Ứng dụng KHCN xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn phục vụ xây dựng nông thôn mới Hà Tĩnh

Tài liệu Ứng dụng KHCN xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn phục vụ xây dựng nông thôn mới Hà Tĩnh: Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai 1199 ỨNG DỤNG KHCN XÂY DỰNG MÔ HÌNH SẢN XUẤT RAU AN TOÀN PHỤC VỤ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI HÀ TĨNH Nguyễn Thanh Hải, Nguyễn Viết Quyết, Phạm Tất Thắng Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Bắc Trung bộ TÓM TẮT Kết quả xây dựng mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho thấy sản xuất dưa hấu, bí xanh, bí đỏ an toàn vụ Xuân năng suất đạt khá cao từ 30 – 65 tấn/ha cho thu nhập từ 150 – gần 406 triệu đồng, mô hình bí đỏ vụ Hè Thu cho năng suất từ 30-35 tấn/ha cho thu nhập 114 - 140 triệu đồng/ha. Mô hình sản xuất khoai tây vụ Đông cho năng suất từ 15-16 tấn/ha cho thu nhập trên 100 triệu đồng/ha. Mô hình bắp cải, su hào và súp lơ cũng đều cho năng suất từ 25-30 tấn/ha, cho thu nhập 130 – 220 triệu đồng/ha. Ngoài hiệu quả về kinh tế, mà mô hình còn mang lại hiệu quả về xã hội to lớn. Thông qua mô hình đã có hàng trăm hộ nông dân được tập huấn kỹ thuật về trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh và kỹ thuật sản xuất rau an toà...

pdf5 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 274 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ứng dụng KHCN xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn phục vụ xây dựng nông thôn mới Hà Tĩnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai 1199 ỨNG DỤNG KHCN XÂY DỰNG MÔ HÌNH SẢN XUẤT RAU AN TOÀN PHỤC VỤ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI HÀ TĨNH Nguyễn Thanh Hải, Nguyễn Viết Quyết, Phạm Tất Thắng Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Bắc Trung bộ TÓM TẮT Kết quả xây dựng mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho thấy sản xuất dưa hấu, bí xanh, bí đỏ an toàn vụ Xuân năng suất đạt khá cao từ 30 – 65 tấn/ha cho thu nhập từ 150 – gần 406 triệu đồng, mô hình bí đỏ vụ Hè Thu cho năng suất từ 30-35 tấn/ha cho thu nhập 114 - 140 triệu đồng/ha. Mô hình sản xuất khoai tây vụ Đông cho năng suất từ 15-16 tấn/ha cho thu nhập trên 100 triệu đồng/ha. Mô hình bắp cải, su hào và súp lơ cũng đều cho năng suất từ 25-30 tấn/ha, cho thu nhập 130 – 220 triệu đồng/ha. Ngoài hiệu quả về kinh tế, mà mô hình còn mang lại hiệu quả về xã hội to lớn. Thông qua mô hình đã có hàng trăm hộ nông dân được tập huấn kỹ thuật về trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh và kỹ thuật sản xuất rau an toàn theo VietGAP. Ngoài ra, còn giúp cho bà con nông dân làm quen với việc sản xuất gắn với thị trường, hình thành mối liên kết “bốn nhà” trong sản xuất nông nghiệp. Từ khóa: chuyển đổi cơ cấu cây trồng; rau an toàn; nông thôn mới. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm qua thực hiện Nghị quyết 26 của hội nghị BCH Trung ương Đảng lần thứ 7 khóa X, Nghị quyết 08 của BCH Tỉnh ủy Hà Tĩnh, về phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn; Quyết định 800/QĐ-TTg ngày 4/6/2010 về phê duyệt Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2010- 2020. Các mô hình kinh tế theo hướng hàng hóa tập trung trên địa bàn huyện Đức Thọ được quan tâm đầu tư và phát triển mạnh như: Mô hình sản xuất rau an toàn, mô hình sản xuất lúa chất lượng, mô hình chăn nuôi