Thiết kế và sử dụng bộ câu hỏi định hướng bài học chương nhóm nitơ nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh - Đỗ Thị Thu Huyền

Tài liệu Thiết kế và sử dụng bộ câu hỏi định hướng bài học chương nhóm nitơ nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh - Đỗ Thị Thu Huyền: DOI: 10.18173/2354-1075.2017-0008JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci., 2017, Vol. 62, No. 1, pp. 76-84 This paper is available online at THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG BỘ CÂU HỎI ĐỊNH HƯỚNG BÀI HỌC CHƯƠNG NHÓM NITƠ NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH Đỗ Thị Thu Huyền Trường Trung học phổ thông Lê Lợi, Thọ Xuân, Thanh Hoá Tóm tắt. Năng lực tự học được xác định là một năng lực cốt lõi cần được hình thành và phát triển cho học sinh (HS) trong mọi môn học và ở mọi cấp học. Để phát triển năng lực tự học cho học sinh, có thể sử dụng nhiều biện pháp khác nhau. Trong bài viết này, chúng tôi đề cập tới cơ sở lí luận về tự học, năng lực tự học của học sinh và việc sử dụng bộ câu hỏi định hướng bài học chương nhóm Nitơ nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh. Từ khóa: Phát triển năng lực, năng lực tự học, học sinh, câu hỏi định hướng. 1. Mở đầu Trong giai đoạn hiện nay, giáo dục nước ta đang thực hiện công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện nhằm chuyển từ giáo dục tiếp ...

pdf9 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 671 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế và sử dụng bộ câu hỏi định hướng bài học chương nhóm nitơ nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh - Đỗ Thị Thu Huyền, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DOI: 10.18173/2354-1075.2017-0008JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci., 2017, Vol. 62, No. 1, pp. 76-84 This paper is available online at THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG BỘ CÂU HỎI ĐỊNH HƯỚNG BÀI HỌC CHƯƠNG NHÓM NITƠ NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH Đỗ Thị Thu Huyền Trường Trung học phổ thông Lê Lợi, Thọ Xuân, Thanh Hoá Tóm tắt. Năng lực tự học được xác định là một năng lực cốt lõi cần được hình thành và phát triển cho học sinh (HS) trong mọi môn học và ở mọi cấp học. Để phát triển năng lực tự học cho học sinh, có thể sử dụng nhiều biện pháp khác nhau. Trong bài viết này, chúng tôi đề cập tới cơ sở lí luận về tự học, năng lực tự học của học sinh và việc sử dụng bộ câu hỏi định hướng bài học chương nhóm Nitơ nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh. Từ khóa: Phát triển năng lực, năng lực tự học, học sinh, câu hỏi định hướng. 1. Mở đầu Trong giai đoạn hiện nay, giáo dục nước ta đang thực hiện công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện nhằm chuyển từ giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực người học. Thông qua dạy học, giáo viên (GV) cần chú trọng hình thành và phát triển cho HS các năng lực chung như năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực hợp tác, thẩm mĩ, thể chất, giao tiếp, tính toán, công nghệ thông tin và truyền thông và các năng lực đặc thù cho từng môn học. Năng lực tự học (NLTH) là một trong những năng lực chung quan trọng giúp HS có khả năng học tập, tự học