Trầm cảm và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân tăng huyết áp và đái tháo đường

Tài liệu Trầm cảm và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân tăng huyết áp và đái tháo đường: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học Y tế Công cộng 159 TRẦM CẢM VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP VÀ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Hoàng Thị Tuấn Tình*, Trần Thị Hồng Nhiên*, Nguyễn Ngọc Diệp*, Lê Minh Thuận** TÓM TẮT Mở đầu: Trầm cảm là một trong những vấn đề tâm lý phổ biến, ảnh hưởng đến tất cả mọi người thông qua trải nghiệm của cá nhân. Trầm cảm là một trong những bệnh gây tàn phế cao nhất, và gây ra gánh nặng cho cả cá nhân, gia đình và xã hội. Những người mắc bệnh mạn tính có nguy cơ đối mặt thường xuyên với trầm cảm. Mục tiêu: Xác định tỉ lệ trầm cảm và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân tăng huyết áp và đái tháo đường. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả tại một thời điểm được tiến hành trên 216 bệnh nhân tăng huyết áp, đái tháo đường đến khám tại khoa khám bệnh Bệnh viện Quận 2, thành phố Hồ Chí Minh. Trầm cảm được đánh giá qua thang đo PHQ-9 và điểm ≥ 10 được dùng làm mốc gợi ý có trầm cảm. Phương...

pdf7 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 03/07/2023 | Lượt xem: 179 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Trầm cảm và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân tăng huyết áp và đái tháo đường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học Y tế Công cộng 159 TRẦM CẢM VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP VÀ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Hoàng Thị Tuấn Tình*, Trần Thị Hồng Nhiên*, Nguyễn Ngọc Diệp*, Lê Minh Thuận** TÓM TẮT Mở đầu: Trầm cảm là một trong những vấn đề tâm lý phổ biến, ảnh hưởng đến tất cả mọi người thông qua trải nghiệm của cá nhân. Trầm cảm là một trong những bệnh gây tàn phế cao nhất, và gây ra gánh nặng cho cả cá nhân, gia đình và xã hội. Những người mắc bệnh mạn tính có nguy cơ đối mặt thường xuyên với trầm cảm. Mục tiêu: Xác định tỉ lệ trầm cảm và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân tăng huyết áp và đái tháo đường. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả tại một thời điểm được tiến hành trên 216 bệnh nhân tăng huyết áp, đái tháo đường đến khám tại khoa khám bệnh Bệnh viện Quận 2, thành phố Hồ Chí Minh. Trầm cảm được đánh giá qua thang đo PHQ-9 và điểm ≥ 10 được dùng làm mốc gợi ý có trầm cảm. Phương pháp phân tích hồi qui logistic đa biến được dùng để xác định các yếu tố liên quan. Kết quả: Tỉ lệ bệnh nhân bị trầm cảm là 20,4% (KTC 95%: 15,2 - 26,4). Mô hình hồi quy logistic đa biến cho thấy những người đã li dị/ li thân, sống một mình và không có nguồn thu nhập có nhiều khả năng bị trầm cảm hơn. Kết luận: Từ kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỉ lệ trầm cảm ở bệnh nhân