Tiểu luận Phân tích các yếu tố môi trường bên trong và bên ngoài tác động đến Công ty cổ phần sửa chữa ô tô Gang Thép Thái Nguyên

Tài liệu Tiểu luận Phân tích các yếu tố môi trường bên trong và bên ngoài tác động đến Công ty cổ phần sửa chữa ô tô Gang Thép Thái Nguyên: BÀI THẢO LUẬN MÔN: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC GVHD:Thầy NGUYỄN ĐỨC THU SVTH: Dương Thị Hằng Lê Đức Anh Dương Thị Bùi Đào Thị Hạnh Chu Thị Dĩnh Nguyễn Trọng Đại Đỗ Công Duy Nông Minh Đức Nông Thị Dung Ngô Cao Biên Nguyễn Tài Cường Thái Nguyên tháng 10 năm 2011 LỜI MỞ ĐẦU Trong điều kiện chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước, đứng trước sự cạnh tranh hết sức gay gắt và phức tạp, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển cần được tổ chức sản xuất kinh doanh sao cho phù hợp và đạt được kết quả tối ưu. Đối với công ty cổ phần sửa chữa ô tô Gang Thép Thái Nguyên muốn khẳng định được vai trò của mình trong sự phát triển kinh tế thị trường nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, có sự tác động qua lại của các quy luật kinh tế: Đảm bảo về số lượng và chất lượng sản phẩm Tiết kiệm chi phí, hạ thấp giá thành sản phẩm Để thực hiện được hai mục đích trên, công ty cần phải nghiên cứu kỹ môi...

doc49 trang | Chia sẻ: honghanh66 | Lượt xem: 3317 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tiểu luận Phân tích các yếu tố môi trường bên trong và bên ngoài tác động đến Công ty cổ phần sửa chữa ô tô Gang Thép Thái Nguyên, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI THẢO LUẬN MÔN: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC GVHD:Thầy NGUYỄN ĐỨC THU SVTH: Dương Thị Hằng Lê Đức Anh Dương Thị Bùi Đào Thị Hạnh Chu Thị Dĩnh Nguyễn Trọng Đại Đỗ Công Duy Nông Minh Đức Nông Thị Dung Ngô Cao Biên Nguyễn Tài Cường Thái Nguyên tháng 10 năm 2011 LỜI MỞ ĐẦU Trong điều kiện chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước, đứng trước sự cạnh tranh hết sức gay gắt và phức tạp, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển cần được tổ chức sản xuất kinh doanh sao cho phù hợp và đạt được kết quả tối ưu. Đối với công ty cổ phần sửa chữa ô tô Gang Thép Thái Nguyên muốn khẳng định được vai trò của mình trong sự phát triển kinh tế thị trường nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, có sự tác động qua lại của các quy luật kinh tế: Đảm bảo về số lượng và chất lượng sản phẩm Tiết kiệm chi phí, hạ thấp giá thành sản phẩm Để thực hiện được hai mục đích trên, công ty cần phải nghiên cứu kỹ môi trường kinh doanh bên trong và bên ngoài tác động đến doanh nghiệp. Để có những kế hoạch chiến lược trong ngắn hạn và dài hạn định hướng cho sự phát triển của công ty. Qua bài thảo luận dưới đây, chúng em sẽ tìm hiểu và phân tích các yếu tố môi trường bên trong và bên ngoài tác động đến Công ty cổ phần sửa chữa ô tô Gang Thép Thái Nguyên. MỤC LỤC I. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SỬA CHỮA Ô TÔ GANG THÉP THÁI NGUYÊN 1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty sửa chữa ô tô gang thép Thái Nguyên. 1.1.Tên và địa chỉ công ty. 1.2.Loại hình của công ty 1.3.Thời điểm và các mốc quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của công ty. 1.4.Quyết định thành lập công ty cổ phần sửa chữa ô tô gang thép Thái Nguyên. II.CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP. 1. Thế nào là môi trường kinh doanh? 2. Môi trường bên trong doanh nghiêp 2.1. Yếu tố marketing 2.2. Yếu tố khả năng sản xuất 2.3.Yếu tố khả năng nghiên cứu và phát triển 2.4 Yếu tố về tài chính doanh nghiệp 2.5.Yếu tố về nguồn nhân lực doanh nghiệp 2.6. Yếu tố về cơ cấu tổ chức doanh nghiệp 3. Môi trường bên ngoài của doanh nghiệp 3.1. Phân tích môi trường kinh doanh quốc tế 3.1.1.Những ảnh hưởng của nền chính trị thế giới 3.1.2.Các quy định luật pháp của các quốc gia,thông lệ quốc tế 3.1.3.Ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế quốc tế 3.1.4Ảnh hưởng của các yếu tố kỹ thuật công nghệ 3.1.5Ảnh hưởng các yếu tố văn hóa xã hội 3.2 Phân tích môi trường kinh tế quốc dân 3.2.1.Ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế 3.2.2 Ảnh hưởng của nhân tố pháp luật và quản lý nhà nước về kinh tế 3.2.3.Tác động của nhân tố kỹ thật công nghệ 3.2.4.Ảnh hưởng của nhân tố tự nhiên và xã hội 3.3. Phân tích môi trường nội bộ ngành 3.3.1. Khách hàn 3.3.2. Đối thủ cạnh tranh 3.3.3. Sản phẩm thay thế 3.3.4. Các đối thủ tiềm ẩn 3.3.5. Các nhà cung ứng nguyên vật liệu III.TỔNG KẾT MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SỬA CHỮA Ô TÔ GANG THÉP THÁI NGUYÊN. I. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SỬA CHỮA Ô TÔ GANG THÉP THÁI NGUYÊN 1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty sửa chữa ô tô gang thép Thái Nguyên. 1.1.Tên và địa chỉ công ty. Tên giao dịch chính thức của công ty: Công ty cổ phần sữa chữa ô tô gang thép Thái Nguyên. Trụ sở:Phường Cam Giá-Thành phố Thái Nguyên-Tỉnh Thái Nguyên. Điện thoại:02803 833 251 Fax:02803 833 489 Mã số thuế: 4600100155 1.2.Loại hình của công ty Loại hình doanh nghiệp:Công ty cổ phần Vốn điều lệ của công ty:10 tỷ đồng Trong đó: Vốn nhà nước nắm giữ :507 000 000 đồng,tương đương 5,07% Vốn của các cổ đông khác:9493 000 000 đồng tương đương 94,93 % (chủ yếu là người lao động trong công ty) Bộ máy tổ chức của công ty: Hội đồng quản trị (CTHĐQT:Bà Phùng Thị Ngân) Các tổ sản xuất Đại hội đồng cổ đông Giám đốc điều hành (Bà Phùng Thị Ngân) Phó giám đốc kỹ thuật (Ông:Thân Văn Túc) Phó giám đốc kinh doanh (Bà:Nguyễn Thị Loan) Phòng kế toán-tài chính Phòng tổ chức lao động hành chính Phòng kỹ thuật Phòng kế hoạch vật tư Phân xưởng sửa chữa ô tô Phân xưởng cán thép Phân xưởng gia công cơ khí Cửa hàng dịch vụ  Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty cổ phần sửa chữa ô tô gang thép Thái Nguyên 1.3.Thời điểm và các mốc quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của công ty. Tiền thân của công ty cổ phần sửa chữa ô tô Gang thép Thái Nguyên ngày nay là xí nghiệp sửa chữa xe máy,là đơn vị trực thuộc Công ty gang thép Thái Nguyên.Xưởng sửa chữa xe máy được thành lập theo quyết định số:1261-Cty-KH ngày 02/10/1967 của giám đốc công ty Gang thép Thái Nguyên. Năm 1967 công ty được thành lập,một mặt công ty thực hiên hoat động kinh doanh như:sửa chữa ô tô và các loại phương tiện giao thông cơ giới,mặt khác do chiến tranh ,mỹ tiếp tục ném bom đánh phá trung tâm gang thép gây ra những thiệt hại vô cùng to lớn cho công ty gang thép nói chung và xưởng sửa chữa xe máy nói riêng.Trước tình hình đó cùng với các đơn vị khác trong công ty,công nhân xưởng sữa chữa xe máy đã được điều đọng và giao nhiệm vụ san lấp hố bom,sửa chữa đường ống thoát nướcĐây là mạch máu quan trọng để phục vụ xưởng luyện gang thép,luyện cốc sản xuất . Trong giai đoạn 1973-1976 sáu khi tiến hành khôi phục phân xưởng,xí nghiệp hoạt đọng kinh doanh thêm một số lĩnh vực hoạt động mới như:nấu,luyện cán thép,gia công cơ khí và kết cấu thép,sản xuất các sản phẩm cao su. Trong giai đoạn 1976-1985 là những năm tháng phân xưởng sản xuất trong thời kỳ cả nước thóng nhất,lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp được duy trì ổn định. Trong giai đoạn 1986-2002 xí nghiệp mở rộng thêm một số lĩnh vực kinh doanh như:kinh doanh siêu thị,khách sạn,dịch vụ ăn uống.Kể từ đó đến nay lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp được duy trì và ổn định. Năm 2003 công ty tiến hành cổ phần hóa theo quyết định số 157/2003/QĐ-BCN ngày 2/10/2003 của bộ trưởng bộ công nghiệp,công ty có giấy chứng nhận kinh doanh số 1703000105 do phòng đăng