trường phổ thông tự lên kế hoạch bồi dưỡng, nâng cao chất lượng chuyên môn cho giáo viên. Thường có các hình thức sau: a) Tổ chức cho giáo viên trẻ dự giờ của các giáo viên có kinh nghiệm dạy học trong trường; khuyến khích, lên kế hoạch cho giáo viên trẻ dạy để tổ chuyên môn dự giờ, góp ý; b) Bồi dưỡng tại chỗ cho giáo viên trẻ thông qua online; c) Phân công giáo viên có kinh nghiệm kèm cặp, tư vấn, giúp đỡ giáo viên trẻ. Có thể khẳng định rằng, giáo viên trẻ chỉ được đi tập huấn bồi dưỡng giống như giáo viên đã công tác lâu năm và có một thực tế, hiện nay trường sư phạm - cơ sở đào tạo giáo viên, đơn vị chịu trách nhiệm về chất lượng giáo viên một cách toàn diện chưa có kế hoạch “bảo hành” cho sản phẩm của mình. Đã đến lúc, trường sư phạm cần có kế hoạch nâng cấp chương trình đào tạo, gắn với giáo dục phổ thông, tích cực góp phần hỗ trợ phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên - sản phẩm đào tạo của mình để đáp ứng yêu cầu giáo dục luôn thay đổi và phát triển. 2.2. Một số biện pháp của trường đại học sư phạm trong phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên trẻ 2.2.1. Đào tạo giáo viên luôn thích ứng với sự đổi mới của giáo dục; trang bị tri thức và năng lực nghề nghiệp để họ giải quyết những khó khăn, hạn chế và đáp ứng được nhu cầu rèn luyện nghiệp vụ sư phạm mà giáo viên trẻ đang phải đối mặt trong những năm đầu bước vào nghề dạy học a) Phát triển chương trình đào tạo giáo viên theo hướng gắn kết với chương trình giáo dục phổ thông, đào tạo ra giáo viên có đủ trình độ và năng lực vận hành hiệu quả chương trình phổ 25 Trương Thị Bích thông mới Nhiệm vụ của trường sư phạm vô cùng quan trọng khi đặt viên gạch đầu tiên cho tri thức nghề nghiệp dạy học ở sinh viên; trang bị cho các thế hệ giáo viên tương lai trở thành những công dân có tầm nhìn hướng ra thế giới, có bản lĩnh và hoài bão, tâm huyết với nghề dạy học. Chương trình đào tạo giáo viên cần gắn bó chặt chẽ với chương trình giáo dục ở trường phổ thông. Một trong những yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra của chương trình giáo dục phổ thông tổng thể là phát huy năng lực của người học, vận dụng có hiệu quả kiến thức vào thực tiễn, đáp ứng công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chính vì vậy chương trình đào tạo giáo viên ở trường sư phạm cần phải được hiệu chỉnh cho phù hợp nhằm cung cấp sản phầm đầu ra cho ngành giáo dục - đào tạo những người thầy có đủ trình độ và năng lực vận hành hiệu quả chương trình giáo dục phổ thông mới. Các trường sư phạm nói riêng, các cơ sở đào tạo giáo viên nói chung cần xác định bốn định hướng cho chương trình giáo dục đào tạo giáo viên trong bối cảnh thay đổi: Giáo dục tập trung phát triển năng lực; học tập tích hợp; mở cửa trường đại học ra xã hội; đánh giá thúc đẩy quá trình học tập. Đào tạo giáo viên trong bối cảnh hội nhập hiện nay là một trong những nhiệm vụ cấp bách và sống còn, quyết định tới chất lượng giáo dục, tới công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam. Để có thể thực hiện được những nhiệm vụ đó, các cơ sở đào tạo giáo viên khi phát triển chương trình giáo dục cần hướng vào những phẩm chất, năng lực để đáp ứng yêu cầu của một nền giáo dục luôn thay đổi. Với hệ thống những năng lực cơ bản, người giáo viên sẽ có đủ khả năng đào tạo những lớp học sinh phổ thông Việt Nam