Tổng quan các bộ công cụ hướng dẫn viết Báo cáo thử nghiệm lâm sàng châm cứu trên thế giới

Tài liệu Tổng quan các bộ công cụ hướng dẫn viết Báo cáo thử nghiệm lâm sàng châm cứu trên thế giới: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Tổng Quan Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 1 TỔNG QUAN CÁC BỘ CÔNG CỤ HƯỚNG DẪN VIẾT BÁO CÁO THỬ NGHIỆM LÂM SÀNG CHÂM CỨU TRÊN THẾ GIỚI Nguyễn Văn Đàn*, Bùi Phạm Minh Mẫn*, Trịnh Thị Diệu Thường* TÓM TẮT Ba bộ công cụ CONSORT, STRICTA, OCSI được thiết kế để hướng dẫn các yếu tố trình bày trong các báo cáo nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng châm cứu. Mục đích là tạo sự minh bạch trong công bố, giúp người đọc hiểu rõ hơn phương pháp thực hiện, hỗ trợ giải thích kết quả và cung cấp các thông tin chi tiết cần thiết để nhân rộng và lặp lại thử nghiệm. Từ khoá: consort, stricta, ocsiabstract ABSTRACT OVERVIEW OF GUIDELINES TOOLS FOR REPORTING CLINICAL TRIALS OF ACUPUNCTURE IN THE WORLD Nguyen Van Dan, Bui Pham Minh Man, Trinh Thi Dieu Thuong * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 4 - 2019: 01 – 05 CONSORT, STRICTA, OCSI are three tools designed to in guiding factors in presenting clinical ...

pdf5 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 29/06/2023 | Lượt xem: 299 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tổng quan các bộ công cụ hướng dẫn viết Báo cáo thử nghiệm lâm sàng châm cứu trên thế giới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Tổng Quan Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 1 TỔNG QUAN CÁC BỘ CÔNG CỤ HƯỚNG DẪN VIẾT BÁO CÁO THỬ NGHIỆM LÂM SÀNG CHÂM CỨU TRÊN THẾ GIỚI Nguyễn Văn Đàn*, Bùi Phạm Minh Mẫn*, Trịnh Thị Diệu Thường* TÓM TẮT Ba bộ công cụ CONSORT, STRICTA, OCSI được thiết kế để hướng dẫn các yếu tố trình bày trong các báo cáo nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng châm cứu. Mục đích là tạo sự minh bạch trong công bố, giúp người đọc hiểu rõ hơn phương pháp thực hiện, hỗ trợ giải thích kết quả và cung cấp các thông tin chi tiết cần thiết để nhân rộng và lặp lại thử nghiệm. Từ khoá: consort, stricta, ocsiabstract ABSTRACT OVERVIEW OF GUIDELINES TOOLS FOR REPORTING CLINICAL TRIALS OF ACUPUNCTURE IN THE WORLD Nguyen Van Dan, Bui Pham Minh Man, Trinh Thi Dieu Thuong * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 4 - 2019: 01 – 05 CONSORT, STRICTA, OCSI are three tools designed to in guiding factors in presenting clinical acupuncture reports. The aim is to facilitate transparency in published reports, to enable a better understanding and interpretation of results, to aid their critical appraisal, and to provide details which are necessary to replicate or apply the study Keywords: consort, stricta, ocsiabstract ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay, trên thế giới có một số bộ công cụ hữu ích hướng dẫn các nhà nghiên cứu trình bày báo cáo thử nghiệm lâm sàng châm cứu phù hợp các tiêu chuẩn bình duyệt quốc tế. Đây là cơ sở giúp nâng cao chất lượng bài báo, tăng tần suất vượt qua bình duyệt để được chấp nhận đăng trên các tạp chí y khoa thuộc hệ thống SCOPUS và ISI(1). Trong đó, quan trọng nhất là các bộ công cụ CONSORT, STRICTA, OCSI(1,3,7,8). Tại Việt Nam, để tăng số lượng nghiên cứu lâm sàng châm cứu được công bố quốc tế, ngoài việc nâng cao năng lực đội ngũ nghiên cứu, tăng chất lượng phương pháp và phương tiên, thì việc biết và vận dụng các bộ công cụ hướng dẫn viết báo cáo cũng rất quan trọng. Trong bài tổng quan này sẽ trình bày hệ thống các mục hướng dẫn của ba bộ công cụ trên. TỔNG QUAN CÁC BỘ CÔNG CỤ CONSORT, STRICTA, OCSI CONSORT (The Consolidated Standards of Reporting Trials) là một bộ hướng dẫn sử dụng bởi các biên tập viên, phản biện và tác giả để tăng khả năng các nghiên cứu đối chứng ngẫu nhiên (RCT - randomized controlled trials) được gửi bình duyệt để xuất bản sẽ đáp ứng các tiêu chuẩn thống nhất trong báo cáo(1). Phiên bản CONSORT 2010 đang được áp dụng hiện nay(4). CONSORT áp dụng chung cho tất cả các nghiên cứu RCT, không chỉ dành riêng cho RCT châm cứu. Điều quan trọng là phải nhận ra rằng bộ hướng dẫn CONSORT được mô tả như là một công cụ cải thiện chất lượng báo cáo của các nghiên cứu RCT, không phải là như một công cụ đánh giá chất lượng nghiên cứu(5,6,8) (Bảng 1). *Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: ThS. Bùi Phạm Minh Mẫn ĐT: 0916080803 Email: bpmman@ump.edu.vn Tổng Quan Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4* 2019 Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 2 Bảng 1. Bảng kiểm (Checklist) CONSORT 2010 các thông tin cần có trong báo cáo kết quả thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên ( Thử nghiệm châm cứu sử dụng bộ tiêu chí STRICTA 2010 (bảng 2) mở rộng mục 5) Thuộc nội dung phần Stt mục Danh mục kiểm tra TIÊU ĐỀ/TÓM TẮT 1a Tiêu đề cho thấy đây là một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên 1b Tóm tắt theo cấu trúc về thiết kế, phương pháp, kết quả và kết luận của nghiên cứu (xem mục dành cho phần tóm tắt trong CONSORT để có hướng dẫn cụ thể) MỞ ĐẦU Tổng quan và mục tiêu 2a Tổng quan về khoa học và giải thích cho lý do thực hiện nghiên cứu 2b Các mục tiêu hoặc giả thuyết chuyên biệt PHƯƠNG PHÁP Thiết kế nghiên cứu 3a Bản mô tả thiết kế nghiên cứu (ví dụ: song song, giai thừa) bao gồm cả tỷ lệ phân bổ của các nhóm đối tượng 3b Những thay đổi quan trọng về phương pháp nghiên cứu sau khi nghiên cứu đã được tiến hành (ví dụ: tiêu chuẩn thu nhận), và lý do của những thay đổi đó Đối tượng nghiên cứu 4a Tiêu chuẩn thu nhận đối tượng tham gia nghiên cứu 4b Bối cảnh và địa điểm thu thập dữ liệu Can thiệp 5 Những can thiệp cho mỗi nhóm đối tượng với đầy đủ thông tin chi tiết để cho phép lặp lại can thiệp đó, bao gồm cả cách thức và thời điểm tiến hành can thiệp Kết cuộc 6a Các kết cuộc chính và phụ đã được xác định hoàn toàn từ trước, bao gồm cả cách thức và thời điểm đánh giá 6b Bất kỳ thay đổi nào về kết cuộc nghiên cứu sau khi nghiên