Thực tế đa ngôn ngữ, đa văn hoá và vấn đề dạy, học ngoại ngữ ở bậc Đại học - Đặng Thị Thanh Thúy

Tài liệu Thực tế đa ngôn ngữ, đa văn hoá và vấn đề dạy, học ngoại ngữ ở bậc Đại học - Đặng Thị Thanh Thúy: 41KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 2 - 7/2016 PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v Những năm gần đây, các khoa ngoại ngữ của các trường đại học (trong đó có Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Pháp, Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội tại Việt Nam nói riêng và trong khu vực Đông Nam Á nói chung, đều ghi nhận thực trạng ngày càng tăng số lượng sinh viên đầu vào đều đã học/biết ít nhất một ngoại ngữ, thậm chí đến hai ngoại ngữ (tiếng Anh, Pháp, Nga...). Thực tế này đã tạo ra một môi trường dạy và học đa ngoại ngữ, đa văn hóa trong các trường đại học ngoại ngữ. Vậy, giáo viên cần phải nhìn nhận thực tế này thế nào để tiến hành giảng dạy ngoại ngữ đạt hiệu quả? Trong khuôn khổ của bài báo này, trước hết tôi xin đề cập đến thực tế đa ngôn ngữ, đa văn hoá hiện nay ở các trường đại học ngoại ngữ. Tiếp đến sẽ phân tích quan điểm của người học về tác động qua lại của việc học từ hai ngoại ngữ trở lên. Cuối cùng, đưa ra một số nhận xét và quan điểm cá nhân về việc phải nhìn nhận ...

pdf4 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 312 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực tế đa ngôn ngữ, đa văn hoá và vấn đề dạy, học ngoại ngữ ở bậc Đại học - Đặng Thị Thanh Thúy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
41KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 2 - 7/2016 PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v Những năm gần đây, các khoa ngoại ngữ của các trường đại học (trong đó có Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Pháp, Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội tại Việt Nam nói riêng và trong khu vực Đông Nam Á nói chung, đều ghi nhận thực trạng ngày càng tăng số lượng sinh viên đầu vào đều đã học/biết ít nhất một ngoại ngữ, thậm chí đến hai ngoại ngữ (tiếng Anh, Pháp, Nga...). Thực tế này đã tạo ra một môi trường dạy và học đa ngoại ngữ, đa văn hóa trong các trường đại học ngoại ngữ. Vậy, giáo viên cần phải nhìn nhận thực tế này thế nào để tiến hành giảng dạy ngoại ngữ đạt hiệu quả? Trong khuôn khổ của bài báo này, trước hết tôi xin đề cập đến thực tế đa ngôn ngữ, đa văn hoá hiện nay ở các trường đại học ngoại ngữ. Tiếp đến sẽ phân tích quan điểm của người học về tác động qua lại của việc học từ hai ngoại ngữ trở lên. Cuối cùng, đưa ra một số nhận xét và quan điểm cá nhân về việc phải nhìn nhận lại thực tế đa ngôn ngữ, đa văn hoá trong giảng dạy ngoại ngữ ở các trường đại học nói chung. THỰC TẾ ĐA NGÔN NGỮ, ĐA VĂN HOÁ VÀ VẤN ĐỀ DẠY, HỌC NGOẠI NGỮ Ở BẬC ĐẠI HỌC ĐẶNG THỊ THANH THÚY Đại học Ngoại ngữ - ĐHQG Hà Nội TÓM TẮT Từ trước đến nay, các khoa ngoại ngữ, các trường ngoại ngữ luôn là môi trường đa ngôn ngữ, đa văn hoá và người học ngoại ngữ cũng luôn là người đa ngôn ngữ, đa văn hoá. Nhưng dường như cả người học và môi trường này đều chưa được đánh giá một cách đúng đắn và các thế mạnh của nó chưa được phát huy. Trong bối cảnh dạy và học ngoại ngữ thời kỳ hội nhập của Việt Nam hiện nay, các giáo viên ngoại ngữ nói chung cần được trang bị đầy đủ hơn về kiến thức và kỹ năng giảng dạy trong môi trường đa ngôn