trở thành những công dân của thế kỉ XXI, sẵn sàng đi vào cuộc sống lao động hoặc học cao hơn trong một thế giới không ngừng biến động. Đó sẽ là nơi cung cấp nguồn nhân lực có năng lực cạnh tranh trong thời kì hội nhập và toàn cầu hóa, góp phần nâng cao vị trí của Việt Nam trên trường quốc tế. Theo như tinh thần trên, chương trình đào tạo giáo viên tại các trường sư phạm cần thay đổi, hiệu chỉnh theo hướng tăng cường tính thực hành; phát triển năng lực chuyên môn, năng lực sư phạm, năng lực ứng phó với các tình huống phát sinh. Cần kết hợp mô hình đào tạo nối tiếp và song song bởi mỗi loại mô hình đều có những ưu điểm và nhược diểm, đều có những bất cập và vượt trội; kiểm soát chuẩn tốt nghiệp đầu ra; xây dựng chuẩn hệ thống kiểm định chất lượng; tăng cường cho sinh viên nghiên cứu khoa học,. . . b) Phát triển nghề nghiệp cho sinh viên tại môi trường thực địa Việc phát triển nghề nghiệp cho sinh viên phải gắn bó chặt chẽ với môi trường giáo dục phổ thông. Bốn năm học trong trường sư phạm, sinh viên được học rất nhiều kiến thức từ Tâm lí học, Giáo dục học, Giáo dục quốc phòng, Giáo dục thể chất, Logic học đến các môn học chuyên ngành, các môn học về Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn. Tuy nhiên nội dung lí thuyết đang nhiều mà nội dung thực hành đang thiếu. Vậy cần phải xây dựng chương trình đào tạo cân đối, hợp lí giữa các môn học cơ bản với các môn học về rèn nghề, phát triển kĩ năng sư phạm. Cần giảm tính lí thuyết, hàn lâm trong các môn học để tăng cường tính thực tiễn, phải bám sát hơn nữa với chương trình dạy học ở trường phổ thông. Phần lớn sinh viên khi xuống trường phổ thông thực tập mới nhận ra rằng các môn Tâm lí học, Giáo dục học được đào tạo ở trường sư phạm chưa giúp họ được nhiều trong việc nắm bắt tâm lí học sinh, trong việc xử lí các tình huống dạy học và giáo dục, trong công tác chủ nhiệm, trong việc tổ chức các hoạt động tập thể, trong việc lập một kế hoạch công tác,. . . Đa số sinh viên cho rằng khi về phổ thông học mới bắt đầu có những hình dung đầy đủ và rõ nét về người giáo viên. Thời gian thực tập sư phạm 5 tuần mới đủ để các em “bắt chước” và “làm theo” chứ chưa đủ tự tin để chủ động thực hiện một cách sáng tạo, linh hoạt các nhiệm vụ dạy và học ở trường phổ thông. Sinh viên phải được hình dung sớm hơn chức năng, nhiệm vụ của người giáo viên phổ thông trong thực tiễn để sớm có sự định hướng rèn luyện ngay từ khi bước 26 Vai trò của trường đại học sư phạm trong phát triển nghề nghiệp cho giáo viên trẻ chân vào trường sư phạm. Và để đến khi ra trường, các em mới có thể nhanh chóng tác nghiệp ngay từ những ngày đầu làm nghề dạy học. Vậy muốn phát triển nghề nghiệp cho sinh viên tại môi trường thực địa phải: * Tổ chức cho sinh viên về trường phổ thông ngay từ năm học thứ nhất Dạy học là một nghề, vì vậy, quá trình học nghề không thể thoát li thực tế dạy học. Ngay từ năm thứ nhất, nên bố trí cho sinh viên có từ 1 đến 2 tuần tiếp xúc với nhà trường phổ thông. Mục đích là để sinh viên làm quen với giáo dục phổ thông với tư cách người giáo viên. Những tuần đầu này, sinh viên chỉ nghe các báo cáo về giáo dục ở địa phương. Sinh viên sẽ từng bước hiểu về vị trí, vai trò của người giáo viên trong công tác giảng dạy cũng như công tác chủ nhiệm. Từ những quan sát ban đầu, sinh viên sẽ xác định cho mình những yêu cầu rèn