Thiết kế thi công đất nền đường

Tài liệu Thiết kế thi công đất nền đường: CHƯƠNG IV: THIẾT KẾ THI CÔNG ĐẤT NỀN ĐƯỜNG IV.1. TÍNH TOÁN KHỐI LƯỢNG ĐẤT NỀN ĐƯỜNG, VẼ BIỂU ĐỒ PHÂN PHỐI ĐẤT VÀ VẼ ĐƯỜNG CONG TÍCH LŨY ĐẤT: IV.1.1. Tính Toán Khối Lượng Đào Đắp: Từ diên tích mặt cắt ngang, khoảng cách giữa các mặt cắt ngang ta tính được thể tích đào, đắp và khối lượng đất tích lũy. Các dạng mặt cắt ngang điển hình để tính khối lượng đào đắp tương ứng với cao độ hoàn công nền đường: Hình 4.1: Mặt cắt ngang đào hoàn toàn. Hình 4.2: Mặt cắt ngang nửa đào, nửa đắp. Hình 4.3: Mặt cắt ngang đắp hoàn toàn. BẢNG IV.1: BẢNG TỔNG HỢP KHỐI LƯỢNG ĐÀO ĐẮP NỀN ĐƯỜNG STT Tên cọc Is (%) F (m2) Ftb (m2) L (m) V (m3) Đào Đắp Đào Đắp Đào Đắp 1 KM0 6.08 1.65 0.27 0 0 0 2 H1 4.43 3.07 0 3.72 0 100 372.00 0 3 X1 5.30 0.39 2.47 1.44 1.24 7.52 10.83 9.29 4 C1 5.80 0 22.34 0.20 12.41 78.16 15.24 969.57 5 H2 5.85 0 13.96 0 18.15 14.32 0 259.91 6 TD1 5.90 0 11.09 0 12.53 35.01 0 438.50 7 DD1 5.85 0.01 6.10 0....

doc82 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1480 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Thiết kế thi công đất nền đường, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG IV: THIẾT KẾ THI CÔNG ĐẤT NỀN ĐƯỜNG IV.1. TÍNH TOÁN KHỐI LƯỢNG ĐẤT NỀN ĐƯỜNG, VẼ BIỂU ĐỒ PHÂN PHỐI ĐẤT VÀ VẼ ĐƯỜNG CONG TÍCH LŨY ĐẤT: IV.1.1. Tính Toán Khối Lượng Đào Đắp: Từ diên tích mặt cắt ngang, khoảng cách giữa các mặt cắt ngang ta tính được thể tích đào, đắp và khối lượng đất tích lũy. Các dạng mặt cắt ngang điển hình để tính khối lượng đào đắp tương ứng với cao độ hoàn công nền đường: Hình 4.1: Mặt cắt ngang đào hoàn toàn. Hình 4.2: Mặt cắt ngang nửa đào, nửa đắp. Hình 4.3: Mặt cắt ngang đắp hoàn toàn. BẢNG IV.1: BẢNG TỔNG HỢP KHỐI LƯỢNG ĐÀO ĐẮP NỀN ĐƯỜNG STT Tên cọc Is (%) F (m2) Ftb (m2) L (m) V (m3) Đào Đắp Đào Đắp Đào Đắp 1 KM0 6.08 1.65 0.27 0 0 0 2 H1 4.43 3.07 0 3.72 0 100 372.00 0 3 X1 5.30 0.39 2.47 1.44 1.24 7.52 10.83 9.29 4 C1 5.80 0 22.34 0.20 12.41 78.16 15.24 969.57 5 H2 5.85 0 13.96 0 18.15 14.32 0 259.91 6 TD1 5.90 0 11.09 0 12.53 35.01 0 438.50 7 DD1 5.85 0.01 6.10 0.01 8.60 3.34 0.02 28.71 8 X2 5.68 0.92 0.79 0.47 3.45 19.71 9.17 67.90 9 H3 5.70 5.13 0 3.03 0.40 12.78 38.66 5.05 10 P1 6.75 17.83 0 11.48 0 67.79 778.23 0 11 H4 7.35 13.93 0 15.88 0 32.21 511.49 0 12 X3 8.92 1.32 1.00 7.63 0.50 34.02 259.40 17.01 13 DM1 9.38 0.09 8.50 0.71 4.75 24.83 17.51 117.94 14 H5 9.10 0 24.52 0.05 16.51 41.15 1.85 679.39 15 TC1 7.97 0 24.35 0 24.44 0.57 0 13.93 16 H6 8.28 0 23.06 0 23.71 99.43 0 2356.99 17 DD2 8.32 0 23.65 0 23.36 5.39 0 125.88 18 C2 7.75 0 29.40 0 26.53 26.21 0 695.22 19 H7 8.42 0 11.82 0 20.61 68.40 0 1409.72 20 LT3 9.28 1.57 1.44 0.79 6.63 60.88 47.79 403.63 21 X4 9.35 1.40 1.05 1.49 1.25 26.23 38.95 32.66 22 H8 9.87 3.37 0.09 2.39 0.57 12.89 30.74 7.35 23 TD2 10.00 6.09 0 4.73 0.05 25.22 119.29 1.13 24 DD3 10.01 7.58 0 6.84 0 5.37 36.70 0 25 P2 10.05 12.51 0 10.05 0 35.84 360.01 0 26 H9 9.65 17.48 0 15.00 0 33.57 503.38 0 27 TC2 9.55 17.63 0 17.56 0 7.64 134.12 0 28 KM1 7.48 9.61 0 13.62 0 92.36 1257.94 0 29 X5 7.80 1.19 0.90 5.40 0.45 47.98 259.09 21.59 30 DM2 9.27 1.29 1.83 1.24 1.37 35.36 43.85 48.27 31 H1 9.50 0.25 5.91 0.77 3.87 15.67 12.07 60.64 32 H2 9.63 0 30.55 0.13 18.23 100.00 12.50 1823.00 33 DD4 9.75 0 35.86 0 33.21 81.31 0 2699.90 34 C3+H3 10.33 0 35.30 0 35.58 18.69 0 664.99 35 H4 9.88 0.05 13.99 0.03 24.65 100.00 2.50 2464.50 36 X6 10.03 2.44 1.74 1.25 7.87 49.76 61.95 391.36 37 TD3 9.35 6.01 0.05 4.23 0.90 15.97 67.47 14.29 38 H5 9.60 11.75 0 8.88 0.03 34.26 304.23 0.86 39 DD5 10.33 14.63 0 13.19 0 34.18 450.83 0 40 P3 9.80 12.37 0 13.50 0 19.31 260.69 0 41 H6 9.35 2.33 0.34 7.35 0.17 46.51 341.85 7.91 42 TC3 9.42 2.33 0.74 2.33 0.54 26.85 62.56 14.50 43 H7 9.53 3.56 0.21 2.95 0.48 58.75 173.02 27.91 44 H8 11.05 3.07 0.68 3.32 0.45 100.00 331.50 44.50 45 X7 - 2.58 0.99 2.83 0.84 15.40 43.51 12.86 46 DM3 11.28 0.79 3.81 1.69 2.40 26.05 43.89 62.52 47 H9 12.58 0.33 7.07 0.56 5.44 58.55 32.79 318.51 48 TD4 12.88 0.33 8.01 0.33 7.54 30.36 10.02 228.91 49 C4 13.93 0 23.37 0.17 15.69 34.61 5.71 543.03 50 KM2 14.93 1.61 6.13 0.81 14.75 35.86 28.87 528.94 TỔNG CỘNG 7092.22 17618.77 IV.1.2. Vẽ Biểu Đồ Phân Phối Đất Theo Cọc 100m Và Vẽ Đường Cong Tích Lũy Đất: Từ khối lượng đất đào đắp tính toán ở trên ta ttính toán khối lượng đất tích luỹ theo cọc 100m và vẽ được biểu đồ phân phối đất theo cọc 100m, và từ khối lượng đất tích lũy theo cọc ta vẽ được đường cong tích lũy đất. Kết quả tính toán khối lượng đất tích luỹ được thể hiện trong bảng sau: BẢNG IV.2: BẢNG TÍNH TOÁN KHỐI LƯỢNG ĐẤT TÍCH LUỸ THEO CỌC STT T ên cọc L (m) V (m3) b*Vđắp K.L đất tích luỹ (m3) Phân phối đất theo cọc 100m Đào Đắp Đào Đắp 1 KM0 0 0 0 0 0 2 H1 100 372.00 0 0 372.00 372.00 0 3 X1 7.52 10.83 9.29 11.15 371.68 4 C1 78.16 15.24 969.57 1163.48 -776.56 5 H2 14.32 0 259.91 311.89 -1088.45 26.07 1238.77 6 TD1 35.01 0 438.50 526.20 -1614.65 7 DD1 3.34 0.02 28.71 34.45 -1649.09 8 X2 19.71 9.17 67.90 81.48 -1721.40 9 H3 12.78 38.66 5.05 6.06 -1688.80 47.85 648.19 10 P1 67.79 778.23 0 0 -910.57 11 H4 32.21 511.49 0 0 -399.08 1289.72 0 12 X3 34.02 259.40 17.01 20.41 -160.09 13 DM1 24.83 17.51 117.94 141.53 -284.11 14 H5 41.15 1.85 679.39 815.27 -1097.52 278.76 977.21 15 TC1 0.57 0 13.93 16.72 -1114.24 16 H6 99.43 0 2356.99 2828.39 -3942.63 0 2845.10 17 DD2 5.39 0 125.88 151.06 -4093.68 18 C2 26.21 0 695.22 834.26 -4927.95 19 H7 68.40 0 1409.72 1691.66 -6619.61 0 2676.98 20 LT3 60.88 47.79 403.63 484.36 -7056.18 21 X4 26.23 38.95 32.66 39.19 -7056.42 22 H8 12.89 30.74 7.35 8.82 -7034.50 117.48 532.37 23 TD2 25.22 119.29 1.13 1.36 -6916.57 24 DD3 5.37 36.70 0 0 -6879.87 25 P2 35.84 360.01 0 0 -6519.86 26 H9 33.57 503.38 0 0 -6016.48 1019.38 1.36 27 TC2 7.64 134.12 0 0 -5882.36 28 KM1 92.36 1257.94 0 0 -4624.42 1392.06 0 29 X5 47.98 259.09 21.59 25.91 -4391.23 30 DM2 35.36 43.85 48.27 57.92 -4405.31 31 H1 15.67 12.07 60.64 72.77 -4466.01 315.01 156.60 32 H2 100 12.50 1823.00 2187.60 -6641.11 12.50 2187.60 33 DD4 81.31 0 2699.90 3239.88 -9880.99 34 C3+H3 18.69 0 664.99 797.99 -10678.97 0 4037.87 35 H4 100 2.50 2464.50 2957.40 -13633.87 2.50 2957.40 36 X6 49.76 61.95 391.36 469.63 -14041.56 37 TD3 15.97 67.47 14.29 17.15 -13991.23 38 H5 34.26 304.23 0.86 1.03 -13688.04 433.65 487.81 39 DD5 34.18 450.83 0 0 -13237.21 40 P3 19.31 260.69 0 0 -12976.52 41 H6 46.51 341.85 7.91 9.49 -12644.16 1053.37 9.49 42 TC3 26.85 62.56 14.50 17.40 -12599.00 43 H7 58.75 173.02 27.91 33.49 -12459.47 235.58 50.89 44 H8 100 331.50 44.50 53.40 -12181.37 331.50 53.40 45 X7 15.40 43.51 12.86 15.43 -12153.29 46 DM3 26.05 43.89 62.52 75.02 -12184.43 47 H9 58.55 32.79 318.51 382.21 -12533.85 120.19 472.67 48 TD4 30.36 10.02 228.91 274.69 -12798.52 49 C4 34.61 5.71 543.03 651.64 -13444.45 50 KM2 35.86 28.87 528.94 634.73 -14050.31 44.60 1561.06 TỔNG CỘNG 7092.22 17618.77 21142.52 Hình vẽ biểu đồ phân phối đất theo cọc 100m và đường cong tích luỹ đất được thể hiện trên bản vẽ A1. IV.2. PHÂN ĐOẠN NỀN ĐƯỜNG THEO TÍNH CHẤT CÔNG TRÌNH VÀ ĐIỀU KIỆN THI CÔNG: * Các tính chất của công trình và điều kiện thi công có ảnh hưởng lớn đến việc chọn máy thi công chủ đạo và chọn biện pháp thi công cho phù hợp. - Tính chất đào đắp của đoạn nền đường: đoạn đường có tính chất đào sâu, hay đắp cao, nền đường có dạng nửa đào nửa đắp, đào hoàn toàn hay đắp hoàn toàn. Chiều cao đào đắp có ảnh hưởng lớn đến việc chọn máy thi công chủ đạo; ví dụ như khi chiều cao đào đắp ≤0.75m thì thích hợp cho các máy như: máy san, máy ủi, máy xúc chuyển hơn là máy đào. - Độ dốc ngang sườn: độ dốc ngang sườn cũng có ảnh hưởng lớn đến điều kiện thi công và thực hiện biện pháp thi công. Khi độ dốc ngang sườn lớn thì không thể chọn máy thi công di chuyển bằng bánh lốp được, và khi độ dốc ngang sườn ≥10% thì máy thi công chủ đạo là máy xúc chuyển hoạt động cũng không đạt đến hiệu suất tối đa được. Vì vậy độ dốc ngang của điạ hình có ảnh hưởng lớn trong việc chọn máy chủ đạo để thi công. - Chiều dài của đoạn đào đắp: khi lựa chọn máy móc chủ đạo và biện pháp thi công ta phải cân nhắc đến hiệu quả công tác của các máy chính như: chiều dài hoạt động kinh tế của máy, hiệu quả của biện pháp thi công, tính khả thi của biện pháp thi công, khối lượng hoạt động hiệu quả của các loại máy khi đưa đến chân công trình. - Khối lượng công tác trong từng đoạn dọc theo chiều dài của công trình. - Trong điều kiện địa hình của đoạn tuyến thi công như trên: có độ dốc ngang sườn phổ biến ≥10%, chiều cao đào đắp tương đối nhỏ (chiều cao của các đoạn nền đường đào chủ yếu ≤1.5m, chiều cao của đoạn đắp cao nhất là 2.66m), do vậy việc chọn máy chủ đạo để thi công đất nền đường trong đoạn này thì nên thiên về phương án sử dụng tối đa công suất của máy ủi, trong những đoạn có chiều dài vận chuyển quá dài thì ta sử dụng máy ủi kết hợp với máy xúc lật và ôtô vận chuyển để thi công đất. * Dựa vào tính chất công trình và điều kiện thi công ta phân đoạn thi công thành các đoạn như sau: + Đoạn 1: KM0+00 ÷ KM0+267.50 + Đoạn 2: KM0+267.50 ÷ KM0+458.85 + Đoạn 3: KM0+458.85 ÷ KM0+700 + Đoạn 4: KM0+700 ÷ KM0+800 + Đoạn 5: KM0+800 ÷ KM1+00 + Đoạn 6: KM1+00 ÷ KM1+449.76 + Đoạn 7: KM1+449.76 ÷ KM1+641.25 + Đoạn 8: KM1+641.25 ÷ KM2+00 IV.3. XÁC ĐỊNH ĐIỀU KIỆN SỬ DỤNG MÁY TRONG CÁC ĐOẠN NỀN ĐƯỜNG: Dựa vào tính chất công trình, điều kiện thi công trong 2km thi công nền đường ở trên, ta sẽ lựa chọn các máy thi công chủ đạo phù hợp với tính chất công trình và điều kiện thi công, tuỳ theo từng phương án phân đoạn thi công và lựa chọn biện pháp thi công. Theo tính chất của địa hình và khối lượng công tác trên từng đoạn để lựa chọn loại máy thi công chủ đạo cho phù hợp. Trong các đoạn có độ dốc ngang sườn trung bình phổ biến ≤10%, nên ta có thể chọn các loại máy thi công di chuyển bằng bánh lốp để thi công. Trong các đoạn còn lại có độ dốc ngang sườn ≥10% thì ta lựa chọn các phương án máy thi công chủ đạo di chuyển bằng bánh xích, nếu sử dụng máy di chuyêể bằng bánh lốp thì ta phải làm đường tạm trước để máy di chuyển được thuận lợi và nâng cao năng suất của máy. Trong đoạn tuyến đường đang thi công này thì chiều cao của các đoạn đường đào có chiều cao đào trung bình đều ≤1.5m, nên khi chọn máy chủ đạo cho các đoạn này nên cân nhắc giữa các phương án chọn máy chủ đạo là máy ủi, máy xúc chuyển, và máy san hơn là máy đào vì máy đào hoạt động hiệu quả khi chiều cao đào ≥1.5m. Hoặc có lựa chọn máy đào thì nên sử dụng các loại máy đào có có công suất nhỏ kết hợp với ô tô vận chuyển. Trong các đoạn nền đường đắp: Khối lượng đất đắp được lấy một phần từ khối lượng đất đào ra từ các đoạn nền đường đào, phần đất thiếu còn lại được lấy từ mỏ đất nên máy thi công chủ đạo là ôtô vận chuyển kết hợp với máy đào để lấy đất từ mỏ đến đắp, đồng thời ô tô vận chuyển có thể kết hợp với máy ủi và máy xúc lật để thi công các đoạn nền đường đào thấp. Tuy nhiên với độ dốc ngang sườn trong đoạn tuyến đang thi công xấp xỉ 10% thì việc sử dụng máy thi công chủ đạo là máy xúc chuyển là thích hợp nhất, nên ta sử dụng máy xúc chuyển làm máy chủ đạo để thi công đất nền đường trong đoạn tuyến này. Trong đoạn tuyến đang thi công thì trong các đoạn đường đào phổ biến là đào thấp nên việc sử dụng máy đào kết hợp với ô tô vận chuyển cũng không kinh tế nên ta cần cân nhắc kỷ trong việc lựa chọn máy chủ đạo nhằm tận dụng hết khả năng hoạt động của máy xúc trong công tác thi công đất nền đường. Với điều kiện địa hình như trên thì ta cũng có thể chọn máy ủi sẽ làm loại máy chủ đạo để thi công đất nền đường trong đoạn tuyến đang thi công. Trong các đoạn nền đường nửa đào, nửa đắp: Với chiều cao đào, đắp không lớn lắm, địa hình đoạn nền đường thi công lại tương đối dốc như đã phân tích ở trên, thì dùng máy ủi để đào vận chuyển ngang đắp sẽ thuận lợi và đạt được năng suất cao. IV.4. THIẾT KẾ ĐIỀU PHỐI ĐẤT VÀ PHÂN ĐOẠN THI CÔNG: IV.4.1. Thiết Kế Điều Phối Đất: Việc điều phối đất mang ý nghĩa về mặt kinh tế, là cơ sở để phân đoạn thi công và chọn máy thi công chủ đạo cho từng đoạn. Tùy theo điều kiện địa hình, mặt cắt ngang cụ thể mà tiến hành điều phối ngang hoặc điều phối dọc. IV.4.1.1. Điều phối ngang: Công vận chuyển sẽ nhỏ nhất khi lấy đất ở phần đào đắp vào phần đắp của nền đường có mặt cắt ngang vừa đào vừa đắp. Cự li vận chuyển ngang trung bình bằng khoảng cách giữa trọng tâm tiết diện ngang phần đào với trọng tâm tiết diện ngang phần đắp. Gđào lTB Gđắp Hình IV.1: Điều phối ngang. IV.4.1.2. Điều phối dọc: Công tác làm đất đạt hiệu quả kinh tế nhất khi tổng giá thành cho việc đào và vận chuyển đất là nhỏ nhất. Vì vậy việc tận dụng hết đất đào được ở nền đào để đắp vào nền đắp là tốt nhất. Tuy nhiên, nếu khối lượng đất ở nền đào đào được có khối lượng nhỏ và cự ly vận chuyển quá xa thì ta cần cân nhắc giữa hai phương án lấy đất ở nền đào đắp ở nền đắp, và việc lấy đất ở mỏ để đắp còn phần đất ở nền đào dư mà có khối lượng nhỏ và phân tán thì có thể đổ đi. Nếu cự ly vận chuyển từ chỗ đào đến chỗ đắp lớn, còn cự ly vận chuyển từ mỏ đến chỗ đắp nhỏ hơn thì lúc đó giá thành vận chuyển đất nền đào đến nền đắp sẽ lớn hơn tổng giá thành vận chuyển đất nền đào đem đổ đi cộng với giá thành đào và vận chuyển ở bên ngoài vào nền đắp, để xác định được cự ly này ta phải thông qua tính toán khối lượng. Cự ly giới hạn đó gọi là chiều dài kinh tế. Khi thi công bằng máy thì chiều dài kinh tế được xác định như sau: Lkt = (L1+ L2+L3)´K Trong đó: + L1: cự ly vận chuyển ngang đất từ nền đào đổ đi, trong đoạn thi công 2km nền đường cho phép đổ về cả hai phía, lấy L1 = 25m. + L2: cự ly vận chuyển ngang đất lấy ở bên ngoài đắp vào nền đắp, có thể lấy đất ở thùng đấu với L2 =25m. + L3: cự ly tăng có lợi khi dùng máy vận chuyển, phụ thuộc vào từng loại máy. L3=20 m: đối với máy ủi L3=200m: đối với máy xúc chuyển + K: hệ số điều chỉnh K=1.10: đối với máy ủi K=1.15: đối với máy xúc chuyển Tính được: Lủikt= 77m Lxckt = 253m Để điều phối dọc trước hết cần phải vẽ đường cong tích luỹ đất: + Diện tích giới hạn bởi đường nằm ngang AB và đường cong tích luỹ đất biểu thị cho công vận chuyển dọc trong phạm vi AB với cự li vận chuyển dọc trung bình LdTB. + LdTB được xác định bằng cách vẽ sao cho diện tích phần S1 bằng diện tích phần S’1 và S2 = S’2, từ đó xác định được LdTB. l1 l3 l4 l2 Hình IV.2: Sơ đồ điều phối có số nhánh chẵn. + Nếu đường điều phối cắt qua nhiều nhánh thì đường điều phối có công vận chuyển nhỏ nhất khi: SLchẵn = SLlẻ Theo hình trên thì: l2 + l4 = l1 + l3 l2 l3 l1 + Nếu đường điều phối cắt qua 1 số lẻ nhánh thì công vận chuyển nhỏ nhất khi tổng chiều dài nhánh lẻ trừ đi tổng chiều dài nhánh chẵn nhỏ hơn hoặc bằng chiều dài kinh tế. Theo hình vẽ thì: l1 + l2 - l3 £ Lkt Hình IV.3: Sơ đồ điều phối có số nhánh lẽ. IV.4.2. Phân Đoạn Thi Công Đất: Dựa vào đường cong tích lũy đất ta phân ra từng đoạn để thi công. Khi phân đoạn thi công ta dựa vào một số quan điểm sau. - Khối lượng công tác đất trong đoạn. - Chiều dài các đoạn xấp xỉ nhau. - Kỹ thuật thi công trong từng đoạn phải giống nhau. - Máy chủ đạo dùng trong đoạn phải giống nhau. Ta phân đoạn như sau: * Phương án 1: Đoạn I: Từ KM0+00 ¸ KM0+148.52: chiều dài đoạn 148.52m. Chọn máy chủ đạo là máy ủi D50A-16. Đoạn II: Từ KM0+148.52 ¸ KM0+203.08: chiều dài đoạn 54.56m. Chọn máy chủ đạo là Ô tô vận chuyển ISUZU SPZ480D. Đoạn III: Từ KM0+203.08 ¸ KM0+ 501.92: chiều dài đoạn 298.84m. Chọn máy chủ đạo là máy Xúc chuyển CAT 613C. Đoạn IV: Từ KM0+501.92 ¸ KM0+657.59: chiều dài đoạn 155.67m. Chọn máy chủ đạo là Ô tô vận chuyển ISUZU SPZ480D. Đoạn V: Từ KM0+657.59 ¸ KM1+173.94: chiều dài đoạn 516.35m. Chọn máy chủ đạo là máy Xúc chuyển CAT 613C. Đoạn VI: Từ KM1+173.94 ¸ KM1+351.78: chiều dài đoạn 177.84m. Chọn máy chủ đạo là Ô tô vận chuyển ISUZU SPZ480D. Đoạn VII: KM1+351.78 ÷ KM1+909.81: chiều dài đoạn 558.03m. Chọn máy chủ đạo là máy xúc chuyển CAT 613C. Đoạn VIII: KM1+909.81 ÷ KM2+00: chiều dài đoạn 90.19m. Chọn máy chủ đạo là Ô tô vận chuyển ISUZU SPZ480D. Hình IV.4: Phân đoạn phương án 1. * Phương án 2: Đoạn I: Từ KM0+00 ¸ KM0+107.57: chiều dài đoạn 107.56m. Chọn máy chủ đạo là máy ủi D50A-16. Đoạn II: Từ KM0+107.57 ¸ KM0+203.08: chiều dài đoạn 95.51m. Chọn máy chủ đạo là Ô tô vận chuyển ISUZU SPZ480D. Đoạn III: Từ KM0+203.08 ¸ KM0+ 501.92: chiều dài đoạn 298.84m. Chọn máy chủ đạo là máy Xúc chuyển CAT 613C. Đoạn IV: Từ KM0+501.92 ¸ KM0+657.59: chiều dài đoạn 155.67m. Chọn máy chủ đạo là Ô tô vận chuyển ISUZU SPZ480D. Đoạn V: Từ KM0+657.59 ¸ KM1+173.94: chiều dài đoạn 516.35m. Chọn máy chủ đạo là máy Xúc chuyển CAT 613C. Đoạn VI: Từ KM1+173.94 ¸ KM1+353.15: chiều dài đoạn 179.21m. Chọn máy chủ đạo là Ô tô vận chuyển ISUZU SPZ480D. Đoạn VII: KM1+353.15 ÷ KM1+600: chiều dài đoạn 246.85m. Chọn máy chủ đạo là máy xúc chuyển CAT 613C. Đoạn VIII: KM1+600 ÷ KM1+815.42: chiều dài đoạn 215.42m. Chọn máy chủ đạo là máy Ủi D50A-16. Đoạn IX: KM1+815.15 ÷ KM2+00: chiều dài đoạn 184.58m. Chọn máy chủ đạo là Ô tô vận chuyển ISUZU SPZ480D. Hình IV.5: Phân đoạn phương án 2. * Phương án 3: Đoạn I: Từ KM0+00 ¸ KM0+148.45: máy chủ đạo là máy Ủi Đoạn II: Từ KM0+148.45 ¸ KM0+293.33: máy chủ đạo là Ô tô vận chuyển Đoạn III: Từ KM0+293.33 ¸ KM0+ 367.79: Máy chủ đạo là máy Đào Đoạn IV: Từ KM0+367.79 ¸ KM0+493.42: máy chủ đạo là máy Ủi Đoạn V: Từ KM0+493.42 ¸ KM0+615.29: máy chủ đạo là Ô tô vận chuyển Đoạn VI: Từ KM0+615.29 ¸ KM1+766.81: máy chủ đạo là Ô tô vận chuyển Đoạn VII: Từ KM0+766.81 ¸ KM1+76.61: máy chủ đạo là máy Đào Đoạn VIII: KM1+76.61 ÷ KM1+353.15: máy chủ đạo là Ô tô vận chuyển Đoạn IX: KM1+353.15 ÷ KM1+445.71: máy chủ đạo là Ô tô vận chuyển Đoạn X: KM1+445.71 ÷ KM1+600: máy chủ đạo là máy Đào Đoạn XI: KM1+600 ÷ KM1+815.58: máy chủ đạo là máy Ủi Đoạn XII: KM1+815.58 ÷ KM2+00: máy chủ đạo là Ô tô vận chuyển Hình IV.6: Phân đoạn phương án 3. * Phương án 4: Đoạn I: Từ KM0+00 ¸ KM0+107.57: máy chủ đạo là máy Ủi Đoạn II: Từ KM0+107.57 ¸ KM0+203.08: máy chủ đạo là Ô tô vận chuyển Đoạn III: Từ KM 0+203.08 ¸ KM 0+ 501.92: máy chủ đạo là máy Xúc chuyển Đoạn IV: Từ KM0+501.92 ¸ KM0+657.59: máy chủ đạo là Ô tô vận chuyển Đoạn V: Từ KM0+657.59 ¸ KM1+173.94: máy chủ đạo là máy Xúc chuyển Đoạn VI: Từ KM1+173.94 ¸ KM1+353.15: máy chủ đạo là Ô tô vận chuyển Đoạn VII: KM1+353.15 ÷ KM1+600: máy chủ đạo là máy xúc chuyển Đoạn VIII: KM1+600 ÷ KM 1+815.42: máy chủ đạo là máy Ủi Đoạn IX: KM1+815.15 ÷ KM2+00: máy chủ đạo là Ô tô vận chuyển Hình IV.7: Phân đoạn phương án 4. * Phương án 5: Đoạn I: Từ KM0+00 ¸ KM 0+148.45: máy chủ đạo là máy Ủi Đoạn II: Từ KM0+148.45 ¸ KM 0+215.49: máy chủ đạo là Ô tô vận chuyển Đoạn III: Từ KM0+215.49 ¸ KM 0+333.89: máy chủ đạo là máy Ủi Đoạn IV: Từ KM0+333.89 ¸ KM 0+367.79: máy chủ đạo là máy Đào Đoạn V: Từ KM0+367.79 ¸ KM 1+501.92: máy chủ đạo là máy Ủi Đoạn VI: Từ KM0+501.92 ¸ KM 1+700: máy chủ đạo là Ô tô vận chuyển Đoạn VII: KM0+700 ÷ KM 1+858.14: máy chủ đạo là máy Ủi Đoạn VIII: KM0+858.14 ÷ KM1+00: máy chủ đạo là máy Đào Đoạn IX: KM1+00 ÷ KM+111.93: máy chủ đạo là m áy Ủi Đoạn X: KM1+111.93 ÷ KM1+377.73: máy chủ đạo là Ô tô vận chuyển Đoạn XI: KM1+377.73 ÷ KM+534.18: máy chủ đạo là máy Ủi Đoạn XII: KM1+534.18 ÷ KM1+815.42: máy chủ đạo là máy Ủi Đoạn XIII: KM1+815.15 ÷ KM2+00:chủ đạo là Ô tô vận chuyển Hình VI.8: Phân đoạn phương án 5. * Phân tích ưu nhược điểm của các phương án và lựa chọn phương án điều phối thi công: - Phương án 1: Phương án 1 gồm 8 đoạn thi công trong đó: có các đoạn 3, 5, 7 sử dụng máy chủ đạo là máy Xúc chuyển để đào vận chuyển dọc để đắp, khối lượng đào đắp trong các đoạn này cân bằng; các đoạn 2, 4, 6, 8 sử dụng máy chính là Ô tô vận chuyển vận chuyển đất từ mỏ đến đắp; đoạn 1 sử dụng máy chủ đạo là máy Ủi đào vận chuyển ngang và vận chuyển dọc để đắp và đổ đi. + Ưu điểm: Xác định được rỏ ràng khối lượng thi công đất trong từng đoạn nền đường. Xác định được chi tiết vị trí đào và đổ đất theo trình tự trong các đoạn. Sử dụng được máy Ủi thi công trong đoạn 1 và đào vận chuyển ngang trong đoạn tuyến sau khi đã thi công xong công tác chuẩn bị chưa được sử dụng vào các công tác khác. Chiều dài các đoạn thi công không quá ngắn nên tăng được hiệu suất hoạt động của các loại máy thi công. + Nhược điểm: Số đoạn thi công tương đối nhiều nên có thể chồng chéo trong quá trình tổ chức thi công. Sử dụng máy Xúc chuyển tương đối nhiều trong các đoạn nền đường có độ dốc ngang tương đối lớn xấp xỉ 10% nên có thể không nâng cao hiệu quả hoạt động của máy. Chiều dài đoạn 2 ngắn nên có không phát huy được năng suất các tổ hợp máy phụ trong đoạn này. - Phương án 2: Phương án 2 gồm 9 đoạn thi công trong đó: có các đoạn 3, 5, 7 sử dụng máy chủ đạo là máy Xúc chuyển để đào vận chuyển dọc để đắp, khối lượng đào đắp trong các đoạn này cân bằng; các đoạn 2, 4, 6, 9 sử dụng máy chính là Ô tô vận chuyển vận chuyển đất từ mỏ đến đắp; đoạn 1 và đoạn 8 sử dụng máy chủ đạo là máy Ủi đào vận chuyển ngang và vận chuyển dọc để đắp và đổ đi. + Ưu điểm: Xác định được rỏ ràng khối lượng thi công đất trong từng đoạn nền đường. Xác định được chi tiết vị trí đào và đổ đất theo trình tự trong các đoạn. Sữ dụng được máy Ủi thi công trong các đoạn 1 và đoạn 8 sau khi đã thi công xong công tác chuẩn bị chưa được sử dụng vào các công tác khác. Chiều dài các đoạn thi công không quá ngắn nên tăng được hiệu suất hoạt động của các loại máy thi công. + Nhược điểm: Số đoạn thi công tương đối nhiều nên có thể chồng chéo trong quá trình tổ chức thi công. Sử dụng máy Xúc chuyển tương đối nhiều trong các đoạn nền đường có độ dốc ngang tương đối lớn xấp xỉ 10% nên có thể không nâng cao hiệu quả hoạt động của máy. Trong đoạn 8 khối lượng đất dư vận chuyển đổ đi trông khi đó trong đoạn 9 lại vận chuyển đất từ mỏ đến đắp nên không kinh tế. - Phương án 3: Phương án 3 gồm 12 đoạn thi công trong đó: có các đoạn 1, 4, 11 sử dụng máy chủ đạo là máy Ủi để đào vận chuyển ngang và dọc để đắp, khối lượng đào đắp trong các đoạn này cân bằng; các đoạn 2, 5, 6, 8, 9, 12 sử dụng máy chính là Ô tô vận chuyển vận chuyển đất từ các đoạn 3, 7, 10 và từ mỏ đến đắp. + Ưu điểm: Xác định được rỏ ràng khối lượng thi công đất trong từng đoạn nền đường. Xác định được chi tiết vị trí đào và đổ đất theo trình tự trong các đoạn. + Nhược điểm: Số đoạn thi công quá nhiều nên chồng chéo trong quá trình tổ chức thi công. Sử dụng nhiều máy chủ đạo để thi công trong đoạn nền đường 2km. Sử dụng máy đào để đào đất trong các đoạn có chiều cao đào đắp chưa đến 1.5m nên không đạt hiệu quả mong muốn của máy đào. Chiều dài các đoạn thi công quá ngắn nên khó tổ chức thi công, gây chồng chéo sự hoạt động của các máy và không đạt được hiẹu quả hoạt động của các máy. - Phương án 4: Phương án 4 gồm 9 đoạn thi công trong đó: có các đoạn 1, 3, 5, 7 sử dụng máy chủ đạo là máy Xúc chuyển để đào vận chuyển dọc để đắp, khối lượng đào đắp trong các đoạn này cân bằng; các đoạn 2, 4, 6, 9 sử dụng máy chính là Ô tô vận chuyển vận chuyển đất từ mỏ đến đắp; đoạn 1 và đoạn 8 sử dụng máy chủ đạo là máy Ủi đào vận chuyển ngang và vận chuyển dọc để đắp và đổ đi. + Ưu điểm: Xác định được rỏ ràng khối lượng thi công đất trong từng đoạn nền đường. Xác định được chi tiết vị trí đào và đổ đất theo trình tự trong các đoạn. + Nhược điểm: Sử dụng nhiều máy chủ đạo để thi công trong đoạn nền đường 2km. Sử dụng máy đào để đào đất trong các đoạn có chiều cao đào đắp chưa đến 1.5m nên không đạt hiệu quả mong muốn của máy đào. Chiều dài các đoạn thi công thứ 2 quá ngắn nên khó tổ chức thi công, gây chồng chéo sự hoạt động của các máy và không đạt được hiẹu quả hoạt động của các máy. Chỉ sử dụng máy Úi để dào và vận chuyển ngang nên không phát huy hết hiệu quả của máy Ủi. - Phương án 5: Phương án 5 gồm 12 đoạn thi công trong đó: có các đoạn 1, 3, 5, 7, 9, 11 sử dụng máy chủ đạo là máy Ủi để đào vận chuyển ngang và dọc để đắp, khối lượng đào đắp trong các đoạn này cân bằng; các đoạn 2, 6, 10, 13 sử dụng máy chính là Ô tô vận chuyển vận chuyển đất từ các đoạn 4, 8, 11 và từ mỏ đến đắp. + Ưu điểm: Xác định được rỏ ràng khối lượng thi công đất trong từng đoạn nền đường. Xác định được chi tiết vị trí đào và đổ đất theo trình tự trong các đoạn. + Nhược điểm: Số đoạn thi công quá nhiều nên chồng chéo trong quá trình tổ chức thi công. Sử dụng nhiều máy chủ đạo để thi công trong đoạn nền đường 2km. Sử dụng máy đào để đào đất trong các đoạn có chiều cao đào đắp chưa đến 1.5m nên không đạt hiệu quả mong muốn của máy đào. Chiều dài các đoạn thi công quá ngắn nên khó tổ chức thi công, gây chồng chéo sự hoạt động của các máy và không đạt được hiẹu quả hoạt động của các máy. * Nhận xét: Trong các phương án phân đoạn thi công trên thì ta thấy phương án 1 là phát huy được hiệu quả hoạt động của các máy chủ đạo nhất nên chọn phương án 1 để điều phối đất và tổ chức thi công đất. IV.5. XÁC ĐỊNH TRÌNH TỰ THI CÔNG ĐẤT TRONG CÁC ĐOẠN NỀN ĐƯỜNG: Tổ chức vận chuyển ngang (nếu có) san rải và đầm nén và lu lèn trước. Tổ chức vận chuyển đất và rải thành từng lớp mỏng, mỗi lớp có chiều dày khoảng 15 ¸ 25cm để lu lèn và đầm nén, trong qua trình lu lèn nếu đất quá khô thì tổ chức xe tưới nước có gắn thêm vòi phun để tưới nước tăng độ ẩm cho đất nền đường trước khi lu. Trình tự lu lèn: lu sơ bộ bằng lu nhẹ bánh cứng, lu chặt bằng lu nặng bánh lốp, lu hoàn thiện bằng lu nặng bánh cứng. Sau khi lu lèn hoàn thiện ta tiến hành đào rãnh thoát nước bạt mái và vỗ mái taluy, kiểm tra hoàn thiện. IV.6. XÁC ĐỊNH KỸ THUẬT THI CÔNG: IV.6.1. Xác Định Phương Thức, Trình Tự Xén Đất, Sơ Đồ Đào Đất Của Các Máy Móc Thi Công: Sau khi đã điều phối đất, chọn máy thi công cho từng đoạn, ta thiết kế sơ đồ chạy máy: xét lần lượt cho từng loại máy đồng thời thiết kế kỹ thuật cho từng thao tác. VI.6.1.1. Máy ủi: Máy ủi hay còn gọi là máy gạt, máy húc, là loại máy cơ động, đa năng, có thể thi công được trong điều kiện địa hình khó khăn, là loại máy được sử phổ biến trong xây dựng nền đường. Ta chọn máy ủi sử dụng là máy ủi KOMATSU D50A-16 Các thao tác cơ bản của máy ủi: xén đất, chuyển đất, rải và san đất. Xén đất: có ba phương thức xén đất + Xén đất theo kiểu lớp mỏng: Phương thức xén đất này thi công đơn giản, dễ thực hiện, bề mặt đất sau khi xén bằng phẳng, có thể xén các loại đất cứng. Tuy nhiên chiều dài và thời gian xén lớn, không tận dụng được hết công suất máy, dễ chết máy khi xén đất cứng trên địa hình bằng phẳng. Nên áp dụng phương thức xén này khi đất cứng và xuống dốc xén đất. Hình IV.9: Cách xén đất theo kiểu lớp mỏng + Xén đất theo kiểu hình nêm: Hình IV.10: Cách xén đất theo kiểu hình nêm Cách này tương đối đơn giản có thể tận dụng được hết công suất của máy, rút ngắn được thời gian xén đất. Tuy nhiên mặt đất sau khi xén không bằng phẳng và chỉ xen được đất xốp, rời, nếu đất cứng phải xới trước. + Xén đất theo kiểu răng cưa: Hình IV.11: Cách xén đất theo kiểu răng cưa Phương thức xén đất này tận dụng được hầu hết công suất của máy, rút ngắn được thời gian xén đất. Tuy nhiên mặt đất sau khi xén không bằng phẳng và chỉ xen được đất cứng vừa, nếu đất quá cứng thì phải xới trước hoặc lợi dụng xuống dốc xén đất. Vì ta giả định đất trong khu vực thi công của nền đường là đất cấp II, á sét nên đây là loại đất không quá cứng và ta có thể chọn phương thức xén đất của máy ủi thi công nền đường ở đây là xén theo kiểu răng cưa. * Vận cuyển đất: + Khi đất đã tích đầy trước lưỡi ủi thì mấy ủi tiếp tục thực hiện thao tác vận chuyển đến nơi cần đỗ đất. Ta cần phải hạn chế lượng đất rơi vãi trên đường vận chuyển của máy ủi. * Rãi đất: Nâng lưỡi ủi cách mặt đất bằng chiều dày rãi đất, tiến về phía trước đất sẽ lọt dưới lưỡi ủi và được rãi thành một lớp, cách này có thời gian thi công ngắn. * Quay lại: máy ủi thường lùi lại vị trí xén đất mà không quay đầu, nếu đất cứng nên hạ lưỡi ủi xới