Tối ưu hóa quy trình kỹ thuật sản xuất bioethanol từ cây lúa miến ngọt (Sweet sorghum)

Tài liệu Tối ưu hóa quy trình kỹ thuật sản xuất bioethanol từ cây lúa miến ngọt (Sweet sorghum): TRƯỜNG ĐẠI HỌC NAM CẦN THƠ Tạp chí Khoa học và Kinh tế phát triển số 05 1 Số 5 2019 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NAM CẦN THƠ Tạp chí Khoa học và Kinh tế phát triển số 05 2 MỤC LỤC Contents KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ 1. Phan Phước Hiền, Trần Mạnh Cường Tối ưu hóa quy trình kỹ thuật sản xuất bioethanol từ cây lúa miến ngọt 5 2. Nguyễn Bửu Huy, Nguyễn Hiền Việt Anh, Nguyễn Thị Hồng Điệp, Nguyễn Ánh Nhựt, Thái Thị Cẩm Tổng quan thuốc chống đông đường uống thế hệ mới 13 3. Nguyễn Duy Tuấn, Thái Thị Cẩm Phân lập hợp chất từ cao petroleum ether chiết từ vỏ cây bằng lăng nước (lagerstroemia speciosa (l.) pers.) thuộc chi tử vi (lagerstroemia) 25 4. Phan Phước Hiền, Võ Thị Thao Bước đầu ứng dụng công nghệ enzyme để trích ly các hoạt chất thứ cấp từ rễ cây đảng sâm (codonopsic javanica) 33 5. Huỳnh Phương Thảo Một số phương pháp định lượng paracetamol trong viên nén theo quy định của dược điển 41 6. Kiều Duy Linh, Lê Hoàng Phong Nghiên cứu áp dụng tính toán cọc chịu tải t...

pdf291 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 335 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tối ưu hóa quy trình kỹ thuật sản xuất bioethanol từ cây lúa miến ngọt (Sweet sorghum), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NAM CẦN THƠ Tạp chí Khoa học và Kinh tế phát triển số 05 1 Số 5 2019 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NAM CẦN THƠ Tạp chí Khoa học và Kinh tế phát triển số 05 2 MỤC LỤC Contents KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ 1. Phan Phước Hiền, Trần Mạnh Cường Tối ưu hóa quy trình kỹ thuật sản xuất bioethanol từ cây lúa miến ngọt 5 2. Nguyễn Bửu Huy, Nguyễn Hiền Việt Anh, Nguyễn Thị Hồng Điệp, Nguyễn Ánh Nhựt, Thái Thị Cẩm Tổng quan thuốc chống đông đường uống thế hệ mới 13 3. Nguyễn Duy Tuấn, Thái Thị Cẩm Phân lập hợp chất từ cao petroleum ether chiết từ vỏ cây bằng lăng nước (lagerstroemia speciosa (l.) pers.) thuộc chi tử vi (lagerstroemia) 25 4. Phan Phước Hiền, Võ Thị Thao Bước đầu ứng dụng công nghệ enzyme để trích ly các hoạt chất thứ cấp từ rễ cây đảng sâm (codonopsic javanica) 33 5. Huỳnh Phương Thảo Một số phương pháp định lượng paracetamol trong viên nén theo quy định của dược điển 41 6. Kiều Duy Linh, Lê Hoàng Phong Nghiên cứu áp dụng tính toán cọc chịu tải trọng ngang ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long phục vụ cho công tác thiết kế - xây dựng kè ven sông ở kênh Xáng Xà No - tỉnh Hậu Giang 47 7. Phạm Văn Nhơn Tương quan giữa súc chống cắt không thoát nước(Su) với kết quả thí nghiệm xuyên tĩnh của sét mềm bão hòa nước - trường hợp đất cải tạo khu nhà bè, cảng Thị Vãi, Việt Nam 75 8. Đặng Công Danh Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến mức độ cố kết khi xử lý nền bằng giếng cát kết hợp với gia tải trước 91 LUẬT 9. Lê Vương Long Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật ở nước ta hiện nay 101 10. Nguyễn Thị Cẩm Hồng Một số suy nghĩ về chuyển đổi mô hình đào tạo luật theo hướng thực hành nghề 121 11. Nguyễn Chí Dũng, Nguyễn Mộng Cầm Hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân phường 127 12. Nguyễn Thị Kim Nhiên, Diệp Mỹ Nhân Hiến pháp 2013 và các giá trị xã hội truyền thống 137 13. Thân Thị Kim Nga, Lê Thị Huỳnh Như Quyền tự do cư trú của công dân với vấn đề di dân tự do 145 14. Mai Kim Hân, Trần Thanh Khỏe Luật hộ tịch với việc xây dựng nền hành chính phục vụ 155 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NAM CẦN THƠ Tạp chí Khoa học và Kinh tế phát triển số 05 3 TÀI CHÍNH - QUẢN TRỊ KINH DOANH 15. Nguyễn Minh Hiếu, Nguyễn Tri Khiêm Nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động ở tập đoàn dầu khí - chi nhánh Hậu Giang 163 16. Trần Trung Chuyển, Huỳnh Hải Đăng Thực trạng và giải pháp thúc đẩy đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam 175 17. Nguyễn Trần Trọng Vinh Đa dạng hóa và rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam 189 18. Huỳnh Minh Trường, Trần Trung Chuyển Phân tích tác động của hoạt động truyền thông đến nhận biết nhãn hàng giải độc gan naturenz 203 19. Lý Quốc Vinh, Trần Trung Chuyển Ước lượng mức sẵn lòng chi trả và các yếu tố ảnh hưởng đến mức sẵn lòng chi trả: nghiên cứu trường hợp dịch vụ 3G của Mobifone 213 20. Trần Hồng Minh Ngọc, Lưu Thanh Đức Hải Yếu tố cấu thành giá trị thương hiệu ảnh hưởng đến quyết định mua sắm của người tiêu dùng: trường hợp siêu thị bán lẻ tại đồng bằng sông Cửu Long 229 21. Vũ Lê Duy, Trần Hồng Minh Ngọc Phân tích quyết định lựa chọn nơi mua sắm của người tiêu dùng đối với kênh phân phối bán lẻ hiện đại tại thành phố Cần Thơ 245 22. Trần Phương Yến, Lê Thị Minh Nguyệt Yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn dịch vụ kiểm toán độc lập tại Công ty Kiểm toán Sao Việt Cần Thơ 155 23. Nguyễn Thị Diễm Thương, Hà Nguyễn Tuyết Minh Hiệu quả kỹ thuật của các ngân hàng thương mại Việt Nam có tham gia sáp nhập giai đoạn 2011 - 2016 265 24. Vũ Lê Duy Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến mức sẵn lòng chi trả thêm cho tiêu dùng xanh của người tiêu dùng tại thành phố Cần Thơ 281 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NAM CẦN THƠ Tạp chí Khoa học và Kinh tế phát triển số 05 4 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NAM CẦN THƠ Tạp chí Khoa học và Kinh tế phát triển số 05 5 TỐI ƯU HÓA QUY TRÌNH KỸ THUẬT SẢN XUẤT BIOETHANOL TỪ CÂY LÚA MIẾN NGỌT (Sweet Sorghum) Phan Phước Hiền1, Trần Mạnh Cường2 Tóm tắt: Sử dụng ưu thế về hàm lượng đường khử cao trong cây lúa miến ngọt (Sweet Sorghum), đề tài đã tiến hành khảo sát tối ưu hóa một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lên men bio-ethanol từ nguồn nguyên liệu này với mục đích phát triển nguồn nhiên liệu thân thiện với môi trường-Nhiên liệu sinh học. Kết quả nghiên cứu cho thấy hàm lượng đường khử trong dịch syrup lúa miến đạt 49,83% về khối lượng. Thời gian nhân sinh khối tối ưu của chủng Saccharomyces cerevisiae trong dịch đường hiếu khí là 3 giờ trước khi đi vào quá trình lên men kị khí. Nồng độ nấm men 0,2g/L và thời gian lên men 108 giờ là tối ưu cho quá trình lên men dịch lúa miến. Nồng độ dịch lúa miến lên men tốt nhất tại 200 Brix. Từ khóa: bioethanol, lúa miến ngọt, Saccharomyces, quá trình lên men, hiếu khí, nồng độ nấm men Abstract: Using the advantages of reducing sugars in Sweet Sorghum to optimize some of the main factors that affect the ethanol fermentation process from the sorghum syrup for the development of environmentally-friendly fuel - Biofuels. The results showed that the reducing sugar content in sorghum syrup was 49.83% in terms of volume. The optimum time of biomass fermentation for Saccharomyces cerevisiae in the aerobic milieu is 3 hours before the process of anaerobic fermentation. Yeast concentration of 0.2g/L and fermentation time of 108 hours is optimal for fermentation process of sorghum syrup. The best concentration of sorghum syrup for fermentation is 200Brix. Key words: Bioethanol, Sweet Sorghum, Saccharomyces cerevisiae, fermentation process, yeast concentration 1. Đặt vấn đề: Vấn đề năng lượng tại hầu hết các quốc gia trên thế giới luôn được đặt lên hàng đầu. Với những ưu điểm thân thiện với môi trường, ít gây hiệu ứng nhà kính và khả năng tái sinh gần như vô tận, nhiên liệu sinh học đang là lựa chọn phát triển hàng đầu để thay thế cho nguồn nhiên liệu hóa thạch đang dần cạn kiệt. Theo Viện nghiên cứu cây trồng quốc tế cho các vùng nhiệt đới bán khô hạn (ICRISAT) ở Ấn Độ, cây có thể trồng trong điều kiện khô hạn, khí hậu nóng, chịu được mặn và ngập úng. Chỉ tiêu thụ ½ lượng nước và phân bón so với bắp và mía đường. Cũng theo ICRISAT, sản xuất ethanol 1 Phó Giáo sư - Tiến sĩ Trường Đại học Nam Cần Thơ 2 Giảng viên Trường Đại học Nam Cần Thơ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NAM CẦN THƠ Tạp chí Khoa học và Kinh tế phát triển số 05 6 từ lúa miến ngọt mang lại hiệu quả kinh tế hơn so với các loại cây nguyên liệu khác. Cụ thể tại Ấn Độ, chi phí nguyên liệu sản xuất 1 gallon (3,78 lít) ethanol từ lúa miến ngọt tính ra là 1,74 USD so với mức 2,19 USD đối với cây mía đường và 2,12 USD đối với bắp. Đặc biệt, sử để sản xuất năng lượng hoàn toàn không ảnh hưởng an ninh lương thực như các loại cây lương thực khác. Tuy nhiên, trong sản xuất ethanol, cần lưu ý lúa miến ngọt có một nhược điểm là phải được điều chế trong vòng 24 giờ sau thu hoạch, nếu không thành phần đường trong thân cây gần như sẽ bị phân giải hết. 2. Vật liệu và phương pháp 2.1. Nguyên liệu: Lúa miến 650Bx: Dịch syrup lúa miến được cung cấp bởi Công ty TNHH Điện hơi Công nghiệp Tín Thành. Dịch được bảo quản tại nhiệt độ phòng và pha loãng để hạ độ brix xuống đến ngưỡng yêu cầu của từng thí nghiệm. 2.2. Thiết bị và hóa chất Bếp đun cách thủy, brix kế, máy bơm mini, cân điện tử, máy quang phổ hấp thu UV – VIS, máy hấp tiệt trùng Chủng Saccharomyces sp; Nutri Yeast: AYF 1000 ™ (C.ty Tín Thành), thuốc thử acid dinitrosalisylic (DNS), NaOH 2N, sodium potassium tartrate, C2H5OH, tủ sấy 1050C. Các thí nghiệm được thực hiện tại Phòng thí nghiệm bộ môn Công nghệ Hóa học Trường Đại học Nông Lâm Tp. HCM. 2.3. Phương pháp phân tích Xác định hàm lượng đường bằng Bix kế Độ Brix (oBx) biểu thị hàm lượng đường chứa trong dung dịch. 1oBx là 1g succrose trong 100gram dung dịch và được hiểu là hàm lượng đường trong dung dịch theo phần trăm khối lượng (%w/w). Nếu dung dịch chứa những thành phần chất rắn hòa tan khác, khi đó oBx chỉ là giá trị xấp xỉ hàm lượng đường chứa trong đó. Phương pháp đường chuẩn Đồ thị theo hệ tọa độ A - C (mật độ quang - nồng độ) phải là đường thẳng đi qua gốc tọa độ. Để lập đồ thị A - C ta chọn hệ các dung dịch chất nghiên cứu có nồng độ chính xác C1, C2, C3,... Cn, xác lập các điều kiện để tạo các hợp chất có hiệu ứng hấp thụ bức xạ điện từ ở λmax chọn trước. Đo mật độ quang tương ứng A1, A2, A3, An: Nồng độ C1 C2 C3 Cn Mật độ quang A1 A2 A3 An Phương pháp đo nồng độ cồn Nguyên tắc hoạt động của phù kế dựa vào lực đẩy Ácsimét. Phù kế nổi cân bằng khi trọng lực của nó bị cân bằng bởi trọng lượng của thể tích chất lỏng bị nó chiếm chỗ. Nếu khối lượng riêng chất lỏng càng nhẹ, thể tích chiếm càng lớn và phù kế càng chìm sâu. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NAM CẦN THƠ Tạp chí Khoa học và Kinh tế phát triển số 05 7 Phương pháp thống kê - xử lý số liệu Sử dụng phần mềm Jmp (Lê Quan Hưng, Nguyễn Duy Năng - ĐH Nông Lâm TP.HCM). 3. Kết quả và thảo luận 3.1. Dựng đường chuẩn Glucose Phương trình đường chuẩn Glucose đã được xác định: y = 2.3479x. Sau đó dịch syrup lúa miến được pha loãng, khử màu và tiến hành thí nghiệm đo OD, thu được mật độ quang: 1.404 Thế vào phương trình đường chuẩn: y = 2.3479x sẽ tìm được % đường khử trong syrup lúa miến là 49,83%. Đây là loại đường được nấm men Saccharomyces cerevisiae ưu tiên sử dụng như là nguồn Cacbon với hiệu quả cao nhất. Nên khi trong nguyên liệu đạt được hàm lượng đường khử cao sẽ tác động rất tốt đến quá trình sinh trưởng cũng như lên men dịch đường trong môi trường kỵ khí. Bên cạnh đó, việc sử dụng nguồn đường khử trực tiếp thay vì sử dụng tinh bột hay các loại đường đa sẽ làm giảm thời gian đường hóa từ tinh bột thành đường đơn hoặc thủy phân đường đa thành đường đơn mà nấm men có thể sử dụng. Hình 1. Đường chuẩn glucose a) b) Hình 2. Dịch syrup đã pha loãng và khử màu: a) trước khi đun cách thủy; b) sau khi đun cách thủy TRƯỜNG ĐẠI HỌC NAM CẦN THƠ Tạp chí Khoa học và Kinh tế phát triển số 05 8 3.2. Nhân giống chủng Saccharomyces cerevisiae Chủng nấm men saccharomyces cerevisiae sau khi đã hoạt hóa, được đưa vào dịch lên men, đảm bảo môi trường là hiếu khí, tạo điều kiện tốt nhất cho nấm men phát triển và nhân sinh khối. Tại các thời điểm từ 0-7 giờ, kết quả khuẩn lạc được thể hiện như Bảng 1. - Qua kết quả từ bảng 3.1 thấy được rằng số lượng tế bào nấm men chênh lệch giữa thời điểm 0 và 1 giờ nhân sinh khối là không có ý nghĩa. Các khoảng thời gian còn lại đều có mức chênh lệnh đáng kể. Hình 3. Sơ đồ khảo sát thời gian nhân sinh khối nấm men Bảng 1: Khảo sát khả năng sinh trưởng theo thời gian của nấm men Thời gian (h) So sánh ý nghĩa thống kê Số tế bào khuẩn lạc trung bình trên các đĩa petri 3 A 376 4 B 275 5 C 197 2 D 146 6 D 141 7 E 83 1 F 35 0 F 18 3.3. Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lên men Thí nghiệm 1: Khảo sát đồng thời 2 yếu tố nồng độ nấm men và thời gian lên men Thời gian lên men và nồng độ nấm men là hai yếu tố tác động trực tiếp đến quá trình sản xuất Ethanol. Dựa vào 3 đồ thị: Hình 4, Hình 5, Hình 6 và Bảng 2 có thể thấy được rằng tác động của nấm men đến lượng ethanol tạo ra là có ý nghĩa về mặt thống kê. Tuy nhiên, thời gian lên men mới là yếu tố chủ đạo, ảnh hưởng rất lớn đến năng suất sinh ethanol của dịch lúa miến. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NAM CẦN THƠ Tạp chí Khoa học và Kinh tế phát triển số 05 9 Hình 4. Nồng độ nấm men tác động đến lượng cồn tạo thành Hình 5. Thời gian lên men tác động đến lượng cồn tạo thành Hình 6. Tác động của đồng thời 2 yếu tố nồng độ nấm men, thời gian lên men đến lượng cồn tạo thành Bảng 2: Ảnh hưởng của 2 yếu tố đến lượng cồn tạo thành TRƯỜNG ĐẠI HỌC NAM CẦN THƠ Tạp chí Khoa học và Kinh tế phát triển số 05 10 Hình 7. Mô hình tối ưu cho hai yếu tố: thời gian và nồng độ. Thí nghiệm 2: Khảo sát nồng độ dịch lên men tối ưu. Nồng độ cơ chất tác động trực tiếp đến khả năng sinh trưởng, phát triển và chuyển hóa dịch đường thành ethanol của nấm men saccharomyces. Nếu nồng độ dịch đường quá cao như ở thí nghiệm là 250Brix và 300Brix đã dẫn đến tăng áp suất và làm mất cân bằng trạng thái sinh lý của nấm men. Làm giảm khả năng chuyển hóa đường thành ethanol của nấm men. Mặt khác đường nhiều sẽ dẫn đến tổn hao nguồn nguyên liệu và phải kéo dài thời gian lên men. Nếu nồng độ đường của dịch lên men thấp như ở thí nghiệm 100Brix và 150Brix thì sẽ làm giảm năng suất thiết bị lên men và làm cho nấm men không đủ chất dinh dưỡng để phát triển. Dẫn đến khả năng sinh ethanol của nấm men sẽ giảm. Bảng 6: Ảnh hưởng của nồng độ cơ chất đến lượng cồn sinh ra Hình 8. Ảnh hưởng của nồng độ cơ chất đến thể tích cồn tạo thành TRƯỜNG ĐẠI HỌC NAM CẦN THƠ Tạp chí Khoa học và Kinh tế phát triển số 05 11 Hình 9. Mô hình tối ưu cho yếu tố nồng độ cơ chất 4. KẾT LUẬN Điều kiện sinh trưởng và tăng sinh khối trong dịch lúa miến của chủng Saccharomyces cerevisiae tối ưu nhất là 3 giờ. Các yếu tố chính tác động đến quá trình lên men như thời gian lên men và nồng độ nấm men được tối ưu hóa qua mô hình Jmp-SAS: 0.2g/L men, thời gian 108 giờ. Nồng độ cơ chất cũng được khảo nghiệm và đạt kết quả tối ưu ở 200Brix. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Trần Diệu Lý (2008) “Nghiên cứu sản xuất ethanol nhiên liệu từ rơm rạ” Luận văn Thạc sĩ, 01/2008. [2]. Phan Phuoc Hien et al (2008): Premilinary research on growth conditions and bio-diesel production from Jatropha curcas for clean and sustainable agriculture and industrialization in Vietnam. Proceeding of the 8th General Seminar of the Core University Program. Emvironmental Science & technology For the Earth, Organized by Osaka University and Vietnam National University, Hanoi, Supported by Japan Society for the Promotion of Science (JSPS) and Vietnam Academy of Science and Technology (VAST), November 26-28, 2008, Osaka Japan, (p.422-434). [3]. Phan Phuoc Hien, Nguyen Ngoc Suong (2013): Research on preparation and quality analysis of biodiel prepared from the seed of Jatropha curcas. Science and Technology Journal of Agriculture and Rural development, Vietnam ISSN 18594581, N0 12/2013 (pp. 113-118). [4]. Phan Phuoc Hien, Nguyễn Ngọc Sương (2013): Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống, sản xuất và phân tích chất lượng bio-diesel từ hạt cây Jatropha curcas. Tuyển tập các công trình khoa học Hội nghị Công nghệ Sáng tạo phát triển nông nghiệp Việt Nam lần thứ nhất ngày 16/7/2013 Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, (tr.455-462). TRƯỜNG ĐẠI HỌC NAM CẦN THƠ Tạp chí Khoa học và Kinh tế phát triển số 05 12 [5]. Phan Phước Hiền, Tu Thi Anh (2013): Preliminary research on process of Bioethanol production from bagasse and prosperity of biofuel production from richcellulosic waste source, Science and Technology Journal of Agriculture and Rural Development, Vietnam ISSN 1859-4589 N0 12/2013 (pp. 106-112). [6]. Phan Phước Hiền, Từ Thị Ánh (2013): Nghiên cứu sản xuất cồn sinh học từ bã mía và triển vọng sản xuất nhiên liệu sinh học từ nguồn phế liệu giàu cellulose. Tuyển tập các công trình khoa học Hội nghị Công nghệ Sáng tạo phát triển nông nghiệp Việt Nam lần thứ nhất ngày 16/7/2013, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, (tr.446-454). [7]. Lakkana Laopaiboon, Pornthap Thanonkeo, Prasit Jaisil, Pattana Laopaiboon (2007); “Ethanol production from sweet sorghum juice in batch and fed-batch fermentations by Saccharomyces cerevisiae” Received: 29 November 2006 / Accepted: 12 March 2007 / Published online: 6 April 2007. [8]. M.L. Cazetta, M.A.P.C. Celligoi, J.B. Buzato, I.S. Scarmino (2007) “Fermentation of molasses by Zymomonas mobilis: Effects of temperature and sugar concentration on ethanol production” Received 12 July 2004; received in revised form 9 August 2006; accepted 10 August 2006 Available online 8 April 2007. [9]. Yan Lin, Wei Zhang, Chunjie Li, Kei Sakakibara, Shuzo Tanaka, Hainan Kong (2012) “Factors affecting ethanol fermentation using Saccharomyces cerevisiae BY4742” Program of Environment and Ecology, Faculty of Science and Engineering, Meisei University, Tokyo 191-8506, Japan. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NAM CẦN THƠ Tạp chí Khoa học và Kinh tế phát triển số 05 13 TỔNG QUAN THUỐC CHỐNG ĐÔNG ĐƯỜNG UỐNG THẾ HỆ MỚI Nguyễn Bửu Huy, Nguyễn Hiền Việt Anh, Nguyễn Thị Hồng Điệp, Nguyễn Ánh Nhựt, Thái Thị Cẩm3 Tóm tắt: Thuốc chống đông kháng vitamin K là nhóm thuốc được sử dụng trên các đối tượng có nguy cơ huyết khối cao, dự phòng cho các bệnh nhân có nhồi máu cơ tim, đột quỵ và đã cứu sống được rất nhiều trường hợp. Nhóm thuốc này được sử dụng sau khi đã điều trị với heparin. Hiện nay, chỉ định điều trị các thuốc kháng vitamin ngày càng phổ biến do những đặc điểm ưu việt, nhưng đòi hỏi phải có giám sát nghiệm ngặt của bác sĩ để tối ưu hóa hiệu quả điều trị với một liều đủ cao warfarin để ngăn ngừa hình thành cục máu đông và cũng không để xảy ra rủi ro, xuất huyết não. Gần đây thì có sự ra đời các thuốc chống đông thế hệ mới có thể sử dụng bằng đường uống với cơ chế ức chế trực tiếp các yếu tố đông máu X và thrombin, đang được nghiên cứu và phát triển ở pha thứ ba thử nghiệm lâm sàng để cung cấp thêm các cách dự phòng và điều trị huyết khối tĩnh mạch, liệu pháp chống đông máu sẽ ngày được hoàn thiện hơn trong nhiều năm tới. Từ khóa: thuốc chống đông máu kháng vitamin K, dabigatran, rivaroxaban, apixaban, huyết khối, xuất huyết. Abstract: Vitamin K antogonist drug is used for patients with high risk of thrombosis, by preventing the blood clots that trigger heart attack and stroke, the anticoagulant drug warfarin, acenocoumarol saves countless lives. The anticoagulation drug is used after treating with heparin. Doctors must regularly monitor patients’ blood levels in order to prescribe a high enough dose of warfarin to prevent deadly blood clots, but not an excessive dose that could lead to fatal hemorrhage. Recently, new antithrombotic drugs that act directly by inhibiting activated coagulation factors such as factor X or thrombin have been developed and investigated in phase III clinical trials to offer the prevention and treatment venous thromboembolism and anticoagulant therapy management will be most probably improved in the coming years. Keywords: anticoagulation drug, vitamin K antagonist, dabigatran, rivaroxaban, apixaban, thrombosis, serious bleeding. Thuốc chống đông kháng vitamin K được sử dụng lần đầu từ những năm 1930 với vai trò là thuốc trừ sâu. Ra đời từ những năm 1960, sau đó là hàng loạt các báo cáo ở Mỹ về tình 3 Thạc sĩ Trường Đại học Nam Cần Thơ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NAM CẦN THƠ Tạp chí Khoa học và Kinh tế phát triển số 05 14 trạng chảy máu ở gia súc ăn cỏ ngọt ba lá lên men có chứa các chất thuộc dẫn xuất dicoumarol, từ đó thuốc kháng vitamin K ra đời và hiện đã trở thành phác đồ cơ bản trong liệu pháp chống đông. Tuy nhiên, nguy cơ xảy ra bệnh lý do thuốc trong nhóm thuốc này, đặc biệt là nguy cơ chảy máu rất cao nếu không có chế độ chăm sóc điều trị phù hợp. Các thuốc kháng vitamin K đã gây ra gần 6000 ca tử vong và 17300 ca nhập viện có thể tránh được mỗi năm. Nhóm thuốc này cũng là nguyên nhân hàng đầu gây nhập viện do phản ứng bất lợi của thuốc (12,3%). Vì vậy, cần theo dõi điều trị thông qua chỉ số bình thường hóa quốc tế (INR), thực hiện ít nhất 1 lần/ tháng. Cơ chế kháng đông Thuốc kháng vitamin K ngăn chặn gián tiếp chu trình đông máu bằng cách không chuyển hóa thành vitamin K dạng khử. Được hấp thu qua niêm mạc ruột, thuốc sẽ ức chế epoxyd reductase, enzym tham gia vào chu trình chuyển hóa của vitamin K, nên ngăn ngừa quá trình tổng hợp ở gan của một số yếu tố đông máu phụ thuộc vitamin K (II, VII, IX, X). Thời gian tác dụng của thuốc kháng vitamin K tương đối dài, tác dụng có thể vẫn còn ngay cả khi đã ngừng điều trị. Thuốc có bản chất acid, liên kết mạnh với albumin. Một điểm lưu ý quan trọng nữa là các thuốc kháng vitamin K có tính thân lipid nên có thể qua được nhau thai. Hình 1. Sơ đồ tác dụng của vitamin lên quá trình đông máu Bảng 1: Các thuốc kháng vitamin K được sử dụng trong điều trị Nhóm Biệt dược Dạng bào chế Liều dùng Thời gian bán thải Dẫn xuất coumarin Acenocoumarol Sintrom Viên nén 4mg có vạch chia 1/4 Người lớn: liều đầu 4mg/ngày. Trẻ em: 0,05 - 0,14mg/kg/ngày. 8-11 Warfarin Coumadine Viên nén 2mg có vạch chia Người lớn: liều đầu 5mg/ngày. 35-45 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NAM CẦN THƠ Tạp chí Khoa học và Kinh tế phát triển số 05 15 Trẻ em: 0,09 - 0,32mg/kg/ngày. Coumadine Viên nén 5mg có vạch chia 35-45 Dẫn xuất indanedione Fluindione Previscan Viên nén 5mg có vạch chia Người lớn: liều đầu 5mg/ngày. Trẻ em: 0,09 - 0,32mg/kg/ngày 31 Chỉ định dùng thuốc kháng vitamin K: - Rung nhĩ - Phòng đột quỵ, thuyên tắc mạch hệ thống trong bệnh van hai lá hậu thấp - Phòng huyết khối van tim nhân tạo - Phòng ngừa thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch cấp hai (huyết khối tĩnh mạch sâu và thuyên tắc động mạch phổi). INR hiện được xem là xét nghiệm chuẩn để đánh giá mức độ chống đông bằng thuốc kháng vitamin K và cũng là chỉ số để theo dõi tính an toàn điều trị đối với nhóm thuốc cửa sổ điều trị hẹp. Vì không thể duy trì hay đạt được một giá trị INR cố định trong suốt quá trình nên các hướng dẫn thực hành thường đưa ra một khoảng INR (2,5 - 3,5 đối với bệnh nhân thay van tim nhân tạo cơ học và 2 - 3 đối với những trường hợp còn lại), bác sĩ điều trị sẽ phải hiệu chỉnh liều để đạt được chỉ số tối ưu dao động trong khoảng này. Song, INR có thể dao động (dù liều thuốc kháng vitamin K không đổi) do những thay đổi cũng như các yếu tố khách quan lẫn chủ quan của bệnh nhân, trong đó không tuân thủ điều trị là yếu tố đáng lưu tâm [1]. Bên cạnh các tác dụng không thể thay thế thì là các nhược điểm như: khởi phát tác dụng chậm, cách theo dõi cũng như giám sát điều trị phức tạp, thuốc có khoảng trị liệu hẹp, tương tác với nhiều loại thức ăn và thuốc. Hiện nay, một số hoạt chất đã được đề xuất cũng như thực hiện các nghiên cứu lớn nhỏ nhằm tìm thêm các lựa chọn cho danh mục các thuốc chống đông đường uống và khắc phục những nhược điểm của thuốc kháng vitamin K. Hai nhóm thuốc đã được đưa vào dùng trong lâm sàng là nhóm ức chế trực tiếp thrombin và nhóm ức chế trực tiếp Xa. Mặc dù tương đối đơn giản trong sử dụng, không cần phải hiệu chỉnh liều và theo dõi các chỉ số sinh học. Nhưng cũng chính điều này lại tạo ra một vấn đề là khó có thể phát hiện sớm tình trạng quá liều hay nói cách khác là không thể dự đoán được nguy cơ xuất huyết và quan trọng hơn là TRƯỜNG ĐẠI HỌC NAM CẦN THƠ Tạp chí Khoa học và Kinh tế phát triển số 05 16 tính đến thời điểm hiện tại chưa có thuốc giải độc đặc hiệu cho các thuốc đông đường uống thế hệ mới. Hình 2. Sơ đồ cơ chế đông máu Hình 3. Cơ chế hoạt động các yếu tố đông máu Thuốc ức chế trực tiếp thrombin Nhóm thuốc này có hai loại đường dùng, đường tiêm truyền (như hirudin, argatroban và bivalirudin) và thuốc dùng đường uống [2]. Có hai thuốc ức chế trực tiếp thrombin dùng đường uống đã được nghiên cứu là ximelagatran và dabigatran, hiện chỉ có dabigatran là được đưa vào dùng trong lâm sàng. Hai nghiên cứu SPORTIF III (Stroke Prevention Using an Oral Thrombin Inhibitor in Atrial Fibrillation) và SPORTIF V, cơ bản thì hoạt chất ximelagatran có hiệu quả tương đương warfarin trong dự phòng thiếu máu não cục bộ và TRƯỜNG ĐẠI HỌC NAM CẦN THƠ Tạp chí Khoa học và Kinh tế phát triển số 05 17 thuyên tắc mạch hệ thống trong bệnh lý rung nhĩ. Song, ở SPORTIF III và SPORTIF V cho thấy tỉ lệ bệnh nhân có nồng độ alanin aminotransferase tăng ít nhất gấp 3 lần giới hạn trên ở nhóm bệnh nhân dùng ximelagatran cao hơn đáng kể so với ở nhóm warfarin (6,1% so với 0,8%). Chính vì điều này Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Thuốc Hoa Kỳ (Food and Drug