luyện để trở thành một giáo viên thực thụ. Sang năm thứ hai, vẫn tiếp tục cho sinh viên xuống trường phổ thông nhưng nội dung thay đổi đó là họ dự giờ để nắm được yêu cầu và cách thức tiến hành một bài dạy. Sinh viên tham gia làm công tác chủ nhiệm để nắm được các nội dung cần phải thực hiện và cách thức thực hiện các nội dung đó. Tham gia tìm hiểu tâm lí đối tượng học sinh, tham gia tìm các biện pháp để giáo dục học sinh nói chung và học sinh cá biệt nói riêng. Với các nội dung này, sinh viên bước đầu đã rèn được một số phẩm chất, năng lực cần thiết của người giáo viên: tự tin trước học sinh, ý thức được vị trí, vai trò của mình trong nhà trường, trong việc giúp đỡ, giáo dục học sinh. Bước đầu nắm được yêu cầu, nội dung và cách thức thực hiện các thao tác nghề nghiệp. Sang năm thứ ba, sinh viên xuống trường phổ thông để làm công tác chủ nhiệm, dự giờ và chuẩn bị soạn bài để dạy thử một số tiết. ở năm thứ ba này, SV đã cơ bản nắm được các hoạt động dạy học, giáo dục trong nhà trường PT, hình dung được những nhiệm vụ, những công việc mà người giáo viên phổ thông phải đảm nhiệm. Và đến năm thứ tư, năm cuối cùng, sinh viên xuống trường phổ thông để thực tập lần cuối. Thời gian này, sinh viên đã tích luỹ cho mình bản lĩnh nghề nghiệp, các thao tác nghề nghiệp, các kĩ năng dạy học - giáo dục,. . . từ các đợt xuống phổ thông trước đó. Vì vậy, chắc chắn kết quả lần xuống trường phổ thông này sẽ đạt kết quả cao. Cách thức tổ chức cho sinh viên về trường phổ thông ngay từ năm đầu chắc chắn góp phần đào tạo những giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng, có năng lực sư phạm, có bản lĩnh nghề nghiệp, yêu nghề,. . . đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông. * Mời giáo viên phổ thông giàu kinh nghiệm lên lớp, dạy mẫu cho sinh viên trong quá trình rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên Là những người trực tiếp gắn bó với giáo dục phổ thông, hơn ai hết, giáo viên phổ thông là người truyền đạt tốt nhất kiến thức từ sách giáo khoa tới học sinh. Và chắc chắn cũng là người xử lí tốt nhất các tình huống sư phạm xảy ra trong quá trình giáo dục. Trước khi đưa sinh viên xuống các trường phổ thông để thực tập sư phạm, trường sư phạm nên có kế hoạch mời giáo viên phổ thông về nói chuyện, trao đổi với sinh viên về các hoạt động dạy học - giáo dục ở trường phổ thông, về kinh nghiệm lên lớp, kinh nghiệm làm chủ nhiệm lớp,... * Trường sư phạm cử giảng viên về trường phổ thông giám sát hoạt động thực hành của sinh viên Là người trực tiếp xây dựng chương trình, tổ chức dạy học - dạy nghề cho giáo viên tương lai, giảng viên sư phạm cần phải am hiểu môi trường phổ thông, nắm bắt chính xác và khách quan những ưu điểm cũng như nhược điểm của sinh viên trong những lần cọ xát với thực tế môi trường ấy để có hướng điều chỉnh, bổ sung trong kế hoạch dạy học và giáo dục của mình. * Tổ chức các buổi hội thảo khoa học về đào tạo giáo viên có sự tham gia của giáo viên phổ thông Các buổi hội thảo khoa học là cơ hội rất tốt để trường sư phạm và trường phổ thông gắn 27 Trương Thị Bích kết trên các phương diện: thực tế cập nhật khoa học sư phạm trong nước và trên thế giới; trình độ chung của giáo viên phổ thông; những thuận lợi, những khó khăn của họ; điều kiện cơ sở vật chất; trình độ, các khía cạnh tâm lí của học sinh phổ thông. Từ sự gắn kết này, trường sư phạm có thể tiếp nhận để cải tiến, cải cách, đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp dạy học; đưa hoạt động học ở trường sư phạm gần với hoạt động dạy ở trường phổ thông. 