Thực trạng trầm cảm trong sinh viên Đại học

Tài liệu Thực trạng trầm cảm trong sinh viên Đại học: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Chuyên Đề Y tế Công cộng - Khoa học Cơ bản 166 THỰC TRẠNG TRẦM CẢM TRONG SINH VIÊN ĐẠI HỌC Lê Minh Thuận*, Trần Thị Hồng Nhiên**, Trần Quí Phương Linh** TÓM TẮT Mở đầu: Trầm cảm là một trong những vấn đề tâm lí phổ biến, ảnh hưởng đến tất cả mọi người thông qua trải nghiệm của cá nhân. Việt Nam nằm trong những nước được quan tâm về trầm cảm ở cộng đồng trong khối các nước đang phát triển, 1 trong 10 ưu tiên để đối phó với những vấn đề bất bình đẳng nghiêm trọng toàn cầu trong chăm sóc sức khỏe tâm lí. Mục tiêu: Xác định tỉ lệ trầm cảm và các yếu tố liên quan ở sinh viên đại học tại thành phố Hồ Chí Minh. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả tại một thời điểm được tiến hành tại các trường đại học ở Thành phố Hồ Chí Minh trên 830 sinh viên được chọn ngẫu nhiên chia làm 3 nhóm ngành: Ngành Khoa học tự nhiên – Kỹ thuật, ngành khoa học Xã hội và nhân văn, và ngành Y tế. ...

pdf6 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 791 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng trầm cảm trong sinh viên Đại học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Chuyên Đề Y tế Công cộng - Khoa học Cơ bản 166 THỰC TRẠNG TRẦM CẢM TRONG SINH VIÊN ĐẠI HỌC Lê Minh Thuận*, Trần Thị Hồng Nhiên**, Trần Quí Phương Linh** TÓM TẮT Mở đầu: Trầm cảm là một trong những vấn đề tâm lí phổ biến, ảnh hưởng đến tất cả mọi người thông qua trải nghiệm của cá nhân. Việt Nam nằm trong những nước được quan tâm về trầm cảm ở cộng đồng trong khối các nước đang phát triển, 1 trong 10 ưu tiên để đối phó với những vấn đề bất bình đẳng nghiêm trọng toàn cầu trong chăm sóc sức khỏe tâm lí. Mục tiêu: Xác định tỉ lệ trầm cảm và các yếu tố liên quan ở sinh viên đại học tại thành phố Hồ Chí Minh. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả tại một thời điểm được tiến hành tại các trường đại học ở Thành phố Hồ Chí Minh trên 830 sinh viên được chọn ngẫu nhiên chia làm 3 nhóm ngành: Ngành Khoa học tự nhiên – Kỹ thuật, ngành khoa học Xã hội và nhân văn, và ngành Y tế. Trầm cảm được đánh giá qua thang đo PHQ-9 và điểm ≥ 10 được dùng làm mốc gợi ý có trầm cảm. Phương pháp Baysian Models Average dùng để lựa chọn các yếu tố đưa vào phân tích đa biến xác định các yếu tố liên quan. Kết quả: Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy 23,73% sinh viên bị trầm cảm trong khoảng tin cậy 95% từ 20,9% đến 26,8%. Trầm cảm ở sinh viên liên quan tới hộ khẩu, ngành học, năm học, và kết quả học tập.Phân tích đa biến cho thấy những sinh viên có kết quả học tập thấp và là sinh viên năm 2 trở lên có nhiều khả năng bị trầm cảm hơn. Kết luận: Cần phát hiện sớm những sinh viên trầm cảm và cần có kế hoạch can thiệp kịp thời nhằm giảm thiểu trầm cảm ở sinh viên, như tham vấn tâm lí, trị liệu tâm lí.Trong đó, chú trọng các sinh viên có các đặc điểm góp phần làm tăng nguy cơ trầm cảm mà chúng tôi phát hiện được. Từ khóa: Trầm cảm, sinh viên đại học, yếu tố liên quan ABSTRACT DEPRESSION IN COLLEGE STUDENTS Le Minh Thuan, Tran Thi Hong Nhien, Tran Qui Phuong Linh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 1 - 2018: 166 - 171 Background: Depression is one of the most common psychological problems, affecting everyone through personal