tăng huyết áp và đái tháo đường khảo sát tại khoa khám bệnh Bệnh viện Quận 2, Tp.HCM ở mức cao (20,4%) so với dân số chung. Kết quả này ủng hộ việc thực hiện kiểm tra sàng lọc các vấn đề về tâm lý cho bệnh nhân, đặc biệt là các bệnh nhân bệnh mạn tính để kịp thời phát hiện bệnh và điều trị sớm, trong đó chú trọng các đối tượng có các đặc điểm góp phần gia tăng trầm cảm mà chúng tôi đã phát hiện được. Từ khóa: Trầm cảm, bệnh nhân, tăng huyết áp, đái tháo đường. ABSTRACT DEPRESSION AND RELATED FACTORS OF DEPRESSION AMONG PATIENTS WITH HYPERTENSION AND DIABETES Hoang Thi Tuan Tinh, Tran Thi Hong Nhien, Le Minh Thuan * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 1 - 2018: 159 - 165 Background: Depression is one of the common psychological problems, affecting everyone through personal experience. Depression is one of the most destructive diseases, and is a burden for both individuals, families and society. Persons with chronic disease are at increased risk of having chronic depression. Objectives: To estimate prevalence of depression and related factors in patients with hypertension and diabetes. Methods: The cross-sectional study was conducted at 216 patients with hypertension and diabetes at the District 2 Clinic, Ho Chi Minh City. Depression was measured using the PHQ-9 scale and a score of ≥10 was used as a marker for depression. Multiple logistic regression was employed to identify correlates of depression. Results: The prevalence of depression was 20.4% (95% CI: 15.2-2.4). From multiple logistic regression *Bệnh viện Quận 2 TP.HCM, **Khoa Y tế công cộng, Đại học Y Dược TP.HCM Tác giả liên lạc: ĐD Hoàng Thị Tuấn Tình ĐT: 0964096501 Email: tuantinh10@gmail.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Chuyên Đề Y tế Công cộng - Khoa học Cơ bản 160 shows that people who are divorced, single, and without income were more likely to have depression. Conclusions: The prevalence of depression in patients with hypertension and diabetes at the District 2 Clinic in Ho Chi Minh City was high (20.4%) compared to the general population. This result supports the screening of psychological problems for patients, especially patients with chronic diseases, for timely diagnosis and early treatment, taking into account correlates of depression identified in this study. Key words: depression, patients, hypertension, diabetes. ĐẶT VẤN ĐỀ Trầm cảm là một trong những vấn đề tâm lý phổ biến, ảnh hưởng đến tất cả mọi người thông qua trải nghiệm của cá nhân. Trong dân số chung, có khoảng 10-15% người lớn có ít nhất một giai đoạn trầm cảm trong thời kỳ nào đó của cuộc sống. Những người mắc bệnh mạn tính có nguy cơ chính là đối mặt thường xuyên với trầm cảm(10). Ngược lại, trầm cảm cũng có thể góp phần làm cho bệnh mạn tính nặng hơn. Mức độ nặng của bệnh mạn tính và tần suất tái phát sẽ dễ gây ra trầm cảm. Trầm cảm cũng ảnh hưởng trực tiếp đến việc quản lý