Thực trạng phát triển năng lực giải quyết vấn đề thông qua dạy học tích hợp các môn khoa học tự nhiên ở trường Trung học Cơ sở - Chu Văn Tiềm

Tài liệu Thực trạng phát triển năng lực giải quyết vấn đề thông qua dạy học tích hợp các môn khoa học tự nhiên ở trường Trung học Cơ sở - Chu Văn Tiềm: DOI: 10.18173/2354-1075.2017-0007JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci., 2017, Vol. 62, No. 1, pp. 65-75 This paper is available online at THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ THÔNG QUA DẠY HỌC TÍCH HỢP CÁCMÔN KHOAHỌC TỰ NHIÊN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Chu Văn Tiềm, Đào Thị Việt Anh Khoa Hoá học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Tóm tắt. Năng lực giải quyết vấn đề (NL GQVĐ) là một trong những năng lực quan trọng, cần thiết với học sinh trong quá trình học tập, lao động và thích nghi với sự thay đổi của đời sống thực tiễn. Trong dự thảo chương trình phổ thông tổng thể của Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố tháng 8 năm 2015, NL GQVĐ được xác định là một trong những năng lực chung cần hình thành và phát triển cho học sinh qua các môn học. Phát triển NL GQVĐ cho học sinh có thể thông qua nhiều con đường khác nhau trong đó có dạy học tích hợp. Bài báo này tập trung làm rõ thực trạng về (1) Các phương pháp dạy học giáo viên đã sử dụng để phát triển NL GQVĐ cho học...

pdf11 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 318 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng phát triển năng lực giải quyết vấn đề thông qua dạy học tích hợp các môn khoa học tự nhiên ở trường Trung học Cơ sở - Chu Văn Tiềm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DOI: 10.18173/2354-1075.2017-0007JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci., 2017, Vol. 62, No. 1, pp. 65-75 This paper is available online at THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ THÔNG QUA DẠY HỌC TÍCH HỢP CÁCMÔN KHOAHỌC TỰ NHIÊN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Chu Văn Tiềm, Đào Thị Việt Anh Khoa Hoá học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Tóm tắt. Năng lực giải quyết vấn đề (NL GQVĐ) là một trong những năng lực quan trọng, cần thiết với học sinh trong quá trình học tập, lao động và thích nghi với sự thay đổi của đời sống thực tiễn. Trong dự thảo chương trình phổ thông tổng thể của Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố tháng 8 năm 2015, NL GQVĐ được xác định là một trong những năng lực chung cần hình thành và phát triển cho học sinh qua các môn học. Phát triển NL GQVĐ cho học sinh có thể thông qua nhiều con đường khác nhau trong đó có dạy học tích hợp. Bài báo này tập trung làm rõ thực trạng về (1) Các phương pháp dạy học giáo viên đã sử dụng để phát triển NL GQVĐ cho học sinh; (2) Tổ chức dạy học tích hợp: Mức độ dạy học tích hợp giáo viên đang sử dụng; các phương pháp dạy học cần chú trọng vận dụng trong dạy học tích hợp nhằm phát triển NL GQVĐ cho học sinh và những thuận lợi, khó khăn đối với giáo viên khi tổ chức dạy học tích hợp các môn khoa học tự nhiên ở trường Trung học cơ sở. Từ khóa: Dạy học tích hợp, Năng lực giải quyết vấn đề, Khoa học tự nhiên, Trung học cơ sở. 1. Mở đầu Trên thế giới, dạy học tích hợp đã được nghiên cứu áp dụng từ rất sớm và trở thành một trào lưu sư phạm hiện đại. Dạy học tích hợp được UNESCO định nghĩa: “Một cách trình bày các khái niệm và nguyên lí khoa học cho phép diễn đạt sự thống nhất cơ bản của tư tưởng khoa học, tránh nhấn quá mạnh hoặc quá sớm sự sai khác giữa các lĩnh vực khoa học khác nhau”[4]. Nghiên cứu về vấn đề này, Xavier Rogiers cho rằng, dạy học tích hợp là một quan niệm về quá trình học tập trong đó toàn thể các hoạt động góp phần hình thành ở học sinh (HS) những năng lực rõ ràng, có dự tính trước những điều cần thiết nhằm phục vụ cho các quá trình học tập tương lai hoặc nhằm hoà nhập HS vào cuộc sống lao động. Như vậy, dạy học tích hợp tìm cách làm cho quá trình học tập có ý nghĩa [5]. Ở Việt Nam, trong các nghiên cứu về dạy học tích hợp, tác giả Cao Thị Thặng đã đề cập đến việc xây dựng các chủ đề liên môn và thử nghiệm dạy học ở trường trung học cơ sở (THCS) thực nghiệm theo phương pháp dạy học dự án, nhằm xác định một số vấn đề thực tiễn có liên quan tới định hướng phát triển chương trình tích hợp các môn khoa học tự nhiên ở trường THCS sau Ngày nhận bài: 21/12/2016. Ngày nhận đăng: 20/2/2017. Liên hệ: Đào Thị Việt Anh, e-mail: vietanhsp2@gmail.com 65 Chu Văn Tiềm, Đào Thị Việt Anh năm 2015 [6]. Các tác giả: Đào Thái Lai và Nguyễn Anh Dũng đã phân tích quan điểm tích hợp trong chương trình giáo dục, đưa ra khái niệm về hoạt động mang tính tích hợp, dạy học tích hợp, xu hướng dạy học tích hợp ở trên thế giới và Việt Nam. Bên cạnh đó, các tác giả cũng đề cập tới một số hình thức và mức độ tích hợp trong xây dựng và đề xuất phương án tích hợp chương trình giáo dục phổ thông của Việt Nam sau năm 2015 ở từng bậc học, cấp học [3]. Ngoài ra, nhóm tác giả Đỗ Hương Trà cùng các cộng sự trong cuốn sách “Dạy học tích hợp phát triển năng lực HS, Quyển 1 Khoa học tự nhiên” đã đề cập tới cơ sở lí luận về dạy học tích hợp – phương thức dạy học theo định hướng phát triển năng lực và giới thiệu một số chủ đề tích hợp ở các mức độ khác nhau [8]. Như vậy, qua nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước có thể thấy rằng dạy học tích hợp là định hướng dạy học giúp HS phát triển khả năng huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng,... thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau để giải quyết có hiệu quả các vấn đề trong học tập và trong cuộc sống, được thực hiện ngay trong quá trình lĩnh hội tri thức và rèn luyện kĩ năng; phát triển được những năng lực cần thiết, nhất là NL GQVĐ [2],[10]. Theo dự thảo chương trình phổ thông tổng thể của Bộ Giáo dục và Đào tạo, NL GQVĐ được xác định là năng lực chung quan trọng cần phát triển cho HS ở mọi cấp học và môn học, một số tác giả như: Cao Thị Thặng, Nguyễn Thị Phương Thuý, Nguyễn Thị Sửu. . . đã đề cập đến các đặc điểm, cấu trúc NL GQVĐ, một số biện pháp phát triển NL GQVĐ cho HS trường phổ thông, sinh viên cao đẳng và đại học. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào đề cập một cách hệ thống về phát triển NL GQVĐ cho HS thông qua dạy học tích hợp các môn khoa học tự nhiên ở trường THCS [7]. Với định hướng đổi mới tăng cường dạy học tích hợp ở cấp Tiểu học và THCS, việc nghiên cứu thực trạng về dạy học tích hợp là vấn đề mang tính thời sự, cấp thiết. Để có cơ sở đề xuất các biện pháp nhằm phát triển NL GQVĐ cho HS THCS thông qua dạy học tích hợp các môn khoa học tự nhiên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu thực trạng về dạy học tích hợp các môn khoa học tự nhiên ở trường THCS. 2. Nội dung nghiên cứu Với mục đích thu thập thông tin, chúng tôi đã tiến hành xây dựng và phát phiếu hỏi ý kiến giáo viên (GV) về phát triển NL GQVĐ cho HS thông qua dạy học tích hợp đối với 250 GV đang dạy học các bộ môn: Hoá học, Vật lí, Sinh học và Địa lí tại 85 trường THCS thuộc một số tỉnh ở khu vực miền Bắc, miền Trung và miền Nam. Kết quả đã được tổng hợp và xử lí bằng phần mềm xử lí số liệu thống kê SPSS 22 (Statistical Package for Social Sciences). Kết quả cụ thể được trình bày dưới đây. 2.1. Giới thiệu phần mềm SPSS SPSS là phần mềm xác suất thống kê phổ biến nhất hiện nay do thân thiện, dễ sử dụng và tương đối mạnh mẽ. Qua các phiên bản khác nhau, SPSS (Statistical Package for Social Sciences), sau đó là PASW 18 (Predictive Analytical SoftWare), nay lại là IBM SPSS 19 thêm nhiều tính năng và lựa chọn, nên càng trở nên linh hoạt hơn. Phiên bản mới nhất là IBM SPSS 22. - SPSS có những ưu điểm sau: + Có các trình đơn (Pop - Down menus) nên thân thiện, dễ sử dụng; + Có nhiều tiện ích đi kèm như bộ nhập dữ liệu (SPSS Data Entry Builder) và phần mềm phân tích Mô hình đẳng thức cấu trúc (SEM) AMOS; + Có thể dùng mã lệnh (Syntax) nên thuận lợi cho việc lưu trữ, trao đổi, kiểm tra; + Liên tục cập nhật các test thống kê mới được tìm ra. 66 Thực trạng phát triển năng lực giải quyết vấn đề thông qua dạy học tích hợp... - Tuy vậy, SPSS cũng có những nhược điểm sau: + Khó nhập dữ liệu (kém hơn Excel), không có tính năng kiểm tra kép (Double check); + Kém linh hoạt và mạnh mẽ bằng các phần mềm khác như SAS hay R [9]. 