theo hướng trang trại, gia trại tập trung, mô hình chăn nuôi động vật hoang dã... Đây chính là bước đi đúng của sản xuất hàng hóa trong ngành nông nghiệp. Từ những thực tế của sản xuất nông nghiệp nêu trên của địa phương thì việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng thích hợp cho một số vùng sản xuất kém hiệu quả của xã Yên Hồ là một vấn đề cần quan tâm và thực hiện để phát triển các cây trồng có lợi thế cho địa phương nhằm tăng năng suất và hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích, đồng thời tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân. Đặc biệt cung cấp cho thị trường sản phẩm rau quả đảm bảo an toàn chất lượng sản phẩm và hạn chế ô nhiễm môi trường trong sản xuất nông nghiệp, góp phần thực hiện công tác giảm nghèo một cách bền vững, là một trong những tiêu chí của chương trình xây dựng nông thôn mới. II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu Gồm các giống: Dưa hấu, bí đỏ, bí xanh, súp lơ, bắp cải Sakata, khoai tây. 2.2. Phương pháp nghiên cứu - Khảo sát, lựa chọn đã xác định địa điểm, các hộ dân triển khai. - Đào tạo, tập huấn chuyển giao quy trình sản xuất rau an toàn của Bộ NN&PTNT ban hành có bổ sung kỹ thuật sử dụng chế phẩm thảo mộc trong phòng trừ sâu bệnh hại rau. - Tổ chức Hội thảo đầu bờ đánh giá hiệu quả mô hình. - Địa điểm thực hiện: Tại xã Yên Hồ, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh. Diện tích triển khai: 5 ha. III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Kết quả khảo sát quy hoạch, lựa chọn vùng sản xuất Vùng đồng Cây Sanh thuộc thôn 5 có diện tích đất màu khoảng 10 ha, cách khu dân cư khoảng 500m, xung quanh có hệ thống kênh tiêu thoát nước tốt, thành phần cơ giới đất thuộc loại đất thịt nhẹ. Sản xuất tại vùng này chủ yếu 2 vụ, vụ Xuân trồng lạc và vụ Hè thu trồng đậu còn vụ Đông chỉ có một số hộ trồng ngô, rau ngắn ngày, còn lại là bỏ hoang. Tại đây đất đai rất phù hợp để phát triển sản xuất các loại rau củ, quả thành hàng hóa và cũng là VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 1200 nơi thuận tiện để lưu thông các loại rau quả đi các nơi như thị trấn Đức Thọ, thị xã Hồng Lĩnh và cả thành phố Vinh. Từ những kết quả điều tra đánh giá lựa chọn vùng sản xuất trên chúng tôi phối hợp với ban lãnh đạo Chính quyền xã Yên Hồ lựa chọn vận động được 70 hộ có diện tích đất trong vùng quy hoạch tham gia chuyển đổi cây trồng để xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn, với diện tích 5 ha đủ điều kiện để sản xuất RAT, chúng tôi tiến hành lập danh sách và đã có 67 hộ tự nguyện tham gia vào xây dựng mô hình. 67 hộ dân này cơ bản đã có kinh nghiệm trong sản xuất rau màu và đồng thời đều có nhân lực và phương tiện hỗ trợ lao động như trâu, bò và máy canh tác đa chức năng. Đồng thời trong thời gian thực hiện xây dựng mô hình Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Bắc Trung Bộ phối hợp với UBND xã Yên Hồ vận động 67 hộ dân này góp vốn, góp đất để thành lập HTX và nay đã có 70 hội viên tham gia và đã được UBND tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt và ra quyết định thành lập HTX, quyết định số: 225/QĐ – CT ngày 16/01/2015. 