ngữ, đa văn hoá đặc thù. Từ khóa: dạy và học ngoại ngữ, đa ngôn ngữ, đa văn hóa. Thực tế về môi trường và người học đa ngôn ngữ ở bậc đại học Nếu quan sát và tìm hiểu các kỳ tuyển sinh trong những năm gần đây ở các trường đại học trong nước và khu vực Đông Nam Á, chúng ta sẽ nhận thấy rằng, nhiều các khoa tiếng Pháp có tuyển thí sinh đầu vào tiếng Anh. Các thí sinh này đăng kí tuyển sinh vào khoa tiếng Pháp nhưng lại thi bài sát hạch đầu vào bằng tiếng Anh. Khi họ trở thành sinh viên và bắt đầu học tiếng Pháp ở bậc đại học thì họ đã trở thành những người có sử dụng ít nhất hai thứ tiếng nước ngoài (thường là tiếng Anh và tiếng Pháp). Chúng ta cũng biết rằng, chính sách dạy và học ngoại ngữ ở các trường đại học đều yêu cầu sinh viên phải có chứng chỉ ngoại ngữ và sinh viên phải học thêm một ngoại ngữ thứ hai. Thực tế, các sinh viên ngoại ngữ đều bắt đầu học thêm một ngoại ngữ khác khi học năm thứ hai đại học. Ví dụ, các sinh viên khoa tiếng Anh thường học ngoại ngữ 42 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 2 - 7/2016 v PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY hai là tiếng Trung hoặc tiếng Pháp, các sinh viên các khoa Pháp, Trung, Nhật thường chọn ngoại ngữ hai là tiếng Anh. Như vậy, sinh viên theo học tại các khoa ngoại ngữ trực thuộc các trường đại học luôn là những người biết nhiều hơn một thứ tiếng nước ngoài và là những người đa ngữ. Họ có thể là những người đa ngữ chủ động hay đa ngữ bị động. Khái niệm này có thể được hiểu là họ là những người có thể chủ động sử dụng các ngoại ngữ đã học hay là những người chỉ nắm bắt được ngôn ngữ được học ở một mức độ nhất định. Dù được hiểu theo cách nào thì các sinh viên này cần phải được nhìn nhận như là những người biết nhiều ngôn ngữ (ít nhất là ba thứ tiếng kể cả tiếng Việt) và có kiến thức văn hoá đa dạng thông qua các ngôn ngữ mà họ đã và đang thực hành. Ngoài ra, chúng ta cũng phải nhìn nhận rằng các khoa ngoại ngữ, các trường ngoại ngữ luôn là môi trường đa ngôn ngữ, đa văn hoá, vì đây chính là nơi có sự gặp gỡ, tiếp xúc, giao lưu của những nhóm người biết/sử dụng nhiều thứ tiếng khác nhau, nơi gặp gỡ, tiếp xúc, giao lưu của những nhóm người có hiểu biết về nhiều nền văn hoá khác nhau. Nói cách khác, thực tế đa ngôn ngữ, đa văn hoá cả về môi trường và người học đã luôn tồn tại trong các trường có dạy và học tiếng nước ngoài đặc biệt là ở các khoa ngoại ngữ của các trường đại học. Như vậy, có thể nói từ rất lâu, các giáo viên ngoại ngữ nói chung và giáo viên tiếng Pháp nói riêng đã luôn làm việc trong một môi trường đa ngôn ngữ, đa văn hoá, với những sinh viên đa ngữ, đa văn hoá. Tuy nhiên, có lẽ thực tế đa ngôn ngữ và đa văn hoá này chưa được nhìn nhận và đánh giá theo hướng tích cực và chúng ta chưa phát huy được thế mạnh của nó để khai thác, ứng dụng trong quá trình dạy và học ngoại ngữ. Có vẻ như môi trường này chưa được nhìn nhận như là nơi có sự tiếp xúc, giao thoa của nhiều ngôn ngữ và văn hoá khác nhau. Việc chưa đánh giá đúng môi trường đa ngôn ngữ, đa văn hoá này với những thế mạnh của nó đã dẫn đến những cách nhìn tiêu cực trong việc biết/học nhiều hơn một ngoại ngữ của sinh viên ngoại ngữ nói chung. Trong hai cuộc điều tra, khảo sát của chúng tôi1 vào các năm 2011 và 2012 trong đó có nội dung đề cập đến các phát ngôn của sinh viên Pháp ngữ về vấn đề đa ngôn ngữ2, chúng tôi nhận