Ứng dụng luận điểm 4 trụ cột giáo dục vào đào tạo truyền thông giáo dục cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường - Chu Mạnh Trinh

Tài liệu Ứng dụng luận điểm 4 trụ cột giáo dục vào đào tạo truyền thông giáo dục cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường - Chu Mạnh Trinh: 119 ỨNG DỤNG LUẬN ĐIỂM 4 TRỤ CỘT GIÁO DỤC VÀO ĐÀO TẠO TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC CỘNG ĐỒNG THAM GIA BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG "Nghiên cứu trường hợp điển hình về hoạt động môi trường của sinh viên Đại học Quảng Nam cùng cộng đồng ở Hội An". Chu Mạnh Trinh 1 Tóm tắt: Ứng dụng luận điểm 4 trụ cột của giáo dục vào đào tạo truyền thông giáo dục cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường thông qua hoạt động quản lý rác thải sinh hoạt theo phương thức phân loại rác tại nguồn ở Hội An đã và đang đáp ứng được mục đích nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, hình thành thói quen, nếp sống văn minh đô thị, bảo vệ môi trường và trách nhiệm với cuộc sống, vì lợi ích mọi người, lợi ích thiên nhiên, hướng đến phát triển bền vững. Bài viết với mục tiêu mô tả sự lồng ghép luận điểm trên vào công tác truyền thông giáo dục cộng đồng bảo vệ môi trường thông qua trường hợp nghiên cứu điển hình về hoạt động môi trường của sinh viên Đại học Quảng Nam cùng cộng đồng ở Hội An. Dữ liệu được thu thập...

pdf14 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 444 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ứng dụng luận điểm 4 trụ cột giáo dục vào đào tạo truyền thông giáo dục cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường - Chu Mạnh Trinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
119 ỨNG DỤNG LUẬN ĐIỂM 4 TRỤ CỘT GIÁO DỤC VÀO ĐÀO TẠO TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC CỘNG ĐỒNG THAM GIA BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG "Nghiên cứu trường hợp điển hình về hoạt động môi trường của sinh viên Đại học Quảng Nam cùng cộng đồng ở Hội An". Chu Mạnh Trinh 1 Tóm tắt: Ứng dụng luận điểm 4 trụ cột của giáo dục vào đào tạo truyền thông giáo dục cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường thông qua hoạt động quản lý rác thải sinh hoạt theo phương thức phân loại rác tại nguồn ở Hội An đã và đang đáp ứng được mục đích nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, hình thành thói quen, nếp sống văn minh đô thị, bảo vệ môi trường và trách nhiệm với cuộc sống, vì lợi ích mọi người, lợi ích thiên nhiên, hướng đến phát triển bền vững. Bài viết với mục tiêu mô tả sự lồng ghép luận điểm trên vào công tác truyền thông giáo dục cộng đồng bảo vệ môi trường thông qua trường hợp nghiên cứu điển hình về hoạt động môi trường của sinh viên Đại học Quảng Nam cùng cộng đồng ở Hội An. Dữ liệu được thu thập trên 15 thôn/khối của 2 xã, phường đại diện qua đo đạc thực nghiệm tại hộ gia đình, và của toàn thành phố qua đánh giá có sự tham gia, phỏng vấn nhóm dựa trên khung cấp độ đồng quản lý và phương pháp nghiên cứu hành động cùng tham gia. Keywords: 4 trụ cột giáo dục; Cộng đồng tham gia; Phân loại rác tại nguồn; Thay đổi hành vi. 1. Mở đầu 4 trụ cột giáo dục theo quan điểm UNESCO “học để biết, học để làm, học để cùng chung sống, học để làm người” [7] ngày càng được ứng dụng rộng rãi. Học để biết. Học để có được kiến thức. Học để lĩnh hội được thông tin. Tuy nhiên, ngày nay với sự bùng nỗ của công nghệ, người học như được tắm mình trong biển cả của thông tin của tri thức. Vì vậy biết cái gì? vì sao cần phải biết? và làm thế nào để biết? là vấn đề quan trọng. Học để làm. Học để biết được cách làm. Học để làm được việc là nhu cầu của người đi học. Tuy nhiên, làm cái gì? làm cho ai? hoặc là vì sao phải làm? có làm được không? vẫn thường là các câu hỏi lớn trong xã hội. Vì vậy, học như thế nào để làm được? và làm ở đâu? cũng cần được quan tâm. Học để cùng chung sống. Đã từ lâu con người không thể tách rời khỏi gia đình, khỏi xã hội và đặc biệt trong thời đại ngày nay, con người càng không thể tách rời khỏi cộng đồng. Tuy nhiên, chung sống với ai? vì sao phải chung sống? và làm thế nào để được mọi người chấp nhận? là những câu hỏi lớn khi tiếp cận vấn đề này. Học để làm người. Học để có điều kiện khẳng định lấy mình là nhu cầu lớn đối với mỗi con người. Con người được thể hiện qua nhân cách? đạo đức? Quá trình sư phạm toàn diện bao gồm 2 quá trình bộ phận là quá trình dạy học và 1 TS, BQL