2.2. Kết quả khảo sát GV 2.2.1. Sơ lược về GV tham gia khảo sát lấy ý kiến a) Giới tính và học vấn Trong 250 GV lấy ý kiến khảo sát, có 54 GV nam chiếm tỉ lệ 21,6% và 196 GV nữ chiếm tỉ lệ 78,4%, trong đó có 153 GV có trình độ Cao đẳng, 91 GV có trình độ Đại học, 06 GV có trình độ Thạc sĩ. Kết quả trên cho thấy, đa số các GV THCS được khảo sát có trình độ đạt chuẩn (61,2%) và trên chuẩn (38,8% Đại học và Thạc sĩ). Trong quá trình khảo sát, chúng tôi cũng tiến hành lấy ý kiến của Ban Giám hiệu các trường THCS về định hướng phát triển đội ngũ GV. Kết quả cho thấy rằng, hầu hết các trường THCS đều có cơ chế khuyến khích như tạo điều kiện về thời gian và các điều kiện thuận lợi khác để GV được tham gia học tập nâng cao trình độ nhằm phát triển chất lượng đội ngũ người thầy. Điều đó thực sự có ý nghĩa tích cực trong bối cảnh hiện nay khi Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đang thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục, chất lượng đội ngũ người thầy chính là nhân tố quyết định, đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của quá trình đổi mới giáo dục. b) Chuyên môn giảng dạy Bảng 1: Chuyên môn GV tham gia khảo sát Chuyenmon Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Hóa học 115 46.0 46.0 46.0 Vật lí 37 14.8 14.8 60.8 Sinh học 72 28.8 28.8 89.6 Địa lí 26 10.4 10.4 100.0 Total 250 100.0 100.0 Từ số liệu của bảng 1 cho thấy, trong số các GV khảo sát có 115 GV Hoá học chiếm tỉ lệ 46%; 37 GV Vật lí (14,8%); 72 GV Sinh học (28,8%) và 26 GV Địa lí (10,4%). 2.2.2. Kết quả khảo sát GV về tầm quan trọng của việc phát triển NL GQVĐ cho HS thông qua dạy học tích hợp các môn khoa học tự nhiên ở trường THCS NL GQVĐ là khả năng cá nhân sử dụng hiệu quả các quá trình nhận thức, hành động và thái độ, động cơ, xúc cảm để giải quyết những tình huống, vấn đề mà ở đó không có sẵn quy trình, thủ tục, giải pháp thông thường [1]. Có thể nói rằng, NL GQVĐ là một trong những năng lực cần thiết cho HS trong quá trình học tập, lao động, giúp HS có thể thích nghi nhanh với sự thay đổi của cuộc sống, những yêu cầu về người lao động trong giai đoạn hội nhập và phát triển. Trong dự thảo chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể của Bộ GD&ĐT công bố tháng 8 năm 2015, NL GQVĐ cũng được xác định là một trong những năng lực chung mà thông qua dạy học các môn học cần hình thành và phát triển cho HS [2]. Nhận thức của GV về tầm quan trọng của việc hình thành và phát triển NL GQVĐ cho HS thông qua dạy học tích hợp các môn khoa học tự nhiên ở trường THCS được chúng tôi thu thập và phân tích qua số liệu của bảng 2 dưới đây: 67 Chu Văn Tiềm, Đào Thị Việt Anh Bảng 2: Ý kiến GV về tầm quan trọng của phát triển NL GQVĐ cho HS THCS DT1 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid rất quan trọng 174 69.6 69.6 69.6 quan trọng 72 28.8 28.8 98.4 ít quan trọng 3 1.2 1.2 99.6 bình thường 1 .4 .4 100.0 Total 250 100.0 100.0 Theo kết quả từ bảng số liệu trên có thể thấy đa số GV (98,4%) đều cho rằng phát triển NL GQVĐ cho HS thông qua dạy học tích hợp các môn khoa học tự nhiên là rất quan trọng và quan trọng, chỉ có 1,6% GV lựa chọn ở mức độ ít quan trọng và bình thường, không có GV nào có lựa chọn mức độ không quan trọng. Từ kết quả trên, có thể khẳng định GV đang giảng dạy các môn khoa học tự nhiên ở trường THCS hiện nay đã có những nhận thức đúng đắn về sự cần thiết phát triển NL GQVĐ cho HS. Mặt khác, khi tiến hành so sánh 2 biến độ tuổi (Dotuoi) và DT1 (kí hiệu mã hoá của câu hỏi điều tra về tầm quan trọng phát triển NL GQVĐ cho HS ở trường THCS) bằng kiểm định ANOVA kết quả thu được: hệ số Fisơ (F) = 0,692 và Sig (p) = 0,501 > 0,05. Điều đó cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về nhận thức tầm quan trọng của việc phát triển NL GQVĐ cho HS ở trường THCS đối với GV thuộc các độ tuổi khác nhau được tham gia khảo sát. 2.2.3. Kết quả khảo sát về các phương pháp dạy học tích cực mà GV đã sử dụng để phát triển NL GQVĐ cho HS Đổi mới giáo dục trên thế giới và Việt Nam hiện nay đều được chú trọng theo hướng dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học, dạy cách nghĩ, cách học và vận dụng tri thức vào trong lao động, trong đời sống thực tiễn [8],[10]. Điểm cốt lõi là HS cần được xây dựng kiến thức, kĩ năng, thái độ thông qua hoạt động nghiên cứu, tìm tòi một cách tích cực từ đó hình thành nên các phẩm chất, năng lực cần thiết. Điều đó đòi hỏi GV phải thay đổi nhận thức, quan điểm về quá trình dạy học. Vai trò của GV không còn là người truyền thụ kiến thức mà là người tổ chức, giúp đỡ HS trong quá trình học tập. Kết quả khảo sát về các phương pháp dạy học tích cực đã được GV sử dụng nhằm tích cực hoá hoạt động và phát triển NL GQVĐ cho HS mà chúng tôi thu được như sau: + Phương pháp