Vai trò của gia đình trong việc hình thành nhận thức về giới của trẻ em dân tộc Ê-Đê hiện nay - Tạ Thị Thảo

Tài liệu Vai trò của gia đình trong việc hình thành nhận thức về giới của trẻ em dân tộc Ê-Đê hiện nay - Tạ Thị Thảo: Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG VÀ PHÁT TRIỂN 81Ngày nhận bài: 5/11/2017; Ngày phản biện: 22/11/2017; Ngày duyệt đăng: 10/12/2017 (1) Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên; e-mail: thaotathi@gmail.com VAI TRÒ CỦA GIA ĐÌNH TRONG VIỆC HÌNH THÀNH NHẬN THỨC VỀ GIỚI CỦA TRẺ EM DÂN TỘC Ê-ĐÊ HIỆN NAY Tạ Thị Thảo(1) Vai trò giới là tập hợp các hành vi ứng xử liên quan đến những đặc điểm giới tính và năng lực thuộc về nam giới hoặc nữ giới (trẻ em trai hoặc trẻ em gái). Những vai trò đó được quyết định bởi các yếu tố kinh tế, văn hóa, xã hội. Vai trò giới được phân chia thành ba nhóm: vai trò sản xuất; vai trò tái sản xuất và vai trò cộng đồng. Mặc dù cả phụ nữ và nam giới đều có khả năng tham gia thực hiện cả ba vai trò trên, nhưng tùy thuộc mỗi cộng đồng người mức độ thực hiện các vai trò đó lại khác nhau và việc xã hội hóa vai trò giới ở mỗi cộng đồng người sẽ mang đặc trưng của sự phân công lao động theo giới trong cộng đồng đó. Bài viết làm rõ những nộ...

pdf5 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 324 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vai trò của gia đình trong việc hình thành nhận thức về giới của trẻ em dân tộc Ê-Đê hiện nay - Tạ Thị Thảo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG VÀ PHÁT TRIỂN 81Ngày nhận bài: 5/11/2017; Ngày phản biện: 22/11/2017; Ngày duyệt đăng: 10/12/2017 (1) Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên; e-mail: thaotathi@gmail.com VAI TRÒ CỦA GIA ĐÌNH TRONG VIỆC HÌNH THÀNH NHẬN THỨC VỀ GIỚI CỦA TRẺ EM DÂN TỘC Ê-ĐÊ HIỆN NAY Tạ Thị Thảo(1) Vai trò giới là tập hợp các hành vi ứng xử liên quan đến những đặc điểm giới tính và năng lực thuộc về nam giới hoặc nữ giới (trẻ em trai hoặc trẻ em gái). Những vai trò đó được quyết định bởi các yếu tố kinh tế, văn hóa, xã hội. Vai trò giới được phân chia thành ba nhóm: vai trò sản xuất; vai trò tái sản xuất và vai trò cộng đồng. Mặc dù cả phụ nữ và nam giới đều có khả năng tham gia thực hiện cả ba vai trò trên, nhưng tùy thuộc mỗi cộng đồng người mức độ thực hiện các vai trò đó lại khác nhau và việc xã hội hóa vai trò giới ở mỗi cộng đồng người sẽ mang đặc trưng của sự phân công lao động theo giới trong cộng đồng đó. Bài viết làm rõ những nội dung liên quan đến vai trò của gia đình trong quá trình xã hội hóa vai trò giới cho trẻ em người Ê-đê, thể hiện trong các nội dung xã hội hóa và phương thức xã hội hóa. Từ khóa: Nhận thức về giới; xã hội hóa; vai trò của gia đình; vai trò giới; trẻ em dân tộc Ê-đê. 1. Quan niệm của người Ê-đê về vai trò giới trong đời sống Đặc điểm nổi bật trong văn hóa Ê-đê là chế độ mẫu hệ điển hình, được phản ánh rõ nét trong các lĩnh vực hôn nhân, gia đình, chế độ cư trú, chế độ thừa kế tài sản, chế độ sở hữu đất đai theo luật tục (Pô Lăn). Do đó người phụ nữ Ê-đê có vị trí và vai trò quan trọng không những trong đời sống xã hội truyền thống, mà còn cả trong đời sống xã hội hiện nay. Khi đề cập đến quan niệm về con trai và con gái, Luật tục Ê-đê quy định rõ: con gái như hạt giống cây lúa, chính con gái là người khoác áo quàng chăn, là người giữ gìn cái nong, cái nia, cái lưng của tổ tiên, ông