cứu đã được tiến hành, kèm lý do Cỡ mẫu 7a Cách thức xác định cỡ mẫu 7b Lý giải cho các phân tích tạm thời hay hướng dẫn kết thúc nghiên cứu nếu có thể Phân nhóm ngẫu nhiên Xây dựng trình tự phân nhóm 8a Phương pháp dùng để xây dựng trình tự phân nhóm ngẫu nhiên 8b Kiểu phân nhóm ngẫu nhiên; chi tiết về bất kỳ giới hạn nào (ví dụ: giới hạn theo khối và kích thước khối) Cách giấu trình phân nhóm 9 Cách thức sử dụng trình tự phân nhóm ngẫu nhiên (ví dụ: sử dụng hộp chứa được đánh số liên tục), mô tả tất cả các bước dùng để giấu trình tự phân nhóm cho đến khi biện pháp Thuộc nội dung phần Stt mục Danh mục kiểm tra can thiệp được chỉ định Cách tiến hành 10 Người tạo ra trình tự phân nhóm ngẫu nhiên, người thu nhận đối tượng nghiên cứu và người phân đối tượng vào các nhóm can thiệp là những người nào Làm mù 11 a Nếu có thực hiện, người được làm mù sau khi đã phân đối tượng vào các nhóm can thiệp là những ai (ví dụ: đối tượng tham gia, người chăm sóc, người đánh giá kết cuộc) và cách thức làm mù 11b Mô tả về sự tương đồng giữa các biện pháp can thiệp nếu thích hợp Phương pháp thống kê 12a Các phương pháp thống kê được dùng để so sánh các nhóm về các kết cuộc chính và phụ 12b Các phương pháp dùng cho các phân tích bổ sung, ví dụ như các phân tích theo phân nhóm phụ và các phân tích hiệu chỉnh KẾT QUẢ Trình tự tiến hành nghiên cứu (khuyến nghị sử dụng sơ đồ) 13a Đối với mỗi nhóm nghiên cứu, số lượng đối tượng được phân nhóm ngẫu nhiên, số lượng đối tượng được sử dụng đúng loại can thiệp theo chỉ định ban đầu, và số lượng đối tượng được phân tích cho kết cuộc chính 13b Đối với mỗi nhóm nghiên cứu, số trường hợp bỏ cuộc hoặc bị loại ra sau khi đã được phân nhóm ngẫu nhiên, kèm lý do Thu nhận đối tượng 14a Ngày tháng xác định thời gian thu nhận và theo dõi đối tượng 14b Lý do vì sao nghiên cứu kết thúc hoặc bị ngưng lại Dữ liệu cơ bản 15 Một bảng trình bày các đặc điểm nhân khẩu và lâm sàng cơ bản (baseline - tại thời điểm trước khi tiến hành can thiệp) cho mỗi nhóm Số đối tượng được phân tích 16 Đối với mỗi nhóm, số lượng đối tượng tham gia (mẫu số) trong mỗi phân tích và liệu phân tích đó có được thực hiện trên các nhóm được phân theo chỉ định ban đầu hay không Kết cuộc và ước lượng 17a Đối với mỗi kết cuộc chính và phụ, kết quả của từng nhóm và ước tính hệ số ảnh hưởng (effect size) của biện pháp can thiệp cùng độ chính xác của nó (ví dụ như khoảng tin cậy 95%) 17b Đối với các kết cuộc là biến số nhị giá, khuyến nghị trình bày cả hệ số ảnh hưởng tương đối và tuyệt đối của biện pháp can thiệp Các phân tích phụ 18 Những kết quả của các phân tích khác đã được tiến hành, bao gồm các phân tích theo phân nhóm phụ và các Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Tổng Quan Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 3 Thuộc nội dung phần Stt mục Danh mục kiểm tra phân tích hiệu chỉnh, phân biệt rõ phân tích đã được xác định từ trước và phân tích mang tính thăm dò Các tác động có hại 19 Tất cả những tác dụng