Tương quan về vị trí và khoảng cách của ống thần kinh vidian với một số mốc giải phẫu thường dùng qua đường nội soi xuyên hốc mũi

Tài liệu Tương quan về vị trí và khoảng cách của ống thần kinh vidian với một số mốc giải phẫu thường dùng qua đường nội soi xuyên hốc mũi: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học 39 TƯƠNG QUAN VỀ VỊ TRÍ VÀ KHOẢNG CÁCH CỦA ỐNG THẦN KINH VIDIAN VỚI MỘT SỐ MỐC GIẢI PHẪU THƯỜNG DÙNG QUA ĐƯỜNG NỘI SOI XUYÊN HỐC MŨI Võ Công Minh*, Nguyễn Hiền Minh**, Phạm Kiên Hữu*** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Thần kinh Vidian là mốc giải phẫu quan trọng trong phẫu thuật xuyên chân bướm để tiếp cận sàn sọ bên và các cấu trúc quan trọng khác như hố sọ giữa, hố dưới thái dương, đỉnh xương đá... Tuy nhiên việc xác định vị trí của thần kinh này luôn gặp nhiều khó khăn do vị trí phức tạp của nó. Những hiểu biết về vị trí và tương quan về vị trí và khoảng cách của ống thần kinh này với các mốc giải phẫu khác trong hốc mũi sẽ giúp cho phẫu thuật vùng này an toàn và chính xác hơn. Mục tiêu: Tìm hiểu tương quan về vị trí và khoảng cách giữa lỗ tự nhiên thần kinh Vidian và các mốc giải phẫu thường dùng trong hốc mũi qua phẫu tích xác bằng nội soi. Từ đó đề xuất phương pháp xác định vị trí ống thần kinh Vidian qua...

pdf6 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 07/07/2023 | Lượt xem: 95 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tương quan về vị trí và khoảng cách của ống thần kinh vidian với một số mốc giải phẫu thường dùng qua đường nội soi xuyên hốc mũi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học 39 TƯƠNG QUAN VỀ VỊ TRÍ VÀ KHOẢNG CÁCH CỦA ỐNG THẦN KINH VIDIAN VỚI MỘT SỐ MỐC GIẢI PHẪU THƯỜNG DÙNG QUA ĐƯỜNG NỘI SOI XUYÊN HỐC MŨI Võ Công Minh*, Nguyễn Hiền Minh**, Phạm Kiên Hữu*** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Thần kinh Vidian là mốc giải phẫu quan trọng trong phẫu thuật xuyên chân bướm để tiếp cận sàn sọ bên và các cấu trúc quan trọng khác như hố sọ giữa, hố dưới thái dương, đỉnh xương đá... Tuy nhiên việc xác định vị trí của thần kinh này luôn gặp nhiều khó khăn do vị trí phức tạp của nó. Những hiểu biết về vị trí và tương quan về vị trí và khoảng cách của ống thần kinh này với các mốc giải phẫu khác trong hốc mũi sẽ giúp cho phẫu thuật vùng này an toàn và chính xác hơn. Mục tiêu: Tìm hiểu tương quan về vị trí và khoảng cách giữa lỗ tự nhiên thần kinh Vidian và các mốc giải phẫu thường dùng trong hốc mũi qua phẫu tích xác bằng nội soi. Từ đó đề xuất phương pháp xác định vị trí ống thần kinh Vidian qua đường nội soi xuyên hốc mũi. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thiết kế: cắt ngang mô tả hàng loạt ca. Nghiên cứu được thực hiện tại trường Đại Học Y Dược TPHCM từ năm 2015 đến 2017. Ba mươi xác ngâm formol đã được phẫu tích theo trình tự giống nhau ở cả hai bên hốc mũi: mở lỗ thông xoang hàm, nạo sàng trước sau, mở xoang bướm, cắt vách mũi xoang, bộc lộ hố chân bướm khẩu cái và ống thần kinh Vidian. Kết quả: Khoảng cách trung bình từ gai mũi trước đến mào sàng là 62,9 ± 4,286mm. Mào sàng xuất hiện ở trong 56/60 bên hốc mũi chiếm tỉ lệ 93%. Khoảng cách từ gai mũi trước đến thành sau xoang hàm là 67,05 ± 4,692mm. Khoảng cách từ gai mũi trước đến mặt trước xoang bướm là 70,14 ± 4,074. Khoảng cách từ gai mũi trước đến mặt trước xoang bướm là Khoảng cách từ gai mũi trước đến lỗ chân bướm khẩu cái là 63,99 ± 4,225mm. Khoảng cách từ gai mũi trước đến lỗ Vidian là 70,78 ± 3,654mm. Khoảng cách từ lỗ Vidian đến mào sàng 11,175 ± 1,556mm. Khoảng cách từ lỗ Vidian đến vách ngăn là 12,1083 ± 1,6725mm. Đường kính ống thần kinh Vidian là 3,2 ± 0,7433 mm. Kết luận: Dựa trên tương quan về khoảng cách và vị trí giữa lỗ thần kinh Vidian và các mốc giải phẫu thông thường trong hốc mũi, chúng tôi đề xuất hai phương pháp có thể giúp phẫu thuật viên sàn sọ xác định vị trí của ống thần kinh Vidian qua đường nội soi xuyên hốc mũi. Từ khóa: thần kinh Vidian, phẫu thuật xuyên chân bướm, ống thần kinh Vidian ABSTRACT VIDIAN CANAL: CORRELATIONS IN POSITION AND DISTANCE WITH OTHER NASAL LANDMARKS UNDER TRANSNASAL ENDOSCOPY Vo Cong Minh, Nguyen Hien Minh, Pham Kien Huu * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Vol. 23 - No 3- 2019: 39-44 Backgrounds: Vidian nerve which is located in the pterygoid process of sphenoid bone is a very important landmark in lateral skull base surgery. Knowledge about Vidian canal’s location and correlations in position and distance with other common nasal landmarks will help skull base surgeon to look for the nerve when operating in this area. *Khoa Tai Mũi Họng – Bệnh viện Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh **Bộ môn Sinh Lý – Sinh Lý Bệnh – Miễn Dịch – Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh ***Bộ môn Tai Mũi Họng – Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh Tá Tác giả liên lạc: ThS. BS. Võ Công Minh ĐT: 0903905467 Email: vocongminh@gmail.com ộ môn Tai Mũi Họng, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 3 * 2019 40 Objective: The purpose of this study was to investigate the relationship between the vidian nerve canal and surrounding important vascular structures and landmarks with the endonasal endoscopic transnasal approach on human cadavers. Methods: Design: case series study. This study was carried out at Department of Anatomy at University of Medicine and Pharmacy Ho Chi Minh city from 2015 to 2017. Thirty human cadavers were included in this study. Same surgical dissection procedures were performed on all cadavers in both sides: maxillary antrostomy, anterior and posterior ethmoidectomy, sphenoidotomy, transpterygoid pterygopalatine fossa and vidian canal dissection. Results: Mean distance between the anterior nasal spine and ethmoidal crest was 62.9 ± 4.286mm. Ethmoidal crest was seen in 56/60 sides accounted of 93%. Mean distance between the anterior nasal spine and the posterior wall of maxillary sinus was 67.05 ± 4.692mm. Mean distance between the anterior nasal spine and the front bony