thấy rằng, việc biết/học nhiều hơn một ngoại ngữ thường được xem như một cản trở, một khó khăn cho việc học một ngoại ngữ mới, thậm chí việc biết/học ngoại ngữ đôi khi còn bị cho là nguyên nhân ảnh hưởng đến cách nói/viết chuẩn mực của tiếng mẹ đẻ. Vấn đề đa ngôn ngữ và các phát ngôn của người học Qua phân tích kết quả điều tra, chúng tôi nhận thấy rằng, đa số người học không đánh giá việc họ biết/học nhiều thứ tiếng như là một thế mạnh. Khi được hỏi về quá trình học nhiều thứ tiếng nước ngoài thì họ thường nêu ra những khó khăn của quá trình này mà hiếm khi nói về các thuận lợi của nó. Trong khuôn khổ của bài báo này, chúng tôi xin tóm lược ba yếu tố mà người học nhìn nhận như sự cản trở, mang tính tiêu cực của quá trình học tiếng nước ngoài. Trước hết, chúng tôi thấy rằng, phần lớn người học nhấn mạnh là họ hay bị nhầm lẫn về phát âm khi nói và nhầm lẫn về chính tả, từ vựng, cú pháp khi viết vì các ngoại ngữ họ học có sự giống nhau (ví dụ ở cấp độ từ vựng giữa tiếng Anh và tiếng Pháp). Họ nhớ lại quá trình học và đồng thời nhớ đến những “lỗi” đã mắc phải trong quá trình này. Không có người được phỏng vấn nào nhìn nhận sự giống nhau giữa các ngôn ngữ họ học như một lợi thế, chẳng hạn giúp quá trình đọc hiểu hay nghe hiểu của họ trở nên dễ dàng, thuận lợi hơn. Tiếp đến, các phân tích của chúng tôi chỉ ra rằng, cách nhìn nhận mang tính tiêu cực của quá trình học nhiều ngoại ngữ này còn thể hiện cả ở các nhận xét về sự giao thoa văn hoá. Những người được phỏng vấn cho rằng, việc các bạn trẻ học tiếng nước ngoài sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực tới văn hoá Việt vì họ “tiếp xúc nhiều với nền văn hoá phương Tây, họ a dua theo cái nền văn hoá đấy” hoặc các bạn trẻ thường “bắt chước” những cái không hay của các bạn trẻ nước ngoài (khi họ xem phim chẳng hạn). Một trong những yếu tố tiêu cực mà rất nhiều sinh viên được phỏng vấn nêu ra, đó là những 43KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 2 - 7/2016 PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v ảnh hưởng tiêu cực của việc học ngoại ngữ lên tiếng Việt của giới trẻ. Theo đó, họ cho rằng việc học ngoại ngữ của giới trẻ còn làm cho tiếng Việt của họ bị lệch chuẩn, vì giới trẻ học tiếng nước ngoài thường có xu hướng thêm các từ tiếng nước ngoài (tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung, tiếng Hàn) vào giao tiếp tiếng Việt với bạn bè, người thân. Thậm chí, một số sinh viên được phỏng vấn còn khẳng định rằng: “Các bạn trẻ khi nói tiếng Việt thường cố tình thêm các từ tiếng Anh vào và làm mất đi bản sắc của tiếng Việt” [6]. Trong các cuộc trao đổi, nói chuyện với các đồng nghiệp, chúng tôi cũng nhận thấy rằng, một số đồng nghiệp thường “phàn nàn” sinh viên của họ hay mắc lỗi phát âm, nhầm lẫn giữa các thứ tiếng, rằng họ phải “chỉnh sửa liên tục” khi dạy kỹ năng nói trên lớp. Chúng tôi tự hỏi, liệu việc “chỉnh sửa liên tục” về phát âm với mong muốn “uốn nắn” cho người học có thể “phát âm chuẩn” như người bản địa có làm cho người học mất tự tin khi nói, khi diễn thuyết trên lớp hay không? Liệu việc “sửa lỗi” phát âm liên tục và có hệ thống như vậy có làm cho người học mất hứng thú, thậm chí sợ phải nói trước cả lớp hay không? Có ảnh hưởng đến hiệu quả của quá trình dạy và học tiếng hay không? Chúng ta đều biết là giáo viên đóng vai trò rất quan trọng không chỉ trong