khi máy lùi lại. Tính thể tích đất trước lưỡi ủi khi xén và vận chuyển đất; hệ số tổn thất khi vận chuyển đất: công thức tính như sau Q = (m3) Trong đó: + Q: Thể tích đất ở trạng thái đất chặt trước lưỡi ủi (m3) + l: Chiều dài lưỡi ủi, l = 3.72m + H: chiều cao lưỡi ủi, H = 0.875m + j: Góc ma sát của đất, đất nền đường ở đây là đất á sét ở trạng thái ẩm j=40°. + Kr: Hệ số rời của đất á sét có lẫn hạt nhỏ chọn, Kr = 1.20 + Kt: Hệ số tổn thất đất khi vận chuyển Kt = 1- (0.005+0.004´L) + L: cự ly vận chuyển đất trung bình. IV.6.1.1.1. Máy ủi đào vận chuyển ngang đắp: Dùng cho công tác đào đất và vận chuyển ngang trong các đoạn từ 1, 3, 5, 7. Đào phần đất đào phía trên sườn dốc và vận chuyển đất đến đắp ở phần đắp phía dưới sườn dốc. Ta dùng hai máy ủi đồng thời cùng làm việc; một máy dùng để xén đất còn máy kia vận chuyển và rãi đất thành từng lớp để lu. Sơ đồ xén đất và vận chuyển ngang đào đắp đất nền đường dạng nữa đào nữa đắp bằng máy ủi được minh họa bằng hình vẽ dưới đây. Dùng máy ủi lưỡi thẳng. Dùng máy ủi vạn năng. Hình IV.12: Sơ đồ thi công nền đường nữa đào nữa đắp bằng máy ủi. IV.6.1.1.2. Máy ủi đào vận chuyển dọc đắp: Dùng cho công tác đào đất vận chuyển dọc đắp trong đoạn 1. Hình IV.13: Sơ đồ đào đất vận chuyển dọc bằng máy ủi. Dùng máy ủi đào đất ở nền đường, vận chuyển dọc đổ đất đến vị trí nền đắp để đắp đất. Do vận chuyển dọc lợi dụng được độ dốc mặt ủi xuống nên năng suất của máy thi công tương đối cao (thường chỉ dùng trong những đoạn vận chuyển dọc cục bộ ≤ 100m). IV.6.1.3 Máy xúc chuyển: Máy xúc chuyển hay còn gọi là máy cạp, đây là một loại máy đào và vận chuyển đất có năng suất tương đối cao có thể đào đựoc nhiều loại đất. Máy xúc chuyển có đặc điểm là có thể đào và vận chuyển đất với cự ly lớn, rất linh hoạt, cơ động, cấu tạo, bảo dưỡng cũng như sử dụng đơn giản, có giá thành thi công hạ. Sử dung máy xúc chuyển Caterllar CAT 613C dùng trong đoạn 3, 5 và 7. Các thao tác của máy xúc chuyển: xén đất và đưa đất vào thùng, vận chuyển đất, đổ đất, quay lại. * Xén đất: Máy xúc chuyển có 3 phương thức xén đất như máy ủi là: Xén theo kiểu lớp mỏng Xén theo kiểu hình nêm Xén theo kiểu hình răng cưa Hình IV.14: Các phương thức xén đất bằng máy xúc chuyển Trong 3 phương án xén đất ta chọn phương án xén đất theo hình răng cưa vì đất của tuyến mềm dễ xén, thể tích đất xén được lớn, thời gian xén ngắn, năng suất xén cao, khả năng sử dụng sức máy tương đối hiệu quả. Chiều dài xén đất của máy xúc chuyển được tính theo công thức: Lx= (m) Q: dung tích thùng máy, máy xúc chuyển Caterllar CAT 613C thì Q=6.8m3 Kr: hệ số rời rạc của đất, Kr=1.20. H: chiều sâu xén đất bình quân, H = 0.16/2 = 0.08m. l: chiều rộng lưỡi cạp, với máy xúc chuyển CAT 613C thì l=2.35m. Ta tính được: Lx = = 30m. Về trình tự xén đất máy xúc chuyển có 3 sơ đồ: + Xén theo đường thẳng. + Xén cài răng lược. + Xén theo hình bàn cờ. Trình tự xén đất theo kiểu bàn cờ là phù hợp với điều kiện thi công của đoạn tuyến nhất. Đồng thời xén đất theo kiểu này có nâng cao được năng suất của máy. Các dải đất xén sau có hệ số chứa đầy thùng rất cao do diện tích cắt đất và sức cản của đất giảm dần khi đất đã chứa đầy trong thùng. Hình IV.15: Xén đất theo hình bàn cờ bằng máy xúc chuyển * Vận chuyển đất: Sau khi thùng xúc đầy đất; máy xúc chuyển đóng cửa thùng; thì được nâng lên và máy xúc chuyển bước vào giai đoạn vận chuyển đất đến nơi cần đắt. Khi vận chuyển để đảm bảo tốc độ cao, thời gian vận chuyển nhỏ nhất, tiết kiệm được nhiên liêu thì cần chuẩn bị tốt đường vận chuyển. Khi trong thùng đầy đất thì nên đi đường thẳng, xuống dốc. Bán kính quay đầu của máy xúc chuyển tối thiểu là 4 đến 5m do vậy trong phạm vi nền đường máy xúc chuyển có thể quay đầu lại được mà không cần ra ngoài phạm vi nền đường. * Đổ đất: Máy xúc chuyển có 3 cách đổ đất: + Đổ thành đống rồi dùng máy ủi san trãi ra. + Đổ thành từng lớp ngang hoặc dọc với trục đường. Đối với đoạn tuyến dùng máy xúc chuyển để đào và vận chuyển đất đắp nền đường do đó khi đổ dọc ta cho máy chạy trên một đường thẳng đồng thời tiến hành đổ đất dần từ hai bên mép vào giữa. Sơ đồ máy xúc chuyển đổ đất dọc theo trục đường để đắp nền đường được minh họa bằng hình vẽ dưới đây: Hình IV.16: Sơ đồ đổ dọc đắp nền đường bằng máy xúc chuyển. * Quay lại: Khi quay lại ta tận dụng tốc độ của máy để giảm thời gian quay lại từ đó giảm được thời gian thao tác trong một chu kỳ, nâng cao được năng suất của máy xúc chuyển. IV.6.1.3.1. Sơ đồ chạy máy khi điều phối 1 nhánh: Điều phối một nhánh Hình IV.17: Sơ đồ chạy máy xúc chuyển điều phố dọci một nhánh. Trong đoạn thiết kế 2km chỉ có đoạn 7 điều phối 1 nhánh kết hợp với điều phối hai nhánh. VI.6.1.3.2. Sơ đồ chạy máy khi điều phối 2 nhánh: Hình IV.18: Sơ đồ chạy máy xúc chuyển điều phối dọc hai nhánh. Hình IV.19: Sơ đồ chạy máy xúc chuyển điều phối dọc một nhánh kết hợp hai nhánh. IV.6.1.4. Máy san: Máy san được dùng để san rải đất đắp từ các đống đất đã được máy xúc chuyển chuyển hay máy ủi đổ dồn đống, gọt sửa taluy, san sữa mặt đường bảo đảm có mui luyện theo yêu cầu thiết kế. Dùng loại máy san KOMATSU GD28AC-1 có các đặc điểm: + Góc nghiêng lưỡi san có thể nghiêng 30÷85°. + Bán kính quay nhỏ nhất: 9m. + Vận tốc di chuyển: tiến 4.5¸38.3km/h và lùi 7.7÷11.6km/h. Máy san dùng trong thi công nền đường của đoạn tuyến chủ yếu để phụ trợ cho các máy chính như máy xúc chuyển, máy ủi, ôtô đổ đất. Nó làm công tác hoàn thiện đoạn đường thi công là chính. Công tác hoàn thiện được tiến hành ngay sau công tác đào đắp đất để đảm bảo độ ẩm tốt nhất và tránh ảnh hưởng của khí hậu. Công tác này cần phải bắt đầu tiến hành từ các đoạn thấp nhất trên mặt cắt dọc trở đi để đảm bảo tốt việc thoát nước trong quá trình thi công. Các thao tác của máy san: khi thi công, máy san thường tiến hành theo 3 thao tác chủ yếu đố là xến đất, vận chuyển đất và san rải đất. Để làm tốt các thao tác đó thì việc bố trí hợp lý lưỡi san có một tầm quan trọng đặc biệt. Vị trí của lưỡi san được qui định ở các góc: góc đẩy a, góc xén c và góc nghiêng của lưỡi san. * Góc đẩy a: Là góc hợp bởi lưỡi san và hướng tiến của máy, góc a có thể thay đổi từ 30¸90°, thay đổi góc a có thể thay đổi được cự ly vận chuyển ngang của đất và thay đổi chiều rộng hoạt động của máy. Góc a càng lớn thì cự ly vận chuyển đất theo phương ngang càng lớn, nhưng nếu lớn quá thì đất sẽ chuyển ngang sang cả hai bên. * Góc xén c: Là góc hợp bởi mặt nằm ngang với mặt nghiêng của lưỡi dao. Góc này có thể đổi từ 30÷70° (máy san KOMATSU GD28AC-1). Khi san và nén chặt đất thì c=40°÷60° vì khi c>60° thì áp lực của lưỡi san đối với đất tăng rất lớn, có thể làm lưỡi san bị hỏng, cho nên khi thi công, lưỡi san không nên dùng với góc c>60° * Góc nghiêng: Là góc hợp bởi trục lưỡi san và mặt đất nằm ngang. Góc thay đổi từ 0° đến 65°, có thể điều chỉnh góc thích hợp, khi thi công san taluy, phải đưa lưỡi san ra hẳn về một phía, lúc này góc có thể là lớn nhất. Mái taluy được hoàn thiện từ trên xuống. Đất bạt ra được đẩy xuống phía dưới để sau đó san ra hoặc chuyển đi. Khi dùng máy san tự hành để san bề mặt của nền đường thì các bánh sau đè lên mặt đất đã san xong còn bánh trước lại ở trên mặt đất lồi lõm. Như thế máy ở trong tư thế nghiêng về phía trước hoặc phía sau và lưỡi san tuần tự nâng lên hay hạ xuống. Ở nền đắp trên các đoạn có độ dốc ngang sườn nhỏ nên cho máy chạy ngoài nền để dễ thao tác, ở chổ đắp cao thì ta cho máy chạy trên nền để hoàn thiên phần trên. Ở những đoạn đào sâu mà máy không thể chạy ở phía trên được thì ta chia việc đâò nền đường ra thành nhiều bậc có taluy không dài hơn chiều dài lưỡi san sẽ hoàn thiện dần dần từ trên xuống. IV.6.1.5. Máy Lu: Đây là phương tiện thi công công tác đầm nén nền đường. Khi đầm nén, muốn đất nền đường chặt lại thì tải trọng đầm nén phải tạo ra được các biến dạng dư; tích lũy dần trong lớp đất. Nguyên tắc lu và chọn loại lu: + Đối với nền đường đào ta chọn lu nặng bánh hơi. + Đối với nền đường đắp: Giai đoạn đầu ta cho lu bánh cứng (loại lu nhẹ) lu một số lượt để đảm bảo độ cứng ban đầu. Sau đó mới cho bánh lốp (loại lu nặng) vào lu lèn tạo đô cứng yêu cầu. + Với loại đất nền đường là đất á sét nhẹ có các chỉ tiêu cơ lý liên quan đến công tác đầm nén đất nền đường như là: Độ ẩm tốt nhất: (12÷18)%. Tỷ trọng các hạt đất: 2.70g/cm3. Tỷ trọng không khí trong đất ở độ chặt lớn nhất và độ ẩm tốt nhất: (4÷5)%. + Do đó ta chọn máy lu phải đảm bảo tải trọng lu đủ lớn để khắc phục được sức cản đầm nén của đất, đồng thời không quá lớn để khi lu lèn không gây ra hiện tượng trồi trượt trong nền đất. + Khi lu lèn sơ bộ do đất còn rời rạc sức kháng cắt nhỏ, sức cản đầm nén nhỏ nên chọn các loại lu nhẹ bánh cứng để tránh phá hoại lớp đất nền. + Khi lu lèn chặt ta dùng các loại lu có tải trọng lớn dần để tăng cường độ chặt. + Lu từ lề vào tim đường, từ thấp đến cao (Tránh hiện tượng nở hông làm khó khăn trong công tác đầm chặt). Ở đường cong thì lu từ bụng đến lưng. Khi lu lèn chặt các lượt cuối cùng nên lu với vận tốc chậm do lúc này độ chặt cũng như sức kháng cắt của đất là rất lớn. + Chiều dày lớp đất đầm nén không được nhỏ hơn chiều dày tối thiểu để đảm bảo không bị phá hoại cục bộ, trồi trượt, lượn sóng (Hmin ≈ 10cm). Đồng thời chiều dày đầm nén hiệu quả không được lớn