suốt đời để có thể tồn tại, phát triển trong xã hội tri thức và hội nhập quốc tế. Để hình thành và phát triển năng lực tự học cho HS, chúng ta có thể thực hiện bằng nhiều biện pháp khác nhau. Chẳng hạn như, tác giả Phạm Thị Phú đã thiết kế e-learning làm phương tiện tự học ngoài giờ lên lớp [1], tác giả Nguyễn Ngọc Duy đã nghiên cứu sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học hóa học phần hóa học vô cơ lớp 11 Trung học phổ thông (THPT) [2]. Tác giả Nguyễn Thị Nguyệt nghiên cứu sử dụng các phương pháp dạy học tích cực trong giảng dạy hóa hữu cơ ở các trường Đại học, Cao đẳng [3]. . . Tuy nhiên, chưa có nhiều các nghiên cứu về việc sử dụng bộ câu hỏi định hướng bài học trong việc phát triển NLTH cho học sinh. Vì vậy, trong khuôn khổ bài báo này, chúng tôi sẽ trình bày về việc sử dụng bộ câu hỏi định hướng bài học trong nhóm Nitơ lớp 11 THPT nhằm phát triển NLTH cho HS và đề cập sâu hơn tới việc đánh giá năng lực tự học của HS. 2. Nội dung nghiên cứu Theo GS.TSKH. Nguyễn Cảnh Toàn: “Tự học là tự mình động não, suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ (quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp...) và có khi cả cơ bắp (khi phải sử dụng công cụ) cùng các phẩm chất của mình, rồi cả động cơ, tình cảm, cả nhân sinh quan, thế giới quan Ngày nhận bài: 17/11/2016. Ngày nhận đăng: 19/1/2017. Liên hệ: Đỗ Thị Thu Huyền, e-mail: dothithuhuyenleloi@gmail.com 76 Thiết kế và sử dụng bộ câu hỏi định hướng bài học Chương Nhóm nitơ nhằm phát triển... (như tính trung thực, khách quan, có chí tiến thủ, không ngại khó, ngại khổ, kiên trì, nhẫn nại, lòng say mê khoa học, ý muốn thi đỗ, biến khó khăn thành thuận lợi..vv...) để chiếm lĩnh một lĩnh vực hiểu biết nào đó của nhân loại, biến lĩnh vực đó thành sở hữu của mình”. Còn theo từ điển Giáo dục học – NXB Từ điển Bách Khoa 2001: “Tự học là quá trình tự mình hoạt động lĩnh hội tri thức khoa học và rèn luyện kĩ năng thực hành. Từ những quan niệm trên đây có thể nhận thấy rằng, tự học luôn đi cùng, gắn bó chặt chẽ với khái niệm tự thân. Tri thức, kinh nghiệm, kĩ năng của mỗi cá nhân chỉ được hình thành bền vững và phát huy hiệu quả thông qua các hoạt động tự thân ấy. Như vậy, tự học (Self - learning) là quá trình nỗ lực chiếm lĩnh tri thức của bản thân người học bằng hành động của chính mình, hướng tới những mục đích nhất định. NLTH là khả năng tự tìm tòi, nhận thức và vận dụng kiến thức vào tình huống mới hoặc tương tự với chất lượng cao, NLTH là năng lực hết sức quan trọng giúp con người có thể tự học suốt đời. NLTH bao gồm 3 thành tố và 7 tiêu chí. - Năng lực xác định được mục tiêu và nhiệm vụ học tập. + Xác định được mục tiêu học tập. + Xác định nhiệm vụ học tập. + Xác định các yêu cầu cần đạt được. - Năng lực lập kế hoạch tự học. + Hiểu rõ mục tiêu để đánh giá và tính toán những bước đi thích hợp, điều chỉnh được kế hoạch học tập. + Hình thành cách học tập, tự học phù hợp riêng và đạt được kết quả cao trong học tập của bản thân. - Năng lực tự đánh giá, rút kinh nghiệm và điều chỉnh quá trình học tập. + So sánh đối chiếu được kết quả học tập từ đó tự đánh giá, nhận thức bản thân. + Rút kinh nghiệm, tự điều chỉnh, bổ sung và tìm kiếm thông tin. 2.1. Câu hỏi định hướng bài học