Khu Bảo tồn biển Cù Lao Chàm CHU MẠNH TRINH 120 quá trình giáo dục [2]. Quá trình dạy học cơ bản là trang bị tri thức khoa học cho người được giáo dục, trong khi quá trình giáo dục là hình thành nhân cách, hay nói cách khác là quá trình hình thành đức và tài cho người học. Giáo dục cộng đồng cũng là một quá trình giáo dục toàn diện hiện nay trong xã hội nhằm hình thành tính cách xã hội, phẩm chất tốt đẹp của mọi thành viên trong cộng đồng ấy [7]. Đối với tài nguyên và môi trường, đối tượng của giáo dục cộng đồng về lĩnh vực này được mở rộng với mọi tầng lớp trong xã hội [5]. Tuy nhiên, trong một không gian nghiên cứu nhất định, các đối tượng giáo dục gắn liền với nhà trường thường theo các trang lứa đều nhau, còn trong cộng đồng thì tính phức tạp cao hơn về các khía cạnh như tuổi tác, nghề nghiệp, thành phần. Vai trò của cộng đồng, xã hội trong liên kết giáo dục với nhà trường nhằm đáp ứng được tính phức tạp của quá trình giáo dục [2]. Điều kiện làm việc của lao động sư phạm bao gồm không gian và thời gian [2], vì vậy tăng cường giáo dục cộng đồng càng tạo điều kiện thuận lợi cho lao động sư phạm hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình trong quá trình dạy học và giáo dục. Người sinh viên được tào tạo về quản lý môi trường hôm nay sẽ là người cán bộ cộng đồng ngày mai đòi hỏi không những vững kiến thức đã học, mà còn phải biết thực hành, biết làm, biết vận động cộng đồng tham gia vào bảo vệ môi trường. Muốn vậy người cán bộ cộng đồng phải biết tập hợp được lực lượng, phải thành thạo các kỹ năng hỗ trợ cộng đồng xây dựng được tầm nhìn, triển vọng tương lai của phát triển bền vững tại địa phương, phân tích được các tình huống và giải quyết được các vấn đề theo khả năng của nội lực địa phương. Đồng thời người cán bộ cộng đồng phải hết sức mẫu mực, là tấm gương trong thực hành các nỗ lực bảo vệ môi trường [3]. Như vậy, nhu cầu của người học, người được giáo dục không chỉ là học để biết, mà học còn để làm, để cùng mọi người làm, để chung sống với cộng đồng và để có thể khẳng định lấy mình với chia sẻ trách nhiệm và lợi ích chung của mọi người của xã hội. Thông qua nghiên cứu khả thi về quản lý rác thải sinh hoạt tại thành phố Hội An, người sinh viên thực tập có được cơ hội lĩnh hội thông tin khoa học, tri thức xã hội, cộng đồng về tài nguyên, môi trường và rác thải chuyển đến người dân thông qua mục đích, nội dung, hình thức truyền thông và giáo dục nhằm thay đổi nhận thức, hành vi, hình thành thói quen, nếp sống hài hòa với thiên nhiên. Ở đây, người sinh viên được hướng dẫn thực hiện các điều tra khảo sát trực tiếp trong cộng đồng để phát hiện các quy luật phát sinh, vận hành và đến điểm cuối cùng của rác thải. Người sinh viên một lần nữa được kiểm nghiệm thực tế và đối chiếu với những kiến thức hàn lâm mà mình đã được học ở trường và từ đó hình thành nên kiến thức cho riêng mình [6]. Sinh viên được tiếp cận thiết kế bài giảng truyền thông về rác thải và quản lý rác thải cho cộng đồng. Sinh viên sẽ phải làm việc với các bên liên quan cơ bản trong cộng đồng như nhà quản lý, nhà khoa học, đồng doanh nghiệp và người dân để thuyết phục sự đồng thuận từ mọi người ở đây. Người sinh viên sẽ không thể thực hiện được nhiệm vụ này nếu như chỉ có một mình, mà phải cùng làm nhóm, có sự tổ chức và phân công một cách phù hợp. Đồng thời từ đó người sinh viên nhận ra được rằng quá trình giáo dục cộng đồng một cách toàn diện phải thực hiện bao gồm hai quá trình thành phần là quá trình truyền thông, truyền đạt, tổ chức hoạt động và quá trình giáo dục thường xuyên, liên tục thì mới chuyển đổi được hành vi, xây dựng thói quen và hình thành nhân cách [2,6]. Từ tinh thần được đào tạo và giáo dục, tham gia nghiên cứu khả thi này người sinh viên được chủ động chuyển sang vai trò là người ứng dụng luận điểm 4 trụ cột giáo dục truyền thông và giáo dục cộng đồng thông qua sản ỨNG DỤNG LUẬN ĐIỂM 4 TRỤ CỘT GIÁO DỤC 121 phẩm là người dân cần được biết, hiểu, làm, hợp tác, tổ chức thực hiện, chuyển đổi hành vi, thực hiện nếp sống văn minh, tích cực bảo vệ môi trường tại địa phương. Với mô hình thí điểm về đồng quản lý rác thải sinh hoạt tại thành phố Hội An [3], người sinh viên vừa tác nghiệp là người thực hiện nghiên cứu vừa với vai trò là nhà khoa học, bảo tồn, giáo dục cộng đồng. Hòa nhập thành phần này, người sinh viên là người giáo dục, truyền thông và sẽ thực hiện quá trình sư phạm bao gồm 2 quá trình thành phần là truyền thông, và giáo dục. Để làm tốt công việc này người sinh viên phải thực hiện đồng thời 3 chức năng lớn là nghiên cứu, giảng dạy và giáo dục đối với nhà quản lý, doanh nghiệp và người dân, cũng như tác động đến vai trò của 4 nhà trong quá trình thực hiện mô hình [2,6]. 