Administration - FDA) đã không cấp phép lưu hành cho ximelagatran. Trong khi đó, Dabigatran được dùng dưới dạng tiền chất dabigatran etexilat, sau khi hấp thu qua đường uống sẽ được chuyển thành dạng có hoạt tính dưới tác dụng của thủy phân esterase trong huyết tương. Dabigatran được thải khoảng 80% ở thận và có thời gian bán thải là 12-17 giờ [2]. So với thuốc kháng vitamin K thì dabigatran có nhiều ưu điểm: khởi phát tác dụng sớm (0,5-2 giờ) sau khi uống, không tương tác với thức ăn, không chuyển hóa bởi hệ CYP450 ở gan (do đó nguy cơ tương tác thuốc được giảm thiểu), dùng với liều cố định mà không cần phải theo dõi xét nghiệm đông máu [2], [3]. Dabigatran cũng không ảnh hưởng đến nồng độ aminotransferase huyết thanh. Dabigatran đã được nghiên cứu trong hai chỉ định. [1]. Chỉ định thứ nhất: phòng đột quỵ và thuyên tắc mạch hệ thống ở bệnh nhân rung nhĩ. Nghiên cứu thực hiện xác định vị trí của dabigatran trong chỉ định này là Nghiên cứu RE-LY (Randomized Evaluation of Long-term Anticoagulation Therapy) [4]. RE-LY là thử nghiệm lâm sàng phân nhóm ngẫu nhiên thực hiện trên 18.113 bệnh nhân rung nhĩ kèm ít nhất một tình trạng sau: tiền sử đột quỵ hoặc cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA), phân suất tống máu thất trái dưới 40%, có triệu chứng suy tim từ độ II trở lên theo phân độ NYHA (New York Heart Association) trong vòng 6 tháng trước, và tuổi ít nhất là 75 hoặc tuổi 65-74 kèm đái tháo đường, tăng huyết áp hoặc bệnh mạch vành. Tiêu chuẩn loại trừ gồm: bệnh van tim nặng, đột quỵ trong vòng 14 ngày hoặc đột quỵ nặng trong vòng 6 tháng trước, độ thanh thải creatinin dưới 30 ml/phút, bệnh gan tiến triển, và có thai. Bệnh nhân tham gia nghiên cứu có tuổi trung bình 71,5, nam giới chiếm tỉ lệ 64%, 20% đã từng bị đột quỵ hoặc cơn thiếu máu não thoáng qua và gần 17% đã từng bị nhồi máu cơ tim. Tỉ lệ rung nhĩ kịch phát (paroxysmal)/dai dẳng (persistent)/thường trực (permanent) là 32%/33%/35%. Bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu được phân ngẫu nhiên vào 1 trong 3 nhóm: nhóm dùng dabigatran 110 mg x 2/ngày, nhóm dùng dabigatran 150 mg x 2/ngày và nhóm dùng warfarin (với liều được điều chỉnh để đạt INR trong khoảng 2-3). Thời gian theo dõi trung vị là 2 năm. Tiêu chí đánh giá chính về hiệu quả là đột quỵ hoặc thuyên tắc mạch hệ thống. Tiêu chí đánh giá chính về tính an toàn là chảy máu nặng (chảy máu khiến hemoglobin giảm ít nhất 20 g/l, phải truyền ít nhất 2 đơn vị máu, hoặc chảy máu có triệu chứng ở một vùng hoặc cơ quan quan trọng). Kết quả RE-LY: tần suất đột quỵ/thuyên tắc mạch hệ thống là 1,69%/năm ở nhóm warfarin, 1,53%/năm ở nhóm dabigatran 110 mg (nguy cơ tương đối so với warfarin 0,91; khoảng tin TRƯỜNG ĐẠI HỌC NAM CẦN THƠ Tạp chí Khoa học và Kinh tế phát triển số 05 18 cậy 95% 0,74 đến 1,11) và 1,11%/năm ở nhóm dabigatran 150 mg (nguy cơ tương đối so với warfarin 0,66; khoảng tin cậy 95%: 0,53 đến 0,82; p < 0,001). Nghiên cứu RE-LY chỉ ra được ở bệnh nhân rung nhĩ (chủ yếu không do bệnh van tim): (1) Dabigatran 110 mg x 2/ngày có hiệu quả tương đương warfarin trong việc ngăn ngừa đột quỵ/thuyên tắc mạch hệ thống và ít gây chảy máu nặng hơn; (2) Dabigatran 150 mg x 2/ngày có hiệu quả cao hơn warfarin trong việc ngăn ngừa đột quỵ/thuyên tắc mạch hệ thống nhưng gây chảy máu nặng tương đương warfarin. Dựa trên kết quả ghi nhận được từ RE-LY, 19/10/2010 FDA đã cấp phép chỉ định: dabigatran với liều 150 mg x 2/ngày (75 mg x 2/ngày nếu độ lọc cầu thận trong khoảng 15-30 ml/phút) để dự phòng đột quỵ và thuyên tắc mạch hệ thống ở bệnh nhân rung nhĩ không do bệnh van tim. Đầu tháng 8/2011, Cơ quan Dược phẩm châu Âu (European Medicines Agency) cũng đã chấp thuận cho dùng dabigatran (cả hai liều 110 mg x 2/ngày và 150 mg x 2/ngày, liều 110 mg x 2/ngày ưu tiên cho người trên 80 tuổi hoặc có nguy cơ chảy máu cao) trong chỉ định trên [5]. [2]. Chỉ định thứ hai của dabigatran là phòng ngừa cấp một và cấp hai đối với thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch. Vị trí của dabigatran trong phòng ngừa cấp một thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch được xác định bởi hai nghiên cứu: nghiên cứu RE-MODEL thực hiện trên 2.101 bệnh nhân được thay khớp gối toàn phần và nghiên cứu RE-NOVATE thực hiện trên 3.494 bệnh nhân được thay khớp háng toàn phần [11], [12]. Trong hai nghiên cứu này, bệnh nhân được phân ngẫu nhiên cho dùng enoxaparin tiêm dưới da 40 mg/ngày hoặc dabigatran uống 150 mg/ngày hoặc 220 mg/ngày (bắt đầu 1-4 giờ sau mổ). Kết quả khẳng định dabigatran có hiệu quả và tính an toàn tương đương với enoxaparin trong phòng ngừa cấp một thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch sau các phẫu thuật chỉnh hình lớn. Bảng 2: Kết quả nghiên cứu RE-MODEL và RE-NOVATE Hiệu quả và tính an toàn của dabigatran so với enoxaparin trong phòng ngừa tiên phát thuyên tắc tĩnh mạch huyết khối sau phẫu thuật chỉnh hình lớn RE-MODEL RE-NOVATE E D150 D220 E D150 D220 Thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch/chết do mọi nguyên nhân % 37.7 40.5 36.4 6.7 8.6 6.0 Chảy máu nặng* 1.3 1.3 1.5 1.6 1.3 2.0 Ghi chú: E: enoxaparin, D150 dabigatran 150mg/ngày, D220: dabigatran 220mg/ngày Khác biệt giữa các nhóm không có ý nghĩa thống kê *: Chảy máu khiến hemoglobin giảm ít nhất 20 g/l, phải truyền ít nhất 2 đơn vị máu, hoặc chảy máu có triệu chứng ở một vùng hoặc cơ quan quan trọng TRƯỜNG ĐẠI HỌC NAM CẦN THƠ Tạp chí Khoa học và Kinh tế phát triển số 05 19 Vị trí của dabigatran trong phòng ngừa cấp hai thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch được xác định bởi nghiên cứu RE-COVER [8], đây là thử nghiệm lâm sàng phân nhóm ngẫu nhiên, mù đôi, đa trung tâm. Đối tượng nghiên cứu là 2.539 bệnh nhân thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch cấp. Tiêu chuẩn loại trừ gồm: triệu chứng kéo dài hơn 14 ngày, thuyên tắc động mạch phổi gây rối loạn huyết động hoặc phải điều trị bằng thuốc tiêu sợi huyết, nguy cơ chảy máu cao, bệnh gan với nồng độ aminotransferase huyết thanh hơn 2 lần giới hạn trên, độ thanh thải creatinin dưới 30 ml/phút, mang thai, triển vọng sống dưới 6 tháng. Bệnh nhân được điều trị bằng thuốc chống đông dạng tiêm (heparin không phân đoạn truyền tĩnh mạch hoặc heparin trọng lượng phân tử thấp tiêm dưới da) trong thời gian trung vị 9 ngày, sau đó được phân ngẫu nhiên cho dùng dabigatran 150 mg x 2/ngày hoặc warfarin (liều được điều chỉnh để đạt INR trong khoảng 2-3). Thời gian điều trị là 6 tháng. Tiêu chí đánh giá chính là thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch có triệu chứng hoặc tử vong liên quan với thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch sau 6 tháng. Kết quả cho thấy: tần suất các biến cố thuộc tiêu chí đánh giá chính ở hai nhóm không khác biệt (2,4% trong nhóm dabigatran và 2,1% trong nhóm warfarin) và tần suất chảy máu nặng ở hai nhóm cũng không khác biệt (1,6% trong nhóm dabigatran và 1,9% trong nhóm warfarin). Tần suất chảy máu nói chung trong nhóm dabigatran thấp hơn có ý nghĩa so với nhóm warfarin (16,1% so với 21,9%, p < 0,001) nhưng bù lại tần suất rối loạn dạ dày trong nhóm dabigatran cao hơn so với nhóm warfarin (3,1% so với 0,7%, p < 0,001). Dabigatran etexilat có biệt dược là Pradaxa do công ty Boehringer-Ingelheim bào chế, được cấp phép lưu hành tại Việt Nam từ tháng 12/2010 cho chỉ định phòng ngừa thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch sau phẫu thuật thay khớp gối và khớp háng. Thuốc ức chế trực tiếp Xa Các thuốc ức chế trực tiếp Xa gắn vào vị trí hoạt động của yếu tố Xa, ức chế trực tiếp yếu tố Xa mà không cần sự tham gia của antithrombin trong huyết tương [9]. Hiện nay chỉ có hai thuốc ức chế trực tiếp Xa được đưa vào dùng trong lâm sàng là rivaroxaban (Xarelto, công ty Bayer) và apixaban (Eliquis, hai công ty Pfizer và Bristol-Myers Squibb hợp tác bào chế). Cả hai thuốc này đều được dùng với liều cố định và không phải theo dõi điều trị bằng xét nghiệm đông máu. Một số đặc điểm dược lí của hai thuốc kháng đông ức chế Xa. Bảng 3: Một số thông số dược động học của rivaroxaban và apixaban Rivaroxaban Apixaban Sinh khả dụng 80 60 Thời gian bán thải 7-11 12 Thanh thải ở thận 66 25 Liều dùng 1 lần/ngày 2 lần/ngày Tương tác thuốc Tương tác với các thuốc ức chế mạnh CYP3A4 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NAM CẦN THƠ Tạp chí Khoa học và Kinh tế phát triển số 05 20 Rivaroxaban đã được nghiên cứu trong hai chỉ định chính. [1]. Chỉ định thứ nhất là phòng ngừa và điều trị thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch. Vị trí của rivaroxaban trong phòng ngừa cấp một thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch sau các phẫu thuật chỉnh hình lớn được xác định bởi chương trình nghiên cứu RECORD (Regulation of Coagulation in Major Orthopedic Surgery Reducing the Risk of DVT and PE) gồm bốn nghiên cứu: RECORD 1, RECORD 2, RECORD 3, RECORD 4. Hai nghiên cứu được tiến hành trên bệnh nhân thay khớp háng toàn phần là RECORD 1 (n = 4541) và RECORD 2 (n = 2509) [15,16]. Trong hai nghiên cứu này, rivaroxaban uống (10 mg/ngày, bắt đầu 6-8 giờ sau khi đóng da, thời gian dùng 31-39 ngày sau mổ) được so sánh với enoxaparin tiêm dưới da (liều 40 mg/ngày, thời gian dùng 31-39 ngày trong RECORD 1 và 10-14 ngày trong RECORD 2). Kết quả cả hai đều cho thấy rivaroxaban làm giảm thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch có ý nghĩa so với enoxaparin và không tăng nguy cơ chảy máu nặng. Hai nghiên cứu khác được tiến hành trên bệnh nhân thay khớp gối toàn phần là RECORD 3 (n = 2531) và RECORD 4 (n = 3148). Trong hai nghiên cứu này, rivaroxaban uống (10 mg/ngày, bắt đầu 6-8 giờ sau khi đóng da, thời gian dùng 10-14 ngày sau mổ) được so sánh với enoxaparin tiêm dưới da (liều 40 mg/ngày trong RECORD 3 và 30 mg x 2/ngày trong RECORD 4, thời gian dùng 10-14 ngày). Kết quả cho thấy rivaroxaban giảm thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch có ý nghĩa so với enoxaparin và không làm tăng nguy cơ chảy máu nặng. Bảng 4: Kết quả chương trình nghiên cứu RECORD Thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch hoặc chết do bất kì nguyên nhân % Xuất huyết nặng % Enoxaparin Rivaroxaban Enoxaparin Rivaroxaban RECORD 1 3.7 1.1 0.1 0.3 RECORD 2 9.3 2.0 <0.1 <0.1 RECORD 3 18.9 9.6 0.5 0.6 RECORD 4 10.1 6.9 0.3 0.7 Rivaroxaban cũng được nghiên cứu trong phòng ngừa cấp một thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch ở bệnh nhân nội khoa qua thử nghiệm lâm sàng MAGELLAN (Multicenter, rAndomized, parallel Group Efficacy and safety study for the prevention of VTE in hospitalized medically iLL patients comparing rivaroxabAN with enoxaparin). Trong MAGELLAN, 8.101 bệnh nhân nội khoa nặng đang nằm viện được phân ngẫu nhiên cho dùng rivaroxaban uống (10 mg/ngày trong 35 ngày) hoặc enoxaparin tiêm dưới da (40 mg/ngày trong 10 ngày). Kết quả ban đầu của MAGELLAN cho thấy rivaroxaban giảm TRƯỜNG ĐẠI HỌC NAM CẦN THƠ Tạp chí Khoa học và Kinh tế phát triển số 05 21 nguy cơ thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch so với enoxaparin (tần suất thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch sau 35 ngày là 4,4% ở nhóm rivaroxaban và 5,7% ở nhóm enoxaparin, p = 0,02) nhưng làm tăng nguy cơ chảy máu (tần suất chảy máu sau 10 ngày là 2,8% so với 1,2%, p < 0,0001, và sau 35 ngày là 4,1% so với 1,7%, p < 0,0001) [10]. Vị trí của rivaroxaban trong điều trị thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch cấp và phòng ngừa cấp hai được xác định bởi chương trình nghiên cứu EINSTEIN gồm ba thử nghiệm lâm sàng: EINSTEIN-DVT thực hiện trên bệnh nhân huyết khối tĩnh mạch sâu cấp, EINSTEIN-PE thực hiện trên bệnh nhân thuyên tắc động mạch phổi cấp và EINSTEIN-EXTENSION thực hiện trên bệnh nhân thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch đã được điều trị bằng thuốc chống đông uống trong 6-12 tháng. Trong hai thử nghiệm lâm sàng đầu (DVT và PE), bệnh nhân được phân ngẫu nhiên vào nhóm rivaroxaban uống (15 mg x 2/ngày trong 3 tuần, sau đó 20 mg x 1 lần/ngày trong 3, 6 hoặc 12 tháng) hoặc nhóm điều trị chứng (enoxaparin tiêm dưới da 1 mg/kg x 2/ngày trong ít nhất 5 ngày, kèm warfarin hoặc acenocoumarol uống bắt đầu 48 giờ sau phân nhóm ngẫu nhiên, liều được điều chỉnh để đạt INR 2-3). Trong EINSTEIN- EXTENSION những bệnh nhân đã được điều trị bằng rivaroxaban hoặc thuốc kháng vitamin K trong 6-12 tháng được phân ngẫu nhiên cho dùng rivaroxaban (20 mg 1 lần/ngày) hoặc giả dược thêm 6-12 tháng nữa. Tiêu chí đánh giá chính là thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch tái phát có triệu chứng (là phối hợp các biến cố huyết khối tĩnh mạch sâu và thuyên tắc động mạch phổi gây chết hoặc không). Kết quả của EINSTEIN-DVT và EINSTEIN-EXTENSION được công bố năm 