Thiết kế tổ chức thi công công trình cống

Tài liệu Thiết kế tổ chức thi công công trình cống: CHƯƠNG III: THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG CÔNG TRÌNH CỐNG Mục đích để xác định cấu tạo, thiết kế, thi công thực hiện các thao tác thi công hai cống phù hợp với điều kiện cụ thể của công trình *Nội dung: 1. Thiết kế cấu tạo cống 2. Tính toán khối lượng vật liệu cho các cống 3. Xác định trình tự thi công 4. Xác định kỹ thuật thi công 5. Xác lập công nghệ thi công 6. Xác định khối lượng công tác 7. Tính toán năng suất máy móc, xác định các định mức sử dụng nhân lực và vật liệu 8. Tính toán số công số ca máy hoàn thành các thao tác 9. Xác định phương pháp tổ chức thi công 10. Biên chế các tổ đội thi công 11. Tính toán thời gian hoàn thành các thao tác 12. Xác định hướng thi công - lập tiến độ thi công * Liệt kê công trình cống: Bảng III.1: Bảng công trình cống. STT Lý trình (m) Khẩu độ (cm) Cao độ tim đường (m) Cao độ đáy cống (m) H đắp trên cống (m) isườn (%) Lcống (m) icống (%) 1 Km0+185.7 2F125 146.30 143.93 0.53 5.7 10 2 2 Km0+613.6 1F150 137.1...

doc38 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 8006 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Thiết kế tổ chức thi công công trình cống, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG III: THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG CÔNG TRÌNH CỐNG Mục đích để xác định cấu tạo, thiết kế, thi công thực hiện các thao tác thi công hai cống phù hợp với điều kiện cụ thể của công trình *Nội dung: 1. Thiết kế cấu tạo cống 2. Tính toán khối lượng vật liệu cho các cống 3. Xác định trình tự thi công 4. Xác định kỹ thuật thi công 5. Xác lập công nghệ thi công 6. Xác định khối lượng công tác 7. Tính toán năng suất máy móc, xác định các định mức sử dụng nhân lực và vật liệu 8. Tính toán số công số ca máy hoàn thành các thao tác 9. Xác định phương pháp tổ chức thi công 10. Biên chế các tổ đội thi công 11. Tính toán thời gian hoàn thành các thao tác 12. Xác định hướng thi công - lập tiến độ thi công * Liệt kê công trình cống: Bảng III.1: Bảng công trình cống. STT Lý trình (m) Khẩu độ (cm) Cao độ tim đường (m) Cao độ đáy cống (m) H đắp trên cống (m) isườn (%) Lcống (m) icống (%) 1 Km0+185.7 2F125 146.30 143.93 0.53 5.7 10 2 2 Km0+613.6 1F150 137.11 134.39 0.64 7.3 10 4 III.1. THIẾT KẾ CẤU TẠO CỐNG: Các bộ phận cơ bản bao gồm: ống cống, mối nối cống, móng thân cống, tường đầu, tường cánh, sân cống, chân khay, gia cố hạ lưu, thượng lưu, tường chống xói. Chiều dài của ống cống là: 10m, gồm 10 đốt cống, mỗi đốt có chièu dài 99cm. III.1.1. Ống Cống: - Ống cống là cấu kiện chịu lực, chịu hoạt tải, tải trọng đất đắp, KCAĐ và tải trọng bản thân. - Khi tính toán kết cấu bỏ qua lực cắt và lực dọc trong cống, chỉ tính toán với kết cấu chịu mômen. - Cấu tạo bêtông cốt thép M25. - Được đúc sẵn theo định hình, chiều dài một đốt là 99cm. III.1.2. Mối Nối Cống: - Có tác dụng lấp đầy khe nối giữa các ống và không cho nước trong cống thấm vào nền đường. - Do tính chất chịu lực của ống cống, chịu hoạt tải phân bố không đều nên mối nối ống trong đường ôtô thường dùng mối nối mềm. III.1.3. Móng Thân Cống: - Phân bố lại và truyền lực từ ống cống xuống nền đất. - Cố định vị trí ống cống. - Thường dùng móng mềm cấp phối đá dăm loại 2, Dmax37.5, đầm chặt K0.98, dày 30cm. III.1.4. Tường Đầu Cống: - Tác dụng: + Chắn đất nền đường. + Cố định vị trí cống. - Cấu tạo: + Bêtông ximăng M15, đá 20Ẵ40 đổ tại chỗ, độ sụt 6÷8cm. - Đỉnh tường rộng 25÷40cm, chọn 35cm. Lưng tường có độ dốc 4:1÷6:1, chọn 5:1. - Móng tường đầu thường được làm bằng vật liệu Bêtông ximăng M15, đá 20´40 đổ tại chỗ, độ sụt 6÷8cm, chôn sâu 80÷120cm, mở rộng 40÷80cm để đảm bảo ổn định lật và ổn định trượt cho tường chắn. III.1.5. Tường Cánh Cống: - Tường cánh có tác dụng chắn đất, giữ ổn định cho mái taluy hướng dòng chảy vào cống. - Tường cánh có cấu tạo tương tự tường đầu, đỉnh tường rộng từ 20÷40cm. Lưng tường có độ dốc từ 4:1 ÷ 6:1, chọn 5:1, độ dốc đỉnh tường lấy bằng độ dốc của mái taluy. - Vật liệu làm tường dùng Bêtông ximăng M15, đá 20´40 đổ tại chỗ, độ sụt 6÷8cm. - Móng tường cánh thường được chôn sâu 80÷120cm, làm bằng vật liệu Bêtông ximăng M15, đá 20´40 đổ tại chỗ, độ sụt 6÷8cm, mở rộng 40÷80cm để đảm bảo ổn định lật và ổn định trượt cho tường cánh. III.1.6. Sân Cống: - Gồm phần trước (sân cống phía thượng lưu) và phần sau (sân cống phía hạ lưu), nằm giữa phạm vi 2 tường cánh. - Cấu tạo bêtông ximăng M15, đá dăm 20´40 đổ tại chỗ, độ sụt 6÷8cm, chiều dày 20÷40 cm, chọn 30cm. III.1.7. Chân Khay: - Giữ ổn định cho cống, là tường