bà (Ngô Đức Thịnh, Chu Thái Sơn, 1996). Khi nhắc đến vai trò giới, trong quan niệm truyền thống vẫn còn lưu giữ cho đến ngày nay người Ê-đê sử dụng thuật ngữ ana gŏ (nồi cơm cái) đối với phụ nữ, pô rông (người nuôi) đối với nam giới. Trong quan niệm của người Ê-đê, vị trí và vai trò của người nam giới và người phụ nữ nói chung được thiết lập trên cơ sở yếu tố giới tính và tuổi tác – đây là yếu tố quan trọng chi phối mọi lĩnh vực trong đời sống của họ, nó diễn ra một cách tự nhiên, gắn liền với cấu tạo cơ thể và chức năng sinh học của phụ nữ và nam giới. Trên cơ sở cấu tạo sinh học, người phụ nữ với chức năng mang thai, sinh con nên phần lớn công việc của họ gắn với phạm vi gia đình; người nam giới có thể chất khỏe mạnh nên có xu hướng tham gia những công việc bên ngoài phạm vi gia đình, là lao động chính nuôi sống gia đình. Quan niệm này vẫn được duy trì và được nhắc đến trong lễ đón rể của người Ê-đê: đối với người vợ: gùi củi lấy nước, làm rẫy trồng lúa, nuôi nấng con cháu, xe bông, quay chỉ, dệt vải; đối với người chồng: chăm lo công việc nương rẫy, trồng lúa cho vợ con, nuôi con cháu vui sướng, có như thế gia đình mới đông vui, yên ấm (Thu Nhung Mlo Duôn Du, 2001). Sự phân công công việc giữa nam giới và phụ nữ đã xác định vai trò của mỗi giới, hai vai trò này có tính chất bổ sung cho nhau và phụ thuộc lẫn nhau: người phụ nữ là người chủ gia đình, là người quản lý tài sản nhưng lại phụ thuộc vào người nam giới – lao động chính tạo ra của cải vật chất nuôi sống gia đình và ngược lại. Tuy vậy có điểm khác biệt trong mối quan hệ giới của người Ê-đê so với các nhóm dân tộc phụ hệ đó là người Ê-đê luôn cố gắng đạt tới sự thống nhất về ý kiến giữa người nam giới và người phụ nữ trước khi đưa ra các quyết định đối với các vấn đề trong gia đình (hôn nhân của con cái, làm nhà, mua sắm Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG VÀ PHÁT TRIỂN 82 Số 20 - Tháng 12 năm 2017 đồ đạc lớn như chiêng, ché, đất đai,) và ngoài cộng đồng. Thứ nhất: Vai trò sản xuất Trong xã hội truyền thống, người Ê-đê sống chủ yếu bằng canh tác nương rẫy. Trong canh tác lúa truyền thống, người phụ nữ và nam giới tham gia vào hầu hết các công việc như nhau, chỉ có một vài công việc hoàn toàn do nam giới làm như: tìm đất, phát cây, chọc lỗ, đập lúa. Hiện nay dưới tác động của quá trình phát triển kinh tế - xã hội, bên cạnh canh tác lúa người Ê-đê có trồng thêm một số loại cây công nghiệp mang hiệu quả kinh tế như cà phê, ca cao, hồ tiêu. Trong canh tác cà phê người đàn ông đóng vai trò lao động chính, họ làm hầu hết các công việc, người phụ nữ chỉ làm một vài công việc như: bón phân, tỉa chồi, làm cỏ, hái cà phê, phơi khô, mang bán, trong đó những công việc này vẫn có sự góp sức của người nam giới. Do thu nhập từ nông nghiệp hiện nay không đáp ứng được chi tiêu gia đình nên nhiều phụ nữ Ê-đê cũng phải tham gia gánh vác kinh tế gia đình bằng các công việc như: dệt thổ cẩm, buôn bán hoa màu, giúp việc gia đình, hái cà phê (theo mùa vụ),như vậy phụ nữ Ê-đê ngày nay đóng vai trò đáng kể trong kinh tế gia đình bên cạnh người nam giới. Sự hình thành các gia đình quy mô nhỏ đã tạo điều kiện cho người đàn ông phát huy vai trò là pô rông - là người lao động chính để nuôi vợ con của mình, tạo ra của cải vật chất. Như vậy, quan niệm của người Ê-đê trong xã hội truyền thống và hiện tại đến giờ vẫn không thay đổi, người đàn