có hại hoặc các tác dụng không mong muốn quan trọng ở mỗi nhóm nghiên cứu (xem thêm mục về các tác dụng có hại theo CONSORT để có hướng dẫn cụ thể) THẢO LUẬN Hạn chế 20 Các hạn chế của nghiên cứu, nêu rõ nguồn của những sai lệch có thể xảy ra, sự thiếu chính xác và vấn đề về việc phân tích cùng lúc nhiều giả thuyết (nếu có liên quan) Tính khái quát hóa 21 Khái quát hóa (tính hiệu lực ngoài nghiên cứu, khả năng ứng dụng) của kết quả nghiên cứu Diễn giải 22 Diễn giải nhất quán với kết quả, cân bằng về lợi ích lẫn tác hại và xem xét đến những bằng chứng khác có liên quan CÁC THÔNG TIN KHÁC Đăng ký 23 Số đăng ký và tên đăng ký của nghiên cứu Đề cương 24 Nguồn để có thể truy cập đề cương đầy đủ của nghiên cứu nếu có Nguồn tài trợ 25 Nguồn tài trợ kinh phí và các tài trợ khác (ví dụ như cung cấp thuốc), vai trò của các nhà tài trợ STRICTA (Standards for Reporting Interventions in Clinical Trials of Acupuncture) được thiết kế để thống nhất các yếu tố trình bày trong các báo cáo nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng châm cứu(2,3) . Mục đích là tạo sự minh bạch trong công bố, giúp người đọc hiểu rõ hơn phương pháp thực hiện, hỗ trợ giải thích kết quả và cung cấp các thông tin chi tiết cần thiết để nhân rộng và lặp lại thử nghiệm(2,3). Ý tưởng về STRICTA lần đầu tiên được đưa ra tại một cuộc họp của một nhóm các nhà nghiên cứu châm cứu quốc tế tại Đại học Exeter, Vương quốc Anh, bởi Tiến sĩ Hugh MacPherson vào tháng 7 năm 2001(3). Sau nhiều đánh giá, hội nghị các chuyên gia dịch tễ học, lâm sàng, thống kê và bình duyệt tạp chí y khoa, STRICTA đã được sửa đổi, bổ sung và phiên bản 2010 đang được áp dụng hiện nay(2). STRICTA sửa đổi một mục duy nhất trong danh sách CONSORT gồm 22 mục, đó là mục số 5 đề cập đến mô tả các can thiệp châm cứu trong nghiên cứu. Do đó, STRICTA đã được tạo ra để bổ sung, không phải thay thế cho CONSORT(2,3,6). Phiên bản này bao gồm 6 mục chính được chia thành 17 tiểu mục cụ thể như Bảng 2. Bảng 2. Bảng kiểm (Checklist) STRICTA phiên bản 2010 Mục Các tiểu mục 1. Lý do thực hiện châm cứu 1a) Trường phái châm cứu (ví dụ: Y học cổ truyền Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Y học hiện đại, Ngũ hành, nhĩ châm Trung Quốc, nhĩ châm Pháp,.v.v.). 1b) Lý do điều trị, dựa trên tài liệu hoặc thư tịch kinh điển, và / hoặc theo phương pháp đồng thuận chuyên gia với các tài liệu tham khảo phù hợp 1c) Các nhóm huyệt mở rộng điều trị các triệu chứng, chứng trạng đi kèm 2. Chi tiết về kim 2a) Số lượng kim châm mỗi bệnh nhân trong mỗi đợt điều trị (số trung bình và khoảng giá trị thấp nhất-nhiều nhất) 2b) Tên (hoặc vị trí nếu không có tên chuẩn) của huyệt được sử dụng (một/hai bên) 2c) Độ sâu của châm kim, dựa trên các đơn vị cụ thể đo lường (thốn hoặc cm), hoặc trên một mức độ mô cụ thể 2d) Đáp ứng ghi nhận (ví dụ: đắc khí hoặc phản ứng giật cơ) 2e) Kỹ thuật kích thích kim (ví dụ: bằng tay hoặc điện) 2f) Thời gian lưu kim 2g) Loại kim (đường kính, chiều dài, nhà sản xuất và chất liệu) 3. Chế độ điều trị 3a) Số đợt điều trị 3b) Tần số và thời gian trong các đợt điều trị. 4. Các yếu tố khác trong điều trị 4a) Chi tiết của các can thiệp khác sử dụng kết hợp thêm trong nhóm châm kim (ví dụ cứu, giác hơi, thảo dược, bài tập, lời khuyên thay đổi lối sống,..) 