hơn chiều dày đầm nén tối đa để đảm bảo đất đạt độ chặt đồng đều trong suốt chiều dày đầm nén. + Vệt lu đầu tiên cách mép đường ít nhất là 0.5m. Ở phần này, ta dùng nhân công đần nén. Các vệt lu phải chồng lên nhau tối thiểu là 15¸20cm để đạt được độ bằng phẳng + Khi máy san vừa làm xong thì cho lu vào đầm nén ngay để tránh cho đất không bị khô. Không phân đoạn thi công dài quá vì nếu lu không kip, đất sẽ bị khô. Lúc đó phải dùng đến ôtô xịt nước tưới nước cho đất nhằm đảm bảo độ ẩm của đất ở trạng thái tốt nhất cho công tác lu lèn. + Sau khi lu lèn trên các đoạn nền đào, ta cho lu chạy chậm lại để tăng chiều sâu lu lèn theo thiết kế 0.25m. Trình tự lu nền đường: Với nền đào: ta tiến hành lu hoàn thiện với lu bánh cứng BW141AD-4, V=2km/h, 4 lượt/điểm. Với nền đắp: Lu sơ bộ: lu nhẹ bánh cứng BW120AC-4, V = 2km/h, 4 lượt/điểm. Lu chặt: lu nặng bánh lốp PS-300B, V = 6km/h, 14 lượt/điểm. Lu hoàn thiện: Dùng lu nặng bánh cứng BW141AD-4, V=2km/h, 4lượt/điểm. Lưu ý: - Trong quá trình lu lèn nếu phát hiện các vết nứt ngang, hiện tượng trồi, trượt lượn sóng, hiện tượng cao su, phải ngừng ngay để xử lý. Các nguyên nhân chủ yếu là do độ ẩm khi lu lèn không đạt yêu cầu, sử dụng tải lu, tốc độ lu bất hợp lý, loại đất dắp không đảm bảo chất lượng. - Các loại lu được sử dụng đều phải có khả năng điều chỉnh tải trọng tác dụng và vận tốc lu. Nên lu 2/3 số lượt đầu với tải trọng nhỏ, tốc độ lớn, 1/3 số lượt lu cuối tốc độ chậm lại và gia tải dần dần. - Trong các công tác phụ trợ máy san, lu, thực tế phải tưới nước nhiều lần vì vậy phải có xe tưới nước. Xe tới nước có thể dùng loại xe tải trung chở teec khoảng 4.5÷5 m3 có lắp sẵn hoa tưới nước. - Trong quá trình lu lèn, công nhân làm công tác phụ trợ là cần thiết phải có. Mục đích là đầm các mép lề, vỗ mái taluy, bù phụ san rãi…Nên phải lập kế hoạch nhân công và điều động kịp thời. Có thể thêm thiết bị đầm bàn (hoặc dùng đầm bàn, lu rung loại nhỏ…). IV.6.2. Các Biện Pháp Nâng Cao Năng Suất Thi Công: * Máy ủi ( KOMATSU): Để nâng cao năng suất của máy ủi cần chú ý: - Cần xác định phương thức xén đất phù hợp với điều kiện thi công. - Thiết kế sơ đồ đào đắp đất hợp lý, hạn chế máy ủi vừa lên dốc vừa đào và vận chuyển đất. - Nâng cao hệ số sử dụng thời gian. Đây là biện pháp hiệu quả mà người thiết kế có thể thực hiện được, tổ chức thi công tốt, đảm bảo chế dộ bảo dưỡng máy tốt, làm công tác chuẩn bị, tránh hiện tượng các công việc ảnh hưởng lẫn nhau. - Tăng khối lượng trước lưỡi ủi bằng cách: + Giảm khối lượng rơi vải dọc đường khi chuyển đất. + Lợi dụng tối đa độ dốc địa hình để đào và vận chuyển đất. + Tăng chiều cao lưỡi ủi. - Giảm thời gian chu kỳ làm việc của máy. - Phối hợp nhịp nhàng máy ủi với các máy phụ khác. * Máy xúc chuyển: Để nâng cao năng suất của máy xúc chuyển cần chú ý: - Cần xác định phương thức xén đất phù hợp với điều kiện thi công. - Thiết kế sơ đồ đào đắp đất hợp lý, hạn chế máy vừa mang đất vừa lên dốc, giảm cụ ly vận chuyển đất. - Giảm thời gian chu kỳ làm việc của máy, tăng hệ số sử dụng thời gian, tăng hệ số chứa đầy thùng. - Chọn phương án xén đất thích hợp, tận dụng vừa xuống dốc vừa xén đất. - Tăng tốc độ chạy máy, bảo đảm đường chạy máy luôn ở trạng thái tốt. - Phối hợp nhịp nhàng máy ủi với các máy phụ khác. - Bảo dưởng sữa chữa máy kịp thời * Máy san: - Nâng cao hệ số sử dụng thời gian. - Tăng tốc độ chạy máy, giảm thời gian quay đầu. - Giảm số làn xén đất và chuyển đất nghĩa là phải tăng diện tích một lần xén và cự ly vận chuyển ngang, giảm các hệ số trùng khi xén và vận chuyển đất. * Máy lu: Để năng suất lu được cải thiện thì ta phải tiến hành đầm nén sao cho đất đầm nén đạt được độ chặt yêu cầu với chi phí thấp nhất. Khi đó ta cần chú ý: + Sử dụng các loại lu có áp lực cao, đủ để khắc phụ sức cản của đất trong từng giai đoạn. + Giảm môđun đàn hồi của đất bằng cách trộn ẩm để đạt được độ ẩm tốt nhẩt trước khi đầm nén. + Chọn chiều dài đoạn đầm nén hợp lý. + Chạy đúng theo sơ đồ lu đã thiết kế. + Phối hợp hiệu quả với các loại máy thi công khác như máy san, ôtô tự đổ. IV.7. XÁC ĐỊNH KHỐI LƯỢNG CÔNG TÁC: * Đoạn 1: Lý trình KM0+00 ÷ KM0+148.52: Dùng Máy ủi - Biện pháp thi công: + Đào đất vận chuyển dọc đắp. + Đào vận chuyển ngang đắp. - Khối lượng công tác: + Vận chuyển ngang để đắp: V = 26.07m3. + Vận chuyển đổ đi: V = 372m3. * Đoạn 2: Từ KM0+148.52 ÷ KM0+203.08: Dùng Ô tô vận chuyển - Biện pháp thi công: + Vận chuyển đất từ mỏ đất đến đắp nền đường - Khối lượng công tác: + Khối lượng đất vận chuyển dọc bằng ôtô từ mỏ đến đắp là: V = 1155.02m3. * Đoạn 3: Từ KM0+203.08 ÷ KM0+501.92: Dùng Máy Xúc chuyển + Máy ủi; điều phối hai nhánh: - Biện pháp thi công: + Đào đất vận chuyển ngang đắp. + Đào đất vận chuyển dọc đắp. + Vận chuyển dọc cục bộ. - Khối lượng công tác: Nhánh 1: + Vận chuyển ngang để đắp: V = 47.85m3. + Vận chuyển dọc để đắp: V = 533.63m3. Nhánh 2: + Vận chuyển ngang để đắp: V = 39.77m3. + Vận chuyển dọc để đắp là: V = 995.08m3. Tổng khối lượng trong đoạn 3: + Vận chuyển ngang để đắp: V = 47.85+39.77 = 87.62m3. + Vận chuyển dọc để đắp: V = 533.63+995.08 = 1528.71m3. * Đoạn 4: Từ KM0+501.92 ÷ KM0+657.59: Dùng Ô tô vận chuyển - Biện pháp thi công: + Vận chuyển đất từ mỏ đến đắp nền đường - Khối lượng công tác: + Khối lượng đất vận chuyển dọc bằng ôtô từ mỏ đến đắp: V = 4585.96m3. * Đoạn 5: Từ KM0+657.59 ÷ KM1+173.94: Dùng Máy xúc chuyển + Máy ủi; điều phối hai nhánh: - Biện pháp thi công: + Đào đất vận chuyển ngang đắp. + Đào đất vận chuyển dọc đắp. + Vận chuyển dọc cục bộ. - Khối lượng công tác: Nhánh 1: + Vận chuyển ngang để đắp: V = 97.16m3. + Vận chuyển dọc để đắp: V = 603.13+275.98+414.89+21.68 = 1315.68m3. Nhánh 2: + Vận chuyển ngang để đắp: V = 94.33m3. + Vận chuyển dọc để đắp là: V = 1116.08+158.41+273.50 = 1547.99m3. Tổng khối lượng trong đoạn 5: + Vận chuyển ngang để đắp: V = 97.16+94.33 = 191.49m3. + Vận chuyển dọc để đắp: V = 1315.68+1547.99 = 2863.67 * Đoạn 6: Từ KM1+173.94 ÷ KM1+351.78: Dùng Ô tô vận chuyển - Biện pháp thi công: + Vận chuyển đất từ mỏ đến đắp nền đường - Khối lượng công tác: + Khối lượng đất vận chuyển dọc bằng ôtô từ mỏ đến đắp: V = 6865.25m3. * Đoạn 7: Từ KM1+351.78 ÷ KM1+909.81: Dùng Máy Xúc chuyển + Máy ủi; điều phối một nhánh: - Biện pháp thi công: + Đào đất vận chuyển ngang đắp. + Đào đất vận chuyển dọc đắp. + Vận chuyển dọc cục bộ. - Khối lượng công tác: Nhánh 1: + Vận chuyển ngang để đắp: V = 2.5+80.13+9.49 = 92.12m3. + Vận chuyển dọc đắp: V = 54.16+989.72+353.52 = 1397.40m3. Nhánh 2: + Vận chuyển ngang để đắp: V = 50.89+53.40+90.11+0.67 = 195.07m3. + Vận chuyển dọc đắp: V = 146.09+206.39+71.71+30.08 = 545.27m3. Tổng khối lượng trong đoạn 7: + Vận chuyển ngang để đắp: V = 92.12+195.07 = 287.19m3. + Vận chuyển dọc để đắp: V = 1397.40+545.27 = 1942.67m3. * Đoạn 8: Từ KM1+909.81 ÷ KM2+00: Máy ủi - Biện pháp thi công: + Đào đất vận chuyển ngang đắp. + Dùng ô tô vận chuyển đến đắp. - Khối lượng công tác: + Vận chuyển ngang để đắp: V = 76.68+44.60 = 43.93m3. + Vận chuyển đất từ mỏ đến để đắp: V = 1488.68m3. IV.8. TÍNH TOÁN NĂNG SUẤT MÁY MÓC, XÁC ĐỊNG CÁC ĐỊNH MỨC SỬ DỤNG NHÂN LỰC VÀ VẬT LIỆU: IV.8.1. Năng Suất Máy Xúc Chuyển: Công thức tính: N = (m3/ca) Trong đó: T: thời gian làm việc trong 1 ca, T =7h Kt: hệ số sử dụng thời gian, Kt =0.9. Q: dung tích thùng với CAT 613C, Q =6.8m3. Kc: hệ số chứa đầy thùng, Kc =0.95. Kr: hệ số rời rạc của đất, Kr =1.2. t: thời gian của 1 chu kỳ làm việc của máy (phút) t = +2tq + tđ (phút) Với: Lx: chiều dài xén đất, Lx = 30m Lđ: chiều dài đổ đất, Lđ =8m Lc: chiều dài chuyển đất, Lc =LTB L1: chiều dài quay lại, L1 = LTB vx = 3km/h = 50m/phút: tốc độ xén đất vđ = 5km/h = 83.33m/phút: tốc độ đổ đất vc= 20km/h = 333.33m/phút: tốc độ chuyển đất v1 = 25km/h = 416.67m/phút: tốc độ quay lại tđ: thời gian đổi số: tđ = 0.4phút tq: thời gian quay đầu, tq= 0.4phút Bảng IV.3: Bảng tính năng suất cho từng đoạn. Đoạn thi công LTB (m) t (phút) N (m3/ca) 3 103.15 2.54 800.95 95.55 2.50 814.10 5 179.68 2.95 688.89 178.76 2.95 690.05 7 142.87 2.76 738.59 161.05 2.85 713.18 IV.8.2. Năng Suất Của Máy San Khi San Đất: Loại máy san sử dụng là loại máy san KOMATSU GD28AC-1 Tính theo công thức: N = Trong đó: T: Thời gian thi công trong một ca, T = 7h. Kt: Hệ số sử dụng thời gian, lấy Kt = 0.9. a: góc đẩy lưỡi san, chọn a = 45°. L: chiều dài thao tác, chọn L = 100m L: chiều dài lưỡi san, ứng với san KOMATSU GD28AC-1, l = 2.8m. n: số lần san qua 1 chỗ, chọn n = 4. b: chiều rộng bình quân dải sau chồng lên dải trước, b = 0.4m. vs: tốc độ khi san đất, vs = 6km/h = 100m/ph. vck: tốc độ khi máy chạy không, vck = 9km/h = 150m/ph. tss: thời gian san số ở mỗi đoạn, tss = 0.5 ph. Thay vào tính được năng suất của máy san: N = = 5598.77 (m2/ca). Giả sử máy san san mỗi lớp dày 18cm. Tính được: N = 713.62´0.18 = 1007.78 (m3/ca). IV.8.3. Năng Suất Của Máy ủi: Năng suất của máy ủi khi xén và chuyển đất là: N =(m3/ca) Trong đó: T: Thời gian thi công trong một ca, T =7h. Kt: Hệ số sử dụng thời gian, lấy Kt =0.9. Kđ: hệ số ảnh hưởng của độ dốc đến năng suất của máy. Kr: hệ số rời rạc của đất, lấy Kr = 1.2 tương ứng với đất cấp II. t: thời gian làm việc trong 1 chu kỳ t = Với: tc: thời gian chuyển hướng, tc = 30s = 0.5phút. th: thời gian nâng hạ lưỡi ủi, chọn th = 30s = 