Bộ câu hỏi định hướng bài học bao gồm câu hỏi khái quát, câu hỏi bài học, câu hỏi nội dung và câu hỏi vận dụng. Đây là những thành phần quan trọng của kế hoạch bài dạy theo chương trình dạy học cho tương lai của Intel. Những câu hỏi này khuyến khích học sinh vận dụng những kĩ năng tư duy ở mức độ cao, giúp học sinh hiểu sâu, hiểu đúng bản chất các vấn đề học tập và hình thành hệ thống kiến thức, kĩ năng một cách vững chắc. Câu hỏi khái quát (Essential Questions) là dạng câu hỏi mang tính mở, khơi dậy sự thích thú, sự quan tâm của học sinh và chỉ ra được sự phong phú và phức tạp của một chủ đề nghiên cứu. Câu hỏi khái quát giúp học sinh hiểu sâu các vấn đề vì chúng đề cập đến những câu hỏi mấu chốt và những ý tưởng cốt lõi của một vấn đề. Những câu hỏi khái quát có những đặc điểm như: Câu hỏi bài học thường gắn với một nội dung bài học cụ thể, chúng được thiết kế để chỉ ra và khai thác những câu hỏi khái quát thông qua chủ đề. Câu hỏi bài học đưa ra các chỉ dẫn liên quan đến chủ đề và môn học cụ thể đối với các câu hỏi khái quát. Chúng thường mở ra và gợi ý các hướng nghiên cứu, bàn luận; Chúng khai thác các phương diện, tính phức tạp, phong phú của vấn đề và được dùng để khởi đầu cho một sự tranh luận. Tác dụng của câu hỏi đinh hướng bài học với sự phát triển năng lực tự học. - Định hướng hoạt động cho GV và HS vào những nội dung quan trọng. Tránh được tình trạng trình bày nông cạn, hời hợt, ngoài chủ đích. 77 Đỗ Thị Thu Huyền - Giúp GV và HS đạt được các mục tiêu dạy học. - Dẫn dắt HS đến kiến thức thông qua hệ thống câu hỏi. Giúp HS học tập tốt hơn, nhanh hơn, thông minh và sâu sắc hơn. - Rèn luyện kĩ năng tổ chức và sử dụng kiến thức. - Rèn cho HS kĩ năng tư duy bậc cao, khơi dậy sự chú ý của HS, kích thích hứng thú học tập. Để phát huy được những tác dụng trên thì việc thiết kế và sử dụng bộ câu hỏi phải đáp ứng được những yêu cầu sau: - Bộ câu hỏi định hướng bài học cần hướng đến việc phát huy năng lực tư duy, kích thích được hứng thú học cho học sinh. - Hướng vào mục tiêu, chú ý các nội dung quan trọng. - Câu hỏi phải ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu, ngôn ngữ trong sáng. - Đảm bảo tính vừa sức, số lượng vừa phải. - Bộ câu hỏi phải có tính logic cao, có sự gắn kết giữa câu hỏi khái quát, câu hỏi bài học, câu hỏi nội dung, câu hỏi vận dụng. - Đa dạng về hình thức và mức độ nhận thức của các câu hỏi. 2.2. Thiết kế bộ câu hỏi định hướng bài học Trong phạm vi bài viết này tôi xin trình bày bộ câu hỏi định hướng bài học trong bài AXIT NITRIC VÀ MUỐI NITRAT hóa 11 chương trình Nâng cao. BỘ CÂU HỎI ĐỊNH HƯỚNG BÀI HỌC Câu hỏi khái quát: Nitơ và các hợp chất của nó có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống của chúng ta? Câu hỏi bài học Câu hỏi nội dung 1. Xác định công thức cấu tạo của HNO3? 1.1. Viết công thức e của N, O từ đó suy ra công thức cấu tạo của HNO3. 1.2 Cho biết kiểu liên kết trong phân tử HNO3? 1.3. Tại sao trong HNO3 nitơ có số oxi hóa là +5 nhưng chỉ có hóa trị 4. 