2.2.2. Xây dựng chương trình bồi dưỡng giáo viên trẻ Là cơ sở đào tạo ra đội ngũ giáo viên quyết định chất lượng giáo dục quốc gia, trường sư phạm cần phải nắm vững chủ trương lớn về đào tạo và bồi dưỡng giáo viên của Chính phủ, của ngành, của Bộ Giáo dục và Đào tạo để kịp thời nắm bắt và triển khai nhiệm vụ đào tạo và bồi dưỡng giáo viên, cụ thể: - Bộ Giáo dục và Đào tạo đã và đang triển khai Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày 27/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, Quyết định số 732/QĐ-TTg ngày 29/4/2016 của Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lí cơ sở giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025”. - Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã tổ chức hội thảo - tập huấn về đổi mới chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên theo định hướng tiếp cận năng lực để đào tạo, bồi dưỡng giáo viên đáp ứng định hướng chương trình sách giáo khoa mới cho 115 cơ sở đào tạo giáo viên trên toàn quốc. - Đồng thời, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức các khóa bồi dưỡng giáo viên chú trọng phát triển các năng lực nền tảng như: dạy học phân hóa, tích hợp; phát triển chương trình nhà trường; đánh giá năng lực học sinh, năng lực ngoại ngữ, tin học và các năng lực tổ chức các hoạt động học tập của học sinh để giải quyết những vấn đề của đời sống thực; thực hiện bài tập, thí nghiệm với các phương pháp dạy học nhằm phát huy sự sáng tạo của học sinh hay các sinh hoạt tập thể, hỗ trợ học sinh hoạt động nghiên cứu khoa học, tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo,... Trên cơ sở các chủ trương lớn của Bộ Giáo dục và Đào tạo và những công việc Bộ đã và đang triển khai về công tác bồi dưỡng giáo viên, trường sư phạm nên chủ động tham gia tích cực vào các hoạt động mà Bộ tổ chức. Đồng thời có kế hoạch xây dựng các chương trình đào tạo giáo viên nhất là giáo viên trẻ đáp ứng yêu cầu của giáo dục phổ thông trong thời kỳ mới. Chương trình bồi dưỡng giáo viên trẻ phải có tính ứng dụng thực tế, xuất phát từ đề xuất của người học chứ không phải được xác định trước, bị áp đặt từ trên xuống của các cấp quản lí, khiến cho công tác bồi dưỡng mang tính hình thức, bắt buộc và kém hiệu quả. Bên cạnh đó, chương trình bồi dưỡng phải giúp người học có nhiều cơ hội thực hành và vận dụng tốt những kiến thức đã học vào thực tế giảng dạy, giúp cho việc dạy và học đạt chất lượng cao hơn. Macia & Gacia (2016) đã tổng quan 99 nghiên cứu có liên quan đến phát triển nghề nghiệp giáo viên thông qua mạng trực tuyến cho thấy những lĩnh vực nội dung được nhiều giáo viên thảo luận là: các vấn đề giáo dục chung, giảng dạy ngôn ngữ, công nghệ trong giáo dục, giảng dạy các môn khoa học, giáo dục tiểu học, giáo dục trung học và giáo dục học sinh có nhu cầu đặc biệt. Hoa Kỳ, trong các tài liệu hỗ trợ giáo viên mới bắt đầu cho việc dạy học, đưa ra 4 loại hỗ trợ, cụ thể: Hỗ trợ cảm xúc để giúp giáo viên trẻ đối phó với căng thẳng và lo lắng; hỗ trợ kĩ thuật và hoạt động để giải quyết các chính sách và chương trình của trường học cũng như thực tiễn; hỗ trợ sư phạm giúp lập kế hoạch bài học, tổ chức lớp học và đáp ứng hiệu quả các nhu cầu đa dạng của học sinh; nâng cao kiến thức môn học và kiến thức sư phạm để xác định các yếu tố thiết yếu trong chương trình giảng dạy và đưa ra 28 Vai trò của trường đại học sư phạm trong phát triển nghề nghiệp cho giáo viên trẻ các khái niệm phức tạp có thể tiếp cận được với học sinh (FeimanNemser & Norman, 2000, trang 745). Các trường đại học sư phạm phải dựa vào kinh nghiệm nước ngoài đã tổng hợp được cũng như xuất phát từ thực tiễn Việt Nam (nhu cầu, những khó khăn, thử thách của giáo viên trẻ trong những năm đầu hành nghề dạy học) xây dựng chương trình bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trẻ như: Bồi dưỡng những kiến thức, kĩ năng nền tảng để nâng cao năng lực nghề nghiệp theo chuẩn nghề nghiệp, đặc biệt bổ khuyết những năng lực mà giáo viên đang còn yếu, còn thiếu do chưa được đào tạo hoặc bồi dưỡng kịp thời; hoặc bồi dưỡng theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới. Tùy theo từng ngành cần cập nhật bồi dưỡng kiến thức mới; bồi dưỡng thực hành các phương pháp, cách thức xây dựng kế hoạch tổ chức dạy học mới; ứng dụng khoa học - công nghệ vào dạy học,. . . Các chương trình tài liệu đào tạo, bồi dưỡng được phát triển theo hướng đa dạng hóa, có bản in, bản điện tử, video clip, đĩa CD, cẩm nang hỏi đáp,. . . trong đó chú trọng việc “số hóa”, đưa lên mạng Internet tất cả các thông tin để tạo điều kiện cho giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục có thể tự học tập ở mọi nơi, mọi lúc. Hình thức bồi dưỡng đa dạng. Bồi dưỡng tập trung, bồi dưỡng theo cụm, bồi dưỡng tại trường, bồi dưỡng ngắn hạn, bồi dưỡng từ xa,. . . Linh hoạt trong cách tổ chức bồi dưỡng và tùy vào điều kiện cụ thể mà đưa ra hình thức bồi dưỡng phù hợp 2.2.3. Chủ động triển khai bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp cho giáo viên trẻ Để hoạt động bồi dưỡng giáo viên trẻ đạt hiệu quả thực sự, trường sư phạm cần có kế hoạch bảo hành, bảo trì chính các sinh viên được tốt nghiệp từ trường mình và hiện tại đang hành nghề dạy học tại các trường phổ thông. Bởi, vì là sản phẩm đào tạo của trường sư phạm nên những ưu điểm cũng như nhược điểm của sinh viên năm cuối trường sư phạm chưa thể thay đổi nhanh chóng ở những năm đầu dạy học ở trường phổ thông. Khoảng cách giữa cựu sinh viên và tân giáo viên chưa lớn. Trường sư phạm cần tiếp tục có chương trình bồi dưỡng để hiệu chỉnh, hoàn thiện năng lực nghề nghiệp cho sản phẩm đào tạo của mình, góp phần thực hiện trọng trách của trường sư phạm: Đào tạo và phát triển nghề nghiệp giáo viên; nâng tầm ảnh hưởng của trường sư phạm không chỉ gói gọn trong 3, 4 năm học mà trong suốt sự nghiệp dạy học của giáo viên, đặc biệt trong giai đoạn đầu hành nghề dạy học của họ. Việc triển khai bồi dưỡng cho giáo viên trẻ có thể: a) Giao cho một đơn vị làm đầu mối quản lí, liên lạc với sinh viên tốt nghiệp ra trường Trường sư phạm cần giao nhiệm vụ liên lạc với sinh viên các khóa tốt nghiệp ra trường cho một đơn vị làm đầu mối quản lí. Nhiệm vụ của đơn vị này là phải xây dựng kế hoạch liên lạc với sinh viên ra trường, tiếp tục trở thành giáo viên tại các trường phổ thông; tìm hiểu những khó khăn, những nhu cầu của họ; tổ chức giải đáp thắc mắc; thiết kế các khóa học bồi dưỡng cho các giáo viên trẻ dựa trên nhu cầu, nguyện vọng của họ. b) Lập địa chỉ trên mạng