Vai trò của doanh nghiệp trong việc nâng cao chất lượng giáo dục Đại học

Tài liệu Vai trò của doanh nghiệp trong việc nâng cao chất lượng giáo dục Đại học: TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN SAIGON UNIVERSITY TẠP CHÍ KHOA HỌC SCIENTIFIC JOURNAL ĐẠI HỌC SÀI GÒN OF SAIGON UNIVERSITY Số 61 (01/2019) No. 61 (01/2019) Email: tcdhsg@sgu.edu.vn ; Website: https://tapchikhoahoc.sgu.edu.vn 61 VAI TRÒ CỦA DOANH NGHIỆP TRONG VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC The role of enterprises in improving higher education TS. Trần Thị Sáu Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng Tóm tắt Giáo dục và đào tạo gắn với thực tiễn nghề nghiệp là yêu cầu tất yếu đối với các trường đại học, nhất là trong điều kiện phát triển kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế. Để làm tốt điều này các trường đại học cần thiết lập mối quan hệ gắn kết với các doanh nghiệp. Nhà trường và doanh nghiệp cùng tham gia đào tạo. Bài viết đề cập đến vai trò của doanh nghiệp trong quá trình nâng cao chất lượng giáo dục đại học và bước đầu nghiên cứu những biện pháp tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp, qua đó nâng cao hiệu quả đào tạo. ...

pdf8 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 291 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vai trò của doanh nghiệp trong việc nâng cao chất lượng giáo dục Đại học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN SAIGON UNIVERSITY TẠP CHÍ KHOA HỌC SCIENTIFIC JOURNAL ĐẠI HỌC SÀI GÒN OF SAIGON UNIVERSITY Số 61 (01/2019) No. 61 (01/2019) Email: tcdhsg@sgu.edu.vn ; Website: https://tapchikhoahoc.sgu.edu.vn 61 VAI TRÒ CỦA DOANH NGHIỆP TRONG VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC The role of enterprises in improving higher education TS. Trần Thị Sáu Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng Tóm tắt Giáo dục và đào tạo gắn với thực tiễn nghề nghiệp là yêu cầu tất yếu đối với các trường đại học, nhất là trong điều kiện phát triển kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế. Để làm tốt điều này các trường đại học cần thiết lập mối quan hệ gắn kết với các doanh nghiệp. Nhà trường và doanh nghiệp cùng tham gia đào tạo. Bài viết đề cập đến vai trò của doanh nghiệp trong quá trình nâng cao chất lượng giáo dục đại học và bước đầu nghiên cứu những biện pháp tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp, qua đó nâng cao hiệu quả đào tạo. Từ khóa: doanh nghiệp, giáo dục đại học, trường đại học. Abstract Education and training associated with professional practice is an indispensable requirement for universities, especially in terms of intellectual economic and international integration. In order to do this well, universities should establish relationships with enterprises by joint training. The article mentions the role of enterprises in the process of improving the quality of higher education and initially investigates measures to strengthen cooperation ties between universities and enterprises, thereby improving training effectiveness. Keywords: interprise, higher education, universities. 