chống xói trong trường hợp không có tường chống xói. - Cấu tạo bằng BTXM M15, đá 20´40 đổ tại chỗ, độ sụt 6÷8cm, chôn sâu 80÷120cm. III.1.8. Gia Cố Thượng, Hạ Lưu: - Để chống xói phần lòng suối trước và sau cống. - Chiều dài gia cố thượng lưu được tính từ mép trước của sân cống về phía thượng lưu, chiều dài gia cố hạ lưu được tính từ cửa ra cho đến mép đầu của tường chống xói. - Chiều dài gia cố phía thượng lưu lấy 1m nếu không đào thượng lưu, dài từ 1÷2 lần khẩu độ cống nếu đào thượng lưu. - Chiều dài gia cố phía hạ lưu. Bắt đầu từ cửa ra lấy bằng 3 lần khẩu độ cống (hoặc 3 lần khẩu độ tương đương nếu cống có nhiều cửa). - Cấu tạo bằng BTXM M15, đá 20´40 đổ tại chỗ, độ sụt 6÷8cm. III.1.9. Tường Chống Xói: - Tác dụng chống xói trước và sau cống. - Tường chống xói phía thượng lưu cấu tạo giống chân khay. - Tường chống xói phía hạ lưu cấu tạo nghiêng 1 góc 45° so với phương ngang, chiều sâu Hx+0.5m, Hx là chiều sâu xói tính toán theo công thức sau: Trong đó: Hx: chiều sâu xói theo tính toán H: chiều cao mực nước dâng trước cống B: khẩu độ cống hoặc khẩu độ tương đương của cống Lgc: chiều dài của đoạn gia cố hạ lưu - Cấu tạo bằng BTXM M15, đá 20´40 đổ tại chỗ, độ sụt 6÷8cm, chiều dày tương tự phần chân khay. III.2. TÍNH TOÁN KHỐI LƯỢNG VẬT LIỆU CHO CÁC CỐNG: III.2.1. Xác Định Khối Lượng Vật Liệu Xây Cống 2Φ125 Tại Km0+185.7 (Cống I): III.2.1.1. Cấu tạo và kích thước các bộ phận cống tại Km0+185.7: - Cấu tạo cửa vào phía thượng lưu: Hình III.1: Cửa vào phía thượng lưu cống Km0+185.7 - Mặt bằng cửa vào phía thượng lưu: Hình III.2: Mặt bằng cửa vào phía thượng lưu cống Km0+185.7 - Cấu tạo cửa ra phía hạ lưu: Hình III.3: Cửa ra phía hạ lưu cống Km0+185.7 - Mặt bằng cửa ra phía hạ lưu: Hình III.4: Mặt bằng cửa ra phía hạ lưu cống Km0+185.7 - Cắt ngang cống tại tim đường: Hình III.5: Mặt cắt ngang cống Km0+185.7 tại tim đường - Cắt ngang tường đầu phía thượng lưu và hạ lưu: Hình III.6: Mặt ngang tường đầu phía thượng lưu và hạ lưu cống Km0+185.7 - Cắt ngang tường cánh phía thượng lưu và hạ lưu: Hình III.7: Mặt cắt ngang tường cánh phía thượng lưu và hạ lưu cống Km0+185.7 - Cấu tạo mối nối ống cống: Hình III.8: Mặt cắt cấu tạo mối nối ống cống Km0+185.7 - Chính diện cống: Hình III.9: Chính diện cống Km0+185.7 III.2.1.2. Khối lượng đá dăm đệm móng: Đá dăm đệm móng cống (móng thân cống và các lớp đệm 10cm) - Móng tường đầu tường cánh và móng sân cống: V=3.42m3 - Móng gia cố thượng, hạ lưu và sân cống: V=3.14m3 III.2.1.3. Khối lượng cấp phối đá dăm làm móng thân cống: Móng thân cống làm bằng vật liệu cấp phối đá dăm loại 2 có Dmax37.5, chiều dày của lớp móng thân cống là 30cm. Khối lượng lớp cấp phối này là: V=8.608m3 III.2.1.4. Khối lượng bêtông cố định ống cống: Bêtông cố định ống cống sử dụng BTXM đổ tại chổ, đá 20Ẵ40 M15, độ sụt từ 6÷8cm. V=8.234 m3 III.2.1.5. Khối lượng bêtông tường đầu và tường cánh: Bêtông tường đầu và tường cánh dùng BTXM đá 20Ẵ40, đổ tại chổ M15, độ sụt 6÷8cm. V=7.148m3 III.2.1.6. Khối lượng bêtông móng tường đầu, tường cánh và chân khay: Bêtông tường đầu và tường cánh dùng BTXM đá 20´40, đổ tại chổ M15, độ sụt 6÷8cm. V=36.26m3 III.2.1.7. Khối lượng cát thô chèn giữa các ống cống: Cát chèn giữa các ống cống dùng cát vàng hạt thô, khối lượng được xác định: V=5.636m3 III.2.1.8. Khối lượng đá hộc lát khan: Đá hộc lát khan có tác dụng gia cố cho hạ lưu nhằm chống xói cho phần hạ lưu. V=8.919 m3 III.2.1.9. Mối nối ống cống và số đốt ống cống: Với cống tròn BTCT bán lắp ghép, cấu kiện chịu lực chủ yếu là các ống cống lắp ghép ta sử dụng mối nối mềm nhằm tránh hiện tượng mối nối bị phá hoại mối nối cống làm cho nước từ trong ống cống thấm vào nền đường, do sự chuyển vị tương đối giữa các ống cống dưới tác dụng của tải trọng phân bố không đều gây nên hiện tượng lún không đều giữa các ống cống. Chiều dài ống cống 10m: gồm 10 đốt cống, chiều dài mỗi đốt 99cm, chiều dài mối nối cống 1cm. Cấu tạo mối nối ống công như hình vẽ: hình 3.8. III.2.1.10. Khối lượng đất sét phòng nước cho cống: Lớp đất sét phòng nước từ ống cống thấm vào nền đường có chiều dày trung bình 10cm, phía trên cống được đắp với độ dốc 2% để thoát nước trong quá trình thi công. V=5.448m3 III.2.1.11. Khối lượng bêtông gia cố thượng lưu và hạ lưu và sân cống: Bêtông gia cố thượng lưu và hạ lưu giống như bêtông móng tường đầu và tường cánh. V=30.86m3 III.2.2.12. Khối lượng bêtông đất đất đắp thủ công trên cống: Sử dụng nhân công để thi công đất đắp thủ công trên cống, đất đắp thủ công được đắp đối xứng thành từng lớp có chiều dày 20cm, và khi thi công mỗi lớp phải đầm chặt đến độ chặt K=0.98 rồi mới được đắp lớp tiếp theo. Đất đắp cống sử dụng đất Á cát và đắp với độ dốc nghiêng dọc theo tim đường là 1:3 để đảm bảo xe thi công qua lại được trong quá trình thi công. Khối lượng đất đắp thủ công trên cống là: V=272.320m3 III.2.2. Xác Định Khối Lượng Vật Liệu Xây Cống 1Φ150 Tại Km0+613.6 (Cống II): III.2.2.1. Cấu tạo và kích thước các bộ phận cống tại Km0+613.6: - Cấu tạo cửa vào phía thượng lưu: Hình III.10: Cửa vào phía thượng lưu cống Km0+613.6 - Mặt bằng cửa vào phía thượng lưu: Hình III.11: Mặt bằng cửa vào phía thượng lưu cống Km0+613.6 - Cấu tạo cửa ra phía hạ lưu: Hình III.12: Cửa ra phía hạ lưu cống Km0+613.6 - Mặt bằng cửa ra phía hạ lưu: Hình III.13: Mặt bằng cửa ra phía hạ lưu cống Km0+613.6 - Cắt ngang cống tại tim đường: Hình III.14: Mặt cắt ngang cống Km0+613.6 tại tim đường - Cắt ngang tường đầu phía thượng lưu và hạ lưu: Hình III.15: Mặt ngang tường đầu phía thượng lưu và hạ lưu cống Km0+613.6 - Cắt ngang tường cánh phía thượng lưu và hạ lưu: Hình III.16: Mặt cắt ngang tường cánh phía thượng lưu và hạ lưu cống Km0+613.6 - Cấu tạo mối nối ống cống: Hình III.17: Mặt cắt cấu tạo mối nối ống cống - Chính diện cống: Hình III.18: Chính diện cống III.2.2.2. Khối lượng đá dăm đệm móng: Đá dăm đệm móng cống (móng thân cống và các lớp đệm 10cm) - Lớp đệm móng tường đầu, tường cánh: V=3.42m3 - Lớp đệm gia cố thượng lưu, hạ lưu và sân cống: V=3.14m3 III.2.2.3. Khối lượng cấp phối đá dăm làm móng cống: Móng thân cống làm bằng vật liệu cấp phối đá dăm loại 2 có Dmax37.5, chiều dày của lớp móng thân cống là 30cm. Khối lượng lớp cấp phối này là: V=5.66m3 III.2.2.4. Khối lượng bêtông cố định ống cống: Bêtông cố định ống cống sử dụng BTXM đổ tại chổ, đá 20´40 M15, độ sụt từ 6÷8cm. V=6.83m3 III.2.2.5. Khối lượng bêtông tường đầu và tường cánh: Bêtông tường đầu và tường cánh dùng BTXM đá 20´40, đổ tại chổ M15, độ sụt 6÷8cm. V=7.99m3 III.2.2.6. Khối lượng bêtông móng tường đầu, tường cánh và chân khay: Bêtông tường đầu và tường cánh dùng BTXM đá 20´40, đổ tại chổ M15, độ sụt 6÷8cm. V=25.67m3 III.2.2.7. Khối lượng đá hộc lát khan: Đá hộc lát khan có tác dụng gia cố cho hạ lưu nhằm chống xói cho phần hạ lưu V=5.78m3 III.2.2.8. Mối nối ống cống và số đốt ống cống: Với cống tròn BTCT bán lắp ghép, cấu kiện chịu lực chủ yếu là các ống cống lắp ghép ta sử dụng mối nối mềm nhằm tránh hiện tượng mối nối bị phá hoại mối nối cống làm cho nước từ trong ống cống thấm vào nền đường, do sự chuyển vị tương đối giữa các ống cống dưới tác dụng của tải trọng phân bố không đều gây nên hiện tượng lún không đều giữa các ống cống. Chiều dài ống cống 10m: gồm 10 đốt cống, chiều dài mỗi đốt 99cm, chiều dài mối nối cống 1cm. Cấu tạo mối nối ống công như hình vẽ: hình 3.17. III.2.2.9. Khối lượng đất sét phòng nước cho cống: Lớp đất sét phòng nước từ ống cống thấm vào nền đường có chiều dày trung bình 10cm. V=4.184m3 III.2.2.10. Khối lượng bêtông gia cố thượng lưu và hạ lưu và sân cống: Bêtông gia cố thượng lưu và hạ lưu giống như bêtông móng tường đầu và tường cánh. V=27.73m3 III.2.2.11. Khối lượng bêtông đất đất đắp thủ công trên cống: Sử dụng nhân công để thi công đất đắp thủ công trên cống, đất đắp thủ công được đắp đối xứng thành từng lớp có chiều dày 20cm, và khi thi công mỗi lớp phải đầm chặt đến độ chặt K=0.98 rồi mới được đắp lớp tiếp theo. Đất đắp cống sử dụng đất Á cát và đắp với độ dốc nghiêng dọc theo tim đường là 1:3 để đảm bảo xe thi công qua lại được trong quá trình thi công. Khối lượng đất đắp thủ công trên cống là: V=379.42m3 III.3. XÁC ĐỊNH TRÌNH TỰ THI CÔNG: Định vị tim cống San dọn mặt bằng thi công Đào móng cống bằng máy Đào móng cống bằng thủ công Vận chuyển vật liệu xây cống Làm lớp đệm tường đầu, tường cánh Đổ bêtông móng tường đầu, móng tường cánh Làm móng thân cống Vận chuyển ống cống Lắp đặt ống cống Làm mối nối ống cống, lớp phòng nước Đổ bêtông tường đầu, tường cánh Đào móng gia cố thượng lưu, hạ lưu Làm lớp đệm gia cố thượng lưu, hạ lưu Đổ bêtông gia cố thượng lưu, hạ lưu Đắp đất trên cống III.4. XÁC ĐỊNH KỸ THUẬT THI CÔNG VÀ XÁC LẬP CÔNG NGHỆ THI CÔNG: III.4.1. Định Vị Tim Cống: Trước khi thi cống cống cần phải định vị tim cống. Cần 1 kỹ sư và 1 công nhân dùng máy kinh vĩ để xác định lại vị trí tim cống và chu vi công trình cống. Dùng máy toàm đạc để xác định chính xác vị trí và cao độ của các móng cống, cửa vào, cửa ra của cống theo các mốc đo cao chung của tuyến đường. - Định mức cho mỗi công việc này là: 0.5 (công/cống). III.4.2. San Dọn Dẹp Mặt Bằng: - Để thuận tiện cho việc cẩu lắp cấu kiện, tập kết vật liệu xây và các cấu kiện đúc sẵn ta dùng máy ủi dọn dẹp ở hai