2. Nội dung 2.1. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu Đây là một nghiên cứu hành động (Participatory Action Research, PAR) của nhóm nghiên cứu và tham gia của cộng đồng dân cư địa phương từ việc phát hiện các vấn đề bất ổn trong quản lý rác thải sinh hoạt tại thành phố Hội An đến việc tìm ra và thực hiện phương cách giải quyết để tăng cường hiệu quả những nỗ lực bảo vệ môi trường thông qua ứng dụng luận điểm 4 trụ cột giáo dục vào đào tạo truyền thông giáo dục cộng đồng. 2.1.1. Dữ liệu định tính Nghiên cứu đã vận dụng một số công cụ đồng tham gia để khai thác thông tin định tính từ cộng đồng. Khung phân tích DPSIR (dẫn lực, áp lực, hiện trạng, tác động, đáp ứng) hướng dẫn cộng đồng nhận định các mâu thuẫn tồn tại trong hiện trạng quản lý rác thải địa phương để đưa ra các giải pháp cần thực hiện trong quá trình đồng quản lý (ĐQL). Khung phân tích này được sử dụng định kỳ trong khoảng thời gian 2012, 2013, 2014 để xác định các mâu thuẫn, cũng như các giải pháp bổ sung thực hiện. Nguyên tắc SMART (cụ thể, lượng hóa, thực thi, hợp lý, thời gian) hướng dẫn cộng đồng chọn lựa theo thứ tự ưu tiên các hoạt động thực tiễn để thảo luận trên cơ sở cụ thể, khả thi, thiết thực và mốc thời gian của quản lý rác thải; thường đi kèm hỗ trợ cho khung phân tích DPSIR. Ma trận SWOT (điểm mạnh, mặt yếu, cơ hội, thách thức) hướng dẫn cộng đồng nhận định về thế mạnh, điểm yếu của địa phương, cũng như phân tích các cơ hội và thách thức trong quản lý rác thải; thường đi kèm hỗ trợ cho khung phân tích DPSIR [1]. 2.1.2. Dữ liệu định lượng Hướng tiếp cập “Khung cấp độ đồng quản lý” theo [4], giới thiệu từ năm 2011 được vận dụng để khảo sát và thu thập thông tin về hiện trạng đồng quản lý tại địa phương. Điểm chính yếu của khung cấp độ đồng quản lý là sự kết hợp 3 thước đo mức độ hành động của cộng đồng, cấp độ đồng quản lý và cấp độ tham gia theo các bước thông tin tương ứng từ thấp đến cao (Hình 1). Nghiên cứu đã khảo sát 300 mẫu điều tra xác định theo 4 nhóm đối tượng bao gồm nhà quản lý, nhà doanh nghiệp, người dân, nhà khoa học, truyền thông và khách du lịch để thu thập thông tin về quản lý rác thải sinh hoạt bao gồm phân loại, quy định, cơ sở hạ tầng thu gom, xử lý, công nghệ và đầu tư, về trách nhiệm và lợi ích của cộng đồng dựa theo khung cấp độ đồng quản lý để đánh giá hiện trạng đồng quản lý theo thời gian. CHU MẠNH TRINH 122 Hình 1: Khung cấp độ đồng quản lý [4] 2.1.3. Hướng phân tích Dữ liệu định tính được phân tích dựa trên một số công cụ đánh giá có sự tham gia của cộng đồng. Dữ liệu định lượng được phân tích theo phương pháp thống kê mô tả. Các thùng rác được đánh dấu theo thùng dễ phân hủy, thùng khó phân hủy và thùng rác tái chế hay rác ve chai. Tại mỗi thùng, rác được phân theo các nhóm dễ phân hủy, khó phân hủy và tái chế theo hướng dẫn chung của thành phố Hội An. Các nhóm rác phân loại được cân tổng khối lượng và được ghi chép theo dõi sự diễn biến của chúng theo thời gian. 2.2. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 2.2.1. Thiết kế mô hình đồng quản lý (ĐQL) rác thải sinh hoạt Sinh viên thực tập được tham gia thiết kế mô hình đồng quản lý (ĐQL) rác thải sinh hoạt theo phương thức phân loại rác tại nguồn (PLRTN) trên cơ sở khoa học về đồng quản ý, con đường đi của rác thải và định hướng chiến lược quản lý rác thải tại thành phố Hội An. Một giả định khoa học đặt ra là định hướng đó chỉ rõ rác thải được phân thành 3 nhóm riêng biệt bao gồm rác thải dễ phân hủy, rác thải khó phân hủy và rác thải tái chế hay còn gọi là rác thải ve chai ngay sau khi nó được hình thành. Hành động phân loại rác thải sinh hoạt một cách song hành tại thời điểm rác thải được hình thành gọi là phân loại rác tại nguồn. Sau đó 3 loại rác thải sinh hoạt được thu gom và chuyển đến các điểm cuối cùng theo đúng quy định. Rác thải tái chế sẽ được chuyển đến các cơ sở thu mua phế liệu. Rác Hành động của cộng đồng Cấp độ đồng quản lý Cấp độ tham gia Hướng dẫn Cố vấn Hợp tác Tư vấn Thông tin Quyết định Biết Bàn Làm Kiểm tra Thụ động Chủ động Thực thi, tuân thủ Tâm huyết Tự quản Cấp độ tham gia ĐQL rác thải Hội An vào năm 2014 Thời gian bắt đầu tháng 11/2012 ỨNG DỤNG