1. Đặt vấn đề Giáo dục là cách thức cơ bản để con người và xã hội loài người phát triển. Chất lượng nền giáo dục quyết định đến tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Chính vì vậy, đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động giáo dục nhằm phát triển mạnh mẽ nền giáo dục Việt Nam là một trong những nội dung quan trọng được quán triệt tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, XII và nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI. Để triển khai có hiệu quả chủ trương đổi mới, một trong những giải pháp mang tính chiến lược là đổi mới tư duy giáo dục, gắn giáo dục của nhà trường với thực tiễn nghề nghiệp. Hoạt động này diễn ra liên tục từ khâu tuyển sinh (đầu vào) đến khi sinh viên tốt nghiệp (đầu ra) với mục tiêu đào tạo người học ra trường đáp ứng tốt nhất nhu cầu của nhà tuyển dụng và yêu cầu của xã hội. Do đó, mọi giải pháp, biện pháp đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục đại học không thể tách rời với thực tiễn và hỗ trợ Email: ttsau1509@gmail.com SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 61 (01/2019) 62 của doanh nghiệp đối với hoạt động giáo dục và đào tạo của nhà trường. 2. Nội dung 2.1. Vai trò của doanh nghiệp đối với giáo dục đại học Trong quá trình đào tạo ở trường đại học, mối quan hệ gắn kết với doanh nghiệp nhằm tạo môi trường thực hành nghề nghiệp cho sinh viên và thu thập thông tin từ người sử dụng lao động về trình độ chuyên môn, năng lực hoạt động thực tiễn và những phẩm chất cần thiết của lực lượng lao động do nhà trường giáo dục và đào tạo có vai trò đặc biệt quan trọng. Điều đó thể hiện: Thứ nhất, thông tin đa chiều từ doanh nghiệp về trình độ chuyên môn, yêu cầu nghề nghiệp, kỹ năng cứng, kỹ năng mềm là cơ sở giúp lãnh đạo cơ sở giáo dục đại học nhìn nhận và đánh giá khách quan, toàn diện về sứ mạng, mục tiêu giáo dục mà nhà trường đã xây dựng và triển khai thực hiện. Qua hệ thống thông tin do các nhà tuyển dụng cung cấp nhà trường điều chỉnh mục tiêu, hoạch định chính sách và triển khai kế hoạch hành động phù hợp nhằm cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển của doanh nghiệp trong điều kiện toàn cầu hóa và vận hành nền kinh tế tri thức. Thứ hai, thực tiễn của doanh nghiệp với xu thế phát triển, cơ hội kinh doanh, tiềm năng, thế mạnh của doanh nghiệp là căn cứ giúp nhà trường xây dựng, đổi mới các chương trình đào tạo, chương trình chi tiết môn học của nhà trường phù hợp. Bốn trăm năm trước Công nguyên khi được hỏi người học nên được dạy điều gì triết gia Aristippus của Hi Lạp đã trả lời. “Những điều mà họ sẽ sử dụng khi họ trở thành người lớn”. Điều này có nghĩa cần lựa chọn những nội dung thiết thực, có ý nghĩa đối với tương lai người học để đưa vào chương trình giáo dục. Có những nội dung rất quan trọng và hiển nhiên đối với người dạy và người xây dựng chương trình nhưng rất có thể với sinh viên lại không có nhiều ý nghĩa cho công việc sau này của các em. Chính vì vậy, những thông tin từ doanh nghiệp sẽ hỗ trợ cho nhà trường xây dựng chương trình giáo dục có chất lượng. Thực tế hiện nay do thiếu kết nối thông tin giữa nhà trường và doanh nghiệp nên khoảng 50% số sinh viên ra trường không kiếm được việc làm hoặc làm việc không đúng ngành nghề được đào tạo gây lãng phí không nhỏ cho xã hội. Khảo sát của một số trường trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh gần đây cho thấy, tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm đúng với ngành học của Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Ðại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh) khoảng 40%; Trường Đại học Bách khoa (Ðại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh) 41%, Trường Ðại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh 65%, Trường Cao đẳng Nguyễn Tất Thành (hệ cao đẳng) 63%.v.v.