nghiên cứu: có 180/250 (72%) GV đã sử dụng; + Phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề: có 220/250 (88%); + Phương pháp dạy học dự án: 46/250 (18,4%); + Phương pháp dạy học theo góc: 50/250 (20%); + Phương pháp đàm thoại ơrixtic: 120/250 (48%); Như vậy, hiện nay GV đang sử dụng chủ yếu các phương pháp: phương pháp nghiên cứu, đàm thoại tìm tòi và phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề để phát triển NL GQVĐ cho HS. Tuy nhiên, đa số GV đều chưa nắm được bản chất và qui trình dạy học của các phương pháp này. Đối với phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề, GV mới sử dụng ở mức độ thấp, HS chỉ tham gia vào bước giải quyết vấn đề mà chưa chú trọng để HS tham gia: phát hiện vấn đề, lập kế hoạch, hay kết luận vấn đề và đề xuất những vấn đề mới, do đó chưa phát huy hết được tính tích cực của phương pháp. Đối với một số phương pháp dạy học mới như dạy học dự án (DHDA), dạy học theo góc, là những phương pháp dạy học có nhiều điều kiện để phát triển năng lực cho HS đặc 68 Thực trạng phát triển năng lực giải quyết vấn đề thông qua dạy học tích hợp... biệt là NL GQVĐ. Tuy nhiên, chỉ có 18,4% GV được hỏi đã sử dụng DHDA. Các GV này chỉ sử dụng khi tham dự các cuộc thi mà Bộ GD&ĐT đang triển khai hiện nay như Dạy học theo chủ đề tích hợp hoặc trong dịp thao giảng. Trên thực tế, đối với phương pháp DHDA GV còn chưa nắm được qui trình và cách vận dụng trong dạy học, nặng về hình thức và chưa chú trọng phát triển các năng lực cho HS. Đặc biệt, GV hầu như không hiểu và không xây dựng được các tiêu chí đánh giá sản phẩm dự án của HS. Việc kiểm tra đánh giá vẫn theo lối cũ, tức là chú trọng đánh giá kiến thức. Dạy học tích hợp là quan điểm sư phạm được nhiều nước có nền giáo dục phát triển trên thế giới áp dụng. Thực tiễn ở nhiều nước đã chứng tỏ rằng, việc thực hiện quan điểm dạy học tích hợp sẽ góp phần quan trọng nâng cao chất lượng đào tạo. Trong quá trình học tập, HS không chỉ được hình thành và phát triển những hiểu biết về thế giới khách quan với những kĩ năng đơn lẻ gắn với từng môn học mà còn được phát triển các năng lực, đặc biệt là năng lực vận dụng tri thức của nhiều môn học để có thể phát hiện và giải quyết các vấn đề gắn với cuộc sống. Đây chính là cái đích mà mục tiêu của giáo dục phổ thông hướng tới. Ở nước ta, định hướng đổi mới giáo dục phổ thông mà Bộ GD&ĐT đang triển khai hiện nay, dạy học tích hợp cũng là một trong những quan điểm được áp dụng trong xây dựng chương trình và sách giáo khoa (CT&SGK), đặc biệt là cấp học Tiểu học và THCS [2]. Trong khi CT&SGK mới chưa được ban hành và áp dụng, Bộ GD&ĐT đã triển khai nhiều hoạt động trong đó có tập huấn và tổ chức các cuộc thi về dạy học tích hợp như cuộc thi Dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho GV phổ thông nhằm khuyến khích GV xây dựng và tổ chức dạy học chủ đề tích hợp dựa trên CT&SGK hiện hành. Khảo sát về dạy học tích hợp đối với GV dạy học các môn khoa học tự nhiên ở trường THCS, kết quả cho thấy có 234/250 GV được khảo sát chiếm tỉ lệ 93,6% đã từng tổ chức dạy học tích hợp. Như vậy, đa số các GV tham gia khảo sát đều đã tiếp cận và áp dụng dạy học tích hợp trong dạy học. Mặt khác, khi so sánh tương quan giữa tuổi (Tuoi) và Tổ chức dạy học tích hợp (DT3) chúng tôi thu được kết quả được thể hiện qua số liệu của bảng 3 dưới đây: Bảng 3. Tương quan giữa tuổi và tổ chức dạy học tích hợp Correlations Tuoi DT3 Tuoi Pearson Correlation 1 -.265** Sig. (2-tailed) .000 N 250 250 DT3 Pearson Correlation -.265** 1 Sig. (2-tailed) .000 N 250 250 Từ số liệu của bảng trên, chúng ta có thể thấy rằng hệ số tương quan giữa 2 biến Tuoi và DT3 là r = – 0,265 đây là tương quan nghịch và thấp. Hệ số Sig (p) = 0,00 < 0,05 điều đó chứng tỏ tương quan giữa 2 biến có ý nghĩa thống kê. Như vậy, tuổi của các GV tham gia khảo sát gần như không ảnh hưởng tới việc họ có hay không có tổ chức dạy học tích hợp trong dạy học các môn khoa học tự nhiên ở trường THCS. 2.2.4. Kết quả khảo sát về mức độ tích hợp mà GV đã sử dụng trong dạy học Dạy học tích hợp có thể được tiến hành thông qua sự lồng ghép các kiến thức liên quan đến thực tiễn, xã hội, gắn với các môn học khác vào dòng chảy chủ đạo của nội dung bài học của một môn học hay bắt đầu với việc xác định một chủ đề cần được huy động kiến thức, kĩ năng, phương 69 Chu Văn Tiềm, Đào Thị Việt