các triệu chứng bệnh như bê trễ trong việc tự chăm sóc, thiếu tuân thủ các chế độ ăn uống, sinh hoạt. Các hành vi liên quan đến trầm cảm như ăn uống, sử dụng rượu, hút thuốc lá, ít hoạt động, quên uống thuốc là những nguy cơ làm tăng mức độ bệnh mạn tính(1,5). Tại Việt Nam, có nhiều nghiên cứu về trầm cảm sau sinh, trầm cảm trong sinh viên, tuy nhiên trầm cảm ở bệnh nhân bệnh mạn tính, đặc biệt là tăng huyết áp và đái tháo đường là những bệnh thường gặp nhưng lại có rất ít nghiên cứu. Chúng tôi chưa tìm thấy kết quả nghiên cứu nào về các mức độ trầm cảm, vai trò xã hội, kinh tế, tâm lý ảnh hưởng đến bệnh nhân tăng huyết áp và đái tháo đường. Vì những lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu với mục tiêu xác định tỉ lệ trầm cảm và các yếu tố liên quan đến trầm cảm ở bệnh nhân tăng huyết áp và đái tháo đường. Tiếp cận nghiên cứu dựa trên mô hình sinh – tâm - xã hội ảnh hưởng đến bệnh tật. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế và đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu mô tả tại một thời điểm được tiến hành từ tháng 3/2017 tới tháng 9/2017 trên 216 bệnh nhân bệnh mạn tính được bác sĩ chuyên khoa khám kết luận bệnh đái tháo đường, bệnh tăng huyết áp. Lấy mẫu thuận tiện từ những bệnh nhân tăng huyết áp, đái tháo đường đến khám tại khoa khám bệnh Bệnh viện Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh. Tiêu chí đưa vào Bệnh nhân đái tháo đường hoặc tăng huyết áp đến khám ở khoa khám bệnh Bệnh viện Quận 2 trong thời gian nghiên cứu và đồng ý tham gia nghiên cứu. Tiêu chí loại ra Bệnh nhân bị rối loạn tâm thần nặng. Công cụ và kỹ thuật thu thập thông tin Sau khi được cung cấp thông tin về nghiên cứu và đồng ý tham gia vào nghiên cứu thì bệnh nhân trả lời phỏng vấn trong khoảng 45 phút. Phỏng vấn trực tiếp mặt đối mặt bằng bộ câu hỏi soạn sẵn gồm 66 câu chia thành 3 phần: (1) 12 câu về hành chính, (2) 9 câu thang đo PHQ-9, (3) đo lường các mặt biểu hiện của trầm cảm ở bệnh nhân bệnh mạn tính gồm lối sống (9 câu), nhận thức (10 câu), hành vi (9 câu), sinh lý (9 câu) và cảm xúc (8 câu). Nghiên cứu sử dụng thang đo PHQ-9 đã được chuyển ngữ để đánh giá tình trạng trầm cảm của bệnh nhân. Trầm cảm ở bệnh nhân là biến nhị giá gồm 2 giá trị có (khi điểm PHQ-9 ≥ 10) và không (khi điểm PHQ-9<10)(4). Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học Y tế Công cộng 161 Xử lý và phân tích Nhập liệu bằng phần mềm Epidata 3.1; xử lý thống kê, phân tích bằng Stata 13.1. Tần số và tỉ lệ phần trăm được dùng để mô tả biến định tính, trung bình và độ lệch chuẩn để mô tả biến định lượng có phân phối bình thường. Sử dụng kiểm định chi bình phương hoặc kiểm định chính xác Fisher’s (nếu trên 20% tổng số các ô vọng trị <5 hoặc có ô vọng trị nhỏ hơn 1) để tìm liên quan giữa tình trạng trầm cảm với các yếu tố. Mối liên quan được ước lượng bằng tỉ số số chênh OR với KTC 95%. Mô hình hồi qui logistic đa biến, phân tích các