bên cống, lấy 15m về hai phía cống và dọc theo hai chiều dài cống trong phạm vi thi công nền đường là 25m. Þ Mặt bằng thi công cống là: (15+15)×25 = 750m2 - Tra định mức 24/2005 cho công tác này với mã hiệu AA.11212 ta có năng suất san dọn mặt bằng thi công của máy ủi là: 0.0045 (ca/100 m2) III.4.3. Đào Móng Cống Bằng Máy: Dùng máy ủi để đào móng thân cống, phần gia cố thượng, hạ lưu và sân cống. Khối lượng cho công tác này đối với các cống số đã tính tương đối nhỏ nên có thể thi công bằng thủ công, nhưng đã dùng máy ủi trong công tác san dọn mặt bằng nên sẽ kết hợp dùng cho công tác đào đất móng cống. III.4.4. Đào Móng Cống Bằng Nhân Công: - Hố móng được đào với kích thước bằng bề rộng của móng công trình cộng thêm mỗi bên 0.2m để lắp đặt ván khuôn (trong trường hpọ không có công nhân làm việc dưới cống). - Dùng nhân công điều chỉnh lại đúng kích thước thiết kế và điều kiện thi công yêu cầu. Phần móng tường đầu, tường cánh, chân khay dùng nhân công để đào. - Sau công tác này thì kiểm tra, nghiệm thu phần đào hố móng để nhanh chóng tiếp tục thi công các hạng mục khác. III.4.5. Vận Chuyển Vật Liệu Xây Cống: - Dùng xe ôtô tự đổ có tải trọng 13T để vận chuyển vật liệu đến vị trí tại công trường. Vật liệu chở không được xếp vượt cao quá chiều cao khống chế 3.8m tính từ mặt đường trở lên và không được rộng quá 2.5m. - Các vật liệu xây dựng cũng phải chuyên chở an toàn, che phủ cẩn thận tránh rơi vải hay ô nhiễm môi trường. Đồng thời cung ứng đầy đủ, kịp thời trong suốt thời gian thi công. III.4.6. Làm Lớp Đệm Tường Đầu, Tường Cánh: - Lớp đệm làm bằng vật liệu là cấp phối đá dăm loại 2, Dmax37.5, dày 30cm, đầm chặt K0.98. - Sử dụng nhân công để thi công lớp đệm. III.4.7. Đổ Bêtông Móng Tường Đầu, Tường Cánh: Thi công bêtông móng tường đầu tường cánh bằng phương pháp đổ tại chổ, sử dụng nhân công để thi công móng tường đầu và tường cánh. Vật liệu làm tường đầu và tường cánh là bêtông ximăng đá 20´40, M15 độ sụt 6÷8cm. III.4.8. Làm Móng Thân Cống: Móng thân cống làm bằng vật liệu cấp phối đá dăm loại 2 có Dmax37.5, có chiều dày 30cm. Sử dụng nhân công để thi công móng thân cống. III.4.9. Vận Chuyển ống Cống: Vận chuyển đốt cống: Dùng xe ôtô có tải trọng 13T vận chuyển đốt cống từ nơi tập kết vật liệu đến nơi xây dựng cống. Với chiều dài thùng xe là 4.9m, đối với cống F150cm thì mỗi chuyến xe chở được 5 đốt; đối với cống F125cm thì mỗi chuyến xe chở được 5 đốt. Cấu kiện chở trên ôtô không được xếp cao quá chiều cao giới hạn là 3.8m (kể từ mặt đường trở lên) và không được rộng quá 2.5m và không được xếp nhô ra ngoài thành xe. Phải đặt các cấu kiện đối xứng trục dọc và trục ngang của thùng xe. Khi xếp đặt các cấu kiện không đối xứng thì phải bố trí cho phía nặng của nó hướng về phía ca bin. Để cho cống không bị vỡ trong quá trình vận chuyển phải chằng đệm và buộc cẩn thận, các ống cống được đặt như các sơ đồ sau để vận chuyển. Để công tác bốc dỡ đơn giản và nhanh chóng thì các cống được đặt cách nhau một đoạn 10cm theo chiều ngang. Bốc dỡ ống cống và đặt các ống cống trên bãi đất dọc theo hố móng có chừa một dải rộng 3m để ôtô cần trục đi lại cẩu lắp ống cống. Hình III.19: Sơ đồ xếp cống F125 khi vận chuyển. Hình III.20: Sơ đồ xếp cống F150 khi vận chuyển. III.4.10. Cẩu Lắp ống Cống: - Dùng cần trục ôtô tự hành để cẩu lắp ống cống. - Lắp đặt ống cống + Trước khi lắp đặt ống cống ta cắm lại các cọc tim cống, cắm các cọc dẫn hướng, kiểm tra chất lượng, kích thước, và độ dốc của hố móng, cao độ đặt cống, đặt và thử ôtô cần trục. + Dùng ôtô cần trục để lắp đặt ống cống, tiến hành lắp đặt từ hạ lưu đến thượng lưu theo thứ tự từ nhỏ đến lớn trong sơ đồ sau: Hình III.21: Sơ đồ cẩu lắp cống số 1 Km0+185.7 Hình III.22: Sơ đồ cẩu lắp cống số 2 Km0+613.6 III.4.11. Mối Nối ống Cống: Các đốt cống đặt cách nhau 1cm sau đó đun nóng nhựa đường, quét nhựa 2 lớp bề ngoài ống cống, tẩm đay nhét vào khe giữa các ống cống, quét nhựa giấy dầu. Công việc này ta bố trí nhân lực để thi công. Sau khi nối các ống cống xong tiến hành đắp lớp phòng nước bằng đất sét chỉ số dẻo ≥27. Đối với cống số I ta phải tiến hành cố định ống cống bằng cát hạt lớn ở giữa 2 cống rồi sau đó mới đắp lớp phòng nước. III.4.12. Thi Công Bêtông Tường Đầu, Tường Cánh: Tiến hành lắp đặt ván khuôn tường đầu, tường cánh thượng hạ lưu, trộn hỗn hợp bê tông xi măng M15, đá 20´40 độ sụt 6÷8cm bằng máy trộn dung tích 250lít rồi tiến hành công tác đổ bê tông, bảo dưỡng bê tông. Bố trí nhân lực để lắp đặt ván khuôn, đổ bêtông và bảo dưỡng bêtông. III.4.13. Đào Móng Gia Cố Thượng, Hạ Lưu: Sử dụng nhân lực để đào hố móng, vận chuyển đất sang