internet làm cầu nối giữa sinh viên đã tốt nghiệp với nhà trường, tạo diễn đàn dạy - học, đăng kí các khóa học bồi dưỡng Trường sư phạm cần phát huy thế mạnh của công nghệ thông tin, vận dụng trong đào tạo và bồi dưỡng giáo viên để tạo hiệu quả tốt nhất. Trên website chung, cần thiết kế các nội dung sau: - Các thông tin của tất cả sinh viên vừa tốt nghiệp ra trường. Trong đó sẽ lọc ra được các thông tin của những sinh viên tiếp tục nghề dạy học và thông tin của những em bỏ nghề. - Thiết lập mục Giải đáp thắc mắc về nghề dạy học. - Tạo diễn đàn trao đổi trực tiếp về hoạt động dạy - học trong nhà trường phổ thông - Thiết lập trang đăng tải các bài giảng về bồi dưỡng kĩ năng dạy học, giáo dục, kĩ năng 29 Trương Thị Bích sống cho giáo viên trẻ. - Trang nêu các tấm gương tiêu biểu về nhà giáo. - Trang đăng tải phương pháp xử lí các tình huống sư phạm. - Trang đăng kí tham gia các khóa học bồi dưỡng giáo viên. - Trang Tâm sự nghề giáo,. . . c) Xây dựng chính sách bồi dưỡng miễn phí cho giáo viên trẻ tốt nghiệp tại trường Vì xác định xây dựng và tổ chức chương trình bồi dưỡng cho giáo viên trẻ là nhiệm vụ của trường nên các khóa bồi dưỡng nên được miễn phí cho người học. Trường sư phạm cần cân đối nguồn tài chính, quy định trách nhiệm cũng như điều tiết số giờ dạy của giảng viên các môn học để tổ chức các khóa bồi dưỡng thực sự hiệu quả. Để tiết kiệm chi phí, cần tăng cường hình thức bồi dưỡng qua mạng internet. 3. Kết luận Để cung cấp cho xã hội những giáo viên có đủ phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu mới của giáo dục phổ thông, cũng là cần thu thập thông tin về ưu điểm và hạn chế của sản phẩm đào tạo giúp cho việc điều chỉnh chương trình đào tạo, nội dung, cách thức đào tạo,. . . trường sư phạm cần có trách nhiệm với đội ngũ giáo viên, đặc biệt là giáo viên trẻ trong việc tiếp tục cung cấp cho họ những khóa bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ để cập nhật thông tin khoa học hiện đại, để bù đắp những thiếu hụt, những khó khăn họ gặp phải trong những năm đầu làm nghề dạy học. Muốn thực hiện tốt điều này, trường sư phạm cần nắm bắt nhu cầu, khó khăn của giáo viên; xây dựng chương trình bồi dưỡng đáp ứng những khó khăn đó; tổ chức bồi dưỡng với hình thức hợp lí, giảm thiểu chi phí; tăng cường hình thức bồi dưỡng thông qua mạng internet. Chắc chắn, với quy trình “bảo hành”, “bảo trì” trong đào tạo giáo viên như thế, cùng với việc xây dựng được chương trình đào tạo chất lượng, nội dung, cách thức đào tạo hiệu quả và gắn kết với phổ thông sẽ đào tạo được những thế hệ giáo viên giỏi về chuyên môn, bản lĩnh, năng động về nghiệp vụ sư phạm, hoàn thiện về nhân cách, đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục - đào tạo nói chung và giáo dục phổ thông nói riêng. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Đinh Quang Báo, 2011. Báo cáo thực trạng đào tạo giáo viên phổ thông ở Việt Nam.Quỹ Hòa bình và phát triển Việt Nam. [2] Trương Thị Bích, 2016. Một số biện pháp nâng cao chất lượng rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Kỉ yếu Hội thảo khoa học Trường sư phạm trong phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên phổ thông đáp ứng chương trình giáo dục mới, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trường ĐHSP Hà Nội, tr.119-125. [3] Trương Thị Bích, 2017. Mối quan hệ giữa