experience. Vietnam is among the countries that are most concerned about community- based depression in developing countries, one of 10 priorities for dealing with serious global inequalities in mental health care. Objective: To estimate prevalence of depression and to identify correlates of depression among college students. Methods: A cross sectional study was conducted at universities in Ho Chi Minh City on 830 students was randomly assigned to three groups: Natural Sciences - Engineering, Social Sciences and the humanities, and the health sector. Depression was measured by the PHQ-9 scale and a score of ≥10 was used as a marker for depression. The Baysian Models Average method is used to select the factors that are included in the multivariate analysis to determine the relevant factors. *Khoa Y tế công cộng, Đại học Y Dược TP.HCM, **Bệnh viện Quận 2 TP.HCM Tác giả liên lạc: TS Lê Minh Thuận ĐT: 0902055150 Email: leminhthuan@ump.edu.vn Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học Y tế Công cộng 167 Results: Our results show that 23.73% of students have depression in the 95% confidence interval from 20.9% to 26.8%. Depression in students is related to household registration, field of study, school year, and academic performance. Multivariate analysis indicates that students with low academic performance and 2 or more students are more likely more depressed. Conclusions: Early diagnosis of depression should be identified and intervention plans should be planned in time to minimize depression in students, such as psychological counseling and psychotherapy, taking into account correlates of depression identified in this study. Keywords: Depression, college students, related factors. ĐẶT VẤN ĐỀ Trầm cảm là một trong những vấn đề tâm lí phổ biến, ảnh hưởng đến gần như tất cả mọi người thông qua trải nghiệm của cá nhân. Trầm cảm trong sinh viên được ghi nhận từ 10% đến 85% với trung bình là 30,6%(5). Trường đại học là một giai đoạn sống thoáng qua nhưng rất quan trọng, với áp lực học tập, tài chính và mối quan hệ giữa các cá nhân. Trải qua các quá trình chuyển đổi có thể dẫn đến tăng nguy cơ trầm cảm. Việt Nam nằm trong những nước được quan tâm về trầm cảm ở cộng đồng trong khối các nước đang phát triển, trong 10 ưu tiên để đối phó với những vấn đề bất bình đẳng nghiêm trọng toàn cầu trong chăm sóc sức khỏe tâm lí(14,15). Tuy nhiên, những kết quả nghiên cứu mới đây tại Việt Nam chỉ quan tâm đến một số vấn đề như stress trong việc nuôi nấng con cái(11), yếu tố nguy cơ chấn thương tâm lí và nguồn vốn xã hội, làm việc trong môi trường y tế, cũng chỉ ra yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến trầm cảm, có rất ít nghiên cứu về trầm cảm trong sinh viên đại học. Nghiên cứu của chúng tôi có mục tiêu nhằm ước tính tỉ lệ trầm cảm ở sinh viên đại học và các yếu tố liên quan. Chúng tôi khảo sát các yếu tố liên quan và không liên quan đến trầm cảm ở sinh viên trên y văn, bao gồm các đặc điểm dân số xã hội, ngành học, năm học, điểm học tập và làm thêm ở sinh viên đại học tại thành phố Hồ Chí Minh. PHƯƠNG PHÁP Thiết kế và đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu mô tả tại một thời điểm được tiến hành tại các trường đại học ở thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 6/2013 tới tháng 12/2014 trên 830 sinh viên chia làm 3 nhóm ngành: Ngành Khoa học tự nhiên – Kỹ thuật, ngành khoa học Xã hội và nhân văn, và ngành Y tế, với kỹ thuật chọn mẫu thuận tiện. Công cụ thu thập thông tin Nghiên cứu sử dụng thang đo PHQ-9 đã được chuyển ngữ để đánh giá tình trạng trầm cảm của sinh viên. Trầm cảm ở sinh viên là biến nhị giá gồm 2 giá trị có (khi điểm thang đo PHQ-9 ≥ 10) và không (khi điểm thang đo PHQ-9 < 10). Theo đề nghị của Manae (2012) điểm ngưỡng xác định định trầm cảm theo thang đo PHQ-9, giá trị và tính tin cậy đã được xác định, có thể chấp nhận để phát hiện trầm cảm chủ yếu ở sinh viên đại học với điểm cắt giữa 8 và 11(6). Xử lý và phân tích Số liệu được nhập liệu bằng phần mềm Epidata 3.1 và xử lý, phân tích bằng phần mềm R. Thống kê mô tả bao gồm: tần số và tỉ lệ % cho biến định tính; trung bình và độ lệch chuẩn cho biến định lượng. Thống kê phân tích bao gồm: Phân tích các yếu tố liên quan bằng việc phân tích về tỉ số tỉ lệ hiện mắc (Prevalence Ratio), khoảng tin cậy 95% (KTC 95%). Sử dụng phương pháp Baysian Models Average đưa ra mô hình tiên lượng, chọn các yếu tố đưa vào phân tích đa biến. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Chuyên Đề Y tế Công cộng - Khoa học Cơ bản 168 KẾT QUẢ Trong tổng số 830 sinh viên đưa vào phân tích, tuổi trung bình là 20,3 tuổi với độ lệch chuẩn 1,5 tuổi. Đa số là nam giới (59,4%), là sinh viên năm thứ nhất và năm thứ hai (38,4% và 54,1). Tỉ lệ sinh viên có hộ khẩu thành phố cao hơn ở nhóm sinh viên ngành KHTN, trong khi ở nhóm sinh viên ngành KHXH và ngành Y tế đa số là hộ khẩu nông thôn. Theo đó, tỉ lệ sinh viên làm thêm ở nhóm ngành KHTN thấp hơn so với hai ngành còn lại. Có 11% sinh viên có uống rượu và 0,8% hút thuốc lá, trong đó đa số là sinh viên ngành KHTN và KHXH (Bảng 1). Bảng 1: Đặc điểm của 830 sinh viên tham gia vào nghiên cứu phân theo ngành học Đặc điểm Chung Ngành học KHTN KHXH Y+YHCT N 830 307 317 206 Nam giới (n; %) 493 (59,4) 186 (60,6) 178(56,2) 129(62,6) Tuổi (TB ± ĐLC) 20,3 ± 1,5 19,7± 1,2 20,8±1,7 20,5±0,9 Năm học (n; %) 1 289 (34,8) 255 (83,1) 20 (6,3) 14(6,8) 2 449 (54,1) 48 (15,6) 232 (73,2) 169(82,0) 3-4 92 (11,1) 4 (1,3) 65 (20,5) 23(11,2) Hộ khẩu Thành phố 315 (38,0) 147 (47,9) 98 (30,9) 70(34,0) Thị trấn 147 (17,7) 55 (17,9) 58 (18,3) 34(16,5) Trung tâm xa 45 (5,4) 24 (7,8) 15 (4,7) 6(2,9) Nông thôn 323 (38,9) 81 (26,4) 146 (46,1) 96(46,6) Làm thêm (có) 149 (18,0) 33 (10,8) 76 (24,0) 40(19,4) Uống rượu (có) 91 (11,0) 36 (11,7) 35 (11,0) 20(9,7) Hút thuốc lá (có) 7 (0,8) 4 (1,3) 3 (0,9) 0 Bảng 2 thể hiện mối liên hệ giữa các đặc điểm của sinh viên và trầm cảm. Kết quả cho thấy hộ khẩu, năm học, ngành học và điểm học có liên quan với trầm cảm. Những sinh viên có hộ khẩu nông thôn có tỉ lệ trầm cảm cao hơn so với sinh viên có hộ khẩu thành phố. Sinh viên năm 3-4 thì có khả năng trầm cảm hơn so với sinh viên năm nhất. Sinh viên các ngành KHXH, Y và YHCT trầm cảm nhiều hơn sinh viên ngành KHTN. Điểm học cứ tăng lên 1 điểm thì tỉ lệ trầm cảm giảm 39%. Tuy nhiên, trầm cảm không có liên quan với tuổi, giới tính và làm thêm. Bảng 2: Tỉ lệ trầm cảm phân nhóm theo đặc tính sinh viên và được phân tích đơn biến Đặc điểm PHQ9 ≥ 10 PR Trầm cảm (N=197; 23,7%) n (%) Không trầm cảm (N= 633; 76,3%) n (%) Tuổi (mean, SD) 20,25(1,27) 20,31 (1,51) 0,90 (0,54–1,50)a Giới tính (n; %) Nam 111 (22,5) 382 (77,5) 1,00 Nữ 86 (25,5) 251 (74,5) 1,13 (0,86–1,50) Hộ khẩu (n; %) Thành phố 61 (19,4) 254 (80,6) 1,00 Thị trấn 33 (22,5) 114 (77,5) 1,16 (0,76–1,77) Trung tâm xa 11 (24,4) 34 (75,6) 1,26 (0,66 – 2,40) Nông thôn 92 (28,5) 231 (71,5) 1,47 (1,06 – 2,03) Năm học (n; %) 1 54 (18,7) 235 (81,3) 1,00 2 114 (25,4) 335 (74,6) 1,36 (0,98 – 2,13) 3-4 29 (31,5) 63 (68,5) 1,69 (1,07 – 2,65) Làm thêm (n; %) Có 41 (27,5) 108 (72,5) 1,00 Không 156 (22,9) 525 (77,1) 0,83 (0,59 – 1,17) Ngành học (n; %) KHTN 49 (16,0) 258 (84,0) 1,00 KHXH 85 (26,8) 232 (73,2) 1,68 (1,18 – 2,39) Y + YHCT 63 (30,6) 143 (69,4) 1,92 (1,32 – 2,78) a:tính trên +5 tuổi; b:tính trên +1 điểm Bằng phương pháp BMA chúng tôi lựa chọn được 3 mô hình tối ưu, trong đó mô hình 1 gồm 3 yếu tố tuổi, năm học và điểm học tập là tối ưu nhất, với xác suất xuất hiện mô hình là 50%. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học Y tế Công cộng 169 Models selected by BMA Model # 1 2 3 4 6 hokhau lamthem diem namthu nganh gioi tuoi Biểu đồ 1. Mô hình tiên lượng sinh viên bị trầm cảm theo mô hình BMA (Bayesian Model Average). Bảng 3. Các mô hình tiên lượng Mô hình Yếu tố Xác suất xuất hiện Mô hình 1 tuổi, năm học, điểm 0,5 Mô hình 2 năm học, điểm 0,24 Mô hình 3 năm học, điểm, hộ khẩu 0,13 Bảng 4 thể hiện kết quả phân tích đa biến của các yếu tố có liên quan lựa chọn từ mô hình tiên lượng. Kết quả phân tích đa biến cho thấy, điểm học thấp, năm học lớn hơn thì có nhiều khả năng trầm cảm hơn. Bảng 4. Các yếu tố nguy cơ trầm cảm: Phân tích đa biến Yếu tố PR (KTC 95%) Giá trị p Tuổi 0,83 (0,70 – 0,98) 0,033 Điểm 0,58 (0,51 – 0,67) <0,0001 Năm học (2) 1,71 (1,18 – 2,45) 0,004 Năm học (3-4) 3,00 (1,68 – 5,33) 0,0001 BÀN LUẬN Chúng tôi sử dụng điểm cắt xác định trầm cảm PHQ-9 ≥ 10(6). Qua kết quả nghiên cứu chúng tôi ghi nhận trầm cảm trong sinh viên đại học trong khoảng 20,9 % – 26,8 %, trung bình là 23,7 %. Tỉ lệ trầm cảm dường như bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố bao gồm: dân số nghiên cứu, các yếu tố nhân kinh tế - xã hội(12), nơi sống và phụ thuộc cách lấy mẫu, phụ thuộc thang đo được sử dụng(13). Thang đo PHQ-9 được sử dụng trên nhiều đối tượng khác nhau, không phải thang đo dành riêng cho đối tượng sinh viên đại học, do đó chưa đánh giá được một cách chính xác về tỉ lệ trầm cảm ở sinh viên. Bằng chứng về sự gia tăng số lượng sinh viên đại học chán nản, buồn bã như Vazquez và cs (2006, 2008) tỉ lệ cao từ 40 % và 84 %, Ceyhan và cs (2009), Goebert và cs (2009), Bayati và cs (2009), Garlow và cs (2008), Khan và cs (2006). Nếu so với tỉ lệ trầm cảm chung của sinh viên thế giới trên 48.650 sinh viên (mẫu nhỏ nhất là 102 và lớn nhất là 17.348), trầm cảm trung bình là 30,6% (10 đến 85%), có thể kết luận rằng trầm cảm sinh viên đại học Việt Nam (23,7%) không khác biệt với các nghiên cứu khác trên thế giới(5). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi ủng hộ việc sàng lọc phát hiện sớm những sinh viên trầm cảm và cần có kế hoạch can thiệp kịp thời nhằm giảm thiểu trầm cảm ở sinh viên. Nghiên cứu của chúng tôi phát hiện một số yếu tố liên quan đến trầm cảm ở sinh viên và thống nhất với các nghiên cứu đã có trước đây. Có nhiều minh chứng cho thấy hội chứng trầm cảm có liên quan đến việc giảm điểm trung bình học tập của sinh viên, sinh viên bỏ học(4), với việc sinh viên lập kế hoạch học tập, với những môn học mà sinh viên yêu thích hay