LUẬN ĐIỂM 4 TRỤ CỘT GIÁO DỤC 123 thải dễ phân hủy sẽ được chuyển đến nhà máy làm phân compost, hoặc các nơi làm compost hộ gia đình. Rác thải khó phân hủy sẽ được chuyển đến bãi rác Cẩm Hà. Mô hình được thực hiện mang nội dung và hình thức phát triển cộng đồng vì vậy để thuận lợi triển khai các hoạt động của mô hình ĐQL rác thải theo phương thức PLRTN cần phải xúc tiến công tác truyền thông nâng cao nhận thức và năng lực cho cộng đồng tiếp cận và tham gia các hoạt động của mô hình. Sự tham gia rộng rãi và tích cực của người dân, doanh nghiệp, nhà khoa học vào mô hình bao giờ cũng tỷ lệ thuận với hiệu quả triển khai hoạt động. Đồng thời mô hình sẽ tạo điều kiện kế thừa một cách có hệ thống và phối kết hợp với các chương trình, dự án có liên quan tại địa phương một cách phù hợp. Sinh viên được hướng dẫn xây dựng tài liệu truyền thông bao gồm tờ rơi, tài liệu hướng dẫn tập huấn kỹ thuật TOT, số tay PLRTN, hướng dẫn xây dựng kế hoạch quản lý rác thải địa phương là những phương tiện quan trọng giúp cho mô hình ĐQL PLRTN được triển khai hiệu quả. Tài liệu truyền thông dễ hiểu, dễ đọc, dễ tiếp cận, sinh động tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển hóa thông tin vào “nhận thức” của cộng đồng và từ đó phát triển thành ý thức. 1.000 tờ rơi PLRTN được thiết kế và in ấn để phục vụ cho hoạt động truyền thông, tập huấn kỹ thuật trong suốt thời gian đề tài được thực hiện. Nội dung tờ rơi phản ảnh quy định của Hội An về 3 nhóm rác thải cơ bản bao gồm rác thải dễ phân hủy, khó phân hủy và tái chế hay còn gọi là rác thải ve chai [8]. Hình 2: Tờ rơi PLRTN [3] CHU MẠNH TRINH 124 Hình 3: Mô hình đồng quản lý rác thải sinh hoạt tại thành phố Hội An [3] UBND Hội An UBND Xã/Phường Khối/Thôn C/ty CTCC Phòng TN&MT Hội Đoàn thể Chuyên gia Tổ Nhân dân Hộ gia đình Nhà hàng, khách sạn Chợ, trường học, cơ quan Đường phố, nơi công cộng Sự hỗ trợ TC&KT - JICA - GEF - Action for city - MPA - France ODA Rác phát sinh Phân loại rác Thu gom Điểm cuối cùng Rác dễ phân hủy Rác khó phân hủy Rác tái chế Xe thu gom Tổ Tự quản Hội Ve chai Bãi rác Cẩm Hà Nhà máy compost Cơ sở thu mua phế liệu Compost hộ gia đình Hộ gia đình ỨNG DỤNG LUẬN ĐIỂM 4 TRỤ CỘT GIÁO DỤC 125 Giải thích các kí hiệu trên hình 3 : quan hệ giữa các nhóm nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt : quan hệ chỉ đạo : quan hệ hợp tác : con đường đi của rác thải sinh hoạt tại Hội An : rác dễ phân hủy : rác tái chế (rác ve chai) : rác khó phân hủy Giải thích ý nghĩa của hình 3 A. Con đường đi của rác thải sinh hoạt tại thành phố Hội An Con đường đi của rác thải sinh hoạt tại thành phố Hội An được bắt đầu từ bước phát sinh đến phân loại rác qua thu gom và điểm đến cuối cùng. “Bước phát sinh”: Rác thải sinh hoạt tại thành phố Hội An được ra đời từ 4 nguồn phát sinh chính đó là (1) hộ gia đình, (2) nhà hàng, khách sạn, (3) chợ, trường học, cơ quan, (4) đường phố, nơi công cộng. “Phân loại rác”: Rác thải được phân thành 3 nhóm riêng biệt là rác thải dễ phân hủy, rác thải khó phân hủy và rác thải tái chế hay còn gọi là rác thải ve chai ngay sau khi nó được hình thành. Hành động phân loại rác thải sinh hoạt một cách song hành tại thời điểm rác thải được hình thành gọi là phân loại rác tại nguồn. “Thu gom” là biểu hiện của giai đoạn rác thải được thu gom từ khắp nơi trong thành phố và được đưa về các điểm đến cuối cùng. Thực hiện hoạt động thu gom rác thải hiện nay chủ yếu là 3 lực lượng chính, đó là Công ty Công trình Công cộng của thành phố Hội An, các Tổ thu gom tự quản và Đội ngũ những người thu mua ve chai của địa phương. “Điểm đến cuối cùng” là nơi hoặc là không gian mà rác được đưa về tập kết trong thành phố một thời gian dài hoặc được chế biến trước khi chuyển ra ngoài địa bàn thành phố Hội An. “Điểm đến cuối cùng hiện nay trên con đường đi của rác thải sinh hoạt tại Hội An là bãi rác Cẩm Hà và các cơ sở thu mua phế liệu. Trong thời gian gần đây, ngoài bãi rác Cẩm Hà, các cơ sở thu mua phế liệu, thành phố Hội An còn đưa vào sử dụng Nhà máy làm phân compost và khái niệm làm phân compost hộ gia đình. Ngoài ra, rác thải sinh hoạt tại thành phố Hội An vẫn còn một lượng đáng kể phát tán không kiểm soát được một cách tự do ngoài môi trường chung quanh như tại các bãi đất “hoang”, sông ngòi, bãi biển. Lượng rác thải sinh hoạt phát tán này thông thường được thu gom thông qua các phong trào dọn vệ sinh, làm sạch bãi biển, dòng sông chung của thành phố và các xã phường. B. Quản