2. HNO3 có những tính chất vật lí gì? 2.1. Trình bày tính chất vật lí của HNO3 2.2 Tại sao HNO3 lại tan trong nước theo bất kì tỷ lệ nào? 2.2 Tại sao lọ đựng dd HNO3 đặc để lâu lại có màu vàng? 3. Tính chất hóa học cơ bản của HNO3 là gì? Vì sao HNO3 lại có những tính chất đó? .3.1. HNO3 thể hiện tính axit mạnh khi phản ứng với nhũng chất nào? Viết PTHH của các phản nứng đó? 3.2. HNO3 tác dụng với kim loại có giải phóng khí H2 không? Vì sao? 3.3. Dựa vào số oxi hoá của N trong HNO3 hãy dự đoán tính oxi hóa khử của HNO3? 3.4. HNO3 thể hiện tính oxi hóa mạnh khi tác dụng với những chất nào? Sản phẩm khử thu được là gì? Viết PTHH của các phản ứng xảy ra khi cho HNO3 tác dụng với Al, Fe, Cu, Mg các phản ứng đó xảy ra trong điều kiện nào? 3.5. Xác định số oxi hoá của N trong các phản ứng trên. 3.6. Dd HNO3 không tác dụng với kim loại vàng. Vậy dd nào có thể hòa tan vàng? 3.7 Viết PTHH của phản ứng khi cho HNO3 tác dụng với S, C, H2S. 78 Thiết kế và sử dụng bộ câu hỏi định hướng bài học Chương Nhóm nitơ nhằm phát triển... 4. HNO3 có những ứng dụng quan trọng nào? 4.1. Nêu các ứng dụng của HNO3, các ứng dụng đó dựa trên những tính chất nào? 5. HNO3 được điều chế như thế nào trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp? 5.1. Trong phòng thí nghiệm, HNO3 được điều chế từ những hóa chất nào? Viết PTHH? 5.2 Vẽ sơ đồ bộ dụng cụ để điều chế HNO3 trong phòng thí nghiệm 5.2. Trạng thái của các chất tham gia phản ứng phải như thế nào? Tại sao? (có thể liên hệ bài HCl đã học ở lớp 10). 5.3. Quá trình sản xuất HNO3 trong công nghiệp qua mấy giai đoạn? Viết phương trình phản ứng ở từng giai đoạn. 6. Muối nitrat là gì, có nhũng tính chất nào? 6.1. Muối nitrat là gì? 6.2. Hãy cho biết một vài tính chất vật lí của muối nitrat (trạng thái, màu sắc, tính tan. . . ). 6.3. Ngoài tính chất chung của muối, muối nitrat còn có tính chất nào khác nữa? Viết PTHH minh họa. 6.4. Muối nitrat được nhận biết bằng hóa chất nào? Tại sao? Viết PTHH minh họa 6.5. Muối nitrat có ứng dụng quan trọng gì trong cuộc sống? 7.Cho biết chu trình của nitơ trong tự nhiên. 7.1. Cây xanh, động vật lấy nitơ ở dạng ion nào để chuyển thành protein thực vật, động vật? 7.2. Trong đất nitơ tồn tại dạng ion nào? Nó có thể bị chuyển hóa thành những chất nào? 7.3. Trong tự nhiên, còn sự chuyển hóa nào của nitơ nữa không? 7.4. Hãy khái quát chu trình nitơ trong tự nhiên? Câu hỏi vận dụng 1. Bằng kiến thức hóa học, hãy giải thích cơ sở khoa học của câu ca dao "Lúa chiêm lấp ló đầu bờ Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên"? 2. Dung dịch nào có thể hòa tan vàng và bạch kim? 3. Để phân biệt heroin với moocphin người ta có thể dùng hóa chất nào, tại sao? 4. Tại sao khi HNO3 đặc rơi vào da chỗ da đó lại bị chuyển thành màu vàng? 5 . Những hóa chất chính trong thuốc nổ đen là gì? Với bộ câu hỏi định hướng bài học đã thiết kế, kết hợp với các phương tiện trực quan như thí nghiệm hoá học, mô hình, tranh vẽ các dạng thù hình của các bon, giáo viên thiết kế các hoạt động học tập trên lớp cho học sinh và tài liệu hướng dẫn tự học với nội dung bài tập giúp học sinh chủ động trong việc chiếm lĩnh tri thức. Hình thành năng lực tự học cho học sinh đạt hiệu quả cao. 2.3. Thiết kế công cụ đánh giá năng lực tự học của học sinh Bộ công cụ đánh giá năng lực tự học của HS cần đảm bảo đánh giá được các tiêu chí, biểu hiện của năng lực này. Do đó, ngoài các hình thức kiểm tra đánh giá mức độ nắm vững kiến thức, kĩ năng của HS, cần sử