3.2. Kết quả mô hình sản xuất rau củ, quả an toàn 3.2.1. Một số kết quả đạt được trong vụ Xuân 2015 Vụ Xuân năm 2015, chúng tôi tiến hành bố trí hai giống Bí xanh HN999 và Dưa hấu NS 5959 vào xây dựng mô hình. a/ Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống trong mô hình Bảng 1: Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất các giống TT Tên giống Số cây /sào (500m2) Số quả/ Cây Số quả cho thu hoạch/ cây trọng lượng TB kg/quả NSLT (tấn/ha) NST.Tế (tấn/ha) 1 Dưa Hấu 500 2,0 1,7 2,2 44,0 30,4 2 Bí xanh 800 2,5 2,0 2,1 84,0 58,2 Qua theo dõi các yếu tố cấu thành năng suất của các giống trong vụ Xuân năm 2015 ở bảng 1 cho thấy, giống Dưa Hấu cho năng suất bình quân 30,4 tấn/ha, trọng lượng quả trung bình đạt 2,2 kg/quả, chất lượng và mẫu mã quả đẹp, có độ ngọt cao, rất được người tiêu dùng ưa chuộng. Giống Bí xanh trồng trong vụ Xuân cho năng suất 58,2 tấn/ha. b/ Hiệu quả kinh tế của mô hình trong vụ Xuân năm 2015 Mô hình bí xanh cho năng suất thực thu trong vụ Xuân là 58,2 tấn/ha, giá bán được (7.000 - 8.000 đ/kg) vì vậy tổng thu 406 triệu đồng/ha, trừ chi phí đầu tư 70,9 triệu đồng/ha và đã cho lãi thuần 303 triệu đồng/ha. Mô hình Dưa hấu trong vụ xuân đã cho năng suất thực thu 30,4 tấn/ha, giá bán tại thời điểm thu hoạch là (5.000 – 6.000 đồng/kg), vậy tổng thu được là 150 triệu đồng/ha, trừ đi chi phí đầu tư là 59,45 triệu đồng/ha, và đã cho lợi nhuận từ sản xuất dưa hấu là 90,5 triệu đồng/ha. Như vậy áp dụng quy trình sản xuất RAT theo VietGAP cho giống bí xanh và Dưa Hấu trong vụ Xuân có thể cho năng suất trên 1,5 - 2,9 tấn / sào 500m2 và cho lãi thuần trên 4,5 triệu - 15 triệu đồng/sào 500m2. Để đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình với cây trồng khác trong vụ Xuân tại điểm triển khai mô hình, chúng tôi so sánh hiệu quả kinh tế của mô hình với cây lạc Xuân, lạc Xuân cho năng suất 2,7 tấn/ha giá bán là (25.000 – 28.000 đồng/kg), vậy tổng thu được là 67,5 triệu đồng, trừ đi chi phía đầu tư là 53,6 triệu đồng/ha, và lợi nhuận từ sản xuất lạc chỉ 13,9 triệu đồng/ha. Qua kết quả đánh giá hiệu quả kinh tế chúng tôi nhận thấy trong vụ Xuân sản xuất Bí xanh và Dưa hấu cho lợi nhuận gấp 10 -20 lần so với trồng lạc. 3.2.2. Một số kết quả đạt được trong vụ Hè thu 2015 Vụ Hè thu năm 2015 chúng tôi tiến hành bố trí hai giống: Dưa hấu NS 5959 và Bí đỏ Bí đỏ 1494 vào xây dựng mô hình. a/ Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống trong mô hình Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai 1201 Bảng 2: Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất các giống TT Tên giống Số cây /sào (500m2) Số quả/ Cây Số quả cho thu hoạch/ cây trọng lượng TB kg/quả NSLT (tấn/ha) NST.Tế (tấn/ha) 1 Bí đỏ 500 4,0 3,2 1,2 48,0 32,4 2 Dưa Hấu 500 2,0 1,5 2,5 50,0 28,5 Qua theo dõi các yếu tố cấu thành năng suất của các giống trong vụ Hè Thu năm 2015 cho thấy, giống Dưa Hấu cho năng suất bình quân 28,5 tấn/ha, trọng lượng quả trung bình đạt 2,4 – 2,5 kg/quả, chất lượng và mẫu mã quả đẹp, có độ ngọt cao, rất được người tiêu dùng ưa chuộng. Giống Bí đỏ trồng trong vụ Hè Thu cho năng suất 32,4 tấn/ha, rất phù hợp với vùng có chân đất thịt nhẹ tại Yên Hồ. b/ Hiệu quả kinh tế của mô hình trong vụ Hè thu năm 2015 Giá trị kinh tế của mô hình trồng Bí đỏ lãi cao hơn so với mô hình trồng Dưa hấu. Mô hình dưa hấu cho năng suất thực thu 28,5 tấn/ha và giá bán tại thời điểm thu hoạch (4.000 – 5.000 đồng/kg), mô hình trồng Bí đỏ cho năng suất khá cao 32,4 tấn/ha, giá bán tại thời điểm thu hoạch (6.000 – 7.000 đồng/kg). 