[7]. Khoảng 72.000 cử nhân, thạc sĩ đang thất nghiệp mà Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội công bố năm 2014 là nỗi trăn trở lớn của xã hội. Không dừng lại đó, theo thông tin từ thị trường lao động Việt Nam quý I/2015 cho biết, số lao động tốt nghiệp đại học, trên đại học thất nghiệp là 177.700 người, cử nhân cao đẳng thất nghiệp là 100.600 người [9]. Nhiều ngành nghề mà những sinh viên tốt nghiệp xã hội đang rất cần, tuy nhiên sinh viên vẫn thất nghiệp do không đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng. Trong thời gian qua nhiều công ty nước ngoài như công ty Intel, công ty Samsung... hoặc công ty trong nước như TRẦN THỊ SÁU TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN 63 FPT có nhu cầu rất lớn về tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp vào làm việc nhưng chỉ có một số ít sinh viên ra trường đáp ứng được yêu cầu công việc. Trong lúc sinh viên ra trường thất nghiệp rất nhiều thì thị trường lao động thiếu hụt nghiêm trọng nguồn lực lao động có khả năng đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng, đó là thách thức lớn đối với giáo dục đại học Việt Nam hiện nay. Một trong những nguyên nhân của thực trạng này là nội dung, chương trình đào tạo của các trường đại học, cao đẳng chưa xuất phát từ thực tế cuộc sống, chưa đáp ứng yêu cầu về trình độ chuyên môn và năng lực hoạt động trong môi trường toàn cầu hóa, chương trình thiếu chú trọng rèn luyện cho sinh viên kỹ năng giao tiếp, ứng xử, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng ra quyết định và chưa hình thành, phát triển các đức tính, tác phong cần thiết của người lao động hiện đại. Đặc biệt, yêu cầu về những chuẩn mực trên đối với mỗi ngành nghề, mỗi doanh nghiệp có sự khác nhau, do vậy ý kiến từ doanh nghiệp sẽ giúp nhà trường có cách tiếp cận tổng thể và toàn diện khi xây dựng chương trình đào tạo. Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới (WB), chất lượng nguồn nhân lực hiện nay của Việt Nam đạt 3,79/10, xếp thứ 11/12 nước ở châu Á tham gia xếp hạng. Chỉ số cạnh tranh nguồn nhân lực Việt Nam chỉ đạt 3,39/10 điểm và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế chỉ đạt 73/133 nước tham gia xếp hạng [6, tr.84]. Để khắc phục tình trạng trên, các trường đại học phải tăng cường hợp tác với doanh nghiệp trong quá trình xây dựng chương trình đào tạo, chương trình chi tiết nhằm đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp. Thứ ba, sự kết nối với các doanh nghiệp giúp nhà trường và các giảng viên điều chỉnh hình thức, phương pháp dạy học tích cực, chủ động nhằm hướng tới đào tạo nguồn nhân lực không chỉ phát triển cao về trí lực mà còn có đầy đủ năng lực và phẩm chất để làm việc một cách hiệu quả. Qua hệ thống thông tin này các giảng viên nắm vững những yêu cầu về năng lực và kỹ năng của người lao động, từ đó tiếp cận và đổi mới phương pháp dạy theo hướng coi trọng thực hành, tránh lối dạy thiên về lý thuyết, khô khan, xa rời thực tế. Sở dĩ như vậy vì "Nhà giáo dục lớn nhất vẫn là thực tiễn, nhà trường lớn nhất vẫn là cuộc đời. Không có gì làm mất uy tín của nhà giáo dục hơn là sự tách rời giữa lời nói và việc làm, giữa lý luận và việc làm" [4, tr.109]. Thứ tư, sự tham gia của doanh nghiệp vào hoạt động đào tạo của nhà trường tạo điều kiện cho sinh viên, giảng viên, các nhà khoa học của nhà trường nghiên