trường đại học sư phạm với trường phổ thông trong đào tạo và bồi dướng giáo viên. Kỉ yếu Hội thảo Khoa học Quốc tế Phát triển đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trường ĐHSP Hà Nội, tr.258-263. [4] Nguyễn Thị Cảnh, 2010. Lắng nghe ý kiến của sinh viên khi thực tập sư phạm ở trường phổ thông. Kỉ yếu Hội thảo khoa học Nâng cao chất lượng nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên các trường đại học sư phạm. Hà Nội. Tr.153-157. [5] Nguyễn Thị Kim Dung, 2016. Thực trạng năng lực sư phạm của đội ngũ giáo viên trẻ trong bối cảnh đổi mới giáo dục phổ thông. Kỉ yếu Hội thảo khoa học quốc tế Phát triển đội ngũ giáo 30 Vai trò của trường đại học sư phạm trong phát triển nghề nghiệp cho giáo viên trẻ viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông. Hà Nội, tr. 448-56. [6] Nguyễn Thị Kim Dung, 2017. Phát triển năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên trẻ theo hình thức học tập tại chỗ thông qua mạng internet. Kỉ yếu Hội thảo khoa học quốc tế Phát triển đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo. Đại học Huế, tr. 78-86. [7] Nguyễn Văn Đệ, 2014. Hoạt động đào tạo giáo viên trong bối cảnh mới. Tạp chí Giáo dục, số 327/2014. [8] Đào Thị Oanh, 2010. Nhu cầu của giáo viên trẻ đối với nội dung rèn luyện nghiệp vụ sư phạm. Kỉ yếu Hội thảo khoa học Nâng cao chất lượng nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên các trư9ng đại học sư phạm. ĐHSP Hà Nội, tr. 81-88. [10] Nguyễn Thành Thi, 2010. Từ học đến hành và tập - khoảng cách cần phải rút ngắn trong đào tạo giáo viên. Kỉ yếu Hội thảo khoa học Nâng cao chất lượng nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên các trường đại học sư phạm. ĐHSP Hà Nội. [11] Các chuẩn quốc gia về giáo dục Hoa Kỳ (bản dịch). 2014. ABSTRACT The role of university of teacher education in the professional development of teachers’ career Truong Thi Bich Institute for Educational Research, Hanoi National University of Education The education university’s mission in development of professional knowledge and pedagogical expertise for future teachers not only finishs after four years of education but also continues during their performance in secondary schools, especially for beginner teachers. The article is based on the current state of professional competence of beginner teachers in the context of current educational innovation to provide career development measures for beginner teachers from the time they enrolled into education college to the first years of teaching in secondary school. From that, we can confirm that with such "warranty" and "maintenance" process in teachers’ training system, simultaneously with the development of qualified and effective training programs in terms of contents and training methods and relevant with secondary school, the general education will provide generations of teachers who are good at their professional skills and dynamic in pedagogical profession, perfect in their personality, meet the requirements of reform in education and training in general and secondary school education in particular. Keywords: Pedagogical skills, career development, beginner teachers, methods, the role of teacher education university. 31

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf5100_ttbich_0309_2123644.pdf
Tài liệu liên quan