0.5phút. tđ: thời gian đổi số, tđ = 30s = 0.5phút. Lx: chiều dài xén đất: Lx = Lc: chiều dài vận chuyển đất Khi máy ủi vận chuyển ngang để đắp: Lc = 9m. Khi máy ủi vận chuyển dọc để đắp: Lc = LTB. Khi máy ủi vận chuyển ngang đổ đi: Lc = 25m. L1: chiều dài lùi lại, L1 = Lx+Lc vx: tốc độ xén đất (m/s) chọn, vx =3.5km/h = 58.33m/ph vc: tốc độ chuyển đất, vc = 6km/h = 100m/ph v1: tốc độ khi lùi: v1 = 3km/h = 50 m/ph Q: khối lượng đất trước lưỡi ủi khi xén và chuyển đất. Q = (m3) l: chiều dài lưỡi ủi, l = 3.72m H: chiều cao lưỡi ủi, H = 0.875m j: góc nội ma sát của đất phụ thuộc vào trạng thái đất. Tra bảng với đất sét pha ở trạng thái ẩm, j= 40°. Bảng IV.4: Bảng tính năng suất máy ủi theo từng đoạn công tác. Đoạn thi công IsTB (%) Kđ Lx (m) Lc (m) L1 (m) Q (m3) t (phút) N (m3/ca) 1 DVCND 5.80 1.2 2.43 9 11.43 1.36 2.86 179.24 DVCDD 0.58 1.02 1.57 94.34 95.91 0.87 5.39 52.09 3 DVCND 7.2 1.252 2.43 9 11.43 1.36 2.86 187.01 5 DVCND 9.3 1.326 2.43 9 11.43 1.36 2.86 198.06 7 DVCND 9.7 1.34 2.43 9 11.43 1.36 2.86 200.15 8 DVCND 13.4 1.469 2.43 9 11.43 1.36 2.86 219.42 Ghi chú: DVCND : vận chuyển ngang. DVCDD : vận chuyển dọc. IV.8.4. Năng Suất Của Xe Ôtô Tự Đổ 13T: Năng suất của xe ôtô tự đổ 13T, loại ô tô tự đổ ISUZU SPZ480D được tính theo công thức sau: N’ = (T/ca) Trong đó: T: số giờ làm việc trong 1 ca, T =7h. Q: tải trọng của xe, Q=13.1T. Kt: hệ số sử dụng thời gian, Kt =0.9. Ktt: hệ số sử dụng tải trọng, Kt =1.2. L: cự li vận chuyển trung bình của ôtô xác định trực tiếp trên bình đồ. V1, V2: tốc độ xe chạy lúc có tải và không tải, V1 = 25km/h, V2 = 30km/h. t: thời gian xếp dỡ trong một chu kỳ, t = 12phút = 0.2h. Bảng IV.5: Bảng tính toán năng suất ôtô tự đổ loại 13T trong các đoạn cụ thể. Đoạn thi công Cự ly vận chuyển L (km) V1 (km/giờ) V2 (km/giờ) t (giờ) Năng suất N' (T/ca) Năng suất N (m3/ca) 2 2.33 25 30 0.2 267.30 172.45 4 1.91 25 30 0.2 291.54 188.09 6 1.24 25 30 0.2 340.41 219.62 8 0.55 25 30 0.2 412.71 250.26 Trong đó: N = (m3/ca) : dung trọng đổ đống của đất =1.55 (T/m3) IV.8.5. Năng Suất Của Máy Lu: Năng suất máy lu được tính theo công thức: N = (m2/ca) Trong đó: T: số giờ làm việc trong 1 ca, T =7h. Kt: hệ số sử dụng thời gian, Kt =0.9. L: chiều dài đoạn lu lèn, L =100m. V: tốc độ di chuyển máy lu: Lu nặng bánh lốp PS-300B: V = 6km/h = 100m/ph. Lu nhẹ bánh cứng BW120AC-4: V = 2km/h = 33.33m/ph. Lu nặng bánh cứng BW141AD-4: V = 2km/h = 33.33m/ph. tqd: thời gian đổi số cuối đoạn, tđs = 1ph. b: hệ số trùng lặp, b=1.2 N: tổng số hành trình lu: N = N = nck.Nht Nht: số hành trình lu trong 1 chu kỳ, xác định dựa trên sơ đồ lu. nck: số chu kỳ thực hiện để đảm bảo độ chặt yêu cầu nck = Nyc: số lựơt lu trên một điểm để đảm bảo nền đường đạt được độ chặt thiết kế, phụ thuộc vào giai đoạn lu lèn, loại đất đầm nén, chiều dày lớp đất đầm nén, trạng thái vật lý của vật liệu: Lu sơ bộ (Lu nhẹ bánh cứng) BW120AC-4: Nyc = 4 (lượt/điểm) Lu chặt (Lu nặng bánh lốp) PS-300B: Nyc = 14 (lượt/điểm) Lu hoàn thiện (Lu nặng bánh cứng) BW141AD-4: Nyc = 4 (lượt/điểm) IV.8.5.1. Đối với lu bánh lốp PS-300B: Tải trọng 14T, bề rộng bánh lu 1.9m. Khi lu lèn chặt nền đắp: Số chu kỳ là: nck = (chu kỳ). Từ sơ đồ lu ta có tổng số hành trình lu trong một chu kỳ là: Nht = 8. Do đó tổng số hành trình lu là: N = nck´Nht = 7Ẵ8 = 56 (hành trình). Năng suất của máy: (m/ca). Chiều dày lu lèn l = 25cm, bề rộng nền đường lu 7.75m. Vậy năng suất của máy lu PS-300B là: N' = 0.25´ 267.86´7.75 = 518.97 (m3/ca). SƠ ĐỒ LU: HÌNH IV.20: SƠ ĐỒ LU NẶNG BÁNH LỐP PS-300B IV.8.5.2. Đối với lu nhẹ bánh cứng BW120AC-4: Tải trọng 6.0T, bề rộng bánh lu 1.20m. Số chu kỳ là: nck = Từ sơ đồ lu ta có tổng số hành trình lu trong một chu kỳ là: Nht = 12. Do đó tổng số hành trình lu là: N = nck´Nht = 3Ẵ12 = 36 (hành trình). Năng suất của máy: (m/ca). Chiều dày lu lèn l = 25cm, bề rộng nền đường lu 7.7m. Vậy năng suất của máy lu BW120AC-4 là: P' = 0.25´305.21´7.7= 587.53 (m3/ca). HÌNH IV.21: SƠ ĐỒ LU NHẸ BÁNH CỨNG BW120AC-4 IV.8.5.3. Đối với lu nặng bánh cứng BW141AD-4: Tải trọng 8T, bề rộng bánh lu 1.20m. Khi lu lèn hoàn thiện nền đường đắp: Số chu kỳ là: nck = = 2 (chu kỳ) Từ sơ đồ lu ta có tổng số hành trình lu trong một chu kỳ là: Nht = 12. Do đó tổng số hành trình lu là: N = nck´Nht = 24 (hành trình). Năng suất của máy: (m/ca) HÌNH IV.22: SƠ ĐỒ LU NẶNG BÁNH CỨNGVM BW141AD-4 Bề rộng nền đường lu 8m. Vậy năng suất của máy lu BW141AD-4 khi lu hoàn thiện nển đường đắp là: P' = 305.21´7.7= 2350.10 (m2/ca). HÌNH IV.23: SƠ ĐỒ LU NẶNG BÁNH CỨNG BW141AD-4 LU NỀN ĐƯỜNG ĐÀO Khi lu lèn hoàn thiện nền đường đào: Số chu kỳ là: nck = = 2 (chu kỳ) Từ sơ đồ lu ta có tổng số hành trình lu trong một chu kỳ là: Nht = 10. Do đó tổng số hành trình lu là: N = nck´Nht = 20 (hành trình). Năng suất của máy: (m/ca) Bề rộng nền đường lu 6.7m. Vậy năng suất của máy lu BW141AD-4 khi lu hoàn thiện nền đường đào là: P' = 366.25´6.7 = 2453.90 (m2/ca). IV.8.5.4. Tính năng suất của máy đầm BOMAG BPR45/55D: Hình IV.24: Máy đầm BOMAG BPR45/55. Dùng máy đầm BOMAG loại BPR45/55D. Tra bảng ta có năng suất của máy đầm BPR45/55D vào khoảng 33 ÷ 44 (yd3/ca) Chọn mức năng suất cho công tác này là: N = 35 (yd3/ca) Þ N = 35´0.9143´7´0.9 = 169 (m3/ca) (1yd = 0.914m) IV.9. TÍNH TOÁN SỐ CÔNG SỐ CA MÁY HOÀN THÀNH CÁC THAO TÁC: IV.9.1. Tính Khối Lượng Công Tác Máy Chủ Đạo: IV.9.1.1. Máy ủi KOMATSU D50A-16 đào vận chuyển ngang để đắp: Bảng IV.6: Đoạn thi công Khối lượng công tác của máy ủi đào vận chuyển ngang đắp Đào (m3) Đắp (m3) 1 26.07 26.07 3 87.62 87.62 5 191.49 191.49 7 287.19 287.19 8 43.93 43.93 Máy ủi vạn năng KOMATSU D50A-16 đào vận chuyển dọc để đắp. Bảng IV.7: Đoạn thi công Khối lượng công tác của máy ủi đào vận chuyển dọc đắp Đào (m3) Đắp (m3) 1 372 372 7 - - 8 - - Ngoài ra máy ủi KOMATSU D50A-16 còn đào vận chuyển ngang đổ đi với khối lượng V = 111.31m3 ở đoạn 8 số ca là 0.68ca. IV.9.1.2. Máy xúc chuyển Caterpillar CAT 613C: Bảng IV.8: Đoạn thi công Khối lượng công tác của máy xúc chuyển đào vận chuyển dọc đắp Đào (m3) Đắp (m3) 3 1528.71 1528.71 5 2863.67 2863.67 7 1942.67 1942.67 IV.9.1.3. Ôtô tự đổ ISUZU SPZ480D: Bảng IV.9: Đoạn thi công Khối lượng đất cần vận chuyển (m3) 2 1155.02 4 4585.96 6 6865.25 8 1488.68 IV.9.2. Tính Số Ca Cần Thiết Của Các Máy Chính: Bảng IV.10: Đoạn thi công Số ca máy cần thiết (ca) Máy ủi KOMATSU D50A-16 (VCN) Máy ủi KOMATSU D50A-16 (VCD) Máy xúc chuyển Caterpillar CAT613C Ôtô ISUZU SPZ480D 1 0.15 7.14 - - 2 - - - 6.70 3 0.47 - 1.91 - 4 - - - 24.38 5 0.97 - 4.15 - 6 - - - 31.26 7 1.43 - 2.66 - 8 0.20 - - 5.95 IV.9.3. Tính Toán Khối Lượng Công Tác Của Máy Phụ Trợ: Công tác phụ trợ và hoàn thiện bao gồm: + San đất trước khi lu lèn + Lu lèn đất nền đắp, nền đào + Đào rãnh biên + Bạt sửa taluy nền đào, vỗ mái taluy nền đắp + San sửa mặt nền đường + Kiểm tra hoàn thiện cuối cùng IV.9.3.1. Khối lượng và số ca máy san đất trước khi lu lèn: + Khối lượng đất cần san trước khi lu lèn bằng khối lượng đất đắp nền đường. Phần đắp trước ở các cống có khối lượng nhỏ không đáng kể (được thực hiện bằng thủ công). + Trong những đoạn nền đào thì máy có thể không làm đến cao độ thiết kế. Giả định chiều dày còn lại là 5cm. Như vậy khối lượng đất cần san gọt bằng diện tích nền đường nhân với 0.05m (ở đây có một số đoạn đất cần bù phụ tuy nhiên ít nên không cần tính). Bảng IV.11: Đoạn thi công Khối lượng đất cần san (m3) Năng suất máy san KOMATSU (m3/ca) Số ca máy (ca) 1 398.07 1007.78 0.39 2 1528.71 1007.78 1.52 3 1616.33 1007.78 1.60 4 4585.96 1007.78 4.55 5 3055.16 1007.78 3.03 6 6865.25 1007.78 6.81 7 2229.86 1007.78 2.21 8 1532.61 1007.78 1.52 IV.9.3.3. Khối lượng và số ca máy lu lèn đất nền đào, nền đắp: + Khối lượng đất cần lu lèn ở nền đắp tương ứng với khối lượng đất đắp nền đường. + Khối lượng lu lèn ở nền đào được tính bằng diện tích lu lèn nhân với chiều sâu tác dụng tốt nhất của lu đối với nền đường. Với máy lu cần dùng, ta có chiều sâu tác dụng của lu là 0.25m (lu bánh lốp). Chiều rộng lu lèn ở nền đường đào là 9m. + Với nền đường nửa đào nửa đắp thì trạng thái đất nền thay đổi theo chiều rộng nền đường, tuy nhiên do đoạn đường nửa đào nửa đắp ngắn nên xem đoạn này là đào hoàn toàn. - Khối lượng và số ca máy của máy lu BW141AD-4: + Đối với đoạn nền đường đào chỉ sử dụng Lu nặng bánh cứng BW141AD-4 để lu lèn hoàn thiện. Khối lượng đất lu lèn chính bằng diện tích vệt lu, bề rộng vệt lu bằng 6.7m + Đối với đoạn nền đường đắp sử dụng Lu nặng bánh lốp BW141AD-4 để lu lèn hoàn thiện. Khối lượng đất lu lèn chính bằng khối lượng đất đắp nền đường. Bảng IV.12: Đoạn thi công Nền đào Nền đắp Tổng số ca (ca) Chiều dài (m) Khối lượng (m2) Ca máy (ca) Chiều dài (m) Khối lượng (m2) Ca máy (ca) 1 107.57 806.78 0.33 40.95 356.27 0.15 0.48 2 - - - 54.56 474.67 0.20 0.20 3 160.81 1206.1 0.49 138.03 1200.9 0.51 1.00 4 - - - 155.67 1354.3 0.58 0.58 5 317.01 2377.6 0.97 199.34 1734.3 0.74 1.71 6 - - - 177.84 1547.2 0.66 0.66 7 365.66 2742.5 1.12 192.37 1673.6 0.71 1.83 8 - - - 90.19 784.65 0.33 0.33 - Khối lượng và số ca máy của máy lu BW120AC-4: Lu nhẹ bánh cứng BW120AC-4 được sử dụng để lu sơ bộ đối với nền đường đắp: Bảng IV.13: Đoạn thi công Khối lượng đất cần lu (m3) Năng suất máy lu BW120AC-4 (m3/ca) Số ca máy (ca) 1 398.07 587.53 0.68 2 1528.71 587.53 