cứu, sáng tạo và thực hiện các ý tưởng khoa học của mình trên thực tế. Mô hình kết hợp giáo dục giữa Nhà nước - Nhà trường - Nhà nghiên cứu - Nhà tài trợ - Nhà tuyển dụng sẽ tạo cơ hội huy động sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội trong quá trình đào tạo nên lực lượng lao động có chất lượng cho nền kinh tế. Thứ năm, thường xuyên gắn kết giữa hoạt động của doanh nghiệp với hoạt động đào tạo của nhà trường đảm bảo lợi ích của người học. Trước hết, qua thực tiễn của doanh nghiệp sinh viên sẽ hiểu được thực tế nghề nghiệp, những yêu cầu đối với công việc và vị trí các em đảm nhận sau này, qua đó có phương pháp học tập, rèn luyện phù hợp với yêu cầu công việc trong tương lai. Đồng thời, kênh thông tin của doanh nghiệp và nhà trường được kết nối thường xuyên tạo cơ hội cho các em, một SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 61 (01/2019) 64 mặt có thể tiếp cận công việc khi còn đang học, mặt khác có cơ hội tìm kiếm việc làm ngay sau khi ra trường. Nhà trường chính là cầu nối giữa sinh viên với doanh nghiệp. Hiện nay, sinh viên ra trường tìm việc chủ yếu qua thông tin mà các em cập nhật được từ Internet, từ các phương tiện truyền thông hoặc do nhà trường giới thiệu.v.v. Tuy vậy, tỷ lệ sinh viên có được việc làm qua giới thiệu của trường còn thấp. Điều này, một phần do các trường đại học thiếu thông tin về yêu cầu của các nhà tuyển dụng để đổi mới chương trình đào tạo, một phần do nhà tuyển dụng thiếu nhiệt tình đón nhận sinh viên ra trường vì cho rằng chất lượng đào tạo của nhà trường chưa sát thực tế, khiến nhà tuyển dụng phải đào tạo lại mới sử dụng được. Ðể giải quyết vấn đề này, ngay từ khi đang học ở giảng đường, nhà trường tạo điều kiện cho các em được tiếp cận với công việc thực tế của các doanh nghiệp. Thứ sáu, bằng việc cung cấp cho nhà trường những thông tin liên quan đến hoạt động giáo dục, nhà trường điều chỉnh nội dung, chương trình, phương pháp dạy học tích cực và phù hợp, doanh nghiệp có cơ hội được cung ứng nguồn nhân lực có chất lượng cao, có khả năng làm việc hiệu quả trong môi trường hợp tác và cạnh tranh. Điều này mang lại lợi ích to lớn và lâu dài cho các doanh nghiệp. Mối quan hệ hai chiều này sẽ mang lại lợi ích to lớn và lâu dài cho cả trường đại học, doanh nghiệp và xã hội. Thứ bảy, cơ sở vật chất, phòng thực hành, thí nghiệm là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục đại học. Trên cơ sở ý kiến của các nhà tuyển dụng nhà trường xây dựng cơ sở thực hành, thí nghiệm đảm bảo yêu cầu nghề nghiệp trong thực tế. Điều này không chỉ giúp nâng cao chất lượng dạy học mà còn tránh lãng phí nguồn lực cho nhà trường và xã hội. Ngược lại doanh nghiệp cũng có lợi ích to lớn khi kết nối với nhà trường. Lợi ích này được xác định là lâu dài và bảo đảm sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Bởi lẽ nguồn lực lao động đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 là nhân tố quyết định năng suất lao động và sự thành bại của doanh nghiệp. Doanh nghiệp luôn yên tâm có nguồn lực lớn hỗ trợ cho mình khi có nhu cầu. Họ cũng không mất nhiều chi phí tuyển dụng và đặc biệt họ có thể chọn chính xác người doanh nghiệp đang cần. Đồng thời doanh nghiệp có cơ hội được đánh giá, góp ý với nhà trường chương trình, nội dung đào tạo, qua đó có thể đào tạo được những sinh viên đáp ứng yêu cầu sử dụng của nhà tuyển dụng. Đặc biệt nguồn nhân lực có khả năng kết nối hình thành trí tuệ nhóm và