ký kinh doanh sở kế hoạch đầu tư Thái Nguyên cấp ngày 9/6/2004. Công ty cổ phần sửa chữa ô tô gang thép Thái Nguyên kể từ khi tách khỏi công ty gang thép Thai Nguyên để thành lập một công ty riêng chuyển sang cổ phần hóa là bước ngoặt quan trọng,đánh dấu một sự khởi đầu mới đầy hứa hẹn. Cổ đông phần lớn là các cán bộ công nhân viên trong công ty,chính họ là những người bỏ tiền ra để mua cổ phần nên đẻ họ gắn bó hơn với công ty,làm việc với tinh thần trách nhiệm cao hơn vì vậy mà mặc dù mới đầu khi tiến hành cổ phần hóa công ty gặp rất nhiều khó khăn nhưng toàn thể cán bộ công nhân viên chức trong công ty đã nỗ lực cố gắng để đua công ty vượt qua những thời kỳ khó khăn nhất. Ngày 20/10/2004 công ty cổ phần sửa chữa ô tô gang thép Thái Nguyên tiến hành đại hội đồng cổ đông thành lập gồm 160 cổ đông sáng lập, đại hội đồng đã thông qua điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty, đồng thời bầu ra hội đồng quản trị và ban giám đốc. Ngày 1/7/2004 công ty cổ phần sửa chữa ô tô gang thép Thái Nguyên chính thức đi vào hoạt động, ngay sau khi đi vào hoạt động công ty tiếp tục duy trì và phát triển sản xuất kinh doanh các sản phẩm thép góc, các sản phẩm mà nhiều năm qua đã mang lại doanh thu lớn cho công ty. Trong những năm còn là đơn vị thành viên của công ty gang thép Thái Nguyên, xí nghiệp sửa chữa xe máy được nhà nước và công ty gang thép bao cấp. Năm 2004 chuyển sang chế độ tự hạch toán kinh doanh, bước đầu gặp nhiều khó khăn, xong ban lãnh đạo năng động chủ động trong sản xuất đưa công ty từng bước vượt qua khó khăn. Đến nay hoạt động của công ty tương đối ổn định, đời sống của người lao động được cải thiện, thị trường được mở rộng, nâng cao uy tín, tạo dựng mối quan hệ làm ăn lâu dài với các đối tác. Từ năm 2005 công ty làm ăn có lãi, đây là dấu hiệu đáng mừng, tạo niềm tin cho cán bộ công nhân viên trong toàn công ty, người lao động thêm hăng say, tích cực phấn đấu để nâng cao hiệu quả kinh doanh hơn nữa, đồng thời đen lại niền tin càng vững chắc cho các đối tác trong kinh doanh. 1.4.Quyết định thành lập công ty cổ phần sửa chữa ô tô gang thép Thái Nguyên. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 157/2003/QĐ-BCN Hà Nội, ngày 02 tháng 10 năm 2003 QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG NGHIỆP Về việc chuyển Xí nghiệp Sửa chữa xe máy thuộc Công ty Gang Thép Thái Nguyên thành Công ty cổ phần Sửa chữa Ô tô Gang Thép BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG NGHIỆP Căn cứ Nghị định số 55/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công nghiệp; Căn cứ Nghị định số 64/2002/NĐ-CP ngày 19 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần; Xét đề nghị của Tổng công ty Thép Việt Nam (Tờ trình số 2823/T-TC ngày 08 tháng 9 năm 2003), Phương án cổ phần hoá Xí nghiệp Sửa chữa xe máy thuộc Công ty Gang Thép Thái Nguyên và Biên bản thẩm định Phương án của Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp Bộ ngày 18 tháng 9 năm 2003; Theo đề nghị của Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp và Vụ trưởng Vụ Tổ chức - Cán bộ, QUYẾT ĐỊNH Điều 1. Phê duyệt Phương án cổ phần hoá Xí nghiệp Sửa chữa xe máy thuộc Công ty Gang Thép Thái Nguyên (doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập của Tổng công ty Thép Việt Nam) gồm những điểm chính như sau : 1. Cơ cấu vốn điều lệ : Vốn điều lệ của Công ty cổ phần là 5.000.000.000 đồng (Năm tỷ đồng chẵn). Trong đó : - Tỷ lệ cổ phần của Nhà nước : 10,14 %; - Tỷ lệ cổ phần bán cho người lao động trong Xí nghiệp : 89,86 %. Trị giá một cổ phần : 100.000 đồng. 2. Giá trị thực tế của Xí nghiệp Sửa chữa xe máy thuộc Công ty Gang Thép Thái Nguyên tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2002 để cổ phần hoá (Quyết định số 1822/QĐ-TCKT ngày 30 tháng 7 năm 2003 của Bộ Công nghiệp) là 11.539.334.867 đồng. Trong đó, giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại Xí nghiệp là 2.364.595.186 đồng. 3. Ưu đãi cho người lao động trong Xí nghiệp. Tổng số cổ phần bán ưu đãi cho 200 lao động trong Xí nghiệp là 37.670 cổ phần với giá trị được ưu đãi là 1.130.100.000 đồng. Trong đó, số cổ phần bán ưu đãi trả chậm cho 37 lao động nghèo là 7.535 cổ phần, trị giá 527.450.000 đồng. 4. Về chi phí cổ phần hoá, đào tạo lại lao động và giải quyết lao động dôi dư của Xí nghiệp, Công ty Gang Thép Thái nguyên làm thủ tục, báo cáo Tổng công ty Thép Việt Nam, Bộ Công nghiệp và các cơ quan chức năng của Nhà nước phê duyệt theo các quy định hiện hành. Điều 2. Chuyển Xí nghiệp Sửa chữa xe máy thuộc Công ty Gang Thép Thái Nguyên thành Công ty cổ phần Sửa chữa Ô tô Gang Thép, Trụ sở chính tại : phường Cam Giá, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. Điều 3. Công ty cổ phần kinh doanh các ngành nghề : - Sửa chữa trung, đại tu ô tô, và các loại xe công trình; sửa chữa, bảo dưỡng, bảo hành xe máy; - Cán thép, đúc các chi tiết bằng kim loại; - Gia công cơ khí và kết cấu thép; - Sản xuất các mặt hàng bằng cao su; - Mua bán xe máy, phụ tùng ô tô, xe máy; kinh doanh xăng dầu, kim khí, vật liệu điện và các dụng cụ kim khí khác; - Kinh doanh vận tải hàng hoá đường bộ; kinh doanh dịch vụ kho bãi, dịch vụ ăn uống; - Kinh doanh các ngành nghề khác phù hợp với quy định của pháp luật. Điều 4. Công ty cổ phần Sửa chữa Ô tô Gang Thép là pháp nhân theo pháp luật Việt Nam kể từ ngày được cấp đăng ký kinh doanh, thực hiện hạch toán kinh tế độc lập, được sử dụng con dấu riêng, được mở tài khoản tại ngân hàng theo quy định của pháp luật, hoạt động theo Điều lệ của Công ty cổ phần và Luật Doanh nghiệp. Điều 5. Giao Tổng công ty Thép Việt Nam chỉ đạo Công ty Gang Thép Thái Nguyên tiến hành bán cổ phần và tổ chức Đại hội đồng cổ đông lần đầu Công ty cổ phần Sửa chữa Ô tô Gang Thép theo đúng quy định hiện hành. Tổng giám đốc và Kế toán trưởng Công ty Gang Thép Thái Nguyên có trách nhiệm điều hành công việc của Xí nghiệp cho đến khi bàn giao toàn bộ vốn, tài sản, lao động, đất đai cho Hội đồng quản trị và Giám đốc Công ty cổ phần. Điều 6. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng thuộc Bộ, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Tổng công ty Thép Việt Nam, Tổng giám đốc Công ty Gang Thép Thái Nguyên và Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc Công ty cổ phần Sửa chữa Ô tô Gang Thép chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. KT. BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG NGHIỆP Nơi nhận: - Như Điều 6, - Văn phòng Chính phủ, - Ban Chỉ đạo ĐM và PTDN, - Bộ Tài chính, - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, - Bộ Nội vụ, - Bộ LĐTB và XH, - Ngân hàng Nhà nước VN, - UBND tỉnh Thái Nguyên, - Ctcp Sửa chữa Ô tô Gang Thép (5b), - Công báo, - Đ/c Bộ trưởng (để báo cáo), - Các đ/c Thứ trưởng, - Các TV Ban ĐM và PTDN Bộ, - Lưu VP, TCCB (3b). Thứ trưởng Đỗ Hữu Hào 2. Chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực hoạt động của công ty Cổ phần sửa chữa ô tô Gang thép Thái Nguyên. 2.1. Chức năng Công ty có chức năng sửa chữa ô tô, thiết bị vận tải, thi công cơ giới và kết cấu thép các loại, sản xuất thép góc, phụ tùng ô tô xe máy, các sản phẩm bằng kim loại, đúc gang chi tiết để phục vụ cho các đơn vị thành viên của công ty gang thép Thái Nguyên và đáp ứng nhu cầu thị trường. Hiện tại công ty vẫn tiếp tục sản xuất các sản phẩm truyền thống của xí nghiệp sửa chữa xe máy trước đây để phục vụ cho các đơn vị thuộc công ty gang thép Thái nguyên và đáp ứng một phần nhu cầu thị trường đó chính là cán thép.Các sản phẩm chính như: thép cán góc 6M,5.8M,.. ngoài ra còn có các sản phẩm phụ như: sản phẩm gang đúc(C017),tấm lót thân hút bùn 4PNJ,cánh bơm hút bùn 3 cánh,đệm cao su giảm giật. 2.2. Nhiệm vụ Công ty có nhiêm vụ tiêu thu sản phẩm hàng hóa và thành phẩm ra bên ngoài thi trường đạt hiệu quả. Cung cấp dịch vụ có chất lượng đem lại hiệu quả cao trong kinh doanh. 