2.60 3 1616.33 587.53 2.75 4 4585.96 587.53 7.81 5 3055.16 587.53 5.20 6 6865.25 587.53 11.68 7 2229.86 587.53 3.80 8 1532.61 587.53 2.61 - Khối lượng và số ca máy của máy lu PS-300B: Lu nặng bánh lốp PS-300B được sử dụng để lu lèn chặt đối với nền đường đắp. Khối lượng công tác lu lèn chặt nền đường được tính bằng phần mặt đường cần lu, tức là bằng tích giữa bề rộng nền đường (9m) với chiều dài đoạn thi công: Bảng IV.14: Đoạn thi công Khối lượng đất cần lu (m3) Năng suất máy lu PS-300B (m3/ca) Số ca máy (ca) 1 398.07 518.97 0.77 2 1528.7 518.97 2.95 3 1616.3 518.97 3.11 4 4586 518.97 8.84 5 3055.2 518.97 5.89 6 6865.3 518.97 13.23 7 2229.86 518.97 4.30 8 1532.6 518.97 2.95 IV.9.3.4. Khối lượng và số công trong công tác đào rãnh biên: + Sau khi máy chủ đạo làm xong thì ta tiến hành đào rãnh biên, công việc tiến hành bằng nhân công. Khối lượng đào rãnh biên được tính bằng cách nhân chiều dài rãnh với diện tích mặt cắt ngang rãnh: Hình IV.25: Rãnh biên hình thang. + Diện tích mặt cắt ngang rãnh biên: F = 0.4´0.4 + 2´= 0.32 (m2) + Chiều dài rãnh biên phụ thuộc vào đoạn thi công được tính dựa vào trắc dọc, trắc ngang chi tiết. Đối với nền nửa đào nửa đắp chỉ có một rãnh biên ở phía thượng lưu, đối với nền đắp thấp cũng chỉ có một rãnh biên ở phía thượng lưu, đối với nền đào hoàn toàn thì có hai rãnh biên ở hai bên. Theo ‘Định mức dự toán xây dựng công trình - 2005’ Mã hiệu AB.1151 thì rãnh biên được đào với nhân công 3.0/7 với năng suất đào 0.91 (công/m3). Bảng IV.15: Đoạn thi công Tổng chiều dài Diện tích rãnh biên (m2) Khối lượng rãnh biên (m3) Năng suất (công) Số công (công) 1 107.57 0.32 68.84 0.91 75.65 2 - 0.32 - 0.91 - 3 160.81 0.32 102.92 0.91 113.10 4 - 0.32 - 0.91 - 5 317.01 0.32 202.89 0.91 222.95 6 - 0.32 - 0.91 - 7 365.66 0.32 234.02 0.91 257.17 8 - 0.32 - 0.91 - IV.9.3.5. Khối lượng và số ca máy trong công tác san sửa và lu lèn mặt nền đường: + Sau khi nền đường đã hình thành và đầm nén đạt độ chặt yêu cầu, phải san sửa mặt nền đường lần cuối cùng để cho lu bánh cứng vào đầm nén tạo mặt bằng. + Khối lượng san sửa và lu lèn được tính bằng tích giữa bề rộng nền đường (9m) với chiều dài đoạn thi công. Ta có bảng tính toán khối lượng công tác san sửa và lu lèn mặt, nền đường: Bảng IV.16: Đoạn thi công Chiều dài (m) Diện tích cần san sửa (m2) Năng suất máy san GD28AC-1 (m2/ca) Số ca máy (ca) 1 148.52 1292.124 5598.77 0.23 2 54.56 474.672 5598.77 0.08 3 298.84 2599.908 5598.77 0.46 4 155.67 1354.329 5598.77 0.24 5 516.35 4492.245 5598.77 0.80 6 177.84 1547.208 5598.77 0.28 7 558.03 4854.861 5598.77 0.87 8 90.19 784.653 5598.77 0.14 IV.9.3.6. Công tác bạt sửa taluy nền đào và vỗ mái taluy nền đắp: Công tác bạt sửa taluy nền đào và vỗ mái taluy nền đắp được thực hiện bằng nhân công với năng suất là (1công)/100m2. Việc san sữa ta luy nền đường được tiến hành sau khi nền đường đã đào đắp xong. Dựa vào trắc dọc, trong từng đoạn thi công phân ra thành từng đoạn nhỏ có chiều dài nhất định. Bề rộng mái taluy được lấy trung bình của bề rộng ở đầu đoạn và cuối đoạn. Nhân bề rộng với chiều dài đoạn đó, sẽ được diện tích của mái taluy của cả đoạn (Diện tích ta luy được tính toán dựa trên các trắc ngang chi tiết). Kết quả tính toán được như sau: Bảng IV.17: Đoạn thi công Chiều dài đoạn (m) Diện tích mái taluy cần vỗ bạt (m2) Năng suất (công) Số công (công) 1 148.52 294.07 0.01 2.94 2 54.56 241.43 0.01 2.41 3 298.84 1949.11 0.01 19.49 4 155.67 1408.04 0.01 14.08 5 516.35 4125.21 0.01 41.25 6 177.84 1370.70 0.01 13.71 7 558.03 3208.11 0.01 32.08 8 90.19 291.54 0.01 2.92 IV.9.3.7. Công tác kiểm tra hoàn thiện cuối cùng: Sau khi máy lu, máy san đã làm xong công tác hoàn thiện. Cho 1 tổ công nhân bao gồm 01kỹ sư + 01 trung cấp + 02 công nhân làm công tác kiểm tra toàn bộ tuyến xem có chổ nào không đạt yêu cầu như về cao độ, trắc ngang...thì kịp thời điều đông máy móc, nhân lực để sửa chữa. Theo định mức: (1công)/200m dài Nên cần có: (công). Thời gian cần thiết là: (ngày). Tổng kết công tác phụ trợ xây dựng nền đường: Kết quả tính toán được tổng kết trong bảng sau, căn cứ vào đó để biên chế tổ máy thi công. BẢNG IV.18: BẢNG TÍNH KHỐI LƯỢNG VÀ SỐ CA MÁY CỦA CÔNG TÁC PHỤ TRỢ Đoạn thi công Biện pháp thi công Đơn vị Khối lượng Loại máy, nhân công Năng suất Số công, ca máy công ca 1 Khối lượng đất cần san trước khi lu lèn m3 398.07 KOMATSU GD28AC-1 1007.87 0.39 Lu lèn đất nền đắp m3 398.07 BW120AC-4 587.53 0.68 398.07 PS-300B 518.97 0.77 Lu lèn hoàn thiện m2 1163.04 BW141AD-4 2350.1 0.48 Đào rãnh biên m3 68.84 NC 0.91 75.65 Bạt sửa và vỗ mái taluy m2 294.07 NC 0.01 2.94 San sữa mặt nền đường m2 1292.12 KOMATSU GD28AC-1 5598.77 0.23 Công tác kiểm tra hoàn thiện cuối cùng m 148.52 NC 0.005 0.74 2 Khối lượng đất cần san trước khi lu lèn m3 1528.71 KOMATSU GD28AC-1 1007.87 1.52 Lu lèn đất nền đắp m3 1528.71 BW120AC-4 587.53 2.60 1528.71 PS-300B 518.97 2.95 Lu lèn hoàn thiện m2 474.67 BW141AD-4 2350.1 0.20 Bạt sửa và vỗ mái taluy m2 241.43 NC 0.01 2.41 San sữa mặt nền đường m2 474.67 KOMATSU GD28AC-1 5598.77 0.08 Công tác kiểm tra hoàn thiện cuối cùng m 54.56 NC 0.005 0.27 3 Khối lượng đất cần san trước khi lu lèn m3 1616.33 KOMATSU GD28AC-1 1007.87 1.60 Lu lèn đất nền đắp m3 1616.33 BW120AC-4 587.53 2.75 1616.33 PS-300B 518.97 3.11 Lu lèn hoàn thiện m2 2406.94 BW141AD-4 2350.1 1.00 Đào rãnh biên m3 102.92 NC 0.91 113.10 Bạt sửa và vỗ mái taluy m2 1949.11 NC 0.01 19.49 San sửa mặt nền đường m2 2599.91 KOMATSU GD28AC-1 5598.77 0.46 Công tác kiểm tra hoàn thiện cuối cùng m 298.84 NC 0.005 1.49 4 Khối lượng đất cần san trước khi lu lèn m3 4585.96 KOMATSU GD28AC-1 1007.87 4.55 Lu lèn đất nền đắp m3 4585.96 BW120AC-4 587.53 7.81 4585.96 PS-300B 518.97 8.84 Lu lèn hoàn thiện m2 1354.33 BW141AD-4 2350.1 0.58 Bạt sửa và vỗ mái taluy m2 1408.04 NC 0.01 14.08 San sửa mặt nền đường m2 1354.33 KOMATSU GD28AC-1 5598.77 0.24 Công tác kiểm tra hoàn thiện cuối cùng m 155.67 NC 0.005 0.78 5 Khối lượng đất cần san trước khi lu lèn m3 3055.16 KOMATSU GD28AC-1 1007.87 3.03 Lu lèn đất nền đắp m3 3055.16 BW120AC-4 587.53 5.20 3055.16 PS-300B 518.97 5.89 Lu lèn hoàn thiện m2 4111.83 BW141AD-4 2350.1 1.71 Đào rãnh biên m3 202.89 NC 0.91 222.95 Bạt sửa và vỗ mái taluy m2 4125.21 NC 0.01 41.25 San sửa mặt nền đường m2 4492.25 KOMATSU GD28AC-1 5598.77 0.80 Công tác kiểm tra hoàn thiện cuối cùng m 516.35 NC 0.005 2.58 6 Khối lượng đất cần san trước khi lu lèn m3 6865.25 KOMATSU GD28AC-1 1007.87 6.81 Lu lèn đất nền đắp m3 6865.25 BW120AC-4 587.53 11.68 6865.25 PS-300B 518.97 13.23 Lu lèn hoàn thiện m2 1547.21 BW141AD-4 2350.1 0.66 Bạt sửa và vỗ mái taluy m2 1370.70 NC 0.01 13.71 San sửa mặt nền đường m2 1547.21 KOMATSU GD28AC-1 5598.77 0.28 Công tác kiểm tra hoàn thiện cuối cùng m 177.84 NC 0.005 0.89 7 Khối lượng đất cần san trước khi lu lèn m3 740.34 KOMATSU GD28AC-1 1007.87 0.73 Lu lèn đất nền đắp m3 740.34 BW120AC-4 587.53 1.26 740.34 PS-300B 518.97 1.43 Lu lèn hoàn thiện m2 4416.07 BW141AD-4 2350.1 1.83 Đào rãnh biên m3 234.02 NC 0.91 257.17 Bạt sửa và vỗ mái taluy m2 3208.11 NC 0.01 32.08 San sửa mặt nền đường m2 4854.86 KOMATSU GD28AC-1 5598.77 0.87 Công tác kiểm tra hoàn thiện cuối cùng m 558.03 NC 0.005 2.79 8 Khối lượng đất cần san trước khi lu lèn m3 1532.61 KOMATSU GD28AC-1 1007.87 1.52 Lu lèn đất nền đắp m3 1532.61 BW120AC-4 587.53 2.61 1532.61 PS-300B 518.97 2.95 Lu lèn hoàn thiện m2 784.65 BW141AD-4 2350.1 0.33 Bạt sửa và vỗ mái taluy m2 291.54 NC 0.01 2.92 San sửa mặt nền đường m2 784.65 KOMATSU GD28AC-1 5598.77 0.14 Công tác kiểm tra hoàn thiện cuối cùng m 90.19 NC 0.005 0.45 IV.10. Xác Định Phương Pháp Tổ Chức Thi Công: Phương pháp tổ chức thi công hỗn hợp: tuần tự + song song. IV.11. Tính Toán Thời Gian Hoàn Thành Các Thao Tác: * Đoạn 1: - Vận chuyển ngang (VCN): + Ủi KOMATSU D50A-16 4D-130: Năng suất N = 179.24m3/ca + San GD28AC-1: Năng suất N = 1007.87 m3/ca Þ Số máy Þ Chọn m = 1 máy + Lu BW120AC-4: Năng suất N = 587.53m3/ca Þ Số máy Þ Chọn m = 1 máy + Lu PS-300B: Năng suất N = 518.97m3/ca Þ Số máy Þ Chọn m = 1 máy + Đầm mép:dùng đầm tay BPR45/55D, năng suất đầm N=169m3/ca Þ Chọn 2 cái. Þ Biên chế: 1 Ủi D50A-16 + 1 San GD28AC-1 + 1 Lu BW120AC-4 + 1 Lu PS-300B + 2 Đầm BPR45/55D Þ Thời gian hoàn thành công tác VCN là: (ngày) - Vận chuyển dọc đắp: + Máy Ủi KOMATSU D50A-16 4D-130: Năng suất N = 52.09m3/ca + San GD28AC-1: Năng suất N = 1007.87 m3/ca Þ Số máy Þ Chọn m = 1 máy + Lu BW120AC-4: Năng suất N = 587.53m3/ca Þ Số máy Þ Chọn m = 1 máy + Lu PS-300B: Năng suất N = 518.97m3/ca Þ Số máy Þ Chọn m = 1 máy + Đầm mép:dùng đầm tay BPR45/55D, năng suất đầm N=169m3/ca Þ Chọn 1 cái. Þ Biên chế: 2 Ủi D50A-16 + 1 San GD28AC-1 + 1 Lu BW120AC-4 + 1 Lu PS-300B + 1 Đầm BPR45/55D Þ Thời gian hoàn thành công tác VCD: T = = 3.57 (ngày) Þ Thời gian hoàn thành các thao tác: T = 3.57+0.08 = 3.65 (ngày) * Đoạn 2: - Dùng Ôtô vận chuyển dọc đất từ mỏ tới đắp: + Ôtô ISUZU SPZ480D 13T: 1 Ôtô 13T, Năng suất N = 172.45m3/ca + San GD28AC-1: Năng suất N = 1007.87 m3/ca Þ Số máy Þ Chọn m = 1 máy + Lu BW120AC-4: Năng suất N = 587.53m3/ca Þ Số máy Þ Chọn m = 2 máy + Lu PS-300B: Năng suất N = 518.97m3/ca Þ Số máy Þ Chọn m = 2 máy + Đầm mép:dùng đầm tay BPR45/55D, năng suất đầm N=169m3/ca Þ Chọn 4 cái. Þ Biên chế: 4 Ôtô 13T