yếu tố có liên quan ở mức p < 0,2 được chọn từ phân tích đơn biến. KẾT QUẢ Trong tổng số 216 bệnh nhân đưa vào phân tích, tuổi trung vị là 55 tuổi và khoảng (25% - 75%) là 50 và 64 tuổi. Với các đặc điểm như sau: Bảng 1. Đặc điểm dân số - xã hội Đặc điểm n Tần số Tỉ lệ % Giới tính 216 Nam 113 52,3 Nữ 103 47,7 Nhóm tuổi 216 < 60 tuổi 135 62,5 >= 60 tuổi 81 37,5 Tình trạng hôn nhân 216 Kết hôn/có gia đình 193 89,4 Li dị/li thân 14 6,5 Độc thân 6 2,8 Mất vợ/chồng 3 1,4 Tình trạng sống chung 216 Sống với người thân 203 94,0 Sống một mình 13 6,0 Đa số bệnh nhân không theo tôn giáo (43,5%), trong các tôn giáo, Phật giáo có tỉ lệ cao nhất là 35,2%. Phần lớn bệnh nhân đều có nguồn thu nhập. Kinh tế gia đình bệnh nhân đa số ở mức trung bình (79,6%). (Bảng 2). Bảng 2. Đặc điểm kinh tế - xã hội Đặc điểm n Tần số Tỉ lệ % Tôn giáo 216 Không tôn giáo 94 43,5 Phật giáo 76 35,2 Thiên chúa giáo 17 7,9 Tin lành 17 7,9 Đặc điểm n Tần số Tỉ lệ % Cao đài/Hòa hảo 12 5,6 Nguồn thu nhập 216 Có 156 72,2 Không 60 27,8 Tình trạng kinh tế gia đình 216 Khá giả 9 4,2 Trung bình 172 79,6 Cận nghèo 32 14,8 Nghèo 3 1,4 Trong nghiên cứu của chúng tôi, đa số bệnh nhân được chẩn đoán tăng huyết áp (43,5%), có 21,8% được chẩn đoán đái tháo đường và 34,7% bệnh nhân có cả hai bệnh trên. Hầu hết bệnh nhân mắc bệnh từ 5 năm trở xuống, có 44% bệnh nhân có bệnh ở mức độ nặng. Qua điều trị, phần lớn bệnh nhân có dấu hiệu thuyên giảm. Khi phát hiện bệnh, hầu hết bệnh nhân đều tìm kiếm sự giúp đỡ, trong đó đến cơ sở y tế khám bệnh là việc mà phần lớn bệnh nhân làm đầu tiên (92,1%), nhưng bên cạnh đó vẫn còn 1,9% không điều trị gì (Bảng 3). Bảng 3. Tình trạng bệnh của bệnh nhân Đặc điểm n Tần số Tỉ lệ Bệnh được chẩn đoán 216 Tăng huyết áp 94 43,5 Đái Tháo đường 47 21,8 Cả hai 75 34,7 Thời gian mắc bệnh (năm) 216 3 (2–4) a ≤ 5 năm 200 92,6 > 5 năm 16 7,4 Mức độ bệnh (b) 216 Không biết 11 5,1 Rất nặng 1 0,5 Nặng 95 44,0 Nhẹ 7 3,2 Bình thường 102 47,2 Kết quả điều trị 216 Có dấu hiệu thuyên giảm 157 72,7 Kết quả điều trị không thay đổi nhiều 59 27,3 Việc đầu tiên bệnh nhân làm khi phát hiện bệnh 216 Đến cơ sở y tế khám bệnh 199 92,1 Tự điều trị 13 6,0 Không điều trị gì 4 1,9 (a) Trung vị (25% –75%) . (b) mức độ bệnh bệnh nhân trả lời dựa trên bác sĩ chuyên khoa kết luận Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Chuyên Đề Y tế Công cộng - Khoa học Cơ bản 162 Bảng 4 cho thấy tỉ lệ bệnh nhân bị trầm cảm là 20,4% trong khoảng tin cậy 95% từ 15,2% đến 26,4%; có tới 2,8% bệnh nhân trầm cảm ở mức độ nặng. Bảng 4. Tình trạng trầm cảm của bệnh nhân Đặc điểm Số trường hợp Tỉ lệ KTC 95% Trầm cảm (có) 44 20,4 15,2–26,4 Mức độ trầm cảm (điểm PHQ-9) Bình thường (≤ 4) 109 50,5 43,6–57,3 Nhẹ (5 – 9) 63 29,2 23,2–35,7 Trung bình (10 – 14) 38 17,6 12,8–23,3 Nặng (15 – 19) 6 2,8 1,0 – 5,9 Kết quả Bảng 5 cho thấy có sự khác biệt về lối sống, nhận thức, hành vi, sinh lý và cảm xúc giữa những người trầm