ông vẫn nắm giữ vai trò chính trong hoạt động sản xuất kinh tế, người phụ nữ mặc dù đã tham gia nhiều hơn vào hoạt động kinh tế nhưng vẫn chỉ dừng ở mức độ hỗ trợ bên cạnh người nam giới. Thứ hai: Vai trò tái sản xuất Gồm các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, dạy dỗ (xã hội hóa)...giúp tái sản xuất dân số và sức lao động. Những hoạt động này là thiết yếu đối với cuộc sống con người, đảm bảo sự phát triển bền vững của dân số và lực lượng lao động; tiêu tốn nhiều thời gian nhưng không tạo ra thu nhập. Người Ê-đê phân vai một cách rõ ràng đối với mỗi giới, trong vai trò tái sản xuất, người phụ nữ có trách nhiệm dạy dỗ con gái, cháu gái những công việc quản lý gia đình, trông nom tài sản do ông bà để lại, dạy con gái, cháu gái để sau này trở thành một người con gái, một người vợ, người mẹ. Đối với nam giới (người anh trai/em trai của mẹ - người cậu - damdei) có trách nhiệm dạy con trai kiến thức để làm người đại diện cho gia đình mình, điều hành những công việc như: hôn nhân (đi hỏi chồng cho chị/em/cháu gái), tang ma, làm nhà, phân chia tài sản trong gia đình, trong dòng họ mẹ. Người cha thuộc dòng họ khác nên không đủ thẩm quyền để dạy con trai những vấn đề liên quan đến quyền lợi của dòng họ vợ. Thứ ba: Vai trò cộng đồng Trong xã hội truyền thống, người phụ nữ Ê-đê chỉ nắm giữ vai trò, trọng trách bên trong phạm vi gia đình, còn phạm vi bên ngoài gia đình là của người nam giới theo hướng “nam ngoại, nữ nội”. Người Ê-đê có một câu nói đầy hình ảnh khi nói về vị trí của phụ nữ và nam giới trong gia đình: “Anak êkei huă êsei hlăm dliê. Anak minê huă êsei hlăm gŏ”, nghĩa là: “Con trai ăn cơm ở rừng, con gái ăn cơm trong nồi”. Câu này ngụ ý phụ nữ là người trong gia đình, còn nam giới là người ngoài cộng đồng. Trong cộng đồng, nam giới điều hành những việc quan trọng với các vai trò: Khua ƀuôn (chủ buôn), khua pin êa (chủ bến nước), pô lăn (chủ đất), pô ieo yang (thầy cúng), khua phat kđi (người xử kiện) – vì người đàn ông là người am hiểu Luật tục. Đây cũng là trách nhiệm của họ, và là tiêu chuẩn quan trọng được đánh giá cao trong cộng đồng buôn nói chung và trong gia đình của vợ nói riêng. Trong gia đình truyền thống người nam giới là người đóng vai trò quan trọng trong việc gìn giữ và chuyển giao Luật tục cho các thế hệ sau thông qua cách thức xã hội hóa những đứa con trai. Công việc duy nhất liên quan đến phạm vi cộng đồng là người phụ nữ có một vị trí quan trọng, đó là bà thày bói kiêm chữa bệnh (mjâo) và người đỡ đẻ (ƀuê). Do hạn chế trong hiểu biết về Luật tục, chỉ xoay quanh các vấn đề: Hôn nhân, gia đình, trách nhiệm của cha mẹ với con cái, phần lớn những hiểu biết về luật tục của phụ nữ Ê-đê là thông qua các cậu (anh/em trai của mẹ) hoặc qua bà và mẹ, do đó những vấn đề liên quan đến cộng đồng đều do người nam giới đại diện gia đình đứng ra giải quyết. Người đàn ông Ê-đê chỉ đạt được thân phận trong xã hội và được coi là bình đẳng với những người đàn ông khác trong cộng đồng buôn khi anh ta thông qua hôn nhân để có được gia đình của chính mình và trở thành người thay mặt gia đình của anh ta khi tham gia ý kiến hoặc tham gia bất kỳ hoạt động chung nào của buôn làng. Và cũng Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG VÀ PHÁT TRIỂN 83Số 20 - Tháng 12 năm 2017 chỉ bằng con đường kết hôn thì người đàn ông mới đạt được các vị trí quan trọng như chủ buôn, chủ đất, bởi những vị trí này thực chất là thuộc về gia đình vợ và vợ của anh ta. Người chồng chỉ được xem là đại diện cho vợ và gia đình vợ, trực tiếp đứng ra quản lý, điều hành công việc của buôn. Cần thấy rõ rằng các vị trí quan trọng thực chất là thuộc về phụ nữ chứ không phải chồng bà ta, nhưng do sự phân công lao động truyền thống theo giới tính, cho nên người phụ nữ không thể trực tiếp nắm quyền lực mà giao lại cho người chồng quản lý giúp. Quan niệm trên trở thành một quy định bất thành văn về vai trò của từng giới trong phạm vi gia đình và xã hội. 2. Phương thức xã hội hóa vai trò giới đối với trẻ em người Ê - đê Người Ê-đê cho đến nay vẫn duy trì ở mức độ nhất định chế độ mẫu hệ, con cái vẫn theo dòng họ mẹ. Mặc dù diễn ra những biến đổi trong đời sống kinh tế - chính trị - xã hội, quá trình hội nhập kinh tế đã làm cho vai trò của người đàn ông được củng cố thêm (vai trò kinh tế) và vị thế của mẫu hệ có phần suy yếu đi, nhưng tính nữ trong cộng đồng Ê-đê vẫn được đề cao. Trong quá trình giáo dục và xã hội hóa trẻ em, người Ê-đê thực hiện việc chuyển giao các giá trị, chuẩn mực, khuôn mẫu hành vi theo giới tính của trẻ em, với kỳ vọng lớn lên đứa trẻ sẽ trở thành người phụ nữ với vai trò là ana gŏ, và người nam giới với vai trò là pô rông. Ở mỗi giai đoạn phát triển của trẻ, quá trình xã hội hóa sẽ diễn ra theo cách thức khác nhau. Trong gia đình, cha mẹ và các thành viên giống như những tấm gương phản chiếu cho trẻ em. Trẻ em học cách thức hành động thông qua sự quan sát và trực tiếp làm các công việc do cha mẹ và người lớn trực tiếp dạy bảo, những hành vi của trẻ có thể được thúc đẩy nếu nó phù hợp với vai trò giới trong tương lai. Việc dạy dỗ con trẻ ở độ tuổi này mang tính chất tự nhiên, người lớn chủ yếu uốn nắn hành vi cư xử của con cái, người Ê-đê rất ít khi trừng phạt hay trách mắng con trẻ bởi họ quan niệm làm như thế sẽ làm cho yun (hồn của người già mới mất nhập vào – mỗi đứa trẻ sinh ra đều có yun) của đứa trẻ nổi giận và khiến nó bị đau ốm. - Sự ảnh hưởng của cha mẹ: Cha mẹ là những người có ảnh hưởng nhiều nhất tới sự hình thành vai trò giới trong những năm đầu đời của trẻ em. Bằng việc quan tâm tới sự khác biệt giới, gia đình không giống với các nhóm xã hội khác, được đặc trưng bởi môi trường văn hóa – xã hội và sự khác biệt giới ban đầu dựa trên đặc trưng sinh học nhưng sau đó là dựa trên những quan hệ xã hội. Gia đình là nơi hình thành những biểu trưng cho sự khác biệt giới, từ đó hình thành nên các vai trò giới. Đặc biệt trong gia đình những đặc điểm giới của trẻ em chính là sự phản chiếu đặc tính giới của cha mẹ. Gia đình đảm nhận trách nhiệm xã hội hóa giới cho trẻ em, bởi trong đó mối quan hệ giữa người cha và người mẹ được xem là yếu tố cơ bản cho sự hình thành những ý niệm về giới và mối quan hệ giới cho trẻ em. Bản sắc giới và kỳ vọng về phẩm chất, vai trò giới đối với trẻ em trai và trẻ em gái sẽ được xã hội hóa trong mối quan hệ giữa cha mẹ với con cái, và những kỳ vọng này thay đổi theo thời gian, tức là quan niệm của cha mẹ về con trai và con gái hiện nay có sự khác biệt so với thời gian trước. Có nghiên cứu đã chỉ ra rằng cha mẹ có kỳ vọng khác biệt về con trai và con gái ngay khi sinh con ra. Cha mẹ sẽ là những tác nhân xã hội hóa đầu tiên đối với trẻ em, trẻ em được dạy những khuôn mẫu giới thông qua những cách thức khác nhau: cách họ cho trẻ em ăn mặc, cách