dụng thêm các công cụ đánh giá năng lực như bảng kiểm quan sát, phiếu tự đánh giá của HS hoặc phiếu hỏi, phỏng vấn GV, HS trong những tình huống, bối cảnh cụ thể. Để thiết kế bộ công cụ đánh giá năng lực tự học của HS, cần dựa vào các thành tố cấu trúc 79 Đỗ Thị Thu Huyền của năng lực tự học và mức độ đạt được theo các tiêu chí đó. Từ các thành tố và tiêu chí (biểu hiện) của năng lực tự học, chúng tôi đã xây dựng các tiêu chí đánh giá và mức độ thể hiện các tiêu chí của năng lực này và trình bày trong bảng sau: TT NLTH Tiêu chí( biểuhiện) Mức độ đánh giá năng lực tự học Mức 1 Chưa đạt (0 - 4,0đ) Mức 2 Đạt (4,5- 7,0đ) Mức 3 Tốt (7,5- 10đ) Năng lực xác định mục tiêu học tập 1. Xác định nhiệm vụ học tập dựa trên kết quả đã đạt được Chưa xác định được nhiệm vụ học tập dựa trên kết quả đã đạt được Xác định được nhiệm vụ học tập dựa trên kết quả đã đạt được nhưng chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lí Xác định được đầy đủ và hợp lí nhiệm vụ học tập dựa trên kết quả đã đạt được 2. Đặt mục tiêu học tập chi tiết, cụ thể, khắc phục những khía cạnh còn yếu kém. Chưa đặt được mục tiêu học tập cụ thể và chưa khắc phục được những khía cạnh còn yếu kém Đặt được mục tiêu học tập cụ thể nhưng chưa chi tiết đầy đủ, khắc phục được một số khía cạnh còn yếu kém Đặt ra được mục tiêu học tập cụ thể rõ ràng, đúng hướng, khắc phục được những khía cạnh còn yếu kém Năng lực lập kế hoạch và thực hiện cách học 3. Lập kế hoạch học tập Chưa lập được kế hoạch học tập hoặc lập kế hoạch học tập sơ sài mang tính đối phó Lập được kế hoạch học tập nhưng chưa chi tiết, cụ thể và hợp lí Lập kế hoạch chi tiết, cụ thể, hợp lí 4. Đánh giá và điều chỉnh được kế hoạch học tập Chưa đánh giá và điều chỉnh được kế hoạch học tập hoặc đánh giá và điều chỉnh chưa đầy đủ Đánh giá và điều chỉnh được kế hoạch học tập nhưng chưa hợp lí Đánh giá chi tiết kế hoạch học tập và điều chỉnh hợp lí Năng lực lập kế hoạch và thực hiện cách học 5. Hình thành cách học tập riêng của bản thân Chưa hình thành được cách học riêng của mình, còn học theo cảm hứng, phong trào Hình thành được cách học riêng của mình nhưng chưa thật phù hợp với các môn học khác nhau Hình thành được cách học riêng của bản thân, phù hợp với đặc thù của môn học 80 Thiết kế và sử dụng bộ câu hỏi định hướng bài học Chương Nhóm nitơ nhằm phát triển... 6. Tìm nguồn tài liệu phù hợp với các mục đích, nhiệm vụ học tập khác nhau Chưa tìm được nguồn tư liệu cho các mục đích, nhiệm vụ học tập khác nhau Tìm được nguồn tư liệu cho các mục đích, nhiệm vụ học tập khác nhau, nhưng tài liệu chưa có tính chọn lọc cao Tìm được nguồn tài liệu có tính chọn lọc, phù hợp với mục đích, nhiệm vụ học tập khác nhau 7. Sử dụng thư viện, chọn các tài liệu và làm thư mục phù hợp với từng chủ đề học tập Chưa biết sử dụng thư viện hoặc sử dụng thư viện nhưng chưa biết lựa chọn tài liệu và làm thư mục cho chủ đề học tập Biết sử dụng thư viện, chọn tư liệu và làm thư mục cho chủ đề học tập nhưng chưa rõ ràng và đầy đủ Biết sử dụng thư viện, chọn tài liệu và làm thư mục cho chủ đề học tập một cách khoa học 8. Ghi chép thông tin đọc được, bổ sung và tự đặt vấn đề học tập Chưa biết cách ghi chép thông tin đọc được, bổ sung và tự đặt được vấn đề học tập