cảm và không trầm cảm. Những bệnh nhân trầm cảm thường có những biểu hiện tiêu cực hơn. Bảng 5. Các mặt biểu hiện của trầm cảm Đặc điểm Trung vị (25%- 75%) Giá trị p* Trầm cảm (n = 44;20,4%) Không trầm cảm (n = 172; 79,6%) Lối sống*** 11,5 (9 – 13,5) 12 (9 – 16) 0,043 Nhận thức 13 (10 – 15) 2 (0 – 6) <0,001 Hành vi 11 (8,5 – 13) 3 (2 – 6) <0,001 Sinh lý 11 (9 – 14) 4 (2 – 5,5) <0,001 Cảm xúc 11 (8 – 12) 3 (0 5) <0,001 *Kiểm định Mann-Whitney ***Điểm lối sống đánh giá biểu hiện mang tính tích cực Kết quả nghiên cứu cho thấy chưa có mối liên quan rõ ràng giữa trầm cảm với giới tính và nhóm tuổi của bệnh nhân (p>0,05). Có mối liên quan giữa trầm cảm với tôn giáo, tình trạng hôn nhân, tình trạng sống chung, kinh tế gia đình, nguồn thu nhập và việc đầu tiên làm khi phát hiện bệnh của bệnh nhân. Những bệnh nhân độc thân, sống một mình, kinh tế gia đình nghèo/cận nghèo, không có nguồn thu nhập và không điều trị gì khi biết mình bị bệnh thì có nhiều khả năng trầm cảm hơn. Bảng 6. Liên quan giữa trầm cảm với các đặc điểm của bệnh nhân Đặc điểm Rối loạn trầm cảm Giá trị p OR (KTC 95%) Có (n=44) Không (n=172) Giới tính Nam 24(21,2) 89(78,8) 1 Nữ 20(19,4) 83(80,6) 0,740 0,89 (0,43-1,83) Đặc điểm Rối loạn trầm cảm Giá trị p OR (KTC 95%) Có (n=44) Không (n=172) Nhóm tuổi < 60 tuổi 24(17,8) 111(82,2) 1 >= 60 tuổi 20(24,7) 61(75,3) 0,222 1,52 (0,73 - 3,12) Tôn giáo Phật giáo 28(36,8) 48(63,2) - 1 Thiên chúa giáo 1 (5,9) 16 (94,1) 0,035 0,11 (0,01 - 0,85) Tin lành 1 (5,9) 16 (94,1) 0,035 0,11 (0,01 - 0,85) Cao đài/Hòa hảo 1 (8,3) 11 (91,7) 0,083 0,16 (0,02 - 1,27) Không tôn giáo 13(13,8) 81 (86,2) 0,001 0,28 (0,13 - 0,58) Tình trạng hôn nhân Kết hôn/có gia đình 37(19,2) 156 (80,8) - 1 Độc thân hoặc mất vợ/chồng 5 (55,6) 4 (44,4) 0,017 5,27 (1,35-20,59) Li dị/li thân 2 (14,3) 12 (85,7) 0,653 0,70 (0,15-3,28) Tình trạng sống chung Sống với người thân 37(18,2) 166 (81,8) 1 Sống một mình 7 (53,8) 6 (46,3) 0,006** 2,95 (1,65–5,28) Nguồn thu nhập Có 12 (7,7) 144 (92,3) 1 Không 32(53,3) 28 (46,7) <0,001 13,71 (5,93-32,53) Tình trạng kinh tế gia đình Trung bình/khá giả 32(17,7) 149 (82,3) 1 Cận nghèo/nghèo 12(34,3) 23 (65,7) 0,026 2,43 (0,99-5,70) Việc đầu tiên bệnh nhân làm khi phát hiện bệnh Đến cơ sở y tế khám bệnh 37(18,6) 162 (81,4) - 1 Tự điều trị 4 (30,8) 9 (69,2) 0,339 1,65 (0,59–4,64) Không điều trị gì 3 (75,0) 1 (25,0) 0,020 4,03 (1,24–13,08) **Kiểm định chính xác Fisher’s Bảng 7 thể hiện mối liên hệ giữa tình trạng bệnh mạn tính và trầm cảm. Kết quả cho thấy những bệnh nhân mắc đồng thời cả hai bệnh tăng huyết áp và đái tháo đường có nhiều khả năng trầm cảm hơn so với những người chỉ mắc một trong hai bệnh nói trên. Tuy nhiên, trầm cảm không có liên quan với thời gian mắc bệnh, mức độ bệnh và kết quả điều trị. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học Y tế Công cộng 163 Bảng 7. Liên quan giữa trầm cảm với tình trạng bệnh mạn tính Đặc điểm Rối loạn trầm cảm Giá trị p OR (KTC 95%) Có (n=44) Không (n=172) Bệnh được chẩn đoán Tăng huyết áp 10 (10,6) 84 (89,4) - 1 Đái Tháo đường 5 (10,6) 42 (89,4) 1,000 1 (0,32-3,11) Cả hai 29 (38,7) 46 (61,3) <0,001 5,29 (2,37-11,83) Thời gian mắc bệnh ≤ 5 năm 41 (20,5) 159 (79,5) 1 > 5 năm 3 (18,7) 13 (81,3) 1,000 0,89 (0,24 - 3,29) Mức độ bệnh Không biết 2 (18,2) 9 (81,8) - 1 Nặng/Rất nặng 18 (18,8) 78 (81,3) 0,963 1,04 (0,21-5,22) Nhẹ/Bình thường 24 (22,0) 85 (78,0) 0,769 1,27 (0,26-6,28) Kết quả điều trị Có dấu hiệu thuyên giảm 27(17,2) 130 (82,8) 1 Không thay đổi nhiều 17 (28,8) 42 (71,2) 0,059 1,95 (0,90-4,13) Bảng 8 thể hiện kết quả phân tích đa biến của các yếu tố có liên quan ở mức p < 0,200 từ Bảng 6, 7 bên trên. Kết quả phân tích đa biến cho thấy, những người đã li dị/li thân, sống một mình và không có nguồn thu nhập nhiều khả năng có trầm cảm hơn. Bảng 8. Các yếu tố liên quan đến trầm cảm ở bệnh nhân: Phân tích đa biến Đặc điểm OR KTC 95% Giá trị p Tình trạng hôn nhân Kết hôn/có gia đình 1 - - Độc thân hoặc mất vợ/chồng 0,04 0,00–1,34 0,072 Li dị/li thân 0,05 0,00–0,87 0,040 Tình trạng sống chung Sống với người thân 1 Sống một mình 17,64 1,11–280,81 0,042 Nguồn thu nhập Có 1 Không 12,89 4,10–40,50 <0,001 BÀN LUẬN Kết quả nghiên cứu của chúng tôi sử dụng thang đo PHQ-9 cho thấy tỉ lệ trầm cảm ở bệnh nhân là 20,4% trong khoảng tin cậy 95% từ 15,2% đến 26,4%. Kết quả này thấp hơn so với một số nghiên cứu khác trong nước và trên thế giới, báo cáo tỉ lệ trầm cảm trên bệnh nhân tăng huyết áp là 26,5%, tỉ lệ trầm cảm trên bệnh nhân nhồi máu cơ tim là 24,5%, ở bệnh nhân bị tăng huyết áp và bị đái tháo đường thì tỉ lệ trầm cảm lần lượt là 34,9% và 40%(2,3,6,7). Sự khác biệt của các nghiên cứu có thể là do tình trạng trầm cảm của bệnh nhân được đánh giá dựa trên các thang đo khác nhau hay cũng có thể là do đặc tính mẫu, thời gian nghiên cứu và nơi thực hiện của các nghiên cứu khác nhau. Tuy nhiên, khi so sánh với tỉ lệ trầm cảm chung trong dân số vào khoảng 10 -15% thì kết quả nghiên cứu của chúng tôi ủng hộ việc thực hiện kiểm tra sàng lọc các vấn đề về tâm lý cho bệnh nhân, đặc biệt là các bệnh nhân bệnh mạn tính để kịp thời phát hiện bệnh và điều trị sớm. Nghiên cứu của chúng tôi phát hiện một số yếu tố liên quan đến trầm cảm ở bệnh nhân. Chúng tôi tìm thấy sự khác biệt về tỉ lệ trầm cảm giữa những người theo các nhóm tôn giáo khác nhau. Cụ thể, những bệnh nhân theo tôn giáo Thiên chúa giáo và Tin lành thì có ít khả năng trầm cảm hơn. Mặc dù không có một nghiên cứu cụ thể nào về niềm tin tôn giáo ảnh hưởng đến tình trạng trầm cảm. Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận rằng niềm tin vào một tín ngưỡng hay một tôn giáo có thể giúp cho bệnh nhân vượt qua bệnh tật, nhưng vấn đề nào cũng có thể làm giảm hoặc làm tăng tình trạng trầm cảm của bệnh nhân. Những bệnh nhân mắc đồng thời cả hai bệnh có nguy cơ trầm cảm cao hơn 5,3 lần so với những người chỉ có một bệnh tăng huyết áp hoặc đái tháo đường. Kết quả này phù hợp với một số nghiên cứu khác trong nước và trên thế giới, bệnh nhân mắc đồng thời nhiều bệnh lý khác nhau sẽ có nhiều khả năng trầm cảm hơn và tình trạng trầm cảm nặng hơn(2,3,9). Điều này cho thấy, việc mắc đồng thời nhiều bệnh cùng lúc tạo cho bệnh nhân rất nhiều áp lực về mặt tinh thần. Ngoài ra, việc mắc nhiều bệnh còn làm giảm tình trạng sức khỏe và việc điều trị Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Chuyên Đề Y tế Công cộng - Khoa học Cơ bản 164 tiêu tốn nhiều kinh phí trong gia đình. Chính vì những lý do này có thể làm tình trạng trầm cảm của bệnh nhân ngày càng nặng hơn. Kết quả phân tích đa biến cho thấy, những người đã li dị/li thân, sống một mình và không có nguồn thu nhập có nhiều khả năng có trầm cảm hơn. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu Mark Peyrot ở Mỹ (1997)(4) những bệnh nhân không kết hôn có tỉ lệ trầm cảm cao gấp 1,63 lần so với những bệnh nhân đã kết hôn (KTC 95%: 1,17 - 2,28). Tuy nhiên, các nghiên cứu khác chưa tìm thấy mối liên quan giữa trầm cảm và tình trạng hôn nhân của bệnh(2,3,6,8). Những người sống chung với người thân, có sự hỗ trợ từ xã hội, cụ thể là sự quan tâm chăm sóc hỗ trợ từ phía bạn bè, người thân, đồng nghiệp sẽ có tỉ lệ trầm cảm thấp hơn những người chỉ sống một mình, không có người hỗ trợ. Bên cạnh đó, các áp lực về kinh tế, công việc cũng ảnh hưởng không ít đến tình trạng trầm cảm của bệnh nhân. Cụ thể, những bệnh nhân không có nguồn thu nhập có nhiều khả năng trầm cảm hơn so với người có thu nhập (p<0,001). Những bệnh nhân có kinh tế gia đình cận nghèo/nghèo nguy cơ trầm cảm cao hơn 2,43 lần so với những người có kinh tế gia đình trung bình/khá giả (p = 0,026). Kết quả này phù hợp với một số nghiên cứu khác, chỉ ra rằng những bệnh nhân có thu nhập cao sẽ có tỉ lệ trầm cảm thấp hơn, những bệnh nhân thất nghiệp sẽ có tỉ lệ trầm cảm cao so với những bệnh nhân có việc làm ổn định(3,8). Như vậy, ta thấy những người cao tuổi đã nghỉ hưu nếu như không có một công việc khác hay một nguồn thu nhập khác sau khi nghỉ hưu có thể làm tăng thêm tình trạng trầm cảm của họ. Điều này có thể là do phải sống nhờ vào kinh tế của con cháu, dần dần khiến họ cảm thấy tự ti vào bản thân mình và việc ở nhà ít tiếp xúc với mọi người xung quanh, nhất là ở thành phố, điều này có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trầm cảm của bệnh nhân. Còn đối với những người có tình trạng kinh tế cận nghèo hoặc nghèo thì tình trạng kinh tế gia đình của họ bình thường đã không tốt, bản thân họ thì không làm ra được tiền mà lại còn mắc thêm các bệnh khác cần nhiều chi phí điều trị làm cho kinh tế gia đình ngày càng khó khăn hơn. Ngoài ra, sự quan tâm chăm sóc của người thân trong gia đình cũng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tình trạng bệnh của bệnh nhân. Chính những điều này tạo cho họ cảm giác