3.2.3. Một số kết quả đạt được trong vụ Đông 2015 Đối với vùng quy hoạch hiện nay chúng tôi đang thực hiện, những năm trước trong vụ Đông các hộ nông dân đa phần là bỏ hoang, hoặc là trồng những cây ngắn này cho thu nhập thấp như các loại rau cải ăn lá, khoai lang... Do vậy vụ Đông năm 2015 chúng tôi tiến hành bố trí các giống Bắp cải chịu nhiệt, su hào, súp lơ và khoai tây vào xây dựng mô hình để thay thế cơ cấu cây trồng cũ như sau: a/ Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống trong mô hình Qua kết quả theo dõi cho thấy mô hình sản xuất Bắp cải cho năng suất thực thu cao nhất 42,5 tấn/ha, tiếp đến là mô hình trồng súp lơ cho năng suất trung bình 32,7 tấn/, mô hình trồng su hào cho năng suất trung bình đạt 26,7 tấn/ha, mô hình khoai tây trồng cũng cho năng suất 16,5 tấn/ha (Bảng 3). Bảng 3: Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống TT Tên giống Số cây /sào (500m2) Số cây cho thu hoạch, số củ/cây Trọng lượng TB kg củ, quả/cây NSLT (tấn/ha) NST.Tế (tấn/ha) 1 Bắp cải Sakata 1.800 1.620 1,6 57,6 42,5 2 Súp lơ 1.800 1.530 1,2 43,2 32,7 3 Khoai tây 2.400 7,2 0,07 24,2 16,5 b/ Hiệu quả kinh tế của mô hình trong vụ Đông năm 2015 Có được kết quả thành công trong xây dựng mô hình vụ Đông tại xã Yên Hồ là một quá trình tiếp thu tốt các tiến bộ KHKT vào sản xuất của nông dân, nông dân đã tiếp thu và tuân thủ với kỹ thuật sản xuất rau an toàn theo Viet GAP đưa lại. Trong các đối tượng rau trồng vụ Đông năm 2015, súp lơ có thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất thực thu đạt 32,7 tấn/ha và tại thời điểm thu hoạch bán được giá (giá trung bình 6.000 - 7.000đ/kg), cho thu nhập 190 triệu – 220 triệu đồng/ha, trừ đi chi phí đầu tư nên cho lợi nhuận 100 -150 triệu đồng/ha. Mô hình bắp cải cho năng suất cao 42,7 tấn/ha, giá bán tại thời điểm thu hoạch (3.000 – 4.000 đồng/kg) cho thu nhập từ 130 triệu – 170 triệu đồng/ha, và trừ đi chi phí đầu tư, cho lợi nhuận 60 triệu – 100.000/ha. Đối với mô hình khoai tây cho năng suất 16,5 tấn/ha, giá trung bình (7.000 - 8.000đ/kg) trừ đi chi phí đầu tư, cho lợi nhuận 115 triệu - 130 triệu đồng/ha. 3.3. Đánh giá hiệu quả của mô hình 3.3.1. Hiệu quả kinh tế - Đối với mô hình vụ Xuân: Dưa hấu + Bí xanh cho tổng thu nhập 150 triệu - 406 triệu VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 1202 đồng/ha, và đã cho lãi thuần 90 - 303 triệu đồng/ha. - Đối với mô hình vụ Hè thu: Bí đỏ + Dưa hấu cho tổng thu nhập từ 114 triệu – 140 triệu đồng/ha, đã cho lợi nhuận 85 triệu - 150 triệu đồng/ha. - Với mô hình vụ Đông: Bắp cải, su hào, súp lơ và khoai tây cho thu nhập từ 130 triệu – 220 triệu đồng/ha và lợi nhuận đạt được từ 100 triệu – 150 triệu đồng/ha. Như vậy từ kết quả xây dựng mô hình và đánh giá hiệu quả kinh tế so với cây trồng trước như Lạc Xuân, đậu, ngô Hè thu và rau ăn lá ngắn ngày tại vùng quy hoạch thì mô hình chuyển đổi và cơ cấu cây trồng mới đã cho hiệu quả kinh tế cao gấp 10 -20 lần. 3.3.2. Hiệu quả xã hội - Khai thác hợp lý thế mạnh tiềm năng đất sản xuất nông nghiệp vào phát triển kinh tế xã hội, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cải thiện đời sống cho người dân thuộc xã Yên Hồ. Đặc biệt cung cấp cho thị trường sản phẩm rau quả đảm bảo an toàn chất lượng sản phẩm và hạn chế ô nhiễm môi trường trong sản xuất nông nghiệp, góp phần thực hiện công tác giảm nghèo một cách bền vững. - Tạo mô hình điểm để cho người dân trong vùng tham quan học tập, trên cơ sở đó phát triển mở rộng diện tích, tiến tới tạo thành vùng sản xuất rau an toàn hàng hóa tập trung. 