không, sinh viên trãi nghiệm nhiều thì ít bị trầm cảm hơn(3,7,8,9,10). Học tập ở đại học là cơ hội tốt để sinh viên được trải nghiệm bản thân, vì thế, sinh viên biết khám phá, tìm tòi cái mới, đồng thời, họ thích bộc lộ những thế mạnh của bản thân, thích học hỏi, trau dồi, trang bị vốn sống, hiểu biết cho mình, dám đối mặt với thử thách để khẳng định mình. Tuy nhiên, những đặc điểm trên cũng có thể góp phần vào trầm cảm ở sinh viên. Việc đặt ra những mục tiêu trong học tập, mong muốn thể hiện bản thân, bên cạnh tác động thúc đẩy bản thân phát triển, nó cũng sẽ tạo ra những áp lực về mặt tâm lí, khi áp lực đó vượt qua sức chịu đựng của mỗi cá nhân thì khả năng bị trầm cảm là không thể tránh khỏi. Hơn nữa, khi không đạt được những mục tiêu, mong muốn đặt ra sẽ gây tâm lí chán nản, thất vọng, là một trong các dấu hiệu của trầm cảm. Một số công trình nghiên cứu khác cũng chỉ ra Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Chuyên Đề Y tế Công cộng - Khoa học Cơ bản 170 ngành học có liên quan đến trầm cảm. Những sinh viên ngành y tế có nguy cơ trầm cảm nhiều và ở mức độ nặng hơn hơn sinh viên các ngành khác. Điều này có thể được giải thích bởi áp lực học tập, áp lực từ sự kỳ vọng của xã hội. Kết quả tương tự, Steinhardt M. và cs (2008), phát hiện sinh viên năm thứ nhất trầm cảm nhiều hơn năm 2 và 3 về tỉ lệ và các mức độ trầm cảm(1,2). Thay đổi đáng kể trong điều kiện sống, nhu cầu mới của môi trường học đại học, và sự thay đổi lớn trong môi trường xã hội chỉ là một vài trong số các nguồn có khả năng căng thẳng cho sinh viên đại học. Kết quả trong nghiên cứu chúng tôi ngược với kết quả của tác giả Arslan và cs 2009, El-Gendawy và cs 2005, Goebert cs 2009, Mancevska cs 2008, Mehanna và Richa 2006, Roh và cs 2010, các tác giả này cho rằng sinh viên năm nhất trầm cảm cao hơn các năm sau. Ngược lại các tác giả Roberts và cs (2010), Tjia và cs (2005) ghi nhận qua kết quả không có sự khác biệt về trầm cảm ở các năm học trong sinh viên đại học. Tác giả Chen L. (2013) đã kết luận không tìm thấy liên kết năm học, hoặc phân loại trường đại học. Trầm cảm sinh viên đại học do tính chất chuyển tiếp của cuộc sống đại học. Ví dụ nhiều sinh viên đại học di chuyển ra khỏi nhà lần đầu tiên, có thể đòi hỏi phải để lại tất cả các hệ thống hỗ trợ học trước đó như cha mẹ, anh chị em và bạn bè trung học. Sinh viên có thể cần phải phát triển quan hệ xã hội hoàn toàn mới và dự kiến sẽ chịu trách nhiệm cho các nhu cầu riêng của họ. Họ có thể gặp khó khăn trong việc điều chỉnh kỳ vọng học tập nghiêm ngặt hơn và sự cần thiết phải học để đối phó với các cá nhân của nền văn hóa và tín ngưỡng khác nhau. Vì vậy, rối loạn tâm lý có thể dẫn đến bị tách ra khỏi nhà lần đầu tiên, sự chuyển đổi từ một cá nhân đến một môi trường học tập vô cảm, và cấu trúc của các kinh nghiệm học tập ở cấp độ đại học. KẾT LUẬN Cần phát hiện sớm những sinh viên trầm cảm và cần có kế hoạch can thiệp kịp thời nhằm giảm thiểu trầm cảm ở sinh viên, như tham vấn tâm lí, trị liệu tâm lí. Tổ chức khám tâm lí theo định kỳ cho sinh viên nhằm phát hiện sớm sinh viên bị trầm cảm. Khi trạng thái tâm lí nhận thức, cảm xúc, hay hành vi bị suy giảm theo chiều hướng tiêu cực kéo dài trên 2 tuần, dấu hiệu bị trầm cảm được xác định, sinh viên nên tham vấn tâm lí, nhằm ngăn ngừa trầm cảm có thể xảy ra. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Cukrowicz KC, Schlegel EF, Smith PN, Jacobs MP, Van Orden KA, Paukert AL, Pettit JW and Joiner TE (2011). Suicide ideation among college students evidencing subclinical depression. J Am Coll Health, 59 (7): 575-81. 2. Cukrowicz KC, Smith PN, Hohmeister HC and Joiner TE (2009). The moderation of an early intervention program for anxiety and depression by specific psychological symptoms. Journal of Clinical Psychology, 65 (4): 337–351. 3. Goto A, Nguyen Q. V, Nguyen T. T, Pham N. M, Chung T. M, Trinh H. P, Yabe J, Sasaki H and Yasumura S (2010). Associations of Psychosocial Factors with Maternal Confidence Among Japanese and Vietnamese Mothers. J Child Fam Stud, 19 (1): 118-127. 4. Heiligenstein E, Guenther G, Hsu K and Herman K (1996). Depression and academic impairment in college students. Journal of American college health : J of ACH, 45 (2): 59-64. 5. Ibrahim AK, Kelly SJ, Adams CE and Glazebrook C (2013). A systematic review of studies of depression prevalence in university students. J Psychiatr Res, 47 (3): 391-400. 6. Manea L, Gilbody S and McMillan D (2012). Optimal cut- off score for diagnosing depression with the Patient Health Questionnaire (PHQ-9): a meta-analysis. CMAJ, 184 (3): 191-196. 7. Park M, Katon WJ and Wolf FM (2013). Depression and risk of mortality in individuals with diabetes: a meta- analysis and systematic review. Gen Hosp Psychiatry, 35 (3): 217-25. 8. Reavley N and Jorm AF (2010). Prevention and early intervention to improve mental health in higher education students: A review Early Intervention in Psychiatry, 4 (2): 132–142. 9. Sajjadi H, Mohaqeqi Kamal S. H, Rafiey H, Vameghi M, Forouzan A. S and Rezaei M (2013). A Systematic Review of the Prevalence and Risk Factors of Depression among Iranian Adolescents. Glob J Health Sci, 5 (3): 16-27. 10. Sexton CE, Mackay CE and Ebmeier KP (2013). A systematic review and meta-analysis of magnetic resonance imaging studies in late-life depression. Am J Geriatr Psychiatry, 21 (2): 184-95. 11. Shin J, Nhan NV, Crittenden KS, Hong HTD, Flory M and Ladinsky J (2006). Parenting stress of mothers and fathers of young children with cognitive delays in Vietnam. Journal of Intellectual Disability Research, 50 (10): 748-760. 12. Steptoe A, Tsuda A, Tanaka Y and Wardle J (2007). Depressive symptoms, socio-economic background, sense of control, and cultural factors in university students from Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học Y tế Công cộng 171 23 countries. International journal of behavioral medicine, 14 (2): 97-107. 13. Weissman MM, Bland RC, Canino GJ, Faravelli C, Greenwald S, Hwu HG, Joyce PR, Karam EG, Lee CK, Lellouch J, Lepine JP, Newman SC, Rubio-Stipec M, Wells JE, Wickramaratne PJ, Wittchen H and Yeh EK (1996). Cross-national epidemiology of major depression and bipolar disorder. JAMA : the journal of the American Medical Association, 276 (4): 293-9. 14. WHO (2009). Human papillomavirus vaccines: WHO position paper. Biologicals, 37 (5): 338-44. 15. Whooley MA and Simon GE (2000). Managing depression in medical outpatients. N Engl J Med, 343 (26): 1942-50. Ngày nhận bài báo: 01/11/2017 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 29/11/2017 Ngày bài báo được đăng: 15/03/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf166_3_1406_2164493.pdf
Tài liệu liên quan