việc truyền đạt kiến thức mà còn ảnh hưởng, tác động đến tư duy phản biện của người học. Việc các giáo viên luôn nhìn nhận quá trình học nhiều tiếng nước ngoài ở mặt tiêu cực mà không chỉ cho người học thấy được những thuận lợi của nó chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của quá trình dạy và học. Hơn ai hết, giáo viên, là người tiếp xúc trực tiếp với người học, họ phải ý thức được những khó khăn và thuận lợi của việc học nhiều ngoại ngữ của sinh viên, trong một môi trường đa ngôn ngữ, đa văn hoá đặc thù trường học. Đã đến lúc cần thay đổi cách nhìn nhận thực tế đa ngôn ngữ, đa văn hoá? Quan niệm cho rằng, sự lý tưởng hoá cách phát âm, cách nói của người bản địa hay phải sử dụng thành thạo ngôn ngữ (như người bản địa) thì mới được coi là biết nói ngôn ngữ đó chính là nguyên nhân của các câu trả lời mang tính phủ định của người được điều tra trước câu hỏi “em có phải là người nói hay sử dụng được nhiều thứ tiếng không?”. Mặc dù những sinh viên này đã kết thúc chương trình học ở bậc đại học và đều khẳng định đã theo học từ hai ngoại ngữ trở lên, nhưng họ đều cho rằng họ chưa hoặc không phải là người nói được nhiều thứ tiếng, hoặc họ cần phải học nhiều hơn nữa mới nói được các thứ tiếng này. Ví dụ, một sinh viên được phỏng vấn đã trả lời rằng: “Em chỉ biết lặt vặt vài thứ tiếng, chỉ biết thôi ạ, tức là đọc văn bản thì hiểu chứ giao tiếp với người ta thì hơi khó.” Việc không nhận mình là người có thể sử dụng được nhiều thứ tiếng, tức là không coi mình là người đa ngữ, cộng thêm việc luôn nhìn vào khía cạnh tiêu cực (những cản trở, khó khăn của quá trình học nhiều thứ tiếng) đã làm cho người học thiếu tự tin trong giao tiếp và không chủ động phát huy được những thế mạnh của việc biết/ hiểu nhiều thứ tiếng, nhiều kiến thức văn hoá của các nước có sử dụng những thứ tiếng đó. Trước thực tế này, không chỉ các giáo viên tiếng Pháp mà tất cả giáo viên ngoại ngữ nói chung cần phải được trang bị thêm kiến thức về giảng dạy trong môi trường đa ngôn ngữ, đa văn hoá. Họ cần phải được bổ sung kiến thức và kỹ năng làm việc với các sinh viên nói/biết/học nhiều ngoại ngữ. Họ phải được đào tạo để có thể phát huy những thế mạnh về ngôn ngữ và kiến thức về văn hoá đa dạng của các sinh viên này chứ không nên nhìn nhận việc biết nhiều thứ tiếng nước ngoài của sinh viên hiện nay như một sự cản trở cho việc học một ngoại ngữ mới. Giáo viên còn phải là những người làm cho sinh viên hiểu được các thế mạnh của việc học nhiều ngoại ngữ để quá trình dạy và học có hiệu quả hơn. Ngoài ra, các nhà hoạch định chính sách và các nhà quản lý giáo dục cũng cần hiểu rõ vấn đề này trước khi đưa ra các chính sách ngôn ngữ áp dụng trong môi trường giáo dục. Vì chỉ khi cả các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý, các giáo viên và sinh viên cũng như các tác nhân khác của hệ thống giáo dục ý thức được những khó khăn và thuận lợi của quá trình dạy và học thì quá trình này mới có thể phát huy hiệu quả. Để kết luận, tôi xin dẫn một nhận xét của Daniel 44 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 2 - 7/2016 v PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY Coste và Jean Hébrard về vấn đề đa ngôn ngữ trong các trường học, theo đó, thực tế đa ngôn ngữ cần phải được xem xét nghiêm túc thì các trường học mới có để đáp ứng tốt công tác giảng dạy ngoại ngữ: “Tương lai