4b) Bối cảnh và các hướng dẫn điều trị khác bao gồm chỉ dẫn của nhân viên y tế điều trị, thông tin và hướng dẫn cho người bệnh 5. Nền tảng NVYT điều trị châm cứu 5) Mô tả các chuyên gia châm cứu (bằng cấp, nơi đào tạo, số năm thực hành châm cứu, kinh nghiệm liên quan khác) 6. Can thiệp kiểm soát hoặc can thiệp so sánh 6a) Cơ sở chọn nhóm chứng (control) hoặc nhóm so sánh (comparator) trong câu hỏi nghiên cứu, và giải thích lý do 6b) Mô tả chính xác nhóm chứng hoặc nhóm so sánh. Nếu gỉa châm hoặc bất kỳ một phương pháp tương tự châm cứu được sử dụng, cần cung cấp các chi tiết như mục 1-3 ở trên. Ngoài ra, còn có công cụ OCSI (Oregon CONSORT STRICTA instrument), một công cụ đánh giá báo cáo dựa trên chất lượng kết hợp giữa CONSORT và STRICTA giới thiệu vào năm Tổng Quan Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4* 2019 Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 4 2011(7), được sử dụng trong việc đánh giá các báo cáo nghiên cứu lâm sàng ngẫu nhiên châm cứu. Phiên bản này bao gồm 27 mục chính, tích hợp cả như hai bộ hướng dẫn CONSORT và STRICTA (Bảng 3). Bảng 3. Công cụ Oregon CONSORT STRICTA (OCSI) 2011 STT của mục Thuộc nội dung phần Câu hỏi chẩn đoán 1 Tóm tắt Có một tuyên bố rõ ràng đối tượng nghiên cứu được chỉ định ngẫu nhiên để can thiệp? 2 Giới thiệu / Đặt vấn đề (a) nền tảng khoa học được cung cấp trong báo cáo? (b) lý do điều trị được giải thích? 3 Phương pháp (a) Các tiêu chí thu nhận (gồm tiêu chí chọn và loại trừ) được nêu cụ thể? (b) Bối cảnh và địa điểm thu thập dữ liệu được mô tả? 4 Phương pháp (a) Phong cách châm cứu được trình bày? (b) Lý do chọn huyệt? (c) Lý do có hợp lý không? 5 Phương pháp Các thông số sau đây của kim châm được trình bày? (a) Huyệt được sử dụng (một/hai bên) (b) Số lượng kim dùng (c) Độ sâu khi châm (d) Đáp ứng (ví dụ: đắc khí - de qi) (e) Kích thích kim (bằng tay hoặc điện) (f) Thời gian lưu kim (g) Loại kim (Vật liệu và / hoặc nhà sản xuất, bề dày và chiều dài kim) 6 Phương pháp (a) số lần và (b) tần suất điều trị được nêu? 7 Phương pháp Chi tiết của điều trị phụ trợ trong nhóm châm cứu trình bày? (ví dụ: cứu, giác hơi, lời khuyên về phong cách sống, mai hoa châm, thảo dược,) 8 Phương pháp Những mô tả được cung cấp của (a) thời gian đào tạo của người châm (b) thời gian trải nghiệm lâm sàng, (c) chuyên môn trong những điều kiện đặc biệt? 9 Phương pháp (a) Hiệu quả dự định của nhóm can thiệp kiểm soát hoặc so sánh được trình bày? (b) Các giải thích cụ thể được đưa ra cho bệnh nhân về các can thiệp điều trị và kiểm soát được trình bày? (c) Các chi tiết cho can thiệp kiểm soát hoặc so sánh được trình bày? (d) Các nguồn được cung cấp, có thể chứng minh sự lựa chọn của biện pháp can thiệp kiểm soát hoặc so STT của mục Thuộc nội dung phần Câu hỏi chẩn đoán sánh không? 