lý rác thải sinh hoạt tại thành phố Hội An Quản lý rác thải sinh hoạt tại thành phố Hội An được thể hiện rõ nét qua hai mối CHU MẠNH TRINH 126 quan hệ chỉ đạo và hợp tác. Mối quan hệ chỉ đạo thực hiện các quy định về quản lý rác thải sinh hoạt trong thành phố Hội An được thể hiện theo con đường quản lý Nhà nước từ UBND Thành phố xuống UBND Xã/Phường, Thôn/Khối và Tổ Nhân dân thông qua sự tham mưu trực tiếp của Phòng Tài nguyên và Môi trường. Đồng thời mối quan hệ chỉ đạo còn được thể hiện trực tiếp từ UBND Thành phố xuống Công ty CP CTCC, đến Tổ/Đội thu gom, xử lý tại Bãi rác Cẩm Hà và Nhà máy sản xuất phân compost. Mối quan hệ hợp tác được thể hiện tư vấn kỹ thuật, giáo dục, truyền thông về quản lý rác thải sinh hoạt tại thành phố Hội An giữa các bên liên quan, Hội Đoàn thể, tổ chức quốc tế đến cộng đồng nhằm nâng cao nhận thức, năng lực thực hiện hiệu quả các hoạt động quản lý rác thải tại địa phương. 2.2.2. Triển khai thí điểm mô hình Tham gia trực tiếp triển khai ý tưởng tại thôn Trà Quế, xã Cẩm Hà, sinh viên cùng làm việc với Chi hội Phụ nữ thôn thành lập các tổ cộng đồng tham gia PLRTN theo khu vực dân cư trên cơ sở tự nguyện. Sau các buổi tập huấn về kỹ thuật PLRTN, sinh viên được chia thành các nhóm thực hiện chương trình giám sát sự tham gia từ 35 hộ gia đình theo cam kết theo 2 giai đoạn từ tháng 9 đến tháng 12 năm 2013 và từ tháng 1 đến tháng 4 năm 2014. Các tiêu chí giám sát bao gồm xách giỏ đi chợ; hạn chế sử dụng túi nylon; tự làm phân compost tại nhà; gia đình có 2 giỏ rác; và PLRTN. Bảng 1: Chỉ thị và chỉ số giám sát đồng quản lý [3]. TT Chỉ thị Chỉ số giám sát (Đo đạc) Đăng ký thực hiện 1 Luôn luôn xách giỏ đi chợ Cần biết trong gia đình có bao nhiêu giỏ đi chợ? Cần biết trạng thái sử dụng của giỏ: mới nguyên; có dấu vết sử dụng (được giải thích là: cộng rau, mùi cá, hàng hóa còn tồn đọng trong giỏ) Các hộ gia đình đăng ký thực hiện 100% 2 Giảm sử dụng túi nylon và tiến đến nói không với túi nylon Cần biết số lượng túi ni lông được dùng trong tuần đến kiểm tra? Số lượng túi ni lông được giặt sạch phơi khô sau khi sử dụng xong? Xem trong giỏ rác có túi ni lông không? bao nhiêu túi? 100% các các hộ gia đình đăng ký sẽ giảm từ 30-50% nhu cầu sử dụng túi nylon hàng ngày, bởi vì phải tập dần dần. 3 Phân loại rác tại nguồn Cần biết được tên các giỏ rác trong gia đình bao gồm: giỏ rác dễ phân hủy, giỏ rác khó phân hủy, giỏ rác tái chế? Cần biết được khối lượng từng loại rác trong mỗi giỏ? 100% các hộ gia đình đăng ký thực hiện. 4 Mỗi gia đình có ít nhất 2 giỏ rác trong nhà Quan sát xem gia đình có mấy giỏ rác? Và tên của các giỏ rác là gi? 100% các hộ gia đình đăng ký thực hiện 5 Tự làm phân compost tại nhà Quan sát xem gia đình có thùng hoặc hục phân compost không? 100% các hộ gia đình đăng ký thực hiện ỨNG DỤNG LUẬN ĐIỂM 4 TRỤ CỘT GIÁO DỤC 127 TT Chỉ thị Chỉ số giám sát (Đo đạc) Đăng ký thực hiện 6 Sử dụng hộp nhựa, camen, để mua thức ăn, hoặc đựng thực phẩm ướt Quan sát xem gia đình có bao nhiêu hộp đựng thực phẩm, camen? 100% các hộ gia đình đăng ký thực hiện 7 Sử dụng hướng dẫn PLRTN Quan sát xem tờ rơi phân loại rác được đặt hoặc dán tại đâu? 100 % các hộ gia đình đăng ký thực hiện Sinh viên được hướng dẫn quan sát và ghi nhận sự tham gia của người dân trực tiếp vào PLRTN. Thông tin và dữ liệu thu thập trong quá trình giám sát được sinh viên tổng hợp và mô phỏng theo các biểu đồ (Hình 4). Hình 4: Diễn biến khối lượng 3 loại rác trong các thùng rác dễ phân hủy (DPH), thùng rác khó phân hủy (KPH) và thùng rác tái chế (TC) [3]. Trong thùng rác dễ phân hủy, khối lượng rác dễ phân hủy luôn luôn đạt tỷ lệ cao từ 90% đến 100%, khối lượng của 2 loại rác thải còn lại là rác khó phân hủy và rác tái chế thấp chiếm tỷ lệ dưới 10%. Trong khi đó trong thùng rác khó phân hủy, khối lượng rác thải khó phân hủy luôn luôn chiếm tỷ lệ từ 65% đến 100%; và trong thùng rác tái chế, khối lượng rác thải tái chế luôn luôn chiếm tỷ lệ cao xấp xỉ 100% trong suốt thời gian giám sát từ tháng 9/2013 đến tháng 4/2014. Hình 5: Hiện trạng sử dụng túi nylon tại Trà Quế, thời gian từ tháng 1 đến 4/2014 [3]. CHU MẠNH TRINH 128 Theo dõi hiện trạng sử dụng túi nylon tại thôn Trà Quế trong thời gian từ tháng 1 đến tháng 4/2014, sinh viên nhận thấy rằng diễn biến số túi nylon đếm được trong giỏ rác tăng dần. Trong khi đó số túi nylon sử dụng được giặt sạch, phơi khô để sử dụng trở lại, bán cho ve chai, hoặc bỏ vào thùng rác khó phân