Anh pháp của nhiều môn học để giải quyết vấn đề. Có thể chia dạy học tích hợp thành 3 mức độ như sau: (1) Lồng ghép/liên hệ; (2) Vận dụng kiến thức liên môn và (3) Hoà trộn [8]. Trước khi hỏi ý kiến, chúng tôi đã trao đổi, thảo luận giúp GV nhận thức đúng về các mức độ của dạy học tích hợp, kết quả khảo sát thu được như sau: + Tích hợp ở mức độ lồng ghép/liên hệ như: bảo vệ môi trường, phòng chống các tệ nạn xã hội, biến đổi khí hậu, vệ sinh an toàn thực phẩm, sử dụng an toàn và tiết kiệm nguồn năng lượng... có 39,3% GV sử dụng ở mức độ rất thường xuyên; 55,1% GV sử dụng ở mức độ thường xuyên, 5,6% GV sử dụng ở mức độ thi thoảng và không có GV có tổ chức dạy học tích hợp mà không sử dụng ở mức độ này. Kết quả trên cho thấy, đa số GV đều lựa chọn sử dụng dạy học tích hợp ở mức độ lồng ghép/liên hệ một cách thường xuyên, đây cũng là mức độ tích hợp có thể thực hiện một cách thuận lợi trong tiến trình dạy học các môn học khi hiện nay chúng ta chưa có CT&SGK mới, kế hoạch dạy học vẫn là dạy theo hệ tiết/bài. Tuy nhiên, mức độ liên hệ/lồng ghép mới chỉ là mức độ thấp nhất của dạy học tích hợp, nó chưa đặt HS vào các tình huống có vấn đề mà ở đó HS cần huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng, từ nhiều môn học để giải quyết có hiệu quả nhiệm vụ được đặt ra. + Tích hợp ở mức độ vận dụng kiến thức liên môn: có 26,5% GV sử dụng ở mức độ thường xuyên; 64,5% GV sử dụng ở mức độ thi thoảng; 8,5% ở mức độ hiếm khi và 0,4% GV không bao giờ dạy học tích hợp ở mức độ liên môn. Như vậy, đối với dạy học tích hợp ở mức độ vận dụng kiến thức liên môn, GV chủ yếu sử dụng ở mức độ thi thoảng (64,5%), đó là trong dạy học các giờ thao giảng, các bài dự thi hoặc xây dựng các chủ đề dạy học theo tinh thần công văn 5555 của bộ GD&ĐT đang triển khai hiện nay... Tỉ lệ GV sử dụng dạy học tích hợp ở mức độ vận dụng kiến thức liên môn còn thấp cho thấy trong dạy học, sự liên hệ, kết nối kiến thức giữa các môn học chưa được chú trọng, điều đó phản ánh đúng thực trạng hiện nay khi GV tham gia dạy học các bộ môn được đào tạo chuyên sâu để dạy học một môn học nào đó, về dạy học tích hợp mới chỉ được tiếp cận thông qua một số khoá tập huấn (90% GV khảo sát đã được tham gia tập huấn về dạy học tích hợp). Tuy nhiên, việc hiểu và áp dụng dạy học tích hợp đối với GV vẫn còn nhiều khó khăn cả về nhận thức, khả năng của GV và điều kiện khách quan như: cơ sở vật chất, thời gian, nhu cầu xã hội... Do đó, hiệu quả của các bài dạy tích hợp còn chưa cao. Theo kết quả khảo sát, khi GV được hỏi về mức độ tích hợp kiến thức liên môn thông qua dự án học tập: có 03 GV có câu trả lời là ở mức độ thường xuyên chiếm tỉ lệ 1,3%; 69 GV ở mức độ thi thoảng chiếm 29,5%; hiếm khi có 123 GV chiếm tỉ lệ 52,6% và không bao giờ có 39 GV chiếm 16,7%. Kết quả trên càng khẳng định với kế hoạch dạy học hiện nay, GV vẫn chưa thực sự sẵn sàng thay đổi cách dạy, cách học, việc áp dụng các phương pháp dạy học mới như DHDA, dạy học WebQuest, góc... trong dạy học mới chỉ ở mức độ thử nghiệm chưa được áp dụng phổ biến. 2.2.5. Kết quả khảo sát GV về mức độ cần thiết sử dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong dạy học tích hợp để phát triển NL GQVĐ cho HS Dạy học tích hợp là một quan điểm sư phạm, tuy nhiên cũng có thể hiểu nó là một phương pháp dạy học phức hợp [8]: trong dạy học tích hợp GV cần sử dụng phối hợp các phương pháp dạy học tích cực nhằm phát huy tối đa tính chủ động, sáng tạo của HS trong quá trình lĩnh hội kiến thức, từ đó hình thành lên các phẩm chất và năng lực cần thiết. Vận dụng hiệu quả các phương pháp dạy học tích cực trong dạy học tích hợp chính là nhân tố quyết định đem lại thành công trong tổ chức dạy học tích hợp. Trong quá trình khảo sát, chúng tôi đã tiến hành lấy ý kiến GV về mức độ cần thiết sử dụng 06 phương pháp dạy học tích cực trong tổ chức dạy học tích hợp nhằm phát triển NL GQVĐ cho HS, trong quá trình xử lí số liệu chúng tôi đã tiến hành mã hoá các phương pháp dạy học: phương pháp Phát hiện và giải quyết vấn đề (DT5.1); DHDA (DT5.2); Dạy học theo góc (DT5.3); Dạy học WebQuest (DT5.4); Bàn tay nặn bột (DT5.5); Sử dụng bài tập có nội dung gắn với thực tiễn (DT5.6) và các mức độ cần thiết sử dụng phương pháp dạy học (PPDH) được mã 70 Thực trạng phát triển năng lực giải quyết vấn đề thông qua dạy học tích hợp... hoá: rất cần thiết (1); cần thiết (2); ít cần thiết (3); không cần thiết (4); hoàn toàn không cần thiết (5), kết quả thu được được thể hiện trong bảng số liệu (bảng 4) dưới đây: Bảng 4: Ý kiến của GV về mức độ sử dụng một số PPDH tích cực trong dạy học tích hợp Statistics DT5.1 DT5.2 DT5.3 DT5.4 DT5.5 DT5.6 N Valid 233 234 234 234 234 234 Missing 17 16 16 16 16 16 Mean 1.3176 1.6538 2.3462 2.3846 2.2265 1.3120 Std. Deviation .46654 .84142 .67754 .78446 .74981 .46429 Theo số liệu của bảng trên, đối với PPDH Phát hiện và giải quyết vấn đề, DHDA và Sử dụng bài tập có nội dung gắn với thực tiễn, giá trị trung bình của các lựa chọn lần lượt là 1,3176; 1,6538 và 1,3120, điều đó chứng tỏ đa số GV đều cho rằng sử dụng 3 phương pháp này trong dạy học tích hợp nhằm phát triển NL GQVĐ cho HS ở trường THCS là rất cần thiết. Đặc biệt phương pháp Sử dụng bài tập có nội dung gắn với thực tiễn nhận được sự quan tâm, đồng tình, ủng hộ rất cao của GV tham gia khảo sát về mức độ cần thiết để phát triển NL GQVĐ cho HS thông qua dạy học tích hợp. Tuy nhiên, các bài tập gắn với bối cảnh thực tiễn hiện nay chưa nhiều, chưa mang tính hệ thống, do đó việc áp dụng các bài tập này vào trong dạy học tích hợp của GV vẫn còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế. PPDH theo góc (2,3462); dạy học WebQuest (2,3846) và bàn tay nặn bột (2,2265), các giá trị trung bình lựa chọn mức độ trên cho thấy các phương pháp này được GV đánh giá ở mức độ cần thiết. Như vậy, từ các kết quả thu được chúng tôi thấy rằng, các PPDH Phát hiện và giải quyết vấn đề; DHDA và Sử dụng bài tập có nội dung gắn với đời sống thực tiễn trong dạy học là các PPDH cần được chú trọng sử dụng trong dạy học nhằm phát triển NL GQVĐ cho HS thông qua dạy học tích hợp các môn khoa học tự nhiện ở trường THCS hiện nay. 2.2.6. Kết quả khảo sát GV về hiệu quả học tập của HS trong dạy học tích hợp Hiệu quả học tập của HS luôn là yếu tố quyết định, đánh giá sự thành công của quá trình dạy học. Nó luôn là kim chỉ nam giúp GV và HS định hướng, điều chỉnh cách dạy và học làm sao để đạt kết quả học tập cao nhất. Với những thách thức và yêu cầu mà xã hội đặt ra cho nền giáo dục nước nhà hiện nay đó là cần đào tạo ra những con người năng động, có tri thức và đặc biệt có khả năng thích nghi với sự thay đổi không ngừng của thực tiễn hay nói cách khác là chúng ta cần dạy học nhằm phát triển năng lực HS đặc biệt là năng lực GQVĐ mà thực tiễn cuộc sống đặt ra. Dạy học tích hợp là một trong những PPDH giúp chúng ta đạt được các hiệu quả như trên. Điều đó được thể hiện thông qua bảng kết quả khảo sát GV về hiệu quả của dạy học tích hợp như sau: Bảng 5: Hiệu quả của dạy học tích hợp Hiệu quả Mức độ Rất đúng Đúng Đúng một phần Không đúng Hoàn toàn không đúng NL GQVĐ được phát triển 49,6% 45,3% 5,1% 0% 0% 71 Chu Văn Tiềm, Đào Thị Việt Anh HS có khả năng vận dụng tốt kiến thức liên môn vào giải quyết các vấn đề thực tiễn 47,9% 44,0% 8,1% 0% 0% Học sinh hứng thú học tập 47,9% 45,3% 6,8% 0% 0% Học sinh nắm chắc kiến thức 1,3% 50,4% 46,6% 1,7% 0% Từ số liệu của bảng trên có thể thấy rằng, đa số các GV đều nhất trí thông qua dạy học tích hợp có thể phát triển được NL GQVĐ cho HS, ngoài ra khả năng vận dụng kiến thức liên môn vào giải quyết các vấn đề của đời sống thực tiễn hay hứng thú học tập của HS đều được nâng lên. Tuy nhiên, về hình thành kiến thức cho HS thì đa số GV lại cho rằng hiệu quả nắm vững kiến thức của HS mà dạy học tích hợp mang lại không cao. Điều đó cho thấy việc áp dụng dạy học tích hợp ở trường phổ thông của GV chưa tốt, GV chưa hiểu đúng về dạy học tích hợp dẫn đến tổ chức dạy học tích hợp còn lúng túng và kém hiệu quả. Hơn nữa, với thực trạng hiện nay khi hình thức thi và kiểm tra đánh giá của Bộ GD&ĐT chưa thay đổi nhiều, chủ yếu vẫn là theo lối cũ nghĩa là vẫn nặng về kiểm tra kiến thức mà HS có được chứ chưa chú trọng đánh giá khả năng vận dụng kiến thức, năng lực HS. Sự chưa đồng bộ đó cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến tâm lí của GV trong quá trình dạy học tích hợp. 2.2.7. Những thuận lợi và khó khăn mà GV gặp phải trong quá trình tổ chức dạy học tích hợp ở trường THCS a) Thuận lợi + Bộ GD&ĐT đã có các công văn hướng dẫn thực hiện xây dựng chương trình nhà trường, theo đó các tổ/nhóm chuyên môn được quyền chủ động căn cứ vào CT&SGK hiện hành, lựa chọn nội dung để xây dựng và tổ chức dạy học các