10 Phương pháp Có những tuyên bố về (a) mục tiêu cụ thể (b) các giả thuyết cần kiểm tra? 11 Phương pháp (a) Các kết cuộc chính và phụ được xác định rõ ràng? (b) Có các cách thức, liên quan đến bất kỳ phương pháp nào được sử dụng để nâng cao chất lượng của các phép đo, ví dụ, nhiều người quan sát hoặc đào tạo chuyên gia đánh giá? 12 Phương pháp (a) Cách thức xác định cỡ mẫu (b) Lý giải cho các phân tích tạm thời hay hướng dẫn kết thúc nghiên cứu nếu có thể? 13 Phương pháp (a) Phương pháp dùng để xây dựng trình tự phân nhóm ngẫu nhiên (b) Cách thức sử dụng trình tự phân nhóm ngẫu nhiên (ví dụ: sử dụng hộp chứa được đánh số liên tục, chặn, phân tầng)? 14 Phương pháp (a) Phương pháp dùng để xây dựng trình tự phân nhóm ngẫu nhiên, (b) có mô tả tất cả các bước dùng để giấu trình tự phân nhóm cho đến khi biện pháp can thiệp được chỉ định? 15 Phương pháp Có trình bày cụ thể như (a) người tạo ra trình tự phân nhóm ngẫu nhiên (b) người thu nhận đối tượng nghiên cứu (c) người phân đối tượng vào các nhóm can thiệp? 16 Phương pháp Có ghi rõ hay không (a) đối tượng tham gia, (b) đối tượng điều hành các can thiệp, (c) đối tượng đánh giá kết quả đã được làm mù? (d) sự thành công của việc làm mù đối tượng tham gia có được đánh giá? 17 Phương pháp (a) Phương pháp thống kê đã được sử dụng để so sánh các nhóm cho kết cục chính? (b) Phương pháp thống kê đã được sử dụng cho các phân tích bổ sung như phân nhóm phụ hoặc phân tích hiệu chỉnh? 18 Kết quả (a) Lưu lượng đối tượng tham gia qua từng giai đoạn nghiên cứu có được mô tả một cách định lượng? (b) Vì sao nghiên cứu kết thúc hoặc bị ngưng lại, lý do có được trình bày? 19 Kết quả (a) Ngày tháng xác định thời gian thu nhận? (b) Thời gian theo dõi (điều trị và sau điều trị) có được báo cáo không? Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Tổng Quan Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 5 STT của mục Thuộc nội dung phần Câu hỏi chẩn đoán 20 Kết quả (a) Một bảng trình bày các đặc điểm nhân khẩu cơ bản? (b) đặc điểm lâm sàng cơ bản (baseline - tại thời điểm trước khi tiến hành can thiệp) được trình bày cho mỗi nhóm? 21 Kết quả (a) Số lượng người tham gia trong mỗi nhóm có trong mỗi phân tích không? (b) Liệu phân tích đó có được thực hiện trên các nhóm được phân theo chỉ định ban đầu hay không? (c) Khi khả thi, các kết quả được trình bày với số lượng tuyệt đối (ví dụ: 10 trên 20, không chỉ trình bày là 50%)? 22 Kết quả Đối với mỗi kết quả chính và phụ (nếu có) cần trình bày: (a) một bản tóm tắt về kết quả cho mỗi nhóm, (b) ước tính hệ số ảnh hưởng (effect size) cho từng khác biệt giữa các nhóm (ví dụ: SD) (c) độ chính xác của hệ số ảnh hưởng (effect size) được trình bày cho mỗi chênh lệch giữa các nhóm (ví dụ: khoảng tin cậy (CI- confidence interval) 95%)? 23 Kết quả Nếu các phân tích phân nhóm phụ bổ sung và / hoặc các phân tích hiệu chỉnh được báo cáo, liệu có nói rằng chúng đã được quy định trước hay thăm dò, nghĩa là không được quy định trước? 