sử dụng công nghệ kết nối vạn vật nhằm hình thành trí tuệ nhân tạo, đáp ứng yêu cầu công việc của doanh nghiệp là xu thế tất yếu của nhà trường và doanh nghiệp trong xã hội hiện đại. Thông qua mối quan hệ này doanh nghiệp có thể tài trợ các chương trình học bổng hoặc hỗ trợ các chương trình nghiên cứu khoa học của sinh viên như một hình thức đầu tư và cũng là cách để doanh nghiệp quảng bá vị thế của mình. 2.2. Biện pháp tăng cường mối quan hệ gắn bó giữa trường đại học và doanh nghiệp Trong nền giáo dục hiện đại, với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế tri thức, sự lan tỏa của toàn cầu hóa và tác động sâu sắc của cách mạng công nghiệp 4.0, hoạt động liên kết giữa doanh nghiệp và nhà TRẦN THỊ SÁU TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN 65 trường trong công tác giáo dục và đào tạo cũng như trong hoạt động sản xuất kinh doanh cần được tiến hành thường xuyên và hiệu quả. Mục tiêu này sẽ đạt được nếu các bên chú trọng thực hiện những biện pháp sau: Một là, Nhà trường thường xuyên kết nối và có những hình thức giới thiệu các sinh viên giỏi tới thực tập, thử việc ở các doanh nghiệp như một hình thức quảng bá sản phẩm. Qua đó Nhà trường cho thấy những lợi ích to lớn của doanh nghiệp khi đầu tư vào đội ngũ lao động ngay từ khi các em bước vào cổng trường đại học. Việc doanh nghiệp đặt hàng cho trường đại học đào tạo những người lao động đáp ứng yêu cầu công việc sẽ giúp doanh nghiệp giảm chi phí tuyển dụng, giảm chi phí đào tạo lại và tìm được người lao động am hiểu hoạt động doanh nghiệp, có thể thích ứng với áp lực đến từ công việc. Để trở thành điểm kết nối của doanh nghiệp, khi xây dựng mục tiêu đào tạo, chuẩn đầu ra của các ngành, trường đại học cần lấy doanh nghiệp làm mục tiêu và động lực cho quá trình đào tạo. Nhà trường đào tạo theo những năng lực, kỹ năng mà doanh nghiệp cần, nhấn mạnh những trải nghiệm thực tế của sinh viên. Doanh nghiệp và nhà trường hỗ trợ lẫn nhau trong công tác đào tạo nhân lực đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Đặc biệt, nhà trường chú trọng mời các nhà doanh nghiệp tham gia vào Hội đồng trường, Hội đồng khoa học để các doanh nghiệp vừa có trách nhiệm tham gia hoạt động giáo dục của nhà trường, vừa sử dụng nguồn lực do nhà trường đào tạo, qua đó đánh giá chính xác nội dung, chương trình đào tạo giúp nhà trường điều chỉnh, bổ sung phù hợp thực tiễn. Khi xây dựng chương trình đào tạo, chương trình chi tiết học phần cần nhấn mạnh phần thực hành tại các doanh nghiệp. Ngay từ năm đầu cần đưa môn Kỹ năng mềm vào giảng dạy cho sinh viên và thiết kế thời gian để các em có thể được thực hành những kỹ năng cần thiết ở doanh nghiệp. Hiện nay phần lớn sinh viên ra trường còn thiếu tự tin, thiếu hoặc chưa có những kỹ năng mềm cần thiết đáp ứng các công việc mà doanh nghiệp giao, thiếu hiểu biết về các chuẩn mực nghề nghiệp, các yêu cầu làm việc trong môi trường cạnh tranh và chuyên nghiệp, nhiều khi thiếu tinh thần học hỏi, thiếu ý chí, dễ chán nản khi gặp khó khăn trong công việc. Theo nghiên cứu của các nhà chuyên môn trên 80% sinh viên mới ra trường có kiến thức nhưng quá yếu kỹ năng xử lý những tình huống và điều đó làm “mất điểm” ngay từ đầu tiếp xúc với các nhà tuyển dụng [8]. Phần nhiều sinh viên Việt Nam chưa có tính kỷ luật cao, nhiều em khi đi làm vẫn quen với thời sinh viên ngủ nướng và thiếu tính kỷ luật, vì vậy trong cuộc chạy đua với công việc ở các doanh nghiệp