trang trí phòng trẻ em, đồ chơi cho trẻ em, thái độ và hành vi đối với trẻ em. Đối với dân tộc Ê-đê, khi đứa trẻ được sinh ra trong vòng một tháng, họ tiến hành một nghi lễ có tên gọi là Prăp Yun (Lễ đặt tên), trước khi tiến hành lễ người ta làm một lễ cúng Yang hah Buê (thần Thiện để che chở sinh mệnh cho đứa trẻ và người mẹ). Trong lễ đặt tên, nhiệm vụ của đứa trẻ trai và đứa trẻ gái bắt đầu được xác lập, cha mẹ tùy theo giới tính của đứa trẻ mà đặt đồ chơi cho phù hợp. Nếu đứa trẻ là con trai thì sẽ làm các đồ vật như: dùi, đục, dao gọt, cung tên, khiên, đao, nỏ, xà gạc, ống đựng mũi tên,Nếu đứa trẻ là con gái sẽ làm khung dệt vải, gùi, xa, quay sợi, chỉ,Con vật hiến sinh trong lễ này thường là gà, nếu là con trai thì dùng gà trống, còn nếu là con gái thì dùng gà mái tơ. Thầy cúng (pô iêo yang) được mời đến cúng cho đứa bé chóng lớn, nên người, giỏi giang. Con gái thì dệt vải giỏi, còn con trai thì có tài săn bắn. Như vậy, với nghi lễ này, người Ê-đê đã xác lập bổn phận, trách nhiệm của đứa con theo giới tính của nó. Như vậy có thể thấy những khuôn mẫu hành vi này trẻ em được các bậc cha mẹ uốn nắn ngay từ nhỏ, nhằm chuẩn bị cho trẻ em trai và trẻ em gái đảm nhận vai trò tương ứng với giới tính của mình trong tương lai. Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG VÀ PHÁT TRIỂN 84 Số 20 - Tháng 12 năm 2017 - Sự ảnh hưởng của các thành viên trong gia đình: Trong quan niệm của người Ê-đê, gia đình là một tập hợp những người gắn bó với nhau bởi quan hệ huyết thống, sống chung dưới một mái nhà, cùng lao động, sở hữu chung, gia đình phải có tổ tiên, ông bà, cha mẹ sinh ra các anh em trong nhà. Tại các cộng đồng người Ê-đê sinh sống tại tỉnh Đăk Lăk hiện nay, tồn tại hai loại hình gia đình đó là gia đình truyền thống và gia đình hạt nhân. Gia đình truyền thống là gia đình có ít nhất từ hai cặp hôn nhân cùng con cháu sinh sống dưới một mái nhà, cùng lao động, cùng sở hữu. Còn gia đình hạt nhân là gia đình có một cặp hôn nhân cùng con cái chưa kết hôn của họ sống trong một ngôi nhà. Đối với loại hình gia đình đa thế hệ (gia đình truyền thống) có từ 3 thế hệ trở lên, có thể có các cặp quan hệ: cha mẹ - con cái; vợ - chồng; chị em gái – anh em trai; ông bà – các cháu; cậu dì – các cháu. Với loại hình gia đình này, trẻ em dân tộc Ê-đê sẽ chịu ảnh hưởng xã hội hóa từ hầu hết các thành viên trong gia đình. Trong xã hội truyền thống và cho đến nay trẻ em người Ê-đê vẫn được xã hội hóa giới theo giới tính. Ngoài giờ đi học ở trường, các em vẫn phải tham gia làm những công việc gia đình để phụ giúp gia đình. Vào mùa thu hoạch (lúa, cà phê) tỷ lệ trẻ em người Ê-đê bỏ học chiếm tương đối cao do các em phải phụ giúp gia đình thu hoạch rẫy. Ở độ tuổi trước 9 tuổi, trẻ em Ê-đê rất gắn bó với bà – người đẻ ra mẹ, bà cũng là người trực tiếp chỉ bảo trẻ em cách làm việc nhà, dạy chúng cách giao tiếp với các thành viên khác trong gia đình. Bước sang tuổi thứ 9, con gái bắt đầu học cách giã gạo, sàng gạo, nấu cơm, đi lấy củi. Lớn hơn chút nữa (từ 10 - 12 tuổi), các em được học dệt vải với bà, mẹ hoặc các dì. Các em học các kỹ năng trong công việc hàng ngày thông qua bạn bè như: hái rau, măng, lấy củi trong rừng. Con trai bắt đầu theo cha đi làm rẫy trồng cà phê. Quá trình xã hội hóa của người con trai thông qua hai người đàn ông đóng hai vai trò quan trọng khác nhau trong gia đình, đó là cha và các