2.3. Lĩnh vực hoạt động Sửa chữa ô tô các loại thiết bị, phương tiện thi công cơ giới, nấu, luyện cán thép, gia công cơ khí và kết cấu thép, sản xuất các sản phẩm cao su, đúc kim loại. Mua bán sắt thép, vật tư, thiết bị. máy công nghiệpMua bán, bảo dưỡng, bảo hành xe máy, ô tô. Dịch vụ mua bán hàng hóa, vận tải đường bộ. Sản phẩm của công ty được cung cấp cho nhiều khách hàng trong nước, các công ty lien doanh, các đối tác làm ăn tin cậy: công ty gang thép Thái Nguyên, công ty kim khí Gia Sàng, nhà máy luyện cán thép Gia Sàng II.CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP. 1. Thế nào là môi trường kinh doanh? Môi trường kinh doanh là tổng hoà các yếu tố vật chất và phi vật chất, hữu hình và vô hình tác động tới hoạt động kinh doanh của chủ thể kinh doanh. Trong từng trường hợp cụ thể thì các yếu tố vật chất và phi vật chất, hữu hình và vô hình cũng như các chủ thể kinh doanh khác nhau sẽ có những định nghĩa cũng như phạm vi nghiên cứu khác nhau. Do vậy cần tuỳ tình huống và trường hợp mà có định nghĩa phù hợp. 2. Môi trường bên trong doanh nghiệp 2.1. Yếu tố marketing Phân tích marketing thường là nội dung đầu tiên của việc phân tích và đánh giá khả năng bên trong doanh nghiệp. Việc phân tích này thường tập trung vào một số vấn đề như: chủng loại sản phẩm, sản phẩm và chất lượng sản phẩm, thị phần, giá sản phẩm, niềm tin của khách hàng đối với sản phẩm, chất lượng và chi phí phân phối hàng hóa. Marketing theo quan điểm hiên đại bắt đầu từ việc nghiên cứu thị trường, xác định nhu cầu từ đó đến khi tiêu thụ hàng hóa là cả một quá trình. Do đó nghiên cứu marketing của doanh nghiệp thường phải cung cấp các thông tin về thị trường, thị phần, doanh thu và chi phí, tính hấp dẫn của ngành hàng, quy mô và mức tăng trưởng của thi trườngTrong đó việc phân tích marketing của doanh nghiêp cần xác định được các điểm mạnh và yếu hệ thống marketing so với đối thủ cạnh tranh. Vì vậy các biện pháp mà doanh nghiệp áp dụng là: EQuảng cáo Công ty thực hiện chính sách quảng cáo với mục đích: P Làm cho hình ảnh về sản phẩm, dịch vụ của công ty luôn có vị trí hàng đầu trong tâm trí người tiêu dùng. P Thuyết phục người tiêu dùng sử dụng sản phẩm, dịch vụ, hình thành thói quen tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ của công ty thay thế cho các loại sản phẩm, dịch vụ của các công ty khác. P Khẳng định uy tín, tạo niền tin trong tâm trí khách hàng. Những mục tiêu trên được thể hiên cụ thể bằng các đợt quảng cáo trong suốt cả năm mà công ty tiến hành, các hoạt động quảng cao trên các phương tiện thông tin đại chúng như: P Tạp chí thị trường của bộ tài chính, báo ngành, báo Thái Nguyên nhằm giới thiệu và quảng bá sản phẩm dich vụ hình anh của công ty. P Quảng cáo trên truyền hình Thái Nguyên 3 đợt/năm, nhưng hình thức này đòi hỏi chi phí cao. P Công ty đã tham gia hội trợ hàng công nghiệp tại Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên, Bắc Giang. EHoạt động kích thích tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ Đối với các đại lý trung gian công ty đã và đang áp dụng các phương pháp sau để kích thích họ mua nhiều sản phẩm hơn. P Trợ cấp mua hàng:Theo thỏa thuận trợ cấp mua hàng,công ty chuyển cho người trung gian số tiền chiết khấu là 2% tổng doanh thu nếu trong 1 tháng đại lý đó bán hết 50 tấn thép trở lên PHàng tặng: Các trung gian được hỗ trợ chi phí làm biển quảng cáo cho sản phẩm thép của công ty, được tặng giá để thép cây miễn phí khi doanh thu bán sản phẩm của trung gian tăng 20% so với năm trước EHoạt động xúc tiến bán hàng Mục tiêu xúc tiến bán nhằm vào người tiêu dùng, thuyết phục người tiêu dùng gắn bó với sản phẩm, khuyến khích khách hàng mua và sử dụng sản phẩm của công ty Mục tiêu xúc tiến nhằm vào các nhà trung gian, tức là căn cứ vào việc mở rộng mạng lưới phân phối, nâng cao hình ảnh sản phẩm, thực hiện khuyến mại cho người tiêu dùng và nhân viên bán hàng, giữa nhà trung gian và Công ty Căn cứ vào mục tiêu chính , mục tiêu phụ cho một chiến dịch xúc tiến bán hàng từ đó đưa ra cách thức thực hiện hợp lý. Đây là hoạt động gây ra sự chú ý, kích thích khách hàng mua hàng và nâng cao uy tín của công ty Ngoài những việc đã đạt được .Công ty vẫn còn chưa có sự quan tâm đúng mức tới việc tuyên truyền chương trình qua mạng lưới kênh phân phối, chưa đưa ra nhiều hình thức khích lệ cho các đại lý bán buôn và bán lẻ Nhờ có hoạt động markieting mà công ty đã tìm cho mình một chỗ đứng của thị trường trong và ngoài tỉnh, điều này thể hiện ở doanh thu từ sản xuất kinh doanh thép góc không ngừng tăng lên Năm 2010 doanh thu của công ty đạt 49 221 737 699 đồng tăng 16,37% so với năm 2009. Nhờ doanh thu tăng lên nên lợi nhuận cũng tăng theo , năm 2010 lợi nhuận mà công ty đạt được là 1 972 847 954 đồng tăng 21,27% so với năm 2009, kết quả này là mọi cố gắng nỗ lực hết mình của toàn thể cán bộ công nhân viên công ty. Doanh thu tăng, thị phần được mở rộng, đời sống và điều kiện người lao động được cải thiện, những thành công này là tiền đề để vững chắc cho sự phát triển của công ty trong thời gian tới. Trong thời gian tới, công ty cần phải tăng cường hơn nữa hoạt động marketing, tổ chức hệ thống phân phối sản phẩm đa dạng hơn v.v. Mặt khác công ty không ngừng nang cao chất lượng sản phẩm để có thể không những giữ vững mà còn nâng cao vị thế của mình. 2.2. Yếu tố khả năng sản xuất Dự báo tiêu thụ = Dự báo thị trường x thị phần dự báo Dự báo tiêu thụ tốt nhất là sau khi đã ước tính tiềm năng cửa thị trường và tiềm năng tiêu thụ, nó thường được ước tính với giai đoạn một năm, vì doanh số dự báo hằng năm thường gắn liền với những kế hoạch và báo cáo tái chính hằng năm và thường dựa trên hững báo cáo về sự tăng trưởng kinh tế hằng năm. Dự báo tiêu thụ với giai đoạn ngắn hơn một năm thường được sử dụng khi doanh nghiệp hoạt động trong một ngành công nghiệp rất biến động, do đố việc dự báo doanh số cho cả năm là không khả thi, khi đó người ta có thể dự báo tiêu thụ theo tháng hoặc theo quý Nhu cầu hiện tại đối với một loại sản phẩm có thể xác định theo công thức: S=n.p.q (tính theo giá trị) Hay: Q=n.q (tính theo số lượng) Trong đó: S,Q: nhu cầu thị trương n: là số người mua sản phẩm đó dưới giả thiết nhất định q: số lượng sản phẩm được mua bởi một người mua trung bình p: giá bán trung bình của một sản phẩm Trong ba yếu tố n,p,q, yếu tố khó tính nhất là n (có thể dùng phương pháp loại trừ dần hoặc phương pháp chuỗi tỉ số để tính n) Hiện tại công ty đang sử dụng phương pháp tốc độ tăng trưởng bình quân để dự báo nhu cầu tiêu thụ sản phẩm (doanh thu): tính tốc độ tăng trưởng của một số năm gần đây, sau đó dùng tốc độ này để dự báo doanh số trong giai đoạn tiếp theo. Kết quả sản xuất và tiêu thụ sản phẩm qua các năm Khối lượng, giá trị sản phẩm sản xuất Khối lượng sản phẩm sản xuất là một chỉ tiêu quan trọng vì nó cho thấy năng lực sản xuất của doanh nghiệp. Về giá trị: năm 2010 tăng 7472175550 đồng, tương ứng với 16,23% so với năm 2009. Trong đó: + Sản phẩm sản xuất chính tăng 18,46% khối lượng sản phẩm, tương ứng với 17,06% giá trị. +Sản phẩm sản xuất phụ tăng 3240521508 đồng, tương ứng với 7,14%. +Thành phần sản xuất khác tăng 33147240 đồng, tương ứng với 6,96%. Những số liệu trên chứng tỏ uy tín, năng lực cạnh tranh của công ty đang được nâng lên