tự ti, chán nản vì thế làm nặng nề hơn tình trạng trầm cảm của bệnh nhân. KẾT LUẬN Từ kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỉ lệ trầm cảm ở bệnh nhân tăng huyết áp và đái tháo đường khảo sát tại khoa khám bệnh Bệnh viện Quận 2, Tp. HCM ở mức cao (20,4%) so với dân số chung. Kết quả này ủng hộ việc thực hiện kiểm tra sàng lọc các vấn đề về tâm lý cho bệnh nhân, đặc biệt là các bệnh nhân bệnh mạn tính để kịp thời phát hiện bệnh và điều trị sớm, trong đó chú trọng các đối tượng có các đặc điểm góp phần gia tăng trầm cảm mà chúng tôi đã phát hiện được. Khi nhận được thông tin bản thân bị bệnh, bệnh nhân nên đến gặp chuyên gia tham vấn tâm lý để được giúp đỡ về mặt tâm lí. Bệnh nhân nên tìm kiếm nguồn lực hỗ trợ xã hội. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chapman DP, Perry GS and Strine TW (2005). The Vital Link Between Chronic Disease and Depressive Disorders. Preventing Chronic Disease, 2 (1): A14. 2. Khuwaja AK, Lalani S, Dhanani R, Azam IS, Rafique G and White F (2010). Anxiety and depression among outpatients with type 2 diabetes: A multi-centre study of prevalence and associated factors. Diabetology & metabolic syndrome, 2 (1): 72. 3. Lý Thị Phương Hoa, Võ Tấn Sơn and Berbiglia V (2010). Tỷ lệ trầm cảm ở người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương. Tạp chí y học thành phố Hồ Chí Minh, 14 (4): 1 - 9. 4. Manea L, Gilbody S and McMillan D (2012). Optimal cut- off score for diagnosing depression with the Patient Health Questionnaire (PHQ-9): a meta-analysis. CMAJ, 184 (3): 191-196. 5. Moussavi S, Chatterji S, Verdes E, Tandon A, Patel V and Ustun B (2007). Depression, chronic diseases, and decrements in health: results from the World Health Surveys. The Lancet, 370 (9590): 851-858. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học Y tế Công cộng 165 6. Peyrot M and Rubin RR (1997). Levels and risks of depression and anxiety symptomatology among diabetic adults. Diabetes Care, 20 (4): 585-590. 7. Phan Thế Sang and Trần Kim Trang (2012). Trầm cảm sau nhồi máu cơ tim. Tạp chí y học thành phố Hồ Chí Minh, 16: 365 - 375. 8. Trần Thị Thanh Hương và Nguyễn Thị Quỳnh Vân (2016). Một số yếu tố liên quan tới lo âu, trầm cảm ở bệnh nhân suy thận mạn lọc máu chu kỳ tại khoa thận nhân tạo Bệnh Viện Bạch Mai năm 2015. Tạp chí nghiên cứu y học, 104 (4): 17 - 25. 9. Wells KB, Rogers W, Burnam MA and Camp P (1993). Course of depression in patients with hypertension, myocardial infarction, or insulin-dependent diabetes. American Journal of Psychiatry, 150: 632-632. 10. WHO (2008). National Institute of Mental Health. Medicine on the Net, 14 (1): 15-16. Ngày nhận bài báo: 01/11/2017 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 16/11/2017 Ngày bài báo được đăng: 15/03/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftram_cam_va_cac_yeu_to_lien_quan_o_benh_nhan_tang_huyet_ap_v.pdf
Tài liệu liên quan