cậu – amiêt (anh, em trai của mẹ). Ngay từ khi trẻ em còn bé, trách nhiệm của người cậu đối với các cháu rất quan trọng, từ lần cắt tóc đầu tiên, phải do chính tay người cậu cắt, khi trẻ em bị ốm, người cậu là người đi tìm thầy mjâo và trong dịp này người cậu cũng là người đảm nhận trách nhiệm chuẩn bị vật hiến sinh theo chỉ dẫn của thầy lang. Cậu con trai càng ít gắn bó với người bố bao nhiêu thì sẽ càng gần gũi với người cậu bấy nhiêu, chúng thích ở cạnh người cậu để học hỏi mọi điều về cuộc sống. Quan hệ cậu/cháu là một trong những quan hệ tốt đẹp nhất có thể có giữa hai người đàn ông thuộc hai thế hệ nối tiếp nhau. Trong khi con trai ngày càng ít gắn bó với cha - mối liên lạc tình cảm xuất phát từ sự tiếp xúc mật thiết trong quãng đời ấu thơ mờ nhạt dần đi, càng trưởng thành mối dây tình cảm do tiếp xúc chặt chẽ với cha thời ấu càng yếu đi, thì cậu ra lại càng ngày càng gần gũi hơn với ông cậu... Người cậu truyền đạt những kỹ thuật thiết yếu như đan lát gùi, đặt bẫy thú, dạy cháu trai đi săn. Nếu người cậu đặc biệt thành thạo một lĩnh vực nào đó thì ông thường truyền kiến thức lại cho một trong những đứa cháu trai của mình, bởi đó mới thực sự là người duy trì truyền thống của gia đình ông. Bên cạnh đó, còn diễn ra quá trình xã hội hóa vai trò giới giữa trẻ em với nhau: Trẻ con dân tộc nếu có em, chính chúng là người cõng nó, cho nó ăn uống và chăm sóc nó. Khi bố mẹ giao em cho chúng, bản thân chúng thấy mình có trách nhiệm với em của mình. Như vậy có thể thấy rõ ràng sự phân công công việc trong gia đình theo giới tính là phương thức xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em mà người Ê-đê lựa chọn. Sự phân công này càng ngày càng trở nên rõ ràng khi trẻ càng lớn lên. Trẻ em gái làm những công việc mà bà và mẹ chúng đã làm, trẻ em trai làm những công việc mà cha và cậu chúng làm. Theo thuyết chức năng, trẻ em phải chấp nhận hàng loạt những vai trò được coi là phù hợp với giới tính của chúng để từ đó hòa nhập vào cộng đồng và làm tốt vai trò của mình trong tương lai với tư cách là người phụ nữ hay người nam giới. Sự hội nhập này mang tính chức năng đối với cá nhân và xã hội. Nhìn chung ở phạm vi xã hội, sự phân công lao động theo giới truyền thống đã mờ nhạt dần cùng với sự biến đổi kinh tế - xã hội, và sự đa dạng về cơ cấu nghề nghiệp trong cư dân. Nhưng trong phạm vi gia đình, quan niệm trên vẫn còn khá đậm nét mà điều này được thể hiện rõ qua những loại hình công việc mà phụ nữ và nam giới làm hàng ngày. Dưới tác động của nền kinh tế thị trường, cơ cấu nghề nghiệp của người Ê-đê cũng có sự thay đổi. Ngoài canh tác nương rẫy trồng lúa, người Ê-đê còn trồng thêm cây công nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao như cà phê, hồ tiêu, Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG VÀ PHÁT TRIỂN 85Số 20 - Tháng 12 năm 2017 ca cao; sự mở rộng quy mô sản xuất cùng với nhu cầu chi phí sinh hoạt tăng lên nên phụ nữ người Ê-đê cũng tham gia vào quá trình sản xuất bên cạnh chồng mình, đóng vai trò đáng kể trong phát triển kinh tế gia đình. Sự thay đổi này làm cho cách nhìn nhận về vai trò chủ yếu của người nam giới trong hoạt động sản xuất có phần bớt nặng nề hơn, vì trong xã hội truyền thống người nam giới đóng vai trò chính, là người nuôi sống gia đình. Bên cạnh đó, trong hoạt động tái sản xuất, người nam giới cũng đã phụ giúp phụ nữ các công việc chăm sóc