SPZ480D + 1 San GD28AC-1 + 2 Lu BW120AC-4 + 2 Lu PS-300B + 4 Đầm BPR45/55D Þ Thời gian hoàn thành các thao tác: T = 1.68 (ngày) * Đoạn 3: - Vận chuyển ngang (VCN): + Ủi KOMATSU D50A-16 4D-130: Năng suất N = 187.01m3/ca + Lu BW120AC-4: Năng suất N = 587.53m3/ca Þ Số máy Þ Chọn m = 1 máy + Lu PS-300B: Năng suất N = 518.97m3/ca Þ Số máy Þ Chọn m = 1 máy + Đầm mép:dùng đầm tay BPR45/55D, năng suất đầm N=169m3/ca Þ Chọn 2 cái. Þ Biên chế: 1 Ủi D50A-16 + 1 Lu BW120AC-4 + 1 Lu PS-300B + 1 Đầm BPR45/55D Þ Thời gian hoàn thành công tác VCN là: (ngày) - Vận chuyển dọc (VCD): + Máy Xúc chuyển Caterllar CAT 613C: Năng suất N = 814.10m3/ca + San GD28AC-1: Năng suất N = 1007.87 m3/ca Þ Số máy Þ Chọn m = 1 máy + Lu BW120AC-4: Năng suất N = 587.53m3/ca Þ Số máy Þ Chọn m = 2 máy + Lu PS-300B: Năng suất N = 518.97m3/ca Þ Số máy Þ Chọn m = 2 máy + Đầm mép:dùng đầm tay BPR45/55D, năng suất đầm N=169m3/ca Þ Chọn 5 cái. Þ Biên chế: 1 XC CAT 613C+ 1 San GD28AC-1 + 2 Lu BW120AC-4 + 2 Lu PS-300B + 5 Đầm BPR45/55D Þ Thời gian hoàn thành vận chuyển dọc là: (ngày) Þ Thời gian hoàn thành các thao tác là: T = 0.47+1.91 = 2.38 (ngày) * Đoạn 4: + Ôtô ISUZU SPZ480D 13T: 1 Ôtô 13T, Năng suất N = 188.09m3/ca + San GD28AC-1: Năng suất N = 1007.87 m3/ca Þ Số máy Þ Chọn m = 1 máy + Lu BW120AC-4: Năng suất N = 587.53m3/ca Þ Số máy Þ Chọn m = 2 máy + Lu PS-300B: Năng suất N = 518.97m3/ca Þ Số máy Þ Chọn m = 2 máy + Đầm mép:dùng đầm tay BPR45/55D, năng suất đầm N=169m3/ca Þ Chọn 5 cái. Þ Biên chế: 1 Ôtô 13T SPZ480+ 1 San GD28AC-1 + 2 Lu BW120AC-4 + 2 Lu PS-300B + 5 Đầm BPR45/55D Þ Thời gian hoàn thành: (ngày) * Đoạn 5: - Vận chuyển ngang (VCN): + Ủi KOMATSU D50A-16 4D-130: Năng suất N = 198.06m3/ca + Lu BW120AC-4: Năng suất N = 587.53m3/ca Þ Số máy Þ Chọn m = 1 máy + Lu PS-300B: Năng suất N = 518.97m3/ca Þ Số máy Þ Chọn m = 1 máy + Đầm mép:dùng đầm tay BPR45/55D, năng suất đầm N=169m3/ca Þ Chọn 2 cái. Þ Biên chế: 1 Ủi D50A-16 + 1 Lu BW120AC-4 + 1 Lu PS-300B + 2 Đầm BPR45/55D Þ Thời gian hoàn thành công tác VCN là: (ngày) - Vận chuyển dọc (VCD): + Máy Xúc chuyển Caterllar CAT 613C: Năng suất N = 690.05m3/ca + San GD31RC-3A: Năng suất N = 1007.87m3/ca => Số máy => Chọn m = 1 máy + Lu BW120AC-4: Năng suất N = 587.53m3/ca Þ Số máy Þ Chọn m = 2 máy + Lu PS-300B: Năng suất N = 518.97m3/ca Þ Số máy Þ Chọn m = 2 máy + Đầm mép:dùng đầm tay BPR45/55D, năng suất đầm N=169m3/ca Þ Chọn 5 cái. Þ Biên chế: 1 XC CAT 613C+ 1 San GD28AC-1 + 2 Lu BW120AC-4 + 2 Lu PS-300B + 5 Đầm BPR45/55D Þ Thời gian hoàn thành vận chuyển dọc: (ngày) Þ Thời gian hoàn thành các thao tác: T = 0.97+4.15 = 5.12 (ngày) * Đoạn 6: + Ôtô ISUZU SPZ480D 13T: 1 Ôtô 13T, Năng suất N = 219.62m3/ca + San San GD28AC-1: Năng suất N = 1007.87 m3/ca Þ Số máy Þ Chọn m = 1 máy + Lu BW120AC-4: Năng suất N = 587.53m3/ca Þ Số máy Þ Chọn m = 2 máy + Lu PS-300B: Năng suất N = 518.97m3/ca Þ Số máy Þ Chọn m = 2 máy + Đầm mép:dùng đầm tay BPR45/55D, năng suất đầm N=169m3/ca Þ Chọn 5 cái. Þ Biên chế: 1 XC CAT 613C+ 1 San GD28AC-1 + 2 Lu BW120AC-4 + 2 Lu PS-300B + 5 Đầm BPR45/55D Þ Thời gian hoàn thành: (ngày) * Đoạn 7: - Vận chuyển ngang (VCN): + Ủi KOMATSU D50A-16 4D-130: Năng suất N = 200.15m3/ca + Lu BW120AC-4: Năng suất N = 587.53m3/ca Þ Số máy Þ Chọn m = 1 máy + Lu PS-300B: Năng suất N = 518.97m3/ca Þ Số máy Þ Chọn m = 1 máy + Đầm mép:dùng đầm tay BPR45/55D, năng suất đầm N=169m3/ca Þ Chọn 2 cái. Þ Biên chế: 1 Ủi D50A-16 + 1 Lu BW120AC-4 + 1 Lu PS-300B + 2 Đầm BPR45/55D Þ Thời gian hoàn thành công tác VCN là: (ngày) - Vận chuyển dọc (VCD): + Máy Xúc chuyển Caterllar CAT 613C: Năng suất N = 738.59m3/ca + San San GD28AC-1: Năng suất N = 1007.87 m3/ca Þ Số máy Þ Chọn m = 1 máy + Lu BW120AC-4: Năng suất N = 587.53m3/ca Þ Số máy Þ Chọn m = 2 máy + Lu PS-300B: Năng suất N = 518.97m3/ca Þ Số máy Þ Chọn m = 2 máy + Đầm mép:dùng đầm tay BPR45/55D, năng suất đầm N=169m3/ca Þ Chọn 5 cái. Þ Biên chế: 1 XC CAT 613C+ 1 San GD28AC-1 + 2 Lu BW120AC-4 + 2 Lu PS-300B + 5 Đầm BPR45/55D Þ Thời gian hoàn thành vận chuyển dọc: (ngày) Þ Thời gian hoàn thành các thao tác: T = 1.43+2.66 = 4.09 (ngày) * Đoạn 8: - Vận chuyển ngang (VCN): + Ủi KOMATSU D50A-16 4D-130: Năng suất N = 219.42m3/ca + Lu BW120AC-4: Năng suất N = 587.53m3/ca Þ Số máy Þ Chọn m = 1 máy + Lu PS-300B: Năng suất N = 518.97m3/ca Þ Số máy Þ Chọn m = 1 máy + Đầm mép:dùng đầm tay BPR45/55D, năng suất đầm N=169m3/ca Þ Chọn 2 cái. Þ Biên chế: 1 Ủi D50A-16 + 1 Lu BW120AC-4 + 1 Lu PS-300B + 2 Đầm BPR45/55D Þ Thời gian hoàn thành công tác VCN là: (ngày) - Vận chuyển dọc đất từ mỏ đến để đắp (VCD): + Ôtô ISUZU SPZ480D 13T: 1 Ôtô 13T, Năng suất N = 250.26m3/ca + San San GD28AC-1: Năng suất N = 1007.87 m3/ca Þ Số máy Þ Chọn m = 1 máy + Lu BW120AC-4: Năng suất N = 587.53m3/ca Þ Số máy Þ Chọn m = 2 máy + Lu PS-300B: Năng suất N = 518.97m3/ca Þ Số máy Þ Chọn m = 2 máy + Đầm mép:dùng đầm tay BPR45/55D, năng suất đầm N=169m3/ca Þ Chọn 6 cái. Þ Biên chế: 4 Ôtô 13T SPZ480+ 1 San GD28AC-1 + 2 Lu BW120AC-4 + 2 Lu PS-300B + 6 Đầm BPR45/55D Þ Thời gian hoàn thành: (ngày) Þ Thời gian hoàn thành các thao tác: T = 0.20+1.49 = 1.69 (ngày) IV.12. Biên Chế Các Tổ Đội Thi Công: IV.12.1. Biên chế tổ máy móc: TM1: 2 Ủi D50A-16 TM2: 1 San GD28AC-1 + 1 Lu BW120AC-4 + 1 Lu PS-300B + 2 Đầm BPR45/55D TM3: 4 Ô tô ISUZU SPZ480D 13T TM4: 1 Lu BW120AC-4 + 1 Lu PS-300B + 3 Đầm BPR45/55D TM5: 1 XC CAT-613C TM6: 1 Đầm BPR45/55D TM7: 1 San GD28AC-1 TM8: 2 Lu BW141AD-4 TM9: 1 Ủi D50A-16 IV.12.2. Biên chế tổ nhân công: T1: 1KS + 1TC + 2CN khôi phục tuyến, dời cọc, lên gabarit và kiểm tra. T2: 15 CN chặt cây, dồn đống. T3: 05 CN đào rãnh biên, bạt sửa taluy. T4: 05 CN đào rãnh biên, bạt sửa taluy. T5: 05 CN đào rãnh biên, bạt sửa taluy. BẢNG IV.19: BẢNG TÍNH TOÁN THỜI GIAN HOÀN THÀNH CÁC THAO TÁC Đoạn thi công Nội dung công việc Biên chế máy móc tổ đội thi công Số công, số ca máy Thời gian hoàn thành 1 San trước khi lu lèn 01 máy GD28AC-1 - - Lu lèn nền đắp 01 Lu BW120AC-4 0.68 0.68 01 Lu PS-300B 0.77 0.77 Đào rãnh biên 75.65 7.57 Bạt và vỗ mái ta luy 2.94 0.59 Lu lèn hoàn thiện 01 Lu BW141AD-4 0.48 0.24 San sửa hoàn thiện 01 máy GD28AC-1 0.23 0.23 2 San trước khi lu lèn 01 máy GD28AC-1 1.52 1.52 Lu lèn nền đắp 02 Lu BW120AC-4 2.60 2.60 02 Lu PS-300B 2.95 2.95 Đào rãnh biên - - Bạt và vỗ mái ta luy 2.41 0.48 Lu lèn hoàn thiện 01 Lu BW141AD-4 0.20 0.10 San sửa hoàn thiện 01 máy GD28AC-1 0.08 0.08 3 San trước khi lu lèn 01 máy GD28AC-1 1.60 1.60 Lu lèn nền đắp 02 Lu BW120AC-4 2.75 1.38 02 Lu PS-300B 3.11 1.56 Đào rãnh biên 113.10 11.31 Bạt và vỗ mái ta luy 19.49 1.95 Lu lèn hoàn thiện 01 Lu BW141AD-4 1.00 0.50 San sửa hoàn thiện 01 máy GD28AC-1 0.46 0.46 4 San trước khi lu lèn 01 máy GD28AC-1 4.55 4.55 Lu lèn nền đắp 02 Lu BW120AC-4 7.81 3.90 02 Lu PS-300B 8.84 4.42 Đào rãnh biên - - Bạt và vỗ mái ta luy 14.08 1.41 Lu lèn hoàn thiện 01 Lu BW141AD-4 0.58 0.29 San sửa hoàn thiện 01 máy GD28AC-1 0.24 0.24 5 San trước khi lu lèn 01 máy GD28AC-1 3.03 3.03 Lu lèn nền đắp 02 Lu BW120AC-4 5.20 2.60 02 Lu PS-300B 5.89 2.94 Đào rãnh biên 222.95 14.86 Bạt và vỗ mái ta luy 41.25 4.13 Lu lèn hoàn thiện 01 Lu BW141AD-4 1.71 0.85 San sửa hoàn thiện 01 máy GD28AC-1 0.80 0.80 6 San trước khi lu lèn 01 máy GD28AC-1 6.81 6.81 Lu lèn nền đắp 02 Lu BW120AC-4 11.68 5.84 02 Lu PS-300B 13.23 6.61 Đào rãnh biên - - Bạt và vỗ mái ta luy 32.08 6.42 Lu lèn hoàn thiện 01 Lu BW141AD-4 0.66 0.33 San sửa hoàn thiện 01 máy GD28AC-1 0.28 0.28 7 San trước khi lu lèn 01 máy GD28AC-1 2.21 2.21 Lu lèn nền đắp 02 Lu BW120AC-4 3.80 1.90 02 Lu PS-300B 4.30 2.15 Đào rãnh biên 257.17 17.14 Bạt và vỗ mái ta luy 32.08 3.21 Lu lèn hoàn thiện 01 Lu BW141AD-4 1.83 0.91 San sửa hoàn thiện 01 máy GD28AC-1 0.87 0.87 8 San trước khi lu lèn 01 máy GD28AC-1 1.52 1.52 Lu lèn nền đắp 02 Lu BW120AC-4 2.61 1.30 02 Lu PS-300B 2.95 1.48 Đào rãnh biên - - Bạt và vỗ mái ta luy 2.92 0.58 Lu lèn hoàn thiện 01 Lu BW141AD-4 0.33 0.17 San sửa hoàn thiện 01 máy GD28AC-1 0.14 0.14 Máy móc thi công cho từng đoạn: BẢNG IV.20: BẢNG TỔNG HỢP THỜI GIAN HOÀN THÀNH CÁC THAO TÁC THI CÔNG ĐẤT NỀN ĐƯỜNG Đoạn thi công Nội dung công việc Biên chế máy móc tổ đội thi công Thời gian hoàn thành (ngày) 1 Đào vận chuyển ngang 0.15 Đào vận chuyển dọc 3.57 Đào vận chuyển dọc cục bộ - 2 Vận chuyển đất từ mỏ đến đắp 1.67 3 Đào vận chuyển ngang 0.47 Đào vận chuyển dọc 1.91 Đào vận chuyển dọc cục bộ - 4 Vận chuyển đất từ mỏ đến đắp 6.10 5 Đào vận chuyển ngang 0.97 Đào vận chuyển dọc 4.15 Đào vận chuyển dọc cục bộ - 6 Vận chuyển đất từ mỏ đến đắp 7.81 7 Đào vận chuyển ngang 1.43 Đào vận chuyển dọc 2.66 Đào vận chuyển dọc cục bộ - 8 Đào vận chuyển ngang 0.20 Vận chuyển đất từ mỏ đến đắp 1.49 IV.13. Xác Định Trình Tự Thi Công Các Đoạn Nền Đường Và Hướng Thi Công: Chọn hướng thi công từ cuối tuyển Km2+00 đến dầu tuyến Km0+00 Thi công đoạn số 1 đầu tiên do tận dụng máy ủi kết hợp vpí quá trình thi công cống Sau đó thi công tuần tự các đoạn 7, 5, 3 dùng máy XC. Tiếp theo thi công song song 2 đoạn 8 đoạn 9. Thi công xong 2 đoạn 8 và 9 thì thi công tuần tự các đoạn 6, 4, 2. Thi công xong đất thì tiến hành làm công tác lu lèn hoàn thiện và kiểm tra theo tuần tự từ đoạn 9 đến đoạn 1.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCHUONG 4.doc
Tài liệu liên quan