hủy thì giảm dần. Số lượng túi nylon sử dụng và số lượng túi nylon bỏ vào giỏ rác theo lời khai của các hộ gia đình định kỳ theo các tuần giám sát cũng giảm dần. Phần lớn sự tham gia của người dân là phụ nữ, người nội trợ chính trong gia đình và có ảnh hưởng trực tiếp đến thành công việc PLRTN. Mặc dù, thông tin cung cấp là có sự phân chia trách nhiệm rất rõ ràng và khác nhau giữa người dân, công ty CP CTCC, chính quyền địa phương, tuy nhiên chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa nghiên cứu với đơn vị thu gom rác. Đồng thời qua giám sát, sinh viên nhận thấy rằng PLRTN cần được tổ chức giáo dục đến trẻ em. Mặc dù, PLRTN người lớn tiếp thu nhanh hơn trẻ em, nhưng thói quen của người lớn khó thay đổi hơn trẻ em. Tuy nhiên, nhìn chung, hộ gia đình đều có thể thực hiện được PLRTN. Nhiều phụ nữ đã hành động giặt túi nylon đã dùng, phơi khô để sử dụng trở lại và đã chuẩn bị hộp nhựa đựng thức ăn thay cho túi nylon, cũng như xách giỏ đi chợ hàng ngày [9]. Hạn chế lớn nhất là các tờ rơi hướng dẫn PLRTN, các chị phụ nữ để chúng trong tủ, bàn nước, hoặc để quên ở lớp tập huấn. Sinh viên đã ghi nhận việc sử dụng các tài liệu truyền thông này để thảo luận, quảng bá, kêu gọi người khác tham gia PLRTN chưa được phát huy hoặc thể hiện hành động tích cực tại địa phương. Trong khi đó, tại thôn Trà Quế đã ghi nhận được khách du lịch đến tham quan, ăn uống, nghỉ ngơi. Thôn Trà Quế cần phân compost để trồng rau. Theo truyền thống, bà con vớt rong dưới sông mang về làm phân bón. Tuy nhiên trong tương lai với sự phát triển của đô thị, lượng rong có thể giảm dần và đồng thời nhu cầu sử dụng phân compost gia tăng. Vì vậy tăng cường PLRTN, làm phân compost hộ gia đình tại thôn Trà Quế cần phải được thảo luận và triển khai, không những vì hành động môi trường mà còn là cải thiện sinh kế địa phương thông qua du lịch sinh thái. Sinh viên được hướng dẫn giám sát sự tham gia của cán bộ thôn, khối, người lãnh đạo các đoàn thể trong quá trình thực hiện nghiên cứu xây dựng mô hình ĐQL rác thải sinh hoạt tại Hội An. Vai trò thúc đẩy sự tham gia từ người dân của cán bộ thôn, khối, lãnh đạo các đoàn thể là rất quan trọng. Sự tham gia và thúc đẩy hoạt động giám sát PLRTN của cán bộ thôn, lãnh đạo các đoàn thể của thôn Trà Quế là rất quý báu, trong khi đó đối với phường Cẩm Phô thì sự tham gia này có phần hạn chế hơn nhiều. Sự nhiệt tình của cán bộ thôn, khối và người lãnh đạo các đoàn thể đã và đang là động lực thúc đẩy sự tham gia của hộ gia đình vào PLRTN. Tham khảo ý kiến của nhiều cán bộ khối, thôn và lãnh đạo các đoàn thể về sự thúc đẩy hoạt động PLRTN thì vấn đề thù lao không kém phần quan trọng, làm gia tăng nhiệt huyết của cán bộ thôn, khối, người lãnh đạo các đoàn thể đối với phong trào PLRTN tại địa phương. Theo kết quả giám sát cho thấy, số hộ tham gia PLRTN tại Cẩm Phô và Trà Quế chiếm 97.01%, số hộ không tham gia phân loại rác chiếm 2.99%. Trong số hộ tham gia PLRTN thì có 89.23% hộ có thùng rác phân loại, có 10.77% hộ chưa có thùng rác. Như vậy vẫn còn một bộ phận nhỏ chưa thực sự hưởng ứng PLRTN và hầu hết các hộ gia đình tự sắm thùng rác cho mình đều tham gia phân loại rác đạt yêu cầu. Điều tra về sự tham gia ỨNG DỤNG LUẬN ĐIỂM 4 TRỤ CỘT GIÁO DỤC 129 của người dân trong PLRTN ghi nhận 44.78% tham gia phân loại vì yêu cầu; 47.76% tham gia vì nhận thấy khả năng tái sử dụng của rác thải; 5.97% tham gia vì cho rằng đa số người khác làm chẳng nhẽ mình không làm, đồng thời góp phần xử lý rác thải thuận lợi hơn; 1.49% không ý kiến. PLRTN là một hành động nhỏ nhưng ý nghĩa rất lớn và làm sao để mọi người tham gia trên tinh thần tự giác là điều rất khó. Theo điều tra trên phạm vi toàn thành phố thì 44.78 % người dân tham gia theo kiểu ép buộc, thiếu tự nguyện và nhiệt tình. Vì vậy, cần phải có giải pháp để mỗi cá nhân tham gia vào PLRTN như là một chủ thể thật sự thay vì là một khách thể làm cho xong việc. Tuy nhiên, phần lớn người dân tại Cẩm Phô và Trà Quế có sự quan tâm đến chương trình PLRTN, tỷ lệ này chiếm 95.52%, chỉ một bộ phận nhỏ người chưa biết chiếm 4.48%. Hình 6: Biểu diễn nhận thức của người dân về thông tin tìm hiểu chương trình, bản chất và hiện trạng tổ chức công tác tuyên truyền về PLRTN tại địa phương [3]. Đại đa số người dân cho rằng việc phân loại rác là “Một hành động nhỏ - ý nghĩa lớn” vì khả năng tái chế rác thành phân vi sinh; lợi ích kinh tế cho việc buôn bán phế liệu; góp phần cho quá trình xử lý rác