part of natural ostium of sphenoid sinus was 70.14 ± 4.074mm. Mean distance between the anterior nasal spine and sphenopalatine foramen was 63.99 ± 4.225mm. Mean distance between the anterior nasal spine and the Vidian canal was 70.78 ± 3.654mm. Mean distance between the Vidian canal and ethmoidal crest was 11.175 ± 1.556mm. Mean distance between the Vidian canal and midline was 12.1083 ± 1.6725mm. The diameter of the Vidian canal was 3.2 ± 0.7433mm. Conclusions: The distances and positional relationships between the vidian canal and surrounding nasal landmarks and vascular structures may help the skull base surgeon to identify the location of Vidian canal through transnasal endoscopic surgery. Keyword: Vidian nerve, transpterygoid endoscopic surgery, Vidian canal ĐẶT VẤN ĐỀ Phẫu thuật nội soi xuyên chân bướm là một phẫu thuật mở rộng giúp phẫu thuật viên có thể tiếp cận hầu hết các tổ chức giải phẫu quan trọng của sàn sọ bên như: hố chân bướm khẩu cái, hố dưới thái dương, ngách ngoài xoang bướm, xoang tĩnh mạch bên và đỉnh xương đá(4). Tuy nhiên, những can thiệp phẫu thuật này thường gặp nhiều khó khăn vì có sự hiện diện của nhiều mạch máu lớn như động mạch bướm khẩu cái, động mạch hầu và đặc biệt là động mạch cảnh trong. Thần kinh Vidian đã được chứng minh là một mốc giải phẫu rất quan trọng để tìm động mạch cảnh trong, đặc biệt ở những bệnh nhân có hệ thống xoang khí hóa kém(5). Thần kinh Vidian nằm trong ống thần kinh Vidian, thuộc thân xương bướm và rời khỏi ống thần kinh này để vào hốc mũi thông qua hố chân bướm khẩu cái(6). Việc xác định lỗ mở tự nhiên của thần kinh này trong hốc mũi giúp có thể dò tìm ngược lại đoạn gối trước của động mạch cảnh trong đoạn trong xương đá, qua đó giúp cho cuộc phẫu thuật an toàn hơn(7). Hiện nay, trên thế giới và ở Việt Nam, chúng tôi nhận thấy chưa có nhiều nghiên cứu nhằm xác định tương quan về khoảng cách và vị trí của lỗ mở tự nhiên của thần kinh Vidian trong hốc mũi. Mục tiêu chính của nghiên cứu này là mô tả và tìm tương quan về khoảng cách và vị trí của lỗ mở tự nhiên của thần kinh Vidian với các mốc giải phẫu tương đối hằng định và dễ tìm trong hốc mũi từ đó đề xuất phương pháp giúp cho các phẫu thuật viên sàn sọ có thể dễ dàng xác định được vị trí chính xác của ống thần kinh này qua đường nội soi. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu cắt ngang mô tả hàng loạt ca. Đối tượng nghiên cứu Phẫu tích được tiến hành trên tiêu bản xác ngâm formol bảo quản tại Bộ môn Giải phẫu trường Đại Học Y Dược. Tiêu chuẩn chọn xác là không dị dạng hay biến dạng vùng mặt và vùng hốc mũi 2 bên. Chuẩn bị hốc mũi: tất cả xác tham gia nghiên Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học 41 cứu đều được thực hiện phẫu tích theo quy trình sau: mở lỗ thông xoang hàm, nạo sàng trước sau, mở xoang bướm, cắt vách mũi xoang, xác định vị trí mào sàng, mở thành sau xoang hàm để bộc lộ hố chân bướm khẩu cái từ mào sàng. Sau khi bộc lộ hoàn toàn hố chân bướm khẩu cái, chúng tôi tiến hành tìm lỗ mở