2010. ENSTEIN-DVT cho thấy rivaroxaban có hiệu quả tương đương điều trị chứng trong dự phòng thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch thứ phát (tần suất các biến cố là 2,1% ở nhóm rivaroxaban và 3,0% ở nhóm điều trị chứng) và nguy cơ chảy máu cũng tương đương (tần suất chảy máu là 8,1% ở cả hai nhóm) [10]. Đối với EINSTEIN-EXTENSION, rivaroxaban có hiệu quả cao hơn giả dược trong phòng ngừa thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch tái phát (tần suất các biến cố là 1,3% ở nhóm rivaroxaban và 7,1% ở nhóm giả dược, p < 0,001) và nguy cơ chảy máu nặng tương đương (0,7% so với 0%, p = 0,11) [10] [2]. Chỉ định thứ hai được nghiên cứu của rivaroxaban là phòng ngừa đột quỵ và thuyên tắc mạch hệ thống ở bệnh nhân rung nhĩ không do bệnh van tim. Nghiên cứu xác định vị trí của rivaroxaban trong chỉ định này là ROCKET AF (Rivaroxaban Once Daily Oral Direct Factor Xa Inhibition Compared with Vitamin K Antagonism for Prevention of Stroke and Embolism Trial in Atrial Fibrillation) [11]. ROCKET AF là một thử nghiệm lâm sàng phân nhóm ngẫu nhiên mù đôi thực hiện trên 14.264 bệnh nhân rung nhĩ không do bệnh van tim có tiền sử đột quỵ, cơn thiếu máu não thoáng qua, thuyên tắc mạch hệ thống hoặc ít nhất 2 trong số các yếu tố sau: suy tim hoặc phân suất tống máu thất trái ≤ 35%, tăng huyết áp, tuổi ≥ 75, đái tháo đường. Bệnh nhân tham gia nghiên cứu có tuổi trung vị 73, nữ giới chiếm tỉ lệ gần 40%, 55% đã từng bị đột quỵ hoặc cơn thiếu máu não thoáng qua hoặc thuyên tắc mạch hệ thống và 17% đã từng bị nhồi máu cơ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NAM CẦN THƠ Tạp chí Khoa học và Kinh tế phát triển số 05 22 tim. Tỉ lệ rung nhĩ kịch phát (paroxysmal) /dai dẳng (persistent) là 18%/82%. Bệnh nhân được phân ngẫu nhiên vào một trong hai nhóm: nhóm rivaroxaban (liều 20 mg/ngày, hoặc 15 mg/ngày nếu độ thanh thải creatinin trong khoảng 30-49 ml/phút) hoặc nhóm warfarin (liều được điều chỉnh để đạt INR trong khoảng 2-3). Thời gian theo dõi trung vị là 707 ngày. Tiêu chí đánh giá chính về hiệu quả là phối hợp các biến cố đột quỵ (dạng thiếu máu cục bộ hoặc xuất huyết) và thuyên tắc mạch hệ thống. Tiêu chí đánh giá chính về tính an toàn là chảy máu. Kết quả ROCKET AF cho thấy tần suất các biến cố thuộc tiêu chí đánh giá chính trên hai nhóm rivaroxaban và warfarin không khác biệt (2,1%/năm so với 2,4%/năm, p = 0,12). Tần suất chảy máu ở hai nhóm cũng không khác biệt (14,9%/năm ở nhóm rivaroxaban và 14,5%/năm ở nhóm warfarin, p = 0,44). Tuy nhiên tần suất chảy máu trong hộp sọ ở nhóm rivaroxaban thấp hơn có ý nghĩa (0,5% so với 0,7%, p = 0,02) và tần suất chảy máu gây chết ở nhóm rivaroxaban cũng thấp hơn có ý nghĩa (0,2% so với 0,5%, p = 0,003). Rivaroxaban hiện đã được cấp phép lưu hành tại Việt Nam cho chỉ định phòng ngừa thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch sau phẫu thuật thay khớp gối và khớp háng (viên 10 mg). Apixaban cũng là một thuốc chống đông uống mới có nhiều triển vọng. Kết quả chương trình nghiên cứu ADVANCE (Apixaban for the Prevention of Thrombosis-related Events) cho thấy apixaban uống (2,5 mg x 2/ngày) có hiệu quả phòng ngừa cấp một đối với thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch tương đương enoxaparin liều 30 mg x 2/ngày và cao hơn enoxaparin liều 40 mg/ngày trong phẫu thuật thay khớp gối [12], [13]. Apixaban cũng được nghiên cứu trong chỉ định phòng ngừa đột quỵ và thuyên tắc mạch hệ thống ở bệnh nhân rung nhĩ qua hai thử nghiệm lâm sàng lớn là AVERROES (Apixaban Versus Acetylsalicylic Acid to Prevent Stroke in Atrial Fibrillation Patients Who Have Failed or Are Unsuitable for Vitamin K Antagonist Treatment) và ARISTOTLE (Apixaban for Reduction in Stroke and Other Thromboembolic Events in Atrial Fibrillation). Trong AVERROES, 5.599 bệnh nhân rung nhĩ không thích hợp với điều trị bằng thuốc kháng vitamin K được phân ngẫu nhiên cho dùng apixaban (5 mg x 2/ngày) hoặc aspirin (81-324 mg/ngày). Kết quả AVERROES cho thấy apixaban giảm có ý nghĩa đột quỵ và thuyên tắc mạch hệ thống so với aspirin (mức giảm 55%, p < 0,001) và không tăng nguy cơ chảy máu nặng [14]. Trong nghiên cứu ARISTOTLE được công bố cuối tháng 8/2011, 18.201 bệnh nhân rung nhĩ không do bệnh van tim có kèm ít nhất một yếu tố nguy cơ khác của đột quỵ được phân ngẫu nhiên cho dùng apixaban (5 mg x 2/ngày) hoặc warfarin (liều được điều chỉnh để đạt INR trong khoảng 2-3). Sau thời gian theo dõi trung vị 1,8 năm, các nhà nghiên cứu nhận thấy tần suất đột quỵ hoặc thuyên tắc mạch hệ thống ở nhóm apixaban thấp hơn có ý nghĩa so với nhóm warfarin (1,27%/năm so với 1,60%/năm, p = 0,01). Ngoài ra, apixaban còn giảm nguy cơ chảy máu nặng và tử vong do mọi nguyên nhân so với warfarin (tần suất chảy máu nặng ở hai nhóm lần lượt là 2,13%/năm và 3,09%/năm, p < 0,001; tử vong do mọi nguyên nhân ở hai nhóm lần lượt là 3,52% và 3,94%, p = 0,047) [15]. Phòng ngừa cấp hai đối với các biến cố thiếu máu cục bộ sau hội chứng mạch vành cấp là một hướng nghiên cứu mới về vai trò của các thuốc ức chế trực tiếp Xa. Tuy nhiên kết quả của nghiên cứu APPRAISE-2 về vấn đề này đã gây thất vọng TRƯỜNG ĐẠI HỌC NAM CẦN THƠ Tạp chí Khoa học và Kinh tế phát triển số 05 23 cho y giới [16]. Trong thử nghiệm lâm sàng phân nhóm ngẫu nhiên mù đôi này, bệnh nhân mới bị hội chứng mạch vành cấp (trong vòng 7 ngày) được cho dùng thêm apixaban (5 mg x 2/ngày) hoặc giả dược ngoài liệu pháp kháng tiểu cầu chuẩn. APPRAISE-2 đã phải kết thúc sớm sau khi tuyển được 7.392 bệnh nhân, với lý do là apixaban không giảm các biến cố thiếu máu cục bộ (nhồi máu cơ tim, đột quỵ dạng thiếu máu cục bộ hoặc chết do nguyên nhân tim mạch) và còn làm tăng đáng kể nguy cơ chảy máu, đặc biệt là chảy máu trong hộp sọ và chảy máu gây chết [16]. Kết luận Đồng thời sở hữu ưu điểm sử dụng được đường uống giống với thuốc kháng vitamin K, các thuốc thế hệ mới đã cải thiện được các nhược điểm cũng như có được những tính năng vượt trội về mặt dược lý và bằng chứng tích lũy từ các thử nghiệm lâm sàng lớn đã thực hiện và đang “thai nghén”, hy vọng có nhiều động lực để thay thế dần liệu pháp chống đông cổ điển với thuốc kháng vitamin K trong một số chỉ định nhằm giải tải áp lực điều trị cũng như góp phần nâng cao tính tuân thủ điều trị cho bệnh, vốn là yếu tố tác động không nhỏ đến thành công toàn bộ liệu trình trước và sau khi điều trị. - Chỉ định thứ nhất: phòng ngừa cấp một đối với thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch sau phẫu thuật thay khớp háng và khớp gối: Dabigatran, rivaroxaban và apixaban đều là liệu pháp thay thế ưu việt hơn so với enoxaparin tiêm dưới da. - Chỉ định thứ hai: phòng ngừa cấp hai đối với thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch: Cả dabigatran và rivaroxaban đều có thể thay thế thuốc kháng vitamin K. - Chỉ định thứ ba: là phòng ngừa đột quỵ và thuyên tắc mạch hệ thống ở Bệnh nhân rung nhĩ không do bệnh van tim: dabigatran, rivaroxaban, apixaban đều có thể thay thế thuốc kháng vitamin K, riêng dabigatran đã được các cơ quan quản lý dược chấp thuận cho dùng trong chỉ định này, tức là không cần đến khi bệnh nhân có chống chỉ định hay gặp ADR trong quá trình điều trị với kháng vitamin K trước đó. Ưu điểm của các thuốc chống đông uống mới so với thuốc kháng vitamin K đã quá rõ ràng, nhưng trở ngại duy nhất là giá thành nên nhìn nhận một cách thực tế đây chính là rào cản lớn nhất đối với bệnh nhân lẫn bác sĩ. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Ansell J, Hirsh J, Hylek E, và cs. Pharmacology and management of the vitamin K antagonists: American College of Chest Physicians evidencebased clinical practice guidelines (8th edition). Chest 2008;133:160S-198S. [2]. Di Nisio M, Middeldorp S, Buller HR. Direct thrombin inhibitors. N Engl J Med 2005;353:1028-1040. [3]. Hirsh J, O’Donnell M, Eikelboom JW. Beyond unfractionated heparin and warfarin. Current and future advances. Circulation 2007;116:552-560. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NAM CẦN THƠ Tạp chí Khoa học và Kinh tế phát triển số 05 24 [4]. Connolly SJ, Ezekowitz MD, Yusuf S, và cs, and the RE-LY Steering Committee and Investigators. Dabigatran versus warfarin in patients with atrial fibrillation. N Engl J Med 2009;361:1139-1151. [5]. Boehringer_s_Pradaxa_ to_prevent_AF_related_stroke_aspx. [6]. Eriksson BI, Dahl OE, Rosencher N, và cs, for the RE-MODEL Study Group. Dabigatran etexilate versus enoxaparin for the prevention of venous thromboembolism after total knee replacement: The RE-MODEL randomized trial. J Thromb Haemost 2007;5:2178- 2185. [7]. Eriksson BI, Dahl OE, Rosencher N, và cs. Dabigatran etexilate versus enoxaparin for prevention of venous thromboembolism after total hip replacement: A randomised, double-blind, non-inferiority trial. Lancet 2007;370:949-956. [8]. Schulman S, Kearon C, Kakkar AK, và cs, for the RE-COVER Study Group. Dabigatran versus warfarin in the treatment of acute venous thromboembolism. N Engl J Med 2009;361:2342-2352. [9]. Eikelboom JW, Weitz JI. New anticoagulants. Circulation 2010;121:15231532. [10]. The EINSTEIN Investigators. Oral rivaroxaban for symptomatic venous thromboembolism. N Engl J Med 2010;363:2499-2510. [11]. Patel MR, Mahaffey KW, Garg J, và cs, and the ROCKET AF Steering Committee, for the ROCKET AF Investigators. Rivaroxaban versus warfarin in nonvalvular atrial fibrillation. N Engl J Med 2011 (10.1056/NEJMoa1009638). [12]. Lassen MR, Raskob GE, Gallus A, và cs. Apixaban or enoxaparin for thromboprophylaxis after knee replacement. N Engl J Med 2009;361:594604. [13]. Lassen MR, Raskob GE, Gallus A, và cs. Apixaban versus enoxaparin for thromboprophylaxis after knee replacement (ADVANCE-2): a randomised double blind trial. Lancet 2010;375:807-815. [14]. Connolly SJ, Eikelboom J, Joyner C, và cs, for the AVERROES Steering Committee and Investigators. Apixaban in patients with atrial fibrillation. N Engl J Med 2011 (10.1056/NEJMoa1007432). [15]. Granger CB, Alexander JH, McMurray JJV, và cs, for the ARISTOTLE Committees and Investigators. Apixaban versus warfarin in patients with atrial fibrillation. N Engl J Med 2011 (10.1056/NEJMoa1107039). [16]. Alexander JH, Lopes RD, James S, và cs, for the APPRAISE-2 Investigators. Apixaban with antiplatelet therapy after acute coronary syndrome. N Engl J Med 2011 (10.1056/NEJMoa1105819). TRƯỜNG ĐẠI HỌC NAM CẦN THƠ Tạp chí Khoa học và Kinh tế phát triển số 05 25 PHÂN LẬP HỢP CHẤT TỪ CAO PETROLEUM ETHER ĐƯỢC CHIẾT TỪ VỎ CÂY BẰNG LĂNG NƯỚC (LAGERSTROEMIA SPECIOSA (L.) PERS.) THUỘC CHI TỬ VI (LAGERSTROEMIA) Nguyễn Duy Tuấn, Thái Thị Cẩm4 Tóm tắt: Mẫu vỏ cây Bằng lăng nước được thu hái tại Cần Thơ, Việt Nam. Sau khi thu vỏ cây Bằng lăng nước được rửa sạch, phơi khô tự nhiên và xay thành bột. Sau đó ngâm chiết với ethanol thu được cao ethanol, tiếp theo chiết lỏng lỏng cao ethanol với dung môi petroleum ether thu được cao PE. Phân lập hợp chất từ cao PE bằng phương pháp sắc ký cột và sắc ký lớp mỏng thu được hai hợp chất Tetracosanoic acid và lupeol. Cấu trúc hóa học của các chất này được xác định bằng các phương pháp phổ nghiệm hiện đại: 1H-NMR, 13C-NMR. Từ khóa: Lagerstroemia speciosa (L.) Pers., components, tetracosanoic acid, lupeol Abstract: Sample of Lagerstroemia speciosa bark was collected in Can Tho city, Viet Nam. After collection, Lagerstroemia speciosa bark was washed with water, dried at room temperature, and ground by a mixer. Then, it was isolated with ethanol to obtain an extract in ethanol. Next, the ethanol extract was separated with petroleum ether solvent to get an extract in petroleum ether. Finally, isolation of products from petroleum ether extract was conducted by a column chromatography and thin layer chromatography. As a result, two compounds of Tetracosanoic acid and lupeol was isolated in which their chemical structures were determined by modern spectroscopic methods of 1H-NMR, 13C-NMR. Keywords: Lagerstroemia speciosa (L.) pers., components, tetracosanoic acid, lupeol 1. ĐẶT VẤN ĐỀ - Cây Bằng lăng nước còn được gọi tắt là Bằng lăng, tên khoa học Lagerstroemia speciosa (L.) Pers., thuộc chi Tử vi (Lagerstroemia). Ở Việt Nam, Cây Bằng lăng nước vốn đã rất quen thuộc và phổ biến, Bằng lăng được trồng ở nhiều nơi trên đất nước như ở Bắc Trung Bộ, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Cây có tán lá rộng, hoa đẹp với màu tím đặc trưng được nhiều người yêu thích nên Bằng lăng được trồng để tạo bóng mát và cảnh quan cho các đô thị và trường học. Bằng lăng nước là loại cây thân gỗ lớn cao khoảng 10 đến 20 m, phân cành cao, thẳng, tán dày. Lá màu xanh lục, hình bầu dục hay hình giáo dài, cứng, không lông, 4 Thạc sĩ Trường Đại học Nam Cần Thơ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NAM CẦN THƠ Tạp chí Khoa học và Kinh tế phát triển số 05 26 dài đến 20 cm, cuống to. Cụm hoa hình tháp ở ngọn các cành, màu tím hồng, mọc thẳng. Nụ hoa hình cầu, hoa lớn có 6 cánh, có móng ngắn, trên cánh có những ngấn nhăn nhỏ. Quả nang, hình trứng, quả mọc thành chùm, kích thước 20×18 mm, nằm trong đài tồn tại, mở theo 6 mảnh, khi tươi quả màu xanh, lúc già màu xám, khi chín màu đen bung ra để phát tán hạt. Hình 1: Cây, hoa, lá, quả của cây Bằng lăng nước Bằng lăng nước có nguồn gốc từ Ấn Độ. Ngoài ra, chúng cũng phát triển mạnh ở những vùng khí hậu ôn đới nhưng độ ẩm tương đối thấp như miền nam Texas và California. Ở các nước vùng Nam và Đông Nam Á như: Mianma, Malaysia, Thái Lan, Lào, Campuchia, Philippines. Ở Nam Trung Quốc, Ấn Độ và Australia cũng gặp loài này. Theo Phạm Hoàng Hộ (2000), trong y học người ta dùng lá Bằng lăng để trị bệnh tiểu đường, béo phì. Hoa chứa tinh dầu có mùi thơm dịu nên có thể dùng chế nước hoa. Vỏ trị sốt, đau và loét dạ dày, rễ trị sốt, trái đắp trị lở miệng, hạt trị mất ngủ. Các nghiên cứu về thành phần hóa học cũng như hoạt tính ở trong nước và trên thế giới chủ yếu tập trung trên lá cây. Rất ít công trình nghiên cứu trên vỏ, cho nên đây cũng chính là tính mới của đề tài. 2. THỰC NGHIỆM 2.1. Phương tiện nguyên cứu Dụng cụ: Máy cô quay, bếp điện, tủ sấy, cân điện tử, đèn soi UV, cột sắc ký, bình tam giác, chai đựng dung dịch, lọ bi, cốc becher các loại 100 ml, 200 ml, 250 ml, bình chiết, đũa thủy tinh, ống mao quản,... Hóa chất: Dung môi sử dụng trong đề tài là dung môi đóng chai xuất xứ Việt Nam (Chemsol). Silica gel 60 (Merck) dùng cho sắc ký cột, Sắc ký lớp mỏng (SKLM) dùng silica gel F254 (Merck). Xác định cấu trúc của hợp chất đã cô lập được: Sử dụng các phương pháp phổ nghiệm: 1H-NMR, 13C-NMR. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NAM CẦN THƠ Tạp chí Khoa học và Kinh tế phát triển số 05 27 2.2. Phương pháp nghiên cứu Vỏ cây được rửa sạch, phơi khô tự nhiên sau đó nghiền nhỏ thu 3.0 kg bột, ngâm với ethanol 96o trong một tuần. Sau đó lọc dưới máy áp suất giảm, tiếp tục thêm ethanol vào ngâm cho đến khi dịch chiết không còn mà, đem dịch chiết cô quay thu hồi dung môi ta thu được cao ethanol tổng. Khối lượng cao ethanol tổng là 56 gam (Hiệu suất đạt 1,87% so với bột cây). Điều chế cao petroleum ether (PE): Từ cao ethanol tổng pha với nước cất lọc qua giấy lọc để loại cặn. Dịch cao ethanol tổng được chiết lỏng - lỏng với petroleum ether lấy phần trên (trích nhiều lần bằng bình chiết, cho tới lúc phần lớp trên trong thì ngưng). Lấy phần dung dịch lớp trên đem cô quay thu được cao petroleum ether, khối lượng cao là 25 gam (Hiệu suất đạt 44,64% so với cao tổng). Hình 2: Chiết lỏng - lỏng thu cao PE, và cao PE đã đuổi dung môi 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Khảo sát cao PE Tiến hành sắc ký cột cao PE (25 gam), theo dõi đồng thời bằng sắc ký lớp mỏng, gom các lọ có vết giống nhau thành một phân đoạn. Cao PE trước khi nạp vào cột được tiền hấp phụ với khoảng 75 gam silica gel, dung môi giải ly đầu tiên là petroleum ether (PE). Kích thước cột sắc ký ( = 3 cm, l = 60 cm). Cột sau khi nạp mẫu hứng mỗi lọ 50 ml, loại dung môi bằng phương pháp cô quay, chất thu được để ra lọ riêng. Dùng sắc ký lớp mỏng để theo dõi, những lọ nào có vết giống nhau thì gom lại thành phân đoạn. Chất trên sắc ký lớp mỏng được soi dưới đèn UV hoặc sử dụng thuốc thử hiện màu (H2SO4 đậm đặc trong methanol). Bản mỏng sau khi nhúng thuốc thử được hơ nóng trên bếp điện. Các hệ dung môi đã sử dụng để giải ly cột là: PE 100%, PE:C = 9:1, PE:C = 8:2, PE:C = 7:3, PE:C = 5:5, PE:C = 3:7, PE:C = 1:9, C:Ea = 9:1, C:Ea = 8:2; Ea 100% (C: Chlorofrom; Ea: ethyl acetate). TRƯỜNG ĐẠI HỌC NAM CẦN THƠ Tạp chí Khoa học và Kinh tế phát triển số 05 28 Sắc ký cột cao PE thu được tổng cộng 10 phân đoạn, các phân đoạn có vết đặc trưng và rõ ràng được chúng tôi chọn khảo sát tiếp. Qua quá trình sắc ký cột cao PE chúng tôi chọn 2 phân đoạn sau để xử lý tiếp đó là: Phân đoạn BL5; Phân đoạn BL7. Bảng 1: Kết quả sắc ký cột Cao PE Phân đoạn Lọ hứng Dung môi giải ly cột SKLM Kết quả SKLM Khối lượng (gam) BL1 1 – 65 PE = 100% PE:C = 98:2 Nhiều vết 3,35 BL2 66 – 142 PE:C = 9:1 PE:C = 95:5 Nhiều vết 2,25 BL3 143 – 184 PE:C = 8:2 PE:C = 9:1 Nhiều vết 2,15 BL4 185 – 231 PE:C = 7:3 PE:C = 9:1 Nhiều vết 1,02 BL5 232 – 346 PE:C = 5:5 PE:C = 8:2 3 vết 2,76 BL6 347 – 441 PE:C = 3:7 PE:C = 8:2 Nhiều vết 1,65 BL7 442 – 476 PE:C = 1:9 PE:C = 7:3 5 vết (1 vết màu tím) 2,20 BL8 477 – 538 C:Ea = 9:1 PE:C = 5:5 Nhiều vết 1,90 BL9 539 – 620 C:Ea = 8:1 C = 100% Nhiều vết 1,86 BL10 621 – 750 Ea = 100% C:Ea = 9:1 Nhiều vết 2,45 Tổng khối lượng thu được 21,59 3.2. Xử lý một số phân đoạn thu được từ cao PE 3.2.1. Phân đoạn BL5 Phân đoạn BL5 thu được từ sắc ký cột cao PE có dạng màu nâu đen, khối lượng 2,76 gam. Sắc ký lớp mỏng (SKLM) phân đoạn BL5 với hệ giải ly PE:C = 8:2 thấy có 3 vết. Phân đoạn được xử lý trên cột nhỏ ( = 2 cm, l = 50 cm, lọ hứng 10 ml), khối lượng silica gel dùng là 25 gam. Giải ly cột đầu tiên bằng petroleum ether 100%. Sau khi giải ly cột từ lọ 85 – 92, phân đoạn BL5.5 với hệ giải ly là PE:C = 7:3 thì thu được chất ở dạng vô định hình màu trắng (0,035 gam). Sắc ký lớp mỏng với ba hệ PE:C = 8:2 (Rf = 0,15), PE:Ea = 8:2 (Rf = 0,58), C:Ea = 95:5 (Rf = 0,82) cho một vết tròn. Tạm gọi là hợp chất BLPE1. Hợp chất BLPE1 được đo phổ 1H-NMR (500, CDCl3) để xác định được cấu trúc. 3.2.2. Phân đoạn BL7 Phân đoạn BL7 thu được từ sắc ký cột cao PE có dạng màu nâu đen, khối lượng 2,2 gam. Sắc ký lớp mỏng phân đoạn BL7 với hệ giải ly PE:C = 7:3 thấy có 5 vết (trong đó có 1 vết màu tím). Phân đoạn được xử lý trên cột nhỏ ( = 2 cm, l = 50 cm, lọ hứng 10 ml), khối lượng silica gel dùng là 25 gam. Giải ly cột đầu tiên bằng petroleum ether 100%. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NAM CẦN THƠ Tạp chí Khoa học và Kinh tế phát triển số 05 29 Sau khi giải ly cột từ lọ 148 – 162, phân đoạn BL7.3 với hệ giải ly là PE:C = 2:8 thì thu được chất ở dạng tinh thể hình kim màu trắng (0,059 gam). Sắc ký lớp mỏng với ba hệ PE: C = 7:3 (Rf = 0,18), PE:C = 2:8 (Rf = 0,52), C:Ea = 9:1 (Rf = 0,89) cho một vết tròn màu tím. Tạm gọi là hợp chất BLPE2. Hợp chất BLPE2 được chúng tôi đo phổ 1H-NMR (500, CDCl3); 13 C-NMR (125 MHz, CDCl3) và phổ DEPT-NMR (125 MHz, CDCl3) để xác định được cấu trúc. 3.3. Khảo sát cấu trúc của hợp chất cô lập được 3.3.1. Biện luận phổ hợp chất BLPE1 - Hợp chất BLPE1 (35 mg) thu được từ phân đoạn BL5.5 có dạng chất bột vô định hình màu trắng, kết tinh trong CHCl3. Nhiệt độ nóng chảy 83 - 84C. - Dựa vào dữ liệu phổ 1 H-NMR (500, CDCl3), cho thấy ở δ ppm = 2,33 (2H, t, J = 7,5 Hz, H–2); ở vùng từ trường cao δ ppm = 1,61 (2H, m, H–3); 1,25 (40H, br s, –CH2–4–23); 0,88 (3H, t, J = 6,5 Hz, H–24). Bảng 2: Số liệu phổ 1H-NMR của hợp chất BLPE1 so sánh với teracosanoic acid Vị trí C Loại carbon Phổ 1H-NMR hợp chất BLPE1 (500, CDCl3) Phổ 1H-NMR teracosanoic acid (24) (400, CDCl3) 2 –CH2– 2,33 (2H, t, J = 7,5 Hz, H–2) 2,32 (2H, t, J = 7,5 Hz, H–2) 3 –CH2– 1,61 (2H, m, H–3) 1,58 (2H, m, H–3) 4-23 –CH2– 1,25 (40H, br s, –CH2–4–23) 1,23 (40H, br s, –CH2–4–23) 24 –CH3 0,88 (3H, t, J = 6,5 Hz, H–24) 0,85 (3H, t, J = 6,6 Hz, H–24) - Từ những thông tin trên dữ liệu phổ 1 H-NMR, chúng tôi nhận danh BLPE1 là một acid béo kết hợp với tài liệu tham khảo có nhiều điểm trùng khớp với hợp chất tetracosanoic acid, từ đó chúng tôi đề nghị BLPE1 là tetracosanoic acid (C24H48O2) với công thức cấu tạo như sau: 3.3.2. Biện luận phổ hợp chất BLPE2 - Hợp chất BLPE2 (59 mg) thu được từ phân đoạn BL7.3 có dạng tinh thể hình kim màu trắng đục kết tinh lại trong CHCl3 (Choroform). TRƯỜNG ĐẠI HỌC NAM CẦN THƠ Tạp chí Khoa học và Kinh tế phát triển số 05 30 - Phổ 1 H-NMR (500 MHz, CDCl3) cho thấy tại: 4,69 (1H, d, J = 2,0 Hz, H–29) và 4,57 (1H, dd, J = 1,0 Hz và J = 1,0 Hz, H–29); 3,23 ppm (1H, m, >CH–OH) được quy kết cho proton ở carbon thứ 3 ứng với tín hiệu trên phổ 13C-NMR δC ppm = 79,0 là C3. - Phổ 13 C-NMR (125 MHz, CDCl3) cho thấy có 30 carbon, trong đó có 7 carbon methyl (–CH3); 11 carbon methylene (–CH2–); 6 carbon methine (>CH–); 6 carbon tứ cấp (>C<). Phổ 13 C kết hợp DEPT-NMR (125 MHz, CDCl3) cho thấy có 2 mũi tín hiệu của 1 cặp carbon olefin ở vùng từ trường thấp tại δC ppm 109,3 (=CH2) và 151,0 (>C=) tín hiệu được xác định ứng với C29, C20 trong khung lupan tương ứng với tín hiệu của 2 proton methine olefin tại 4,69 ppm (1H, d, J = 2,0 Hz) và 4,57 (1H, dd, J = 1,0 và 1,0 Hz). Vậy BLPE2 là hợp chất triterpene thuộc khung lupan. - Mặt khác, chúng tôi đã tiến hành so sánh số liệu phổ 13 C-NMR của hợp chất BLPE2 với các tài liệu đã công bố. Cụ thể với hợp chất lupeol thấy có sự trùng khớp (Bảng 3.3). Bảng 3: Số liệu phổ NMR của hợp chất BLPE2 so sánh với lupeol Vị trí C Loại carbon Hợp chất BLPE2 (CDCl3) Chất đã công bố (CDCl3) (Lupeol) H (ppm) (J, Hz) C (ppm) Lupeol C (ppm) 1 –CH2– 38,8 38,9 2 –CH2– 27,5 27,7 3 >CH–OH 3,23 m 79,0 79,1 4 >C< 38,9 39,1 5 >CH– 55,6 55,5 6 –CH2– 18,4 18,6 7 –CH2– 34,8 34,5 8 >C< 40,5 41,1 9 >CH– 50,5 50,7 10 >C< 37,2 37,4 11 –CH2– 21,0 21,2 12 –CH2– 25,2 25,4 13 >CH– 38,1 38,3 14 >C< 42,9 43,1 15 –CH2– 27,5 27,7 16 –CH2– 35,6 35,8 17 >C< 43,0 43,2 18 >CH– 48,4 48,5 19 >CH– 2,38 m 48,0 48,2 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NAM CẦN THƠ Tạp chí Khoa học và Kinh tế phát triển số 05 31 20 >C= 151,0 151,2 21 –CH2– 29,9 30,1 22 –CH2– 39,8 40,2 23 –CH3 0,79 s 28,1 28,2 24 –CH3 0,83 s 15,6 15,6 25 –CH3 0,94 s 16,1 16,3 26 –CH3 0,97 s 16,0 16,2 27 –CH3 1,03 s 14,6 14,8 28 –CH3 0,76 s 18,4 18,2 29 CH2= 4,69 d (2,0) 4,57 dd (1,0/1,0) 109,3 109,5 30 –CH3 1,68 s 19,3 19,5 - Từ những thông tin trên dữ liệu phổ 1 H-NMR và 13 C-NMR, nhận danh BLPE2 là một hợp chất triterpen so sánh với tài liệu tham khảo có nhiều điểm trùng khớp với hợp chất lupeol, từ đó chúng tôi đề nghị BLPE2 là lupeol (C30H50O) với cấu trúc như sau: 4. KẾT LUẬN Từ nguyên liệu ban đầu là vỏ cây Bằng lăng nước, chúng tôi đã thực hiện các phương pháp chiết ngâm dầm với ethanol, sau đó chiết lỏng - lỏng để thu được Cao PE. Từ Cao PE sử dụng sắc ký cột, sắc ký lớp mỏng, các phương pháp lọc, kết tinh lại,... và đã thu được hai hợp chất từ Cao PE. Hai hợp chất này được định danh là: Tetracosanoic acid và lupeol. Điều này đã góp phần đóng góp thêm vào thành phần hóa học của cây Bằng lăng nước Lagerstroemia speciosa (L.). TRƯỜNG ĐẠI HỌC NAM CẦN THƠ Tạp chí Khoa học và Kinh tế phát triển số 05 32 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Phạm Hoàng Hộ. Cây cỏ Việt Nam tập II, Nhà xuất bản Trẻ năm 1972. [2]. Nguyễn Ngọc Hạnh. Giáo trình cao học tách chiết và cô lập hợp chất tự nhiên, 2002. [3]. TS. Tôn Nữ Liên Hương. Giáo trình hóa học hợp chất thiên nhiên. Khoa Khoa học Tự nhiên Trường Đại học Cần Thơ, 2017. [4]. Tôn Nữ Liên Hương, Nguyễn Duy Tuấn. Thành phần hóa học của vỏ cây Bằng lăng nước (Lagerstroemia speciosa thuộc chi Tử Vi (Lagerstroemia). Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ, 2012. [5]. Trần Hùng, Nguyễn Viết Kình, Bùi Mỹ Linh, Võ Văn Lẹo, Ngô Thị Xuân Mai, Phạm Thanh Tâm, Huỳnh Ngọc Thụy, Võ Thị Bạch Tuyết, Phương pháp nghiên cứu dược liệu. Đại học Y Dược TP.HCM, 2005. [6]. Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Y học năm 2004 [7]. Nguyễn Kim Phi Phụng. Phương pháp cô lập hợp chất hữu cơ. NXB Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, 2007. [8]. Nguyễn Kim Phi Phụng. Phổ NMR sử dụng trong phân tích hữu cơ. NXB Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, 2007. [9]. Nguyễn Duy Tuấn. Luận văn thạc sĩ hóa học “Nghiên cứu thành phần hóa học của vỏ cây Bằng lăng nước (Lagerstroemia speciosa (L.) Pers. thuộc chi Tử Vi (Lagerstroemia)”. Đại học Cần Thơ, 2012. [10]. Custer C. Deocaris, Ranelle R. Aguinaldo, Josephine L. dela Ysla, Amelia S. Asencion and Elmer-Rico E. Mojica, Hypoglycemic Activity of Irradiated Banaba (Lagerstroemia speciosa Linn.) Leaves, Journal of Applied Sciencse Research 1(1): 95-98, 2005. [11]. Igoli, O. John1 and Gray I. Alexander, Friedelanone and other triterpenoids from Hymenocardia acida, International Journal of Physical Sciences Vol. 3 (6), pp. 156-158. 2008. [12]. Muhammad Safder, Naheed Riaz, Muhammad Imran, Haq Nawaz, Abdul Malik, Abdul Jabbar, Phytochemical Studies on Asphodelus tenuifolius, J. Chem.Soc.Pak, Vol 31, No. 1, 2009. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NAM CẦN THƠ Tạp chí Khoa học và Kinh tế phát triển số 05 33 BƯỚC ĐẦU ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ ENZYME ĐỂ TRÍCH LY CÁC HOẠT CHẤT THỨ CẤP TỪ RỄ CÂY ĐẢNG SÂM (Codonopsic javanica) Phan Phước Hiền5, Võ Thị Thao Tóm tắt: Đảng sâm Codonopsis javanica (Blume) Hook.f. phân bố chủ yếu ở vùng núi Tây nguyên, tập trung nhiều nhất là Kontum. Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng Viscozyme (Novozyme) để tiến hành trích ly và xác định hàm lượng saponin triterpenoid từ Đảng sâm. Saponin triterpenoid là một trong những thành phần dược liệu tập trung chủ yếu ở rễ củ. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng khi tiến hành trích ly bằng Viscozyme ở nhiệt độ 30oC trong thời gian 1 giờ, nồng độ enzyme là 0,4%, tỷ lệ nguyên liệu:enzyme là 1:7 (g:ml) thì hàm lượng saponin triterpenoid thu được là 88,7±5,2 mg/100g cao hơn 1,5 lần khi không sử dụng enzyme ở cùng điều kiện. Từ khóa: Đảng sâm Codonopsis javanica (Blume) Hook.f., Viscozyme, Saponin triterpenoid, nồng độ enzyme Abstract: Đảng sâm Codonopsis javanica (Blume) Hook.f. mainly distributed in the highland mountain region in Viet Nam, concentrated mostly in Kontum province. In this study, for the first time Viscozyme (Novozyme) was used to extract and determine the content of saponin triterpenoid from its root. Saponin triterpenoid is one of the medicinal components concentrated mainly in tuberous roots. The results showed that when using Viscozyme extraction at 300C for 1 hour, the enzyme concentration was 0.4%, the ratio of material: enzyme was 1:7 (g:ml), the amount of triterpenoid saponin obtained was 88.7 ± 5.2 mg / 100g 1.5 times higher not using the enzyme under the same conditions. Key words: “Đảng sâm” Codonopsis javanica (Blume) Hook.f., Viscozyme, Saponin triterpenoid, enzyme concentration. 1. Lời mở đầu Đảng sâm là một loại cây thân thảo sống lâu năm, mọc bò hay leo bằng thân quấn. Thân màu tím sẫm, dài 2-3m, phân nhánh nhiều. Rễ củ, hình trụ dài 10-12 cm, đường kính có thể đạt 1-1,7cm. Đầu rễ phình to, trên có nhiều vết sẹo lồi của thân củ, phía dưới có phân nhánh và có rễ con dạng tua nhỏ, mặt ngoài màu vàng nhạt, khi khô màu vàng xám, có nếp nhăn dọc và ngang, phần lõi màu trắng ngà. [1], [2], [3] 5 Phó Giáo sư - Tiến sĩ Trường Đại học Nam Cần Thơ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NAM CẦN THƠ Tạp chí Khoa học và Kinh tế phát triển số 05 34 Rễ Đảng sâm còn tươi có chứa đường, saponin, acid amin và chất béo [1]. Hàm lượng saponin trong Đảng sâm là cao nhất 3,12 [4]. Rễ Đảng sâm có vị ngọt, cay, tính mát; có công dụng thanh nhiệt (hạ sốt), lợi tiểu, giải độc. Thường được sử dụng trong các bài thuốc chữa đau răng, đau bụng, cảm mạo, bệnh gan, cao huyết áp, tiểu đường, rong kinh, băng huyết,... và sử dụng làm thuốc bổ giúp bồi bổ sức khỏe. Đông y coi Đảng sâm có thể dùng thay thế nhân sâm trong các bệnh thiếu máu, vàng da, bệnh bạch huyết, viêm thượng thận, nước tiểu có albumin, chân phù đau. Còn dùng làm thuốc bổ dạ dày, chữa ho, tiêu đờm, lợi tiểu. Người ta còn gọi Đảng sâm là nhân sâm của người nghèo vì có mọi công dụng của nhân sâm mà lại rẻ tiền hơn [1]. Saponin hay saponosid là một nhóm các glycoside có phần sapongenin có cấu trúc triterpen hay steroid 27 carbon gặp rộng rãi trong thực vật, cũng được tìm thấy rộng rãi trong động vật thân mềm như Hải sâm, Sao biển [5]. Công dụng của saponin được tạo ra từ khả năng hoạt động của chúng, chống viêm, kháng khuẩn, kháng nấm, ức chế virus. Một số có tác dụng trong điều trị viêm loét dạ dày và viêm da, chống viêm, kháng khuẩn, kháng nấm, ức chế virus. Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng Viscozyme để tiến hành trích ly saponin triterpenoid từ Đảng sâm. 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 2.1. Vật liệu nghiên cứu Đảng sâm tươi thu hoạch ở Manden, huyện Konplong thuộc tỉnh Kontum được rửa sạch, cắt lát và sấy khô ở 60oC đến khi đạt độ ẩm 15%. Sau đó được xay và rây qua lỗ rây 250µm để đồng nhất kích thước bột, bảo quản trong các túi kín để tránh ẩm, mốc; lưu trữ trong ngăn mát tủ lạnh cho các thí nghiệm. Enzyme Viscozyme L sử dụng là enzyme thương mại được cung cấp bởi công ty Novozymes, Copenhagen - Đan Mạch 2.2. Phương pháp nghiên cứu - Định lượng saponin dựa vào phương pháp quang phổ: vanilin và acid vô cơ mạnh kết hợp với genin cho sản phẩm màu hấp thụ cực đại ở bước sóng ánh sáng trong khoảng 510 - 620 nm. Một phản ứng tách nước có thể xảy ra tạo thành nhóm methylene chưa no gây nên màu tím hoa cà cho sản phẩm với aldehyde. [6] - Xác định hàm lượng triterpenoid:  Dựng đường chuẩn bằng acid oleanolic: Dung dịch acid oleanolic được pha với nồng độ khác nhau, bổ sung vào các chất vanillin - acetic acid (5%), acid pechoric (72%), acid acetic băng, đun ở nhiệt độ 60oC trong thời gian 15 phút, cho đến khi dung dịch chuyển sang màu tím hoa cà. Đo độ hấp thu ở bước sóng 548 nm. [7] TRƯỜNG ĐẠI HỌC NAM CẦN THƠ Tạp chí Khoa học và Kinh tế phát triển số 05 35  Quy trình trích ly và xác định hàm lượng saponin triterpenoid từ Đảng sâm: Sau khi Đảng sâm được xử lý bằng enzyme sẽ trích ly bằng ethanol 70o, trong 1 giờ. Dịch trích ly được lọc ly tâm. Sau đó sẽ được cô khan ethanol thu cao Đảng sâm. Thủy phân cao chiết Đảng sâm bằng H2SO4 5% ở nhiệt độ 100oC, trong 2 giờ. Dịch thu được sẽ được lắc với n- hexane theo tỷ lệ 1:1 (v/v) đến khi không còn màu, bốc hơi n-hexane ở nhiệt độ 50oC, thu cắn. Hòa tan cắn bằng methanol và định mức thành 10ml. Tiến hành lấy dịch và phân tích hàm lượng saponin triterpenoid. 3. Kết quả và thảo luận 3.1. Khảo sát nhiệt độ tác động của enzyme Khảo sát này đánh giá ảnh hưởng của nhiệt độ ủ đến quá trình xử lý nguyên liệu bột Đảng sâm bằng enzyme thu nhận saponin triterpenoid. Hình 1. Khảo sát nhiệt độ tác động của enzyme Các giá trị có cùng ký tự chữ cái thì không có sự khác biệt có ý về mặt thống kê với mức ý nghĩa  ≤ 5%, sự khác biệt được đánh giá dựa vào bảng phân tích ANOVA. Trong khảo sát này, chúng tôi tiến hành khảo sát nhiệt độ tác động của enzyme từ 25oC đến 50oC. Ở nhiệt độ 30oC là hoạt động của enzyme hiệu quả nhất, hàm lượng saponin triterpenoid thu nhận được cao nhất là 33,023±0,766 mg/100g ở 30oC và thấp nhất là 16,355±1,151 mg/100g ở 50oC. Theo kết quả của S. A. Palanlyandl và cộng sự (2015), khi tăng nhiệt độ xử lý nguyên liệu nhân sâm (Panax ginseng C.A. Meyer) bằng Viscozyme thì hàm lượng saponin thu nhận được càng tăng và đạt cao nhất ở 45oC [8]. So với kết quả của các thí nghiệm này, nhiệt độ xử lý nguyên liệu bằng enzyme theo kết quả thí nghiệm của chúng tôi là thấp hơn, điều này giúp giảm chi phí gia nhiệt, đồng thời bảo vệ được hoạt tính của các hợp chất dễ bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ có trong Đảng sâm. Từ những phân tích và nhận định trên, chúng tôi chọn nhiệt độ xử lý bột Đảng sâm với enzyme ở nhiệt độ 30oC. Nhiệt độ này sẽ được cố định cho các khảo sát tiếp theo. 30,661b 33,023a 26,81c 16,355d 0 10 20 30 40 25 30 40 50 H àm l ư ợ n g s ap o n in (m g /1 0 0 g ) Nhiệt độ (oC) TRƯỜNG ĐẠI HỌC NAM CẦN THƠ Tạp chí Khoa học và Kinh tế phát triển số 05 36 3.2. Khảo sát nồng độ enzyme Khảo sát nồng độ enzyme ảnh hưởng đến quá trình xử lý nguyên liệu Đảng sâm nhằm chọn ra nồng độ enzyme mà saponin triterpenoid có hàm lượng cao nhất. Hình 2. Khảo sát nồng độ enzyme Số liệu thực nghiệm hình 2 cho thấy, khi nồng độ enzyme tăng thì hàm lượng saponin triterpenoid thu được cũng tăng. Cụ thể là khi nồng độ enzyme thấp nhất 0,2%, hàm lượng saponin triterpenoid là 22,698 ±0,651 mg/100g. Nồng độ enzyme càng cao thì hàm lượng saponin thu được cũng càng cao, ở 0,3% thì hàm lượng saponin đạt 30,796 ±1,151mg/100g, ở 0,4% thì hàm lượng saponin đạt 38,961 ±0,536 mg/100g. Khi nồng độ enzyme ở 5% thì hàm lượng saponin triterpenoid thu nhận được không có sự khác biệt với khi nồng độ enzyme 0,4% ở mức ý nghĩa 95% khi xử lý theo ANOVA. Nồng độ enzyme là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu suất thu saponin triterpenoid. Khi nồng độ enzyme càng cao thì phản ứng diễn ra càng nhanh, vận tốc phản ứng tăng nhanh. Nồng độ enzyme càng cao thì phản ứng diễn ra càng nhanh, vận tốc phản ứng tăng nhanh. Nồng độ enzyme tăng đến một giá trị, cụ thể là 0,4% (v/v) thì vận tốc phản ứng đạt cực đại V=Vmax theo phương trình Michaelis-Menten, hàm lượng saponin thu được đạt ổn định. Theo kết quả của Trương Hoàng Duy và cs đưa ra (2014): nồng độ enzyme càng cao thì hàm lượng saponin triterpenoid thu được cũng càng tăng và nồng độ enzyme tối ưu là 0,5% [9]. Từ kết quả trên, chúng tôi chọn nồng độ enzyme là 0,4%, ứng với nồng độ enzyme này thì hàm lượng saponin triterpenoid thu nhận được tốt nhất và phù hợp với lợi ích kinh tế hơn. 3.3. Khảo sát tỷ lệ nguyên liệu: enzyme Khảo sát ảnh hưởng của tỷ lệ nguyên liệu: enzyme (g/ml) đến quá trình xử lý nguyên liệu Đảng sâm bằng enzyme thu nhận saponin triterpenoid. Chúng tôi khảo sát tỷ lệ nguyên liệu: enzyme (w/v) là từ 1:6 đến 1:9, khi tăng tỷ lệ nguyên liệu: enzyme lên thì hàm lượng saponin triterpenoid thu nhận được cũng tăng, tuy nhiên khi tiếp tục tăng tỷ lệ này thì hàm lượng saponin triterpenoid không tăng nữa. Cụ thể là khi tỷ lệ 22,698c 30,796b 38,961a 39,029a 0 10 20 30 40 50 0.2 0.3 0.4 0.5 h àm l ư ợ n g s ap o n in (m g /1 0 0 g ) nồng độ enzyme (%) TRƯỜNG ĐẠI HỌC NAM CẦN THƠ Tạp chí Khoa học và Kinh tế phát triển số 05 37 nguyên liệu : enzyme là 1 : 6 thì hàm lượng saponin thu được thấp nhất 41,3 ±1,1mg/100g, khi tăng tỷ lệ lên 1 : 7 thì hàm lượng saponin đạt 56,7 ±1,5 mg/100g, khi tăng tỷ lệ lên 1 : 8 và 1 : 9 thì hàm lượng saponin triterpenoid tăng không đáng kể ở mức ý nghĩa 95% khi xử lý theo ANOVA. Hình 3. Khảo sát tỷ lệ nguyên liệu : enzyme Thành phần chính của thành tế bào thực vật gồm pectin, cellulose, hemicellulose.... Khi sử dụng Viscozyme có thành phần là pectinase và cellulase, chúng sẽ thủy phân pectin và cellulose trong cấu trúc mô thực vật và từ đó dịch trong tế bào thoát ra bên ngoài dễ dàng hơn. Kết quả thí nghiệm như Trương Hoàng Duy và cộng sự (2014) đưa ra: khi tăng tỷ lệ nguyên liệu : enzyme thì hàm lượng saponin triterpenoid thu nhận được cũng tăng và tỷ lệ tối ưu là 1 : 5 [9]. Từ những kết quả trên, chúng tôi chọn tỷ lệ nguyên liệu : enzyme là 1 : 7 cho các thí nghiệm sau sẽ tiết kiệm lượng enzyme sử dụng, phù hợp với lợi ích kinh tế. 3.4. Khảo sát thời gian tác động của enzyme Khảo sát này đánh giá ảnh hưởng của thời gian tác động của enzyme đến quá trình trích ly thu nhận saponin triterpenoid từ Đảng sâm bằng Viscozyme. Chúng tôi chọn thời gian xử lý sao cho phù hợp, đạt được hiệu quả thu saponin triterpenoid cao. Hình 4. Khảo sát thời gian xử lý nguyên liệu bằng enzyme 31,336b 39,164a 39,16a 39,434a 0 10 20 30 40 50 1:6 1:7 1:8 1:9 H àm l ư ợ n g s ap o n in (m g /1 0 0 g ) Tỷ lệ nguyên liệu : enzyme 22.563 35.182 32.69 0 10 20 30 40 0 1 2 H àm l ư ợ n g s ap o n in (m g /1 0 0 g ) Thời gian (giờ) TRƯỜNG ĐẠI HỌC NAM CẦN THƠ Tạp chí Khoa học và Kinh tế phát triển số 05 38 Khi thời gian xử lý bằng enzyme tăng lên từ 0 giờ đến 1 giờ thì hàm lượng saponin triterpenoid thu được tăng lên từ 22,563 ± 0,928 mg/100g đến 35,182 ± 1,151 mg/100g. Tuy nhiên khi tăng thời gian xử lý lên 2 giờ thì hàm lượng saponin triterpenoid thu được lại giảm còn 32,69 ± 1,93 mg/100g. Phản ứng thủy phân của enzyme phải cần có thời gian tối thiểu để enzyme đủ thời gian tác động đến toàn bộ cơ chất, khi kéo dài thời gian ủ enzyme thì hiệu quả trích ly cũng tăng thêm [10]. Tuy nhiên, đối với một lượng chế phẩm enzyme và với một lượng cơ chất có giới hạn thì đến một thời điểm nhất định, lượng cơ chất gần như chuyển hóa hết. Saponin triterpenoid là chất kém bền khi tiếp xúc với ánh sáng và nhiệt độ cao nên có thể đã bị biến đổi phần nào khi thời gian xử lý nguyên liệu bằng enzyme kéo dài. Kết luận Qua các khảo sát trên chúng tôi đưa ra kết luận điều kiện xử lý Đảng sâm với enzyme được tối ưu là: nhiệt độ tác động của enzyme ở 30oC, nồng độ enzyme là 0,4%, trong thời gian 1 giờ, với tỷ lệ nguyên liệu: enzyme 1:7. Từ những khảo sát nghiên cứu điều kiện trích ly Đảng sâm bằng enzyme sẽ tạo tiền đề cho các ứng dụng sản phẩm Đảng sâm có giá trị cao về chất lượng. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Đỗ Huy Bích và cs, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam. NXB Khoa học và Kỹ thuật Tp. HCM, 2006. [2]. Sách đỏ Việt Nam. NXB Khoa học Tự nhiên và cộng nghệ, 2007. [3]. Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. NXB Y học, 2004. [4]. Hoàng Minh Chung, “Nghiên cứu tác dụng bổ khí của Đảng sâm Việt Nam”, Tạp chí Dược liệu, vol. tập 7, pp. 118-120, 2002. [5]. N. V. Thu and T. Hùng, Dược liệu học Tập 1: Nhà xuất bản Y Học Hà Nội, 2011. [6]. K. Hostettmann, “Saponins”, Cambridge University, p. 144, 1995. [7]. Han Benyong, Chen Ying, Ren Ying, Chen Chaoyin, “Content determination of total saponins from Opuntia”, BioTechnology, vol. 10, no. 18, pp. 10400-10404, 2014. [8]. Sasikumar Arunachalam Palaniyandi, Joo Won Suh, Seung Hwan Yang, “Preparation of Ginseng Extract with Enhanced Levels of Ginsenosides Rg1 and Rb1 using High Hydrostatic Pressure and Polysaccharide Hydrolases”, Pharmacognosy Magazine, vol. 13, no. 49, pp. 142-147, 2017. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NAM CẦN THƠ Tạp chí Khoa học và Kinh tế phát triển số 05 39 [9]. Trương Hoàng Duy, “Optimize extraction of crude saponin triterpenoid from codonopsis javanica (Blume) Hook.f. using enzyme cellulase”, International Journal of Pharmaceutical Research & Development (IJPRD), vol. 6, 2014. [10]. A. K. Landbo, K. Kaack and A.S. Meyer, “Statiscally designed two step response surface optimization of enzymatic prepress treatment to increase juice yield and lower turbidity of elderberry juice”, vol. 8, no. 1, pp. 135-142, 2007. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NAM CẦN THƠ Tạp chí Khoa học và Kinh tế phát triển số 05 40 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NAM CẦN THƠ Tạp chí Khoa học và Kinh tế phát triển số 05 41 MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH LƯỢNG PARACETAMOL TRONG VIÊN NÉN THEO QUY ĐỊNH CỦA DƯỢC ĐIỂN Huỳnh Phương Thảo6 Tóm tắt: Paracetamol là một dược chất thường dùng trong điều trị giảm đau, hạ sốt và được sử dụng rộng rãi hiện nay. Paracetamol có thể dùng đơn lẻ hoặc phối hợp với nhiều dược chất khác ở nhiều dạng bào chế khác nhau. Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu liên quan đến việc định lượng paracetamol trong viên nén để đảm bảo hàm lượng thuốc. Bài viết này tóm tắt một số phương pháp định lượng paracetamol trong viên nén được quy định trong dược điển Việt Nam và dược điển một số nước trên thế giới. Từ khóa: Paracetamol, định lượng, viên nén, dược điển Abstract: Paracetamol is a drug commonly used in treatment of pain relief, antipyretic and is widely used today. Paracetamol can be used alone or in combination with other drugs in different dosage forms. There have been many studies related to the determination of paracetamol in tablets to ensure drug content. This article summarizes some of the methods of quantifying paracetamol in tablets prescribed in Vietnamese pharmacopoeia and pharmacopoeia of some countries in the world. Key words: Paracetamol, quantitative, tablets, pharmacopoeia 1. GIỚI THIỆU Paracetamol là N-(4-hydroxyphenyl) acetamid, có công thức phân tử C8H9NO2. Trong dược điển Mỹ, paracetamol được gọi là acetaminophen. Paracetamol còn có tên khác là N-acetyl-p-aminophenol. Paracetamol có dạng bột kết tinh trắng, không mùi, hơi tan trong nước, khó tan trong cloroform, ether, methylen clorid, dễ tan trong dung dịch kiềm, ethanol 96% [1]. Hình 1. Công thức cấu tạo của Paracetamol 6 Thạc sĩ - Trường Đại học Nam Cần Thơ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NAM CẦN THƠ Tạp chí Khoa học và Kinh tế phát triển số 05 42 2. ĐỊNH LƯỢNG PARACETAMOL TRONG VIÊN NÉN ĐƠN CHẤT 2.1. Dược điển Việt Nam V Cân 20 viên, tính khối lượng trung bình viên và nghiền thành bột mịn. Cân chính xác một lượng bột viên tương ứng với khoảng 0,150 g paracetamol cho vào bình định mức 200 ml, thêm 50 ml dung dịch natri hydroxyd 0,1 M, thêm 100 ml nước và lắc kỹ 15 phút. Thêm nước đến định mức, lắc đều. Lọc, loại bỏ 20 ml dịch lọc đầu. Pha loãng 10,0 ml dịch lọc thành 100,0 ml với nước. Lấy chính xác 10 ml dung dịch này cho vào bình định mức dung tích 100 ml, thêm 10 ml dung dịch natri hydroxyd 0,1 M. Pha loãng với nước đến định mức. Đo độ hấp thụ ánh sáng của dung dịch thu được ở bước sóng 257 nm, cốc đo dày 1 cm. Dùng dung dịch natri hydroxyd 0,01 M làm mẫu trắng. Tính hàm lượng paracetamol, C8H9NO2, theo A (1%, 1 cm). Lấy 715 là giá trị A (1%, 1 cm), ở bước sóng 257 nm. Hàm lượng paracetamol C8H9NO2 từ 95,0% đến 105,0% so với lượng ghi trên nhãn. [1] 2.2. Dược điển Anh 2016 Cân và nghiền mịn 20 viên nén. Lấy một lượng bột tương ứng với 0,15 g paracetamol cho vào 50 ml natri hydroxyd 0,1 M, pha loãng với 100 ml nước, lắc đều trong 15 phút và bổ sung nước vừa đủ 200 ml, lọc và lấy 10 ml dịch lọc pha loãng với nước vừa đủ 100 ml. Lấy 10 ml dịch trên, thêm 10 ml natri hydroxyd 0,1 M, sau đó pha loãng với nước vừa đủ 100 ml, đem đo độ hấp thu ở bước sóng 257 nm. Tính hàm lượng paracetamol với 715 là giá trị A (l%, 1 cm) ở bước sóng 257 nm. Hàm lượng paracetamol trong viên phải từ 95,0 to 105,0%. [2] 2.3. Dược điển Mỹ 38 Pha động: methanol - nước (1:3) Dung dịch chuẩn: 0,01 mg/ml chuẩn paracetamol trong pha động Dung dịch thử gốc: khoảng 0,5 mg/ml paracetamol được chuẩn bị như sau: cân và nghiền thành bột tối thiểu 20 viên nén. Lấy lượng bột tương ứng 100 mg paracetamol cho vào bình định mức 200 ml, thêm 100 ml pha động, lắc đều trong vòng 10 phút, siêu âm trong 5 phút, và thêm pha động vừa đủ đến vạch. Dung dịch thử: khoảng 0,01 mg/ml paracetamol trong pha động được pha loãng từ dung dịch thử gốc. Một phần dung dịch này được lọc qua giấy lọc có kích thước lỗ 0,5 µm hoặc nhỏ hơn, bỏ 10 ml dịch lọc đầu, sử dụng dịch lọc sạch. Hệ thống sắc ký - Chế độ: sắc ký lỏng - Đầu dò: UV 243 nm TRƯỜNG ĐẠI HỌC NAM CẦN THƠ Tạp chí Khoa học và Kinh tế phát triển số 05 43 - Cột: 3,9 mm × 30 cm; C18 - Tốc độ dòng: 1,5 ml/phút - Thể tích tiêm mẫu: 10 µl - Tính phù hợp hệ thống + Mẫu: dung dịch chuẩn + Yêu cầu Hiệu lực cột: không ít hơn 1000 đĩa lý thuyết Hệ số kéo đôi: không lớn hơn 2 Độ lệch chuẩn tương đối: không lớn hơn 2,0% Phân tích Mẫu: dung dịch chuẩn và dung dịch thử Công thức tính hàm lượng % paracetamol (C8H9NO2) trong viên nén: Kết quả = (rU/ rS) × (CS/CU) × 100 rU = Đáp ứng peak của dung dịch thử rS = Đáp ứng peak của dung dịch chuẩn CS = Nồng độ paracetamol trong dung dịch chuẩn (mg/ml) CU = Nồng độ lý thuyết của paracetamol trong dung dịch thử (mg/ml) Khoảng chấp nhận: 90,0% - 110,0% paracetamol trong viên. [3] 3. ĐỊNH LƯỢNG PARACETAMOL TRONG MỘT SỐ VIÊN NÉN DẠNG KẾT HỢP 3.1. Dược điển Anh 2016 3.1.1. Viên nén paracetamol và caffein Cân và nghiền thành bột 20 viên nén. Sử dụng phương pháp sắc ký lỏng và dùng các dung dịch tránh sáng sau: (1) Lấy một lượng bột tương ứng với 0,5 g paracetamol cho vào 100 ml pha động và lắc đều trong 10 phút, bổ sung vừa đủ bằng pha động đến 200 ml, lọc qua màng lọc thủy tinh (loại Whatman GF/C là phù hợp) và lấy 5 ml dịch lọc pha loãng thành 250 ml bằng pha động. (2) Dung dịch 0,005% kl/tt chuẩn paracetamol trong pha động. Điều kiện sắc ký (a) Cột thép không gỉ C18 (10 cm x 4,6 mm, 5 µm) (cột Nucleosil C18 là thích hợp). (b) Rửa giải đẳng dòng với pha động là 0,01 M natri pentanesulfonat trong hỗn hợp methanol - nước (22:78), pH của dung dịch được điều chỉnh đến pH 2,8 bằng dung dịch HCl 2 M. (c) Tốc độ dòng 1,5 ml/phút. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NAM CẦN THƠ Tạp chí Khoa học và Kinh tế phát triển số 05 44 (d) Sử dụng nhiệt độ phòng. (e) Bước sóng phát hiện: 243 nm. (f) Thể tích tiêm mẫu 20 µl. Kết quả: Tính hàm lượng paracetamol trong viên dựa trên hàm lượng paracetamol chuẩn và phải đạt từ 95,0 đến 105,0%. [2] 3.1.2. Viên nén paracetamol, codein phosphat và caffein Cân và nghiền mịn 20 viên nén, sử dụng phương pháp sắc ký lỏng và các dung dịch sau: (1) Lấy một lượng bột viên tương ứng 500 mg paracetamol cho vào 100 ml pha động, lắc đều trong 10 phút, bổ sung vừa đủ 200 ml bằng pha động, lọc qua màng lọc thủy tinh (loại Whatman GF/C là phù hợp), lấy 5 ml dịch lọc pha loãng vừa đủ 250 ml bằng pha động. (2) Dung dịch 0,005% kl/tt chuẩn paracetamol trong pha động. Điều kiện sắc ký Giống phần định lượng paracetamol trong viên nén paracetamol và caffein Kết quả: Tính hàm lượng paracetamol trong viên dựa trên hàm lượng paracetamol chuẩn và phải đạt từ 95,0 đến 105,0%. [2] 3.2. Dược điển Mỹ 38 3.2.1. Viên nén paracetamol và aspirin Lưu ý: sử dụng bình thủy tinh khô, sạch, dung dịch chuẩn và dung dịch định lượng phải được tiêm ngay sau khi chuẩn bị xong. Hỗn hợp dung môi: chloroform - methanol - acid acetic băng (78:20:2). Pha động: cho 225 mg tetramethylammonium hydroxyd pentahydrat vào bình 1000 ml, thêm 750 ml nước, 125 ml methanol, 125 ml acetonitril và 1,0 ml acid acetic băng. Khuấy đều trong 3 phút, lọc qua màng lọc có lỗ lọc 0,5 µm hoặc nhỏ hơn, sau đó đuổi khí. Dung dịch chuẩn nội: hòa tan acid benzoic trong hỗn hợp dung môi để thu được dung dịch có nồng độ khoảng 20 mg/ml. Dung dịch chuẩn: cho khoảng 325 mg chuẩn paracetamol và khoảng 325 mg chuẩn aspirin, vào bình định mức 100 ml, thêm 10,0 ml dung dịch chuẩn nội, pha loãng bằng hỗn hợp dung môi đến vạch, trộn đều. Dung dịch định lượng: cân và nghiền thành bột tối thiểu 20 viên nén. Lấy chính xác một lượng bột tương ứng với khoảng 325 mg paracetamol cho vào bình định mức 100 ml, thêm 10,0 ml dung dịch chuẩn nội và 50 ml hỗn hợp dung môi, siêu âm trong 3 phút. Pha loãng bằng hỗn hợp dung môi đến vạch thể tích và trộn đều. Lấy một phần dịch này lọc qua giấy lọc với cỡ lỗ 2,5 µm hoặc nhỏ hơn, dùng dịch lọc như là dung dịch định lượng. Hệ thống sắc ký: đầu dò 280 nm, cột C18 3,9 mm x 30 cm, tốc độ dòng 2 ml/phút. Tiêm mẫu chuẩn lặp lại 4 lần, độ lệch chuẩn của đáp ứng peak không lớn hơn 3,0%. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NAM CẦN THƠ Tạp chí Khoa học và Kinh tế phát triển số 05 45 Quy trình: tiêm lần lượt các thể tích bằng nhau (khoảng 5 µl) dung dịch chuẩn và dung dịch định lượng vào máy, ghi lại sắc ký đồ, đo đáp ứng các peak chính. Thời gian lưu lần lượt khoảng 2, 3, 5, 8 phút cho paracetamol, acid salicylic (nếu có), aspirin và acid benzoic. Tính toán hàm lượng (mg) của paracetamol (C8H9NO2) trong phần bột cân bởi công thức: 100C x (RU/RS) Trong đó: C là nồng độ mg/ml của paracetamol trong dung dịch chuẩn RU và RS là tỉ lệ các đáp ứng peak của paracetamol và acid benzoic thu được lần lượt từ dung dịch định lượng và dung dịch chuẩn. Tính hàm lượng (mg) của aspirin (C9H8O4) trong bột cân bằng cùng công thức, chỉ thay từ “aspirin” thế cho “paracetamol”. Kết quả: Hàm lượng hoạt chất trong viên phải từ 90,0 đến 110,0% so với nhãn. [3] 3.2.2. Viên nén paracetamol, chlorpheniramin và dextromethorphan hydrobromid Pha động: hỗn hợp nước - methanol - acid acetic (79:20:1) đã được lọc và đuổi khí, có thể điều chỉnh nếu cần thiết. Dung dịch chuẩn: cho chính xác khoảng 50 mg chuẩn paracetamol vào bình định mức 100 ml. Thêm 4 ml methanol, trộn đều. Pha loãng với acid phosphoric 0,1% đến vạch, trộn đều. Dung dịch định lượng: cân và nghiền mịn ít nhất 20 viên nén. Cân chính xác khoảng một lượng bột tương ứng với 100 mg paracetamol, cho vào bình định mức 50 ml. Thêm khoảng 7,5 ml methanol, siêu âm để phân tán đều lượng bột. Thêm 0,5 ml acid phosphoric, pha loãng với nước tới vạch, trộn đều, lọc. Cho 25,0 ml dịch lọc vào bình định mức 100 ml, pha loãng với nước tới vạch, trộn đều. Hệ thống sắc ký: đầu dò 280 nm, cột C8 4,6 mm × 15 cm. Tốc độ dòng khoảng 1 ml/phút. Đối với sắc ký đồ dung dịch chuẩn, hệ số kéo đuôi của đỉnh paracetamol không lớn hơn 2,0; độ lệch chuẩn tương đối của các lần tiêm lặp lại không lớn hơn 2,0%. Quy trình: Tiêm lần lượt cùng thể tích (khoảng 10 µl) dung dịch chuẩn và dung dịch định lượng vào máy, ghi lại sắc ký đồ, đo đáp ứng của đỉnh paraceetamol. Tính toán hàm lượng (mg) paracetamol (C8H9NO2) trong lượng bột cân bằng công thức: 200C x (RU/RS) Trong đó: C là nồng độ mg/ml của paracetamol trong dung dịch chuẩn RU và RS là đáp ứng peak của paracetamol trong dung dịch định lượng và dung dịch chuẩn. Kết quả: Hàm lượng hoạt chất trong viên phải từ 90,0 đến 110,0% so với nhãn. [3] 3.2.3. Viên nén paracetamol, aspirin và caffein Pha động: hỗn hợp nước - methanol - acid acetic băng (69:28:3), có thể điều chỉnh. Dung dịch chuẩn nội: dung dịch acid benzoic trong methanol nồng độ khoảng 6 mg/ml. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NAM CẦN THƠ Tạp chí Khoa học và Kinh tế phát triển số 05 46 Hỗn hợp dung môi: methanol - acid acetic băng (95:5). Dung dịch chuẩn gốc: Hòa tan chính xác một lượng chuẩn paracetamol, aspirin và caffein vào hỗn hợp dung môi để thu được dung dịch có nồng độ khoảng 0,25 mg/ml paracetamol, 0,25J mg/ml aspirin, 0,25J’ mg/ml caffein, trong đó J là tỉ lệ trên nhãn tính theo mg giữa aspirin và paracetamol, J’ là tỉ lệ trên nhãn tính theo mg giữa caffein và paracetamol. Dung dịch chuẩn: cho 20,0 ml dung dịch chuẩn gốc và 3,0 ml dung dịch nội chuẩn vào bình định mức 50 ml, pha loãng bằng hỗn hợp dung môi đến vạch, trộn đều. Dung dịch này chứa khoảng 0,1 mg/ml chuẩn paracetamol, 0,1J mg/ml chuẩn aspirin, 0,1J’ mg/ml chuẩn caffein. Dung dịch định lượng: cân và nghiền thành bột tối thiểu 20 viên nén. Lấy chính xác một lượng bột thuốc tương ứng với 250 mg paraceetamol cho vào bình định mức 100 ml. Thêm khoảng 75 ml hỗn hợp dung môi, lắc đều trong 30 phút. Pha loãng bằng hỗn hợp dung môi đến vạch, trộn đều. Lấy 2,0 ml dịch này và 3,0 ml dung dịch chuẩn nội cho vào bình định mức 50 ml, bổ sung hỗn hợp dung môi vừa đủ đến vạch, trộn đều. Hệ thống sắc ký: đầu dò bước sóng 275 nm, cột C18 4,6 mm × 10 cm, cỡ hạt 5 µm, nhiệt độ duy trì ở 45 ± 1oC. Tốc độ dòng khoảng 2 ml/phút. Đối với sắc ký đồ của dung dịch chuẩn, hệ số kéo đuôi cho mỗi đỉnh không lớn hơn 1,2; độ phân giải giữa bất kỳ đỉnh chất phân tích nào với chuẩn nội không nhỏ hơn 1,4; và độ lệch chuẩn tương đối của các lần tiêm lặp lại không lớn hơn 2,0%. Quy trình: tiêm lần lượt (khoảng 10 µl) dung dịch chuẩn và dung dịch định lượng vào máy, ghi lại sắc ký đồ, và đo đáp ứng của các peak chính. Thời gian lưu tương đối khoảng 0,3 cho paracetamol, 0,5 cho caffein, 0,8 cho aspirin, 1,0 cho acid benzoic và 1,2 cho acid salicylic. Tính hàm lượng (mg) của paracetamol (C8H9NO2), aspirin (C9H8O4) và caffein (C8H10N4O2) trong lượng bột cân theo công thức: 2500C x (RU/RS) Trong đó: C là nồng độ mg/ml của chất chuẩn trong dung dịch chuẩn RU và RS là tỉ lệ các đáp ứng peak của chất phân tích và nội chuẩn lần lượt trong dung dịch định lượng và dung dịch chuẩn. Kết quả: Hàm lượng hoạt chất trong viên phải từ 90,0 đến 110,0% so với nhãn. [3] TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Bộ Y tế, Dược điển Việt Nam V, NXB Y học, 2018. [2]. British Pharmacopoeia Commission, British Pharmacopoeia, The Stationery Office, 2016. [3]. U.S. Pharmacopeia, USP 38 NF 33, The United States Pharmacopeial Convention, 2015. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NAM CẦN THƠ Tạp chí Khoa học và Kinh tế phát triển số 05 47 NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG TÍNH TOÁN CỌC CHỊU TẢI TRỌNG NGANG Ở KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG PHỤC VỤ CHO CÔNG TÁC THIẾT KẾ - XÂY DỰNG KÈ VEN SÔNG Ở KÊNH XÁNG XÀ NO - TỈNH HẬU GIANG Kiều Duy Linh, Lê Hoàng Phong7 Tóm tắt: Trong điều kiện phát triển nền kinh tế đất nước ta hiện nay, cùng với sự phát triển mở rộng cơ sở hạ tầng giao thông phục vụ cho công tác quan hệ quốc tế. Vấn đề cần thiết là đầu tư cơ sở hạ tầng, yêu cầu mở rộng diện tích xây dựng đường giao thông, thông qua các tỉnh thành trong cả nước. Trong đó khu vực Nam Bộ Đồng Bằng Sông Cửu Long và thành phố Hồ Chí Minh có các tuyến đường nằm cạnh bờ sông chằng chịt, và phần lớn đất ở ven sông là đất yếu. Hiện tượng lũ lụt và xói lở xảy ra hàng năm gây thiệt hại rất lớn về người và tài sản của nhà nước và người dân sống ven sông rạch ở Đồng Bằng Sông Cửu Long và thành phố Hồ Chí Minh. Hiện tại đã có rất nhiều phương pháp chống xối lở và bảo vệ công trình hiệu quả như tường cọc bản, cọc bê tông dự ứng lực vv... nhưng đa số các phương pháp này thường rất tốn kém. Trong khi đó đất nước ta còn nghèo, nền kinh tế chưa phát triển cao vì thế trong việc tiết kiệm ngân sách nhà nước đang được quan tâm nhiều, chính gì vậy trong đề tài luận văn này tác giả đưa ra phương pháp “Cọc bê tông cốt thép kết hợp với bản bê tông cốt thép “chắn giữ phần đất phía sau lưng tường không trượt ra sông. Bản chắn bê tông cốt thép có nhiệm vụ giữ lớp đất mặt không bị trượt, bản chắn được liên kết với cọc qua đài cọc. Đây là một trong những phương pháp có hiệu quả trong việc tiết kiệm chi phí hơn so với các phương pháp tường cọc bản, cọc bê tông dự ứng lực vv... chính gì vậy bài báo này đề cập đến giải pháp “Nghiên cứu cọc chịu tải trọng ngang trong điều kiện đất yếu ở Thị Xã Vị Thanh tỉnh Hậu Giang”. Là vấn đề cần thiết nhất trong giai đoạn hiện nay. Từ khóa: Tải trọng ngang, cọc bê tông cốt thép, bản bê tông cốt thép. Abstract: In Vietnamese current situation of economic development, along with the demand for developing transportation infrastructure for external relations, it is crucial to invest in domestic traffic network throughout provinces all over the country. In which, Southern areas of Mekong and Ho Chi Minh City obtain routes beside interlaced rivers with a large majority of weak ground base. Flood and erosion annually cause damages for people and property of state and people living near such areas. At present, there have been a number of solutions to prevent erosion and effectively protect the structures including sheet pile wall and prestressed concrete, etc. However, such measures requires relatively high costs. 7 Thạc sĩ Trường Đại học Nam Cần Thơ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NAM CẦN THƠ Tạp chí Khoa học và Kinh tế phát triển số 05 48 Meanwhile, Vietnam is still in a developing period with limited budget, thus requesting the state to pay more attention to budget savings. For such reasons, in this research, the author will present the method of “Reinforced concrete piles combining with reinfoced concrete sheet” to preserve and protect the ground behind the wall. Such concrete sheets are responsible for preventing surface layer from sliding and ensure to connect the piles via pilework. This is one of the most effective method in saving costs in comparison with sheet pile wall and prestressed concrete as mentioned. Therefore, the research on “Study of lateral loaded piles in weak ground in Vi Thanh Town, Hau Giang Province” is put the highest priority by the agency concerned. Keywords: Lateral load, reinforced concrete pile, reinforced concrete sheet 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong điều kiện phát triển kinh tế của nước ta hiện nay, đang từng bước công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Vấn đề áp dụng tính toán sao cho đảm bảo cho công trình nghiên về an toàn và hiệu quả kinh tế, không gây tốn kém và thiệt hại tài sản của đất nước. Phù hợp với điều kiện phát triển của từng vùng và từng khu vực, đã được áp dụng nhiều ở khu vực ĐBSCL điển hình là công trình bờ kè kinh Xáng Xà No ở thị xã Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang. Để giải quyết tình trạng sạt lở bờ sông không diễn ra, chúng ta đả đưa ra nhiều giải pháp chống sạt lở như tường chắn đất, cọc ván bằng thép (cừ Larsen), cọc bản bê tông cốt thép, cọc bê tông dự ứng lực, cọc gỗ vv... Tuy nhiên những giải pháp này thường có ưu và khuyết điểm khác nhau như thường chắn đất, cọc bản bê tông cốt thép thường rất tốn kém, còn cọc bản bằng thép thì dễ bị ăn mòn trong môi trường nước biển, Để thực hiện nhiệm vụ này tác giả xin đưa ra giải pháp “Cọc bê tông cốt thép kết hợp với bản bê tông cốt thép” nhằm ổn định mái dốc cặp bờ sông. Đó cũng là đề tài mà tác giả nghiên cứu nhằm giải quyết tính toán các vấn đề sau đây: a) Chuyển vị ngang n và góc xoay  ở đầu cọc cần thỏa các điều kiện sau: n≤ Sgh gh b) Tính toán ổn định của đất nền xung quanh cọc. c) Tính toán moment và lực cắt trong cọc dưới tác dụng của ngoại lực. d) Tính toán sức chịu tải ngang của cọc theo phương pháp BROMS 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - TÍNH TOÁN Tổng hợp một số kết quả tính toán lý thuyết về cọc chịu tải trọng ngang theo phương pháp phần tử hữu hạn. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NAM CẦN THƠ Tạp chí Khoa học và Kinh tế phát triển số 05 49 Sử dụng phần mềm Plaxis tính toán sức chịu tải ngang. So sánh kết quả tính toán lý thuyết và chương trình Plaxis 3. SƠ LƯỢC ĐỊA CHẤT KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 3.1. Đất phù sa Phân bố ở vùng ven giữa hệ thống sông Tiền và sông Hậu, chiếm diện tích 1,2 triệu hecta, đất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, có thể trồng được nhiều loại cây, có độ phì tương đối và cân đối. Đất mịn thành phần cơ giới là thịt đến sét. 3.2. Đất phèn Phân bố ở vùng Đồng Tháp Mười, vùng Hà Tiên vùng trũng trung tâm bán đảo Cà Mau. Đất có hàm lượng độc tố cao, tính chất cơ lý yếu, nứt nẻ nhanh khi bị khô ráo, có thể chia thành đất phèn nặng, nhẹ, trung bình. 3.3. Nhóm đất mặn Phân bố dọc theo vành đai biển Đông, vịnh Thái Lan, thường được rửa mặn nhanh chóng ở lớp mặt vào mùa mưa, có độ phì tự nhiên khá cao nhưng hàm lượng muối tăng cao vào mùa khô. 3.4. Nhóm đất xám Phân bố dọc biên giới Campuchia, trên các bậc thềm phù sa Đồng Tháp Mười. đất nhẹ tơi xốp, độ phì thấp. 4. NHỮNG NGUYÊN NHÂN GÂY SẠT LỞ 4.1. Ảnh hưởng do dòng chảy Ở khu vực thường có dòng nước chảy xiết, như sông Vàm Đầm tỉnh Cà Mau, sông Gành Hào ở Cà Mau - Bạc Liêu, sông Hậu thường đổ ra biển Đông nên lưu lượng dòng chảy lớn, dẫn đến khu vực đất hai bên bờ sông bị xói mòn ngày càng nhiều từ đó dẫn đến bị sạt lở bờ. 4.2 Ảnh hưởng do sự khai thác cát trái phép Trong thời gian gần đây, tình trạng khai thác cát ồ ạt ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long gây nên tình trạng sạt lở đất nghiêm trọng, đặc biệt là nhiều cồn, bãi, cù lao đứng trước nguy cơ biến mất. Điển hình như tình trạng sạt lở nghiêm trọng ở ấp Mỹ Hiệp A, xã Đức Mỹ, huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh. Cát ở giữa sông ngày càng cạn kiệt. Đây là nguyên nhân chính gây nên các vụ lở đất ngày càng nhiều. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NAM CẦN THƠ Tạp chí Khoa học và Kinh tế phát triển số 05 50 Hình 1. Nạn khai thác cát trái phép ở sông Hậu 4.3 Ảnh hưởng do thiên tai Nguyên nhân dẫn đến sạt lở là do mưa làm nước ngấm vào trong đất, làm phá vỡ liên kết các hạt đất, làm cho đất yếu dần đi gây ra hiện tượng sạt lở. 4.4 Ảnh hưởng do tác nhân bên ngoài ĐBSCL là vùng sông nước các tuyến đường về các tỉnh thành ở khu vực thường nằm cạnh bờ sông như tuyến quốc lộ 1A, quốc lộ 61 về Hậu Giang hoặc các tuyến sông Hậu... Đất nước ta đang từng bước công nghiệp hóa hiện đại hóa, trước đây đất nước còn nghèo phương tiện giao thông đường bộ còn thô sơ, đừơng còn gập ghềnh xe chạy với vận tốc thấp, ngày nay đường trơn láng xe chạy nhanh, thắng gấp gây ảnh hưởng đến khả năng chịu lực của đất từ đó dẫn đến sạt lở trên các tuyến đường. Về đường thủy các phương tiện giao thông đường thủy như tàu chở cát, tàu dầu, ca nô... Các loại tàu thuyền khác thường hay neo đậu và chạy tốc độ nhanh gây ra những cơn sóng dữ dội, tác dụng vào 2 bên bờ một lực lớn làm cho đất xung quanh không chịu được áp lực dẫn đến bị phá hoại liên kết giữa các hạt đất gây ra hiện tượng sạt lở. Hình 2. Tình trạng sạt lở do xe và tàu thuyền neo đậu TRƯỜNG ĐẠI HỌC NAM CẦN THƠ Tạp chí Khoa học và Kinh tế phát triển số 05 51 5. GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU Trong đề tài này tác giả chỉ đi sâu về lý thuyết tính toán, phạm vi giới hạn trong bài toán phẳng, thí nghiệm sức chịu tải và chuyển vị của cọc ngoài hiện trường còn hạn chế. 6. ÁP DỤNG TÍNH TOÁN 6.1. Các chỉ tiêu cơ lý đất Bảng 1 Chỉ tiêu cơ lý của các lớp đất Chỉ tiêu Kí hiệu Đơn vị Lớp 1 Lớp 2 Độ ẩm Dung trọng riêng Tỷ trọng Hệ số rỗng Giới hạn chảy Giới hạn dẻo Chỉ số dẻo Độ sệt Góc ma sát trong Lực dính Hệ số nén Mô đul tổng biến dạng W ᵞ Gs e WL WP LP LL φ C a E % kN/m3 - - % % - - độ kN/m2 m2/kN kN/m2 88.6 14.66 2.59 2.33 65.9 33 32.9 1.69 3.17 6.4 24.2 480 25 19.53 2.7 0.73 39.1 19.8 19.3 0.27 15.4 24.1 2.3 3100 Bảng 2 Chỉ tiêu cơ lý của cát san lắp Chỉ tiêu Kí hiệu Đơn vị Dung trọng riêng Góc ma sát trong Lực dính γ Φ c kN/m3 Độ kN/m2 19 30 0 6.2. ỨNG DỤNG TÍNH TOÁN 6.2.1. ÁP DỤNG TÍNH TOÁN THEO TIÊU CHUẨN VIỆT NAM a) Tính toán bản chắn Xét sự ổn định của điểm A dưới tác dụng của tải trọng ngoài và trọng lượng bản thân. Khi điểm A ổn định, ta chọn chiều cao ở điểm A làm chiều cao cho bản chắn, chiều cao bản chắn được chia đều như hình vẽ (Hình 4.7) Ở đây ta chọn chiều cao ở điểm A có z=2.7m. Sau đó kiểm tra lại điều kiện ổn định của điểm A kết quả tính toán như sau: TRƯỜNG ĐẠI HỌC NAM CẦN THƠ Tạp chí Khoa học và Kinh tế phát triển số 05 52 Hình 7. Sơ đồ tính toán ở điểm A Xét sự ổn định của một điểm dưới tác dụng của tải trọng ngoài và trọng lượng bản thân của đất. Tải trọng bản thân Điểm A chỉ chịu tải trọng bản thân từ đáy đài trở xuống, phần tải trọng trên đài được đài cọc gánh đỡ. Tải trọng ngoài Theo kinh nghiệm thường tải trọng ngoài được lấy q0=15 (kN/m2) để đảm bảo an toàn trong quá trình thi công bao gồm tải trọng người đi lại, xe cộ, và trang thiết bị thi công khác. ● Xét điểm A chịu tác dụng của tải trọng bản thân và tải trọng ngoài như hình 4.7. ● Ta có: x=4 m, B=8 m Tra bảng sổ tay cơ học đất ta được TRƯỜNG ĐẠI HỌC NAM CẦN THƠ Tạp chí Khoa học và Kinh tế phát triển số 05 53 Vậy ứng suất tại điểm A do tải bản thân và tải ngoài là: Ta có Vậy ømax=25.320 < φ=300 điểm A ổn định Tương tự tính toán như trên khi thay đổi chiều sâu ở điểm A thì góc lệch ở điểm A cũng thay đổi như sau: Bảng 3 Kết quả tính toán khi thay đổi chiều sâu ở điểm A Cao độ z φ z=2.0 m 0.243 0.514 29,530 30 z=2.7 m 0.183 0.425 25,320 z=3.4 m 0.142 0.37 22,130 Tính toán áp lực đất tác dụng lên bản chắn Khi tính toán các áp lực lên kết cấu chắn giữ ta chọn mực nước thấp nhất để

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftap_chi_kh_va_kt_phat_trien_so_5_ngay_10_7_2019_7833_2199977.pdf
Tài liệu liên quan