nhiều em đã bị thua cuộc. Hai là, trong quá trình nhà trường, bộ môn xây dựng chương trình đào tạo, chương trình chi tiết nhất thiết phải thông qua các kênh thông tin khác nhau như tổ chức Hội thảo, tổ chức các buổi giao lưu hoặc lấy ý trực tiếp người sử dụng lao động, người quản lý lao động về nội dung chương trình. Doanh nghiệp căn cứ vào nhu cầu thực tiễn của mình hỗ trợ nhà trường xây dựng danh mục các kỹ năng, kiến thức cần đào tạo. Bên cạnh đó nhà trường nên phối hợp và tham khảo ý kiến của các doanh nghiệp về việc phân bổ thời gian của các môn học. Có những môn học cần thiết cho công việc thực tế của sinh SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 61 (01/2019) 66 viên sau này thì nên tăng cường thêm số tiết học lý thuyết cũng như thực hành cho sinh viên, có những môn học ít liên quan đến công việc thực tế thì có thể giảm số tiết hoặc giảm chương trình đào tạo nhằm mục đích là đào tạo chiều sâu và đúng nội dung chuyên ngành. Trường nên chủ động đến với doanh nghiệp hơn nữa để biết được nhu cầu của doanh nghiệp, từ đó đề ra các chính sách và chương trình đào tạo đúng hướng phù hợp với yêu cầu của các doanh nghiệp. Ba là, tạo dựng mối quan hệ bền vững giữa nhà trường và doanh nghiệp. Trong mối quan hệ này Nhà trường cần thiết lập mối quan hệ hai chiều, không chỉ là yêu cầu, trách nhiệm của Nhà trường đối với sinh viên mà còn là nhu cầu, sự quan tâm của doanh nghiệp đối với lực lượng lao động tương lai của doanh nghiệp. Đưa doanh nghiệp trở thành một trong những chủ thể tham gia đào tạo nghề. Thay vì doanh nghiệp đứng ngoài, thụ động thì nay có cơ chế để doanh nghiệp chủ động tích cực tham gia vào hệ thống này với vai trò là nhà đào tạo, nhà đầu tư và đồng thời cũng là người sử dụng “sản phẩm” của nhà trường. Doanh nghiệp tham gia đào tạo với giảng viên chính là những thợ bậc cao, những kỹ sư lành nghề trong doanh nghiệp, hướng dẫn các em trên những thiết bị máy móc và các công việc cụ thể của doanh nghiệp. Tạo cho sinh viên cơ hội tiếp cận được với những sản phẩm thực tế công nghệ hoặc quy trình mà doanh nghiệp đang áp dụng là cách nhanh nhất giúp sinh viên củng cố, mở rộng kiến thức trên lớp. Sinh viên sẽ đảm trách những công việc từ đơn giản đến trung bình. Chương trình học sẽ được phát triển bởi sự hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp. Đồng thời nhà trường có thể mời các kỹ sư, chuyên gia và thợ bậc cao ở các doanh nghiệp về giảng dạy tại trường. Ngoài ra, nhà trường cũng có thể gửi giảng viên đến doanh nghiệp để học hỏi công nghệ mới. Nhà trường và doanh nghiệp có thể hợp tác thành lập trung tâm đào tạo tại chỗ, nhận sinh viên về đào tạo và thực tập. Sinh viên được đào tạo một thời gian tại nhà trường sau đó đào tạo tại doanh nghiệp. Để làm tốt điều này các trường đại học phải tạo được niềm tin về lợi ích mà mối quan hệ giữa trường đại học với doanh nghiệp mang lại. Vì vậy, nhà trường cần xây dựng niềm tin và thiết lập mối quan hệ bền vững, có tính chiến lược lâu dài với doanh nghiệp. Ðối với trường đại học, việc tham gia hợp tác là đóng góp một phần hoàn thiện các kỹ năng thực hành cho sinh viên và mang lại lợi ích xã hội nhiều hơn nhưng các trường đại học vẫn chưa chủ động tham gia vào vấn đề này như một phần tất yếu của quá trình đào tạo và nghiên cứu ứng dụng. Điều này đòi hỏi nhà trường phải xây dựng chiến lược giáo dục hiệu quả nhằm cung ứng cho các doanh nghiệp những đội ngũ lao động có khả