tự nhiên của thần kinh Vidian bằng cách tìm bó mạch thần kinh hầu và tam giác chân bướm. Tiến hành đo đạc khoảng cách từ lỗ mở tự nhiên của thần kinh Vidian với những mốc giải phẫu sau: gai mũi trước, vách ngăn ngang mặt trước xoang bướm, mặt phẳng sàn mũi, mào sàng và lỗ tròn thuộc chân bướm. Thu thập số liệu và thống kê Các kết quả đo được thực hiện do chính tác giả và được đo 2 lần. Trị số đo cuối cùng là trị số trung bình cộng của 2 lần đo. Xử lý thống kê bằng phần mềm thống kê SPSS 20.00 có bản quyền (IBM Corporation, Armonk NY, USA). KẾT QUẢ Trong quá trình nghiên cứu từ tháng 5- 2015 đến tháng 5-2016, chúng tôi đã tiến hành phẫu tích 30 mẫu xác ngâm formol tại Bộ môn Giải Phẫu trường Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Đầu tiên, thực hiện xác định vị trí của lỗ tự nhiên của thần kinh Vidian dựa trên bó mạch thần kinh hầu và tam giác chân bướm theo các bước sau: Bước 1 Tìm mào sàng: chúng tôi tiến hành bộc lộ mào sàng lấy mốc từ bờ sau lỗ thông tự nhiên của xoang hàm. Dùng spatule bóc tách niêm mạc mũi từ bờ sau lỗ thông tự nhiên về phía sau khoảng từ 0,5 đến 1,5 cm đến mào sàng. Sau đó tiếp tục bóc tách bộc lộ bờ tự do của mào sàng (Hình 1). Bước 2 Bộc lộ hố chân bướm khẩu cái: từ mào sàng, chúng tôi dùng curette lấy bỏ phần xương thành sau xoang hàm về phía ngoài mào sàng để từng bước bộc lộ hố chân bướm khẩu cái. Điểm lưu ý của bước này là cần xác định vị trí của bó mạch bướm khẩu cái và lỗ chân bướm khẩu cái nằm ngay sau mào sàng. Hướng mở mào sàng và xương thành sau xoang hàm phù hợp là đi dọc theo bó mạch này. Trên thực tế, việc đi dọc theo động mạch bướm khẩu cái giúp phẫu thuật viên có thể kiểm soát tốt vấn đề chảy máu. Bước 3 Tìm tam giác chân bướm: sau khi lấy bỏ mào sàng và bộc lộ một phần hố chân bướm khẩu cái, dùng spatule vén bó mạch bướm khẩu cái về phía trên và ra ngoài để xác định vùng giới hạn của tam giác chân bướm. Tam giác chân bướm là vùng giải phẫu thuộc thân xương bướm có giới hạn gồm 3 cạnh: sàn xoang bướm, bờ tự do của cửa mũi sau và chân bướm trong. Thần kinh Vidian sẽ nằm trong vùng tam giác chân bướm này. Bước 4 Tìm bó mạch thần kinh hầu: tiếp tục bóc tách niêm mạc mũi từ mào sàng về phía cửa mũi sau để tìm bó mạch thần kinh hầu. Bó mạch này khá nhỏ nên động tác bóc tách cần nhẹ nhàng trách làm sang chấn gây đứt bó mạch. Bó mạch nằm trong ống xương tự nhiên được gọi là kênh khẩu cái – hầu(2). Bước 5 Tìm lỗ tự nhiên của thần kinh Vidian: vị trí được xác định bằng điểm giao nhau của kênh khẩu cái hầu và sàn xoang bướm. Vị trí này sẽ nằm hoàn toàn trong vùng giải phẫu thuộc tam giác chân bướm (Hình 2). Hình 1: A: Dùng curette nạo bỏ mào sàng, bộc lộ bó mạch bướm khẩu cái. B: Bộc lộ một phần hố chân bướm khẩu cái. Chú thích: TSXH: thành sau xoang hàm, BMBKC: bó mạch bướm khẩu cái, MS: mào sàng, XB: xoang bướm, VH: vòm mũi họng. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 3 * 2019 42 Hình 2: A: Vén bó mạch bướm khẩu cái. B: Ranh giới ảo của tam giác chân bướm. C: Tìm bó mạch thần kinh hầu. D: Bộc lộ động mạch và thần kinh Vidian nằm trong ống thần kinh Vidian. Chú thích: TSXH: thành sau xoang hàm, BMBKC: bó mạch bướm khẩu cái, HCBKC: hố chân bướm khẩu cái, XB: xoang bướm, VH: vòm mũi họng, VN: vách ngăn. TGCB: tam giác chân bướm Sau khi xác định được vị trí của lỗ tự nhiên của thần kinh Vidian, chúng tôi tiếp tục đo khoảng cách từ lỗ thần kinh này đến một số các mốc giải phẫu thông dụng trong hốc mũi. Khoảng cách từ gai mũi trước đến mào sàng là khoảng cách đo được từ gai mũi trước đến bờ tự do của mào sàng. Giá trị đo trung bình là 62,9 mm (khoảng từ 56 mm đến 72,5 mm). Mào sàng không hoàn toàn xuất hiện ở các mẫu xác (56/60 bên hốc mũi chiếm tỉ lệ 93%). Hình 3: Mốc đo khoảng cách từ gai mũi trước và vách ngăn đến lỗ thần kinh Vidian Khoảng cách từ gai mũi trước đến thành sau xoang hàm là khoảng cách đo được từ gai mũi trước đến thành sau xoang hàm sau khi mở rộng lỗ thông tự nhiên của xoang hàm. Giá trị đo trung bình là 67,95 mm. Khoảng cách từ gai mũi trước đến mặt trước xoang bướm là khoảng cách từ gai mũi trước đến mặt trước xoang bướm ở vị trí lỗ thông tự nhiên của xoang bướm. Giá trị đo trung bình là 70,04 mm. Khoảng cách từ gai mũi trước đến lỗ chân bướm khẩu cái là khoảng cách từ gai mũi trước đến bờ trước của lỗ chân bướm khẩu cái sau khi gặm bỏ mào sàng. Giá trị đo trung bình là 63,99 mm. Khoảng cách từ gai mũi trước đến lỗ Vidian là khoảng cách từ gai mũi trước đến lỗ tự nhiên thần kinh Vidian ở vị trí sàn xoang bướm sau khi bộc lộ hố chân bướm khẩu cái và lấy đi bó mạch và hạch chân bướm khẩu cái. Giá trị đo trung bình là 70,78 mm. Khoảng cách từ lỗ Vidian đến mào sàng là khoảng cách đo được từ bờ tự do của mào sàng đến bờ tự do của lỗ tự nhiên thần kinh Vidian ở vị trí sàn xoang bướm. Giá trị đo trung bình là 11,175 mm. Khoảng cách từ lỗ Vidian đến vách ngăn là khoảng cách đo được từ vách ngăn vị trí ngay trước lỗ thông tự nhiên của xoang bướm đến bờ tự do của lỗ tự nhiên thần kinh Vidian ở vị trí sàn xoang bướm. Giá trị đo trung bình là 12,1083 mm. Đường kính lỗ Vidian là đường kính của lỗ tự nhiên thần kinh Vidian. Giá trị đo trung bình là 3,2 mm. Bảng 1: Bảng tóm tắt các giá trị đo được Chỉ số Giá trị trung bình (mm) Độ lệch chuẩn (mm) Gai mũi trước đến mào sàng 62,9 4,286 Gai mũi trước đến lỗ chân bướm khẩu cái 63,99 4,225 Gai mũi trước đến lỗ Vidian 70,78 3,654 Gai mũi trước đến mặt trước xoang bướm 70,14 4,074 Gai mũi trước đến thành sau xoang hàm 67,05 4,692 Lỗ Vidian đến mào sàng 11,175 1,556 Lỗ Vidian đến vách ngăn 12,1083 1,6725 Đường kính ống thần kinh Vidian 3,2 0,7433 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học 43 Khi thống kê các số liệu thu thập được, chúng tôi thử tìm hiểu mức độ tương quan giữa vị trí lỗ thần kinh Vidian với các mốc giải phẫu như gai mũi trước, thành sau lỗ thông xoang hàm, mào sàng và mặt trước xoang bướm. Qua phép kiểm tương quan(2), chúng tôi nhận thấy có sự tương quan thuận cao giữa “Khoảng cách gai mũi trước – thành sau xoang hàm” và “Khoảng cách gai