đa ngôn ngữ trong trường học không chỉ là vấn đề của các nhà hoạch định chính sách hay của các văn bản, thông tư. Nó cũng không chỉ hoàn toàn xuất phát từ các mối quan hệ về quyền lực kinh tế hay văn hoá giữa các dân tộc sử dụng (các) ngôn ngữ đó. Tương lai đa ngôn ngữ trong các trường học phụ thuộc vào chính các trường học và khả năng của các trường học, trên cả phương diện quản lý cũng như sư phạm, để có thể đáp ứng và vận hành tốt trong môi trường ngôn ngữ mới.” [5, tr.8]./. Chú thích: 1. Đối tượng phỏng vấn của chúng tôi là các sinh viên năm thứ 4 của khoa Ngôn ngữ và Văn hoá Pháp, trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội, thuộc 2 khoá QH2007 và QH2008. 2. Phỏng theo các phương pháp điều tra của nhiều nhà nghiên cứu trong lĩnh vực Khoa học Xã hội và Nhân văn, trong đó phải kể đến Thierry Bulot, Nicole Berthier, Philippe Blanchet, Alain Blanchet và các đồng nghiệp, chúng tôi đã tiến hành các cuộc phỏng vấn bán định hướng, điều tra với bảng câu hỏi, thực hiện bài kiểm tra với người nói giấu mặt. Nội dung liên quan đến vấn đề đa ngôn ngữ, đa văn hoá chỉ là một phần nhỏ trong các nội dung được đề cập đến ở các cuộc điều tra, phỏng vấn của chúng tôi. Tài liệu tham khảo: 1. BERTHIER Nicole (2006), Les techniques d’enquête en sciences sociales, Armand Colin, Paris. 2. BLANCHET Alain, GHIGLIONE Rodolphe, MASSONNAT Jean et TROGNON Alain (2002), Les techniques d’enquête en sciences sociales, Dunod, Paris. 3. BLANCHET Philippe (2012), La linguistique de terrain - Méthode et théorie  : Une approche ethnosociolinguistique de la complexité, Presses universitaires de Rennes. 4. BULOT Thierry (2011), «  Dépouillement des données  : analyses des tendances et analyses quantitatives  », dans BLANCHET Philippe et CHERDENET Patric, Guide de recherches en didactique des langues et des cultures, AUF/Éditions des Archives contemporaines, p.155-168. 5. COSTE Daniel, HÉBRARD Jean, (Coord.) (1991), Vers le plurilinguisme ? Ecole et politique linguistique, dans Le français dans le monde, « Recherches et Applications », Hachette-Larousse. 6. DANG Thi Thanh Thuy (2015), Discours épilinguistique et urbanité. Hanoï, une ville sociolinguistiquement singulière  ? Thèse de Doctorat, Discipline sciences du langage, Université Rennes 2. 7. MOORE Danièle (2006), Plurilinguismes et écoles. Didier, collection LAL. Paris. MULTILINGUALISM, MULTICULTURALISM AND THE TEACHING AND LEARNING OF FOREIGN LANGUAGES AT TERTIARY LEVEL Abstract: Up to now, faculties and schools of foreign languages have always tried to create a multilingual and multicultural environment while language learners have always tried to become multilingual and multicultural persons. But it seems that the roles of both the learners and the environment have not been evaluated properly, and their strong points have not been promoted. In the context of foreign language teaching and learning and Vietnam’s international integration process, foreign language teachers should be equipped with the knowledge and teaching skills helpful for a multilingual and multicultural environment. Key words: foreign language teaching and learning, multilingualism, multiculturalism Ngày nhận: 11/7/2016 Ngày phản biện: 15/7/2016 Ngày duyệt đăng: 25/7/2016

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf2_3153_2137187.pdf
Tài liệu liên quan