3.3.3 Hiệu quả về môi trường Việc phát triển các loại rau theo hướng an toàn giúp cải thiện môi trường địa phương và sức khỏe của người sản xuất, được nông dân đánh giá cao và nhanh chóng mở rộng diện tích. IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 4.1. Kết luận Qua kết quả thực hiện ứng dụng một số tiến bộ khoa học công nghệ vào chuyển đổi cơ cấu cây trồng, xây dựng mô hình sản xuất rau củ quả an toàn tại xã Yên Hồ có thể rút ra một số kết luận sau: - Đối với đất có thành phần cơ giới thịt nhẹ và đảm bảo được các điều kiện để sản xuất rau an toàn như vùng thôn Cây Sanh xã Yên Hồ, có thể chuyển đổi cơ cấu cây trồng như sau: + Bí xanh – Dưa hấu – Bắp cải. + Dưa hấu – Bí đỏ - Súp lơ theo công thức luân canh này có thể mở rộng mô hình để tạo thành vùng sản xuất hàng hóa rau củ quả ba vụ/năm. - Qua mô hình chúng tôi khẳng định các giống rau củ, quả sản xuất tại mô hình phù hợp với từng thời vụ khác nhau, cho năng suất cao, chất lượng tốt và đã nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập cải thiện đời sống cho người dân. 4.2. Đề nghị Đề nghị các cấp, các ngành trong tỉnh Hà Tĩnh nên có kế hoạch và chính sách hỗ trợ các xã có tiềm năng sản xuất rau nhân rộng mô hình, để từng bước áp dụng phương thức sản xuất rau theo hướng VietGAP trong những năm tới, với mục tiêu chuyển dịch cơ cấu cây trồng và từng bước nâng cao năng suất, chất lượng và tạo ra sản phẩm rau tươi an toàn cho người tiêu dùng, đảm bảo vệ sinh môi trường vùng sản xuất rau. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo cáo diễn đàn chuyển giao khoa học công nghệ nông nghiệp và phát triển nông thôn vùng Duyên hải Bắc Trung bộ. Tháng 5 năm 2005. 2. Nghuyễn Văn Bộ, E. Mutert, Nguyễn Trọng Thi (1999), "Kết quả nghiên cứu về bón phân cân đối cho cây trồng ở Việt Nam" kết quả nghiên cứu khoa học - Quyển 3 Viện Thổ Nhưỡng Nông Hoá, Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội trang 3.006 – 331. 3. Phạm Văn Chương, Phạm Hùng Cương Và cộng sự (2009), Kết quả áp dụng VietGAP trong sản xuất và tiêu thụ rau an toàn tại Bắc Trung bộ. 4. Nguyễn Thanh Hải và cộng sự (2009), Kết quả nghiên cứu một số loại rau cho vùng Bắc Trung bộ. 5. Nguyễn Thanh Hải và cộng sự (2010) Kết quả nghiên cứu cơ cấu cây trồng vụ Đông cho vùng Bắc Trung bộ. 6. Bộ NN & PTNT ( 2005), Hợp phần Giống cây trồng thuộc chương trình hỗ trợ nông nghiệp, 575 giống cây trồng mới, NXBNN Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai 1203 ABSTRACT Pilot of safe vegetable production in Ha Tinh for new rural communes In the pilot, water melon, gourd and pumpkin were grown to gain the standards of safe production and meet the demand of new rural development. Productivity reached 30-65 t/ha with income of VND 406 million in case of Xuan vegetable; then, Hethu Pumpkin of 30-35 t/ha with income of 114-140 VND million; Dong Xuan potato of 15-16 t/ha + VND 100 million; Dong Xuan cabbage, kohlrabi, caulis flower of 25-30 t/ha + VND 130-220 million. Social impacts or livelihood were highly noticed. Farmers were received GAP training carefully so that they would meet the standards to be sure their products safe. Keywords: new rural commune, safe production; vegetable. Người phản biện: TS. Đào Thế Anh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_viet_222_4912_2130540.pdf
Tài liệu liên quan