hai bên, vách hố móng thẳng đứng chiều sâu 0.3m như đối với móng tường đầu tường cánh, móng chân khay đào sâu như móng tường đầu và tường cánh. III.4.14. Làm Lớp Đệm Thượng, Hạ Lưu: Dùng cấp phối đá dăm Dmax37.5 làm lớp đệm cho cả tường đầu, tường cánh. Sử dụng nhân lực để thực hiện công tác này. III.4.15. Xây Phần Gia Cố Thượng, Hạ Lưu: Trộn hỗn hợp bê tông xi măng M15 đá 20´40 độ sụt 6÷8 cm bằng máy trộn dung tích 250lít kết hợp nhân công, máy đầm làm công tác này. Riêng phần hạ lưu còn có công tác đá hộc xếp khan có chít mạch dùng nhân công thực hiện. III.4.16. Đắp Đất Trên Cống Bằng Thủ Công: Đắp đất trên cống: Dùng nhân lực lấy đất Á cát đắp trên cống và đầm chặt với taluy đắp 1:3 để xe thi công có thể chạy qua lại. + Đối với cống số I: Tiến hành đắp gồm 9 lớp mỗi lớp dày 20cm và 1 lớp có chiều dày 12cm, đầm nén bằng máy đầm tay, độ ẩm 18%, đến độ chặt K=0.98 rồi mới tiến hành đắp lớp tiếp theo. + Đối với cống số II: Tiến hành đắp gồm 10 lớp mỗi lớp dày 20cm và 1 lớp có chiều dày 27cm, đầm nén bằng máy đầm tay, độ ẩm 18%, đến độ chặt K=0.98 rồi mới tiến hành đắp lớp tiếp theo. III.5. XÁC ĐỊNH KHỐI LƯỢNG CÔNG TÁC: Bảng III.2: Tổng hợp hợp khối lượng vật liệu làm cống. TT Vật liệu Đơn vị Khối lượng Cống số 1 Cống số 2 1 Bêtông đá 20´40, M15 m3 64.541 59.015 2 Cấp phối đá dăm loại 2 Dmax37.5 m3 8.608 5.664 3 Đá dăm làm lớp đệm m3 8.385 6.919 4 Số đốt ống cống đốt 20 10 5 Cát hạt thô chèn giữa các ống cống m3 5.636 0 6 Mối nối ống cống 18 9 7 Đá hộc m3 8.919 5.779 8 Đất sét m3 5.448 4.184 9 Đất đắp thủ công m3 272.320 379.42 Từ kĩ thuật thi công các công tác và khối lượng vật liệu ở trên ta xác định được khối lượng các công tác cho các cống như sau: * Cống số 1: - Bêtông đá 20´40 M15 độ sụt 6÷8cm có thành phần như sau (Tra định mức C2242): + Ximăng PC30: 266kg + Cát hạt vừa: 0.482m3 + Đá dăm 20´40: 0.884m3 + Nước: 175lít - Mối nối ống cống (1 cống f125): + Nhựa đường: 18.96kg + Đay: 1.75kg + Giấy dầu: 0.79kg - Quét nhựa đường: 94.67m2 * Cống số 2: - Bêtông đá 20´40 M15 độ sụt 6÷8cm, có thành phần vật liệu cho 1m3 bêtông như sau (Tra định mức C2242): + Ximăng PC30: 266kg + Cát hạt vừa: 0.482m3 + Đá dăm 20´40: 0.884m3 + Nước: 175lít - Mối nối ống cống (1 cống f150): + Nhựa đường: 22.70kg + Đay: 1.87kg + Giấy dầu: 0.97kg - Quét nhựa đường: 110.09m2 Bảng III.3: Tổng hợp khối lượng các công tác. TT Tên công tác Đơn vị Khối lượng các công tác Cống số 1 Cống số 2 1 Định vi tim cống cống 2 1 2 San dọn mặt bằng thi công cống m2 570 570 3 Đào móng thân cống bằng máy m3 16.16 11.71 4 Đào móng tường đầu tường cánh bằng máy m3 20.83 25.99 5 Đào móng tường đầu tường cánh bằng nhân công m3 23.99 13.19 6 Đào móng gia cố thượng lưu, hạ lưu bằng máy m3 25.66 22.97 7 Đào móng gia cố thượng lưu, hạ lưu bằng nhân công m3 11.66 9.72 8 Vận chuyển vật liệu xây dựng cống Xi măng PC30 kg 17167.91 15697.99 Cát hạt vừa m3 31.11 28.45 Đá dăm 20x40 m3 57.05 52.17 Đá hộc m3 8.919 5.779 Nhựa đường kg 341.28 204.3 Giấy dầu m2 31.5 16.83 Đay kg 14.22 8.73 9 Làm lớp đệm móng tường đầu, tường cánh m3 3.60 3.42 10 Làm lớp đệm gia cố thượng lưu, hạ lưu m3 4.60 3.14 11 Bêtông móng tường đầu, tường cánh m3 36.26 25.67 12 Làm móng thân cống m3 8.608 5.66 13 Vận chuyển ống cống ống 20 10 14 Lắp đặt ống cống ống 20 10 15 Đổ bêtông cố định ống cống m3 8.234 6.83 16 Làm mối nối phòng nước mối nối 18 9 17 Đổ bêtông tường đầu, tường cánh m3 7.148 7.99 18 Đắp cát hạt thô chèn giữa các ống cống m3 5.636 0 19 Đổ bêtông phần gia cố m3 30.86 27.73 20 Đá hộc lát khan chống xói m3 8.919 5.78 21 Đắp đất trên cống bằng thủ công m3 272.32 379.42 III.7. TÍNH TOÁN NĂNG SUẤT MÁY MÓC, XÁC ĐỊNH CÁC ĐỊNH MỨC SỬ DỤNG NHÂN LỰC VÀ VẬT LIỆU: III.7.1. Định Vị Tim Cống: Định mức: 0.5 công bậc 3.0/7/1 cống III.7.2. San dọn mặt bằng thủ công cống: Tra định mức 24/2005 Dùng máy ủi D50A. Năng suất san dọn máy ủi Mã hiệu AA1121.2 là 0.155 ca/100m2 (nhân công 3.0/7 là 0.123công) III.7.3. Đào Đất Móng Cống Bằng Máy: Khối lượng đào móng thân cống đối với cống số 1 là 4.233m3 và khối lượng đắp móng thân cống là 5.335m3, đối với cống số 2 là 2.113m3 và 3.528m3 tương đối nhỏ nên ta chỉ thực hiện thi công bằng thủ công, không thực hiện bằng máy. III.7.4. Đào Đất Móng Cống Bằng Thủ Công: Móng tường đầu, móng tường cánh, và móng chân khay được thực hiện bằng thủ công, năng suất đào móng được tra định mức như sau: Mã hiệu AB1121.2 (đào xúc đất cấp II là 0.62 công/1m3 (nhân công 3.0/7)). III.7.5. Vận Chuyển Vật Liệu Xây Dựng Cống: III.7.5.1. Tính năng suất ôtô tự đổ 13T vận chuyển vật liệu xây dựng theo thể tích (đá dăm, cát…): Năng suất: NV = (ống/ca) Trong đó: T: số giờ trong một ca, T=7h. Kt: hệ số sử dụng thời gian, Kt=0.9. V’: thể tích xe vận chuyển được trong một chuyến, V’= 8m3/chuyến. Tck: thời gian tổng cộng của một chu kỳ. Tck= Tbd+Txe+Tqđ Trong đó: Tbd: thời gian bốc dỡ của một chuyến, Tbd=30 phút. Tqđ: thời gian xe quay đầu, Tqđ=5 phút. Txe: thời gian xe chạy trên đường (cả chiều đi lẫn chiều về), Txe=2.L.60/V Với: L: quãng đường xe chạy chiều đi và chiều về, giả sử đơn vị thi công có VLXD tập trung sẵn tại một nơi cách Km2+00 một đoạn là 50m. V: tốc độ xe chạy trên đường khi chở vật liệu lấy trung bình cả chiều đi lẫn về là V=30km/h. Bảng III.4: Bảng tính năng suất xe theo thể tích. STT Lý trình Φ(cm) Lcống (m) L (km) Txe (phút) Tck (phút) NV (m3/ca) 1 Km0+185.7 2´125 10 2.638 10.55 45.55 66.39 2 Km0+613.6 150 10 2.211 8.85 43.45 69.60 III.7.5.1. Tính năng suất ôtô 13T vận chuyển VLXD theo khối lượng (xi măng): Năng suất của xe ôtô 13T theo khối lượng được tính theo công thức sau: N KL = (T/ca) Trong đó: T: số giờ làm việc trong 1 ca, T =7h. Q: tải trọng của xe, Q=13T. Kt: hệ số sử dụng thời gian, Kt =0.9. Ktt: hệ số sử dụng tải trọng, Ktt=1.2. L: quãng đường xe chạy chiều đi và chiều về, giả sử đơn vị thi công có VLXD tập trung sẵn tại một nơi cách Km2+00 một đoạn là: 50m. V1, V2: tốc độ xe chạy lúc có tải và không tải, V1=20 (km/h), V2=25 (km/h). t: thời gian xếp dỡ trong một chu kỳ, t=40 (phút)=0.67(h). Bảng III.5: Bảng tính năng suất xe theo khối lượng. Lý trình Φ(cm) Lcống (m) L (km) V1 (km/h) V2 (km/h) NKL (T/ca) 1 Km0+185.7 2´125 10 2.638 20 25 108.31 2 Km0+613.6 150 10 2.211 20 25 113.10 III.7.6. Làm Lớp Đệm Tường Đầu, Tường Cánh, Chân Khay: Tra định mức 24/2005 Bêtông lót móng tính cho 1m3 Mã hiệu AF111.20 bề rộng móng ≥ 250 cm có thành phần hao phí vật liệu là: + Vữa: 1.03(m3) + Nhân công: 1.18 (công) (3.0/7) + Máy trộn: 0.095(ca) + Máy đầm: 0.089(ca) III.7.7. Xây Móng Tường Đầu, Tường Cánh, Chân Khay: BTXM M15 đá 20´40 dùng xi măng PC30. Định mức AF112.20 móng có chiều rộng ≥250 cm có thành phần hao phí + Vữa: 1.025(m3) + Nhân công: 1.18 (công) (3.0/7) + Máy trộn: 0.095(ca) + Máy đầm: 0.089(ca) III.7.8. Làm Móng Thân Cống CPĐD Loại II Dmax37.5: CPĐD loại II Dmax37.5 Tra định mức 24/2005 bêtông lót móng tính cho 1m3 Mã hiệu AF111.20 bề rộng móng ≥250cm có thành phần hao phí VL là: + Vữa: 1.03(m3) + Nhân công: 1.18 (công) (3.0/7) + Máy trộn: 0.095(ca) + Máy đầm: 0.089(ca) III.7.9. Vận Chuyển ống Cống: Năng suất của ôtô 13T vận chuyển ống cống: Vận chuyển ống cống từ nơi sản xuất đến nơi thi công gồm các công đoạn sau: Tbd: Thời gian 1 lần cần trục bốc ống cống lên xuống xe, lấy Tbd=15phút. Số đốt cống trong một lần bốc dở (q): q=1 đối với cống Φ125 và Φ150. Txe: Thời gian xe chạy đi và về. Tqđ: Thời gian xe quay đầu, lấy Tqđ=5phút. n: Số đốt cống chở trong 1 chu kỳ Thời gian tổng cộng của một chu kỳ xe là: Tck= n.Tbd /q+Txe+Tqđ Bảng III.6: Bảng tính toán thời gian cho một chu kỳ vận chuyển ống cống. STT Lý trình Φ (cm) Lcống (m) n (cống) L (km) Txe (phút) Tbd (phút) Tck (phút) 1 Km0+185.7 2´125 10 5 2.638 10.55 75 85.55 2 Km0+613.6 150 10 5 2.211 8.85 75 83.85 Năng suất và số ca máy vận chuyển ống cống của xe tải: Năng suất: N=(ống/ca) Trong đó: T: số giờ trong một ca, T=7h. Kt: hệ số sủ dụng thời gian, Kt=0.9. N: số đốt cống vận chuyển được trong một chuyến. Tck: thời gian tổng cộng của một chu kỳ. Bảng III.7: Bảng tính năng suất xe tải vận chuyển ống cống. STT Lý trình Φ (cm) n (cống) Tck (phút) N (đốt/ca) 1 Km0+185.7 2´125 5 85.55 22 2 Km0+613.6 150 5 83.85 22 III.7.10. Lắp Đặt ống Cống: Năng suất và số ca máy của ôtô cần trục để lắp đặt ống cống: Dùng ôtô cần trục để cẩu các ống cống từ bãi đổ rồi lắp đặt chúng đúng vị trí thiết kế. Năng suất của cần trục: N=(ống/ca) Trong đó: T: thời gian trong một ca, T=7h. Kt: hệ số sử dụng thời gian, Kt=0.75 xét đến việc di chuyển cần trục sang thi công các đoạn tiếp theo. q: số ống cống lắp đặt trong một lần cẩu, q=1. Tck: thời gian lắp đặt trong một chu kỳ, Tck=15phút. n: Số đốt cống tại các cống Bảng III.8: Bảng tính năng suất cần trục lắp đặt ống cống. STT Lý trình Φ (cm) q n (cống) Tck (phút) N (đốt/ca) 1 Km0+185.7 2´125 1 20 15 21 2 Km0+613.6 150 1 10 15 21 * Bê tông cố định ống cống đá 20´40 M15 độ sụt 6÷8 cm Tra định mức 24/2005 Bêtông móng tính cho 1m3 Mã hiệu AF 112.20 bề rộng móng ≥250 cm có thành phần hao phí vật liệu là: + Vữa: 1.025(m3) + Nhân công: 1.18 (công) (3.0/7) + Máy trộn: 0.095(ca) + Máy đầm: 0.089(ca) * Cát hạt lớn cố định giữa 2 ống cống (Đối với cống số 2) Nhân công 3.0/7: 0.69 (công) III.7.11. Làm Mối Nối, Lớp Phòng Nước: Định mức quét nhựa đường chống thấm mối nối ống cống mã hiệu AK951 tính cho 1 mối nối cống Đun nóng nhựa đường, quét nhựa 2 lớp bề ngoài ống cống, tẩm đay chét khe giữa các ống cống, quét nhựa giấy dầu. + Đối với cống số 1: Cống 2Φ125 tra mã hiệu AK95131 Nhựa đường: 18.96kg Đay: 1.75kg Giấy dầu: 0.79kg Nhân công bậc 3.5/7: 0.46(công) + Đối với cống số 2: Cống Φ150 tra mã hiệu AK95141 Nhựa đường: 22.70kg Đay: 1.87kg Giấy dầu: 0.97kg Nhân công bậc 3.0/7: 1.02(công) * Lớp đất sét phòng nước: Nối các ống cống xong tiến hành đắp lớp phòng nước bằng đất sét có hàm lượng các hạt sét trên 60% và chỉ số dẻo ≥27 và bề dày của lớp phòng nước 10cm. Sử dụng định mức đắp đất móng đường ống BB.1122.1có định mức nhân công là 0.6 (công/m3 ) (NC 3.0/7) III.7.12. Xây Tường Đầu, Tường Cánh: BTXM M15 đá 20´40 dùng xi măng PC30. Định mức AF121.10 Tường có chiều dày ≤45 cm và chiều cao ≤4 m có thành phần hao phí + Vữa: 1.025 m3 + Nhân công bậc 3.5/7: 3.56 (công) + Máy trộn 250lít: 0.095 (ca) + Máy đầm dùi 1.5KW: 0.18 (ca) III.7.13. Đào Móng Gia Cố Thượng Hạ Lưu: Mã hiệu AB1121.2 đào xúc đất cấp II là 0.62 công/1m3 (nhân công 3.0/7) bằng thủ công III.7.14. Làm Lớp Đệm Thượng Hạ Lưu: Tra định mức 24/2005 Bê tông lót móng tính cho 1m3 Mã hiệu AF111.20 bề rộng móng ≥250 cm có thành phần hao phí VL là: + Vữa: 1.03(m3) + Nhân công: 1.18 (công) (3.0/7) + Máy trộn: 0.095(ca) + Máy đầm: 0.089(ca) III.7.15. Xây Phần Gia Cố Thượng Hạ Lưu: BTXM M15 đá 20´40 dùng xi măng PC30. Định mức AF112.20 móng có chiều rộng ≥250 cm có thành phần hao phí + Vữa: 1.025(m3) + Nhân công: 1.18 (công) (3.0/7) + Máy trộn: 0.095(ca) + Máy đầm: 0.089(ca) Phần đá hộc xếp khan Tra định mức mã hiệu: AE122.20 xếp đá hộc khan có chít mạch + Nhân công bậc 3.5/7: 1.75 (công) III.7.16. Đắp Đất Trên Cống Bằng Thủ Công Và Máy đầm BPR45/55: Định mức đắp đất trên cống 10m3/công, nhân công 3.0/7, máy đầm BPR45/55 là 170m3/ca. III.7.16.1. Cống tròn BTCT 2F125 – Cống số 1 (Lý trình KM0+185.7) TT Tên công tác Khối lượng công tác Năng suất công tác Số công, ca Đơn vị Khối lượng Năng suất Đơn vị 1 Định vị tim cống cống 2 0.5 công/cống 1 2 San dọn mặt bằng thi công cống bằng máy m2 570 0.0155 ca/100m2 0.08835 3 Đào đất móng thân cống bằng máy m3 16.16 0.444 ca/100m3 0.07 4 Đào đất móng tường đầu tường cánh cống và sân cống thượng lưu m3 39.9 0.82 công/m3 32.72 5 Vận chuyển vật liệu xây dựng cống 6 Xi măng PC30 Kg 17167.91 108.31 tấn/ca 0.16 7 Cát hạt vừa m3 31.11 66.39 m3/ca 0.47 8 Đá dăm 20´40 m3 57.05 66.39 m3/ca 0.86 9 Đá hộc m3 8.919 66.39 m3/ca 0.13 10 Nước lít 11294.68 lít/ca 11 Cát hạt lớn cố định ống cống m3 5.636 66.39 m3/ca 0.08 12 Nhựa đường Kg 341.28 108.31 tấn/ca 0.00 13 Giấy dầu m2 31.5 14 Đay Kg 14.22 15 Làm móng thân cống m3 8.608 1.48 công/m3 12.74 16 Vận chuyển ống cống ống 20Φ125 22 đốt/ca 0.91 17 Bốc dở ống cống ống 20 21 đốt/ca 0.95 18 Lắp đặt ống cống ống 20 21 đốt/ca 0.95 19 Đổ bê tông cố định ống cống m3 8.234 1.42 công/m3 11.69 20 Làm mối nối, lớp phòng nước mối nối 18 0.77 công/mối nối 13.86 21 Bêtông tường đầu, tường cánh m3 7.148 3.56 công/m3 25.45 22 Cát hạt thô chèn giữa các ống cống m3 5.636 1.5 công/m3 3.76 23 Xây phần gia cố m3 17.576 1.64 công/m3 28.82 24 Đá hộc lát khan chống xói m3 8.919 1.4 công/m3 6.37 25 Đất sét phòng nước cho cống m3 5.448 0.6 m3/công 9.08 26 Đắp đất trên cống bằng thủ công m3 272.32 10 công/100m3/ca 27.23 27 Đào móng tường đầu tường cánh bằng máy m3 20.83 0.383 ca/100m3 0.08 28 Đào móng tường đầu tường cánh bằng NC m3 23.99 0.88 công/m3 21.11 29 Đào móng gia cố thượng lưu, hạ lưu bằng máy m3 25.66 0.383 ca/100m3 0.10 30 Đào móng gia cố thượng lưu, hạ lưu bằng NC m3 11.66 0.88 công/m3 10.26 31 Bê tông móng tường đầu, tường cánh m3 25.67 1.64 công/m3 42.10 32 Bê tông gia cố thượng, hạ lưu m3 27.73 1.64 công/m3 45.48 33 Lớp đệm móng tường đầu, tường cánh m3 3.42 1.48 công/m3 5.06 34 Lớp đệm móng gia cố thượng hạ lưu m3 3.14 1.48 công/m3 4.64 III.7.16.2. Cống tròn BTCT F150 - Cống số 2 (Lý trình KM0+613.6) TT Tên công tác Khối lượng công tác Năng suất công tác Số công, ca Đơn vị Khối lượng Năng suất Đơn vị 1 Định vị tim cống cống 1.00 0.5 công/cống 0.5 2 San dọn mặt bằng thi công cống bằng máy m2 570.00 0.0045 ca/100m2 0.02565 3 Đào đất móng thân cống bằng máy m3 11.71 0.383 ca/100m3 0.05 4 Vận chuyển vật liệu xây dựng cống 5 Xi măng PC30 Kg 15697.99 113.1 tấn/ca 0.14 6 Cát hạt vừa m3 28.45 69.6 m3/ca 0.41 7 Đá dăm 20´40 m3 52.17 69.6 m3/ca 0.75 8 Đá hộc m3 5.78 69.6 m3/ca 0.08 9 Nước lít 10327.63 0 lít/ca 10 Cát hạt lớn cố định ống cống m3 0.00 69.6 m3/ca 11 Nhựa đường Kg 204.30 113.1 tấn/ca 