và dần tạo được niềm tin trong khách hàng. Khối lượng, giá trị sản phẩm, dịch vụ tiêu thụ Kết quả hoạt động kinh doanh ở doanh nghiệp phải được xem xét trên cơ sở căn cứ theo loại hình từng doanh nghiệp cụ thể, các doanh nghiệp sản xuất phải đảm bảo kết quả sản xuất nhằm cung cấp khối lượng sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng về số lượng, chất lượng và chủng loại Kết quả này đều thông qua công tác tiêu thụ sản phẩm. Để đánh giá tình hình tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ của công ty cổ phần sửa chữa ô tô Gang Thép Thái Nguyên cần phân tích một số chỉ tiêu sau: Khối lượng giá trị sản phẩm, dịch vụ tiêu thụ Tổng khối lượng sản phẩm, dịch vụ năm 2010 so với năm 2009 tăng là do: +Nguyên nhân chủ yếu: thành phẩm sản xuất chính đạt 5527,315 tân, tăng 829,99 tấn, tương ứng với 18,73% so với năm 2009 +Bên cạnh đó, thành phẩm sản xuất phụ và thành phẩm sản xuất khác của năm 2010 cũng tăng so với năm 2009 Tổng giá trị sản phẩm, dịch vụ tiêu thụ năm 2010 đạt 49221737699 đồng, tăng 6925137790 đồng, tương ứng với 16,37% so với năm 2009 là do: Giá trị thành phẩm sản xuất chính tiêu thụ đạt 45274263186 đồng, tăng 6666255210 đồng, tương ứng với 17,27% Giá trị thành phẩm sản xuất phụ tiêu thụ đạt 3473751593 đồng, tăng 228201353 đồng, tương ứng với 7,03% Giá trị thành phẩm sản xuất khác tiêu thụ đạt 473722920 đồng, tăng 30681225 đồng, tương ứng với 6,93% =>Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty đang biểu hiện theo chiều hướng tốt qua 2 năm gần đây. Có được kết quả đó là nhờ sự cố gắng của cán bộ công nhân viên công ty. 2.3.Yếu tố khả năng nghiên cứu và phát triển Hoạt động nghiên cứu của doanh nghiệp bao gồm các hình thức như: nghiên cứu ứng dụng, nghiên cứu sản phẩm sản xuất, nghiên cứu chế biến, nghiên cứu vật liệu. Ngoài ra còn phải nghiên cứu đến thị trường và nghiên cứu tác nghiệp. Tuy nhiên công ty cổ phần sửa chữa ô tô gang thép Thái Nguyên vẫn chưa có bộ phận nghiên cứu và phát triển riêng, nên công ty chỉ tiến hành nghiên cứu cơ bản và chưa tiến hành nghiên cứu ứng dụng và triển khai. Vì vậy, doanh nghiệp nên có bộ phận nghiên cứu và phát triển riêng. 2.1.4 Yếu tố về tài chính doanh nghiệp Hoạt động tài chính là một bộ phận của hoạt động sản xuất kinh doanh và có mối quan hệ trực tiếp với các hoạt đọng sản xuất kinh doanhTất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh đều ảnh hưởng tới tình hình tài chính của công ty,và ngược lại tình hình sản xuất tốt hay xấu lại có tác động thúc đẩy hay kìm hãm đối với quá trình sản xuất kinh doanh. Để phân tích khái quát tình hình hoạt động tài chính của công ty,trong đó chủ yếu dựa vào bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Bảng cân đối kế toán của công ty Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của công ty tại một thời điểm nhất định( Thời điểm lập báo cáo) các chỉ tiêu của bảng cân đối kế toán được phản ánh dưới hình thái giá trị và theo nguyên tắc cân đối và tổng tài sản bằng tổng nguồn vốn MỘT SỐ CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH CƠ BẢN CỦA CÔNG TY Chỉ tiêu về khả năng thanh toán * Hệ số thanh toán hiện hành: hệ số này thể hiện ở mối quan hệ tương đối giữa tài sản ngắn hạn hiện hành và tổng nợ ngắn hạn hiện hành Tài sản Ngắn Hạn Hệ số thanh toánh hiện hành = Nợ ngắn hạn phải trả 11624684060 Hệ số thanh toán hiện hành (cuối năm) = =1.400 8298471914 9316505984 6649713116 Hệ số thanh toán hiện hành (đầu năm) = =1.401 Hệ số thanh toán hiện hành đo lường khả năng của các tài sản ngắn hạn có thể chuyển đổi thành tiền để hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn. Nếu hệ số này thấp hơn thông thường sẽ trở thành nguyên nhân lo âu bởi các vấn đề rắc rối về tiền mặt chắc chắn sẽ xuất hiên trong khi nếu tỷ số này quá cao lại cho thấy doanh nghiệp đang quản lý không hợp lý các tài sản hiện hành của mình. Dựa vào kết quả nhận được có thể nói doanh nghiệp đang quản lý khá tốt các tài khoản ngắn hạn hiện có. *Hệ số thanh toán nhanh Hệ số thanh toán nhanh thể hiện mối quan hệ giữa tài sản có khả năng thanh toán nhanh bằng tiền mặt và tổng nợ ngắn hạn. Hệ số thanh toán nhanh là mọt tiêu chuẩn đánh giá khắt khe hơn về khả năng trả các khoản nợ ngắn hạn so với chỉ số thanh toán chung. Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho Tổng số nợ ngắn hạn Hệ số thanh toán nhanh = 11624684060 - 5742460882 Hệ số thanh toán nhanh (cuối năm)= = 0,97 8298471914 9316505984 - 3582920080 Hệ số thanh toán nhanh (đầu năm)= = 0,54 6649713116 Hệ số này nhỏ hơn 1 nên doanh nghiệp có khả năng gặp khó khăn trong thanh toán. *Hệ số thanh toán nhanh tức thời: Tiền + Đầu tư ngắn hạn Tổng số nợ ngắn hạn Hệ số thanh toán nhanh tức thời = 8298471914 206040940 Hệ số thanh toán tức thời (cuối năm)= = 0,018 6649713116 176774535 Hệ số thanh toán tức thời (đầu năm)= = 0,019 Chỉ số này đều nhỏ hơn 0,5 doanh nghiệp có khả năng gặp khó khăn trong thanh toán. MỘT SỐ CHỈ TIÊU VỀ ĐÒN CÂN NỢ Tỷ số nợ là tỷ số giữa tông nợ trên tổng tài sản của doanh nghiệp. Tổng số nợ Tổng số tài sản Hệ số nợ = 7100653116 Hệ số nợ (đầu năm) = = 0,62 hay 62% 11541197735 8749411914 13742502218 Hệ số nợ (đầu năm) = = 0,64 hay 64% Tỷ số này có giá trị càng cao càng chứng tỏ mức độ rủi ro phá sản của công ty càng cao,nhất là trong giai đoạn nền kinh tế khủng hoảng.Ta thấy hệ số nợ của công ty đã tăng từ đầu năm đén cuối năm là 62% lên đến 64%.Vì vậy đòi hỏi công ty cần có những biện pháp,chính sách kịp thời,phù hợp khắc phục tình trạng này. 2.5.Yếu tố về nguồn nhân lực doanh nghiệp Cơ cấu và tình hình sử dụng lao động Lao động là một trong những yếu tố quan trọng của quá trình sản xuất. Số lượng lao dộng và chất lượng lao động ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động nhiều hay ít, chất lượng lao động tốt hay kém đều trực tiếp ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. Xem xét sự biến động của lao động sẽ hiểu rõ được phần nào quy mô của công ty, tình hình sản xuất của công ty, trên cơ sở đó nhằm tìm được các biện pháp thích hợp nhằm quản lý và sử dụng lao đông một cách hiệu quả hơn. Bảng 1.1.1. Cơ cấu lao động của công ty năm 2010 Chỉ tiêu Số lượng (người) Tổng số 147 Phân theo sự tác động Lao động trực tiếp 102 Lao động quản lý 15 Lao động phục vụ và phụ trợ 30 Phân theo trình độ Đại học và trên đại học 16 Cao đẳng 1 Trung cấp 15 Sơ cấp và chưa qua đào tạo 115 Phân theo giới tính Nam 121 Nữ 26 Phân theo độ tuổi < 30 tuổi 31 Từ 30 đến 50 tuổi 108 > 50 tuổi 8 Phân theo thâm niên nghề < 3 năm 18 Từ 3 đến 5 năm 1 Từ 5 đến 10 năm 20 >10 năm 108 Phân theo ngành nghề Cán thép 39 Cơ khí 27 Sửa chữa ô tô 14 Quản lý, phục vụ 67 Qua phân tích tình hình lao động và sử dụng lao động tại công ty ta thấy được những thuận lợi và khó khăn sau: Thuận lợi: +Công ty có đội ngũ cán bộ quản lý đã tích lũy được nhiều kinh nghiêm về việc tổ chức sản xuất kinh doanh, quản lý tài chính và điều hành. +Trình độ lao động của công ty ngày càng được nâng cao, đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh trong thời kỳ mới, điều kiện lao động và đời sống của cán bộ công nhân viên trong công ty không ngừng được nâng cao cả về vật chất và tinh thần. Nguồn lao động của công ty dồi dào do những nguyên nhân sau: Thái Nguyên là trung tâm văn hóa kinh tế của các tỉnh vùng Đông Bắc Bộ, nơi tập trung nhiều trường đại học, cao đẳng, trung cấp, dạy nghề. Đây là điều kiện thuận lợi cho công ty khi cần tuyển dụng và đào tạo lại đội ngũ lao động của mình. Khó khăn: +Công ty cổ phần sửa chữa ô tô Gang Thép Thái Nguyên trước đây là thành viên của công ty Gang Thép Thái Nguyên, trong thời kỳ bao cấp, các chỉ tiêu kế hoạch được cấp trên định ra, nguyên vật liệu đầu vào được cung cấp, sản phẩm đầu ra không phải lo tiêu thụ thì nay công ty phải độc lập sản xuất kinh doanh, do đó một bộ phận lao động của công ty vẫn còn giữ tác phong làm việc theo kiểu ỷ lại, không tích cực, do đó trong thời gian tới cần phải khắc phuc. +Mặt khác, do nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh nên hàng năm công ty luôn phải tuyển thêm lao động mới, do đó lượng lao động trẻ còn thiếu kinh nghiệm thực tế, đây là vấn đề cần lưu ý tại công ty. 2.6. Yếu tố về cơ cấu tổ chức doanh nghiệp - Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của công ty và tất cả các cổ đông có quyền bỏ phiếu đều được tham dự. Đại hội đồng cổ đông thường niên được tổ chức mỗi năm một lần. + Đại hội đồng cổ đông thường niên do Hội đồng quản trị triệu tập và tổ chức. Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên, các cổ đông sẽ thông qua báo cáo tài chính hàng năm của công ty và ngân sách tài chính cho năm tài chính tiếp theo. Các kiểm toán viên độc lập được mời tham dự đại hội để tư vấn cho việc thông qua các báo cáo tài chính hàng năm. + Thông báo đại hội đồng cổ đông phải bao gồm chương trình họp và các thông tin hợp lý về các vấn đề sẽ được thảo luận và biểu quết tại đại hội. Thông báo về Đại hội đồng cổ đông có thể được gửi cho cổ đông bằng cách chuyển tận tay hoặc gửi qua đường bưu điện. Trường hợp cổ đông là người làm việc trong công ty thì thông báo có thể đựng trong phong bì dán kín, gửi tận tay họ tại nơi làm việc. + Đại hội đồng cổ đông sẽ do Chủ tịch Hội đồng quản trị chủ trì, hoặc nếu chủ tịch vắng mặt thì phó chủ tịch Hội đồng hoặc bất kỳ người nào khác do hội đồng bầu ra sẽ chủ trì. Trường hợp không ai trong số họ có thể chủ trì đại hội, thành viên hội đồng quản trị có mặt với chức vụ cao nhất sẽ tổ chức cuộc họp để bàu ra chủ toạ của đại hội. Chủ toạ được bầu của đại hội đề cử một thư ký để lập biên bản đại hội. - Hội đồng quản trị: Là cơ quan có đầy đủ quyền hạn để thực hiện tất cả các quyền nhân danh công ty, trừ các thẩm quyền thuộc về Đại hội đồng cổ đông. Hoạt động kinh doanh và các công việc của công ty phải chịu quản lý chỉ đạo thực hiện của Hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị có trách nhiệm giám sát Giám đốc điều hành và những người quản lý khác. Quyền và nghĩa vụ của Hội đồng quản trị do luật pháp, điều lệ, các quy chế nội bộ của công ty và nghị quyết đại hội đồng cổ đông quy định. - Giám đốc điều hành: Do Hội đồng quản trị bổ nhiệm. Giám đốc điều hành chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông về việc thực hiện nghĩa vụ và quyền hạn được giao và phải báo cáo cho những cơ quan này khi được yêu cầu. Giám đốc điều hành có những quyền hạn và nghĩa vụ sau: + Thực hiện nghị quyết của Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông, kế hoạch kinh doanh và kế hoạch đầu tư của công ty đã được Hội đồng quả trị và Đại hội đồng cổ đông thông qua. + Quyết định tất cả các vấn đề không cần phải có nghị quyết của Hội đồng quản trị bao gồm việc thay mặt công ty ký kết các hợp đồng tài chính và thương mại, tổ chức và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh thường nhật của công ty theo thông lệ quản lý tốt nhất. + Tham khảo ý kiến của Hội đồng quản trị để quyết định số lượng người lao động, mức lương, trợ cấp, lợi ích, việc bổ nhiệm, miễn nhiệm và các điều khoản khác liên quan đến hợp đồng lao động của họ + Vào ngày 31/10 hàng năm, Giám đốc điều hành phải trình Hội đồng quản trị phê chuẩn kế hoạch kinh doanh chi tiết cho năm tài chính tiếp theo trên cơ sở đáp ứng các yêu cầu của ngân sách phù hợp cũng như kế hoạch tài chính 5 năm. + Thực thi kế hoạch kinh doanh hàng năm do Đại hội đồng cổ đông và Hội đồng quản trị thông qua. Đề xuất những phương pháp nâng cao hoạt động quản lý của công ty. - Phó giám đốc kỹ thuật: Là người giúp việc cho giám đốc về lĩnh vực kỹ thuật, sản xuất. Nghiên cứu đề xuất đầu tư chiều sâu về kỹ thuật, phương án thay đổi công nghệ, thiết bị, sản phẩm mới phù hợp với mục tiêu tăng trưởng của công ty. + Tổ chức xây dựng và chỉ đạo thực hiện nghiên cứu kế hoạch kỹ thuật, áp dụng tiến bộ kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, phát minh sáng chế, tổ chức lao động khoa học, đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học, quyết định các biện pháp đưa vào sản xuất. Ban hành các chỉ tiêu định mức kinh tế, kỹ thuật cho từng loại sản phẩm. + Tổ chức xây dựng và hoàn thiện thực hiện theo quy trình, quy phạm sản xuất, chỉ tiêu định mức kinh tế, kỹ thuật, an toàn, hợp lý. + Tổ chức đào tạo trình độ, nâng cao tay nghề cho công nhân. Chỉ đạo, kiểm tra công tác an toàn vệ sinh lao động trong toàn công ty. - Phó giám đốc kinh doanh: Là người tham mưu cho giám đốc và chịu trách nhiệm về lĩnh vực kinh doanh của công ty. Tìm hiểu, nghiên cứu thị trường, kết hợp với phó giám đốc kỹ thuật đề ra kế hoạch sản xuất của công ty và kế hoạch tiêu thụ sản phẩm nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh của công ty có lãi. Chịu trách nhiệm trước giám đốc về kế hoạch sản xuất, hoạt động kinh doanh, tài chính của công ty. - Phòng Tổ chức lao động - Tiền lương: Giúp giám đốc chỉ đạo việc tổ chức, hướng dẫn và tổng hợp các mặt công tác, tổ chức quản lý lao động tiền lương, hành chính, bảo vệ, đời sống, y tế của công ty. + Tổ chức thực hiện kiểm tra các chế độ chính sách tiền lương cho cán bộ công nhân viên trong công ty. + Tổ chức xây dựng định mức lao động và định mức chi phí, tiền lương cho các sản phẩm và phương án trả lương của công ty. + Tổ chức bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao tay nghề cho đội ngũ công nhân viên lao động. + Tổ chức thực hiện công tác hành chính văn phòng của công ty. Soạn thảo văn bản, nghị quyết giúp giám đốc công ty. - Phòng Kế hoạch vật tư - Kỹ thuật: Giúp giám đốc công ty quản lý công tác kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, sửa chữa ô tô và các thiết bị khác, công tác bảo hộ an toàn lao động. Tham mưu giúp giám đốc tổ chức công tác quản lý chỉ đạo kỹ thuật - KCS - kỹ thuật an toàn bảo hộ lao động và chịu trách nhiệm trước giám đốc về kết quả hoạt động kỹ thuật của công ty. + Tổ chức xây dựng các kế hoạch đầu tư thiết bị công nghệ mới, chế thử sản phẩm mới và các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cho các sản phẩm, lập quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm và công tác kỹ thuật an toàn bảo hộ lao động đồng thời tổ chức thực hiện tốt kế hoạch đó. + Tổ chức chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện quy trình quy phạm. Chỉ đạo sản xuất, đề xuất phương án xử lý sự cố thiết bị nảy sinh trong quá trình sản xuất. + Tổ chức xây dựng các phương án kiểm tra chất lượng sản phẩm, phân loại sản phẩm của công ty. Đảm bảo sản phẩm sản xuất ra đúng quy cách, đúng tiêu chuẩn chất lượng. + Tổ chức chỉ đạo bồi dưỡng công nhân kỹ thuật, thi nâng bậc thợ theo đúng năng lực, tay nghề. + Giúp giám đốc quản lý, điều hành công tác kế hoạch vật tư của công ty. Xây dựng và tổng hợp kế hoạch sản xuất kỹ thuật, tiến hành lập kế hoạch cung ứng vật tư kỹ thuật, đáp ứng phục vụ nhu cầu của sản xuất. - Phòng Kế toán - Tài chính: Giúp giám đốc quản lý công tác kế toán thống kê tài chính của công ty. Tổ chức thực hiện các nội dung phương pháp kế toán hạch toán kinh tế. + Xây dựng và tổ chức các lưu trình hạch toán kế toán, tổng hợp giá thành sản xuất thực tế các sản phẩm và công trình, thanh quyết toán các công trình xây dựng cơ bản và sửa chữa lớn đã hoàn thành theo từng giai đoạn quy ước, đảm bảo thu hồi vốn nhanh, phân tích các chỉ tiêu kinh tê tài chính, tham mưu với giám đốc các biện pháp sản xuất kinh doanh có hiệu quả. + Hệ thống hoá sổ sách kế toán thống kê tài chính. Thu thập thông tin, số liệu hàng ngày, hàng tuần, hàng quý, hàng năm về chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật sản xuất kinh doanh của công ty. + Tổ chức theo dõi các khoản công nợ đối với các đơn vị, cá nhân trong và ngoài công ty. + Phối hợp với các bộ phận liên quan xây dựng kinh phí cho mọi hoạt động, xây dựng định mức đơn giá tiền lương, định mức tiêu hao vật tư cho đơn vị sản phẩm của công ty - Cửa hàng dịch vụ: Có nhiệm vụ bán các loại sắt thép do công ty sản xuất, mua bán vật tư, thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh trong công ty. Kinh doanh các mặt hàng vật tư kim khí phục vụ cho nhu cầu sửa chữa thường xuyên và sửa chữa lớn của các đơn vị thuộc Công ty gang thép Thái Nguyên và các đơn vị ngoài. - Phân xưởng cán thép: Chuyên cán thép góc từ 25x25 đến 63x63 với sản lượng 5000tấn/năm. Trang thiết bị là một dây truyền cán thủ công nửa cơ giới. - Phân xưởng sửa chữa: Chuyên sửa chữa, trung tu, đại tu các loại xe ô tô, xe cẩu, xe ủi và các loại máy khai thác nhằm đáp ứng cho công ty và khách hàng. - Phân xưởng cơ khí: Có chức năng là chuyên gia công các chi tiết máy, các sản phẩm cơ khí, đúc gang phục vụ cho quá trình sửa chữa và thay thế trong và ngoài công ty. - Nhiệm vụ, quyền hạn của các Trưởng phòng, Quản đốc phân xưởng: Chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của giám đốc công ty, chịu trách nhiệm trước ban giám đốc về toàn bộ kết quả công tác chuyên môn, kết quả sản xuất của bộ phận mình. Trên cơ sở nhiệm vụ kế hoạch được giao, chủ động tổ chức lực lượng, thời gian để tổ chức thực hiện đảm bảo theo yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật, chất lượng, an toàn, tiết kiệm. Tham mưu cho giám đốc về toàn bộ công tác chuyên môn của bộ phận mình, chủ động đề xuất với giám đốc về biện pháp sắp xếp con người cho phù hợp với khả năng trình độ chuyên môn của nhân viên dưới quyền. Tham gia đề xuất ý kiến về biện pháp tổ chức sản xuất, quản lý các loại trang thiết bị vật tư, kỹ thuật, cơ sở vật chất của công ty và trực tiếp quản lý các loại trang thiết bị mà bộ phận mình được giao Tổng hợp kết quả phân tích nội bộ công ty: Mức độ quan trọng đối với ngành được chia làm 3 mức: Tác động mạnh: 3 điểm Tác động trung bình: 2 điểm Tác động yếu: 1 điểm Mức độ quan trọng đối với doanh nghiệp được xác định như sau: Tác động mạnh: 3 điểm Tác động trung bình: 2 điểm Tác động yếu: 1 điểm Tích cực: + Tiêu cực: - Bảng đánh giá nguồn lực nội bộ doanh nghiệp năm 2010: Trong chuyến đị thực tế của nhóm tới công ty cổ phần sửa chữa ô tô gang thép Thái Nguyên chúng em đã có cơ hội tiếp xúc và tham khảo ý kiến của bà:Nguyễn Thị Tâm trưởng phòng tổ chức của công ty cùng với 11 thành viên trong nhóm.Chúng em đã cùng nhau phân tích,đánh giá và cho điểm đối với các yếu tố nội bộ ảnh hưởng tới công ty như sau: 1) Dương Thị Hằng 2) Lê Đức Anh 3)Dương Thị Bùi 4)Đào Thị Hạnh 5)Chu Thị Dĩnh 6)Nguyễn Trọng Đại 7)Đỗ Công Duy 8)Nông Minh Đức 9)Nông Thị Dung 10)Ngô Cao Biên 11)Nguyễn Tài Cường Ký hiệu: Đối với ngành(A) Đối với doanh nghiệp(B) Bảng đánh giá của 11 thành viên trong nhóm S T T TTTTT Tên yếu tố Điểm đánh giá của 11 chuyên gia trong nhóm Tổng TB 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 A B A B A B A B A B A B A B A B A B A B A B A B A B 1 Chất lượng lao động thấp 1 2 1 2 2 3 1 1 1 3 3 2 1 2 1 2 1 3 2 1 1 2 14 23 1 2 2 Tài chính DN hạn chế 2 3 2 3 3 2 1 2 2 3 3 2 3 3 1 3 2 3 3 3 1 2 23 29 2 3 3 Bộ máy quản lý cồng kềnh 2 3 3 2 1 3 3 2 2 1 2 3 3 2 2 3 1 3 3 2 1 3 22 28 2 3 4 Công nghệ kém 2 3 2 3 3 2 2 1 1 3 3 3 1 2 1 3 2 3 2 3 1 2 20 28 2 3 5 Marketing kém 1 2 2 2 1 3 1 1 1 2 2 3 3 1 1 1 2 3 1 2 1 2 16 22 1 2 6 Năng lực sản xuất kém 2 3 2 3 3 2 2 3 2 1 1 3 3 3 2 2 1 3 3 3 2 3 23 28 2 3 7 Cỏ sở vật chất kém 2 2 2 3 2 1 1 3 2 2 3 2 2 Bảng 1 :Đánh giá những điểm yếu của công ty đối với ngành và doanh nghiệp S T T TTTTT Tên yếu tố Điểm đánh giá của 11 chuyên gia trong nhóm Tổng TB 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 A B A B A B A B A B A B A B A B A B A B A B A B A B 1 Bảo hành tốt 2 2 2 2 2 3 3 1 1 3 3 2 2 2 1 2 2 3 2 1 1 2 21 23 2 2 2 Công nhân có tay nghề 2 3 2 3 3 2 1 2 2 2 2 3 1 3 3 2 2 3 1 3 3 3 22 29 2 3 3 Nghiên cứu và phát triển tốt 3 3 3 2 2 3 3 3 3 3 2 2 2 3 3 2 2 3 2 2 3 3 28 29 3 3 4 Uy tín công ty 3 3 3 3 3 3 3 3 2 2 1 1 3 3 3 3 3 3 2 3 3 3 29 30 3 3 5 Thông tin 3 2 3 3 2 3 3 3 2 3 1 2 3 3 2 3 3 2 3 3 3 2 28 29 3 3 6 Hệ thống bán hàng tốt 2 3 2 3 3 2 1 3 2 3 2 1 3 2 3 3 1 2 2 3 2 3 26 28 2 3 Bảng 2: Đánh giá những điểm mạnh của công ty đối với ngành và doanh nghiệp Các yếu tố bên trong DN Mức độ quan trọng đối với ngành Mức độ tác động đối với DN Tính chất tác động Điểm quan trọng Bảo hành tốt 2 2 + +4 Chất lượng lao động thấp 1 2 - -2 Tài chính doanh nghiệp hạn chế 2 3 - -6 Công nhân có tay nghề 2 3 + +6 Bộ máy quản lý cồng kềnh 2 3 - -6 Nghiên cứu và phát triển tốt 3 3 + +9 Công nghệ kém 2 3 - -6 Marketing kém 1 2 - -2 Uy tín công ty 3 3 + +9 Cơ sở vật chất kém 2 2 - -4 Thông tin 3 3 + +9 Năng lực sản xuất kém 2 3 - -6 Hệ thống bán hàng tốt 2 3 + +6 Bảng 3: Tổng hợp các yếu tố nội bộ của công ty 3. Môi trường bên ngoài của doanh nghiệp 3.1. Phân tích môi trường kinh doanh quốc tế 2.1.1.Những ảnh hưởng của nền chính trị thế giới Trước đây ,nước ta hoạt động theo cơ chế động,hoạt động của các đơn vị kinh tế ít chịu ảnh hưởng của môi trường quốc tế.Ngày nay,xu thế toàn cầu hóa và khu vực hóa nền kinh tế thế giới là xu hướng có tính khách quan.Việt nam đang xây dựng kinh tế thị trường theo hướng mở cửa và hội nhập,nền kinh tế quốc dân nước ta trở thành 1 phần hệ mở của hệ thống lớn là khu vực và thế giới. Hoạt động của các doanh nghiệp nước ta phụ thuộc vào môi trường quốc tế mà trước hết là những thay đổi chính trị thế giới. Hiện nay nền chính trị thế giới tương đối ổn định,xu thế toàn cầu hóa và khu vực hoá đang diễn ra mạnh mẽ.1/2007 việt nam gia nhập WTO . Hội nhập kinh tế quốc tế có thể mang lại nhiều lợi ích kinh tế. Việc nhập khẩu các sản phẩm trung gian và thu hút đầu tư mà trong nước không thể cung cấp với giá tương ứng, việc chuyển giao công nghệ và các ý tưởng từ những nước phát triển hơn, và việc tiếp cận thị trường vốn và hàng hóa quốc tế có thể giúp chúng ta giải quyết một số hạn chế cố hữu để tăng trưởng và phát triển nhanh hơn. Nhưng đó là những lợi ích tiềm năng chỉ có thể phát huy đầy đủ tác dụng khi trong nước chúng ta có nội lực vững mạnh với những chính sách và thể chế bổ trợ. Kinh nghiệm của những nước đã đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay là phải kết hợp tốt giữa việc mở cửa tự do hóa với việc duy trì mức tiết kiệm - đầu tư cao, ổn định kinh tế vĩ mô, phát triển nguồn nhân lực và quản lý nhà nước tốt. 3.1.2.Các quy định luật pháp của các quốc gia,thông lệ quốc tế Luật pháp quốc tế cho phép ngành thép được tự do trao đổi,tuy nhiên công cổ phần sửa chữa ô tô gang thép Thai Nguyên chưa xuất khảu được thép ra thị trường thế giới .Đây cũng là một hạn chế,cũng là một cơ hội cho công ty trong thời gian tới. 3.1.3.Ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế quốc tế Các yếu tố kinh tế thế giới tác động mạnh mẽ đến kinh doanh của các doanh nghiệp ở mọi nước tham gia vào quá trình khu vực hóa và toàn cầu hóa nền kinh tế thị trường .Dưới đây là tình hình tiêu thụ thép của thế giới trong những năm gần đây: Từ năm 2000 tới 2010, sản lượng thép thô thế giới tăng liên tiếp. Trong năm 2010, sản lượng thép thô toàn cầu đạt 1.414 triệu tấn, tăng 15% so với năm 2009. Đây là con số tăng đáng kể khi so sánh với mức tăng trưởng bình quân hàng năm 5% trong 10 năm qua. Khoảng 44% tổng sản lượng là từ Trung Quốc và 56% từ các nước khác. Sản lượng thép thô của Trung Quốc tăng mạnh mẽ từ năm 2000 tới năm 2010 với mức bình quân 17%/năm. Tuy nhiên, mức tăng trưởng đã chậm lại trong năm 2010 xuống 9,3% so với năm trước. Điều này có thể là kết quả của việc cơ cấu lại công nghiệp thép ở nước này. Cùng với việc sản lượng thép thô tăng, tiêu thụ thép thô thế giới đạt tăng trưởng liên tiếp từ năm 2000. Tuy nhiên, thương mại thép phế thế giới đã không tuân theo mô hình trên. Nó đạt trạng thái bình ổn trong năm 2004 và đình trệ kể từ sau đó. Thực tế, tổng thương mại thép phế ước tính đã giảm 17% trong năm 2010 so với năm trước. Xuất khẩu thép phế từ Mỹ, nước xuất khẩu phế lớn nhất, ước tính đã giảm mạnh 28% trong năm 2010. Xuất khẩu thép phế từ Nga ước tính đạt trên 1 triệu tấn trong năm 2010, giảm từ 7,9 triệu tấn trong năm 2007. Xuất khẩu từ Nhật Bản, một trong những nguồn thép phế lớn ở Châu Á, giảm 37% xuống khoảng 5,9 triệu tấn trong năm 2010. Xuất khẩu từ Hà Lan, giảm 21% xuống ước tính 3,6 triệu tấn trong năm 2010. Tuy nhiên, xuất khẩu từ Anh và Đức tăng nhẹ 2% và 3% lên khoảng 6 triệu tấn và 7,5 triệu tấn. Nguồn tin: Hiệp hội thép thế giới, ước tính của SEAISI Qua đây ta thấy tình hình tiêu thụ thép của thế giới liên tục tăng nhưng có nhiều biến động.Chính điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình tiêu thụ thép trong nước. 3.1.4Ảnh hưởng của các yếu tố kỹ thuật công nghệ Kỹ thuật-công nghệ tác động trực tiếp đến việc sử dụng yếu tố đầu vào,năng suất,chất lượng,giá thành,nên là nhân tố tác động mạnh mẽ đến khả năng cạnh tranh của mọi doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thế giới hiện nay nhân tố kỹ thuật công nghệ đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với khả năng cạnh tranh của mọi doanh nghiệp.Các doanh nghiệp lớn phát triển mạnh cạnh tranh cao sẽ là các doanh nghiệp có khả năng nắm giữ kỹ thuật-công nghệ cao,đi đầu trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển. 3.1.5Ảnh hưởng các yếu tố văn hóa xã hội Mỗi nước đều có một nền văn hóa riêng và xu thế toàn cầu hóa tạo ra phản ứng giữ gìn bản sắc dân tộc của từng nước.Bẳn sắc dân tộc ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp thết lập quan hệ mua bán trực tiếp với nước mà họ quan hệ.Ngày nay những ảnh hưởng này không chỉ ở hành vi giao tiếp,ứng xử mà điều quan trọng là văn hóa dân tộc tác động trực tiếp tới việc hình thành thị hiếu và thói quen tiêu dùng.Điều này thể hiện ở các doanh gnhiệp sản xuất và xuất khẩu sản phẩm tiêu dùng.Mặt khá,văn hóa dân tộc tác động đến hành vicủa nhà kinh doanh,chính trị,chuyên môn,của các nước sở tại. Điều này buộc các doanh nghiệp buôn bán với họ phải chấp nhận và thích nghi. 3.2. Phân tích môi trường kinh tế quốc dân 3.2.1.Ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế Theo báo cáo công bố tình hình kinh tế xã hội tháng 3 và Quý I năm 2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại cuộc họp Báo Chính phủ ngày 1/4/2010, mặc dù đứng trước nhiều khó khăn, thách thức, nhưng trong quý I/2010 nền kinh tế nước ta vẫn tiếp tục đà phục hồi của những quý cuối năm 2009 với tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước đạt 5,83%, gấp gần 1,9 lần tốc độ tăng trong quý I/2009. Đáng chú ý là sự phục hồi diễn ra ở hầu hết các ngành, các lĩnh vực kinh tế then chốt: Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 5,8%; giá trị sản xuất công nghiệp tăng 13,6%; thị trường trong nước tiếp tục phát triển ổn định với tốc độ tăng trưởng cao, trong đó, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế tăng 24,1%, hoạt động du lịch sôi nổi, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng 36,2% so với cùng kỳ năm trước; thực hiện vốn đầu tư toàn xã hội ước tính tăng 26,23% so với cùng kì năm trước đặc biệt là khu vực ngoài nhà nước tăng tới 46,38%. Chính nhờ sự phát triển đi lên của nền kinh tế,nhu cầu về các sản phẩm thép cũng tăng lên tạo nhiều cơ hội cho công ty cổ phần sửa chưa gang thép Thái Nguyên mở rộng quy mô sản xuất,tăng thị phần trên thị trường thép,đa dang hóa sản phẩm 3.2.2 Ảnh hưởng của nhân tố pháp luật và quản lý nhà nước về kinh tế Trước tình hình phát triển cao của ngành sản xuất thép trong nước, ngày 6/8/2001, Bộ Nội vụ đã ra quyết định cho phép thành lập Hiệp hội thép Việt Nam. Ngày 21/12/2001, tiến hành Đại hội lần thứ I để thông qua Điều lệ Hiệp hội, bầu ra Hội đồng Hiệp hội gồm 21 thành viên đại diện cho 21 Công ty sản xuất thép xây dựng và Ban lãnh đạo thường trực của Hiệp hội. Vào thời điểm hiện tại, tổng số Doanh nghiệp thành viên Hiệp hội thép Việt Nam là 62, tập trung vào 3 chuyên ngành chính như: thép xây dựng (26), ống thép (16), thép tấm lá cán nguội, mạ kim loại, sơn phủ mầu (11) và 11 Doanh nghiệp, văn phòng đại diện kinh doanh thép. Hiện nay, các thành viên Hiệp hội thép Việt Nam đã có năng lực sản xuất trên 80% sản phẩm dài, trên 50% sản phẩm ống, trên 70% sản phẩm dẹt của cả nước. Mục tiêu hoạt động của Hiệp hội là thúc đẩy hợp tác giữa các thành viên Hiệp hội (đủ mọi thành phần kinh tế) trong việc xây dựng ngành công nghiệp thép phát triển ổn định và cùng có lợi. Bước đầu, Hiệp hội thép mới kết nạp các Công ty sản xuất chính, thời gian tới sẽ mở rộng và phát triển, kết nạp thêm các nhà sản xuất, gia công và kinh doanh trong toàn ngành thép Việt Nam. Nhờ chính sách của nhà nươc tạo điều thuận lợi cho ngành thép trong những năm tối công ty sẽ tận dụng được cơ hội này để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh,thu lợi nhuận cho công ty. 3.2.3.Tác động của nhân tố kỹ thật công nghệ Năm năm trở lại đây, thị trường thép nước ta có sự tham gia ồ ạt của nhiều thành phần kinh tế. Năm 2007, Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) thực hiện một cuộc khảo sát, thống kê việc ứng dụng công nghệ mới tại các doanh nghiệp sản xuất thép. Nhóm các nhà máy hiện đại, sử dụng công nghệ và thiết bị tiên tiến của I-ta-li-a, Nhật Bản, công suất mỗi năm từ 250 đến 400 nghìn tấn/nhà máy và chiếm tỷ lệ khá "khiêm tốn", khoảng 25%. Ứng dụng công nghệ hiện đại vào ngành thép hiện nay là một điều đáng mừng cho ngành thép nước nhà,giúp cho ngành thép nước ta vươn xa ra thế giới.Vì vậy,trong thời gian tới công ty cổ phần sửa chữa ô tô gang thép Thái Nguyên cần đổi mới công nghệ,thay thế công nghệ cũ nhập từ Liên-Xô và Trung Quốc để nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường. 3.2.4.Ảnh hưởng của nhân tố tự nhiên và xã hội Công ty cổ phần sữa chữa ô tô gang thép Thái Nguyên nằm ở phường Cam Giá,Thành phố Thái Nguyên,gần khu công nghiệp gang thép Thái Nguyên.Đây là nơi cung cấp nguyên vật liệu chính cho công ty,và cũng là huyết mạch giao thông tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển sản xuất kinh doanh. 3.3. Phân tích môi trường nội bộ ngành “ Michael Porter “nhà quản trị chiến lược nổi tiếng của trường đại học Harvard trong cuốn sách " Competitive Strategy :Techniques Analyzing Industries and Competitors" đã đưa ra nhận định về các áp lực cạnh tranh trong mọi ngành sản xuất kinh doanh.Dưới đây là mô hình của ông: 2.33.3.1. Khách hàng Áp lực từ phía người tiêu dùng cũng là một vấn đề nghiêm trọng đối với sự cạnh tranh của công ty, bởi vì hiện nay cung về thép xây dựng đang lớn hơn cầu. Do đó khách hàng có nhiều sự lựa chọn. Bên cạnh đó tiềm lực còn hạn chế nên công ty cổ phần sửa chữa ô tô Gang Thép Thái Nguyên có những chính sách ưu đãi đặc biệt như các công ty khác. Vì vậy, công ty luôn có những chương trình đặc biệt dối với khách hàng như ưu đãi giảm giá. Bên cạnh đó, doanh nghiệp ngày càng chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, với chiến lược là “Khách hàng là thượng đế”. 