mũi trước – lỗ thần kinh Vidian” với hệ số tương quan là 0,696. Đồng thời, chúng tôi cũng thấy có sự tương quan thuận cao giữa “Khoảng cách gai mũi trước – mặt trước xoang bướm” và “Khoảng cách gai mũi trước – lỗ thần kinh Vidian” với hệ số tương quan là 0,861. Hơn nữa, cũng có sự tương quan thuận cao giữa “Khoảng cách gai mũi trước – mào sàng” và “Khoảng cách gai mũi trước – lỗ thần kinh Vidian” với hệ số tương quan là 0,74. Tiếp tục, khi thực hiện phân tích đa biến dựa trên các nhóm biến số có tương quan cao với nhau, chúng tôi nhận thấy có thể dự đoán “Khoảng cách gai mũi trước – lỗ thần kinh Vidian” theo công thức như sau: Khoảng cách gai mũi trước – lỗ thần kinh Vidian = 15,419 – 0,13 (Khoảng cách gai mũi trước – thành sau trong xoang hàm) + 0,694 (Khoảng cách gai mũi trước – mặt trước xoang bướm) + 0,245 (Khoảng cách gai mũi trước – mào sàng). Mô hình này không có sự tự tương quan theo phép kiểm Durbin-Watson (giá trị: 1,806; N=60), với khả năng dự đoán chính xác là 75%, P<0,05. BÀN LUẬN Dựa trên kết quả phẫu tích, chúng tôi nhận thấy việc tìm ra mối tương quan về khoảng cách và vị trí của lỗ tự nhiên thần kinh Vidian và các mốc giải phẫu dễ tìm khác trong hốc mũi qua phẫu tích xác dưới nội soi được xem là khả thi giúp cho phẫu thuật viên sàn sọ có thể dựa vào các mốc giải phẫu này để có thể tìm được thần kinh này dễ dàng hơn. Cụ thể, chúng tôi nhận thấy có thể tìm được lỗ tự nhiên của thần kinh Vidian bằng 2 cách: Cách 1: Dựa vào tương quan vi trí của lỗ Vidian với động mạch hầu và tam giác chân bướm. Đối với cách này, các mốc giải phẫu ứng dụng là mào sàng, bó mạch và lỗ chân bướm khẩu cái, bó mạch hầu, tam giác chân bướm và sàn xoang bướm. Trong cách tìm này, việc xác định được vị trí của bó mạch hầu và ranh giới của tam giác chân bướm là quan trọng nhất. Lỗ tự nhiên của thần kinh Vidian sẽ nằm trong tam giác này với vị trí chính xác là điểm giao nhau giữa hướng đi của bó mạch thần kinh hầu và mặt phẳng sàn xoang bướm. Dự vào cách này, hoàn toàn có thể xác định được lỗ Vidian một cách dễ dàng. Hình 4: Vị trí của ống thần kinh Vidian và tương quan với tam giác chân bướm, xoang bướm, động mạch hầu và lỗ tròn Chú thích: XB: xoang bướm, VN: ống thần kinh Vidian. Cách 2: Dựa vào tương quan về khoảng cách giữa lỗ Vidian và các mốc giải phẫu dễ tìm khác trong hốc mũi. Trong trường hợp này, các mốc giải phẫu được dùng là gai mũi trước, vách ngăn, thành sau xoang hàm, mào sàng, bó mạch và lỗ chân bướm khẩu cái và mặt trước lỗ thông xoang bướm tự nhiên. Từ những mốc giải phẫu Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 3 * 2019 44 này, chúng tôi có thể đo được các chỉ số là: khoảng cách từ gai mũi trước đến mào sàng, đến mặt trước xoang bướm, đến thành sau xoang hàm. Dự đoán được khoảng cách từ gai mũi trước đến lỗ tự nhiên thần kinh Vidian với khả năng chính xác là 75%. Khoảng cách từ lỗ Vidian và vách ngăn vị trí mặt trước xoang bướm và khoảng cách từ lỗ Vidian đến mào sàng với các trị số trung bình lần lượt là 11 mm và 12 mm cho