0.03 12 Giấy dầu m2 16.83 0 13 Đay Kg 8.73 0 14 Làm móng thân cống m3 5.66 1.48 công/m3 3.83 15 Vận chuyển ống cống ống 10Φ150 22 đốt/ca 0.45 16 Bốc dở ống cống ống 10.00 21 đốt/ca 0.48 17 Lắp đặt ống cống ống 10.00 21 đốt/ca 0.48 18 Đổ bê tông cố định ống cống m3 6.83 1.42 công/m3 4.81 19 Làm mối nối, lớp phòng nước mối nối 9.00 1.02 công/mối nối 8.82 20 Bêtông tường đầu, tường cánh m3 7.99 3.56 công/m3 28.44 21 Cát hạt thô chèn giữa các ống cống m3 0.00 1.5 công/m3 0.00 22 Xây phần gia cố m3 13.28 1.64 công/m3 8.10 23 Đá hộc lát khan chống xói m3 5.78 1.4 công/m3 4.13 24 Đất sét phòng nước cho cống m3 4.18 0.6 công/m3 6.97 25 Đắp đất trên cống bằng thủ công m3 379.42 10 công/100m3/ca 37.94 26 27 Đào móng tường đầu tường cánh bằng máy m3 25.99 0.383 ca/100m3 0.10 28 Đào móng tường đầu tường cánh bằng NC m3 13.19 0.88 công/m3 11.61 29 Đào móng gia cố thượng lưu, hạ lưu bằng máy m3 22.97 0.383 ca/100m3 0.09 30 Đào móng gia cố thượng lưu, hạ lưu bằng NC m3 9.72 0.88 công/m3 8.56 31 Bê tông móng tường đầu, tường cánh m3 25.67 1.64 công/m3 42.10 32 Bê tông gia cố thượng, hạ lưu m3 27.73 1.64 công/m3 45.48 33 Lớp đệm móng tường đầu, tường cánh m3 3.42 1.48 công/m3 5.06 34 Lớp đệm móng gia cố thượng hạ lưu m3 3.14 1.48 công/m3 4.64 III.8. XÁC ĐỊNH PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC THI CÔNG: Từ bảng tổng hợp khối lượng công tác thi công cống ở trên ta thấy khối lượng thi công hai cống là tương đối lớn. Để đảm bảo tiến độ thi công chung cho toàn tuyến ta chọn phương pháp tổ chức thi công cống là: Phương pháp tổ chức thi công hỗn hợp. III.9. BIÊN CHẾ CÁC TỔ ĐỘI THI CÔNG: * Từ khối lượng nhân công, ca máy tính ra như trên ta biên chế thành môt đội để thi công công trình cống, bao gồm: 01 Kỹ sư Cầu đường 01 Trung cấp trắc địa 40 Công nhân phổ thông (tận dụng nhân lực địa phương) 02 Máy ỦI KOMATSU D50A 01 ÔTÔ ISUZU 13T 01 Cần trục tự hành TM-30 (3T) của hãng NISSAN (TADANO) * Biên chế thành các tổ thi công cống như sau: Tổ công nhân (CN) Tổ 1: gồm 15 CN làm công tác thi công cống (T1). Tổ công nhân Tổ 2: gồm 15 CN làm công tác thi công cống (T2). Tổ công nhân Tổ 3: gồm 10 CN làm công tác thi công cống (T3). Tổ công nhân Tổ 4: gồm 01 kỹ sư và 01 công nhân trắc địa làm công tác định vị tim cống (T4). Tổ máy TM1: gồm 2 máy ỦI KOMATSU D50A san dọn mặt bằng, đào móng cống. Tổ máy TM2: gồm 1 ÔTÔ ISUZU 13T vận chuyển vật liệu làm cống và ống cống. Tổ máy TM3: gồm 1 Cần trục tự hành TM-30 (3T) của hãng NISSAN (TADANO), dùng cẩu lắp ống cống. III.10. TÍNH TOÁN THỜI GIAN HOÀN THÀNH CÁC THAO TÁC: Từ khối lượng các công tác tiến hành biên chế các tổ đội thi công, từ đó tính được thời gian hoàn thành các thao tác của hai cống như sau: BẢNG TÍNH THỜI GIAN HOÀN THÀNH CÁC THAO TÁC CỦA CỐNG 2F125 VÀ F200 TT Nội dung công việc Biên chế Tổ đội thi công cống số 1 Biên chế Tổ đội thi công cống số 2 Thời gian hoàn thành cống số 1 (ngày) Thời gian hoàn hành cống số 2 (ngày) 1 Định vị tim cống T4 T4 0.50 0.25 2 San dọn mặt bằng thi công cống, đào móng cống bằng máy TM1 TM1 0.27 0.28 3 Đào móng cống bằng thủ công T1 T1 3.14 1.63 4 Vận chuyển đá dăm Dmax 37.5 TM2 TM2 1.94 1.58 Vận chuyển đá dăm 2Ẵ4 TM2 TM2 - - Vận chuyển đá hộc TM2 TM2 - - Vận chuyển cát hạt vàng TM2 TM2 - - 5 Vận chuyển xi măng PC30 TM2 TM2 0.19 0.16 Vận chuyển nhựa đường TM2 TM2 - - 6 Làm lớp đệm, xây móng tường đầu, tường cánh T2+T3 T1+T2 1.01 0.51 7 Làm móng thân cống T2 T1 2.55 0.77 8 Vận chuyển ống cống TM2 TM2 0.91 0.45 9 Bốc dở ống cống TM3 TM3 0.91 0.45 10 Lắp đặt ống cống TM3 TM3 0.95 0.48 11 Làm mối nối, lớp phòng nước, đắp cát chèn giữa các ống cống T2+T3 T1 1.39 0.88 12 Bêtông tường đầu, tường cánh T2+T3 T1 5.04 2.84 13 Làm lớp đệm, bêtông phần gia cố thượng hạ lưu T2+T3 T1 9.10 4.55 14 Đắp đất trên cống bằng thủ công T3 T1 5.8 5.7 III.11. XÁC ĐỊNH HƯỚNG THI CÔNG - LẬP TIẾN ĐỘ THI CÔNG: Tổ chức thi công cống thep phương pháp tổ chức thi công tuần tự kết hợp với song song, thi công cống số 2 tại Km0+613.6 trước, sau đó thi công cống số 1 tại Km0+185.7. Trong quá trình thi công cống sẽ làm đường tạm để cho xe vận chuyển vật liệu chở vật liệu đến nơi tập kết để xây cống. Thi công cống số 2 trước tại vì cống này nằm trong đoạn thi công số 3, khi thi công xong cống này sẽ tổ chức thi công đất đoạn số 3 theo tuần tự nhằm mục đích không để máy Xúc chuyển được điều đọng đến để thi công 3 đoạn 3, 5, 7 được hoạt đọng liên tục không bị gián đoạn. Tiến độ thi công tổng thể được lên chi tiết trong bản vẽ A1: Bản vẽ tiến độ tổng thể.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCHUONG 3.doc
Tài liệu liên quan