thải tại nhà máy diễn ra thuận lợi hơn. 92.54% tỷ lệ người dân cho rằng tại Cẩm Phô và Trà Quế có tổ chức phát động chương trình truyền thông PLRTN, trong khi 2.98% cho rằng tại địa bàn chưa tổ chức phát động chương trình và 4.48% không có ý kiến. Hình 7: Phân tích nguyên nhân, hạn chế, giải pháp khắc phục và hình thức đóng góp nâng cao hiệu quả công tác truyền thông giao dục cộng đồng. Ý thức tham gia của người dân được đánh giá với 53.73% là tốt, 44.78% ở mức độ trung bình và 1.49% là chưa tốt. Nguyên nhân mà các hộ gia đình chưa tham gia, hoặc tham gia chưa tốt là do thói quen hằng ngày, tiếp theo là thiếu thùng rác phân loại và người dân chưa thật sự hiểu về bản chất của việc PLRTN. Việc thay đổi thói quen của người dân đòi hỏi thời gian. Do đó, cần phải có những chính sách để người dân có thể thực hiện được nguyên tắc: “Dân biết – Dân bàn – Dân làm - Dân kiểm tra” cho đến khi mỗi cá nhân ý thức được sự tham gia của mình không chỉ thể hiện ở lời nói mà phải có hành động cụ thể và cùng làm với nhau trong cộng đồng. Liên quan đến thay đổi thói CHU MẠNH TRINH 130 quen, nhiều ý kiến đề nghị tăng cường tuyên truyền và nhắc nhở, động viên tham gia, tuy nhiên vẫn có quan điểm cho rằng cần áp dụng biện pháp xử phạt hành chính khi vi phạm nhiều lần, để nâng cao trách nhiệm và tác động vào yếu tố kinh tế nhiều khi mang lại hiệu quả cao. Nhiều nghiên cứu đã chỉ rõ truyền thông là nhiệm vụ quan trọng trong việc chuyển tải thông tin từ chỗ chưa biết đến biết; từ chỗ biết đến thực hành; và từ chỗ thực hành đến nhận thức cao và ý thức [5]. Vì vậy, hình thức chuyển tải phải phong phú nhằm cho cộng đồng dễ nhận ra, dễ hiểu, dễ học, dễ nhớ, dễ hành động và trở thành thói quen, rồi mới đến ý thức. Thông thường hoạt động truyền thông chỉ tập trung lồng ghép vào các dịp lễ hội, hoặc nhiệm vụ được giao từ cấp trên thì vẫn chưa đủ, hoặc đôi khi thông tin cung cấp quá nhiều làm cho người nghe, người đọc, người tiếp nhận có cảm giác dư thừa, “bội thực”. Và như vậy hiệu quả của các hoạt động truyền thông thường rất hạn chế, hơn nữa còn tốn kém nhiều về thời gian, tài chính, công sức con người. Thông tin một khi được chuyển đến người nghe, đọc, xem một cách liên tục, lặp đi, lặp lại nhiều lần thì thông tin đó mới có khả năng được tiếp nhận, được chuyển hóa thành nhận thức cao và ý thức được. Khi được hỏi một cách chủ quan đến các cán bộ môi trường của địa phương về nhận thức của người dân đối với rác thải và xử lý rác thải thì được kết luận rằng có tiến bộ hơn trước. Tất nhiên là qua một quá trình rèn luyện về phân loại và xử lý rác thải thì người dân đã và đang có nhận thức tiến bộ hơn nhiều thông qua các hành động ứng xử tốt dần với vệ sinh môi trường tại địa phương. Hoạt động truyền thông được xác định là một quá trình rất quan trọng trong PLRTN. Truyền thông giúp chuyển tải thông tin đến cộng đồng, nâng cao nhận thức và từ đó góp phần phát triển ý thức trong PLRTN. Vì vậy cần có một chiến lược truyền thông PLRTN một cách dài hạn và thường xuyên, đa dạng về hình thức, nội dung và không chỉ tập trung vào các dịp lễ hội mà còn phải thường kỳ, lặp đi, lặp lại, nhằm hình thành thói quen, nhân cách [10]. 3. Kết luận Ứng dụng luận điểm 4 trụ cột của giáo dục vào đào tạo truyền thông giáo dục cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường tại trường hợp nghiên cứu xây dựng mô hình đồng quản lý rác thải sinh hoạt theo phương thức phân loại rác tại nguồn ở thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, đã và đang đáp ứng được mục đích nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, hình thành thói quen, nếp sống văn minh đô thị, bảo vệ môi trường và trách nhiệm với cuộc sống, vì lợi ích mọi người, lợi ích thiên nhiên, hướng đến phát triển bền vững. Hoạt động truyền thông giáo dục cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường cần phải được thực hiện theo sự phối hợp giữa 4 nhà quản lý, doanh nghiệp, khoa học, và người dân, đa dạng về hình thức, nội dung và duy trì một cách liên tục theo thời gian. Truyền thông và giáo dục cộng đồng cần chú ý đến hoạt động nghiên cứu và trao đổi thông tin nhằm có thể bắt kịp với phát triển kinh tế xã hội và ứng dụng khoa học công nghệ giúp cộng đồng tiếp cận và chuyển đổi được thói quen nhanh chóng và hiệu quả. Tham gia nghiên cứu tại địa phương thông qua mô hình ĐQL rác thải theo phương thức PLRTN tại Hội An, người sinh viên hòa nhập vào thực tế hiểu rõ được 4 luận