gia đình như: chăm sóc và giáo dục con cái, một số công việc nhà. Đối với người Ê-đê, vai trò giới của trẻ em được xã hội hóa trực tiếp thông qua các thành viên trong gia đình. Theo đó người bà, mẹ đóng vai trò chủ yếu trong việc dạy bảo trẻ em gái những công việc nhà, những kỹ năng để trở thành người phụ nữ tốt sau này, đảm nhiệm tốt vai trò là ana gŏ; trẻ em trai được học hỏi các vai trò giới thông qua người cha và người cậu để trở thành pô rông, có trách nhiệm lo sự tồn tại vật chất của gia đình. Điều này cho thấy, mặc dù có sự thay đổi ít nhiều nhưng về cơ bản sự phân công lao động trong gia đình và ngoài xã hội ở người Ê-đê hiện nay vẫn dựa trên tiêu chí cơ bản là giới tính. Mặc dù sự phân công lao động theo giới truyền thống đã mờ nhạt dần cùng với sự biến đổi kinh tế - xã hội và sự đa dạng trong cơ cấu nghề nghiệp trong cư dân, song trong phạm vi gia đình, quan niệm trên vẫn còn khá đậm nét mà điều này được thể hiện rõ qua những loại hình công việc mà phụ nữ và nam giới làm hàng ngày. Trong thực tế, phụ nữ và nam giới vẫn đang thực hiện trách nhiệm và bổn phận được gắn cho từng giới trong gia đình như cha mẹ, ông bà của họ ngày xưa, nhất là ở vùng nông thôn, nơi điều kiện kinh tế - xã hội còn chậm phát triển, cư dân phần lớn sống bằng sản xuất nông nghiệp. Tài liệu tham khảo [1] Anne De Hautecloque-Howe (2004), Người Ê-đê: Một xã hội mẫu quyền, NXB. Văn hóa Dân tộc; [2] Thu Nhung Mlo Duôn Du (2000), Vai trò của người vợ và người chồng trong gia đình truyền thống của người Ê-đê, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 2, 66-72; [3] Thu Nhung Mlo Duôn Du (2001), Người phụ nữ Ê-đê trong đời sống xã hội tộc người, Luận án Tiến sĩ lịch sử; [4] Nguyễn Thị Hạnh (2004), Mẫu hệ, phụ nữ Ê-đê và kinh tế hộ gia đình, NXB. Nông nghiệp; [5] Phạm Quỳnh Phương (2015, Giới, tăng quyền và phát triển – Quan hệ giới từ góc nhìn của người dân tộc thiểu số ở Việt Nam, NXB. Thế giới; [6] Nguyễn Minh Tuấn (2012), Bình đẳng giới trong gia đình người dân tộc Ê-đê ở Đắk Lắk, Tạp chí xã hội học, số 2 (118), trang 81-89; [7] Ngô Đức Thịnh, Chu Thái Sơn (1996), Luật tục Ê-đê, NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội; [8] Hoàng Bá Thịnh (2014), Giáo trình xã hội học về giới, NXB. Đại học Quốc gia, Hà Nội. THE ROLE OF FAMILY IN GENDER AWARENESS FORMATION OF E-DE ETHNIC MINORITY CHILDREN NOWADAY Abstract: Gender roles are the assemply of behaviors that relate to gender characteristics and abilities to male or female (male or female children). These roles are determined by economic, cultural and social factors. Gender roles are divided into three groups: production role; reproduction role and community role. Although both men and women are capable of engaging in all three roles, the level of performance of these roles varies from one community to another, and the socialization of gender roles in each of these roles. The community will be characterized by the gender division of labor within the community. The article clarifies the contents related to the role of the family in the socialization of gender roles for E-de children, reflected in the contents of socialization and mode of socialization. Keywords: Gender awareness; socialization; the role of the family; gender roles; E-de ethnic minority children.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf176_762_1_pb_5626_2151977.pdf