Biết cách ghi chép thông tin đọc ược, bổ sung và tự đặt được vấn đề học tập nhưng chưa thật phù hợp với chủ đề, chủ điểm Ghi chép thông tin đọc được rõ ràng, logic, bổ sung và tự đặt được vấn đề học tập một cách khoa học, phù hợp với chủ đề Năng lực đánh giá và điều chỉnh việc học 9. Tự nhận ra và điều chỉnh quá trình học tập Chưa tự nhận ra và điều chỉnh được những sai sót trong quá trình học tập của bản thân Nhận ra được sai sót trong quá trình học tập nhưng điều chỉnh chưa phù hợp Tự nhận ra và điều chỉnh quá trình học tập một cách hợp lí và có kết quả 10. Suy ngẫm cách học, rút kinh nghiệm và điều chỉnh cách học trong tình huống mới Có suy ngẫm về cách học nhưng chưa rút được kinh nghiệm và điều chỉnh cách học trong tình huống mới hoặc có điều chỉnh nhưng chưa hợp lí, chưa đầy đủ Suy ngẫm về cách học, rút kinh nghiệm và điều chỉnh cách học trong tình huống mới nhưng chưa đầy đủ Suy ngẫm về cách học, rút ra được kinh nghiệm và điều chỉnh được cách học phù hợp với tình huống mới 81 Đỗ Thị Thu Huyền 2.4. Thực nghiệm sư phạm Chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm trong năm học 2015 – 2016 tại 4 lớp 11 của hai trường THPT (THPT Lê Lợi – Thanh Hóa, GV giảng dạy Nguyễn Thị Hằng và THPT Lê Văn Linh- Thanh Hóa, GV giảng dạy Hà Xuân Tuân). Với các lớp thực nghiệm, chúng tôi cung cấp cho học sinh bộ câu hỏi định hướng bài học, đã thiết kế vào cuối buổi học hôm trước. Yêu cầu học sinh tự tìm hiều tài liệu và trả lời các câu hỏi bằng phiếu. Trong giờ học tiếp theo, chúng tôi tiến hành bài kiểm tra 15 phút và thu phiếu trả lời của HS. Cung cấp thông tin phản hồi, giúp đỡ sủa chữa những phần kiến thức thiếu sót. Và tiến hành bài kiểm tra 15 phút làn 2. Tiến hành bài kiểm tra để đánh giá chất lượng việc nắm vững kiến thức của HS qua bài dạy. Kết quả đánh giá sự phát triển năng lực tự học của HS qua bảng kiểm quan sát (GV đánh giá) và tự đánh giá của HS cùng với kết quả bài kiểm tra được thu thập và xử lí bằng phương pháp thống kê toán học. Dưới đây là kết quả thu được từ bảng kiểm quan sát và phiếu tự đánh giá của HS: Bảng 2. Bảng tổng hợp kết quả đánh giá về sự phát triển năng lực tự học của HS thông qua bảng kiểm quan sát (Đánh giá của GV và tự đánh giá của HS) TT Tiêu chí đánh giá năng lực tự học của họcsinh Điểm trung bình GV đánh giá HS tự đánh giá TN ĐC TN ĐC 1 Xác định nhiệm vụ học tập có tính đến kết quả học tập trước đây và định hướng phấn đấu tiếp theo 8,11 7,65 7,54 6,67 2 Xác định mục tiêu học tập một cách chi tiết, cụ thể có chú trọng tập trung vào những khía cạnh còn yếu kém để nâng cao hơn 8,02 7,47 7,46 7,01 3 Đánh giá và điều chỉnh được kế hoạch học tập của bản thân, hình thành cho mình cách học tập riêng. 8,03 7,52 7,15 5,89 4 Tìm được nguồn tài liệu phù hợp với các mụcđích, nhiệm vụ học tập khác nhau. 9,10 7,77 8,35 7,26 5 Thành thạo sử dụng thư viện, chọn các tài liệu và làm thư mục phù hợp với từng chủ đề học tập của các bài tập khác nhau. 8,88 6,32 8,22 5,65 6 Ghi chép thông tin đọc được bằng các hình thức phù hợp, thuận lợi cho việc ghi nhớ, sử dụng, bổ sung khi cần thiết 9,12 7,43 8,78 8,14 7 Tự đặt được vấn đề học tập 8,15 6,88 7,98 6,15 8 Tự nhận ra và điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân trong quá trình học tập 8,36 6,94 7,85 5,64 82 Thiết kế và sử dụng bộ câu hỏi định hướng bài học Chương Nhóm nitơ nhằm phát triển... 