chủ đề phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường; + Dạy học tích hợp có thể được thực hiện ở các mức độ khác nhau, trong đó dạy học tích hợp ở mức độ lồng ghép/liên hệ các vấn đề gắn với đời sống thực tiễn vào trong bài dạy của môn học đã được đa số GV tiếp cận từ trước, do đó GV đều có những kinh nghiệm nhất định. Hơn nữa, một số GV đã rất tích cực hưởng ứng trong xây dựng và tổ chức dạy học theo chủ đề tích hợp mà Bộ GD&ĐT đang triển khai hiện nay; + Bộ GD&ĐT tổ chức tập huấn thường xuyên cho GV về dạy học tích hợp, bên cạnh đó từ năm 2014 Bộ đã triển khai cuộc thi Dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho GV phổ thông. Đây cũng là một trong những điều kiện thuận lợi để GV được tiếp cận, làm quen với dạy học tích hợp và được trao đổi chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy với đồng nghiệp trên Trường học kết nối. Điều đó thực sự cần thiết, giúp GV hiểu đúng và tổ chức dạy học tích hợp một cách hiệu quả. b) Khó khăn + Có thể nói rằng, một trong những điểm khó khăn nhất hiện nay đó là nhận thức của GV về dạy học tích hợp chưa đúng. Theo kết quả khảo sát, qua phỏng vấn có tới 90% GV không phân biệt được các mức độ của dạy học tích hợp, chưa nắm rõ qui trình tổ chức và rất hoang mang về kế hoạch dạy học trong chương trình mới. Hơn nữa, một số không ít GV vẫn còn tâm lí khi nào “phải” thì làm, chưa tích cực trong suy nghĩ dẫn đến chậm đổi mới hoặc đổi mới nhưng vẫn còn gượng ép, hình thức. + GV còn lúng túng, chưa có kĩ năng trong xây dựng các chủ đề tích hợp sử dụng trong dạy 72 Thực trạng phát triển năng lực giải quyết vấn đề thông qua dạy học tích hợp... học; + Chưa có chương trình và SGK mới cũng là một trong những khó khăn lớn đối với GV trong quá trình định hướng, xây dựng và tổ chức dạy học tích hợp. Mặt khác, với kế hoạch dạy học tiết/bài như hiện nay, để tổ chức dạy học các chủ đề tích hợp với thời lượng từ 2 - 3 tiết cũng gây nên những khó khăn nhất định đối với GV. + Bên cạnh những khó khăn trên thì điều kiện về cơ sở vật chất cũng là những khó khăn lớn, đặc biệt khi GV vận dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực trong tổ chức dạy học tích hợp. 2.2.8. Đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả phát triển NL GQVĐ thông qua dạy học tích hợp các môn khoa học tự nhiên ở trường THCS Xuất phát từ định hướng đổi mới giáo dục mà Bộ GD&ĐT đang triển khai hiện nay và kết quả khảo sát GV dạy học các môn khoa học tự nhiên ở trường THCS, chúng tôi đưa ra một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học, phát triển NL GQVĐ trong dạy học tích hợp các môn khoa học tự nhiên ở trường THCS như sau: (1) Cần tổ chức tập huấn, bồi dưỡng để GV hiểu rõ một số vấn đề về dạy học tích hợp như: Dạy học tích hợp là gì, vì sao phải dạy học tích hợp, các mức độ trong dạy học tích hợp, cấu trúc, quy trình biên soạn và tổ chức dạy học chủ đề tích hợp. (2) Xây dựng hệ thống các chủ đề tích hợp sử dụng trong dạy học các môn khoa học tự nhiên ở trường THCS. (3) Chú trọng vận dụng các PPDH tích cực sau trong tổ chức dạy học tích hợp: PPDH Phát hiện và GQVĐ, dạy học dự án, Sử dụng bài tập có nội dung gắn với thực tiễn trong sự phối hợp với các phương pháp và kĩ thuật dạy học khác để tổ chức dạy học tích hợp một cách hiệu quả. (4) Xây dựng hệ thống bài tập có nội dung gắn với thực tiễn trong dạy học tích hợp các môn khoa học tự nhiên ở trường THCS nhằm làm phong phú thêm nguồn tư liệu, giúp GV sử dụng bài tập trong dạy học tích hợp một cách hiệu quả hơn. (5) Nhanh chóng xây dựng chương trình và đào tạo GV dạy học tích hợp và đưa môn học dạy học tích hợp vào chương trình đào tạo hệ Cử nhân Sư phạm của trường Đại học Sư phạm hiện nay. (6) Trang bị thêm các cơ sở vật chất, thiết bị cần thiết phục vụ cho dạy học tích hợp các môn khoa học tự nhiên nói riêng và dạy học tích hợp nói chung ở trường THCS. 2.2.9. Độ tin cậy thang đo Chúng tôi tiến hành kiểm tra độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha, kết quả thu được như sau: Bảng 6: Độ tin cậy của thang đo Reliability Statistics Cronbach’s Alpha N of Items .706 20 Hệ số Cronbach’s Alpha = 0,706 > 0,6. Đây là chỉ số Alpha tốt cho phép chúng ta khẳng định thang đo có độ tin cậy, các kết quả trên phản ánh được thực trạng phát triển NL GQVĐ cho HS thông qua dạy học tích hợp các môn khoa học tự nhiên ở trường THCS hiện