điểm giáo dục, học để biết, để làm, để hợp tác cùng mọi người và để khẳng định lấy chính mình. Thông qua các hoạt động điều tra, thiết kế, giảng dạy, giám sát, đánh giá công tác truyền ỨNG DỤNG LUẬN ĐIỂM 4 TRỤ CỘT GIÁO DỤC 131 thông, giáo dục cộng đồng tham gia PLRTN, người sinh viên tự đào tạo và khẳng định lấy chính mình trước tập thể nhóm và xã hội một khi ghi nhận được sự chuyển biến hành vi của mọi người tham gia bảo vệ môi trường ngày một tốt đẹp hơn. Sự tham gia và hỗ trợ của sinh viên tham gia nghiên cứu đã đóng góp một phần công sức, trí tuệ tạo nên sự thành công của mô hình ĐQL PLRTN tại địa phương. Đồng thời kết quả hoạt động cũng cho thấy nghiên cứu không chỉ là cầu nối tạo điều kiện giúp cho người sinh viên gắn liền học đi đôi với hành, mà còn là nhà trường với thực tiễn. Vì vậy, đã đến lúc xã hội và nhà trường cần phải cùng sát cánh với nhau trong sự nghiệp đào tạo và giáo dục thế hệ trẻ tương lai cũng như cộng đồng hôm nay. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bach, H. (2002), Methodology and Process for Indicator Development, Ministry of Natural Resources and Environment Viet Nam, Hanoi. [2] Bùi Văn Vân (2015), Đề cương Bài giảng Giáo dục học Đại cương, Khoa Tâm lý – Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng. [3] Chu Mạnh Trinh, Phạm Văn Hiệp (2015), Đồng quản lý rác thải sinh hoạt góp phần thúc đẩy tăng trưởng xanh tại địa phương và khu vực. Bài học kinh nghiệm từ trường hợp thành phố Hội An, Quảng Nam, BQL Khu Bảo tồn biển Cù Lao Chàm, Hội An, Quảng Nam. [4] Chu Mạnh Trinh (2011), “Đồng quản lý tài nguyên và môi trường tại Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm, Hội An, Quảng Nam”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển T11 (2011), 2, tr.79-95. [5] Nguyễn Chu Hồi (2007), Cộng đồng tham gia bảo tồn và phát triển môi trường biển Việt Nam, Trung tâm Nâng cao Nhận thức Cộng đồng, Cục Bảo vệ Môi trường, Việt Nam. [6] Nguyễn Thị Trâm Anh (2015), Tập bài giảng Tâm lý học Đại cương, Khoa Tâm lý – Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng. [7] Sergio. A.S, Jan. V.M, Manu. B. (2010), Developing a curriculum for “learning to live together”: building peace in the minds of people, GROUP T – International University College Leuven, Belgium. [8] TN&MT (2013), Báo cáo chung về tình hình quản lý rác thải tại thành phố Hội An, Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Hội An, Quảng Nam. [9] TU HA (2009), Chỉ thị về việc tuyên truyền, vận động cán bộ, đảng viên, nhân dân nâng cao ý thức và giảm thiểu sử dụng túi nylon góp phần bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố, Số 37-CT/T, Ngày 17/6/2009, Thành ủy Hội An. [10] UBND HA (2014a), Kế hoạch triển khai mở rộng chương trình phân loại rác tại nguồn, Số 1061-KH/UBND, ngày 24/4/2014, UBND thành phố Hội An. CHU MẠNH TRINH 132 Title: APPLYING THE “FOUR PILLARS OF EDUCATION” IN COMMUNICATION TRAINING TO EDUCATE THE COMMUNITY PARTICIPATING THE ENVIRONMENTAL PROTECTION “ Research the specific case on environmental activities of students of Quang Nam University in company with the community in Hoi An City, Quang Nam Province” CHU MANH TRINH Management Board of Cham Islands Marine Protected Area Abstract: Applying the “Four Pillars of Education” aims at training, communicating, and educating the community to join in the environmental protection through the management of household garbage according to the process of separating waste at source has met the purpose of public awareness raising, behavior change, habit formation, urban civilized lifestyle, environmental protection, life responsibility, nature and people benefit sharing towards the sustainable development. This article aims to describe the above concept inserting into community based on the environmental communication and education via the specific case about the environmental activities of students of Quang Nam University in company with the community in Hoi An City, Quang Nam Province. The research samples of households were broken down into 15 communes and wards of Hoi An city in which Participatory Action Research was applied and “Co- management analyze framework” has been used as a guideline for gathering and analyzing data. Keywords: 4 pillars of education; Community participation; Separating waste at source; Behavior change.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf9456_3036_2134865.pdf
Tài liệu liên quan