24 Kết quả Có phải tất cả những tác dụng có hại hoặc các tác dụng không mong muốn quan trọng được trình bày cho từng nhóm can thiệp? 25 Thảo luận Có giải thích các kết quả hiện tại được xem xét với (a) các giả thuyết nghiên cứu, (b) các nguồn sai lệch tiềm năng hoặc thiếu chính xác, (c) những nguy cơ tiềm ẩn liên quan đến nhiều phân tích và kết cục? 26 Thảo luận Khái quát hóa (tính hiệu lực ngoài nghiên cứu, khả năng ứng dụng) của kết quả nghiên cứu? 27 Thảo luận Có diễn giải nhất quán với kết quả, trong bối cảnh bằng chứng hiện tại? KẾT LUẬN Như vậy, qua bài tổng quan này sẽ giúp các nhà nghiên cứu châm cứu Việt Nam có thêm các bộ công cụ hữu ích hướng dẫn trình bày báo cáo thử nghiệm lâm sàng châm cứu phù hợp các tiêu chuẩn bình duyệt quốc tế, tăng chất lượng bài báo, tăng tần suất vượt qua bình duyệt để được chấp nhận đăng trên các tạp chí y khoa thuộc hệ thống SCOPUS và ISI. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Begg C, Cho M, Eastwood S, Horton R, Moher D, et al (1996). “Improving the quality of reporting of randomized controlled trials. the CONSORT statement”. JAMA, 276(8):637–639. 2. MacPherson H, Altman DG, Hammerschlag R, Youping L, Taixiang W, White A, Moher D, on behalf of the STRICTA Revision Group (2015). “Revised Standards for Reporting Interventions in Clinical Trials of Acupuncture (STRICTA): Extending the CONSORT statement”. Acupuncture and Related Therapies, 3:35–46. 3. MacPherson H, White A, Cummings M, Jobst K, Rose K, et al (2001). “Standards for reporting interventions in controlled trials of acupuncture: the STRICTA recommendations”. Complement Ther Med, 9:246–249. 4. Moher D, Hopewell S, Schulz KF, Montori V, Gotzsche PC, Devereaux PJ, Elbourne D, Egger M, Altman DG (2010). “CONSORT 2010 Explanation and Elaboration: updated guidelines for reporting parallel group randomised trials”. BMJ, 340:c869–c869. 5. Prady SL, Macpherson H (2007). “Assessing the Utility of the Standards for Reporting Trials of Acupuncture (STRICTA): A Survey of Authors”. J Altern Complement Med, 13(9): 939–44. 6. Prady SL, Richmond SJ, Morton VM, MacPherson H (2008). “A Systematic Evaluation of the Impact of STRICTA and CONSORT Recommendations on Quality of Reporting for Acupuncture Trials”. PLoS ONE, 3(2): e1577. 7. Richard Hammerschlag, Ryan Milley, Agatha Colbert, Jeffrey Weih, et al (2011). “Randomized Controlled Trials of Acupuncture (1997–2007): An Assessment of Reporting Quality with a CONSORT and STRICTA-Based Instrument”. Evidence- Based Complementary and Alternative Medicine, pp.1-25. 8. Schulz KF, Altman DG, Moher D for the CONSORT Group (2010). “CONSORT 2010 Statement: updated guidelines for reporting parallel group randomised trials”. BMJ, 340:c332-c332. Ngày nhận bài báo: 28/07/2019 Ngày bài báo được đăng: 14/09/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftong_quan_cac_bo_cong_cu_huong_dan_viet_bao_cao_thu_nghiem_l.pdf