3. 3.2. Đối thủ cạnh tranh Trước hết phải khẳng định rằng, khả năng cạnh tranh của công ty đã có những bước chuyển biến. Tuy nhiên vẫn còn có một số hạn chế bởi những nguyên nhân sau: Công ty không đủ vốn để xây dựng nhà xưởng có quy mô lớn, hiện đại, năng lực sản xuất còn hạn chế, khả năng chuyên môn hóa không cao. Mặt khác, Thái Nguyên là tỉnh nổi tiếng về sản phẩm thép cán các loại của công ty Gang Thép Thái Nguyên, đặc biệt là thương hiệu thép TISCO, đồng thời tại Thái Nguyên cũng có nhiều công ty tư nhân tham gia vào lĩnh vực cán thép nên phạm vi thị trường bị thu hẹp rất nhiều. Sự yếu kém trong khả năng cạnh tranh của công ty thể hiện ngay ở thị phần mà công ty nắm giữ. Thiếu dây chuyền sản xuất hiện đại, nguyên vật liệu chính cho quá trình sản xuất là phôi thép phải nhập hoàn toàn từ bên ngoài, sản phẩm của công ty chưa đa dạng. Khi tham gia vào thị trường, các công ty phải đối mặt với sức ép từ các đối thủ cạnh tranh, công ty cổ phần sửa chữa ô tô Gang Thép Thái Nguyên cũng không là ngoại lệ. Đối thủ cạnh tranh của công ty là các công ty trên địa bàn Thái Nguyên, bao gồm: công ty Gang Thép Thái Nguyên, nhà máy luyện thép Lưu Xá, các doanh nghiệp tư nhân, các cửa hàng kinh doanh buôn bán săt,thép. Không chỉ có vậy, sản phẩm của công ty còn phải đối diện với các sản phẩm của đơn vị ngoại tỉnh như: công ty thép Miền Nam, công ty thép Đà Nẵng, công ty thép Hòa Phát 3.3.3. Sản phẩm thay thế Khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, các kỹ thuật sản xuất mới ra đời ngày càng nhiều, trong đó đặc biệt là kỹ thuật sản xuất vật liệu mới thay cho các vật liệu truyền thống. Hơn nữa nguồn tài nguyên của quốc gia ngày càng khan hiếm, đứng trước tình hình đó, xu hướng tiêu dùng các sản phẩm trong đó có thép của thế giới dần được thay đổi, sử dụng các nguồn nguyên liệu mới thay thế cho các sản phẩm truyền thống với dặc tính ưu việt như: nhẹ, cứng, bền và rẻ hơn. Tuy nhiên chỉ có một số mặt hàng thay thế được, còn lại thép vẫn luôn là sản phẩm có đặc tính riêng, đặc biệt là thép xây dựng. 3.3.4. Các đối thủ tiềm ẩn Trong thời gian tới, một số công ty cán thép hiện đại ra đời, đồng thời có một số công ty có thêm những công ty mới như công ty mẹ, công ty con. Với việc Việt Nam là thành viên của tổ chức WTO, bên cạnh những thuận lợi thì công ty cũng gặp không ít khó khăn bởi vì các công ty nước ngoài có trình độ, năng lực, công nghệ hiện đại. 3.3.5. Các nhà cung ứng nguyên vật liệu Phôi là nguyên vật liệu đầu vào chủ yếu trong quá trình sản xuất cán thép tại công ty. Công ty không tự sản xuất được mà hoàn toàn nhập từ bên ngoài, chủ yếu là công ty Gang Thép Thái Nguyên, các công ty thuộc tổng công ty thép Việt Nam , do đó nguồn nguyên liệu đầu vào bị phụ thuộc. Đây là mặt hạn chế lớn nhất của công ty trong việc chủ động sản xuất kinh doanh. Tổng hợp kết quả phân tích yếu tố bên ngoài công ty: Mức độ quan trọng đối với ngành được chia làm 3 mức: Tác động mạnh: 3 điểm Tác động trung bình: 2 điểm Tác động yếu: 1 điểm Mức độ quan trọng đối với doanh nghiệp được xác định như sau: Tác động mạnh: 3 điểm Tác động trung bình: 2 điểm Tác động yếu: 1 điểm Tích cực: + Tiêu cực: - S T T TTTTT Tên yếu tố Điểm đánh giá của 11 chuyên gia trong nhóm Tổng TB 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 A B A B A B A B A B A B A B A B A B A B A B A B A B 1 Số lượng doanh nghiệp gia nhập nhiều 2 1 3 2 2 2 2 3 2 1 1 2 2 3 2 2 1 3 2 3 3 3 24 22 2 2 2 Tụt hậu về công nghệ 2 3 2 2 2 3 3 3 2 3 2 2 3 3 2 2 3 2 2 2 3 3 26 28 2 3 3 Nhà cung cấp gây khó khăn 1 1 1 1 1 1 2 2 1 1 2 1 1 2 1 1 1 2 1 1 1 2 13 15 1 1 4 Cạnh tranh gay gắt 2 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 2 3 31 33 3 3 Bảng 4 :Điểm đánh giá mức độ quan trọng của các thách thức đối với ngành và công ty của các chuyên gia trong nhóm S T T TTTTT Tên yếu tố Điểm đánh giá của 11 chuyên gia trong nhóm Tổng TB 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 A B A B A B A B A B A B A B A B A B A B A B A B A B 1 Thị trường được mở rộng 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 2 33 32 3 3 2 Sự phát triển của ngành thép 3 2 3 2 2 2 3 3 3 2 3 3 2 2 1 3 3 2 2 1 2 3 27 25 2 2 3 Công nghệ mở rộng 2 2 2 2 3 2 3 3 3 2 2 2 3 2 3 2 2 3 3 3 3 2 29 25 3 2 4 Tăng đầu tư của ngành CN 3 2 2 3 2 2 3 2 2 3 3 2 2 1 3 2 2 2 3 1 2 3 27 23 2 2 5 Tăng trưởng k tế 3 2 3 3 3 3 3 2 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 2 33 30 3 3 Bảng 5:Điểm đánh giá mức độ quan trọng của các cơ hội đối với ngành và công ty của các chuyên gia trong nhóm Bảng 6:Tổng hợp các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng tới công ty STT Tên yếu tố Mức độ với ngành Mức độ với công ty Tính chất tác động Điểm 1 Thị trường được mở rộng 3 3 + +9 2 Sự phát triển của ngành thép 2 2 + +4 3 Công nghệ mở rộng 3 2 + +6 4 Tăng đầu tư của ngành CN 2 2 + +4 5 Tăng trưởng kinh tế 3 3 + +9 6 Số lượng DN gia nhập nhiều 2 2 _ _4 7 Tụt hậu về công nghệ 2 3 _ _6 8 Nhà cung cấp gây khó khăn 1 1 _ _1 9 Cạnh tranh gay gắt 3 3 _ _9 Mô hình ma trận SWOT đối với công ty III.TỔNG KẾT MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SỬA CHỮA Ô TÔ GANG THÉP THÁI NGUYÊN. Trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, việc Đảng và nhà nước ta tiến hành chính sách dần cổ phần hoá các doanh nghiệp là một đường lối đúng đắn. Khi không còn sự bao cấp của nhà nước, mỗi doanh nghiệp đều phải tự tổ chức sản xuất, bán hàng hoá, sản phẩm, dịnh vụ. Tự thanh, quyết toán tình hình lãi lỗ của mình. Vì vậy trong cơ chế mới, họ phải luôn luôn nỗ lực tự mình học hỏi và vận động tìm kiếm cơ hội sống sót và củng cố vị trí của chính mình trên thị trường. Công ty cổ phần sửa chữa ôtô Gang Thép - Thái Nguyên là một doanh nghiệp mới tiến hành cổ phần hoá được 2 năm. Thời gian đầu còn nhiều khó khăn nhưng ban lãnh đạo công ty đã có những thay đổi hợp lý về chiến lược kinh doanh cũng như trong công tác quản lý. Chỉ sau một thời gian ngắn, công ty đã có được những thành công đáng kể, giảm việc thua lỗ so với những năm còn là nhà máy thành viên của công ty Gang Thép Thái Nguyên đi 10 lần. Sự thành công này đã chứng tỏ rằng những người đứng đầu công ty đã nắm bắt rất tốt sự thay đổi của thị trường, mạnh dạn thay đổi những tiền lệ cũ của công ty và đưa ra được chiến lược kinh doanh hợp lý, từng bước đưa công ty đứng vững và phát triển trong nền kinh tế thị trường đầy biến động hiện nay. Qua việc phân tích tình hình môi trường kinh doanh bên trong và bên ngoài doanh nghiệp chúng em nhận thấy rằng công ty cổ phần sửa chữa ô tô gang thép Thaí Nguyên đang có những nỗ lực hết mình đưa công ty phất triển mạnh trong và ngoài nước,đưa ngành thép Việt Nam vươn xa tầm quốc tế. Trên đây là bài phân tích của chúng em về môi trường kinh doanh bên trong và bên ngoài của công ty cổ phần sửa chữa ô tô gang thép Thái Nguyên.Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng không thể tránh được sai sót,chúng em mong nhận được sự góp ý,chỉ bảo của thầy để bài thảo luận của chúng em được hoàn thiện hơn. Thực hiên:nhóm 1.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docquan_tri_chien_luoc_chinh_thuc_615.doc