thấy vị trí của lỗ Vidian cách đường giữa vào khoảng 1cm về phía trước trong (vách ngăn) và khoảng xấp xỉ 1cm về phía trước ngoài (mào sàng). Đồng thời, số liệu các khoảng cách này của chúng tôi không có nhiều khác biệt so với nghiên cứu của các tác giả nước ngoài(1,3,4). Bảng 2: Bảng so sánh số liệu chúng tôi với các tác giả khác Chỉ số Chúng tôi Karci (2018) Bidarkotimath (2015) Kasemsiri (2013) Khoảng cách từ gai mũi trước đến mào sàng 62,9 ± 4,286 mm 60,35 ± 1,31 mm Khoảng cách từ gai mũi trước đến lỗ Vidian 70,78 ± 3,654 mm 64,6 ± 1,71 mm Khoảng cách từ lỗ Vidian đến mào sàng 11,175 ± 1,556 mm 11,5 mm Khoảng cách từ lỗ Vidian đến vách ngăn 12,1083 ± 1,6725 mm 12,78 mm KẾT LUẬN Thần kinh Vidian là một mốc giải phẫu quan trọng thuộc vùng giải phẫu sàn sọ bên, đóng vai trò rất quan trọng do đóng vai trò làm mốc tìm gối động mạch cảnh trong đoạn đỉnh xương đá, giúp cho cuộc phẫu thuật vùng giải phẫu hẹp và sâu này được thuận lợi và an toàn. Thông qua phẫu tích xác, chúng tôi thử đề xuất hai phương pháp để tìm vị trí của ống thần kinh này qua tương quan vị trí và kích thước với các mốc giải phẫu trong hốc mũi, với hy vọng có thể giúp cho việc tìm ống thần kinh này trở nên thuận lợi hơn. Trong thực tế phẫu thuật, việc tìm thần kinh Vidian theo cách thứ nhất thông qua động mạch hầu và tam giác chân bướm sẽ phù hợp và khả thi hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bidarkotimath S, Viveka S, Udyavar A (2012). Vidian canal: radiological anatomy and functional correlations. J. Morphol. Sci, 29(1):pp.27-31. 2. Herzallah IR, Amin S, El-Hariri MA, Casiano RR (2012). Endoscopic identification of the pharyngeal (palatovaginal) canal: an overlooked area. J Neurol Surg B Skull Base, 73(5):pp.352-7. 3. Karci B, Midilli R, Erdogan U, Turhal G, Gode S (2018). Endoscopic endonasal approach to the vidian nerve and its relation to the surrounding structures: an anatomic cadaver study. Eur Arch Otorhinolaryngol, 275(10):pp.2473-2479. 4. Kasemsiri P, Solares CA, Carrau RL, Prosser JD, Prevedello DM, Otto BA, Old M, Kassam AB (2013). Endoscopic endonasal transpterygoid approaches: anatomical landmarks for planning the surgical corridor. Laryngoscope, 123(4):pp.811-5. 5. Kassam AB, Vescan AD, Carrau RL, Prevedello DM, Gardner P, Mintz AH et al (2008). Expanded endonasal approach: vidian canal as a landmark to the petrous internal carotid artery. J Neurosurg, 108:pp.177–183. 6. Randy JJ (2000). Atlas of Neuroradiologic Embryology, Anatomy, and Variants. MD Lippincott Williams & Wilkins,pp.87. 7. Vescan AD, Snyderman CH, Carrau RL, Mintz A, Gardner P, Branstetter B 4th, Kassam AB (2007). Vidian canal: analysis and relationship to the internal carotid artery. Laryngosope, 117(8):pp.1338-42. Ngày nhận bài báo: 8/11/2018 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 10/12/2018 Ngày bài báo được đăng: 10/03/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftuong_quan_ve_vi_tri_va_khoang_cach_cua_ong_than_kinh_vidian.pdf
Tài liệu liên quan