9 Suy ngẫm cách học của mình, đúc kết kinh nghiệm để có thể chia sẻ, vận dụng vào các tình huống khác nhau 7,35 5.87 7,11 4.87 10 Trên cơ sở những thông tin phản hồi, biết vạch kế hoạch điều chỉnh cách học để nâng cao chất lượng học tập 8,14 6,12 7,78 5,23 3. Kết luận Trong bài báo này chúng tôi đã đề cập vắn tắt cơ sở lí luận về năng lực tự học, bộ câu hỏi định hướng bài học và vai trò của nó, đồng thời thiết kế bộ câu hỏi định hướng bài học nhằm phát triển năng lực tự hoc cho học sinh. Kết quả thực nghiệm cho thấy tính khả thi của việc sử dụng bộ câu hỏi định hướng bài học trong việc phát triển năng lực tự học cho học sinh. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Phạm Thị Phú, Trương Thị Phương Chi, 2015. Mô hình dạy – tự học với sự hỗ trợ của e-learning ở trường trung học phổ thông. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Số 60(8), trang 92. [2] Nguyễn Ngọc Duy, 2014. Phát triển năng lực tự học cho học sinh thông qua việc sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học phần hóa học vô cơ lớp 11 trung học phổ thông. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Số 59(6), trang 132. [3] Nguyễn Thị Nguyệt, 2016. Sử dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong dạy học hóa hữu cơ ở các trường Đại học và Cao đẳng y tê nhằm phát triển năng lực tự học cho sinh viên, Luận án tiến sĩ Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm Hà nội. [4] Dự án Việt – Bỉ, 2010. Dạy và học tích cực. Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học. Nhà xuất bản Đại học Sư Phạm. [5] Trần Huy Hoàng, 2010. Sử dụng bài tập vật lí trong việc bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh. Tạp chí Giáo dục. Số 251, tr. 48-49. [6] Nguyễn Thị Sửu, Vũ Thị Thu Hoài, 2009. Phát triển năng lực tự học cho học sinh bằng phương pháp dạy học khám phá có hướng dẫn một số khái niệm hoá hữu cơ lớp 11 nâng cao). Tạp chí Giáo dục, Số 220, tr. 33-35. [7] Hoàng Hồng Thái, 2008. Góp phần rèn luyện năng lực tự học cho học sinh chuyên Hoá - Trường trung học phổ thông. Tạp chí Giáo dục, Số 188, tr. 40-42. [8] Bùi Thị Bưởi, 2014. Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập Hóa học vô cơ lớp 12 nâng cao để phát triển năng lực tự học cho học sinh, Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 83 Đỗ Thị Thu Huyền ABSTRACT Designs and the uses of orienting question in nitrogen chapter to improve self- learning competence of students Do Thi Thu Huyen Le Loi High School, Tho Xuan, Thanh Hoa Province Self- learning is considered as the main ability needing to be formed and improved for students in every subject and chooling level. In order to improve self- learning among students, we can use different techniques. In this writing, we refer to the theoretical backgruond of self – learning, students’ abilities and the uses of orienting question in the nitrogen chapter to improve self- learning competence of students. Keywords: capacity development, self-learning ability, students, orienting questions. 84

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf4658_dtthuyen_1422_2130308.pdf