nay. 73 Chu Văn Tiềm, Đào Thị Việt Anh 3. Kết luận Kết quả nghiên cứu về thực trạng phát triển NL GQVĐ thông qua dạy học tích hợp các môn khoa học tự nhiên ở trường THCS cho thấy GV đã có những nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc phát triển NL GQVĐ cho HS, mức độ dạy học tích hợp mà GV đang sử dụng phổ biến hiện nay là lồng ghép/liên hệ, các phương pháp dạy học cần được chú trọng vận dụng trong tổ chức dạy học tích hợp đó là: Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề, DHDA và sử dụng bài tập có nội dung gắn với thực tiễn. Ngoài ra nghiên cứu cũng làm rõ những thuận lợi, khó khăn mà GV gặp phải và đề ra các biện pháp nhằm phát triển NL GQVĐ cho HS thông qua dạy học tích hợp các môn khoa học tự nhiên ở trường THCS. Lời cảm ơn. Nghiên cứu này được tài trợ từ nguồn kinh phí Khoa học công nghệ của Trường ĐHSP Hà Nội 2 cho đề tài mã số: C.2016-18-08. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Giáo dục và Đào tạo – Tài liệu hội thảo, 2014. Xây dựng chương trình giáo dục phổ thông theo định hướng phát triển năng lực học sinh, Hà Nội. [2] Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2015. Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, Hà Nội. [3] Nguyễn Anh Dũng, Đào Thái Lai, 2013. Đề xuất phương án tích hợp và phân hoá trong chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015. Tạp chí Giáo dục, số 301, tr. 1-5. [4] Trần Bá Hoành, 2010. Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và sách giáo khoa, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. [5] Rogiers, X, 1996. Khoa sư phạm tích hợp hay làm thế nào để phát triển các năng lực ở nhà trường, Nxb Giáo dục (biên dịch: Đào Ngọc Quang, Nguyễn Ngọc Nhị). [6] Cao Thị Thặng, 2010. Xây dựng chủ đề tích hợp liên môn Vật lí - Hóa học - Sinh học và thử nghiệm phương pháp dạy học theo dự án ở trường phổ thông cơ sở thực nghiệm, Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 56, tr. 37-41. [7] Nguyễn Thị Phương Thuý, Nguyễn Thị Sửu, Vũ Quốc Trung, 2016. Sử dụng phương pháp dạy học dự án trong dạy học hoá học hữu cơ lớp 11 trung học phổ thông để phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh miền núi phía bắc. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Số 61(1), tr. 22-29. [8] Đỗ Hương Trà, Nguyễn Văn Biên, Trần Khánh Ngọc, Trần Trung Ninh, Trần Thị Thanh Thủy, Nguyễn Công Khanh, Nguyễn Vũ Bích Hiền, 2015. Dạy học tích hợp phát triển năng lực học sinh, Quyển 1 “Khoa học tự nhiên”, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. [9] Alan Bryman and Duncan Cramer, 2003. Quantitative Data Analysis with SPSS Release 8 for Windows, Routledge. [10] Zulfiya Unerbaeva, Saken Irkitbaev, Nazerke Shopshekbayeva, 2014. Integration Processes in the teaching of natural sciences. Geografija ir edukacija, pp. 88-92. 74 Thực trạng phát triển năng lực giải quyết vấn đề thông qua dạy học tích hợp... ABSTRACT Current situation in developing problem–solving competence through integrated teaching of natural sciences at secondary schools Chu Van Tiem, Dao Thi Viet Anh Faculty of Chemistry, Hanoi Pedagogical University No 2 Problem-solving competence is one of the most crucial skills to learners in education, labor and adaptation of real-world challenges. In the draft of the overall general education programme of Ministry of Education and Training announced in August 2015, problem-solving competence was considered one of the general competences required to be formed and developed for students through subjects. Developing competence in problem-solving for learners can be done through several ways including integrated teaching. This paper focuses on the current situation of (1) The teaching methods that teachers have utilized to develop students’ problem-solving competence; (2) Integrated teaching approach: the level of integration being implemented by teachers; the essential teaching approaches that need to be considered in integrated teaching to enhance students’ problem-solving competence as well as the potential merits and demerits teachers may face when they teach integration of natural sciences at secondary schools. Keywords: Integrated teaching, problem-solving competence, natural sciences, secondary schools. 75

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf4657_cvtiem_9413_2130307.pdf
Tài liệu liên quan