năng đáp ứng yêu cầu cao từ các đơn đặt hàng của doanh nghiệp. Bốn là, trong quá trình đào tạo nhà trường, khoa, bộ môn cần có nhiều seminar với sự tham gia của các doanh nghiệp để sinh viên được tiếp xúc nhiều hơn với thực tế và doanh nghiệp có điều kiện khảo sát trình độ sinh viên, tạo thuận lợi cho công tác tuyển dụng khi có nhu cầu. Định kỳ tổ chức Hội thảo với sự tham gia của đông đảo các doanh nghiệp, qua hội thảo các chuyên gia, các nhà tuyển dụng có thể chuyển đến sinh viên những kiến thức thực tế, thiết thực thông qua việc chia sẻ kinh nghiệm, thành công, thất bại hoặc các bài TRẦN THỊ SÁU TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN 67 tập tình huống để sinh viên khỏi bở ngỡ khi ra trường. Các buổi seminnar, hội thảo sẽ là cơ hội để trường đại học trao đổi thông tin, giới thiệu về nhà trường và tăng cường quan hệ hợp tác giữa hai bên. Năm là, tăng cường hợp tác nghiên cứu khoa học với doanh nghiệp. Yêu cầu đặt ra là sản phẩm nghiên cứu khoa học phải có người dùng, vì vậy nhà trường phải chủ động liên hệ với doanh nghiệp, gặp gỡ, trao đổi, thảo luận từ đó ký kết những hợp đồng nghiên cứu khoa học, những giải pháp kinh tế kỹ thuật giữa doanh nghiệp với nhà trường. Đồng thời nhà trường, các nhà khoa học giới thiệu các ý tưởng nghiên cứu ứng dụng trong các doanh nghiệp, vừa tăng tính thực tiễn của các công trình nghiên cứu, vừa thu hút sự đầu tư, hỗ trợ của doanh nghiệp, từ đó các nhà khoa học có điều kiện tốt để triển khai nghiên cứu. Doanh nghiệp đặt hàng cho sinh viên và các nhà khoa học trong nhà trường nghiên cứu công nghệ, máy móc, thiết bị theo yêu cầu. Hoạt động hai chiều này nếu được triển khai tốt sẽ là phương thức nâng cao chất lượng đào tạo tối ưu, bởi lẽ kết quả nghiên cứu là sự sáng tạo tri thức mang lại lợi ích cho doanh nghiệp, nâng cao năng lực cho nhà nghiên cứu đồng thời khuyến khích sinh viên đam mê khoa học và thành quả này là sự cống hiến cho xã hội. Sáu là, các trường đại học xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về các doanh nghiệp trên địa bàn, trong nước và tiến tới tiếp cận các doanh nghiệp trên thế giới. Các thông tin bao gồm địa chỉ, loại hình doanh nghiệp, ngành nghề, nhu cầu tuyển dụng, tiêu chuẩn, yêu cầu đối với người lao động.v.v. Một trong những hạn chế làm ảnh hưởng đến mối quan hệ hợp tác giữa trường đại học và doanh nghiệp ở Việt Nam là sự thiếu hụt thông tin từ cả hai phía, thiếu đầu mối liên lạc trong việc hợp tác. Việc thu thập thông tin về nhu cầu đào tạo, chất lượng đào tạo của Nhà trường, Khoa còn hẹp, chưa đầy đủ và kịp thời. Do vậy, hệ thống cơ sở dữ liệu giúp nhà trường, khoa xác định chỉ tiêu tuyển sinh phù hợp, kịp thời có định hướng phát triển, hoạch định chiến lược lâu dài cho nhà trường, cung cấp thông tin việc làm cho sinh viên đồng thời thường xuyên giữ mối liên hệ với cựu sinh viên của trường. Đây là kênh quan trọng giúp nhà trường gắn kết chặt chẽ giữa nội dung đào tạo của nhà trường với thực tiễn cuộc sống. Ý kiến thu thập được từ cựu sinh viên sẽ là những thông tin quý giá cho nhà trường trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Bên cạnh đó, nâng cao năng lực hoạt động của Trung tâm (bộ phận) quan hệ doanh nghiệp, phát huy tính tích cực chủ động của khoa trong việc quảng bá, giới thiệu ngành nghề và tăng cường hợp tác đào tạo, nghiên cứu với các doanh nghiệp. Bảy là, ngoài các hoạt động hợp tác trực tiếp với doanh nghiệp, nhà trường còn cần đẩy mạnh công tác lấy ý kiến phản hồi từ doanh nghiệp. Để thu thập được nhiều thông tin bổ ích từ doanh nghiệp về quá trình đào tạo nhà trường cần chú trọng đầu tư xây dựng bộ công cụ lấy ý kiến (phiếu lấy ý kiến, phiếu phỏng vấn...) phù hợp, qua đó thu nhận tối đa những thông tin trung thực, khách quan và hữu ích cho quá trình xây dựng chương trình và điều chỉnh hoạt động giáo dục của nhà trường. Nhà trường thường xuyên tăng cường nghiệp vụ, kỹ năng và nghệ thuật lấy ý kiến cho đội ngũ làm nhiệm vụ lấy ý kiến phản hồi nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thu thập thông tin. SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 61 (01/2019) 68 3. Kết luận Nhà bác học nổi tiếng A.Einstein từng khẳng định rằng đôi khi con người ta coi Nhà trường chỉ là công cụ chuyển giao phần lớn kiến thức đến thế hệ trẻ. Nhưng sự thật không phải như vậy, tri thức thì khô cằn còn nhà trường thì phải phục vụ cuộc sống sinh động. Nhà trường phải phát triển ở cá thể các phẩm chất và năng lực có giá trị cho cuộc sống xã hội. Như vậy, xuất phát từ triết lý giáo dục lấy thực tiễn xã hội làm cơ sở xây dựng chiến lược giáo dục, hoạt động giáo dục của trường đại học không tách rời với thực tiễn doanh nghiệp. Để làm tốt công tác này các trường đại học nâng cao nhận thức, tạo dựng niềm tin của các nhà tuyển dụng và của xã hội đối với hoạt động hợp tác giữa trường đại học với các đơn vị sử dụng lao động. Cần nhận thấy rằng trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực phục vụ nền kinh tế sự kết nối giữa nhà trường và doanh nghiệp là quyền lợi và trách nhiệm chung của các bên. Nhà trường không ngừng thiết lập và mở rộng các mối quan hệ với các đơn vị tuyển dụng, thu hút các doanh nghiệp tham gia đào tạo và tích cực đóng góp ý kiến vào chương trình và hoạt động giáo dục cũng như nghiên cứu khoa học của nhà trường. Doanh nghiệp được xác định như là mắt xích quan trọng của quá trình đào tạo đồng thời là nơi để kiểm chứng mức độ phù hợp của chương trình giáo dục. Qua hệ thống này nhà trường thường xuyên cập nhật thông tin, điều chỉnh và hoàn thiện chương trình giáo dục đáp ứng yêu về lực lượng lao động của các doanh nghiệp. Mang thực tiễn cuộc sống đến với Nhà trường và mang tri thức đến với doanh nghiệp chính là nguyên lý giáo dục hiện đại. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Đức Chính (chủ biên) (2002), Kiểm định chất lượng trong giáo dục đại học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 2. Trần Khánh Đức (2004), Quản lý và kiểm định chất lượng đào tạo, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 3. Lương Vị Hùng, Khổng Khang Hoa (2008), Triết học giáo dục hiện đại, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 4. Nguyễn Ngọc Long (1987), "Quán triệt mối quan hệ giữa kinh tế với đạo đức trong đổi mới tư duy", Tạp chí Nghiên cứu giáo dục. 5. Lê Nguyên Long (1999), Thử đi tìm những phương pháp dạy học hiệu quả, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 6. Nguyễn Đình Luận, “Sự gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam, thực trạng và khuyến nghị”, Tạp chí Phát triển và Hội nhập số 22 tháng 5, 6/2015, tr.84 7. http: www.nhandan.com.vn 8. http: www.tuvantamly.net 9. http:doisongvaphapluat.com.vn ngày 21/7/2015 Ngày nhận bài: 19/10/2016 Biên tập xong: 15/12/2018 Duyệt đăng: 20/01/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf79_0115_2214984.pdf
Tài liệu liên quan